1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích nội dung phần sáu Tiến hóa thí điểm soạn một số giáo án điện tử thuộc phần tiến hóa sinh học 12 ban KHTN Bộ 1

82 730 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 9,95 MB

Nội dung

Trang 1

PHAN 1 MO ĐẦU

1 LY DO CHON DE TAI

Thế giới đang phát triển, nhân loai đang thay đổi từng ngày, loài người đã

bước vào kỷ nguyên mới, thiên niên kỷ mới Thiên niên kỷ mà tri thức và kỹ

năng của con người được coi là yếu tố quyết định của sự phát triển Do đó, để đổi mới xã hội thì trước hết phải đổi mới con người Sự phát triển đa dạng của cá

nhân sẽ dẫn đến sự phát triển mau lẹ toàn diện và hài hoà của xã hội

Một thế kỷ mới, thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với những bước

nhảy vọt của làn sóng khoa học và công nghệ Trong sự phát triển mạnh mẽ đó,

đòi hỏi con người phải có khả năng tự định hướng và tự tìm hiểu để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội Thực tế này đã ngày càng tạo nên một khối lượng kiến

thức khổng lồ khiến nhà trường phổ thông không kịp trang bị cho học sinh tất cả

tri thức của nhân loại Do đó cần phải quan tâm tới vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, tự tìm hiểu và khám phá ra tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề phù hợp với cuộc sống của bản thân và hoàn cảnh đất nước

Bộ giáo dục đã quyết định đổi mới về nội dung bằng việc đưa ra bộ sách

giáo khoa thí điểm thay thế toàn bộ sách giáo khoa cũ Song song với việc đổi mới về nội dung thì phương pháp và phương tiện dạy học cũng được đổi mới Về

Trang 2

Để có một bài giảng tốt, hiệu quả thì giáo viên phải chuẩn bị tốt từ khâu

soạn bài Muốn có một bài soạn tốt thì không thể thiếu khâu phân tích nội dung Khi thực hiện khâu này, giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa mà còn phải đọc thêm các tài liệu bổ sung các kiến thức liên quan đến bài giảng góp phần làm cho bài giảng sinh động, cuốn hút, đạt hiệu quả cao trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh Hiểu và phân tích nội dung bài giảng

là vấn đề hết sức cần thiết

Góp phần không nhỏ vào sự thành công của bài giảng đó là phương pháp

và phương tiện dạy học Để thực hiện việc đổi mới theo hướng lấy học sinh làm

trung tâm thì việc thiết kế bài giảng kết hợp với các trang thiết bị hiện đại là

không thể thiếu Với một môn khoa học thực nghiệm — sinh học thì việc áp dụng

các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho quá trình thí nghiệm cũng như giảng dạy lại càng cần thiết Trong những năm gần đây, đã có một số phương tiện hiện đại được sử dụng nhưng chủ yếu là máy vi tính cùng với nhiều loại phần mềm đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, bài giảng điện tử là một hình thức sử dụng phổ biến nhất Với phương pháp này, giáo viên sẽ có sự chuẩn bị công phu cho bài giảng từ các hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, các câu hỏi trắc nghiệm làm cho bài giảng không những sinh động, hấp dẫn, thu hút người học Từ đó tạo hứng thú cho học sinh, phát triển tính tích cực học tập Việc thiết kế giáo án điện tử còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp, truyền đạt lượng kiến thức khá lớn trong thời gian nhất định

Nhận thức tầm quan trọng của những vấn đề trên, tôi đã chọn cho mình đề tài: “ Phan tich nội dung phần sáu: Tiến hoá - Thí điểm soạn một số giáo án điện tử thuộc phần tiến hoá (Sinh học 12- Ban KHTN- Bộ 1)”

Trang 3

2.1 Muc dich

- Hình thành phương pháp chuẩn bị bài soạn qua việc phân tích nội dung các bài thuộc phần sáu - Sinh học 12 - Ban KHTN - Bo 1

- Bước đầu làm quen với cách xây dựng bài giảng sử dụng phương tiện hiện đại 2.2 Phương pháp

a Nghiên cứu lý thuyết

Để xây dựng cơ sở cho đề tài tôi đã nghiên cứu các tài liệu sau:

- Sách giáo khoa thí điểm - Ban KHTN - Sinh học 12 - Bộ 1

- Lý luận dạy học sinh học

- Phương pháp giảng dạy sinh học - Tập 2 - Học thuyết tiến hoá (GS Trần Bá Hoành)

- Các tài liệu liên quan tới việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực - Tài liệu về giáo án điện tử

b Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của thày hướng dẫn và các thày cô giáo trong tổ về ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn đối với:

- Xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay - Đối với sinh viên sư phạm và giáo viên trẻ mới ra trường 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU

- Những biện pháp làm sáng tỏ nội dung bài giảng, phân tích bài giảng trong

sách giáo khoa theo kiểu kỹ thuật dạy học một bài cụ thể - Những kiến thức về giáo án điện tử

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 4

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1 Phân tích nội dung bài giảng

* Logic nội dung bài giảng - Vị trí của bài trong chương - Logic néi dung của bài

* Trình tự nội dung và mức độ kiến thức của bài - Nội dung và kiến thức cơ bản của bài

- Những kiến thức cần bổ sung

- Những kiến thức thực tiễn có liên quan (nếu có)

Trang 5

PHAN 2 KET QUA NGHIEN CUU

A CO SO LY THUYET

1 TINH TICH CUC TRONG HOC TAP

- Tính tích cực là một bản chất vốn có của con người trong đời sống xã hội từ

xưa tới nay Trong học tập tính tích cực được thể hiện ở tính tích cực nhận thức - Là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức (GS Trần Bá Hoành)

- Tính tích cực trong học tập của học sinh là một hiện tượng sư phạm biểu hiện

ở sự cố gắng rất cao về nhiều mặt trong hoạt động độc lập nó được biểu hiện như:

+ Học sinh hay thắc mắc, đòi hỏi giải thích

+ Học sinh có mong muốn trả lời các câu hỏi của giáo viên hoặc bổ sung câu trả lời của bạn

+ Học sinh chủ động nhận thức vấn đề mới

+ Học sinh muốn tham gia đóng góp ý kiến, thơng tin ở ngồi nội dung bài

học

+ Học sinh có những biểu hiện về mặt tâm lý cảm xúc thể hiện sự tích cực

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC LAY HỌC SINH LÀM

TRUNG TÂM

Ở mỗi xã hội khác nhau thì thích ứng với nó là một nền giáo dục với mục đích, nội dung và phương pháp dạy khác nhau Chúng ta đang sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa với khoa học và kỹ thuật phát triển từng ngày Người thày trong

xã hội ngày nay chỉ đóng vai trò là người tổ chức và điều khiển Người học sinh

Trang 6

thích hợp phải nhằm phát huy tính tích cực của chủ thể - Đó chỉ có thể là phương

pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Bên cạnh cơ sở xã hội thì dựa trên học thuyết Skainer: Mọi hoạt động của

con người đều gắn với đối tượng Hoạt động đó chỉ xảy ra khi bản thân chủ thể có nhu cầu Học là hoạt động gắn với đối tượng cụ thể, là sự lặp đi lặp lại những

hành vi để dẫn đến hành vi mong muốn Hoạt động dạy tạo điều kiện cho hoạt

động học đến hành vi mong muốn Hoạt động dạy học tạo điều kiện cho hoạt động học

Ngoài ra theo quan điểm của tâm lý học hiện đại: Giáo dục là sự thích ứng

của đối tượng và môi trường xã hội Vấn đề đặt ra là thích ứng bằng cách nào? Trẻ em có khả năng tự giáo dục, tự thích ứng để trở thành người lớn? Quan tâm

