LOI CAM ON
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa, các thầy cô trong tổ bộ môn phương pháp giảng dạy - khoa Sinh - KTNN, trường Đại học sư phạm Ha
Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình
Em xin cảm ơn cô giáo - Th.S Trần Thị Hường đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp
Em xin cám ơn các thầy cô Trường THPT Nam Sách - Hải Dương, Tuệ Tĩnh - Hải Duong, Cam Giang 2 - Hai Duong Da nhiét tình ủng hộ, giúp đỡ em trong suốt quá trình điều tra, thăm dị cùng các bạn sinh viên đã đóng góp những ý kiến quý báu
Lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô và các
bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện
Hà Nội, tháng 04 năm 2009 Sinh viên
Trang 2LOI CAM DOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo - Th.S Trần Thị Hường Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
Đề tài này không trùng với bắt cứ đề tài nào đã từng công bố
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 04 năm 2009
Sinh viên
Trang 3DANH MUC Ki HIEU, CHU VIET TAT
DV: Dong vat
GV: Giáo viên
GVTT: Giáo viên làm trung tâm
GD - DT: Giáo dục — Đào tạo
HS: Học sinh
HSTT: Học sinh làm trung tâm
NXB: Nhà xuất bản
OXH: Oxy hóa
Trang 4MUC LUC
Trang LOL CAM OD cece cee eee een ee tee ee cae cen eee ne eee beens beta en cae tees Lời cam Goan ccc cee cence cee ee tee ee eee eee een eee ee eee tae eee ened Danh mục các kí hiệu, chit viét tat 0.0 ccc cee cee ceccce cee cee ceceeeeeectecteeeee
Phan 1: M6 dau eee cece cee cee eee cee cee eee eee cee ees eee seeeeseeeeeeeeeent ate eeeas 1.1 Lí do chon dé tai eee crete nh» nh HH He Hà nhờ 1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của để tài cà cà cà nà nh nh nhe
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .- -2- << ccc csse 1.4 Phương pháp nghiên cứu sec cà se nề cv 1.5.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Phần 2: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu - - 2.1 Lịch sử nghiên cứỨu c sàn nh Ỳ hy kh kh se 2.2 Cơ sở lí luận
Phần 3: Kết quá nghiên cứu ccc S22 22 S22 2122211 s2 re Chương I Phân tích nội dung và tư liệu tham khảo bài giảng Chương II Soạn một số giáo án theo hướng lấy học sinh làm trung tâm
Kết luận và kiến nghị - 72 C22 222222111222 221111 S221 xrn ren
Trang 5PHAN 1: MO DAU 1.1 Lido chon dé tai
Mục tiêu giáo dục ở nước ta hiện nay, cũng như các nước khác trên thé giới không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho HS những kiến thức, kĩ năng
loài người đã tích lũy trước đó mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng
cho HS năng lực sáng tạo Để có thể đạt được mục tiêu đó, trong q trình DH người GV ln luôn chú ý, tạo điều kiện cho HS tích cực, tự lực tiếp thu kiến thức
Cùng với việc đổi mới chương trình SGK, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học Việc đôi mới PPDH trong trường THPT hiện nay là một nhu cầu rất thiết thực
Thực tiễn, SGK sinh học 11 cũng như SGK sinh học 10, 12 mới ở THPT đã được tập huấn bồi dưỡng cho GV đề giảng dạy SGK theo tinh thần
đôi mới của bộ GD — ĐT, song thời gian tập huấn có hạn, SGK có nhiều điểm
mới và khó Từ thực tiễn đó, đặt ra câu hỏi: Làm thế nào đề thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh vừa đảm bảo nội dung
kiến thức vừa phát huy vai trò chủ động của người học?
Thiết nghĩ, nếu GV có đủ tài liệu tham khảo, kĩ năng phân tích nội dung bài giảng, xác định thành phần kiến thức, trọng tâm kiến thức, logic
thành phần kiến thức sẽ thuận lợi hơn trong việc giảng dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm
Chính vì lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu tham khảo, thiết kế bài học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phần A chương I — chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học I1 ban cơ bản”
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Hình thành phương pháp chuẩn bị bài soạn qua việc phân tích nội dung,
Trang 6Thiết kế một số giáo án theo hướng HSTT 1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích nội dung bài học
- Logic bài học: vị trí bài trong chương, logic nội dung bài học
- Nội dung bài học: kiến thức cơ bản, kiến thức cần bổ sung, kiến thức
thực tiễn có liên quan
Thiết kế một số giáo án theo hướng HSTT
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những biện pháp làm sáng tỏ nội dung bài giảng, phân tích bài giảng
SGK theo hướng phát huy tính tích cực của HS
- SGK, SGV sinh hoc 11 ban co ban 1.3.2 Pham vi
Các bài trong phần A chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” sinh hoc 11 ban co ban
HS 11 trwong THPT Nam Sach — Hai Duong
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài làm cơ sở lí thuyết cho đề tài: Lí luận dạy học sinh học —- Đinh Quang Báo, Tài liệu liên quan tới vận dụng các PPDH tích cực
Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK sinh học II ban cơ bản, tài liệu về “Chuyên hóa vật chất và năng lượng ở thực vật”, SGK, SGV sinh học
11 ban cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng tài liệu tham khảo, thiết kế bài
giảng theo hướng lấy HSTT
Thiết kế sinh hoc 11
1.4.2 Phương pháp chuyên gia
Trang 71.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Làm sáng tỏ cơ sở lí luận cho PPDH theo hướng lấy HS làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 8PHAN 2: TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU
2.1 Lịch sử nghiên cứu
2.1.1 Trên thế giới
Năm 1920, ở Anh bắt đầu thí điểm các lớp học kiểu mới Trong đó, họ chú ý đến việc phát huy tính tích cực, rèn luyện tư duy cho HS khuyến khích các hoạt động tự quản
Từ năm 1945 trở đi, ở Pháp hình thành các lớp học thí điểm ở tiểu học
Ở các lớp này, hoạt động học tùy thuộc vào hứng thú và sáng kiến của HS Bộ giáo dục Pháp khuyến khích áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Năm 1970, ở Mỹ các trường áp dụng phương pháp dạy học tích cực, tổ chức hoạt động độc lập của HS bằng phiếu học tập
Ở các nước XHCN cũ như Liên Xô ngay từ những năm 50 của thế kỉ
XX đã chú ý đến việc tích cực hóa hoạt động học tập của HS Ở Liên Xô lúc
này, nghiêm cắm việc GV đọc những khái niệm, định nghĩa cho HS ghi
2.1.2 Ở trong nước
