1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng sacombank – chi nhánh chợ lớn

95 5 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Sacombank – Chi Nhánh Chợ Lớn
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Thành phố Chợ Lớn
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 576 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ huy động vốn (4)
    • 1.1. Vai trò của huy động vốn đối với NHTM (7)
      • 1.1.1. Các loại vốn của NHTM (7)
      • 1.1.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM (9)
        • 1.1.2.1. Huy động vốn thường xuyên (9)
        • 1.1.2.2. Huy động vốn không thường xuyên (11)
      • 1.1.3. Vai trò của vốn huy động trong hoạt động của NHTM (11)
    • 1.2. Một số nội dung cơ bản về công tác kế toán huy động vốn của NHTM (12)
      • 1.2.1. Vai trò của kế toán ngân hàng và kế toán huy động vốn của NHTM (12)
        • 1.2.1.1. Kế toán ngân hàng (12)
        • 1.2.1.2. Kế toán huy động vốn (14)
      • 1.2.2. Kế toán huy động vốn của NHTM (16)
        • 1.2.2.1. Các quy trình giao dịch sử dụng trong nghiệp vụ huy động vốn (16)
        • 1.2.2.2. Tài khoản sử dụng (18)
        • 1.2.2.3. Phương pháp hạch toán (20)
  • Chương 2: Thực trạng công tác kế toán huy động vốn của ngân hàng Sacombank – (4)
    • 2.1. Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (27)
      • 2.1.1. Giới thiệu về tập đoàn Sacombank (27)
        • 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (0)
        • 2.1.1.2. Thành tựu đạt được (29)
        • 2.1.1.3. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (30)
      • 2.1.2. Giới thiệu về Sacombank Chợ Lớn (32)
    • 2.2. Thực trạng huy động vốn tại Sacombank Chợ Lớn (33)
      • 2.2.1. Các hình thức huy động vốn (33)
      • 2.2.2. Tình hình huy động vốn (35)
    • 2.3. Thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại Sacombank Chợ Lớn (37)
      • 2.3.1. Những quy định về lập chứng từ (37)
      • 2.3.2. Hệ thống kế toán áp dụng tại Sacombank (38)
        • 2.3.2.1. Giới thiệu về T24 – R8 (38)
        • 2.3.2.2. Quản lý trên T24 – R8 (38)
        • 2.3.2.3. Quy trình giao dịch (39)
    • 2.4. Đánh giá công tác kế toán huy động vốn tại Sacombank Chợ Lớn (62)
      • 2.4.1. Các thành tựu đã đạt được trong huy động vốn và trong công tác kế toán huy động vốn (62)
        • 2.4.1.1. Đối với nghiệp vụ huy động vốn (62)
        • 2.4.1.2. Đối với công tác kế toán huy động vốn (63)
      • 2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục trong huy động vốn và công tác kế toán huy động vốn (0)
        • 2.4.2.1. Đối với nghiệp vụ huy động vốn (65)
        • 2.4.2.2. Đối với công tác kế toán huy động vốn (66)
  • Chương 3: Một số giải pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn và hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn (5)
    • 3.1. Định hướng phát triển của Sacombank (68)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngân hàng (68)
        • 3.1.1.1. Dự báo tình hình năm 2011 (68)
        • 3.1.1.2. Một số mục tiêu kinh doanh chủ yếu trong năm 2011 của Sacombank (68)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển của công tác kế toán huy động vốn (69)
    • 3.2. Một số kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh huy động vốn và hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn (70)
      • 3.2.1. Đối với Sacombank (70)
        • 3.2.1.1. Hội sở Sacombank (70)
        • 3.2.1.2. Chi nhánh Chợ Lớn (75)
      • 3.2.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (85)
  • Kết luận............................................................................................................................ 93 (88)
  • Phụ lục.............................................................................................................................94 (89)
  • Tài liệu tham khảo..........................................................................................................100 (94)

Nội dung

Lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ huy động vốn

Vai trò của huy động vốn đối với NHTM

1.1.1.Các loại vốn của NHTM

NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán Như vậy có thể hiểu NHTM là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận NHTM là một định chế tài chính trung gian có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong hệ thống ngân hàng trung gian nói riêng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, mô hình hoạt động của NHTM ngày càng đa dạng, phong phú, và ngày càng hoàn thiện hơn vai trò, chức năng của nó đối với nền kinh tế Do đó, các hoạt động của NHTM đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn, từ nhiều nguồn khác nhau.

Vốn tự có – hay là vốn chủ sở hữu của ngân hàng, bao gồm văn phòng, nhà cửa, máy móc, thiết bị… thuộc quyền sở hữu của ngân hàng Mỗi ngân hàng đều phải có một số vốn tự có nhất định Đây là điều kiện để ngân hàng được thành lập và duy trì hoạt động kinh doanh của mình Vốn tự có thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM Vốn tự có bao gồm:

Vốn điều lệ là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu góp, được ghi vào điều lệ hoạt động và giấy phép kinh doanh của ngân hàng, vốn điều lệ tối thiểu phải không nhỏ hơn vốn pháp định (Theo Nghị định 141/2007/NĐ – CP ban hành ngày 22/11/2007, quy định chậm nhất đến ngày 31/12/2011, mức vốn pháp định áp dụng đối với loại hình NHTM cổ phần là 3.000 tỷ đồng) Nguồn gốc vốn điều lệ phụ thuộc vào hình thức sở hữu ngân hàng, nếu là ngân hàng quốc doanh thì vốn điều lệ là do ngân sách Nhà nước cấp, nếu là ngân hàng cổ phần thì vốn điều lệ do cổ đông góp, nếu là ngân hàng liên doanh thì vốn điều lệ do các bên liên doanh góp…

Các quỹ của ngân hàng được hình thành từ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Theo quy định của Pháp luật, các quỹ này bao gồm: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển và một số quỹ khác Mức trích lập các quỹ phải tuân theo quy định của NHNN và theo quyết định của chính chủ sở hữu.

