1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC

134 1,1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập, giữ vị trí quan trọng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ bản phát triển tạo điều kiện thúc đẩy mối giao lưu với các nước trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá

Xuất phát từ những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật riêng biệt của ngành mà việc quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng sao cho có hiệu quả càng trở nên cấp thiết trong cơ chế thị trường Đặc biệt trong bối cảnh hiện đại hóa xây dựng diễn ra ở khắp mọi nơi thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng, đồng thời cũng là mối quan tâm của các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước, các nhà đầu tư, các đối tác.

Có thể nói giá thành với chức năng vốn có của nó đã trở thành tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý và kĩ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh xây dựng Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác Về phần giá thành thì giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp.

Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành cung cấp, các nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 2

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu lý luận và thực tế công tác tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Khoa kế toán, đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Thiều và các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán ở công ty, em đã chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6” để làm luận văn tốt nghiệp của mình Bài luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợpchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần LICOGI16.6

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã cố gắng tiếp cận với thực tiễn kế toán của công ty và nhận được sự giúp đỡ tận tâm của các thầy cô cũng như các anh chị trong phòng Kế toán công ty song với kiến thức còn hạn chế, chắc chắn bài luận văn của em không thể tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán công ty và những người quan tâm để bài luận văn được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010

Sinh viên thực hiện Đặng Lan Anh

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢPCHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG

DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân, để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Cũng như các doanh nghiệp nói chung, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế thị trường là không thể tránh khỏi Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải thực sự làm ăn có lãi, tạo uy tín trên thương trường, những công trình của doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh mạnh mẽ, nghĩa là chất lượng cao và giá thành hạ Muốn vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh, trong đó việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hợp lý, khoa học có ý nghĩa đặc biệt và trở thành khâu trung tâm của công tác kế toán

Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có một cách nhìn chính xác về giá trị thực của công trình, hạng mục công trình cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp xây dựng, để từ đó có thể đưa ra những phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức dự toán chi phí, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay lãng phí và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm nhằm đưa các quyết định quản lý thích hợp Không chỉ quan trọng với bản thân

Trang 4

doanh nghiệp, những thông tin về chi phí giá thành còn có ý nghĩa đặc biệt với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước cũng như các nhà đầu tư, các đối tác…

Dưới góc độ của kế toán quản trị thì chi phí và giá thành còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm và hạch toán kinh tế nội bộ, là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh Với tầm quan trọng này, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chi phối đến các phần hành kế toán khác, đồng thời phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

1.1.1 Đặc điểm sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến kế toán tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng

So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp

Thứ nhất, sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp

Thứ hai, sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ, chi phí chủ yếu phát sinh trong quá trình cung ứng và quá trình sản xuất Phù hợp với đặc điểm này, kế toán chỉ tập trung theo dõi và tập hợp chi phí trong quá trình sản xuất.

Trang 5

Thứ ba, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp.

Thứ tư, sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt Đặc điểm này khiến cho kế toán chi phí trở nên khó khăn, đồng thời đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát phải chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán

Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây dựng

1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng.

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế, kế toán phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cụ thể như sau:

- Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.

Trang 6

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nhiệp để lựa chọn, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng và theo đúng phương pháp đã xác định.

- Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.

- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan, đặc biệt là bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.

- Định kỳ, cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch, giá thành, đề xuất các kiến nghị cho lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định thích hợp, trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệpxây dựng

1.2.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định

Trang 7

Đối với hoạt động xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây dựng là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình xây dựng và cấu thành nên giá thành sản phẩm xây dựng.

Về bản chất, chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định nhưng nó khác với chi tiêu và cũng khác với vốn Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và được bù đắp bằng thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh; chi tiêu là việc dùng tiền để chi cho các hoạt động ngoài sản xuất kinh doanh, có thể lấy từ các quỹ của doanh nghiệp và không được bù đắp Còn vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả tài sản được sử dụng vào hoạt động sản xuất với mục đích sinh lời nhưng không phải đều là phí tổn.

Cũng cần xem xét chi phí trên góc độ của kế toán quản trị: mục đích của kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin chi phí thích hợp, hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Vì vậy đối với kế toán quản trị chi phí không đơn thuần nhận thức chi phí như kế toán tài chính, mà chi phí còn được nhận thức theo cả khía cạnh nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định: Chi phí có thể là phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; chi phí cũng có thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏ qua cơ hội kinh doanh Khi đó trong kế toán quản trị lại cần chú ý đến sự lựa chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, môi trường kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng minh bằng các chứng cứ, chứng từ.

Trang 8

1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất

Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo đặc trưng nhất định nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh

Tùy theo yêu cầu của từng mặt quản lý, giác độ xem xét chi phí mà các loại chi phí được sắp xếp, phân loại theo các cách thức khác nhau.

* Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu (trừ vật liệu sử dụng cho máy thi công) và các thiết bị đi kèm với vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thông gió, điều hoà nhiệt độ…

Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp kể cả công nhân của doanh nghiệp và công nhân thuê ngoài.

Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công trực tiếp cho việc thực hiện sản phẩm xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, tiền thuê máy thi công, tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công; chi phí nhiên liệu, động lực, dầu mỡ dùng cho máy thi công; chi phí sửa chữa máy thi công…

Chi phí sản xuất chung: là các chi phí khác ngoài các khoản chi phí trên phát sịnh ở tổ đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội; các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và tiền ăn ca của công nhân viên toàn đội xây dựng; vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho đội xây dựng; khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội xây dựng; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng chung cho đội xây dựng.

Trang 9

* Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố:

Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của người lao động

Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Là toàn bộ số khấu hao TSCĐ sử dụng vào hoạt động sản xuất xây lắp của doanh nghiệp.

Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả về các dịch vụ bên ngoài sử dụng vào quá trình xây lắp của doanh nghiệp như tiền điện tiền nước, điện thoại

Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất xây lắp ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố trên và được thanh toán bằng tiền.

Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố, phục vụ việc lập thuyết minh báo cáo tài chính

* Ngoài hai cách phân loại trên còn có cách phân loại khác như:

Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và quy mô sản xuất thì chi phí gồm: chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán thì chi phí gồm: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Trang 10

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thì chi phí gồm: chi phí cơ bản và chi phí chung.

Trên góc độ của kế toán quản trị thì chi phí còn được nhận thức theo cả khía cạnh nhận diện thông tin để phục vụ cho viêc ra quyết định sản xuất kinh doanh Khi đó, phân loại chi phí hợp lý sẽ phục vụ cho việc so sánh, lựa chọn các phương án tối ưu trong từng tình huống ra quyết định kinh doanh cụ thể.

1.3 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp xây dựng

1.3.1 Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm dịch vụ, lao vụ hoàn thành nhất định

Trong doanh nghiệp xây dựng, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các khoản chi phí sản xuất chung mà doanh nghiệp xây dựng đã bỏ ra liên quan đến công trình, hạng mục công trìnhs hay khối lượng công trình xây dựng hoàn thành.

Như vậy, giá thành sản phẩm chính là sự dịch chuyển giá trị của những yếu tố chi phí bên trong nó, còn chi phí là cơ sở để hình thành nên giá thành

Trong kế toán quản trị thì giá thành sản phẩm xây dựng là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, việc tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, nhân công, rút ngắn thời gian thi công sử dụng hợp lý vốn sản xuất cùng với các giải pháp kinh tế kỹ thuật áp dụng trong toàn doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp quản lý, sử dụng chi phí hợp lý, hạ giá thành ở mức tối đa

Trang 11

1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng

Để đáp ứng nhu cầu quản lý, hạch toán và thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần phải phân loại giá thành theo các tiêu thức khác nhau.

* Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành

Theo cách phân loại này thì giá thành được chia thành giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.

- Giá thành dự toán: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng

xây lắp công trình, hạng mục công trình Giá th nh d toán ành dự toán được xác định ự toán được xác định được xác địnhc xác địnhnh trên c s các ơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá địnhnh m c kinh t k thu t v ức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ật và đơn giá của Nhà nước Giá ành dự toán được xác định đơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Gián giá c a Nh nủa Nhà nước Giá ành dự toán được xác định ước Giác Giá th nh n y nh h n giá d toán ph n thu nh p ch u thu tính trành dự toán được xác định ành dự toán được xác định ỏ hơn giá dự toán ở phần thu nhập chịu thuế tính trước và ơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ự toán được xác định ở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ần thu nhập chịu thuế tính trước và ật và đơn giá của Nhà nước Giá ịnh ế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ước Giác vành dự toán được xác định thu giá tr gia t ng ế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ịnh ăng đầu ra: đần thu nhập chịu thuế tính trước vàu ra:

- Giá thành kế hoạch: l giá th nh ành dự toán được xác định ành dự toán được xác định được xác địnhc xây d ng trên c s nh ngự toán được xác định ơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ững i u ki n c th c a doanh nghi p v các nh m c, n giá, bi n pháp đ ện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp ụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp ể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp ủa Nhà nước Giá ện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp định ức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá đơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp

thi công Giá th nh n y thành dự toán được xác định ành dự toán được xác định ường nhỏ hơn giá trị dự toán xây lắp ở mức hạng nh h n giá tr d toán xây l p m c hỏ hơn giá dự toán ở phần thu nhập chịu thuế tính trước và ơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ịnh ự toán được xác định ắp ở mức hạ ở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ạ giá th nh k ho ch:ành dự toán được xác định ế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ạ

Giá thành kế hoạch của

- Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp: là biểu hiện bằng tiền của

toàn bộ các chi phí trực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoàn thành các khối lượng xây lắp Giá thành này được tính dựa trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất đã tập hợp được cho khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị thiết bị đưa vào lắp

Trang 12

đặt vì thiết bị này thường do đơn vị chủ đầu tư bàn giao cho doanh nghiệp

Ba loại giá thành sản xuất nói trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và được thể hiện khái quát như sau:

Giá thành dự toán  Giá thành kế hoạch  Giá thành thực tế Trong đó giá thành dự toán đóng vai trò làm giá cả và việc so sánh phải được thực hiện đối với cùng một đối tượng tính giá thành nhất định

Trong xây dựng, giá thành thực tế có thể lớn hơn so với giá thành kế hoạch do quản lý sản xuất kém hiệu quả hoặc có trường hợp giá thành thực tế lớn hơn giá thành dự toán do khi tham gia đấu thầu để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động doanh nghiệp xây lắp đã đưa ra giá thành dự toán thấp.

