Thiết kế bài giảng điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học phần lớp 10 (Nâng cao)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Bích Thảo
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ,
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC
PHẦN LỚP 10 (NÂNG CAO)
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS TRANG THỊ LÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ có ý nghĩa rất quan trọng giúp tôi tổng hợp lại những kiến thức đã học trong nhà trường 2 năm sau đại học, là hành trang hữu ích, thiết thực giúp tôi vững bước trong sự nghiệp giáo dục
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo khoa Hóa trường ĐHSP TpHCM, trường ĐHSP Hà Nội và toàn thể thầy cô Phòng Khoa học công nghệ và sau đại học đã giúp đỡ tôi có điều kiện học tập tốt nhất
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trang Thị Lân, người Cô đã toàn tâm, toàn ý giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tập thể Ban giám hiệu và giáo viên Hóa trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, giáo viên Hóa các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành phần thực nghiệm sư phạm trong luận văn tốt nghiệp này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên, khuyến khích và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tôi theo học chương trình sau đại học
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn, cảm ơn tất cả mọi người đã cho tôi có được vị trí như ngày hôm nay
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7 năm 2008
Nguyễn Thị Bích Thảo
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thời đại “ kinh tế trí thức” đang ngày càng phát triển một cách nhanh chóng Chúng ta, nếu không muốn trượt ra khỏi dòng xoáy đó thì lối thoát duy
nhất là xây dựng một xã hội học tập, một tinh thần tự học, tự học suốt đời
Năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đánh dấu
một cột mốc phát triển đất nước quan trọng, đồng thời mở ra cho chúng ta nhiều
cơ hội và thách thức lớn của thời kỳ mở cửa và hội nhập, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương đổi mới sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, nhất là giáo dục Đổi mới PPDH đang là nhu cầu cấp bách đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay Việc đổi mới SGK đòi hỏi phải có sự thay đổi trong lối giảng dạy, để chuyển HS từ thế thụ động tiếp thu kiến thức sang tích cực, chủ động và sáng tạo
Để đạt được mục đích trên GV phải là người tiên phong đi đầu trong đổi mới và sáng tạo GV phải xây dựng một hệ thống bài giảng có sự kết hợp của nhiều PPDH khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở HS
Với những lý do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng điện tử, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học phần lớp 10 ( Nâng cao)” Tôi hy vọng đề tài nghiên
cứu này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học
2 Mục đích nghiên cứu
- Ứng dụng CNTT để thiết kế BGĐT
- Sử dụng PPDHPH nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hóa học
- Giúp HS phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề
Trang 5- Nghiên cứu chương trình SGK hóa lớp 10 – Nâng cao
- Thiết kế BGĐT, Hóa lớp 10 – Nâng cao
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các BGĐT đã xây dựng
- Tổng kết và rút kinh nghiệm
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy và học hóa học ở trường phổ thông
5 Phạm vi nghiên cứu
BGĐT được xây dựng giới hạn trong phần hóa học lớp 10 – Nâng cao -
THPT
6 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
- PP tổng kết lí luận
- PP điều tra thực tiễn
- PP phân tích, tổng hợp
- PP thực nghiệm sư phạm
- Đánh giá, xử lý kết quả theo thống kê toán học
7 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được một hệ thống BGĐT có chất lượng sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả dạy và học bộ môn Hóa học ở trường phổ thông
Trang 6Chương 1 : LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hình ảnh thầy cô giáo “click chuột” trong lớp bắt đầu xuất hiện trong năm
2003 và hiện nay khá phổ biến Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới PPDH phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của CNTT
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm học 2004 - 2005, Sở Giáo dục và đào tạo đã phát động chương trình giảng dạy bằng BGĐT với những lớp tập huấn đến tất cả các quận, huyện Năm 2005, Sở giáo dục thành phố triển khai dự án CNTT với kinh phí khoảng 7 tỉ đồng Việc làm này đã "đánh động" đến từng
GV, làm cho mỗi người tự thấy phải thay đổi thói quen lên lớp chỉ với phấn trắng bảng đen, lao vào việc thiết kế BGĐT bằng phần mềm Power Point Trung tâm Công nghệ dạy học thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐHSP TpHCM) đã có công rất lớn trong việc liên tục mở các lớp đào tạo GV thực hiện BGĐT; Sở Giáo dục các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Phòng Giáo dục quận
3 (TpHCM) đều có những hoạt động hỗ trợ tích cực GV trong việc đổi mới này
Tại trường ĐHSP TpHCM, ngày càng nhiều SV quan tâm nghiên cứu đến lĩnh vực này Tôi xin giới thiệu (theo trình tự về thời gian) một số đề tài gần gũi với luận văn mà tôi nghiên cứu
1.1 Luận văn tốt nghiệp “ SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWER POINT TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT ” – năm 2003 – Tác giả : Cử nhân Nguyễn Thúy Anh Thư – ĐHSP TpHCM
- Nội dung luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ( từ trang 6 → 64)
Trang 7Chương 2 : Sử dụng Power point trong giảng dạy hóa lớp 10 Phần này tác giả đề cập đến những nội dung chính sau : (từ trang 67 → 96)
Các bước thực hiện một bài giảng trên Power point
Vận dụng vào việc soạn một số giáo án trong chương trình hóa 10
Ứng dụng các khả năng của Power point tạo hình ảnh minh họa cho bài học
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm ( từ trang 100 → 105 )
Ưu điểm
- Cơ sở lí luận của luận văn khá chi tiết, rõ ràng, bố cục chặt chẽ
- Là một tài liệu giúp SV, GV tìm hiểu về phần mềm Power point dễ dàng Luận văn hướng dẫn rất rõ các bước để soạn thảo một BGĐT với nhiều tiện ích để tạo hình ảnh minh họa cho bài dạy như tạo hoạt cảnh thí nghiệm, sự xen phủ obitan…
- Luận văn sưu tập hình ảnh, phim thí nghiệm để GV đưa vào bài dạy cụ thể
- Điều tra thực trạng sử dụng các kỹ năng dạy học của SV cho kết quả tốt
- Tác giả thực nghiệm 1 BGĐT để đánh giá hiệu quả, tìm ra những thuận lợi, khó khăn và đề xuất biện pháp khắc phục
Nhược điểm
- Cơ sở lí luận của luận văn chưa nói rõ những ưu, nhược điểm của BGĐT, những thuận lợi, khó khăn mà SV hoặc GV gặp phải khi thiết kế bài giảng
- Luận văn chỉ có 2 giáo án minh họa
