Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo thiết thực, hiệu quả theo nhu cầu

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội : Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 65)

theo nhu cầu thực tế của xã hội.

Đảm bảo tính trung thực khách quan, đúng năng lực trình độ của học sinh, sinh viên cũng như các cơ sở giáo dục. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay số luợng các trường Đại học vào Việt Nam ngày càng nhiều. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc kiểm định và quản lý chất lượng đào tạo. Vì thế nên Bộ giáo dục và đào tạo cần đẩy nhanh quá trình kiểm định đại học và công bố rộng rãi kết qua ra công chúng. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các trường đại học không ngừng nâng cao chất lượng của mình, các trường kém có thể bị đình chỉ hoạt động hoặc ngừng tuyển sinh. Ngược lại, đối với các trường có chất lượng đào tạo tốt và có sự chuyển biến liên tục thì Bộ cũng nên cho phép tăng chỉ tiêu tuyển sinh hay bất cứ hoạt động khuyến khích nào khác.

Khi nói đến cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục, một trong những điều quan trọng nhất là xác định mối quan hệ giữa đảm bảo chất lượng bên trong (công việc nội bộ của các trường), đảm bảo chất lượng bên ngoài (công việc của một tổ chức bên ngoài nhà trường), và cơ quan quản lý nhà nước đối với các tổ chức giáo dục. Tùy theo hoàn cảnh và mục tiêu riêng của mình, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn một cơ chế đảm bảo chất lượng phù hợp. Một cách lý tưởng, hai thành tố của hệ thống ĐBCL phải hoàn toàn độc lập với nhau, đồng thời cũng độc lập với cơ quan quản lý nhà nước (tức Bộ Giáo dục) nhằm tách rời 3 khâu tự đánh giá – đánh giá ngoài – và công nhận kết quả đánh giá. Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp ở các nước đang phát triển, cơ quan quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học cũng đồng thời

là cơ quan thực hiện ĐBCL bên ngoài, như trường hợp của Việt Nam và một số nước khác trong khu vực.

Theo Lenn (2004), những khác biệt trong cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục giữa các quốc gia có thể tóm tắt trong 4 yếu tố sau: (1) cơ quan thành lập và điều hành tổ chức việc đảm bảo chất lượng ở cấp quốc gia (chính phủ hoặc phi chính phủ); (2) loại hình hoặc phương thức hoạt động đảm bảo chất lượng bên ngoài (kiểm định, kiểm toán hoặc đánh giá); (3) nguồn cấp kinh phí (nhà nước hoặc trường đại học); và (4) sự tham gia của quốc tế (có hoặc không có sự tham gia của quốc tế).

Nếu xét theo 4 yếu tố trên, có thể thấy cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay là thiếu đa dạng và hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nước, mà cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo: cơ quan đảm bảo chất lượng cấp quốc gia là do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập, không có tư cách độc lập đối với Bộ vì là một cơ quan thuộc Bộ; nguồn kinh phí hoạt động được cấp từ nhà nước thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo; và không có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế trong cả hai khâu ra quyết định lẫn khâu đánh giá ngoài.. Sự thiếu đa dạng này cho thấy hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, và còn cần phải được tiếp tục xây dựng để có thể tạo ra những tác động tích cực đối với chất lượng giáo dục giáo dục như mục tiêu của việc cải cách giáo dục đại học đã đề ra. Chính bởi vậy Bộ cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chất lượng. Các tiêu chuẩn của nước ta phần lớn liên quan đến quy trình đào tạo mà chưa quan tâm đến chất lượng đầu ra hay đầu vào. Đầu ra và đầu vào cũng là 2 yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của một trường đại học hiện đại chính vì thế nên Bộ nên đưa ra những tiêu chí đánh giá mang tính chất định lượng và cụ thể hơn.

Thêm vào đó, ở nước ta các hiệp hội chuyên môn vẫn chưa đảm trách được các chức năng của mình nên một số môn học trong các trường đại học còn thiếu tính thực tế hay không đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội : Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w