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý và giám sát chi phí có thể xác định được tương đối chính xác nguyên nhân vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán Từ đó tiến hành điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để đáp ứng kịp thời yêu cầu của các nhà quản lý thì giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp còn được sử dụng và được theo dõi đồng thời cả hai chỉ tiêu giá thành sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh và giá thành sản xuất khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước như sau:

- Giá thành sản xuất khối lượng xây lắp hoàn chỉnh: là giá thành sản

xuất của công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo chất lượng,

Trang 13

kỹ thuật, đúng thiết kế, hợp đồng bàn giao và được bên chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá một cách chính xác và toàn diện hiệu quả sản xuất thi công trọn vẹn cho một công trình, hạng mục công trình Tuy nhiên, chỉ tiêu này có nhược điểm không đáp ứng được các số liệu kịp thời cho quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong thời kỳ công trình, hạng mục công trình, khối lượng chưa hoàn thành.

- Giá thành sản xuất khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước: là khối

lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và thoả mãn các điều kiện: Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng, kỹ thuật; khối lượng phải được xác định một cách cụ thể và được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán; phải đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý.

Chỉ tiêu giá thành sản xuất khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu giá thành sản xuất khối lượng xây lắp hoàn chỉnh nhưng không cho phép đánh giá một cách toàn diện giá thành sản xuất trọn vẹn một công trình, hạng mục công trình.

1.3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất, chúng cùng là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra trong quá trình sản xuất, xây dựng để hoàn thành một công trình, hạng mục công trình Mối quan hệ này được thể hiện qua công

Trong đó: Z: Giá thành sản phẩm

Dđk, Dck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Trang 14

Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có sự khác biệt như:

Thứ nhất, chi phí sản xuất luôn được xác định trong một kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm lại liên quan tới cả khối lượng dở dang kỳ trước chuyển sang nhưng lại không bao gồm chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ Như vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Thứ hai, chi phí sản xuất được tập hợp theo một kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm xây dựng là chi phí sản xuất được tính cho một công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành.

Hơn nữa, đối với những thiệt hại trong xây lắp như: thiệt hại về ngừng sản xuất và thiệt hại phá đi làm lại, thì to n b chi phí s a ch a kh cành dự toán được xác định ộ chi phí sửa chữa khắc ửa chữa khắc ững ắp ở mức hạ ph c thi t h i ụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp ện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp ạ được xác địnhc tr kh i giá th nh s n ph m phát sinh trong k :ừ khỏi giá thành sản phẩm phát sinh trong kỳ: ỏ hơn giá dự toán ở phần thu nhập chịu thuế tính trước và ành dự toán được xác định ản phẩm phát sinh trong kỳ: ẩm phát sinh trong kỳ: ỳ:

Giá thành sản xuất sản phẩm

xây lắp hoàn thành = Dđk + C – Dck – Ch

(Ch: Chi phí sửa chữa khắc phục thiệt hại sản phẩm xây lắp)

Khi Dđk = Cck hoặc không có sản phẩm dở dang, thiệt hại trong xây lắp thì giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp chính là toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được.

Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phí sản xuất chính là căn cứ để tính sản phẩm xây lắp hoàn thành Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng góp phần giúp cho nhà quản trị có thể tăng cường quản lý về tài sản vật tư, lao động, tiền vốn… một cách tiết

Trang 15

kiệm, có hiệu quả Đó là một trong những điều kiện quan trọng giúp cho doanh nghiệp một ưu thế cạnh tranh tốt trên thị trường.

1.4 Nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng

1.4.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanhnghiệp xây dựng

1.4.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệpxây dựng

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với hoạt động, đặc điểm của từng công trình thi công và đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mới tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp cần phải dựa vào những đặc điểm sau:

- Đặc điểm tổ chức thi công của doanh nghiệp

- Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm xây lắp - Mục đích sử dụng chi phí

- Yêu cầu tính giá thành, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Từ đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng có thể là các công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn quy ước của hạng

Trang 16

mục công trình có giá trị dự toán riêng hay nhóm công trình hoặc các đơn vị thi công (xí nghiệp, đội xây lắp).

1.4.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xâydựng

* Phương pháp tập hợp trực tiếp:

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Do đó, ngay từ khâu hạch toán ban đầu thì chi phí phát sinh được tập hợp riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí dựa trên chứng từ ban đầu Trường hợp doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí là công trình hay hạng mục công trình thì hàng tháng căn cứ vào các chi phí phát sinh có liên quan đến công trình hay hạng mục công trình nào thì tập hợp chi phí cho công trình, hạng mục công trình đó.

* Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp chi phí sản xuất:

Phương pháp này áp dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc theo nội dung chi phí Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan.

Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau:

Trang 17

Bước 1: Xác nh h s phân bđịnh ện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp ố phân bổ ổ

Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí

C: Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ.

Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể

Ci = H x Ti

Trong đó: Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i.

