LOI CAM ON
Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Th§ Nguyễn Đình Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Trang 2Loi cam doan
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành bằng sự nỗ lực, độc lập nghiên
cứu của bản thân Tôi xin cam đoan rằng:
Kết quả nghiên cứu của đề tài không trùng với bất kì công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác
Nếu sai tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Trang 3DANH MUC CAC CHU VIET TAT DV DVKXS GS GV GVTT HS HSTT NTST NXBDHQGHN NXBDHSP NXBGD NXBKH&KT PP DHTC SGK THPT TS TTC TV VSV Dong vat Động vật không xương sống Giáo sư Giáo viên Giáo viên trung tâm Học sinh
Trang 4Muc luc
2 Mục đích va nhiệm vụ nghiên cứu
3 Đóng góp mới của đề tài 5+ + tt +22 1211211111 tke 3 Nội dung và kết quả nghiên CỨU 5 + +5 5s 5+ *+x+£vx+t+exeEeveererreeerersee 4 Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu . 25+ s+s+:++s+ 4 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - ‹-« s <s-<+ 10 Chương 3: Kết quả nghiên CỨU 5-22 55+ 5+ £s£EeEeEeEersrererersrerrrrree 12 3.1 Phân tích nội đunng - ¿- - + xxx kg như 12 3.2 Thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực học
N08 ve) 001777 33 3.3 Đánh giá chất lượng xây đựng tư liệu và thiết kế bài giảng 50 Kết luận và để nghị - tt SE SEEErrerersrrrerrrerrrrrrrrrrrrrrrrrrrer 52 Tài liệu tham khảO - + - + +S+E+k#k#E#EvEkEkeEEErkrkekrrrkrkerrrkrkrkerrke 54
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế nước ta đang đứng trước những cơ hội lớn và những thách thức không nhỏ Đánh giá khái quát 20 năm đổi mới, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X đã khẳng định: “Công cuộc đổi mới 20 năm đã đạt được những thành tựu
to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử cả trên hai mặt lý luận và thực tiễn Tuy
nhiên chúng ta còn những mặt hạn chế: Nước ta chưa ra khỏi tình trạng kém phát triển và tồn tại nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ So với các nước trong khu vực và trên thế giới”
Để khắc phục nguy cơ tụt hậu sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, trong mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006 — 2010 và đến năm 2020 được xác định tại Đại hội X của Đảng đã nêu rõ:
“Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo cả về cơ cấu, hệ thống, nội dung, phương pháp, cơ chế quản lý Giáo dục phải nhằm đào tạo những con người Việt Nam có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Có phẩm chất tốt đẹp của dân tộc có năng lực và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi của xã hội trong nền kinh tế thị trường, những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Luật giáo dục trong những năm qua ngành giáo dục đã từng bước đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học
nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao, năng động sáng
Trang 6đột phá Chính vì vậy SGK đã được xây dựng lại từ tiểu học đến THPT Năm 2008 - 2009 SGK SH 12 đã triển khai thực hiện ở tất cả các trường THPT Day 1a yếu tố khách quan tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH Tuy nhiên nội dung SGK mới có nhiều thay đổi cả về nội dung, hình thức trình bày, phương pháp tiếp cận nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn đòi hỏi phải có quá trình
nghiên cứu thực nghiệm
Lí luận đạy học hiện đại đã khẳng định nội dung luôn giữ vai trò chủ đạo, quy đinh PPDH Nội dung SGK mới xây dựng theo quan điểm chủ đạo là dạy học lấy HS làm trung tâm Chính vì vậy PPDH phải được đổi mới theo hướng phát huy tích cực chủ động sáng tạo của HS Để đạt được mục tiêu của SGK mới, người dạy phải thấm nhuần quan điểm xây dựng và phát triển nội dung, hiểu biết sâu sắc nội dung kiến thức mới, lôgic kiến thức trong từng bài, trong từng chương Trong điều kiện đó việc nghiên cứu về nội dung SGK mới, xây dựng tư liệu tham khảo và thiết kế bài học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn GD phổ thông hiện nay Mặt khác trong quá trình bồi dưỡng GV thay SGK mới còn gặp nhiều khó khăn về thời gian và cơ sở vật
chất Đặc biệt là tài liêu tham khảo cho việc thực hiện đổi mới về nội dung và PPDH
Trong điều kiện đó việc phân tích nội dung, xây dựng tư liệu cho từng bài, từng chương là việc làm có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho sinh viên và GV phổ thông, đặc biệt GV ở vùng sâu vùng xa, GV mới ra trường
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên với mong muốn góp phần tháo gỡ những khó khăn và nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học lớp 12
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phán tích nội dung, xây dựng tư
Trang 72 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích
- Góp phần khắc phục khó khăn và thực hiện có hiệu quả SGK Sinh hoc 12 nâng cao chất lượng dạy học và kiến thức sinh thái học ở trường THPT
- Tập duyệt việc nghiên cứu khoa học, rèn luyện các kỹ năng dạy học cơ bản, đặc biệt là nhóm kỹ năng phân tích bài, lựa chọn phương tiện, kỹ năng thiết kế bài theo hướng tích cực
- Cung cấp tư liệu tham khảo cho sinh viên mới ra trường, cũng như giáo viên ở những nơi gặp nhiều khó khăn về tài liệu, phương tiện dạy học
2 2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích từng bài trong chương I: Cá thể và quần thể sinh vat phan VII: Sinh thái học — SGK Sinh học 12 nâng cao
- Xây dựng hệ thống tư liệu làm sáng tỏ nội dung và kiến thức và tư liệu phục vụ cho việc dạy và học bài trong từng chương I: Cá thể và quần thể sinh vật phần VII: Sinh thái học — SGK Sinh học 12 nâng cao
- Thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học
sinh
3 Đóng góp mới của đề tài
- Cung cấp tư liệu và kiến bổ sung cho chương: Cá thể và quần thể sinh vật góp phần khắc phục khó khăn cho GV ở vùng sâu, vùng xa
Trang 8NOI DUNG VA KET QUA NGHIEN CUU