đến đặc điểm sở trường của từng học sinh tạo điểu kiện để các em thích ứng nhanh là trách nhiệm của nhà giáo dục

Dựa trên những cơ sở vừa nêu ta thấy rõ ràng đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu khách quan và phải đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung

tâm

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng lợi ích và nhu cầu cơ bản

của học sinh, là sự phát triển của nhân cách Mọi nỗ lực giảng dạy giáo dục của nhà trường đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em hoàn thiện chính mình

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm không những không hạ thấp vai trò

của giáo viên mà trái lại đòi hỏi giáo viên phải có trình độ cao hơn nhiều về

phẩm chất và năng lực nghề nghiệp Giáo viên với vai trò là người cố vấn tổ chức cho các em tham gia vào quá trình tìm ra kiến thức mới Chính vì những lý do đó mà đồi hỏi giáo viên không ngừng mở rộng, nâng cao kiến thức, mở rộng tầm

Trang 7

3 ĐẶC TRƯNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm

- Dạy học bằng tổ chức các hoạt động cho học sinh

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu - Dạy học cá thể hoá và hợp tác hoá

- Dạy học đề cao việc tự đánh giá

4 GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀ CÁCH XÂY DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ 4.1 Giáo án điện tử là gì?

Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học

của người dạy trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia

hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy, được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành

4.2 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử

Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:

- Xác định mục tiêu bài học

- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm - Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức

- Xây dựng thư viện tư liệu

- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình

dạy học thông qua các hoạt động cụ thể

- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện

Giáo án điện tử có thể được viết dưới bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào tuỳ theo trình độ công nghệ thông tin của người viết hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn sắn có Trong đó, thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint là đơn giản nhất

Trang 8

- Khởi động chương trình Powerpoint, định dạng và tạo File mới - Nhập nội dung văn bản, đồ hoạ theo từng Slide

- Chọn dạng màu nền phần trình diễn

- Chèn hình ảnh, đồ hoạ, âm thanh, videoclip vào Slide

- Sử dụng hiệu ứng trong Powerpoint để hoàn thiện nội dung và hình thức của một bài giảng

- Thực hiện liên kết giữa các Slide, các File, chương trình - Chạy thử chương trình và sửa chữa - Đóng gói tệp tin - Giải nén tệp tin 4.3 Ưu nhược điểm của giáo án điện tử a Ưu điểm - Hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trên lớp - Hình ảnh tranh vẽ rõ nét, đẹp, chính xác

- Tiết kiệm thời gian cho giáo viên

- Gây hứng thú cho học sinh b Nhược điểm

- Nếu lạm dụng, học sinh chỉ nghe, xem mà không ghi được bài

- Nếu không mở rộng hoặc khắc sâu bằng lời nói, học sinh sẽ không hiểu hoặc hiểu không đây đủ

B PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC BÀI THUỘC PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ

1 CẤU TRÚC CÁC BÀI GIẢNG CẦN NGHIÊN CỨU

Chương I: Bằng chứng tiến hoá (4 bài)

Chương II: Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá (8 bài)

Trang 9

2 NOI DUNG CUA PHAN SAU

Học thuyết tiến hoá giải thích sự phát triển lịch sử của giới hữu cơ Sự phát

triển của giới hữu cơ biểu hiện ở sự biến đổi của các loài sinh vật Vì vậy, nguồn

gốc các loài là vấn đề trung tâm của học thuyết tiến hoá Muốn giải thích nguồn gốc các loài sinh vật, phải giải đáp hai vấn đề lớn, phản ánh hai đặc điểm chủ yếu của giới hữu cơ:

- Vì sao giới hữu cơ lại cực kỳ đa dạng như ngày nay?

- Do đâu mỗi dang sinh vật lại thích nghi hợp lý với điều kiện sống của nó như vậy?

Xác nhận sự phát triển liên tục bên cạnh vấn đề trung tâm là nguồn gốc các loài, học thuyết tiến hoá còn đề cập tới nguồn gốc sự sống, tức là sự phát sinh những dạng sống đơn giản nhất từ vật chất vô cơ và nguồn gốc loài người tức là sự xuất hiện xã hội loài người từ những sinh vật có tổ chức cao nhất, qua đó phân

tích vai trò của các quy luật vô sinh, các quy luật sinh học và các quy luật xã hội

Là lý luận về sự phát triển của giới sinh vật, học thuyết tiến hoá bao gồm 4 nhóm vấn đề chính trong nội dung của nó:

- Bằng chứng tiến hoá

- Nguyên nhân tiến hoá:

+ Nhân tố tiến hoá + Cơ chế tiến hoá + Động lực tiến hoá + Điều kiện tiến hoá - Phương thức tiến hoá

Trang 10

Trong bốn nhóm vấn đề trên nguyên nhân tiến hoá là vấn đề quan trọng nhất Việc xác định nguyên nhân tiến hoá sẽ chi phối quan niệm về phương thức tiến

hoá và chiều hướng tiến hoá

3 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC BÀI THUỘC PHẦN SÁU

CHƯƠNG I BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

1 CẤU TRÚC CÁC BÀI CẦN NGHIÊN CỨU TRONG CHƯƠNG I Bài 32: Bằng chứng giải phẫu học so sánh

Bài 33: Bằng chứng phôi sinh học so sánh

Bài 34: Bằng chứng địa lý sinh vật học

Bài 35: Bằng chứng tế bào học và sinh vật học phân tử

2 NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG I

Như chúng ta đã biết cho đến trước thế kỷ XVIII thì thế giới quan duy tâm siêu hình vẫn thống trị trong sinh học, tức là quan điểm cho rằng tất cả các loài

sinh vật đều đã được sinh ra cùng một lần do hành động sáng tạo của thượng đế

và các loài này là bất biến vẫn ngự trị Và phải cho đến thế kỷ XVIII với sự ra đời của biến hình luận thì quan điểm duy tâm siêu hình mới bị phá bỏ

Vậy quan điểm của biến hình luận ra sao? Căn cứ vào đâu mà biến hình

luận lại đưa ra quan điểm như vậy? Biến hình luận đã đưa ra quan điểm: Các loài

sinh vật đã biến đổi dần dưới tác dụng của ngoại cảnh từ một số ít dạng ban đầu đến nhiều dạng phong phú ngày nay Và chính sự ra đời của phương pháp so sánh

trong sinh học: giải phẫu học so sánh, phôi sinh học so sánh sùng với sự phát triển sau này về di truyền học đã đưa đến quan điểm trên

Trang 11

thành các loài mới Nguồn dẫn liệu này ngày càng phong phú, được đúc kết từ thực tiễn thiên nhiên, thực tiễn sản xuất, từ nhiều thành tựu của các bộ môn sinh

học: giải phẫu học so sánh, phôi sinh học, đi truyền học, cổ sinh học

Với nội dung kiến thức của chương I thì người học sau khi học xong sẽ nhận thức sự tồn tại tất yếu của tiến hoá và từ đó đặt ra vấn đề mới đó là: Vậy

nguyên nhân và cơ chế tiến hoá ra sao?- Đó chính là nội dung của chuong I trong

phần sáu: Tiến hoá

3 PHAN TICH NOI DUNG CAC BAI THUOC CHUONG I

BAI 32 BANG CHUNG GIAI PHAU HOC SO SANH

1, LOGIC CUA BAI 32 TRONG CHUONG

1.1 Vị trí của bài 32 trong chương

Chương I gồm bốn bài: Mở đầu là bằng chứng giải phẫu học so sánh, sau đó đi sâu vào nghiên cứu bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng địa lý sinh vật học để chứng minh nguồn gốc chung của các loài Cuối chương là bài 35 - Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử để chứng minh rõ hơn nữa nguồn gốc chung của các loài Như vậy chúng ta thấy trình tự nội dung kiến thức của chương I được sắp xếp theo thời gian hình thành của các phương pháp

