TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯPHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
PHUNG THI VUONG
PHAN TICH NOI DUNG, XAY DUNG TU
LIỆU THAM KHẢO, THIẾT KẾ BAI HOC THEO HUONG LAY HỌC SINH LAM TRUNG TAM GOP PHAN NANG CAO CHAT
ILUONG DAY VA HOC CHUONG II* CAM
UNG ,, TRONG CHUONG TRINH SGK SINH HỌC 11 —- SÁCH CO BAN
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyén nganh: Phuong phap day hoc Sinh hoc
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Trần Thị Hường
HÀ NỘI - 2008
Trang 2LOI CAM ON
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Thạc sĩ
Trần Thị Hường; cảm ơn các thầy giáo, cô giáo dạy ở các trường THPH:
Quảng Oai - Hà Tây, Nam Sách - Hải Dương, Bán công Nam Sách - Hải
Dương, cùng các thầy cô trong khoa Sinh - KTNN, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này
Do mới lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để đề tài này ngày càng
hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Trang 3LOI CAM DOAN
Đề tài được thực hiện từ ngày 6/4/2007 đến ngày 6/4/2008 dưới sự
hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Thị Hường, tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
- Đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nào đã từng được công bố
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Trang 5MUC LUC
Loi cam on
Loi cam doan
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt
Mục lục Trang
Phần I: Mở đầu - - 52+ +E+veEertetererrterersrsrrer 1
I0 00.5: 01 1
2- Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2
3- Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu “3
Phần II: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu - 4
I0(900Ài 202 ốu 0n 4
2- Các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài 2-25-5555 5 Phan IIT: Két quả nghiên cứu - 5 55+ <+5ss+sssezs> 8 Chương I: Phân tích nội dung và tư liệu tham khảo 8
Bài 23: Hướng động - - «+ + x91 1911 9v v.v ng 8
Bài 24: Ứng động -+-2++©++e+ExevEEEEEEEEEAEEEkrrrkrrrkrerrkee 12
Bài 25: Thực hành: Hướng động 2s s«+s<ss£sx+se+ 15
Bài 26: Cảm ứng ở động Vật - 55s S+ St ++xekeketrerkekree 17 Bài 27: Cảm ứng ở động vật ( Tiếp theo) <-<+c+s+<++ 21
Bài 28: Điện thế nghỉ - 555 5+ St SE rrkrerkre 24 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh 27
Bài 30: Truyền tỉn qua XITAP c5 sccxsxsxerexerererererree 31
Bai 31: Tap tinh ca dOng Vat eeeeeeeeeeeeeseeeeeeeeeeseteteeeeeeaees 34
Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)
Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật 40
Trang 6Bai 23: Hướng
601175 4I
Bài 26: Cảm ứng ở động vật - «5+ Ssxsx+ssiEskrersrke 49 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
Tài liệu tham khảo
Trang 7PHAN 1: MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Công cuộc đổi mới này đề
ra những yêu cầu mới đối với nền giáo dục Nghị quyết TƯ 4 đã nhấn mạnh
đến đào tạo những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực
giải quyết các vấn đề thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng
tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội
công bằng và văn minh
Muốn đào tạo được những con người năng động, tự chủ và sáng tạo thì phương pháp giảng dạy cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động, học tập ở nhà trường
Đó chính là phương pháp dạy học tích cực"lấy HS làm trung tâm”, người học không phải đặt trước những bài giảng, kiến thức có sắn mà là đặt trước
những tình huống, vấn đề cụ thể, đặc biệt những là những vấn để của cuộc
sống vô cùng phong phú; người học tự lực tìm hiểu, phân tích, tập xử lý tình
huống, giải quyết vấn đề, tự mình khám phá ra cái chưa biết, tự mình khám phá ra kiến thức Người thầy đảm nhận một trách nhiệm mới là chuẩn bị cho HS thật nhiều tình huống phong phú chứ không phải nhồi nhét thật nhiều kiến
thức có sẵn, cung cấp kiến thức có sẵn mà là người định hướng, đạo diễn cho HS tự mình khám phá ra chân lý, tự tìm ra kiến thức
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, gắn với đời sống SX Nhưng trong nhà trường phổ thông hiện nay môn Sinh học chưa thu hút dược nhiều học sinh yêu thích, chất lượng dạy và học chưa cao Nguyên nhân chủ yếu là do GV phổ thông, đặc biệt GV trẻ mới ra trường còn thiếu các tư liệu tham
Trang 8kiến thức bổ sung của bài học, phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình,
giảng giải
Năm 2007 bộ SGK Sinh học 11 được triển khai vào dạy học đại trà trong cả nước, nội dung kiến thức của SGK Sinh học 11 còn rất mới, trước đây HS THPT chưa từng học Đặc biệt, kiến thức phần "cảm ứng" là loại kiến thức
tương đối khó, vì vậy việc phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài
học lại ngày càng có ý nghĩa lớn lao
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Phân
tích nội dung, xây dựng tư liệu tham khảo, thiết kế bài học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương II “Cảm ứng” trong chương trình SGK Sinh học 11- Sach cơ bản”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu nội dung SGK Sinh học 11- Sách cơ bản
- Tap duot việc nghiên cứu khoa học: Vận dụng LLDH, phân tích xu hướng đổi mới nội dung SGK Sinh học
2.2 Nhiêm vu của đề tài
- Phân tích nội dung của từng bài trong chương II "Cảm ứng" trong chương trình SGK Sinh học I1- Sách cơ bản
- Xây dựng hệ thống tư kiệu tham khảo đẻ làm sáng tỏ nội dung kiến
thức của từng bài trong chương II "Cảm ứng"
- Phân tích nội dung của các bài trong chương II "Cảm ứng" cần xác
định:
+ Mục tiêu về kiến thức của bài đó + Thành phần kiến thức
+ Kiến thức trọng tâm và kiến thức bổ sung
- Thiết kế I số bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực trong học tap
Trang 9- Lấy ý kiến đánh giá của GV 6 1 s6 trường THPT 3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp tổ chức công tác hoạt động độc lập của HS - SGK Sinh học 11- Sách cơ bản
- HS lớp 11A, 11G trường THPT Bán công Nam Sách, lớp I1A6,I1A8
trường THPT Nam Sách, lớp 11A2 trường THPT Quảng Oai 3.2 Pham vi nghiên cứu