Lợi nhuận không chia là phần lợi nhuận ròng của ngân hàng được giữ lại để kinh doanh sau khi đã trích lập các quỹ và chia lợi nhuận cho chủ sở hữu hay trả cổ tức cho cổ đông.

Vốn huy động là nguồn vốn thu hút được thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng, là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, nó tồn tại dưới nhiều hình thức Hình thức huy động vốn phổ biến hiện nay của ngân hàng là huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp dưới hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm… Các khoản tiền gửi này là nền tảng, là nguồn vốn chủ yếu để phục vụ cho việc kinh doanh, phát triển của ngân hàng.

Trong quá trình hoạt động, NHTM còn có thể vay vốn từ các NHTM khác, vay của NHTM nước ngoài hoặc vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn của NHNN theo quy định của Pháp luật.

1.1.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM:

Theo nghị định 49/2000/NĐ – CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM, NHTM được huy động vốn dưới các hình thức:

1.1.2.1 Huy động vốn thường xuyên – huy động qua tài khoản tiền gửi của khách hàng:

Tiền gửi của khách hàng là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại các tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…

*Tiền gửi không kỳ hạn – tiền gửi thanh toán

Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi của cá nhân, doanh nghiệp nhằm mục đích an toàn cho tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng thông qua ngân hàng, không nhằm mục đích sinh lời Khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào để phục vụ cho việc chi trả qua các hình thức như phát hành Sec, lập Ủy nhiệm chi, Lệnh chi… nên ngân hàng không thể chủ động sử dụng loại tiền gửi này để cho vay, đầu tư Do đó, loại tiền gửi này có lãi suất rất thấp Mặt khác, loại tiền gửi thanh toán này Ngân hàng phải thường xuyên thu, chi theo yêu cầu của khách hàng nên tốn kém chi phí về kiểm đếm, bảo quản…

*Tiền gửi có kỳ hạn Đây là loại tiền gửi thanh toán nhưng có kỳ đáo hạn cố định Khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp) chỉ có thể rút tiền khi đến kỳ hạn đã thỏa thuận và được hưởng toàn bộ lãi suất tùy thuộc vào kỳ hạn gửi và quy định của ngân hàng Tuy nhiên, khách hàng cũng có thể rút tiền trước hạn nhưng sẽ hưởng lãi suất thấp hơn mức lãi suất đã thỏa thuận khi khách hàng gửi tiền.

*Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chủ yếu là những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời của khách hàng do nhu cầu chi tiêu chưa được xác định trước trong tương lai nên gửi không kỳ hạn vừa đảm bảo an toàn cho tài sản, vừa nhằm mục đích sinh lời Khách hàng có thể gửi tiền vào hoặc rút ra bất cứ lúc nào nhưng do những giao dịch này không thường xuyên nên ngân hàng có trả lãi cho khách hàng Tuy nhiên, do tính chất không ổn định nên loại tiền gửi này thường có lãi suất thấp.

*Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lời và có kế hoạch sử dụng khoản tiền nhàn rỗi trong tương lai Có nhiều loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tùy theo thời hạn gửi (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…) hoặc theo hình thức trả lãi (trả lãi đầu kỳ, cuối kỳ, định kỳ).

1.1.2.2 Huy động vốn không thường xuyên – huy động vốn thông qua phát hành GTCG:

Theo điều 46 – Luật các tổ chức tín dụng của NHNN, ngân hàng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, các loại GTCG khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

GTCG là chứng nhận của ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác định nghĩa vụ trả một khoản tiền nhất định trong một thời hạn cụ thể, điều kiện trả lãi và một số cam kết khác của ngân hàng với khách hàng GTCG có nhiều loại tùy theo thời hạn (GTCG ngắn hạn – dưới 12 tháng, dài hạn – trên 12 tháng), theo hình thức trả lãi (GTCG trả lãi trước, trả lãi sau, hay trả lãi định kỳ).

Có ba trường hợp phát hành GTCG:

- Phát hành GTCG theo mệnh giá: là phát hành GTCG với giá bằng mệnh giá.

- Phát hành GTCG có chiết khấu: phát hành GTCG với giá nhỏ hơn mệnh giá. Phần chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá gọi là chiết khấu GTCG.

