TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA SINH - KTNN
DINH THI NGOC LY
PHAN TICH NOI DUNG CHUONG TRINH, XAY DUNG MOT SO GIAO AN DIEN TU
THUOC CHUONG I: THANH PHAN HOA HOC
CUA TE BAO CHUONG II: CẤU TRÚC CỦA TE BAO SINH HOC 10 - BAN KHOA HOC CO
BAN
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyén nganh: Phuong phap day hoc
Trang 2LOI CAM ON
Để hồn thành được khố luận tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: Trương Đức Bình - Người thầy đã tận tình hướng dân chỉ bảo giúp em trong suốt quá trình làm đê tài
Em xin chân thành cẩm ơn các thầy cô trong khoa, đặc biệt là các thây cô trong tổ bộ môn phương pháp giảng dạy khoa sinh - KTNN, các bạn sinh
viên đã tạo điều kiện giúp đố em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình
Bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng nhưng
đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của em
được hoàn thiện hơn
Hà Nội, tháng 5 nam 2008
Sinh viên
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan kết quả khoá luận này là của riêng cá nhân tôi Kết quả này không trùng với kết quả của bất kỳ tác giả
nào khác
Nếu sai tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên
Trang 4PHAN 1: MO DAU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới đang phát triển từng ngày, loài người đã bước vào kỉ nguyên mới, thiên niên kỷ mới, thiên niên kỷ mà tri thức và kĩ năng của con người được coi là yếu tố phát triển Và hơn nữa thế kỉ 21 còn là thế kỷ mà có sự bùng
nổ thơng tin, tri thức Khối lượng thông tin tăng lên từng ngày, từng giờ
Trong sự phát triển mạnh mẽ đó địi hỏi con người phải có những thay đổi phù
hợp để thích ứng với hồn cảnh xã hội mới Để tạo ra "con người mới" thì mục
đích trước mắt và lâu dài là giáo dục
Thực tế cho thấy việc tạo ra một khối lượng kiến thức khổng lồ khiến
nhà trường phổ thông không thể trang bị đầy đủ cho học sinh trong quá trình học được Do đó một vấn đề đặt ra là phải đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập, tìm hiểu khám phá tri thức của học sinh Việc đổi mới phương pháp dạy- học đã được hội nghị lần
thứ 2 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VỊI đã chỉ rõ và cụ thể: "Đổi
mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiêu, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên"
Trong những năm gần đây, tình hình đổi mới phương pháp dạy học ở
trường phổ thông đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể, phương pháp dạy
học truyền thống "Lấy giáo viên làm trung tâm", học sinh thụ động chép bài
đã dan dan thay thé bang phương pháp dạy học mới "Lấy học sinh làm trung
Trang 5Dé dam bảo việc đổi mới phương pháp dạy học thành công, không những đổi mới nội dung sách giáo khoa mà phải đổi mới phương pháp trình bày nội dung bài học cụ thể, đặc biệt là đổi mới và sử dụng các trang thiết bị
hiện đại, trong đó có cả máy vi tính làm phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đề ra chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo đến năm 2010 trong đó chủ trương tăng cường sử dụng máy tính trong trường học,
tiến tới sử dụng công nghệ thông tin để thay đổi cách dạy và cách học
Xuất phát từ đặc thù của môn học sinh học là khoa học thực nghiệm
thông qua việc quan sát thí nghiệm, mơ hình, mẫu vật, tranh vẽ, các em nắm được bài giảng, lĩnh hội kiến thức Đồng thời sinh học cũng là ngành
khoa học có nhiều kiến thức trừu tượng, giao thoa kiến thức của nhiền ngành
khoa học khác như Hoá học, Vật lí, chẳng hạn như các đối tượng quá trừu tượng (sinh tổng hợp Prôtê¡n, ADN, ARN, .), các đối tượng quan tâm quá nhỏ (ở mức phân tử, cấu tạo bên trong tế bào) Vậy làm thế nào để các em có
thể hiểu và nắm được các cấu trúc hiển vi đó khi các em khơng thể trực tiếp
quan sát được Có thể nhận thấy việc sử dụng mô phỏng các đối tượng đó là
cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận kiến thức và góp phân đổi mới
phương pháp dạy học Công nghệ thơng tin có nhiều khả năng hỗ trợ quá trình
dạy học đạt hiệu quả nhất là khả năng xây dựng các mô phỏng
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phần mềm phục vụ hầu hết các lĩnh
vực trong đời sống nói chung và trong giáo dục nói riêng nhưng nổi trội nhất
vẫn là phần mềm trình chiếu PowerPoint Phần mềm PowerPoint là cơng cụ
trình chiếu khá mạnh mẽ, với việc sử dụng phần mềm này giáo vên có sự chuẩn bị công phu cho bài giảng từ các bài giảng minh hoạ (hình nh hoặc hình động), bảng biểu, câu hỏi trắc nghiệm, làm cho bài giảng trở nên sinh
động hấp dẫn thu hút người học, từ đó tạo hứng thú học tập, tạo tiền đề cho
phát huy tính tích cực học tập của học sinh Việc thiết kế một giáo án điện tử
Trang 6được nhiều nội dung mà vẫn tạo được hứng thú học tập của học sinh Giảng
dạy trên giáo án điện tử có thể kết hợp các phương pháp khác như: thuyết
trình, giảng giải, để hiệu quả bài học được nâng cao
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thiết kế giáo án điện tử, với mục tiêu xây dựng những bài giảng theo hướng lấy học sinh làm trung tâm góp
phần nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy sinh học, phát huy tính tích cực của
học sinh, tôi đã mạnh dạn nhận dé tai: "Phan tích nội dung chương trình,
xây dựng một số giáo án điện tử thuộc chương I: Thành phần hoá học của tế bào Chương II: Cấu trúc của tế bào Sinh học lớp 10 - ban khoa học cơ bản"
Tôi rất mong kết quả nghiên cứu của mình sẽ giúp ích cho giáo viên mới ra trường, mới tiếp cận trong việc thiết kế giáo án điện tử và sinh viên
ngành sư phạm làm tài liệu tham khảo 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng một số giáo án điện tử, các bài thuộc phần 2 sinh học 10 ban
cơ bản
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những biện pháp nhằm sáng tỏ nội dung bài giảng, phân tích bài giảng
trong sách giáo khoa Sinh học lớp 10 ban cơ bản
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1 Phân tích nội dung các bài thuộc chương I và chương II sách giáo khoa sinh học 10 ban cơ bản
- Phân tích mục tiêu của bài
- Trình bày kiến thức trọng tâm của bài - Phân tích thành phần kiến thức:
+ Trình bày nội dung và kiến thức của bài + Những nội dung kiến thức bổ sung
Trang 72 Xây dựng một số giáo án điện tử, thiết kế bài dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Nghiên cứu lý thuyết:
Để xáy dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài tôi đã nghiên cứu các tài liệu:
- Đường lối giáo dục của Đảng - Lý luận dạy học sinh học
- Sách giáo khoa Sinh học 10 ban cơ bản
- Các tài liệu chuyên môn về tế bào
- Các tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài 5.2 Phương pháp chuyên gia:
Xin ý kiến nhận xét, đóng góp ý kiến của những giáo viên có kinh
nghiệm tâm huyết với phương pháp dạy học làm trung tâm về:
- Giá trị của luận văn với xu hướng giảng dạy hiện nay
Trang 8PHAN 2: NOI DUNG VA KET QUA NGHIEN CUU
CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE CAC VAN DE NGHIEN CUU
1 Tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tap
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì tính tích cực trong hoạt động xã hội là bản chất vốn có của con người Con người không chỉ sử dụng các sản phẩm của tự nhiên mà còn tác động vào tự nhiên cải biến môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội để tạo ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
Năm 1995 Khaclanov đã đưa ra định nghĩa tính tích cực: Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể nghĩa là của con người hành động, tính tích
cực thể hiện trong hoạt động của con người, nó vừa là điều kiện đồng thời là
kết quả của quá trình hình thành và phát triển nhân cách
Trong giáo dục để đạt hiệu quả cao trong việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì nhiệm vụ trước hết là phải hình thành và phát huy tính tích cực học tập của học sinh Vậy tính tích cực học tập của học sinh là gì?
Theo Giáo sư Trần Bá Hồnh: Tính tích cực học tập của học sinh cũng có tính tương đồng với tính tích cực nhận thức bởi vì học tập là trường hợp đặc biệt của sự nhận thức, cho nên nói tính tích cực học tập thực chất là nói đến tính tích cực của nhận thức Giáo sư đưa ra định nghĩa: "Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập và sự
cố gắng trí tuệ, nghị lực cao trong quá trình nắm vũng tri thức" Biểu hiện tính tích cực học tập của học sinh:
- Biểu hiện bằng hành động:
Học sinh khao khát tự nguyện được trả lời các câu hỏi của giáo viên
Trang 9Học sinh hay nêu các thắc mắc và đòi được giải thích
Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt các kiến thức và kĩ năng đã có để
nhận thức vấn đề mới
Học sinh mong muốn đóng góp với thầy với bạn những thơng tin mới ngồi nội dung của bài học
- Biểu hiện về mặt cảm xúc:
Học sinh hào hứng phấn khởi trong giờ học
Học sinh biểu hiện tâm trạng ngạc nhiên trước những hiện tượng hoặc thông tin mới
Học sinh băn khoăn, day dứt trước những vấn đề phức tạp, những bài
tập khó
- Biểu hiện về mặt ý chí:
Sự tập trung chú ý vào bài học, chăm chú quan sát đối tượng nghiên cứu
Không nản chí trước những khó khăn như là phải làm bằng được các bài tập, giải thích bằng được các hiện tượng, làm bằng được các thí nghiệm
Tính tích cực học tập của học sinh biểu hiện ở các mức độ: Mức độ sao chép, bắt chước
Mức độ tìm tịi thực hiện Mức độ sáng tạo
2 Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Khác với phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm đề cao vai trò của người học, tồn bộ q trình dạy
học đều hướng vào nhu cầu, khả năng và hứng thú của học sinh Mục đích là
nhằm phát triển ở học sinh năng lực độc lập học tập và giải quyết vấn đề Học sinh và giáo viên cùng nhau khảo sát các vấn đề, các khía cạnh của từng vấn
Trang 10Cho nên trong giờ giảng cần phải tập trung vào vai trò và hoạt động của hoc
sinh chứ không phải hoạt động của giáo viên, học sinh phải là trung tâm của quá trình dạy học Đây cũng là đặc điểm thể hiện tính ưu việt của phương pháp dạy học tích cực
Có nhiều quan điểm về phương pháp dạy học tích cực theo nhiêu hướng:
Theo R.Csharma (1998) viết: “Trong phương pháp dạy học lấy học sinh
làm trung tâm, toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, lợi ích của
học sinh Mục đích là phát triển ở học sinh kĩ năng và năng lực độc lập giải quyết các vấn đề Vai trò của người giáo viên là tạo ra những tình huống để phát hiện vấn đề, để học sinh nhận biết vấn đề và giải quyết vấn đề”
Theo Giáo sư Trần Bá Hồnh: “Khơng nên xem xét việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm cũng như một phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm như một phương pháp dạy học đặt ngang tầm với các phương pháp dạy học đã có, mà nên quan niệm nó như một tư tưởng, một quan điểm chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu
quả dạy học”
Từ cơ sở trên ta thấy đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu khách quan và phải đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm Mọi nỗ lực
giảng dạy của giáo dục đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em thể hiện
chính mình Để có thể thực hiện được phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải
nắm vững tri thức khoa học, phải hiểu thấu đáo nội dung của bài học, phải có
trình độ sư phạm cao để tổ chức các hoạt động giúp các em Iĩnh hội được tri
thức
3 Giáo án điện tử và cách xây dựng giáo án điện tử 3.1 Giáo án điện tử
Trang 11Multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc bài học
Giáo án điện tử là sản phẩm hoạt động thiết kế bài dạy được thực hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử
3.2 Cách xây dựng giáo án điện tử 3.2.1 Nguyên tắc thiết kế
- Quán triệt mục tiêu dạy học
- Đảm bảo tính chính xác của nội dung bài giảng
- Đảm bảo tính hợp lí tối đa giữa người và máy để phát huy tính tích cực học tập của học sinh
- Đảm bảo tính sư phạm, tính trực quan và hiệu quả 3.2.2 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước
sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Tìm hiểu rõ nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục, trên cơ sở đó xác định mục tiêu của cả bài về kiến thức, kĩ năng,
thái độ mà người học có thể đạt được sau bài học
- Bước 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng các kiến thức trọng tâm Cần bám sát vào phân phối chương trình dạy học và giáo trình bộ môn
Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản, sắp xếp lại cấu trúc của bài để
làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ
thêm trọng tâm của bài
- Bước 3: Multimedia hoá kiến thức: Thực hiện qua các bước + Dữ liệu hố thơng tin kiến thức
+ Phân loại kiến thức đã được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, ảnh
Trang 12+ Sưu tâm hay xây dựng nguồn từ liệu sẽ được sử dụng trong bài học
+ Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn dùng trong bài học để liên
kết
+ Xử lý các dữ liệu thu được để nâng cao chất lượng và đảm bảo các yêu cầu về nội dung, thẩm mĩ và sư phạm
- Bước 4: Xây dựng các thư viện tư liệu
Sắp xếp các tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử thành thư viện tư
liệu tức là tạo được cây thư mục hợp lý
- Bước 5: Lựa chọn ngôn ngữ và các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến
trình dạy học qua các hoạt động cụ thể
Chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức
cụ thể, dựa vào các hoạt động đó để định ra các Slide Sau đó xây dựng nội
cho các trang có thể là văn bản, đồ thị, tranh ảnh, video clip, v.v
Văn bản trình bày cần ngắn gọn, cô đọng, chủ yếu là tiêu đề và dàn ý cơ
bản Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ thống nhất tuỳ
theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, ghi nhớ,
câu trả lời
Không lạm dụng các hiệu ứng trình diễn thu hút sự tị mị khơng cần thiết
của người học, phân tán chú ý trong học tập
- Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các
sai sót đặc biệt là các liên kết Tiến hành sửa chữa và hoàn thiện
*Các bước thiết kế bài giảng điện tử trên PowerPoint
- Bước 1: Khởi động chương trình PowerPoint, định dạng và tạo file mới
- Bước 2: Nhập nội dung văn bản và đồ hoạ cho từng Slide - Bước 3: Chọn dạng màu nên phần trình diễn
Trang 13- Bước 5: Sử dụng các hiệu ứng trong PowerPoint để hoàn thiện nội dung
và hình thức của một bài giảng
- Bước 6: Thực hiện liên kết giữa các Slide, các file thành chương trình
- Bước 7: Chạy thử chương trình và sửa chữa
- Bước 8: Đóng gói tệp tin
- Bước 9: Giải nén tệp tin
3.2.3 Ưu, nhược điểm của giáo án điện tử - Ưu điểm:
+ Hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trên lớp
+ Hình ảnh tranh vẽ rõ nét, đẹp, chính xác
+ Tiết kiệm thời gian cho giáo viên + Gây hứng thú học tập cho học sinh
- Nhược điểm:
+ Nếu lạm dụng quá mức học sinh chỉ nghe và xem mà không ghi được
bài
Trang 14CHUONG 2 KET QUA NGHIEN CUU
1 Phân tích nội dung chuong I: Thanh phần hoá học của tế bào va xây dựng một số giáo án điện tử thuộc chương I
1.1 Phân tích nội dung chương I: Thành phần hoá học của tế bào 1.1.1 Cấu trúc của chương I: Thành phần hoá học của tế bào được phân bố như sau:
Chương gồm 4 bài:
Bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước Bai 4: Cacbohidrat va Lipit
Bài 5: Prôtêm
Bai 6: Axit Nucléic
1.1.2 Nhiệm vụ của chương:
Chương I: Thành phần hoá học của tế bào là chương mở đầu của phần sinh học tế bào, là chương cơ sở để nghiên cứu tế bào ở các chương sau:
Chương II - Cấu trúc tế bào, Chương HI - chuyển hoá vật chất và năng lượng ở
tế bào, Chương IV - Phân bào
Trong chương thành phần hoá học của tế bào được giới thiệu theo cấp tổ chức từ nguyên tử đến phân tử rồi tới các phân tử đại hữu cơ như: Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axit nuclêic Qua các bài học trong chương, học sinh sẽ thấy
được các đặc điểm của sự sống ở cấp tế bào là do các đặc điểm của các đại phân tử cấu tạo nên tế bào quy định Sự tương tác của các đại phân tử bên
trong tế bào tạo nên sự sống Và đặc điểm của các đại phân tử hữu cơ lại được
quy định bởi các đặc điểm của các nguyên tố hoá học cấu tạo nên chúng và
cấu trúc của các nguyên tử nguyên tố lại quyết định đặc tính lý hố học của nguyên tố Nội dung toàn chương trình bày về: Vai trò của các nguyên
Trang 151.2 Phân tích các bài và kỹ thuật dạy một số bài cụ thể thuộc
chương I— Thành phần hoá học của tế bào
BÀI 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
1 MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1 Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào - Phân biệt được nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hố của nước
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào
1.2 Kỹ năng
Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng: - Quan sát hình vẽ thu nhận kiến thức
- Thao tác tư duy: phân tích - so sánh - tổng hợp 1.3 Giáo dục
Giáo dục cho học sinh nhận thức được tính thống nhất của vật chất
2 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Vai trò của các nguyên tố hoá học và nước với tế bào
3 THÀNH PHẦN KIẾN THỨC 3.1 Kiến thức chủ yếu
3.1.1 Các nguyên tố hoá học
Trong số 92 nguyên tố có trong tự nhiên, người ta đã tìm thấy khoảng
Trang 16đó có 4 nguyên tố C, H, O, N là cơ bản nhất chiếm hơn 96% khối lượng cơ thể
sống
- Cacbon là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự
đa dạng của các đại phân tử hữu cơ
- Tuỳ theo tỉ lệ các nguyên tố trong cơ thể, người ta chia các nguyên tố
thành 2 loại: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng
a) Nguyên tố đa lượng
- Nguyên tố đa lượng là những nguyên tố có chứa lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thé (C, H, O, N, §, K, )
- Vai trị: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtê¡n,
cacbohidrat, lipit, axit nuclêïc là các hợp chất hố học chính cấu tạo nên tế
bào
b) Nguyên tố vi lượng
- Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khối
lượng khô của tế bào (Fe, Cu, Bo, Mn, Mo, )
- Vai trò: tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào Những nguyên tố này cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu nó thì một số chức năng sinh lí có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng
3.1.2 Nước và vai trò của nước trong tế bào
a) Cấu trúc và đặc tính hố lí của nước - Cấu trúc:
+ Có cấu tạo hoá học đơn giản gồm 2 nguyên tử hiđro liên kết cộng hoá trị với l nguyên tử ôxi Công thức hoá học: H;O
+ Phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu (Š” và ồ) do đôi điện tử trong
liên kết bị kéo lệch về phía ơxi
- Đặc tính: phân tử nước có tính chất phân cực, phân tử nước này hút phân tử nước kia và hút các phân tử phân cực khác làm cho nước có vai trị đặc
Trang 17b) Vai trò của nước đối với tế bào
- Là dung mơi hồ tan nhiều chất cần thiết cho sự sống
- Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào và là môi trường cho các phản
ứng sinh hoá xảy ra
- Làm ổn định nhiệt của cơ thể 3.2 Kiến thức bổ sung
- Nguyên tử C có cấu hình điện tử vịng ngoài với 4 điện tử, do vậy nguyên tử C có thể cùng một lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử C và với 4 nguyên tố khác tạo nên số lượng rất lớn các phân tử hữu
cơ khác nhau
- Sự sống không phải được hình thành bằng cách tổ hợp ngẫu nhiên của các nguyên tố với tỉ lệ giống như trong tự nhiên Mà trong điều kiện nguyên
thuỷ của trái đất, các nguyên tố C, H, O, N với đặc tính hố học đặc biệt đã
tương tác với nhau tạo nên những hợp chất hữu cơ đầu tiên theo nước mưa rơi
xuống biển, nhiều chất trong số này là những chất tan trong nước và ở đó sự sống bắt đầu hình thành và tiến hố dần
- Nguyên tố vi lượng thường là thành phần của enzim, vitamin và một số
hợp chất quan trọng khác mà thiếu nó thì có thể dẫn đến bệnh tật hoặc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống như thiếu iốt gây bướu cổ ở người, thiếu molipđen cây có thể chết, thiếu đồng cây vàng lá,
- Nước là thành phần bắt buộc và thường có hàm lượng cao trong bất kì tế bào sống nào Mọi biểu hiện đặc trưng của hoạt động sống của tế bào (khả
nang chuyển động, hấp thụ, trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng, ) đều
liên quan với sự có mặt của nước Lúc lượng nước ít các hoạt động sinh lí
thường diễn ra yếu ớt và ngược lại Lượng nước trong tế bào là một chỉ tiêu về
mức độ hoạt động của chúng
Trang 18+ Nước liên kết có vai trò bảo vệ các hạt keo chống lại sự ngưng kết và sự biến tính
+ Nước tự do mang đầy đủ các tính chất hố lí điển hình của nước có ý
nghĩa lớn lao và nhiều mặt đối với tế bào
3.3 Tư liệu tham khảo
(1) “Dù oxy, cacbon, hidro và nitơ là những nguyên tố thường gặp nhất
trong mơi trường, chúng có trong cơ thể sống với tỉ lệ rất khác nhau Ví dụ cacbon chiếm 0,03% vỏ quả đất, nhưng lại chiếm tới 20% khối lượng cơ thể sống Mặt khác, một vài nguyên tố ví dụ như silic chiếm 27,7% vỏ quả đất, dù rất phổ biến nhưng lại gặp rất ít trong cơ thể sống”
(Trang 7, sách Sinh học tập l,W.D.PHILIPS - T.J.CHILTON)
(2) “Sở dĩ nước là dung môi chủ yếu và phổ biến trước hết là do tính
chất phân cực và do hệ quả của hằng số điện môi cực kì cao của nước Các đặc tính ngược dấu như các ion hút nhau ở trong nước yếu hơn ở trong khơng khí
80 lần Lực hút tương hỗ giữa các nguyên tử hay phân tử của một vật nhúng trong nước yếu hơn so với trong khơng khí Trong trường hợp này, chuyển
động làm cho các phân tử rời nhau dễ dàng của các chất kể cả các chất khó tan”
(Trang 298, sách Sinh học đại cương tập I, Phan Cu Nhan)
(3) “Liên kết hiđro tuy không bền lắm nhưng đủ khiến cho các phân tử
nước liên kết với nhau và sắp xếp một cách xác định với nhau Sự liên kết nội
tại khá bền vững giữa các phân tử nước giải thích nhiệt độ nóng chảy của nước
đá và nhiệt độ sôi tỉ nhiệt, nhiệt dung của nước cao hơn các chất lỏng khác” (Trang 298, sách Sinh học dai cương tap I, Phan Cự Nhân)
(4) “Trong nước đóng băng, tồn bộ các liên kết đều là mạnh cực đại và
do đó các phân tử đều phan tử đều phân bố trong một cấu trúc mạng lưới chuẩn Trong nước lỏng, có tới 80% phân tử có mối liên kết hidro như thế với
Trang 19các phân tử nước tự do trong nước lỏng làm cho chúng xếp gần nhau hơn so với cấu trúc mạng Do đó nước đá có cấu trúc thưa hơn và nó nổi trên mặt nước lỏng”
(Trang 9, Sinh học tập I, W.D.PHILIPS — T.J.CHILTON) BÀI 4: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT
1 MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1 Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đơi và đường đã có trong
cơ thể sinh vật
- Trình bày được chức năng của một số loại đường trong cơ thể sinh vật
- Liệt kê được các loại lipit có trong cơ thể sinh vật - Trình bày chức năng các loại lipit
- Phân biệt được saccarit va lipit về cấu tạo, tính chất, vai trò 1.2 Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh để phân biệt các chất 1.3 Giáo dục
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc ăn uống khoa học và vận dụng giải
thích được một số hiện tượng trong thực tiễn
2 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chức năng của cacbohidrat, lipit
3 THÀNH PHẦN KIẾN THỨC 3.1 Kiến thức chủ yếu
3.1.1 Cacbohidrat a) Cấu trúc hoá học
Trang 20hiđrô, ôxi và được cấu tạo theo nguyên tác đa phân (don phan chủ yếu là đường 6 cacbon)
- Đường đơn: là đường chỉ gồm 1 đơn phân Đường đơn 6 cacbon gồm 3
loại:
+ Giucơzơ (đường nho): có ở thực vật và động vật
+ Frutơzơ (đường quả) : có nhiều ở thực vật
+ Galactơzơ (đường sữa): có nhiều trong sữa động vật
- Đường đôi: gồm hai phân tử đường đơn cùng loại hoặc khác loại liên
kết với nhau
+ Đường saccarózơ (đường mía): cấu tạo gồm 1 glucôzơ liên kết 1 fructơzơ Có nhiều trong thân cây mía, củ cải đường, củ cà rốt
+ Đường lactôzơ (đường sữa): cấu tạo gồm 1 phân tử glucôzơ liên kết
1 galactơzơ Có nhiều trong sữa động vật
+ Duong mantézo (đường mạch nha): gồm 2 phân tử glucôzơ
- Đường đa: gồm nhiều phân tử đường phân liên kết với nhau Tuỳ theo
công thức của các đơn phân mà ta có các loại đường đa như glicơgen, tính bột,
xenlulơzơ hay kitin với các đặc tính lí hố rất khác nhau b) Chức năng của cacbohidrat
- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể
- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể:
+ Xenlulôzơ là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật
+ Kiuin cấu tạo thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của nhiều lồi cơn
trùng hay một số loài động vật khác
+ Cacbohidrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtê¡n là
những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào 3.1.2 Lipit
Lipit là là nhóm chất hữu cơ khơng tan trong nước, chỉ tan trong dung
Trang 21a) Dầu và mỡ
- Mỗi phân tử mỡ được hình thành do một phân tử glixêrol (1 loại rượu
3 cacbon) liên kết với 3 axit béo
- Mỡ gồm 2 loại:
+ Mỡ ở động vật: thường chứa các axit béo no
+ Mỡ ở thực vật và ở một số loài cá thường tồn tại ở dạng lỏng (được gọi là dầu) do chứa nhiều axit béo không no
- Chức năng: dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể b) Phôtpholipit
- Cấu tạo: phôtpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với ] phan tu glixérol Vi tri thứ 3 của phân tử glixêrol được liên kết với các nhóm phơtphat
- Chức năng: cấu tạo nên các loại màng của tế bào
c) Hoocmén
- Có bản chất là stêrôit như: testostêrôn, ơstrôgen, colesterôn
- Chức năng: colestêron tham gia cấu tạo màng
d) Sac t6 va vitamin
Một số loại sắc tố như carôtenôit và một số loại vitamin như vitamin A, D, E, K cũng là một dạng lipit
3.2 Kiến thức bổ sung
- Tuy cacbohidrat và lipit đều có C, H, C nhưng lại khác nhau về tỉ lệ các nguyên tố trong phân tử Cacbohidrat và lipit còn khác nhau ở tính chất
hồ tan trong các dung môi khác nhau
+ Cacbohiđrat tan nhiều trong nước, đễ phân huỷ hơn
+ Lipit ky nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ, khó phân huỷ hơn
Các đường đơn có vai trị chủ yếu là dự trữ năng lượng trong khi vai trò
đặc biệt của lipit là cấu trúc nên hệ thống màng sinh học và tham gia vào quá
Trang 22- Đường đôi và đường đơn tuy giống nhau về tính hồ tan trong nước
nhưng lại khác nhau về tính chất: đường đơn có tính khử mạnh, cịn đường đơi
thì khơng (trừ mantơzơ và lactôzo)
- Các đường đơn thường gặp: glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ đều có cơng thức phân tử là C,H;;O, nhưng công thức cấu tạo lại khác nhau do sự sắp xếp
khác nhau của các nguyên tử trong phân tử nên có đặc tính khác nhau
- Các đường đa như tinh bột, glicôgen, xenlulôzơ đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là glucơzơ Các đường này có cấu trúc đa phân khác nhau nên đặc tính khác nhau
+ Tĩnh bột và glicôgen có những mạch có nhánh bên
+ Xenlulôzơ là những mạch khơng có nhánh bên tạo thành nhiều sợi vững chắc
- Động vật không xương sống (tôm, cua), nhiều loại cơn trùng và giáp xác có bộ xương ngoài là lớp kitin Đó là một loại đường đa mà đơn phân tử là
glucôzơ được liên kết với nhóm N-Axétyl-B-d-gluc6zamin
Trong y học người ta sử dụng các sợi kitin làm chỉ tiêu trong các ca phẫu thuật Từ kitin có thể chuyển thành kitôzan là chất có nhiều trong nơng nghiệp (tăng năng suất cây trồng, kích thích nảy mầm, ra rễ, ) và trong công nghiệp (làm tăng độ bền của gỗ, phim ảnh, )
- Nhìn chung hàm lượng cacbohiđrat ở thực vật cao hơn ở động vật: + Ở thực vật: cacbohidrat tập trung nhiều ở thành tế bào thực vật, mô nâng đỡ, mô dự trữ Tuy nhiên hàm lượng saccarit ở thực vật thay đổi tuỳ loài, tuỳ giai đoạn sinh trưởng, phát triển của thực vật,
+ Ở cơ thể động vật và người:cacbon tập trung chủ yếu của gan, trong máu cơ thể bình thường hàm lượng saccarit thường là hằng số
Trang 233.3 Tu liéu tham khao
(1) “Chức năng quan trọng của hyđratcacbon là dự trữ và cung cấp năng lượng Trong quang hợp, năng lượng ánh sáng được chuyển sang năng lượng hoá học dự trữ dưới dạng các hyđratcacbon Ở thực vật chúng được dùng như nhiên liệu của hô hấp, năng lượng giải phóng lại cấp cho các phản ứng của chuyển hoá Kết quả thực vật có thể sản xuất các axit amin, protein và các
chất khác cần cho sinh trưởng Hyđratcacbon phức có trong thực vật bao gồm
tinh bột là dạng dự trữ năng lượng dài ngày và xelluloz là nguyên liệu cấu trúc chính của thành tế bào thực vật
Khi nguyên liệu thực vật được ăn, năng lượng hoá học dự trữ của nó
được chuyển sang động vật Quá trình chuyển này có thể tiếp diễn từ động vật này sang động vật khác và do đó dù con vật có ăn trực tiếp hay không, tất cả
động vật kết cục đều phụ thuộc vào các hyđratcacbon của thực vật.”
(Trang 15, sách Sinh học tập 1, W.D.PHILLTP - T.J CHILTON)
(2) “Tỉnh bột là nguyên liệu lương thực dự trữ chính của thực vật Nó
khơng phải là đơn chất mà là hỗn hợp các chuỗi thẳng các phân tử polisaccarit
gọi là amyloz và chuỗi phân nhánh các phân tử của polisaccarit thứ hai gọi là amylopectin”
(Trang 19, sách Sinh học tap I, W.D.PHILIP - T.J.CHILTON)
(3) “Glycogen là polisaccarit dự trữ phần lớn ở động vật Nó có cấu trúc
phân tử rất giống amylopectin nhưng phân nhánh mau hơn qua khoảng mỗi
khoảng 8-12 đơn vị glucoz Nó thấy trong gan và cơ”
(Trang 20, sach Sinh hoc tap I, W.D.PHILIP - T.J.CHILTON)
(4) “Xelluloz có nhiều hơn tất cả các hợp chất hữu cơ khác của cơ thể sống, vì nó là nguyên liệu cấu trúc chính của thành tế bào thực vật Cũng như
Trang 24các đơn phân glucoz luân phiên nhau một “sấp” lại một “ngửa” Sự thay đổi
tương đối nhỏ này đã dẫn đến sự thay đổi lớn về tính chất của polisaccarit thu
được ”
(Trang 21, sách Sinh học tập I,W.D.PHILTP - T.J.CHILTON) BÀI 5: PRÔTÊIN
1 MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1 Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nhận biết được các thành phần của prôtê¡n và nguyên tắc cấu tạo của protéin
- Phân biệt được các bậc cấu trúc của prơtê¡n
- Trình bày được các chức năng quan trọng của prôtê¡n
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prơtêin và giải
thích được ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của prétéin
1.2 Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy khái quát trừu tượng 1.3 Giáo dục
Giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng để có hành động đúng: tại sao prôtê¡n lại được xem là cơ sở của sự sống Giáo dục cho học sinh ý thức sinh hoạt, ăn uống khoa học hợp vệ sinh
2 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Phân biệt được các bậc cấu trúc của prôtê¡n
- Chức năng của prôtê¡n
3 THÀNH PHẦN KIẾN THỨC
3.1 Kiến thức chủ yếu
3.1.1 Thành phần của prôtê¡n
Prôtêin là hợp chất hữu cơ quan trọng nhất đối với cơ thể sống Thành
Trang 25gồm nhiều đơn phân là các axit amin Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của
các axit amin tạo nên sự đa dạng cao của các loại prôtê¡n
3.1.2 Các bậc cấu trúc của prôtê¡n
- Cấu trúc bậc 1: các axit amin liên kết với nhau tạo nên một chuỗi axit
amin gọi là chuỗi pôlipeptit Chuỗi ở dạng mạch thẳng
- Cấu trúc bậc 2: chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại
ở dạng mạch thẳng mà chúng co xoắn hoặc gấp nếp nhờ các liên kết hiđro giữa các axit amin trong chuỗi với nhau
- Cấu trúc bậc 3: là hình dạng của phân tử prôtê¡n trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin tạo
nên khối hình cầu
- Cấu trúc bậc 4: khi prơtêin có hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit khác
nhau phối hợp với nhau để tạo thành phức hợp prôtê¡n lớn hơn tạo nên cấu trúc
bậc 4
3.1.3 Chức năng của prôtê¡n:
- Protéin cấu tạo nên tế bào cơ thể (vd: colagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết)
- Prôtê¡n là các enzim xúc tác các phản ứng trao đổi chất (lipaza, prôtêaza) - Prôtêin dự trữ có chức năng dự trữ các axit amin (albumin)
- Vận chuyển các chất (hêmôglôbin) - Bảo vệ cơ thể (các kháng thể)
- Thu nhận cơ thể (các thụ thể trong tế bào)
* Các yếu tố ảnh hưởng đến chức nang cua protéin:
+ Bất cứ sự thay đổi nào làm thay đổi cấu trúc không gian 3 chiều của protéin đều có thể dẫn đến thay đổi chức năng của prôtêin
+ Những yếu tố của môi trường như nhiệt độ, pH, đều có thể làm thay
Trang 26kết hiđrô dẫn đến phá huỷ cấu trúc không gian của prơtê¡n Prơtêin có thể bị biến tính và trở nên mất hoạt tính về chức năng
3.2 Kiến thức bổ sung
- Các axit amin là đơn phân của tất cả các prơtê¡in và có cơng thức tổng
quát như sau:
H H
\ 7
| Nhóm amin
H—C—R <«<— Nhom bién déi Méi axit amin cé mot
nhóm riêng
Cc Nhóm cacboxyl
⁄Z `
O OH
- Trong các phân tử prôtêin các axit amin được nối với nhau bởi liên kết
peptit (Là liên kết giữa nhóm COOH của l axit amin với nhóm NH; của
Trang 27H H O H H O NF FN |g N—C —C + N—C—C / |” / ` H R, OH H R, OH H H O H H O KN |) 4 N—C—C —— N—C—C + HO Jf | ÔN H R, | R, OH Lién két peptit
Trong số 20 loại axit amin cấu tạo nên prơtêin của người có một số axit amin con người không thể tự tổng hợp (các axit amin không thay thế) mà phải nhận từ các nguồn thức ăn khác nhau Số còn lại con người có thể tự tổng
hợp được (các axit amin thay thế), khi ăn nhiều loại thức ăn khác nhau chúng ta có cơ hội nhận được các axit amin không thay thế khác nhau cần cho cơ thể
Các axit amin không thay thế đối với người trưởng thành gồm: Tritôphin và
Lizin Chúng ta có thể nhận được các loại axit amin không thay thế này từ các loại đậu, ngô và nhiều loại thức ăn khác nhau Đa số prôtêin bị mất hoạt tính sinh học và nói là bị biến tính trong các điều kiện nhiệt độ và pH không thuận lợi Biến tính xảy ra ở nhiệt độ 50 - 70°C Làm cho hình dạng phức tạp của prôtêin bị mất đi và không hoạt động được bình thường nữa Trong một số
Trang 28protéin c6 thé khoi phuc lại khi đưa nó quay trở về các điều kiện bình thường Quá trình này gọi là sự hồi tính, khi các phân tử prôtêin đã duỗi xoắn lại cuộn
lại thành cấu hình bình thường của nó Các prơtêin khác nhau sẽ được tiêu hoá
nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ không bị thuỷ phân thành các axit amin khơng
cịn tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển đến tế
bào để tạo thành prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta Nếu prơtêin nào đó
khơng được tiêu hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị
ứng (nhiều người dị ứng với thức ăn nhộng, tằm, tôm, cua, , trường hợp cấy
ghép mô lạ gây phản ứng bong miếng da ghép)
3.3 Tư liệu tham khảo:
(1) “Tầm quan trọng của việc xác định cấu tric bac I cua phan tir protein:
- Là bước đầu tiên quan trọng để xác định cơ sở phân tử hoạt tính sinh
học và tính chất hố lí của protein
- Là cơ sở xác định cấu trúc không gian của phân tử protein
- Là yếu tố góp phần quan trọng trong nghiên cứu bệnh lí của phân tử Khi thay đổi thứ tự của các axit amin thậm chí thay đổi chỉ một gốc axit amin trong phân tử protein có thể thay đổi hoạt tính sinh học, chức năng của một cơ
quan hoặc gây bệnh đặc trưng
- Là phiên bản dịch mã di truyền Vì vậy cấu trúc này nói lên quan hệ
họ hàng và lịch sử tiến hoá của thế giới sống ”
(Trang 20, sách Hoá sinh học, Phạm thị Trân Châu, Trần Thị Áng) (2) “ Bảng hàm lượng protein trong một số nguyên liệu động vật và thực
Trang 29
Nguyên liệu Protein (%)
Gan 18-19
Tim 16-18
M6 co thit gia stic 16-22
Trứng (gà, vịt, chim cút) 13-15 Sữa bò 3-5 Thịt cá 17-21 Tom 19-23 Mực 17-20 Moi 13-16 Ốc 11-12 Sò 8-9 Hén 4-5 Dau tuong 34-40 Lạc và các loại đậu khác 23-27 Ngô (khô) 8-10 Lúa 7-8
(Trang 12, sách Hoá sinh hoc, Pham thi Trân Châu, Trần Thị Áng) BAI 6: AXITNUCLEIC
1 MUC TIEU BAI HOC
1.1 Kiến thức
- Nêu được thành phần hoá học của một nuclêôtit
Trang 301.2 Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích tổng hợp để nắm vững cấu trúc của
axit nucléic 1.3 Giáo dục
Giáo dục học sinh hiểu được cơ sở phân tử của sự sống và axit nucléic 2 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Cấu trúc và chức năng của ADN và ARN
3 THÀNH PHẦN KIẾN THỨC
3.1 Kiến thức chủ yếu
3.1.1 Axi Đêôxiribônuclêic (ADN)
a Cấu trúc của ADN * Cấu trúc hoá học
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Mỗi đơn phân là một loại
nuclêôtit Mỗi nuclêôtit được cấu tạo gồm 3 thành phần:
+ Đường pentôzơ (đường 5 cácbon) + Nhóm phơtphat
+ Bazo nito
- Có 4 loại nuclêôtit là A (ađênin), T (min), G (guanin), X (xit6rin)
Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định tạo nên chuỗi
pôlinuclêôtit
* Cấu trúc không gian
- Phân tử ADN được cấu tạo từ 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau
bằng liên kết hiđrô giữa các bazơnitơ của các nuclêôtit A liên kết với T bằng
hai mối liên kết hiđrô G liên kết với X bằng 3 mối liên kết hiđrô (liên kết bổ sung)
Trang 31đều đặn giống như một cầu thang xoắn Trong đó các bậc thang là các bazơ
nitơ, còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phơtphat b Chức năng của ADN
Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin
3.1.2 Axit ribônuclêic (ARN)
a Cấu trúc của ARN
- Phân tử ARN cũng có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà mỗi đơn
phân là một nuclêôtit Gồm 4 loại A (ađênin), U (uraxin), G (guanin), X (xitôrin)
- Phân tử ARN được cấu tạo từ một chuỗi pơliribơnuclêơtit, nhiều đoạn có thể bắt đôi bổ sung với nhau tạo nên các đoạn xoắn kép cục bộ
- Các loại ARN khác nhau có cấu trúc khác nhau
+ mARN (ARN thông tin): cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit đưới dạng
mạch thẳng và có các trình tự nuclêơtit đặc biệt để ribơxơm có thể nhận biết ra chiêu của thông tin di truyền trên mARN
+ tARN (ARN vận chuyển): là chuỗi đơn nhưng có cấu trúc phức tạp
gồm 3 thuỳ, có 1 thuỳ có mang bộ ba nuclêơtit (bộ ba đối mã) để liên kết với mARN, đầu đối diện có vị trí để gắn với axit amin đặc hiệu
+ rARN (ARN ribôxôm): chỉ có một mạch nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo nên các đường xoắn kép cục bộ
- Phân tử ARN ngắn hơn nhiều so với chiều dài của ADN và thời gian tồn tại cũng ngắn hơn thời gian tồn tại của ADN
b Chức năng của ARN
- ARN tồn tại chủ yếu trong chất tế bào Mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định:
+ mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được
dùng như một khuôn để tổng hợp prôtê¡n
Trang 32+ tARN có chức năng vận chuyển các axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ như một người phiên dịch
- Ở một số loại vi rút, thong tin di truyền không được lưu trữ trên ADN mà trên ARN
3.2 Kiến thức bổ sung
- Loại ARN nào càng có nhiều liên kết hiđrơ thì càng bền vững (khó bị enzim phân huỷ) Phân tử mARN có số đơn phân ít nhất và khơng có liên kết hiđrô nên dễ bị phân huỷ nhất Phân tử rARN có số đơn phân nhiều nhất và có tới 70-80% liên kết hiđrô nên bên vững nhất, có thời gian tồn tại lâu nhất
trong 3 loại ARN
- Pentơzơ có trong phân tử axit nucléic 6 dang B-D-furanoz Hai loại Pentôzơ của axit nueclêic là riboz và 2-đêzôxiriboz Dựa vào đặc điểm của Pentôzơ người ta phân axit nuclêic thành hai loại chính:
+ Axit ribơnuclêic (ARN) chứa riboz
+ Axit đêzôribônuclêic (ADN) chứa đêzôriboz
- Chức năng của các nuclêôtit:
+ La “viên gạch” xây nên phân tử axit nuclêïc
+ Một số nuclêôtit tham gia cấu tạo nên các coenzim quan trọng như
coenzim NAD, NADP, FAD, coenzimA
+ Có vai trị dự trữ và vận chuyển năng lượng hoá học
+ Các nuclêơtit vịng có vai trị điều hoà hoạt động enzim trong tế bào là chất trung gian cho hoạt động của nhiều hoocmôn, chất truyền tin thứ hai
- ARN có trong nhân, trong tế bào chất, ti thể, lạp thể và đặc biệt có nhiều trong ribơxơm Ví dụ trong gan ARN được phân bố (% tổng số ARN trong tế
bào) như sau: Trong ribôxôm: 50%, bào tương 24%, tỉ thể 15%, nhân 11%
Trang 333.3 Tu liéu tham khao
(1) “Lượng ADN trên nhân tế bào tăng lên với sự phát triển của cơ thể sinh vật
trong thang tiến hoá Cơ thể càng phức tạp, càng chứa nhiều thông tin di truyền hơn, chứa nhiều ADN trong tế bào Tuy nhiên sự phụ thuộc này cũng rất giới hạn vì trong tế bào của động vật và thực bật bậc cao có chứa một phần lớn ADN khơng mã hố cho protein nào cả, ADN vi rút cũng có những đoạn khơng mã hố protein”
(Trang 61, sách Hoá sinh học - Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng) (2) “Một đặc tính quan trọng khác của mơ hình cấu trúc ADN là tính chất định hướng một chiều của hai sợi trong phân tử ADN và đặc biệt là liên kết 3”
- 5” photphodieste, dẫn đến tính chất phân cực đối ngược, song song ngược chiều nhau của hai sợi, từ 3” - 5” và ngược lại 5° - 3’, nói cách khác đầu 3” của sợi này nằm cùng phía với đầu 5” của sợi kia và ngược lại”
(Trang 17, sách Di truyền học - Phan Cự Nhân)
(3) “Ngày nay người ta phát hiện được các dạng ADN khác nhau về chiều
xoắn, khoảng cách và độ nghiêng các cặp bazơ Dạng Watson Crick thuộc
dạng B, phổ biến nhất dạng xoắn phải, các cặp bazơnitơ nằm thẳng góc với trục chuỗi xoắn Dạng Z (zigzag), xoắn trái, mỗi vòng xoắn 12 cặp bazơ, dạng A,B,C đều có sai khác so với dạng B về số cặp bazơ ở một chu kì xoắn và độ
nghiêng.”
Trang 344 MỘT KIỂU THIẾT KE BAI GIẢNG ĐỂ DẠY BÀI 6:
BÀI 6: AXIT NUCLÊIC 1 MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nhận biết được các thành phần của prôtêin và nguyên tắc cấu tạo
cua protéin
- Phân biệt được các bậc cấu trúc của prơtê¡n
- Trình bày được các chức năng quan trọng của prôtê¡n
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prơtê¡n và giải thích được ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của prôtêïn
1.2 Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy khái quát trừu tượng 1.3 Giáo dục
Giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng để có hành động đúng: tại sao prôtê¡n lại được xem là cơ sở của sự sống Giáo dục cho học sinh ý thức sinh hoạt, ăn uống khoa học hợp vệ sinh
2 PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, tái hiện thông báo - Phương tiện: Máy chiếu, máy vi tính
3 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1 Ổn định tổ chức:
3.2 Kiểm tra bài cũ:
Trang 35a DVD: Axit nucléic 1a co sé vat chat chu yéu cla su s6ng Vay axit nuclêic có cấu trúc và chức năng như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ
được tìm hiểu
* Slide 2: BAI 6: AXIT NUCLEIC
b Cac hoat dong
Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung
- GV: Axit Nucléic gồm mấy loại? - HS: Axit nucléic g6m 2 loai:
+ Axit đêôxiribônuclêïc (ADN)
+ Axit ribonucléic (ARN)
* Slide 3: Quan sat hinh sau và cho
biết ADN được cấu tạo như thế I/ Axit dé6xirib6nucléic
nao? 1) Cấu trúc của ADN
* Slide 4: Chiếu hình cấu trúc ADN | a Cấu trúc hoá học * Slide 5: - ADN cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân Mỗi đơn phân
là một nuclêôtiI
* Slide 6: Quan sát hình và cho biết
có mấy loại nuclêôtit? Thành phần | * Slide 7: - Co 4 loai nuclé6tit:
của mỗi loại nuclêôtit? Ađênin (A), Timin (T), Guanin (G), Xistrin (3Ä)
- Môi nuclêôtit gồm 3 thành phần:
+ Đường pentôzơ
- GV: Các nuclêơtit có thành phần + Nhóm phơtphat
hố học giống và khác nhau như thế | + Bazonito
nào?
Trang 36
- HS: + Các nuclêôtit giống nhau ở
hai thành phần: đường và axit
phôtphoric
+ Khác nhau ở thành phần bazơnitơ - GV: Các nuclêôtit liên kết với
nhau như thế nào?
- GV dẫn dắt: Mỗi phân tử ADN
gồm hai chuỗi polinuclêôtit xoắn lại
với nhau tạo lên cấu trúc không gian
của phân tử ADN
* Slide 8: Chiếu hình cấu trúc không
gian ADN Hãy mô tả cấu trúc
không gian của ADN?
- GV: Giới thiệu cho học sinh: + Bán kính của vịng xoắn: Inm (10A
+ Chiều cao của vòng xoắn (là tương
ứng với 10 nuclêôtit): 3,4nm (34A?)
- Các nuclêôtit liên kết với nhau
bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit
* Slide 9: b Cấu trúc không gian - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn
kép gôm hai mach polinucléotit
song song và ngược chiều, xoắn đêu quanh một trục theo chiều từ trái sang phải giống như một cầu
thang xoắn Trong đó bậc thang là các bazonito, tay vin la cdc phan
tử đường va nhém photphat - Hai mạch pôlinuclêôtit liên kết
với nhau nhờ liên kết hiẩđrô theo
nguyên tắc bổ sung
Trang 37
+ Khoảng cách giữa mỗi cặp nuclédtit: 0,34nm (3,4A°)
- GV: Nguyên tắc bổ sung được thể
hiện như thế nào trong cấu tạo phân
tử ADN
- HS: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
- GV: Tại sao phân tử ADN vừa khá
bền vững lại vừa rất linh hoạt? - HS: Do liên kết hiđrô yếu nên hai mạch của ADN dễ dàng tách nhau
ra trong quá trình nhân đôi và phiên mã, nhưng số lượng đơn phân của
ADN nhiều nên số lượng của liên
kết hiđrô là cực lớn làm cho phân tử ADN khá bền vững
* Slide 10: chiếu hình ADN có chức
năng gì?
2 Chức năng của ADN
* Slide II: ADN có chức năng mang, bảo quản, truyền đạt thông
GV: Phân tích chức năng của ADN_ |! đi muyền
cho học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh thực hiện
lệnh SGK
- HS: Thực hiện lệnh
- GV: Giống như ADN, ARN cũng
Trang 38
có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một ribơnuclêơtit,
tuy nhiên có những điểm khác nhau * Slide 12: Chiếu hình các loại
ARN Hãy nêu cấu trúc và chức
năng của mỗi loại ARN?
*Slide 14: Quan sát hình vẽ và nêu chức năng của mỗi loại?
- GV: Từ đặc điểm về cấu trúc các
loại ARN, em hãy dự đoán thời gian
TI Axit ribônuclêic
1 Cấu trúc của ARN
* Slide 13: - ARN thông tin
(mARN): được cấu tạo từ một chuối pơlinuclêơtit dưới dạng
mạch thẳng có trình tự nuclêơtit
đặc biệt
- ARN vận chuyển (tARN): có cấu trúc 3 thuỳ giúp liên kết mARN với
ribôxôm để thực hiện việc dịch mã
- ARN ribơxơm: có cấu trúc một
mạch, nhiều vùng nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo nên vùng
xoắn kép cục bộ
2 Chức năng của ARN
* Slide 15: - mARN làm nhiệm vụ
truyền đạt thông tin di truyền từ
ADN tới ribôxôm va được dùng
làm khuôn để tong hop protéin - rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp
protéin
- tARN có chức năng vận chuyển
các axit amin tới ribôxôm
Trang 39
tồn tại của mỗi loại ARN trong tế
bào?
- HS: mARN dễ bị phân huỷ nhất tARN có thời gian tồn tại lâu nhất
4 CỦNG CỐ
* Slide 16: Hoàn thành phiếu học tập sau 5 DẶN DÒ
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc trước bài 7: Tế bào nhân sơ
2 Phân tích nội dung chương II: Cấu trúc của tế bào và xây dựng
một số bài thuộc chương II: Cấu trúc của tế bào
2.1 Phân tích nội dung chương II: Cấu trúc của tế bào
2.1.1 Cấu trúc của chương II - Cấu trúc của tế bào được phân bố như sau
Chương gồm 6 bài: - Bài 7 Tế bào nhân sơ
- Bài 8 Tế bào nhân thực
- Bài 9 Tế bào nhân thực (tiếp theo) - Bài 10 Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Bài I1 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
- Bài 12 Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
2.1.2 Nhiệm vụ của chương
Các bài học trong chương nhằm giới thiệu cấu trúc của hai loại tế
Trang 40chương là bài vận chuyển các chất qua màng sinh chất là bài chuyển tiếp sang
chương III
2.2 Phân tích các bài và kỹ thuật dạy một số bài cụ thể thuộc
chương II: Cấu trúc của tế bào
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
1 MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1 Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được nội dung học thuyết tế bào
- Mô tả được các thành phần chủ yếu của một tế bào
- Trình bày được cấu trúc của tế bào nhân sơ 1.2 Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích hình vẽ, các thao tác tư duy so sánh - phân
tích - tổng hợp
Hoạt động độc lập của học sinh 1.3 Giáo dục
Nhận thức được tính thống nhất của tế bào 2 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Cấu trúc của tế bào nhân sơ 3 THÀNH PHẦN KIẾN THỨC
3.1 Kiến thức chủ yếu 3.1.1 Đại cương về tế bào
- Học thuyết tế bào hiện đại cho thấy mọi sinh vật đều được cấu tạo từ 1
hoặc nhiều tế bào và tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào trước đó bằng phân bào - Tế bào là đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật Thế giới sống được