TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Thu Mã sinh viên : 0851010667 Lớp : Anh 15 Khối 7 KT Khóa : 47 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Bùi Thị Lý Hà Nội, tháng 5 năm 2012 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 3 1.1. Dịch vụ và thương mại dịch vụ 3 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ 3 1.1.2.Thương mại dịch vụ theo qui định của WTO 7 1.2.Dịch vụ giáo dục đại học và xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 11 1.2.1.Dịch vụ giáo dục 11 1.1.2. Dịch vụ giáo dục đại học 12 1.2.3. Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 15 1.3 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 16 Chương 2: XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI 18 2.1.Khái quát về năng lực xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Hà Nội 18 2.1.1. Quy mô và cơ cấu đào tạo giáo dục đại học của Hà Nội 18 2.1.2.Thực trạng kiểm định chất lượng giáo dục của Hà Nội 22 2.1.3.Tình hình đầu tư vào giáo dục đại học tại Hà Nội 23 2.2. Chính sách đối với xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học tại Hà Nội 25 2.3.Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội 29 2.3.1. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam theo phương thức 1: Cung cấp qua biên giới 29 2.3.2.Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ 30 2.3.3. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 3: Hiện diện thương mại 31 2.3.4.Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 4: Hiện diện của thể nhân 32 2.4. Nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Hà Nội 34 2.4.1.Nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Hà Nội theo phương thức 1: Cung cấp qua biên giới 34 2.4.2. Nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ 38 2.4.3.Nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 3: Hiện diện thương mại 41 2.4.4. Nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 4: Hiện diện của thể nhân. 43 2.5. Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội 44 2.5.1.Những kết quả đạt được 44 2.5.2.Những tồn tại 45 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ GIẢI PHÁP XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 48 3.1. Kinh nghiệm xuất, nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của một số nước 48 3.1.1. Kinh nghiệm phát triển xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Mỹ 48 3.1.3.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 52 3.2.Định hướng phát triển giáo dục đại học của Việt Nam 53 3.2.1. Định hướng đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam 20062020 53 3.2.2. Định hưóng phát triển xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam 56 3.3. Giải pháp phát triển xuất, nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam 58 3.3.1. Các giải pháp chung cho phát triển xuất, nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam 58 3.3.2. Giải pháp theo các phương thức cung cấp dịch vụ 72 3.3.3. Các giải pháp đối với các cơ sở đào tạo tham gia xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 75 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1 3 DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 3 1.1. Dịch vụ và thương mại dịch vụ 3 1.1.1.1 Khái niệm của dịch vụ 3 1.1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ 4 1.1.1.3 Phân loại dịch vụ 6 1.1.2.1. Khái niệm thương mại dịch vụ 7 1.1.2.2. Các phương thức cung cấp dịch vụ 8 Bảng 1.1 Nhận diện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo bốn phương thức cung cấp dịch vụ của GATS 10 1.2. Dịch vụ giáo dục đại học và xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 10 1.1.2.1. Khái niệm 11 Bảng 1.2 Giáo dục đại học trong hệ thống phân loại dịch vụ của WTO 12 1.2.2.2. Đặc điểm của dịch vụ giáo dục đại học 13 1.3 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 16 Chương 2 17 XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI 17 2.1.Khái quát về năng lực xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội 17 Bảng 2.1 Số cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc so với tổng dân số Theo 8 vùng lãnh thổ (tính đến hết 9/2009) 18 2.1.1.2. Số lượng sinh viên 19 Bảng 2.2 Số sinh viên các trường Đại học Cao đẳng tại Hà Nội 20 2.1.1.3. Đội ngũ giảng viên 21 Bảng 2.3 Số lượng giảng viên Đại học cao đẳng tại Hà Nội 21 2.1.2.1. Chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội 22 2.1.2.2. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội 23 Bảng 2.4 Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo 2001-2009 23 2.2. Chính sách đối với xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học tại Hà Nội 25 2.2.2 Nhìn nhận thực tiễn các chính sách theo từng phương thức 26 a. Chính sách đối với xuất nhập khẩu theo phương thức 1 26 b. Chính sách đối với xuất nhập khẩu theo phương thức 2 26 c. Chính sách đối với xuất nhập khẩu theo phương thức 3 27 2.3 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội 29 2.4. Nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Hà Nội 34 Bảng 2.6. Số lượng du học sinh các nước tại Nhật Bản 41 Bảng 2.7 Số sinh viên của một số chương trình liên kết 42 2.5. Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội 44 Chương 3 47 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ GIẢI PHÁP XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 47 3.1. Kinh nghiệm xuất, nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của một số nước 47 Bảng 3.2 Số lượng du học sinh quốc tế tại Nhật Bản 50 3.2.Định hướng phát triển giáo dục đại học của Việt Nam 53 3.3. Giải pháp phát triển xuất, nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam 58 a. Thay đổi tư duy quản lý giáo dục đào tạo, nâng cao tính tự chủ và chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trước xã hội và chính phủ 58 b. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo thiết thực, hiệu quả theo nhu cầu thực tế của xã hội. 60 c. Hình thành các trung tâm nghiên cứu, đánh giá chất lượng giáo dục đại học mang tầm cỡ quốc tế không chịu chi phối bởi bất cứ tổ chức chính trị xã hội nào. Nghiên cứu nhu cầu xã hội, mục tiêu phát triển của đất nước, định hướng xây dựng các chương trình đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học 62 d. Nhận thức đúng vai trò của đội ngũ giảng viên và xây dựng cơ chế buộc lực lượng này tự học, tự đào tạo, tự rèn luyền làm gương cho các học sinh sinh viên. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên có các chế độ đãi ngộ phù hộ với công sức, trí tuệ mà họ đã bỏ ra. Chính sách hỗ trợ kịp thời cho lực lượng này trong quá trình tự đào tạo, tự rèn luyện. 62 e. Nâng cao nhận thức và đổi mới công tác quản lý nói chung và quản lý xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học nói riêng ở các cấp và địa phương 65 f. Xây dựng chiến lược tổng thể để phát triển xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 71 g. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế 71 3.3.2.1 Phương thức 1: 71 3.3.2.2. Phương thức 2 72 3.3.2.3. Phương thức 3 73 3.3.2.4. Phương thức 4 74 3.3.3. Các giải pháp đối với các cơ sở đào tạo tham gia xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 75 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Nhận diện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo bốn phương thức cung cấp dịch vụ của GATS 10 Bảng 1.2 Giáo dục đại học trong hệ thống phân loại dịch vụ của WTO 12 Bảng 2.1 Số cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc so với tổng dân số Theo 8 vùng lãnh thổ (tính đến hết 9/2009) 19 Bảng 2.2 Số sinh viên các trường Đại học Cao đẳng tại Hà Nội 20 Bảng 2.3 Số lượng giảng viên Đại học cao đẳng tại Hà Nội 21 Bảng 2.4 Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo 2001-2009 24 Bảng 2.5 Các công cụ của chính sách xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 25 Bảng 2.6 Số lượng du học sinh các nước tại Nhật Bản 41 Bảng 2.7 Số sinh viên của một số chương trình liên kết 43 Bảng 3.1 Số lượng sinh viên quốc tế tại Mỹ 48 Bảng 3.2 Số lượng du học sinh quốc tế tại Nhật Bản 50 DANH MỤC ĐỒ THỊ Hình 2.1 Tỷ lệ sinh viên quốc tế đang học tập tại các trường ĐH Việt Nam theo châu lục 30 Hình 2.2 Tỷ lệ các giảng viên Việt Nam đang giảng dạy tại nước ngoài 32 Hình 2.3 Số lượng sinh viên học tập ở nước ngoài 39 Hình 2.4 Sự gia tăng số lượng sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ 40 iii LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay giáo dục đại học thế giới đang có những thay đổi cơ bản. Đó là xu thế chuyển từ đại học tinh hoa dành cho số ít sang đại học đại chúng dành cho đông đảo dân chúng - xu thế này được coi là xu thế dân chủ hoá trong giáo dục đại học, chuyển giáo dục đại học từ thượng tầng kiến trúc thành hạ tầng cơ sở của xã hội. Xu thế thứ hai liên quan đến việc chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức - đòi hỏi phải đào tạo ra lực lượng lao động chất xám đông đảo với khả năng tư duy mềm dẻo, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội chưứkhông phải học một lần, sử dụng kiến thức suốt đời như trước đây. Xu thế thứ ba là toàn cầu hoá, khi khoảng cách giữa các quốc gia không còn nhiều ý nghĩa, dịch vụ giáo dục được xem là một lĩnh vực xuất nhập khẩu quan trọng. Xu thế cuối cùng là ngày càng thể hiện rõ tính cạnh tranh trong giáo dục đại học. Những thay đổi này đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, như một xu thế tất yếu mà không quốcgia nào có thể đứng ngoài cuộc. Vấn đề chỉ là sớm hay muộn, và làm thế nào để tận dụng được các mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực kèm theo mà thôi. Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) , Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Về thương mại dịch vụ, chúng ta đã cam kết mở cửa thị trường trên cơ sở hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Trong việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chúng ta không thể không kể đến việc toàn cầu hóa dịch vụ giáo dục đặc biệt là dịch vụ giáo dục ĐH của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Vì thế câu hỏi đặt ra là Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH là gì , chúng có tác động gì vào nền kinh tế nước ta hay không, hay chúng được thực hiện như thế nào, những kết quả mà chúng ta đạt được trong lĩnh vực đó cụ thể là gì Xuất phát từ những suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp : “Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội: Thực trạng và giải pháp” Mục đích của đề tài là trên cơ sở vận dụng những lý luận cơ bản về xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học để phân tích, đánh giá đúng tình hình xuất nhập 1 khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bằng xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH tại Hà Nội. Khóa luận đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích định tính và định lượng, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp duy vật biện chứng để xem xét, đánh giá và giúp cho vấn đề nghiên cứu sâu sắc hơn. Kết cấu của khóa luận ngoài Lời nói đầu và Kết luận ra gồm có 3 chương: Chương 1. Dich vụ và xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học Chương 2. Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội Chương 3: Định hướng phát triển giáo dục đại học và giải pháp xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học đến năm 2020 Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu 2 Chương 1 DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1. Dịch vụ và thương mại dịch vụ 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ 1.1.1.1 Khái niệm của dịch vụ Trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao đổi được gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các loại hình hoạt động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác nhau. Đã có nhiều khái niệm, định nghĩa về dịch vụ nhưng để có hình dung về dịch vụ trong khoá luận này, tôi tham khảo một số khái niệm dịch vụ cơ bản. Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256] Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất [Từ điển Wikipedia]. Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ và mang lại lợi nhuận. Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất. Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng tựu chung thì: Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất. Trong thực tế, sản phẩm chào bán của một doanh nghiệp có thể trải rộng từ một mặt hàng thuần túy cho đến một dịch vụ thuần túy. Với mặt hàng cụ thể thuần 3 túy như xà phòng, kem đánh răng hay muối ăn, thì không cần có dịch vụ đi kèm. Một mặt hàng cụ thể kèm dịch vụ là mặt hàng cộng thêm một hay nhiều dịch vụ để tăng khả năng thu hút khách mua, nhất là đối với các sản phẩm hữu hình có công nghệ chế tạo và sử dụng phức tạp. Ví dụ, nhà sản xuất xe hơi bán xe hơi kèm theo dịch vụ bảo hành, chỉ dẫn sử dụng và bảo trì, giao hàng theo ý khách mua Các dịch vụ này có thể do nhà sản xuất cung cấp hay thuê qua một trung gian chuyên kinh doanh dịch vụ đó. Một mặt hàng gồm một dịch vụ chính kèm theo những mặt hàng và dịch vụ nhỏ hơn. Ví dụ, khách đi máy bay là mua một dịch vụ chuyên chở. Nhưng chuyến đi còn bao hàm một số món hàng cụ thể, như thức ăn, đồ uống và một tạp chí của hãng hàng không. Sau cùng một mặt hàng có thể là một dịch vụ thuần túy. Ví dụ một cuộc tâm lý trị liệu hay uốn tóc. Nhà tâm lý trị liệu chỉ cung cấp một dịch vụ đơn thuần, và những thứ cụ thể duy nhất là phòng mạch hay một cái máy xoa bóp. Như vậy sản phẩm của một doanh nghiệp có thể là mặt hàng cụ thể hay dịch vụ, có thể có cả những dịch vụ bổ sung. 1.1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ Tính vô hình một cách tưong đối của dịch vụ ( Intangibility) Đặc tính này phản ánh một cách thực tế là hiếm khi khách hàng nhật được sản phẩm thực từ kết quả của hoạt động dịch vụ. Kết quả thường là sự trải qua hơn là sự sở hữu. Ví dụ: Một chuyến đi nghỉ chọn gói bao gồm các nhân tố vô hình và hữu hình. Một dịch vụ thuần tuý thường không thể đánh giá trực tiếp vởi các giác quan tự nhiên, không thể khảo sát trực tiếp trước khi mua bán, bởi vậy khi tiêu dùng dịch vụ người tiêu dùng dễ gặp rủi ro. Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng: Trong dịch vụ thì sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời không có thời gian giãn cách giữa sản 4 xuất và tiêu dùng dịch vụ để ktra chất lượng sản phẩm vì thế trong dịch vụ nên thực hiện khẩu hiệu: “làm đúng, làm tốt ngay từ đầu” Sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ. Khách hàng là người tiêu dùng đồng thời là người tham gia sản xuất bằng những nhu cầu, yêu cầu của chính họ. Khách hàng trên thực tế có tính chất quyết định việc sản xuất dịch vụ. Các tổ chức dịch vụ không thể tạo ra dịch vụ nếu không có đầu vào vững chắc là khách hàng. Tính không đồng nhất: thông thường dịch vụ dễ bị cá nhân hoá do đó phụ thuộc vào tâm lý, sở thích, kinh nghiệm của khách hàng. Người cung câp dịch vụ cần có sự đồng cảm với khách để tạo ra chất lưọng dịch vụ tốt. Tính dễ hư hỏng và không lưu trữ được: Vì tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ không cất giữ được và rất dễ bị hư hỏng. Các nhà cung ứng dịch vụ không thể bán tất cả các sản phẩm của mình sản xuất ở hiện tại và lại càng không có cơ hội bán ở tương lai không lưu kho được. Quyền sở hữu: khi mua hàng hóa thì người mua có quyền sở hữu đvới hàng hoá còn đối với dịch vụ thì không có quyền sở hữu nào chuyển đổi giữa người bán với ngưòi mua. Người mua chỉ có quyền đôí với tiến trình dịch vụ. Quyền kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán là rất khó: Do tính đồng thời của sản xuất và tdùng dịch vụ nên không có thời gian để ktra chất lượng sản phẩm. Vì vậy sản xuất sản phẩm dịch vụ làm tốt ngay từ đầu là tốt nhất. 5 1.1.1.3 Phân loại dịch vụ Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều cách phân loại dịch vụ khác nhau tuỳ thuộc vào các căn cứ để phân loại dịch vụ hay hệ thống thông kê dịch vụ của từng quốc gia và từng tổ chức kinh tế khác nhau . Căn cứ vào tính chất của dịch vụ khi cung cấp ta có thể phân loại dịch vụ thành : Dịch vụ gắn với hoạt động sản xuất, phục vụ sản xuất, dịch vụ mang tính trung gian như dịch vụ vận tải hàng hoá, dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ phân phối, dịch vụ kinh doanh. Dịch vụ gắn với tiêu dùng , thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng như dịch vụ du lịch, dịch vụ y tế, dịch vụ giải trí Căn cứ vào mục đích cung cấp dịch vụ, ta có thể phân loại dịch vụ thành: Dịch vụ mang tính thương mại : là dịch vụ được cung cấp trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà cung cấp khác nhau, nhằm vào mục đích thương mại và kinh doanh; Dịch vụ công hay dịch vụ của chính phủ: là những dịch vụ được cung cấp trên cơ sở độc quyền , có tính chất phục vụ của chính phủ, không dựa trên cơ sở cạnh tranh và không nhằm mục đích kinh doanh và thương mại; Căn cứ theo phuơng thức thống kê, ta có thể thấy hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau. Đó là: Theo Uỷ ban thống kê của Liên hợp quốc thì dịch vụ được phân loại theo hai cách : Hệ thống phân loại theo ngành tiêu chuẩn quốc tế và Phân loại các sản phẩm chủ yếu ( Tài sản vô hình; Đất đai; Công trình xây dựng; Dịch vụ xây dựng , Dịch vụ thương mại; dịch vụ chỗ ở; dịch vụ phục vụ ăn uống; dịch vụ vận tải; dịch vụ phân phối điện, nước, khí đốt, Dịch vụ tài chính; dịch vụ bất động sản; dịch vụ thuê và cho thuê, Dịch vụ liên quan đến sản xuất và kinh doanh, Dịch vụ cá nhân, cộng đồng và xã hội ). Hai cách phân loại này được các quốc gia và các tổ chức kinh tế thừa nhận và sử dụng. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng có cách phân loại giao dịch dịch vụ quốc tế khác biệt. 6 Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) phân loại dịch vụ theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) : chia ra 12 ngành và 155 phân ngành: Các dịch vụ kinh doanh bao gồm Dịch vụ chuyên ngành, Dịch vụ máy tính và các dịch vụ có liên quan, Dịch vụ nghiên cứu và phát triển, Dịch vụ bất động sản, Dịch vụ cho thuê không cần người điều khiển và các dịch vụ kinh doanh khác, Dịch vụ bưu chính viễn thông bao gồm Dịch vụ bưư điện, Dịch vụ báo chí, Dịch vụ viễn thông, Dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ khác, Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan, Dịch vụ phân phối, Dịch vụ giáo dục, Dịch vụ môi trường, Dịch vụ tài chính, Dịch vụ xã hội và dịch vụ liên quan đến y tế, Các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành, Các dịch vụ văn hoá ,giải trí, thể thao( ngoài dịch vụ nghe nhìn), Dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác chưa được thống kê ở đâu. Trong các hệ thống phân loại trên có thể nói cách phân loại theo các sản phẩm chủ yếu là hệ thống phân loại của hàng hoá và dịch vụ dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế và là hệ thống phân loại đầy đủ nhất về hàng hóa và dịch vụ. Hiện nay hệ thống phân loại của Việt Nam dựa trên qui định trong Nghị định số 75/CP củaChính phủ ngày 27/10/1993 gồm có từ phân ngành thứ 7 đến phân ngành thứu 20 trong tổng số 20 phân ngành cấp 1. Tuy nhiên, sự phân loại nàyđã không tính đến các ngành tiện ích và ngành xây dựng vốn được xếp vào nhóm dịch vụ thương mại theo tiêu chí GATS 1.1.2.Thương mại dịch vụ theo qui định của WTO 1.1.2.1. Khái niệm thương mại dịch vụ Dịch vụ ngày càng tham gia sau rộng vào thương mại. Điều này xuất phát từ nhu cầu của các đơn vị sản xuất kinh doanh và từ sự phân công lao động xã hội khiến cho dịch vụ trở thành các ngành sản xuất độc lập với sản phẩm là các dich vụ chuyên nghiệp. Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) lần đầu tiên được đưa ra tại vòng đàm phán Uruguay và đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp lý của Tổ chức Thương mại Thế giới ( GATS, WTO ). Trong hiệp định GATS, không có điều hoản nào nói rõ bản chất của thương mại dịch vụ. Nhưng nếu dựa vào định nghĩa thương mại hàng hoá, có thể định nghĩa 7 [...]... dịch vụ của GATS, dịch vụ giáo dục là ngành dịch vụ thứ năm và được chia làm năm phân ngành: dịch vụ giáo dục tiểu học, dịch vụ giáo dục trung học, dịch vụ giáo dục đại học, dịch vụ giáo dục người lớn và các dịch vụ giáo dục khác 1.1.2 Dịch vụ giáo dục đại học 1.1.2.1 Khái niệm 12 Theo hệ thống phân loại các sản phẩm chủ yếu của Liên hợp quốc, dịch vụ giáo dục đại học là một phân ngành của dịch vụ giáo. .. giáo dục, được dẫn chiếu tới mã CPC 925 ( tertiary education services) Trong hệ thống phân loại các ngành dịch vụ của WYO thì dịch vụ giáo dục đại học được coi là một phân ngành dịch vụ nằm trong ngành dịch vụ giáo dục Bảng 1.2 Giáo dục đại học trong hệ thống phân loại dịch vụ của WTO Ngành Phân ngành Tên gọi 5 Dịch vụ giáo dục A Giáo dục tiểu học B Giáo dục trung học C Giáo dục đại học D Giáo dục cho... Đặc điểm của dịch vụ giáo dục đại học Cũng như bất cứ dịch vụ giáo dục nào khác dịch vụ giáo dục đại học cũng mang những đặc tính cơ bản của dịch vụ giáo dục nói chung: Chất lượng dịch vụ không đồng nhất và khó tăng lên Chất lượng dịch vụ giáo dục phụ thuộc vào từng nhà cung ứng dịch vụ hay nói cách khác tuỳ thuộc vào từng trường đại học vì vậy nên việc đánh giá hay xác định chất lượng giáo dục là... nâng cao và nhu cầu xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết 2.2 Chính sách đối với xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học tại Hà Nội Mục tiêu chính của xã hôi hóa giáo dục là đem lại lợi ích lớn nhất cho người sử dụng dịch vụ và tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế-xã hội Để đạt được mục tiêu đó, đối với mỗi phương thúc xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học đều... nhu cầu nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội 2.1.1 Quy mô và cơ cấu đào tạo giáo dục đại học của Hà Nội 18 Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo , trong những năm gần đây quy mô giáo dục đại học của nước ta có sự thay đổi lớn ở cả hệ thống công lập và ngoài công lập Hiện nay, thủ đô Hà Nội có 69 trường đại học trong đó có 10 trường ĐH tư thục và 59 trường đại học công lập và khối ngành quân... và phương thức 3 vẫn gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới 1.3 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học Tác động đến cán cân thương mại : đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nhập khẩu giáo dục đại học thường nhiều hơn xuất khẩu nhưng đối với các nước phát triển thì ngược lại xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học mang lại cho họ nguồn thu lớn cho ngân sách nhà... vậy Vì thế nên nhu cầu xuất nhập khẩu dịch 22 vụ giáo dục đào tạo nhằm tăng chất lượng đội ngũ giảng viên ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết 2.1.2 Thực trạng kiểm định chất lượng giáo dục của Hà Nội 2.1.2.1 Chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội Theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chất lượng giáo dục trường đại học là việc đáp ứng các... dịch vụ đó Trong quá trình học, Sinh viên sẽ được đào tạo những kỹ năng chuyên môn liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực mà mình đang học tạo điều kiện cho việc tìm kiếm viẹc làm sau này 15 1.2.3 Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học Có thể nói xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc với bất cứ quốc giao nào trên thế giới nhưng xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học. .. thể nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam trong thời hạn 90 ngày hoặc có thể gia hạn thêm ( GS.TS.NGƯT Hoàng Văn Châu, 2011, tr.92 ) 2.3 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội 2.3.1 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam theo phương thức 1: Cung cấp qua biên giới Cung cấp dịch vụ theo phương thức này được hiểu là Dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước... nước: Toàn cầu hoá dịch vụ giáo dục tạo cho người học nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn địa điểm học và các ngành học cũng sẽ trở nên đa dạng hơn Điều này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định trình độ phát triển của một quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay Chương 2 XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI 2.1.Khái quát về năng lực xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu . phân ngành: dịch vụ giáo dục tiểu học, dịch vụ giáo dục trung học, dịch vụ giáo dục đại học, dịch vụ giáo dục người lớn và các dịch vụ giáo dục khác. 1.1.2. Dịch vụ giáo dục đại học 1.1.2.1 dục đại học 13 1.3 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 16 Chương 2 17 XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI 17 2.1.Khái quát về năng lực xuất khẩu và nhu. cấu của khóa luận ngoài Lời nói đầu và Kết luận ra gồm có 3 chương: Chương 1. Dich vụ và xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học Chương 2. Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội Chương