Van đề phát huy tính tích cực, chủ động của HS nhằm tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo, đã đặt ra từ những năm 1960, ngành Giáo dục đã có khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”
Năm 1970, giáo sư Trần Bá Hồnh có nghiên cứu đầu tiên về phương pháp dạy học tích cựu, phát huy trí thơng minh của HS
Năm 1980 tré đi, có nhiều nhà lí luận dạy học quan tâm đến vấn đề này GS: Định Quang Báo (1981) GS: Lé Dinh Trung (1985)
TS Vũ Đức Bình (1985) GS: Vũ Đức Lưu (1995)
Đặc biệt năm 1995 có nhiều hội thảo lớn về đổi mới phương pháp dạy
học tích cực theo hướng hoạt động hoá của người học
Từ năm 2000 đến nay, đôi mới PPDH đã được triển khai ở hầu hết các
Trang 9Cho đến nay, việc nghiên cứu, vận dụng phương pháp đạy học phát huy tính tích cực của HS đã có những bước đầu rõ nét, tạo những bước chuyền biến tích cực
2.2 Cơ sở lí luận
2.2.1 Tính tích cực của HS
2.2.1.1 Khái niệm
Theo định nghĩa của Rebrona: “Tính tích cực của HS là một hiện tượng sư phạm thể hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập”
Theo GS Trần Bá Hồnh: “Tính tích cực học tập là trạng thái học tập của HS đặc trưng ở khát vọng học tập với sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao
trong quá trình nắm vững kiến thức”
Ông cho rằng: tính tích cực học tập của HS cũng có sự tương đồng với tính tích cực nhận thức vì học tập là một trường hợp đặc biệt của nhận thức
2.2.1.2 Biểu hiện cúa tính tích cực học tập ở HS
Theo GS Trần Bá Hồnh có 3 mức độ biểu hiện của tính tích cực học tập: Biểu hiện bằng hành động
- HS có các hành động, thao tác tự nguyện trả lời câu hỏi của GV hoặc bé sung cau tra lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu ra
- HS hay thắc mắc và yêu cầu được giải thích các vấn đề chưa hiểu - HS vận dụng linh hoạt kiến thức và kĩ năng để nhận thức những hoạt động mới, nội dung mới
- HS mong muốn được đóng góp với thầy với bạn những thơng tin mới ngồi bài học
Biểu hiện cảm xúc
- HS hào hứng, phấn khởi trong học tập
- HS ngạc nhiên trước hiện tượng, thông tin mới lạ
Trang 10Biểu hiện ý trí
- Tập trung, chăm chú vào nội dung bài học, chú ý nghe giảng
- Không nản chí trước những khó khăn, kiên trì làm bằng được những bài tốn khó, những thí nghiệm phức tạp
2.2.1.3 Các cấp độ của tính tích cực học tập Tính tích cực đạt cấp độ từ thấp lên cao như:
Cấp độ sao chép, bắt chước: HS chăm chú, quan sát và kiên trì làm theo
các động tác của GV
Cấp độ tìm tịi, thực hiện: HS không bắt chước và làm theo phương
hướng, cách giải quyết vấn đề của thầy cô mà tự tìm tịi cách giải hợp lí hơn,
ngắn gọn hơn Chúng luôn đặt câu hỏi: Có cách nào tốt hơn không? Làm cách
nào để nhanh hơn?
Cấp độ sáng tạo: HS đề xuất các ý tưởng mới, cách giải quyết mới độc lập, hữu hiệu; có thể tự nêu ra được những tình huống mới, những bài tập có tính sáng tạo; có thể tự thay đối các yếu tố thí nghiệm, đề xuất các thí nghiệm mới để chứng minh nội dung bài học Tuy nhiên mức độ sáng tạo của HS là hạn nhưng đó là mam méng dé phát triển trí sáng tạo sau này
2.2.2 Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm (HSTT)
Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt hữu cơ: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Trong lí luận dạy học có những quan niệm khác nhau về vai trò của GV và vai trò của HS Nhưng tựu chung có 2 hướng: hoặc tập trung vào vai trò và hoạt động của GV (GV làm trung tâm — GV TT) hoặc tập trung vào vai trò và hoạt động của HS (HSTT)
Việc chuyển dạy học từ GVTT sang dạy học HSTT là xu hướng tất yếu có lí do của lịch sử Trong dạy học HSTT người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể, nhấn mạnh vai trị tích cực chủ động của người học, xem người học
Trang 11Để làm rõ đặc điểm của phương pháp dạy học HSTT chúng ta so sánh với phương pháp dạy học GVTT
2.2.2.1 Mục tiêu dạy học
Đặc điểm khác nhau cơ bản nhất là về mục tiêu
- Trong GVTT, chương trình học tập được thiết kế chủ yếu theo logic nội dung khoa học của các môn học, chú trọng đến hệ thống kiến thức lí thuyết
- Trong HSTT, cho rằng hệ thống kiến thức lí thuyết chưa đú để đáp ứng mục tiêu chuẩn bị cho cuộc sống Cần chú trọng các kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức lí thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn
2.2.2.3 Phương pháp dạy học
Sự khác nhau về mục tiêu và nội dung quy định sự khác nhau về phương pháp - Trong GVTT, phương pháp chủ yếu là thuyết trình, giảng giải thầy nói trị ghi GV lo trình bày cặn kẽ nội dung bài học, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình HS tiếp thu thụ động, cố hiểu và nhớ những gì GV đã giảng giải, trả lời những câu hỏi GV nêu ra, những vấn đề đã dạy
- Trong HSTT, người ta coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt động độc lập theo nhóm (thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát mẫu vật, phân tích số liệu ) thơng qua đó HS vừa tự lực nắm tri thức, kĩ năng mới Đồng thời rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt về phương pháp nghiên cứu khoa học GV quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá
nhân và của tập thể HS để xây dựng bài học
2.2.2.4 Hình thức tổ chức dạy và học
- Trong GVTT, tơ chức trong phịng học mà bàn GV và bảng đen là điểm thu hút sự chú ý của mọi HS
- Trong HSTT, thường bố trí thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt
Trang 122.2.2.5 Đánh giá
- Trong GVTT, GV là nguời độc quyền đánh giá kết quả học tập của HS, chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện các thông tin GV đã cung cấp
- Trong HSTT, HS tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình
được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau GV phải hướng dẫn cho HS
phát triển kĩ năng tự đánh giá không chỉ dừng lại ở yều cầu tái hiện kiến thức, lập lại kĩ năng đã học mà khuyến khích óc sáng tạo, phát triển sự chuyên biến thái độ Hành vi của HS trước những vấn đề nảy sinh trong thực tế
Kết luận:
Trong HSTT, người ta coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt động độc lập, chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, rèn luyện phương pháp tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Vì vậy, dạy học lấy HSTT chính là phương pháp dạy học tích cực
Theo giáo sư Trần Bá Hồnh: khơng nên xem dạy học HSTT như một PPDH đặt ngang tầm với các PPDH đã có, mà nên quan niệm nó như một tư tưởng, một quan niệm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả đạy học
Thực hiện HSTT không hạ thấp vai trò của GV mà trái lại đòi hỏi GV phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp S.Rassekl (1987) viết: “Với sự tham gia tích cực của người học thì sẽ khó mà duy trì mối quan hệ độc đoán giữa thầy và trò Quyền lực của GV khơng cịn dựa trên sự thụ động và dốt nát của HS mà dựa vào năng lực của GV góp phần Vào Sự phát triển tột đỉnh của HS thông qua sự tích cực của các em ”
Trang 13PHAN 3: KET QUA NGHIEN CUU
CHUONG I: PHAN TICH NOI DUNG VA XAY DUNG TU LIEU
THAM KHAO PHAN A - CHUONG I
“CHUYEN HOA VAT CHAT VA NANG LUONG ”
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ 1 Logic của bài học
- Đây là bài đầu tiên của chương I: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Bài này rất quan trọng vì nó góp phần giúp học sinh hình thành khái niệm chuyền hóa vật chất và năng lượng giữa cơ thể TV và môi trường Đề từ đó phân biệt được với q trình chuyển hóa vật chất giữa ÐV và môi trường
sẽ được học ở phần B chương I và so sánh với quá trình này ở cấp độ tế bào
đã được học ở lớp 10
- Qua bài này, HS được tìm hiểu quá trình trao đổi nước và muối khống của TV với mơi trường, hiểu được vai trò của nước đối với cơ thể thực vật, cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng, con đường xâm nhập của chúng từ đất vào rễ
2 Nội dung bài học
- Các khái niệm: Lông hút, đai Caspari, thế nước, cơ quan hấp thụ nước - Phân biệt hai con đường xâm nhập của nước và 1on khống từ mơi trường bên ngoài vào đến mạch dẫn ở trung tâm rễ
- Ảnh hưởng của môi trường đến quá trình hấp thụ nước và muối
khoáng ở rễ
2.2 Thành phần kiến thức chủ yếu
2.2.1 Rễ cây là cơ quan hấp thụ nước a Hình thái của hệ rễ
b Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng
Trang 14- TB lông hút có thành tế bào mỏng, khơng thắm cutin, có áp suất tham thấu lớn
2.2.2 Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây a Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào TB lông hút
- Nước được hấp thụ từ đất vào TB lông hút theo cơ chế thâm thấu - lon khoáng được hấp thụ chọn lọc vào rễ cây nhờ cơ chế thụ động và chủ động
b Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ Gồm hai con đường:
- Từ TB lông hút —› khoảng gian bào ->mạch gỗ - Từ TB lông hút-> các tế bào sống ->mạch gỗ
2.2.3 Ánh hướng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và muối
khoáng ở rễ cây
- Nhiệt độ, ánh sáng, oxy, PH đất, đặc điểm lí hóa của đất, 2.3 Kiến thức bỗ sung
Theo sách Sinh lí Thực vật - Vũ Văn Vụ phan IV Ic - trang 69 Sự hấp thụ nước ở cây
- Do gradien nồng độ chất tan: khi có sự chênh lệch về nồng độ các chất hòa tan trong tế bào rễ và dung dịch đất thì nước sẽ được hấp thụ vào rễ theo cơ chế khuếch tán thẩm thấu, tức là nước sẽ vận chuyên từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao Trong trường hợp này, nước sẽ vào cây một cách thụ động khi mà hàm lượng các chất tan trong rễ cao và trong môi trường đất chứa đầy đủ đất Còn khi gặp điều kiện thiếu nước thì nước vào rễ cây theo cơ chế bơm đặc biệt tạo điều kiện nâng nồng độ các chất trong rễ lên cao, tạo ra grdien nồng độ cao trong rễ và do đó nước sẽ được vận chuyển vào rễ một cách tích cực
Trang 15đất có thế năng nước lớn hơn thế năng nước trong mơ rễ thì nước sẽ được van chuyển vào rễ Thế năng nước của rễ thường nhỏ hơn thế năng nước của dung dich đất đo từ rễ nước luôn được vận chuyển lên cây để thực hiện các quá trình trao đôi và do sự thoát hơi nước của lá
BAI 2: VAN CHUYEN CAC CHAT TRONG CAY
1 Logic bai hoc
Bài này kế tiếp bài 1: “Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ” HS sẽ
tiếp tục tìm hiểu quá trình trao đổi nước của TV với môi trường Ở bài nay,
HS sé tim hiểu nước và muối khoáng sau khi được hấp thụ qua rễ sẽ được vận chuyển như thế nào trong cây, được vận chuyển nhờ loại mạch gì? Động lực vận chuyên các chất nhờ những yếu tố nào?
2 Nội dung bài học 2.1 Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm: mạch gỗ (xilem), mạch rây (ploem), áp suất rễ - Mô tả và phân biệt được cấu tạo của cơ quan vận chuyên vận chuyển vật chất từ rễ lên lá và các cơ quan khác trên mặt đất
- Mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chuyên sản phâm đồng hóa của quang hợp từ lá (cơ quan cho) đến cơ quan nhận (nơi dự trữ và sử dụng: rễ, hạt, qua, )
- Mơ tả được địng vận chuyên ngang lưu thông giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
- Phân biệt được cấu tạo, thành phần dịch vận chuyển và động lực của dòng mạch gỗ với dòng mạch rây
2.2 Thành phần kiến thức chủ yếu
2.2.1 Dòng mạch gỗ (dòng đi lên)
Trang 16a Cấu tạo
Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bảo chết gồm quản bào và mạch ống b Thành phần của dịch mạch gỗ
Chủ yếu là nước và các ion khoáng và một số ít chất hữu cơ khác được tông hợp từ rễ
c Động lực đây của dòng mạch gỗ - Lực day (ap suất rễ)
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
2.2.2 Dòng mạch rây (dòng đi xuống)
Khái niệm: Dòng mạch rây là dòng vận chuyên chất hữu cơ từ trong phiến lá đến cuống lá -> củ, hạt, quá (nơi dự trữ và tiêu thụ chất)
a Cấu tạo
Mạch rây được cấu tạo từ các TB sống gồm TB ống rây và TB kèm b Thành phần của dịch mạch rây
Chủ yếu là saccarose (99%) và một số Ít axit amin, vitamin, hoocmon, c Động lực của dịch mạch rây
Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thắm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (mô)
2.3 Kiến thức bỗ sung
Theo sách thiết kế bài giảng - Tran Khánh Phương - trang 17 *Động lực của vận chuyển nước trong cây
Nước vận chuyển trong cây nhờ các lực sau:
- Luc day của rễ: do quá trình trao đối chất ở rễ, đặc biệt là q trình hơ hấp của rễ sẽ phát sinh một áp lực đẩy nước đi lên cao, đó là áp suất rễ
- Sức kéo của thoát hơi nước ở lá: sự chênh lệch về sức hút nước khá lớn giữa không khí và bề mặt lá làm cho q trình thốt hơi nước xảy ra
Trang 17như vậy mà phát sinh một lực hút từ bề mặt lá đo bay hơi nước Sức kéo của thoát hơi nước là liên tục Đây là động lực chủ yếu có thể đưa cột nước lên rất cao trên cây
- Động lực khác: các mao quản nước trong mạch dẫn tạo nên các sợi nước rất mỏng manh, các sợi nước này có đầu trên bị kéo một lực rất căng do thoát hơi nước nhưng sợi nước mỏng này không hề bị đứt đoạn tạo nên bọt
khí làm tắc nghẽn mạch Có được điều này là nhờ hai lực bố trợ:
Lực liên kết giữa các phân tử nước
Lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn
Nước đi trong hệ thống mạch dẫn của cây góp phần quan trọng vào sự
tuần hoàn nước của hệ sinh thái đất - cây - khơng khí
Theo sách Sinh lí Thực Vật - Vũ Văn Vụ phan IV2 — trang 73 * Con đường vận chuyền nước gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ bề mặt lông hút của rễ đến mạch dẫn Đoạn này ngắn khoảng 0,2 mm Nước đi qua cả tế bào sống và tế bào không sống
Giai đoạn 2: qua hệ mạch dẫn của thân Đoạn này dài gấp nhiều lần giai đoạn 1 Giai đoạn 3: từ gân lá đến tế bào thịt lá, gian bào, khí khổng ra khơng khí Nước qua các tế bào sống và qua các ống mao dẫn của thành tế bào thịt lá rồi ra ngồi khơng khí qua khí khổng Cịn trong thân, nước vận chuyền từ rễ lên lá theo hệ mạch gỗ Các chất hòa tan được rễ hút vào cũng tạo thành trong quang hợp và trao đôi chất vận chuyển xuống dưới theo mạch rây
BÀI 3 THOÁT HƠI NƯỚC
1 Logic bài học
Trang 18Sự sắp xếp hợp li, hop logic cua bai 1, bai 2, bai 3 cho HS thấy rõ quá trình trao đổi nước của TV với môi trường gồm 3 quá trình: quá trình hấp thụ nước, quá trình vận chuyển nước trong cây và q trình thốt hơi nước
Qua bài 3, HS sẽ tìm hiểu vai trị của thoát hơi nước, con đường thoát hơi nước và cơ sở khoa học của tưới tiêu hợp lí để ứng dụng trong chăm sóc cây trồng
2 Nội dung bài học 2.1 Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm: Thoát hơi nước, tế bào khí khơng, lớp cutin, cân bằng nước
- Vai trị thốt hơi nước đối với đời sống cây
- Cấu tạo thích nghỉ của lá đối với sự thoát hơi nước và đồng thời hạn
chế sự mắt nước ra khỏi cơ thé
- Cơ chế điều tiết độ mở của khí khơng và các tác nhân ảnh hưởng đến
q trình thốt hơi nước
2.2 Thành phần kiến thức chú yếu
2.2.1 Vai trò của thoát hơi nước
- Tạo lực hút đầu trên cho dong mạch gỗ
- Giúp khí không mở ra cho CO; vào lá dễ dàng - Điều hịa nhiệt độ cây
2.2.2 Thốt hơi nước qua lá a Lá là cơ quan thoát hơi nước
- Thoát hơi nước chủ yếu qua khí khơng phân bố ở mặt dưới của lá
b Con đường thoát hơi nước Gồm hai con đường:
- Qua khí khống: đây là con đường chủ yếu
Cấu tạo khí khơng
Cơ chế đóng mở
Trang 192.2.3 Các tác nhân ánh hưởng đến quá trình thốt hơi nước Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió, 1on khoáng,
2.2.4 Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí
- Khái niệm cân bằng nước
- Cơ sở khoa học của tưới tiêu hợp lí và ứng dụng
2.3 Kiến thức bỗ sung
Theo sách sinh li thực vật — Vũ Văn Vụ phanlV - trang 76 * Con đường thoát hơi nước
Ở TV, có 2 con đường thốt hơi nước chính là: qua khí khống, qua cutin.ngoai ra con qua cac vét san
- Qua vết sần: ở cây gỗ lớn, nước có thể thốt qua vét san trên cành và thân Tuy nhiên, đo diện tích vết san it nén con đường này ít có ý nghĩa
- Qua khí khống và qua lớp cutin: tỉ lệ 2 hình thức này phụ thuộc loài cây, tuổi cây, đặc điểm giải phẫu và hình thái lá, các nhóm sinh thái của cây:
+ Ở những cây còn non, cây ưa bóng dâm thì lớp cutin của phiến lá mỏng nên cường độ thoát hơi nước gần tương đương với cường độ thoát hơi nước qua khí khổng
+ Ở những cây trưởng thành có khí khơng phát triển thì q trình thốt
hơi nước hơi nước qua cutin yếu, kém 10 — 20 lần qua khí khổng
+ Ở những cây hạn sinh, nước hầu như khơng thốt qua bề mặt biểu bì Vậy thốt hơi nước qua khí khơng là hình thức chủ yếu ở cây trưởng thành Sự thoát hơi nước qua khí khơng diễn ra qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: nước bốc hơi từ bề mặt TB nhu mô lá vào gian bào
Giai đoạn 2: hơi nước khuếch tán qua khe khí khống
Trang 20BAI 4 VAI TRO CUA CAC NGUYEN TO KHOANG 1 Logic bai hoc
Ở các bài trước, HS đã được tìm hiểu quá trình trao đổi muối khống của TV với mơi trường thông qua: cơ chế hấp thụ muối khoáng, con đường vận chuyên Ở bài này, HS sẽ thấy rõ vai trị các ngun tố khống đối với TV, cách bón phân hợp lí từ đó ứng dụng trong thực tiễn chăm sóc cây trồng 2 Nội dung bài học
2.1 Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm: Nguyên tô dinh dưỡng khoáng thiết yếu, nguyên tổ đại lượng, nguyên tố vi lượng
- Vai trò đặt trưng nhất của các nguyên tổ dinh dưỡng thiết yếu
- Nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây và đạng phân bón cây hấp thu được - Liều lượng phân bón hợp lí và ý nghĩa của nó đối với cây trồng, môi trường và sức khỏe con người
2.2 Thành phần kiến thức chủ yếu
2.2.1 Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu ở trong cây - Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là:
+ Nguyên tố mà thiếu nó cây khơng hồn thành chu trình sống + Khơng thể thay thế bởi bất kì nguyên tố nào khác
+ Phải trực tiếp tham gia vào q trình chuyền hóa vật chất trong cơ thê - Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu gồm:
+ Nguyên tố đại lượng: là nguyên tố chiếm > 100mg/Ikg chất khô VD: C,H,O,N
+ Nguyên tố vi lượng: là nguyên tố vi lượng chiếm < 100mg/1kg chất
khô VD: Fe, Mn, CI
2.2.2 Vai trị của ngun tố khống thiết yếu trong cây - Tham gia cấu tạo chất sống
Trang 212.2.3 Nguồn cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây
a Đất trồng là nguồn cung cấp các nguyên tố khoáng dinh dưỡng khoáng cho cây Trong đất, các nguyên tố khoáng tổn tại ở 2 dạng: không tan va hòa tan Cây chỉ hấp thụ được đạng hòa tan
b Phân bón
Tùy vào loại phân bón, giống cây mà sử dụng liều lượng cho phù hợp 2.3 Kiến thức bỗ sung
Theo sách Sinh lí Thực Vật - Vũ Văn Vụ phần VI- trang 174
Theo các nhà sinh lí thực vật thì phân bón đã góp phần tăng năng suất đến 50% Muốn bón phân hợp lí phải dựa trên 3 cơ sở sau:
- Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nói chung và trong các thời kì dinh dưỡng nói riêng
- Khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng của đất
- Sự biến đổi phân bón trong đất và hệ số sử dụng
Nhu cầu dinh dưỡng là lượng chất dinh dưỡng mà cây cần để tạo thành một đơn vị năng suất Nhu cầu đinh dưỡng gồm hai mặt:
- Lượng: số lượng chất đinh dưỡng cây cần để tạo thành một đơn vị năng suất
- Chất: các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau mà cây cần thiết trong thời kì sinh trưởng nhất định để hình thành năng suất cao nhất
BÀI 5 DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
1 Logic bai hoc
Trang 222 Nội dung bài học 2.1 Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm: Khử nitrat, đồng hóa amoni, đồng hóa nitơ, sự hình thành amit,
- Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ q trình đồng hóa nitơ 6 mé TV, quá trình khử nitrat
- Quá trình đồng hóa amoni, vai trị q trình hình thành amit đối với
cơ thể TV
2.2 Thành phần kiến thức chủ yếu
2.2.1 Vai trị sinh lí của nguyên tố nitơ
- Vai trò chung: nitơ là nguyên tổ dinh dưỡng thiết yếu
- Vai trò cấu trúc: nitơ là thành phần cấu trúc của protein, axit nucleic, diệp lục, ATP,
2.2.2 Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật Bao gồm hai quá trình:
a Quá trình khử nitrat
NO; (nitrat)->NO; (nitrit)—> NHạ b Quá trình đồng hóa amoni trong mơ thực vật
- Amin hóa trực tiếp:
Axit xeto + NH3 —> axit amin - Chuyén vi amin:
Axit amin + axit xeto > axit amin moi + axit xeto mới - Hinh thanh amit:
Axit amin dicacboxylic + NH; amit
Ý nghĩa quá trình hình thành amit đối với cơ thể thực vật Giải độc cho cây
Trang 23Theo sách thiết kế Sinh học 11- Trần Khánh Phương — Trang 50 Vai trò của nitơ đối với cây
- Nitơ là nguyên tố đặc thù của protein, mà protein có vai trị quan trọng đối với cây
- Nitơ là thành phần quan trọng của diệp lục Mỗi phân tử diệp lục có 4 nguyên tử Nitơ Diệp lục có vai trị quan trọng trong quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cho sự sống trên Trái Dat
- Nitơ là thành phần của một số phitohooemon: auxin, xitokinin Đây là hai hoocmon quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng của tế bào và của cây
- Nitơ tham gia vào thành phần của hợp chất phitocrom có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây liên quan tới ánh sáng Giúp cây tăng cường trao đôi chất và năng lượng Từ đó tăng năng suất cây trồng
- Thiếu nitơ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng do diệp lục khơng hình thành, lá vàng, giảm sút hoạt động quang hợp và tích lũy
- Thừa nitơ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của cây trồng Cây sinh trưởng quá mạnh, thân cây tăng trưởng
nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, gây hiện tượng lốp đồ,
giảm năng suất hoặc khơng có thu hoạch
BAI 6 DINH DUONG NITO O THUC VAT (Tiép)
1 Légic bai hoc
Ở bài này, HS tiếp tục tìm hiểu về nguyên tố dinh dưỡng khống thiết yếu Nitơ: Tìm hiểu nguồn cung cấp nitơ trong tự nhiên cho cây, q trình chuyển hóa nitơ trong đất, quá trình cố định nitơ và cơ sở khoa học của các
phương pháp bón phân
Trang 242 Nội dung bài học 2.1 Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm: phản nitrat hóa, cố định nitơ,bón phân hợp lí
- Các con đường cố định nitơ phân tử, vai trò của các con đường này đối với TV và ứng dụng kiến thức này trong ngành trồng trọt
- Mối quan hệ giữa liều lượng phân bón với năng suất, phẩm chất nông phẩm và môi trường
2.2 Thành phần kiến thức chú yếu
2.2.1 Nguồn cung cấp nitơ trong tự nhiên cho cây a NHơ trong khơng khí
- Na (cây khơng đồng hóa được) —!#—›NH; (cây đồng hóa được)
b Nitơ trong đất Tén tai 2 dang:
.Nitơ vô cơ: muối khoáng -—> cây hấp thụ được trực tiếp
Niơ hữu cơ (cây không hấp thụ được) —“J—› NH„ NO: (cây hấp thụ được)
2.2.2 Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ a Q trình chuyển hóa nitơ trong đất
- Qua trinh amon hda: Nito (hitu co) —“““ NH: - Qua trinh nitrat hoa: NH} —“““>NO,;
- Qua trinh phan nitrat: NO; —> No
b Qua trinh cé dinh nito phan tử
- Qua trinh cé dinh nito là quá trình liên kết Na và H; tạo NH;
- Con đường sinh học: N; + Hạ —'“—›NH;
VSV cố định nitơ gồm 2 nhóm
- Nhóm VSV sống tự do: vi khuân Lam (Cyanobacteria)
- Nhóm VSV sống cộng sinh ở TV : vi khuẩn thuộc chi Rhizobium
Trang 25a Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng b Các phương pháp bón phân
- Bón phân qua rễ: cơ sở khoa học là đựa vào hấp thụ ion khoáng từ đất của rễ - Bón phân qua lá: cơ sở khoa học là dựa vào sự hấp thụ ion khoáng qua khí khơng
c Kiến thức bổ sung
Theo sách Sinh li Thực Vật- Vũ Văn Vụ phan V — trang 167
* Các dang nito cung cap cho TV thong qua dat duoc bé sung thuong xuyên từ 5 nguồn sau:
- Q trình tổng hợp hóa học: chủ yếu là do sự phóng điện trong các
cơn giông qua các giai đoạn sau: N¿ +O¿>2NO 2NO+O; —> 2 NO;
4NO;+ 2 HO +O; — 4HNO¿
Nguồn nitơ này ít quan trọng vì chỉ cung cấp một lượng nhỏ nitơ:
3 — 5kg/ha
- Quá trình có định cố định nitơ của các vi khuẩn, vi khuẩn lam sống tự do Nguồn này có thể cung cấp cho cây một lượng nitơ khá lớn: 10 — 15kg/ha
- Quá trình cố định nitơ của các vi khuẩn, tảo cộng sinh (cây họ đậu, bèo hoa dâu ) Nguồn này quan trọng vì nó cung cấp cho cây một lượng nitơ lớn 150 — 200 kg/ ha
- Nguồn nitơ hữu cơ từ xác DV, TV va VSV dugc phan giải
- Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất để chuyên hóa thành dạng
phân bón hữu cơ, vơ co chwa nito
* Quá trình cố định nitơ khí quyên
- Cây không thể hấp thụ trực tiếp dạng nitơ phân tử (N;) trong khí quyên mà nhờ VSV cố định nitơ trong đất để chuyên hóa thành dạng NH;,NO;
Trang 26+ Nhóm sống tự do: chủ yếu 1a Clostridium va Azobacter, ngồi ra có vi khuẩn lam và một số vi khuẩn khác nữa
+ Nhóm sống cộng sinh: có vai trò quan trọng, chủ yếu trong việc cố định nitơ
.Vi khuẩn nốt sần thuộc cây họ Đậu
Vi khuẩn Lam sống trong khoang lá cây một loài Dương xỉ (bèo hoa dâu Azolla)
Cơ chế hóa sinh của các quá trình cố định Nitơ còn nhiều giả thuyết khác nhau
BAI 8 QUANG HOP O THUC VAT
1 Logic bai hoc
- Bài này kế tiếp bài thực hành Đây là bài đầu tiên của chương giúp HS
tìm hiểu về quá trình quang hợp ở cây xanh
- Qua bài này, HS sẽ tìm hiểu quang hợp là gì? Vai trị của quang hợp? cơ quan và bào quan thực hiện quang hợp? HS hiểu rõ bản chất quá trình quang hợp và so sánh với kiến thức quang hợp đã học ở lớp 6
2 Nội dung bài học 2.1 Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm: Quang hợp, sắc tố quang hợp, bảo quan quang hợp, cơ quan quang hợp
- Lá là cơ quan quang hợp (cấu tạo lá phù hợp với chức năng)
- Lục lạp là bào quan quang hợp (cấu tạo lục lạp phù hợp với quá trình
quang hợp)
- Hệ sắc tố quang hợp (phân bố và chức năng chủ yếu của các sắc tố)
2.1 Thành phần kiến thức chú yếu
2.2.1 Khái quát về quang hợp ở cây xanh
Trang 27- Khái niệm: Quang hợp ở cây xanh là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để tạo ra cacbohidrat và ôxi từ khí cacbonic và nước
- Phuong trinh: 6 CO;+ 12 H;O at ys CoH 1206+ 6CO; + 6H;O diépluc
b Vai tro
- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của sinh giới
- Điều hịa khí hậu
2.2.2 Lá là cơ quan quang hợp
a, Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp
- Hình thái: Diện tích bề mặt lá, khí khơng
- Giải phẫu: Hệ gân vận chuyền các chất, lá chứa bào quan lục lạp b, Lục lạp là bảo quan quang hợp
- Hình dạng
- Cấu tạo: Màng kép
Mang quang hop: tilacoit, grana Chat nén stroma
2.2.3 Hệ sắc tố quang hợp
- Diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển thành năng lượng trong ATP, NADPH
- Các sắc tố quang hợp khác thu năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền cho diệp lục
2.3 Kiến thức bố sung
Theo sách Sinh lí Thực vật— Vũ Văn Vu - trang 101 * Lá là cơ quan quang hợp
Trang 28+ Vé giai phau:
- Lớp mô giậu dày chứa nhiều lục lap — cấu trúc quang hợp Các TB mơ giậu xếp xít nhau theo từng lớp nhằm hấp thụ được nhiều ánh sáng
- Lớp mô xốp: có khoảng trống gian bào lớn - nơi chứa CO; cung cấp cho quá trình quang hợp
- Mạng lưới mạch dẫn dày đặc làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng cho quá trình quang hợp và sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác
- Hệ thống dày đặc các khí khơng ở mặt trên và mặt dưới lá giúp CO,
O¿ HạO đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng
* Theo sách sinh li TV - Vii Van Vu, trang 102
Luc lap — bao quan thuc hién chức năng quang hợp - Hinh dang luc lap:
+ Ở TV bậc thấp: lục lạp có nhiều hình dạng khác nhau vì khơng phải chịu ánh sáng mặt trời thiêu đốt quá nóng
+ Ở TV bậc cao: lục lạp có dạng bầu dục để thuận lợi cho quá trình tiếp nhận ánh sáng mặt trời Khi ánh sáng mặt trời mạnh, lục lạp có khả năng xoay bề mặt tiếp xúc nhỏ nhất của mình về phía ánh sáng
- Cấu trúc lục lạp:
+ Ngoài cùng là lớp màng kép, mỗi màng được cấu tạo bởi hai lớp protein tách biệt, một lớp lipit ở giữa
+ Bên trong là chất nền stroma lỏng nhầy, không màu Đó là protein hịa tan có chứa nhiều loại enzim tham gia quá trình khử CO; khi quang hợp Thể nền bao quanh các hạt grana Mỗi grana gồm từ 5 - 6 đến vài chục túi Tilacoit Tilacoit gồm: các sắc tố, protein, lipoit, trung tâm phản ứng và các chất truyền điện tử
- Luc lap gom hai loai:
Trang 29+ Lục lạp của TB bao bó mạch có grana phát triển khơng đầy đủ, trong
có chứa nhiều hat tinh bột lớn
BÀI 9 QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C;, C, VÀ CAM
1 Logic bài học
Bài này kế tiếp bài “Quang hợp ở thực vật” Ở bài trước, HS đã biết
khái quát chung về quá trình quang hợp Ở bài này, HS được tìm hiểu về bản chất quá trình quang hợp, gồm những pha nào? Diễn ra như thế nào? Ở đâu của lục lạp? Và sự khác biệt giữa quang hợp ở các nhóm thực vat C3, C4,CAM 2 Nội dung bài học
2.1 Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm: TV C:, Ca và CAM, pha sáng, pha tối, chu trình C3, chu trình Ca
- Phân biệt phản ứng pha sáng và phản ứng pha tối
- Phân biệt các con đường cố định CO, trong quang hop 6 TV: C3, C4 va CAM - Giải thích được sự thích nghi hình thái, giải phẫu tương ứng, thích nghỉ sinh lý của nhóm thuc vat C4, CAM véi môi trường sống
2.2 Thành phần kiến thức chủ yếu
2.2.1 Thue vat C3 a Pha sang
- Khái niệm: Pha sáng của quang hợp là pha chuyên hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
- Nơi thực hiện, nguyên liệu, sản phẩm
- Phản ứng quang phân ly nước: 2 HạO —#*##—y 4HÏ + 4e + O¿ diepluc
Trang 30- Khai niém: Pha téi cua quang hop 1a pha cé dinh CO, tức là các phân tử CO> duoc lién két v6i nhau tao chat hitu co C6H120¢
- Nơi thực hiện, nguyên liệu, sản phẩm
- Pha tối của TV Cs diễn ra theo chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn cố định COz: chất nhận CO; đầu tiên, sản phẩm ổn định
đầu tiên
+ Giai đoạn khử CO;
+ Giai đoạn tái sinh chất nhận * Ý nghĩa chu trình Cạ
Chu trình C; là chu trình quang hợp cơ bản nhất xảy ra ở tất cả các loại TV Chu trình C¿ tạo ra nhiều sản phâm SƠ cấp như: chất Cs, Cs, Cạ Là nguyên liệu để tông hợp các sản phẩm quan trọng khác
2.2.2 Thực vật Cạ a Đặc điểm sinh lí
- Thích nghi với cường độ quang hợp cao
- Điểm bù CO¿ thấp hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn - Nhu cầu nước ít, thốt hơi nước thấp
b Chu trình Ca
- Pha tối gồm: chu trình Ca, chu trình Canvin
- Chu trình Ca: nơi tiến hành, chất nhận CO; đầu tiên, sản phẩm ôn định
đầu tiên
- Chu trình C¿: nơi tiến hành, sản phẩm cuối cùng
2.2.3 Thực vật CAM
- Đặc điểm
- Quá trình quang hợp: gồm 2 quá trình
+ Quá trình cố định CO; (chu trình Ca): thời gian thực hiện, chất nhận
CO; đầu tiên, sản phẩm ốn định đầu tiên
Trang 312.3 Kién thire bé sung
Theo séch Sinh hoc — W.D.Phillips — T.J.Chilton, phan 11.5 — trang 92, 95 tap 1
* Hoa sinh phản ứng sáng
- Phản ứng sáng của quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời nhờ sắc tố quang hợp: diệp lục, caroteoit, xantophyl Khi diệp lục hấp thụ ánh sáng thì điện tử có thể bị nhảy và chuyển đến mức năng lượng cao hơn Điện tử có thê đi theo 2 con đường khác nhau:
+ Ở đòng điện tử khơng quay vịng:
TB dùng năng lượng ánh sáng để quang li nước, cung cấp điện tử để chuyển tới diệp lục và nâng lên mức năng lượng cao hơn, phức hệ enzim lớn gọi là quang hệ II
Ở quang hệ II: điện tử chuyển từ chất mang này đến chất mang tiếp dọc theo chuỗi kế cả một phức hệ thứ 2 là quang hệ I
Ở cuối chuỗi, điện tử được chuyển đến NADP” tạo thành NADPH Plastoquinon, ferredoxin là chất mang có khả năng hấp thụ điện tử và chúng chuyển động tự do trong màng cho đến khi gặp chất mang khác
+ Ở đòng điện tử quay vòng:
Điện tử từ quang hệ I qua ferredoxin, plasquinon đến quang hệ II Cả 2 con đường đều giải phóng năng lượng
*Hóa sinh phản ứng tối
- Phán ứng tối là phản ứng của quang hợp kết hợp các phân tử CO; tạo gluco Quá trình chuyền các nguyên tử từ NADPH và cần năng lượng dang
ATP
- Đầu tiên, liên kết các phân tử CO¿ thành phân tử đường 5C là ribuloz —
diphotphat Kết quả hình thành chất 6C và lập tức tách thành 2 phân tử 3C
Trang 32Từ G3P có thể tổng hợp glucoz theo con đường ngược với chuỗi đường phân glucoz trong hô hấp
Từ G3P có thể hình thành chất béo, protein, phân giải axit piruvic
Từ G3P có thể hình thành ribolozodiphophat Đây là sản phẩm quan trọng nhất giúp TB có khả năng hấp thu nhiều CO; hơn Phản ứng này kết thúc I chu kì gồm các sự kiện gọi là “chu trình canvin”
BAI 10 ANH HUONG CUA CAC NHAN TO NGOAI CANH
DEN QUANG HOP 1 Logic bai hoc
Bài này kế tiếp bài 9 “Quang hợp ở nhóm TV C3, C4, CAM” Bai nay HS
sẽ tìm hiểu các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới quang hợp như thế nào: ánh sáng, nồng độ CO, nước, nhiệt độ, nguyên tố khống Từ đó có các biện pháp thúc đẩy quá trình quang hợp của cây trồng góp phần tăng năng suất cây
trồng
2 Nội dung bài học 2.1 Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm: nhân tố giới hạn, điểm ba anh sang, điểm no ánh sáng - Mô tả được sự phụ thuộc của quang hợp vào các nhân tố ngoại cảnh: ánh sáng, nồng độ CO; nhiệt độ, nguyên tố khoáng
2.2 Thành phần kiến thức chủ yếu
2.2.1 Ánh sáng a Cường độ ánh sáng
- Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
- Điểm bão hòa là trị số ánh sáng mà tại đó cường độ hô hấp đạt cực đại
Trang 33b Quang phổ ánh sáng
Quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng xanh tím và đỏ Quang phổ ảnh hưởng tới cường độ quang hợp và phẩm chất sản phẩm quang hợp
2.2.2 Nồng độ CO;
- Dưới điểm bão hòa COz, nồng độ CO; tăng thì cường độ quang hợp tăng - Điểm bão hòa: nồng độ CO; trong khơng khí tương ứng với cường độ quang hợp đạt cực đại
- Điểm bù COz: là nồng độ CO¿ để cường độ quang hợp bằng cường độ
hô hấp
2.2.3 Nước
Cây thiếu nước đến 40 — 60% quang hợp bị giảm mạnh hoặc ngừng
2.2.4 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng tới các phám ứng enzim trong pha tối của quang hợp 2.2.5 Nguyên tố khoáng
Nguyên tố khoáng ảnh hưởng thơng qua vai trị cấu thành nên enzim quang hợp, diệp lục và điều tiết độ đóng mở khí khổng
2.2.6 Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo 2.3 Kiến thức bỗ sung
Sách thiêt kế bài giảng — Trần Khánh Phương - trang 103
*Điểm bù ánh sáng có ý nghĩa:
+ Dựa vào điểm bù ánh sáng, người ta chia TV thành: Cây ưa sáng: có điểm bù ánh sáng là 1 — 3 klux
Cây ưa bóng: có điểm bù ánh sáng thấp là 0,2 — 0,5 klux
Trang 34- Trong quần thê có diện tích lá quá cao thì tầng lá trên che khuất ánh sáng các tầng lá dưới nên có thể chúng nhận được cường độ ánh sáng dưới
điểm bù
Như vậy, tầng lá trên sản xuất chất hữu cơ, tầng lá dưới tiêu thụ sản
phâm hữu cơ Nên tầng lá nhận ánh sáng dưới điểm bù mà lớn hơn tầng lá
nhận ánh sáng trên điểm bù thì quan thể đó khơng tích lũy và không tổn tại *Điểm bão hòa ánh sáng
Sau điểm bão hòa ánh sáng, nếu cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp vẫn đạt điểm bão hòa 1 giới hạn nữa Khi cường độ ánh sáng quá mạnh thì quang hợp bị ức chế do ánh sáng quá mạnh làm cấu trúc bộ máy quang hợp bị tổn thương, hệ sắc tổ bị phá hủy
BÀI 11 QUANG HỢP VÀ NĂNG SUÁT CÂY TRÒNG
1 Logic bai hoc
Ở bài 10 “Ảnh hướng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp” HS
biết được ảnh hưởng các nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp và từ đó có các biện pháp kĩ thuật dé thúc đây quá trình quang hợp ở cây Ở bài này, HS sẽ thấy rõ mối quan hệ giữa quang hợp và tăng năng suất cây trồng
2 Nội dung bài học 2.1 Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm: Diện tích lá, cường độ quang hợp, hệ số kinh tế, năng suất sinh học, năng suất kinh tế
- Vai trò quyết định của quang hợp với năng suất cây trồng
- Các biện pháp tăng năng suất thông qua tăng diện tích lá, tăng cường quang hợp, tăng hệ số kinh tế
2.2 Thành phần kiến thức chủ yếu
2.2.1 Quang hợp quyết định năng suất cây trồng
Trang 35Nang suất sinh học là tổng lượng chất khơ tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng
Năng suất kinh tế là một phần năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây 2.2.2 Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp a Tăng diện tích lá
- Cơ sở khoa học: Lá là cơ quan quang hợp Tăng diện tích lá sẽ tăng
diện tích quang hợp nên tăng tích lãy chất hữu cơ trong cây Vì vậy tăng năng lượng cây trồng
- Các biện pháp kĩ thuật b Tăng cường độ quang hợp
- Cơ sở khoa học: Cường độ quang hợp là chỉ số thể hiện hiệu suất hoạt động bộ máy quang hợp Chỉ số đó ảnh hưởng quyết định đến tích lũy chất khô và năng suất cây trồng
c Tăng hệ số kinh tế - Biện pháp kĩ thuật 2.3 Kiến thức bỗ sung
Theo sách thiết kế bài giảng — Trần Khánh Phương - trang 116 Năng suất cây trồng gồm năng suất sinh học và năng suất kinh tế:
- Năng suất sinh học:
F.K.L
Nsp = sh ——— 1000 (Kg (Kg/ha/ngay) = Ƒ, gay) k
Trong đó: L: m? lá/ha
Ec: lượng CO; cây đồng hóa được trên I đơn vị diện tích lá 1m /ngày đêm F: lượng chất khô cây tạo được trên I đơn vị diện tích lá
Trang 36Kẹ= + là hiệu quả quang hợp
-_ Năng suất kinh tế:
NSxt = NSgn-Kie (Kig 1a hé 86 kinh tế)
Như vậy, muốn tăng năng suất cây trồng ta phải điều khiển hệ quang hợp về cả 3 mặt: thành phần tạo nên hệ, cấu trúc của hệ, hoạt tính của hệ sao cho tốt nhất
BÀI 12 HÔ HÁP Ở THỰC VẬT
1 Logic bai hoc
Đây là bài đầu tiên của chương tìm hiểu về q trình hơ hấp ở TV Học
xong bài này, HS sẽ tổng quát được phần A chương I : Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở TV gồm 4 quá trình: quá trình trao đổi nước, trao đơi khống giữa TV với mơi trường, quá trình quang hợp, q trình hơ hấp Từ đó sẽ so sánh được với q trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở ĐV được học ở phần sau
Qua bài này, HS biết hơ hấp là gì? Vai trị hơ hấp? Các con đường phân giải kị khí? Hô hấp sáng? Hiểu được mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường
2 Nội dung bài học 2.1 Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm: Hô hấp ở TV, phân giải kị khí (đường phân và lên men), hô hấp sáng, hệ số hô hấp
- Bản chất của hô hấp TV, phương trình tổng quát về hơ hấp, vai trị hơ
hấp đối với cơ thê TV
- Con đường hô hấp của TV ở điều kiện kị khí, hiểu khí và hiệu quả
năng lượng mỗi con đường
Trang 372.2.1 Khái quát về hô hấp ở thực vật a Hô hấp ở thực vật là gì?
Hô hấp ở thực vật là q trình oxy hóa sinh học đặc biệt là glucozo của tế bào sống đến CO; và H;O, một phần năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP
b Phương trình hơ hấp tổng quát
C¿H¡;O§ + 6 O¿ —> 6 CO¿ + 6 HạO + năng lượng (nhiệt độ + ATP) c Vai trò hô hấp đối với cơ thể thực vật
- Duy trì nhiệt độ cơ thể thuận lợi cho các hoạt động sống - Cung cấp ATP cho các hoạt động sống
- Tạo các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thê
2.2.2 Con đường hô hấp ở thực vật
a Phân giải kị khí
Ox 5 axit piruvic
- Lên men: Glucozo —%» axit piruvic <
- Duong phan: Glucozo rượu etylic + CO
Axit lactic
b Phan giai hiéu khi
- Chu trinh Crep: axit piruvic —““+» CO, + H,0 - Chuỗi chuyén e: 4H + O, >2H,0
H được tách ra từ axit piruvic chuyên đến chuỗi chuyền e đến O; tạo thành H;O
2.2.3 Hô hấp sáng
- Khái niệm: Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O; và giải phóng COs ở ngoài ánh sáng
- Điều kiện:
Trang 38- Hô hấp và quang hợp có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Quang hợp cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và hô hấp cung cấp năng lượng cho quang hợp
b Mối quan hệ giữa hô hấp với môi trường
- Quá trình hơ hấp chỉ diễn ra trong mơi trường có đủ nước và nhiệt độ
thích hợp
2.3 Kiến thức bỗ sung
Theo sách thiết kế bài giảng - Trần Khánh Phương - trang 123
- Thực chất, hô hấp là hệ thống oxh-k phức tạp, trong đó diễn ra các phản ứng oxh-k tách điện tử và H từ nguyên liệu hô hấp chuyển tới O; khơng khí tạo thành HạO Năng lượng giải phóng ra trong các phản ứng oxh-k được cố định lại trong các mối liên kết giàu năng lượng
- Chức năng cơ bản của hô hấp là giải phóng năng lượng của nguyên
liệu hô hấp và chuyển nó thành đạng dễ sử dụng cho cơ thể, thể hiện ở sự tổng hop ATP
- Ý nghĩa của hô hấp khơng chi bó hẹp ở mặt năng lượng Những nghiên cứu chỉ tiết về bản chất sinh hóa và cơ chế enzim học liên quan tới q trình hơ hấp đã khẳng định vai trò to lớn của những sản phẩm trung gian xuất hiện trên con đường chuyên hóa của phân tử chất hữu cơ tới các sản phẩm oxh cuối cùng là CO; và HạO
Hô hắp liên quan tới 2 hiện tượng:
Hiện tượng lí học: đó là sự trao đổi khí, hấp thụ O¿ thải CO2
Trang 39CHUONG IL SOAN MOT SO GIAO AN THEO HUONG
LAY HOC SINH LAM TRUNG TAM
Bai 1: Sy hap thụ nước và muối khoáng ở rễ
I Mục tiêu
1 Kiến thức
Học xong bài này HS có khả năng:
- Mơ tả được các đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn và giải thích sự thích nghỉ của các đặc điểm đó với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
- Nêu và phân biệt được các cơ chế hấp thụ nước và muối khống ở rễ
- Trình bày được các con đường vận chuyên nước và muối khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ
- Giải thích được ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá
trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- Vận dụng lí thuyết vào giải thích hiện tượng thực tế 2 Kĩ năng
- Rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân tích kênh hình SGK - Kĩnăng làm việc theo nhóm
- Rèn luyện kỹ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa
3 Thái độ
- Thái độ nghiêm túc trong hoạt động nhóm - Củng cố quan điểm duy vật về thế giới sống Il Phuong pháp —- Phương tiện dạy học
1 Phương pháp
Phương pháp chủ yếu: Trực quan, vẫn đáp tìm tịi - bộ phận 2 Phương tiện
- Tranh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK phóng to
Trang 40- Cac phuong tién hién dai: dia CD, may chiéu (néu cd)
II Tiến trình bài giảng
1 Ôn định lớp
2 Bài mới
GV đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết, TV là nhóm sinh vật tự dưỡng nghĩa
là chúng có khả năng tự tổng hợp ch ất hữu cơ từ các chất vô cơ như: CO¿,
H;O, muối khoáng Vậy chúng đã lấy các chất đó từ mơi trường sống vào cơ
thé va sử dụng để tổng hợp chất hữu này sẽ lần lượt giải quyết vấn đề đó
cơ như thế nào? Các bài trong chương Hôm nay, chúng ta cùng nghiên cứu bàil: “Quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ”
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
- GV hỏi: Hãy nêu vai trò của nước
đối với TB?
- HS: tra loi
- GV chính xác kiến thức
- GV chuyền ý: Rễ cây là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng Vậy cấu
tạo rễ như thế nào để phù hợp với
chức năng đó > mục I
- GV hỏi: Dựa vào hiểu biết thực tế em có nhận xét gì về quá trình hấp
- Nước là dung mơi hịa tan nhiều
muối khống
VD: Trong mơi trường nước
KCL&— K”+CL
- Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn
liền với quá trình hấp thụ nước
L Rễ cây là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng
1 Hình thái của hệ rễ