1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1254 Tác Động Của Cạnh Tranh Và Tập Trung Ngành Đến Ổn Định Nh Nghiên Cứu Tại Vn 2023.Docx

124 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 459,48 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1................................................................................................................1 (11)
    • 1.1. Đặt vấn đề (11)
    • 1.2. Tính cấp thiết của đề tài (12)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (12)
      • 1.3.2 Mục tiêu cụ thể (13)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.7. Nội dung nghiên cứu (14)
    • 1.8. Đóng góp đề tài (15)
  • CHƯƠNG 2................................................................................................................7 (17)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết (17)
      • 2.1.1. Lý thuyết cạnh tranh (17)
      • 2.1.2. Lý thuyết tập trung (19)
      • 2.1.3. Lý thuyết ổn định ngân hàng (20)
      • 2.1.4. Lý thuyết về tác động cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng 12 2.2. Tổng quan các nghiên cứu gần đây (22)
  • CHƯƠNG 3...............................................................................................................25 (35)
    • 3.1. Phương pháp đolường (35)
      • 3.1.1. Phương pháp ổn định ngân hàng thương mại (35)
      • 3.1.2. Phương pháp ước lượng mức độ tập trung thị trường (36)
      • 3.1.3. Phương pháp đo lường mức độ cạnh tranh ngân hàng (37)
    • 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (0)
    • 3.3. Phương pháp ước lượng – Cách tiếp cận Bayes (47)
  • CHƯƠNG 4..............................................................................................................41 (53)
    • 4.1. Tổng quan hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2021 41 4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu (53)
    • 4.3. Kết quả phân tích tính vững mô phỏng Bayes (61)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (71)
  • CHƯƠNG 5.........................................................................................................65 (79)
    • 5.1. Kết luận của nghiên cứu (79)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (80)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... i (86)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ LAN TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH VÀ TẬP TRUNG NGÀNH ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN[.]

Đặt vấn đề

Trong vài thập kỷ gần đây, bất ổn tài chính đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu trên thế giới Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển đã triển khai cải cách mạnh mẽ hệ thống tài chính của quốc gia mà trọng tâm là hệ thống ngân hàng Hoạt động ngân hàng đã trải qua những thay đổi đáng kể về cấu trúc, trạng thái và các quy định pháp lý trong môi trường cạnh tranh và thường xuyên biến động Xu hướng sát nhập, mua lại các ngân hàng yếu kém đã diễn ra một cách thường xuyên ở nhiều quốc gia ví dụ như Việt Nam, các ngân hàng đã giảm mạnh về số lượng nhưng lại tăng đáng kể về tài sản với mục đích cải thiện sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Ý tưởng của quá trình này đã nêu bật tầm quan trọng của việc tập trung ngân hàng và việc tạo ra các ngân hàng mạnh hơn để có hệ thống tài chính ổn định hơn Theo đó, các tổ chức tín dụng có quy mô lớn có nhiều khả năng hơn trong việc thu thập thông tin, sàng lọc và giám sát những người đi vay và tạo dựng các mối quan hệ dài hạn giữa người đi vay và người cho vay, qua đó làm giảm các vấn đề liên quan đến rủi ro đạo đức và lựa chọn bất lợi Đồng thời, tập trung ngân hàng có thể ngăn chặn sự bất ổn tài chính do cạnh tranh quá mức gây ra Sự gia nhập thị trường của những người chơi mới có thể dẫn đến việc giảm thị phần của các tổ chức tài chính (TCTC) và do đó, lợi nhuận thấp hơn Điều này thúc đẩy các ngân hàng tăng tài sản rủi ro để bù đắp tổn thất (Allen & Gale, 2000) Như vậy, các ngân hàng có tài sản lớn sẽ có khả năng kháng cự với những cú sốc tốt hơn, từ đó làm cho cả hệ thống tài chính trở nên an toàn hơn Mặc dù vậy nhưng vẫn có nhiều nhà nghiên cứu phản đối ý tưởng này Theo Stigler (2010),tập trung ngành ngân hàng là biểu hiện của độc quyền nhóm Theo những giả định này,độc quyền về lĩnh vực ngân hàng không có lợi cho phát triển tài chính Guzman (2000) cho rằng các ngân hàng có quyền lực độc quyền có xu hướng cho vay quá mức với niềm tin rằng họ “quá lớn để sụp đổ” Những hành vi