Thực trạng công tác kế toán huy động vốn của ngân hàng Sacombank –

Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank

2.1.1 Giới thiệu về tập đoàn Sacombank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – tên tiếng Anh là Sacombank – được chính thức thành lập theo giấy phép số 0006/NH – GP ngày 5/12/1991 của NHNN Việt Nam và đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 Sacombank xuất phát từ một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu ở vùng ven thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 16/05/2009 đánh dấu bước ngoặt phát triển vượt bậc của Sacombank, khi Sacombank tuyên bố trở thành tập đoàn tài chính Sacombank với NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank – đóng vai trò điều phối toàn bộ hoạt động của tập đoàn Sacombank Với các thành viên trực thuộc:

- Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank SBS.

- Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank SBL.

- Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank SBR.

- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank SBA.

- Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank SBJ.

* Các thành viên hợp tác chiến lược:

- Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín – STI.

- Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal.

- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định – Tadimex.

- Công ty cổ phần Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát – TTP.

- Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam – VFM.

Ngoài ra Sacombank còn có 2 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần:

- Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001.

- Tập đoàn ngân hàng Australia và Newzealand – ANZ – góp vốn năm 2006

Bên cạnh đó, Sacombank còn hợp tác rất hiệu quả với các tổ chức trong và ngoài nước như: Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, Comeco, Trường Phú, Iuu Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY)…

Cùng với sự phát triển không ngừng và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt Nam, Sacombank đã đạt được rất nhiều bằng khen và giải thưởng của các tổ chức có uy tín trong nước và quốc tế:

1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho Sacombank vì đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2007 đến năm 2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

2 Cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng cho Sacombank vì đã có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng năm 2009.

3 Giải thưởng “Sao vàng đất Việt 2010” do Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam bình chọn.

4 STB đạt danh hiệu “Cổ phiếu vàng” theo đánh giá của hội đồng bình chọn độc lập bao gồm các chuyên gia tài chính, được tổ chức bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Vifinfo phối hợp cùng Tạp chí Thị trường Chủ nhật – Chuyên đề Thị trường chứng khoán và Nhà xuất bản Thông tấn.

5 Giải thưởng “Thương hiệu Chứng khoán uy tín” do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VA Chứng khoán Việt Nam - Ủy ban Chứng khoán nhà nước phối hợp bình chọn.

6 Giải thưởng “Báo cáo thường niên tốt nhất 2009” do Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Báo Đầu tư Chứng khoán tổ chức bình chọn.

7 Giải thưởng cho Báo cáo thường niên không phải ngôn ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng (Gold Award for best non – English annual report inBanking – Financial Services) do International ARC Awards bình chọn.

8 Giải đồng cho Báo cáo thường niên có thiết kế đẹp nhất trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng (Bronze Award for Beat Cover Design/photo for Banking & Finnacial Services) do International ARC Awards bình chọn.

9 Giải thưởng “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” (Best Foreign Exchange Provider Vietnam 2010) do Global Finance bình chọn.

10 Danh hiệu “Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu 2010” dành cho ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch HĐQT Sacombank do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Doanh nhân Sài Gòn bình chọn.

2.1.1.3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank:

Hoạt động chính của NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu; công trái và các GTCG; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của Sacombank (ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn Tổng hợp từ Báo cáo thường niên ngân hàng Sacombank năm 2008, 2009, 2010

Sau 18 năm hoạt động, hiện nay Sacombank đã trở thành một trong những NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam với: Vốn điều lệ là 6,700 tỷ đồng, vốn tự có là 9,249 tỷ đồng; Hơn 320 chi nhánh và phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 1 văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 1 chi nhánh tại Lào và 1 chi nhánh tại Campuchia; Có 10,978 đại lý tại 306 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; Với gần 7,000 cán bộ, nhân viên trẻ và hơn 70,000 cổ đông đại chúng.

Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2011, tổng tài sản của ngân hàng đạt 98,748 tỷ đồng tăng 46% so với đầu năm Cơ cấu tài sản cũng được điều chỉnh hợp lý hơn, trong đó tài sản sinh lời chiếm tỷ trọng trên 85% và cao hơn so với năm trước.

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động (ĐVT: triệu đồng)

Tiền gửi không kỳ hạn 6,920,888 5,859,964 9,998,578

Tiền gửi có kỳ hạn 7,370,800 4,582,640 5,766,537

Tiền gửi vốn chuyên dùng 9,294 2,290 79,852

Nguồn Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2009, 2010

Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 82,893,749 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2009, và tăng 68% so với năm 2008, nâng cao thị phần huy đồng từ 4.6% lên 5.2% trong toàn ngành.

Trong đó, Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ lệ cao nhất Năm 2008 chiếm khoảng 58.7%, năm 2009 tăng thêm 21.1% chiếm khoảng 65.4% vốn huy động, tuy nhiên đến năm 2010 tuy tổng số tiền gửi tiết kiệm ngân hàng huy động được có tăng thêm 24.8% nhưng tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động đã giảm chỉ còn chiếm khoảng 53% trên tổng nguồn vốn huy động.

Thực trạng huy động vốn tại Sacombank Chợ Lớn

2.2.1 Các hình thức huy động vốn

* Tiền gửi thanh toán của cá nhân, doanh nghiệp: là loại tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán qua Sacombank Bao gồm các loại hình tiền gửi bằng VND, USD, EUR.

* Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi được sử dụng với mục đích chủ yếu là hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR, Vàng và VND bảo đảm theo giá trị vàng.

* Tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tài khoản được sử dụng với mục đích là gửi hoặc rút tiền mặt bất cứ lúc nào, đồng thời nhận tiền chuyển từ nơi khác đến, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR, AUD, CAD, CHF, GBP, JPY, SGD

* Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng: là loại hình huy động tiền gửi có kỳ hạn vừa hưởng lãi, vừa có cơ hội trúng thưởng may mắn.

* Tiết kiệm linh hoạt: là loại hình tiết kiệm nhằm tạo điều kiện để khách hàng có thể linh hoạt sử dụng vốn tiền gửi của mình một cách hợp lý mà vẫn được hưởng một mức lão suất phù hợp.

* Tiết kiệm tích lũy: là loại hình tiết kiệm gửi góp một số tiền bằng VND, USD cố định định kỳ để tích lũy thành một số tiền lớn trong tương lai.

* Tiết kiệm trung hạn đa năng: khách hàng có thể rút một phần vốn hoặc toàn bộ vốn gửi mà không giới hạn số lần rút trong suốt kỳ hạn gửi Tiền lãi của khoản vốn rút sẽ được tính theo thời gian thực gửi và được chi trả khi tất toán thẻ tiết kiệm.

* Tiết kiệm lãi suất thả nổi: lãi suất được điều chỉnh tăng theo lãi suất huy động của Sacombank trong từng thời kỳ và luôn lớn hơn lãi suất cam kết trong kỳ Loại tiền gửi VND.

* Tiết kiệm Đại Cát: dành cho khách hàng trên 50 tuổi và có nhu cầu tái tục kỳ hạn gửi nhiều lần, kỳ hạn tối thiểu là 1 tháng Loại tiền gửi VND, USD, Vàng.

* Tiết kiệm kỳ hạn thả nổi: khách hàng được đăng ký một lần rút trước hạn Loại tiền gửi VND, USD.

* Bảo an vẹn toàn: là loại tiền gửi gắn kết với bảo hiểm nhân thọ, khách hàng tham gia sản phẩm này sẽ được Công ty bảo hiểm Prevoir bảo vệ trong trường hợp gặp chuyện không may Số tiền bảo hiểm lên đến 800 triệu đồng/ khách hàng.

* Tiền gửi tuần năng động: là tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, hay 30 ngày, dành cho khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn linh hoạt Mức tối thiểu là

* Tiết kiệm tích lũy là hình thức tiết kiệm gửi góp định kỳ 1, 3 hay 6 tháng một số tiền cố định để tích lũy thành số tiền lớn hơn theo giá trị đáo hạn mà khách hàng chọn trước trong khoảng từ 1 – 15 năm, bao gồm tiết kiệm tích lũy thưởng an sinh, du học,tiêu dùng (tổ chức lễ cưới, du lịch, nhà đất, xe cộ…) Loại tiền gửi VND, USD.

* Tiền gửi bậc thang: là loại tiền gửi không kỳ hạn, theo đó khách hàng có số dư tiền gửi càng nhiều sẽ càng được hưởng mức lãi suất càng cao Loại tiền gửi VND.

* Tiền gửi 5 trong 1: là loại tiền gửi thanh toán kèm theo ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân gửi tiền vào tài khoản phục vụ nhu cầu thanh toán và hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng Loại tiền gửi VND.

* Tiết kiệm hoa hồng: là hình thức tiền gửi tiết kiệm có hưởng lãi suất thưởng theo nhóm Loại tiền gửi VND, USD, vàng.

* Tiết kiệm nhà ở: phối hợp với Liên minh hợp tác xã Việt Nam

2.2.2 Tình hình huy động vốn:

Cũng như tất cả các chi ngân hàng khác, đối với Sacombank chi nhánh Chợ Lớn, nguồn vốn huy động là một trong những nguồn vốn quan trọng để phục vụ cho mọi hoạt động của chi nhánh Do đó chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và các công cụ để tăng nhanh tốc độ huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động của mình Nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2008 là 1,616,489 triệu đồng, tăng lên 1,988,511 triệu đồng vào cuối năm 2009, và đến năm 2010 nguồn vốn huy động của chi nhánh là 2,952,665 triệu đồng.

Bảng2.4: Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh trong năm2008, 2009, 2010

1.Tiền gửi của doanh nghiệp 1,341,686 83 1,588,820 79.9 2,404,453 81.43

Tiền gửi có kỳ hạn 644,115 39.85 901,115 45.32 1,405,469 47.6

Tiền gửi đảm bảo thanh toán 10,385 0.64 23,862 1.2 26,190.57 0.89

Tiết kiệm không kỳ hạn 32,600 2.02 37,782 1.9 62,371.69 2.11

Tiết kiệm có kỳ hạn 215,608 13.34 324,127 16.3 441,043.2 14.94

Kỳ phiếu, giấy tờ có giá 15,279 0.95 19,885 1 26,142.48 0.89

Nguồn Báo cáo thường niên của chi nhánh Chợ Lớn

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh ta thấy, vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là nguồn tiền gửi của các cá nhân, tổ chức Khác với cả hệ thống ngân hàng Sacombank, trong cơ cấu vốn huy động của chi nhánh Chợ Lớn tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (trong cả 3 năm đều chiếm khoảng trên 80%) trong tổng nguồn vốn tiền gửi của khách hàng Tiền gửi thu hút của dân cư chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 20% trên tổng nguồn vốn huy động được.

Thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại Sacombank Chợ Lớn

2.3.1 Những quy định về lập chứng từ

Sacombank chi nhánh Chợ Lớn lập chứng từ theo quy định 1789/2006/QĐ – NHNN ngày 12/12/2006, cụ thể như sau:

Chứng từ kế toán ngân hàng được thể hiện bằng hình thức chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Tên và số hiệu chứng từ.

- Ngày tháng năm lập chứng từ, số giao dịch.

- Tên, số, ngày cấp, nơi cấp CMND (hoặc số hộ chiếu), địa chỉ, số tài khoản, tên và địa chỉ của ngân hàng phục vụ của người trả (hoặc chuyển) tiền.

- Tên, số, ngày cấp, nơi cấp CMND (hoặc số hộ chiếu), địa chỉ, số tài khoản, tên và địa chỉ của ngân hàng phục vụ của người thụ hưởng.

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Số tiền cả bằng chữ và bằng số.

- Chữ ký, họ tên của người nộp tiền (người lĩnh tiền), của giao dịch viên, kiểm soát, và thủ quỹ.

- Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến mọi hoạt động của ngân hàng đều phải lập chứng từ, và chỉ được lập chứng từ một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Chữ viết trên chứng từ là tiếng Việt, ký tự chữ Việt trên chứng từ điện tử phải tuân thủ tiêu chuẩn bộ mã ký tự chữ Việt do Nhà nước quy định Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

- Chứng từ kế toán ngân hàng phải được lập đủ số liên quy định, nội dung của các liên phải giống nhau, và chỉ lập một lần đúng với thực tế thời gian, địa điểm, nội dung và số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ kế toán phải đủ câu, rõ nghĩa Đối với chứng từ giấy khi viết phải dùng bút mực (màu tím, xanh, đen), số và chữ phải viết liên tục không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo không được viết tắt, viết chữ không dấu, mờ hoặc nhòe chữ, không được tẩy xóa, sữa chữa, không được viết bằng mực đỏ.

2.3.2 Hệ thống kế toán áp dụng tại Sacombank

Với vốn đầu tư ban đầu là 3.5 triệu USD, việc đưa hệ thống T24 vào áp dụng trên toàn hệ thống là bước khởi đầu của Sacombank trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh và quản trị ngân hàng Sau một năm thực hiện, năm 2010 đã đánh dấu bước thành công lớn của dự án chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng Lõi T24 phiên bản R8 Hiện nay chương trình đã được triển khai trên toàn hệ thống, kể cả chi nhánh ở Lào và Campuchia.

T24 là hệ thống tin học được sử dụng cho hạch toán và quản trị ngân hàng một cách toàn diện T24 có các khối xử lý nghiệp vụ trung tâm Core Mobile và các khối xử lý nghiệp vụ tùy chọn bên ngoài được tích hợp tùy yêu cầu sử dụng của ngân hàng.

Theo quy định về quản lý và sử dụng T24, mỗi nhân viên trong hệ thống có 1 user riêng Để đăng nhập vào hệ thống T24, nhân viên được cấp mã ID riêng ứng với mã nhân viên của mình Điều này giúp bảo mật thông tin về khách hàng, tất cả các giao dịch với khách hàng đều được quản lý trong hệ thống.

2.3.2.2.1 Cấu trúc tài khoản chi tiết trên T24

Theo quy định về hệ thống tài khoản của Nhà nước, và quy định riêng trên T24, có số hiệu là 1011, sang hệ thống T24 có dạng như sau CCY-10001-xxxx Trong đó CCY: là mã tiền tệ (VND, USD,EUR…)

2.3.2.2.2 Quản lý khách hàng trên T24 Để tạo thuận lợi cho việc quản lý khách hàng, mỗi khách hàng không phân biệt là cá nhân hay tổ chức đều được T24 quản lý theo một mã khách hàng riêng, duy nhất và được sử dụng chung cho toàn bộ hệ thống.

Khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, GDV kiểm tra giấy tờ cần thiết (CMND đối với cá nhân, hồ sơ pháp lý đối với tổ chức), và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin vào phiếu đăng ký thông tin khách hàng Sau đó tiến hành mở mã khách hàng theo trình tự như sau:

* Đối với khách hàng là cá nhân

GDV vào hệ thống theo đường dẫn: Teller/ Customer Management/ Open Individual Customer Sau đó nhấn F3 để tạo giao dịch mới  nhập thông tin của khách hàng, gồm các chi tiết xem bảng PL1 – phần Phụ lục.

* Đối với khách hàng là công ty

GDV vào đường dẫn Teller/ Customer Management/ Open Corp Customer Sau đó cũng nhấn F3 để tạo giao dịch mới và nhập thông tin của khách hàng, gồm các xem bảng PL2 – phần Phụ lục.

2.3.2.3.1 Huy động thường xuyên – nhận tiền gửi của khách hàng

2.3.2.3.1.1 Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

- Đối tượng mở: là cá nhân, tổ chức có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng.

