SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG

20 4.2K 26
SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN NINH SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG ………………………… Họ và tên : Hà Thị Oanh Chức vụ: Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện Đơn vị công tác : Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Ninh Sơn I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Như chúng ta đã biết: Thi đua - Khen thưởng có vị trí rất quan trọng trong công tác dạy và học trong các nhà trường cũng như ở các cơ quan đơn vị nói chung, vì Thi đua - Khen thưởng kích thích năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác. Ngành Giáo dục – Đào tạo Huyện Ninh Sơn, thầy thi đua dạy tốt, trò thi đua học tốt, cán bộ, Công nhân viên thi đua công tác tốt sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học cũng như kết quả đào tạo của Ngành. Điều đó đã được khẳng định cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhưng để Thi đua - Khen thưởng thực sự trở thành động lực nâng cao chất lượng đào tạo thì Thi đua - Khen thưởng phải đi vào thực chất, phải là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của các đơn vị trường học và của từng cán bộ, giáo viên, 1 công nhân viên, để làm được điều đó thì đòi hỏi phải có tiêu chí đánh giá chính xác, khoa học, đồng thời phải tổ chức bình xét trung thực, khách quan, công khai theo một quy trình chặt chẽ từ các tổ lên cấp trường đến cấp ngành, đánh giá đúng thực chất những phấn đấu, đóng góp của từng cá nhân, từng đơn vị trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao trong năm học. Từ đó giới thiệu với các cấp có thẩm quyền xét công nhận các danh hiệu thi đua tương xứng với thành tích mà các tập thể, cá nhân đã đạt được. Để các danh hiệu thi đua thực sự xứng đáng là sự tôn vinh của nhà trường, xã hội đối với từng cá nhân, từng đơn vị trường học đã có những thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học cũng như trong công tác quản lý giáo dục thì quá trình tổ chức cho các đơn vị đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học và việc bình xét thi đua cuối mỗi năm học phải được nhận thức lại thật đầy đủ và sâu sắc, phải nghiên cứu, phải đổi mới cách đăng ký thi đua cho mỗi cá nhân, tập thể tổ, tập thể nhà trường một cách thật cụ thể, tránh hiện tượng đăng ký cho có hình thức, khi bình xét tránh cào bằng bình quân, nể nang, xét qua loa. Thực trạng công tác đăng ký thi đua và bình xét Thi đua - Khen thưởng ở ngành Giáo dục- Đào tạo Ninh Sơn trong thời gian qua đã có những cải tiến, đổi mới. Các đơn vị trường học trong huyện đã căn cứ vào Luật thi đua - Khen thưởng, căn cứ vào Quyết định 262/SGD-ĐT về việc ban hành Quy chế thi đua khen thưởng của Sở Giáo dục Đào tạo Ninh Thuận, Quyết định 3053/QĐ-UBND huyện ban hành Quy chế thi đua khen thưởng của Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn để từ đó xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá thi đua năm học cho phù hợp với thực tế của đơn vị mình, qui định về thang điểm và điều kiện bình xét thi đua. Các đơn vị đã bám sát các tiêu chí đánh giá để bình xét, tôn vinh các danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân để các cấp có thẩm quyền xem xét công nhận và khen thưởng. Có thể nói: Công tác tổ chức các phong trào thi đua, đăng ký thi đua và bình xét thi đua ở Ngành giáo dục Ninh Sơn trong những năm gần đây đã thực sự đi vào nề nếp, thực sự dân chủ, công khai và thực chất hơn. Song ở các đơn vị trường học một 2 vài trường vẫn còn hiện tượng bình quân chủ nghĩa, né tránh, việc đăng ký thi đua của từng cá nhân, tập thể chưa gắn sát với chức năng, nhiệm vụ được giao của từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên và của ngành đề ra, cho nên khi bình xét thi đua chưa đưa ra được những con số thực tế để so sánh chất lượng đầu năm đăng ký và chất lượng cuối năm đạt được, dẫn đến việc bình xét thi đua còn qua loa, chiếu lệ, tinh thần đấu tranh phê và tự phê trong xét Thi đua - Khen thưởng chưa cao, có đơn vị còn nghe ngóng, xem xét các đơn vị khác tổ chức, bình xét như thế nào để làm theo, chưa gắn kết quả công việc