Quy trình hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phi (chi phí sản xuất) và tính giá thành (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà (Trang 31)

2.2.1. Lập dự toán và xác định giá thành dự toán của các công trình xây lắp

2.2.1.1. Vai trò quan trọng của dự toán

Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà có những điểm khác nhau rất lớn so với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và kinh doanh dịch vụ. Đó là sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước từ ngay những khâu đầu tiên trong quá trình xây lắp.

Khi lập các dự án công trình, chuẩn bị hồ sơ thầu tới các bước xét thầu, các công trình chuẩn bị xây dựng đã phải hình thành một dự toán chi tiết tương đối chi tiết, phục vụ thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau, trong và ngoài Công ty. Dự toán chính là bảng tính những chi phí cơ bản phát sinh trong quá trình thi công và hoàn thành một công trình.

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

Nhà đầu tư căn cứ vào dự toán của đơn vị xây lắp để đánh giá phần việc cần phải thực hiện có chi phí bao nhiêu. Đây là căn cứ xây dựng có tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp và từ đó xác định giá trúng thầu hay chỉ định nhà thầu. Đối với Công ty, việc xây dựng dự toán công trình có vai trò rất quan trọng. Thứ nhất, Hội Đồng quản trị và Ban giám đốc xác định được khối lượng và chi phí phát sinh. Từ đó, Công ty sẽ có kế hoạch cung cấp đầy đủ máy móc, nhân công, nguyên vật liệu, nguồn vốn,…cho công trình. Thứ hai, từ dự toán, Công ty xác định được mức giá thầu phù hợp nhất, đảm bảo khả năng trúng thầu và thi công có hiệu quả.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng (cơ quan thuế, kiểm toán, nhà nước…) và ngân hàng cũng có những căn cứ để thẩm định tính hiệu quả của công trình cũng như tính sự tham ô, lãng phí các công trình trọng điểm quốc gia.

Vì vậy, tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà, khâu lập dự toán có ý nghĩa quan trọng, là những bước khởi động cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành công trình, hạng mục công trình. Một điều đặc biệt nữa, không chỉ riêng tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà mà tại rất nhiều Công ty xây lắp khác, khâu lập dự toán thường do phòng kinh tế - kế hoạch thực hiện chứ không phải những người làm công tác kế toán. Bởi vì, để có thể lên được dự toán, đòi hỏi những người này cần có chuyên môn về kỹ thuật và kinh tế xây dựng nhất định.

2.2.1.2. Quá trình lập dự toán công trình tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà

Những quy định chung về lập dự toán được hướng dần chi tiết trong các thông tư của Bộ Xây dựng. Ví dụ như Thông tư số 01/1999/TT – BXD ban hành ngày 16 tháng 1 năm 1999 hướng dẫn về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số thông tư

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

hướng dẫn khác liên tục được ban hành khi có điều chỉnh giá nguyên vật liệu xây dựng, tiền lương.

Căn cứ vào những quy định trên và thiết kế chi tiết của từng công trình, hạng mục công trình cụ thể, phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽ lập dự toán sao cho phù hợp nhất.

Ví dụ: công trình Thủy điện Tuyên Quang là một công trình thủy điện loại vừa được khởi công xây dựng tại tỉnh Tuyên Quang từ năm 2003 với công suất thiết kế 108MW. Công ty Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà là đơn vị có nhiệm vụ lắp đặt toàn bộ 17.000 tấn thiết bị cho toàn bộ nhà máy. Tới năm 2007, công trình đã hoàn thành, đi vào vận hành. Với khối lượng xây lắp rất lớn như vậy, việc lập dự toán chi tiết cho công trình và từng hạng mục nhỏ của công trình là hết sức quan trọng.