Bài 32 là bài đầu tiên của chương I có vai trò là đưa ra các bằng chứng về

giải phẫu học - Là phương pháp được nghiên cứu đầu tiên và là bằng chứng dễ quan sát nhất, đơn giản nhất mà ta có thể thấy đầu tiên Từ những bằng chứng giải phẫu học so sánh cho thấy các mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài, giữa cấu tạo và chức phận của các cơ quan, giữa cơ thể và môi trường Điều này chứng tỏ được đã có quá trình tiến hoá diễn ra

Trang 12

Để tìm hiểu và chứng minh được có quá trình tiến hoá thì cần phải chứng minh được có sự hình thành nhiều dạng khác nhau từ một dạng ban đầu Vậy để thấy được sự biến đổi này thì cần phải nghiên cứu trước hết sự biến đổi của các bộ phận tương ứng ở trên các cơ thể thuộc các loài khác nhau Chính vì vậy mục

1: Cơ quan tương đồng được đưa lên đầu

Sau khi nghiên cứu mục I ta thấy được: Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng Những sai khác về

chỉ tiết là đo chúng thực hiện những chức năng khác nhau Cơ quan tương đồng

phản ánh sự tiến hoá phân ly

Tuy nhiên ta thấy rằng có nhiều cơ quan ở các dạng sinh vật khác nhau lại giống như nhau Vậy điều này phản ánh điều gì? Đó chính là nội dung mục II:

Cơ quan tương tự

Trên cơ thể sinh vật người ta còn phát hiện nhiều cơ quan bị thoái hoá ở cơ thể trưởng thành Vậy điều này có phản ánh được điều gì không? Câu hỏi này được trả lời ở phần III: Cơ quan thoái hoá

Như vậy có thể nói các mục trong bài được sắp xếp là hoàn hợp lý Sau khi nghiên cứu lần lượt các mục trong bài thì sẽ dần dần trả lời được các câu hỏi về

sự biến đổi của các loài Chính vì vậy khi dạy giáo viên nên tuân theo trật tự này

2 TRÌNH TỰ NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CỦA BÀI 32 2.1 Nội dung và kiến thức cơ bản của bài 32

Phan I Co quan tương đồng

1 Khái niệm cơ quan tương đồng (SGK)

2 Một vài ví dụ về cơ quan tương đồng

+ Kiểu cấu tạo chỉ trước của các loài động vật

+ Các dạng biến dạng của lá

Trang 13

3.Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ quan tương đồng

+ Cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng

+ Những sai khác chi tiết thể hiện mối quan hệ giữa cấu tạo và chức phận của các cơ quan Có sự tiến hoá phân ly xảy ra

Phần II Cơ quan tương tự 1 Khái nệm

- Khái niệm: Đó là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng

đảm nhận những chức phận giống nhau nên có hình thái tương tự

- Nguyên nhân: Do các cơ quan đó đảm nhận những chức phận

giống nhau

2 Một vài ví dụ về cơ quan tương tự - Mang cá, mang tôm

- Chân chuột chũi và chân đế chũi

- Cánh sâu bọ và cánh dơi

3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ quan tương tự

- Cơ quan tương tự cho thấy được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức phận của các cơ quan

Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy Phần IH Cơ quan thoái hoá

1 Khái niệm về cơ quan thoái hóa

- Khái niệm: Đó là những cơ quan phát triển đầy đủ ở cơ thể trưởng

thành

- Nguyên nhân hình thành cơ quan thoái hoá: Do điều kiện sống của loài đã thay đổi dẫn đến các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm

Trang 14

-Ở động vật:

+ Tiêu giảm các ngón chân ở chó, lợn

+ Di tích tuyến sữa trên cơ thể con đực ở động vật có vú

- Ở thực vật: Hoa đực còn di tích của nhụy ở giữa (hoa đu đủ, hoa ngô)

3.Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ quan thoái hoá

Việc tìm hiểu và nhận biết được cơ quan thoái hoá, nguyên nhân phát sinh của nó phản ánh được mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hoá

Phần IV Kết luận chung của bài

Những bằng chứng giải phẫu học so sánh cho thấy các mối quan hệ về

nguồn gốc chung giữa các loài, giữa cấu tạo và chức phận của các cơ quan, giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hoá

2.2 Những kiến thức cần chú ý bổ sung

* Khái niệm tiến hoá:

- Tiến hoá là sự phát triển của giới hữu cơ

- Có người cho rằng: Tiến hoá sinh học là sự biến đổi của các loài dẫn tới sự hình thành loài mới

Phần I Cơ quan tương đồng

Giáo viên cần phân tích nguyên nhân của sự biến đổi của các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau:

Nguyên nhân: Do đảm nhiệm các chức phận sống khác nhau nên hình dạng bề ngoài của các chi trở lên rất khác nhau, các xương trong chi cũng biến đổi về chỉ tiết Ví dụ:

- Vịt trời bay nhiều có cánh dài nhưng chân mảnh

Trang 15

Hay:

- Con đà điểu chạy rất nhanh trong sa mạc thì chân đài và khoẻ, cánh bé - Con én bay liệng hàng giờ không mỏi thì chân bé nhưng cánh lại rất dài Giáo viên cần phân tích rõ hơn các ví dụ trong sách giáo khoa

Ví dụ:

- Gai xương rồng do lá không đảm nhận chức năng quang hợp nên nó biến

đổi thành dạng gai

- Tua cuốn ở đậu Hà Lan: Do lá ở đậu Hà Lan đảm nhận thêm chức năng giúp cây bám trụ vươn lên cao nên nó có sự biến dạng

Phần II Cơ quan tương tự

GV cần phân tích rõ hơn các ví dụ về các vấn đề:

+ Nguồn gốc các cơ quan của các loài khác nhau + Sự giống nhau giữa các cơ quan đó như thế nào Phần III Cơ quan thoái hoá

GV cần cho học sinh thấy được sự liên hệ giữa điều kiện sống với sự tiêu giảm các cơ quan ở động vật và thực vật

Ví dụ: - Trăn: Tiêu giảm chân do đời sống luồn lách không cần đến chân

- Động vật có vú: Do có sự phân tính nên con đực không còn đảm

nhiệm chức năng nuôi con nữa, tuyến sữa không hoạt động chỉ còn lại di tích GV cần nhấn mạnh ý nghĩa của việc nghiên cứu các cơ quan thoái hoá

2.3 Những kiến thức thực tiễn có liên quan

Từ việc quan sát thực tế các mẫu vật thật giúp ta thấy được quan hệ họ hàng của các loài với nhau

BÀI 33 BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC SO SÁNH

Trang 16

1.1 Vị trí của bài 33 trong chương

Bài 33 là bài thứ hai của chương sau bài 32 - Bằng chứng giải phẫu học so sánh

Bài 33 bằng việc đưa ra các dẫn liệu về phôi sinh học của các loài khác nhau đã làm rõ hơn về nguồn gốc của các loài Sau khi học xong bài 33 chúng ta

thấy rằng để khẳng định rõ ràng mối quan hệ giữa các loài thì dựa trên bằng

chứng về giải phẫu học là chưa đầy đủ, chưa thấy được hết các giai đoạn phát sinh loài đó Và mối quan hệ đó chỉ có thể được thấy rõ hơn trong việc nghiên

cứu sự phát triển của phôi

Như vậy bài 33 được đặt sau bài 32 là phù hợp

1 2 Logic nội dung bài 33

Bài 33 nội dung được trình bày theo logic: Phần I Sự giống nhau trong phát triển phôi

