LỜI CẢM ƠN
Dưới sự hướng dẫn hết sức nhiệt tình của thầy cô giáo trong tổ phương pháp giảng dạy, cùng với sự đóng góp ý kiến xây dựng của các bạn sinh viên trong suốt quá trình nghiên cứu, em đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp Em xin gửi đến thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên lời cám ơn chân thành nhất vì sự đóng góp q báu đó
Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo - Thạc
sỹ Trương Đức Bình người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tâm giúp em
hoàn thành luân văn này
Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn cùng với những bỡ ngỡ của buổi đầu làm quen công việc nghiên cứu cho nên bản luân văn này
không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,
đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn của em được hoàn
thiện hơn
Sinh viên
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả khóa luận này là của riêng cá nhân tôi Kết quả
này không trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào khác
Nêu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hương
Trang 3
MỤC LỤC
Trang
PHAN 1: Mé dau 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu nghiên cứu 5
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
PHẢN 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu 7
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7 Giáo án điện tử và cách xây dựng giáo án điện tử 7
Chương 2: Kết quả nghiên cứu 10
Bài 13 Khái quát về năng lượng và chuyên hóa vật chất 13
Bài 14 Enzim và vai trò của enzim trong q trình chuyển hóa
vật chất 17
Bài 16 Hô hấp tế bào 25
Bai 17 Quang hop 39
Bài 18 Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân 58
Bài 19 Giảm phân 67
PHẢN 3: Kết luận và đề nghị 75
Trang 4PHẢN 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế ký 21 là thế kỷ của công nghệ sinh học và khoa học công nghệ với tốc độ phát triển như vũ bão, thế giới luôn vận động và phát triển nhất là ở
nước ta, một nước đang thực hiện công cuộc đối mới thì việc đào tạo con
người mới xã hôi chủ nghĩa là rất quan trong phải đảm bảo yêu cầu vừa có kiến thức vừa có kỹ năng làm việc Sự nghiệp trồng người là công việc lâu
dài không thể thục hiện một sớm một chiều, biện pháp quan trọng là giáo dục đào tạo Xã hội nào thì giáo dục Ấy, mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài tạo ra con người có tri thức năng
động sáng tạo có khả năng thích ứng với mọi điều kiện yêu cầu của thời đại mới, cùng với đó đối mới nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp là một tất yếu khách quan
Bộ giáo dục đào tạo nghiên cứu quyết định đổi mới về nội dung bằng việc đưa bộ sách giáo khoa mới thay thế sách giáo khoa cũ với nhiều kênh hình hơn, cùng với sự thay đổi đó thì phương pháp, phương tiện dạy học cũng được đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích
cực sáng tạo của học sinh
Để có bài giảng tốt hiệu quả thì giáo viên phải chuẩn bị tốt từ khâu
soạn bài, muốn có bài soạn tốt thì khơng thể thiếu khâu phân tích nội dung và
xây dựng bài giảng Nhờ đó giáo viên nắm được yêu cầu của bài giảng, mạch
kiến thức cần truyền đạt, những kiến thức bố xung và vận dụng kiến thức vào
thực tế làm cho bài giảng cuốn hút, sinh động đạt hiệu quả cao
Góp phần khơng nhỏ vào sự thành công của bài giảng là phương pháp, phương tiện dạy học Để thực hiện đổi mới theo phương pháp hướng lấy học
sinh làm trung tâm thì việc thiết kế bài giảng kết hợp với trang thiết bị hiện
đại là không thể thiếu mà trong đó phương pháp sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế giáo án điện tử là một hình thức sử dụng phổ biến
Trang 5nhất Với phương pháp này, giáo viên sẽ có sự chuẩn bị công phu cho bài
giảng từ hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, câu hỏi, trắc nghiệm làm cho bài
giảng sinh động hấp dẫn tạo hứng thú cho học sinh Việc thiết kế giáo án
điện tử giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp, truyền đạt lượng kiến thức
khá lớn trong thời gian nhất định
Nhận thức tầm quan trọng của những vấn đề trên em xin được nhận đề
tài:
“Phân tích nội dung chương trình, xây dựng một số giáo an điện tứ thuộc chương III chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào, chương T phân bào - Sinh học 10 ban cơ bản ”
2, Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích nội dung chương trình sinh học 10 ban khoa học cơ bản
-Xây dựng một số giáo án điện tử thuộc chương III chương IV sinh học 10
3, Niệm vụ nghiên cứu
3.1, Phân tích nội dung bài giảng
-_ VỊ trí của bài
Mục tiêu của bài
- Kién thức cơ bản của bài -_ Kiến thức bé sung
-_ Kiến thức thực tiễn có liên quan
3.2, Thiết kế một số giáo án điện tử trong chương trình 4, Đối tượng nghiên cứu
- Những biện pháp làm sáng tỏ nội dung bài giảng, phân tích bài giảng
trong sách giáo khoa theo kỹ thuật dạy học một bài cụ thé
Trang 6%, Phương pháp nghiên cứu
5.1, Nghiên cứu lÿ thuyẾt
Đề xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận văn phái nghiên cứu các tài liệu: Lý luận dạy học sinh học
Sách giáo khoa sinh học 10 ban cơ bản
Sách giáo khoa sinh học tế bào - Hoàng Đức Cự
Sách giáo khoa sinh lý thực vật - Vũ Văn Vụ
5.2, Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý của các thầy cơ có kinh nghiệm về:
- Giá trị của luận văn với xu hướng giảng dạy hiện nay
- Giá trị của luận văn với sinh viên sư phạm và giáo viên mới ra trường
Trang 7
PHAN 2: NOI DUNG VA KET QUA NGHIEN CUU
Chuong 1:
TONG QUAN VE VAN DE NGHIEN CUU Giáo án điện tw va cách xây dựng giáo án điện tử
1, Giáo án điện tử
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch dạy học của người dạy trên giờ lên lớp mà ở đó tồn bộ hoạt động dạy học đó đã được
