SKKN Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh cảm nhận MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG LÀ MỘT NGÀY VUI

26 2.1K 14
SKKN Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh cảm nhận MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG LÀ MỘT NGÀY VUI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” ĐỀ TÀI Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong xu hướng đổi mới dạy và học hiện nay, thì giáo dục tiểu học đã và đang có những thay đổi lớn. Thực tế cho thấy, những đổi mới trong dạy và học ở tiểu học đã góp phần tạo nên một gương mặt mới, sinh động và cởi mở hơn cho nền giáo dục tiểu học nước nhà. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, dạy và học tiểu học ở nước ta vẫn bị cho là khô cứng hơn, chưa thật hấp dẫn. Nhìn lại quá trình phát triển giáo dục đào tạo trong nhiều năm qua, chúng ta nhận thấy rằng, giáo dục phổ thông ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, nhất là đối với cấp tiểu học là chặng đường đầu tiên quan trọng trong giáo dục phổ thông nên việc học chữ và học làm người luôn là vấn đề được chú trọng. Nhưng trong thực tế cho thấy nhiều những bất cập, nhất là trong việc giảng dạy người giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức mà ít gợi mở, ít quan tâm đến những yếu tố mang tính nghiệp vụ sư phạm ngoài bài học; phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học tuy có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn mang tính áp đặt, chưa thật sự quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, việc tự học, tự giác của học sinh. Người giáo viên có thể nói là thần tượng của học sinh nhưng chưa thực sự là người gần gũi để các em có thể bày tỏ cảm nhận, nghĩ suy của mình. Trong đánh giá, các thầy cô giáo vẫn còn nhiều khắt khe, có khi còn la mắng, đánh đập, từ đó khiến các em thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn trong việc thể hiện suy nghĩ và việc làm của mình. Còn rất nhiều địa phương, Trường học là nơi tạo “áp lực” đối với các em khá nặng nề. Các em đến trường chỉ có mỗi việc là học, học theo yêu cầu của thầy cô chứ chưa có được những hoạt động giúp các em được vui chơi, thoải mái như “học mà chơi, chơi mà học”. Mặt khác, kinh phí trang bị cơ sở vật chất, hoạt động giáo dục ở nhiều nhà trường cũng còn hạn chế nên chưa tạo được cảnh quan thật đẹp mắt, hấp dẫn các em. Các hoạt động giáo dục chưa được đầu tư đúng mức; khen thưởng thi đua còn hạn chế nên việc thực hiện mục tiêu giáo dục chỉ ở một chừng mực nào đó. Từ thực tế cho thấy chính phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thời gian qua đã góp phần mang lại những thành quả hết sức to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, môi trường giáo dục, giải quyết phần lớn những hạn chế nói trên, từng bước đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận gần hơn xu thế giáo dục hiện đại của các nước. Với vai trò lả người quản lý nhà trường tôi mong muốn tạo một môi trường giáo dục hết sức tốt đẹp, thân thiện để thu hút những lớp học sinh có động lực đến trường, để các em có cảm nhận tốt đẹp về ngôi trường của mình. Với suy nghĩ này tôi xin chia sẻ một số việc đã làm để thực hiện “ Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu: 1.Mục đích nghiên cứu: Để xây dựng nhà trường thực sự là điểm đến hấp dẫn của các thế hệ học trò và niềm tin gửi gắm chăm sóc dạy dỗ con em của các bậc cha mẹ học sinh; Là một Hiệu trưởng nhà trường tôi luôn trăn trở, cố gắng đổi mới phương pháp quản lý và đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng môi trường thân thiện, các điều kiện giáo dục tốt nhất; Mong muốn các mối quan hệ trong nhà trường phải thật sự thân thiện, mọi thành viên đều bình đẳng đoàn kết chan hoà, mỗi ngày học sinh đều cảm thấy đến trường thực sự là một ngày vui. 2. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên các văn bản về ” Đổi mới giáo dục tiểu học” do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành. Thực tiễn áp dụng của một số cơ sở giáo dục. Hiệu quả của phong trào thi đua ” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường trong thời gian qua và thực tế tình hình học sinh tại đơn vị. III. Giới hạn của đề tài Áp dụng đối với cấp học tiểu học. Nhấn mạnh vai trò của người hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. IV. Các giả thiết nghiên cứu Nếu bệnh thành tích trong học tập vẫn còn quá được coi trọng ở các nhà trường, ở cha mẹ học sinh, suốt ngày các em cứ phải vùi đầu vào học , học trên lớp, học thêm, học suốt tuần, học cả ngày nghỉ để theo kịp bạn bè, để phải là HS giỏi mà không có thời gian để thư giản, để hoạt động theo sở thích, sở trường, không có thời gian tham gia vào các hoạt động của Đội, của lớp, của trường thì các em sẽ ra sao ? Liệu các em có thấy vui vẻ, thích thú tung tăng đến lớp không? Nếu ở trường càng tổ chức nhiều phong trào, nhiều cuộc thi, vui chơi khi đó các em được tiếp xúc nhiều với môi trường sinh hoạt tập thể; Giáo viên biết đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, tỏ thái độ quan tâm, gần gũi, thân thiện với học sinh; cơ sở vật chất nhà trường ngày một đầy đủ, khang trang, đẹp mắt sẽ thu hút học sinh ham thích đến trường hơn, học tập tích cực hơn . Một môi trường giáo dục thiếu thốn, gò bó, chắc chắn sẽ không tạo cho các em sự tự tin, thoải mái khi đến trường; chắc chắn các em sẽ thiếu thốn rất nhiều kỹ năng sống cần thiết mà phải qua giao tiếp , qua hoạt động mới có thể hình thành được như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng hợp tác Nếu hiệu trưởng nhà trường không quan tâm đến việc tạo môi trường giáo dục thân thiện, tạo điều kiện cho người học, gắn kết giữa các mối quan hệ trong nhà trường, chỉ có chạy theo chất lượng học và học thì có thực hiện được mục tiêu PCGDTHĐĐT, thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. V. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn: 1.Cơ sở lý luận: Cha ông ta thường nói: “Hạt giống tốt phải được gieo ở mảnh đất tốt thì mới phát triển được”. Mảnh đất ấy chính là môi trường sống để con người và vạn vật phát triển. Đối với học sinh, ngoài gia đình, làng xóm, một môi trường không thể thiếu để các em trưởng thành đó là trường học. Trường học, là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh. Đặc biệt, với mái trường tiểu học là nơi để lại nhiều dấu ấn đậm sâu trong cuộc đời của mỗi con người, vì cấp tiểu học là cấp học có thời gian dài nhất của quảng đời học trò. Dưới mái trường này không chỉ là người bạn mà là nơi cất giấu những kỷ niệm buồn vui của quãng đời học trò thơ ngây, trong trắng. Trường học là cái nôi đầu tiên cho các em bắt đầu bước vào cuộc sống học tập và lao động. Trong nhà trường, học sinh cần được tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới trong một môi trường thuận lợi, đó chính là môi trường giáo dục. Mặt khác, môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng trong cuộc sống học tập, sinh hoạt hàng ngày của các em. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình thành và phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em sẽ ít tập trung chú ý nếu các em không có sự ham thích. Ở các em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của việc học nếu các em thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó khăn để học tập dễ sinh ra lười biếng, ham chơi, học yếu, kết hợp sự thiếu quan tâm của gia đình sẽ dẫn đến chán học, bỏ học… Ở lứa tuổi này tính tò mò phát triển, các em thường ham thích cái mới, cái lạ, dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không thay đổi hình thức. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự ham thích cho các em trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới có động lực thúc đẩy việc học, nâng cao được khả năng tiếp thu và thực hành các kĩ năng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp và rèn luyện cho các em. Ở lứa tuổi này tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường chúng ta cho các em được vui chơi, sinh hoạt, trong học tập các em được hoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn từ đó các em sẽ ham thích đi học hơn. Trong mỗi chúng ta, ai không mong muốn được sống, học tập, vui chơi trong một môi trường thật sự xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, thú vị, hấp dẫn đối với các em học sinh, làm cho các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè; làm cho các em ham thích đến trường, làm cho các em thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 2.Cơ sở thực tiễn: Thực tế hiện nay, số HS lười, chán học khá đông, tỉ lệ học yếu kém tương đối nhiều; tình trạng học khó nhớ, mau quên có tính phổ biến; nội dung chương trình, sách giáo khoa còn khá nặng nề, giáo viên vừa phải thực hiện biện pháp giảm tải vừa phải tích hợp nhiều nội dung giáo dục như môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, biển và hải đảo, kỹ năng sống… Mặc dù phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hướng cá thể hóa hoạt động đã được đưa vào áp dụng trong giáo dục tiểu học nhưng do từ lâu nay, GV đã quen với việc dạy học cho số đông, truyền thụ kiến thức một chiều, HS chỉ thụ động tiếp nhận nên chưa làm chuyển biến tốt chất lượng giáo dục. Tâm lý ngại sử dụng các hình thức học tập tự khám phá kiến thức theo từng nhóm nhỏ của học sinh sẽ làm mất thời gian; nhiều giáo viên ít quan tâm đến tâm lý, thái độ, mức độ ham thích của học sinh nên không kích thích được năng lực riêng của từng cá thể. Tâm lý chạy theo điểm số ở nhiều phụ huynh đã gây áp lực rất lớn cho học sinh, các em không chỉ học 2 buổi ở trường mà còn phải học thêm ở nhà giáo viên gây nên tình trạng vi phạm quy định của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục; các em học cả tuần và học luôn cả thứ bảy, chủ nhật; mặt khác một số sân chơi trí tuệ được mở ra ngày càng rộng… nên suốt ngày các em chỉ biết học và học không có thời gian vui đùa hoặc tham gia vào các hoạt động giáo dục bổ ích của nhà trường, Đội hay địa phương tổ chức. Nhiều cơ sở giáo dục chỉ quan tâm đến việc dạy chữ mà không xem trọng việc dạy người. VI. Kế hoạch thực hiện: Thông qua tìm hiểu tình hình thực tế của nhà trường trong những năm gần đây. Trên cơ sở điều kiện sẳn có của nhà trường (về đội ngũ, về các lực lượng giáo dục, cơ sở vật chất, những đổi mới về phương pháp giáo dục) để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động. Làm công tác tham mưu, vận động các lực lượng xã hội tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch. Từng giai đọan đúc rút kinh nghiệm cho bản thân trong công tác quản lý nhà trường nhằm làm cho học sinh thật sự cảm nhận được niềm vui mỗi ngày đến trường. B. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng và những mâu thuẫn: Trường tiểu học Huỳnh Minh Thạnh là trường vùng ven của thị trấn, con em phần đa có hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, cuộc sống không ổn định. Hàng ngày, ở nhà các em còn phải phụ giúp cha mẹ công việc gia đình, trong lớp trình độ học sinh không đồng đều nhau, số em giỏi rất ít, em yếu thì nhiều. Việc giáo dục con cái cha mẹ học sinh thường khoán trắng cho nhà trường hoặc giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em. Trong nhiều năm qua có rất nhiều em không thích đến trường, tới lớp, xem việc đi học là một sự bó buộc, không hứng thú; nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, thụ động trong giờ học, thiếu sự ham học, làm cho các em không phát huy hết được khả năng học tập của mình. Qua tìm hiểu thường thì các em học sinh của trường kém tập trung trong việc học có rất nhiều nhiên nhân như không xác định mục tiêu học tập, thiếu hứng thú, cảm thấy bị ép buộc đến trường, không có không gian học tập thích hợp, thiếu dụng cụ học tập; bản thân thiếu kỹ năng học tập, thiếu kỹ năng tập trung, kỹ năng ghi nhớ. Mặt khác do môi trường giáo dục chưa có những hình thức phù hợp thu hút các em đến trường, chưa có khả năng nhận thức vai trò làm chủ trong chính ngôi trường của mình. Trường mới được xây dựng từ năm 2001 nhưng tình trạng xuống cấp rất nhanh chóng; trường được công nhận chuẩn quốc gia mức độ 1 từ năm 2005 và được công nhận lại vào năm 2011 song về mặt bề nổi như chất lượng học tập, các phong trào thi đua, tinh thần năng động sáng tạo của đội ngũ thầy và trò, kỹ năng sống của HS đã có những chuyển biến tốt nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. II. Các biện pháp giải quyết vấn đề Vì vậy, làm sao để trẻ đến trường mà không bị một áp lực nặng nề nào, để các em cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, là điều mà cả nhà trường và xã hội đều mong muốn. Chính từ những thực trạng trên, với vai trò là người quản lý điều hành mọi hoạt động trong nhà trường, tôi đã đề ra nhiều giải pháp cùng với đội ngũ CCVC nhà trường tổ chức thực hiện cụ thể như sau: 1.Xây dựng một môi trường giáo dục tốt đẹp, vì môi trường giáo dục tốt là yếu tố quan trọng giúp trẻ ham thích đến trường và thích học. Có thể nói đến những yếu tố chính làm nên một môi trường tốt đẹp đó là: 1.1. Vai trò của thầy cô giáo: Các thầy cô giáo chính là người trực tiếp tổ chức và thực hiện hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Họ là người trực tiếp gần gũi nhất với các em, là người khơi nguồn tri thức, cuốn hút các em vào các hoạt động, gắn bó các em trong một tập thể. Họ cũng là nhịp cầu nối giữa nhà trường với gia đình HS. Thế nên đòi hỏi người thầy phải là những người có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề, mến trẻ, am hiểu tâm sinh lý HS; nắm vững nội dung chương trình, phương pháp dạy học để soạn giáo án, thiết kế giờ dạy khoa học, tươi vui và hiệu quả. Thế nên việc bồi dưỡng đội ngũ là một nhiệm vụ mà nhà trường hết sức quan tâm. a.Các biện pháp bồi dưỡng đã được sử dụng trong thời gian qua: [...]... sót 4 Vai trò trách nhiệm to lớn của giáo viên làm công tác chủ nhiệm: Vì GVCN là người quản lý toàn diên lớp học, quản lý học sinh; người có tác động nhiều nhất đến quá trình giáo dục rèn luyện học sinh Thế nên là hiêu trưởng nhà trường tôi đã có các biện pháp để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ làm cho học sinh cảm nhận mỗi ngày đến trường là một ngày vui Cụ thể: Nắm chắc tình hình đội ngũ của mình... Qua việc thực hiện các biện pháp giúp học sinh cảm nhận mỗi ngày đến trường là môt ngày vui tôi nhận thấy môi trường giáo dục của nhà trường ngày càng cải thiện rõ nét Học sinh thật sự ham thích đến trường, ham học hơn, tích cực tham gia tốt các phong trào, năng động trong học tập cũng như sinh hoạt vui chơi, không có học sinh bỏ học giữa chừng vì học yếu, vì chán học Tình trạng rụt rè, sợ sệt khi giao... dựng khuôn viên trường học, lớp học theo mô hình trường học mới nhằm thu hút học sinh ham thích đến trường, đến lớp Thế nên ngay từ những ngày đầu năm học mới, nhà trường đã tổ chức tổng vệ sinh toàn trường, phát quang bụi rậm, cây cối, làm cỏ; trồng mới, chăm sóc một số chậu cây kiểng sẳn có; bằng kinh phí nhà trường đã tổ chức trang trí các lối đi lại, lối lên cầu thang lớp học; làm pa nô với những... dịp sinh hoạt chủ điểm, tạo sự gắn bó giữa CMHS với nhà trường, sự cởi mở giữa học sinh với cha mẹ Sự tham gia của phụ huynh là niềm vui có ảnh hưởng tốt rất lớn đến trẻ 2 Tổ chức nhiều phong trào, nhiều hoạt động cho HS tham gia : Ởlứa tuổi này, các em rất thích các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động sinh hoạt tập thể Do đó để tạo niềm vui cho học sinh thấy đến trường là một niềm vui nhà trường. .. độ học tập đúng đắn Thế nên là Hiệu trưởng nhà trường tôi đã có nhiều băn khoăn, trăn trở tìm biện pháp tổ chức, tạo nên môi trường giáo dục phù hợp để thật sự mang đến cho các em cảm nhận gắn bó với trường, với lớp, với thầy cô bạn bè, xem trường là nhà của mình Những biện pháp để tạo nên môi trường giáo dục: a Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Hàng năm vào đầu năm học trước khi tiếp nhận học sinh, nhà. .. khi nhà trường đưa mô hình trường tiểu học mới VNEN vào áp dụng (từ khâu thành lập hội đồng tự quản, làm bảng theo dõi ngày em đến lớp, hộp thư Điều em muốn nói…) đã làm cho không khí lớp học khác hẳn lên , các em học tập sôi nổi hơn, ý thức trách nhiệm cao hơn với bản thân , với công việc của lớp và đặc biệt là rào cản giữa thầy cô với học sinh đã từng bước được tháo dỡ 1.2 Vai trò của nhà trường: Nhà. .. muốn học Phát huy vai trò của của các Ban đại diện lớp, Ban đại diện trường cùng nhà trường tham gia vào việc giáo dục học sinh như việc quan tâm đến những học sinh hoàn cảnh gia đình phức tạp có khả năng bỏ học, những học sinh có khó khăn về kinh tế Tư vấn cho Ban đại diện động viên khích lệ những học sinh có thành tích trong các phong trào; Mời họ tham gia vào các hoạt động của con em mình do nhà trường. .. HS tiểu học sẽ rất dễ nhàm chán và người tổ chức, người tham gia thực hiện cũng không thấy hứng thú Hiệu trưởng phải là người luôn năng động, phải mạnh dạn tìm kiếm nguồn kinh phí một cách chính đáng, hợp pháp, hợp lý để đầu tư cho hoạt động và làm cho học sinh cảm nhận được sự quan tâm , chăm sóc của nhà trường Hiệu trưởng nhà trường cần chú trọng công tác quán triệt, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng... khiếu của mình làm tiết học thêm sinh động mà còn cả trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày, ở mọi lúc mọi nơi Việc giáo viên ân cần quan tâm sâu sát đến từng học sinh, động viên nhắc nhở nhẹ nhàng, chăm sóc các em, cùng các em tham gia các hoạt động trong nhà trường sẽ làm cho học sinh cảm thấy yên tâm, tin tưởng vào giáo viên, sẳn sàng chia sẻ tâm tư tình cảm của mình với thầy cô, với bạn bè nhất là thời... nhà trường đã phát huy vai trò học sinh là người chủ động, tự quản còn tổng phụ trách, giáo viên chỉ là người giám sát, hướng dẫn Vì nếu Tổng phụ trách hoặc giáo viên chủ nhiệm làm thay sẽ làm mất đi ý thức tự giác của các em, và các em sẽ không thích tham gia vào các hoạt động mà chỉ làm theo sự chỉ đạo của người lớn 3.Phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi học sinh để học sinh cảm thấy các em luôn . Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh cảm nhận Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ĐỀ TÀI Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh cảm nhận. nghĩ này tôi xin chia sẻ một số việc đã làm để thực hiện “ Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh cảm nhận Mỗi ngày đến trường là một ngày vui . II. Mục đích và phương. vị. III. Giới hạn của đề tài Áp dụng đối với cấp học tiểu học. Nhấn mạnh vai trò của người hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh cảm nhận Mỗi ngày đến trường là một ngày vui . IV. Các

Ngày đăng: 12/04/2015, 23:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan