MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
Một số khái niệm cơ bản về du lịch
Du lịch trước hết là việc rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để tiến hành hoạt động tham quan giải trí ở một nơi khác và trở về lại nơi đã xuất phát khi kết thúc chuyến đi Cùng với thời gian hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh, hình thành nên nền "công nghiệp" ở một số nước phát triển Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về du lịch Vì vậy khái niệm du lịch sẽ được tiếp cận ở cả ba góc độ: người đi du lịch, giới kinh doanh du lịch và góc độ tổng quát
1.1 Tiếp cận du lịch ở góc độ nhu cầu con người
Thời kỳ trước thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một số ít người thuộc tầng lớp trên của xã hội Những người tham gia vào hoạt động du lịch thường mang tính hoạt động tôn giáo, đi để thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên để lấy cảm hứng sáng tác thơ, ca, hội hoạ…Và thông thường khách du lịch tự lo lấy việc ăn, ở, đi lại cho chuyến đi của mình, du lịch chưa được xem là một ngành kinh tế Ngày nay du lịch đã trở thành một hoạt động tương đối phổ biến của người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005 ghi rõ: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [6] Hạn chế của quan điểm này là đưa ra khoảng thời gian nhất định, nhưng chưa nêu cụ thể là thời gian bao lâu Theo quy định chung của quốc tế thì thời gian đi phải lớn hơn
24 giờ và nhỏ hơn 12 tháng [2]
1.2 Tiếp cận du lịch ở góc độ là một ngành kinh tế
Thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ II kinh tế được khôi phục và phát triển, thu nhập cá nhân cũng tăng lên, trình độ văn hoá của mọi người cũng nâng cao Dòng khách du lịch ngày càng đông Và du lịch được xem như là một cơ hội kinh doanh, là toàn bộ những hoạt động và những công việc phối hợp với nhau nhằm thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch và tìm kiếm lợi nhuận thông qua đó
Các nhà kinh tế du lịch thuộc trường Đại học Kinh tế Praha đưa ra khái niệm về du lịch như sau: “Coi tất cả các hoạt động, tổ chức, kỹ thuật và phục vụ các cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích ngoài mục đích kiếm việc làm và thăm viếng người thân là Du lịch” [2].
Du lịch ngày càng phát triển, các hoạt động ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ Với góc độ này du lịch được xem như là một ngành công nghiệp, là toàn bộ các hoạt động có mục tiêu là chuyển các nguồn vốn, nguồn nhân lực và nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Vì vậy, trong giáo trình Thống kê du lịch, Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải cho rằng " Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác [4]."
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp này, du lịch sẽ được nhìn nhận ở góc độ là một ngành kinh tế
1.3 Tiếp cận du lịch một cách tổng quát Ở góc độ là một môn khoa học kinh tế, khái niệm du lịch phải phản ánh các mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó Nên có thể hiểu “ Du lịch là tổng hoà các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút khách và lưu giữ khách du lịch [2].”
Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch:
+ Đối với khách du lịch, du lịch mang lại cho họ một sự hài lòng vì được hưởng một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng… của họ Những khách du lịch khác nhau có những nhu cầu du lịch khác nhau, do đó họ sẽ chọn những điểm du lịch khác nhau, với những hoạt động giải trí khác nhau.
+ Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, họ xem du lịch như là một cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua việc cung ứng hàng hoá dịch vụ du lịch cho du khách
+ Đối với chính quyền, du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế trong lãnh thổ của mình Chính quyền quan tâm đến số công việc mà du lịch tạo ra, thu nhập mà cư dân có thể kiếm được, khối lượng ngoại tệ mà khách du lịch quốc tế mang vào cũng như khoản thuế nhận được từ hoạt động kinh doanh du lịch và từ khách du lịch.
+ Đối với cộng đồng cư dân địa phương, du lịch được xem như là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập nhưng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình độ văn hoá của họ Ở các điểm du lịch, giữa khách du lịch và cư dân địa phương luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau Sự tác động này có thể có lợi, có thể có hại, cũng có thể vừa có lợi vừa có hại.
2.1 Khái niệm về du khách của Tổ chức Du lịch Thế giới (United Nations World Tourism Organization – UNWTO)
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) chia du khách thành: khách du lịch quốc tế (international tourist) và khách du lịch nội địa (domestic tourist) Trong đó:
Khách du lịch quốc tế là những người rời khỏi quốc gia cư trú thường xuyên của mình đến viếng thăm một quốc gia khác tối thiểu là 24 giờ, tiến hành các hoạt động tham quan, giải trí… ngoại trừ các hoạt động mang lại thu nhập cho cá nhân
[2]. Đối với khách quốc tế được chia thành khách Inbound và Outbound
Khách Inbound: khách du lịch quốc tế vào nước mình Khi đón khách quốc tế vào thì quốc gia nhận khách sẽ chủ động đón tiếp, chuẩn bị điều kiện phương tiện, kỹ thuật … để tổ chức phục vụ cho khách.