2 này sẽ làm xuất hiện vấn đề rủi ro đạo đức và làm cho hoạt động ngân hàng giảm hiệu quả Cạnh tranh thấp hơn dẫn đến tăng lãi suất cho vay và do đó, những người đi vay có xu hướng chuyển sang các dự án rủi ro hơn (Leroy & Lucotte, 2017), điều này sẽ làm trầm trọng hơn rủi ro đạo đức và làm cho các ngân hàng kém hiệu quả hơn Anginer,Demirguc-Kunt & Zhu (2014) lập luận rằng các ngân hàng có mức độ cạnh tranh cao hơn sẽ có xu hướng đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình qua đó làm cho tính mong manh tài chính của hệ thống bị giảm.

Tính cấp thiết của đề tài

Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa mức cạnh tranh ngân hàng, tập trung ngân hàng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và gây ra rất nhiều sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng đang giữ một vị trí vô cùng quan trọng và được xem là động lực phát triển của nền kinh tế Theo số liệu World Bank, tín dụng khu vực tư nhân của Việt Nam năm 2020 lên đến 137,9% GDP, con số này của các quốc gia có trình độ phát triển tương đương như Indonesia là 38,7%; Philippines 51,9%; Ấn Độ 55,3%… Đặc biệt trong năm 2021 vừa qua, ngay khi dịch bệnh bùng phát ở nước ta, ngành ngân hàng đã đi đầu ban hành triển khai các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh Ngành ngân hàng có vai trò rất quan trọng và then chốt trong việc ổn định vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa; giảm mặt bằng lãi suất, triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh hết sức phức tạp; giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối Điều này đã khẳng định rằng sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam đóng vai trò then chốt cho đối với sự tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam, vì lý do này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài

“Tác động cạnh tranh và tập trung ngành đển ổn định ngân hàng nghiên cứu tại ViệtNam” nhằm xác định mức độ tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định tài chính tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng của Việt Nam Đề xuất một số hàm ý chính sách để cải thiện ổn định tài chính hệ thống ngân hàng Việt Nam.

1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát là đánh giá tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng, tác giả sẽ giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố tác động và đo lường sự tác động bởi cạnh tranh và mức độ tập trung ngành đến ổn định ngân hàng.

Mục tiêu 2: Đánh giá chiều hướng tác động từ cạnh tranh và mức độ tập trung ngành đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam

Mục tiêu 3: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu cụ thể, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Các yếu tố nào tác động và đo lường sự tác động bởi cạnh tranh và mức độ tập trung ngành đến ổn định ngân hàng?

Cạnh tranh tác động đến ổn định ngân hàng như thế nào?

Tập trung ngành tác động đến ổn định ngân hàng như thế nào?

Từ kết quả nghiên cứu, các hàm ý chính sách nào nên được thực thi để cải thiện ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên nghiên cứu: Tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành đến ổn định ngân hàng.

- Phạm vi về không gian: 27 ngân hàng thương mại Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Khi một doanh nghiệp hay ngân hàng đã niêm yết trên

Sở giao dịch chứng khoán thì tính minh bạch càng cao, điều này làm cho doanh nghiệp hay ngân hàng bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu tuân thủ trong hoạt động Báo cáo tài chính năm của những ngân hàng được niêm yết là báo cáo đã được kiểm toán bởi tổ

4 chức kiểm toán, được chấp thuận theo các nguyên tắc quy định nên độ tin tưởng và khả năng tiếp cận báo cáo tài chính cao hơn.

- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2011 – 2021, đây là giai đoạn mà hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu tiến hành quá trình tái cơ cấu.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu là đánh giá tác động của tập trung ngành và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận văn sẽ kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Để đạt mục tiêu 1, tác giả sẽ tiến hành lược khảo các nghiên cứu trước và đề xuất các phương pháp phù hợp cho việc đo lường tập trung ngân hàng, cạnh tranh ngân hàng và ổn định ngân hàng Ngoài ra, thông qua lược khảo các nghiên cứu trước tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành, một số yếu tố thuộc nội tại của ngân hàng và một số yếu tố thuộc vĩ mô đến ổn định ngân hàng. Đối với mục tiêu 2, tác giả sẽ sử dụng phương pháp hồi quy theo cách tiếp cận Bayes để ước tính chiều hướng tác động của tập trung ngành và cạnh tranh ngành đến ổn định ngân hàng Việt Nam Từ những kết quả thu được thông qua hồi quy Bayes, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả sẽ đề xuất một số hàm ý chính sách để nâng cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Nội dung nghiên cứu

Luận văn bao gồm 5 chương

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Trong phần này tác giả sẽ sự kiến trình bày tính cấp thiết của đề tài, khoảng trống nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước

Chương này tác giả sẽ lược khảo lý thuyết nền tảng và tổng quan các nghiên cứu trước, chứng minh khoảng trống tri thức đã trình bày tại phần mở đầu, cũng cố các luận điểm về các mục tiêu nghiên cứu đã được tác giả đề cập Từ các mục tiêu nghiên cứu tác giả sẽ phát triển thành các giả thuyết nghiên cứu và thiết lập mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trong chương này, tác giả sẽ tiến hành đo lường mức độ ổn định ngân hàng, cạnh tranh ngân hàng, tập trung ngành và tiến hành mô phỏng mô hình hồi quy Bayes để phân tích tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành tới ổn định ngân hàng Việt Nam.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Dựa vào kết quả xác suất hậu nghiệm, tác giả sẽ tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu, so sánh với những nghiên cứu trước đã thực hiện và phân tích các phát hiện của nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Trong chương này, tác giả sẽ tóm lược lại kết quả nghiên cứu chính của đề tài.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất các hàm ý chính sách để củng cố sự ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Ngoài ra, trong chương này tác giả sẽ trình bày các hạn chế của nghiên cứu và phương hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Đóng góp đề tài

Luận văn sẽ hệ thống hóa lại các nghiên cứu trước về ổn định ngân hàng, tác động của cạnh tranh ngân hàng, tập trung ngành và đến ổn định ngân hàng Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu để làm rõ tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngân hàng đến ổn định ngân hàng trong điều kiện thực tiễn Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2021.

Từ kết quả nghiên cứu được, đề tài sẽ đề xuất các hàm ý chính sách để củng cố sự ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Chương 1 đã trình bày được tính cấp thiết trong việc nghiên cứu tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành đến ổn định hệ thống ngân hàng, và đặc biệt là khiNHNN tiến hành tái cơ cấu, tái cấu trúc lại hoạt động ngân hàng với trọng tâm là sáp nhập, mua lại các ngân hàng nhỏ, yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng để đảm bảo và duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng Ngoài ra, trong chương này, tác giả cũng đã chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, từ đó có thể xác định được mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, cũng như những kỳ vọng về đóng góp của nghiên cứu Như vậy, chương 1 sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục thực hiện

6 các nội dung tiếp theo.

Cơ sở lý thuyết

Từ trước cho đến nay có lẽ chưa có khái niệm cạnh tranh nào làm thỏa mãn được các nhà khoa học Bởi vì cạnh tranh xuất hiện ở mọi nơi, mọi giai đoạn, mọi lĩnh vực trong quá trình sản xuất kinh doanh và luôn gắn liền với các chủ thể trên thị trường. Tùy vào góc nhìn, quan niệm và hướng tiếp cận của các nhà khoa học mà có các định nghĩa khác nhau về cạnh tranh.

Theo OECD (1993) đưa ra khái niệm rằng “Cạnh tranh là một tình huống trong một thị trường mà tại đó người bán hoặc các công ty cố gắng có được sự quan tâm, chú ý của người mua để đạt được mục tiêu kinh doanh nhất định như doanh thu, lợi nhuận, thị phần” Trong quá trình cạnh tranh, các công ty bắt buộc phải đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ với giá thấp hơn nhưng hoạt động phải hiệu quả hơn nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn, và từ đó làm gia tăng phúc lợi cho nền kinh tế.

