1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phần lịch sử Việt Nam (lớp 12) ở trường THPT Ngô Gia Tự

19 1,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

-1- MỤC LỤC PHẦN A . ĐẶT VẤN ĐỀ . Trang 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 PHẦN B:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 1.1. Một số quan niệm về hiệu quả bài học lịch sử. 2 1.2. Quan niệm về sơ đồ tư duy. 3 2. THỰC TRẠNG. 4 2.1. Thuận lợi và khó khăn: 4 2.2. Tác dụng của sơ đồ tư duy: 5 3 . MỘT SỐ CÁCH THỨC THỰC HIỆN TRONG VIỆC SỬ DỤNG 5 SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT. 3.1. Nguyên lí hoạt động 5 3.2. Phương thức tạo lập 6 3.3. Cách thức thực hiện trong việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT. 6 a. Sử dụng sơ đồ tư duy để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức tổng hợp về bài học. 6 b. Sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm kiếm kiến thức của học sinh theo từng mục của bài. 13 c. Sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ để củng cố, khái quát bài học của học sinh 21 d. Sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ để ôn tập, tổng kết kiến thức đã học 25 4. HIỆU QUẢ 27 4.1.Kết quả. 28 4.2.Nhận xét. 28 PHẦN C. KẾT LUẬN 29 1. Kết luận. 29 2. Kiến nghị 29 PHẦN PHỤ LỤC 31 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 -2- PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong giai đoạn hiện nay, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, người lao động có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới. Người lao động phải có khả năng thích ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để có nguồn nhân lực đó, đòi hỏi việc cần thiết phải đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành và lòng say mê học tập, ý chí vươn lên. Mặc khác, trong thời đại ngày nay, lượng thông tin khoa học phát triển rất nhanh, nổi lên những vấn đề có tính chất toàn cầu đối với giáo dục, đó là việc giải quyết mâu thuẫn ngày càng tăng giữa khối lượng tri thức dường như tăng vô hạn với thời gian học tập có hạn trong nhà trường. Do đó, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với giáo dục là làm sao với một lượng thời gian học tập có hạn trong nhà trường, giáo viên có thể cung cấp những nội dung kiến thức cơ bản nhất của môn học đến với học sinh. Xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội, Có thể nói rằng việc dạy học lịch sử ở các trường THPT nói chung và dạy học lịch sử ở trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng có vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ là những chủ nhân của đất nước trong tương lai, như Bác Hồ ta đã nói “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Như chúng ta đã biết Lịch sử là một môn học đặc thù với những chuỗi sự kiện, diễn biến đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học Lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào cuộc sống hiện tại và tương lai. Đây là môn học yêu cầu người học phải “Biết sự kiện – Hiểu sự kiện – Nhớ sự kiện”, từ đó có sự phân tích, tư duy logic, khái quát và đánh giá sự kiện. Tuy nhiên các đồ dùng dạy học truyền thống hiện nay còn rất nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của bộ môn và yêu cầu của quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. Trong việc khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động thì phương tiện trực quan là một yếu tố hết sức cần thiết. Do đó, bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử đây là biện pháp rất quan trọng và cần thiết, giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học và phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh đồng thời thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT nói chung và ở trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng. Với lẻ đó, tôi quyết định chọn đề tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng hoc tập phần Lịch sử Việt Nam (LSVN) lớp 12 ở trường THPT Ngô Gia Tự” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập phần lịch sử Việt Nam lớp 12 ( phần LSVN) ở trường THPT Ngô Gia Tự, hướng dẫn học sinh có thể hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ, qua đó các em sẽ nhìn được tổng thể kiến thức một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, rút ngắn thời gian ôn tập củng cố, giúp học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức cơ bản và nhớ lâu. -3- 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh lớp 12A3, 12A6. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU “ Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng học tập phần LSVN (lớp 12)ở trường THPT Ngô Gia Tự” 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tài liệu. - Khảo sát (thực trạng) - Qua các tiết thực nghiệm trên lớp. - Điều tra hiệu quả qua chất lượng học tập của học sinh. - PP thống kê, so sánh PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số quan niệm về hiệu quả bài học lịch sử Một số người quan niệm hiệu quả bài học lịch sử chủ yếu là làm sao học sinh ghi nhớ lâu, chính xác, nhiều các sự kiện lịch sử càng nhiều càng tốt. Một số khác chú ý hơn đến hiệu quả của các bài học là phải phát triển được tư duy cho học sinh. Bởi vì việc đặt ra nhận thức sẽ kích thích sự chú ý và tư duy tích cực cho học sinh, đồng thời sẽ chuẩn bị cho các em tri giác tài liệu mới, tìm hiểu các sự kiện, đối tượng và hiện tượng mà các em đang nghiên cứu, từ đó giúp cho học sinh các thao tác tư duy (phân tích, so sánh), thông qua việc đặt nhiều câu hỏi trong giờ học và cố gắng tạo được không khí sinh động cho lớp học bằng việc thực hiện hàng loạt các phương pháp, cách thức dạy học khác nhau: Chẳng hạn như gọi học sinh đọc sách giáo khoa, sử dụng các đồ dùng dạy học (tranh, ảnh, sơ đồ minh họa, tranh biếm họa, bản đồ giáo khoa…), tài liệu tham khảo và đặc biệt như: hiện nay sử dụng cả phương tiện nghe nhìn (Công nghệ thông tin trong dạy học). Mục đích của giáo viên khi thực hiện như vậy để nhằm yêu cầu học sinh tham gia vào giờ học nhiều hơn, phát huy được tích tích cực học tập của học sinh, làm cho tiết học thêm sinh động. Nhưng nếu thực sự như vậy chỉ mới dừng lại ở mức độ hiện tượng của tính sinh động hình thức. Thường những quan niệm như thế dễ đưa đến tình trạng ôm đồm kiến thức, không biết lựa chọn vấn đề trọng tâm, tất yếu là không đảm bảo được kiến thức cơ bản của bài học cần phải truyền thụ cho học sinh và chắc chắn rằng hiệc quả bài học rất thấp. Có thể nói rằng hiệu quả bài học phụ thuộc vào phần lớn công việc chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị bài học (giáo án được soạn theo chuẩn kiến thức kỹ năng, giảm tải nội dung chương trình của Bộ Giáo Dục & Đào tạo, đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo, tổ chức điều khiển giờ học, quan trọng nhất là tinh thần kỷ luật, hứng thú học tập…). Hiệu quả bài học còn phụ thuộc vào điều kiện khách quan, không khí nhà trường, xã hội, điều kiện học tập. Nói tóm lại, một bài học được xem là có hiệu quả phải bồi dưỡng được những kiến thức cơ bản được cho học sinh đồng thời phải có tác dụng giáo dục và phát triển tư duy cho học sinh. Ba mặt bồi dưỡng này có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Nhiệm vụ giáo dục và phát triển của bài học chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở hình thành kiến thức. -4- Đồng thời, chính việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển trong giờ học sẽ làm cho việc nắm kiến thức của học sinh vững chắc và sâu sắc hơn. Đương nhiên mỗi bài học chỉ thực hiện được một phần các nhiệm vụ đó. Vấn đề đặt ra là phải xác định được phần đóng góp của mỗi bài học và tìm những biện pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao hiệu quả của bài học. 1.2. Quan niệm về sơ đồ tư duy * Khái niệm sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy hay còn gọi là lược đồ tư duy, bản đồ tư duy (Mind Map) Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra sơ đồ tư duy thì: “sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển. Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não. * Cơ sở khoa học Từ trước tới nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số theo trật tự tuyến tính. Nghĩa là chúng ta mới chỉ sử dụng ½ bộ não- não trái mà chưa sử dụng kĩ năng nào bên não phải – nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Các nhà khoa học chỉ ra rằng bộ não của con người gồm 2 bán cầu: não phải và não trái. Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng…. những yếu tố đó sẽ tác động, kích thích não trái. Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy và phân tích cho ra sản phẩm. Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất và khi hai bán cầu não có sự tương tác, tác động, kích thích lẫn nhau nó sẽ đem đến cho con người khả năng to lớn. Dựa trên những đặc điểm đó của não bộ, Tony Buzan đã sáng tạo ra sơ đồ tư duy theo nguyên lí hoạt động của bộ não. sơ đồ tư duy không những sử dụng chữ, số, các dòng kẻ mà còn có thể sử dụng cả màu sắc và hình ảnh. Các dòng kẻ, chuỗi, chữ, số và các danh sách được xử lí bằng chức năng thần kinh của não trái. Đây là bán cầu não được sử dụng cho các công việc bình thường. Do đó khi sử dụng nó, tư duy sáng tạo của con người bị giới hạn. Để thực sự trở nên sáng tạo, chúng cần sử dụng trí tưởng tượng - chức năng hoạt động của bán cầu não phải như sự tri giác màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, không gian. Với đặc điểm trên, sơ đồ tư duy kết hợp hoạt động của hai bán cầu não trái và não phải. Điều này giải thích vì sao chúng ta có thể phát huy toàn bộ mọi khả năng tư duy của mình khi sử dụng sơ đồ tư duy. Như vậy, sơ đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại, một kĩ năng sử dụng bộ não rất mới mẻ. -5- Đó là một kĩ thuật hình họa, một dạng sơ đồ kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động của bộ não. 1.3. Tác dụng của sơ đồ tư duy : 1.3.1. Đối với học sinh: Sơ đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn học thuộc như Lịch sử, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự nghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sơ đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động sáng tạo và phát triển được tư duy. Sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình, vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo việc học của mình, từ đó nhớ lâu và hiểu bài sâu. Học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy có ưu điểm: phát huy tối đa tính sáng tạo, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của mình, các em tự do chọn màu sắc (Xanh, đỏ, vàng, tím,….), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong….), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi sơ đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu , cách trình bày kiến thức của từng học sinh và sơ đồ tư duy do các em tự thiết kế vì vậy các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. 1.3.2. Đối với giáo viên: Sơ đồ tư duy- phương pháp dạy học bằng cách sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực không chỉ tạo hững thú trong học tập của học sinh mà còn góp phần đổi mới và làm phong phú các phương pháp giáo dục tích cực. Dạy học bằng Sơ đồ tư duy dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc, chia sẽ với bạn bè, công việc của giáo viên đỡ vất vả nhiều so với cách dạy truyền thống. Dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung bài học. Dạy học bằng phương pháp sơ đồ tư duy giúp các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Dạy học bằng sơ đồ tư duy sẽ nâng cao hiệu quả trong việc củng cố kiến thức, rèn luyện các kỷ năng và phát triển tư duy loogic cho học sinh. Với chủ trương giảm tải thực hiện từ năm học này, dạy bằng sơ đồ tư duy sẽ làm cho cô và trò không mất nhiều thời gian vào các chi tiết vụn vặt, trùng lặp mà tập trung thảo luận sâu và phát triển vấn đề cốt lõi của bài. Dạy học bằng sơ đồ tư duy còn có tác dụng phân loại đối tượng học sinh: học sinh khá, giỏi phát huy được khả năng sáng tạo, lập sơ đồ tư duy theo sự hiểu biết của mình, hiểu bài, nhớ bài sâu và lâu. Trái lại học sinh học trung bình trở xuống khó tiếp cận vận dụng chậm. do đó dạy học theo sơ đồ tư duy giáo viên cần dành thời gian hướng dẫn cho những đối tượng học sinh này nhiều hơn. Đổi mới phương pháp học xưa và nay thường gắn liền với đổi mới khoa học công nghệ, đòi hỏi hạ tầng cơ sở vật chất tốt. Những điều kiện này thường khó thực hiện ở các -6- trường vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế còn nhiều khó khăn. Song dạy học bằng sơ đồ tư duy có thể dạy được ở tất cả các trường học, nơi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư hoặc đầu tư chưa đầy đủ vẫn có thể áp dụng tốt bằng cách làm bảng phụ. 2. THỰC TRẠNG Việc dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng, có vai trò to lớn trong việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống hướng đến đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người chủ của đất nước trong tương lai. Từ thực tế đó, đặt ra cho giáo viên một trọng trách lớn lao. Người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, tìm ra những phương pháp dạy học hiện đại, sử dụng thông thạo công nghệ thông tin trong dạy học để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong nhiều năm qua, bản thân tôi là người trực tiếp đứng lớp, qua việc giảng dạy bộ môn, dự giờ, tiếp xúc với học sinh, trao đổi chuyên môn kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, sinh hoạt cụm THPT, tôi