CHUONG 1: TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XU HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH 1.1.1 Trên thế giới
Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã
được triển khai nghiên cứu, vận dụng ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX Năm 1920, ở Anh đã bắt đầu thí điểm các lớp học mới, đặc biệt người ta chú ý đến các thao tác tư duy của học sinh, các kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh, khuyến khích các hoạt động tự quản của học sinh trong quá trình học tập
Năm 1950, ở Pháp bắt đầu thí điểm 200 trường và sau đó họ triển khai ở tất cả các lớp học ở trường phổ thông
Năm 1970 trở đi, ở Mĩ cũng bắt đầu thí điểm bằng cách sử dụng các phiếu học tập để tổ chức hoạt động độc lập của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự lực lĩnh hội kiến thức
Nam 1950 thì ở Liên Xô cũ người ta đã cấm giáo viên cung cấp các định nghĩa, khái niệm có sẵn cho học sinh.Mà yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn học
sinh tự phát biểu các khái niệm, các định nghĩa
Vào những năm 70 - 80 của thế kỷ XX, PPDH tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới
Trang 9Ở nước ta vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực tự lực chủ động của HS nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo đã đặt ra trong Ngành giáo dục từ những năm 1960 Khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” là mục tiêu và xu hướng phát triển của các trường sư phạm tại thời điểm đó
Từ năm 1970, 1971 bắt đầu có những công trình nghiên cứu về cải tiến PPDH Trong lĩnh vực sinh học: 1972 có công trình của giáo sư Trần Bá Hoành đề cập đến việc rèn luyện trí thông minh của HS “Rèn luyện trí thông minh cho học sinh thông qua di truyền, biến dị” (nghiên cứu giáo dục 18 - 1986)
Đặc biệt từ nững năm 80 trở lại đây, ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới dạy học như công trình nghiên cứu của: Đinh Quang Báo, Vũ Đức Lưu, Lê Đình Trung
Trong những năm gần đây đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa sinh - KTNN trường ĐHSPHN2 đã tiến hành nghiên cứu áp dụng phương
pháp dạy học tích cực trong chương trình sinh học cải cách giáo dục Tuy nhiên
chưa có đề tài đi sâu vào phân tích nội dung SGK Sinh học 12 - Nâng cao và vận
dụng phương pháp tích cực vào chương trình Sinh học 12 - Nang cao
1.2 TINH TICH CUC CUA HOC TAP
1.2.1 Khai niém vé tinh tich cuc
Trang 10Theo Relorova (1975): TTC hoc tập của học sinh là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập
Theo GS Trần Bá Hoành: Học tập là một trường hợp riêng của sự nhận thức Do đó nói đến TTC học tập thực chất là nói đến TTC nhận thức, có thể coi TTC học tập giống như TTC nhận thức
TTC nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập, có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức
1.2.3 Vị trí, ý nghĩa của vấn đề phát huy tính tích cực học tập với quan điểm dạy học lấy HSLTT
Phấn đấu làm cho dạy hoc không chỉ nhằm hoàn thành nhiệm vụ trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng kỹ xảo mà còn làm cho dạy học mang tính giáo dục và tính phát triển là xu hướng của lý luận đạy học hiện đại
Nâng cao TTC, tính độc lập trong hành động thực tiễn của học sinh là yêu cầu cơ bản trong nhiêm vụ phát triển của quá trình dạy học, đảm bảo mục đích đào tạo những con người chủ động, năng đông, sáng tạo
Việc phát huy TTC nhận thức của học sinh đảm bảo lĩnh hội kiến thức: LACailop viết “Giảng dạy không phải nhồi cho học sinh một mớ kiến thức Các em không phải bình chứa kiến thức mà kiến thức cũng không phải là nước rót vào bình ” Các nhà giáo dục cần phải chú trọng phát triển TTC và độc lập của học sinh Năm 1954, LN Toistoi đã viết: “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nó là thành quả của những cố gắng tư duy chứ không phải là của trí nhớ”
Trang 11diện, khi kết luận khái quát ở các em là kết quả nỗ lực tư duy tự lực và những tình cảm tích cực
“Lòng khao khát hiểu biết, TTC cao trong hoạt động nhận thức và kỹ năng tự lực rèn luyện bản thân là những đức tính cần được phát triển và giáo dục cho thanh niên trên ghế nhà trường, đảm bảo sau này họ tiếp tục rèn luyện bản thân
một cách có hệ thống và không ngừng tự học” (I.F.Kharlamor - 1975)
1.3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CUC
1.3.1 Khái niệm về dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm
Như chúng ta đã biết quá trình dạy học bao gồm hai mặt cơ bản là: Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh Trong lí luận dạy học sinh học lại
có những quan niệm khác nhau về vai trò của giáo viên và vai trò của học sinh
Nhưng nhìn chung phát triển theo hai hướng: Tập trung vào vai trò hoạt động của giáo viên (lấy giáo viên làm trung tâm - GVTT) hoặc tập trung vào vai trò hoạt động của học sinh(lấy học sinh làm trung tâm - HSTT)
Ngày nay, xu hướng tất yếu và có lí do lịch sử là: Chuyển từ dạy học
GVTT sang day hoc HSTT Tuy nhiên thuật ngữ “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” chỉ mới được phổ biến gần đây
Theo Giáo sư Trần Bá Hồnh khơng nên xem dạy học HSTT như một
phương pháp dạy học, đặt ngang tầm với những phương pháp dạy học đã có, mà nên quan niệm đó như là một tư tưởng, một quan điểm dạy học chi phối cả mục
tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả dạy học
Trang 12huống có van dé, lập giả thuyết, làm sáng tỏ và rút ra kết luận, lĩnh hội biểu thức”
Để thực hiện HSTT không phải vai trò của giáo viên hạ thấp mà trái lại đòi hỏi giáo viên phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất năng lực nghề nghiệp Chính vì lí do trên mà đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao, mở rộng vốn kiến thức, tầm hiểu biết của mình trong lĩnh vực chuyên ngành để có thể tổ chức tốt các hoạt động độc lập của học sinh
