1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1547 Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx

87 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Tác giả Đỗ Hồ Đăng Khoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Hải
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 128,09 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (14)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (17)
    • 1.7. Cấu trúc của luận văn (17)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (18)
    • 2.1. Tổng quan về cấu trúc vốn (19)
      • 2.1.1. Cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại (19)
      • 2.1.2. Cấu trúc vốn tối ưu của ngân hàng thương mại (24)
      • 2.1.3. Vai trò của cấu trúc vốn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại 13 2.2. Tổngquan lý thuyết về cấu trúc vốn (25)
      • 2.2.1. Lý thuyết về cơ cấu vốn theo quan điểm truyền thống (26)
      • 2.2.2. Lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn hiện đại (Lý thuyết M&M) (27)
      • 2.2.3. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Trade-off Theory) (31)
  • vii 2.2.4. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) (0)
    • 2.2.5. Lý thuyết định thời điểm thị trường của cơ cấu vốn (The Market timing Theory) (35)
    • 2.2.6. Lý thuyết về chi phí đại diện (The agency Theory) (36)
    • 2.3.1. Nhóm nhân tố nội tại ngân hàng (37)
    • 2.3.2. Nhóm nhân tố vĩ mô (39)
    • 2.4. Tình hình nghiên cứu (40)
      • 2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài (40)
      • 2.4.2. Các nghiên cứu trong nước (42)
      • 2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu (46)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (48)
    • 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (48)
      • 3.1.1. Mô hình nghiên cứu (48)
      • 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu (51)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (54)
      • 3.2.1. Quy trình nghiên cứu (54)
      • 3.2.2. Phương pháp tính toán và ý nghĩa các hệ số thống kê (55)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (18)
    • 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và sự tương quan của các biến độc lập51 1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (61)
      • 4.1.2. Sự tương quan của các biến độc lập (62)
    • 4.2. Kết quả mô hình hồi quy (63)
      • 4.2.1. So sánh sự phù hợp giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) (64)
      • 4.2.2. Kiểm định các khuyết tật mô hình tác động ngẫu nhiên REM (65)
    • 4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (66)
      • 4.3.1. Kết quả mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) (66)
      • 4.3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu (67)
    • 4.4. Kết luận giả thuyết nghiên cứu (69)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (73)
    • 5.1. Kết luận (73)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (73)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (75)
    • 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo (76)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠi HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHÓ HÓ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng Mã ngành 834[.]

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Lựa chọn một cấu trúc vốn hiện nay là một vấn đề quan trọng không chỉ trong doanh nghiệp mà còn trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng Tại Việt Nam hệ thống Ngân hàng cho thấy các NHTM đang đối diện với tình trạng mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn làm gia tăng rủi ro thanh khoản, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng cao gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2018 đã cho thấy vai trò quan trọng của cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tài chính nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng Cấu trúc vốn tối ưu không chỉ giúp các NHTM tối đa hoá lợi nhuận, tiết kiệm chi phí mà còn là tấm đệm trước rủi ro phá sản khi nền kinh tế có những biến động mạnh.

Trước những khó khăn, thử thách của nền kinh tế trong giai đoạn 2020-2025, những yêu cầu trong việc tái cơ cấu lại hệ thống NHTM và tổ chức tín dụng là yêu cầu cấp thiết của NHNN đặt ra cho các tổ chức này, các NHTM cần phải có sự đánh giá, nhìn nhận một cách toàn diện về bản thân Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời kỳ mới Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng sẽ giúp các nhà quản trị tài chính xây dựng được cấu trúc vốn phù hợp với tình hình của các NHTM, qua đó tối đa hoá lợi nhuận ngân hàng, cổ đông, giảm chi phí và tăng năng lực tài chính và gia tăng năng lực cạnh tranh của các NHTM Mặc dù đề tài cấu trúc vốn của các NHTM không phải là lĩnh vực nghiên cứu mới nhưng đây vẫn là một trong những chủ đề nghiên cứu mang nhiều thú vị mà các học viên luôn muốn tìm hiểu Các nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam trước đây chỉ xem xét riêng tác động của nhóm nhân tố đến nợ của các NHTM nhưng chưa xem xét tác động của các nhân tố đến nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Xuất phát từ thực tế này, học viên đã tiến hành

2 nghiên cứu đề tài “ Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Ngân Hàng Thương Mại

Cổ Phần Tại Việt Nam ” Đề tài này xem xét tổng thể có chọn lọc các nhân tố tác động đến sự lựa chọn nợ, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trong cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất các gợi ý chính sách giúp nhà quản trị tài chính Ngân hàng hoạch định được cấu trúc vốn phù hợp.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của NHTM Việt Nam Từ đó, đưa ra các gợi ý chính sách cho các nhà quản trị ngân hàng nhằm lựa chọn được cấu trúc vốn phù hợp.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để hoàn thành được mục tiêu tổng quát thì nghiên cứu này cần phải đạt được ba mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, xác định nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt

Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ ba, đề xuất các gợi ý chính sách cho các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn cấu trúc vốn phù hợp cho tổ chức.

Câu hỏi nghiên cứu

Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra thì nghiên cứu phải hoàn thành được ba câu hỏi nghiên cứu tương úng như sau:

Thứ nhất, các nhân tố nào tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt

Thứ hai, mức độ tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại

Việt Nam như thế nào?

Thứ ba, các gợi ý chính sách nào được đề xuất cho các nhà quản trị ngân hàng để lựa chọn cấu trúc vốn phù hợp cho tổ chức?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Ngân Hàng Thương

Mại Cổ Phần Tại Việt Nam.

Về không gian: 22 ngân hàng thương mại Việt Nam trong tổng số 31 ngân hàng thương mại Nguyên nhân chỉ lựa chọn 22 NHTM Việt Nam là do có những NHTM quy mô nhỏ các số liệu không được cập nhật đầy đủ và thường xuyên, mặt khác, 22 NHTM với tỷ lệ hơn 50% trên tổng số vì vậy đủ điều kiện mang tính đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam.

Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu sẽ được tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính qua các năm từ 2016 – 2020 tại các NHTM trên cổng thông tin của NHNN, Cục Thống kê. Nguyên nhân nghiên cứu thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian này là do trong giai đoạn này năm 2018 có khủng hoảng tài chính toàn cầu và năm 2020 là thời gian đầu của đại dịch Covid-19 Vì vậy, trong giai đoạn này thị trường tài chính hay hệ thống ngân hàng sẽ có những chuyển biến và ảnh hưởng rất lớn.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn chủ yếu là phương pháp phương pháp định lượng:

Thống kê mô tả: Xem xét các kết quả thống kê theo các tiêu chí có liên quan đến đến tài, vì đề tài sử dụng số liệu là báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam, do đó, số liệu báo cáo tài chính là đã được đăng tải trên các thông tin đại chúng Vì vậy, luận văn cần thực hiện thống kê mô tả để xem xét các nhân tố đặc trưng của biến phụ thuộc và các biến giải thích cho mô hình.

Nghiên cứu định lượng: Phân tích hồi quy đa biến trên cơ sở dữ liệu bảng cân đối để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam Để phân tích dữ liệu bảng, luận văn sử dụng ba phương pháp ước

4 lượng khác nhau bao gồm mô hình bình phương bé nhất Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM (Fix Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) Để lựa chọn phương pháp hồi quy nào nào phù hợp nhất trong ba phương pháp nêu trên là kiểm định F-test và kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian (Breuch và Pagan,

1979) Kiểm định F-test để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM Kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM Để lựa chọn mô hình FEM hay REM sử dụng kiểm định Hausman.

Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, sẽ tiến hạnh kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, nếu có hiện tượng tượng tự tương quan và/hoặc hiện tượng phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) để khắc phục hiện tượng tượng tự tương quan và/hoặc hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và so sánh các kết quả từ các mô hình.

Đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu làm rõ hệ thống các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam Thông qua đó, đưa ra những giải pháp phù hợp, có tính khả thi để xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho các NHTM.

Về mặt lý luận: Hệ thống lại các lý thuyết cấu trúc vốn cơ bản, cho thấy được vai trò quan trọng của một cấu trúc vốn đối với sự phát triển của NHTM Đề tài cũng đã hệ thống được các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của NHTM.

Về mặt thực tiễn: Đề tài trình bày tác động của một số nhân tố đến cấu trúc vốn của các

NHTM Việt Nam, cung cấp được thêm một bằng chứng thực nghiệm chứng minh cho một số học thuyết về cấu trúc vốn, giúp các NHTM Việt Nam có thêm cơ sở để thiết lập một cấu trúc vốn tối ưu.

Cấu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm 5 chương có bố cục như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương này sẽ trình bày tính cấp thiết và lý do chọn đề tài nghiên cứu, qua đó xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, theo đó xác định các câu hỏi nghiên cứu tương ứng, phạm vi và đối tượng nghiên cứu Ngoài ra, chương 1 cũng sẽ trình bày ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, và kết thúc chương này sẽ trình bày kết cấu tổng thể của đề tài.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tổng quan về cấu trúc vốn

2.1.1 Cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại

2.1.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại

“Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi, và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho họat động của doanh nghiệp” (McGuigan và cộng sự, 2006) Hay nói cách khác tại các NHTM thì vốn chủ sở hữu và nợ phải trả kết hợp tạo ra cấu trúc vốn của ngân hàng và được sử dụng cho mục đích tài trợ cho các hoạy động cấp tín dụng, kinh doanh hay đầu tư vào các hoạt động khác của NHTM, nói các khác là tài trợ cho danh mục tài sản có của NHTM (Trần Ngọc Thơ, 2007).

Do đó, khi nghiên cứu về cấu trúc vốn chính là nghiên cứu về sự kết hợp của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để lựa chọn một tỷ lệ phù hợp nhằm giảm rủi ro, tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận cũng như đảm bảo được sự hoạt động ổn định của ngân hàng, vì vậy, để biểu diễn cấu trúc vốn của ngân hàng thì đòn bẩy tài chính chính là đại diện đặc trưng. Đòn bẩy tài chính là tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng tài sản của NHTM (Ali và cộng sự, 2011; Amjad và cộng sự, 2012) Hai thành phần của cấu trúc vốn đều có những đặc điểm riêng biệt nhau:

❖ Vốn chủ sở hữu của NHTM

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là nguồn tiền thuộc sở hữu hợp pháp của chủ ngân hàng trong một thời gian dài, chủ yếu bao gồm các khoản vốn ngân hàng được cấp, hoặc được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng khi mới thành lập, cộng với những khoản được trích lập, giữ lại từ lợi nhuận hoạt động.

Về cơ bản, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại không phải hoàn trả, chủ ngân hàng có thể tăng, giảm (với sự đồng ý của cơ quan chức năng), thay đổi cơ cấu của vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại, hoặc quyết định các chính sách phân phối lợi nhuận vốn dĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn này.

Song, là một định chế tài chính đặc biệt, vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại mang một số điểm riêng có như về thành phần của vốn, vai trò của vốn, v.v… Với chức năng là trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại chỉ lấy vốn chủ sở hữu làm bàn đạp ban đầu; Còn lại, các ngân hàng không ngừng huy động tiền của các chủ thể khác trong xã hội và nền kinh tế để tài trợ cho các hoạt động của mình Các nguồn hình thành vốn chủ sở hữu như sau:

• Nguồn vốn hình thành ban đầu : Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, ngân sách nhà nước cấp Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp, ngân hàng tư nhân do là vốn thuộc sở hữu tư nhân NHNN có những văn bản pháp luật cụ thể quy định về vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng.

• Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động : Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể.

• Nguồn từ lợi nhuận : Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy và tiêu dùng.Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao so

8 với vốn của chủ hình thành ban đầu.

• Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm : Nhằm mở rộng quy mô hoạt động, để đổi mới trang thiết bị hoặc để đáp ứng nhu cầu gia tăng vốn của chủ do NHNN quy định… Đặc điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho ngân hàng có được lượng vốn sở hữu lớn vào lúc cần thiết.

• Nợ phải trả của NHTM

Vốn nợ là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và được dùng làm vốn để kinh doanh Bản chất của nợ là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu, điều này được thể hiện ở tính thời hạn của khoản vay và tính hoàn trả của nó.

Nói chung nguồn vốn nợ thường dễ biến động, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn tiền gửi không kì hạn Do thời hạn gửi tiền ngắn nên dễ gây nên sự bất ổn định cho nguồn vốn của ngân hàng Hôm nay, một khoản tiền được gửi vào Ngân hàng nhưng chỉ một thời gian ngắn thì khoản tiền đó bị rút ra gây khó khăn cho ngân hàng trong việc lập kế hoạch sử dụng vốn Hoặc đối với loại tiền gửi không kì hạn, người gửi tiền có thể rút ra bất kì lúc nào nên gây biến động lớn đối với nguồn vốn của ngân hàng Vì vậy ngân hàng phải luôn luôn đảm bảo khả năng thanh toán bằng tỉ lệ dự trữ hợp lý Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM, khoảng 80% Nội dung của nguồn vốn nợ:

• Vốn huy động từ tiền gửi: Đó là những khoản tiền mà các tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư gửi vào ngân hàng nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thanh toán, kinh doanh, sinh lời và bảo đảm an toàn tài sản cho mình Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau:

• Tiền gửi thanh toán : Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu Nhìn chung lãi suất của tiền gửi này rất thấp thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng, thủ tục mở rất đơn giản Yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư Một số ngân hàng kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay Một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức biến tướng của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.

• Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội : Nhiều khoản thu nhập của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian nhất định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất thấp Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức riêng gửi có kì hạn. Người gửi không được áp dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi này Nếu cần chi tiêu người gửi phải đến ngân hàng rút tiền ra Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kì hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kì hạn.

• Tiền gửi tiết kiệm của dân cư : Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (tiền tiết kiệm) Trong điều kiện có thể tiếp cận với ngân hàng, họ đều có gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu sinh lời và bảo toàn vốn, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt ở nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều chương mục tiết kiệm cho mỗi lần gửi và kì hạn khác nhau Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiền hàng

1 0 và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu ngân hàng cho phép.

Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)

Lý thuyết định thời điểm thị trường của cơ cấu vốn (The Market timing Theory)

Theo lý thuyết định thời điểm thị trường, cấu trúc vốn là kết quả tích luỹ của những nỗ lực trong quá khứ để định thời điểm thị trường chứng khoán Tức là, không có một cấu trúc vốn tối ưu theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Trade Off Theory).

Nghiên cứu của Baker và Wurgler (2002) cho thấy một cái nhìn mới về vấn đề cấu trúc vốn,khi cho rằng giá trị của doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 nhân tố: giá cổ phiếu và thời điểm gia nhập thị trường.

Giá cổ phiếu: Các doanh nghiệp sẽ phát hành chứng khoán khi giá thị trường của cổ phiếu được định giá cao hơn giá trị sổ sách Điều này nhằm khai thác những biến động tạm thời trong chi phí vốn cổ phần, làm giảm chi phí vốn cổ phần của công ty Mặt khác, công ty sẽ tiến hành mua lại cổ phần trong trường hợp cổ phiếu của họ bị định giá thấp.

Thời điểm gia nhập thị trường: thời điểm thị trường để phát hành cổ phần có một tác động rất lớn và dai dẳng lên tỷ lệ đòn bẩy.

Bên cạnh những kết quả đạt được, lý thuyết định thời điểm thị trường của cơ cấu vốn vẫn còn những hạn chế nhất định, khi chưa nêu rõ được ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp (Hồ Đình Bảo, 2014).

Như vậy, có rất nhiều lý thuyết về cơ cấu vốn đã được trình bày và ứng dụng Luận án này tập trung vận dụng hai lý thuyết về cơ cấu vốn là lý thuyết đánh đổi của cơ cấu vốn (The trade-off theory) và lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking theory).

Lý thuyết về chi phí đại diện (The agency Theory)

Lý thuyết chi phí đại diện được nghiên cứu bởi Jensen và Meckling (1976) nêu lên chi phí gây ra do mâu thuẫn lợi ích giữa chủ nợ, cổ đông và nhà quản lý Chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu là do mâu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông Nhà quản lý có khuynh hướng đưa ra quyết định đầu tư nhằm làm tăng quy mô của doanh nghiệp thay vì chú ý đến chính sách cổ tức dành cho cổ đông Chi phí đại diện của nợ phát sinh còn phát sinh do mâu thuẫn lợi ích giữa chủ nợ và cổ đông Các chủ nợ luôn muốn được trả nợ gốc và lãi đúng hạn còn các cổ đông bằng cách lựa chọn các quyết định đầu tư rủi ro hơn, từ đó có thể chiếm dụng tài sản của các chủ nợ.

Bảng 2.1: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn

T Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng Mối quan hệ với cấu trúc vốn

1 Lý thuyết M&M Thuế thu nhập doanh nghiệp Đồng biến (+)

2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn

Tài sản cố định hữu hình Đồng biến (+) Chi phí tổn thất tài chính Nghịch biến (-) Thuế thu nhập doanh nghiệp Đồng biến (+)

3 Lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking theory)

Cơ hội tăng trưởng Đồng biến (+) Tài sản cố định hữu hình Đồng biến (+) 4

Lý thuyết định thời điểm thị trường

Giá thị trường/Giá sổ sách Nghịch biến (-)

5 Lý thuyết chi phí đại diện Tài sản cố định hữu hình (tài sản thế chấp) Đồng biến (+)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3 Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại việt nam

Dựa trên cơ sở lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn của Myers (1977) và trật tự phân hạng của Myers và Majluf (1984) thì cấu trúc vốn có hai nhóm nhân tố tác động đến đó là:

Nhóm nhân tố nội tại ngân hàng bao gồm quy mô ngân hàng, tài sản thế chấp, tỷ suất sinh lời, tăng trưởng thu nhập, tỷ lệ thanh khoản và những nhân tố khác.

Nhóm nhân tố vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ làm phát và các yếu tố khác thuộc nền kinh tế.

Nhóm nhân tố nội tại ngân hàng

Theo lý thuyết Trật tự phân hạng thì quy mô ngân hàng sẽ có quan hệ nghịch biến đòn bẩy tài chính, do các NHTM có quy mô lớn sẽ làm mất định sự bất cân xứng thông tin giữa cácNHTM và các nhà đầu tư bên ngoài, vì vậy, các NHTM lớn sẽ có cơ hội phát hành các loại chứng khoán ra công chúng và sử dụng ít nợ vay hơn.

Ngược lại theo lý thuyết Chi phí đại diện thì các NHTM có quy mô lớn sẽ có rủi ro thấp do đa dạng danh mục đầu tư của tài sản Có dễ dàng hơn các NHTM có quy mô nhỏ, đồng thời, thuận lợi hơn trong quá trình tiếp cận thị trường vốn vì sự mất cân cứng thông tin giữa chủ nợ và các NHTM nên sẽ có xu hướng tài trợ nhiều nợ hơn để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tài sản thế chấp được xem là đặc trưng của tài sản hữu hình và nó khả năng đại diện cho các khoản nợ phải trả của NHTM Vì các chủ nợ thường yêu cầu các NHTM phải dùng tài sản thế chấp khi vay nợ Theo lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn thì các NHTM có tài sản thế chấp tăng thì sẽ có xu hướng muốn sử dụng nợ nhiều hơn để vay mượn nhằm đáp ứng khả năng thanh khoản Đồng thời, lý thuyết Chi phí đại diện cũng cho rằng có mối quan hệ đồng biến giữa tài sản thế chấp và đòn bẩy tài chính vì khi các NHTM có giá trị tài sản thế chấp lớn thì sẽ đảm bảo được lợi ích của chủ nợ nên dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay.

Tỷ suất sinh lời là nhân tố đại diện cho lợi nhuận của NHTM và quyết định tiềm năng của cấu trúc vốn Theo lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn thì lợi nhuận và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ đồng biến vì các NHTM thu được lợi nhuận cao do hưởng lợi từ lá chắn thuế từ lãi vay Tuy nhiên theo lý thuyết Trật tự phân hạng thì hai nhân tố lại hình thành mối quan hệ nghịch biến các NHTM có lợi nhuận cao thì sẽ có phần lợi nhuận giữ lại để thay thế cho nợ phải trả nên không phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ bên ngoài từ vay nợ.

Nhân tố này thường được đo lường bằng tỷ số Tobin’s Q là tỷ số giá trị thị trường/giá trị sổ sách của tổng tài sản hoặc tỷ lệ tăng trưởng doanh thu Theo lý thuyết Chi phí đại diện thì tăng trưởng thu nhập nghịch biến với đòn bẩy tài chính vì khi các NHTM kinh doanh khả

2 7 quan thì các cổ đông sẽ không muốn chia sẻ ưu thế này cho các chủ nợ mà họ sẽ có xu hướng muốn dùng tình hình tăng trưởng của mình để làm uy tín nhằm phát hành cổ phiểu để gia tăng vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, theo lý thuyết Trật tự phân hạng thì lại cho rằng có mối quan hệ đồng biến giữa hai nhân tố vì khi các NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh và sự tăng trưởng quá nhanh thì nguồn vốn nội bộ từ chủ sở hữu có thể không huy động kịp, vì vậy phải gia tăng đòn bẩy tài chính để đáp ứng kịp thời nhu cầu mở rộng kinh doanh.

Tỷ lệ này phản ảnh khả năng thanh toán của các NHTM đối với nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn khi đến hạn, tỷ lệ này được đo lường bằng tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản của NHTM Theo lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng các NHTM muốn gia tăng tính thanh khoản sẽ tăng cường các khoản nợ dài hạn để vừa mở rộng kinh doanh mà còn có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn Tuy nhiên, tại lý thuyết Trật tự phân hạng lại cho rằng các NHTM bản thân có khả năng thanh khoản tốt thì nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào, sẵn có và không cần phải cần đến nguồn tài trợ từ vay nợ.

Nhóm nhân tố vĩ mô

2.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tăng trưởng GDP là một tromg những tiêu chí đánh giá sự thay đổi về lượng của nền kinh tế hay nói cách khác tốc độ tăng trưởng GDP cho biết kinh tế phát triển nhanh hay chậm. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa GDP và đòn bẩy tải chính có thể tồn tại đồng biến hoặc nghịch biến Điều này được lý giải như sau:

- Quan điểm thứ nhất: Khi kinh tế phát triển thì GDP sẽ tăng trưởng làm cho lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế tăng lên, đồng thời, chi phí huy động giảm nên hoạt động kinh doanh của các NHTM thuận lợi Vì vậy, các NHTM muốn sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn.

- Quan điểm thứ hai: Khi kinh tế phát triển thì GDP sẽ tăng trưởng làm các NHTM có điều kiện thuận lợi để phát hành cổ phiếu ra công chúng do đó đòn bẩy tài chính có thể bị thu hẹp.

Tỷ lệ lạm phát biểu diễn cho sự tăng lên của mức giá chung trong nền kinh tế và cũng giống như GDP thì tỷ lệ lạm phát có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến đòn bẩy tài chính.

Quan điểm thứ nhất: Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao thì lúc này NHNN đang thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng cung tiền trong nền kinh tế, Chính phủ tăng đầu tư để kinh tế tăng trưởng, do đó, nguồn vốn huy động dồi dào nên các NHTM sẽ gia tăng đòn bẩy tài chính để mở rộng hoạt động tín dụng Vì vậy, lạm phát tác động tích cực đến đòn bẩy tài chính.

Quan điểm thứ hai: Khi lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, đồng tiền ngày càng mất giá nên các NHTM rất khó khăn để huy động tiền gửi vì người dân sẽ thiếu sự tin tưởng vào tính ổn định của đồng tiền Ngoài ra, các NHTM chỉ có thể thực hiện các dự án đầu tư với tính khả thi cao hoặc cho vay với những hạn mục được NHNN cho phép vì khi lạm phát tăng cao để hạn chế thì NHNN kiểm soát tăng trưởng tín dụng nóng để kiềm chế Vì vậy,lạm phát tác động tiêu cực đến đòn bẩy tài chính.

Tình hình nghiên cứu

2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Amidu (2007) trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại các NHTM Ghana trong giai đoạn 1998 – 2003 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính đó là quy mô ngân hàng, tài sản cố định hữu hình, tốc độ tăng trưởng doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp, rủi ro ngân hàng, ROA Trong đó quy mô ngân hàng, tài sản cố định hữu hình, ROA có tương quan đồng biến với đòn bẩy tài chính, các yếu tố còn lại có quan hệ nghịch biến.

Jan và Mateus (2008) đã nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ, sử dụng các thông số đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên quan điểm lý thuyết chi phí trung gian Các

2 9 tác giả đã kết luận rằng 6 nhân tố tác động là tài sản cố định hữu hình; quy mô doanh nghiệp; rủi ro kinh doanh; thuế thu nhập doanh nghiệp; tính thanh khoản; tốc độ tăng trưởng có tác động đến đòn bẩy tài chính cao và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ thuận chiều với tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; tốc độ tăng trưởng; tính thanh khoản.

Theo Sudiyatno và cộng sự (2013) trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất ngân hàng - nghiên cứu nhân sự trong ngành ngân hàng trong giao dịch chứng khoán Indonesia Kết quả của nghiên cứu này cấu trúc vốn của các ngân hàng trên thị trường chứng khoán Indonesia có 6 nhân tố tác động là tài sản thế chấp; quy mô doanh nghiệp; rủi ro kinh doanh; tính thanh khoản; tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận Trong đó quy mô doanh doanh nghiệp, tài sản thế chấp, rủi ro kinh doanh có tác động cùng chiều với đòn bẩy tài chính, các nhân tố còn lại thì tương quan ngược chiều với đòn bẩy tài chính.

Perfilyev và cộng sự (2019) trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại các ngân hàng NHTM tại Nga và Trung Quốc Tại nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng số liệu trong giai đoạn 2016 – 2019 tại hai quốc gia này Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động là tài sản cố định hữu hình; quy mô ngân hàng; tính thanh khoản; tốc độ tăng trưởng thu nhập; ROE; tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP; tỷ lệ lạm phát Trong đó quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, tốc độ tăng trưởng thu nhập có tác động cùng chiều với đòn bẩy tài chính, các nhân tố còn lại thì tương quan ngược chiều với đòn bẩy tài chính Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát không tác động đến cấu trúc vốn.

Khan và cộng sự (2021) trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại 11 NHTM niêm yết tại sàn chứng khoán Ả Rập trong giai đoạn 2010 – 2017 Nghiên cứu này đặt giả thuyết tác động cho 7 nhân tố đến đòn bẩy tài chính đó là lợi nhuận, thu nhập biến động, quy mô ngân hàng, tài sản cố định hữu hình, sự tăng trưởng thu nhập, tăng trưởng kinh tế GDP và tỷ lệ lạm phát Trong đó, quy mô ngân hàng, sự tăng trưởng thu nhập, thu nhập biến động, GDP có tác động cùng chiều với đòn bẩy tài chính Các nhân tố khác tác động ngược chiều với đòn bẩy tài chính, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát lại không có ý nghĩa thống kê.

Shahriar và cộng sự (2021) trong nghiên cứu để tìm ra các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại tại Bangladesh, nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu của 22 NHTM tại quốc gia này trong giai đoạn 2011 – 2020 Đồng thời có 12 giả thuyết thống kê tương ứng cho 12 nhân tố mà nhóm tác giả cho rằng có tác động đến cấu trúc vốn bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận ROA, tỷ lệ thanh khoản, tăng trưởng tài sản, cấu trúc tài sản, cấu trúc đầu tư, lãi suất cho vay, hệ số an toàn vốn CAR, tỷ lệ nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, tăng trưởng tài sản, cấu trúc tài sản có tương quan dương với đòn bẩy tài chính Ngược lại, các nhân tố tỷ suất lợi nhuận, cấu trúc đầu tư và lãi suất cho vay có tương quan âm với đoàn bẩy tài chính Các nhân tố còn lại không có ý nghĩa thống kê.

2.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Tống Trung Tín và cộng sự (2017) trong nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của cácNHTM Việt Nam Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp của 31 NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2009 – 2014 Trong đó các nhân tố quy mô ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng ROA, tăng trưởng thu nhập, thuế thu nhập doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, giá thị trường của cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có tương quan dương với cấu trúc vốn Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập, ROA, giá thị trường của cổ phiếu và GDP tương quan âm với cấu trúc vốn Tỷ lệ lạm phát không tác động đến cấu trúc vốn. Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt và Lưu Tiến Thuần (2019) trong nghiên cứu kiểm tra đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam, nhóm tác giả đã sử dụng số liệu của 24 NHTM trong thời gian từ 2007 – 2017 Trong nghiên cứu này nhóm tác giả tập trung vào các nhân tố tỷ lệ tài sản cố định, ROA, ROE, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, GDP và tỷ lệ lạm phát Kết quả kiểm định cho thấy tài sản cố định, ROA, ROE, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, GDP có tác động tích cực đến đòn bẩy tài chính, chỉ có duy nhất tỷ lệ lạm phát tác động tiêu cực đến đòn bẩy tài chính.

Mai Minh Thiện (2020) trong nghiên cứu về cấu trúc vốn tối ưu của các NHTM Việt Nam. Tác giả đã sử dụng số liệu của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2019 Trong nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu 07 nhân tố đó là tỷ lệ thanh khoản, tài sản cố định hữu hình, tỷ suất sinh lời ROE, quy mô ngân hàng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng thu nhập, tỷ lệ sở hữu của nhà nước Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời và tỷ lệ sở hữu của nhà nước có tương quan dương với cấu trúc vốn Ngược lại tài sản cố định hữu hình và thuế thu nhập lại tương quan âm với cấu trúc vốn Tỷ lệ thanh khoản và tốc độ tăng trưởng của ngân hàng không có ý nghĩa thống kê. Phạm Hải Nam và cộng sự (2021) trong nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, bao gồm: Nhóm các NHTM cổ phần do nhà nước nắm quyền chi phối và nhóm các NHTM cổ phần tư nhân. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng chỉ tiêu nợ trên tổng tài sản đại diện cho cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy Bayes thông qua thuật toán lấy mẫu Gibbs với bộ số liệu bao gồm 03 NHTM cổ phần do nhà nước nắm quyền chi phối và 27 NHTM cổ phần tư nhân Việt Nam trong giai đoạn 2007–

2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động cùng chiều đến cấu trúc vốn của các NHTM cổ phần do nhà nước nắm quyền chi phối, bao gồm: Quy mô tài sản, tốc độ tăng trưởng tài sản, thời gian hoạt động, lạm phát, tăng trưởng GDP Các yếu tố có tác 32 động ngược chiều đến cấu trúc vốn gồm: Khả năng sinh lời, tài sản thanh khoản Đối với nhóm các NHTM cổ phần tư nhân, các yếu tố có tác động cùng chiều là: Quy mô tài sản, tốc độ tăng trưởng tài sản, tài sản thanh khoản, tăng trưởng GDP Các yếu tố có tác động ngược lại bao gồm: Khả năng sinh lời, thời gian hoạt động, lạm phát.

Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu Tác giả

Các yếu tố và chiều tác động của chúng đến cấu trúc vốn

Amidu (2007) Sử dụng mô hình

Quy mô ngân hàng, tài sản cố định hữu hình, ROA có tương quan đồng biến (+) Tốc độ tăng trưởng doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp có tương quan âm (-)

Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình FEM

Quy mô doanh nghiệp (+); hiệu quả kinh doanh (+); tính thanh khoản (+); tài sản cố định (-); rủi ro kinh doanh (-); thuế thu nhập doanh nghiệp (-).

(2013) Ước lượng GMM mô hình hồi quy

Quy mô doanh doanh nghiệp, tài sản thế chấp, rủi ro kinh doanh có tác động cùng chiều (+) Lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, tính thanh khoản có tương quan âm (-)

Sử dụng mô hình FEM, REM

Quy mô doanh doanh nghiệp, tài sản hữu hình, tốc độ tăng trưởng thu nhập có tác động cùng chiều (+).ROE, tỷ lệ thanh khoản, GDP có tác động ngược chiều (-).

Các yếu tố và chiều tác động của chúng đến cấu trúc vốn

Sử dụng mô hình FEM, REM và ước lượng GMM

Quy mô ngân hàng, sự tăng trưởng thu nhập, thu nhập biến động, GDP có tác động cùng chiều (+). Tài sản cố định hữu hình, lợi nhuận có tác động ngược chiều (-).

Sử dụng mô hình FEM, REM

Quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, tăng trưởng tài sản, cấu trúc tài sản có tương quan dương (+).

Tỷ suất lợi nhuận ROE, cấu trúc đầu tư và lãi suất cho vay có tương quan âm (-)

Sử dụng mô hình FEM, REM

Quy mô ngân hàng có tương quan dương (+) Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập, ROE, giá thị trường của cổ phiếu và GDP có tương quan âm (-) Đặng Nguyễn

Sử dụng mô hình FEM, REM

Tài sản cố định, ROA, ROE, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, GDP có tương quan dương (+) và tỷ lệ lạm phát tương quan âm (-)

Sử dụng mô hình FEM, REM và ước lượng GMM

Quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời và tỷ lệ sở hữu của nhà nước có tương quan dương (+) Tài sản cố định hữu hình và thuế thu nhập có tương quan âm(-).

Các yếu tố và chiều tác động của chúng đến cấu trúc vốn

Sử dụng mô hình FEM, REM và ước lượng GMM

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào việc tổng hợp các lý thuyết về cấu trúc vốn và khảo lược lý thuyết về các nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn của ngân hàng trong và ngoài nước đặc biệt là tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu của tác giả Sudiyatno và cộng sự (2013), tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nhân tố nội tại của ngân hàng và bỏ qua các nhân tố vĩ mô Do đó, ngoài nghiên cứu của Sudiyatno và cộng sự (2013) thì tác giả đã tổng hợp và vận dụng thêm nghiên cứu của Phạm Hải Nam và cộng sự (2021) để xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam bao gồm quy mô doanh nghiệp; tài sản thế chấp; tỷ suất lợi nhuận ROE; tốc độ tăng trưởng thu nhập; tính thanh khoản; tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP Nguyên nhân tác giả lựa chọn các biến là vì: Đối với quy mô ngân hàng, đây là yếu tố được xem là sự cạnh tranh của ngân hàng trong cuộc đua thị phần trong hệ thống Do đó, việc mở rộng quy mô ngân hàng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ tiến hành cơ cấu lại nợ và vốn chủ sở hữu để định hướng phát triển trong tương lại. Đối với tài sản thế chấp, được xem là tài sản tạo ra tính thanh khoản cho ngân hàng Khi các tài sản thế chấp càng chất lượng hay tính quy đổi càng cao thì việc ngân hàng càng dễ dàng huy động các khoản nợ vay từ các tổ chức khác hay NHNN Điều này sẽ ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng.

Tỷ suất lợi nhuận ROE đại diện cho thu nhập của ngân hàng hay đây cũng chính là nguồn bổ sung cho nguồn vốn giữ lại của ngân hàng, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cơ cấu các khoản nợ vay và vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Tiếp đó là tốc độ tăng trưởng thu nhập yếu tố này liên quan đến việc ngân hàng sử dụng tốt các khoản nợ vay và vốn chủ sở hữu Chính sự tăng trưởng thu nhập này sẽ ảnh hưởng đến việc ngân hàng sẽ cần tái cơ cấu lại tỷ lệ sử dụng vốn chủ sữu và nợ vay để suy trì sự tăng trưởng này.

Cuối cùng là tính thanh khoản, đây được xem là yếu tố thể hiện cho tính cam kết của ngân hàng với khả năng thanh toán và dùng tỷ lệ huy động để cho vay hoặc dùng vốn chủ sở hữu dùng vào các kênh đầu tư khác Do đó, sẽ ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng.

Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố trong mô hình

Tên biến Ký hiệu Nguồn Kỳ vọng

1 Biến phụ thuộc: Đòn bẩy tài chính (Leverage) LEV

Amidu (2007); Jan và Mateus (2008); Sudiyatno và cộng sự (2013); Perfilyev và cộng sự (2019);

Khan và cộng sự (2021); Shahriar và cộng sự (2021); Tống Trung Tín và cộng sự (2017); Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt và Lưu Tiến Thuần (2019);

Mai Minh Thiện (2020); Phạm Hải Nam và cộng sự (2021)

Qui mô doanh nghiệp (Business size)

Amidu (2007); Jan và Mateus (2008); Sudiyatno và cộng sự (2013); Perfilyev và cộng sự (2019);

Khan và cộng sự (2021); Shahriar và cộng sự (2021); Tống Trung Tín và cộng sự (2017); Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt và Lưu Tiến Thuần (2019);

Tên biến Ký hiệu Nguồn Kỳ vọng

Mai Minh Thiện (2020); Phạm Hải Nam và cộng sự (2021) Tài sản thế chấp

(Collateral) COLL Sudiyatno và cộng sự (2013); Phạm Hải Nam và cộng sự (2021) Dương (+)

Perfilyev và cộng sự (2019); Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt và Lưu Tiến Thuần (2019); Mai Minh Thiện (2020) Âm (-)

Tốc độ tăng trưởng thu nhập

Amidu (2007); Sudiyatno và cộng sự (2013);

Perfilyev và cộng sự (2019); Khan và cộng sự (2021); Tống Trung Tín và cộng sự (2017)

Jan và Mateus (2008); Sudiyatno và cộng sự (2013); Shahriar và cộng sự (2021); Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt và Lưu Tiến Thuần (2019) Âm (-)

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP

Perfilyev và cộng sự (2019); Khan và cộng sự (2021); Tống Trung Tín và cộng sự (2017); Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt và Lưu Tiến Thuần (2019);

Phạm Hải Nam và cộng sự (2021)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mô hình nghiên cứu: LEV = 0 0 + 0 1 X SIZE + 0 2 * COLL + 0 3 X ROE + 0 4 X

Cụ thể, các biến trong mô hình và cách thức đo lường các biến cũng như là kỳ vọng dấu cho các biến trong mô hình nghiên cứu được thể hiện tóm lại trong bảng sau đây:

Bảng 3.2: Tổng hợp các biến và phương pháp do lường

Yếu tố Chỉ tiêu Kí hiệu Đo lường

Quy mô ngân hàng SIZEi,t Log(Tổng tài sảni,t) Tài sản thế chấp COLL i,t Tài sản có/Tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận ROE i,t Lợi nhuận sau thuế i, t Vốn chủ sở hữu bình quân i, t

Tốc độ tăng trưởng thu nhập GROW i,t Thu nhập i, t — Thu nhập i, t-

Tỷ lệ thanh khoản LIQi,t Tiền nà tương đương tiền i, t

Yếu tố vĩ mô Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDPt GDPt

Biến phụ thuộc Đòn bẩy tài chính LEV i,t Nợ dài hạn i, t T ổng nguồn uốn i, t

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Từ việc tổng hợp các khái niệm, lý thuyết cơ bản về cấu trúc vốn và khảo lược các công trình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước tác giả tổng hợp được những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam như sau:

3.1.2.1 Đối với quy mô ngân hàng

Theo Amidu (2007); Jan và Mateus (2008); Sudiyatno và cộng sự (2013) thì quy mô doanh nghiệp có liên quan đến đòn bẩy tài chính vì các NHTM có quy mô lớn thường được các nhà đầu tư tin tưởng về tình hình làm ăn và tình trạng ít bị phá sản nên sẽ dễ dàng vay mượn nợ,chi phí sử dụng vốn nhỏ dó đó quy mô hoạt động có tương quan dương với đòn bẩy tài chính đây cũng là kết luận của Mai Minh Thiện (2020); Phạm Hải Nam và cộng sự (2021) Vì vậy tác giả đề xuất:

Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp có tương quan dương đến đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam

3.1.2.2 Đối với tài sản thế chấp

Tại các NHTM thì tài sản thế chấp được xem là nhân tố đại diện đảm bảo cho các khoản vay nợ của ngân hàng với các chủ nợ (Sudiyatno và cộng sự, 2013) hay nói cách khác nó là tổng các tài sản có thanh khoản tốt nhất của các NHTM có thể đem gửi hoặc thế chấp cho các tổ chức vay nợ (Phạm Hải Nam và cộng sự, 2020) Vì vậy, trong các NHTM tỷ lệ tài sản này càng cao thì xu hướng vay nợ để nâng cao đòn bẩy tài chính càng lớn Vì vậy tác giả đề xuất:

Giả thuyết H2: Tài sản thế chấp có tương quan dương đến đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam

ROE là chỉ tiêu lợi nhuận mà các NHTM rất quan tâm vì nó thể hiện được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hay nó là lợi nhuận sau mà các chủ sở hữu được sử dụng sau khi đã làm nghĩa vụ đóng thuế thu nhập Do đó, nếu tỷ suất này càng cao thì các chủ sở hữu ngân hàng có xu hướng muốn vay nợ nhiều hơn vì sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế giữ lại để nâng cao vốn chủ sở hữu, hạn chế vay nợ để giảm áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (Shahriar và cộng sự, 2021; Tống Trung Tín và cộng sự, 2017; Phạm Hải Nam và cộng sự, 2021) Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:

Giả thuyết H3: Tỷ suất lợi nhuận có tương quan âm đến đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam

3.1.2.4 Tốc độ tăng trưởng thu nhập

Amidu (2007); Sudiyatno và cộng sự (2013); Perfilyev và cộng sự (2019) cho rằng sự tăng trưởng doanh thu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM góp phần làm gia tăng thu nhập,đây là điều kiện để bổ sung vốn chủ sở hữu của ngân hàng hay hạn chế việc vay nợ tại ngân hàng trong tương lai (Tống Trung Tín và cộng sự, 2017) Do đó, tăng trưởng thu nhập sẽ làm giảm đi đòn bẩy tài chính Vì vậy tác giả đề xuất:

Giả thuyết H4: Tốc độ tăng truỏng thu nhập có tương quan âm đến đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam

Sudiyatno và cộng sự (2013); Perfilyev và cộng sự (2019) cho rằng các NHTM khi gia tăng tỷ lệ thanh khoản để thắt chặt hoạt động tín dụng hay các hạng mục đầu tư vì vậy sẽ hạn chế việc huy động tiền gửi từ khách hàng, thay vào đó để tạo thanh khoản bền vừng và giảm áp lực thanh toán thì các NHTM hoặc là huy động các khoản nợ dài hạn, hoặc là huy động vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu và hạn chế tối đa các khoản nợ vay để đi cấp tín dụng hay đầu tư Vì vậy, tác giả đề xuất:

Giả thuyết H5: Tỷ lệ thanh khoản có tương quan âm đến đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam

3.1.2.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khan và cộng sự (2021); Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt và Lưu Tiến Thuần (2019); Phạm Hải Nam và cộng sự (2021) cho rằng khi GDP tăng trưởng có nghĩa là nền kinh tế đang phát triển, do đó các NHTM cũng sẽ tăng trưởng theo Vì vậy, các NHTM luôn muốn tận dùng nguồn vay nợ với chi phí huy động thấp để tạo ra thu nhập lớn cho mình thông qua việc cấp tín dụng cho các khách hàng nhu cầu vay nợ tăng cao để bổ sung vốn kinh doanh Hay nói cách khác, khi GDP tăng trưởng tốt các NHTM thuận lợi trong việc phát hành các loại chứng khoán nợ để huy động vốn Vì vậy tác giả đề xuất:

Giả thuyết H5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tương quan dương đến đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và sự tương quan của các biến độc lập51 1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Tên biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA) Đòn bẩy (LEV) có giá trị trung bình là 8,97%, độ lệch chuẩn 6,23% đối với độ lệch chuẩn này thì giá trị giao động của LEV là không có thay đổi nhiều qua các năm tại giai đoạn này Giá trị nhỏ nhất là 0,3% (Ngân hàng PVB năm 2017), giá trị lớn nhất là 30,43% (Ngân hàng VCB năm 2020).

Quy mô ngân hàng (SIZE) theo giá trị Log(Tổng tài sản) có giá trị trung bình là 8,2383, độ lệch chuẩn 40,15% đối với độ lệch chuẩn này thì quy mô ngân hàng có mức độ biến động lớn qua các năm tại mỗi ngân hàng và khoảng cách quy mô của các ngân hàng ngày càng được nới rộng Giá trị nhỏ nhất là 7,0191 (Ngân hàng LBP năm 2020), giá trị lớn nhất là 9,1183 (Ngân hàng LPB năm 2019).

Tỷ lệ tài sản thế chấp (COOL) có giá trị trung bình là 59,83% với độ lệch chuẩn là 12,87%.Trong đó giá trị nhỏ nhất là 22,01% (ngân hàng BAB năm 2020), giá trị lớn nhất là 89,82%(ngân hàng MBB năm 2018).

Tỷ suất sinh lời (ROE) có giá trị trung bình là 8,21%, độ lệch chuẩn là 2,75% đối với độ lệch chuẩn này thì mức độ chênh lệch qua các năm tại mỗi ngân hàng khá lớn Giá trị nhỏ nhất là 3,23% (Ngân hàng LPB năm 2016), giá trị lớn nhất là 16,38% (Ngân hàng KLB năm 2028). Khoảng cách về ROE của các ngân hàng trong giai đoạn này rất cao, nó thấy được sự cách biệt của các ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ trong hệ thống ngân hàng qua quá trình thu lợi nhuận của mình Cụ thể các ngân hàng lớn như VCB, BID, CTG vẫn giữ được ROE của mình với mức tăng trưởng đều đặn.

Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) có giá trị trung bình là 45,97%, độ lệch chuẩn là 13,82% Trong đó giá trị nhỏ nhất là 27,99% (Ngân hàng VPB năm 2017) và giá trị lớn nhất là 96,1% (Ngân hàng BID năm 2020).

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (GROW) có giá trị trung bình là 10,40%, độ lệch chuẩn là 4,57% giá trị nhỏ nhất là 0,03% (Ngân hàng BVB năm 2018), giá trị lớn nhất là 21,65% (Ngân hàng BAB năm 2018).

GDP có giá trị trung bình là 6,20%, độ lệch chuẩn là 0,72% giá trị nhỏ nhất là 5,04% vào năm

2019 và giá trị lớn nhất là 7,07 năm 2017.

4.1.2 Sự tương quan của các biến độc lập

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình

(Nguồn: Trích xuất từ phần mềm STATA)

Theo bảng 4.2 (xem phụ lục 03) Ma trận tương quan nhằm xác định sự tác động cũng như mức độ tác động của các biến độc lập theo từng cặp Điều này giúp ta thấy được các cặp biến độc lập nào có tương quan với nhau, tức là ảnh hưởng đến nhau trong mô hình hệ số tương quan giữa các biến có giá trị không cao, cao nhất là 0,3937 chuẩn so sánh theo Farrar và Glauber (1967) là 0.8 vì vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.

Kết quả mô hình hồi quy

Tác giả đã tiến hành hồi quy dữ liệu bảng được thu thập với ba phương pháp ước lượng đó là Pooled OLS, mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua các hệ số ước lượng. Kết quả chi tiết của việc phân tích hồi được trình bày trong Phụ lục 3 Kết quả hồi quy được tác giả tổng hợp vào bảng 4.3 cụ thể như sau:

| LEV SIZE COOL ROE LIQ GROW GDP

Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM

Các yếu tố ảnh hưởng

Mô hình FEM Mô hình REM

***,** và * lần lượt chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA)

Kết quả hồi quy của ba mô hình thì mức độ phù hợp của ba mô hình đều cao trên 70%, các biến SIZE, COOL, ROE tương quan dương đến đòn bẩy tài chính với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5% Tuy nhiên hai biến LIQ, GROW thì tương quan âm với đòn bẩy tài chỉnh cới mức ý nghĩa lần lượt là 5% và 10% Mặt khác tại kết quả của ba mô hình thì biến GDP không có ý nghĩa thống kê hay không có tác động đến đòn bẩy tài chính Vì vậy tiến hành kiểm định mô hình phù hợp cuối cùng để có kết quả nghiên cứu chính thức.

4.2.1 So sánh sự phù hợp giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Để lựa chọn mô hình thích hợp để nghiên cứu hơn giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), tác giả sử dụng kiểm định Hausman

Giả thuyết H0: Không có tương quan giữa các biến độc lập và phần dư (mô hình REM phù hợp)

Giả thuyết H1: Có tương quan giữa các biến các biến độc lập và phần dư (mô hình FEM phù hợp)

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình FEM và REM

Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA) Theo kết quả kiểm định Hausman, giá trị P-value = 0,7331 lớn hơn 0,05 vì vậy chấp nhận giả thuyết giả thuyết H0, bác bỏ giả thuyết H1 đồng nghĩa sẽ là mô hình tác động ngẫu nhiên REM là mô hình phù hợp nghiên cứu hơn.

So sánh Pooled Ols và mô hình tác động ngẫu nhiên REM thì mô hình REM là mô hình có tính vững hơn Vì vậy, kết quả kiểm định Hausman ủng hộ cho việc chọn mô hình REM là mô hình phù hợp nhất để phân tích các kết quả tiếp theo của nghiên cứu.

4.2.2 Kiểm định các khuyết tật mô hình tác động ngẫu nhiên REM

4.2.2.1 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình tác động ngẫu nhiên REM

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (22) = 1,34

(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA)

Giả thuyết của kiểm định:

H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình REM

H1: có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình REM

Kết quả của kiểm định Prob>chi2 = 0,0000 lớn hơn 0,05 vì vậy ta bác bỏ H1 chấp nhận H0 hay không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình REM.

4.2.2.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan

Wooldridge test for autocorrelation in panel data

(Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA)

H0: Không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình REM

H1: có hiện tượng tự tương quan trong mô hình REM

Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan cho thấy hệ số Prob > F = 0,0507 cao hơn 0,05 vì vậy bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0 nên không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình REM.

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1 Kết quả mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả nghiên cứu Biến độc lập

Giả thuyết Kết quả nghiên cứu

Kỳ vọng dấu Kỳ vọng dấu P-value Mức ý nghĩa SIZE Dương (+) Dương (+) 0,000 Có ý nghĩa thống kê

COOL Dương (+) Dương (+) 0,001 Có ý nghĩa thống kê

ROE Âm (-) Dương (+) 0,002 Có ý nghĩa thống kê

LIQ Âm (-) Âm (-) 0,023 Có ý nghĩa thống kê

GROW Âm (-) Âm (-) 0,010 Có ý nghĩa thống kê

GDP Dương (+) Âm (-) 0,966 Không có ý nghĩa thống kê

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Kết quả mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:

LEVi,t = -0,3932 + 0,0513*SIZEit + 0,1348*COOLit + 0,5824*ROEit - 0,0817* LIQit -

4.3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả hồi quy và kiểm định cho thấy cả ba phương pháp ước lượng thông thường cho dữ liệu bảng bao gồm: Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM đều phù hợp đối với mô hình nghiên cứu của luận văn vì không vi phạm các giả thuyết hồi quy như tự tương quan, phương sai sai số thay đổi Do đó, kết quả của mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM sẽ được sử dụng để thảo luận và phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại NHTM Việt Nam:

• Hệ số R-Square là 0,3712 có nghĩa là các biến độc lập của mô hình giải thích được 37,12% sự biến thiên của biến phụ thuộc LEV.

• Các biến SIZE, COOL, ROE, LIQ, GROW có ý nghĩa thống kê Biến GDP không có ý nghĩa thống kê do P-value > 5%.

• Bảng 4.7 cho thấy kết quả tương đối thống nhất với giả thuyết ban đầu Sau đây là những phân tích về kết quả các nhân tố có ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.

• Hệ số bê ta của quy mô ngân hàng (SIZE) là 0,0513 điều này có nghĩa là quy mô ngân hàng có tương quan dương với đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam Nếu quy mô ngân hàng tăng

1 đơn vị thì đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam tăng 0,0513 đơn vị Kết quả này tương đồng với kết quả của nhóm tác giả Khan và cộng sự (2021); Shahriar và cộng sự (2021); Tống

Trung Tín và cộng sự (2017); Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt và Lưu Tiến Thuần (2019); Mai Minh Thiện (2020); Phạm Hải Nam và cộng sự (2021).

• Hệ số bê ta của tỷ số tài sản thế chấp (COOL) là 0,1348 điều này có nghĩa là COOL có tương quan dương với đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam Nếu COOL tăng

1 đơn vị thì đòn bẩy tài chính sẽ tăng 0,1348 đơn vị Kết quả này tương đồng với nhóm tác giả Sudiyatno và cộng sự (2013); Phạm Hải Nam và cộng sự (2021).

• Hệ số bê ta của tỷ suất lợi nhuận (ROE) là 0,582 điều này có nghĩa là ROE có tương quan dương với đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam Nếu ROE tăng 1 đơn vị thì đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam sẽ tăng 0,5824 đơn vị Kết quả này tương đồng với nhóm tác giả Perfilyev và cộng sự (2019); Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt và Lưu Tiến Thuần (2019); Mai Minh Thiện (2020).

• Hệ số bê ta của tốc độ tăng trưởng tín dụng (GROW) là -0,2761 điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng tín dụng có tương quan âm với đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 1 đơn vị thì đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam giảm 0,2761 đơn vị Kết quả này tương đồng với nhóm tác giả Salas và Suarina (2002); Ghosh (2015); Nguyễn Kim Phước và cộng sự (2017).

• Hệ số bê ta của tỷ lệ thanh khoản (LIQ) là -0,0817 điều này có nghĩa là tỷ lệ thanh khoản có tương quan âm với đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam Nếu tỷ lệ thanh khoản tăng 1 đơn vị thì đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam giảm 0,0817 đơn vị.Kết quả này tương đồng với nhóm tác giả Shahriar và cộng sự (2021); Đặng Nguyễn TuấnKiệt và Lưu Tiến Thuần (2019).

Kết luận giả thuyết nghiên cứu

Đối với yếu tố quy mô ngân hàng (SIZE)

Trong hoạt động của NHTM Việt Nam thì quy mô ngân hàng là một trong những nhân tố khẳng định được vị thế của ngân hàng trong thị trường, nó còn thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Điều này đồng nghĩa với việc khi các ngân hàng càng mở rộng quy mô thì việc các ngân hàng sử dụng nợ dài hạn ngày càng nhiều tiền để đầu tư vào tài sản cố định hay mở rộng phạm vi kinh doanh và vay nợ dài 59 hạn là hình thức phổ biến để ngân hàng giảm bớt áp lực thanh toán và có vốn làm ăn từ đó làm cho tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngày càng tăng lên Đây cũng chính là kết luận của nhóm tác giả Khan và cộng sự (2021); Shahriar và cộng sự (2021) Vì vậy giả thuyết H1 được chấp nhận. Đối với yếu tố tài sản thế chấp (COOL) Đối với NHTM Việt Nam khi các ngân hàng có thể gia tăng hoặc mở rộng tài sản thế chấp thì điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng có thể dùng chính các tài sản đó để tiến hành nâng cao nợ dài hạn bằng thế chấp, tạo ra sự ổn định về dòng vốn và giảm được áp lực thanh toán với các khoản lãi và gốc định kỳ Kết quả này tương đồng với nhóm tác giả Sudiyatno và cộng sự (2013); Phạm Hải Nam và cộng sự (2021) Vì vậy giả thuyết H2 được chấp nhận. Đối với tỷ suất lợi nhuận (ROE)

Khi các NHTM Việt Nam hoạt động tín dụng tốt thì sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận, lợi nhuận này chính là cố gắng giảm bớt hay hạn chế được tối đa nợ xấu và việc làm ăn cũng trở nên thuận lợi hơn, từ đó các ngân hàng có thể củng cố được uy tín của mình Mặt khác, với việc phát triển về tỷ suất sinh lời thì các ngân hàng khi muốn đẩy mạnh việc đầu tư thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tiến hành vay các khoản nợ dài hạn hoặc huy động nguồn vốn vay dài hạn Kết quả này tương đồng với nhóm tác giả Perfilyev và cộng sự (2019); Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt và Lưu Tiến Thuần (2019); Mai Minh Thiện (2020) Vì vậy, giả thuyết H3 không được chấp nhận. Đối với tỷ lệ thanh khoản (LIQ)

Các NHTM khi gia tăng tỷ lệ thanh khoản để thắt chặt hoạt động tín dụng hay các hạng mục đầu tư vì vậy sẽ hạn chế việc huy động tiền gửi từ khách hàng, thay vào đó để tạo thanh khoản bền vừng và giảm áp lực thanh toán thì các NHTM huy động vốn chủ sở 60 hữu thông qua phát hành cổ phiếu và hạn chế tối đa các khoản nợ vay để đi cấp tín dụng hay đầu tư Đây cũng chính là kết luận của nhóm tác giả Shahriar và cộng sự (2021); Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt và Lưu Tiến Thuần (2019) Vì vậy, giả thuyết H4: Tỷ lệ thanh khoản có tương quan âm với đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam được chấp nhận. Đối với tăng trưởng thu nhập (GROW) Đối với NHTM tại Việt Nam việc tăng trưởng thu nhập luôn là kỳ vọng của các NHTM, khi các ngân hàng tăng trưởng thu nhập thì đồng nghĩa với việc sẽ giữ lại được phần lợi nhuận giữ lại bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh gia tăng, do đó việc vay nợ dài hạn sẽ được giảm thiểu vì vậy đòn bẩy tài chính sẽ từ đó giảm theo Đây cũng chính là kết luận của nhóm tác giả Khan và cộng sự (2021); Tống Trung Tín và cộng sự (2017) Vì vậy, giả thuyết H5: Tốc độ tăng trưởng thu nhập có tương quan dương với đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam không được chấp nhận.

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu đã giải đáp các câu hỏi nghiên cứu một cách cụ thể về vấn đề đòn bẩy tài chính các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 và nó bị tác động bởi các nhân tố: Quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tài sản thế chấp, tỷ lệ thanh khoản, tốc độ tăng trưởng thu nhập.

Trong chương này tác giả đã tiến hành xử lý số liệu thu thập được của 22 NHTM Việt Nam đại diện cho 31 NHTM Việt Nam từ năm 2016 – 2020 Thông qua việc thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, tác giả nắm được tình hình chung của mẫu và xem xét hiện tượng tương quan của các biến độc lập.

Tiếp đó, tác giả tiến hành chạy hồi quy mô hình POOLED OLS, mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM Tác giả đã tiến hành đo lường sự phù hợp của 3 mô hình này thì mô hình tác động ngẫu nhiên REM là phù hợp nhất vì vậy

61 tác giả tiến hành kiểm định các khuyết tật và này để ra được kết quả mô hình cuối cùng.

Từ kết quả này tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu và kết luận giả thuyết thống kê đồng thời định hướng các hàm ý chính sách cho chương 5.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. De Wet, J. (2006). Determining the optimal capital structure: a practical contemporary approach.Meditari: Research Journal of the School of Accounting Sciences, 14(2), 1-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Meditari: Research Journal of the School of Accounting Sciences, 14
Tác giả: De Wet, J
Năm: 2006
2. Ali, S. Z. A. S. S., & Saeed, M. M. (2011). Ownership structure and performance of firms:Empirical evidence from an emerging market. African Journal of Business Management, 5(2), 515- 523 Sách, tạp chí
Tiêu đề: African Journal of Business Management, 5
Tác giả: Ali, S. Z. A. S. S., & Saeed, M. M
Năm: 2011
3. Arshad, Z., Akram, Y., Amjad, M., & Usman, M. (2013). Ownership structure and dividend policy. Interdisciplinary Journal of contemporary research in business, 5(3), 378-401 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Interdisciplinary Journal of contemporary research in business, 5
Tác giả: Arshad, Z., Akram, Y., Amjad, M., & Usman, M
Năm: 2013
4. Rao, N. V., Al-Yahyaee, K. H. M., & Syed, L. A. (2007). Capital structure and financial performance: evidence from Oman. Indian Journal of Economics and Business, 6(1), 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indian Journal of Economics and Business, 6
Tác giả: Rao, N. V., Al-Yahyaee, K. H. M., & Syed, L. A
Năm: 2007
5. Durand, D. (1952, January). Costs of debt and equity funds for business: trends and problems of measurement. In Conference on research in business finance (pp. 215- 262). NBER Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conference on research in business finance
Tác giả: Durand, D
Năm: 1952
8. Kraus, A., & Litzenberger, R. H. (1973). A state-preference model of optimal financial leverage.The journal of finance, 28(4), 911-922 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The journal of finance, 28
Tác giả: Kraus, A., & Litzenberger, R. H
Năm: 1973
9. Myers, S. C. (1977). Determinants of corporate borrowing. Journal of financial economics, 5(2), 147-175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of financial economics, 5
Tác giả: Myers, S. C
Năm: 1977
10. Myers, S. C., & Majluf, N. S. (1984). Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have. Journal of financial economics, 13(2), 187-221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of financial economics, 13
Tác giả: Myers, S. C., & Majluf, N. S
Năm: 1984
11. Baker, M., & Wurgler, J. (2002). Market timing and capital structure. The journal of finance, 57(1), 1-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The journal of finance,57
Tác giả: Baker, M., & Wurgler, J
Năm: 2002
13. Bartholdy, J., & Mateus, C. (2008). Taxes and corporate debt policy: Evidence for unlisted firms of sixteen European countries (Vol. 1098370). SSRN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Taxes and corporate debt policy: Evidence for unlistedfirms of sixteen European countries
Tác giả: Bartholdy, J., & Mateus, C
Năm: 2008
14. Sudiyatno, B., Puspitasari, E., SuwartI, T., & Asyif, M. M. (2013). Determinants of firm value and profitability: Evidence from Indonesia. The Journal of Asian Finance, Economics, and Business, 7(11), 769-778.Tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Asian Finance, Economics, and Business,7
Tác giả: Sudiyatno, B., Puspitasari, E., SuwartI, T., & Asyif, M. M
Năm: 2013
15. Tho, T. N. (2016). Impact of stock market liquidity on investment of listed enterprises: evidence from Vietnam. Journal of Economic Development, (JED, Vol. 23 (4)), 80-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Economic Development
Tác giả: Tho, T. N
Năm: 2016
16. Thơ, T. N., & Tuấn, H. Q. (2007). Ứng dụng tài chính hành vi vào phân tích thực tiễn. Tạp chí Phát triển kinh tế, số, 201, 2-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chíPhát triển kinh tế, số, 201
Tác giả: Thơ, T. N., & Tuấn, H. Q
Năm: 2007
17. Diaz, J. F. T., & Tin, T. T. (2017). Determinants of banks’ capital structure: Evidence from Vietnamese commercial banks. Asian journal of finance and accounting, 9(1), 261-284 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asian journal of finance and accounting, 9
Tác giả: Diaz, J. F. T., & Tin, T. T
Năm: 2017
18. Thien, M. M. (2020). Determine the optimal capital structure for banks in Vietnam. European science, (6 (55)), 35-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Europeanscience
Tác giả: Thien, M. M
Năm: 2020
19. Kiet, D. N. T., & Thuan, L. T. (2019). examine the determinant factors on financial leverage of Vietnamese commercial banks. International Journal of Accounting, 4(19), 72-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Accounting, 4
Tác giả: Kiet, D. N. T., & Thuan, L. T
Năm: 2019
20. Pham, H. N., & Pham, T. H. N. (2021, January). Determinants of Bank Liquidity: Evidence from Vietnam. In International Econometric Conference of Vietnam (pp. 185- 196). Springer, Cham Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Econometric Conference of Vietnam
Tác giả: Pham, H. N., & Pham, T. H. N
Năm: 2021
6. Modigliani, F., & Miller, M. H. (1958). The cost of capital, corporation finance and the theory of investment. The American Economic Review, 261-296 Khác
7. Modigliani, F., & Miller, M. H. (1963). Corporate income taxes and the cost of capital: a correction. The American Economic Review, 433-443 Khác
12. Amidu, M. (2007). Determinants of capital structure of banks in Ghana: an empirical approach Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Cơ cấu vốn theo quan điểm truyền thống - 1547 Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Hình 2.1 Cơ cấu vốn theo quan điểm truyền thống (Trang 27)
Hình 2.3: Giá trị doanh nghiệp theo lý thuyết M&M khi có thuế - 1547 Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Hình 2.3 Giá trị doanh nghiệp theo lý thuyết M&M khi có thuế (Trang 30)
Bảng 3.2: Tổng hợp các biến và phương pháp do lường - 1547 Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 3.2 Tổng hợp các biến và phương pháp do lường (Trang 51)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - 1547 Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 54)
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Tên biến Giá trị - 1547 Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Tên biến Giá trị (Trang 61)
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình - 1547 Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình (Trang 63)
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM Các yếu tố ảnh - 1547 Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM Các yếu tố ảnh (Trang 64)
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan - 1547 Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w