nhận thấy có những vấn đề sau : - Chương trình môn lịch sử 12 phần LSVN có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp dạy mới, củng cố bài bằng sơ đồ tư duy phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc… - Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động học tập: phòng CNTT, đèn chiếu, bảng phụ… - Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (giáo viên và học sinh) có đi ều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau. - Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy bài mới, củng cố bài phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực. - Hiện nay đa số học sinh THPT rất ít chú ý đến việc học bộ môn lịch sử, xem nhẹ vị trí bộ môn, coi động cơ học tập chỉ vì điểm số. (Dữ liệu điều tra) – Phụ lục 2 - Một số giáo viên mới ra trường do quá ôm đồm kiến thức dẫn đến tình trạng là giờ học quá nặng nề, tất bật. - Xu hướng học lệch diễn ra phổ biến, sự tác động của cơ chế thị trường và xu thế quốc tế hóa hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học bộ môn. (Dữ liệu điều tra) –Phụ lục 2 - Nội dung chương trình với lượng kiến thức lớn, thời gian trên lớp không đủ để cung cấp hết khối lượng kiến thức trong giờ học, chính vì vậy việc liên hệ trong việc mở rộng kiến thức rất hạn chế. - Sử dụng phần mềm về sơ đồ tư duy chưa được thông thạo, vì hiện nay chưa được sử dụng phổ biến ở các trường. (Dữ liệu điều tra) – Phụ lục 2 Hơn nữa, đặc trưng bộ môn lịch sử có rất nhiều sự kiện, khó nhớ, điều này dẫn đến tình trạng học sinh rất dễ nhàm chán nếu như chúng ta không tìm cách khắc phục hiện tượng này. Trong thực tế nhiều học sinh tâm sự rằng: “Em không thích học lịch sử vì các sự kiện khô, khó nhớ, sau này nó không phục vụ cho việc chọn nghề của em…” Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra khảo sát về tình hình học tập bộ môn lịch sử ở trường THPT Ngô Gia tự hiện nay và lập phiếu thăm dò ý kiến giáo viên về -7- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và việc sử dụng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở trường THPT Ngô Gia Tự hiện nay. * Phiếu điều tra khảo sát về tình hình học tập của học sinh Họ và tên học sinh…………. Lớp:………………………… Trường:………………………… Quận (huyện)………… Em hãy cho biết ý kiến của mình qua các câu hỏi sau: Câu 1. Thái độ của em đối với việc học bộ môn lịch sử ở trường THPT Ngô Gia Tự hiện nay? (Khoanh tròn vào 1 trong 3 đáp án sau hoặc ghi ý kiến khác của em) A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích Câu 2. Nếu ngày mai có một bài kiểm tra một tiết môn sử và kiểm tra một tiết môn toán thì em sẽ giành thời gian cho môn nào nhiều hơn. (Khoanh tròn vào 1 trong 3 đáp án sau ) A.Môn Sử nhiều hơn. B. Môn Toán nhiều hơn. C. Cả hai môn như nhau. Câu 3. Trong quá trình học tập môn Lịch sử em đã được học sơ đồ tư duy chưa? Câu 4. Thái độ học tập của em trong giờ học lịch sử có sử dụng sơ đồ tư duy? A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích Câu 5 . Vì sao em thích học lịch sử theo sơ đồ tư duy? A. Tạo sự hứng thú trong giờ học. B. Dễ hiểu bài. C. Nhớ kiến thức lâu. D. Cả 3 lí do trên. * Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên Họ và tên: ………………………………… Nơi công tác (trường)……………………… -8- Quận (huyện)……………………………………. Xin anh , chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THPT Ngô Gia Tự hiện nay? A. Tốt B. Thường xuyên C. Đôi khi D. Không sử dụng * Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên Họ và tên: ………………………………… Nơi công tác (trường)……………………… Quận (huyện)……………………………………. Xin anh , chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT Ngô Gia Tự hiện nay? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng. C. Rất ít. D. Không sử dụng * Thống kê kết quả điều tra - Về phía học sinh Rất thích Thích Bình thường Không thích Tổng phiếu câu 1 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 29 8 27,6 21 72,4 0 0 0 0 Môn Sử nhiều hơn Môn Toán nhiều hơn Cả hai như nhau Tổng phiếu câu 2 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 29 5 17,2 21 72,4 3 10,4 chưa có Tổng phiếu câu 3 Số lượng % Số lượng % 29 Rất thích Thích Bình thường Không thích Tổng phiếu câu 4 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 29 0 0 0 0 -9- Tạo sự hứng thú Dễ hiểu bài Nhớ kiến thức lâu Cả 3 lí do trên Tổng phiếu câu 5 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 29 8 27,6 21 72,4 0 0 0 0 - Về phía giáo viên Tốt Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng Tổng phiếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 