1.3.2 Đặc trưng của PPDHTC
PPDHTC là hệ thống những phương pháp phát huy tính tích cực của học tập của học sinh
PPDHTC có những đặc trưng chủ yếu sau đây: 1.3.2.1 Lấy học sinh làm trung tâm
PP DHTC đề cao vai trò của người học, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của
quá trình dạy học Mục đích xuất phát từ người học và cho người học
Nội dung của bài học do học sinh lựa chọn phù hợp với hứng thú của học sinh Sau mỗi bài học đánh giá khả năng khả năng nhận thức của từng học sinh Học sinh tự chịu trách nhiệm về kết quả của mình
1.3.2.2 Dạy học bàng tổ chức hoạt động cho học sinh
PP DHTC chú trọng hoạt động độc lập của học sinh trong giờ học, hoạt
động tự học của học sinh chiếm tỷ lệ cao về thời gian và cường độ làm việc tạo
điều kiện cho học sinh tác động trực tiếp vào đối tượng bằng nhiều giác quan, từ đó nắm vững kiến thức
1.3.2.3 Dạy học chú trọng phương pháp tự học, tự nghiên cứu
Trang 13Dạy học tích cực áp dung quy trình của phương pháp nghiên cứu nên các em không chỉ hiểu, ghi nhớ mà còn cần phải có sự cố gắng trí tuệ, tìm ra tri thức mới, tạo điều kiện để cho hoc sinh có thể tự học, tự nghiên cứu và có phương pháp tiếp tục học sau này Vì lẽ đó PP DHTC tạo ra sự chuyển biến từ tự học thụ
động sang tự học chủ động
1.3.2.4 Dạy học cá thể hóa và hợp tác
PP DHTC chủ yếu theo phương pháp đối thoại thầy trò Giáo viên đặt ra nhiều mức độ câu hỏi khác nhau, học sinh độc lập giải quyết qua trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm, tổ, lớp và uốn nắn của giáo viên mà học sinh bộc lộ tính cách năng lực nhận thức của mình và học được cách giải quyết, cách trình bày vấn đề của bạn từ đó nâng mình lên trình độ mới
1.3.2.5 Dạy học đề cao tự đánh giá
Trang 14CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12 ở các trường PT
- Nội dung sách SGK Sinh học lớp 12 nâng cao
- Phương pháp dạy học tích cực
- Phạm vi nghiên cứu: Chương I - Cơ thể và môi trường - Phần bảy: Sinh thái học — SGK Sinh học lớp 12 nang cao
2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo trong các nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc đổi mới nội dung và PPDH Sinh học Nghiên cứu mục tiêu và phương pháp hướng đổi mới nội dung SGK Sinh học 12
- Phân tích nội dung chương trình Sinh học 12 — Nang cao 2.2.2 Phương pháp điều tra cơ bản
- Mục đích:
+ Tìm hiểu tình hình giảng dạy Sinh học 12 nâng cao ở các trường THPT + Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh ở các trường thực hiện chương
trình Sinh học 12 nang cao
Trang 15+ Dự giờ của GV có kinh nghiệm giảng dạy
+ Phỏng vấn trực tiếp giáo viên, cán bộ quản lí và học sinh ở THPT + Dùng phiếu điều tra
2.2.3 Phương pháp chuyên gia - Mục đích:
+ Đánh giá khách quan ý nghĩa lí luận và thực tiễn của dé tài
+ Thăm đò hiệu qủa sư phạm của hệ thống tư liệu, tính khả thi và giá trị của thiết kế bài học theo hướng phát huy tính tích cực của học tập của HS
- Cách tiến hành:
+ Sử dụng phiếu nhận xét, đánh giá gửi các trường PTTH xin ý kiến nhận xét, đánh giá của những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy môn Sinh học 12 nâng cao
- Nội dung đánh giá:
+ Tính khoa học, chính xác của hệ thống tư liệu
+ Đánh giá giá trị của việc phân tích nội dung Chương I - Phần bẩy - SGK
Sinh học 12 nâng cao
+ Ý nghĩa thực tiễn, hiệu quả sư phạm, tính khả thi của các thiết kế bài
Trang 16CHƯƠNG 3: KẾT QUA NGHIEN CUU
3.1 Phan tich noi dung
Bài 47 Môi trường và các nhân tố sinh thai
1 Mục tiêu bài học
- Học sinh phát biểu được:
+ Khái niệm môi trường, phân biệt các loại môi trường chủ yếu của sinh vật
+ Trình bày được khái niệm về các nhân tố sinh thái
+ Phân tích được quy luật tác động của các NTST Phân biệt nhân tố vô
sinh và hữu sinh
Nhận biết được giới hạn sinh thái, phân biệt ổ sinh thái và nơi ở
2 Kiến thức trọng tâm
Khái niệm cơ bản về môi trường, các nhân tố sinh thái giới hạn sinh thái, ổ sinh thái và ý nghĩa của các khái niệm đó
Mối quan hệ hai chiều giữa cơ thể và môi trường: Môi trường tác động lên cơ thể, cơ thể phản ứng lại các tác động đó bằng những phản ứng thích nghi, hơn nữa, cơ thể còn làm cho môi trường biến đổi
Trang 17Môi trường là thành phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật
Phân loại: Môi trường đất Môi trường trên cạn
Môi trường nước
Môi trường sinh vật 3.1.2 Các nhân tố sinh thái
Các yếu tố môi trường là những đơn vị cấu tạo nên môi trường, bao gồm các yếu tố không sống và các yếu tố sống Các yếu tố này tác động đến sinh vật được gọi là nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái gồm: Các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh 3.1.3 Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh
thái
3.1.3.1 Các quy luật tác động
Trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái luôn tác động va chi phối lẫn nhau, tác động cùng một lúc lên cơ thể sinh vật Do đó, cơ thể phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của các nhân tố
Các loài khác nhau phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái
Trong các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lý khác nhau cơ thể phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố
Trang 18Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật phụ thuộc vào: Bản chất của nhân tố (nhiệt, ẩm ), cường độ (mạnh yếu) hay liều lượng (nhiều ít) tác động; Cách tác động và thời gian tác động
3.1.3.2 Giới hạn sinh thái
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
Giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), giới hạn dưới (min),
khoảng thuận lợi (Optimum) và các khoảng chống chịu, vượt qua các điểm giới hạn sinh vật sẽ chết
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố hẹp
Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lý thay đổi, giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố bi thu hẹp