- Dạy thực nghiệm 1 BGĐT là quá ít để có số liệu kết luận
- Các hình ảnh minh họa, tự thiết kế còn quá ít
1.2 Luận văn thạc sĩ: “ ỨNG DỤNG CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT” – 2004 – Tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thủy – ĐHSP Hà Nội
Trang 8- Đây là một tài liệu hay, GV có thể tham khảo để hướng dẫn HS học tập
theo PPDH mới của Intel, chương trình dạy học cho tương lai
- Nội dung luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về lí luận và thực tiễn (từ trang 4 → 29 )
Chương 2: Sử dụng phối hợp một số phần mềm dạy học với máy vi tính để xây dựng hồ sơ dạy học ở chương trình hóa học THPT Phần này gồm những nội dung chính sau : ( từ trang 30 → 110)
Nêu nguyên tắc xây dựng hồ sơ dạy học
Nội dung một bộ hồ sơ dạy học
Một số bộ hồ sơ dạy học : Nước và nước oxi già, H2S và SO2, Ozon và thủng tầng ozon, Cao su
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (từ trang 110 → 119)
Ưu điểm
- Tác giả xây dựng tổng quan về lí luận và thực tiễn khá chi tiết
- Nêu được sự cần thiết phải ứng dụng CNTT vào DHHH, CNTT áp dụng như thế nào trong PPDH theo dự án
- Xây dựng PPDH theo dự án cho nhiều nội dung của chương trình hóa THPT
- HS làm quen với PP học theo dự án ở 4 bài với nội dung bài khá phong phú, nhiều tư liệu và hình ảnh liên quan đến bài học
- Sau mỗi chương đều có tổng kết – rút ra nhận xét
- Tác giả tiến hành nghiên cứu và cho kết quả “ ứng dụng CNTT và truyền thông để nâng cao tính tích cực nhận thức môn hóa cho HS ở trường THPT” là cần thiết, khả thi và có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT
Nhược điểm
- Trình bày luận văn chưa logic, cỡ chữ to, nhỏ không thống nhất
Trang 9- Tác giả chỉ liệt kê một số phần mềm ứng dụng tin học sử dụng trong đề tài, chưa có phần tổng quan cách sử dụng
- BGĐT có nhiều slide ghi chữ quá nhiều, ít tranh ảnh minh họa
- Hình ảnh, bản tin không biết rõ nguồn là của GV hay HS Bài báo cáo của
HS, chưa thấy sự phân công các thành viên trong nhóm
- Nội dung gồm 4 bài nhưng trong luận văn tác giả chỉ trình bày 2 bài tiêu biểu, 2 bài còn lại nên nằm trong phụ lục để độc giả cùng tham khảo
1.3 Luận văn tốt nghiệp: “ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH, MÔ HÌNH, PHIM THÍ NGHIỆM, PHIM TƯ LIỆU TRONG THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TRÊN POWER POINT” – 2006 – Tác giả Nguyễn Thanh Hiền – ĐHSP TpHCM
- Luận văn có nhiều tranh ảnh, thí nghiệm hay về chương Oxi – lưu huỳnh
chương trình hóa lớp 10 - nâng cao SV, GV có thể ứng dụng các BGĐT vào thực
tế giảng dạy
- Luận văn gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài (từ trang 8 → 27)
Chương 2: Thiết kế GAĐT Gồm những nội dung chính : (từ trang 28 → 79) Nguyên tắc thực hiện GAĐT trên phần mềm Power point
Phim và hình ảnh minh họa sử dụng trong GAĐT chương Oxi, lưu huỳnh Vận dụng soạn một số GAĐT trên Power point chương VI
Ưu, nhược điểm khi sử dụng GAĐT
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng GAĐT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ( từ trang 84 → 86)
Ưu điểm
- Nghiên cứu phần cơ sở lí luận PPDH và bài lên lớp hợp logic, đầy đủ
- Tác giả sưu tầm nhiều hình ảnh, phim thí nghiệm minh họa cho bài học
- Nêu được những tiện lợi của Power point khi soạn GAĐT
- Xây dựng được nguyên tắc thiết kế GAĐT trên Powerpoint
Trang 10- Tác giả tiến hành điều tra việc sử dụng GAĐT ở trường THPT và đánh giá của HS khi học bằng GAĐT Kết quả thực nghiệm tìm ra những ưu, khuyết điểm GAĐT và nêu biện pháp khắc phục
Nhược điểm
- Luận văn vẫn sử dụng cụm từ GAĐT nên thay là BGĐT
- Phần ưu, nhược điểm của GAĐT nên để trong phần cơ sở lí luận
- Trong các bài giảng, tác giả có rất ít hình ảnh hay mô phỏng do tác giả tự thiết kế, chủ yếu sử dụng các thí nghiệm, hình ảnh có sẵn
- Giáo án chưa chia thành các hoạt động cụ thể ( vẫn theo cách thiết kế cũ mặc dù năm 2006 đã thực hiện chương trình mới )
1.4 Luận văn tốt nghiệp: “ ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ THIẾT KẾ HỆ THỐNG BGĐT VÀ TÌM KIẾM CÁC TƯ LIỆU HỖ TRỢ VIỆC ĐỔI MỚI PPDH MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THPT”–Năm 2007–Tác giả Phạm Bảo Toàn – ĐHSP TpHCM
- Luận văn hay, nhiều tư liệu, hình ảnh, mô phỏng và phim thí nghiệm ở 3 chương 1, 2, 3 chương trình hóa 10 – cơ bản, rất hữu ích, GV có thể ứng dụng
- Luận văn gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài (từ trang 4 → 44)
Chương 2 : Sử dụng hệ thống BGĐT và các tư liệu hỗ trợ đổi mới PPDH chương 1, 2, 3 SGK hóa 10 – Cơ bản Gồm nội dung chính: (từ trang 49 → 84) Tìm hiểu chung về BGĐT
Tìm hiểu phần mềm Power point
Một số phương tiện kỹ thuật phục vụ thiết kế và giảng dạy bằng BGĐT Hệ thống các BGĐT chương 1, 2, 3
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (từ trang 87 → 91)
Ưu điểm
- Tìm hiểu cơ sở lí luận PPDH và thực tiễn khá chi tiết, đầy đủ và logic
Trang 11- Nêu những xu hướng đổi mới PPDH đặc biệt là ứng dụng CNTT
- Tác giả giới thiệu tốt các phần mềm hóa học ứng dụng soạn BGĐT
- Có tư liệu hỗ trợ các chương 1, 2, 3 được thiết kế, biên soạn như một trang web thu nhỏ rất hay, gồm nhiều chương mục như: BGĐT, bài đọc thêm, thư giãn, lịch sử hóa học, đố vui hóa học, thí nghiệm vui hóa học ……
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng BGĐT vào giảng dạy của GV tại huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương cho kết quả GV ít ứng dụng CNTT vào giảng dạy, chủ yếu vẫn theo PP truyền thống bảng đen, phấn trắng
Nhược điểm
- Cách trình bày luận văn: canh dòng, lề chưa thống nhất
- Trong BGĐT nhiều slide có chứa quá nhiều nội dung là chữ
- Tác giả chưa chia nhóm cho HS nghiên cứu, thảo luận
- BGĐT không có slide nêu cấu trúc, nội dung bài học
- Tác giả dạy thực nghiệm duy nhất có 1 BGĐT là quá ít
Nhận xét chung
Qua một số luận văn nêu trên tôi nhận thấy các tác giả đều có những điểm chung thống nhất như sau:
Ứùng dụng CNTT vào DHHH là xu hướng tất yếu đổi mới PPDH
Phần mềm power point là thiết thực, hữu ích và tiện lợi để GV soạn BGĐT Thực nghiệm điều tra cho kết quả HS rất thích thú khi học theo PP mới
- Các tác giả đều có đề xuất chung đối với ngành giáo dục như sau :
Đầu tư cơ sở vật chất để GV có thể giảng dạy BGĐT tốt
Mở nhiều lớp bỗi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tin học cho GV
Vì đa số các đề tài trên là luận văn tốt nghiệp đại học nên nội dung nghiên cứu chỉ gồm vài bài hay tối đa là ba chương nên còn tương đối ít Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu đều góp phần thiết thực vào định hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay
Trang 13Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Phương pháp dạy học [14]