8 1 12,5 1 12,5 6 75 0 0 Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Không sử dụng Tổng phiếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 8 0 0 1 12,5 1 12,5 6 75 Qua thống kê kết quả điều tra tôi nhận thấy về phía học sinh ít thích học bộ môn lịch sử, xem nhẹ vai trò của bộ môn lịch sử; về phía giáo viên thì việc ứng dụng công nghệ thông tin và việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử còn nhiều hạn chế và ít sử dụng. vì vậy chất lượng học tập, sự sáng tạo, tư duy của học sinh chưa cao . Vậy làm thế nào để các em hứng thú học tập bộ môn, nắm chắc các sự kiện, trách học vẹt, góp phần phát triển năng lực tư duy cho học sinh nhằm hướng đến hạn chế những yếu kém trên. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng này, nhưng trong đó sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử có vai trò tích cực trong việc kích thích quá trình nhận thức của học sinh. Xuất phát từ lẽ đó, thông qua đề tài: “ Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng học tập phần LSVN (lớp 12) ở trường THPT Ngô Gia Tự”. Tôi nghĩ rằng, đây là một kinh nghiêm nhỏ nhằm kích thích năng lực tư duy cho học sinh , giúp giáo viên đỡ vất vả hơn trong giờ học, giúp học sinh yêu thích, hứng thú và ham học bộ môn lịch sử hơn. 3. MỘT SỐ CÁCH THỨC THỰC HIỆN TRONG VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 3.1. Nguyên lí hoạt động Nguyên tắc hoạt động của sơ đồ tư duy đúng theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Ở vị trí trung tâm của bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay một khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm đó được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính. Từ các nhánh chính đó lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ, rõ ràng. 3.2. Phương thức tạo lập - Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang) -10- + Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng. + Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. + Có thể dùng từ khóa, kí hiệu , câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề. - Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm + Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật. + Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm. + Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng. - Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ + Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. + Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. + Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. + Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn. + Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn. + Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. - Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúngvào trí nhớ tốt hơn. 3.3. Cách thức sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử theo đúng lý luận dạy học hiện đại. Ở đây tôi chỉ nêu lên một số cách thức thực hiện trong việc sử dụng sơ đồ tư duy, một vấn đề mang tính cấp thiết và đang được quan tâm hiện nay. 3.3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức tổng hợp về bài học. Trong việc cung cấp kiến thức mới của bài học, với thời gian 45 phút là quá ít so với nội dung chương trình của bộ môn trong cho một tiết dạy. Nhiều nội dung bài học theo phân phối chương trình của Bộ Gíao Dục và Đào tạo có khi từ 5 đến 6 trang, điều này quả là áp lực cả từ hai phía. Về phía người dạy thì tâm thế rất lo lắng sợ cháy giáo án, chưa nói là nếu giờ học có thầy cô dự giờ, thăm lớp thì còn sợ chuyện xếp loại, đánh giá thi đua…Với lý do đó, người dạy phải chạy đua với thời gian làm sao trong khoảng thời gian của một tiết dạy giáo viên có thể cung cấp hết các đơn vị kiến thức bài mới cho học sinh. Về phía người học, với khối lượng kiến thức của bộ môn trong một tiết học quá lớn trở thành áp lực và quá tải [...]