Multimedia hoá một cách chỉ tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy
định bởi cấu trúc của bài học
2, Cách xây dựng giáo an điện tử 2.1, Nguyên tắc thiết kế
- Quán triệt mục tiêu dạy học
- Đảm bảo tính chính xác của nội dung bài giảng
- Đảm bảo tính hợp lý tối đa giữa người và máy để phát huy tính tích
cực học tập của học sinh
- Đảm bảo tính sư phạm, tính trực quan và hiệu quả
2.2, Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
- Bước I: Xác định mục tiêu bài học
Trong dạy học hướng tập trung vào người học, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài người học đạt được cái gì, tức là chỉ ra sản phẩm mà người học có
thé đạt được sau bài học Đọc kĩ giáo trình, kết hợp với tài liệu tham khảo để
tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục,
trên cơ sở đó xác định mục tiêu cần đạt tới của cả bài về kiến thức kĩ năng,
thái độ
- Bước 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng các kiến thức trọng tâm
Cần bám sát vào phân phối chương trình dạy học và các giáo trình bộ
Trang 8cơ bản Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài giảng có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần
kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài
- Bước 3: Multimệia hố kiển thức
Thực hiện qua các bước sau:
+ Dữ liệu hố thơng tin kiến thức
+ Phân loại kiến thức đã được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ
hoạ, ảnh tĩnh, phim âm thanh
+ Tiến hành sưu tầm hay xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong
bài học
+ Chọn lưa các phần mềm dạy học có sẵn dùng trong bài học để liên
kết
+ Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh Khi sử dụng các đoạn phim hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung , phương pháp, thâm mỹ và ý đồ sư phạm
- Bước 4: Xây dựng các thư viện tư liệu
Sau khi có đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phái tiến
hành sắp xếp, tố chức lại thành thư viện tư liệu tức là tạo được cây thư mục
hợp lý Từ đó giúp việc tìm kiếm thơng tin nhanh chóng và dữ được các liên kết trong bài giảng đến các tệp tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ô đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác
- Bước 5: Lựa chọn ngôn ngữ và các phần mềm trình diễn dé xây dựng tiễn
trình dạy học thơng qua các hoạt động cụ thé
Sau khi đã có thư viện tư liệu, người dạy cần lựa chọn ngôn ngữ và các phần mềm trình diễn thông dụng đề xây dựng giáo án điện tử
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt
động nhận thức cụ thể Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide
(PowerPoint) sau đó xây dựng nội dung cho các trang có thể là văn bản, đồ
thị tranh ảnh, âm thanh, video clip
Trang 9
Văn bản trình bày cần ngắn gọn, cô đọng chủ yếu là các tiêu đề và dàn
ý cơ bản Nên dùng một loại Font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được
dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu
hỏi gợi mở, dẫn dắt, giải thích ghi nhớ, câu trả lời
Đối với bài dạy nên dùng khung, màu nền thống nhất cho các trang hay slide, han ché sử dụng màu quá chói hay quá tương phản nhau
Không nên lạm dụng các hiệu ứng theo kiểu “bay nhảy” thu hút sự tò mò không cần thiết của người học, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nỗi bật các nội dung trọng tâm khai thác triệt để các ý tướng tiềm ân bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đẻ, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của người học
- Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra
các sai sót, đặc biệt là các liên kết Tiến hành sửa chữa và hoàn thiện Kinh
nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần thiết kế
Các bước thiết kế bai giang dién tir trén Microsoft PowerPoint
-Bước 1: Khởi động chương trình PowerPoint, định dạng tạo file mới
-Bước 2: Nhập nội dung văn bản và đồ hoạ cho từng silde
-Bước 3: Chọn dạng màu nền phần trình diễn
-Bước 4: Chèn đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh, video clip vào Slide
-Bước 5: Sử dụng các hiệu ứng trong PowerPoint để hoàn thiện nội dung và hình thức của một bài giảng
-Bước 6: Thực hiện liên kết giữa các slide, các file thành chương trình
-Bước 7: Chạy thử chương trình và sửa chữa -Bước 8: Đóng gói tệp tin
Trang 102.3, Ưu nhược điểm của giáo án điện tủ - Ưu điểm:
+ Hỗ trợ đắc lực cho giáo viên đứng lớp
+ Hình ảnh tranh vẽ rõ nét, đẹp chính xác
+ Tiết kiệm thời gian cho giáo viên
+ Gây hứng thú cho học sinh
- Nhược điểm:
+ Nếu lạm dụng quá mức học sinh chỉ nghe mà không ghi được bài
+ Nếu không mở rộng khắc sâu bằng lời nói thì học sinh sẽ khơng hiểu
hoặc ghi không đúng, đủ
Trang 11
Chương 2:
KET QUÁ NGHIÊN CỨU
1, Phân tích nội dung các bài thuộc:
Chương 3: Chuyên hoá vật chất và năng lượng trong tế bào Chương 4: Phân bào
1.1, Các bài thuộc chương 3 1.11, Cấu trúc chương
Chương III gồm 5 bài trong đó có:
A, Bài lý thuyết:
- Bai 13: Khái quát về năng lượng và chuyên hoá vat chat
- Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyên hoá
vật chất
- Bài 16: Hô hấp tế bào
- Bài l7: Quang hop
B, Bài thục hành:
- Bài 15: Một số thí nghiệm về enzim
1.1.2, Nội dung của chương THI
Chương này giới thiệu các khái niệm cơ bản như năng lượng, nguyên
lý chuyền hoá năng lượng trong tế bào và “đồng tiền năng lượng” ATP của
tế bảo
Giới thiệu về enzim và vai trò của enzim trong q trình chuyển hố vật chất và năng lượng ở tế bào
Giới thiệu về hô hấp tế bào: Quá trình phân giải đường tạo ra năng
lượng ( khái niệm, các giai đoạn) và quang hợp, các pha của quang hợp
1.2, Các bài thuộc chương IV 1.2.1, Cấu trúc chương
Chương IV gồm 4 bài trong đó có:
Trang 12- Bài I8: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân
- Bài l9: Giảm phân
- Bai21: On tap sinh hoc té bao B, Bai thuc hanh:
- Bai20: Quan sát các kỳ của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành 1.2.2, Nội dung của chương IV
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chu kỳ tế bao, các hình thức nguyên phân, giảm phân
- Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm làm tiêu bản và quan sát các kỳ của nguyên phân
2, Phân tích chỉ tiết nội dung từng bài và kỹ thuật dạy 1 số bài của chương
Trang 13
Chương LH:
CHUYEN HOA VAT CHAT VA NANG
LUQNG TRONG TE BAO
Bai 13:
KHAI QUAT VE NANG LUQNG VA
CHUYEN HOA VAT CHAT
1, Vị trí của bài:
Là bài mở đầu của chương tiếp theo phần kiến thức về sinh học tế bào
Đây là bài mà kiến thức chủ yếu là những khái niệm cơ bản sẽ được phân
tích cụ thể ở những bài sau của chương nên nó mang tính tổng quát, nội dung chỉ nêu khái niệm nguyên lý chung mà sẽ được trình bay cụ thé trong các bài tiếp theo
2, Mục tiêu của bài
2.1, Kiến thức
- Học sinh phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra
được ví dụ minh họa
- Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP
- Trình bày được khái niệm chuyên hóa vật chat
2.2, Kỹ năng
- Tư duy loogic, khái quát, tổng hợp
- Liên hệ thực tế
2.3, Giáo dục
Quan điểm duy vật biện chứng thông qua việc tìm hiểu chuyên hoá vật chất và năng lượng trong tế bào
3, Kiến thức cơ bản
3.1, Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào 3.1.1, Khái niệm năng lượng
Trang 14- Phân loại: Tùy theo trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không chia năng lượng làm hai loại
+ Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công + Thế năng là loại năng lượng dự trữ có tiềm năng sinh cơng 3.1.2, Các dạng năng lượng
- Năng lượng trong tế bào tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như hoá năng, nhiệt năng, điện năng
+ Nhiệt năng: Giữ nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể, coi nhiệt năng
như năng lượng vơ ích vì khơng có khả năng sinh cơng
+ Hóa năng: Năng lượng chủ yếu của tế bào, năng lượng tiềm ấn trong các
liên kết hoá học đặc biệt ATP
+ Sự chênh lệch về nồng độ các ion trái dấu giữa hai phía màng có thể tạo
ra sự chênh lệch điện thế
3.1.3, ATP - Đẳng tiền năng lượng của tế bào
3.1.3.1, Cấu tạo
- ATP( adénézintriphotphat) là 1 phân tử gồm 3 thành phần: + Bazonito adénin
+ Duong ribézo + 3 nhóm phơtphat
- ATP là 1 hợp chất cao năng vì liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng (ký hiệu dấu ~) trong ATP rất đễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng Các nhóm phơtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau ln có xu hướng đây nhau làm cho liên kết này rất dễ bị phá vỡ
Trang 15
NH,
OH OH
Cấu trúc hóa học của ATP
3.1.3.2, Cơ chế truyền năng lượng
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyên nhóm
phốtphát cuối cùng cho các chất đó đề trở thành ADP(A đênôzinđiphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phơtphat để trở thành ATP Ở
trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày, mỗi người sản sinh và phân huỷ tới 40kg ATP và mỗi tế bào trung bình mỗi giây tổng hợp và phân huỷ tới 10 triệu phân tử ATP
3.1.3.3, Chức năng ATP
-_ Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
-_ Vận chuyển các chất qua màng đặc biệt là vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng Ví dụ tế bào thận của người cần sử dụng 80% lượng ATP được tế bào sản sinh ra để vận chuyền các chất trong quá trình lọc máu
- Sinh công cơ học: Sự co của té bao co tim và cơ xương tiêu ton 1
lượng ATP khổng lồ
3.2, Chuyển hoá vật chất 3.2.1, Khái niệm
Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào
3.2.2, Bản chất chuyển hóa vật chất bao gồm 2 mặt
-_ Đồng hóa: Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản -_ Dị hóa: Phân giải chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản
Trang 16Như vậy dị hoá cung cấp năng lượng đề tổng hợp ATP từ ADP ATP ngay lập tức phân huý, giải phóng năng lượng cho q trình đồng hóa và hoạt động sồng khác của tế bào
3.2.3, Vai trò
- Nhờ chuyền hóa vật chất tế bào thực hiện được các đặc tính đặc trưng
khác của sự sống như sinh trưởng, cảm ứng, sinh sản
-_ Chuyển hóa vật chất ln kèm theo chuyền hố năng lượng
4 Kiến thức bố sung: Liên kết cao năng và vai trò của ATP trong quá trình trao đổi năng lượng
Về mặt năng lượng, trong các hợp chất hữu cơ có 2 loại liên kết: Liên kết thường và liên kết cao năng Liên kết thường là liên kết mà khi phân giải hoặc tạo thành nó có sự biến đối năng lượng vào khoảng 3 Keal trên I phân tử gram (liên kết este) trong khi đó đối với liên kết cao năng sự biến đổi này
lớn hơn nhiều từ 7-12 Keal
Để thực hiện nhiều quá trình sống như quá trình tổng hợp các chất phân tử lớn từ các chất đơn giản, vận chuyên tích cực các chất qua màng tế
bào ln địi hỏi năng lượng tự do Năng lượng tự do nhận được từ q
trình ơxi hóa các chất của thức ăn, từ ánh sáng Trong hệ thống sống cần có các chất, các hệ thống nhận năng lượng tự do từ các quá trình này chuyên đến cho các quá trình khác, ATP là chất phô biến giữ vai trò này, là chất có vai trị trung tâm trong trao đổi năng lượng ở tế bào và cơ thê sống, là mắt xích liên hợp giữa các phản ứng thu năng lượng và phản ứng giải phóng năng lượng
Trong phân tử ATP có 3 gốc phốtphát, Igốc kết hợp với gốc rượu qua
liên kết este, 2 liên kết giữa 3 gốc phôtphát là liên kết anhidrít Đó là liên kết
cao năng
Sự chuyên hoá tương hỗ giữa ATP và ADP có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đối năng lượng của hệ thống sống
Trang 17
Sơ đồ mối liên quan giữa quá trình cân năng lượng và quá trình cung cấp năng lượng
œ ATP , , eD
& Quang hop —+» ——>Sự tông hợp các chat 5
to Oxi hoa xacarit ———y ——>Hoạt hóa các chât ‘x 3 Oxi hóa axit béo ——>y ——>Hút và vận chuyên tíchcực 'Š
8 Oxi hoa axit amin —_» ——>Côo cơ =