Nhắc đến cạnh tranh thì theo lối tiếp cận cổ điển của Frank & Bernanke (2004) lại chỉ ra rằng cạnh tranh được tiếp cận với cấu trúc thị trường tài chính theo bốn dạng: cạnh tranh độc quyền, cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền và độc quyền nhóm Khi giá cả thị trường sản phẩm không bị nhà cung cấp hay người bán nào tác động đáng kể lên được gọi là cạnh tranh hoàn hảo “Cạnh tranh hoàn hảo” là cụm từ được đề cập đến cạnh tranh như một điều kiện thị trường lý tưởng trong các quan điểm kinh tế truyền thống Đối lập với sự cạnh tranh hoàn hảo chính là độc quyền Còn cạnh tranh độc quyền là hình thức cạnh tranh mà trong đó sản phẩm của nhiều nhà cung cấp, nhà sản xuất bán ra được phân biệt với nhau và hầu như có thể thay thế được sản phẩm khác. Khi không có sản phẩm thay thế mà chỉ có một nhà sản xuất duy nhất thì gọi là độc quyền Còn độc quyền nhóm là một sản phẩm được sản xuất bởi một nhà cung cấp mà chỉ có một nhóm vài đối thủ có sản phẩm thay thế Như vậy, độc quyền không làm cho nền kinh tế phát triền do không đạt được hiệu quả sản xuất vì không có áp lực cạnh tranh.

Hayek (1978) thì cho rằng không có cạnh tranh hoàn hảo mà cạnh tranh chỉ đơn giản là hành vi giữa các cá nhân ganh đua với nhau và là động lực để nhà cung cấp đưa ra những phương pháp hoàn hảo hơn, tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Theo Black’Law Dictionary thì cạnh tranh với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh doanh lại được hiểu là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”.

Nordhaus & Samuelson (2000) là hai nhà kinh tế học lại cho rằng cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo, “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”.

Tuy nhiên, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền là gần như không tồn tại, do đó các lý thuyết dựa trên nó không cung cấp được những hướng dẫn đáng tin cậy cho việc hoạch định chính sách, từ đó dẫn đến việc các chủ đề nghiên cứu đã chuyển sang tập trung vào sức mạnh thị trường Sự cạnh tranh ngân hàng có thể hiểu như là sự phủ định của sức mạnh thị trường (Badarau & Lapteacru, 2020) Nói cách khác, Berger, Klapper

& Ariss (2009) cho rằng càng có nhiều sự cạnh tranh ngân hàng thì sẽ càng làm xói mòn sức mạnh thị trường Thị trường cạnh tranh hoàn hảo được xem là không có sức mạnh thị trường và ngược lại thị trường độc quyền có sức mạnh thị trường cao nhất (Church & Ware, 2000).

Mặc dù cạnh tranh được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau nhưng về bản chất thì cạnh tranh chính là sản phẩm của nền kinh tế thị trường và có thể được mô tả thông qua các dấu hiệu vốn có của nó Thứ nhất, cạnh tranh là một hiện tượng xã hội được diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh, khi các chủ thể kinh doanh được tự do hành xử trên thị trường thì cạnh tranh mới tồn tại được Thứ hai, cạnh tranh là phương thức giải quyết xung đột lợi ích tiềm ẩn giữa các doanh nghiệp với nhau trong đó vai trò quyết định là của người tiêu dùng, cạnh tranh thể hiện sự ganh đua giữa các doanh nghiệp Thứ ba, mục đích của cạnh tranh chính là tranh giành thị trường để mua bán các dịch vụ, hàng hóa Như vậy, cạnh tranh vừa thúc đẩy kinh tế phát triển vừa buộc các nhà cung cấp phải hoạt động một cách có hiệu quả từ đó đưa ra nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ cùng với giá rẻ và chất lượng tốt hơn dành cho khách hàng.