Khách Outbound: khách nước mình đi du lịch nước ngoài Với đối tượng khách này quốc gia gửi khách không phải chuẩn bị đón tiếp
Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia không kể quốc tịch nào đi đến một nơi khác trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ và không quá một năm với mục đích du lịch, thăm thân, hội họp, ngoài trừ làm việc lĩnh lương [2]
2.2 Khái niệm về du khách của Luật Du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005
Theo Khoản 2 Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [6].” Điều 34 của Luật Du lịch Việt Nam 2005 chỉ rõ [6]:
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Các lĩnh vực kinh doanh du lịch
Du lịch gắn liền với sự di chuyển và các chuyến đi Vì vậy mà vận chuyển du lịch trở nên không thể thiếu được
Phương tiện vận chuyển hàng không Đây là loại phương tiện vận chuyển hiện đại, tiện nghi phù hợp với xu thế toàn cầu hóa du lịch Tuy nhiên, đây lại là phương tiện vận chuyển có chi phí cao, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí chuyến đi của du khách
Phương tiện vận chuyển đường bộ Đây là phương tiện vận chuyển giữ vị trí quan trọng trong vận chuyển du lịch do chi phí thấp, có thể phù hợp với mọi đối tượng, khả năng cơ động cao, có thể đến hầu hết các điểm du lịch Tuy nhiên, phương tiện này còn chậm, thiếu tiện nghi, không đi được nơi có địa hình hiểm trở, chỉ phù hợp cho phát triển du lịch trong nước
Phương tiện vận chuyển đường sắt
Hiện nay phương tiện vận chuyển đường sắt đang có vị trí quan trọng trong phát triển du lịch do có nhiều lợi thế về chi phí, khả năng an toàn cao, tiện lợi có thể thỏa mãn nhu cầu ngắm cảnh
Phương tiện vận chuyển đường thủy
Phương tiện vận chuyển đường thủy xuất hiện từ lâu đời nhưng mới được sử dụng phục vụ cho du lịch nên còn mới mẻ Trong tương lai, du lịch bằng phương tiện vận tải này có nhiều điều kiện để phát triển
- Khách sạn: là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số nhu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác
- Mô-ten (Motel): là cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, với kiến trúc thấp tầng, bảo đảm các dịch vụ phục vụ lưu trú cho khách du lịch đi bằng phương tiện vận chuyển, có dịch vụ bảo dưỡng, sữa chữa phương tiện vận chuyển cho khách
- Làng du lịch: là cơ sở lưu trú bao gồm quần thể các ngôi nhà được quy hoạch, xây dựng với các tiện nghi và các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí cần thiết của du khách
- Băng-ga-lâu (Bungalow): là cơ sơ lưu trú được làm bằng gỗ hoặc các vật liệu nhẹ khác theo phương pháp lắp ghép đơn giản
- Biệt thự: là nhà kiên cố, có phòng khách, phòng ngủ, bếp, chỗ để phương tiện giao thông, sân vườn phục vụ khách lưu trú
- Căn hộ cho thuê: là nhà kiên cố có đủ tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú
- Cắm trại: là khu vực được quy hoạch, có trang thiết bị phục vụ khách du lịch đến cắm trại, nghỉ ngơi…
3 Ăn uống Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu của khách du lịch và phục vụ ăn uống trở thành một hoạt động kinh doanh đáng kể trong du lịch Tham gia phục vụ ăn uống có các loại hình như nhà hàng, quán bar, các quán cà phê…
4 Các hoạt động giải trí
Các hoạt động giải trí bao gồm các hoạt động tại các công viên giải trí, bách thảo, viện bảo tàng, các di tích lịch sử, các lễ hội dân gian, các hoạt động mua sắm…
5 Lữ hành và các hoạt động trung gian
Lữ hành và các hoạt động trung gian thực hiện các hoạt động trung gian kết nối khách du lịch với các nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch
Theo Khoản 14 Điều 14 Luật Du lịch Việt Nam 2005: Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch [6]
Lữ hành và các hoạt động trung gian có khả năng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ trọn gói thông qua việc liên kết các dịch vụ của các nhà cung ứng dịch vụ nhằm tạo ra cho khách hàng sự chủ động cao và hiệu quả trong các chuyến đi du lịch.
Các loại hình du lịch
1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
- Du lịch quốc tế: là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch
Du lịch quốc tế bao gồm:
Du lịch quốc tế đến (Du lịch quốc tế nhận khách): là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó Quốc gia nhận khách du lịch nhận được ngoại tệ do khách mang đến nên được coi là quốc gia xuất khẩu du lịch
Du lịch ra nước ngoài (Du lịch quốc tế gửi khách): là chuyến đi của một cư dân trong một nước đến một nước khác và tiêu tiền kiếm được ở đất nước của mình. Quốc gia gửi khách được gọi là quốc gia nhập khẩu du lịch
- Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ một quốc gia.
2 Căn cứ vào mục đích của chuyến đi
- Du lịch sinh thái: hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoang dã
- Du lịch văn hóa: thu hút những người mà mối quan tâm của họ chủ yếu là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của nơi đến
- Du lịch MICE: MICE là viết tắt của Meetings (hội họp), Incentives (khen thưởng), Conventions/Conferences (hội thảo/hội nghị) và Exhibitions/Events (hội chợ triển lãm/sự kiện) Du khách tham gia loại hình du lịch này thường kết hợp nghỉ ngơi, tham quan với việc tham dự các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, triển lãm, sự kiện
- Du lịch chữa bệnh: mục đích chính của du khách là du lịch để chữa bệnh ở một vùng đất khác vì chất lượng tốt hơn, mức giá hợp lý hơn.