+ Chu trình Kreb và ——>Sïnh điện 5
5 a chuỗi vận chuyển tao ADP 8 °
° điện tử =
8 3
° 8
Ngoài ATP cịn có các nuclêơzitphotphat khác quan trọng trong sinh tổng hợp các chất trong tế bào, ví dụ: UTP cần cho q trình tổng hợp pơlixacarit, XTP cần cho tổng hợp phôtpholipit, GTP cần cho tổng hợp prôtê¡n
5, Kiến thức thực tiễn có liên quan
Trang 18Bài 14:
ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ
TRINH CHUYEN HOA VAT CHAT
1, VỊ trí của bài:
Đây là bài thứ 2 của chương 3
Sau bài 13 giúp dễ dàng tiếp cận kiến thức, trước bài 15, 16, 17 vi bai
này là nền tảng kiến thức cho các bài sau, quá trình hô hấp hay quang hợp
đều có sự tham gia xúc tác của enzim 2, Mục tiêu của bài
2.1, Kiến thức
- Trinh bày được cấu trúc và chức năng của Enzim - Trình bày được cơ chế tác động của Enzim
- Học sinh giải thích ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến hoạt động
của Enzim
- Học sinh giải thích cơ chế điều hịa chuyển hóa vật chất của tế bào bằng các Enzim
2.2, Kỹ năng
- Quan sát tranh hình, sơ đồ nắm bắt kiến thức - Phân tích, tong hop
2.3, Giáo dục
Tư duy biện chứng khi tìm hiểu vai trò của Enzim trong q trình chuyển hóa vật chất
3, Kiến thức cơ bản
3.1, Enzim 3.1.1, Khái niệm:
Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống
Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
Trang 19
3.1.2, Cấu trúc:
- Thanh phan chỉ là prôtêin hoặc prôtê¡n kết hợp với chất khác
- Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất gọi là trung tâm hoạt động
+ Là chỗ lõm xuống hay khe nhỏ trên bề mặt của enzim
+ Cấu hình khơng gian của trung tâm hoạt động enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất
+ Tại trung tâm hoạt động cơ chất liên kết tạm thời với enzim và nhờ
đó phản ứng được xúc tác
3.1.3, Cơ chế tác động của enzim
Thoạt đầu enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên
phức hợp enzim - cơ chất, sau đó bằng nhiều cách khác nhau enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm Liên kết cơ chất enzim mang tính đặc thù vì thế mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng
OO 7
XY
Sơ đồ mô tả cơ chế tác động của enzim saccaraza
1 loại enzim phân hủy đường saccarôrơ thành glucôzơ và fructôzơ
3.1.4, Các yếu tô ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phan được tạo thành từ I lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:
- Nhiệt độ: mỗi enzim có 1 nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối
đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất
- Độ PH mỗi enzim có 1 độ PH thích hợp, ví dụ enzim pepsin của dịch dạ
Trang 20Nồng độ cơ chất: với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong thì thoạt đầu hoạt tính enzim tăng dần nhưng đến một lúc nào đó thì hoạt tính khơng tăng vì tất cá trung tâm hoạt động của enzim đã được bảo
hòa bởi cơ chất
- Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim có thể làm tăng hay ức chế hay ức chế hoạt tính của enzim ví dụ thuốc thừ sâu DDT là những chất ức chế một
số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật
- Nong độ enzim: với một lượng cơ chất xác định khi nồng độ enzim
càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng
3.2, Vai trò của enzim trong q trình chuyển hóa vật chất:
-_ Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng cả triệu lần
Nếu tế bào khơng có enzim thì các hoạt động sống khơng thê duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hóa xảy ra qúa chậm
- Té bao cơ thể tự điều chỉnh q trình chun hóa vật chất đề thích ứng
với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của enzim thông qua sử đụng
chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với
enzim sẽ làm biến đối cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết
được với cơ chất Các chất hoạt hóa khi liên kết với enzim làm tăng hoạt tính
của enzim
- Ức chế ngược là kiểu điều hịa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế bat hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyền hóa
Ức chế ngược
A——*>B——*C€C —*D-——>P
fo of f f
Enzima Enzimb Enzimec Enzimd
Trang 21
Sản phẩm P được sản xuất thừa sẽ liên kết với enzim a làm cho enzim
này khơng cịn khả năng xúc tác chuyển hóa chất A thành chất B do đó chất trung gian C, D không được tạo thành do vậy sự tổng hợp chat B bị dừng
Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì khơng những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích lũy gây ngộ độc cho tế bào hoặc có thê chuyển hóa theo con đường phụ thành chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lý (bệnh rồi loạn chuyên hóa)
4, Kiến thức bỗ sung
4.1, Cấu tạo enzim
- Xét về thành phần hóa học có thể chia prơtêin enzim hình thành 2 nhóm lớn là enzim đơn giản và enzim phức tạp
+ Enzim đơn giản — enzim một thành phần: khi thủy phân chỉ cho một thành phần duy nhất là axit amin Hoạt tính của enzim đơn giản chỉ phụ thuộc vào cấu trac prétéin enzim
+ Enzim phức tạp — enzim 2 thành phần: khi thủy phân ngoài phần prơtêin gọi là opơenzim cịn gồm một phần hoặc nhiều nhóm khác nhau khơng phải prơtêin gọi là nhóm ngoại
- Trung tâm hoạt động được các chuỗi bên axitamin bao quanh cấu thành có tác dụng hỗ trợ để liên kết phân tử cơ chất và các chuỗi bên khác lắp khít vào trung tâm hoạt động, thực hiện chức năng xúc tác cho phản ứng
4.2, Cơ chế hoạt động cua enzim
Có 2 giả thuyết về cơ chế hoạt động của enzim
- Theo quan niệm trước đây do Fmil-Ficher đề xướng 1894 cho rằng khi
enzim xúc tác cho phản ứng hóa học nào đó thì phân tử cơ chất được lắp khít
vào trung tâm hoạt động của enzim tương tự như chỉa khóa vào ơ khóa (giả
Trang 22Trung tâm + >
hoạt động -
E cơ chât