3.1.4 Nơi ở và ổ sinh thái
Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài
Ổ sinh thái là một không gian sinh thái, ở tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài
3.2 Kiến thức bổ sung
Mỗi loài sinh vật sống trong môi trường đặc trưng, thích nghi với các điều kiện cụ thể của môi trường mà nó tồn tại, nếu môi trường bị hủy hoại thì nó cũng bị hủy hoại theo
Trang 19Các nhân tố sinh thái còn được chia thành các nhân tố không phụ thuộc mật độ và các nhân tố phụ thuộc mật độ Loại thứ nhất (thường là những yếu tố vô sinh) khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng của tác động đấy không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động Ngược lại, loại thứ hai (thường là những nhân tố hữu sinh) khi tác động đến sinh vật thì ảnh hưởng của nó phụ thuộc và mật độ của quần thể bị tác động
Giới hạn sinh thái không chỉ được áp dụng đối với một cá thể sinh vật mà còn sử dụng cho những tổ chức cao hơn như quần thể, quần xã và hệ sinh thái Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là cơ sở để giải thích về 6 sinh thai
Theo Odum, noi sOng chi ra “dia chỉ” của sinh vật, còn ổ sinh thái chỉ ra “nghề nghiệp” của nó với hàm ý sinh vật sống “ở đâu” va dua vào “những cái øì?”, “phương thức khai thác chúng ra sao” để tồn tại và phát triển một cách ổn
định, lâu đài
4 TƯ LIỆU THAM KHẢO 4.1 Khái niệm
“Môi trường là một phần của ngoại cảnh bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên mà ở đó cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình”
( Trang L1-Cơ sở sinh thái học của Vũ Trung Tạng -NXBƠD)
“Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự tồn tại, sự sinh trưởng phát triển và những hoạt động của sinh vật”
(Trang 10 - Sinh thái học và môi trường — Trần Kiên — NXBGD)
Trang 20“Các yếu tố môi trường là các thực thể hay hiện tượng tự nhiên cấu trúc lên môi trường Khi chúng tác động lên đời sống của sinh vật mà sinh vật phản ứng lại một cách thích nghi thì chúng được gọi là các yếu tố sinh thái”
( Trang 13 - Co sé sinh thai hoc — Vii Trung Tang— NXBGD) “Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái được chia thành 3 nhóm: + Các nhân tố không sống
+ Các nhân tố sống + Nhân tố con người”
(Trang 12 - Sinh thái học và môi trường — Trần Kiên —- NXBGD)
“Theo ảnh hưởng của tác động thì các yếu tố sinh thái được chia thành” Các yếu tố phụ thuộc và không phụ thuộc mật độ”
(Trang 13 - Cơ sở sinh thái — Vũ Trung Tạng — NXBƠD)
4.3 Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái “Các yếu tố môi trường tác động lên đời sống của cá thể, quần thể, quần xã không phải đơn lẻ mà là một tổ hợp, đồng thời, nói cách khác cá thể, quần thể, loài cùng một lúc phải phản ứng lại với tác động tổ hợp của các yếu tố môi trường”
(Trang 14 - Cơ sở sinh thái học — Vũ Trung Tạng — NXBŒD)
“Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái luôn có tác động qua lại, sự biến đổi của một nhân tố sinh thái này có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng và có khi về chất của nhân tố sinh thái khác và sinh vật chịu ảnh hưởng của các thay đổi đó Tất cả các nhân tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái”
(Trang 13 - Sinh thái học và môi trường — Trần Kiên — NXBGD )
“Giới hạn cường độ của một nhân tố sinh thái mà ở đó cơ thể chịu đựng
Trang 21và điểm cực thuận khác nhau Giới hạn sinh thái và điểm cực thuận còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi của các thể, trạng thái co thé ”
(Trang 13 Sinh thái học và môi trường — Trần Kiên - NXBGD)
“Theo định luật của Shelfond, mỗi cá thể, quần thể, loài chỉ có thể tồn tại trong một giá trị xác định của yếu tố bất kỳ Khoảng xác định đó gọi là “Khoảng chống chịu” hay “giới hạn sinh thái” hay “trị số sinh thái” trong giá trị này có hai điểm giới hạn: Giới hạn dưới (Tối thiểu — Mimimun) và giới hạn trên
(Tối đa — Maximum) và một khoảng cực thuận (Opfimum)
mà ở đấy sinh vật sống bình thường nhưng mức tiêu phí năng lượng thấp nhất Hai khoảng ở hai phía của cực thuận là các khoảng chống chịu”
(Trang 15 - Cơ sở sinh thái học - Vũ Trung Tạng — NXBGD) 4.4, Noi 6 và ổ sinh thái
“Nơi sống là nơi cư trú của sinh vật hoặc không gian mà ở đó sinh vật thường hay gặp”
(Trang 16 - Cơ sở sinh thai hoc - Vii Trung Tang — NXBGD)
“Ổ sinh thái, như Nutchinson(1957) đã định nghĩa: “Ổ sinh thái là một không gian sinh thái( hay siêu không gian) mà ở đấy điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài không hạn định của cá thể, loài” Đây là ổ sinh thái chung, còn ổ sinh thái thành phần là một không gian sinh thái trong đó:
“Các yếu tố thiết yếu đảm bảo cho hoạt động của một chức năng nào đó của cơ thể” Tập hợp các ổ sinh thái thành phần sẽ có ổ sinh thái chung
Ngoài ổ sinh thái chung và ổ sinh thái thành phần người ta còn đưa ra khái niệm về ổ sinh thái cơ bản và ổ sinh thái thực”
Trang 22BAI 48 ANH HUONG CUA CAC NHAN TO SINH THAI LEN DOI SONG THUC VAT
1 Mục tiêu của bài học
- HS trình bày được sự thống nhất giữa cơ thể và các nhân tố môi trường
thông qua các mối quan hệ thuận nghịch
- HS giải thích được mỗi nhân tố tác động lên sinh vật theo kiểu riêng của
mình Hơn nữa, sinh vật cũng phản ứng khác nhau với cường độ (hay liều lượng)
khác nhau, phương thức hoạt động khác nhau, thời gian tác động khác nhau của cùng một nhân tố
2 Kiến thức trọng tâm
- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
- Nhiệt độ là hệ quả của ánh sáng, có tác động chi phối lên nhiều nhân tố khác nhau như nhiệt độ, khí áp, gió
3 Thanh phan kiến thức 3.1 Kiến thức chủ yếu
Trang 23- Ánh sáng là nhân tố cơ bản, chỉ phối trực tiếp gián tiếp đến hầu hết các nhân tố Cường độ và thành phần của phổ ánh sáng giảm dần từ Xích đạo đến các cực, từ mặt nước đến đáy sâu Ánh sáng còn biến đổi tuân hoàn theo ngày đêm và
mua
- Ánh sáng chùm tia đơn sắc có bước sóng khác nhau:
0
+ Dai tia ttt ngoai (A > 7600 A ) chủ yếu tạo nên nhiệt
+ Ánh sáng nhìn thấy (3600A <2 < 7600A ) trực tiếp tham gia vào quá
trình quang hợp quyết định đến thành phần cấu trúc của hệ sắc tố và sự phân bố của các loài thực vật
3.1.1.1 Sư thích nghỉ của sinh vật
Không có ánh sáng cây cối không thể tồn tại được ánh sáng chi phối đến mọi hoạt động của đời sống thông qua những biến đổi thích nghi về các đặc điểm cấu tạo, sinh lý và sinh thái của chúng
- Thích nghỉ với điều kiện chiếu sáng và nhu cầu ánh sáng khác nhau - Thực vật có cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng
3.1.1.2 Sự thích nghỉ của động vật
- Nhóm ưa hoạt động ban ngày: Thị giác phát triển thân có màu sắc nhiều khi rất sặc sỡ giúp nhận biết đồng loại, ngụy trang , doa nat
- Nhóm ưa hoạt động ban đêm: Mắt rất tính, nhỏ lại hoặc tiêu giảm, súc giác và cơ quan phát sáng phát triển
- Nhóm ưa hoạt động vào chiêu tối hay sáng sớm 3.1.1.3 Nhịp điệu sinh học
Trang 24loài tạo cho sinh vật hoạt động theo những nhịp điệu chuẩn xác như những chiếc kim đồng hồ sinh học
3.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lý — sinh thái và tập tính của sinh vật
- Theo thân nhiệt, sinh vật gồm nhóm biến nhiệt và nhóm hằng nhiệt +Ở động vật biến nhiệt, được tích lũy trong một giai đoạn phát triển
Hay cả đời sống gần như một hằng số và tuân theo biểu thức
T=(x-k)n
Trong đó: T là tổng nhiệt hữu hiệu ngày; x là nhiệt đô môi trường; k là nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển; n là số ngày cần để hoàn thành một giai đoạn hay cả đời sống của sinh vật
3.2 Kiến thức bổ sung
Thực vật và các sinh vật có màu tiếp nhận được năng lượng ánh sáng
Ánh sáng được xem là nhân tố cơ bản của môi trường tự nhiên, chỉ phối mọi nhân tố khác như: nhiệt độ, khí áp, gió
Ánh sáng phân bố không đều theo không gian và thời gian, ở các cực ánh sáng yếu nhất, còn ở Xích đạo, mặt đất nhận được ánh sáng rất cao Ở nước, cường độ ánh sáng giảm đi nhanh chóng theo độ sâu, dưới khoảng 200m khối nước sâu thẳm trở nên tối tăm Ánh sáng biến đổi theo ngày đêm và theo mùa rõ rệt, nhất là ở các vĩ độ cao
Nhờ năng lượng ánh sáng thực vật tảo và các vi sinh vật có màu thực hiện
quá trình quang hợp, tạo nên chất hữu cơ đầu tiên để ni sống các lồi sinh vật
Trang 25Trên bề mặt Trái Đất nhiệt độ biến đổi phụ thuộc vào sự phân bố của ánh sáng Do tác động của nhiệt độ và khả năng tạo nhiệt độ và duy trì nhiệt cơ thể,
sinh vật chia thành 2 nhóm: Sinh vật biến nhiệt và sinh vật đẳng nhiệt
Lượng mưa trên bề mặt Trái Đất biến thiên phụ thuộc vào nhiệt độ, vĩ độ, địa lý, địa hình , do đó mưa phân bố không đều theo cả không gian và thời
gian Nước là môi trường cho các loài thủy sinh vật, độ ẩm và lượng mưa đóng
vai trò sống còn cho các loài thực vật trên can, quy định sự phân bố của chúng trên bề mặt Trái Đất
Nhiệt —- ẩm là 2 yếu tố cơ bản của khí hậu bởi vì, dưới ảnh hưởng của nhiệt, nước bốc hơi Cứ mỗi gam nước bay hơi hết đã nhận một lượng nhiệt 540
Cal, điều đó có nghĩa là bốc hơi đã mang theo nhiệt tạo nên khái niệm nhiệt — ẩm
Nước bốc hơi từ cơ thể làm cho cơ thể mát, nhờ đó sinh vật đẳng nhiệt mới đuy trì được thân nhiệt của mình trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao Nhiệt - âm tác động không chỉ lên cơ thể sống mà lên cả các vật thể không sống trên bề mặt hành tinh
Môi trường không khí cũng như môi trường đất và nước ví như chiếc vali chứa đựng mọi điều kiện cần thiết cho đời sống Chẳng hạn, dưỡng khí chiếm 21% thể tích khí quyển cần cho quá trình hô hấp; CO; như một nguồn sống của cây xanh, N; tuy là một khí trơ, nhưng nhờ quá trình vật lý và sinh học đã hình thành muối Nitrat rất quan trọng cho đời sống của thực vật Quan trọng nhất trong khí quyển là sự vận động của khơng khí, nhiều lồi cây thụ phấn và phát tán được là nhờ gió
Trang 26“Tất cả sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng của ánh sáng
mặt trời, kể cả động vật, thực vật và vi sinh vật Thực vật thu nhận năng lượng
ánh sáng Mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp, còn động vật thì phụ thuộc
vào năng lượng hóa học được tổng hợp từ cây xanh Một số sinh vật dị dưỡng như
nấm, vi khuẩn trong quá trình sống cũng sử dụng một phần năng lượng ánh sáng Tùy theo cường độ và thành phần tia sáng mà ánh sáng có ảnh hưởng nhiều hay ít đến quang hợp và nhiều hoạt động sinh lý của cơ thể sống”
(Trang 28 - Cơ sở sinh thái học - Vũ Trung Tạng — NXBGŒD) 4.1.1 Sự thích nghỉ của thực vật
“Ảnh hưởng của ánh sáng tới các đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh lý của thực vật
+ Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và giải phẫu nhiều loài cây có tính hướng sáng tức là cây cong về phía có ánh sáng Hiện tượng này thấy rõ ở các cây mọc ven rừng, dọc đường phố có nhà cao, hoặc bên cửa sổ Các cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn, cành phía dưới héo và rụng sớm Đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên Nguyên nhân là do các cành phía dưới tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém, tạo được ít chất hữu cơ, lượng hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp nên cành khô héo đần và sớm rụng Ngược lại, cây mọc nơi trống trải ánh sáng mạnh có thân thấp, nhiều cành và tán cây rộng
Lá cây chịu sự ảnh hưởng của sự thay đổi ánh sáng biểu hiện ở các đặc điểm như cách sắp xếp trên hình thái và giải phẫu Ảnh hưởng của ánh sáng tới hoạt động sinh lý của thực vật
Trang 27hơi nước, nảy mầm của hạt, nảy chồi và rụng lá chỉ có khoảng 64% tia sáng Mặt trời đến được Trái đất có độ dài sóng có thể tham gia vào quá trình quang hợp” (Trang 17 -Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên - NXBGD) 4.1.2.Sự thích nghỉ của động vật “Ảnh hưởng của ánh sáng tới khả năng định hướng và sinh sản của động vật:
+ Ánh sáng là điều kiện cân thiết để động vật nhận biết các vật và định hướng bằng thị giác trong không gian Cơ quan thị giác thu nhận các tia sáng
phản xạ từ những vật xung quanh, nhờ đó động vật cảm nhận được thế giới vật chất bên ngoài
+ Cường độ và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng tới hoạt động sinh sản và sinh trưởng của nhiều loài động vật Nhiều thí nghiệm đã chứng minh sau khi ánh sáng kích thích cơ quan thị giác Thông qua các trung khu thân kinh tuyến não thùy làm ảnh hưởng tới hoạt động nội tiết, từ đó ảnh hưởng tới thời gian phát dục ở động vật”
(Trang 17- Sinh thai học và môi trường - Trần Kiên - NXBGD) 4.1.3.Nhịp điệu sinh học
“Toàn bộ sự sống trên trái đất từ tế bào sống đến sinh quyển đều diễn ra theo những chu kỳ gọi là nhịp sinh học”
(Trang 19 - Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên- NXBGD)
Trang 28“Các loại nhịp sinh học ở sinh vat: + Nhịp sinh học theo ngày đêm + Nhịp sinh học theo năm”
(Trang 19 - Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên- NXBƠD )
4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ
“Sự phân bố nhiệt trên bề mặt Trái Đất không đều phụ thuộc vào vĩ độ địa lý, thời gian ngày và đêm, mùa khí hậu, đặc tính của bề mặt hấp thụ nhiệt (đất, nước, rừng, hoang mạc ), độ cao hay độ sâu (trong nước, trong đất)”
(Trang 19- Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên - NXBGD)
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp hay, gián tiếp đến đời sống của các loài, do
đó, mỗi vùng nhiệt độ có những nhóm loài đặc trưng Liên quan tới nhiệt độ sinh vật người ta chia sinh vật ra làm 2 nhóm lớn: Nhóm biến nhiệt (poibilotherm) và nhóm đẳng nhiệt (homeotherm) Ở nhóm đầu nhiệt cơ thể biến thiên theo nhiệt độ môi trường, còn ở nhóm 2 nhiệt độ cơ thể luôn luôn ổn định nhờ có cơ chế điều hòa nhiệt lượng hoặc những tập tính sinh thái (ngủ đông, ngủ hè, di cư ) Ở nhóm biến nhiệt điều chỉnh nhiệt độ chỉ bằng các tập tính sinh thái (chuyển các nơi ở có nhiệt độ thích hợp hoặc sống “tiểm sinh”)”
(Trang 20 - Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên - NXBGD )
“Những loài đông, thực vật sống ở nơi nhiệt độ quá thấp (ở các cực) hoặc cao quá (ở hoang mạc) có những cơ thể riêng để duy trì cuộc sống của mình, chẳng hạn có lông dày nhiều mỡ (ở thú) hay các khoang chống nóng (ở côn trùng
hoang mạc) và những tập tính đặc biệt
Trang 29Đối với động vật đẳng nhiệt (chim, thú) thuộc một loài hay những loài gần nhau thì ở vĩ độ cao có kích thước cơ thể lớn hơn so với những dạng ở vĩ độ thấp,
đối với động vật biến nhiệt thì có hiện tượng ngược lại do liên quan đến bề mặt trao đổi chất của cơ thể (quy tắc Bergmamn)
Gloger còn phát biểu rằng: “sự thay đổi màu sắc thân phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm Ở hoang mạc nóng và khô ráo, thân có màu vàng, còn ở vùng cực lạnh thân có màu trắng”
“Nói chung, mỗi sinh vật đều có ngưỡng sinh thái riêng nên chúng phân bố trong những vùng khí hậu (nhiệt độ) đặc trưng sự phân bố của chúng bị giới hạn thường bởi các điều kiện dưới cực thuận, dẫn đến giảm sức tăng trưởng và sinh sản hoặc làm tăng của loài Điều kiện dưới cực thuận có quan hệ với các yếu tố khác để tạo nên những ảnh hưởng tổng hợp lên sinh vật Vì vậy, những quy tắc của AilLen, Bergmamn và Gloger .chỉ là tương đối”
(Trang 23 - Cơ sở sinh thái học - Vũ Trung Tạng — NXBG])
“Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố của các cá thể, quần thể và quần xã sinh vật
- Mỗi loài sinh vật chỉ tồn tại được trong một giới hạn trạng thái nhất định
Khi nhiệt độ tăng lên hoặc hạ thấp quá thì giới hạn chịu đựng của sinh vật thì chúng không thể sống nổi
Trang 30“Tất cả các sinh vật đều thu nhận năng lượng nhiệt từ môi trường bên ngoài và một phần đo cơ thể tự sản sinh ra nhiệt qua hoạt đông trao đổi chất Khi nhiệt độ cơ thể quá cao,nhiệt từ cơ thể lại được trao đổi ra ngồi mơi trường Có hai hình thức trao đổi nhiệt của sinh vật biến nhiệt và sinh vật đẳng nhiệt
Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường ngồi và ln ln biến đổi
Các sinh vật đẳng nhiệt, duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định không thay đổi theo nhiệt độ của mơi trường ngồi Đó là nhờ cơ thể đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt độ và sự xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở não”
(Trang 22 - Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên - NXBGD)
“Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí và khả năng sinh sản của thực vật:
+ Hình thái và giải phẫu Lá cây thường là bộ phận dễ biến đổi nhất dưới tác dụng của nhiệt độ
+ Rễ cây ăn quả ôn đới như táo, lê sống nơi nhiệt độ thấp có màu trắng, ít hóa gỗ, mô sơ cấp phân hóa chậm Ở nhiệt độ cao thích hợp rễ có màu sẫm, lớp gỗ dày, bó mạch dài
+ Cây mọc ở nơi nhiệt độ cao, kèm theo ánh sáng mạnh thường có vỏ dày, tầng bần phát triển nhiều lớp giữ vai trò cách nhiệt với mơi trường ngồi, lá có tầng cutin đày hạn chế bốc hơi nước
+ Ở vùng ôn đới, về mùa đông cây thường rụng lá hạ chế diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, đồng thời biến thành các vẩy bảo vệ chồi non và lớp cách
nhiệt bao quanh thân cây
Trang 31- Hinh thai dong vat Theo K.Bergmann, động vật đẳng nhiệt (chim, thú)
thuộc cùng loài gần nhau sống ở các vùng miền Bắc nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn ở miền Nam ấm áp Ngược lại, những loại động vật biến nhiệt (cá, lưỡng thể, bò sát ) thì ở miền Nam kích thước cơ thể lớn hơn ở miền Bắc
D.Allen (1977) cho rằng: động vật đẳng nhiệt sống nơi càng lạnh ,kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể (tai, các chi, đuôi, mỏ) càng nhỏ hơn ở nơi nóng Điều đó chứng tỏ động vật sống nơi nhiệt độ thấp có tỉ lệ giữa diện tích bể mặt và thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự mất nhiệt
