Công tác kế toán tập hợp chi phi (chi phí sản xuất) và tính giá thành (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những bước phát triển vượtbậc, xây dựng được một nền tảng cơ sở vật chất to lớn Cùng với những bướcphát triển đó, các công ty kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực xây lắp luôn đónggóp một phần quan trọng vào tiến trình này Thời gian tới, Việt Nam hứa hẹn sẽtrở thành một quốc gia có nền kinh tế năng động hàng đầu Châu Á, các Công tyxây lắp vì thế cũng sẽ có cơ hội mới, đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tếquốc dân
Nền kinh tế thị trường luôn cạnh tranh khốc liệt nên công tác hạch toán kinh
tế tại các doanh nghiệp nói chung, các Công ty xây lắp nói riêng là hết sức quantrọng Đặc biệt công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng nhất, quyết định tới hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh và sự phát triển lâu dài, ứng dụng của các Công ty
Tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà, công tác kế toántập hợp chi phí và tính giá thành luôn được Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốcCông ty quan tâm, vì đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và rất khó khăn, ảnhhưởng nhiều tới hoạt động của Công ty Quy mô Công ty ngày càng lớn, sốlượng công trình tăng nhanh (cả về quy mô, thời gian thực hiện, độ phức tạp,…)
là những vấn đề lớn đặt ra đối với nhiệm vụ của những người làm công tác kế
toán tại đây Vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần PCCC và đầu
tư xây dựng Sông Đà, em quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà” để hoàn thành chuyên đề thực tập
tốt nghiệp, cũng như có một số đóng góp cho sự phát triển ngày càng lớn mạnhcủa Công ty
Trang 2Chuyên đề có 3 phần cơ bản sau:
Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà và công tác kế toán tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà
Chương II: Quá trình hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà
Chương III: Một số kiến nghị
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc đã cho em thựctập tại quý Công ty, xin cảm ơn Kế toán trưởng và các anh chị trong phòng kếtoán – tài chính của Công ty đã cung cấp tài liệu và nhiệt tình chỉ bảo.Cuối cùng,
em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Đặng Thúy Hằng đã hướng dẫn cho emthực tập tốt đề tài này Tuy có nhiều cố gắng nhưng chuyên đề vẫn không tránhkhỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của cácthầy cô giáo và các bạn sinh viên
Trang 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PCCC
VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PCCC VÀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG SÔNG ĐÀ 1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần PCCC và đầu
tư xây dựng Sông Đà
Tiền thân của Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà là
Công ty cổ phần thiết bị kỹ thuật và đầu tư Hùng Vương Trong tình hình mới,nhằm tăng cường quy mô, đầu tư tốt hơn cho Công ty, theo Quyết định số33/TCT-HĐQT ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Tổng giám đốc Tổng Công tySông Đà Công ty Cổ phần Phòng cháy Chữa cháy và Đầu tư Xây dựng Sông Đà(PCCC & ĐTXD Sông Đà) được thành lập, là đơn vị thành viên của Tổng Công
ty Sông Đà Hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con Tổng Công tySông Đà nắm giữ cổ phần chi phối (51%)
Một số thông tin cơ bản về Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà.
Tên tiếng Anh : SONG DA INVESTMENT CONSTRUCTION AND FIRE
PREVENTION JOINT STOCK COMPANY (SONG DA ICF ) -Văn phòng giao dịch: P506, Toà nhà CT1-VIMECO, Đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 04.22250104; Fax : 04.22250105.
Website: www.songdaicf.vn
Trang 4-Xí nghiệp Phòng cháy chữa cháy: P803, Nhà N9-Trung Kính quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 04.32413958; 04.32413959; Fax: 04.37821800.
Tuy mới được thành lập và kiện toàn được hơn 2 năm nhưng Công ty đã cónhững thành tựu vượt bậc, đóng góp vào sự phát triển chung của Tổng Công tySông Đà
- Doanh thu của Công ty trong 3 năm 2005, 2006, 2007 tăng liên tục và ổnđịnh
- Hoàn thành những công trình phức tạp đúng tiến độ, an toàn và hiệu quả.Công ty tiếp tục ký thêm được nhiều hợp đồng trên mọi miền của đất nước và cả
- Có con dấu riêng, độc lập về tài sản
- Có điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty
- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được hạch toán kế toán độc lập,
tự chủ về tài chính
- Bảng cân đối kế toán riêng, lập theo quy định của pháp luật
- Tổng Giám đốc là đại diện theo pháp luật của Công ty
Công ty là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà Tổng Công tySông Đà là đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư vào Công ty Quan hệ củaTổng Công ty Sông Đà với Công ty và ngược lại thể hiện trong việc xác định
Trang 5các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cổ đông giữ cổphần chi phối của doanh nghiệp.
1.1.2.1 Đặc điểm ngành nghề và sản phẩm kinh doanh
Công ty cổ phần Phòng cháy Chữa cháy và Đầu tư Xây dựng Sông Đà(Song DaICF) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, hoạt động theo mô hìnhCông ty mẹ, Công ty con
Ngành nghề kinh doanh chính:
Thiết kế, thi công lắp đặt, cung cấp thiết bị, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì, hệ thống Phòng cháy Chữa cháy, thiết bị an ninh, bảo vệ, hệ thống camera giám sát, hệ thống thang máy, điều hoà không khí.
Cung cấp lắp đặt, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì các hệ thống thiết bị tin học, viễn thông, điện tử, điện lạnh, điện công nghiệp, điện dân dụng, điện chiếu sáng Xây dựng, quản lý và vận hành các công trình năng lượng.
Khai thác tài nguyên khoáng sản.
Kinh doanh bất động sản.
Đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp.
Song Da ICF là một trong những đơn vị có kinh nghiệm và uy tín tại Việt Namtrong lĩnh vực thiết kế, thi công lắp đặt, bảo trì hệ thống Phòng cháy Chữa cháy,thiết kế an ninh, bảo vệ, hệ thống camera giám sát; Hệ thống thang máy, điềuhoà không khí và giải pháp hệ thống quản lý toà nhà thông minh IBMS
Phương châm hoạt động của Song Da ICF là : uy tín - chất lượng – trung thực
Định hướng phát triển của Công ty:
Xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần Phòng cháy Chữa cháy và Đâù tư Xâydựng Sông Đà trở thành đơn vị mạnh của Tổng Công ty Sông Đà, là nhà cungcấp các sản phẩm và dịch vụ chuyên ngành Phòng cháy Chữa cháy, thiết bị anninh, bảo vệ hàng đầu Việt Nam, đủ khả năng cạnh tranh với các đơn vị trong vàngoài nước
Trang 61.1.2.2 Kết quả kinh doanh của Công ty một vài năm gần đây.
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2005, 2006 và năm 2007
Đơn vị tính: Đồng
Tổng giá trị tài sản 81.878.799.802 213.574.515.647 253.455.232.980 Doanh thu thuần 62.793.050.847 93.729.544.277 86.524.352.894
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.703.676.019 2.950.960.330 3.089.630.077 Lợi nhuận khác (149.585.345) 217.500.210 72.950.000 Lợi nhuận trước thuế 1.554.090.674 3.168.460.540 3.319.427.462 Lợi nhuận sau thuế 1.554.090.674 3.168.460.540 3.319.427.460
Từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, ta thấy được sự tăng lên qua cácnăm của cả doanh thu là lợi nhuận Về cơ bản, đây là dấu hiệu đáng mừng,chứng tỏ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Doanh thu thuần năm 2006 tăng 49% so với năm 2005, đó là một mức tăngrất lớn Tuy nhiên, so với mức tăng 161% của tổng giá trị tài sản thì mức tăngdoanh thu thuần không tương ứng Doanh thu thuần năm 2007 giảm so với năm
2006 trong điều kiện tổng giá trị tài sản tăng tới 15%
Như vậy, giá trị tổng giá trị sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty tăngnhưng chưa ổn định và chưa tương ứng với tiềm năng của Công ty
- Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2006 tăng đột biến (104%) so vớinăm 2005 Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2007 chỉ tăng 5% so với năm 2006 Nhưvậy, lợi nhuận của Công ty cũng có xu hướng biến động tương ứng như doanhthu
Trang 7Qua quá trình này, chúng ta thấy được sự tăng nhanh kết quả kinh doanh củaCông ty năm 2006 là do Công ty đã cổ phần hóa Nguồn vốn kinh doanh tăngđột biến nên Công ty có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng doanhthu và lợi nhuận.
Trong những năm sau, tình hình của Công ty đã đi vào ổn định Vì vây, phảithực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất kinhdoanh của Công ty:
- Tìm kiếm thêm những hợp đồng có giá trị cao, hiệu quả kinh doanh lớn
- Rà soát, kiểm tra để hạn chế những tổn thất trong sản xuất, cắt giảm chi phítới mức tối đa
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp cả trong quản lý, sản xuất ở từng chinhánh, từng công trình, đẩy nhanh tốc độ xây lắp so với kế hoạch
- Tăng năng suất lao động của công nhân
Trang 8Bảng 02: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty năm 2005, 2006 và 9 tháng đầu năm
2007.
Các chỉ tiêu Đơnvị Năm2005 Năm2006
Lũy kế Quý III 2007
1 Khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán hiện hành
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn
+ Hệ số thanh toán nhanh
Lần Lần Lần
1,08 0,88 0,14
1,05 1,00 0,05
1,10 1,04 0,11
2 Cơ cấu tài sản nguồn vốn
Cơ cấu tài sản
+ Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản
+ Tài sản dài hạn / Tổng tài sản
Cơ cấu nguồn vốn
92,19 7,81
86,17 13,83
95,12 4,88
86,28 13,72
95,33 4,67
3 Chỉ tiêu hoạt động
+ Vòng quay hàng tồn kho
+ Kỳ thu tiền bình quân
Lần Ngày
2,00 110,3
0,81 70,4
0,21 156,7
4 Tỷ suất sinh lời
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
3,37 1,48 30,37
3,28 0,63 13,41
5 Chỉ tiêu thu nhập trên cổ phần (EPS) Nghìn
Trang 9Qua bảng chỉ tiêu trên, chúng ta thấy được một số vấn đề sau:
- Hệ số khả năng thanh toán không có dấu hiệu biến động mạnh qua các kỳ
kế toán, chứng tỏ sự đảm bảo của Công ty trong các nghĩa vụ tài chính Tuynhiên, năm 2005, khả năng thanh toán nhanh xuống thấp Nguyên nhân do tổnggiá trị tài sản tăng quá nhanh (161%) nhưng lượng tiền mặt giảm (do chủ yếuđầu tư vào TSCĐ)
- Qua cơ cấu tài sản, nguồn vốn, chúng ta thấy được cơ cấu nợ phải trả/tổngnguồn vốn và tài sản ngắn hạn/tổng tài sản có xu hướng tăng mạnh Nguồn vốnchủ sở hữu giảm nhanh về tỷ trọng
Điều này sẽ đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất kinh doanh nhưng nếudoanh nghiệp gặp phải rủi ro, đó lại trở thành một mối nguy hại tiềm tàng
- Các chỉ tiêu lợi nhuận như: ROA, ROE, EPS và P/E đều có dấu hiệu tíchcực Tuy nhiên, ROA và ROE năm 2006 bị giảm mạnh so với năm 2005
Qua việc phân tích bảng chỉ tiêu tài chính, chúng ta một lần nữa khẳng địnhtình hình sản xuất kinh doanh của Công ty là rất tốt Tuy nhiên, sự phát triểntrên vẫn còn thiếu sự ổn định, cần tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh, hướng tới sự phát triển bền vững của Công ty
1.1.3 Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà.
1.1.3.1 Bộ máy quản lý
Mô hình tổ chức của Công ty là mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm hiện
có của Công ty:
Trang 10- Thông qua định hướng phát triển Công ty
- Quyết định lại cổ phần, tổng số cổ phần từng loại chào bán; quyết địnhmức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểmsoát
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm
- Một số quyền và nghĩa vụ khác
Hội đồng Quản trị do Hội đồng cổ đông bầu ra gồm 04 thành viên Đây là cơquan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện cácquyền và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của Hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát do Hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổđông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trướcĐại hội cổ đông và trước pháp luật
Ban Giám đốc gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng doHội đồng Quản trị bổ nhiệm Ban Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
Trang 11Sơ đồ 01: Mô hình tổ chức của Công ty
PHÒNG
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG
XÍ NGHIỆP PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
CÁC ĐỘI XẬY LẮP XƯỞNG SẢN
XUẤT, BẢO TRÌ THIẾT BỊ
CÁC SHOWROOM BÁN HÀNG
Trang 12Sơ đồ 02: Mô hình tổ chức của Xí nghiệp
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
Xí nghiệp phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp:
Xí nghiệp Phòng cháy, Chữa cháy(PCCC) được thành lập trên cơ sở phòngPhòng cháy, Chữa cháy và Cơ điện; Là đơn vị trực thuộc Công ty CPPCCC&ĐTXD Sông Đà; không tổ chức hạch toán toán kế toán
Xí nghiệp có các nhiệm vụ sau:
- Chủ trì phối hợp với các phòng chức năng của Công ty trong việc chuẩn bị hồ
sơ dự thầu, tư vấn, thiết kế, thẩm định các dự án chuyên ngành PCCC
- Chủ trì tổ chức hoạt động kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm, thiết bị PCCC
- Quản lý và tổ chức hoạt động của xưởng sản xuất, bảo trì thiết bị PCCC vàshowroom bán hàng
- Chủ trì tổ chức triển khai thi công các dự án PCCC
Giám đốc Xí nghiệp chiu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
TỔ CHỨC KINH DOANH DỊCH VỤ KỸ
THUẬT
TỔ KẾ HOẠCH, VẬT TƯ, THIẾT BỊ
TỔ HÀNH CHÍNH, TỔNG HỢP, TÀI VỤ
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC ĐỘI THI CÔNG, XÂY LẮP, SỬA CHỮA,
BẢO TRÌ THIẾT BỊ
Trang 131.1.3.2 Nguồn nhân lực của Công ty
Bảng 03: Cơ cấu theo trình độ lao động
- Tạo điều kiện tối đa cho cán bộ, kỹ sư, công nhân viên phát huy tối đa mứcsáng tạo, khả năng chuyên môn, nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chấtlượng công việc
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, kỹ sư, côngnhân viên thông qua đào tạo tại chỗ, các khóa học ngắn ngày, tự đào tạo,…cáccán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân,…
- Tuyển chọn những sinh viên, cán bộ mới ưu tú bổ sung cho nguồn nhânlực của Công ty
- Chăm lo tới đời sống của cán bộ, công nhân viên Công ty cả vật chất vàtinh thần, tăng thu nhập người lao động
Trang 141.2 Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ phận kế toán của
Công ty
1.2.1 Bộ máy kế toán của Công ty
Việc tổ chức bộ máy kế toán của bất kỳ Công ty nào cũng phụ thuộc vàotình hình hoạt động, đặc điểm kinh doanh, quy mô, tổ chức,…của Công ty đó.Đối với Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà., căn cứ vào nhữngđiều kiện cụ thể đó, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc đã tổ chức một bộ máy
kế toán hoàn thiện, đảm bảo tốt chức năng, nhiệm vụ của Công ty đề ra
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
Sơ đồ 03: bộ máy kế toán của Công ty
Tương ứng với sơ đồ tổ chức trên có sự phân công, phân nhiệm phù hợp vớichức năng và nhiệm vụ của từng cán bộ trong phòng kế toán – tài chính
Kế toán nhật ký
và thanh toán
Kế toán thuế và tài sản
cố định
Kế toán
tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Trang 151 Kế toán trưởng
- Chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính – kế toán, thông tin kinh tế vàhạch toán kinh tế của toàn đơn vị theo cơ chế quản lý mới và theo đúng Luật kếtoán, điều lệ Công ty Tổ chức bộ máy kế toán và cán bộ kế toán toàn Công tycũng như công tác các bộ phận của phòng kế toán của Công ty
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về việc ký kết các hợp đồng kinh tế của Công
ty, quản lý và cấp phát vốn cho các công trình theo hợp đồng Kế toán trưởngcòn có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị trực thuộc của Công ty giải quyếtnhững vấn đề thanh toán, công nợ, cấp phát – thu hồi vốn
- Lập báo cáo phân tích hoạt động tài chính, chỉ đạo công tác lập báo cáo quyếttoán theo kỳ, nhanh chóng, đảm bảo số lượng, quy định
- Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, chính sách, chế độ đối vớingười lao động toàn Công ty
- Kiểm tra, kiểm soát và giám sát công tác kế toán toàn Công ty
2 Kế toán tổng hợp
- Đôn đốc các đơn vị lập và nộp báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, quý,năm đảm bảo số lượng, chất lượng, thời hạn, kiểm tra báo cáo các đơn vị trướckhi tổng hợp
- Lập báo cáo định kỳ tháng, quý, năm của toàn Công ty đảm bảo số lượng, chấtlượng và thời hạn
- Lập báo cáo nhanh theo yêu cầu của Tổng Công ty
- Lập báo cáo quản trị Công ty
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Kế toán trưởng
Trang 163 Kế toán nhật ký chung và kế toán thanh toán
- Kế toán nhật ký chung: thu thập chứng từ từ các bộ phận kế toán hàng ngày vàkiểm tra, cập nhật chứng từ hàng ngày Lập các chứng từ báo nợ các đơn vị nội
bộ, các chứng từ phân bổ, chứng từ hạch toán, chứng từ kết chuyển
- Kế toán tổng hợp cơ quan Công ty
- Kế toán thanh toán vốn bằng tiền, công nợ: lập phiếu thu, chi hàng ngày trình
ký duyệt; đôn đốc thanh toán dứt điểm các khoản nợ tạm ứng, nợ phải thu khác;theo dõi thanh toán với người bán, người cung cấp hàng hóa theo từng hợp đồngkinh tế, từng lần mua bán Từ đó lập bảng kê thanh toán, bảng kê các khoản phải
trả, các biên bản đối chiếu, quyết toán công nợ với người bán.
4 Kế toán thuế và tài sản cố định
- Kế toán thuế: thanh toán các khoản phải nộp ngân sách; lập kế hoạch chi trảngân sách và các khoản thuế, kê khai thuế hàng tháng, làm hồ sơ quyết toánthuế, thủ tục hoàn thuế
- Làm lương hàng tháng cho cán bộ, công nhân viên khối cơ quan Công ty, tạmứng lương và lập danh sách nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
- Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình biến động tài sản cố định của Công
ty, theo dõi khấu hao tài sản cố định và tình hình thanh lý tài sản cố định, tìnhhình thực hiện sửa chữa lớn tài sản cố định và quyết toán chi phí sửa chữa tàisản cố định
- Lập báo cáo quản trị Công ty
5 Thủ quỹ
- Kiểm tra chứng từ đầy đủ mới được cấp phát tiền
- Cập nhật chứng từ vào sổ quỹ và cuối ngày giao cho kế toán nhật ký chung vàosổ
- Báo cáo số dư vào đầu giờ hàng ngày với Kế toán trưởng
Trang 171.2.2 Quá trình vận dụng chế độ kế toán và thực hiện công tác kế toán
1.2.2.1 Quá trình vận dụng chế độ kế toán hiện hành vào tình hình thực tế của Công ty
Từ năm 2005 trở về trước, Công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc của TổngCông ty Sông Đà Từ năm 2006 tới nay, Công ty là đơn vị hạch toán độc lập.Quá trình chuyển đổi này phù hợp với tình hình phát triển chung của cả TổngCông ty Sông Đà và Công ty cổ phần Phòng cháy Chữa cháy và Đầu tư Xâydựng Sông Đà
- Tổng Công ty Sông Đà đang mở rộng quy mô và phát triển theo hướng trởthành một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam Các thành viên trực thuộc đượcnâng cao tính độc lập trong hạch toán kinh tế, trong khi Tổng Công ty Sông Đàchỉ quản lý chung về những vấn đề cơ bản của Tổng Công ty và các Công tythành viên
- Công ty cổ phần Phòng cháy Chữa cháy và Đầu tư Xây dựng Sông Đà từkhi chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần quy mô và tính chất hoạt độngcủa Công ty đã có những bước tiến vượt bậc Vì vậy, việc Công ty tổ chức hạchtoán độc lập là sự phù hợp với tình hình hiện nay
Hiện tại Công ty đang vận dụng chế độ kế toán theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính; Quyết định số167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
“Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp” ; Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày15/7/1998 “Hướng dẫn kế toán thuế GTGT, thuế TNDN”; Thông tư số180/1998/TT-BTC ngày 26/12/1998 “Hướng dẫn bổ sung kế toán thuế GTGT”;Thông tư số 186/1998/TT-BTC ngày 28/12/1998 “Hướng dẫn kế toán thuế xuất,nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt”; Thông tư số 107/1999/TT-BTC ngày01/9/1999 “Hướng dẫn kế toán thuế GTGT đối với hoạt động thuê tài chính”;Thông tư số 120/1999/TT-BTC ngày 7/10/1999 “Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung
Trang 18chế độ kế toán doanh nghiệp”
– Thuế GTGT được kê khai theo phương pháp khấu trừ
– Công ty ghi nhận Tài sản cố định theo giá gốc, khấu hao Tài sản cốđịnh được trích theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao Tài sản cố
định thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 206/2003TC-BTC ngày 12
tháng 12 năm 2003 về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố địnhcủa Bộ Tài Chính
– Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, Công ty áp dụng phương pháp
kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho cuối kỳđược xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị xuất kho nguyênvật liệu là giá thực tế đích danh
– Tình hình trích lập dự phòng: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồnkho căn cứ vào tình tồn kho đầu năm, tình hình xuất nhập kho trong năm và tìnhhình biến động giá cả vật tư, hàng hóa để xác định giá trị thực tế của hàng tồnkho và trích lập dự phòng
– Phương pháp xác định doanh thu và phương pháp xác định phầncông việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng: Doanh thu xác định theo giá trịkhối lượng thực hiện từng công trình, hạng mục công trình, được nhà thầu xácnhận Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng sử dụng phươngpháp đánh giá
Trang 19Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
Với hình thức khoán trong xây lắp các chứng từ chủ yếu được tập hợp ởdưới đội, định kỳ kế toán đội tiến hành chuyển chứng từ đã tập hợp về Công tycho các kế toán phần hành tương ứng Bộ phận kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp
lý của những chứng từ kế toán đó, sau đấy mới dùng chứng từ đó để ghi sổ kếtoán
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
– Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
– Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trìnhGiám đốc doanh nghiệp ký duyệt;
– Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
– Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.
– Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghichép trên chứng từ kế toán;
– Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghitrên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liênquan;
– Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán
Trang 20Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chínhsách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từchối thực hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo ngaycho Giám đốc doanh nghiệp biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ
số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại,yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ
Một số chứng từ mà Công ty sử dụng
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Bảng chấm công, Bảng
chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiềnthưởng, Bảng thanh toán tiền thuê ngoài, Bảng kê trích nộp các khoản lương,Bảng kê phân bổ tiền lương và BHXH, Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởngBHXH, Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau thai sản
Kế toán hàng tồn kho: Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm
nghiệm vật tư công cụ sản phẩm hàng hoá, Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ,Biên bản kiểm kê vật tư công cụ sản phẩm hang hoá, Bảng kê mua hàng, Bảng
bổ vật liệu công cụ dụng cụ, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nôi bộ
Kế toán bán hàng : Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi, Thẻ quầy hàng,
Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường,
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng: Phiếu thu, Phiếu chi,
Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán,Biên lai thu tiền, Bảng kê vàng bạc kim loại đá quý, Bảng kê chi tiền, Bảngkiểm kê quỹ…
Kế toán tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý
TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lạiTSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Trang 211.2.2.3 Hệ thống tài khoản áp dụng
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanhnghiệp xây lắp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3năm 2006 của Bộ tài chính Công ty sử dụng hệ thống tài khoản có chọn lọc phùhợp với tình hình hạch toán của mình, đáp ứng đầy đủ yêu cầu kế toán tại Công
ty
Trong cùng một thời gian Công ty thi công rất nhiều công trình vì vậy mà
có rất nhiều sản phẩm dở dang, các sản phẩm dở dang được theo dõi qua tàikhoản 154 Tài khoản này được chi tiết theo mã của từng công trình Đây là một
hệ thống mã tài khoản đặc thù của Công ty
Qua đó ta thấy mặc dù khối lượng công việc lớn, Công ty có nhiều côngtrình, hạng mục công trình khác nhau nên Công ty đã sáng tạo hệ thống mã tàikhoản sáng tạo và có nhiều ưu theo từng công trình, hạng mục công trình, mộttài khoản lớn được chi tiết thành nhiều tài khoản nhỏ khác nhau 2.4 Hình thức
- Công tác kế toán được thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ ở cả cácchi nhánh và phòng kế toán của Công ty
- Số lượng nghiệp vụ kinh tế cuối kỳ được kết chuyển tự động, số lượng các
nghiệp vụ xử lý tự động tăng lên, số lượng các nghiệp vụ thủ công giảm xuống
- Số lượng nhân viên kế toán được tinh giảm
- Việc kiểm tra, kiểm soát cuối kỳ được diễn ra thuận lợi
Hiện nay Công ty cổ phần Phòng cháy Chữa cháy và Đầu tư Xây dựng Sông
Đà đang sử dụng phần mềm kế toán Songda Accounting System Đây là phần
Trang 22mềm kế toán do Tổng Công ty Sông Đà phát triển, được sử dụng cho các Công
ty thành viên của Tổng Công ty Đây là một phần mềm kế toán chuyên nghiệpdùng cho đơn vị xây lắp nói chung và cho Tổng Công ty Sông Đà nói riêng Vìvậy, việc áp dụng một phần mềm kế toán như vậy là một lợi thế rất phù hợp vớiCông ty
Tuy nhiên, do còn một số hạn chế nhất định, một phần công việc kế toán
phải thực hiện thủ công, nhất là khi cần lập một số biểu, bảng.Đặc biệt, công cụ
Excel vẫn được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả, đặc biệt là lập các bảng báocáo
Như vậy, hình thức sổ kế toán của Công ty là sổ kế toán máy.Tuy nhiên,Công ty vẫn cần phải sử dụng một số phần mềm văn phòng khác cũng như côngtác kế toán thủ công Về bản chất, tuy là hình thức sổ kế toán máy (như theohướng dẫn tại Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC) nhưng doanh nghiệp áp dụnghình thức kế toán nhật ký chung
Hình thức sổ nhật ký chung là một hình thức phổ biến hiện nay và đã đượcvận dụng tốt ở Công ty cổ phần Phòng cháy Chữa cháy và Đầu tư Xây dựngSông Đà do:
- Hình thức trên có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng và phù hợp với phấn mềm
Quá trình ghi sổ kế toán và luân chuyển hóa đơn, chứng từ
Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:
Trang 23Sơ đồ 04: Quá trình ghi sổ kế toán
Tuy nhiên, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy nên quá trình ghi
sổ có một số khác biệt nhất định, giảm tải khá lớn những công việc thủ công
- Nhân viên kế toán có nhiệm vụ tập hợp các hóa đơn chứng từ hợp pháp,hợp lý, chính xác và nhập số liệu vào nhật ký chung trong phần mềm kế toán
- Phần mềm kế toán máy sẽ tự động điều chuyển các nghiệp vụ kinh tế phátsinh vào các sổ cái của từng tài khoản
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Sổ nhật ký chung
Ghi hàng ngàyGhi định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Trang 24- Cuối kỳ kế toán, các nghiệp vụ kết chuyển tự động được máy tính thựchiện, các số liệu tổng hợp từ các sổ cái sẽ được chuyển tới hình thành bản báocáo tài chính từng kỳ.
Như vậy, quá trình ghi sổ ở Công ty thực chất chỉ thực hiện hai quá trình:
- Quá trình nhập dữ liệu từ các hóa đơn chứng từ vào phần mềm kế toán
- Quá trình in các bảng báo cáo tài chính cuối kỳ
Còn quá trình xử lý thông tin kế toán đã được máy tính tự động thực hiện thông
qua phần mềm kế toán
1.2.2.4 Hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty tuân thủ theo quyết Quyết định số
15 ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của Công tygồm 4 báo cáo cơ bản và bắt buộc:
– Bảng Cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN);
– Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số B02-DN);– Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN);
– Thuyết minh Báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
Để thuận lợi cho việc quản lý việc lập báo cáo của Công ty được thựchiện và gửi vào cuối quý đến: Cục thuế thành phố Hà Nội, Chi cục thống kêdoanh nghiệp, Cục thống kê thành phố Hà Nội, Phòng Tài chính kế toán Tổngcông ty, lưu phòng Tài chính kế toán
Các báo cáo tài chính cuối kỳ được lập và tập hợp lại thành sổ quyết toáncuối kỳ (thường là cuối năm và cuối quý) Các báo cáo này được thành lập theomẫu của Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC
Hệ thống các bản báo cáo tài chính của Công ty tập hợp trong sổ kế toánphản ánh đầy đủ toàn bộ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Bảng cân đối kế toán: chi tiết tài sản, nguồn vốn và tổng tài sản, phản ánhmức độ cân đối giữa các loại tài sản, cơ cấu nguồn hình thành tài sản
Trang 25- Báo cáo kết quả kinh doanh: tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận toànCông ty trong kỳ kế toán; hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tàichính và các hoạt động khác của Công ty; lợi nhuận đạt được của Công ty trongthời gian qua.
- Báo cáo luân chuyển tiền tệ: luồng tiền vào ra quỹ của Công ty trong một
kỳ kế toán và lượng tiền hiện còn trong tài khoản của Công ty
Tiền là một loại tài sản đặc biệt của Công ty, đảm bảo quá trình hoạt độngcủa Công ty:
- Báo cáo công nợ phải thu, phải trả cuối kỳ
- Báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ và khấu hao TSCĐ trong kỳ
- Báo cáo chi phí – giá thành các công trình của Công ty cuối kỳ
Các bản báo cáo này phục vụ cho hoạt động chủ yếu của Công ty, cho Hộiđộng Quản trị và Ban Gíam đốc hoạch định những chính sách quan trọng của
Công ty Vì vậy, việc minh bạch hóa các báo cáo tài chính cuối kỳ là rất quan
trọng, đáp ứng được nhu cầu thông tin của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,các ngân hàng cũng như các nhà đầu tư
Bên cạnh các báo cáo tài chính phải lập theo yêu cầu chung của Bộ Tàichính đối với các doanh nghiệp, theo xu hướng hiện nay, Công ty cũng lập một
số lượng báo cáo khác, nhằm mục đích phân tích tình hình và nâng cao hiệu quảquản trị doanh nghiệp
- Báo cáo kế toán quản trị: được các nhân viên kế toán có trách nhiệm thựchiện Việc lập các báo cáo kế toán quản trị là một công việc thường xuyên, định
kỳ phục vụ thông tin cho Ban lãnh đạo Công ty
Báo cáo kế toán quản trị phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhtại các chi nhánh, các công trình, các ngành nghề kinh doanh khác nhau Từ cácthông tin đó, Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc có được những chính sách cụthể:
Trang 26- Điều chỉnh quy mô của từng ngành nghề, từng chi nhánh để tăng cường
hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Tăng cường đầu tư, đầu tư có hiệu quả hơn nữa cho các chi nhánh và cáccông trình, kể cả đầu tư nguồn vốn, nguồn nhân lực,…
- Mở rộng các ngành nghề kinh doanh mới có hiệu quả cao, tiềm năng lớn
1.2.2.5 Các phần hành kế toán của Công ty
Số lượng các phần hành kế toán phụ thuộc vào đặc điểm tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty Đối với Công ty cổ phần Phòng cháy Chữacháy và Đầu tư Xây dựng Sông Đà có các phần hành cụ thể sau:
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán vốn bằng tiền và công nợ
- Kế toán các dự án đầu tư
- Kế toán thuế
- Kế toán tài sản cố định
Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan của doanh nghiệp, nhânviên phòng kế toán phải kiêm nhiệm các nghiệp vụ kinh tế và các phần hành kếtoán như:
- Kế toán vốn bằng tiền + Kế toán công nợ
- Kế toán thuế + Kế toán tài sản cố định
Bộ phận kế toán tại văn phòng Công ty có 2 nhiệm vụ sau:
- Tập hợp số liệu từ các Ban tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc đểlên các bảng báo cáo chi phí – giá thành và lợi nhuận
- Làm công tác kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại vănphòng Công ty
Bộ phận kế toán tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ chính trong hạch toáncác phần hành kế toán cơ bản của toàn Công ty
Trang 27- Xác định chi phí giá thành của các công trình Công ty đang thực hiện tạicác địa bàn khác nhau.
- Kế toán tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định, kế toán hàng tồn kho sửdụng cho việc xây lắp từng công trình
- Kế toán các khoản lương và phụ cấp theo lương, các khoản chế độ tìnhtheo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ
- Kế toán tổng hợp và xác định kết quả kinh doanh tại từng công trình, từngđội sản xuất, từng chi nhánh của từng Công ty Từ các số liệu chi tiết, tới cuối
kỳ, bộ phận kế toán tại các đơn vị trực thuộc tập hợp và chuyển về kế toán tổnghợp toàn Công ty để xác định kết quả kinh doanh toàn Công ty
1.2.2.6 Quá trình kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán
Kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán của toàn Công ty là một nhiệm vụ rất quantrọng, được thực hiện liên tục và định kỳ qua nhiều bước, nhiều giai đoạn kếtoán
- Những người làm công tác kế toán tại phòng kế toán Công ty, phòng kếtoán các đơn vị hạch toán, phụ thuộc liên tục phải kiểm tra, đối chiếu các hóađơn, chứng từ và các sổ sách kế toán Đó là quá trình tự kiểm tra của phòng kếtoán
- Kế toán trưởng của Công ty có trách nhiệm đôn đốc, thực hiện công tác kếtoán toàn Công ty và kiểm tra, kiểm soát hoạt động hạch toán, tránh những saisót, gian lận có thể xảy ra trong kỳ kế toán, gây ảnh hưởng tới hoạt động tàichính của Công ty
- Ở cấp quản lý cao hơn của Công ty (Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc)
có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc tất cả các hoạt động nói chung, hoạt động kếtoán nói riêng Ban Kiểm soát và Phó Giám đốc tài chính là những người trựctiếp giám sát quá trình này
Trang 28- Cuối kỳ kế toán, theo quy định của Luật Kế toán năm 2003 và các Nghịđịnh quy định đối với các doanh nghiệp tham gia giao dịch trên thị trường chứngkhoán, cuối năm, báo cáo tài chính Công ty phải được kiểm toán Trong thờigian gần đây, Công ty đã ký hợp đồng kiểm toán với Công ty Cổ phần Kiểmtoán và Tư vấn (A&C) Theo kết quả kiểm toán của Công ty A&C, báo cáo tàichính của Công ty cổ phần Phòng cháy Chữa cháy và Đầu tư Xây dựng Sông Đàluôn được lập trung thực và hợp lý Đó là dấu hiệu tốt phản ánh tình hình tàichính hiệu quả và lành mạnh của Công ty.
Trang 29CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HẠCH TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PCCC VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ
2.1 Tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà2.1.1 Đặc điểm riêng hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Công ty là một đơn vị xây lắp điển hình nên đặc điểm của sản xuất xây lắpảnh hưởng rất lớn đến công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành, nhất
là nội dung, phương pháp, trình tự hạch toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí,
cơ cấu giá thành xây lắp
Đối tượng hạch toán chi phí là các hạng mục công trình, các giai đoạn củatừng hạng mục hay nhóm công trình Trong khi đó, Công ty là một Công tychuyên lắp đặt máy móc thiết bị cho các công trình thủy điện lớn, các nhà máy
xi măng… Vì vậy, khối lượng công việc là rất lớn, thời gian thi công dài Mỗicông trình được chia nhỏ thành rất nhiều hạng mục công trình và nhóm hạngmục công trình Cho nên công tác kế toán luôn phải “căng sức ra” để đảm bảo
có thể theo dõi chi tiết, kịp thời toàn bộ từng hạng mục đó Vì vậy, bộ phận kếtoán của Công ty cũng như từng chi nhánh, xí nghiệp phải tìm những phươngpháp hạch toán chi phí thích hợp và hiệu quả, đảm bảo yêu cầu thông tin đặt ra Đối tượng tính giá thành vì vậy cũng chính là các hạng mục công trình đã hoànthành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành Quá trình xác định mức độ hoànthành, thời gian hoàn thành để tập hợp chi phí và tính giá thành là tương đốikhó khăn Có nhiều căn cứ xác định như dựa vào dự toán, định mức, nghiệm thucủa chủ đầu tư… Bên cạnh đó, chúng ta còn phải xác định phương pháp tính giáhợp lý nhất, đảm bảo những yêu cầu của Công ty cũng như chủ đầu tư Có rất
Trang 30nhiều phương pháp như phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí,phương pháp hệ số hay tỷ lệ…
Hiện nay, Công ty tổ chức hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành tạitừng chi nhánh Các chi nhánh có nhiệm vụ hạch toán chi tiết theo công trình vàhạng mục công trình mà mình đang đảm nhận
2.1.2 Tầm quan trọng của công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Công ty nói chung, phòng Tài chính – kế toán nói riêng luôn xác định côngtác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty luôn là nhiệm vụ hếtsức khó khăn, phức tạp và rất quan trọng của Công ty
Từ thông tin kế toán, việc hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành mộtcách hợp lý, chính xác là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Thông tin chính xác,đầy đủ, kịp thời sẽ giúp cho Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và các chi nhánhnắm bắt đầy đủ, trung thực về tình hình hiện nay của từng công trình, hạng mụccông trình đang thi công Nếu xảy ra sự lãng phí hay bất hợp lý, chúng ta sẽ cóđầy đủ căn cứ để cắt giảm những khoản chi phí bất hợp lý nhằm hạ giá thành.Mặt khác, khi có những quy định mới về điều chỉnh giá của Bộ Xây dựng, Công
ty sẽ có phản ứng kịp thời, chính xác, phù hợp nhất
Công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành còn là căn cứ để xâydựng dự toán, định mức kinh tế - kỹ thuật và giá thành kế hoạch của công trình,hạng mục công trình tiếp tục thi công ở các kỳ kế toán tiếp theo cũng như cácgói thầu mới và các công trình chuẩn bị thi công Số liệu về chi phí, giá thành kỳtrước luôn là những tài liệu tham khảo quan trọng nhằm xây dựng các kế hoạchxây lắp cho kỳ sau của Công ty
Mặt khác, việc hạch toán chi phí giá thành ảnh hưởng lớn tới uy tín củaCông ty đối với chủ đầu tư Thông tin kế toán chính xác, phù hợp, kịp thời làcăn cứ xây dựng lòng tin đối với khách hàng, với cơ quan thuế và các ngânhàng Điều này thực sự rất quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
Trang 31Công ty, cũng như uy tín của Công ty trong thương trường.Và quan trọng nhất,
kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợinhuận của Công ty Nếu quá trình sản xuất xây lắp tuân thủ chặt chẽ những địnhmức, kế toán giá thành, tiết kiệm chi phí, giá thành công trình sẽ giảm Lợinhuận thu được chắc chắn vì thế luôn được cải thiện Mặt khác, do tiết kiệm chiphí và có giá thành hợp lý, số lượng công trình thắng thầu và được chỉ định thầu
sẽ tăng nhanh Đây là điều hết sức quan trọng để từng bước tăng nhanh doanhthu, chiếm lĩnh thị trường và có thị phần ngày càng lớn trong lĩnh vực xây lắp,không chỉ là các công trình thủy điện
Qua đây, chúng ta thấy được mức độ khó khăn, phức tạp của công tác kếtoán tập hợp chi phí và tính giá thành và tầm quan trọng của nó đối với quátrình sản xuất, xây lắp và sự phát triển của Công ty Vì vậy, có thể khẳng địnhrằng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là nhiệm vụ hàng đầu của nhữngngười làm công tác kế toán tại chi nhánh và toàn Công ty
2.2 Quy trình hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty
2.2.1 Lập dự toán và xác định giá thành dự toán của các công trình xây lắp
2.2.1.1 Vai trò quan trọng của dự toán
Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần PCCC và đầu
tư xây dựng Sông Đà có những điểm khác nhau rất lớn so với các doanh nghiệpsản xuất hàng hóa và kinh doanh dịch vụ Đó là sự quản lý chặt chẽ của Nhànước từ ngay những khâu đầu tiên trong quá trình xây lắp
Khi lập các dự án công trình, chuẩn bị hồ sơ thầu tới các bước xét thầu, cáccông trình chuẩn bị xây dựng đã phải hình thành một dự toán chi tiết tương đối chitiết, phục vụ thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau, trong và ngoài Công ty Dựtoán chính là bảng tính những chi phí cơ bản phát sinh trong quá trình thi công vàhoàn thành một công trình
Trang 32Nhà đầu tư căn cứ vào dự toán của đơn vị xây lắp để đánh giá phần việc cầnphải thực hiện có chi phí bao nhiêu Đây là căn cứ xây dựng có tiêu chuẩn, địnhmức kinh tế - kỹ thuật phù hợp và từ đó xác định giá trúng thầu hay chỉ định nhàthầu Đối với Công ty, việc xây dựng dự toán công trình có vai trò rất quan
trọng Thứ nhất, Hội Đồng quản trị và Ban giám đốc xác định được khối lượng
và chi phí phát sinh Từ đó, Công ty sẽ có kế hoạch cung cấp đầy đủ máy móc,
nhân công, nguyên vật liệu, nguồn vốn,…cho công trình Thứ hai, từ dự toán,
Công ty xác định được mức giá thầu phù hợp nhất, đảm bảo khả năng trúng thầu
và thi công có hiệu quả
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng (cơ quan thuế,kiểm toán, nhà nước…) và ngân hàng cũng có những căn cứ để thẩm định tínhhiệu quả của công trình cũng như tính sự tham ô, lãng phí các công trình trọngđiểm quốc gia
Vì vậy, tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà, khâu lập dựtoán có ý nghĩa quan trọng, là những bước khởi động cho quá trình tập hợp chiphí và tính giá thành công trình, hạng mục công trình Một điều đặc biệt nữa,không chỉ riêng tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà mà tạirất nhiều Công ty xây lắp khác, khâu lập dự toán thường do phòng kinh tế - kếhoạch thực hiện chứ không phải những người làm công tác kế toán Bởi vì, để
có thể lên được dự toán, đòi hỏi những người này cần có chuyên môn về kỹthuật và kinh tế xây dựng nhất định
2.2.1.2 Quá trình lập dự toán công trình tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà
Những quy định chung về lập dự toán được hướng dần chi tiết trong cácthông tư của Bộ Xây dựng Ví dụ như Thông tư số 01/1999/TT – BXD ban hànhngày 16 tháng 1 năm 1999 hướng dẫn về lập dự toán công trình xây dựng cơ bảntheo luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp Một số thông tư
Trang 33hướng dẫn khác liên tục được ban hành khi có điều chỉnh giá nguyên vật liệuxây dựng, tiền lương.
Căn cứ vào những quy định trên và thiết kế chi tiết của từng công trình, hạngmục công trình cụ thể, phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽ lập dự toán sao cho phù hợpnhất
Ví dụ: công trình Thủy điện Tuyên Quang là một công trình thủy điện loại
vừa được khởi công xây dựng tại tỉnh Tuyên Quang từ năm 2003 với công suấtthiết kế 108MW Công ty Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà
là đơn vị có nhiệm vụ lắp đặt toàn bộ 17.000 tấn thiết bị cho toàn bộ nhà máy.Tới năm 2007, công trình đã hoàn thành, đi vào vận hành Với khối lượng xâylắp rất lớn như vậy, việc lập dự toán chi tiết cho công trình và từng hạng mụcnhỏ của công trình là hết sức quan trọng
Trang 34Bảng 04: Dự toán chi phí lắp đặt các máy thi công tại công trình thủy điện Tuyên Quang
(thi công tháng 1/2007, lập dự toán tháng 1/2003)
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
Chi phí trực tiếp khác
T VL NC M TT
T = VL + NC + M + TT
TT = 1,5% * (VL + NC + M)
258.317.500 250.000.000 3.000.000 1.500.000 3.817.500
III Thu nhập chịu thuế
Như vậy, theo dự toán lắp đặt máy phát công trình Thủy điện Tuyên Quang
(thi công tháng 1/2007), chi nhánh Thành phố Hà Nội của Công ty sẽ có những
căn cứ nhất định để theo dõi tình hình thi công cũng như tập hợp chi phí và tính
giá thành
Đây cũng chính là căn cứ quản lý của chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền Khi lập dự toán vì thế cũng có một điểm khá đặc biệt,
đó là phản ánh tính khoản mục “thu nhập chịu thuế trước” cho từng công trình
TL = (T + C) * Tỷ lệ quy định
Trang 35Tại hạng mục công trình này, TL = 24.294.760VNĐ Khoản này dùng đểnộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản phải nộp, phải trả khác Phầncòn lại được trích lập các quỹ của đơn vị Thực tế đặt ra là các hạng mục côngtrình, các công trình thực hiện trong thời gian dài nên Nhà nước cần quản lý chặtchẽ, cũng như luôn phải đảm bảo các công ty thực hiện nghĩa vụ đối với Nhànước đầy đủ, kịp thời Vì vậy, đây có thể xem là một khoản tiền trích trước củacác Công ty xây lắp.
2.2.1.3 Điều chỉnh dự toán khi có biến động tăng giá theo quy định của Bộ Xây dựng.
Các công trình xây lắp luôn chịu ảnh hưởng rất to lớn từ những biến động giánguyên vật liệu và tiền lương vì thời gian thi công dài, số lượng nguyên vật liệu,nhân công sử dụng lại lớn Đặc biệt trong tình hình hiện nay, giá một số nguyênvật liệu chính sử dụng trong xây lắp (xi măng, sắt thép, kim loại, giá xăngdầu…) luôn tăng nhanh Lạm phát Việt Nam thời gian gần đây tăng nhanh làmcho Chính phủ phải điều chỉnh lương liên tục Vì vậy, việc điều chỉnh dự toán
liên tục diễn ra Ví dụ: công trình Thủy điện Tuyên Quang Hạng mục “lắp đặt
máy phát” được lập dự toán từ năm 2003 nhưng tới tận năm 2007 mới tiền hànhthi công Vì thế, phải trải qua nhiều lần điều chỉnh dự toán
Ba khoản mục phải điều chỉnh dự toán là chi phí vật liệu, chi phí nhân công
và chi phí máy thi công Khi điều chỉnh, chúng ta phải tiến hành xác định các hệ
số điều chỉnh
KNVL = 1,5 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003)
KNC = 2,14 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003)
Kmáy = 1,35 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003)
Chi phí mới sẽ được tính như sau:
VL(mới) = VL(cũ) * KNVL
NC(mới) = NC(cũ) * KNC
M(mới) = M(cũ) * KM
Trang 36Khi đó, toàn bộ giá trị dự toán xây dựng trước, sau thuế, thuế giá trị gia tăng
và thu nhập chịu thuế tính trước đều thay đổi Điều này làm hoàn toàn hợp lý, vì
nó đã phản ánh chính xác hơn giá trị hiện tại của công trình chuẩn bị thi công
hay đang thi công Tuy nhiên, chi phí và giá thành công trình vì vậy sẽ liên tục
tăng cao Đây là điều mà Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà
cũng như rất nhiều Công ty xây lắp, các chủ đầu tư thực sự không muốn
Bảng 05: Dự toán chi phí lắp đặt máy phát tại công trình Thủy điện Tuyên Quang
(Lập dự toán tháng 1/2003, thi công tháng 1/2007)
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
Chi phí trực tiếp khác
T VL NC M TT
T = VL + NC + M + TT
TT = 1,5% * (VL + NC + M)
389.196.675 375.000.000 6.420.000 2.025.000 5.751.675
C = T * Tỷ lệ CP chung (71%) 276.329.639
III Thu nhập chịu thuế
Như vậy, giá thành dự toán xây lắp tăng thêm 223.803.389 đồng Chủ đầu tư
và công ty phải thỏa thuận điều chỉnh lại giá hợp đồng (nều hợp đồng có thể
điều chỉnh) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thi công được công trình Nếu hợp đồng
không có điều khoản điều chỉnh, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu thi
Trang 37công (chắc chắn sẽ lỗ vốn) hay từ bỏ công trình (sẽ bị phạt theo quy định hợpđồng).
TạiCông ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà, giá thành kế hoạchcủa các công trình, hạng mục công trình do phòng Kinh tế - Kế hoạch thực hiện.Điều kiện để lập được giá thành kế hoạch xuất phát từ mỗi điều kiện cụ thể ởmỗi chi nhánh tham gia các công trình, hạng mục công trình Đặc biệt, giá thành
kế hoạch được áp dụng các định mức đơn, đơn giá phù hợp do công ty đã quyđịnh, phù hợp với tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đã đưa ra
Thông thường, đầu kỳ(đầu năm và đầu quý), phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽlập giá thành kế hoạch cho từng công trình, hạng mục công trình sẽ thực hiệntrong quý (năm đó) Như vậy, giá thành kế hoạch sát với thực tế hơn so với giáthành dự toán Do vậy, doanh nghiệp dù chưa thi công công trình, Hội đồngQuản trị và Ban Giám đốc vẫn có thể theo dõi, đánh giá tình hình chi phí, giáthành của từng công trình phù hợp với điều kiện vốn có
Trang 38Bảng 06: Giá thành kế hoạch hạng mục công trình lắp đặt máy phát điện tại công
trình Thủy điện Tuyên Quang
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
VL NC M
390.000.000 7.000.000 12.500.000
- Chi phí chung cắt giảm vì đây là khoản đơn vị thi công có thể tiết kiệmđược một số khoản phát sinh trong quá trình thi công Đặc biệt là khi thi công tạicông trình Tuyên Quang Bởi vì, hạng mục này là một trong số những hạng mụcthi công cuối cùng, cơ sở vật chất (điện, nước, đường giao thông, nhà phục vụ
bộ phận quản lý công trường, nhà ở cho công nhân viên, ) đã khá hoàn thiện.Một số khoản mục chi phí có thể cắt giảm được
2.2.2.2 Mối quan hệ giữa giá thành kế hoạch dự toán và giá thành thực tế.
Dự toán luôn được lập từ khi có kế hoạch thi công một công trình hay hạngmục công trình Đây có thể xem là quá trình Công ty lên một kế hoạch chungnhất để chuẩn bị các điều kiện thi công sau này Các cơ quan quản lý nhà nước
Trang 39từ đó có được cơ sở quản lý chặt chẽ quá trình xây dựng cơ bản, tránh lãng phí,tham ô Đặc biệt, dự toán có thể giúp cơ quan giám sát thuế giám sát quá trìnhthực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty cũng như chủ đầu tư.
Tuy nhiên, Công ty phải lập giá thành kế hoạch chi tiết cho từng công trình
và hạng mục công trình Dự toán không thể phản ánh hết được những biến độngcủa thị trường, nhất là trong thời gian dài, khi giá thành một số yếu tố đầu vàotăng cao (sắt, thép, xi măng, xăng dầu, tiền lương,…) Điều này sẽ làm choCông ty luôn sôi động, đối phó dù dự toán có được Bộ Xây dựng cho phép điềuchỉnh Vì vậy, việc lập giá thành kế hoạch là rất quan trọng Dựa vào các địnhmức kinh tế - kỹ thuật (do Bộ Xây dựng và Công ty quy định) theo từng kỳ kếtoán (kỳ thực hiện thi công công trình), giá thành kế hoạch phản ánh tương đốichính xác giá thành của công trình sẽ thi công Điều này là hết sức quan trọng vì
nó sẽ trở thành cơ sở để Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc Công ty và Ban Giámđốc các chi nhánh lên kế hoạch tổ chức thi công tiến độ, đảm bảo kỹ thuật,…Đó
là kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch điều chuyển máy móc thiết bị cần dùng,
kế hoạch nhân lực phục vụ công trình
Trên cơ sở giá thành kế hoạch, đội kế toán chi nhánh và phòng Kế toánCông ty giám sát thực hiện quá trình tập hợp chi phí và giám sát việc thực hiệnđúng, đủ, kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong khi thi công
2.2.3 Quá trình tập hợp chi phí sản xuất
2.2.3.1 Quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình.
Công ty tổ chức hạch toán chi tiết tập hợp chi phí và tính giá thành tại cácchi nhánh của Công ty Chi nhánh trực tiếp theo dõi quá trình thi công tại từng
Trang 40công trình, hạng mục công trình và tổng hợp các số liệu có được Công ty cuối
kỳ tập hợp toàn bộ số liệu chi phí – giá thành từ các chi nhánh để lên báo cáo chiphí – giá thành chung cho toàn Công ty Vì vậy, nhiệm vụ hạch toán chi tiếtđược tiến hành trực tiếp ngay tại các công trình đang thi công
Tại các chi nhánh, các tài khoản kế toán cũng được mở như phòng Kế toáncủa Công ty Tuy là hạch toán phụ thuộc nhưng các chi nhánh cũng được hạch
toán chi phí – giá thành độc lập như một doanh nghiệp bình thường Ví dụ: các
hạng mục công trình của công trình Thủy điện Tuyên Quang do chi nhánh HàNội của Công ty thực hiện Vì vậy, đội kế toán chi nhánh Hà Nội mở sổ, sửdụng các tài khoản kế toán tập hợp số liệu liên tục từ công trình
Quá trình tập hợp chi phí của hạng mục công trình “lắp đặt máy phát nhàmáy Thủy điện Tuyên Quang”
Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Các loại nguyên vật liệu mua tại chân công trình, dùng bao nhiêu thì nhà cungcấp chuyển tới bấy nhiêu, Vì vậy, các nguyên vật liệu này không qua kho nênkhông có thủ tục nhập, xuất kho