-_ Về sau có nhiều dẫn liệu thực nghiệm về động học của enzim cho thấy phân tử prôtêin enzim không cứng mà là cấu trúc động và trải qua các biến đổi về cấu hình khi liên kết với cơ chất, theo đó D.Koshland nêu giả thuyết khớp — cảm ứng Đó là khớp 3 chiều, thích hợp giữa enzim và cơ chất được khởi động nhờ sự biến đổi trong cấu hình của enzim xảy ra sau khi cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động tạo nên phức hệ enzim — cơ chất có cấu hình
vist Qo Hoat dong
4.3, Tính đặc hiệu của enzim
ở trạng thái chuyên tiếp
E
- Dac hiệu kiểu phản ứng: Mỗi enzim chỉ có thể xúc tác cho một trong các kiểu phản ứng chuyên hóa nhất định
Ví dụ: phản ứng ơxi hóa khử của NADH - đehidrôgenaza trong hô hấp tế bào
- Đặc hiệu cơ chất:
+ Tuyệt đối: Enzim chỉ có tác dụng trên một chất nhất định và hầu như khơng có tác dụng với chất nào khác, ví dụ urêaza hầu như chỉ có tác dụng với urê thủy phân nó thanh CO, va NH;
H,N — CO — NH; + H,0 > CO, + NH;
+ Tương đối: Các enzim này chỉ tác dụng lên những chất có cùng một
cấu trúc phân tử, một kiểu liên kết và có những yêu cầu xác định đối với
nhóm nguyên tứ ở gần liên kết chịu tác dụng
Trang 23
4.4, Các yếu tổ ảnh hưởng đến vận tốc phản tứng khi có xúc tác là enzim
4.41, Nông độ enzim:
Nói chung điều kiện thừa cơ chất tốc độ phản ứng phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ enzim
V=k.[E]
4.4.2, Chất kùm hãm (có 2 loại chất kìm hãm)
- Chất kìm hãm cạnh tranh là chất có cấu trúc hóa học và hình dáng tương tự cơ chất, khi có mặt cả cơ chất và chất kìm hãm chúng cạnh tranh trung tâm hoạt động của enzim, khiến cho hoạt động xúc tác của enzim bi chậm lại, ví dụ axit malonic của enzim sucxinic đehidrôgenaza
- Chất kìm hãm khơng cạnh tranh, phố biến như là các kim loại năng Hg**, Ag', chúng không kết hợp vào trung tâm hoạt động mà ở các vị trí khác trên enzim, gây biến đổi có ảnh hưởng gián tiếp và làm thay đối cấu
hình của trung tâm hoạt động khiến enzim không tương tác chính xác với cơ chất do đó ức chế phản ứng enzim
4.4.3, Nông độ cơ chất Vv
0 [S]
- Nếu nồng độ cơ chất thấp (so với enzim), tốc độ phản ứng (v) phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ cơ chất (S)
- Nếu (S) đủ lớn đến mức nào đó, tiếp tục tăng (S), thì v không tăng
Trang 244.4.4, Nhiệt độ
Tốc độ phản ứng do enzim xúc tác chỉ tăng theo nhiệt độ trong một
giới hạn nào đó mà ở đó phần tử enzim chưa bị biến tính Hoạt độ tương đối
Nhiệt độ hoạt động thích hợp của 100 enzim (topt) trong khoảng 40 — 50”
50
Nhiệt độ 20 40 60
Đường biểu điễn minh họa ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
4.4.5, PH
100
50
3 5 7 9
Duong biéu dién minh họa ảnh hưởng của PH đến hoạt độ của enzim
(sách sinh học đại cương -Hồng Đức Cự
Hóa Sinh học — Phạm Thị Trân Châu)
5, Kiến thức thực tiễn có liên quan
Ngày nay, người ta biết khoảng 3500 enzim khác nhau Các đặc tính ưu việt của enzim đã dẫn đến hình thành ngành công nghệ enzim ở nhiều
nước trên thế giới phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là y học
Trang 25
Trong công nghệ sản xuất bột giặt, người ta cũng cho thêm enzim vào để làm
tăng hiệu quả tây sạch các loại vết ban
Phản ứng enzim xảy ra với tốc độ rất nhanh, ví dụ để phân hủy 1 phân tử F, thì phải mắt 300 năm nhưng nếu là enzim catalaza chỉ cần 1 giây
Công nghệ enzim đã phát triển ở nhiều nước, hàng năm sản xuất hàng trăm tấn chế phẩm enzim phục vụ cho nhiều ngành sản xuất khác nhau, cho y học năm 1980 thế giới sản xuất 530 tấn prôtêaza từ vi khuẩn 350 tấn ølucôzamIl trị giá 150 triệu USD
Vi sinh vat là nguồn nguyên liệu tốt cho ngành cơng nghệ enzim vì có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh trong môi trường đơn giản Hơn nữa chúng ta có thê chủ động điều khiến quá trình sinh tổng hợp enzim nâng cao hàm lượng enzim trong tế bào của chúng đễ dàng hơn so với thực vật và
động vật
Enzim được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
nghiên cứu cấu trúc phân tử, định lượng các chất, trong nông nghiệp, công nghiệp, y học
Cụ thể như prôtêaza nghiên cứu cấu trúc phân tử prôtêin, các endonuclêaza hạn chế dùng để nghiên cứu cấu trúc phân tử axit nuclêic
Sử dụng enzim định lượng các chất: urêaza định lượng urê trong nước tiểu, amilaza định lượng tĩnh bột
Trong nông nghiệp enzim sử dụng chế biến cho động vật, đặc biệt là
động vật còn non dé nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của chúng, cai sữa sớm
Trong công nghiệp enzim sử dụng trong công nghiệp dệt, da, chế biến
thực phẩm, chế biến hoa quả, sản xuất nước uống bánh kẹo
Trang 26Bai 16:
HO HAP TE BAO
1, VỊ trí của bài
Sau 2 bài 13, 14 là bài kiến thức chung tổng quát, bài 16 bắt đầu đề
cập vào q trình chun hóa cụ thể, khái niệm hô hấp học sinh được học
qua 2 cấp bài này tiếp tục đi sâu vào bản chất của quá trình 2, Mục tiêu
2.1, Kiến thức
+ Giải thích được hơ hấp tế bảo là gi? vai trị của hơ hấp tế bào đối với
quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào Nêu được sản phân cuối cùng của
hô hấp tế bào là các phần tử ATP
+ Trình bày bản chất của quá trình hơ hấp
+ Trình bày các giai đoạn chính của quá trình hé hap tế bảo 2.2, Kỹ năng
+ Rèn kỹ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức
+ Rèn kỹ năng tư duy so sánh, phân tích, khái quát hóa kiến thức 2.3, Giáo duc
Quan điểm tư duy biện chứng thơng qua tìm hiểu hô hắp tế bảo
3, Kiến thức cơ bản
3.1, Khái niệm hô hấp tế bào
3.1.1, Khái niệm:
Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đối năng lượng rất quan trọng của tế bảo sống Trong q trình đó các phần tử cacbohidrat đến CO; và HạO đồng thời năng lượng của chúng cũng được giải phóng và chuyên thành dạng năng lượng dễ sử dụng chứa trong các phần tử ATP
- Ở tế bào nhân thực quá trình này diễn ra chủ yếu trong ti thé
- Phương trình tống quát của quá trình phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ
C¿H¡¿O,¿ + 6O; —> 6CO; + 6HạO + ATP + nhiệt
Trang 27
3.1.2, Bản chất:
- Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử Thơng qua chuỗi các phản ứng này phân tử glucôzơ được phân giải dần dan và năng lượng của chúng không được giải phóng ồ ạt mà được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau
-_ Tốc độ của quá trình hơ hấp tế bào nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào và được điều khiển thông qua hệ enzim hơ hấp Q trình hơ hấp tế bào chia 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình krep, chuỗi chuyền electron hô hấp
3.2, Các giai đoạn chính của q trình hô hấp tế bào 3.2.1, Đường phân
- Xay ra trong bào tương
- Phân tử glucôzơ (6 cacbon) bị tách thành 2 phân tử axit piruvic (3 cacbon) trong quá trình này tạo ra 4 ATP nhưng dùng mất 2 ATP để hoạt hóa gluco nên thu được 2 ATP và thêm 2 phân tử NADH (nicôtinamit ađênin đinuclêơtit)
3.2.2, Chu trình krep
-_ Diễn ra tại chất nền tỉ thé -_ Nguyên liệu: axit piruvic - Dién biến:
+ Sau khi tạo ra từ đường phân, 2 phân tử axit piruvic sẽ được chuyển vào chất nền của ti thể ở đó chúng biến đối thành axêtyl-CoA, tạo ra 2
NADH va CO)
+ Cac phan tu axétyl CoA sé vao chu trinh krep va bi phan giai hoan toan
toi CO, tao ra cac phan tr NADH, FADH, (flavin adénin dinucléotit) va
ATP
Trang 28- Electron chuyên từ NADH và FADH; tới CO; thông qua chuỗi các
phán ứng oxi hóa khử kế tiếp nhau, trong phản ứng cuối cùng oxi sẽ bị khử
tạo ra nước
Năng lượng được giải phóng từ q trình oxi hóa các phan tr NADH
và FADN; sẽ được dùng để tổng hợp ATP
3.4, Tổng kết hiệu quả tổng hợp ATP từ sự phân giải phân tử glucôzơ
ølucôzơ
2ATP
Đường phân Tổng hợp trực tiếp
- 6ATP
Tông hợp qua dây chuyên điện tử
2NADH —» Vv Axit piruvic 6ATP
[+ 2NADH ————> Tổng hợp qua dây chuyền điện tử
Vv
axetyl CoA
2ATPTông hợp trực tiếp
18ATP Tong hop qua dây
N
Chu trinh kreps F——* 6NAD > chuyên điện tử 4ATP Tong hop qua day
chuyên điện tử | 38 ATP —> 2FADHz——” 4, Kiến thức bỗ sung
4.1, Đại cương về hô hấp tế bào
- Trong phần lớn cơ thể có 2 kiểu hô hấp phụ thuộc vào sự có mặt của
oxI hay không
+ Hô hấp hiếu khí xảy ra khi oxI có mặt biến ølucoz thành CO;, H;O
+ Hô hấp kị khí khí khơng có hay thiếu oxi và tế bào chỉ phân giải một
phần glucôzơ thường tạo ra axit lactic hay rượu êtylic
Trang 29
-_ Ôxi là nhân tố quyết định chiều hướng hơ hấp do đó cơ thể đã tiến hóa
theo các kiểu thích nghi khác nhau Nắm men có thể tồn tại lâu đài khi khơng
có ơxi, cơ thể khác chỉ chịu thiếu oxi tạm thời, ngược lại một số vi khuẩn bị
ôxi đầu độc, chỉ tồn tại trong điều kiện kị khí
- Trước khi xem xét các kiểu hô hấp khác nhau cần nắm vững 3 khái
niệm:
+ Phản ứng cung cấp năng lượng + Phản ứng oxi hóa — khử 3 kiểu:
Kiểu 1: Khi một chất kết hợp trực tiếp với oxi: A+O; —> AO;
Kiểu 2: Khi hidro bị loại khỏi chất phản ứng: AH;+B—>A+BH;
Kiểu 3 : Loại một điện tử (e_ ) khỏi 1on tích điện: X* > X* +e"
Như vậy:
-_ Phản ứng oxi hóa thêm ôxi, loại hidrô, mắte và giải phóng Q
-_ Phản ứng khử thêm hidrô, loại ôxi, nhận eˆ và dự trữ Q
Trong hệ hô hấp tế bào có phán ứng lúc đầu là oxi hóa: loại H, mất e khởi cơ chất phản ứng, tiếp đó là phản ứng khử thêm H, nhận e như phản ứng
tổng hợp côenzim khử NADH từ NAD” Tất cả 3 kiểu oxi hóa khử đóng vai
trị quan trọng trong phân giải hoàn toàn glucôzơ trong hệ hô hấp tế bảo + Phản ứng liên kết
Loại lI: Ví dụ enzim xúc tác phản ứng oxi hóa loại hidrơ va mat e dé khử NAD", thêm hidrô nhận e đề thành dạng khử NADH
2NAD* + Pi NADH+H” +AG với AG= +219 kJ/mol (phản ứng oxi — khử là 1 trong số phản số phản ứng liên kết)
Loại 2: Téng hop ATP
ADP + Pi — ATP + H;O AG = +31 kJ/mol
Trang 304.2, Đường phân
- Duong phan gồm 10 phản ứng và có thé chia lam 2 pha: pha dau tu năng lượng và pha phát sinh năng lượng, diễn ra trong tế bào chất của mọi tế bảo sống Mỗi phán ứng của đường phân được một enzim đặc biệt xúc tác Có thể biểu diễn bằng phương trình phản ứng sau:
Gluc6zo+2ADP+2Pi+2NAD‘ — 2piruvatt2ATP+NADH+2H * +H,O
- Bén nét dic trung quan trọng nhất của đường phân
+ Mỗi phân tử glucôzơ (6 cácbon) bị phân giải thanh 2 axit piruvic
+ Để khởi động quá trình, tế bào photphoril hóa glucôzơ bằng 2
phan tir ATP (pha dau tư Q) về sau tổng hợp 4 ATP pha thứ 2 tạo ATP Mức năng lượng trong 2ATP chỉ chiếm 2% năng lượng vốn có trong glucơzơ
+ Hình thành 2 phân tử NADH + Không dùng oxi phân tử
Ở cơ thể kị khí (phần lớn vi khuẩn) đường phân là phương thức duy
nhất để tế bào tạo năng lượng dưới dạng ATP cho mọi họat động sống
Trong cơ thể hiếu khí (thực vật, động vật, nấm ) đường phân là bước đầu
tiên phân giải glucôzơ
4.3, Hô hấp oxi hóa
Oxi là chất nhận điện tử và hidrô từ NADH do đường phân tạo ra để
hình thành nước 3 giai đoạn 4.3.1, Oxi hóa piruvat
2 axit piruvic + NAD” +2CoA —>2AxetilCoA+2NADH+2CO; + 2H”
4.3.2, Chu trình krep
Chín phản ứng cấu thành vòng mà bắt đầu và kết thúc với axit oxalo axetic Ở mỗi vịng của chu trình Axetil-CoA thâm nhập và bị oxi hóa điện tử được dẫn truyền trong chuỗi điện tử ở màng trong ti thể kích thích bốn proton đề tổng hợp hóa thâm ATP
2axetil-CoA + 4HạO + 6NAD” +2FAD + 2ADP + 2Pi —> 4CO; +
Trang 31+ 6NADH + 2FADH; + 2ATP + 6H" + 2CoA-SH
4.4.3, Chuỗi truyền e
Tế bào dùng NADH và FADH tổng hợp ATP hóa thâm ở màng trong
tỉ thể
Phương trình tóm tắt việc sử lý hiđrô (điện tử và prôton trong truyền điện tử)
2NADH+H" +3ADP +3Pi +50: —>NAD'+3ATP + H;O
FADH2 + 2ADP + 2Pi tạ O; —> FAD”+2ATP + HO (Sách sinh học đại cương - tập I— Hoàng Đức Cự, trang II1-128) 4.4, Công thirc cia NAD* va NADH
H HH ONH, Z ONH, ĐỘC + H + 2e Wo ` R R NAD” NADH Dạng oxi hóa Dạng khử
Sách sinh hóa -Phạm Thị Trân Châu
5%, Kiến thức thực tế có liên quan-Hơ hấp và vẫn đề bảo quản nông sản
5.1, Ý nghĩa của hô hấp đối với việc bảo quản các đối tượng thực vật
Hơ hấp có một ý nghĩa lớn đối với việc bảo quản các đối tượng thực
vật Hiểu được mối liên quan giữa hô hấp đối với các điều kiện ngoại cảnh
có thể điều khiến các đối tượng bảo quản giữ được chất lượng theo mục đích của mình Trước đây trong một thời gian dài người ta quan niệm hô hấp chỉ đơn thuần là một quá trình phân giải chất dinh đưỡng nên có hại cho bảo quản và càng hạ thấp cường độ hơ hấp càng có lợi cho việc bảo quản Người
ta quên rằng hô hấp chính là một điều kiện cần thiết cho sự sống, vi vay su vi
Trang 32tượng bảo quản Với quan điểm hiện nay trong quá trình bảo quản các đối tượng thực vật sống cần phải tạo ra những điều kiện đảm bảo cho hô hấp xảy ra bình thường với cường độ thấp nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình trao đồi chất diễn ra bình thường
5.2, Mục tiêu của bảo quản
Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng bảo
quản trong suốt quá trình bảo quản
5.3, Hậu quả cúa hô hấp đối với quá trình bảo quản nông sản
Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản
-_ Hơ hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, đo đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản
-_ Hô hấp làm tăng độ âm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản
Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản : Khi
hô hấp tăng O; sẽ giảm, CO; tăng và khi O; giảm quá mức, CO; tăng q mức thì hơ hấp ở đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang dạng phân giải kị khí và
đối tượng bảo quản sẽ bị phân hủy nhanh chóng
5.4, Các biện pháp bảo quản
Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (khơng giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp báo quản sau đây:
5.4.1, Bảo quản khô
Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong
các kho lớn Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ am
khoảng 13 — 16% tùy theo từng loại hạt 5.4.2, Bao quản lạnh
Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương
pháp này Chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ
Trang 33khác nhau Ví dụ: khoai tây ở 40°C, cải bắp I°C, cam chanh ở 6°C, các loại rau khác là 3-7%C
5.4.3, Bao quan trong điều kiện nông độ CO:› cao
Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO; cao hoặc đơn
giản hơn là các túi pôliêtilen Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO; thích
hợp (khơng thấp q vì khơng tác dụng, khơng q cao vì ức chế hồn tồn hơ hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản
(Sach sinh hoc 11 nang cao)
Một kiếu thiết kế bài soạn giáo án điện tử
1, Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Giải thích được hơ hấp tế bào là gì? vai trị của hô hấp tế bào đối
với q trình chuyển hóa vật chất trong tế bào Nêu được sản phân cuối cùng
của hô hấp tế bào là các phần tử ATP
+ Trình bày bán chất của q trình hơ hấp
+ Trình bày các giai đoạn chính của q trình hô hấp tế bào - Kỹ năng:
+ Rèn kỹ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức
+ Rèn kỹ năng tư duy so sánh, phân tích, khái qt hóa kiến thức - Giáo dục : Quan điểm duy vật biện chứng khi tìm hiểu về hô hấp tế bào và vận dụng những kiến thức về hô hắp trong bảo quản nông sản
2, Phương tiện dạy học Máy chiếu, máy vi tính 3, Phương pháp dạy học
Trang 344.1, Ôn định tổ chức
- Ôn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
4.2, Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra báo cáo thực hành của giờ trước
4.3, Trọng tâm
Khái niệm hô hấp tế bào
Thực chất q trình hơ hấp tế bào, các giai đoạn chính của q trình hơ
hấp tế bào
4.4, Giảng bài mới
*Đặt vấn đề : Chúng ta đều biết rằng hô hấp là quá trình rất quan trọng của mọi cơ thế sống nhưng đó là hơ hấp ngồi Vậy hơ hấp tế bào là gì ta đi vào bài hôm nay
*Nội dung bài mới
Slidet BAY 16 : HO HAP TE BAO
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Slide2:(Chiéu so d6 hé hấp tế bảo) Hô hấp tế bào là gì?
HS trả lời
Slide3: (Chiéu cấu tạo tỉ thể) Ở tế bào
I Khái niệm hô hấp tế bào
1 Khái niệm
Hô hấp tế bào là quá trình chuyên
đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống Trong q trình đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giái đến
CO; và HO, đồng thời năng lượng
của chúng được giải phóng và chuyên thành dạng năng lượng rất dé sử dụng chứa trong các phân tử ATP Ở tế bào nhân thực quá trình này diễn ra chủ yếu trong ty thể
Phương trình tổng quát:
Trang 35
nhân thực hô hấp tế bào diễn ra ở
đâu? Phương trình tống quát của quá trình phân giải hồn tồn l phân tử glucơzơ?
HS trả lời GV cho ghi
Side4: (Sơ đồ tóm tắt q trình hơ
hấp tế bào) Các em cho biết hô hấp tế bào chia mấy giai đoạn? Từng giai
đoạn diễn ra ở đâu?
HS trả lời
Slide5: Vay thực chất quá trình hơ hấp tế bào là gì?
HS trả lời GV cho ghi
Side6: Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucơzơ mà phải đi vịng qua họat động sản xuất ATP của ti thé?
GV giảng giải: Năng lượng chứa trong phân tử glucôzơ quá lớn so với nhu cầu năng lượng của các phản ứng đơn lẻ trong tế bào Trong khi đó,
C¿H¡;O¿ + 6O; ——> 6CO; + 6H;O + ATP + nhiệt
2 Bản chất hô hấp tế bào
- Có bản chất là một chuỗi các phản ứng ơxI hóa khử
- Phân tử glucôzơ được phân giải dần
dần và năng lượng giải phóng từng phần ở các giai đoạn khác nhau - Tốc độ quá trình hơ hấp nội bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng
của tế bào và được điều khiển thong
qua hệ enzim hô hấp
Trang 36
ATP chứa vừa đủ lượng năng lượng cần thiết và thông qua q trình tiến
hóa, các enzim đã thích nghi với việc
dung năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào
Slide7: (Sơ đồ tóm tắt quá trình
đường phân) Cho biết nơi thực hiện, nguyên liệu, diễn biến, sản phẩm của đường phân?