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

Bảng 04: Dự toán chi phí lắp đặt các máy thi công tại công trình thủy điện Tuyên Quang (thi công tháng 1/2007, lập dự toán tháng 1/2003)

Đơn vị: đồng

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Cách tính Số tiền

I 1 2 3 4 Chi phí trực tiếp Chi phí vật liệu Chi phí nhân công Chi phí máy thi công Chi phí trực tiếp khác T VL NC M TT T = VL + NC + M + TT TT = 1,5% * (VL + NC + M) 258.317.500 250.000.000 3.000.000 1.500.000 3.817.500

II Chi phí chung C C = T * Tỷ lệ CP chung (71%) 183.405.425

Giá thành dự toán xây lắp Z Z = T + C 441.722.925

III Thu nhập chịu thuế tính

trước TL T =(T+C)* Tỷ lệ quy định (5,5%) 24.294.760

Giá trị dự toán xây dựng

trước thuế G G = T + C + TL 466.017.685

IV Thuế GTGT đầu ra

GTGT GTGT = G * Thuế suất thuế GTGT

(10%) 46.601.768

Gía trị dự toán xây

dựng sau thuế GXD 512.619.453

Như vậy, theo dự toán lắp đặt máy phát công trình Thủy điện Tuyên Quang (thi công tháng 1/2007), chi nhánh Thành phố Hà Nội của Công ty sẽ có những căn cứ nhất định để theo dõi tình hình thi công cũng như tập hợp chi phí và tính giá thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây cũng chính là căn cứ quản lý của chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Khi lập dự toán vì thế cũng có một điểm khá đặc biệt, đó là phản ánh tính khoản mục “thu nhập chịu thuế trước” cho từng công trình.

TL = (T + C) * Tỷ lệ quy định

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

Tại hạng mục công trình này, TL = 24.294.760VNĐ. Khoản này dùng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản phải nộp, phải trả khác. Phần còn lại được trích lập các quỹ của đơn vị. Thực tế đặt ra là các hạng mục công trình, các công trình thực hiện trong thời gian dài nên Nhà nước cần quản lý chặt chẽ, cũng như luôn phải đảm bảo các công ty thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, đây có thể xem là một khoản tiền trích trước của các Công ty xây lắp.

2.2.1.3. Điều chỉnh dự toán khi có biến động tăng giá theo quy định của Bộ Xây dựng.

Các công trình xây lắp luôn chịu ảnh hưởng rất to lớn từ những biến động giá nguyên vật liệu và tiền lương vì thời gian thi công dài, số lượng nguyên vật liệu, nhân công sử dụng lại lớn. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, giá một số nguyên vật liệu chính sử dụng trong xây lắp (xi măng, sắt thép, kim loại, giá xăng dầu…) luôn tăng nhanh. Lạm phát Việt Nam thời gian gần đây tăng nhanh làm cho Chính phủ phải điều chỉnh lương liên tục. Vì vậy, việc điều chỉnh dự toán liên tục diễn ra. Ví dụ: công trình Thủy điện Tuyên Quang. Hạng mục “lắp đặt máy phát” được lập dự toán từ năm 2003 nhưng tới tận năm 2007 mới tiền hành thi công. Vì thế, phải trải qua nhiều lần điều chỉnh dự toán.

Ba khoản mục phải điều chỉnh dự toán là chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công. Khi điều chỉnh, chúng ta phải tiến hành xác định các hệ số điều chỉnh.

KNVL = 1,5 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003) KNC = 2,14 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003) Kmáy = 1,35 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003) Chi phí mới sẽ được tính như sau:

VL(mới) = VL(cũ) * KNVL

NC(mới) = NC(cũ) * KNC

M(mới) = M(cũ) * KM

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

Khi đó, toàn bộ giá trị dự toán xây dựng trước, sau thuế, thuế giá trị gia tăng và thu nhập chịu thuế tính trước đều thay đổi. Điều này làm hoàn toàn hợp lý, vì nó đã phản ánh chính xác hơn giá trị hiện tại của công trình chuẩn bị thi công hay đang thi công. Tuy nhiên, chi phí và giá thành công trình vì vậy sẽ liên tục tăng cao. Đây là điều mà Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà cũng như rất nhiều Công ty xây lắp, các chủ đầu tư thực sự không muốn.