- Nghiên cứu chương II "Cảm ứng” trong chương trình SGK Sinh học 11-
Sách cơ bản
- Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu cho các bài trong chương II
- Soạn I số giáo án theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Để xây dựng cơ sở cho đề tài tôi đã nghiên cứu các tài liệu sau:
- Tài liệu về mục tiêu và phương hướng cải cách giáo dục
- LLDH Sinh học
- Các tài liệu liên quan đến việc vận dụng các PPDH tích cực
- SGK, sách GV Sinh học 11- Sách cơ bản
- Thiết kế bài giảng Sinh học của Trần Khánh Phương 3.3.2 Phương pháp chuyên gia
Trang 10PHAN 2: TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU
1 Lịch sử nghiên cứu 1.1 Trên thế giới
- Năm 1920: Ở Anh đã hình thành các nhà trường kiểu mới, trong đó họ chú ý đến việc phát huy tính tích cực, rèn luyện tư duy của HS bằng cách
khuyến khích các hoạt động do HS tự quản
- Ở Pháp, từ những năm 1945 bắt đầu hình thành các lớp học thí điểm ở
các trường tiểu học Ở các lớp học này hoạt động học tuỳ thuộc vào hứng thú
va sáng kiến của HS Vào những năm 70- 80 cua thế ki XX, hau như tất cả
các cấp học đều áp dụng các PPDH tích cực
- Ở Mỹ (1970): Bắt đâu thí điểm ở 200 trường áp dụng PPDH, tổ chức
hoạt động độc lập của HS băng phiếu học tập
- Ở các nước XHCN cũ như Liên Xô, ngay từ những năm 50 của thế kỉ XX đã chú ý đến việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS Ở Liên Xô lúc này nghiêm cấm việc GV đọc những khái niệm, định nghĩa cho HS ghi
- Từ những năm 80 trở lại đây, khối các nước ASEAN áp dụng mạnh mẽ
PPDH mới
1.2 Trong nước
Ngay từ những năm 60 của thế kỉ XX, chúng ta đã có khẩu hiệu " biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”
Bắt đầu từ những năm 70, chúng ta có các công trình nghiên cứu về đổi
mới PPDH theo hướng rèn luyện trí thông minh của HS của giáo sư Trần Bá
Hoành, Nguyễn Sỹ Tỳ
Năm 1974: Lê Nhân kiểm tra kiến thức bằng phiếu kiểm tra đánh giá
Từ những năm 1980, có rất nhiều công trình nghiên cứu phát huy tính tích cực của HS của giáo sư Định Quang Báo, Lê Đình Trung, Nguyễn Đức
Trang 11Tháng 12/1995: Bộ giáo dục đã tổ chức hội thảo quốc gia về đổi mới
PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học
Từ năm 2000: Đổi mới PPDH đã được triển khai ở hầu khắp các trường
phổ thông, trở thành 1 phong trào rộng lớn
Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài học góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học là 1 đểt ài đã được nhiều người nghiên cứu từ trước
tới nay ở chương trình SGK cũ, phân tích nội dung các bài giảng tạo điều kiện
thuận lợi cho GV trong việc soạn giáo án và giảng dạy, đặc biệt là những kiến
thức mới và khó
Trong dạy hoc, việc quan trọng là phải xác định được kiến thức trọng
tâm của bài, từ đó giúp cho HS có thể hiểu sâu nội dung và bản chất của bài Đặc biệt là để xây dung | bai giảng có chất lượng cao thì GV không chỉ phải
nắm được kiến thức SGK mà còn phải hiểu được kiến thức liên quan từ các tài liệu tham khảo và từ kiến thức thực tế Chính vì vậy mà đề tài phân tích nội
dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học luôn là 1 để tài được nhiều người nghiên cứu từ trước tới nay Nhưng nghiên cứu nội dung chương trình SGK mới là 1 đề tài còn rất mới mẻ, vì vậy
đề tài phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học SGK mới cần dược đầu tư hơn nữa để đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học SGK mới trong những năm gần đây
2 Các vấn đề lý luân liên quan đến đề tài
2.1 Tính tích cưc trong hoc tập
Tính tích cực là 1 bản chất vốn có của con người trong đời sống xã hội,
con người không chỉ tiêu thụ mà còn chủ động sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và PT của xã hội Tính tích cực của xã hội là l trong những
nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, có thể xem tính tích cực là 1 điều kiện và
đồng thời là 1 kết quả của sự PT nhân cách trong quá trình giáo dục
—————
Trang 12Ngày nay, dạy học phát huy tính tích cực phải thông qua quá trình dạy học và rèn luyện tư duy
Rebrova định nghĩa: Tính tích cực học tập của HS là I hiện tượng sư
phạm, thể hiện ở cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập
Theo giáo sư Trần Bá Hoành, tính tích cực học tập của HS cũng có sự tương đồng với tính tích cực nhận thức vì học tập là 1 trường hợp đặc biệt của nhận thức, nên nói tính tích cực học tập thực chất là nói đến tính tích cực
nhận thức Theo đó, ông đưa ra định nghĩa: "Tính tích cực nhận thức là I
trạng thái hoạt động của HS đặc trưng ở khát vọng học tập, sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức"
2.2 Phương pháp day học lấy học sinh làm trung tâm (HSTT)
Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt hữu cơ: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Trong LLDH có những quan niệm khác nhau về vai trò của GV và vai trò của HS nhưng tựu chung 2 hướng: Hoặc tập trung vào vai trò và hoạt động của GV( GV làm trung tâm- GVTT), hoặc tập trung vào vai trò của HS (HSTT)
Những năm gần đây, các tài liệu giáo dục của nước ngoài và trong nước thường nói tới: Chuyển dạy học từ GVTT sang dạy học HSTT Đây là xu
hướng tất yếu có lí do lịch sử
Trong quá trình dạy học- giáo dục, người học vừa là đối tượng, vừa là chủ thể Tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực chủ động của người học, xem người học là chủ thể đã có tư liệu Tuy nhiên, thuật ngữ "dạy học HSTT" mới
sử dụng phổ biến gần đây
Tư tưởng HSTT được quan niệm theo nhiều hướng khác nhau:
Trang 13nào “cá thể hoá quá trình học tập để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được PT day đủ đang là I thách thức chủ yếu đối với giáo dục”
R.C.Sharma (1988) viết: “Trong PPDH HSTT, toàn bộ quá trình học đều
hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích của HS Mục đích là PT ở HS kĩ năng và
năng lực độc lập giải quyết các vấn đề, không khí trong lớp linh hoạt và cởi
mở về mặt tâm lí HS và GV cùng nhau khảo sát các khía cạnh của vấn đề hơn
là GV trao cho HS giải pháp của vấn đề đặt ra Vai trò của GV là tạo ra các