- Du lịch nghỉ dưỡng: loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống.
- Du lịch sex (tình dục): khách du lịch tham gia loại hình du lịch này để có thể được dễ dàng thỏa mãn nhu cầu sex
- Du lịch tình nguyện: mục đích chính của du khách là đến giúp đỡ người dân ở những vùng đất còn gặp nhiều khó khăn, giúp họ xây nhà, dạy học cho trẻ em, truyền bá lối sống văn hóa…
- Du lịch nông nghiệp: du khách đến khám phá các vùng nông thôn, cùng tham gia vào các hoạt động nông nghiệp với người dân như trồng trọt, chăn nuôi… để hiểu biết hơn về cuộc sống của họ
- Du lịch mạo hiểm: du khách tham dự các hoạt động như leo núi, trekking (tức là khoác ba lô trên vai, đi bộ đến vùng nông thôn, vào rừng hoặc xuyên núi để tìm hiểu thiên nhiên cũng như cuộc sống của người dân bản xứ) … khám phá những vùng đất mà nhiều người chưa đến
- Du lịch thể thao: du khách viếng thăm các địa điểm để chơi các môn thể thao hoặc theo dõi các trận đấu mà có thần tượng của họ tham gia
3 Căn cứ vào loại hình lưu trú
- Du lịch ở trong khách sạn: là loại hình du lịch phổ biến nhất, loại hình này phù hợp với những người lớn tuổi, những người có thu nhập cao vì ở đây các dịch vụ hoàn chỉnh hơn, có hệ thống hơn, chất lượng phục vụ cao hơn nhưng giá cả cao hơn
- Du lịch ở trong mô-ten: mô-ten là các khách sạn được xây dựng ven đường xa lộ nhằm phục vụ cho khách du lịch bằng xe hơi Ở đây có các gara để xe cho du khách Các dịch vụ trong mô-ten phần lớn là tự phục vụ.
- Du lịch ở trong nhà trọ: nhà trọ là những khách sạn loại nhỏ của tư nhân. Giá cả thường rất phù hợp với các du khách có thu nhập thấp.
KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
Một số vấn đề cơ bản về ngành du lịch Thái Lan
1 Lịch sử hình thành và cơ quản quản lý
Ngành du lịch Thái Lan hình thành từ những năm 60 của thế kỉ 20 khi chiến tranh giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam ngày càng leo thang Rất nhiều lính
Mỹ được triệu tập vào Việt Nam, và lúc này Thái Lan trở thành một địa điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho binh lính Mỹ sau những trận chiến Kể từ đó, du lịch Thái Lan tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể như ngày hôm nay
Cơ quan quản lý của ngành du lịch Thái Lan là Tổng cục Du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand - TAT) được thành lập vào ngày 18 tháng 3 năm
1960 Đây là tổ chức đứng đầu ở Thái Lan chịu trách nhiệm về việc xúc tiến, quảng bá du lịch TAT cung cấp thông tin và các dữ liệu về du lịch ở các địa phương cho công chúng, quảng bá đất nước và con người Thái Lan nhằm khuyến khích du khách trong và ngoài nước đến du lịch Thái Lan; chỉ đạo việc nghiên cứu để xác lập các kế hoạch phát triển du lịch ở các địa điểm du lịch; hợp tác và hỗ trợ việc phát triển sản phẩm cũng như nguồn nhân lực cho du lịch
Từ khi thành lập văn phòng đại diện đầu tiên ở Chiang Mai vào năm 1968 đến nay TAT đã có 22 văn phòng đại diện ở trong nước TAT cũng đã thành lập nhiều văn phòng dại diện ở ngoài nước và văn phòng đầu tiên là ở New York. Trong suốt 30 năm qua, TAT đã thành lập thêm 15 văn phòng đại diện ở khắp nơi trên thế giới [45]
2 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành du lịch của Thái Lan 2.1 Thuận lợi
Tài nguyên nhiên nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú cùng với cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn nhân lực dồi dào chất lượng cao là những thuận lợi cho Thái Lan trong phát triển ngành du lịch
Nằm ở vị trí chiến lược giữa Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu Phi và Châu Á, Thái Lan được coi là cửa ngõ vào Châu Á Vị trí này tạo cơ hội lớn cho Thái Lan thu hút nhiều khách quốc tế
Thái Lan có đường biên giới tiếp giáp với Malaysia ở phía nam, Myanmar ở phía tây, Lào ở đông bắc, và Campuchia ở đông nam Chính vì vậy nền văn hóa Thái Lan phát triển từ rất sớm, kế thừa và pha trộn, ảnh hưởng nhiều nét độc đáo của các dân tộc láng giềng tạo nên một Thái Lan với những bản sắc văn hóa riêng, hấp dẫn du khách Địa hình
Lãnh thổ Thái Lan đuợc bao bọc bởi cả núi và biển Ở vùng lỏng chảo Mae Nam Phraya có rất nhiều kênh rạch, tạo nên những chợ nổi trên sông - một điểm mà du khách đến đây không thể bỏ qua Thủ đô Bangkok được mệnh danh là “Venice của phương Đông” với vô số những các con kênh và các hoạt động buôn bán nhộn nhịp Ở vùng núi phía bắc có những ngọn đồi xanh rờn với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, các hang động và thác nước Ở đây nổi tiếng với thành phố du lịch Chiang Mai Ở vùng đông bắc, sông Mê Kông chảy qua Thái Lan làm thành biên giới giữa Thái Lan và Lào dài 1.600 km Hiện nay hoạt động du lịch trên sông Mê Kông phát triển rất mạnh nhờ vào sự hợp tác với các quốc gia khác ở tiểu vùng sông
