1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích nội dung chương I Bằng chứng và cơ chế tiến hoá. Phần VI Tiến hoá sinh học 12 Ban cơ bản. Soạn một số giáo án của chương theo hướng lấy học sinh làm trung tâm

71 648 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 8,92 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM HÀ NỘI 2 KHOA SINH- KTNN

=== kK

DINH HUONG GIANG

PHAN TICH NOI DUNG CHUONG I:

BANG CHUNG VA CO CHE TIEN HOA - PHAN

VI -TIEN HOA- SINH HOC 12-BAN CO BAN

SOAN MOT SO GIAO AN CUA CHUONG THEO HUONG LAY HOC SINH LAM TRUNG TAM

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học THS TRƯƠNG ĐỨC BÌNH

Trang 2

LOI CAM ON

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo, Thạc sĩ Trương Đức Bình đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khoá luận

tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tô phương pháp giảng dạy khoa Sinh-KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 cùng các thầy cơ giáo tổ Lý- Hố-Sinh trường THPT Xuân Hoà-Phúc Yên-Vĩnh Phúc và toàn thể các bạn sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến quý báu để em hồn thành khố luận này

Vì thời gian nghiên cứu và sự chuẩn bị cho đề tài này chưa được nhiều nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô đề đề tài được hoàn chỉnh

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 4 năm 2010

Sinh viên

Trang 3

LOI CAM DOAN

Đề tài này được thực hiện từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trương Đức Bình, tôi xin cam đoan rằng:

Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi

Đề tài này không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào khác

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 4 năm 2010

Trang 4

MUC LUC

Loi cam on 1

Loi cam doan 2

Danh muc cac ky hiéu viét tat 4

Phan I: Mé dau 5

1 Li do chon dé tai 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Giả thuyết khoa học 8

6 Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài 8

7 Cấu trúc của luận văn 8

Phan II: Kết quả nghiên cứu 10

Chương I: Tổng quan tài liệu 10

1.1 Lịch sử nghiên cứu 10

1.2 Cơ sở lý luận 11

Chương II: N6i dung và kết quả nghiên cứu 16

2.1 Phân tích nội dung các bài thuộc chương I- phần VI- Tiến 16 hoá-SH 12- Ban cơ bản

2.2 Soạn một số giáo án của chương theo hướng lấy học sinh 47

làm trung tâm

2.3 Nhận xét đánh giá của giáo viên THPT 67

Phần III: Kết luận và kiến nghị 69

Trang 6

Phan I: MO DAU

1 Lý do chọn đề tài:

Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất siêu công nghiệp và nền kinh tế tri

thức đã và đang đưa thế giới bước vào kỷ nghiên hội nhập Hoà nhập với xu thé phát triển tất yếu của xã hội công nghiệp, Đảng ta đã xác định mục tiêu

phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển Để đạt được mục tiêu đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục

khẳng định 'Giáo đục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và xây dựng chiến lược phát triển GD&DT giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu chính là “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục” nhằm nâng cao

dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự

nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Mục tiêu đó đã được thể chế hoá trong điều 24.2 Luật giáo dục sửa đối “Phương pháp giáo dục phố thông

phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” Đổi

mới phương pháp giáo dục đào tạo trong đó có sự đổi mới căn bản về PPDH đây là van dé duoc Nhà nước ta quan tâm bởi không có đối mới PPDH sé

không đạt được kết quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trong những năm qua ngành GD&ĐT nói chung và GD phổ thông nói riêng đã có những chuyền biến tích cực nhờ thực hiện nghị quyết của Đảng và

luật GD Đặc biệt là việc xây dựng chương trình, biên soạn SGK mới từ tiểu học đến THPT Tính đến năm học 2008-2009 bộ SGK phơ thơng đã hồn

thành và triển khai thực hiện ở tất cả các trường phố thông, trong đó có SGK sinh học 12 với hai chương trình nâng cao và cơ bản Đó là động lực, đồng

Trang 7

lẽ trong mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp, lý luận day hoc hiện đại đã khẳng định nội dung luôn giữ vai trò chủ đạo, quy định phương pháp dạy học

Để thực hiện có hiệu quả nội dung SGK mới Bộ GD&ĐT đã tổ chức các

lớp bồi dưỡng GV Song do hạn chế về thời gian và phạm vi quá rộng nên nhiều GV, sinh viên các trường sư phạm chưa được nghiên cứu sâu ND của SGK mới Đặc biệt là SGK sinh học 12 có nhiều thay đổi về ND và cách trình bày Riêng phần tiến hoá, để phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ, ND kiến thức được bổ sung các quan điểm mới, các phương pháp

nghiên cứu và các thành tựu của sinh học hiện đại Trong điều kiện đó việc

thực hiện ND SGK mới sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là đối với GV mới ra trường, GV ở những vùng khó khăn, thiếu thốn về tài liệu tham khảo và

phương tiện dạy học Đề khắc phục khó khăn nêu trên cần có nhiều công trình nghiên cứu về ND SGK mới và cải tiến cách dạy cách học phù hợp với những thay đối của chương trình nâng cao và cơ bản Từ thực tế đó đòi hỏi GV phải đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh mà vẫn đám bảo đầy đủ nội dung kiến thức

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên với mong muốn được tập dượt nghiên cứu khoa học và góp phần vào thực hiện có hiệu quả SGK Sinh học 12 chúng tôi chọn đề tài: “Phân tích nội dung Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiễn hoá- Phần VI: Tiến hoá-Sinh học 12- Ban cơ bản Soạn một số giáo án của chương theo hướng lấy học sinh làm trung tâm ”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Mục tiêu để tài:

Trang 8

- Tap dượt nghiên cứu khoa học, vận dụng lý luận dạy học, rèn luyện kỹ

năng dạy học cơ bản

2.2 Nhiệm vụ đề tài:

- Phân tích nội dung từng bài trong Chương I-Phần VI: Tiến hoá-Sinh

học 12 — Ban cơ ban

- Xây dựng hệ thống tư liệu, kiến thức bố sung đề làm sáng tỏ ND kiến

thức, phục vụ cho việc dạy và học của từng bài thuộc Chương I-phần VỊ: Tiến

hoá-Sinh học 12- Ban cơ bản

- Thiết kế một số giáo án của chương theo hướng lấy HS làm trung tâm,

phát huy tính tích cực học tập của HS

- Lẫy ý kiến đánh giá của GV ở một số trường THPT

3 Đối tượng và phạm vì nghiên cứu:

- Nội dung SGK sinh học 12 ban căn bản

- Học sinh lớp 12 các trường THPT

- Phạm vi nghiên cứu: Chương I- Phần VI- Tiến hoá- Sinh học 12- Ban cơ bản

4 Phương pháp nghiên cứu: 4 1 Nghiên cứu lý thuyết:

- Nghiên cứu nghị quyết của Đảng về đôi mới GD&ĐT

- Nghiên cứu chương trình khung và chuẩn kiến thức sinh học THPT

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc đổi mới PPDH, bản chất của PPDH

tích cực lấy HS làm trung tâm

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan đến Chương I- Phần VI- Tiến hoá- Sinh học 12- Ban cơ bản

4.2 Phương pháp điều tra sư phạm:

- Điều tra tìm hiểu tình hình triển khai SGK thí điểm ở một số trường

Trang 9

- Tim hiéu tinh hình học tập của HS ở các trường THPT 4.3 Phương pháp chuyên gia:

- Tham khảo ý kiến của các GV phô thông

- Lấy ý kiến đóng góp của cán bộ quản lý, các chuyên gia giáo dục 5 Giả thuyết khoa học:

Nếu phân tích nội dung và thiết kế được một số giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh một cách chính xác và hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học của Chương I - Phan VI — Tiến hóa — Sinh học 12 — Ban cơ bản

6 Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài:

6.1.Ý nghĩa:

- Góp phần khẳng định giá trị bộ SGK lớp 12 thí điểm bản cơ bản

- Góp phần khắc phục khó khăn của GV trong quá trình thực hiện nội

dung SGK mới ở THPT

- Giúp sinh viên sư phạm sớm được tiếp cận với SGK mới 6.2 Những đóng góp mới:

- Phân tích nội dung các bài thuộc Chương I- Phần VI-Tiến hóa-Sinh

học 12- Ban cơ bản Tạo điều kiện thuận lợi cho GV, sinh viên tìm hiểu nội

dung SGK mới

- Thiết kế một số bài học theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH dạy học hiện nay

7 Cầu trúc của luận văn:

Cấu trúc của luận văn bao gồm các phần như sau:

Phần I: Mở đầu

Phần II: Kết quả nghiên cứu Chương I: Tổng quan tài liệu

Trang 11

Phần II: KẾT QUÁ NGHIÊN CUU

Chwong I: TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Lịch sử nghiên cứu về dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm:

1.1.1 Trên thế giới:

Việc đối mới PPDH theo hướng lấy HS làm trung tâm được các nước

trên thế giới tiến hành từ những năm đầu thế ký XX Ở Anh năm 1920 đã hình

thành các nhà trường kiểu mới trong đó họ chú ý đến việc phát huy tính tích

cực, rèn luyện tư duy của HS bằng cách khuyến khích các hoạt động HS tự

quản Từ những năm 1945 ở Pháp bắt đầu hình thành các lớp học thí điểm ở các trường tiểu học Ở các lớp học này hoạt động học tuỳ thuộc vào hứng thú và sáng kiến của HS Vào những năm 70 của thế ký XX hầu như tất cả các cấp học đều áp dụng PPDH tích cực Năm 1970 ở Mỹ bắt đầu thí điểm ở 200 trường áp dụng PPDH, tổ chức hoạt động độc lập của HS bằng phiếu học tập

Các nước XHCN cũ như Liên Xô, ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX đã

chú ý đến việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS Ở Liên Xô lúc này nghiêm cấm việc GV đọc những khái niệm, định nghĩa cho HS ghi Và từ

những năm 80 trở lại đây, khối các nước ASEAN áp dụng mạnh mẽ PPDH mới

1.1.2 Trong nước:

Việt Nam ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, chúng ta đã có khẩu hiệu: “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” Bắt đầu từ những năm 70, chúng ta đã có các công trình nghiên cứu về đối mới PPDH theo

hướng rèn luyện trí thông minh nơi HS của giáo sư Trần Bá Hoành, Nguyễn

Trang 12

giá Và từ những năm 1980, có rất nhiều công trình nghiên cứu phát huy tính tích cực của HS của Giáo sư Đinh Quang Báo, Lê Đình Trung, Nguyễn Đức

Lưu, Nguyễn Đức Thành Cho đến tháng 12/1955: Bộ GD đã tô chức hội thảo

quốc gia về đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của

người học Tính đến năm 2000: Đối mới PPDH đã được triển khai ở hầu khắp

các trường phô thông, trở thành một phong trào rộng lớn trong cả nước 1.2 Cơ sở lý luận:

1.2.1 Tính tích cực trong học tập:

- Chủ nghĩa duy vật coi tính tích cực là bản chất vốn có của con người

- Theo định nghĩa của LV.Rebrova: tính tích cực học tập của HS là một hiện tượng sư phạm thể hiện sự cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động của

trẻ

- Định nghĩa của Trần Bá Hoành: Tính tích cực học tập là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng ở khát vọng học tập với sự cố gắng trí tuệ, có nghị lực

trong quá trình nắm vững tri thức

1.2.2 Những biểu hiện của tính tích cực học tập:

a) Biểu hiện bằng hành động:

- HS khao khát muốn được trả lời các câu hỏi của GV và bổ sung những câu trả lời của bạn

- Hay nêu những thắc mắc đòi hỏi phải được giải thích

- Chủ động vận dụng linh hoạt kiến thức và chức năng để vận dụng những kiến thức mới

- Mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới ngoài nội dung bài học

b) Biểu hiện về cảm xúc:

- HS hào hứng phấn khởi trong học tập

Trang 13

- Ban khoăn, day ứt trước các câu hỏi, bài tập khó e) Biểu hiện về mặt ý thức:

- Tập trung chú ý vào nội dung bài học, chăm chú nghe giảng

- Không nắn trí trước khó khăn, kiên trì làm bằng được những bài khó, những thí nghiệm phức tạp

1.2.3 Đặc trưng của dạy học tích cực:

a) Dạy học lấy HS làm trung tâm:

Nội dung Dạy học truyền thống Dạy học tích cực

- Cho người dạy, xuất phát từ người | Xuất phát từ người học, đặt

Mục tiêu - -

day có tính áp đặt từ bên ngoài ra cho người học

Độc thoại thông báo kiến thức Phương pháp đối thoại giữa thầy-trò, trò-trò, trò-thầy GV là người tô chức, hướng Phương x dân HS tự khám phá tri thức pháp .&

băng các hoạt động trực tiêp tác động vào đối tượng

nghiên cứu

Hệ thống kiến thức nhằm cung cấp | Chủ yếu cung cấp hình vẽ,

- thông tin cho thầy và trò phương tiện, các lệnh để

Nội dung -

hướng dân cho HS, GV cùng

hoạt động

Tiếp thu kiến thức thụ động chủ yêu | Nắm vững kiến thức một là ghi nhớ ND kiến thức, không phát | cách chủ động mà còn được Kết quả triển được khả năng tư duy rèn luyện phương pháp tự

học, tự nghiên cứu phát triển

khả năng tư duy

Trang 14

—>Dạy học tích cực:

- Đề cao vai trò người học, HS vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của hoạt

động dạy học

- Tôn trọng lợi ích của người học, mục tiêu, nội dung, phương pháp đều xuất phát từ lợi ích người học

- Không ngừng ở mục tiêu giúp HS lĩnh hội kiến thức mà còn phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp tự học tự nghiên cứu, kích thích khả năng chủ động sáng tạo trong học tập

- Đề cao vai trò người học nhưng không xem nhẹ vai trò người dạy, mà đòi hỏi ở người dạy phải có trình độ chuyên môn cao và nghệ thuật sư phạm dé thực sự đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn có vấn cho các hoạt động của HS

b) Dạy học bằng tổ chức các hoạt động:

- Hoạt động là tác động của con người xuất phát từ nhu cầu của bản thân, nó chỉ xuất hiện trong môi trường cụ thẻ

- Nét nổi bật của DHTC là cường độ cũng như thời gian hoạt động độc

lập của HS chiếm phần lớn thời gian của tiết học

- Trong DHTC GV chú trọng đến hoạt động độc lập của HS tạo điều

kiện để HS tác động trực tiếp vào đối tượng bằng các giác quan làm nảy sinh

nhu cầu nhận thức, kích thích hoạt động độc lập, tự giác khám phá đối tượng để lĩnh hội kiến thức

- GV hướng dẫn HS theo con đường của các nhà nghiên cứu khoa học đã khám phá những kiến thức nhưng đã được chọn lựa đúng đối tượng điển hình và các phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất

- Chỉ có thông qua hoạt động độc lập mới hình thành và phát triển các thao tác tư duy và rèn luyện phẩm chất tư duy tích cực sáng tạo

Trang 15

- HS phải tự lực khám phá tri thức bằng chính hoạt động của mình, GV chỉ là người gợi ý, định hướng, tạo điều kiện để HS tự tìm tòi con đường đi đến kiến thức và thông qua đó HS được rèn luyện phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề, phương pháp tự học, tự nghiên cứu

- Trong DHTC được áp dụng quy trình của phương pháp nghiên cứu

đưới sự hướng dẫn của GV, học sinh tự xác định được nhiệm vụ học tập, về

thoả thuận, về đề xuất các giả thiết, như vậy HS được rèn luyện phương pháp

nghiên cứu

- Bằng việc rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu DHTC đã tạo bước chuyền từ thụ động đến chủ động giúp HS tự học có phương pháp và có

thé tự học suốt đời

d) Dạy học hợp tác và cả thể hoá: - Bao gồm 3 giai đoạn:

+ Tự học: HS độc lập hoạt động với đối tượng, tự rút những nhận xét,

mỗi em có một sản phẩm là sản phâm thô (giai đoạn cá thê hoá cao độ)

+ Học bạn: HS được trao đôi trong nhóm, đối chiếu sản phẩm của mình

với sản phẩm của bạn đề chính xác hố hồn thiện sản phẩm của mình

+ Học thầy: Thông qua thảo luận chung cả lớp đưới sự hướng dẫn của GV với vai trò trọng tài GV chính xác hoá kiến thức

= Trong DHTC HS được chủ động hoạt động độc lập đồng thời cũng được đối thoại với thầy, với bạn nên các em học được ở thầy, ở bạn Sự hợp

tác thể hiện rõ trong hoạt động nhóm và thảo luận chung cả lớp, HS được học

cả nội dung kiến thức và phương pháp tự học, biết được nhiều cách giải quyết vấn đề

e) Dạy học đề cao đánh giá, tự đánh giá:

- Việc đánh giá được thực hiện thường xuyên, luôn tạo điều kiện cho HS

Trang 17

Chương II: NỘI DUNG VÀ KET QUA NGHIÊN CỨU 2.1 Phân tích nội dung các bài thuộc chương I, Phần 6- Tiến hoá

- Sinh học 12- Ban cơ bản

Bài 24: CAC BANG CHUNG TIEN HOA

I MUC TIEU VE KIEN THUC:

- HS trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật

- Giải thích được bằng chứng phôi sinh học

- HS giải thích được bằng chứng địa lý sinh vật học

- HS nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

II NOI DUNG BAI HQC: 1 Kiến thức trọng tâm:

- Trọng tâm của bài là bằng chứng về phân tử và tế bào, đây là những bằng chứng hiện đại mà học sinh còn ít biết

2 Các thành phần kiến thức: a) Bằng chứng giải phẫu so sánh:

- Cho thấy mỗi quan hệ chung về nguồn gốc các loài, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng, giữa cơ thể với môi trường

b) Bằng chứng phôi sinh học:

- Quá trình phát triển phôi của các loài động vật, có xương sống đều trải

Trang 18

- Các loài có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi của chúng càng giống

nhau do các loài có họ hàng gần với nhau đều được thừa hưởng những gen

quy định sự phát triển của phôi và ngược lại

c) Bang ching dia lý sinh vật học:

- Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau nhưng lại giống nhau về một số đặc điểm được chứng minh là bắt nguồn từ một tổ tiên sau đó phát

tán sang các vùng khác Điều này cũng cho thấy sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do sự tác động của môi trường

d) Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: * Bằng chứng TB học:

- Học thuyết TB đã khẳng định:

+ Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào

+ Một tế bào được sinh ra từ một tế bào sống trước đó

+ Quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản của cơ thé sinh vật đều liên quan đến sự phân bào

Kết luận: Học thuyết tế bào là bằng chứng quan trọng khẳng định nguồn gốc chung của sinh giới

* Bằng chứng sinh học phân tử:

- Trình tự a.a trong chuỗi polypeptit quy định bởi trình tự các (nu) trong gen được gọi là mã di truyền, mã di truyền là mã bộ ba phổ biến ở tất cả các loài sinh vật đều dùng 20 a.a để xây dựng nên protein

- Trình tự a.a và các (nu) thê hiện mối quan hệ họ hàng giữa các loài - Các loài càng gần nhau thì trình tự a.a và trình tự các (nu) càng có xu hướng giống nhau và ngược lại

3 Kiến thức bố sung:

Trang 19

+ Moi sinh vat déu duoc cau tạo từ tế bao

+ Một tế bào được sinh ra từ một tế bào sống trước đó

+ Quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản của cơ thể sinh vật đều liên

quan đến sự phân bào

- Cơ quan tương đồng: Có nguồn gốc từ một tố tiên nhưng đảm nhận các chức năng khác nhau

- Cơ quan thoái hoá: Ở tô tiên vẫn phát triển bình thường nhưng sau này thoái hoá dần, phát triển không đầy đủ

- Cơ quan tương tự:Thực hiện các chức năng như nhau nhưng không có chung nguồn gốc

4 Tư liệu tham khảo:

- Tiến hoá là một quá trình thay đổi dần dần nhờ đó các cá thể của một

loài vẫn thích nghỉ với điều kiện môi trường sống của chúng

- Bằng chứng tiến hoá: Đây là sự tổng hợp các dẫn liệu trực tiếp hoặc gián tiếp chứng minh sự có thực của quá trình tiến hoá, tức là sự biến đổi của

các dạng hữu cơ, sự hình thành loài mới.Nguồn dẫn liệu này được đúc kết từ thực tiễn thiên nhiên, thực tiễn sản xuất, các thành tựu của nhiều bộ môn như: phân loại học, giải phẫu học so sánh, phôi sinh học, cố sinh học

(Học thuyết tiến hoá, tập 1, Tran Bá Hoành, trang 5) - Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:

+ Bằng chứng giải phẫu so sánh: Cấu trúc cơ thể người giống với cấu tạo chung của động vật có xương sống

Bộ xương: Gồm xương đầu, xương cột sống, xương chỉ Mỗi chỉ gồm 5 phần

Trang 20

Ở người có nhiều cơ quan thoái hoá là bằng chứng hùng hồn chứng minh sự giống nhau về thể thức cấu tạo của người và động vật

VD: Xương cụt là vết tích của đuôi đã thoái hoá

Ruột thừa là di tích của ruột tịt xưa kia rất phát triển ở động vật ăn cỏ + Bằng chứng phôi sinh học:

e Phôi người phát triển qua các giai đoạn đầu rất giống phôi các động vật có xương sống khác

e Phôi người: 18-20 ngày có dấu vết của khe mang ở cô

e Từ 18 ngày trở đi tim bắt đầu đập nhưng chỉ có một tâm thất, 1 tâm nhỉ (như cá) sau đó phát triển thành 4 ngăn

e Lúc 1 tháng não giống não cá e Lúc 2 tháng phôi người có đuôi

eTháng 5-6: Phôi người có lớp lông rậm và mịn, đến tháng thứ 7 thì

rụng

e Tháng thứ 7: Các chi trong phôi người còn giỗng khi nhiều hơn

Ở người có hiện tượng lại giống, đây là bằng chứng hùng hồn về mối quan hệ thân thuộc giữa người với động vật

(Học thuyết tiến hoá, tập 2 - Trần Bá Hoành, trang 143, 144) Bài 25: HỌC THUYET LAMAC VA HQC THUYET DACUYN

I MUC TIEU VE KIEN THUC:

- Học sinh trình bày được nội dung chính của học thuyết Lamac

- HS nêu được những hạn chế của học thuyết Lamac

- HS giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn - HS nêu được những ưu nhược điểm của học thuyết Đacuyn

Trang 21

1 Kiến thức trọng tâm:

Những luận điểm cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Dacuyn va su thành công của Đacuyn về giải thích sự thống nhất trong da dạng của thế giới

sinh vật

2 Các thành phần kiến thức: 4a) Học thuyết tién hod Lamac: Lamac giải thích quá trình tiến hoá

- Do môi trường sống thay đôi nên sinh vật phải thay đối tập quán hoạt động của các cơ quan để thích nghỉ với điều kiện sống mới

- Những cơ quan nào hoạt động nhiều thì sẽ ngày một phát triển, còn cơ

quan nào ít hoạt động sẽ ngày một tiêu biến

- Những tính trạng thích nghỉ được hình thành đo sự thay đổi tập quán

hoạt động của các cơ quan có thê di truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác

b) Học thuyết tiến hoá Đacuyn:

- Các cá thé sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ

- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao hơn cá thê khác thì những cá thể đó sẽ dé lại nhiều con hơn cho quan thé Theo tac gia, số lượng cá thê có các biến đị thích nghỉ sẽ ngày một tăng và số lượng cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm

=>goi la CLTN

- Chọn lọc nhân tạo về cơ bản cũng giống chọn lọc tự nhiên nhưng do

con người tiến hành Con người chủ động tạo ra những cá thể có biến di mong

Trang 22

= Kết luận: Các loài trên trái đất đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung

giống như các cành cây trên một cây đều được bắt nguồn từ cùng một gốc

3 Kiến thức bổ sung:

a) Thuyết tiễn hod Lamac: * Cống hiến:

- Lamae đã chứng minh sinh giới (cả loài người) là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp

- Biến đổi trong giới hữu cơ đều thực hiện trên cơ sở các quy luật di truyền - Lamac đã nêu được vai trò của ngoại cảnh và bước đầu tìm hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh - Lamac cho rang tac dụng của ngoại cảnh có thé đủ đề giải thích sự hình thành loài mới

- Lamac căn cứ vào các hiện tượng này để suy ra tác dụng của ngoại

cảnh chứ chưa thê giải thích đúng cơ chế tác dụng của ngoại cảnh

- Lamac bắt lực trong việc giải thích quá trình hình thành loài mới, chưa thành công trong việc giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghỉ

b) Thuyết tiễn hoá của Dacuyn:

* Cống hiến: Giải thích được một số tồn tại ở Lamac

- Sinh vật thích nghỉ với điều kiện sống của nó vì CLTN đã đảo thải

những dạng kém thích nghi

- Các loài sinh vật biến đối liên tục nhưng ngày nay ranh giới giữa các loài đang tồn tại vẫn khá rõ vì CLTN đã đào thải những hướng biến đổi trung gian

- Yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà ranh giới lại đa dạng nhanh vì

Trang 23

- Ngày nay bên cạnh những nhóm có tổ chức cao vẫn song song ton tai những dạng có tổ chức thấp

* Tén tại:

- Đacuyn mới chỉ tập trung chứng minh sự biến đối của loài chứ chưa

bàn tới việc xác định khái niệm loài

- Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến đị và cơ chế di truyền các biến di 4 Tư liệu tham khảo:

- Thuyết sáng tạo đặc biệt: cho rằng loài là do chúa tạo nên không đối

qua các thế hệ, các đặc điểm trên cơ thể sinh vật được truyền lại từ tổ tiên y hệt như lúc mới được tạo ra

(Sinh học, tập I- Phillips an chilton- trang 368)

- Học thuyết Lamac: + Nguyên nhân tiễn hoá:

Do tác động của ngoại cảnh

* Khuynh hướng tiệm tiến: trong cơ thể sinh vật có sẵn khuynh hướng vươn lên hoàn thiện tổ chức sống

Do hoàn cảnh thay đổi (thay đổi hoạt động sống)

+ Cơ chế: Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể đưới tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động

+ Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi

e Ngoại cảnh luôn biến đối nhưng chậm chạp nên sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời để thích nghỉ vì vậy trong lịch sử khơng có

lồi nào bị đào thải

e_ Sinh vật vốn có khả năng phù hợp với sự thay đổi của môi trường hoặc cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo một cách giống

Trang 24

se Quá trình hình thành loài: loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cánh

(Học thuyết tiến hoá, tập 1- Trần Bá Hoành)

- Học thuyết Đacuyn:

+ Nguyên nhân tiến hoá: Sự phát sinh các biến dị, sự di truyền các biến di mới thu được trong đời cá thể, sự chọn lọc các biến dị có lợi

+ Cơ chế: Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại (đưới tác dụng của ngoại cảnh và CLTN qua hai đặc tính di truyền và biến đị) + Quá trình hình thành đặc điểm thích nghỉ: Năm 1859 Đacuyn giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi bằng CLTN như sau:

© Moi cá thê luôn phát sinh biến dị và nó luôn là nguồn nguyên liệu cho CLTN tác động để tích luỹ biến đị có lợi đào thải biến dị có

hại

e Tác nhân gây ra chọn lọc là điều kiện môi trường sống như: thức ăn, nơi ở

e Biết kết quả chọn lọc: những sinh vật nào thích nghi với môi trường sống mới sẽ tồn tại, sinh sản con cháu ngày càng đông đảo

hơn và ngược lại

+ Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều

dạng trung gian, dưới tác dụng của CLTN qua nhiều thế hệ theo con đường phân ly tính trạng từ một dạng ban đầu

Trang 25

Bai 26: HQC THUYET TIEN HOA TONG HOP HIEN DAI

I MUC TIEU KIEN VE KIEN THUC:

- HS hiéu va giải thích được tại sao quần thể lại là động vật tiến hố mà

khơng phải loài hay cá thể

- HS giải thích được quan niệm tiến hoá và các nhân tố tiến hoá của học

thuyết tiễn hoá tổng hợp hiện đại

- Giải thích được các nhân tố tiến hoá như đột biến, di nhập gen, các yếu

tố ngẫu nhiên làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thé nao

II NOI DUNG CUA BAI HQC: 1 Kiến thức trọng tâm:

- Quan niệm về tiến hoá, quan thể là đơn vị tiến hoá cơ sở

- Quan niệm về nhân tổ tiến hoá: nhân tố tiễn hoá là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thẻ

2 Các thành phần kiến thức:

a4) Quan niệm tiễn hoá và nguồn nguyên liệu tiễn hoá:

- Thuyết “Tiến hoá tổng hợp hiện đại” (gọi tắt là tiễn hố tơng hợp) duoc Fiso (Fisher), Handan (Haldane), Dobgian xki (T.Dobzhansky), Roaito (Wright), Mayơ (E.mayr) và một số nhà khoa học khác xây dựng nên vào

những năm 40 của thể kỷ XX

* Tiến hoá nhỏ: Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thé ( biến đối về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể)

- Don vi tiến hoá cơ sở 1a quan thé

* Tiến hoá lớn: Là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, hình thành các

nhóm phân loại trên loài

Trang 26

- Đột biến là nguồn biến đị sơ cấp cho quá trình tiến hoá - Biến đị tổ hợp là nguồn biến dị thứ cấp

- Nguồn biến dị từ các cá thể hoặc các giao tử từ quần thể khác tới b) Các nhân tố tiến hoá:

- Nhân tố tiến hoá: Là các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần

kiểu gen của quần thê

* Đột biến: Tần số đột biến gen thấp từ 10-10 nhưng mỗi cá thể gồm rất nhiều gen và trong quần thể số lượng cá thể lớn —tần số đột biến gen

trong quần thê lớn

* Di-nhập gen: Là hiện tượng các cá thê hay các giao tử của các quần thé trao đổi với nhau

- Sự di cư, nhập cư của các cá thể sẽ làm cho tần số alen và thành phần

kiểu gen của quần thể bị biến đồi

* Chọn lọc tự nhiên: Là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thé với các kiểu gen khác nhau trong quần thé

- CLTN tác động lên kiểu hình từ đó gián tiếp làm biến đổi kiểu gen qua đó làm biến đổi về tần số alen

- CLTN là nhân tố có hướng

- Kết quả: hình thành quan thé thích nghi - Chọn lọc diễn ra theo 2 hướng:

+ Chống lại alen trội

+ Chống lại alen lặn

* Các yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền) là sự biến đối tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể được gây ra bởi các yếu tố ngẫu nhiên

Trang 27

- Dac diém:

+ Thay đôi tần số alen không theo một chiều hướng nhất định

+ Alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ khỏi quần thê và một alen có hại

cũng có thể trở nên phô biến trong quần thể

- Kết quả: Làm nghèo vốn gen của quần thé, giảm sự đa dạng di truyền * Giao phối không ngẫu nhiên: Là kiểu giao phối trong đó các nhóm cá thể có kiểu hình nhất định thích nghi phối với nhau hơn là giao phối với các

nhóm cá thể có kiểu hình khác

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi tần số alen theo hướng tăng đồng hợp và giảm dần dị hợp - Kết quả: Làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền 3 Kiến thức bổ sung: - Tiến hoá nhỏ: Diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp trong thời gian lịch sử tương đối ngắn

- Tiến hoá lớn: Diễn ra trong một quy mô rộng lớn, trong một thời gian tương đối dài

- Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì: Quần thể thoả mãn 3 tính chat sau đây:

- Có tính toàn vẹn trong không gian và qua thời gian:

+ Biến đổi di truyền qua các thế hệ + Tén tại thực trong tự nhiên

- Đột biến chỉ gây ra một áp lực nhỏ vì: + Vô hướng

+ Tần số đột biến thấp: 105 10

+ Ngoài đột biến thuận còn có đột biến nghịch

Trang 28

- Di- nhập gen là sự lan truyền gen từ quần thẻ này sang quần thể khác - CLTN: Là nhân tổ tiến hoá cơ bản nhất và có hướng vì:

+ Định hướng tiễn hoá (làm tăng hay giảm tần số alen theo hướng nhất định) + Quy định chiều hướng biến đổi, nhịp điệu thay đổi tần số alen nhanh hay chậm + Hình thành kiểu gen thích nghỉ nhất - Các yếu tố ngẫu nhiên: Đặc biệt có ý nghĩa đối với quần thể có kích thước nhỏ (nhỏ hơn 500 cá thể)

- Giao phối không ngẫu nhiên:

+ Tự phối: Không làm thay đổi tần số alen, có làm thay đổi tần số kiêu

gen

+ Nội phối = giao phối gần: Không làm thay đổi tần số alen và tần số

kiểu gen nhưng thường dẫn đến biến động di truyền 4 Tư liệu tham khảo:

*Áp lực của quá trình đột biến:

Tần số đột biến gen thường thấp nên áp lực của đột biến là không đáng kể, nhất là đối với quan thẻ lớn

* Vai trò của đột biến:

- Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá

- Đa số đột biến có hại nhưng lại là nguyên liệu cho tiến hoá vì:

+ Đa số đột biến gen là đột biến lặn, nó chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở

trạng thái đồng hợp lặn

Trang 29

+ Đột biến chỉ có hại trong những trường hợp nhất định Ở trong môi trường cũ nó có thê kém thích nghi hơn nhưng ở trong môi trường mới nó tỏ ra thích nghi hơn

+ Đột biến gen so với đột biến nhiễm sắc thể thì nó là nguyên liệu chủ yếu vì: eĐột biến gen phố biến hơn đột biến nhiễm sắc thé

eĐột biến gen ít gây nguy hiểm đến sức sống và sự sinh sản của các cá thể hơn

* Di-nhập gen:

- Ở thực vật được thực hiện thông qua sự phát tán các bảo tử, hạt phần, quả,

hạt,

-O động vật thông qua sự di cư, nhập cư của các cá thể Một số cá thể ở

quan thé I di truyén sang quan thê II

(Tai liéu béi dưỡng giáo viên, Sinh học bộ 1- trang 51)

* CLTN: Tuỳ vào điều kiện môi trường mà CLTN diễn ra theo các hình thức sau:

- Chọn lọc kiên định:

+ Điều kiện xảy ra: Khi điều kiện sống thay đổi > CLTN không thay

đối

+ Kết quả: Tiếp tục kiên định kiểu gen đã được, nghĩa là chọn lọc hướng tới sự duy trì trong quần thể giá trị thích ứng trung bình của các tính trạng và

đặc tính đã hình thành trước đó

+ Nhận xét: - Giá trị thích nghi trung bình có xu hướng đạt mức tối da - Ap luc chon loc dién ra theo hai hướng

- Chọn lọc vận động:

+ Điều kiện xảy ra: Khi hoàn cảnh sống thay đổi => CLTN cũng thay

Trang 30

+ Kết quả: Đặc điểm thích nghi cũ dần được thay thế bằng đặc điểm thích nghi mới + Nhận xét: Áp lực chọn lọc theo một chiều - Chọn lọc đứt đoạn: + Điều kiện xảy ra: Khi hoàn cảnh sống thay đổi sâu sắc và không đồng nhất làm cho:

° Số đông cá thê mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều kiện sống bat loi va bi dao thải

° Hình thành vài ba đặc điểm thích nghỉ mới, mỗi đặc điểm trở thành một trung tâm chọn lọc

+ Kết quả: Quần thể ban đầu bị phân hoá nhiều tạo nên tính đa hình của quân thể

(Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên, SH bộ 1, trang 55-56)

Bài 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẢN THẺ THÍCH NGHI

I MỤC TIÊU KIÊN THỨC:

Sau khi học xong bài này HS:

- Trình bày được sự hình thành đặc điểm thích nghi

- Giải thích được cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi

- Chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình

thành quan thể thích nghi

- Giải thích được tính hợp lý tương đối của đặc điểm thích nghi

Trang 31

1 Kiến thức trọng tâm:

- Giải thích quá trình hình thành quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghỉ xét ở góc độ di truyền

2 Các thành phần kiến thức:

* Khái niệm đặc điểm thích nghi: Là khả năng của sinh vật có thể biến

đối màu sắc, hình thái phản ứng phù hợp với điều kiện sống giúp chúng sống sót nhiều tốt hơn

* Hình thành các đặc điểm thích nghi thê hiện ở 2 góc độ:

- Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ nay sang thé hệ khác

- Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi

trong quan thé tir thé hệ nay sang thế hệ khác

* Quá trình hình thành đặc điểm thích nghỉ:

- CLTN luôn đảo thải các cá thê có kiểu hình không thích nghi đo đó làm

tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như tăng dần mức độ hoàn

thiện của các đặc điểm thích nghi từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Sự xuất hiện một đặc điểm thích nghi bất kỳ hay một đặc điểm di

truyền nào đó trên cơ thé sinh vật là kết quả của đột biến và biến dị tổ hợp

Alen đột biến khi mới xuất hiện chỉ ở một vài cá thể nếu alen đó quy định đặc điểm thích nghi và khả năng sinh sản tốt thì alen đó ngày càng phổ biến trong quần thê ở các thế hệ tiếp theo

- Tuy nhiên, quá trình hình thành quần thê thích nghỉ là quá trình tích luỹ

các alen cùng tham gia quy định kiểu hình thích nghi

* Quá trình hình thành quần thê thích nghi nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào:

- Một: Quá trình phát sinh và tích luỹ đột biến

Trang 32

- Ba: Gia tang ap luc chon loc

* Vi khudn khang thudc nhanh vi:

- Hệ gen chỉ gồm một phân tử AND nên tất cả các gen đều được biêu

hiện

- Sinh sản nhanh truyền từ mẹ sang con

- Truyền ngang nhờ các cơ chế: biến nạp, tải nạp, tiếp hợp

* Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường chỉ mang tính tương

đối:

- CLTN chọn lọc kiểu hình của một sinh vật theo kiểu “thoả hiệp” nghĩa

là duy trì kiểu hình dung hoà với nhiều đặc điểm khác nhau

- Một đặc điểm có thể thích nghi ở môi trường này nhưng lại kém thích

nghi ở môi trường khác

-Không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghỉ với nhiều môi trường khác nhau

3 Kiến thức bố sung:

- Thích nghi (nghĩa rộng): Là sự hoà hợp giữa cơ thể với môi trường sống của nó

- Thích nghi (nghĩa hẹp): Là những đặc tính sinh lý hình thái tương ứng đặc biệt có khả năng duy trì sự sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong những điều kiện môi trường cụ thé

- Quá trình hình thành đặc điểm thích nghỉ: + Theo Dacuyn: 1a do biến dị di truyền + CLTN

+ Theo quan điểm hiện đại: Là sự kết hợp của 3 nhóm nhân tố tiến hoá:

quá trình đột biến, quá trình giao phối và CLTN qua thời gian dài với nhiều

Trang 33

4 Tư liệu tham khảo:

- Thích nghi kiểu hình (thích nghỉ sinh thái) là phản ứng của cùng một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đối của các yếu tô môi trường hay đó là những biến đổi thích nghi

VD: Cây rau mác: - Trên cạn lá hình kim

- Trên mặt nước lá hình mũi mác

- Dưới nước lá hình bản dài + Kiểu hình thay đổi theo môi trường

+ Là những đặc điểm thích nghi được hình thành trong đời cá thê với

thời gian ngắn, là phán ứng linh hoạt của cơ thể với môi trường cụ thé

+ Thích nghi kiểu hình không liên quan đến kiểu gen nên không di

truyền được, tuy nhiên nó đảm bảo sự thích nghỉ của cơ thể với môi trường

sống — thich nghi thụ động

(Học thuyết tiến hoá, tập 2- Trần Bá Hoành, trang 41) - Thích nghỉ kiểu gen (thích nghỉ lịch sử) là sự hình thành những kiểu gen quy định những tính trạng và tính chất cho từng loài

VD: Bọ que có thân hình que, bướm lá có đôi cánh và thân có màu xanh

như lá

+ Kiểu hình khó thay đối

+ Là những đặc điểm thích nghi bẩm sinh đã được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài của loài dưới tác dụng của CLTN

+ Thích nghi kiểu gen quy định khả năng thích nghỉ kiểu hình — thích nghi chủ động

(Học thuyết tiến hoá, tập 2- Trần Bá Hoành- trang 41, 42) - Quan niệm của Lamac về sự hình thành đặc điểm thích nghi ngoại cảnh

thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghỉ kịp thời và trong lịch

Trang 34

với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt

phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới

- Quan niệm của Đacuyn: CLTN giúp tích luỹ những biến dị nhỏ thành

những biến đổi lớn CLTN vừa đào thải những biến đị có hại vừa bảo tổn, tích

luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật CLTN đã phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể Kết quả là hình thành những đặc điểm thích nghỉ trên cơ thé sinh vat

(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, SH bộ I, trang 58) - Đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì: + Do chậm trễ về mặt thời gian + Do gò ép về mặt di truyền + Do gò ép về sự phát triển + Do gò ép về mặt lịch sử + Bắt kỳ điều kiện sống thuận lợi hay không thuận lợi thì đột biến luôn phát sinh

+ Tiến hố khơng phải lúc nào cũng hình thành các đặc điểm thích nghi vì bên cạnh những gen có lợi được CLTN giữ lại thì những yếu tố ngẫu nhiên khác cũng có thê giữ lại các đặc điểm thích nghi

(Sinh học đại cương- tập II- Phan Cự Nhân- trang 33,34,35)

Bài 28: LOÀI

I MUC TIEU VE KIEN THUC

- HS giải thích được khái niệm loài sinh học

Trang 35

- HS giải thích được vai trò của cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá

II NOI DUNG BAI HQC:

1 Kiến thức trọng tâm:

- Làm rõ khái niệm loài sinh học, cách li sinh sản để hiểu được sự cách li

sinh sản dẫn đến hình thành loài mới và giúp cho sự bảo tồn trọn vẹn của loài

2 Các thành phần kiến thức: a) Khải niệm loài sinh học:

- Loài: Là một nhóm quần thể gồm các cá thê có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con cháu có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác

- Cách li sinh sản là tiêu chuẩn quan trọng và chính xác nhất để phân biệt 2 quần thể thuộc cùng một loài hay hai loài khác nhau đặc biệt đối với 2 loài

thân thuộc

- Ngoài ra, người ta còn dùng các tiêu chuân khác như: hình thái, hoá sinh, phân tử

b) Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài:

- Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thé sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cán việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ

- Cách li trước hợp tử: Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối

với nhau, bao gồm:

+ Cách li nơi ở (sinh cánh): cùng trong vùng địa lý nhưng khác nhau về sinh cảnh

Trang 36

- Cách l¡ sau hợp tử: là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ

VD: Lua x Ngựa

Con La (cach li sinh sán với bố mẹ) - Vai trò:

+ Các cơ chế cách li đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hoá hình thành loài cũng như duy trì sự toàn vẹn của loải

+ Nếu các nhân tố tiến hoá làm phân hoá vốn gen của các quần thê đến mức làm xuất hiến các cơ chế cách li sinh sản thì loài mới sẽ hình thành

3 Kiến thức bố sung:

- Cách l¡ sinh sản: do các loài khác nhau thì bộ nhiễm sắc thể khác nhau

mà trong tự nhiên có:

+ Các lồi thường khơng giao phối với nhau

+ Giao phối được nhưng không có khả năng thụ tỉnh + Hợp tử sống sót nhưng con lai bat thu

Cần phối hợp nhiều tiêu chuẩn đề phân biệt 2 loài Tuỳ từng nhóm SV mà tiêu chuẩn nào là chủ yếu

VD: Vi sinh vật dùng tiêu chuẩn hình thái, sinh lí

Động vật bậc cao dùng tiêu chuẩn di truyền 4 Tư liệu tham khảo:

- Loài hình thái (Linne): Sự giống nhau về mặt hình thái là tính chất của

loài Loài ở trạng thái tĩnh và tồn tại trong tự nhiên mang tính chất gián đoạn (giữa 2 loài có sự gián đoạn về một tính trạng hình thái nào đó)

(Học thuyết tiến hoá, tập V- Trần Bá Hoành- trang 51)

Trang 37

phat triển liên tục của loài, Lamac đi tới chỗ phủ nhận sự ton tại thực tế của loài chỉ công nhận sự ton tại của cá thể

(Học thuyết tiến hoá, tập II- Trần Bá Hoành - trang 51)

- Quan niệm hiện nay: + Loài giao phối

+ Loài sinh sản vô tính: là một nhóm dòng vô tính có những tính trạng tương tự, thích nghi với môi trường theo kiểu giống nhau Mỗi loài là hệ

thống các loài sinh vật gần giống nhau chiếm cứ một khu vực nhất định và có chung lịch sử phát triển +Loài sinh thái: là tập hợp sinh vật thích nghỉ với một ô sinh thái nhất định (Tai liệu bồi dưỡng giáo viên, SH bộ I, trang 25) - Các cơ chế hình thành loài:

+ Hình thành loài khác chỗ: xảy ra đối với các quần thể cách li về mặt

địa lý, phụ thuộc vào các cơ chế sau: e Sự thích nghi e_ Ảnh hưởng của các cá thể sáng lập e Phiêu bạt gen + Hình thành loài liền chỗ: xảy ra giữa các quần thể trong các vùng liền kề nhau

+ Hình thành loài cùng chỗ: xảy ra khi các sinh vật sinh sống trong cùng

một địa điểm, phân tách thành hai hoặc nhiều nhóm cách li sinh sản mà không

cần có sự cách li về địa lý Điều đó có thé xảy ra theo hai cách:

e Thể đa bội

e Cach li sinh thái

Trang 38

Bai 29: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LỒI MỚI

I MỤC TIÊU VÈẺ KIÊN THỨC:

- HS giải thích được sự cách li dia ly dan dén phan hoa von gen giữa các quần thể như thế nào

- Giải thích được tại sao các quần đảo lại là nơi lí tưởng cho các quá trình hình thành loài

- HS trình bày được thí nghiệm của Đôtđơ chứng minh cách l¡ địa lý dẫn

đến sự cách li sinh sản như thế nào

I.NỘI DUNG BÀI HỌC: 1 Kiến thức trọng tâm:

Vai trò của cách l¡ địa lý trong quá trình hình thành loài mới 2 Các thành phân kiến thức:

* Cách li địa lý: là những trở ngại về mặt địa lý như sông, núi, biển ngăn cản các cá thê của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau

* Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường

khác nhau dần dần được CLTN và các nhân tố tiến hoá khác làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen Sự khác biệt về tần số alen được tích luỹ dần và đến một lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách

li sinh sản

- Sự cách li địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và

thành phần kiêu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá

Trang 39

= Như vậy cách ly địa lý là yếu tố quan trọng dẫn đến cách ly sinh sản

từ đó hình thành loài mới

- Hình thái loài bằng con đường cách ly địa lý hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh

- Quá trình hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyền tiếp

- Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thé thích nghi

Tuy nhiên, quá trình hình thành các quần thể với các đặc điểm thích nghỉ

không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới

- Thí nghiệm của Đốtđơ (Dodd) đã chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách ly địa lý

3 Kiến thức bổ sung:

- Loài có xu hướng phân bố rộng, chiếm lĩnh các vùng địa lý khác nhau, có thể do các chướng ngại địa lý ngăn cán các vùng lãnh thé

- Các quần thể trong loài bị cách ly và trong những điều kiện sống khác nhau đó, CLTN đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng

khác nhau dần dần tạo ra các nòi địa lý dẫn đến hình thành loài mới

- Quần đảo là nơi lý tưởng để một loài phát sinh thành nhiều loài khác nhau vì giữa các đảo có sự cách ly tương đối khiến cho sinh vật giữa các đảo

lại không quá lớn để các cá thể không di cư tới

VD: + Chuột đồng đuôi dài Apodemus sylvaticus có một số dạng khác

nhau trên đảo Stkilda, Ouler Hebrides, Shetland và 12 đảo khác của vùng biển

Scotland

+ Chim hồng tước ở đảo Stkilda lớn hơn so với hồng tước ở đất liền và khác biệt nhau chút ít về màu sắc và tiếng hót

Trang 40

- Thực chất của hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách ly sinh sản với quần thê gốc Hình thành loài mới diễn ra theo con đường khác nhau: hình thành loài cùng khu, khác khu địa lý

(Tài liệu bỗi dưỡng giáo viên, SH bộ I, trang 62) - Trên các mức độ khác nhau, sự cách li địa lý giúp ta giải thích sự phân

bố của sinh vật trên các lục địa khác nhau của quả đất Các bằng chứng địa

chất cho thấy các lục địa trên qua dat không cố định ở nguyên vị trí mà chúng

được gắn với những tam dia chat không lồ được gọi là “tắm kiến tạo”, chuyên

động chậm chạp một cách không gì lay chuyển được Quá trình đó được gọi

là quá trình “trôi dạt lục địa”

(Sinh học-tập 1- Phillips and Chilton- trang 383)

- Phân loại các cơ chế cách ly: + Cơ chế tiền giao phối:

e_ Cách ly tập tính: tập tinh ve van đảm báo cho các cá thể cùng một loài giao phối với nhau

e_ Cách ly theo mùa: các mùa giao phối không gối nhau

e_ Cách ly sinh sản: sự ưa thích các sinh cảnh khác nhau, giúp thành viên của các loài khác nhau sống cách biệt nhau

e© Cách ly cơ học: các cấu trúc cơ thể của sinh vật, ngăn cản một cách có hiệu quả quá trình truyền giao tử giữa các cá thể thuộc các loài khác nhau

- Phân loại các cơ chế cách ly: + Cơ chế hậu giao phối:

¢ Ngan can su thy tinh: sự truyền giao tử có thể xảy ra nhưng không

Ngày đăng: 21/09/2014, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w