tình huống để phát hiện vấn đề, thu thập tư liệu, số liệu có sử dụng, giúp HS
giải quyết vấn đề, lập giả thiết, làm sáng tỏ và thử nghiệm các giả thiết, rút ra
kết luận”
Theo giáo sư Trần Bá Hồnh: Khơng nên xem dạy học HSTT như 1 PPDH đặt ngang tâm với các PPDH đã có, mà nên quan niệm nó như 1 tư tưởng, l quan niệm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả dạy học
Việc PT các PPDH tích cực, học tập hợp tác không chỉ có ý nghĩa ngay trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho các em đóng góp
vào sự nghiệp của đất nước sau này, cũng như chuẩn bị cho chính tiền đồ của
các em Trong báo cáo chính trị tại Đại hội VIIH (28/6/1996), Tổng bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh nhiệm vụ cho HS “Lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì
tương lai bản thân và tiền đồ của đất nước”
Thực hiện HSTT không hạ thấp vai trò của GV mà trái lại, đòi hỏi GV
phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp S.Rassekl
(1987) viết: “Với sự tham gia tích cực của người học thì sẽ khó mà duy trì
mối quan hệ độc đoán giữa thầy và trò Quyền lực của GV không còn dựa
Trang 14Một GV sáng tạo là I GV biết giúp đỡ HS tiến bộ nhanh chóng trên con
đường tự học GV phải là người hướng dẫn, người cố vấn hơn chỉ là đóng vai trò công cụ truyền đạt tri thức
Chính vì những lí do đó mà đòi hỏi GV phải không ngừng mở rộng,
Trang 15PHAN 3: KET QUA NGHIEN CUU
CHUONG 1: PHAN TICH NOI DUNG VA TU LIEU THAM KHAO
A CAM UNG G THUC VAT
BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG 1 Mục tiêu về kiến thức
Qua bài này giúp HS:
- Phát biểu được định nghĩa hướng động
- Phân biệt và nêu được cơ chế của các kiểu hướng động
- Trình bày được vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật II Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm về cảm ứng: Khái niệm chung về cảm ứng của cơ thể
TV; khai niệm hướng động
- Các tác nhân gây ra hướng động, các kiểu hướng động - Các nguyên nhân gây ra hướng động
- Vai trò của hướng động đối với đời sống của cây và ứng dụng kiến thức
về hướng động của TV trong hoạt động sản xuất và đời sống con người
III Thành phân kiến thức
1 Khái niệm hướng động 1.1 Khái niệm
- Cảm ứng: Là phản ứng của sinh vật đối với KT
- Tính cảm ứng: Là khả năng của TV phản ứng đối với KT
- Hướng động (vận động định hướng): Là hình thức phản ứng của TV đối
với tác nhân KT từ một hướng xác định
1.2 Các loại hướng động
Trang 16- Hướng động dương: Là phản ứng ST của cơ quan TV hướng tới nguồn
KT
- Hướng dộng âm: Là phản ứng ŠT của cơ quan TV theo hướng tránh xa nguồn KT
* Nguyên nhân: Do tốc độ ST không dều của các tế bào ở tại hai phía
đối diện nhau của cơ quan (thân, rễ, tua quấn) 2 Các kiểu hướng động 2.1 Hướng sáng - Tác nhân: Ánh sáng - Khái niệm: Hướng sáng của thân là sự ST của thân (cành) hướng về phía ánh sáng
- Biểu hiên: +Thân cây hướng về phía nguồn sáng (hướng sáng dương) +Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại (hướng sáng âm) 2.2 Hướng trọng lực - Tác nhân: Sức hút của trọng lực - Khái niệm: Là phản ứng của cây đối với trọng lực gọi là hướng trọng lực - Biểu hiện: + Đỉnh rễ cây ST hướng theo hướng via trọng lực (hướng trọng lực dương) + Dinh than ŠT theo hướng ngược lại hướng của trọng lực (hướng trọng lực âm) 2.3 Hướng hoá
- Tác nhân: Hoá chất: axit, kiểm, muối khoáng, hoocmon
- Khái niệm: Hướng hoá là phản ứng ST của cây đối với các hợp chất
hoá học
Trang 17+ Hướng hoá dương khi các cơ quan của cây ST hướng tới nguồn hoá
chất
+ Hướng hoá âm khi các cơ quan của cây ŠT tránh xa nguồn hoá chất 2.4 Hướng nước
- Tác nhân: Nguồn nước
- Khái niệm: Hướng nước là sự ST của rễ cây hướng tới nguồn nước
- Biểu hiện: Trong lòng đất rễ vươn khá xa len lỏi vào các khe hở của đất
hướng về phía nguồn nước để lấy nước (rễ cây hướng nước dương)
2.5 Hướng tiếp xúc
- Tác nhân: Các vật cứng trong môi trường xung quanh cây
- Khái niệm: Hướng tiếp xúc là phản ứng ST của cây đối với sự tiếp xúc
- Biểu hiện:
+ Thân dây leo quấn quanh cọc rào
+ Tua quấn vươn thẳng cho đến khi nó tiếp xúc với giá thể rồi quấn
quanh giá thể
- Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc:
+ Do sự ST không đều của các tế bào tại hai phía của cơ quan
+ Các tế bào ở phía không tiếp xúc được kích thích ST nhanh hơn làm
cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
3 Vai trò của hướng động trong đời sống TV
- Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và PT
- VD: + Hướng sáng dương giúp cây tìm đến nguồn sáng để quang hợp + Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương giúp rễ mọc và bám chặt
vào đất để giữ cây và hút các chất cho cây
+ Hướng hoá giúp cây ST đến nguồn nước và phân bón hoặc tránh xa các hoá chất độc hại
Trang 18- Theo GT Sinh ly hoc thuc vat (Vi Van Vu) - Phan VIII.1 - Trang 246: + Tính hướng quang đã được Darwin nghiên cứu từ năm 1880 và ông
cho rằng đỉnh ngọn cây tiếp nhận KT của ánh sáng 1 chiều
Khi phát hiện ra auxin (1934), nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của auxin trong phản ứng này Sự ST khong déu nhau ở 2 phía của cơ
quan: Phía khuất sáng ST mạnh hơn phía có chiếu sáng đã gây ra sự uốn cong hướng quang Khi có chiếu sáng theo 1 chiéu thi auxin sé phân bố nhiều ở phía khuất sáng hơn nên kích thích ST ở phía tối mạnh hơn Sự phân bố của
auxin dưới tác động của ánh sáng 1 chiều có quan hệ với sự phân bố điện tích
trong chúng: Về nguyên tắc điện sinh học thì phía khuất sáng tích điện dương
còn phía được chiếu sáng tích điện âm, mà auxin sẽ phân bố ở phía tích điện dương hơn là điện âm
+ Tính hướng địa là sự vận động của cây dưới tác động của trọng lực Rễ cây có tính hướng địa dương còn thân có tính hướng địa âm Nếu bằng 1 dụng
cụ phá bỏ sức hút của trọng lực thì làm mất tính hướng địa của cây
Tính hướng địa cũng được giải thích trên quan điểm hooocmôn Nếu có
đoạn thân nằm ngang thì auxin sẽ tập trung nhiều hơn ở phía mặt dưới (do
auxin có tính hướng trọng lực bị phân huỷ bởi ánh sáng); do đó, nó KT phía