- Hoạt động sinh lý Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới nhiều hoạt động sinh lý của động vật
- Sự sinh sản: Nhiều loài động vật chỉ sinh sản trong một giới hạn nhiệt độ thích hợp nhất định
- Các trạng thái ngủ nghỉ: Nhiệt độ môi trường lên cao hoặc thấp quá sẽ gây trạng thái ngủ ngủ hè hoặc ngủ đông ở động vật
- Sự phân bố: Nhiệt độ môi trường là nhân tố giới hạn sự phân bố của nhiều loài sinh vật”
(Trang 22 - Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên - NXBŒD) 4.3 Ảnh hưởng của độ ẩm
“Nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống của sinh vật Nó là thành phần không thể thiếu của tất cả các tế bào sống, chiếm tới 80 - 95% khối; Lượng của mô sinh trưởng Tế bào của nhiều loài thực vật như cà rốt, rau xà lách chứa đến 85 - 95% nước Tế bào động vật ruột khoang chứa tới 98% nước Hạt thực vật, mặc dù đã phơi khô để giữ hạt khỏi nảy mầm cũng chứa từ 5 - 15% nước
Trang 32Nước giữ vai trò quan trọng trong sinh san va phát tán nòi giống và môi trường sống của nhiều loài sinh vật
- Các nhóm cây liên quan đến chế độ nước trên cạn Thực vật trên cạn được chia thành 4 nhóm:
+ Cây ngập nước định kỳ + Cây ưa ẩm
+ Cây chịu hạn + Cây trung sinh
+ Cây ngập nước định kỳ: Là loài cây sống trên đất bùn ở dọc bờ sông, ven bờ biển, vùng cửa sông chịu tác động của thủy triều, hàng ngày bị ngập nước định kì I lần (chế độ nhật triều) hoặc 2 lần (chế độ bán nhật triều)
+ Cây ưa ẩm: Là những cây sống trên đất ẩm như bờ ruộng, bờ ao, sông suối, trong các rừng ẩm Môi trường sống có độ ẩm cao nhiều khi bão hoà hơi nước Có hai loại cây: Cây ưa ẩm chịu bóng và cây ưa ẩm ưa sáng
+ Cây chịu hạn: Là những cây chịu được môi trường khô hạn kéo dài Như
các vùng sa mạc, thảo nguyên, xa van, đụn cát Khi gặp điều kiện khô hạn quá trình trao đổi chất của cây yếu đi nhưng không dừng hẳn
- Cân bằng nước ở thực vật
Để tồn tại và phát triển, các cơ thể sống đều cần có phương thức duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể Cân bằng nước được thể hiện qua sự điều chỉnh hài hòa giữa 3 quá trình: Hút nước ở rễ cây, vận chuyển nước và tích nước trong cây, thải nước qua cơ quan thoát hơi nước trên lá và thân cây Khả năng điều chỉnh này là khác nhau giữa các loại cây
- Cân bằng nước ở động vật trên cạn:
Trang 33Động vật trên cạn được chia thành 3 nhóm liên quan đến chế độ nước: + Nhóm động vật ưa ẩm
+ Nhóm động vật ưa khô
+ Nhóm động vật ưa ẩm vừa phải
- Những hình thức thích nghi của sinh vật với chế độ nước của môi trường Có 3 hình thức thíc nghi cơ bản:
+ Hình thức giảm tính thấm của vỏ bao bọc cơ thể sinh vật, như các lớp cutn dày có ở các cây lá cứng hoặc ở sâu bọ sống trên sa mạc, biểu bì hóa sừng dày ở một số động vật đẳng nhiệt
+ Hình thức xuất hiện các cơ quan hô hấp bên trong (hệ thống khí quản ở sâu bọ, động vật nhiều chân), phổi ở động vật có xương sống
+ Hình thức lấn tránh môi trường có độ ẩm không thích hợp Trong đời sống của các sinh vật này có giai đoạn ở trạng thái tĩnh, ít hoạt động, chịu được hạn tốt như giai đoạn trứng ở động vật; hạt, bào tử ở thực vật
Phổ biến nhất ở động vật là tập tính đi tìm chỗ trú ẩn có độ ẩm phù hợp Thường thì sinh vật thích nghi với chế độ nước của môi trường bằng cách kết hợp 3 phương thức trên ở các mức độ khác nhau”
(Trang 23 - 24 Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên - NXBGD)
“Mọi sự sống tồn tại được là nhờ có nước Nước chiếm 50 - 70% khối lượng cơ thể, thậm chí đến 99% như ở sứa Nước là môi trường sống của thủy sinh vật, đồng thời là môi trường cho các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào của cơ thể sống
Trang 34lấy nước bổ sung từ môi trường: Hút nước qua rễ, một phần qua thân đối với các loài thực vật, uống nước hay lấy nước qua thức ăn đối với các loài động vật Tất nhiên, do nhu cầu nước khác nhau, do khả năng giữ nước của cơ thể khác nhau mà các sinh vật phản ứng khác nhau với độ ẩm khác nhau của môi trường và phân bố rất khác nhau trên lục địa
- Mỗi loài sinh vật có một giới hạn chịu đựng riêng đối với độ ẩm Người
ta chia chúng thành 2 nhóm lớn: + Nhóm ưa ẩm (hydrophil)
+ Nhóm ưa khô (xerophil)
Có thể có nhóm ưa ẩm vừa ( mesophil)
Nhóm đầu gồm những loài thích nghi nơi rất ẩm còn nhóm thứ hai thích nghỉ với nơi rất khô, kể cả sống trong không khí và đất
Sự khô hạn là yếu tố sinh thái rất quan trọng, ảnh hưởng mạnh lên đời sống của sinh vật, đặc biệt là thực vật trên cạn Động vật khi bị khô hạn có thể tìm đến những nơi thích hợp để sống, tránh sự thoát hơi nước của cơ thể
Sống trong những điều kiện độ ẩm khác nhau, đặc biệt trong điều kiện khô hạn sinh vật có những thích nghi cũng rất đặc trưng:
+ Những loài thực vật sống ở nơi khô hạn có 3 khuynh hướng thích nghĩ:
+Tích nước trong cơ thể hoặc ở rễ dưới dạng củ hay trong thân, trong lá (như xương rồng, lá mọng nước )
+ Chống sự thoát hơi nước, phương thức này rất đa dạng: Lá thu hẹp biến thành lá kim hay thành gai; rụng lá trong mùa khô (rừng khộp ở Tây Nguyên); hình thành lớp biểu mô sáp không thấm nước, các khí khổng ít, nằm sâu ở các đáy khoang Một số cây ở nơi quá khô hạn chuyển sang trạng thái gần như
không cần nước (cây piafycerium) vào mùa khô, hoặc trốn hạn (cây ra hoa, kết
Trang 35+ Tăng khả năng tìm nguồn nước: Rễ dài để chui sâu hoặc rễ trải ra rất rộng trên sát mặt đất để “hút sương” đêm hoặc hình thành các rễ phụ trên cây
tăng khả năng hấp thụ nước (cây si, cây đa )
- Khả năng thích nghi của động vật đối với điều kiện khô hạn cũng đa dạng không kém, nhất là những tập tính sinh lý sinh thái Ở chúng có vỏ bọc không thấm nước, nhiều loài (gặm nhấm, sơn dương ) sống ở hoang mạc có các tuyến mồ hôi kém phát triển Chúng có nhu cầu nước thấp, lấy nước từ thức ăn, thải phân khô, bài tiết ít nước tiểu một số (lạc đà) sử dụng cả nước nội bào (Ôxi
