Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chí phí sản xuất kinh doanh đối với Công ty :

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cơ Điện – Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội pptx (Trang 30 - 38)

- Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tồn tại và tiến hành hoạt động sản

3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chí phí sản xuất kinh doanh đối với Công ty :

kinh doanh đối với Công ty :

Thứ nhất : Quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất

Do đơn giá nguyên vật liệu thay đổi nên chi phí bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển cũng tăng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, Công ty cần có những biện pháp cụ thể như: tìm thị trường mà ở đó nguyên vật liệu có quan hệ cung lớn hơn cầu thì giá cả sẽ hợp lý hơn. Mặt khác, công ty cũng cần nghiên cứu phương pháp thu mua, phương thức thanh toán, vận chuyển, bốc xếp...phù hợp với chi phí thấp nhất có thể. Công ty có thể áp dụng phương thức nên

42

LuËn V¨n Tèt NghiÖp §oµn ViÖt Dòng - Líp 723 - Msv:2002D2323

mua khi tỷ giá ngoại tệ thấp và thanh toán khi tỷ giá ngoại tệ cao để tránh việc sự giao động của tỷ giá là ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu. Tuy nhiên, giá cả phù hợp phải đi đôi với chất lượng cao. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra có tiêu chuẩn chất lượng cao với giá thành thấp.

Vì khoản mục chi phí NVL trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của công ty, nhưng đã nhiều năm qua công ty vẫn sử dụng lãng phí, không những làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nếu quản lý tốt khoản mục này sẽ làm cho nguồn lực của công ty phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, yêu cầu quản lý chặt chẽ khoản mục này, điều quan trọng nhất và thiết thực nhất để công ty giảm chi phí trong những năm tới. Nhất là trong năm 2005, tỉ trọng các dự án xây lắp tăng thêm do đó chi phí NVL sử dụng sẽ tăng thêm nên yêu cầu này trở nên cấp thiết hơn :

-Trong khi giao các hợp đồng cho từng đợn vị thực hiện, thay vì giao khoán giá thành của toàn bộ hợp đồng cho các đơn vị thực hiện thì chi tiết ra từng khoản mục chi phí cụ thể về cả giá trị lẫn số lượng của từng khoản mục chi phí như trong dự toán chi phí của hợp đồng. Sau khi quyết toán, mỗi hợp đồng công ty đối chiếu cụ thể từng khoản mục chi phí thực tế so với kế hoạch của từng hợp đồng, xác định nguyên nhân lãi lỗ, đồng thời đơn vị thực hiện phải giải trình được những chi phí đã phát sinh.

- Thành lập bộ phận KCS trong đó một phần chuyên kiểm tra chất lượng đầu vào của NVL. Nhằm khắc phục việc quản lý NVL trong khi đem vào sử dụng thường bị hư hỏng và mức tiêu hao nhiều hơn dự kiến. Ví dụ như que hàn có chất lượng tốt, thời gian sử dụng lâu hơn que hàn có chất lượng kém. Điều này không những là cơ sở để tạo ra sản phẩm tốt mà còn giải quyết được những trường hợp không đảm bảo phải tháo ra làm lại. đồng thời việc này cũng làm giảm chi phí đi lại, vận chuyển trong quá trình mua hàng.

44

LuËn V¨n Tèt NghiÖp §oµn ViÖt Dòng - Líp 723 - Msv:2002D2323

- Quản lý hàng tồn kho NVL phải chặt chẽ từ khâu nhập kho, lưu kho, xuất kho, tránh tình trạng tráo đổi vật tư. Khi ra, vào kho cần phải xuất trình giấy tờ liên quan, khi mang vật tư ra khỏi kho hàng phải có phiếu xuất kho hoặc lệnh xuất của thủ trưởng. Để làm được điều này, công ty phải giao trách nhiệm cho từng đối tượng cụ thể trong việc bảo quản vật tư trong từng khâu cụ thể. Đặc biệt, khi xuất kho phải có giấy đề nghị xuất kho của người có thẩm quyền (thường là giám đốc xí nghiệp) trong đó chỉ rõ số lượng, chủng loại cụ thể để đảm bảo phù hợp với định mức kỹ thuật của từng hợp đồng.

- Việc kiểm soát giá cả trong điều kiện biến động bất thường như hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Nên cần thành lập những đội thanh tra tuần tra thường xuyên trên thị trường. Xây dựng đội ngũ Maketing ngoài mục đích quảng cáo thương hiệu của công ty còn có nhiệm vụ thâm nhập vào thị trường phát hiện những biến động xảy ra và phải có bản báo cáo thường xuyên về cho công ty trong mỗi tuần, mỗi tháng...

- Đối với các dự án xây lắp ở những vùng xa xôi, nông thôn, vì công ty vẫn chưa có biện pháp nào thích hợp để quản lý khoản mục chi phí này, thêm vào đó, đội ngũ công nhân thực hiện các dự án hầu như là thuê ngoài nên không có ý thức bảo vệ tài sản của công ty nên gây ra mất mát. Vì thế công ty phải tăng cường việc cử thêm những kỹ sư xuống tận công trình để giám sát, điều hành công việc. Bên cạnh đó cần cử những đội ngũ công nhân viên lành nghề thuộc tổng Công ty đến các công trình, bên cạnh việc điều hành công việc họ còn có thể giám sát trông coi và nhắc nhở 1 số công nhân thuê ngoài. Thành lập bộ phận bảo vệ công trình có nhiệm vụ bảo vệ các vật tư , thiết bị, máy móc và công cụ, dụng cụ thi công trên công trình. Đảm bảo thực hiện các quy định tại Công ty cũng như những quy định tại công trình.

- Thêm vào đó, Công ty nên có những chính sách khuyến khích, phát huy các ý tưởng sáng tạo cho những hợp đồng thực hiện tốt những qui định về

46

LuËn V¨n Tèt NghiÖp §oµn ViÖt Dòng - Líp 723 - Msv:2002D2323

chi phí sản xuất theo tỉ lệ hoàn thành. Như thế sẽ khuyến khích công nhân có trách nhiệm hơn với công việc của mình.

Thứ hai: Phải có kế hoạch đầu tư vốn để đổi mới máy móc thiết bị

Việc mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm máy móc thiết bị mới là tất yếu ở Công ty. Hiện nay, máy móc thiết bị ở Công ty đang trong thời gian sử dụng được. Nhưng do đặc điểm sản xuất, thi công các công trình lớn mà thời gian thi công lại liên tục và dài nên máy móc, các xe chuyên dụng phải hoạt động liên tục, nếu không có kế hoạch đổi mới thì một vài năm nữa nó cũng hao mòn hết.

Vì vậy, việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại thay thế máy móc, công nghệ cũ là một biện pháp mang tính tất yếu trong quản trị doanh nghiệp. Việc thay thế máy móc công nghệ hiện đại sẽ làm giảm bớt một cách đáng kể việc tiêu hao nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, làm giảm chi phí sản xuất.

Thứ ba: Phát huy vai trò của tài chính trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng chi phí. Đặc biệt là chi phí khấu hao và chi phí bằng tiền khác

Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định của Công ty cần được chú trọng đổi mới từ phân xưởng. Tuy chưa được xây dựng lại nhưng nên nâng cấp dần đảm bảo phục vụ sản xuất, hệ thống máy móc, xe vận chuyển, cần cẩu được đầu tư mới hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty góp phần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, chi phí điện năng, chi phí nhân công, tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh với các công ty, nhà thầu các đơn vị cùng ngành.

Bên cạnh đó khoản chi phí mua ngoài ở Công ty bao gồm nhiều khoản, trong đó chủ yếu là chi phí tiền điện, nước, điện thoại … dùng phục vụ sản xuất và bộ phận quản lý ở Công ty. Các khoản chi phí này đang còn lãng phí và bị sử dụng thiếu ý thức tiết kiệm. Do đó, Công ty cần phải nâng cao ý thức hơn nữa đến từng công nhân để giảm bớt chi phí này. Mở lớp học phổ biến nội dung sử dụng có ý thức trách nhiệm với tài sản của công ty bằng cách sử

48

LuËn V¨n Tèt NghiÖp §oµn ViÖt Dòng - Líp 723 - Msv:2002D2323

dụng tiết kiệm nguồn điện, nước, có biện pháp xử lý với những trường hợp sử dụng điện thoại của công ty vào những việc cá nhân...

Thứ tư: Tăng cường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá

Với kế hoạch tiêu thụ trong năm 2006 đặt ra với doanh thu là 130 tỷ (đ) thì hầu hết chính là sự gia tăng của các dự án xây lắp: 55 tỷ, thương mại- dịch vụ: 30 tỷ(đ), sản xuất công nghiệp là: 45 tỷ (đ). Do đó, công ty có thể nâng cao chỉ tiêu này lên nếu biết tận dụng được nguồn lực sản xuất của mình với các phương hướng thực hiện như sau:

- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lắp đặt thiết bị cho các nhà máy thuỷ điện ở khu vực Tây Nguyên. Đây có thể xem là thị trường tiềm năng của công ty bởi nhu cầu về máy xay cà phê, thiết bị chế biến gỗ, nông lâm sản, bơm trừ sâu, máy sấy, bơm nước.. của các hộ kinh doanh ở đây rất lớn. Thay vì công ty chỉ cung cấp thiết bị hầu hết cho các công ty dựa trên sự quen biết thì công ty có thể mở một chi nhánh hay văn phòng đại diện ở khu vực này nhằm cung cấp sản phẩm cho từng đơn vị sản xuất nhỏ, hộ gia đình mà không tốn thời gian và chi phí ký kết hợp đồng.

- Công ty nên thiết lập hệ thống bán hàng thông qua việc gửi bán ở các cửa hàng, đại lý ở khắp nơi trong cả nước thay vì việc đôn đáo đi tìm kiếm hợp đồng, thậm chí công ty cũng nên mở một phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Đồng thời tăng cường khâu Marketing, quảng bá sản phẩm trên những phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tờ gấp. Đặc biệt nên mở trang Website riêng nhằm liên kết thị trường tiêu thụ ở khắp nơi. Hơn nữa, công ty còn có thể thuê môi giới để nâng cao khả năng ký kết hợp đồng. Có biện pháp khuyến khích các tổ chức cá nhân trong, ngoài công ty làm môi giới trong việc tiêu thụ sản phẩm bằng cách trích tỉ lệ hoa hồng theo từng giá trị hợp đồng cho người môi giới công ty.

- Chủ động hơn trong chính sách giá, tuỳ vào năng lực sản xuất của mình mà có thể định giá thấp hơn kế hoạch nhưng phải đảm bảo có lãi. Nếu giá quá cao gây khó khăn trong tiêu thụ thì công ty nên sử dụng các dịch vụ

50

LuËn V¨n Tèt NghiÖp §oµn ViÖt Dòng - Líp 723 - Msv:2002D2323

sau bán hàng như: sửa chữa, bảo hành, cung cấp phụ tùng thay thế, cung cấp thông tin miễn phí về tính năng, biện pháp sử dụng và bảo quản sản phẩm để thu hút khách hàng.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sang Campuchia và tăng cường ký kết những hợp đồng lớn với Lào. Để thực hiện được điều này đòi hỏi công ty phải có những biện pháp khảo sát nhu cầu thị trường, đặc trưng sản phẩm, giá cả ở những khu vực này bằng cán bộ của công ty hoặc thuê chuyên gia. Đặc biệt, nâng cao khả năng cũng như chức năng của phòng Marketing trong việc tìm hiểu và đánh giá thị trường.

Thứ năm: Nâng cao chất lượng sản phẩm

Tổ chức tốt công tác sản xuất ở các xí nghiệp, đây là điều kiện cần thiết để sản phẩm hoàn thịên hơn :

- Mỗi xí nghiệp có một tổ trưởng tổ sản xuất quản lý ngày làm, giờ làm cũng như chất lượng công việc hoàn thành của công nhân trong các ca, kíp. Từ đó cuối tháng, quí có biện pháp khen thưởng cụ thể đến từng cá nhân.

- Nâng cao tỉ trọng máy móc thay vì lao động trực tiếp để nâng cao độ chính xác, độ bền của sản phẩm cũng như nâng cao năng suất lao động.

- Hầu như các xí nghiệp không quan tâm nhiều đến lợi nhuận vì quyền lợi hưởng qúa ít từ nguồn này, ngoài việc quan tâm đến thu nhập hợp lý, bất hợp lý và cơ hội thăng tiến thì chẳng có gì rõ ràng hơn cả. Nên việc hoàn thành sản phẩm cũng chỉ quan tâm về số lượng mà thôi. Vì vậy phải có biện pháp xử lý đến từng khâu sản xuất ngay trong xí nghiệp.

áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn mới, đưa hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, áp dụng trong quản lý chất lượng sản phẩm. Do đó, đòi hỏi bộ phận KCS của công ty phải hoạt động tích cực hơn trong việc quản lý chất lượng đầu vào lẫn đầu ra của sản phẩm.

Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân:

- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân tại các trường dạy nghề

52

LuËn V¨n Tèt NghiÖp §oµn ViÖt Dòng - Líp 723 - Msv:2002D2323

- Tổ chức tham quan, học tập, tại các đơn vị cùng ngành.

- Thuê chuyên gia tập huấn, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật mới.

- Tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi từ cấp tổ, đội, xí nghiệp, toàn công ty để phát hiện nhân tố điển hình gióp phần nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm cho công nhân.

- Tổ chức các cuộc thi giữ bậc trước khi nâng bậc.

- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thường xuyên tạo điều kiện cho người công nhân phát huy sáng kiến và bên cạnh đó, nâng cao chất lượng sống cho CNV về cả sức khỏe lẫn đời sống tinh thần.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thì công ty cũng tạo sự khác biệt của sản phẩm mình với các sản phẩm khác: mẫu mã, tốc độ cung cấp, độ tin cậy và hoàn hảo về thông tin sản phảm, tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng.

54

LuËn V¨n Tèt NghiÖp §oµn ViÖt Dòng - Líp 723 - Msv:2002D2323

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạch tranh lành mạnh hiện nay, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững khi biết sử dụng kết hợp đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Để đạt được điều này thông tin kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phối các quyết định quản trị. Nó gắn liền với công tác quản lý chi phí kinh doanh ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Quản lý chi phí kinh doanh một cách chính xác, và có những giải pháp cụ thể góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác về giá bán, nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tình hình cấp phát và sử dụng vốn, vấn đề có thể nói là rất nan giải đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước hiện nay.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Công ty Cơ Điện - Xây Dựng Nông Nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội, em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng công tác quản lý chi phí kinh doanh và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại công ty, kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu ở trường, em đã trình bày một số giải pháp với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý chi phí kinh doanh ở công ty.

Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng do trình độ có hạn, thời gian thực tập ngắn, bài viết của em mới chỉ đề cập đến những vấn đề có tính chất cơ bản và chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý và chỉ bảo của các thầy cô cùng các cán bộ công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Để hoàn thành được bài viết này, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là ThS Nguyễn Thanh Hải. Cám ơn sự quan tâm

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cơ Điện – Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội pptx (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w