mặt dưới ST mạnh, đẩy ngọn cây lên trên Nồng độ auxin KT ở ngọn lại là
nồng độ ức chế ở rễ; vì vậy, ở phần rễ, mặt trên ST mạnh hơn làm cho đầu rễ
đâm vào đất
BAI 24: UNG DONG L Mục tiêu về kiến thức
Qua bài này giúp HS:
- Nêu được khái niệm về ứng động
- Phân biệt được ứng động với hướng động
Trang 19- Trinh bày được vai trò của ứng động đối với đời sống TV, từ đó giải
thích được sự thích nghi của cây đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại
và PT
II Kiến thức trọng tam
- Các khái niệm mấu chốt: ứng động, ứng động ST, ứng động không ST
- Bản chất của ứng động mở và khép của hoa, ứng động ngủ của lá
- Phân biệt ứng động sức trương với ứng động ST
- Vai trò của ứng động đối với đời sống TV III Thành phân kiến thức 1 Khái niệm ứng động - Ứng động là hình thức phản ứng của các cây trước tác nhân KT không định hướng - Tuỳ thuộc vào tác nhân KT, ứng động được chia thành: Quang ứng động, nhiệt ứng động, hoá ứng động 2 Các kiểu ứng động 2.1 Ung dong ST
- Khái niệm: Ứng động ST là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở hai
phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ ST khác nhau do tác động của các
KT không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ .) Ví dụ:
Ứng động nở hoa
- Cơ sở khoa học: Có sự tham gia của các hoocmon TV 2.2 Ung động không ST
- Khái niệm: Ứng động không ST là kiểu ứng động không có sự phân
chia và lớn lên của các tế bào của cây
- VD: + Cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm
+ Đóng mở khí khổng
Trang 20* Các loại ứng động không ST:
- Ứng động sức trương: Do sự biến đổi hàm lượng nước trong các tế bào
chuyên hoá (VD: tế bào khí khổng) và các cấu trúc chuyên hoá (cấu trúc phình) gây nên
- Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động: Do xuất hiện các kích thích lan
truyền
2.3 Vai trò của ứng động
- Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây tồn tai va PT
IV Tư liệu tham khảo
Theo Thiết kế bài giảng- Trần Khánh Phương- Trang 13: - Vận động nở hoa:
+ Xay ra do ST không đều ở hai phía hay bề mặt của các co quan ST Thi dụ điển hình là vận động ST cong Đó là phản ứng mở của mầm hoa do sự
uốn cong trở lại của lá bắc và các bộ phận của bao hoa
+ Giải thích: Tốc độ kéo dài ở bề mặt trên lớn hơn so với bề mặt dưới
làm cơ quan uốn cong lại - Vận động trương nước:
+ Nhiều dạng vận động của cây không phải là vận động ŠT thực Chúng
xảy ra thuận nghịch do biến đổi độ trương trong tế bào hay vùng chuyên hoá
của cơ quan.Thí dụ: Lá của cây bắt mồi Venus khép lại rất nhanh chóng khi
côn trùng đụng phải, sự mở và đóng lỗ khí do tế bào bảo vệ điều chỉnh
+ Lá của các loài cỏ uốn cong theo chu kì ngày đêm là một dạng vận động trương do sự mất nước từ tế bào chuyên hoá ở bề mặt trên gọi là tế bào dạng bóng Khi tế bào bóng trương hoàn toàn, lá mở ra và tương đối dẹt Khi
tế bào dạng bóng mất nước (nước vào mô lân cận), lá uốn cong lại- một hiện tượng nhịp điệu xảy ra hàng ngày nhưng cũng xuất hiện khi cây héo
Trang 21+ Nhiều cây họ đậu và một số cây khác biểu hiện trương khép (xẹp) là
đặc trưng mà có thể mang tính nhịp điệu như vận động ngủ hoặc kết quả của
KT cơ học, hoá học hoặc nhiệt Cây xấu hổ phản ứng với va chạm bằng phản
ứng gấp (xếp) lá nhanh
+ Ở gốc cuống lá và đôi khi ở gốc cuống lá chét có cơ quan chuyển hoá gọi là thể gối
+ Một thể gối bao gồm các mô mềm có vách mỏng bao quanh mô mạch
dẫn và có thể coi như một gốc của cuống lá hoặc cuống lá chét trương lên + Khi tế bào của thể gối trương hoàn toàn thì cuống lá hoặc cuống lá
chét đứng thẳng, lá và lá chét xoè hoàn toàn
+ Nếu nước được dẫn truyền từ mô mềm vào mô mạch dẫn hoặc mô lân cận, tế bào thể gối mất trương ở bề mặt dưới so với độ trương của tế bào thể gối ở bề mặt trên, do đó cuống lá xếp lại, làm cho lá khép lại với nhau Như vậy, độ trương của tế bào thể gối ở bề mặt dưới lá và bể mặt trên lá là khác
nhau và có tính thuận nghịch
- Sự nứt, nẻ (mở) quả khô ở cây họ đậu do sự hyđrat hố tế bào khơ, tạo nên áp suất nhất định làm nứt, nẻ vỏ quả đậu để phát tán hạt
- Sự mở nhanh chóng túi bào tử dương xỉ tạo nên lực phóng mạnh các bào tử ra ngoài
BÀI 25: THUC HANH: HUGNG DONG 1 Mục tiêu về kiến thức
Qua bài này giúp HS:
- Thực hiện được thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây
- Tự lắp đặt dụng cụ thí nghiệm để quan sát phản ứng hướng trọng lực
của cây mầm
- Tự phát hiện phản ứng hướng trọng lực dương của rễ mầm và vị trí tiếp
nhận tác động của trọng lực lên cây mầm
Trang 22II Kiến thức trọng tam
- Phát hiện phản ứng hướng trọng lực dương của rễ mầm
- Phát hiện vị trí tiếp nhận KT của trọng lực trên cây mầm
III Thành phần kiến thức
1 Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh phải thực hiện được thí nghiệm phát
hiện hướng trọng lực của cây, rèn luyện được các thao tác thực hành thí
nghiệm, đức tính kiên trì, tỉ mỉ, kĩ năng phát hiện kiến thức từ kết quả thí
nghiệm
2 Chuẩn bị
2.1 Dụng cụ
- Hai đĩa đáy sâu; một chuông thuỷ tinh hay nhựa trong suốt - Một nút cao su có đường kính 5-6 cm, mềm đủ để cắm được kim - Hai ghim nhỏ, một panh gắp hạt, một dao lam hoặc một kéo, một giấy
lọc
2.2 Mẫu vật
- Hạt đậu ( hoặc ngô, lúa) mới nhú mầm 3 Nội dung và cách tiến hành
Các thao tác thí nghiệm:
- Chọn hạt có rễ mầm mọc thẳng
- Dùng ghim cắm xuyên 2 hạt đậu cho rễ mầm ở tư thế nằm ngang (rễ
Trang 23- HS quan sát sự vận động của rễ cây mầm còn nguyên ven và cây mầm đã bị cắt đỉnh rễ
- HS nhận xét về sự vân động của rễ cây mầm và vị trí tiếp nhận KT trọng lực ở cây mầm
B CẢM UNG O DONG VAT
BAI 26: CAM UNG G DONG VAT
I Muc tiéu vé kién thức
Qua bai nay gitip HS:
- Nêu được khái niệm cam ứng ở DV
- Trình bày được cảm ứng ở ÐV chưa có tổ chức TK
- Mô tả được cfu tao HTK dang lưới và khả nang cam ứng của DV có
HTK dang lưới
- Mô tả được cấu tạo của HTK dang chuỗi hạch và khả năng cảm ứng của DV có HTK dạng chuỗi hạch
- So sánh được cảm ting 6 DV va TV
- Biết được sự tiến hoá về tổ chức TK ở các loài ĐV II Kiến thức trọng tam