hóa mỡ dự trữ) Những động vật kém chịu hạn hay ưa độ ẩm cao thường hoạt
động vào ban đêm, trong các bóng râm trốn tránh vào các hang hốc trong
những lúc khô nóng ”
(Trang 24 - 26 - Cơ sở sinh thái học — Vũ Trung Tạng - NXB GD) 4.4 Sự tác động tổ hợp của nhiệt - ẩm
“Nhiệt độ và độ ẩm (hay lượng mưa) là 2 yếu tố rất quan trọng của khí hậu, song ảnh hưởng của các yếu tố này lên sinh vật còn bị chi phối bởi yếu tố khác Trong mỗi tác động tương hỗ giữa chúng lên đời sống thì ảnh hưởng của chúng không chỉ phụ thuộc vào những giá trị tương đối mà cả vào những giá trị tuyệt đối của mỗi yếu tố Chẳng hạn, nhiệt độ có thể trở thành yếu tố giới hạn đối
với cơ thể nếu độ ẩm lại gần với các cực của nó, nghĩa là cực cao hay cực thấp Cũng đúng như vậy, độ ẩm tác động mạnh lên cơ thể khi nhiệt độ hoặc quá cao hoặc quá thấp
Trang 36( Trang 27 - Cơ sở sinh thai hoc — Vii Trung Tang - NXBGD) 4.5 Các nhân tố sinh thái khác
“Không khí có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của sinh vật Nó cung cấp ôxi cho sinh vật hô hấp và khí cacbonic cho cây xanh quang hợp - tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng ánh sáng Mặt Trời
Không khí chứa trong đất và trong mọi cơ thể sống Nó là một thành phần rất quan trọng của các hệ sinh thái Không khí chính là vật cản các dòng bức xạ tối và bức xạ phản xạ trong khí quyển, làm cho nhiệt độ trên Trái Đất được ổn định, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ít thay đổi, tạo điểu kiện cho sinh vật tồn
tại được trên Trái Đất
Dòng không khí chuyển động tạo thành gió, có ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ, độ ẩm của môi trường, không khí ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ở sinh vật Qua đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của chúng Gió nhẹ có Vai trò rất quan trọng trong việc phát tán vi sinh vật, bào tử, phấn hoa, quả, hạt thực vật và vận chuyển của nhiều động vật
Tuy nhiên không khí bị thay đổi do ô nhiễm hoặc gió qua mạnh cũng gây tổn hại không nhỏ cho cơ thể sinh vật và các hệ sinh thái trên Trái Đất”
Trang 373.2 Thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cự học tập của học sinh
CHƯƠNG I: CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 47 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
1 Mục tiêu bài học 1 Kiến thức
- Học sinh phát biểu được:
- Khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái
Trang 38II Phuong tién day hoc
- Hình vẽ sách giáo khoa
- Một số hình ảnh, biểu tượng, số liệu liên quan đến nội dung bài học TII Tiến trình lên lớp
1 Tổ chức lớp
2 Bài học mới
Đặt vấn để: Chúng ta đều biết số lượng một số loài thúnhư voi rừng, hổ, têgiác, lợn rừng ngày càng suy giảm và có nguy cơ diệt vong Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên? Nguyên nhân chính là do môi trường sống bị thu hẹp Làm thế nào để khắc phục hiện tượng này, đó là nội dung bài hôm nay
Hoạt động của GV — HS Nội dung
Hoạt động 1: Hình thành khái
niệm môi trường, phân biệt các loại môi trường
GV: Hãy nêu ví dụ về môi trường sống của sinh vật mà em biết ?
HS: Nêu ví dụ
GV: Ghi lên góc bảng yêu cầu học sinh nêu các yếu tố ảnh hưởng của môi trường đến các sinh vật được nêu trong ví dụ
HS: Liệt kê các yếu tố
GV: Phân biệt yếu tố ảnh hưởng
1 Khái niệm
1 Ví dụ:
- Nước là môi trường sống của các loài cá, tôm, thực vật thuỷ sinh
- Đất là môi trường sống của cây, các loài động vật đất: Giun, giáp sát
- Ruột trâu, bò là mơi trường sống của các lồi giun, sán ký sinh: Giun đũa
Trang 39
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật GV: Nêu vấn đề: Môi trường là gi ? HS: Phát biểu khái niệm môi trường GV: Hãy xác định môi trường sống của các sinh vật: Cây thông trong rừng thông, cá, tôm, giun đất, giun
đũa
HS: Thảo luận, trả lời
GV: Như vậy có mấy loại môi trường ?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm nhân tố sinh thái
GV: Hãy nêu các nhân tố tác động đến đời sống của cá sông trong sông, hồ
HS: Nêu các nhân tố
GV: Ghi thành hai cột và giải thích cách phân chia và nêu câu hỏi: Nhân tố sinh thái là gì? Hãy phân biệt
nhân tố vô sinh và hữu sinh?
2 Khái niệm
* Môi trường: Là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó có yếu tố cấu tạo
nên môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp
tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật
- Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật:
+ Môi trường đất + Môi trường trên cạn + Môi trường nước
+ Môi trường sinh vật
II Các nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
- Nhân tố sinh thái bao gồm:
+ Nhân tố vô sinh: là các yếu tố vật lý, hóa học của môi trường xung quanh + Nhân tố hữu sinh: là mối quan hệ giữa
sinh vật với sinh vật, trong đó con người
là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh
vật
Trang 40
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy luật
tác động của những nhân tố sinh thái
GV: Nêu vấn để: Các nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật như thế nào? GV: Nêu và giải thích tính quy luật của sự tác động đến sinh vật? HS: Trả lời GV: Tác động của những NTST lên cơ thể sinh vật phụ thuộc những yếu tố nào? - Bản chất của nhân tố - Cường độ - Liều lượng - Cách thức tác động - Thời gian hoạt động HS: Trả lời Hoạt động 4: Tìm hiểu giới hạn sinh thái GV: Hướng dẫn học sinh: Quan sát
III Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái
1 Các quy luật tác động:
Các nhân tố sinh thái luôn tác động chi phối lẫn nhau => tác động cùng một lúc lên cơ thể sinh vật
- Các loài khác nhau phản ứng khác
nhau với những tác động như nhau của một NTST
- Trong các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lí khác nhau cơ thể phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố
- Các NTST khi tác động lên cơ thể có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau
2 Giới hạn sinh thái