2.1.1 Phương pháp dạy học là gì ?
Có thể nêu ở đây 1 định nghĩa đáng lưu ý:
- PPDH là cách thức làm việc của thầy, của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học
2.1.2 Khái niệm phương pháp dạy học hóa học
PPDH hóa học có thể hiểu là cách thức hoạt động cộng tác có mục đích giữa thầy và trò, trong đó thống nhất sự điều khiển của thầy với sự bị điều kiển – tự điều khiển của trò, nhằm làm cho trò chiếm lĩnh khái niệm hóa học
2.1.3 Cấu trúc của phương pháp dạy học hóa học
Phương pháp dạy học hóa học
2.2 Một số phương pháp dạy học truyền thống theo hướng dạy học tích cực [18]
Aùp dụng PPDHTC không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống Những
PP thuyết trình, giảng giải, biễu diễn các phương tiện trực quan minh họa cho lời giảng … vẫn rất cần thiết trong QTDH Do đó cần kế thừa, phát triển các mặt tích cực trong hệ thống các PPDH đã quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng
P truyền đạt
P điều khiển
P lĩnh hội
P tự điều khiển
Trang 14một số PPDH mới, phù hợp hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để tiến lên một cách vững chắc
2.2.1 Vấn đáp tìm tòi ( đàm thoại Ơrixtic)
Khái niệm
Là PP mà GV là người tổ chức trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận giữa GV
với HS, giữa HS với HS, thông qua đó HS nắm được tri thức mới
Đặc điểm
- Hệ thống câu hỏi GV nêu ra giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS Trật tự logic các câu hỏi hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết ở HS
- GV là người tổ chức sự tìm tòi, còn HS là người tự lực phát hiện kiến thức mới Khi kết thúc cuộc đàm thoại HS có được niềm vui của sự khám phá HS vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được PP nhận thức và phát triển tư duy
Lưu ý
- GV cần biết vận dụng các ý kiến của HS để bổ sung, chỉnh lí, kết luận vấn đề nghiên cứu Như vậy HS sẽ hứng thú, tự tin hơn vì thấy trong kết luận của thầy có phần đóng góp ý kiến của mình
- Sự dẫn dắt theo PP này mất nhiều thời gian hơn so với PP thuyết trình, nhưng kiến thức HS lĩnh hội được sẽ chắn chắn hơn rất nhiều Theo hướng dạy học tích cực, GV có thể chia nhỏ các câu hỏi thành từng chủ đề, phát cho từng nhóm HS trong lớp nghiên cứu, sau đó thảo luận trong giờ học, làm cho HSø hứng thú hơn
2.2.2 Dạy học nêu vấn đề
Đặc trưng của phương pháp
Nét đặc trưng của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội kiến thức diễn ra thông qua quá trình giải quyết vấn đề
Cấu trúc của phương pháp
Trang 15Cấu trúc một bài học (một phần bài học) theo PPDH nêu vấn đề gồm các bước
a Đặt vấn đề
Xây dựng bài toán nhận thức :
- Tạo tình huống có vấn đề
- Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết
b Giải quyết vấn đề đặt ra
- Đề xuất các giả thuyết
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề (theo giả thuyết đặt ra)
- Thực hiện kế hoạch giải
c Kết luận
- Thảo luận kết quả và đánh giá
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu
- Phát biểu kết luận
- Đề xuất vấn đề mới
Lưu ý
- Khâu quan trọng của PP này là tạo tình huống có vấn đề, điều chưa biết là yếu tố trung tâm gây ra sự hứng thú nhận thức của HS Trong DHHH, GV có thể sử dụng thí nghiệm hóa học, bài tập nêu vấn đề để tạo tình huống có vấn đề
Ví dụ : Khi học về bài ozon GV có thể sử dụng PP nêu vần đề:
Tại sao Ozon nặng hơn Oxi nhưng lại ở trên cao ?
Thủng tầng ozon ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người ?
- Áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề cần chú ý lựa chọn hình thức, mức độ cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS và nội dung cụ thể của mỗi bài
- Các mức độ của dạy học nêu vấn đề :
GV nêu và giải quyết vấn đề
Trang 16GV nêu vấn đề và tổ chức cho HS tham gia giải quyết vấn đề
GV nêu vấn đề và gợi ý cho HS đề xuất cách giải quyết vấn đề
GV cung cấp thông tin, tạo tình huống để HS phát hiện, giải quyết vấn đề HS tự phát hiện vấn đề, tự lực giải quyết vấn đề và đánh giá
Như vậy tùy trình độ nhận thức của HS mà GV áp dụng mức độ cho phù hợp
2.2.3 Dạy học theo phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ [17],[18]
Nội dung
Là hình thức tổ chức dạy học trong đó quá trình nhận thức được tiến hành thông qua hoạt động của HS trong nhóm, theo một kế hoạch được GV giao phó Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ có thể tiến hành trong bài lên lớp hoặc ngoài bài lên lớp
Ý nghĩa
- Về phía GV : GV đã hoạt động hóa người học
- Về phía người học : Trong quá trình tham gia các hoạt động, người học chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng Có thể trao đổi, hỗ trợ nhau trong quá trình khám phá kiến thức mới Có thể đánh giá hoặc tự đánh giá lẫn nhau về kiến thức đúng hay sai
Cấu trúc QTDH theo nhóm
Hướng dẫn HS tự nghiên cứu Tự nghiên cứu cá nhân
nhóm
Tổ chức thảo luận lớp Hợp tác với các bạn trong lớp
Trang 17Vd: Nhóm HS nghiên cứu ảnh hưởng CM, t 0 đến tốc độ của phản ứng hóa học
Hoạt động của nhóm HS có thể là:
nghiệm Giải thích và rút ra kết luận
kết quả thảo luận nhóm
cáo kết quả của nhóm
Hạn chế của phương pháp
- Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ trong bài lên lớp thường phù hợp với bài lên lớp có kiến thức cần học ngắn, bài luyện tập, bài thực hành hóa mà nội dung gồm một số thí nghiệm nhỏ, kết quả thí nghiệm nhanh
- Tuy nhiên trong xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia thì năng lực hợp tác thực sự trở thành mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục và nhà trường do đó GV cũng phải cố gắng tận dụng PPDHTC này
2.3 Một số thử nghiệm đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam
Trang 182.3.1 Đổi mới phương pháp dạy học nhu cầu bức bách của giáo dục Việt Nam hiện nay