Bằng việc đưa ra các bằng chứng chứng minh tất cả các loài động vật có xương sống ở những giai đoạn phát triển đầu tiên của phôi đều giống nhau về

hình thái và sự phát sinh các cơ quan đã nhấn mạnh hơn nguồn gốc chung của các loài Đồng thời, nó cũng chứng minh rõ hơn sự tiến hoá phân ly do thực hiện các chức phận sống khác nhau

Phần II Quy luật phát sinh sinh vật

Kiến thức của mục này có liên hệ mật thiết với kiến thức của mục I Nó được rút ra từ những bằng chứng và nghiên cứu ở mục [ đã nêu

Như vậy, có thể nói là logic nội dung của bài 33 là hoàn toàn phù hợp

2 TRÌNH TỰ NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CỦA BÀI 33 2.1 Nội dung và kiến thức cơ bản của bài 33

Trang 17

1 Kết quả nghiên cứu phôi sinh học so sánh ở các loài động vật có xương sống

- Giai đoạn đầu phát triển phôi ở các lớp động vật khác nhau thì giống về hình dạng chung cũng như quá trình phát sinh các cơ quan

- Giai đoạn phát triển về sau dần dần hình thành đặc điểm đặc trưng

2 Phân tích một vài sự phát triển các cơ quan ở phôi ở các lớp động vật có xương sống

- Sự biến đổi của dây sống - Sự biến đổi của mang - Sự biến đổi của chỉ - Sự biến đổi của đuôi

3 Ý nghĩa nghiên cứu phôi sinh học so sánh với tiến hoá

- Ý nghĩa của sự giống nhau ở giai đoạn đầu của sự phát triển phôi - Ý nghĩa của sự kéo dài các đặc điểm giống nhau trong giai đoạn phát

triển phôi muộn

Phần II Định luật phát sinh sinh vật 1 Nội dung định luật phát sinh sinh vật - Nội dung - Ví dụ: + Phôi người + Phôi cá voi + Quyết thực vật +Ngô

2 Ý nghĩa của định luật

- Phản ánh mối quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loại

Trang 18

- Sự phát sinh cá thể không lặp lại đúng trình tự các giai đoạn trong

lịch sử một cách cứng nhắc

- Nguyên nhân của quá trình phát triển phôi giữ lại những cấu trúc tổ

tiên là vì chúng có vai trò trực tiếp hay gián tiếp trong sự phát sinh hình thái

2.2 Những kiến thức cần chú ý bổ sung

Phần I Sự giống nhau trong phát triển phôi

Giáo viên có thể lấy ví dụ cụ thể chứng minh

Ví dụ: Trong sự phát triển của phôi gà, khi đã xuất hiện cột sống và nếp thần kinh lưng người ta chỉ mới xác định được đó là động vật có xương sống, đến lúc các khe mang liền thành sẹo mới biết được phôi đó không phải là của một động

vật ở nước Về sau, lúc đã có sự phân hoá chi trước chỉ sau, có mỏ, mới khẳng

định được đó là thuộc lớp chim Về sau nữa mới đủ rõ là gà và cuối cùng là gà nhà

Theo Berơ thì không những xác định được quan hệ họ hàng giữa các loài

khác nhau qua nghiên cứu về các đặc điểm phát triển của phôi mà ông còn cho

rằng trên những nét lớn thì trình tự hình thành các cơ quan ở trong phôi tương ứng với trình tự hình thành các cơ quan đó trong lịch sử của loài

Phần II Định luật phát sinh sinh vật GV chỉ cần đạt được kiến thức trong SGK

2.3 Những kiến thức thực tiễn liên quan

- Ta có thể quan sát sự phát triển của phôi ếch, nhái

- Vận dụng giải thích tại sao đời sống của các động, thực vật lại rất cần nước

BÀI 34 BẰNG CHỨNG ĐỊA LÝ SINH VẬT HỌC

Trang 19

1.1 Vị trí của bài 34 trong chương

Bài 34 là bài thứ ba của chương đứng sau bài 33 và trước bài 35 - Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

Bài 34 nêu ra những tài liệu về địa sinh vật học - Đó là đặc điểm của và thực

vật ở các vùng khác nhau cùng với nguyên nhân và sự hình thành các đặc điểm

đó Những tài liệu này chứng tỏ mỗi loài đã phát sinh trong một thời kỳ lịch sử

nhất định, tại một vùng nhất định Cách ly địa lý là nhân tố thúc đẩy sự phân ly của các loài

Ở hai bài 32, 33 chúng ta đã thấy được những vấn đề sau của tiến hoá: - Nguồn gốc chung của các loài

- Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức phận

- Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường

Ở bài 34 này sau khi học xong sẽ giúp ta nhận biết được thêm một số vấn đề khác của tiến hoá:

- Đặc điểm sự phát sinh của mỗi loài sinh vật

- Cách ly địa lý, chọn lọc tự nhiên chính là nhân tố tiến hoá

- Quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của nhân tố tiến hoá là

chọn lọc tự nhiên và cách ly địa lý

Tất cả các nguồn kiến thức đã học này sẽ được chứng minh rõ hơn nữa ở bài 35

1.2 Logic nội dung của bài 34

Trong bài đã đưa ra đặc điểm của sinh vật ở một số vùng lục địa và trên các đảo Lục địa có số sinh vật chiếm lớn hơn ở đảo và nó chi phối số sinh vật sống trên đảo khi mới hình thành Chính vì vậy ta sẽ đi tìm hiểu phần I: Đặc điểm của hệ động, thực vật ở một số vùng lục địa

Trang 20

Phần I nội dung được trình bay:

- Hệ động thực vật vùng Cổ bắc và Tân bắc: Từ việc nêu lên sự giống và khác

nhau giữa hệ động, thực vật ở hai vùng ta thấy được đặc điểm sinh vật của mỗi

vùng phụ thuộc vào điều kiện sinh thái của vùng đó

- Hệ động, thực vật ở vùng lục địa Úc - Lục địa được tách rời khỏi lục địa lớn

ban đầu Từ việc nêu đặc điểm sinh vật ở đây ta thấy được đặc điểm sinh vật ở mỗi vùng còn phụ thuộc vùng đó tách rời khỏi vùng địa lý khác vào thời kỳ nào

trong tiến hoá

Phần II: Hệ động, thực vật trên các đảo

Do đặc điểm của đảo chỉ là một phần của đại lục bị tách ra và ngăn cách với lục địa hoặc được hình thành do vùng đáy biển bị nâng cao Vì vậy, sinh vật trên đảo là rất ít hoặc không có Từ việc nghiên cứu sự phát triển hệ động, thực vật trên đảo chúng ta có thể thấy được bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của nhân tố tiến hoá trong đó chủ yếu là chọn lọc tự nhiên và cách ly địa lý

Như vậy có thể nói logic được trình bày trong sách giáo khoa của bài 34 là hợp lý Khi dạy, giáo viên nên tuân theo logic này

2 TRÌNH TỰ NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CỦA BÀI 34 2.1 Nội dung và kiến thức cơ bản của bài 34

Trang 21

- Điểm đặc trưng của hệ động, thực vật: + Hệ động vật

+ Hệ thực vật

- Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác của hệ động thực vật ở đại luc Uc 3 Ý nghĩa nghiên cứu hệ động, thực vật ở các vùng