Mê Kông như Myanmar, Lào, Việt Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc Ở phía nam có rất nhiều hòn đảo xinh đẹp và có những bãi biển thuộc loại đẹp nhất ở châu Á như Phuket, Pattaya Đây là một điều kiện thuận lợi để Thái Lan phát triển du lịch biển với các khu nghỉ dưỡng cao cấp [5]
Thái Lan có một hệ động thực vật phong phú Hiện nay Thái Lan có ít nhất 8 loại rừng khác nhau, trong đó không những chỉ có rừng mưa nhiệt đới với các loại rừng lá hỗn hợp và rừng đước trên thủy triều mà còn có các loại rừng tre, thông và một số dạng ôn đới ở độ cao 1.600 mét
Vùng biển Inđô - Mã Lai là trung tâm của các loài sinh vật biển nên ở Thái Lan có rất nhiều sinh vật biển sinh sống Ở các vùng biển của Thái Lan có hơn 2.000 loài cá biển, chiếm 10% tổng các loài cá trên thế giới Thái Lan còn có xấp xỉ 2.000 loài động vật thân mềm và 11.900 loài động vật không xương sống ở biển. Thái Lan có khoản 1.774 loài động vật xương sống ở cạn (động vật có vú, chim, bò sát, động vật lưỡng cư) Đây là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ [40].
Sự phong phú của các loài thực vật được thể hiện ở số lượng loài cây trong một hecta đất rừng: đối với rừng nhiệt đới là hơn 100 loài/ha, đối với rừng hỗn hợp là xấp xỉ 30 loài/ha, đối với rừng thường xanh là xấp xỉ 54 loài/ha Thái Lan nằm trong vùng khí hậu nhiết đới ẩm nên thuận lợi cho sự phát triển của hệ động thực vật nhiệt đới Thái Lan có xấp xỉ 15.000 loài thực vật, chiếm 8% tổng số loài thực vật được tìm thấy trên thế giới [39]
Du khách đến Thái Lan không những bị thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn bởi nền văn hóa, các di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, các công trình văn hóa vật thể và phi vật thể đặc trưng
Thái Lan có nhiều di tích lịch sử, mà điển hình là kinh đô cổ Ayutthaya với nhiều di tích lâu đài, cung điện nguy nga Ngoài ra, với 95% dân số theo đạo Phật, Thái Lan là một xứ sở của chùa chiền với nhiều công trình Phật giáo đồ sộ Theo số liệu thống kê năm 2008, Thái Lan có 40.717 chùa Phật giáo trên toàn quốc, trong đó chỉ tính riêng Bangkok cũng đã có hơn 400 ngôi chùa
Thái Lan còn là một đất nước của lễ hội Ở Thái Lan có những lễ hội truyền thống của Phật giáo diễn ra trên toàn quốc như Magha Puja (các tín đồ tụ tập để nghe đạo Phật), lễ Visakha (kỷ niệm các ngày phật đàn), lễ hội té nước Ngoài ra các vùng miền lại có những lễ hội riêng như lễ hội đua thuyền, lễ hội hoa… ở miềnBắc, ở miền Nam thì các lễ hội có sự pha trộn giữa Hồi giáo và Phật giáo Các bộ lạc trên núi, các tín đồ Hồi giáo có những lễ hội riêng đặc trưng của mình
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
Điều kiện phát triển du lịch của Việt Nam so với Thái Lan
Nếu như tài nguyên thiên nhiên là một điều kiện thuận lợi để Thái Lan phát triển du lịch thì tài nguyên thiên nhiên cũng đem lại cho Việt Nam một lợi thế không hề thua kém
Cùng nằm trên cửa ngõ ra vào bán đảo Đông Dương như Thái Lan, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địa vừa có hải giới rộng lớn, Việt Nam là cửa ngõ đi qua Thái Bình Dương của một số nước và các nước Đông Nam Á
Việt Nam với 3/4 địa hình là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, các dãy núi đá vôi, nhiều hang động đẹp, các khu rừng nguyên sinh nhiệt đới cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên, hơn 3.000 km bờ biển, tạo cảnh đẹp vô cùng phong phú, là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó có du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm. Đặc biệt, Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển du lịch biển.Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp như bãi tắm Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu ViệtNam còn là 1 trong 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới, đó là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang
Hệ động thực vật ở Việt Nam cũng rất phong phú, không hề thua kém Thái Lan Ở Việt Nam có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê được 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cư trú của nhiều loài khỉ, vẹt, vượn, mèo rừng Các loài vẹt đặc hữu của Việt Nam là vẹt đầu trắng, vẹt quần đùi trắng, vẹt đen Chim cũng có nhiều loài chim quý như trĩ cổ khoang, trĩ sao Núi cao miền Bắc có nhiều thú lông dày như gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy Tính đến tháng 5/2009, có 8 trong số 22 khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở Việt Nam [30]
Cũng như Thái Lan Việt Nam có nền văn hóa đặc trưng, đậm đà bản sắc dân tộc của riêng mình và đây là điều kiện thuận lợi để thu hút du khách.