Chúng ta đang ở thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thực tế
vài năm gần đây ngành giáo dục đang có nhiều biến chuyển rất đáng khích lệ như
thay đổi quy chế thi cử, hình thức kiểm tra đánh giá hay đổi mới nội dung SGK … Đặc biệt việc ứng dụng CNTT được nhiều GV áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và cải tiến PPDH Tuy nhiên những biểu hiện tích cực trên chưa đồng đều, chưa liên tục và chất lượng chưa cao do nhiều nguyên nhân:
- Phần đông GV vẫn quen lối dạy cũ, thông báo kiến thức sách vở
- Kiến thức về tin học căn bản và ngoại ngữ của GV còn hạn chế
- Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn
- Việc giảng dạy có ứng dụng CNTT phần lớn GV tự mày mò tìm hiểu nên rất tốn thời gian mà hiệu quả lại không tương xứng
Đổi mới PPDH phải nhìn nhận là một nhu cầu bức bách, một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của sự nghiệp giáo dục Việt Nam hiện nay Lâu nay chúng ta thường hay nói nguyên nhân của sự kém phát triển là do tính thụ động của HS, nhưng xét cho cùng đó lại là trách nhiệm của người GV Chúng ta phải tự thay đổi chính mình, thay đổi trong lối truyền thụ kiến thức cũ và cả PP sư phạm , phải làm sao cho các em hoạt động thật nhiều, đặt các em vào tình huống có vấn đề để chính các em tự giải quyết
Đã đến lúc đội ngũ GV cần quyết tâm hành động đổi mới PPDH thông qua phương tiện giảng dạy mới – ứng dụng CNTT - để có thể bắt kịp nền giáo dục các nước trên thế giới Người GV cần phải nắm vững các PPDH hiện đại ở trong nước và cả trên thế giới, những phương hướng hoàn thiện PPDH hóa học ở nước
ta để có thể định hướng đúng cách thức, vận dụng các PPDH truyền thống làm cho chúng trở thành các PPDHTC đồng thời cũng có thể đề xuất cải tiến PPDH
Trang 192.3.2 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng“ dạy học hướng vào người học” hay “ dạy học lấy HS làm trung tâm” [17], [18]
Khái niệm
Dạy học lấy HS làm trung tâm là đặt người học vào vị trí trung tâm của QTDH, chú trọng đến những phẩm chất, năng lực riêng của mỗi người Họ vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng của QTDH, phấn đấu cá thể hóa QTDH để
cho các tiềm năng của mỗi cá nhân được phát huy tối đa
Ưu điểm của phương pháp
- Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của HS
- Chú trọng bồi dưỡng rèn luyện kĩ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho
HS hòa nhập với xã hội
- Coi trọng rèn luyện HS phương pháp tự học, tự khám phá, giải quyết vấn đề, phát huy sự tìm tòi, tư duy độc lập, sáng tạo cho HS thông qua hoạt động học tập
- Không khí lớp học trở nên sinh động, mối quan hệ thầy trò thân mật hơn Tóm lại, đây là PPDH tiến bộ, lành mạnh giải phóng năng lực sáng tạo HS
Nhược điểm của phương pháp
Do quá chú trọng sự phát triển cá nhân tự phát, coi nhẹ vai trò định hướng trong quá trình hình thành nhân cách, coi nhẹ quan hệ xã hội của con người, nên quan điểm “ lấy HS làm trung tâm” đã từ một ý tưởng nhân văn tiến bộ trở thành một lí thuyết cực đoan mà mục đích cao nhất là tạo mọi điều kiện để đáp ứng nhu cầu, hứng thú của từng cá nhân ngay khi còn đi học Đó là những khuynh hướng, tư tưởng xa lạ với bản chất nền văn hóa giáo dục hướng về cộng đồng, hướng về số đông con người lao động
2.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “ hoạt động hóa người học “ [4 ], [17 ], [18 ]
Trang 20Bản chất phương pháp
Bản chất của việc đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học là tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo của mình, trong đó việc rèn luyện phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của việc đổi mới PP giáo dục nói chung và PPDH nói riêng
Đặc trưng phương pháp
- Sự học tập tự giác làm cho HS biết biến nhu cầu của xã hội thành nhu cầu nội tại của bản thân mình
- Sự sáng tạo của HS Muốn có tư duy sáng tạo thì phải tập luyện hoạt động sáng tạo thông qua học tập, mà nét đặc trưng của sáng tạo là tạo ra sản phẩm mới mẻ, độc đáo, duy nhất và không lặp lại Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức
Các biện pháp thực hiện
Trong DHHH cần sử dụng các biện pháp hoạt động hóa người học như:
- Khai thác nét đặc thù môn học, tạo ra nhiều hình thức hoạt động đa dạng phong phú của HS trong giờ học như:
Tăng cường sử dụng thí nghiệm, phương tiện trực quan, phương tiện dạy học
Trong giờ học cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của HS như: thí nghiệm, dự đoán lí thuyết, mô hình hóa, giải thích, thảo luận nhóm… giúp HS được hoạt động tích cực, chủ động
- Tăng thời gian hoạt động của HS trong giờ học Hoạt động của GV chú trọng đến việc thiết kế hướng dẫn điều khiển vào hoạt động và tư duy của HS khi giải quyết các vấn đề học tập thông qua hoạt động cá nhân hay hoạt động
Trang 21nhóm GV cần động viên HS hoạt động nhiều hơn trong dạy học, giảm tối đa các hoạt động nhận thức thụ động
- Tăng mức độ hoạt động trí lực, chủ động của HS thông qua việc lựa chọn nội dung và hình thức sử dụng các câu hỏi, bài tập có sự suy luận, vận dụng kiến thức một cách sáng tạo
Như vậy, tư tưởng chủ đạo của định hướng đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học là HS được phát huy tính tích cực nhận thức học tập đến mức
tối đa thông qua các hoạt động chủ động, độc lập, sáng tạo trong giờ học
2.3.4 Dùng trắc nghiệm trong kiểm tra - đánh giá [4 ], [18 ]
Ý nghĩa của kiểm tra – đánh giá
- KT - ĐG có hệ thống sẽ thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin
“liên hệ ngược trong” giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học Nó giúp cho
HS kịp thời nhận thấy mức độ đạt được những kiến thức của mình, còn lỗ hổng kiến thức nào cần được bổ sung trước khi bước vào phần mới của chương trình học tập, có cơ hội để nắm chắc những yêu cầu cụ thể đối với từng phần của chương trình
- Kết quả KT - ĐG giúp GV có thông tin để điểu chỉnh QTDH sao cho phù hợp trình độ tiếp thu kiến thức của HS
- Ngoài ra thông qua KT - ĐG HS có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ : ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức
- Việc KT - ĐG chú trọng phát huy trí thông minh, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống thực tế
Dùng trắc nghiệm khách quan KT - ĐG theo hướng dạy học tích cực
- Hiện nay hình thức trắc nghiệm khách quan được sử dụng khá phổ biến trong KT - ĐG mức độ nhận thức, hiểu bài của HS So với bài kiểm tra 15 phút,
1 tiết hay thi học kì… GV có thể dùng hình thức này trong kiểm tra bài đầu giờ,
Trang 22củng cố kiến thức sau mỗi bài dạy hay ôn tập củng cố chương… làm cho tiết học thêm sinh động và hào hứng
- Vì sử dụng trắc nghiệm nhằm mục đích làm không khí tiết học thêm sinh động nên GV có thể sử dụng phối hợp nhiều hình thức trắc nghiệm khác nhau: Câu trắc nghiệm tự luận
Câu trắc nghiệm đúng, sai
Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn
Câu trắc nghiệm ghép đôi
Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn
- Do đổi mới PPDH được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc KT - ĐG phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng Chừng nào việc KT - ĐG chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực
- Vì vậy sử dụng các hình thức trắc nghiệm tự luận và khách quan trong bài giảng mới làm bài học thêm lôi cuốn, sinh động, hứng thú… đồng thời góp phần đáng kể vào việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS
2.3.5 Phương pháp dạy học phức hợp [15]
Khái niệm phương pháp
Tổ hợp PPDHPH là sự phối hợp biện chứng của một số PP (và phương tiện) dạy học trong đó một yếu tố giữ vai trò nòng cốt trung tâm, liên kết các yếu tố khác còn lại thành một hệ thống nhất về PP, nhằm tạo ra hiệu ứng tích hợp và cộng hưởng về PP của toàn hệ, nâng cao chất lượng lĩnh hội lên nhiều lần
Trang 23- Mỗi tổ hợp PPDHPH thường được tạo ra từ một PP (hoặc một phương tiện), giữ vai trò trung tâm Như trong dạy học nêu vấn đề – ơrixtic, đó là bài toán ơrixtic; trong dạy học bằng grap là grap nội dung dạy học, trong dạy học bằng máy tính điện tử là máy tính điện tử PP cốt lõi trung tâm đó lại liên kết với một số PP cơ bản khác như thuyết trình, đàm thoại, thí nghiệm …
- Như vậy hệ PPDH này sẽ tạo ra một hiệu quả tích hợp về PP, một hiệu ứng cộng hưởng về PP, sức mạnh tổng hợp của hệ phức hợp này sẽ lớn hơn tổng số những sức mạnh riêng của từng yếu tố riêng lẻ cộng lại
Đặc điểm của phương pháp
- Tính khái quát cao và tính chuyển tải rộng
Được ứng dụng rất hiệu nghiệm không những trong môn hóa học, mà còn được vận dụng với kết quả cao trong nhiều môn học khác, thực nghiệm sư phạm đã khẳng định kết luận này
- Tính ổn định cao
Nguyên nhân là vì chúng xuất xứ từ những PP khoa học ổn định, có ứng dụng phổ biến trong khoa học và kinh tế
- Có đồng thời cả hai chức năng : PP dạy và PP học
Dạy và học một nội dung bằng cùng một PP sẽ tạo nên hiệu quả cộng hưởng
Vì khi thầy dạy, trò đã tiếp thu lần đầu cách dùng PP đó, khi tự học, trò lại áp dụng PP đó lần thứ hai
2.4 Cơ sở lí luận về bài lên lớp hóa học
2.4.1 Định nghĩa [5 ], [15]
Bài lên lớp là hình thức dạy học cơ bản chính yếu ở trường phổ thông Nó là
một QTDH sơ đẳng, trọn vẹn Bài lên lớp có thời lượng xác định, sĩ số giới hạn, tập hợp thành lớp những HS cùng độ tuổi, cùng trình độ học lực trung bình Ở đây, dưới sự điều khiển sư phạm của GV, HS trực tiếp lĩnh hội một đoạn trọn
vẹn của nội dung trí dục của môn học
Trang 242.4.2 Một số yêu cầu chung khi thiết kế bài dạy [2]
Để đổi mới PPDH, GV cần phải nhận thức được việc đổi mới PP trong việc thiết kế bài dạy học Việc thiết kế bài soạn theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực học tập của HS cần chú ý các bước sau :
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài
- Là đích đặt ra cho HS cần đạt được sau khi học bài đó
- Gồm 3 thành tố : Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hóa được với ba mức độ : Biết – Hiểu – Vận dụng
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- GV cần chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết học ( bao gồm dụng cụ, hóa chất, tranh ảnh, phiếu học tập…)
- HS cần chuẩn bị những gì
Bước 3: Xác định PPDH chủ yếu
- PPDH sao cho đơn giản, phù hợp, giúp HS tự lực ở mức cao nhất để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới đồng thời phù hợp với đối tượng HS
- Lựa chọn PPDH căn cứ vào mục tiêu, nội dung cụ thể và đặc điểm của mỗi
PP và sự phối hợp giữa chúng
Bước 4: Thiết kế các hoạt động của GV và HS ở trên lớp
- Một bài học có thể chia ra thành một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau Trong mỗi hoạt động có thể gồm các hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu đề ra
- Hoạt động của GV và HS trong một tiết học được chia theo quá trình của tiết học, có thể được phân thành :
Hoạt động khởi động: hoạt động này có thể là mở đầu, có nêu mục tiêu của tiết học, kiểm tra bài cũ để nêu vấn đề của bài mới hoặc những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến bài mới…
Trang 25Tiếp theo là các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài học về kiến thức, kĩ năng bao gồm : hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức, hoạt động củng cố, hoạt động để hình thành kĩ năng
Cuối cùng là hoạt động kết thúc tiết học bao gồm : hoạt động đánh giá, ra bài tập, dặn dò chuẩn bị cho bài sau
Bước 5: Ra bài tập để HS tự đánh giá và vận dụng tri thức
Cần đảm bảo một số yêu cầu sau :
- Bám sát mục tiêu đề ra
- Đảm bảo KT – ĐG được những kiến thức, kĩ năng cơ bản của tiết học