của mỗi cá nhân vào để xem xét đánh giá. Cũng vì vậy chất lượng các hoạt động giảng dạy của giáo viên, và chất lượng học tập cũng như trong công tác quản lý của từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên ở một số đơn vị trường học không được quan tâm đánh giá đúng mức và sâu sát, một số cán bộ, giáo viên không chịu học hỏi, tiếp cận những thông tin mới để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành, phương pháp quản lý, trong năm chỉ cần đăng ký các danh hiệu thi đua như LĐTT hoặc CSTĐ để cuối năm có cơ sở bình xét, còn chất lượng dạy và học, hiệu quả công việc có đạt được chỉ tiêu theo ngành yêu cầu hay không thì thực sự chưa quan tâm sát sao, bởi lẽ ở những đơn vị này việc hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên đăng ký thi đua chưa thực sự nghiêm túc, khoa học, vẫn biết rằng trong các Quy chế hướng dẫn thi đua của Sở Giáo dục- Đào tạo, của UBND huyện đều có mẫu để các cá nhân, tập thể dựa vào để đăng ký các chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ, nhưng ở một số trường việc hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên của mình chưa khoa học, còn tùy tiện, không thống nhất cách đăng ký vì thế cuối năm bình xét hầu hết đều đạt lao động tiên tiến, những người có SKKN, hoặc áp dụng SKKN có hiệu quả và được Hội đồng khoa học Phòng GD – ĐT xếp loại từ đạt yêu cầu trở lên thì công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở. Chính những nhận thức không đúng về bản chất cốt lõi của thi đua khen thưởng trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên ở một vài đơn vị trong những năm trước đây đã làm cho kết quả bình xét thi đua ở một số trường còn chạy theo danh hiệu, không thúc đẩy được phong trào dạy và học đi 3 vào thực chất, phong trào thi đua từ đó chưa là động lực tích cực thúc đẩy mọi cá nhân và tập thể hăng hái vươn lên giảng dạy đạt hiệu quả chất lượng cao nhất. Trước thực trạng về công tác thi đua khen thưởng trong những năm vừa qua, bản thân là Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện, thường trực thi đua của ngành từ năm 2004 trở lại đây tôi nhận thấy rằng mình cần phải tìm ra một số giải pháp phù hợp để cùng các nhà trường cũng như Ngành có những đánh giá thực chất, khách quan trong bình xét thi đua hàng năm và cũng qua bình xét đánh giá giúp cho mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong toàn ngành có trách nhiệm hơn với công việc được phân công, gặt hái được những thành quả cao hơn trong công tác cũng như trong giảng dạy. Để công tác bình xét thi đua các danh hiệu thi đua đi vào thực chất, trong những năm học vừa qua nhất là 2 năm trở lại đây (năm học 2008-2009, năm học 2009-2010) bản thân tôi đã trao đổi với Hội đồng thi đua phòng Giáo dục đi đến thống nhất một số quy định trong đăng ký thi đua từ đầu năm học để các cá nhân, tập thể ở mỗi đơn vị trường học nắm bắt mà xem xét đăng ký các chỉ tiêu phấn đấu sao cho phù hợp với tình hình chung của ngành nhưng cũng thể hiện được đặc thù của từng đơn vị. II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP : 1. Hướng dẫn tổ chức đăng ký thi đua: Vào mỗi đầu năm học trước khi tổ chức Hội nghị CB-CC, từng cá nhân, từng tổ và đơn vị trường phải nghiên cứu kỹ tiêu chí thi đua năm học, căn cứ vào hướng dẫn chi tiết về từng nội dung đăng ký cho các tập thể, cá nhân cho mỗi danh hiệu thi đua trong các quy chế thi đua khen thưởng của Sở Giáo dục- đào tạo và của Ủy ban nhân dân huyện, điều kiện và quy trình đăng ký, bình xét thi đua trong năm học để quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Tất cả các chỉ tiêu đăng ký phải thể hiện bằng các con số cụ thể không chung chung, những nội dung nào chưa rõ 4 thì trao đổi trong tổ, trong trường để hiểu thống nhất hoặc phản hồi về thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của ngành để được hướng dẫn. Ví dụ: * Đầu năm khi đăng ký Thi đua Thực hiện nhiệm vụ năm học : Ngoài các nội dung đã hướng dẫn trong (Mẫu I) Quyết định 262/QĐ-SGD-ĐT ngày 03/10/2008 về việc Ban hành Quy chế thi đua khen thưởng ngành Giáo dục đào tạo tỉnh Ninh Thuận; Số 3053/2009/QĐ-UBND huyện về ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng huyện Ninh Sơn thì: Trong mục I. Thực hiện các nhiệm vụ chỉ tiêu được giao các đơn vị (tập thể, cá nhân) phải nêu rõ mức đăng ký phấn đấu (ghi rõ số lượng, tỷ lệ %). - Huy động học sinh ra lớp: Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %; - Duy trì sĩ số : Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %; - Học sinh tốt nghiệp : Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %; - Học sinh lên lớp thẳng: Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %; - Học sinh lên lớp sau thi lại : Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %; - Về học lực: + Học sinh giỏi: Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %; + Học sinh khá (HSTT): Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %; - Học sinh giỏi văn hóa (thi học sinh giỏi các cấp) : Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %; - Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : Số lượng bao nhiêu GV; tỷ lệ %; - Giáo viên dạy giỏi tỉnh : Số lượng bao nhiêu GV; tỷ lệ %; - CSTĐCS: Số lượng bao nhiêu GV; tỷ lệ %; - LĐTT: Số lượng bao nhiêu GV; tỷ lệ %; - Chi bộ phấn đấu ntn?: (TSVM,VM); - CĐCS phấn đấu ntn? (Vững mạnh,VMXS…); - Đội thiếu niên: phấn đấu ntn ? - Đoàn thanh niên : phấn đấu ntn ? 5 2. Hồ sơ đề nghị xét các danh hiệu thi đua cuối năm: * Cuối năm làm báo cáo thành tích tập thể, cá nhân: Các cá nhân, tập thể phải nêu rõ chỉ tiêu cuối năm đạt được so với chỉ tiêu đầu năm đăng ký (Số lượng, tỷ lệ %); Cụ thể: * Đối với tập thể nhà trường phải thể hiện được trong hồ sơ thi đua đề nghị khen thưởng những chỉ tiêu trọng tâm như sau: + Tập thể trường có tinh thần đoàn kết như thế nào, nề nếp nhà trường có được thường xuyên giữ vững không, tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do các ban ngành tổ chức đạt kết quả ra sao? + Điểm chấm của Phòng Giáo dục khi đi thanh tra xếp loại nhà trường: Chỉ tiêu: ….; Kế hoạch đề ra:… ; Kết quả đạt được:……; Vượt chỉ tiêu bao nhiêu: …… Xếp loại: ……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + Huy động học sinh ra lớp: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + Duy trì sĩ số: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + Lên lớp thẳng: Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + Lên lớp sau thi lại: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + HS tốt nghiệp: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + HS giỏi: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + HSTT: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) 6 + CSTĐCS: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… + LĐTT: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:…… ; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + Chi bộ : Đạt trong sạch vững mạnh cấp + CĐCS : Vững mạnh xuất sắc cấp …. + Đội thiếu niên: Vững mạnh cấp ……. + Đoàn thanh niên : Vững mạnh cấp …… + Tập thể đoàn kết, tham gia tốt các phong trào thi đua. * Đối với tập thể tổ nếu đề nghị khen thưởng cũng phải thể hiện được các nội dung trong báo cáo như sau: + Huy động học sinh ra lớp : Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ………(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %). + Duy trì sĩ số : Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %). + Lên lớp thẳng : Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + Lên lớp sau thi lại: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %). + HS tốt nghiệp : Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %). + HS giỏi: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + HSTT: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %). + Học sinh giỏi văn hóa : + CSTĐCS: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %). 