- Các khái niém mau chét: Cam ting 6 DV, phan xa, HTK dạng lưới và
dạng chuỗi hạch
- Các bộ phận cấu thành nên một cung phản xạ
- Khả năng cảm ứng ở động vật có HTK dạng lưới và HTK dạng chuỗi
hạch
III Thành phần kiến thức 1 Khai niém cam ting 6 DV
- Cam ting 6 DV là kha nang DV nhận biết và trả lời lại các KT từ môi
trường sống để tồn tại và PT
- Tốc độ cam ting cua DV nhanh hon của TV
Trang 24- Ở ÐV có tổ chức TK, phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng Phản xạ thực hiện nhờ cung phản xạ Cung phản xạ gồm các bộ phận sau:
+ Bộ phận tiếp nhận KT (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (HTK) + Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến ) - Co ché cam ting 6 DV: Kich thich 1 Bộ phận tiếp nhận kích thích } Bộ phận phân tích, tổng hợp thông tin 1 Bộ phận thực hiện phản ứng - Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài ĐV khác
nhau phụ thuộc vào mức độ tiến hoá của HTK
- Các tế bào và các cơ quan trong cơ thê đều có khả năng cảm ứng, nghĩa
là phản ứng lại khi bị KT, nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng
déu phản xạ Phản ứng của DV chi được coi là phản xạ khi nó hội tụ cả 3 bộ phận của 1 cung phản xạ VD: Phản xạ co của một bắp cơ khi tách rời bị KT không được coi là phản xạ
2 Cảm ứng ở các nhóm ÐV khác nhau 2.1 Cảm ứng 6 DV chưa có tổ chức TK
- ÐV đơn bào chưa có tổ chức TK
- Cách phản ứng: ĐVđơn bào phản ứng lại các KT bằng chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh
VD: Trùng đế giày bơi tới chỗ có O;
Trang 252.2 Cam ting DV có tổ chức TK
2.2.1 Cảm ứng ở DV c6 HTK dạng lưới
- Đại diện: HTK dạng lưới có ở DV có cơ thể đối xứng toả tròn thuộc ngành Ruột khoang
- Đặc điểm HTK: Các tế bào TK nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi TK tạo thành mạng lưới tế bào TK Các tế bào TK có các sợi
TK liên hệ với tế bào cảm giác và liên hệ với tế bào mô cơ
- Đặc điểm cảm ứng: Khi tế bào cảm giác bị KT, thông tin sẽ truyền về mạng lưới TK và sau đó đến các tế bào biểu mô cơ, ÐV co mình lại để tránh
KT
Nhu vậy, ở nhóm ĐV có tổ chức TK dạng lưới, sự phản ứng thiếu chính
xác và tiêu tốn nhiều năng lượng
2.2.2 Cảm ứng ở ÐV có HTK dạng chuỗi hạch
- Đại diện: HTK dạng chuỗi hạch có ở ĐV có cơ thể đối xứng 2 bên thuộc ngành giun đẹp, giun tròn, chân khớp
- Đặc điểm HTK dạng chuỗi hạch:
+ Các tế bào TK tập trung thành các hạch TK và được nối với nhau bằng đây TK tạo thành chuỗi hạch TK nằm dọc cơ thể
+ Mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển hoạt động của 1 ving xác định trên cơ thể
- Đặc điểm cảm ứng: Theo nguyên tắc phản xạ
+ KT ở 1 phần nào đó trên cơ thể sẽ được truyền về hạch TK ở bộ phan
tương ứng để phân tích rồi theo dây TK đến cơ quan thực hiên
+ DV phản ứng cục bộ ở vùng bị KT, do đó phản ứng chính xác hơn va tiêu tốn ít năng lượng hơn
IV Tư liệu tham khảo
- Theo ŒT Sinh lý học Động vật và người- Nguyễn Quang Mai - Phần I.2
- Trang 431
Trang 26Sự tiến hoá cha HTK:
Trong quá trình tiến hoá của giới ĐV, ở các DV đơn bào như amip, thảo
trùng, trùng roi chưa có HTK Ở các ĐV đa bào, các nơron liên kết với nhau theo một phương thức nhất định và tạo nên HTK Ở những ÐV bậc thấp, HTK có cấu tạo đơn giản, tạo thành một mạng lưới TK Ở những ÐV bậc cao hơn,
các nơron đã tập hợp thành các hạch TK hoặc ống TK Cấu tạo và hoạt động của HTK phát triển và tiến hoá dần từ DV bac thấp lên ÐĐV bậc cao: Ở các ÐV bậc thấp, HTK của chúng có cấu tạo đơn giản và phương thức hoạt động
của chúng thường ít phức tạp, phản ứng thường kém chính xác; ở các DV bậc cao, cấu tạo HTK ngày càng phức tạp và phương thức hoạt động của chúng cũng ngày càng thêm đa dạng và chính xác hon Su PT cua HTK 6 DV tt bac thấp lên bậc cao là I quá trình chuyển tiếp liên tục theo chiều hướng chung
của quá trình tiến hoá là phức tạp dần về mặt cấu tạo và chuyên hoá dần về
mặt chức năng Tuy nhiên, có thể thấy rõ quá trình tiến hoá của HTK ở giới
ĐÐV qua 3 dạng điển hình: Đơn giản nhất là HTK lưới, phức tạp hơn là HTK
hạch và tiến hoá nhất là HTK ống
- Theo GT Sinh lý người và động vật - Nguyễn Quang Mai - Phần I.2.1- Trang 432
Ở những ÐV bậc thấp như: Thuỷ tức, Ruột khoang, Hải quỳ , các nơron nằm rải rác trong cơ thể, liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới TK Bởi
vay, HTK 6 DV nay duoc goi la HTK ludi hay HTK lan toa Tuy nhiên, sự
phân bố các nơron cũng không phải là đồng đều trong toàn bộ cơ thể Ở
những bộ phận quan trọng của cơ thể như phần đế và phần gần miệng, mạng lưới TK được phân bố dày hơn so với ở phần thân
Đặc điểm hoạt động của HTK lưới là khi có tác nhân KT tác động vào 1
điểm của cơ thể thì sẽ làm xuất hiện hưng phấn tại 1 điểm đó Qúa trình hưng
phấn đó sẽ lan toả đồng đều ra các phía và càng xa điểm xuất phát, cường độ
Trang 27của hưng phấn càng giảm dần Vì vậy phản ứng của chúng không mang tính
chuyên biệt đối với các tác nhân KT
- Theo GT Sinh lý người và động vật- Nguyễn Quang Mai-Phần I.2.2-
Trang 433:
Ở những ÐV không xương sống bậc cao hơn như: Giun tròn, giun đốt,
côn trùng, giáp xác , các nơron thường tập trung lại thành các hạch TK Các hạch TK được nối liền với nhau bằng các sợi TK Từ các hạch TK có các sợi TK nối liền với các thụ quan và các cơ quan trong cơ thể
Đặc điểm tiến hoá cơ bản của HTK này là cách dẫn truyền hưng phấn Ở HTK lưới, hưng phấn lan toả ra mọi phía nên phản ứng chưa mang tính
chuyên biệt và thiếu chính xác Sự dẫn truyền hưng phấn trong HTK hạch được thực hiện trong các dây TK và không có sự giảm dần về mặt cường độ, do đó phản ứng chính xác hơn
BÀI 27: CAM UNG Ở ĐỘNG VẬT (TIẾP THEO) L Mục tiêu về kiến thức
Qua bài này giúp HS:
- Nêu được sự phân hoá về cấu tạo của HTK dạng ống
- Trình bày được hoạt động của HTK dạng ống và tính ưu việt trong hoạt
động của HTK dạng ống
- Biết được sự tiến hoá về tổ chức TK của các loài ĐV 1I Kiến thức trọng tâm
Trang 28- Đại diện: HTK dạng ống gặp ở ÐV có xương sống như cá, lưỡng cư, bò
sát, chim và thú
- TK dạng ống được cấu tạo từ rất nhiều tế bào TK và chia thành hai