... động của học sinh trong giờ học Để khắc phục tình trạng này, việc sử dụng sơ đồ tư duy, biểu đồ, sơ đồ, niên biểu trong việc cung cấp kiến thức mới sẽ giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng hơn trong quá trình dạy- học Sau đây tôi xin giới thiệu một số sơ đồ tư duy được ứng dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT Ngô Gia Tự hiện nay: Ví dụ 1 Dạy bài 12 lớp 12 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ... giáo viên và học sinh đã hoàn thành sơ đồ tư duy kiến thức theo nội dung bài học -13- 3.3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm kiếm kiến thức của học sinh Với những ưu điểm của mình, sơ đồ tư duy trở thành một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh Bước quan trọng nhất là giáo viên giúp học sinh phát hiện, tìm kiếm được trung tâm sơ đồ - trọng... đã hoàn thành sơ đồ tư duy kiến thức theo ý mình muốn 3.3.3 Sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ để củng cố, khái quát bài học của học sinh Sau mỗi tiết học, bao giờ cũng có phần củng cố, nhắc lại kiến thức trọng tâm Với cách học truyền thống, học sinh ghi chép và thực hiện kiến thức theo trật tự tuyến tính nên khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn < 50% dung lượng bài Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em... được thời gian Trong các bước lên lớp của một tiết dạy, việc củng cố nội dung bài học rất cần thiết, tuy nhiên việc củng cố nội dung bài học bằng nhiêu cách khác nhau, trong đó sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức đã học làm cơ sở ôn tập, kiểm tra, thi sau này.Gíao viên có thể hướng dẫn học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy tại lớp (nếu còn thời gian) hoặc giáo viên chuẩn bị sẵn ở nhà trên... Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)- Lịch sử 12 - ct chuẩn), để học sinh nắm vững phần I cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của ĐQ Mỹ ở miền Nam (1965 -1968), và đồng thời giúp các em về nhà tự tạo lập sơ đồ tư duy trên tinh thần và khả năng sáng tạo của mỗi em, giáo viên có thể cung cấp cho các em sơ đồ tư duy sau: -18- Ví dụ 12: Khi dạy bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến... tộc dân dân chủ ở việt Nam từ 1925->1930 phần II Đảng cộng sản Việt Nam Để giúp học sinh khắc sâu và hiểu rỏ về sự ra đời của ĐCSVN, nội dung của Hội nghị, ý nghĩa ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, giáo viên hướng dẫn các em vẽ theo sơ đồ sau: -15- Ví dụ 8: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm (1939 -1945) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (Lịch sử 12), để xác định... đó Sau mỗi giờ học, khi cần củng cố kiến thức học sinh chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy có thể tái hiện được 80% - 90% kiến thức bài học Đến khi ôn thi học sinh không phải mất một lượng lớn thời gian để đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần quan sát lại sơ đồ tổng thể vẫn có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chi tiết Như thế học sinh vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết... cho các em sơ đồ tư duy sau: Như vậy để gợi mở và kích thích quá trình tìm kiếm kiến thức của học sinh trong quá trình dạy học, song song với việc lập sơ đồ tư duy, GV hướng dẫn học sinh trong quá trình tạo lập có thể đánh số ở đầu các nhánh, minh họa cho logich các nội dung, kiến thức cơ bản trong bài học Thông qua đó học sinh sẽ nắm được đầy đủ các sự kiện chính và sắp xếp theo đúng trình tự các nội... bản đồ treo tư ng để hoàn thành bài tập Cuối cùng giáo viên cùng học sinh hoàn thiện được một sơ đồ tư duy kiến thức theo ý muốn của mình, kết quả có thể như sau -16- Ví dụ 9: Khi dạy bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) - Lịch sử 12 - ct chuẩn), để học sinh nắm vững về chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời giúp các em về nhà tự tạo lập sơ đồ tư duy trên tinh thần và. .. của bài Cuối cùng giáo viên và học sinh cùng hoàn thiện sơ đồ kiến thức bài học thông qua đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học, đồng thời phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy của học sinh Trong quá trình vẽ các nhánh của sơ đồ giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng nhiều loại màu để vẽ các nhánh để xác định các kiến thức của bài một cách tốt nhất -12- Ví dụ 4 Khi dạy bài 22 Nhân dân 2 miền trực . tư duy * Khái niệm sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy hay còn gọi là lược đồ tư duy, bản đồ tư duy (Mind Map) Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra sơ đồ tư duy thì: sơ đồ tư duy. “ Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng hoc tập phần Lịch sử Việt Nam (LSVN) lớp 12 ở trường THPT Ngô Gia Tự 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài này nhằm. VIỆC SỬ DỤNG 5 SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT. 3.1. Nguyên lí hoạt động 5 3.2. Phương thức tạo lập 6 3.3. Cách thức thực hiện trong việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch

Ngày đăng: 16/04/2015, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w