- Đảm bảo kiểm tra được nhiều HS và đảm bảo thời gian
Có thể củng cố kiến thức mới vừa học ngay sau mỗi phần của bài học
- Khi thiết kế các hoạt động của GV và HS cần lưu ý rõ các hoạt động cụ thể của GV, cách thức hướng dẫn HS nghiên cứu, tiếp cận, tự lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới kèm theo các hoạt động tích cực của HS
- Nhất thiết phải có hoạt động khởi động ( hoạt động vào bài) của mỗi phần trong bài học sao cho linh hoạt và sáng tạo
- Sử dụng hợp lí có hệ thống các PPDH thích hợp kết hợp với việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học
2.4.3 Các hình thức giáo án [2]
Giáo án trình bày theo một cột
Trang 26Khi trình bày GV cần phải lưu ý các hoạt động nối tiếp nhau, viết hết hoạt động này đến hoạt động khác, hết hoạt động của GV đến hoạt động của HS…
Giáo án trình bày theo hai hay nhiều cột
- Hai cột :
- Ba cột
2.4.4 Các kiểu bài lên lớp hóa học [5]
Trong DHHH ở trường phổ thông bài lên lớp hóa học được phân chia dựa
vào mục đích lí luận dạy học chủ yếu của chúng là hợp lí Như vậy, bài học hóa học có thể phân chia thành những dạng như sau:
2.4.4.1 Bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới
- Gồm các dạng bài :
Học thuyết cơ bản
Khái niệm cơ bản
Lý thuyết phản ứng
Chất cụ thể
Cơ sở khoa học của nền sản xuất hóa học
- Bài học dạng này có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, truyền thụ – tiếp thu kiến thức mới nên có sử dụng các PP và phương tiện dạy học khác nhau để đảm bảo cho HS nắm được dung lượng kiến thức xác định và các kĩ năng cần thiết Hoạt động của GV và HS chú ý đến việc nghiên cứu, nắm vững kiến thức và kĩ năng mới nhưng không loại bỏ yếu tố kiểm tra, củng cố, hoàn thiện kiến thức cũ có liên quan
Trang 27- Bài học dạng này thường có cấu trúc như sau :
Phần mở đầu : trình bày ngắn gọn nhiệm vụ nhận thức, giới thiệu dàn bài thuyết trình hoặc đàm thoại ngắn ngọn các kiến thức cũ có liên quan đến bài học
Sự nghiên cứu, nắm vững kiến thức mới, kĩ năng mới chiếm phần cơ bản của giờ học GV sử dụng các PPDH, phương tiện dạy học để thực hiện nội dung này
Cuối giờ học: GV khái quát ngắn gọn nội dung mới truyền đạt Cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng mới thu được GV trả lời các câu hỏi thắc mắc của HS và hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà
Trang 28
2.4.4.2 Bài lên lớp hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
- Nhiệm vụ chính của giờ học này là củng cố, đào sâu và hoàn thiện kiến thức lí thuyết về các định luật, học thuyết, khái niệm hóa học và các kĩ năng thực hành như thí nghiệm, tính toán lí thuyết… sau một số bài đã được nghiên cứu Đây chính là những bài luyện tập trong một chương
- Giờ học có thể tiến hành theo dàn bài sau :
Phần mở đầu: Nêu nhiệm vụ của giờ học và chuẩn bị cho HS làm việc Nhắc lại ngắn gọn các nội dung lí thuyết cơ bản bằng PP đàm thoại với HS hoặc thông báo theo nội dung, dàn bài GV đã chuẩn bị trước
HS làm việc độc lập : hoàn thành các bài tập ở dạng vận dụng kiến thức để hoàn thiện và phát triển các nội dung lí thuyết, kĩ năng hóa học đã nghiên cứu GV kiểm tra kết quả hoạt động độc lập của HS qua đàm thoại trên lớp GV khái quát nội dung bài học, phân tích những nội dung HS đã nắm được, những kiến thức cần bổ sung, chú ý và đáng giá hoạt động của HS
GV hướng dẫn công việc và bài tập về nhà
2.4.4.3 Bài lên lớp kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
- Nhiệm vụ chính của giờ học là đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS về các
mặt như sự đầy đủ, độ bền, sâu, tính linh hoạt, chất lượng các khía cạnh khác nhau của kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo thực hành hóa học Qua kết quả kiểm tra làm rõ thiếu sót, lỗ hổng trong kiến thức của từng HS mà GV có kế hoạch bổ sung trong quá trình giảng dạy
- Bài kiểm tra ở dạng kiểm tra miệng, viết được tiến hành thường xuyên trong từng giờ học đã trở thành yếu tố cấu thành trong các dạng bài lên lớp Các bài kiểm tra có nhiệm vụ làm rõ mức độ nắm kiến thức trong một chương, một chuyên đề được tiến hành trong các giờ kiểm tra viết hoặc thực nghiệm thuộc dạng bài học kiểm tra đánh giá Giờ kiểm tra thường được tiến hành như sau: GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra
Trang 29Toơ chöùc cho HS hoaøn thaønh caùc baøi kieơm tra ñoôc laôp (vieât, trạ lôøi cađu hoûi……)
HS ñoôc laôp hoaøn thaønh baøi kieơm tra
Keât thuùc cođng vieôc ( theo thôøi gian quy ñònh )
- Keât quạ baøi kieơm tra ñöôïc phađn tích, ñaùnh giaù ngay hoác ôû giôø hóc sau Ngoaøi nhöõng dáng baøi leđn lôùp cô bạn tređn coøn coù theơ keât caâu thaønh giôø hóc phoâi hôïp Trong giôø hóc naøy HS khođng chư nghieđn cöùu taøi lieôu môùi maø coøn coù thôøi gian chuyeđn bieôt ñeơ cụng coâ, hoaøn thieôn kieân thöùc, kieơm tra ñònh kì
2.5 ÖÙng dúng cođng ngheô thođng tin vaøo dáy hóc hoùa hóc
2.5.1 Taăm quan tróng cụa öùng dúng cođng ngheô thođng tin vaøo dáy hóc hoùa hóc
- Söï nghieôp giaùo dúc nöôùc ta caăn baĩt kòp xu theâ ñoơi môùi PPDH tređn theâ giôùi, nhaỉm nađng cao chaẫt löôïng dáy vaø hóc ÖÙng dúng tin hóc trong DHHH laø moôt trong nhöõng noôi dung quan tróng cụa xu theâ taât yeâu ñoù
- Cođng cuoôc cođng nghieôp hoùa, hieôn ñái hoùa ñaât nöôùc cuõng nhö thôøi ñái thođng tin, nhađn loái ñang quaù ñoô sang neăn kinh teâ tri thöùc maø ñaịc ñieơm cụa noù laø söï buøng noơ thođng tin, tri thöùc ñoøi hoûi coù nhöõng con ngöôøi naíng ñoông, saùng táo Söû dúng CNTT laø moôt trong nhöõng böôùc ñaøo táo ra nhöõng con ngöôøi ñaùp öùng yeđu caău cụa thôøi ñái môùi
- Söû dúng BGÑT noùi rieđng, CNTT vaø truyeăn thođng noùi chung laø khía cánh vaín hoùa cụa theâ giôùùi môùi, vaø nhö mói thöù vaín hoùa khaùc, noù seõ ñöôïc tieâp nhaôn toât nhaât ôû tuoơi trẹ, giuùp HS, SV ñònh höôùng tö duy vaø thaùi ñoô cụa mình trong thôøi ñái môùi