HS trả lời
GV giảng giải: Thực ra đường phân tạo 4ATP nhưng do 2 phân tử ATP
được sử dụng để hoạt hóa ølucơzơ
trong giai đoạn đầu của đường phân
nên tế bào chỉ thu được 2 phân tử
ATP
Slide8: (Sơ đồ tóm tắt chu trình Krep)
Cho biết nơi thực hiện, nguyên liệu,
diễn biến, sản phẩm của chu trình
Krep?
HS trả lời GV cho ghi
SIide9: (Thực hiện lệnh SGK) Qua quá trình đường phân và chu trình Krep, tế bào thu được bao nhiêu phân
tử ATP? Theo em, số phân tử ATP
này có mang toàn bộ năng lượng của
H Các giai đoạn chính của qua
trình hơ hấp tế bào
1 Đường phân
- Xảy ra trong bào tương - Nguyên liệu: glucôzơ
- Diễn biến: glucôzơ bị biến đổi các liên kết bị phá vỡ
- Sản phẩm: 2 axitpiruvic, 2ATP,
2NADH;
2 Chu trình Krep
- Nơi thực hiện: Chất nền tỉ thể
- Nguyên liệu: Phân tử axif piruvic - Diễn biến: 2 axit piruvic biến đổi thành 2 phân tử axetyl CạA đi vào
trình Krep tạo 2CO;
2NADH; Kết thúc chu trình Krep
chu và
axetyl C,A bị phân giải hoàn toàn tới CO
- Sản phẩm: CO;, 4ATP, 6NADH;, 2FADH,
Trang 37
phân tử glucôzơ ban đâu hay khơng? Nếu khơng thì phần năng lượng còn
lại nằm ở đâu?
HS trả lời
GV bố sung: Ơ chu trình Krep tế bào mới thu được 4 phân tử ATP năng
lượng này chỉ chiếm I phần rất nhỏ
trong số năng lượng của phân tử glucôzơ ban đầu Ngoài 1 phan nang
lượng đã tỏa ra dưới dạng nhiệt phần
năng lượng cịn lại được tích lũy trong phân tử NADH; FADH; mà ATP mới là đích cuối cùng của hô
hấp tế bào Vậy làm thế nào mà năng
lượng của NADNH; và FADH; được
chuyển thành năng lượng ATP? Đây
chính là nhiệm vụ của chuỗi chuyền
electron hé hap
Slide10: (Chudi chuyén electron hé
hấp)Cho biết nơi thực hiện, nguyên
liệu, điễn biến, sản phẩm chuỗi
chuyền electron hô hấp? HS trả lời GV cho ghi bảng
GV nói: Nếu ước lượng nhờ hoạt động của chuỗi chuyền electron hô
hấp 1 phân tử NADH2 tạo khoảng 3
ATP, I FADH2 tạo 2 ATP Vậy hãy
tính xem khi ơxi hóa hồn tồn l 3 Chuỗi chuyền electron hô hấp - Nơi diễn ra: mang ti thé
- Nguyên liệu: NADH; và FADH; - Diễn biến: elecron chuyển từ
NADH, và FADH; thông qua chuỗi
các phản ứng ôxi hóa khử kế tiếp nhau
Năng lượng giải phóng từ quá trình ơxi hóa phân tử NADH; và FADH; tống hợp nên ATP
- Sản phẩm: H;O, nhiều ATP
Trang 38
phân tử glucôzơ tê bào thu được bao ATP?
HS trả lời
Slide11: Hinh tong két năng lượng
5 Slide12: Ciing cé
Các em trả lời câu hỏi trac nghiệm sau
Câu 1 Sản phẩm của sự phân giải hoàn toàn chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp tế bào là:
a Khí ơxI, nước và năng lượng b Nước, cacbohidrat và năng lượng c Nước, khí cacbơnic và đường d Khí cacbơnic, nước va năng lượng
Câu 2 Quá trình đường phân của hô hấp tế bào xảy ra ở: a Tế bào chất
b Mang trong ti thé c Mang ngoai ti thé
d Ca a, b, c, đều đúng
6 Dặn dò
Học bài, trả lời câu hỏi SGK Đọc mục “Em có biệt”
Trang 39
Bài 17:
QUANG HỢP
1, Vị trí của bài
Là bài cuối chương đi sâu nghiên cứu q trình chun hóa vật chất cụ thé trong tế bào là quang hợp
2,Mục tiêu
1.1, Về kiến thức
Học xong bai nay hoc sinh cần phải
- Nêu được khái niệm quang hợp và những loại sinh vật nào có khả năng quang hợp
- Chỉ ra mối liên hệ giữa ánh sáng với mỗi pha, mối liên hệ giữa 2 pha của quang hợp: pha sáng, pha tối
- Giải thích được sơ bộ pha sáng của quang hợp diễn ra như thế nào,
các thành phần tham gia, kết quả của pha sáng - Trình bày được diễn biến của pha tối
- Mô tả được 1 cách tóm tắt các sự kiện chính của chu trình C3
1.2, Kỹ năng
Rèn kỹ năng phân tích, so sánh 1.3, Giáo dục
Giáo dục quan điểm duy vật biện chứng cho học sinh khi tìm hiểu quá trình quang hợp
3, Kiến thức cơ bản
3.1, Khái niệm quang hợp
-_ Quang hợp là quá trình sử dụng ánh sáng đề tổng hợp nên chất hữu cơ từ nguyên liêu vô cơ
- Trong sinh giới có thực vật, tảo, một số sinh vật có khả năng quang
Trang 40vật, tảo vì chưa có bào quan chuyên thực hiện chức năng quang hợp chỉ là sắc tố quang hợp
-_ Phương trình tong quát
CO, + H,O —““S-» (CH;0), +O, 3.2, Cac pha cua qua trinh quang hop
3.2.1 Tính chất 2 pha và mối liên hệ giữa 2 pha
Quá trình quang hợp chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối:
- Pha sáng chỉ có thể diễn ra khi có ánh sáng, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH (nicôtinamit ađêninđinueleotit phôtphat), diễn ra ở màng tilacoit
-_ Pha tối có thể diễn ra khi có ánh sáng và cả trong bóng tối, ở trong
chất nền của lục lạp Nhờ ATP, NADPH được tạo ra trong pha sáng, CO; sẽ được biến đổi thành cacbôhiđrat sẽ tạo ra ATP, NADP" Các phân tử ADP
và NADP" này được tái sử dụng trong pha sang dé tong hop ATP, NADPH
3.2.2, Pha sáng
Ánh sáng
\
ATP ———>
Pha sang F————NADPH———> Pha téi
Màng tiacoft' |———— ADP ————T Chât nên lục lạp
#———— NADP”———]
Biến đối quang lý
- Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng thực hiện nhờ hoạt động của phân tử sắc tố quang hợp
-_ Diệp lục hap thụ năng lượng ánh sáng trở thành dạng kích động điện tử Biến đổi quang hóa