phần rõ rệt:
+ TKTƯ gồm não và tuỷ sống
® Não gồm 5 phần với chức năng khác nhau: bán cầu đại não, não
trung gian, não giữa, tiểu não và hành não Bán cầu đại não ngày càng PT và
đóng vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động của cơ thể ® Tuỷ sống: Nằm trong cột sống
+ TK ngoại biên gồm: dây TK, hạch TK
- HTK ống cấu tạo phức tạp và hoàn thiện dần nên các hoạt động của ĐÐYV ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn
1.2 Hoạt động của HTK dạng ống
- HTK dạng ống hoạt động theo nguyên tắc theo phản xạ
+ Phản xạ đơn giản (phản xạ không điều kiện): Do một số tế bào nhất định tham gia, đây là phản xạ bẩm sinh, không phải học
+ Phản xạ phức tạp (phản xạ có điều kiện): Do 1 số lượng lớn tế bào TK
tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tế bào TK vỏ não
- Cùng với sự tiến hoá của HTK dạng ống, số lượng các phản xạ ngày
càng nhiều, đặc biệt là số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng tăng và
càng giúp DV thích nghi tốt hơn với môi trường sống
IV Tư liệu tham khảo
- Theo GT Sinh lý học Động vật và người- Nguyễn Quang Mai- Phần 1.2.3 - Trang 434:
Về phương thức cấu tạo, HTK của DV có xương sống hoàn toàn khác
v6i HTK lan toa va HTK hach.Trong quá trình PT của bào thai, các nơron
được hình thành từ lá phơi ngồi Lúc đầu, các nơron tập trung ở phía lưng tạo
thành tấm TK rồi sau đó PT thành ống TK chạy dọc lưng của con vật
Trang 29G DV có dây sống, HTKTƯ tồn tại ở dạng ống TK Sau d6, 6 DV cé
xương sống, phần sau của ống TK tạo thành tuỷ sống nằm trong cột xương sống, còn phần đầu của ống TK phát triển mạnh và phình to ra tạo thành não
nằm trong hộp sọ Từ não và tuỷ sống có các dây TK đi tới các bộ phận trong
toàn bộ cơ thể
+ Ở cá, do sống ở trong nước, vận động nhiều, HTK phải luôn luôn đảm
bảo trạng thái cân bằng của cơ thể nên tiểu não PT mạnh và chiếm ưu thế về
mặt chức năng
+ Ở lưỡng cư và bò sát, do chuyển lên sống ở trên cạn nên tiểu não và
não sau kém PT, não giữa và não trước khá PT và có cấu tạo phức tạp Tuy vậy, chức năng của não trước cơ bản vẫn là tiếp nhận và xử lý các thông tin về
khứu giác
+ Ở ÐV có vú, não trước PT mạnh và có kích thước rất lớn, tạo thành 2 bán cầu đại não có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và xử lý các thông
tin Đồng thời, tiểu não cũng PT mạnh và trong tiểu não xuất hiện thêm các
cấu trúc mới Trung tâm xử lý các loại thông tin cao cấp nhất là bán cầu đại não - Theo GT Sinh lý học Động vật và người - Nguyễn Quang Mai- Phần II- Trang 437: Các nguyên tắc hoạt động của HTK: + Nguyên tắc phản xạ
Phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân KT tác động từ mơi trường bên ngồi hoặc bên trong cơ thể với sự tham gia của TƯTK được gọi là phản xạ Con đường để thực hiện 1 phản xạ được gọi là cung phản xạ Cấu trúc của l
cung phản xạ thường gồm 5 khâu:
1 Khâu tiếp nhận: Được cấu tạo bởi các receptor có chức phận tiếp nhận tác nhân KT và biến năng lượng của tác nhân KT thành xung động TK
Trang 302 Khâu dẫn vào: Được cấu tạo bởi các sợi TK hướng tâm (các sợi TK
cảm giác), có chức phận dẫn truyền xung động TK từ các receptor về TƯTK
3 Khâu trung ương: Được cấu tạo bởi các nơron, có chức phận tiếp nhận các xung động TK từ các receptor gửi về, phân tích và tổng hợp các xung
động TK đó để ra lệnh trả lời
4 Khâu dẫn ra: Được cấu tạo bởi các sợi TK ly tâm (các sợi TK vận
động), có chức phận dẫn truyền xung động TK từ TƯTK đến các cơ quan trả lời
5 Khâu trả lời: Được cấu tạo bởi các cơ hoặc các tuyến, có chức phận trả lời các tác nhân KT bằng cách co cơ hoặc tiết dịch
+ Nguyên tắc con đường chung cuối cùng
+ Nguyên tắc điểm ưu thế + Nguyên tắc liên hệ ngược
BÀI 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ
1 Mục tiêu về kiến thức
Qua bài này giúp HS:
- Nêu được khái niệm điện thế nghỉ
- Trình bày được cơ chế hình thành điện thế nghỉ
- Nêu được vai trò của bơm Na - K II Kiến thức trọng tam
- Các khái niệm mấu chốt: Hưng phấn, điện thế nghỉ, bơm Na- K - Cơ chế hình thành điện thế nghỉ
III Thành phần kiến thức
- Khái niệm hưng phấn:
+ Hưng phấn là sự biến đổi lý hoá xảy ra trong tế bào khi bị kích thích + Chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hưng
Trang 311 Khai niém dién thé nghi
- Điều kiện hình thành điện thế nghỉ: Điện thế nghỉ có ở tế bào đang nghỉ ngơi, không bị KT Ví dụ: Điện thế nghỉ có ở tế bào cơ đang giãn nghỉ
- Cách đo điên thế nghỉ:
+ Dụng cụ đo: Hai vi diện cực nối với I điện kế
+ Cách đo: Cắm 1 vi điện cực ở 1 điểm trên màng, vi điện cực kia đâm
xuyên qua màng được tiếp xúc với tế bào chất Gía trị điện thế nghỉ xuất hiện trên mặt điện kế
- Kết quả: Có sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tế bào, ở 2 phía của màng tế bào có sự phân cực: Phía trong của màng mang điện âm (-) so với phía ngoài mang điện dương (+)
Người ta quy ước đặt dấu (-) trước các trị số điện thế nhỉ vì phía bên
trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài màng mang điện dương => Khái niệm; Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị KT, phía bên trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài mang điện dương
- Ví dụ: Trị số điện thế nghỉ của tế bào TK khổng lồ của mực ống là -70 mV; của tế bào nón trong mắt ong mật là -50 mV
2 Cơ chế hình thành điện thế nghỉ
2.1 Nguyên nhân hình thành điện thế nghỉ
Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu là do 3 yếu tố sau:
Trang 32a Sự phân bố ion, sự di chuyển của ion và tính thấm của màng đối với ion
- Sự phân bố ion ở 2 bên màng tế bào:
+ Nồng độ ion K” bên trong màng tế bào cao hơn bên ngoài màng tế bào
nên K* di chuyển từ bên trong màng ra bên ngoài màng
+ Nồng độ ion Na" bên trong màng tế bào thấp hơn bên ngoài màng tế
bào nên Na” di chuyển từ phía bên ngoài màng vào phía bên trong màng - Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào
+ Màng tế bào có tính thấm chọn lọc đối với K*: Cổng K* mở để K" đi ra
mang theo điện tích dương (+) ra bên ngoài màng