- ÖÙng dúng CNTT trong giạng dáy hoùa hóc giöõ moôt vò trí vođ cuøng quan tróng ñeơ ñoơi môùi PP dáy cụa thaăy, buoôc ngöôøi GV phại khođng ngöøng noê löïc hóc taôp vaø tìm hieơu ñeơ nađng cao tri thöùc ñeơ coù theơ chụ ñoông trong quaù trình giạng dáy Moôt thöïc teâ hieôn nay cho thaây HS raât naíng ñoông, saùng táo, thođng minh vaø raât thích toø
Trang 30mò tìm hiểu về CNTT Do đó, được học với những bài BGĐT các em sẽ rất thích thú và đam mê, nhất là môn hóa - một khoa học thực nghiệm
2.5.2 Điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hóa học
- Hầu hết GV hiện nay đáp ứng được với đổi mới PP giảng dạy Thực hiện đổi mới PP giảng dạy ngoài vấn đề xây dựng đội ngũ vừa hồng vừa chuyên, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng giữ vai trò quyết định trong sự thành công đổi mới PPDH
- Do đó đổi mới PPDH nhất thiết phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp Đây là một điều kiện quan trọng không kém yếu tố nguồn nhân lực
GV Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đòi hỏi sự đầu tư và quan tâm của nhiều cấp, ngành Đây quả là yếu tố khó GV ai cũng tự ý thức được rằng muốn đứng vững trên bục giảng trong quá trình đổi mới này nhất thiết phải tự học, tự phấn đấu và thay đổi PP giảng dạy, vấn đề này chỉ liên quan đến một cá nhân nên dễ thay đổi hơn
- Hiện nay, hầu hết các GV tại các thành phố, tỉnh lớn đều có nhu cầu thiết kế và giảng dạy bằng BGĐT Đồng thời GV của tất cả các bộ môn đều có nhu cầu giảng dạy theo PP mới Tuy nhiên cơ sở vật chất như phòng nghe nhìn, các phương tiện hỗ trợ cho giảng dạy theo PP mới lại thiếu trầm trọng chưa đáp ứng được nhu cầu cần sử dụng của GV
- Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những thành phố lớn có nhiều trường THPT, mỗi trường cao nhất cũng chỉ có 3 phòng nghe nhìn, còn thông thường chỉ là 1 phòng cho 12 bộ môn, với khoảng 60 lớp Ở những tỉnh nhỏ ngoại thành tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho đổi mới PPDH chắc chắn sẽ tệ hơn nhiều Rất nhiều GV bỏ hàng giờ thậm chí nhiều ngày để soạn rất công phu BGĐT nhưng lại không được đưa vào giảng dạy chỉ do không có phòng chức năng thực hiện Đây quả là một sự phí phạm về công sức và lao động trí óc của GV
Trang 31- Do đó, chúng tôi thiết nghĩ đi đôi với đổi mới PPDH ngành giáo dục phải có những đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất của các trường học, có như vậy sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước ta mới có hiệu quả thực sự
Trang 322.6 Sử dụng công nghệ thông tin thiết kế bài giảng điện tử [ 18], [22 ]
Hiện nay, có rất nhiều những phần mềm tin học hay phục vụ tốt cho DHHH
theo hướng dạy học tích cực như macromedia flash, Crocodilel, Director … Tuy nhiên, phần mềm Power point có nhiều hữu ích, tiện dụng hơn cả trong thiết kế
BGĐT Phần dưới đây tôi sẽ khái quát về nội dung phần mềm ứng dụng này 2.6.1 Tổng quan về phần mềm power point
Có thể sử dụng Power Point để tạo các trình diễn cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy học Power point cho phép thực hiện hầu hết các minh họa trong giảng dạy phối hợp với kỹ thuật Mutimedia (âm thanh, hình ảnh, màu sắc…)
2.6.1.1 Khởi động MS PowerPoint
Start/ Program/MS PowerPoint hay khởi động bằng biểu tượng trên màn
hình
Tạo một trình diễn mới
Mở trang trống để tự thiết kế
Từ trang mẫu thiết kế sẵn
Tự động tạo nội dung Mở một trình diễn đã ghi trước đó Cài hình nền bất kỳ
Mở các templates trên mạng Mở các templates trên máy tính Mở các templates trên Web sites Một số các templates dã sử dụng gần dây
2.6.1.2 Màn hình PowerPoint XP
Trang 33Thanh tiêu đề
Thanh menu
Khung phác thảo các slide
Ô ghi chú
Ô slide Thanh trạng thái
2.6.1.3 Thiết lập các tham số chung cho toàn bộ tập tin trình diễn
- Chọn View \ Master \ Slide Master
- Nhấn chọn nội dung muốn điều chỉnh rồi chọn Format \ Font hay nhắp
tiếng việt và cỡ chữ
- Quay lại màn hình ban đầu : chọn View \ Slide sorter hay nhắp chuột vào
biểu tượng ở góc trái màn hình
- Chọn date and time để chọn thông tin, ngày tháng soạn tập tin Có thể chọn
dạng tự động điều chỉnh theo thông tin của máy khi soạn lại ( Update automatically) hoặc dạng chọn cố định (fixed)
- Chọn slide number nếu muốn xuất hiện số thứ tự của từng trang slide
- Chọn Footer nếu muốn ghi chú về tập tin (gõ ghi chú vào ô)
- Chọn Insert \ picture nếu muốn chèn hình ảnh vào tất cả các slide
- Chọn Don’t show on title slide nếu muốn trang đầu tiên không xuất hiện
- Cuối cùng chọn để cập nhật các thông tin cho tất cả các slide
2.6.1.4 Một số thao tác trên tập tin và slide
Tạo một slide mới
Tương tự như tạo một văn bản mới trong Word
- Cho File \ New (Ctrl + N) hoặc nhắp vào biểu tượng trên thanh công cụ
Trang 34- Chọn mẫu trình bày trong cửa sổ New Slide \ OK
Mở một tập tin có sẵn
- Chọn File \ Open (Ctrl + O)
- Hoặc nhắp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ trong cửa sổ Open,
chọn tên ổ đĩa và thư mục chứa tập tin cần mở trong khung Look in , sau đó chọn tập tin cần mở rồi nhắp vào nút Open ( hoặc nhắp đúp vào tập tin muốn mở )
Lưu tập tin
- Chọn File \ Save (Ctrl + S)
- Hoặc nhắp biểu tượng trên thanh công cụ
Chèn thêm các slide vào tập tin
- Chọn Insert \ New ( Ctrl + M )
- Hoặc nhắp biểu tượng trên thanh công cụ, khi xuất hiện hộp thoại New Slide chọn một Slide rồi nhắp OK Khi đó một slide mới sẽ được chèn thêm vào
Xóa bỏ các Slide khỏi tập tin
Khi không cần đến một slide nào đó, hoặc tạo một slide có lỗi ta có thể xóa bỏ bằng 2 cách như sau :
- View \ Slide Sorter
- Hay nhắp vào biểu tượng ở góc trái màn hình , sau đó chọn slide cần
