0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Nâng cao nhận thức và đổi mới công tác quản lý nói chung và quản lý xuất nhập khẩu dịch

Một phần của tài liệu XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 -74 )

nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học nói riêng ở các cấp và địa phương.

Như chúng ta đã biết hoà mình vào công cuộc toàn cầu hoá nền kinh tế và xã hội hoá giáo dục, qui mô nền giáo dục đại học nước ta gia tăng không ngừng trong những năm qua và như vậy có nghĩa chúng ta cũng nên có các biện pháp quản lý khác hoàn thiện hơn so với các biện pháp trước đây sao cho phù hợp với qui mô giáo dục hiện tại.

Quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp quản lý trong ngành giáo dục-đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng,

những năm qua ngành giáo dục-đào tạo trên thực tế cũng đã có những cố gắng đưa ra một số giải pháp tích cực như thay đổi hệ thống tổ chức các trường đại học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý giữa quản lý ngành và quản lý cơ sở. Việc hình thành các đại học quốc gia Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các đại học Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng và các đại học trọng điểm trên địa bàn cả nước bước đầu cũng đã đem lại sức sống thật sự cho các đại học này. Những năm qua các đại học kể trên phần nào đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của trường, khai thác được các nguồn lực đa dạng trong và ngoài nước góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

Tuy nhiên, quá trình đổi mới và phân cấp quản lý giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học vừa qua xét về tổng thể hoàn toàn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn các trường đại học, còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ và bất hợp lý. Những bất cập và bất hợp lý có thể dẫn giải như sau:

Phân cấp quản lý cho các trường đại học còn mang tính “nhỏ giọt”, còn biểu hiện phân tán, cửa quyền theo kiểu “xin cho”, cục bộ. Thiếu đảm bảo tính quản lý thống nhất, chưa chú trọng kiểm tra, thanh tra các trường thường xuyên. Mặt khác Bộ Giáo dục và Đào tạo còn giữ lại nhiều việc mà lẽ ra phải giao về trường để trường thực hiện.

Trong phân cấp quản lý với các trường đại học chưa phân định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Chưa xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể nhà trường, của từng cá nhân trong trường đối với những nhiệm vụ được giao.

Phân cấp giao nhiệm vụ cho trường, mà chưa chú ý tới những điều kiện cần thiết đảm bảo tương ứng cho các trường để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao. Còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa Bộ Giáo dục-Đào tạo với các Bộ, Ngành liên quan, chưa tạo điều kiện thực tế cho các trường đại học chủ động tạo nguồn lực để góp phần phần nào thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của trường.

Một số nội dung phân cấp quản lý cho các trường đại học, nhưng chưa được pháp quy hoá, nên khó triển khai, chậm triển khai hoặc không thể triển khai được. Mặt khác một số phân cấp quản lý với các quy định hiện hành, nhưng lại chưa phù

hợp với thực tiễn đang diễn ra nhất là đối với các trường trực thuộc các Bộ, Ngành ngoài Bộ Giáo dục-Đào tạo.

Vì thế chúng ta nên từng bước giảm gánh nặng cho Bộ Giáo dục và Đào tạo cần từng bước giảm gánh nặng quản lý cho Bộ bằng những biện pháp sau đây:

Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển cho giáo dục đại học

 Chính phủ thống nhất quản lý công tác quy hoạch mạng lưới, cơ cấu các trường đại học trong phạm vi cả nước, bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển các trường đại học theo loại hình, cơ cấu quy mô, cơ cấu chất lượng (chất lượng cao, chất lượng đại trà và các trường đại học địa phương).

 Bộ Giáo dục-Đào tạo và các Bộ, Ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ quy hoạch về các loại hình trường cụ thể giúp phát triển nội bộ ngành và phục vụ phát triển kinh tế trung ương và địa phương.

 Trên cơ sở tổng thể quy hoạch của cả nước, của ngành, của vùng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch cấp địa phương để trình Chính phủ về nhu cầu cần có trường đại học tại địa phương mình.

 Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đại học và kế hoạch 5 năm cũng như bước đi từng năm cho sự nghiệp hiện đại hoá các trường đại học.

 Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan nghiên cứu đề xuất trình Chính phủ về quy mô và nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học. Các tỉnh, thành phố có trường đại học có quyền quyết dịnh dùng ngân sách địa phương và các nguồn thu khác để xây dựng phát triển giáo dục đại học phục vụ cho cấp tỉnh.

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác

 Phân định rõ quyền và trách nhiệm quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ, Ngành và các tổ chức có trường đại học. Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính điều hành ngân sách nhà nước để xây dựng, phát triển giáo dục đại học.

 Bộ Giáo dục đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy tạo điều kiện cho các trường đại học chủ động trong quyền tự chủ và trách nhiệm để có nhiều nguồn thu và chi hợp lý theo tiến trình phát triển của trường.

Phân cấp quản lý tài sản và cơ sở vật chất

 Phân định rõ quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai, cơ sở vật chất đối với các trường đại học công lập. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố lập quy hoạch và tạo điều kiện giúp các trường đại học ngoài công lập trong điều kiện có thể để các trường này bằng nguồn thu của mình có thể có điều kiện xây dựng phát triển nhà trường.

 Phân định rõ quyền quản lý, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất của các trường đại học theo hướng: các tài sản quốc gia, các tài sản địa phương và các tài sản của riêng trường, trong đó đảm bảo có quyền tự chủ và trách nhiệm cho các trường đại học.

Phân cấp quản lý về tổ chức và nhân sự

Chính phủ quyết định việc thành lập, giải thể, tách, nhập các trường đại học. Tổ chức nội bộ trường (bộ máy và nhân sự) giao cho trường tự quyết định. Trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn biên chế do Chính phủ quy định, các Bộ, Ngành, địa phương có trường quyết định tổng biên chế cho các trường đại học. Những biên chế cụ thể giao cho trường tự quyết định, tiến tới xóa bỏ chế độ biên chế.

Tự quyết định các chức danh giáo sư, phó giáo sư và các chức danh giảng dạy khác thuộc trường trong hệ thống giáo dục đại học theo hướng dẫn của nhà nước.

Phân cấp quản lý về hoạt động sự nghiệp và dịch vụ

Trên cơ sở chủ trương đường lối đổi mới giáo dục đại học và luật pháp hiện hành của Đảng và Chính phủ, các trường đại học được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ sau:

Tự xác định ngành nghề được mở.

Chương trình và khối lượng kiến thức thông qua các học phần và đơn vị học trình.

Tổ chức tuyển sinh, quá trình giảng dạy của đội ngũ giảng viên và học tập của sinh viên.

Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và định kỳ tiến hành kiểm định, kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả học tập.

Tổ chức viết, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và phát hành theo luật định của nhà nước.

Độc quyền phát hành, cấp bằng và huỷ bằng cho người học sau khi tốt nghiệp thuộc tất cả các trình độ do nhà trường đào tạo.

Tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước.

Phân cấp quản lý về hoạt động quan hệ quốc tế

Được tự quyền thiết lập quan hệ với các trường đại học và cơ sở nghiên cứu, đào tạo khác trong khu vực và quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo luật pháp và quy định của Nhà nước.

Xây dựng trung tâm du học tại chỗ trong trường.

Được tự cử và quyết định các đoàn ra và đón các đoàn vào theo đúng luật pháp Nhà nước.

Có chính sách riêng của trường để thu hút các chuyên gia quốc tế giỏi hỗ trợ trong đào tạo và nghiên cứu.

Chủ động tham gia thị trường đào tạo nguồn nhân lực quốc tế và xuất khẩu lao động trình độ cao.

Đảm bảo quyền tự chủ trong học thuật trong trường đại học theo luật pháp Nhà nước.

Tóm lại phân cấp quản lý trong giáo dục đại học là một trong những khâu quan trọng nhất và có tính quyết định đến tốc độ và chất lượng xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục đại học ở nước ta. Có thể nói không có phân cấp quản lý rõ ràng, rành mạch và triệt để trong hệ thống giáo dục đại học thì hệ thống giáo dục đại học không thể phát triển và càng không thể có các trường đại học có thương hiệu chất lượng cao cũng như không thể có đại học đẳng cấp quốc tế. Phân cấp quản lý trong giáo dục đại học hiện nay là khâu cấp thiết, là điều kiện sống còn của các trường đại học ở nước ta. Giáo dục đại học Việt Nam có sớm cạnh tranh được với giáo dục đại học khu vực và quốc tế hay không, có sớm chủ động hội nhập với thế giới đại học hay không, các trường đại học Việt Nam có sớm được đứng trong danh sách xếp hạng của các trường đại học tiên tiến của khu vực và thế giới hay không… tất cả phụ thuộc phần lớn vàọ nội dung, chất lượng và tốc độ phân cấp quản lý trong giáo dục đại học ở nước ta.

Những khiếm khuyết, bất cập và hạn chế kể trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do tư duy chậm đổi mới và nhất là nhận thức, quan điểm về chủ trương, giải pháp phân cấp quản lý của Chính phủ, Bộ Giáo dục-Đào tạo, các Bộ, Ngành chưa rõ ràng, rành mạch, thiếu đồng bộ, nhất quán. Các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục-đào tạo còn do dự lo ngại trong phân cấp quản lý, thiếu mạnh dạn phân cấp, dẫn đến phân tán, cục bộ và thậm chí mang tính cát cứ. Trong tổ chức triển khai thực hiện thì chỉ đạo thiếu quyết tâm, thiếu kiên quyết và nhất là thiếu ban hành các văn bản pháp quy, các thể chế chính sách để thực thi. Mặt khác suốt quá trình vừa qua, gần như không có hoặc chưa chú trọng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sao để các trường có thể trao đổi những cái được và chưa được, để hướng tới một phân cấp quản lý hoàn thiện và thích hợp.

Tiếp theo để thúc đẩy xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học thì chúng ta cần có chính sách xây dựng chương trình và qui trình đào tạo linh hoạt, liên thông với quốc tế. Muốn vậy, nhà nước phải có khung pháp lý rõ ràng, minh bạch về vấn đề xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học tránh những hiện tượng không rõ ràng, gây những thủ tục khó khăn và khó hoạch định chiến lược cho các trường.

Một phần của tài liệu XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 -74 )

×