Về công tác kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC (Trang 125 - 128)

M Y V IT NHÁ Í

3.2.8Về công tác kế toán quản trị

2 Chi phí nhân công trực tiếp TK 6 Đồng 78.78

3.2.8Về công tác kế toán quản trị

Kế toán quản trị là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp. Những thông tin mà kế toán quản trị cung cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ là thông tin quá khứ, thông tin hiện tại mà còn bao gồm các

thông tin về tương lai. Vì vậy, kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống kế toán và được thể hiện ở tất cả các khâu, từ lập kế hoạch dự toán đến thực hiện, kiểm tra giúp các nhà quản trị ra quyết định quản lý đúng đắn, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả của chi phí. ở các nước Anh, Pháp, Mỹ…kế toán quản trị đã được hình thành và phát triển trong vài chục năm nay và nó rất được các doanh nghiệp chú trọng. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty cổ phần LICOGI 16.6 , kế toán quản trị còn mới mẻ, nhận thức và tổ chức trong các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.

Công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu do kế toán tài chính đảm nhận, chưa phản ánh được rõ ràng mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, cũng như chưa phân tích cụ thể, chi tiết chi phí theo biến phí, định phí cũng như khoản mục và yếu tố chi phí. Do đó, sự đóng góp của công tác kế toán vào các mục tiêu quản lý chung của Công ty chưa hoàn toàn tương xứng với nhiệm vụ và trình độ của bộ máy kế toán.

Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của kế toán quản trị, Công ty cần xây dựng hệ thống kế toán quản trị theo hướng:

Thứ nhất, kế toán quản trị cần quan tâm tới phân loại chi phí thành biến phí và định phí nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp. Bằng cách phân loại này, nhà quản trị sẽ thấy được sự biến động của chi phí có phù hợp hay không với sự biến động của mức độ hoạt động và từ đó có các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý tốt các chi phí. Kế toán có thể thực hiện phân loại theo một trong hai phương pháp: phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp cực đại - cực tiểu. Xét trong khoảng thời gian ngắn hạn khi doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động thì định phí là một đại lượng tương đối ổn định,

do đó muốn tối đa hoá lợi nhuận cần phải tối đa hoá lãi trên biến phí (số dư đảm phí). Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc xem xét ra các quyết định có liên quan tới chi phí- khối lượng- lợi nhuận và giá cả. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ đó, kế toán quản trị có thể tư vấn cho nhà quản trị trong việc định giá giao khoán, đồng thời phương pháp tính giá dự thầu dựa trên cơ sở lãi trên biến phí sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một phạm vi giá linh hoạt để có thể quyết định thắng thầu.

Thứ hai, xây dựng kế toán quản trị để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chi phí trong quá trình sản xuất, giúp các nhà quản trị có quyết định đúng đắn,tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả của chi phí. Thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho dự đoán, dự báo; lập dự toán chi phí giá thành đồng thời so sánh dự toán với thực tế để xem xét sự biến động của các khoản mục thực tế có hợp lý không, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

Trên đây chỉ là một số biện pháp có thể góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán công ty trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp, tính đúng, tính đủ những chi phí phát sinh và tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm. Tôi hy vọng những ý kiến trên là thiết thực đối với công tác kế toán của Công ty cổ phần LICOGI 16.6.

III.1 Điều kiện thực hiện:

III.1.1 Về phía nhà nước:

Trong những năm gần đây, nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển. Để tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp, đông thời phải phù hợp hơn nữa với đòi hỏi trong việc quản lý kinh tế của nhà nước, nhà nước nên có một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, nhà nước cần sớm chấn chỉnh, hoàn thiện chuẩn mực kế toán cho phù hợp với xu thế của thế giới. Đồng thời với có chuẩn mực kế toán mới thì nên nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn để các doanh nghiệp sớm cập nhật và sửa đổi kịp thời cho đúng với chế độ kế toán.

Thứ hai, tạo môi trường pháp lý ổn định cho các doanh nghiệp, điều này sẽ làm tăng cướng quan hệ quốc tế, đảm bảo quyền bình đẳng trong kinh doanh trong các thành phần kinh tế, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ tiêu cực trong kinh doanh như buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng, … trong nền kinh tế xã hội.

Thứ ba, Nhà nước cần chấn chỉnh, đơn giản hoá thủ tục hành chính sao cho rõ ràng, đúng đắn. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh; giảm bớt các thủ tục giấy tờ, nhất là thời gian chờ đợi giao dịch, … Với các doanh nghiệp xây lắp, thì Nhà nước nên chủ trương giảm bớt các thủ tục đấu thầu không cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo tính chặt chẽ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi công sớm, nhất là khâu giải phóng mặt bằng thi công.

Vai trò của Nhà nước là vô cùng quan trọng, điều tiết các chính sách vĩ mô, tạo môi trường kinh tế trong đó có các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của các chính sách kinh tế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6.DOC (Trang 125 - 128)