+ Các anion bị giữ lại bên trong màng tạo lực hút tĩnh điện giữa các ion
trái dấu nên ion K” không đi xa được và tạo thành lớp điện tích dương ngoài
màng
b Vai trd cla bom Na- K
- Bơm Na- K là các chất vận chuyển (bản chất là prôtê¡n) có ở trên màng
tế bào
- Vai trò của bơm Na- K:
+ Chuyển K" từ ngoài trả vào trong màng để đảm bảo cho nồng độ K*
phía bên trong màng luôn cao hơn phá bên ngoài màng, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ
+ Hoạt động của bơm Na- K cần tiêu tốn năng lượng ATP
+ Bơm Na- K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động Bơm này chuyển Na' từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào
IV Tư liệu tham khảo
Trang 33Điện thế nghỉ (điện thế màng) được phát hiện ở các tế bào TK không bị
tổn thương và không hưng phấn được gọi là điện nơron Muốn đo được điện thế nghỉ của 1 nơron cần phải giải quyết các vấn đề kĩ thuật sau đây:
+ Phải tìm được những nơron có sợi trục lớn
+ Cần có được các vi điện cực có thể đưa vào trong tế bào mà không làm
cho tế bào bị tổn thương
Cách ghi điện nơron như sau: Đặt 1 điện cực thường tại một điểm nằm trên màng của nơron và cho I vi điện cực đâm xuyên qua màng được tiếp xúc với tế bào chất Điện ghi được là hiệu điện thế giữa mặt trong và mặt ngoài của màng tế bào nên còn gọi là điện thế màng
- Theo GT Lý sinh học- Nguyễn Thị Kim Ngân- Phần 6.2.4- Trang 135: Nguồn gốc của điện thế nghỉ (điện thế tĩnh):
Becstanh là người đầu tiên cho rằng nguyên nhân chủ yếu của sự hình thành của điện thế tĩnh là sự phân bố không đồng đều các loại ion giữa 2 phía
của màng tế bào Theo tác giả, ở trạng thái tĩnh tế bào không thấm ion Na” và Cl ma chỉ cho các ion K” đi qua, do vậy có hiện tượng phân bố không đồng đều của cả 3 loại ion này ở 2 phía của màng Mặt khác, ở trong cũng như ở
ngoài tế bào, các ion Na”, K*, Cl có nồng độ rất lớn so với các ion khác Vì
thế sự phân bố không đồng đều của các loại ion này, do tính bán thấm của
màng tế bào, là nguyên nhân tạo nên điện thế tĩnh
BÀI 29: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYEN XUNG THAN KINH
I Muc tiêu về kiến thức
Qua bài này giúp HS:
- Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và giải thích rõ từng giai đoạn xuất
hiện điện thế hoạt động
Trang 34- Trinh bay được cách lan truyền xung TK trên sợi TK có bao miélin va sợi không có bao miêlin
- Giải thích được 1 số hiện tượng sinh lí dựa trên hiểu biết về điện tế bào II Kiến thức trọng tam
- Các khái niệm mấu chốt: Điện thế hoạt động, xung TK - Cơ chế hình thành điện thế hoạt động
- Cách lan truyền xung TK trên sợi có bao miêlin và sợi không có bao miêlin
III Thành phân kiến thức
1 Điện thế hoạt động
1.1 Khái niệm điện thế hoạt động
- Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ, từ phân cực sang mất
phân cực, đảo cực và tái phân cực
Điện thế hoạt động xuất hiện khi tế bào bị KT - Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn:
+ Giai doạn mất phân cực + Giai đoạn đảo cực + Giai đoạn tái phân cực
1.2 Cơ chế hình thành điện thế hoạt động
- Khi bị KT, cổng Na” mở rộng nên Na” khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây mất phân cực và đảo cực
- Tiếp đó, cổng K* mở rộng hơn, còn cổng Na” đóng lại.K” đi từ trong ra ngoài màng dẫn đến tái phân cực
2 Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
- Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung TK hay xung điện Xung TK xuất hiện ở nơi bị KT sẽ lan truyền dọc theo sợi TK Cách lan
truyền và tốc độ lan truyền xung TK trên sợi TK không có bao miêlin và trên
Trang 352.1- Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin
- Cách lan truyền: Trên sợi TK không có bao miêlin, xung TK lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên
- Nguyên nhân của sự lan truyền ấy là do mất phân cực, đảo cực và tái
phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi TK
- Tốc độ lan truyền: Chậm (3- 5 m/§)
2.2 Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin - Đặc điểm sợi TK có bao miêlin:
+ Có bao miêlin bao bọc.Bao miêlin bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thanh cac eo Ranvier
+ Bao miêlin có bản chất là phôtpholipit, có màu trắng và có tính chất cách điện
- Cách lan truyền: Xung TK lan truyền không liên tục (theo cách nhảy
cóc) từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác
- Nguyên nhân: Xung TK lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvier
này sang eo Ranvier khác do bao miêlin bao bọc không liên tục, ngắt quãng
- Tốc độ lan truyền: Nhanh hơn nhiều so với lan truyền trên sợi không có
bao miélin
Ví dụ: ở người, tốc độ lan truyền xung TK trên sợi TK vận động (có bao miélin) 14 100 m/s; còn trên sợi TK giao cảm (không có bao miêlin) là
khoảng 3- 5 m/s
IV Tư liệu tham khảo
- Theo Thiết kế bài giảng- Trần Khánh Phương- Trang 45:
Vận dụng lý thuyết màng giải thích sự phát sinh ra dòng điện hoạt động: Dưới tác động của KT, màng đã thay đổi tính thấm, các ion Na" thấm
vào trong tế bào nhanh gấp 500- 700 lần so với lúc nghỉ ngơi Thực nghiệm cho thấy đã có 20.000 ion Na" đi qua 10 mm” màng trong 10 giây vì cùng
Trang 36âm nên làm mất phân cực (gọi là sự khử cực) Sau đó, lượng ion Na" dư thừa
làm thành điện tích dương trong màng tế bào, còn ngoài màng tế bào lại
mang điện tích âm dẫn đến sự đảo cực Ngừng KT, tính thấm của màng được khơi phục, mặt ngồi màng lại tích điện dương, trong màng tích điện âm, màng tế bào trở lại trạng thái phân cực
- Theo GT Sinh ly học Động vật và người - Nguyễn Quang Mai- Phần 2.1- Trang 419:
Cơ chế lan truyền hưng phấn qua sợi trần, không có bao miêlin:
Hưng phấn bao giờ cũng được lan truyền qua sợi trần từ đầu sợi đến cuối
sợi trên cơ sở phát sinh ra đòng điện hoạt động do chênh lệch về điện thế giữa vùng hưng phấn và vùng còn yên nh trên sợi TK ở trạng thái nghỉ ngơi, mặt ngoài màng của sợi trục tích điện dương và mặt trong của màng tích điện âm
Khi điểm A của đầu sợi trục bị KT và sinh ra hưng phấn, tại đó màng của sợi trục đã bị thay đổi tính thấm nên đã dẫn tới sự đảo cực, nghĩa là ngoài màng tích điện âm, mặt trong màng tích điện dương tạo nên chênh lệch điện
thế giữa điểm A hưng phấn và điểm B còn yên tĩnh, làm phát sinh dòng điện hoạt động Dòng điện này sẽ là tác nhân kích thích để gây ra hưng phấn cho điểm B, sau đó cho điểm C theo chu kì nối tiếp cho đến điểm cuối của sợi TK Kết quả là hưng phấn được lan truyền từ đầu sợi đến cuối sợi (Hình 401-
Trang 419)
- Theo GT Sinh lý học Động vật và người- Nguyễn Quang Mai- Phần 2.2- Trang 420:
+ Cơ chế dẫn truyền hưng phấn trên sợi có vỏ miêlin:
Các sợi có vỏ miêlin cách điện nên dòng điện cục bộ phải “nhảy” từ eo
Ranvier này sang eo Ranvier tiếp theo hình thành phương thức “nhảy bậc” Ở
Trang 37Khi eo A hưng phấn thì tại đó đã xảy ra hiện tượng đảo cực, nghĩa là ngoài tích điện âm trong tích điện dương Vì vậy đã phát sinh ra dòng điên
hoạt động chạy trong sợi trục chiều từ A đến B và qua eo B nhảy về eo A Nhưng eo A hưng phấn vẫn còn được tiếp tục, tạm thời trở nên trơ, do đó
hưng phấn ở eo B truyền ngay sang eo C và sự “nhảy” này sẽ tiếp diễn cho đến hết sợi trục (Hình 405 - Trang 421)
Phương thức nhảy bậc có tốc độ nhanh hơn sự lan truyền, đồng thời tiết
kiệm được năng lượng, vì sự chuyển dịch các ion Na", K" chỉ diễn ra ở các eo,
gây ra sự đảo cực, chứ khơng diễn ra trên tồn sợi như ở sợi trần
Tốc độ dẫn truyền hưng phấn tỉ lệ thuận với đường kính của dây TK và tuỳ thuộc vào loại và tính chất của dây TK Xung động TK chỉ đi theo 1 chiều và giá trị hiệu điện thế giảm dần theo độ dài và thời gian truyền dẫn
BÀI 30: TRUYỀN TIN QUA XINAP L Mục tiêu về kiến thức
Qua bài này giúp HS:
- Vẽ hoặc mô tả được cấu tạo xinap
- Hiểu và trình bày được cơ chế truyền xung TK qua xinap
II Kiến thức trọng tâm
Trang 38- Xinap thần kinh- cơ - Xinap thần kinh- tuyến
2 Cấu tạo của xinap
- Có 2 loại xinap: xinap hoá học và xinap điện Xinap hoá học là xinap phổ biến ở ĐV Nội dung bài này chỉ đề cập đến xinap hoá học
- Xinap bao gồm: màng trước xinap, khe xinap và màng sau xinap + Màng trước: - Phình to làm thành chuỳ xinap (cúc)
+ Có các túi nhỏ (bóng) chứa các chất trung gian hoá học
Mỗi xinap chỉ chứa I loại chất trung gian hoá học Chất trung gian hoá học phổ biến nhất ở thú là axetilcolin và noradrenalin Ngoài ra còn nhiều chất trung gian hoá học khác như: Dopamin, serotonin
+ Khe xinap là khoảng trống nằm giữa màng trước và màng sau xinap + Màng sau xinap: Có nhiều emzim, thụ thể tiếp nhận chất trung gian
hoá học (receptor)
3 Qúa trình truyền tin qua xinap
- Thông tin truyền dưới dạng xung TK khi đến xinap tiếp tục được
truyền qua xinap
- Qúa trình truyền tin qua xinap gồm các giai đoạn:
+ Xung TK đi đến chuỳ xinap làm Ca” đi vào trong chuỳ xinap
+ Ca** vào làm cho bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng chất trung gian hoá học (VD: axetilcolin) Chất trung gian hoá học đi qua khe xinap đến màng sau
+ Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau Điện thế hoạt động (xung TK) hình
thành lan truyền đi tiếp
Như vậy, thông tin được truyền qua xinap nhờ chất trung gian hoá học
- Sau khi điện thế hoạt động hình thành ở màng sau và lan truyền đi tiếp
Trang 39dụng của axetilcolinesteraza, hoá chất này quay trở lại màng trước, đi vào chuỳ xinap và được tái tổng hợp thành axetilcolin trong các bóng xinap
IV Tư liệu tham khảo
- Theo GT Sinh lý học Động vật và người - Nguyễn Quang Mai-Phần 3- Trang 426:
Cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua xinap:
+ Cơ chế vật lý (thuyết điện học): Hưng phấn được dẫn truyền qua xinap là nhờ dòng điện hoạt động Khi hưng phấn truyền đến phần tận cùng của sợi trục thì tạo ra dòng điện có cường độ lớn để có thể vượt qua được khe xinap đến để KT màng sau xinap hưng phấn Kết quả là hưng phấn đã dược dẫn truyền đi tiếp Mặt khác, theo tính toán của Katz là sau khi đã vượt qua khe xinap, dòng điện hoạt đông giãm điện thế xuống chỉ còn 0,01 mV, trong khi điện thế cần thiết để gây ra hưng phấn cho màng sau xinap phải là 20- 40 mV
Điện thế hoạt động giảm là do điện trở của tế bào chất, màng trước, màng sau và khe xinap
+ Cơ chế hoá học: Hưng phấn dẫn truyền là nhờ chất môi giới hoá học
Theo quy luật nhiệt hoá học, khi nhiệt độ tăng lên 10C thì tốc độ phản
ứng tăng lên từ 2- 4 lần (Xamoilop, 1925) Theo dõi sự dẫn truyền hưng phấn qua sợi TK nhận thấy: Khi nhiệt độ tăng lên 10°C thì tốc độ dẫn truyền tăng lên từ 12-14 lần Như vậy, đã có sự liên quan giữa dẫn truyền hưng phấn qua
xinap vớ các chất hoá học tiết ra ở đó Nói cách khác, sự dẫn truyền qua xinap
phải nhờ các chất hoá học làm môi giới như: axetilcolin, ađrenalin có ở
màng trước xinap
+ Cơ chế điện- hoá- điện:
Trang 40“Xung thần kinh - tin điện- màng trước xinap, tác động để giải phóng ra
chất môi giới Chất môi giới- tin hoá- tác động lên màng sau xinap -> Tính
thấm ion của màng sau xinap bị thay đổi -> đảo cực -> phát sinh dòng điện
hoạt động- tin điện- xung thần kinh động tiếp tục được truyền đi"
Khi xung TK truyền đến màng trước xinap dưới dạng tin điện sẽ gây ra l
tác động làm cho các túi nhỏ bị vỡ và giải phóng chất hóa học môi giới là
axetilcolin (hoac noradrenalin, adrenalin) Cac chất môi giới có vai trò là những tin hoá, như vậy các ton điện đã được chuyển thành tin hố
Chất mơi giới hố học khuếch tán qua khe xinap đến màng sau, ở đây nó tác dụng với phức hợp lipoprotein của màng sau xinap, làm tăng trong chốc lát tính thấm của màng sau, gây ra sự khử cực và đảo cực của màng sau Kết quả là phát sinh dòng điện hoạt động với E ~ 70 mV
Như vậy tin hoá trở lại tin điện và hưng phấn được dẫn truyền đi tiếp BAI 31: TAP TINH CUA DONG VAT
I Muc tiéu vé kién thitc
Qua bai nay gitip HS:
- Néu duoc dinh nghia tap tinh
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được
- Trình bày được cơ sở TK của tập tính
1I - Kiến thức trọng tâm
- Các khái niệm mấu chốt: Tập tính, tập tính bẩm sinh và tập tính học
được
- Cơ sở thần kinh của tập tính
- Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được
III Thành phân kiến thức
1 Tập tính là gì?