Bảng 05: Dự toán chi phí lắp đặt máy phát tại công trình Thủy điện Tuyên Quang (Lập dự toán tháng 1/2003, thi công tháng 1/2007)

Đơn vị: đồng

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Cách tính Số tiền

I 1 2 3 4 Chi phí trực tiếp Chi phí vật liệu Chi phí nhân công Chi phí máy thi công Chi phí trực tiếp khác T VL NC M TT T = VL + NC + M + TT TT = 1,5% * (VL + NC + M) 389.196.675 375.000.000 6.420.000 2.025.000 5.751.675 II Chi phí chung C C = T * Tỷ lệ CP chung (71%) 276.329.639 Gía thành dự toán xây lắp Z Z = T + C 665.526.314

III Thu nhập chịu thuế tính

trước TL T =(T+C)* Tỷ lệ quy định (5,5%) 36.603.947

Giá trị dự toán xây dựng

trước thuế G G = T + C + TL 702.130.261

IV Thuế GTGT đầu ra

GTGT GTGT = G * Thuế suất thuế GTGT

(10%) 70.213.026

Gía trị dự toán xây

dựng sau thuế GXD 772.343.287

Như vậy, giá thành dự toán xây lắp tăng thêm 223.803.389 đồng. Chủ đầu tư và công ty phải thỏa thuận điều chỉnh lại giá hợp đồng (nều hợp đồng có thể điều chỉnh) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thi công được công trình. Nếu hợp đồng không có điều khoản điều chỉnh, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu thi

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

công (chắc chắn sẽ lỗ vốn) hay từ bỏ công trình (sẽ bị phạt theo quy định hợp đồng).

2.2.2. Xác định giá thành kế hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.1. Quá trình lập giá thành kế hoạch của công trình, hạng mục công trình của Công ty

Khi chuẩn bị thi công một số công trình, một hạng mục công trình, theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp phải lập dự toán và xác định giá thành dự toán. Quá trình lập dự toán và xác định giá thành dự toán phải tuân thủ những quy định của Bộ Xây dựng bên cạnh những đặc điểm riêng có của từng công trình, hạng mục công trình và Công ty. Vì vậy, giá thành dự toán đôi khi không phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời về chi phí, giá thành của công trình xây lắp. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, giá một số nguyên vật liệu liên tục tăng, lương công nhân viên tăng và thời gian thi công rất dài. Vì vậy, việc Công ty phải xây dựng một hệ thống tính giá thành sát thực tế hơn nữa là rất quan trọng.

TạiCông ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà, giá thành kế hoạch của các công trình, hạng mục công trình do phòng Kinh tế - Kế hoạch thực hiện. Điều kiện để lập được giá thành kế hoạch xuất phát từ mỗi điều kiện cụ thể ở mỗi chi nhánh tham gia các công trình, hạng mục công trình. Đặc biệt, giá thành kế hoạch được áp dụng các định mức đơn, đơn giá phù hợp do công ty đã quy định, phù hợp với tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đã đưa ra.

Thông thường, đầu kỳ(đầu năm và đầu quý), phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽ lập giá thành kế hoạch cho từng công trình, hạng mục công trình sẽ thực hiện trong quý (năm đó). Như vậy, giá thành kế hoạch sát với thực tế hơn so với giá thành dự toán. Do vậy, doanh nghiệp dù chưa thi công công trình, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc vẫn có thể theo dõi, đánh giá tình hình chi phí, giá thành của từng công trình phù hợp với điều kiện vốn có.

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

Bảng 06: Giá thành kế hoạch hạng mục công trình lắp đặt máy phát điện tại công

trình Thủy điện Tuyên Quang

Đơn vị: đồng

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Số tiền

I Chi phí trực tiếp T 409.500.000

Chi phí vật liệu Chi phí nhân công Chi phí máy thi công

VL NC M 390.000.000 7.000.000 12.500.000 II Chi phí chung C 200.000.000 Giá thành kế hoạch Z 609.500.000

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự toán => Mức hạ giá thành dự toán = 665.526.314 – 609.500.000 = 56.026.314

Trong khi lập giá thành kế hoạch của hạng mục trên, phòng Kinh tế - Kế hoạch có một số điều chỉnh hợp lý sau:

- Do giá nguyên vật liệu năm 2007 có xu hướng tăng nhanh nên chi phí vật liệu tăng thêm so với dự toán. Bên cạnh đó, chi phí nhân công và chi phí máy thi công cũng tăng do tiến lương tối thiểu có thể tăng, tiền ăn ca tăng (do giá cả lương thực, thực phẩm tăng) và tiền xăng dầu dùng cho máy thi công cũng tăng.