Về di tích lịch sử văn hóa, lịch sử 4000 năm đã để lại cho Việt Nam nhiều di tích của thời kì dựng nước và giữ nước và nay trở thành các địa điểm tham quan du lịch Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 7.300 di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc khác nhau nằm rải rác ở các tỉnh thành
Về lễ hội, lễ hội ở nước ta rất đa dạng và phong phú Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng
Về nghệ thuật dân gian, đất nước ta có hát ca trù, quan họ, chèo ở miền Bắc, nhã nhạc cung đình ở Huế, hát ví ở Nghệ An – Hà Tĩnh, cồng chiêng ở Tây Nguyên, cải lương ở miền Nam… Trong đó nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại lần lượt vào các năm 2003, 2005, 2009 và
2010 Các hình trang trí trên trống đồng, trên các đồ khảo cổ tới điêu khắc đình làng, chùa ở nông thôn Bắc bộ và tranh dân gian cũng là nét đẹp đặc trưng của nghệ thuật gian Việt Nam
Về làng nghề truyền thống, theo số liệu thống kê Việt Nam có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá Các làng nghề truyền thống Việt Nam có chứa tiềm năng dồi dào về du lịch vì du khách muốn đến tận nơi xem nghệ nhân làm ra sản phẩm và cũng muốn tận tay tham gia làm các sản phẩm theo trí tưởng tượng của mình
Nếu như bất ổn chính trị là một trong những yếu tố gây cản trở cho sự phát triển của ngành du lịch Thái Lan thì Việt Nam được đánh giá là một địa điểm an toàn cho du khách Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam tình hình chính trị ở Việt Nam luôn ổn định, không có các cuộc bạo động chính trị Đây là một điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam phát triển
Cũng giống Thái Lan, Việt Nam có một kết cấu dân số trẻ Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Việt Nam hiện đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” - thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số phụ thuộc Đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009, cả nước có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc (chiếm 51,1% dân số) [12] Đây là một điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng Nếu biết khai thác tốt, đào tạo hợp lý thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch Việt Nam Tuy nhiên, nếu như nguồn nhân lực Thái Lan được đánh giá là có chất lượng tốt thì chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Nhân lực du lịch của Việt Nam còn yếu về ngoại ngữ, thiếu năng lực chuyên môn và tính chuyên nghiệp
5 Cơ sở vật chất kĩ thuật
Nếu như cơ sở vật chất kĩ thuật là một điểm mạnh của ngành du lịch Thái Lan thì đối với du lịch Việt Nam đây lại là một điểm yếu Tài nguyên du lịch của chúng ta không thua kém Thái Lan, vậy nhưng tại sao trung bình một năm Việt Nam chỉ đón có 4 triệu du khách trong đó Thái Lan đón tới 14 triệu du khách Vấn đề là Việt Nam chưa đầu tư mạnh vào hệ thống giao thông, y tế, liên lạc, cơ sở lưu trú, giải trí, mua sắm… Theo xếp hạng về TTCI của WEF năm 2009, cơ sở vật chất kĩ thuật của Việt Nam xếp thứ 85/133 nước còn Thái Lan xếp thứ 40/133 [32] Điều đó đã phần nào nói lên tình trạng bất cập của hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch của Việt Nam.
Thực trạng hoạt động của ngành du lịch Việt Nam
1 Những thành tựu của ngành du lịch Việt Nam
Ngành du lịch nước ta chính thức ra đời khi Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập ngày 9/7/1960 theo nghị định 26/CP của Chính phủ Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể
1.1 Số lượng khách quốc tế(phần này viết lại ạ)
Từ năm 2000-2009 lượng khách quốc tế đến Việt Nam không ngừng gia tăng Sau đây là biểu đồ miêu tả lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000-2009 [7]:
Biểu 3.1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000-2009
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam (2010, tr.12)
Chỉ trong vòng 5 năm từ năm 2000 đến 2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 2,1 triệu người đến 4,2 triệu người Điều này thể hiện sự tiến bộ mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam Năm 2008 lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhẹ, chỉ đạt 4,2 triệu người Sang năm 2009 do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu Việt Nam chỉ tiếp đón 3,8 triệu du khách quốc tế 4 tháng đầu năm
2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1.783.832 người, tăng 35,0% so với cùng kỳ năm 2009 [24].
Mặc dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng theo từng năm nhưng so với du lịch Thái Lan đây vẫn là những con số khiêm tốn Nhìn chung lượng khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm chỉ bằng từ 1/3 đến 1/4 so với lượng khách quốc tế đến Thái Lan Sau đây là biểu đồ so sánh lượng khách quốc tế đến Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2005-2009:
Biểu 3.2: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam so với Thái Lan giai đoạn 2000-
(Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam và Tổng cục
Du lịch Thái Lan ) 1.2 Doanh thu (phần này cũng viết lại ạ)
Nhìn chung doanh thu của ngành du lịch Việt Nam từ giai đoạn 2000-2009 có xu hướng gia tăng từng theo năm [7]:
Biểu 3.3: Doanh thu từ du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2009
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam (2010, tr.12) Theo biểu đồ trên trong vòng 8 năm từ 2000-2008 doanh thu của ngành du lịch Việt Nam đã tăng gấp 4 lần, từ 1 tỷ USD đến 4 tỷ USD Đây là một thành tựu đáng ghi nhận Năm 2009 là năm mà lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm 11,5% so với năm 2008 nhưng lượng khách du lịch nội địa lại tăng 19,5% nên doanh thu du lịch vào năm 2009 vẫn tăng 9%
Tuy nhiên so với ngành du lịch Thái Lan doanh thu của ngành du lịch Việt Nam vẫn còn thua khá xa Chẳng hạn như năm 2005, nếu như tổng doanh thu từ du khách nội địa và du khách quốc tế của Việt Nam chỉ đạt 1,85 tỷ USD thì chỉ riêng doanh tu từ du khách quốc tế của Thái Lan đã đạt 9,26 tỷ USD Sang năm 2006,
2007 doanh thu từ du khách quốc tế của Thái Lan đạt tương đương 13,4 tỷ USD và 14,2 tỷ USD, gấp 3 lần doanh thu từ du khách quốc tế và nội địa của ngành du lịch Việt Nam cộng lại
1.3 Cơ cấu khách quốc tế
Xét theo một số thị trường
Bảng 3.1: Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000-2009 theo một số thị trường
(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam, www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat 20)
Xét theo thị trường, trong giai đoạn 2000-2009, các quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia Trong các nước Châu Á Hàn Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Việt Nam cao nhất, trung bình 26,66%/năm Thị trường Trung Quốc mặc dù có số lượng lớn du khách đến Việt Nam nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối thấp, trung bình 2,58%/năm Ở thị trường Châu Âu, lượng khách đến từ Hà Lan và Đức có mức tăng trưởng cao nhất, tương ứng 12,91% và 14,14% Mỹ và Australia là hai đại diện của Châu Mỹ và Châu Đại Dương có lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất.
Trong 4 tháng đầu năm 2010, Campuchia là quốc gia có số du khách đến Việt Nam nhiều nhất (194.200 người, tăng 130% so với cùng kỳ năm ngoái); đứng thứ 2 là Trung Quốc (184.600 người, tăng 106,2%) [26].(phần này là bổ sung ạ)
Bảng 3.2: Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 2000 đến 4 tháng đầu năm 2010 theo phương tiện Đơn vị: Nghìn người
(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam, www.vietnamtourism.gov.vn/index.php? cat 20)
Theo bảng số liệu trên, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng đường không với tốc độ tăng trưởng trung bình 12,7%/năm, tỷ trọng khách quốc tế đến bằng đường không luôn chiếm từ 55%- 80% Trong khi đó lượng khách du lịch bằng đường biển giảm mạnh, trung bình giảm 10,37%/năm Lượng khách bằng đường bộ giảm nhẹ trung bình 0,68%/năm Như vậy, lượng khách đến Việt Nam bằng đường bộ và đường biển, đặc biệt là đường biển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của một đất nước có chung biên giới đường bộ với nhiều quốc gia và đường bờ biển dài hơn 3.000 km
2 Hạn chế của ngành du lịch Việt Nam
Bên cạnh những thành tựu đáng kể, ngành du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khiến cho du lịch Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
Sự phát triển du lịch của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý du lịch của quốc gia đó Tuy nhiên ở Việt Nam công tác quản lý du lịch vẫn còn nhiều bất cập
Về hệ thống chính sách và pháp luật
Trong báo cáo về xếp hạng TTCI của WEF năm 2009 hệ thống pháp luật và các quy định, chính sách của Việt Nam còn yếu kém (đứng thứ 96/133), thể hiện qua các yêu cầu cao về thị thực nhập cảnh (thứ 116), thời hạn khởi sự doanh nghiệp lớn (thứ 112) và những hạn chế với những sở hữu nước ngoài (104) [21] Hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch chậm được triển khai.Ngành du lịch Việt Nam bắt đầu hoạt động từ năm 1960 nhưng đến tháng 1 năm
2006 Luật Du lịch mới được ban hành Đối với hoạt động xúc tiến du lịch, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn dưới luật về xúc tiến du lịch
Về tổ chức bộ máy nhà nước trong quản lý du lịch
Sự hạn chế trong tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch thể hiện rõ trong công tác xúc tiến quảng bá Trong khi ở Thái Lan, Tổng cục du lịch là đầu mối chính chịu trách nhiệm cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch, từ đó phân công thống nhất trách nhiệm cho các địa phương Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách được giao nhiệm vụ xúc tiến Hiện nay có ba đầu mối chính trong công tác xúc tiến du lịch Việt Nam là Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch), Vụ
Lữ hành và Vụ Thị trường (Tổng cục du lịch) Công tác chỉ đạo của ba cơ quan này vẫn chưa thống nhất, còn chồng chéo nhau Do không có một đầu mối đảm nhiệm công tác xúc tiến, quảng bá nên trách nhiệm của các bên liên quan không rõ ràng, chẳng khác gì "cha chung không ai khóc"
Về đầu tư cho du lịch
Trong những năm qua, sự đầu tư của nhà nước cho ngành du lịch vẫn chưa thực sự hiệu quả Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân Trước hết, nguồn ngân sách dành cho hoạt động du lịch của Việt Nam được đầu tư quá dàn trải Hằng năm rất nhiều lễ hội diễn ra Các lễ hội cấp địa phương tiêu tốn đến hàng chục tỷ đồng còn ở cấp tỉnh thì đến cả trăm tỷ đồng nhưng một thực tế đáng buồn là các lễ hội lại không tạo được ấn tượng mạnh với du khách Xu hướng thương mại hóa, phần hội lớn hơn phần lễ trong lễ hội đã làm giảm tính hấp dẫn của lễ hội truyền thống Ngoài ra, tại các lễ hội vẫn chưa có nhiều hoạt động giải trí để du khách có thể trực tiếp tham gia Một hiện tượng nữa là sự lãng phí trong đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Điển hình như các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh vào đến Cà Mau, gần như diện tích bờ biển đều chỉ dành để đầu tư cho các dự án nghỉ ngơi, giải trí. Việc đầu tư dàn trải đã tạo nên sự lãng phí nguồn lực
Các giải pháp để phát triển du lịch Việt Nam từ kinh nghiệm của Thái
1 Quan điểm, định hướng phát triển du lịch của Nhà nước Việt Nam
Học hỏi những kinh nghiệm trong phát triển du lịch của Thái Lan sẽ giúp ngành du lịch Việt Nam nhìn lại mình và có biện pháp để phát triển du lịch nước nhà Tuy nhiên, việc áp dụng những kinh nghiệm học được từ ngành du lịch Thái Lan cần phù hợp với quan diểm định hướng phát triển du lịch của Nhà nước Việt Nam
Nhà nước ta đã có định hướng phát triển du lịch từ năm 2001-2010 và hiện nay định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vừa được xây dựng Một số điểm cơ bản trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là: Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế
Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm.
Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ” Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực Định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch
2 Các giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch Việt Nam
2.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan đến phát triển du lịch
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của ngành du lịch Thái Lan là hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến phát triển du lịch ngày càng được hoàn thiện và đây là một bài học đối với du lịch Việt Nam Để phát triển ngành du lịch Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan
Hiện nay theo Điều 51 Luật Du lịch Việt Nam hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài trong kinh doanh lữ hành và điều hành tour là không được phép Các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được thành lập doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam Sự hạn chế về quyền sở hữu đã cản trở việc thành lập các đại lý lữ hành và điều hành tour nước ngoài với phong cách quản lý chuyên nghiệp Sự thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực này sẽ kích thích cạnh trạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ Ở Thái Lan kể từ năm 1999 thị trường du lịch nước này đã mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài với việc cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vồn nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú và lữ hành
Chính sách xuất nhập cảnh
Thái Lan hiện cho phép công dân của 41 quốc gia và 1 khu vực hành chính đặc biệt – Hồng Kông không cần visa vào Thái Lan nếu đến Thái Lan với mục đích du lịch và ở lại không quá 30 ngày đối với mỗi lần đi Còn ở Việt Nam chỉ những công dân ASEAN mới được miễn visa nếu lưu trú tại Việt Nam trong vòng 30 ngày hoặc ít hơn, và chỉ những người mang hộ chiếu Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật, Hàn Quốc và Nga được vào Việt Nam trong vòng 15 ngày mà không cần visa Nhiều khách du lịch muốn vào du lịch Việt Nam nhưng vì thủ tục visa rườm rà nên họ lại thôi Việt Nam nên mở rộng việc miễn thị thực đối với các thị trường tiềm năng và có đóng góp đáng kể cho doanh thu của ngành du lịch như các quốc gia thành viên EU, Mỹ, Canada, Hồng Kông và Đài Loan, và việc miễn visa này nên cho phép đối với du khách lưu trú dưới 30 ngày
Quy trình cấp visa tại cửa khẩu cũng nên được minh bạch rõ ràng và thay đổi theo hướng tiết kiệm thời gian cho du khách
Thái Lan cũng như hầu hết các nước đều có chính sách hoàn thuế VAT cho du khách khi họ chuẩn bị xuất cảnh còn ở Việt Nam du khách vẫn không được hoàn thuế VAT Các loại hàng hóa xuất khẩu được miễn VAT còn hàng hóa du khách nước ngoài mua sắm tại Việt Nam, một hình thức xuất khẩu tại chỗ lại không được miễn VAT là điều vô lý Chính vì vậy, chính phủ cần phải tham khảo chính sách hoàn VAT cho khách du lịch nước ngoài Biện pháp này sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ
Ngoài ra nhà nước cũng nên có chính sách ưu tiên thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển hành khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Việc ưu tiễn, miễn giảm, chậm nộp thuế đối với các dự án trọng điểm về phát triển du lịch cũng là điều cần thiết
2.1.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch
Cơ sở hạ tầng yếu kém là một cản trở đối với quá trình phát triển du lịch ở nước ta Tài nguyên du lịch nước ta không hề thua kém Thái Lan nhưng lượng khách du lịch đến nước ta lại thua xa so với Thái Lan vì cơ sở hạ tầng của Thái Lan tốt hơn Vì vậy, nhà nước cần quan tâm đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt thông qua biện pháp thu hút đầu từ nước ngoài
Mạng lưới giao thông vận tải
Hiện nay khách du lịch chủ yếu đến nước ta bằng đường hàng không nên cần tăng cường mở các chuyến bay đến các điểm du lịch nội địa cũng như tăng tần suất các chuyến bay nối với các nước Thái Lan đã phát triển vận tải đường không rất tốt và hỗ trợ đắc lực cho ngành du lịch Với 12 hãng hàng không trong nước hoạt động, giá vé máy bay ở Thái Lan tương đối rẻ và các địa điểm du lịch được kết nối với nhau, tạo điều kiện di chuyển dễ dàng cho du khách Việt Nam muốn đón được nhiều khách du lịch thì trước hết phải có phương tiện chuyên chở du khách đến các địa điểm du lịch ở Việt Nam Đối với hệ thống đường bộ, chúng ta cần có biển báo bằng tiếng Anh, xây các đường cao tốc nối đường chính vào các khu du lịch và xây các trạm nghỉ chân đạt tiêu chuẩn quốc tế ở dọc đường Thái Lan là nước có hệ thống trạm nghỉ chân đạt tiêu chuẩn quốc tế rất tốt Ở Việt Nam chúng ta có thể xây dựng các trạm nghỉ bên đường không chỉ có chức năng là nơi nghỉ ngơi, mà còn là nơi cung cấp thông tin công cộng, đồng thời là nơi quảng bá các sản phẩm đặc trưng của vùng Đối với hệ thống đường thủy, việc xây dựng nhiều cảng biển chuyên dụng có khả năng đón tiếp các tàu có trọng tải lớn là rất quan trọng Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có cảng biển chuyên dụng đón khách du lịch Các cảng chủ yếu để phục vụ hàng hóa còn phụ vụ khách du lịch chỉ là hình thức tận dụng Hình ảnh xe tải, xe hàng, xe cẩu di chuyển cùng khách trên cảng tàu là chuyện khó chấp nhận ở nước ngoài nhưng lại quá quen thuộc ở Việt Nam Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống cảnh biển chuyên dụng sẽ góp phần đẩy mạnh du lịch biển ở Việt Nam Bên cạnh đó cần xây dựng các đội tàu du lịch quốc tế ở Việt Nam để đảm bảo khả năng chuyên chở du khách
Hệ thống cơ sở lưu trú
Hệ thống cơ sở lưu trú cần được xây mới và nâng cấp, đặc biệt là các khách sạn năm sao đạt tiêu chuẩn quốc tế Sở dĩ Thái Lan đón được nhiều khách du lịch quốc tế vì họ có cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn cao cấp phục vụ đủ cho du khách, ngay cả vào mùa cao điểm Còn ở Việt Nam do hệ thống khách sạn cao cấp còn quá ít nên không thể đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt vào mùa cao điểm do thiếu phòng nên giá phòng lại tăng cao
Các khu giải trí, mua sắm
Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu giải trí của du khách và tăng chi tiêu của du khách cần xây dựng nhiều khu vui chơi, giải trí, mua sắm Đối với các khu vui chơi giải trí, cần giới thiệu nhiều trò chơi mới lạ hấp dẫn song song với các chương trình biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian như tuồng, chèo, cải lương, múa rối nước… tại các khân sấu lớn Tại Thái Lan mỗi khi đến Bangkok, du khách thường ít bỏ lỡ cơ hội xem chương trình ca múa tạp kỹ hoành tráng về văn hóa và nghệ thuật Siam Niramit show Đây là chương trình được mệnh danh là “Hành trình đầy mê hoặc tới Vương quốc Thái Lan” Không ai có thể bỏ lỡ, dù giá vé có lúc tương đương khoảng một triệu đồng Việt Nam Khi màn sân khấu đã khép lại, tiếng vỗ tay vẫn còn vang khắp khán phòng Chương trình tái hiện lại lịch sử dân tộc và các truyền thuyết của người Thái Lan, được biểu diễn trên một sân khấu lớn bậc nhất thế giới, với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD, rộng 65m, sâu 40m (riêng phần vòm sân khấu cao 11,95m, đã được sách Guinness ghi nhận kỷ lục) Xem xong, khán giả vẫn còn ngây ngất bởi cảnh mưa rơi, sấm chớp giật liên hồi, những cảnh chèo thuyền, tắm sông ngay trên sân khấu Nước ta có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng các loại hình nghệ thuật phong phú, vậy tại sao chúng ta lại không dàn dựng những trung tâm giải trí chuyên nghiệp với quy mô lớn để thu hút du khách Đối với các trung tâm mua sắm, chúng ta cần xây dựng các trung tâm mua sắm hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế với các mặt hàng chất lượng cao và thường xuyên có các chương trình khuyến mãi
2.1.3 Phát triển nguồn nhân lực Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, ngoài việc tăng cường cơ sở hạ tầng thì quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người Trong từng cử chỉ, hành động, thái độ, từ ánh mắt đến nụ cười của những người tiếp xúc với khách du lịch đều ảnh hưởng đến chất lượng du lịch
Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở Thái Lan thực sự là một cách làm hay trong việc thu hút sự tham gia đông đảo của người dân vào phát triển du lịch Một điểm nổi bật trong mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở Thái Lan là người dân có quyền được lựa chọn cách thức phát triển du lịch để giới thiệu cộng đồng dân cư của mình ra thế giới Điều này đã khuyến khích sự tham gia của nhiều tầng lớp dân cư vào phát triển du lịch Ở Việt Nam mô hình này cần được quan tâm đầu tư hơn nữa vì nó sẽ góp phần xã hội hóa du lịch, thu hút nhân lực cho phát triển du lịch.