7 + LĐTT: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %). * Đối với từng cá nhân phải nêu được: + Tham gia tích cực các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; + Tỉ lệ tốt nghiệp của lớp (đối với lớp 5, lớp 9): Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + Duy trì sĩ số : Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + HS lên lớp thẳng : Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + HS giỏi: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + HSTT: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + HSG văn hóa: Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %) + HS giỏi cấp tỉnh : (Số lượng, tỷ lệ) + Đạt GVdạy giỏi cấp : + SKKN Xếp loại : + Đạt danh hiệu LĐTT (CSTĐ): + Đạt danh hiệu ĐVCĐ : 3. Quá trình xét danh hiệu thi đua ở cấp Phòng GD&ĐT: Trong quá trình thực hiện, đơn vị (tập thể, cá nhân) nào không thực hiện đúng theo hướng dẫn bộ phận thường trực thi đua Phòng Giáo dục sẽ không nhận hồ sơ hoặc cuối năm sẽ không xét thi đua. Ví dụ: Trong năm 2009-1010: Trường TH Quảng Sơn A đạt TTLĐXS trong báo cáo thành tích trường đó phải nêu được những thành tích nổi bật trong năm như: 8 - Tập thể đoàn kết, nề nếp nhà trường giữ vững, tham gia tốt các phong trào thi đua. - Điểm Phòng GD-ĐT thanh tra chấm : 91,5/100; Xếp loại: Tốt - Huy động học sinh ra lớp: 337 em, chỉ tiêu huyện giao 330 em ( tăng 07 em); - Duy trì sĩ số : 337/339 tỷ lệ 99,4%, chỉ tiêu đăng ký đầu năm 339 em; - HS tốt nghiệp (HTCTTH): 70/70 em, tỷ lệ: 100%, chỉ tiêu đăng ký đầu năm 70/70 em, tỷ lệ :100%; - Học sinh giỏi : 171/337 em, tỷ lệ 50,7%, đăng ký đầu năm 151/339 em, tỷ lệ 44,5%; - Học sinh tiên tiến: 95/339 em, tỷ lệ 28,2%, đăng ký đầu năm 115/339 em, tỷ lệ 33,9%; - Học sinh giỏi văn hóa cấp huyện : 01 em, đăng ký đầu năm 02 em; - Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 01/18 GV, tỷ lệ 0,6% ; - SKKN : 05 SKKN được xếp loại cấp huyện, tỷ lệ 20,8%; - LĐTT: 21/24 CB-GV, tỷ lệ 87,5%; - CSTĐCS: 05/24 CB-GV, tỷ lệ 20,8%; - Chi bộ : (trực thuộc thôn: Trong sạch vững mạnh) - CĐCS: Vững mạnh xuất sắc (LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen) - Đội thiếu niên: Vững mạnh xuất sắc - Đoàn thanh niên : Vững mạnh Hay Trường TH Nhơn Sơn A nhiều năm liên tục đạt TTLĐXS, trong báo cáo thành tích phải nêu được: - Tập thể đoàn kết, nề nếp nhà trường giữ vững, tham gia tốt các phong trào thi đua. - Điểm chấm : 92/100.; Xếp loại: Tốt - Huy động học sinh ra lớp: 317/317 em, tỷ lệ 100%. So với chỉ tiêu huyện giao: 330 em, đạt 96,1% kế hoạch); - Duy trì sĩ số : 311/317 em, tỷ lệ : 98,1%; (chỉ tiêu đăng ký đầu năm : 99,7%) 9 - HS tốt nghiệp (HTCTTT) : 61/61, tỷ lệ : 100%; - Học sinh giỏi : 156/311 em, tỷ lệ: 50,2%, chỉ tiêu đăng ký: 60/311 em, tỷ lệ : 18,9% (vượt: 31,3%) - Học sinh tiên tiến: 89/311 em, tỷ lệ: 28,6%, chỉ tiêu đăng ký đầu năm: 85/317 em, tỷ lệ 26,8% (vượt 1,8%); - Học sinh giỏi văn hóa : cấp huyện : 03 em, đăng ký đầu năm 01 em (vượt 02 em); - Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 02 người; đăng ký đầu năm 03 người; - Giáo viên dạy giỏi tỉnh : 01người; - SKKN : 03 SKKN được xếp loại cấp huyện; 01 loại B cấp tỉnh; - LĐTT: 19/21 người, tỷ lệ : 95%; - CSTĐCS: 03/21 người, tỷ lệ : 14,3% - Chi bộ : Đạt trong sạch vững mạnh - CĐCS Vững mạnh xuất sắc - Đội thiếu niên: Vững mạnh - Đoàn thanh niên : Vững mạnh. Hay đối với cá nhân cô Phạm Thị Lục là Hiệu trưởng của một trường hầu hết là con em dân tộc (TH Mỹ Sơn C) nhưng kết quả dạy và học của trường đều đạt và vượt các chỉ tiêu đăng ký đầu năm và chỉ tiêu ngành giao, bản thân cô nhiều năm liên tục đạt danh hiệu CSTĐCS, trong báo cáo thành tích cá nhân của cô phải nêu được công tác được giao trong năm như: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: - Đạt chỉ tiêu số lượng, chất lượng của đơn vị; - Huy động học sinh ra lớp 198/199, tỉ lệ 99,5% Tuyển sinh lớp 1: 34/34, tỉ lệ 100% - Duy trì sĩ số : 193/198, tỉ lệ 97,5%; chỉ tiêu : 194/198; - Hoàn thành chương trình TH: 37/38, tỉ lệ 97,4%; - Tỉ lệ PCGDTH : 92,7% đạt chỉ tiêu đầu năm; 10 [...]