- Ý nghĩa nghiên cứu hệ động, thực vật vùng Cổ bắc và Tân bắc

- Ý nghĩa nghiên cứu hệ động, thực vật vùng lục địa Úc Phần II Hệ động, thực vật trên các đảo

1 Đặc điểm hệ động, thực vật ở đảo lục địa - Sự hình thành đảo lục địa

- Quá trình hình thành hệ động, thực vật trên đảo - Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm của đảo

2 Đặc điểm hệ động, thực vật trên đảo

- Sự hình thành đảo đại dương

- Quá trình hình thành hệ động, thực vật trên đảo - Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm của đảo

3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm động, thực vật trên các đảo Phần II Kết luận toàn bài

- Những tài liệu địa sinh vật học chứng tỏ mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong một thời kỳ lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định Cách ly địa lý là nhân tố thúc đẩy sự phân ly các loài

- Đặc điểm của hệ động, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc

điều kiện địa lý sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các

Trang 22

- Hệ động, thực vật ở đảo đại dương nghèo nan hon ở đảo lục địa Dac điểm hệ động, thực vật ở đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài đưới tác

dụng của chọn lọc tự nhiên và cách ly địa lý 2.2 Những kiến thức cần chú ý bổ sung

Kiến thức được trình bày trong bài tương đối đây đủ nên khi dạy giáo viên chỉ cần dạy đây đủ các kiến thức trong bài là được

2.3 Kiến thức thực tiễn có liên quan

Đây là kiến thức về lý luận nên khi dạy chúng ta cũng rất khó có những

kiến thức thực tiễn bổ sung cho bài học

BÀI 35 BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ 1 LOGIC NOI DUNG CUA BAI 35

1.1 Vị trí của bài 35 trong chương

Bài 35 là bài thứ tư đồng thời cũng là bài kết thúc chương I: Bằng chứng tiến hoá

Vẫn là vấn đề nguồn gốc các loài nhưng không chỉ dừng lại ở các bằng chứng về giải phẫu (bài 32), phôi sinh học (bài 33), địa sinh vật học (bài 34) mà ở

đây nó đã đi nghiên cứu sâu hơn và đã đưa ra các bằng chứng chỉ tiết và thuyết phục hơn nữa Đó là bằng chứng tế bào và phân tử

Như vậy ta có thể thấy các bài ở chương I đã được trình bày đi từ mức cơ thể đến phôi rồi tế bào phân tử để đưa ra bằng chứng một cách triệt để và dần càng

thuyết phục hơn về quá trình tiến hoá Từ đó đặt ra vấn đề cần giải quyết trong tiến hoá đó là:

- Nguyên nhân tiến hoá

Trang 23

+ Các nhân tố tiến hoá

+ Sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật

+ Con đường hình thành loài mới

+ Nguồn gốc các loài, chiêu hướng tiến hoá của sinh giới 1.2 Logic nội dung của bài 35

Bài 35 được trình bày theo logic:

Phần I Bằng chứng tế bào học

GO phan nay cho ta thấy mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào Các tế bào được sinh ra từ các tế bào sống trước đó Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ

thể sống

Phần H Bằng chứng sinh học phân tử

Ở phần này cho ta thấy sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN, protein , mã di truyền của các loài Từ đó cũng chứng minh được nguồn gốc chung của các loài

Như vậy logic của bài hoàn toàn phù hợp, nó đi theo chiều hướng từ mức tổ

chức lớn hơn đến mức tổ chức bé hơn, cụ thể đó là đi từ mức tế bào đến phân tử

Vì vậy, khi dạy giáo viên nên tuân theo logic này

2 TRÌNH TỰ NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CỦA BÀI 35

2.1 Nội dung và kiến thức cơ bản của bài 35 Phần I Bằng chứng tế bào học

- Đặc điểm giống và khác nhau về cấu trúc cơ thể của sinh vật

- Vai trò của tế bào - Nội dung thuyết tế bào

- Ý nghĩa nghiên cứu cấu trúc tế bào

Trang 24

1 Điểm giống nhau về cấu tạo phân tử của các loài

* Đặc điểm:

-_ Cơ sở vật chất của sự sống

- Cấu tạo của ADN và vai trò của nó:

+ ADN đều được cấu tạo từ loại nucleotit: A, T, G, X

+ Chức năng của ADN: Mang và truyền đạt thông tin di truyền - Cấu tạo và chức năng của các protein :

+ Cấu tạo: Protein của các loài đều được cấu tạo từ hơn 20 loại

Axitamin

+ Chức năng: cấu trúc, xúc tác (enzim), điều hoà (hormon)

- Mã di truyền: Mã di truyền của các loài đều có đặc điểm giống nhau :

+ Đều là mã bộ ba

+ Có tính phổ biến: Thông tin di truyền ở tất cả các loài đều được mã hóa theo nguyên tắc chung

Ví dụ: Bộ ba AAT ở các loài đều mã hoá lơxin

* Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc điểm ở cấp độ phân tử của các loài : Từ sự giống nhau về đặc điểm cấu tạo cũng như chức năng của các phân tử cho ta thấy được nguồn gốc thống nhất của các loài

2 Những điểm khác nhau ở cấp phân tử * Điểm khác nhau:

- Về cấu tạo AND: AND của các loài khác nhau thì khác nhau về thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các loại nucleotit

- Cấu tạo của protein: Protein của các loài khác nhau thì khác nhau về thành phần, số lượng, trật tự của các axitamin

Trang 25

Từ việc nghiên cứu sự khác nhau về cấu tạo phân tử của các loài cho ta thấy được mối quan hệ giữa các loài với nhau Các loài có đặc điểm sai khác càng nhỏ thì quan hệ giữa chúng càng gần gũi

2.2 Những kiến thức cần chú ý bổ sung

Giáo viên có thể giới thiệu qua lịch sử của việc hình thành thuyết tế bào: Người quan sát thấy tế bào thực vật và động đầu tiên là Robenhuc và Lovenhuc nhưng mãi sau này (vào năm 1838) với sự hoàn thiện của kỹ thuật kính

hiển vi và sự tổng kết các công trình nghiên cứu thì Slayden mới để xướng quan

niệm tế bào là cơ sở cấu tạo của các cơ thể thực vật

Nhà động vật học người Đức Svan cũng đưa ra nhận xét: Tuy các tế bào

động vật rất đa dạng nhưng dấu hiệu cơ bản là nhân thì rất giống nhau Chính Svan là người xây dựng thuyết cấu tạo tế bào của động vật, đề xuất ý kiến về sự thống nhất cấu tạo của động vật và thực vật, lấy tế bào làm cơ sở

Các công trình của Slayden và svan đã chứng minh thành công tính thống về cấu tạo của sinh vật, gợi ra con đường hình thành có tính chất lịch sử của sinh giới, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về sau không những của tế bào học mà của mọi ngành sinh học

Thuyết cấu tạo tế bào là một trong ba phát kiến lớn của thế kỷ XIX ngang hàng với định luật chuyển hố, bảo tồn vật chất và năng lượng, với học thuyết tiến hoá của S Đacuyn

CHƯƠNG II NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

1 CẤU TRÚC CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRONG CHƯƠNG Bài 36: Học thuyết tiến hoá cổ điển

Bài 37: Thuyết tiến hoá hiện đại

Trang 26

Bài 39: Các nhân tố tiến hoá cơ bản (tiếp)

Bài 40: Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi

Bài 41: Loài sinh học

Bài 42: Quá trình hình thành loài

Bài 43: Nguồn gốc chung và chiêu hướng tiến hoá của sinh giới 2 NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG II

Chương II là chương trọng tâm của phần sáu - Tiến hoá Nó có nhiệm vụ giải thích về mặt lý thuyết nguyên nhân, cơ chế của quá trình tiến hoá sinh học đã được chứng minh ở chương I— Bằng chứng tiến hoá

Chương II với tám bài từ 36 đến bài 43 đã giải quyết lần lượt các vấn đề của tiến hoá đó là:

- Giới thiệu tóm tắt lịch sử phát triển thuyết tiến hoá (bài 36, 37)

- Các nhân tố tiến hoá cơ bản (bài 38, 39)

- Bằng chứng chứng minh về sự thích nghi một cách hợp lý của sinh vật và

đã giải thích được sự thích nghi hợp lý của các đặc điểm ở mỗi loài sinh vật đó (bài 40)

- Quá trình hình thành loài mới (bài 41, 42)

- Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới (bài 43)

Như vậy, từ bài 36 đến bài 42 là vấn đề tiến hoá nhỏ Bài 43 giới thiệu đơi nét về tiến hố lớn chỉ giới hạn ở sự hình thành các nhóm phân loại trên loài

và chiều hướng tiến hoá của sinh giới

3 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC BÀI THUỘC CHƯƠNG II

BÀI 36 HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỔ ĐIỂN

1 LOGIC NOI DUNG CUA BAI 36

Trang 27

Chương I: Bằng chứng tiến hoá đã đưa ra được các bằng chứng về tiến hoá

và khẳng định là có quá trình tiến hoá của giới hữu cơ Vậy nguyên nhân và cơ chế của tiến hoá như thế nào? Đó chính là nội dung của chương II: Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá

Bài 36: Học thuyết tiến hoá cổ điển là bài đầu tiên của chương có tính chất

điểm qua nội dung của các học thuyết tiến hoá Lamac, ĐÐacuyn Qua bài 36 sẽ giúp chúng ta thấy được cái nhìn tiến bộ và đúng đắn cùng với sự phát triển của

lịch sử, sự hoàn thiện dần quan điểm về tiến hoá, đặt nền móng cho sự phát triển

các học thuyết tiến hoá sau này - Đó là nội dung bài 37 1.2 Logic nội dung của bài 36

Trong lịch sử phát triển đã có rất nhiều quan điểm khác nhau giải thích về sự đa dạng, sự thích nghi một cách hợp lý của các loài Tuy nhiên chỉ đến Lamac thì sự tiến hoá của sinh giới mới được xây dựng thành học thuyết có hệ thống Chính

vì vậy, trong chương trình chúng ta sẽ điểm qua các học thuyết tiến hoá cổ điển bắt đầu từ Lamac

Mục tiếp theo là học thuyết của Đacuyn- Ra đời sau học thuyết Lamac và có

nhiều điểm tiến bộ hơn, đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hoá

Vậy logic của bài 36 là hoàn toàn phù hợp Khi dạy, giáo viên nên tuân theo

logic này

2 TRINH TU NOI DUNG VA MUC DO KIEN THUC CUA BAI 36

2.1 Nội dung và kiến thức cơ bản của bài 36

Phần I Học thuyết tiến hoá của Lamac 1 Khái niệm tiến hố

Tiến hố khơng đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch

sử Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp là dấu hiệu

Trang 28

2 Nguyén nhan va co ché tién hoa - Nguyên nhân tiến hoá:

+ Do thay đổi điều kiện ngoại cảnh, ngoại cảnh không đồng nhất

+ Do thay đổi tập quán hoạt động

- Cơ chế tiến hoá:

Biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh hay do tập quán hoạt động đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ

3 Hạn chế của Lamac

- Chưa giải thích được các đặc điểm hợp lý trên cơ thể sinh vat

- Quan niệm: Do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng

thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải

- Sinh vật đều phản ứng giống nhau trước môi trường và sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với môi trường

- Chưa giải thích được chiều hướng tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp Phan II Học thuyết của Dacuyn

1 Biến dị và di truyền

* Biến đị

- Khái niệm biến dị cá thể

- Nguyên nhân gây bién di - Vai trò của biến dị

- Phân biệt biến dị và biến đổi

* Di truyền

- Khái niệm di truyền - Vai trò của di truyền

- Mối quan hệ giữa biến di và đi truyền

Trang 29

các biến dị * Thành công: Giải đáp được bốn vấn đề tồn tại của Lamac 2 Chọn lọc a Chọn lọc nhân tạo (CLNT) - Khái nệm CLNT (SGK) - Động lực: Nhu cầu thẩm mỹ, kinh tế của con người - Tính chất của CLNT

- Kết quả: Từ một giống vật nuôi cây trồng ban đầu cho ra nhiều giống khác phù hợp với nhu cầu khác nhau của con người

- Vai trò: Có vai trò sáng tạo b Chọn lọc tự nhiên (CLUTN) - Khái niệm (SGK) - Động lực: Đấu tranh sinh tồn - Tính chất của CLTN - Kết quả: Là sự sống sót của những dạng thích nghi nhất - Vai trò của CLTN

2.2 Những nội dung cần chú ý bổ sung

Phần I Học thuyết của Lamac 1 Khái niệm tiến hoá

- GV đưa khái niệm tiến hoá theo quan điểm hiện đại

- Khái niệm học thuyết tiến hoá: Là khoa học nghiên cứu các quy luật phát

triển lịch sử của giới hữu cơ

- Những vấn đề cơ bản của giới hữu cơ:

+ Vì sao giới hữu cơ lại đa dạng như ngày nay?

+ Do đâu mỗi dạng sinh vật lại thích nghi hợp lý với điều kiện sống của nó

Trang 30

2 Nguyén nhan tién hoa

- Về tác động của ngoại cảnh, Lamac đưa ra hai định luật: định luật 1, định

luật 2 (Học thuyết tiến hoá trang 63 - Trần Bá Hoành)

- Về giải thích chiều hướng tiến hoá Lamac cho rằng: Sinh vật có tổ chức

ngày càng phức tạp vì trong từng cơ thể đã có sẵn một khuynh hướng cố gắng

vươn lên trình độ tổ chức phức tạp và hoàn thiện hơn Quan điểm này là sai lầm

Phần H Học thuyết Đacuyn 1.Biến đị và đi truyền

- GV đưa ví dụ để phân biệt biến dị và di truyền:

+ Biến dị: Các đặc điểm sai khác giữa các gà con cùng một mẹ

+ Biến đổi: Khi mưa, rau muống mọc rất dài hay sự biến đổi hình dạng lá

rau mác ở môi trường nước khác nhau - Nguyên nhân phát sinh biến dị :

+ Do tác động của điều kiện sống trực tiếp hoặc gián tiếp + Do bản chất cơ thể Đacuyn đã sai khi cho rằng các biến dị do tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh cũng di truyền được 2 Chọn lọc a Chọn lọc nhân tạo

- GV đưa ví dụ về chọn lọc nhân tạo:

+ Gà rừng có một dạng, gà nhà có tới 200 nòi khác nhau phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của con người: làm cảnh, lấy thịt, lấy trứng

+ Từ một dạng lúa hoang dại, lúa trồng có tới vài nghìn thứ

- Vai trò sáng tạo của CLNT: Tích luỹ những biến dị rất nhỏ, không đáng kể lúc ban đầu thành những biến đổi lớn và sâu sắc

Trang 31

- Khái niệm CLTN theo Dacuyn: Là sự bảo tồn những sai dị cá thể và những biến đổi có lợi, sự tiêu diệt những sai dị cá thể và những biến đổi có hại

Hay CLTN là sự sống sót của những dạng thích nghi nhất

GV cần đưa ra khái niệm CLTN theo quan điểm hiện đại và chỉ ra mặt tồn tai cua Dacuyn

- Dong luc cua CLTN theo Dacuyn: Đấu tranh sinh tồn

- Két qua cua CLTN theo ĐÐacuyn: Là sự sống sót của những dạng thích nghi nhất

GV cần đưa ra điểm giống và khác nhau giữa CLTN va CLNT

2 3 Những kiến thức thực tiễn có liên quan

- Từ những hiểu biết về CUNT cho phép giải thích được sự hình thành các giống vật nuôi cây trồng mới được hình thành

- Từ sự hiểu biết về CLTN giúp ta giải thích được tại sao các đặc điểm của

sinh vật đều phù hợp với hoàn cảnh sống của nó

- Giải thích tại sao có những giống cây trồng không hạt BÀI 37 THUYẾT TIẾN HOÁ HIỆN ĐẠI 1 LOGIC NOI DUNG CUA BAI 37

1.1 Vi tri cua bai 37 trong chuong

Bài 37 là bài thứ hai của chương đứng sau bài 36 — Học thuyết tiến hoá cổ

điển, vẫn là tiếp tục điểm qua sự phát triển của học thuyết tiến hoá

Bài 37 được xếp sau bài 36 sau khi đã tìm hiểu quan điểm của Lamac và

Đacuyn, thấy được những ưu điểm và tồn tại của các quan điểm đó Vậy thì cùng

Trang 32

Như vậy logic bài 36, 37 được phát triển theo thời gian lịch sử và đó cũng là sự tiến bộ dần của các học thuyết tiến hoá Bài 37 đứng sau bài 36 sẽ giúp cho chúng ta thấy được quan điểm đúng đắn được hình thành ở các học thuyết tiến hoá hiện đại - Đây là cơ sở đi tìm hiểu sâu vào các học thuyết tiến hoá hiện đại ở các bài tiếp theo

1.2 Logic nội dung của bài 37

Để thấy được tính chất đúng đắn của các học thuyết tiến hoá hiện đại: Thuyết tiến hoá tổng hợp, thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính của Kimura thì trước hết chúng ta phải thấy được quá trình hình thành của thuyết tiến hoá hiện đại - Đó là nội dung của muc I

Phần II và HI được trình bày lần lượt theo sự hình thành của các thuyết tương

ứng

Sự sắp xếp các mục như sách giáo khoa giúp ta thấy được “sự tiến hoá” của các tư tưởng từ cuối thế kỷ XIX và sự ra đời của thuyết tiến hoá hiện đại từ thế kỷ XX dựa trên cơ sở vững chắc của di truyền học

2 TRÌNH TỰ NOI DUNG VÀ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CỦA BÀI 37 2.1 Nội dung và kiến thức cơ bản của bài 37

Phan I Sự hình thành thuyết tiến hoá hiện đại 1 Tình hình lý luận tiến hóa nửa sau thế kỷ XIX

- Nhiều tài liệu và bằng chứng tiến hoá trực tiếp hoặc gián tiếp đã củng cố

quan điểm tiến hoá

- Khủng hoảng về lý luận trong vấn đề về những đặc tính thu được trong

đời cá thể dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh và tập quán thu được có di truyền được không? Ngoại cảnh hay tính di truyền của cơ thể có vai trò quan trọng trong tiến hoá?

Trang 33

Di truyền học trở thành cơ sở vững chắc cho lý luận tiến hoá hiện đại vì nó giải quyết được các vấn đề sau:

- Nguyên nhân phát sinh biến dị, cơ chế di truyền biến dị - Phân biệt được biến dị di truyền với biến dị không di truyền

- Lầm rõ cơ chế tác động của ngoại cảnh đối với sự biến đổi của vật chất đi truyền

- Cơ chế tích luỹ biến dị dưới tác dụng của CLTN

Phần II Thuyết tiến hoá tổng hợp

1 Tiến hoá nhỏ

- Khái niệm: Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, đưa

đến sự hình thành loài mới

- Phạm vi: Tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp - Thời gian: Thời gian lịch sử tương đối ngắn

- Phương pháp nghiên cứu: Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm 2 Tiến hoá lớn

- Khái niệm: Tiến hoá lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên

loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành

- Phạm vi: Diễn ra trên quy mô rộng lớn

- Thời gian: Diễn ra qua thời gian địa chất rất dài

- Phương pháp nghiên cứu: Chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp qua tài liệu cổ

sinh vật học, giải phẫu học, địa lý sinh vật học

Phần III Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tinh cha Kimura

- Ví dụ: Khi phân tích 59 mẫu Hêmôglôbin ở người trong đó có sự thay thế một axit amin nào đó, người ta thấy có 43 mẫu đột biến không gây ảnh hưởng gì

Trang 34

- Nội dung: Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của CLTN Đây là một nguyên lý cơ bản của sự tiến hoá ở cấp phân tử

2.2 Những kiến thức cần chú ý bổ sung

Phần I Sự hình thành thuyết tiến hoá hiện đại

Khi dạy giáo viên có thể nêu ra một số quan điểm trong giai đoạn này:

- Thuyết Lamac mới: Nhấn mạnh vai trò của di truyền

- Thuyết đột biến: Cả Lamac và Đacuyn mới đều có điểm chung là coi tiến

hoá như một hiện tượng liên tục, không có bước nhảy đột ngột

- Theo Dovri: Ong cho rang cdc đột biến có thể là động cơ đuy nhất của tiến hoá, tiến hành bằng các bước nhảy và một loài mới có thể phát sinh trực tiếp do

đột biến từ một loài có trước Ông còn cho rằng loài mới được hình thành qua đột

biến, còn vai trò của CLTN chỉ có tác dụng sàng lọc các đột biến, không có tác dụng tích luỹ các biến dị

Phần II Thuyết tiến hoá tổng hợp

Từ những năm 30 của thế kỷ XX trở đi, di truyền học dần dần trở thành một trụ cột vững chắc của thuyết tiến hoá hiện đại Đánh dấu bước ngoặt lịch sử này là công trình thực nghiệm của :

- §etvericop (1926): Về sự biến đổi kiểu gen của quần thể

- Đubinhin: Nghiên cứu sự biến động ngẫu nhiên trong kiểu gen của quần thể - Các công trình của Fisesơ (1930), Raitơ (1931), Handan (1932)

- Tác phẩm “ Di truyền học và nguồn gốc các loài” của Đopjan

BÀI 38, 39 CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ CƠ BẢN

1 LOGIC NOI DUNG CUA BAI

Trang 35

Thuyết tiến hoá hiện đại được trình bày trong bài 37 đã chia quá trình tiến hoá thành tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn Quá trình tiến hoá nhỏ được hiểu chính là quá trình biến đổi tần số tương đối của các alen về một hay một số gen nào đó trong quần thể Vậy quá trình này đã chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào và nó diễn ra như thế nào? Bằng chứng về sự tiến hoá đó trong thực tế ra sao? Hệ

quả của quá trình biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể là gì?