- Chi phí chung cắt giảm vì đây là khoản đơn vị thi công có thể tiết kiệm được một số khoản phát sinh trong quá trình thi công. Đặc biệt là khi thi công tại công trình Tuyên Quang. Bởi vì, hạng mục này là một trong số những hạng mục thi công cuối cùng, cơ sở vật chất (điện, nước, đường giao thông, nhà phục vụ bộ phận quản lý công trường, nhà ở cho công nhân viên,..) đã khá hoàn thiện. Một số khoản mục chi phí có thể cắt giảm được.

2.2.2.2. Mối quan hệ giữa giá thành kế hoạch dự toán và giá thành thực tế.

Dự toán luôn được lập từ khi có kế hoạch thi công một công trình hay hạng mục công trình. Đây có thể xem là quá trình Công ty lên một kế hoạch chung nhất để chuẩn bị các điều kiện thi công sau này. Các cơ quan quản lý nhà nước từ đó có được cơ sở quản lý chặt chẽ quá trình xây dựng cơ bản, tránh lãng phí,

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

tham ô. Đặc biệt, dự toán có thể giúp cơ quan giám sát thuế giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty cũng như chủ đầu tư.

Tuy nhiên, Công ty phải lập giá thành kế hoạch chi tiết cho từng công trình và hạng mục công trình. Dự toán không thể phản ánh hết được những biến động của thị trường, nhất là trong thời gian dài, khi giá thành một số yếu tố đầu vào tăng cao (sắt, thép, xi măng, xăng dầu, tiền lương,…). Điều này sẽ làm cho Công ty luôn sôi động, đối phó dù dự toán có được Bộ Xây dựng cho phép điều chỉnh. Vì vậy, việc lập giá thành kế hoạch là rất quan trọng. Dựa vào các định mức kinh tế - kỹ thuật (do Bộ Xây dựng và Công ty quy định) theo từng kỳ kế toán (kỳ thực hiện thi công công trình), giá thành kế hoạch phản ánh tương đối chính xác giá thành của công trình sẽ thi công. Điều này là hết sức quan trọng vì nó sẽ trở thành cơ sở để Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc Công ty và Ban Giám đốc các chi nhánh lên kế hoạch tổ chức thi công tiến độ, đảm bảo kỹ thuật,…Đó là kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch điều chuyển máy móc thiết bị cần dùng, kế hoạch nhân lực phục vụ công trình.

Trên cơ sở giá thành kế hoạch, đội kế toán chi nhánh và phòng Kế toán Công ty giám sát thực hiện quá trình tập hợp chi phí và giám sát việc thực hiện đúng, đủ, kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong khi thi công.

2.2.3. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất

2.2.3.1. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình.

Công ty tổ chức hạch toán chi tiết tập hợp chi phí và tính giá thành tại các chi nhánh của Công ty. Chi nhánh trực tiếp theo dõi quá trình thi công tại từng công trình, hạng mục công trình và tổng hợp các số liệu có được. Công ty cuối

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

kỳ tập hợp toàn bộ số liệu chi phí – giá thành từ các chi nhánh để lên báo cáo chi phí – giá thành chung cho toàn Công ty. Vì vậy, nhiệm vụ hạch toán chi tiết được tiến hành trực tiếp ngay tại các công trình đang thi công.

Tại các chi nhánh, các tài khoản kế toán cũng được mở như phòng Kế toán của Công ty. Tuy là hạch toán phụ thuộc nhưng các chi nhánh cũng được hạch toán chi phí – giá thành độc lập như một doanh nghiệp bình thường. Ví dụ: các hạng mục công trình của công trình Thủy điện Tuyên Quang do chi nhánh Hà Nội của Công ty thực hiện. Vì vậy, đội kế toán chi nhánh Hà Nội mở sổ, sử dụng các tài khoản kế toán tập hợp số liệu liên tục từ công trình.

Quá trình tập hợp chi phí của hạng mục công trình “lắp đặt máy phát nhà

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phi (chi phí sản xuất) và tính giá thành (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà (Trang 31)