1.4.2 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng

1.4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệpxây dựng

Chứng từ hạch toán ban đầu: Khi phát sinh các khoản chi phí về

NVLTT, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hoặc bảng kê thanh toán hóa đơn, bảng tổng hợp vật tư ở các tổ, đội xây dựng gửi lên và các chứng từ khác có liên quan để xác định trị giá NVLTT xuất dùng tại các tổ, đội xây dựng

Nội dung và nguyên tắc kế toán CPNVLTT:

CPNVLTT xây lắp là những chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp như: Sắt thép, xi măng, gạch, gỗ, cát đá, sỏi, tấm xi măng đúc sẵn, kèo sắt, cốp pha, dàn giáo…Nó không bao gồm vật liệu, nhiên liệu sử

Trang 18

dụng cho máy thi công và sử dụng cho quản lý đội công trình CPNVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp.

Trong hạch toán CPNVLTT, kế toán phải tôn trọng những quy định có tính nguyên tắc sau:

Vật liệu sử dụng cho việc xây dựng công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc có liên quan, theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho.

Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình đã hoàn thành, kế toán phải tiến hành kiểm kê số vật liệu chưa sử dụng hết ở các công trường để tính số vật liệu thực tế sử dụng cho công trình, đồng thời phải hạch toán đúng số phế liệu thu hồi (nếu có) theo từng đối tượng công trình, hạng mục công trình cụ thể của doanh nghiệp.

Trong điều kiện vật liệu sử dụng cho việc xây dựng nhiều công trình, hạng mục công trình kế toán tiến hành áp dụng phương pháp phân bổ để tính chi phí vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức hợp lý: Theo định mức tiêu hao, chi phí vật liệu trực tiếp theo dự toán…

Kế toán phải sử dụng triệt để hệ thống định mức tiêu hao vật liệu áp dụng trong xây dựng cơ bản và phải tác động tích cực để không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức đó.

Để phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt

động xây lắp, kế toán sử dụng TK- 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực

tiếp” Tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết cho từng công trình,

hạng mục công trình, từng khối lượng xây lắp, các giai đoạn quy ước đạt điểm

Trang 19

dừng kỹ thuật có dự toán riêng Đối với công trình xây lắp, các thiết bị do chủ đầu tư bàn giao đưa vào lắp đặt không phản ánh ở tài khoản này.

Sơ đồ 1:Trình tự kế toán CPNVLTT

1.4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) trong doanhnghiệp xây dựng

Chứng từ hạch toán ban đầu: Đối với doanh nghiệp xây lắp để hạch

toán chi phí nhân công, cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, kế toán phải tính số tiền lương trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng khác thể hiện trên bảng tính lương và thanh toán lương, được tổng hợp phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương

VL xuất kho sử dụng trực tiếp cho thi công công trình

TK 111, 112, 141, 331

Mua VL không qua kho sử dụng trực tiếp cho xây lắp

TK 133

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu

Trang 20

Nội dung và nguyên tắc kế toán CPNCTT:

CPNCTT bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài.

Kế toán CPNCTT của hoạt động xây lắp, phải tôn trọng những quy định sau:

Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động tiền lương Trong điều kiện sản xuất xây lắp không cho phép tính trực tiếp chi phí nhân công cho từng công trình, hạng mục công trình thì kế toán phải phân bổ CPNCTT cho các đối tượng theo tiền lương định mức hay gia công định mức.

Các khoản trích theo tiền của công nhân trực tiếp xây lắp (KPCĐ, BHXH, BHYT) được tính vào CPSXC của hoạt động xây lắp.

Để phản ánh CPNCTT tham gia vào quy trình hoạt động xây lắp, kế

toán sử dụng TK- 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này không

có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, hạng mục công trình của doanh nghiệp xây dựng.

Trang 21

Sơ đồ 2: Trình tự kế toán CPNCTT:

1.4.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công trong doanh nghiệp xâydựng

Chứng từ hạch toán ban đầu: Để tập hợp CPSDMTC kế toán căn cứ

vào các chứng từ của doanh nghiệp quy định để hạch toán như: Sử dụng các phiếu xuất kho, bảng theo dõi lịch trình máy, bảng kê chi phí mua ngoài, bảng phân bổ tiền lương cho nhân viên sử dụng máy thi công…

Nội dung và nguyên tắc kế toán chi phí sử dụng máy thi công:

Máy thi công là loại xe máy chạy bằng động lực (điện, xăng, dầu, khí nén, ) đuợc sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như: máy trộn bê tông, cần cẩu, máy đào xúc đất, máy ủi, máy đóng cọc,… Các loại phương tiện này doanh nghiệp có thể tự trang bị hoặc thuê ngoài CPSDMTC là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp bằng máy

Kế toán CPSDMTC cần phải tôn trọng những quy định sau:

Thứ nhất, hạch toán CPSDMTC phải phù hợp với hình thức quản lý sử

dụng máy thi công của doanh nghiệp Thông thường có 2 hình thức quản lý,

Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp

Quyết toán tạm ứng về khốilượng xây lắp các công trình

hoàn thành bàn giao đượcduyệt

TK 622

Trang 22

sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp.

Nếu doanh nghiệp xây lắp tổ chức bộ máy thi công riêng biệt thì tuỳ thuộc vào đội máy có tổ chức kế toán riêng hay không mà CPSDMTC được hạch toán phù hợp.

Nếu doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt mà giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp sử dụng thì CPSDMTC

phát sinh được hạch toán vào TK 623 - “Chi phí sử dụng máy thi công”

Thứ hai, CPSDMTC phải được hạch toán chi tiết theo từng loại máy

hoặc nhóm máy thi công, đồng thời phải chi tiết theo các khoản mục đã quy định.

Thứ ba, phải tính toán phân bổ CPSDMTC cho các đối tượng sử dụng

(công trình, hạng mục công trình) phải dựa trên cơ sở giá thành 1 giờ/máy hoặc giá thành 1 ca/máy hoặc 1 đơn vị công việc thi công bằng máy hoàn thành.

Để tập hợp và phân bổ CPSDMTC phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây

lắp, kế toán sử dụng TK 623 -“Chi phí sử dụng máy thi công” Tài khoản này

chỉ sử dụng để hạch toán CPSDMTC đối với doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp máy.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức sử dụng bằng máy thì không sử dụng TK 623 mà hạch toán toàn bộ chi phí xây, lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627 Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công

Trang 23

TK 623 được mở 6 tài khoản cấp 2 như sau:

TK 6231: Chi phí nhân công sử dụng máy, TK 6232: Chi phí vật liệu, TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất, TK 6234: Chi phí khấu hao tài sản cố định, TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài, TK 6238: Chi phí khác bằng tiền.

Sơ đồ 3: Trình tự kế toán CPSDMTC

(Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức bộ máy thi công riêng biệt, thicông hỗn hợp vừa bằng máy, vừa thủ công)

Tiền công phải trả cho công nhân điều khiển máyTK 152,153,

111, 141… NVL, CC xuất kho hoặc mua ngoài sử dụng cho máy

Quyết toán tạm ứng khối lượng xây lắp các công trình hoàn thành bàn giao được duyệt

Trang 24

Sơ đồ 4: Trình tự kế toán CPSDMTC

trong trường hợp công ty có tổ chức đội máy thi công riêng

Sơ đồ 5: Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài

Giá thuê chưa có thuế

Trang 25

1.4.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây dựng (CPSXC)

Chứng từ hạch toán ban đầu: Các chứng từ liên quan đến tập hợp

CPSXC ở doanh nghiệp xây dựng đó là các bảng kê chi phí phát sinh, bảng phân bổ tiền lương của nhân viên quản lý, lương của nhân viên sử dụng máy, các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, hóa đơn giá trị gia tăng và các chứng từ khác phục vụ cho việc hạch toán chi phí sản xuất chung mà được đội trưởng các đội sản xuất thi công tập hợp và gửi về phòng kế toán hàng tháng.

Nội dung và nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất chung:

CPSXC của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng CPSXC là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường có mối quan hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp như: tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội xây lắp

Kế toán CPSXC cần tôn trọng những quy định sau:

- Phải tổ chức hạch toán CPSXC theo từng công trình, hạng mục công trình đồng thời phải chi tiết theo các điều khoản quy định.

- Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các định mức CPSXC và các khoản có thể giảm CPSXC.

Trang 26

- Khi thực hịên khoán CPSXC cho các đội xây dựng thì phải quản lý tốt theo định mức đã giao khoán, từ chối không thanh toán số CPSXC ngoài định mức bất hợp lý.

- Trường hợp CPSXC có liên quan đến nhiều đối tượng xây lắp khác nhau, kế toán phải phân bổ CPSXC cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức hợp lý như CPNCTT hoặc chi phí định mức

Để tập hợp chi phí sản xuất, chi phí quản lý và phục vụ thi công ở các đội xây lắp theo nội dung quy định và phân bổ hoặc kết chuyển chi CPSXC

vào các đối tượng xây lắp có liên quan, kế toán sử dụng TK- 627 “Chi phí

sản xuất chung”

TK 627 không có số dư và được mở 6 tài khoản cấp 2:TK6271 : Chi phí nhân viên quản lý

TK 6272: Chi phí vật liệu

TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí dịch vụ mua ngoài khác.

Trang 27

Sơ đồ 6: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung

1.4.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xâydựng

Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ áp dụng phương

pháp kê khai thường xuyên nên TK 154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất,

Tiền lương, phụ cấp của nhân viên quản lý đội.

TK 214

Các khoản ghi giảm CPSXC (phế liệu thu hồi,

Quyết toán tạm ứng khối lượng xây lắp các công trình hoàn thành bàn giao được duyệt

TK 338

Các khoản trích theo lương của công nhân viên toàn đội

Trang 28

kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp công nghiệp dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp.

Tài khoản sử dụng là TK- 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.

Tài khoản này trong ngành xây lắp có 4 tài khoản cấp 2: TK 1541: Xây lắp, TK 1542: Sản phẩm khác, TK 1543: Dịch vụ, TK 1544: Chi phí bảo hành xây lắp.

Sơ đồ 7: Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp xây dựng

Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp là các công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hoặc bên chủ đầu tư chưa nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.

Trang 29

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên tắc nhất định Thông thường doanh nghiệp xây dựng hay áp dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:

* Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang theo chi phí thực tế phát sinh :

Phương pháp này được áp dụng đối với các đối tượng công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ Trong trường hợp này chi phí sản xuất sản phẩm dở dang là tổng chi phí sản xuất phát sinh từ lúc khởi công công trình, hạng mục công trình, cho đến thời điểm tính toán xác định mà chưa có công trình, hạng mục công trình ho nành dự toán được xác định th nh Th c ch t thì ành dự toán được xác định ự toán được xác định ất thì đến khi công trình hoàn thành toàn bộ thì không có đế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Gián khi công trình ho n th nh to n b thì không cóành dự toán được xác định ành dự toán được xác định ành dự toán được xác định ộ chi phí sửa chữa khắc

ánh giá s n ph m d dang Theo ph ng pháp n y: đ ản phẩm phát sinh trong kỳ: ẩm phát sinh trong kỳ: ở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ươ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ành dự toán được xác định

* Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang theo giá trị dự toán :

Phương pháp này được áp dụng đối với các công trình, hạng mụccông trình được quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừngkỹ thuật hợp lý (tức là tại đó có thể xác định được giá trị dự toán) thì giátrị sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểmdừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trêncơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai

Trang 30

đoạn đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán củacông trình, hạng mục công trình Theo phương pháp này:

1.4.4 Nội dung công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.4.4.1 Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp

* Đối tượng tính giá thành sản phẩm: có thể là các loại sản phẩm, công

việc lao vụ hoàn thành do doanh nghiệp sản xuất ra cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm, nó có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ để kế toán mở các bảng chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.

Trong doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành Ngoài ra, đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạn hoàn thành quy ước có giá trị dự toán riêng, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư.

* Kỳ tính giá thành: là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành

công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Kỳ tính giá thành có thể là một tháng, một quý, một năm tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của một sản phẩm

Trang 31

Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm Căn cứ vào đặc riêng của ngành xây dựng cơ bản mà kì tính giá thành có thể được xác định như sau:

Đối với những công trình, hạng mục công trình nhỏ thời gian thi công ngắn thì kỳ tính giá thành là thời gian mà sản phẩm xây lắp hoàn thành và được nghiệm thu, bàn giao thanh toán cho chủ đầu tư.

Đối với những công trình lớn hơn, thời gian thi công dài hơn thì chỉ khi nào có một bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu bàn giao thì lúc đó doanh nghiệp tính giá thành thực tế của bộ phận đó.

Đối với những công trình, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian thi công nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thi từng phần việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thi công sẽ được bàn giao thanh toán thì doanh nghiệp xây lắp tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao.

Ngoài ra đối với công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, kết cấu phức tạp… thì kỳ tính giá thành có thể xác định là hàng quý, vào thời điểm cuối quý.

1.4.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định Trong các doanh nghiệp xây dựng thường áp dụng phương pháp tính giá thành sau:

* Phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn):

Trang 32

ây l ph ng pháp tính giá th nh ph bi n trong các doanh nghi p $ ành dự toán được xác định ươ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ành dự toán được xác định ổ ế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp xây l p Theo phắp ở mức hạ ươ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giáng pháp n y thì t t c các chi phí phát sinh tr c ti pành dự toán được xác định ất thì đến khi công trình hoàn thành toàn bộ thì không có ản phẩm phát sinh trong kỳ: ự toán được xác định ế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá cho m t công trình, h ng m c công trình t khi kh i công ộ chi phí sửa chữa khắc ạ ụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp ừ khỏi giá thành sản phẩm phát sinh trong kỳ: ở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá đế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Gián khi ho nành dự toán được xác định th nh chính th c l giá th nh th c t c a công trình, h ng m c công trìnhành dự toán được xác định ức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ành dự toán được xác định ành dự toán được xác định ự toán được xác định ế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ủa Nhà nước Giá ạ ụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp ó Trong tr ng h p công trình, h ng m c công trình ã ho n th nh to n đ ường nhỏ hơn giá trị dự toán xây lắp ở mức hạ ợc xác định ạ ụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp đ ành dự toán được xác định ành dự toán được xác định ành dự toán được xác định b m có kh i lộ chi phí sửa chữa khắc ành dự toán được xác định ố phân bổ ược xác địnhng ho n th nh xây l p b n giao thì:ành dự toán được xác định ành dự toán được xác định ắp ở mức hạ ành dự toán được xác định Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp cho cả công trình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình, kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kĩ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho từng hạng mục công trình.

* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng (ĐĐH): Đối vớidoanh nghiệp xây dựng thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm theo những hợp đồng có thời gian ngắn và bên A quyđịnh thanh toán sản phẩm sau khi đã hoàn thành toàn bộ thì nên sử dụngphương pháp tính giá thành theo ĐĐH Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng ĐĐH Trong xây dựng đơnđặt hàng có thể là từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xâylắp nhất định, do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải là từng đơn đặthàng Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳtính giá thành thường không đồng nhất với kỳ báo cáo Đối với những ĐĐHđến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đóđều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau Đối với những ĐĐH đãhoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giáthành sản phẩm theo đơn.

Trang 33

Hệ số phân

Tổng chi phí tập hợp được

Tổng giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoàn thành

Tuy nhiên, công tác hạch toán nội bộ phải yêu cầu cụ thể chi tiết cho từng hạng công trình hay khối lượng công việc hoàn thành trong từng ĐĐH

Do đó, doanh nghiệp phải xác định được hệ số phân bổ chi phí T ó,ừ khỏi giá thành sản phẩm phát sinh trong kỳ: đ tính giá th nh th c t c a h ng m c công trình hay kh i lành dự toán được xác định ự toán được xác định ế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ủa Nhà nước Giá ạ ụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp ố phân bổ ược xác địnhng công vi cện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp ho n th nh theo công th c sau: ành dự toán được xác định ành dự toán được xác định ức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá

Giá thành thực tế của công trình,

Hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng ĐĐH và khi hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất thực tế tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của ĐĐH đó.

* Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này áp

dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng thoả mãn các điều kiện sau:

- Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành.

- Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình.

- Xác địnhnh được xác địnhc các chênh l ch ện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp địnhnh m c v nguyên nhân gây raức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ành dự toán được xác định chênh l ch ó Theo phện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp đ ươ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giáng pháp n y giá th nh th c t s n ph m xây l pành dự toán được xác định ành dự toán được xác định ự toán được xác định ế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giá ản phẩm phát sinh trong kỳ: ẩm phát sinh trong kỳ: ắp ở mức hạ

Trang 34

Ngoài các phương pháp tính giá thành chủ yếu trên, trong doanh nghiệp xây lắp có thể sử dụng một số phương pháp khác: Phương pháp tính giá thành theo hệ số; phương pháp tỷ lệ; phương pháp tổng cộng chi phí Việc áp dụng phương pháp tính giá thành nào cũng đều phải dựa vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp như trình độ tổ chức, trình độ công nghệ sản xuất

1.5 Các hình thức sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng

Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của bộ trưởng bộ tài chính ra ngày 20/3/2006 thì sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức sổ sau:

- Hình thức kế toán Nhật ký chung- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ- Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

1.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmxây lắp trong điều kiện khoán

Để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp nói chung và nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng đều áp dụng phương thức giao khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ, đội thi công Việc áp dụng phương thức giao khoán sản phẩm xây lắp có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán giá thành nói riêng Phương thức này đã tăng cường tính tự chủ trong

Trang 35

sản xuất kinh doanh xây dựng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động, việc quản lý chi phí dựa trên các dự toán và các định mức được chặt chẽ hơn…

Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong điều kiện khoán: Chi phí doanh nghiệp xây lắp (bên nhận khoán) là toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến thi công công trình, hạng mục công trình (vật liệu, nhân công, máy thi công, sản xuất chung) làm cơ sở để xác định giá thành sản xuất thực tế của công trình, hạng mục công trình nhận khoán hoàn thành.Các hình thức khoán thường được áp dụng:

Khoán gọn công trình: đơn vị giao khoán tiến hành khoán toàn bộ giá

trị công trình cho bên nhận khoán, khoán trọn gói toàn bộ các khoản mục chi phí, khi quyết toán công trình, quyết toán trọn gói cho bên giao khoán Đơn vị nhận khoán sẽ tổ chức cung cứng vật tư, thiết bị kỹ thuật, nhân công, tiến hành thi công Khi công trình hoàn thành bàn giao quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị công trình nhận khoán

Khoán theo từng khoản mục chi phí: sẽ khoán những khoản mục chi

phí khi thoả thuận với bên nhận khoán: vật liệu, nhân công, sử dụng máy Bên nhận khoán sẽ bỏ ra chi phí những khoản mục đó và bên giao khoán sẽ chịu trách nhiệm chi phí và kế toán các khoản mục chi phí không giao khoán và phải giám sát về kỹ thuật và chất lượng công trình.

Trang 36

1.7 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtrong điều kiện áp dụng kế toán trên máy vi tính

1.7.1 Sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong công táckế toán

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì qui mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, khối lượng thông tin cần thu thập xử lý, cung cấp ngày càng nhiều và phức tạp Thêm vào đó các đối tượng sử dụng thông tin ngày càng phong phú, mục đích sử dụng khác nhau, đòi hỏi thông tin kế toán cung cấp phải kịp thời và có chất lượng Để đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của các cơ quan Nhà nước, yêu cầu quản lý , kiểm soát của bản thân mỗi doanh nghiệp thì việc ứng dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán là điều tất yếu và mới có thể xử lý một khối lượng thông tin lớn trong thời gian hạn chế.

1.7.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán thì các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng hoặc có thể bất kỳ thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán với báo cáo tài chính khi đã in ra giấy.

Trang 37

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

1.7.3 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng máy vi tính

Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính GTSP trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, kế toán CPSX và tính GTSP cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng kế toán tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động; tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản kế toán chi tiết cho từng đối tượng kế toán để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; tổ chức tập hợp, kết

Trang 38

chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự đã xác định; tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về CPSX và GTSP để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích CPSX và GTSP Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.

Trang 39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH XÂY LẮP

Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6

2.1 Đặc điểm chung của công ty cổ phần LICOGI 16.6 ảnh hưởng đếncông tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phầnLICOGI 16.6

Công ty Cổ phần LICOGI 16 là một thành viên của Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng (LICOGI) được thành lập theo quyết định 90 của Thủ Tướng Chính Phủ năm 1996 Từ khi mới thành lập, Tổng công ty đã tham gia đấu thầu thi công rất nhiều công trình lớn tầm cỡ Quốc gia Chất lượng công trình và tiến độ thi công luôn đảm bảo là tiêu chí hoạt động của Ban lãnh đạo và toàn thể Cán bộ công nhân viên của Tổng công ty ngay từ những ngày đầu mới thành lập Điều đó mang lại uy tín với khách hàng và các đối tác, giúp cho LICOGI không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh.

Để đáp ứng nhu cầu xây dựng và cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nước nhà, và từng bước trở thành Nhà thầu lớn trên thị trường xây dựng trong và ngoài nước Tổng công ty không ngừng mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cấp thiết bị, đào tạo bổ sung đội ngũ kỹ thuật, thành lập các công ty thành viên.

Công ty Cổ phần LICOGI 16.6 được thành lập ngày 09 tháng 02 năm 2006, trên cơ sở chi nhánh Công ty Cổ phần LICOGI 16 - Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103017362 do Sở Kế hoạch

và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 09 thàng 02 năm 2006.

Trang 40

Tên tiếng Anh: LICOGI 16.6 Joint Stock CompanyTên giao dịch: LICOGI 16.6

Mã số thuế: 0102264629

Tài khoản: 1500201054200 mở tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát

triển Nông Thôn

Điện thoại: 04.22250718Fax: 04.22250716Email: licogi@licogi166.vn

Website: www.licogi166.vn - www.licogi166.com

Vốn điều lệ: 25.000.000.000 ( hai mươi lăm tỷ đồng)

Tổng số CBCNV: 465 người với các trình độ như sau: Trình độ đại

học: 75 người, trình độ cao đẳng: 55 người, công nhân kỹ thuật: 141 người, lao động phổ thông: 194 người.

Dù mới thành lập nhưng với đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, Công ty Cổ phần LICOGI 16.6 đã tham gia vào nhiều dự án lớn của đất nước: Quốc Lộ 51, Đường Xuyên Á, đường giao thông khu vực nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đami, nhà ga sân bay Quốc tế Nội Bài, siêu thị An Lạc, nhà thi đấu thể thao Phú Thọ…

Công ty Cổ phần LICOGI 16.6 là cổ đông chiến lược chiếm 25% vốn điều lệ tương đương 12,5 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 – Cao Cường, sản xuất phụ gia khoáng tro bay cung cấp cho Thủy Điện Sơn La, Bản Chát và các công trình đê, kè, đập khác.

Hiện tại Công ty đã trúng thầu và được giao các công trình lớn có giá trị như sau:

- Là đơn vị duy nhất triển khai thi công đập bê tông đầm lăn (RCC) của Công trình Nhà máy thủy điện Bản Chát - Huyện Than uyên - Tỉnh Lai Châu (với tổng khối lượng 1.600.000 m3) … giá trị hợp đồng 1.400 tỷ đồng.

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1:Trình tự kế toán CPNVLTT - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
Sơ đồ 1 Trình tự kế toán CPNVLTT (Trang 19)
Sơ đồ 3: Trình tự kế toán CPSDMTC (Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức bộ máy thi công riêng biệt, thi công - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
Sơ đồ 3 Trình tự kế toán CPSDMTC (Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức bộ máy thi công riêng biệt, thi công (Trang 23)
Sơ đồ 5: Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
Sơ đồ 5 Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài (Trang 24)
Sơ đồ 4: Trình tự kế toán CPSDMTC  trong trường hợp công ty có tổ chức đội máy thi công riêng - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
Sơ đồ 4 Trình tự kế toán CPSDMTC trong trường hợp công ty có tổ chức đội máy thi công riêng (Trang 24)
Sơ đồ 6: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
Sơ đồ 6 Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung (Trang 27)
Sơ đồ 7: Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
Sơ đồ 7 Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (Trang 28)
Sơ đồ 8: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần LICOGI 16.6: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
Sơ đồ 8 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần LICOGI 16.6: (Trang 44)
Sơ đồ 9: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
Sơ đồ 9 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6 (Trang 47)
Sơ đồ 10: Sơ đồ tổ chức hạch toán kế toán trong công ty - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
Sơ đồ 10 Sơ đồ tổ chức hạch toán kế toán trong công ty (Trang 49)
BẢNG DỰ TRÙ VẬT TƯ THI CÔNG CÔNG TRÌNH: THUỶ ĐIỆN BẢN CHÁT HẠNG MỤC: XÂY DỰNG CỤM NƯỚC SỐ 4 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
4 (Trang 62)
Căn cứ chứng từ số 90 ngày 31 tháng 8 năm 2009, Bảng phân bổ  lương và BHXH, kế toán nhập liệu nghiệp vụ phân bổ lương bổ sung cho ông  Nguyễn Văn Hùng, nhân viên quản lý đội thi công, ta có nội dung chứng từ  như sau: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
n cứ chứng từ số 90 ngày 31 tháng 8 năm 2009, Bảng phân bổ lương và BHXH, kế toán nhập liệu nghiệp vụ phân bổ lương bổ sung cho ông Nguyễn Văn Hùng, nhân viên quản lý đội thi công, ta có nội dung chứng từ như sau: (Trang 89)
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THANH TOÁN - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THANH TOÁN (Trang 91)
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
Hình th ức thanh toán: Chuyển khoản (Trang 96)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (Trang 101)
BẢNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU CÒN LẠI CUỐI KỲ - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC
BẢNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU CÒN LẠI CUỐI KỲ (Trang 118)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w