Như vậy, bài 38, 39 - Các nhân tố tiến hoá cơ bản đứng sau bài 37- Học

thuyết tiến hoá hiện đại và đứng trước bài 40 - Quá trình hình thành các đặc điểm

thích nghi là hoàn toàn phù hợp 1.2 Logic nội dung của bài 38, 39

Quá trình biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể phải được

bắt đầu từ quá trình đột biến - Quá trình đột biến sẽ tạo nguyên liệu cho tiến hoá Các đột biến chỉ có ý nghĩa đối với tiến hoá khi nó được di truyền cho thế hệ sau Vậy tiếp theo quá trình giao phối sẽ giúp cho đột biến phát sinh được phát

tán trong quần thể

Nguồn nguyên liệu đột biến và biến dị tổ hợp được tạo ra qua quá trình đột biến và giao phối sẽ là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình CLTN Quá

trình CLTN tác động vào quần thể sẽ phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu

gen khác nhau Từ đó làm thay đổi tân số tương đối của các alen trong quần thể

Ngoài ra, quá trình biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể còn có thể thay đổi một cách đột ngột do biến động di truyền Như vậy, phần tiếp theo chúng ta sẽ được tìm hiểu mục biến động di truyền trước khi đi tìm hiểu các

cơ chế cách ly

Để quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra thì cơ cấu di truyền mới được thiết lập trong quần thể cần phải được bảo tồn Chính vì vậy cần có cơ chế cách ly quần

Trang 36

gốc Sự cách ly sẽ ngăn can sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự

phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt

Như vậy chúng ta thấy logic được trình bày trong bài 38, 39 là hoàn tồn phù hợp

2 TRÌNH TỰ NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CỦA BÀI 38, 39 2.1 Nội dung và kiến thức cơ bản của bài 38, 39

Phần I Quá trình đột biến

- Khái niệm quá trình đột biến - Hậu quả của quá trình đột biến - Vai trò của quá trình đột biến Phan II Du nhập gen

- Khái niệm du nhập gen - Các hình thức du nhập gen - Vai trò của du nhập gen Phần II Quá trình giao phối

- Các hình thức giao phối

- Vai trò của ngẫu phối đối với tiến hoá - Mối quan hệ giữa đột biến và giao phối Phần IV Quá trình chọn lọc tự nhiên

1 Tác động của chọn lọc tự nhiên

- Khái niệm

- Quan niệm của Đacuyn về tác động của CLTN

- Quan niệm hiện đại về tác động của CLTN

Trang 37

+ Vai trò của CLTN 2 Các hình thức của CLTN

a Chọn lọc ổn định

- Nội dung của chọn lọc ổn định - Điều kiện xảy ra chọn lọc ổn đinh - _Ý nghĩa của chọn lọc ổn định b Chọn lọc vận động

- Nguyên nhân diễn ra hình thức chon lọc vận động - Két qua cua chon loc van động

-Y nghĩa của hình thức chọn lọc vận động c Chọn lọc gián đoạn

- Nguyên nhân diễn ra hình thức chon lọc gián đoạn - Kết quả của chọn lọc gián đoạn

-Y nghĩa của hình thức chọn lọc gián đoạn Phần V Biến động di truyền

- Khái niệm về biến động di truyền - Nguyên nhân của biến động di truyền - Kết quả của biến động di truyền

Phan VI Các cơ chế cách ly - Khái niệm cơ chế cách ly - Vai trò của cách ly 1 Cách ly không gian

- Nguyên nhân: Do sự xuất hiện các vật cản địa lý

- Cơ chế: Các nhóm cá thể hay quần thể khác nhau tích luỹ các biến dị theo

Trang 38

- Nguyên nhân: Do sự phân hoá thích ứng với những điều kiện sinh thái khác nhau trong cùng một khu vực địa lý

- Cơ chế: Các nhóm cá thể hay quần thể cách ly tương đối, không có sự giao

phối với nhau.Từ đó tích luỹ các biến dị theo hướng khác nhau 3 Cách ly sinh sản - Nguyên nhân: Do đặc điểm cơ quan sinh sản hoặc tập tính hoạt động sinh dục khác nhau - Cơ chế: Các lồi khơng giao phối với nhau dẫn đến tích luỹ các biến di theo hướng khác nhau 4 Cách ly di truyền

- Nguyên nhân: Do sai khác về bộ nhiễm sắc thể, kiểu gen

- Cơ chế: Thụ tinh không có kết quả từ đó tích luỹ các biến dị theo hướng

khác nhau

* Nhận xét: Cách ly không gian là điều kiện cần thiết để các nhóm đã phân hoá

tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau Cách ly không gian sẽ dẫn tới các hình thức cách ly khác

2.2 Kiến thức cần chú ý bổ sung

* Khái quát về nhân tố tiến hoá trước khi đi tìm hiểu từng nhân tố Có thể chia các nhân tố tiến hoá thành ba nhóm lớn:

- Nhân tố tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá làm xuất hiện các alen mới và những tổ hợp alen vô cùng phong phú trong quần thể: quá trình đột biến, quá trình giao

phối, sóng quần thể

Trang 39

- Nhân tố tăng cường sự phân hoá trong nội bộ quần thể làm cho quần thé ban

đầu nhanh chóng phân ly thành những quần thể mới, có kiểu gen ngày càng khác xa nhau: các cơ chế cách ly

Phan I Quá trình đột biến

- Giáo viên đưa khái niệm đột biến: Là những biến đổi trong cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ phân tử ( ADN) hay cấp độ tế bào(NST)

- Nguyên nhân gây đột biến gen :

+ Nguyên nhân trong cơ thể + Nguyên nhân ngoài cơ thể

- Khái niệm quá trình đột biến: Là một chuỗi nguyên nhân và cơ chế phức tạp dẫn tới kết quả là sự xuất hiện các đột biến

Phan II Quá trình giao phối

Giáo viên nêu và lấy ví dụ về mối quan hệ giữa đột biến và giao phối:

Nếu gọi n là số cặp gen dị hợp của quần thể của bố mẹ thì số loại giao tử của

bố mẹ sẽ là: 2", số kiểu gen: 3", số kiểu hình: 2" Phần II Quá trình CLTN

1 Tác động của CLTN

- Khái niệm CLTN:

+ Theo Đacuyn: CLTN là sự sống sót của những dạng cá thể thích nghi nhất + Theo quan điểm hiện đại: CLUTN là sự phân hoá về khả năng sinh sản của

những kiểu gen khác nhau trong quần thể -_ Sự bổ sung quan điểm hiện đại cho Đacuyn:

+ Về nguồn nguyên liệu của chọn lọc:

Theo Đacuyn: - Biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản

Trang 40

Theo quan diém hién dai:

- Bién di di truyén 14 nguyén liéu cua CLTN bao gém bién di tổ hợp, biến dị đột biến - Thường biến: Chỉ có ý nghĩa gián tiếp + Về đơn vị chọn lọc: Theo Đacuyn: cá thể Quan điểm hiện đại: phân tử, nhiễm sắc thể, cá thể, quần thể, loài, các cấp trên loài + Thực chất của CLTN:

Đacuyn: Phân hoá khả năng sống sót của những cá thể thích nghi nhất

Quan điểm hiện đại: Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen thích

nghi nhất + Kết quả:

Đacuyn: Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất

Quan điểm hiện đại: Sự sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi

nhất

2 Các hình thức CLTN

- Chọn lọc ổn định: Cần nêu ý nghĩa của chọn lọc ổn định Đó là giải thích sự củng cố lại các đặc điểm thích từ trước

-Y nghĩa của chọn lọc vận động: Giải thích cho quá trình hình thành những đặc điểm thích nghi mới thay thế cho những đặc điểm cũ trước đây không phù hợp

- Ý nghĩa của chọn lọc gián đoạn: Giải thích được tính đa hình của quần thể

sinh vật

Phần IV Các cơ chế cách ly

GV đưa thêm khái niệm cơ chế cách ly và phân tích rõ thuật ngữ cách ly

Ngày đăng: 21/09/2014, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w