xóa rồi nhấn phím Delete ( Có thể xóa nhiều slide bằng cách nhấn phím Shift và chọn các slide cần xóa bỏ, rồi ấn phím Delete )
Chọn font, màu cho font chữ
- Chọn Format \ Font sẽ xuất hiện cửa sổ Font
Chọn phông chữ
Trang 35- Nhắp OK cho tất cả các lựa chọn
Chèn hình ảnh, âm thanh
a Chèn hình ảnh
* Chèn từ Clip Art
- Chọn Insert \ Picture \ Clip Art
- Hay chọn biểu tượng trên thanh Drawing khi đó hộp thoại Insert ClipArt sẽ được mở ra
* Chèn ảnh từ tập tin ảnh
- Chọn Insert \ Picture \ From File
- Chọn tên ổ đĩa và thư mục chứa tập tin trong khung Look in, chọn tên tập
tin muốn chèn rồi nhắp chuột để chèn ảnh vào trang thiết kế
b Chèn phim và âm thanh
- Chọn Insert \ Movies and Sound
- Chèn phim có sẵn từ Power point
Chèn phim tự chọn
point
Chèn âm thanh tự chọn Chèn âm thanh từ Audio CD
Chọn dạng màu nền
* Chọn mẫu Template ( các mẫu tạo sẵn )
- Format \ Slide Design
- Nhắp chuột phải và chọn Slide Design
- Nhắp chuột vào mẫu để xem và chọn lựa Sau khi chọn được mẫu thích hợp
Nhắp Apply to All Slide : cho tất cả các slide
Nhắp Apply to Selected Slides : cho những Slide đã lựa chọn trước
Trang 36* Chọn màu cho Template
- Chọn Format \ Slide Color Scheme
- Hoặc nhắp chuột phải và chọn Slide Color Scheme
- Nhắp Edit Color Schemes Có thể chọn các màu chuẩn có sẵn ( Standard )
hoặc tự chọn màu tùy ý ( Custom ), sau khi chọn màu có thể nhắp để xem trước, sau đó để đổi màu cho Slide hiện hành, hay
để đổi màu cho tất cả các Slide có trong tập tin
* Tự tạo màu nền
- Chọn Format \ Background
- Hoặc nhắp chuột phải và chọn Background Hộp thoại Back ground xuất
hiện
* Chọn dạng hiệu ứng
Lựa chọn hiệu ứng
Thêm hiệu ứng
ứng
Hiệu ứng vào
Trang 37Sau khi đã lựa chọn hiệu ứng cho các đối tượng, có thể sử dụng nút để xem trước các hiệu ứng trước khi nhắp
Trang 38
2.6.1.5 Tạo siêu liên kết ( Hyperlink )
Bất cứ đối tượng nào, bao gồm : văn bản, Clip Art, AutoShape … đều có thể
được liên kết, để tạo siêu liên kết ta thực hiện các bước sau đây :
- Mở trình diễn Power point, chọn từ hoặc đối tượng muốn liên kết, bôi đen từ hoặc đối tượng đã chọn
- Vào menu Insert \ Hyperlink hoặc Ctrl + K , xuất hiện hộp thoại
- Chọn văn bản hoặc đối tượng muốn liên kết, nhấp OK
Nếu liên kết thành công, từ hay đối tượng được chọn sẽ đổi màu và có gạch
chân Muốn mở tài liệu đã liên kết cần ở chế độ Slide Show \ View Show hoặc
nhấp phím F5
2.6.1.6 Thiết lập trình diễn
Chuyển đổi giữa các trang slide
- Chọn Slide Show \ Slide Transition
- Tùy thuộc vào mục tiêu bài dạy có thể chọn tốc độ chuyển tiếp là Slow ( chậm ), Medium ( vừa ), Fast (nhanh) trong khung Effect
- Trong khung Advance có 2 lựa chọn là :
On mouse click : nhắp chuột tại vị trí bất kì để chuyển sang trang kế tiếp Automatically after : tự động chuyển sang trang sau một thời gian nhất
định ( tự chọn thời gian )
- Để thêm các hiệu ứng âm thanh vào giai đoạn chuyển tiếp hãy chọn một
tùy chọn trong khung Sound
- Nhắp chuột vào Apply to All để áp dụng hiệu ứng chuyển tiếp cho toàn bộ
tập tin trình diễn
Thiết lập trình diễn
- Chọn Slide Show \ Set up Show… Khi đó trong khung slide có các lựa chọn :
All : trình diễn tất cả các slide của tập tin
From … to : trình diễn từ trang …… đến trang ……
Trang 39Sau khi thiết lập xong nhắp chuột chọn OK
- Trình diễn
Chọn Slide Show \ View Show hoặc nhấn phím F5 hoặc chọn biểu tượng ở
góc trái màn hình để bắt đầu trình diễn
2.6.1.7 Các bước xây dựng tập tin
- Khởi động Power point
- Chọn Blank Presentation
- Chọn Title Slide
- Thiết lập tham số chung cho toàn bộ tập tin trình diễn
- Quay lại màn hình ban đầu bằng cách vào View \ Normal và nhập dữ liệu
( chữ, hình ảnh, âm thanh …)
- Vào Insert / New Slide để xây dựng các Slide tiếp theo
- Tạo hiệu ứng cho các Slide
- Tạo các liên kết nhờ Hyperlink
- Chọn Show \ View show để trình diễn
2.6.2 Thế nào là bài giảng điện tử ?
2.6.2.1 Thế nào là bài giảng điện tử ? [ 13],[23 ]
- BGĐT gồm 3 thành tố:
Tư liệu hỗ trợ dạy học
Kế hoạch bài dạy
- Mục tiêu: tương tự giáo án thường
- Chuẩn bị của thầy và trò : bao gồm cả việc tìm tư liệu bài học trên internet, chuẩn bị phòng máy, máy chiếu, …
- Phương pháp và phương tiện dạy học
- Kế hoạch về thời gian
Trang 40- Thông tin phản hồi
Bài trình diễn
- Thường soạn thảo bằng phần mềm Powerpoint
- Chỉ đưa ra những nội dung về bài giảng thật tinh giản, ngắn gọn, súc tích
Tư liệu hỗ trợ dạy học
- Tư liệu hình ảnh, âm thanh, thông tin bổ sung
- Tư liệu mô phỏng sản xuất hóa học, các quá trình tự nhiên, cơ chế phản ứng
- Các video thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, các phản ứng hóa học diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm
2.6.2.2 Thế nào là một bài giảng điện tử hiệu quả? [26]
Một BGĐT hiệu quả phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau đây :
- Chính xác, khoa học
- Các slide được thiết kế có hệ thống, đủ nội dung, minh họa các tiến trình theo từng bước, làm rõ trọng tâm bài học
- Liên hệ với thực tế, có tính giáo dục
- Việc sử dụng CNTT hỗ trợ tốt cho cách dạy học truyền thống, tạo được sự cân bằng giữa việc sử dụng công nghệ với các hoạt động bình thường khác của lớp, khuyến khích HS, thảo luận thông qua các slide, phát huy được tính tích cực của HS, tạo được sự giao tiếp thầy-trò trong khi trình chiếu bằng máy tính; giúp
HS tiếp thu học thuyết, các khái niệm phức tạp tốt hơn
- Tổ chức và điều khiển HS chủ động tham gia xây dựng bài học (thông qua việc trình chiếu các slide, kết hợp với hệ thống câu hỏi tự luận, trắc nghiệm, hoặc các phiếu khảo sát )
- HS hiểu bài, biết vận dụng kiến thức; hứng thú học tập, kích thích HS tiếp tục nghiên cứu các thông tin hữu ích có liên quan đến bài học
2.6.3 Ưu điểm, nhược điểm của bài giảng điện tử