... thi đua, tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Để bình xét thi đua chính xác, công tâm, khách quan, các nhà trường phải quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên về vị trí vai trò của công tác thi đua - khen thưởng, đó là thi đua để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, thi đua là để nâng cao hiệu quả công tác và từ đó để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và. .. việc đăng ký thi đua cũng như bình xét thi đua và hoàn tất thủ tục các loại hồ sơ thi đua gửi về cấp trên cũng như chất lượng dạy và học của các nhà trường ngày càng được chú trọng và nâng cao rõ rệt ở từng bậc học; Cụ thể: Năm học 2008-2009: * Về Giáo dục Mầm non : Hội thi đồ dùng dạy học: có 50 bộ đồ dùng dạy học của 10/11 trường trong huyện tham gia dự thi, kết quả có 17 ĐDDH được công nhận, Ban... viên, học sinh, đã ký cam kết thi đua thực hiện các nhiệm vụ trong năm học Tiến hành đăng ký thi đua, phát động thi đua, tổ chức các phong trào thi đua Đặc biệt là triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực” .Trong năm học, đã xuất hiện thêm những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua Nhiều CBQL, giáo viên, học sinh đã được khen thưởng. .. là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực” Đây là bước đột phá trong công tác thi đua của ngành, tạo không khí mới, chấn chỉnh kỉ cương, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thúc đẩy các hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần vào những thành tựu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới và. .. vị, với nhà trường, với chất lượng dạy học mà quyết tâm vượt khó, phấn đấu hoàn thành tốt công việc Như vậy cuối năm học tổ chức bình xét các danh hiệu này mới thuận lợi, phản ánh đúng thực chất của công tác thi đua khen thưởng và việc công nhận danh hiệu cho những cá nhân trên thật xứng đáng để cho đồng nghiệp trong đơn vị, trong trường học tập, noi theo Tổ chức đăng ký thi đua, phát động thi đua, theo... ký thi đua hoặc bình xét các danh hiệu thi đua, các cá nhân, tập thể ở mỗi nhà trường đều phải có tinh thần trách nhiệm cao trong tổ chức đăng ký thi đua ở các tổ, khối trước khi đưa ra thống nhất trong Hội nghị CB-CC, việc bình xét thi đua cuối năm cũng phải thực hiện tuần tự từ tổ lên, Ban thi đua của nhà trường phải thu thập được những thông tin cơ bản, cần thi t về khối lượng, chất lượng giảng dạy, ... dõi và đánh giá xếp loại thi đua phải thực hiện ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học Phong trào thi đua chỉ có thể phát huy tối đa tác dụng, làm động lực thúc đẩy công tác chuyên môn, tạo tiền đề để đội ngũ Nhà giáo và CBQLGD các cấp vươn lên khi chúng ta đặt đúng vị trí, tầm quan trọng của công tác Thi đua, khen thưởng 19 Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã và đang thực hiện trong công. .. thực hiện trong công tác thi đua khen thưởng, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của ngành ngày càng đi vào thực chất. Tuy nhiên đấy cũng mới chỉ là những việc làm còn hết sức nhỏ bé, kinh nghiệm chưa nhiều Vì vậy rất mong được sự góp ý chân tình của các thành viên trong Hội đồng khoa học để bản thân đúc rút được nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong tổ chức các phong trào thi đua của Ngành Ninh... GD&ĐT Có thể nói trong những năm học qua, phong trào thi đua trong ngành GD&ĐT đã phát triển rộng khắp cả về bề rộng lẫn chiều sâu Phong trào thi đua trong ngành đã và đang cổ vũ, động viên cán bộ, giáo viên, học sinh vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học IV/ KẾT LUẬN: 17 Trong nhiều năm làm công tác công đoàn, trực thi đua khen thưởng của ngành... trưởng trường TH Mỹ Sơn C, và nhiều thầy cô khác nhiều năm liên tục đạt danh hiệu CSTĐCS - Năm học 2010- 2011, toàn ngành tiếp tục thực hiện thi đua theo từng cụm (bao gồm 08 cụm) Nội dung thi đua, hình thức, cách thức tổ chức thi đua ngày càng phong phú đa dạng hơn Đầu năm học, ngành GD&ĐT đã tổ chức ký cam kết thi đua giữa lãnh đạo ngành, Công đoàn ngành, các đơn vị, trường học Các đơn vị nhà trường, . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG ………………………… Họ và tên. trò của công tác thi đua - khen thưởng, đó là thi đua để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, thi đua là để nâng cao hiệu quả công tác và từ đó để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và những. thi đua và hoàn tất thủ tục các loại hồ sơ thi đua gửi về cấp trên cũng như chất lượng dạy và học của các nhà trường ngày càng được chú trọng và nâng cao rõ rệt ở từng bậc học; Cụ thể: Năm học

Ngày đăng: 19/04/2015, 14:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan