TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2
KHOA SINH - KTN ĐINH THỊ KIM PHƯỢNG
PHAN TICH NOI DUNG, XAY DUNG
TU LIEU, THIET KE BAI GIANG THEO
HUONG PHAT HUY TINH TICH CUC CUA HOC SINH TRONG DAY HOC
CHƯƠNG IV - SGK SINH HỌC 11 - BAN CƠ BẢN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học
Người hướng dẫn khoa học
Th.S Trần Thị Hường
Trang 2LOI CAM ON
Em xin bay tỏ lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo - Th.s: Trần Thị Hường người đã tạo điều kiện tốt nhất và chỉ bảo tận tình để em có thể hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo tổ phương pháp các
thầy cô giáo trong khoa sinh - KTNN - Trường ĐHSP Hà Nội 2 cùng các thầy cô trường THPT Bắc Kiến Xương - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình và các thầy cô trường THPT Yên Lập - Huyện Yên Lập - Tỉnh Phú Thọ, các bạn sinh viên giúp đỡ để khóa luận tốt nghiệp của em xin đã động viên giúp đỡ để
khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thành Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Sinh viên thực hiện
Trang 3LOI CAM DOAN
Em xin cam đoan ban khóa luận này là kết quả nghiên cứu của ban than em, không trùng với các kết quả của tác giả khác Nếu có gì sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế nên kết quả nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu xót Em rất mong các thầy cô các bạn sinh viên quan tâm đóng góp, bổ sung ý kiến để giúp cho đề tài nghiên cứu này được
hoàn thiện hơn
Tác giả
Trang 4BANG KY HIEU VIET TAT GD - ĐT GP GV HS NP NST NXBGD PPDH SGK TB THPT
Trang 5MUC LUC
Phan 1: Mo dau
1 Ly do chon dé tai
2 Mục tiêu va nhiệm vụ của dé tai
3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phần 2: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1 Lịch sử nghiên cứu
2 Các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài Phần 3: Kết quả nghiên cứu
3.1 Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu A Sinh sản ở thực vật
Bài 41: Sinh sản vơ tính ở thực vật Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
Bài 43: Thực hành: Nhân giống vơ tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép B Sinh sản ở động vật
Bài 44: Sinh sản vơ tính ở động vật Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ để có kế hoạch ở người
3.2 Soạn một số giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh A Sinh sản ở thực vật
B Sinh sản ở động vật
Bài 44: Sinh sản vơ tính ở động vật Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ để có kế hoạch ở người
Trang 6PHAN 1: MỞ ĐẦU
1 Ly do chon dé tai
Thế ky 21 1a thé kỷ của khoa học - công nghệ, thế kỷ của nền kinh tế tri
thức Những thành tựu về khoa học công nghệ để trở thành công cụ phương tiện phục vụ đắc lực trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội của con người Trước
sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật và sự đổi mới của xã hội, đòi
hỏi giáo dục phải đào tạo những con người có trình độ cao về tri thức, phát triển cao về trí tuệ, sẵn sàng thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội
Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đang tiến hành đổi mới toàn diện về
giáo dục ở các cấp học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Công cuộc này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như đổi mới phương pháp dạy và
học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới cơ chế quản
lý Mục tiêu cao cả mà giáo dục hướng tới là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bỗi dưỡng nhân tài” Các nhà trường ngày nay phải tạo ra những con
người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, có năng lực tự học Như vậy trường học không chỉ cung cấp thông
tin đữ liệu có tính chất cập nhật mà phải dạy cách xử lý các nguồn thông tin thu được Vì vậy đổi mới giáo dục - đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh là yêu cầu của thời đại, đồng thời là yêu cầu cấp bách cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt kiến thức thụ động, thầy giảng trò nghe sang hướng đặt người học chủ
động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính tự lực tự chủ của học sinh trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động xã hội là một
Trang 7Phương pháp day học phù hop với nhu cầu phát triển của thời đại là phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh - người học làm trung tâm, thực chất là phương pháp dạy học phát huy nội lực tự học của người học
“Trò học, cốt lõi của tự học, học cách học, cách tư duy Năng lực tự học là nội lực phát triển bản thân người học Thầy dạy, cốt lõi là dạy cách học,
cách tư duy và thầy là tác nhân là người hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho trò
biết cách tự học, tự học nghề, tự học nên người” Trích quá trình tự học
NXBGD, Nguyễn Cảnh Toàn
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm ở các trường phổ thơng cịn nhiều hạn chế
Kiến thức sinh học rất phong phú, ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sinh học và ứng dụng của công nghệ sinh học vào thực tiễn Vì vậy, việc rèn luyện tính tự học cho học sinh, việc
dạy học sinh phương pháp tư duy khoa học là rất cần thiết
Chính những lý do trên và với mong muốn được góp phần nhỏ bé vào
công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học sinh học nói riêng tơi đã chọn đề tài: “Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Chương IV - SGK Sinh học II - Ban cơ bản”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu
- Tìm hiểu nội dung chương trình sinh học I1 - Tập dượt phương pháp nghiên cứu khoa học
2.2 Nhiệm vụ
- Phân tích chương IV: “Sinh sản” để xác định: + Mục tiêu của chương
Trang 8+ Kiến thức trọng tâm và kiến thức bổ sung
-Xây dựng hệ thống tư liệu phục vụ cho việc thiết kế bài giảng trong
chương IV
- Thiết kế một số bài trong chương theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
3 Đối tượng, phạm vỉ và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng
- Nội dung chương trình sinh học L1 — Ban cơ ban - Học sinh lớp II THPT
3.2 Phạm vị nghiên cứu
- Nghiên cứu chương IV: Sinh sản
- Xây dựng tư liệu cho các bài trong chương IV
- Soạn một số giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nghiên cứu lý thuyết
- Đọc những tài liệu có liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc phát huy tính tích cực của học sinh - Đọc tài liệu tham khảo về phương pháp và lý luận dạy học sinh học
3.3.2 Lấy ý kiến của chuyên gia
Trang 9PHAN 2: TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU
1 Lich sử nghiên cứu 1.1 Thế giới
Năm 1920 ở Anh đã hình thành những nhà trường kiểu mới, trong đó họ chú ý đến phát huy tính tích cực và rèn luyện tư duy của học sinh bằng cách khuyến khích các hoạt động do học sinh tự quản
Từ năm 1945 ở Pháp bắt đầu hình thành lớp học thí điểm ở các trường
tiểu học ở các lớp học này, hoạt động học tùy thuộc vào hứng thú và sáng kiến của học sinh Vào những năm 1970 - 1980, hầu như tất cả các cấp học déu áp dụng rộng rãi phương pháp dạy học tích cực
Năm 1950 ở Đức, Liên Xô, Ba Lan đã chú ý đến tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nghiêm cấm đọc khái niệm, định nghĩa cho học sinh ghi
Năm 1970 ở Mi bắt đầu thí điểm 200 trường áp dụng phương pháp dạy
học tổ chức hoạt động độc lập của học sinh bằng phiếu học tập
Từ những năm 1980 trở lại đây khối các nước ASEAN đã áp dụng mãnh
mẽ PPDH mới
1.2 Trong nước
12 - 1945 Bộ giáo dục đã tổ chức hội thảo Quốc gia về đổi mới PPDH
theo hướng hoạt động hóa dạy học
Ngay từ những năm 60 của thế ký XX, chúng ta có khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”
Bắt đầu từ những năm 1970 chúng ta đã có các cơng trình nghiên cứu
về đổi mới PPDH theo hướng rèn luyện trí thông minh của học sinh của Giáo sư Trần Bá Hoành
Trang 10Năm 1980 có rất nhiều cơng trình nghiên cứu phát huy tính tích cực của học sinh của Giáo sư Đinh Quang Báo, Lê Đình Trung, Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Đức Thành
Nam 2000 đổi mới dạy học đã được triển khai ở hầu khắp các trường
phổ thông trở thành một phong trào rộng lớn
2 Các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài 2.1 Tính tích cực trong học tập
2.1.1 Khái niệm tính tích cực
Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem tính tích cực là bản chất vốn có của con người trong đời sống xã hội Từ xưa con người đã biết chủ động trong sản xuất
để tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại của xã hội Tính tích cực của xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nên giáo dục, có thể xem tính tích cực là một trong những điều kiện và đồng thời là kết quả sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục
Theo P.N Erdomier 1974 cho rằng “ Nói tới tính tích cực trong học tập
thực chất là nói tới tính tích cực nhận thức vì vắng học tập là một sự nhận thức
đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên”
Theo Rebrova cho rằng tính tích cực học tập của học sinh là một hiện tượng sư phạm thể hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập
Theo GS TSKH Thái Duy Tiến: “ Tính tích cực nhận thức biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập nghiên cứu, thể hiện sự nỗ lực các hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý (như hứng thú, chú ý, ý chí ) nhằm đạt được mục đích đặt
ra với tức độ cao”
Theo GS Trần Bá Hồnh: “ Tính tích cực học tập của học sinh nó cũng có tính tương đồng với tính tích cực nhận thức vì học tập là một trường hợp đặc biệt của nhận thức, nên nói tính tích cực học tập thực chất là nói tính tích
Trang 11Tính tích cực nhận thức (học tập) là một trạng thái hoạt động của học
sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập và sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong
quá trình nắm vững tri thức
2.1.2 Dấu hiệu phát hiện tính tích cực
Theo GS TSKH Thái Duy Tiến - Viện khoa học giáo dục, dấu hiệu phat
hiện tính tích cực của học sinh là:
Có chú ý học sinh hay không?
- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập hay không
(phát biểu ý kiến, ghi chép )
- Có hồn thành những nhiệm vụ được giao hay khơng? - Có ghi nhớ tốt những điều đã được học hay khơng? - Có hiểu bài học khơng?
- Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng khơng?
- Có thể vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn không?
- Tốc độ học tập có nhanh khơng?
- Có hứng thú trong học tập hay chỉ là một ngoại lực nào đó phải học? - Có quan tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập không?
- Có sáng tạo trong học tập khơng?
e Mức độ tích cực của học sinh giáo viên có thể phát hiện được nhờ một
số dấu hiệu sau:
- Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngồi (gia
đình, bạn bè, xã hội .)
- Thực hiện yêu cầu của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa
- Tích cực nhất thời hay thường xuyên liên tục?
- Tính tích cực tăng lên hay giảm dần?
- Có kiên trì vượt khó hay khơng?
Trang 12- Đặc điểm hoạt động trí tuệ (tái hiện, sáng tạo, .)
- Năng lực (hệ thống tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, )
- Tình trạng sức khỏe
- Trạng thái tâm lý (hứng thú, xúc cảm, động cơ, ý chí )
- Điều kiện vật chất, tinh thần (thời gian, tiền của, khơng khí đạo đức)
- Môi trường tự nhiên xã hội b) Nhà trường
- Chất lượng quá trình dạy học - giáo dục (Nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức kiểm tra đánh giá )
- Quan hệ thầy - trò
- Khơng khí đạo đức nhà trường
c) Gia dinh d) XG héi
Nhu vay để phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi phải có một kế
hoạch lâu dài và toàn diện khi phối hợp hoạt động của gia đình, nhà trường và
xã hội
2.2 Phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm
Qúa trình dạy học gồm hai mặt quan hệ hữu cơ Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Vậy trong quá trình dạy học cần chú ý vào quá trình dạy của giáo viên hay chú ý vào quá trình học của học sinh thì
có hiệu quả hơn?
Trong những năm gần đây với sự bùng nổ thông tin, các tài liệu giáo dục nước ngoài và trong nước thường nói tới việc chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm Đây là lý do tất yếu có tính lịch sử Trong quá trình dạy học - giáo dục, người học vừa là đối tượng, vừa là chủ thể Tư tưởng nhấn mạnh vai trị tích cực chủ động của
Trang 13Tuy nhiên thuật ngữ “Dạy học lấy hoc sinh làm trung tâm” chỉ mới được sử dụng trong những năm gần đây
Có nhiều quan điểm khác nhau về tư tưởng học sinh trung tâm, tuy
nhiên R.C Sharma (1988) viết: “Trong PPDH lấy học sinh làm trung tâm, tồn bộ q trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích của học sinh Mục đích là phát triển ở học sinh kỹ năng và năng lực độc lập giải quyết các
van dé, khong khí trong lớp linh hoạt và ước mơ về mặt tâm lý Học sinh va giáo viên cùng nhau khảo sát các khía cạnh của vấn đề hơn là giáo viên trao
cho học sinh giải pháp các vấn đề đặt ra Vai trò của giáo viên là tạo ra những tình huống để phát hiện vấn đề thu thập số liệu, số liệu có sử dụng, giúp học sinh nhận biết vấn đề, lập giả thiết, làm sáng tỏ và thử nghiệm các giả thiết, rút ra kết luận”
Dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng của nhà trường hiện đại so với dạy học truyền thống, dạy học tích cực có một số đặc điểm như sau:
- Cung cấp kiến thức cơ bản chọn lọc
- Ngoai kiến thức trên lớp cịn có nhiều nguồn kiến thức khác như từ bạn bè, phương tiện thông tin đại chúng
- Học sinh tự học kết hợp học nhóm, tổ và sự giúp đỡ của thầy giáo
- Không phải dạy theo từng bài riêng biệt mà theo hệ thống bài học - Coi trọng độ sâu kiến thức, không chỉ nhớ mà còn suy nghĩ đặt ra nhiều vấn đề mới
- Làm sơ đồ mơ hình, làm bộc lộ cấu trúc bài học giúp học sinh dé nhớ, dễ vận dụng
- Không chỉ dừng lại ở câu hỏi, bài tập mà còn nêu lên ý kiến riêng - Lý thuyết gắn với thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống
Trang 14- Nguồn kiến thức rộng lớn
Theo GS Tran Bá Hồnh khơng nên xem dạy học lấy học sinh làm
trung tâm như là PPDH đặt ngang tầm vóc PPDH đã có mà nên quan niệm nó như một tư tưởng, một quan niệm dạy học chi phối có mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả dạy học
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm coi trọng lợi ích và nhu cầu cơ bản
của học sinh là sự phát triển nhân cách Đánh thức năng lực tiểm tàng trong mỗi học sinh Chuẩn bị tốt cho các em thăm quan phát triển cộng đồng; mọi nỗ lực giảng dạy giáo dục của mỗi trường đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho các em hồn thiện chính mình, phát triển nhân cách của mình khơng ai có
thể thay thế được
Dạy học láy học sinh làm trung tâm không những không hạ thấp vai trò
của giáo viên mà trái lại đòi hỏi giáo viên phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp Giáo viên có vai trị là người cố vấn, tổ
chức cho các em tham gia vào quá trình tìm kiếm kiến thức mới Chính vì
những lý do đó mà địi hỏi giáo viên khơng ngừng mở rộng nâng cao kiến
Trang 15PHAN 3: KET QUA NGHIEN CUU
3.1 PHAN TICH NOI DUNG, XAY DUNG TU LIEU
CHUONG IV: SINH SAN
A SINH SAN O THUC VAT
BÀI 41 SINH SẢN VƠ TÍNH O THUC VAT
I Logic bai hoc
- Day 1a bài đầu tiên của chương IV: “Sinh sản” Nội dung của baiaf
được củng cố, nối tiếp, phát triển từ kiến thức sinh sản vơ tính ở thực vật từ lớp 6 Đồng thời sinh sản vơ tính ở thực vật là mở đầu, nền tảng để tiếp tục đĨ nghiên cứu những vấn đề phức tạp hơn của sinh sản ở thực vật cũng như sinh
sản ở động vật trong các bài tiếp theo
II Kiến thức trọng tậm
- Phân biệt các hình thức sinh sản vơ tính
- Ứng dụng của sinh sản sinh đưỡng trong đời sống III Cac thành phần kiến thức chủ yếu
1 Khái niệm chung về sinh sản
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển
liên tục của lồi
- Có 2 kiểu sinh sản: Sinh sản vơ tính và sinh sanrt hữu tính
2 Sinh sản vơ tính ở thực vật 2.1 Sinh sản vơ tính là gì?
- Sinh sản vơ tính là hình thức sinh sản khơng có sự hợp nhất của giao
tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ 2.2 Các hình thức sinh sản vơ tính ở thực vật
Trang 16- Cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử
b) Sinh sản sinh dưỡng
- Co thể con được tạo ra từ một phần của co quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá
2.3 Phương pháp nhân giống vơ tính a) Ghép chồi và ghép cành
s* Ghép chồi:
- Cát chồi có kèm theo một phần gỗ - Tạo chỗ ghép (có thể hình chữ T, U, I )
- Chồi ghép đặt khít vào chỗ ghép rồi buộc dây (mạch gỗ và mạch rây) sẽ nối liền chồi ghép vào gốc ghép, chồi phát triển)
s* Ghép cành:
- Cắt vát gọn sạch ở gốc ghép và cành ghép
- Đặt cành ghép vào đúng vị trí gốc ghép rồi buộc dây giữ
- Tầng phát sinh sinh trưởng tạo nên sự liên kết cành ghép và gốc ghép - Dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép
b) Chiết cành và giâm cành
‹ as Giâm cành:
- Cắt một phần cơ quan sinh dưỡng cắm xuống đất ẩm, phần đó sẽ ra rễ, mọc chồi phát triển thành cây mới
s* Chiết cành:
- Chọn cành bánh tẻ, khỏe mập ở trên cây khỏe
- Gọt một khoanh vỏ (sát mạch gỗ) ở cành chiết rồi bọc đất mùn ẩm quanh lớp vỏ
- Khi cành chiết ra rễ cắt rời cành đem trồng c) Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
Trang 17- Nuôi cấy tế bào và mô thực vật là sự nuôi cấy các tế bao lấy từ các
phần khác nhau của cơ thể thực vật như củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn, túc phôi trên môi trường dinh dưỡng thích hợp trong các dụng cụ thủy
tinh dé tao ra cay con
2.4 Vai trị của sinh sản vơ tính đối với đời sống thực vat va con người a) Vai tro cua sinh san vơ tính đối với đời sống thực vật
- Sinh sản vơ tính giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài b) Vai trị của sinh sản vơ tính đối với đời sống con người
- Nhân nhanh giống trong thời gian ngắn
- Duy trì được tình trạng tốt có lợi cho con người - Tạo được giống cây trồng sạch bệnh
- Phục chế được giống cây trồng q đang bị thối hóa - Hạ giá thành hiệu quả kinh tế cao
IV Kiến thức bổ sung tư liệu tham khảo
1 Khái niệm sinh sản ở thực vật (Trang 99 - Sinh học phát triển thực vật
- Nguyễn Như Khanh)
- Sinh sản ở thực vật là quá trình sinh lí tái sản xuất những cơ thể mới
giống bố mẹ, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài và phân bố các cá thể của
nó trong khơng gian xung quanh
2 Khái niệm sinh sản vơ tính ở thực vật (Trang 100 - Sinh học phát triển thực vật - Nguyễn Như Khanh)
Sinh sản vơ tính ở thực vật đó là kiểu sinh sản với sự sao chép nguyên bản bộ gen và không kèm theo tái tổ hợp di truyền
3 Trang 68 - Sinh học, tập 2 - W.D Phillips and T.S Chilton
Trong sinh sản vô tính, một cơ thể mẹ đơn độc có thể cho ra những con
Trang 18những phần khơng hữu tính như rễ, thân hoặc lá để từ đó cho ra những mơ biệt hóa và về sau sẽ tách ra để trở thành những cá thể mới
4 Ưu thế của sinh sản vơ tính so với sinh sản hữu tính (Trang 177 - Sách
giáo viên sinh học 11, nâng cao - Vũ Văn Vụ)
Một ưu thế của sinh sản vơ tính là con cháu sinh ra thu nhận một bộ gen tương tự với cây mẹ Nếu con cháu được sống trong cùng một điều kiện như cây mẹ, chúng sẽ tồn tại và sinh sản với kết quả cao
- Một ưu thế thứ hai của sinh sản vô tính là cá thể và quần thể này sinh
trưởng nhanh chóng hơn là sinh sản hữu tính Bởi nhiều các thành viên của
sinh sản vơ tính có thể sinh sản khi còn trẻ
- Cuối cùng một cây có hình thức sinh sản vơ tính có thể tận dụng và phủ kín diện tích trồng trọt, nhất là trồng bằng đoạn cơ thể (giâm cành, một phần củ, rễ) diện tích cây trồng nhanh được tận dụng hơn nhiều cây khác Các
đoạn cơ thể, đặc biệt khi đang tiếp xúc với cây mẹ chúng ở dạng thân bò hay
thân rễ, không chỉ bao phủ nhanh đất trồng mà còn to mập sống khỏe hơn - Tuy nhiên, xét về phương diện tiến hóa, sinh sản vơ tính chỉ là phiên bản tạo các cá thể giống hệt nhau khơng có tính đa dạng nên khơng thích nghỉ với điều kiện môi trường thay đổi hay khó tự chống lại bệnh tật, nên có nguy cơ tuyệt chủng
5 Các bước tiến hành nuôi cấy mô (Trang 136 - 137 - Thiết kế bài giảng
sinh học nang cao 11, tap 2 - Tran Khánh Phương)
- Tao vat liệu khởi đầu cho việc nuôi cấy: Tùy theo từng loại cây ma chọn các bộ phận ni cấy thích hợp Trong nhiều trường hợp bộ phận ni
cấy thích hợp nhất là chồi Bước tiếp theo là khử trùng mẫu, thường bằng hóa
Trang 19- Bước thứ hai là nhân nhanh: Chuyển mẫu vào mơi trường nhân nhanh
có hàm lượng Xytinen cao hơn để tái sinh thật nhiều chồi Hệ số nhân phụ
thuộc vào số lượng chồi tạo ra trong ống nghiệm
- Bước thứ ba: Tạo cây hoàn chỉnh Người ta tách các chồi riêng ra và cho vào môi trường tạo rễ có hàm lượng anxin cao hơn Mỗi chồi khi ra rễ là một cây hoàn chỉnh
- Bước sau cùng: Khi cây trong ống nghiệm đủ tiêu chuẩn, người ta đưa
ra đất trồng Trước khi đưa ra ngoài đất người ta thường chuyển ra khay đất trong nhà nơi có điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm thích hợp cho cây thích nghi dần
với mơi trường ngồi ống nghiệm thì tỷ lệ sống cao hơn
BÀI 42 SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I Logic bai hoc
- Dựa trên những hiểu biết về sinh sản v6 tinh & thuc vat, tiép tuc dl nghiên cứu một hình thức sinh sản phức tạp hơn đó là sinh sản hữu tính
- Nội dung của bài sẽ cho thấy được sự giống nhau, khác nhau giữa sinh
sản vơ tính và sinh sản hữu tính Từ đó thấy được sự tiến hóa của sinh sản hữu tinh so với sinh sản vơ tính
II Kiến thức trọng tâm
- Điểm khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, từ đó nêu lên sự tiến hóa của sinh sản hữu tính so với sinh sản vơ tính
- Qúa trình hình thành hạt phấn và túi phôi - Thụ tinh kép ở thực vật có hoa
III Cac thành phần kiến thức chủ yếu
1.Khái niệm
Trang 20Trong sinh sản hữu tính ln có q trình hình thành và hợp nhất giao
tử đực với giao tử cái, ln có sự trao đổi, tác tổ hợp của hai bộ gen
Sinh sản hữu tính ln gắn lion với giảm phân đã tạo giao tử
Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính:
Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống luôn biến đổi Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn
lọc tự nhiên và tiến hóa
2 Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa 2.1 Cấu tạo của hoa
- Hoa có các bộ phận: Cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị (hoa đực); nhụy (hoa cái) gồm cả nhị và nhụy (hoa lưỡng tính)
2.2 Qúa trình hình thành hạt phấn và túi phơi a) Qúa trình hình thành hạt phấn
Từ một tế bào mẹ (2n) Trong bao phấn của nhị hoa qua giảm phân hình
thành nên 4 tế bào con (n) Mỗi tế bào (n) là tiểu bào tử đơn bội tiến hành một lần nguyên phân để hình thành nên cấu tạo đa bào đơn bội gọi là hạt phấn Hạt
phấn có 2 tế bào (tế bào bé là tế bào sinh sản và tế bào lớn là tế bào ống phấn) được bao bọc bởi I vách chung dày, màu vàng do đó ta thấy hạt phấn có màu vàng Đó là thể giao tử đực
b) Qúa trình hình thành túi phôi
Từ một tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy qua giảm phân hình thành 4 tế báo con (n) xếp chồng lên nhau Các tế bào con này là các bào tử
đơn bội cái (đại bào tử đơn bội) Trong 4 đại bào tử đó có 3 tế bào tiêu biến, I
tế bào sống sót thực hiện 3 lần nguyên phân tạo nên túi phôi gồm 8 tế bào (3
tế bào đối cực, l tế bào trứng, 2 trợ bào và tế bào nhân phụ (2n)) Túi phôi là
thể giao tử cái
Trang 21- Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy (đầu nhụy)
- Hai hình thức thụ phấn: Tự thụ phấn và thụ phấn chéo
b) Thụ tinh
- Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng
trong túi phơi để hình thành nên hợp tử (2n) khởi đầu của cá thể mới
- Sự nảy mầm của hạt phấn: Hạt phấn rơi vào đầu nhụy gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm tạo ra ống phấn ống phấn theo vòi nhụy đi vào bầu
nhụy, 2 giao tử đực nằm trong ống phấn được mang tới noãn
- Sự thụ tỉnh: Khi ống phấn đến noãn, qua lỗ nỗn tới túi phơi giao tử đực thứ nhất kết hợp tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), giao tử đực thứ hai kết hợp tế bào nhân phụ (2n) tạo thành nội nhũ (3n) Đây là quá trình thụ tỉnh kép 2.4 Qúa trình hình thành hạt quả
a) Hình thành hạt
- Noãn đã thụ tỉnh < Hợp tử và tế bào tam bội > phát triển thành hạt Hợp tử phát triển thành phôi
Tế bào tam bội phát triển thành nội nhũ là mô nuôi dưỡng phôi phát triển
- 2 loại hạt : Hạt có nội nhũ (hạt cây 1 lá mầm)
Hạt không nội nhũ (hạt cây 2 lá mầm) b) Hình thành quả
- Bầu nhụy phát triển thành quả
- Quá trình chín của quả: Q trình hình thành sinh trưởng, phát triển
thành quả chín với các chuyển hóa sinh lý, sinh hóa làm biến đổi màu sắc độ cứng, xuất hiện mùi vị hương thơm Quả cung cấp nhiều dinh dưỡng (VTM, Đường )
IV Kiến thức bổ sung, tư liệu tham khảo
1 Cấu tạo của hoa (Trang 70 -71 - Sinh học tập 2 - W.D Phillips and T.S
Trang 22Hoa là cơ quan sinh san của thực vật hạt kín là thực vật một lá mầm và hai lá mầm Trường hợp điển hình hoa gồm bốn vòng đồng tâm đính trên một vùng lồi lên là đế hoa nằm ở phần tận cùng của cuống hoa
- Đài: Vịng ngồi cùng của đài gồm các lá đài thường có màu lục giống
với lá để bảo vệ nụ hoa trước khi hoa nở
- Tràng: Tràng gồm các cánh hoa Cánh hoa thường lớn và có màu sắc rực rỡ và có thể có tuyến mật để hấp dẫn côn trùng hoặc các sinh vật khác
Đài và tràng hợp lại thành bao hoa của hoa
- Bộ nhị: Bộ nhị là phần sinh sản đực của hoa tức là nhị Mỗi nhị gồm một chỉ nhị mang một bao phấn chứa các hạt phấn ở bên trong
- Bộ nhụy: Bộ nhụy gồm những phần sinh sản cái của hoa được gọi là lá noãn Các lá noãn có thể đánh riêng rẽ trên đế hoa hoặc có thể dính lại với
nhau tạo nên một cấu trúc phức tạp hơn
Phần gốc phình ra của mỗi lá noãn được gọi là bầu, bầu có thể chứa một
hoặc một số noãn và phần trên giống với cuống lá vòi nhụy có phần phình ở trên đỉnh là núm nhụy
2 Trang 296 - Sinh lý học thực vật - Vũ Văn Vụ
Sự nảy mầm của hạt phấn và sự sinh trưởng của ống phấn là nhờ có các
chất dự trữ ở trong hạt phấn, các chất dinh dưỡng từ núm nhụy tiết ra cũng như ở vòi nhụy mà ống phấn đi qua
Điều quan trọng là hạt phấn nảy mầm và ống phấn sinh trưởng dưới tác dụng kích thích của các phytohoocmon có bản chất auxin và giberelin Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng Hạt phấn là nguồn giàu auxin
Ngoài hạt phấn, núm nhụy tiết ra các chất có bản chất hoocmon cũng kích thích sự nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn Phức hệ hooemon này rất
phức tạp và chưa rõ ràng Ngoài ra núm nhụy cũng tiết ra một số chất cơ bản chất ức chế có tác dụng kìm hãm sự nảy mầm của hạt phấn khác loài rơi trên
Trang 23khác loài hoặc nếu có nay mam thi ống phấn sinh trưởng kém không vươn tới Bầu được và đấy cũng là trở ngại cho lai xa
Sự thụ phấn và thụ tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện ngoại cảnh Trong các điều kiện ngoại cảnh thì nhiệt độ, độ ẩm khơng khí và gió là quan trọng nhất
Nhiệt độ quá thấp hạt phấn nảy mầm kém và ống phấn không sinh
trưởng, tức là ức chế quá trình thụ tinh kết quả là phôi không hình thành, hạt bị lép Chính vì vậy cây nở hoa, tung phấn mà gặp rét sẽ giảm năng suất rõ rệt, tăng tỉ lệ lép nhiều
Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao thì sự nảy mầm và sự sinh trưởng của ống phấn bất bình thường và thị tỉnh cũng bị kém
Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự nảy mầm của hạt phấn Độ
ẩm quá thấp hạt phấn gặp gió Tây - Nam có độ ẩm khơng khí q thấp sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng Nhưng nếu gặp mưa nhiều thì có thể gây trở ngại cho sự thụ phấn không tung phấn được Bên cạnh đó gió cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến sự thụ phấn Gió vừa phải tạo điều kiện cho sự giao phấn thuận lợi, nhưng gió to cũng sẽ cuốn bay hạt phấn, gây sự khó khăn cho chúng rơi trên núm nhụy
3 Sự biến đổi sinh lý khi quả chín (Trang 162 - Sinh học 11 nang cao - Vũ Văn Vụ)
- Khi quả đạt kích thước cục đại, những biến đổi sinh hóa diễn ra mạnh mẽ
- Có sự biến đổi mầu sắc: diệp lục giảm đi, carôtenôit (gồm carôten và xantophyl) lại được tổng hợp thêm
Trang 24- Khi qua chin, pectat canxi có ở tế bào quả xanh bị phân hủy, các tế
bào rời nhau, xenlulôzơ ở thành tế bào bị phân hủy phân làm tế bào của vỏ và một quả mềm ra
BÀI 43: THỰC HÀNH
NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT BẰNG GIÂM, CHIẾT, GHÉP I Lôgic bài học
- Sau khi được nghiên cứu kĩ về lí thuyết sinh sản ở thực vật HS sẽ được
làm thực hành giâm cành, giâm lá, ghép chồi, ghép cành để củng cố phần lí
thuyết đã học đồng thời vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất II Kiến thức trọng tâm
Học sinh biết được các thao tác thực hành: Giâm cành, giâm lá, ghép
cành, ghép mắt Và phải làm được sản phẩm TH Các thành phần kiến thức chủ yếu 1.Chuẩn bị
a) Giâm cành và giảm lá
- Mẫu vật: Cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muống,
- Dụng cụ: Dao, kéo, để cắt cành; chậu (hay luống) đất ẩm
b) Ghép cây
- Mẫu vật: Cây đào, cây xời non | - 2 nam tuổi, cây cam, bưởi,
- Dụng cụ: dao, kéo sắc để rạch vỏ cây và cắt thêm cây, dây nilon
2 Nội dung và cách tiến hành a) Giâm cành và giảm lá
- Giâm cành: Cắt thân của một trong các cây: cây sắn, dây khoai lang,
Trang 25Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh ra từ các hom khác nhau xuất phát từ cùng mọt thân cây Kết quả quan sát được ghi lại và đưa ra kết luận phần thân nào có khả năng nhân giống sinh dưỡng tốt nhất?
Giải thích vì sao?
- Giam 14: Cat 1 14 cay 14 bỏng (lá bánh tẻ) rồi đặt nó xuống đất ẩm Theo dõi sự xuất hiện các cây mới từ mép của phiến lá
b) Ghép cành
- Dùng dao sắc cắt vát, gọn và sạch gốc ghép và cành ghép để cho bể mặt tiếp xúc của cành ghép áp thật sát vào mặt vát của gốc ghép Cắt bỏ tất cả
các lá có trên cành ghép và loại bỏ bớt chừng 1/3 số lá trên gốc ghép Tiếp theo phải buộc thật chặt cành ghép với gốc ghép để cho dòng mạch gỗ dễ
dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép c) Ghép chồi (mắt)
- Rạch lớp vỏ trên gốc ghép thành hình chữ T (ở đoạn thân muốn ghép) dài
khoảng 2cm Dùng sống dao tách vỏ theo vết rạch một khoảng đủ để mắt ghép
- Chọn một chồi mới nhú trên canh ghép (chồi ngủ) làm chồi ghép Dùng dao sắc cắt gọt lớp vỏ kèm theo một phần gỗ ở chân mắt ghép
- Đặt mắt ghép vào chỗ đã nay vỏ, sao cho lớp vỏ của gốc ghép và chồi ghép sát nhau ở đầu chữ T Vỏ của gốc ghép phủ lên vỏ của chồi ghép Buộc áp vỏ gốc ghép vào chỗ chồi ghép và để cho phần gỗ của chồi ghép áp sát vào phần gỗ của gốc ghép giúp cho dòng mạch gỗ di chuyển dễ dàng từ thân gốc ghép sang chồi ghép
Chú ý không buộc đè lên chồi ghép 3 Thu hoạch
- Giâm cành và giâm lá học sinh sẽ tiến hành ở nhà Mang kết quả đến lớp gồm các hom đã có chồi đang sinh trưởng và bảng số liệu theo dõi được
Trang 26
Số chồi đã nảy - Đánh dấu x
Vị trí của hom Chiều dài
„ | Ngày vao 6 chi
trên cây mẹ kể của chồi Ộ
hom có chồi từ đỉnh (cm) dài nhất Mn) BB) Ww] Nv
Ghép cành và ghép chi thuc hién tai truong— Ban tudng trình gồm có:
+ Tường trình về thực hành giâm cành, bang theo dõi, kết luận + Tường trình thực hành ghép cành và ghép chồi
IV Kiến thức bổ sung, tài liệu tham khảo
1 Trang 202 - Giải phẫu hình thái học thực vật - Hoàng Thị Sản
Giâm, chiết, ghép cây là hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật có
nhiều ý nghĩa trong thực tiễn Trong tự nhiên, các phần khác nhau của cơ thể
thực vật có khả năng tái sinh thành cây mới
Giâm cành là một hình thức tái sinh nhân tạo, phổ biến khá rộng rãi Về nguyên tắc giâm cành dựa vào khả năng tái sinh khi cắt rời một cơ quan hoặc
một bộ phận của cây, cắm xuống đất trong những điều kiện thuận lợi để mọc ra rễ và hình thành cây mới
Chiết cây cũng là hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo dựa trên nguyên tắc làm cho cành chiết ra rễ từ cây mẹ, rồi sau đó mới cắt rời ra đem đi
trồng ở nơi khác Chiết thì thường chiết cành nhưng cũng có thể là chiết rễ Ghép cây là dùng một cành hoặc chồi của cây này cắt rời ra đem ghép
Trang 27vào gọi là gốc ghép Có nhiều phương pháp ghép cây khác nhau nhưng đều
phải làm cho cành ghép và gốc ghép dính hồn tồn vào nhau
2 Chiết cây (Trang 204, 205 -Giải phẫu hình thái học thực vật - Hoàng
Thị Sản) 2.1 Chuẩn bị
- Dụng cụ: Dao, kéo sắc; mảnh nilon trong, rộng13 — 15 cm, dài 20 — 30cm Các đoạn nilon bản rộng (không dùng loại dây gồm nhiều sợi xe trộn lại) Các gói bơng thấm nước
- Dung dịch thuốc kích thích sinh trưởng (NAA hoặc [MA với nồng độ
2000 — 4000 PPm)
- Đất: chuẩn bị một ít đất vườn hoặc bùn ao phơi khô, đập nhỏ, trộn với
mùn cưa, true, rơm rác mục hoặc rễ bèo tây trộn theo tỷ lệ 2/3 là đất, 1/3 là các nguyên liệu trên Cho thêm nước (nếu cần) để đảm bảo độ ẩm của đất là 70% (đất có thể vo nên để nặn được, không bị chảy nước khi bóp chặt đất trong tay) Cần chuẩn bị từ 200g — 300g đất để cho một bầu chiết
- Cây để chiết: Cây cam, chanh, bưởi hoặc nhãn,vải Chọn cành “bánh
té” cps chiéu dài 40 - 60 cm, có 2 nhánh, đường kính gốc cành 2 -3cm (cành
nhỏ ra rễ tốt hơn nhưng tâm lý người trồng thường thích cành to)
2.2 Cách làm
Chọn ngày thời tiết đẹp: râm mát Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ cách gốc cành 1 - 1,5cm Chiều dài khoanh vỏ 1,2 - 2 lần đường kính gốc cành chiết (2 - 3cm) Sau khi bóc lớp vỏ ngoài cùng dùng giẻ sạch lau sạch vết cát Buổi
sáng cắt bỏ vỏ, buổi chiều bó bầu chiết
- Bó đất đã trộn với các nguyên liệu trên vào vùng đã khoanh bóc vỏ,
Trang 28Trước khi bó đất nên dùng bơng nhúng vào dung dịch kích thích sinh
trưởng 2 - NAA hoac IMA: 2000 — 4000 PPm, bôi vào vết cắt khoanh vỏ nhất là đối với cành chiết khó ra rễ như mơ, mận, mít, hang xiêm
Sau khi chiết 30 - 80 ngày, tùy theo loại cây, mà cành chiết ra rễ Khi rễ từ mầu trắng chuyển sang trắng ngà hoặc hơi xanh thì dùng cưa cất ở phía dưới bầu chiết để cắt rời cành chiết ra khỏi cây mẹ và đưa đưa đi trồng ở vườn ươm hoặc ở nơi cố định
B SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
BÀI 44: SINH SẢN VƠ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I Logic bài học
- Các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể động vật, thực vật có những
điểm khác biệt nhưng cũng có những điểm chung Trên cơ sở những hiểu biết bề sinh sản vơ tính ở thực vật đi tìm hiểu về sinh sản vơ tính ở động vật để tìm ra những điểm giống và khác nhau đó
- Sinh sản vơ tính ở động vật cũng là cơ sở, là nền tảng để tiếp tục đi sâu
tìm hiểu những vấn đề phức tạp hơn trong sinh sản ở động vật
II Kiến thức trọng tâm
- Khái niệm sinh sản vơ tính ở động vật - Các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật
III Thanh phan kién thức chủ yếu 1 Sinh sản vơ tính là gì?
Sinh sản vơ tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá
thể mới giống hệt mình, khơng có sự kết hợp giữa tỉnh trùng và tế bào trứng
Cơ sở: Sinh sản vô tính dựa trên phần bào nguyên nhiễm, các tế bào phân chia
Trang 292 Các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật
2.1 Phân đôi
- Cơ thể mẹ tự co thắt ở giữa rồi tách làm 2 phần giống nhau, mỗi phần lớn lên cho ra cơ thể mới
- Sự phân đôi gồm cả chất nguyên sinh và nhân
2.2 Nay chdi
- Một phần nhỏ của cơ thể mẹ lớn nhanh hơn những vùng lân cận để trở thành cơ thể mới
- Cơ thể con sẽ tách ra khỏi cơ thể mẹ sống độc lập hay bám vào cơ thể mẹ để tiếp tục sống
2.3 Phân mảnh
- Cá thể bố mẹ có thể phân chia phân chia thành hai hay nhiều mảnh gần bằng nhau Mỗi mảnh phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh
2.4 Trinh sinh
- Tế bào trứng không thụ tỉnh phát triển thành thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n)
s* u nhược điểm của sinh sản vơ tính + Ưu điểm:
- Cá thể sống độc lập đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu Vì vậy có lợi
trong trường hợp mật độ quần thể thấp
- Tạo ra các cá thể mới gần giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền - Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến
động Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong thời gian ngắn
+ Nhược điểm:
Trang 303.1 Nuôi mô sống
- Tách mô từ cơ thể động vật nuôi cấy trong môi trường đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp, giúp cho mơ đó tồn tại và phát triển
- ứng dụng: Người cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da
Tuy nhiên, chưa thể tạo được cơ thể mới từ nuôi cấy mô sống của động vật có
tổ chức cao
3.2 Nhân bản vơ tính
- Nhân bản vơ tính là chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy một nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một
phôi Phôi tiếp tục phát triển thành cơ thể mới
- Năm 1996, cừu Đôly là động vật đầu tiên được sinh ra theo phương
pháp nhân bản vơ tính
- ý nghĩa:
+ Tạo ra cơ thể mới có đặc điểm sinh học giống tế bào gốc
+ áp dụng nhân bản vơ tính tạo ra các mô, cơ quan mới thay thế các mô, cơ quan bị bệnh hư hỏng ở người
IV Kiến thức bổ sung, tư liệu tham khảo
1 Khái niệm sinh sản vô tính (Trang 26 - Sinh học phát triển cá thể động vật - Mai Văn Hưng)
- Sinh sản vơ tính là kiểu sinh sản với sự sao chép nguyên bản bộ gen và không kèm theo tái tổ hợp di truyền
2 Sự tái sinh tạo cá thể mới (Trang 27 - Sinh học phát triển cá thể động
vật - Mai Văn Hưng)
- Là sự tái tạo lại một phần cơ thể bị hủy hoại, bản thân sự tái sinh thuần túy không được gọi là sinh sản vì kết quả của quá trình tái sinh không tạo
Trang 31thành những con sao biển trưởng thành, cịn những phần khơng dính một phần
nào của đĩa trung tâm sẽ không thể phát triển thành cơ thể Vì vậy, trong
những trường hợp nhất định, sự tái sinh cũng được gọi là một kiểu sinh sản
đặc biệt
3 Sinh sản vơ tính ở động vật bậc cao (Trang 28 - Sinh học phát triển cá
thể động vật - Mai Văn Hưng)
- Động vật bậc cao cũng có hiện tượng sinh sản vơ tính song tất ít, thường các động vật bậc cao chỉ có khả năng tái sinh Đó là hiện tượng khi một phần hay các bộ phận nào đó của cơ thể bị mất khả năng thì chúng có khả
năng tái sinh lại Chẳng hạn, như đuôi thần lần khi bị rụng có thể tái sinh bằng cách mọc đuôi mới Gan của nhiều động vật có vú kể cả con người có thể tái
sinh sau khi bị cắt đi một phần ở người và một số động vật bậc cao vẫn có
hiện tượng sinh sản vơ tính Hiện tượng này vẫn được thể hiện trong giai đoạn phát triển phôi sớm trong trường hợp từ một phôi ban đầu có thể tách thành hai, ba phơi, sau đó mỗi phôi phát triển thành các cơ thể độc lập (song sinh
cùng trứng)
4 Trinh sinh (Trang 30, 31 - Sinh học phát triển cá thể động vật - Mai Văn Hưng)
Đặc điểm chủ yếu của trinh sinh là nỗn có thể phát triển thành một cá
thể trưởng thành mà không qua thụ tỉnh, không có sự tham gia của nhân
nguyên được mà chỉ có nhân nguyên caid tham gia vào phát triển của cơ thể mới Dưới đây là một số hình thức trinh sinh:
“+ Trinh sinh đơn bội
Là hình thức sinh san xảy ra khi nhân của trứng giảm phân bình thường
nên nhân nguyên các cơ cấu đơn bội Từ tế bào trứng có nhân cái đơn bội này phát triển thành cơ thể mới Kết quả là tạo ra cơ thể đơn bội Kiểu trinh sinh
Trang 32trưởng thành đơn bội Loại kia thụ tỉnh phát triển triển bình thường cho cá thể lưỡng bội
Ví dụ: ở loài ong, ong đực là kết quả của trính sinh đơn bội cịn ong
chúa và ong thợ là kết quả của sinh sản qua thị tỉnh tạo cổ thể lưỡng bội
¢ Trinh sinh kiểu phức tạp
Là hình thức sinh sản có điều kiện là: Sau khi giảm phân, trứng lại trải
qua một q trình nhân đơi nhiễu sắc thể và phát triển thành cá thể mới mà
không cần thụ tỉnh Kiểu sinh sản này có ở một số động vật có xương sống,
một số giống cá, lưỡng thể và thần lan
Ở một số loài sự rụng trứng được kích thích bởi các động tác giao phối, bắt chước các loài có hai giới tính Chẳng hạn, loài thằn lằn thuộc giống
Cnemido phorus, đơn mùa sinh sản chúng có những động tác kích thích lẫn
nhau như hai kẻ khác giới Mặc dù, những thằn lằn thuộc nhóm này chỉ gồm
các con cái và sinh sản hoàn toàn theo kiểu trinh sinh s* Trinh sinh lưỡng bội
Là hình thức sinh sản xảy ra do nhân của trứng vì một nguyên nhân nào đó khơng giảm nhiễm khi phân bào, sau đó trứng vẫn phát triển thành cá thể mới Như vậy, trong trường hợp này mặc dầu cơ thể mới có bộ nhiễm sắc thể
lưỡng bội, song chỉ là của một bên trứng mà thôi
Hiện tượng trinh sinh cơ thể xảy ra ở toàn bộ hay chỉ một phần của
vòng đời ở một số loài, đó là hiện tượng trinh sinh tự nhiên Trong thực
nghiệm, con người cũng có thể tạo ra các cá thể phát triển từ trứng không qua
thụ tỉnh ở một số lồi động vật, đó là hình thức trinh sinh nhân tạo
5 Ghép mô tách rời vào cá thể (Trang 171 - Sinh học 11, nâng cao - Vũ
Văn Vụ)
Trang 33quan khác có thể lấy từ phần khác của chính cơ thé mình (tự ghép) hoặc từ
người có sự tương đồng về mặt di truyền như của anh em đồng sinh cùng trứng, hoặc có quan hệ về mặt di truyền (đồng ghép) để tránh hiện tượng thải
loại mô ghép do bất đồng sinh học (được ghép)
6 Nhân bản cừu Dolly (Trang 81 - Sinh học 12, cơ bản - Nguyễn Thành Đạt)
Winmut (wilmut), nhà khoa học người SCôtlen lần đầu tiên đã nhân bản thành cơng con cừu có tên gọi là Đôly (Dolly) Phương pháp nhân bản nhân
bản vô tính của ơng có thể tóm tắt ngắn gọn như sau: Lấy trứng của con cừu ra
khỏi cơ thể (cừu cho trứng), sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng Tiếp đến, lấy nhân tế bào tách ra từ tế bào tuyến vú của con cừu khác (cừu cho nhân tế bào) và đưa nhân này vào tế bào trứng đã bị loại nhân Sau đó, ni trứng đã
được cấp nhân này trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi rồi cấy phôi
vào trong tử cung của con cừu khác để cho phôi phát triển và sinh nở bình thường
Cừu con sinh ra có kiểu hình giống hệt kiểu hình của cừu cho nhân tế bào
BÀI 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I Lôgic bài học
- Sinh sản hữu tính ở thực vật, sinh sản vơ tính ở động vật là những nền
tảng vững chắc để đi sâu tìm hiểu về vấn đề phức tạp hơn đó là sinh sản hữu
tính ở động vat
- Sau khi học xong bài sẽ có một cái nhìn bao quát hơn về sinh sản ở động vật Từ đó, sẽ thấy điểm chung, điểm khác biệt trong sinh sản ở động vật
và thực vật
II Kiến thức trọng tâm
- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính
Trang 341 Sinh sản hữu tính là gì?
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và
hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội,
hợp tử phát triển thành cá thể mới
2 Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật
Gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau:
- Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng
- Giai đoạn thụ tỉnh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử)
- Giai đoạn phát triển phơi hình thành cơ thể mới
+ Động vật đơn tính: Trên mỗi cơ thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc
cơ quan sinh dục cái (có con đực, con cái riêng biệt)
+ Động vật lưỡng tính: Trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực
hoặc cơ quan sinh dục cái (không tự thụ tinh được - thụ tĩnh chéo) 3 Các hình thức thụ tỉnh
a Thụ tỉnh ngồi: Thụ tính ngồi là hình thức thụ tính trong đó trứng gặp tinh tring va thụ tỉnh ở bên ngoài cơ thể con cái Con cái để trứng vào mơi trường nước cịn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tỉnh
b Thụ tỉnh trong: Là hình thức thụ tỉnh trong đó trứng gap tinh tring va thụ tinh 6 trong cơ quan sinh dục của con cái Vì vay, thu tinh phải có q trình
giao phối giữa con đực và con cái “> Uu điểm cia thu tinh trong:
+ Thụ tỉnh trong không cần nước
+ Tỉnh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thu tinh cao
4 Dé trứng và đẻ con
- Tất cả thú (trừ thú thấp) đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ
nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ qua nhau thai
Trang 35Tuy nhiên, có vài lồi cá và lồi bị sát đẻ con Trứng thụ tỉnh nằm lại
trong ống dẫn trứng và phát triển thành phôi nhờ chất dự trữ có ở nỗn hồng chứ khơng phải nhờ trao đổi chất qua nhau thai như ở thú
* Ưu điểm của mang thai và sinh con:
+ Thai phát triển rất tốt trong bụng mẹ nhờ được cung cấp chất dinh
dưỡng từ cơ thể mẹ
+ Thai trong bụng mẹ được bảo vệ an toàn tránh được tác nhân từ môi trường
IV Kiến thức bổ sung, tư liệu tham khảo
1 Trang 309, 310 - Sinh học tập 1 - WD.Philips and T.J.Chilton
Sinh sản hữu tính gặp ở hầu hết các loài động vật và là phương pháp
sinh sản duy nhất đối với các cơ thể phức tạp như các loài động vật có xương sống Điển hình đó là sự kết hợp của các tế bào sinh dục đực và cái đã được biệt hóa gọi là giao tử, chúng được sinh ra từ hai cơ thể bố, mẹ khác nhau
Giao tử đực hay tỉnh trùng là một tế bào nhỏ, di động, nó bơi một cách tích cực về phía giao tử cái lớn hơn đó là trứng Trứng va tinh tring kết hợp với nhau thông qua quá trình thụ tỉnh để tạo ra một tế bào hợp tử và cuối cùng phát triển thành một cơ thể trưởng thành
Cả hai dạng giao tử đều hình thành nhờ quá trình phân chia tế bào theo kiểu giảm phân tức là số lượng nhiễm sắc thể trong nhân tế bào sẽ giảm đi một nửa
Sinh sản hữu tính có một thuận lợi rất lớn là thế hệ con cháu tạo ra rất
đa dạng về mặt di truyền và làm nguyên liệu tốt cho “chọn lọc tự nhiên”
2 Trang 190 — Sách giáo viên Sinh học 11, nâng cao — Vii Van Vu
Trong sinh sản hữu tính có các phương thức thụ tỉnh như: Tiếp hợp, tự phối và giao phối, trong đó giao phối tiến hóa hơn tiếp hợp và tự phối
Tiếp hợp là phương pháp thụ tinh xảy ra ở động vật bậc thấp, chưa có sự khác biệt rõ về giới tính, khi kết hợp hai cá thể áp chặt vào nhau và tạo ra một
Trang 36Tự phối là phương thức thụ tỉnh mà một cá thể có thể hình thành cả giao tử
đực và giao tử cái, rồi giao tử đực và giao tử cái của cá thể này thụ tỉnh với nhau Giao phối là phương pháp thụ tỉnh mà cả hai cá thể: Một cá thể sản xuất
ra tỉnh trùng, một cá thể sản xuất ra trứng rồi hai loại giao tử đực và cái này
thụ tỉnh với nhau để hình thành cơ thể mới
BÀI 46: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN
I Logic bài học
- Ở bài 45 đã thấy được sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật Càng lên cao mức độ phức tạp càng nhiều hơn
- Nội dung của bài 46 sẽ cho thấy sinh sản hữu tính ở động vật được
điều hòa như thế nào? Thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản
từ đó có các ứng dụng trong thực tiễn
II Kiến thức trọng tâm
- Vai trị của hoocmơn trong cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng
II Các thành phần kiến thức chủ yếu 1 Cơ chế điều hòa sinh tỉnh và sinh trứng 1.1 Cơ chế điều hòa sinh tỉnh
- Khi có kích thích vùng dưới đồi tiết ra GnRH kích thích tuyến n tiết hoocmơn FSH và LH
- FSH kích thích ống sinh tính sản xuất tinh trùng - LH kích thích tế bào tiết ra hoocm6n testosterone
- Hoocmôn testosterone kích thích sản sinh ra tinh trùng
Trang 37- Khi tế bào kẽ giảm tiết testosterone ->nồng độ testosterone giảm không gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên —>tăng tiết hoocmôn GnRH, FSH và LH
1.2 Cơ chế điều hòa sinh trứng
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra GnRH kích thích tuyến yên
tiết ra FSH và LH
- FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ostrôgen
- LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng Thể vàng tiết ra hoocmôn
progesterone và ostrôgen
- Ởstrôgen và progesterone làm cho niêm mạc tử cung dày lên chuẩn bị đón trứng
- Khi nồng độ progesterone và ostrƠơgen trong máu tăng cao cả vùng
dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH
- Nồng độ hoocmôn sinh dục biến động theo chu kỳ nên quá trình phát triển và rụng của trứng diễn ra theo chu kỳ
Các loài động vật khác nhau có chu kỳ trứng chín và rụng trứng khác nhau Ví dụ: chuột 5 ngày, bò 2l ngày, người 28 ngày
2 Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tỉnh
và sinh trưởng
Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiên kéo dài gây rối
loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm su sinh tinh tring
Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết
qua đó ảnh hưởng đến q trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh
hưởng đến hành vi sinh dục của con cái
Điều kiện tự nhiên, nhiệt độ, độ ẩm, thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lý gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể,
Trang 38Các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá, ma túy làm giảm khả nang sinh tinh tring va buồng trứng kém hoạt động
IV Kiến thức bổ sung, tư liệu tham khảo
1 Trang 185, 186 - thiết kế bài giảng sinh học 11, tập 2 - Trần Khánh Phương
s* Tác dụng của testosterone:
Trong thời kỳ bào thai: Tuần lễ thứ 7 tính hồn của thai nhi đã bài tiết
ra một lượng
testosterone, tác dụng chủ yếu là kích thích sự phát triển của cơ quan sinh dục
ngoài của thai như: Dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh kích thích để đưa tỉnh hoàn từ xoang bụng xuống bìu ngồi Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nam thì phát kể từ tuổi dậy thì như: phát triển dương vật, tuyến tiền
liệt, túi tỉnh, mọc lơng dài Kích thích sự sản sinh ra tinh tring
Tác dụng lên sự chuyển hóa prơtê¡n trong cơ thể “+ Tac dung sinh ly Ostrogen
Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh duc nữ thứ phát từ tuổ day thì như: phát triển cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói trong
và dáng người mềm mại
Tác dụng lên tử cung: Làm tăng các kích thích sự phát triển của các tuyến niêm mạc, tăng khối lượng tử cung và tăng co bóp tử cung
Tác dụng lên cổ tử cung
Tác dụng lên ống dẫn trứng: làm tăng sinh các mô tuyến của niêm mạc ống dẫn trứng, tăng sinh các tế bào biểu mô lông rung theo mọt chiều về
hướng tử cung
Tác dụng lên âm đạo, tuyến mỡ
Tác dụng lên xương: Tăng hoạt động của các tế bào xương, tăng sự lắng
đọng chất ca, làm cho xương chậu mở rộng ra
Trang 39Tác dụng lên tử cung: làm giảm sự co bóp cơ trơn của tử cung nên có
tác dụng ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tỉnh ra ngoài (sẩy thai)
Tác dụng lên ống dẫn trứng: Là kích thích lên niêm mạc của ống dẫn
trứng bài tiết chất dịch có chứa các chất dinh dưỡng để núm trứng đã thụ tinh và thực hiện các quá trình phân chia trong khi di chuyển về tử cung
Tác dụng lên tuyến vú: Làm phát triển các thùy của tuyến vú, làm cho
các tế bào bọc quanh tuyến vú tăng sinh to lên và có khả năng bài tiết
Tác dụng lên thân nhiệt: Làm tăng nhiệt độ cơ thể,vì vậy nủa sau của chu kỳ kinh nguyệt nhiệt độ của cơ thể phụ nữ thường tăng cao hơn nửa đầu
của chu kỳ kinh nguyệt từ 0,3 - 0,5°C
2 Trang 224, 225 - Giải phẫu sinh lý người - Tạ Thủy Lan
Kha nang san sinh tinh tring va trứng ở người diễn ra quanh năm và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là các hoocmon
Các hoocmon sinh dục có tác dụng kích thích sự phát triển giới tính ở
thai nhi ở giai đoạn trước đây thì hoàm lượng các hoocmon này còn thấp,
nhưng đến tuổi dậy thì hàm lượng tăng cao kích thích chuyển hóa và hoàn thiện của các tế bào sinh dục là phát triển các đặc điểm sinh dục phụ
Tuổi dậy thì là mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh học của cơ thể Dậy thì là một quá trình, thường kéo dài khoảng 3 - 4 năm và chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn tuổi dậy thì và giai đoạn dậy thì hồn tồn Đối với người
Việt Nam, trẻ em nữ dậy thì hồn toàn vào khoảng 12 - 14 tuổi, đánh dấu bằng lần kinh nguyệt đầu tiên; trẻ em nam đậy thì hoàn toàn vào khoảng 14 - 16 tuổi, đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu tiên ở tuổi dậy thì,
dưới tác dụng của tuyến yên và tuyến sinh dục, cơ thể trẻ em diễn ra hàng loạt
Trang 40BÀI 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
I Légic bài học
- Hiểu được cơ chế điều hòa sinh sản Từ đó người ta có các ứng dụng trong chăn nuôi để điều khiển quá trình sinh sản của động vật, ứng dụng trong chăm sóc
sức khỏe và sinh đẻ có kế hoạch ở người Đó là nội dung chính của bài 47 II Kiến thức trọng tâm
- Một số biện pháp làm tăng sinh sản ở động vật
- Cơ chế tác dụng của biện pháp tránh thai III Cac thành phần kiến thức chủ yếu
1 Điều khiển sinh sản ở động vật
1.1 Một số biện pháp làm thay đổi số con
a) Sử dụng hoocmơn hoặc chất kích thích tổng hợp
- Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi Tiêm chất dinh dưỡng từ
tuyến dưới não của các loài cá khác làm cho trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tỉnh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con
- Tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu, bò, làm cho trứng nhanh chín và rụng hoặc làm chín và rụng nhiều trứng cùng một lúc, sau đó thụ tỉnh nhân tạo với tỉnh trùng đã chuẩn bị sẵn
b Thay đổi các yếu tố môi trường
- Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2
trứng/ngày
c Nuôi cấy phôi
Kỹ thuật nuôi cấy phôi mới ra đời và phát triển trong những năm gần
đây và ngày càng được hoàn thiện Tùy theo mục đích, người ta có thể theo cách khác nhau