- Điều kiện mở tài khoản:

+ Đối với khách hàng là cá nhân: CMND (hộ chiếu) – đối với công dân Việt Nam, hộ chiếu (visa ở Việt Nam còn hiệu lực) – đối với công dân nước ngoài, hoặc các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi nhân sự; giấy đề nghị mở tài khoản; bản đăng ký chữ ký mẫu của chủ tài khoản Số tiền tối thiểu khi mở tài khoản là 100.000 VND, 50 USD,

+ Đối với tổ chức: các văn bản chứng minh tư cách pháp lý (như: bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép thành lập doanh nghiệp, các quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc, người đại diện trước pháp luật…), bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký, giấy đề nghị mở tài khoản do chủ tài khoản ký tên, đóng dấu Số dư tối thiểu trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng là tổ chức là 500.000 VNĐ,

- Quy trình mở tài khoản:

Một số giải pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn và hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn

Định hướng phát triển của Sacombank

3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng

3.1.1.1 Dự báo tình hình năm 2011

Tình hình kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu hồi phục nhưng nền kinh tế vẫn chưa thật sự ổn định, tình trạng thất nghiệp chưa được cải thiện, vẫn còn tiềm ẩn khả năng tái khủng hoảng Tại Việt Nam, tình hình kinh tế tiếp tục phát triển, tuy tình trạng lạm phát vẫn giữ được ở mức khoảng 7% nhưng nguy cơ lạm phát vẫn có thể quay lại đang là thách thức lớn, cùng với rủi ro về thị trường, rủi ro về tỷ giá đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường bất động sản đã có tín hiệu phục hồi nhưng vẫn còn rủi ro và thiếu ổn định Hoạt động của các NHTM đối diện với nhiều thách thức và nhạy cảm với thay đổi chính sách vĩ mô, trong đó rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn và diễn biến nợ quá hạn có xu hướng tăng.

3.1.1.2 Một số mục tiêu kinh doanh chủ yếu trong năm 2011 của Sacombank

Năm 2011 vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức mới đối với toàn ngành nói chung và đối với ngân hàng Sacombank nói riêng, mục tiêu của Sacombank đặt ra là không ngừng nỗ lực hoàn thành kế hoạch đề ra nhằm kết thúc thắng lợi chiến lược xây dựng Sacombank thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính trong năm 2011 (ĐVT: tỷ đồng):

Chỉ tiêu 2011 Tăng / giảm so với 2010

Tổng nguồn vốn huy động 129,000 50%

Tổng dư nợ cho vay 80,000 45%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 của Sacombank

Trong năm 2011, ngân hàng tiếp tục hoạt động theo phương hướng củng cố nhưng thành tựu đã đạt được và tiếp tục phát huy những thế mạnh đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu an toàn và lợi nhuận Trong đó chú trọng tăng nhanh tổng tài sản (mục tiêu tăng 48% so với năm 2010), vốn chủ sở hữu để nâng cao uy tín trên thị trường. Đồng thời tiếp tục tăng nhanh nguồn vốn huy động (mục tiêu tăng 50%) để tạo nguồn tài chính dồi dào, ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng và các hoạt động đầu tư khác.

3.1.2 Định hướng phát triển của công tác kế toán huy động vốn

Ngân hàng đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và nhất là hoàn chỉnh chương trình Ngân hàng Lõi T24 phiên bản R8 trên toàn hệ thống Bộ phận phụ trách công nghệ thông tin trong ngân hàng khắc phục những nhược điểm của hệ thống T24 để đảm bảo việc xử lý giao dịch nhanh chóng, chính xác hơn.

Bên cạnh đó, để triển khai hệ thống Ngân hàng lõi, Sacombank cũng đã có kế hoạch tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin hiện đại từ các nhà cung cấp có uy tín, theo dúng chuẩn mực quốc tế Từ nền tảng công nghệ hiện đại, ngân hàng cũng đã và đang tiến hành triển khai các ứng dụng mới nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh và năng lực quản trị để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, bao gồm các dự án: Ngân hàng điện tử (E – Banking), Khai thác dữ liệu (Data Warehouse), Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), Hệ thống thông tin quản trị (MIS), Trung tâm dịch vụ khách hàng (Contact Center)…

Ngoài ra, Sacombank đang từng bước xóa bỏ quy trình giao dịch nhiều cửa, tiến tới giao dịch một cửa ở các phòng giao dịch Theo đó, GDV sẽ tự tiến hành thu chi tiền cho khách hàng, nếu số tiền giao dịch trong hạn mức của GDV Khách hàng chỉ giao dịch với một GDV, rút ngắn thời gian giao dịch cũng như tính phức tạp trong quy trình giao dịch nhiều cửa.

Một số kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh huy động vốn và hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn

Việc đưa ra biện pháp để nâng cao hiệu quả, cũng như chất lượng huy động vốn của Sacombank, phải được áp dụng thống nhất trên hệ thống ngân hàng để đáp ứng các mục tiêu chung cả trong ngắn hạn và dài hạn mà ngân hàng đã đặt ra dựa trên vị trí của ngân hàng trên thị trường tài chính hiện nay.

Trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay, để đạt được mục tiêu an toàn trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn, Sacombank cần chú trọng tăng nhanh tổng tài sản,cũng như vốn chủ sở hữu để tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra, ngân hàng cũng cần có những biện pháp để tăng cường huy động nguồn vốn huy động để phục vụ cho hoạt động của hệ thống.

Ngân hàng cần có kế hoạch, từng bước nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh Tìm hiểu hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn cũng như ở địa bàn khác, kết hợp với việc so sánh các sản phẩm – dịch vụ, lãi suất, chất lượng phục vụ, mạng lưới của ngân hàng với các ngân hàng khác, để xác định lĩnh vực cạnh tranh nào mà Sacombank có ưu thế cao (như các nghiệp vụ thu hộ, hiện nay, Sacombank đã thực hiện nghiệp vụ thu hộ cho một số công ty như: PPF, SG Vietfinance, Pru Finance, Tài chính Việt…) và lĩnh vực nào còn yếu kém (như hoạt động kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm bảo hiềm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu) Từ đó, ngân hàng đặt ra chiến lược cụ thể để phát huy các thế mạnh vốn có, dần dần khắc phục những hạn chế để giành nhiều thắng lợi hơn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác Đặt ra mục tiêu là ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

* Đẩy mạnh hoạt động Marketing

Các NHTM trong thời gian qua đã quan tâm đến hoạt động tuyên truyền quảng cáo nhưng chưa đạt hiệu quả là do nguyên nhân: Phạm vi hoạt động Marketing chưa được mở rộng các hình thức chưa phong phú Để nắm bắt thị hiếu của khách hàng, ngân hàng cần phải đẩy mạnh hoạt động Marketing dưới nhiều hình thức như trên phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền hình, đài phát thanh, trên các báo chí, các tạp chí và thông qua các hội nghị khách hàng… Nhằm phổ biến rộng rãi đến từng người dân các biện pháp khuyến khích khách hàng gửi tiền, các chương trình khuyến mãi trong hoạt động huy động vốn (như áp dụng lãi suất thưởng, các chương trình rút thăm trúng thưởng,…) Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiền an toàn, nhanh chóng và phù hợp với nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng.

Bộ phận Marketing của ngân hàng cần có biên pháp đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu hình ảnh của ngân hàng ra công chúng tạo dựng lòng tin cho khách hàng Trong hiện tại thì hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là phương pháp tiếp cận công chúng nhanh nhất Nhưng bên cạnh đó, trong dài hạn nên theo xu hướng nhân đạo xã hội, cần phát huy các chương trình vì cộng đồng, xã hội, môi trường… để tạo được nhiều ấn tượng tốt với khách hàng hơn.

Bên cạnh đó, thông qua các cuộc hội thảo với khách hàng, ngân hàng cần tranh thủ thăm dò ý kiến của khách hàng để đưa ra biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, từ đó nâng cao hoạt động kinh doanh Đồng thời kịp thời phát hiện và đình chỉ giao dịch với những khách hàng kinh doanh không có hiệu quả hoặc giảm bớt ưu đãi đối với họ.

* Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mạng lưới hoạt động

Sacombank cần thành lập thêm các chi nhánh, phòng giao dịch mới ở các địa bàn tỉnh, thành phố chưa có chi nhánh nào của Sacombank (một số tỉnh ở miền Bắc: Thái Nguyên, Cao Bằng, ở miền Trung như Hà Tĩnh…) Bên cạnh đó, kết hợp với việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh Từ đó, khuyến khích các chi nhánh hoạt động có hiệu quả và có biện pháp khắc phục, phát triển những chi nhánh hoạt động chưa hiệu quả Đưa ra định hướng phát triển chung và kế hoạch cụ thể cho từng chi nhánh ở từng vùng miền cụ thể, nhất là các chi nhánh đặc thù như chi nhánh 8/3 thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh 8/3 Hà Nội (2 chi nhánh ngân hàng phục vụ cho phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam, có những chương trình ưu đãi chỉ dành riêng cho phụ nữ khi đến giao dịch với ngân hàng như tiền gửi tiết kiệm Hoa hồng – hưởng lãi suất thưởng nếu khách hàng cá nhân nữ gửi tiền theo nhóm), chi nhánh Hoa Việt (chi nhánh ngân hàng phụ vụ cho người Hoa trên địa bàn thành phố, tạo thuận lợi cho những khách hàng người Hoa giao dịch với ngân hàng, có các sản phẩm tiền gửi áp dụng riêng cho khách hàng khi giao dịch với chi nhánh như sản phẩm tiền gửi tiết kiệm Vạn Lợi, tiền gửi Hoa Việt)…

* Cải tiến, nâng cấp công nghệ và hệ thống thông tin ngân hàng

Ngân hàng cần triển khai chương trình quản lý tập trung hệ thống các máy ATM tại địa bàn, đầu tư mới máy ATM kết hợp với đánh giá hiệu quả của từng máy để tiến hành di chuyển sắp xếp vị trí của các máy ATM một cách hợp lý Cải tạo các phòng máy ATM, kết hợp với quảng bá thương hiệu và các sản phẩm thẻ của ngân hàng.Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, có nhiều vấn đề phát sinh trong hệ thống máyATM, trung tâm thẻ của ngân hàng cần tiến hành kiểm tra độ an toàn, cải thiện và nâng cao tính năng của hệ thống máy ATM của ngân hàng Loại bỏ những máy không đủ chuẩn, thay thế máy mới để tạo lòng tin đối với khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng.

Bên cạnh việc xây dựng các phần mềm phục vụ cho hoạt động tác nghiệp trong nội bộ thì ngân hàng nên phát triển công nghệ, tận dụng, liên kết những tiến bộ công nghệ bên ngoài để phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm của mình Ngân hàng có thể sử dụng hình thức quảng cáo thông qua tin nhắn SMS điện thoại, nâng cấp trang web của ngân hàng, để giới thiệu với khách hàng những chương trình khuyến mãi, những thay đổi trong lãi suất huy động của ngân hàng một cách nhanh chóng nhất.

* Tham gia vào các liên minh thẻ

Hiện nay, ở Việt Nam có 4 liên minh thẻ:

- Liên minh thẻ VNBC gồm 9 đơn vị: Dong A Bank, Saigonbank, MH Bank, Habubank, GP Bank, Đại Á Bank, PI Bank, Ngân hàng United Overseas Bank – Singapore chi nhánh TP.HCM, Ngân hàng Commonwealth Bank (CBA) – Úc.

- Liên minh thẻ Smarlink gồm Vietcombank, Nam Viet Bank, SCB, SeABank, AnBinhbank, NHTM Cổ Phần Tiên Phong, NHTM Cổ Phần Việt Á, GP Bank, Militarybank, VIB, Eximbank, NHTM Cổ Phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Techcombank, NH liên doanh Shinhanvina, NHTM Cổ Phần Indovina, NHTM Cổ phần Hàng hải, NHTM Cổ Phần Phương Nam, ACB, Sacombank, NHTM Cổ Phần Bảo Việt, NHTM Cổ Phần Phát triển nhà TP.HCM, NHTM Cổ Phần Sài Gòn – Hà Nội, NHTM Cổ Phần Bắc Á, NHTM Cổ Phần Phương Đông, Ngân hàng liên doanh VID Public, NHTM Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa, Habubank, Ngân hàng Ngoại thương Lào

- Liên minh Banknet gồm 15 thành viên: Agribank, BIDV, Vietinbank, Saigonbank, ACB, Sacombank, MH Bank, AnBinhbank, SeABank, NHTM Cổ Phần Đại Dương, Habubank, NHTM Cổ Phần Miền Tây, NHTM Cổ Phần Xăng dầu Petrolimex, HSBC, ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), NHTM Cổ Phần Đại Tín.

- Và các ngân hàng trong liên minh Banknetvn – Smarlink bao gồm 5 ngân hàng thành viên của Banknet và Smartlink là Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietinbank, và Techcombank.

Sacombank chỉ mới tham gia một liên minh thẻ Smarlink, do đó Ngân hàng cần tích cực tham gia vào các liên minh thẻ để tạo thuận lợi cho khách hàng khi rút tiền tại các máy ATM của ngân hàng khác.

* Xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, nắm vững kiến thức chuyên môn, nâng cao chất lượng quản trị nhân sự

Ngân hàng cần không ngừng cải tiến quy trình, tiêu chuẩn tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự, chính sách đãi ngộ và tiền lương, cơ chế khen thưởng và kỷ luật công khai, minh bạch, tạo môi trường làm việc ổn định, tạo thu nhập xứng đáng cho nhân viên Tạo động lực để nhân viên làm việc hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Thường xuyên thực hiện các chương trình kiểm tra tiêu chuẩn (như chương trình 5S, hay MS mà ngân hàng đang triển khai) để đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng, khảo sát thực tế so sánh với các ngân hàng khách để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng Tiến hành rà soát lại quy trình giao dịch để tiết giảm thời gian phục vụ khách hàng Tất cả vì mục tiêu phục vụ khách hàng theo khẩu hiệu của ngân hàng “Khách hàng hài lòng, Sacombank thành công”.

* Vận dụng chính sách lãi suất hợp lý

Ngày đăng: 05/09/2023, 14:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng biểu - Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng sacombank – chi nhánh chợ lớn
Bảng bi ểu (Trang 6)
Sơ đồ 1.1: Vị trí của kế toán ngân hàng - Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng sacombank – chi nhánh chợ lớn
Sơ đồ 1.1 Vị trí của kế toán ngân hàng (Trang 13)
Sơ đồ 1.2: Quy trình giao dịch gửi tiền, rút tiền: - Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng sacombank – chi nhánh chợ lớn
Sơ đồ 1.2 Quy trình giao dịch gửi tiền, rút tiền: (Trang 16)
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của Sacombank (ĐVT: tỷ đồng) - Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng sacombank – chi nhánh chợ lớn
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động của Sacombank (ĐVT: tỷ đồng) (Trang 30)
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động (ĐVT: triệu đồng) - Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng sacombank – chi nhánh chợ lớn
Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động (ĐVT: triệu đồng) (Trang 31)
Sơ đồ 2.2: Quy trình tất toán tài khoản tiền gửi tiết kiệm - Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng sacombank – chi nhánh chợ lớn
Sơ đồ 2.2 Quy trình tất toán tài khoản tiền gửi tiết kiệm (Trang 57)
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính trong năm 2011  (ĐVT: tỷ đồng): - Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng sacombank – chi nhánh chợ lớn
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tài chính trong năm 2011 (ĐVT: tỷ đồng): (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w