Berle & Means (1932) đã phân tích mô hình “doanh nghiệp quản lý” xuất hiện trong các doanh nghiệp lớn tại Mỹ Tùy theo tỷ lệ phân chia vốn giữa các cổ đông thì tác giả đã phân ra năm hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu hầu như toàn bộ, cổ đông lớn, quyền sở hữu được thông qua các quy trình hợp pháp, cổ đông nhỏ và sở hữu rải rác. Nghiên cứu về cấu trúc sở hữu, các nhà khoa học cũng đã chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ giữa mức độ phân tán về sở hữu (vốn) của các cổ đông và quyền lực của nhà quản lý trong doanh nghiệp Ở các doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu tập trung nghĩa là những cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cao nhất sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi có phát sinh rủi ro cũng như chi phí giám sát (Pedersen & Thomsen 1999) Sở hữu tập trung là việc thể hiện việc phân chia quyền sở hữu giữa các cổ đông khác nhau sẽ có vai trò quan trọng trong giám sát hoạt động điều hành và quản lý doanh nghiệp của nhà quản lý một cách chặt chẽ nhằm đạt được lợi ích cao nhất Nhóm này cũng chính là những người có quyền lực cao nhất trong quy trình ra quyết định, từ đó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhà quản lý Theo Jensen & Meckling (1976) cho rằng sự sở hữu tập trung cao có thể mang lại lợi ích cho công ty hay nói một cách khác thì công ty có cổ đông lớn sẽ giúp làm tăng hiệu quả hoạt động và giá trị của công ty Các nghiên cứu dựa trên giả thuyết cổ đông giám sát (SMH- Shareholder Monitoring Hypothesis) thì cho rằng ở các công ty có sở hữu tập trung cao sẽ khuyến khích các cổ đông tăng cường giám sát hoạt động của công ty cũng như hoạt động của ban điều hành, từ đó nâng cao hiệu quả kiểm soát công ty Ngược lại, ở những công ty có sở hữu phân tán thì các cổ đông có ít động cơ để thực hiện việc giám sát (Edwards & Nibler, 2000; Shleifer & Vishny, 1986) La Porta & cộng sự (1999) và Shleifer & Vishny (1997) cho rằng sở hữu tập trung cao trong doanh nghiệp thường xuất hiện ở những nước đang phát triển, đó là nơi mà quyền lợi của nhà đầu tư nhỏ lẻ được quy định không đầy đủ trong các luật liên quan hoặc không được bảo vệ do chưa có quy định.

Theo Iannotta & cộng sự (2007) thì trong hoạt động ngân hàng hình thức tập trung sở hữu là một khía cạnh hết sức quan trọng Bởi vì ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế cho nên hoạt động của ngân hàng có khác biệt so với các công ty phi tài chính Ngân hàng nhận nghiệp vụ tiền gửi của khách hàng sau đó thực hiện nghiệp vụ cho vay, lúc này cổ đông của ngân hàng có thể cùng với các nhà quản lý thực hiện sử dụng các nguồn vốn huy động đầu tư, tài trợ cho các dự án rủi ro cao để gia tăng lợi ích của họ, từ đó làm tăng khả năng nợ xấu của ngân hàng Chính vì vậy, vấn để sở hữu ngân hàng ở Việt Nam luôn được Nhà nước giám sát chặt chẽ và đã được quy định trong các văn bản pháp luật.

Cấu trúc hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thay đổi qua từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và so với thời điểm mới chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hai cấp từ năm 1990 thì hiện nay cấu trúc hoạt động của hệ thống ngân hàng phát triển đáng kể Cụ thể là quy mô của hệ thống ngân hàng giảm từ 45 NHTM xuống còn 38 NHTM từ sau năm 2011 và hiện nay còn 31 Ngân hàng TMCP. Đồng thời, các NHTM nhà nước cũng dần cổ phần hóa nhằm cải thiện sức cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam Việc tham gia vốn của Ngân hàng Nhà nước ở các NHTM có quy mô lớn cũng làm ảnh hưởng đến mức độ canh tranh của các ngân hàng Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng làm tăng vốn điều lệ của các ngân hàng lên và cũng chính quá trình tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém cũng giúp giảm khả năng vỡ nợ của các ngân hàng Thông qua hoạt động sáp nhập thì Nhà nước cũng sẽ yên tâm hơn và sẽ không mất nhiều nguồn lực để khắc phục hậu quả từ việc phá sản của các NHTM – việc mà có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính quốc gia Ta có thể thấy hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) cũng là một hình thức tập trung ngân hàng, nó trở thành một phương pháp hay dùng của các ngân hàng trung ương trong quá trình xử lý các ngân hàng yếu kém nhằm ổn định, duy trì thị trường tài chính quốc gia.

2.1.3 Lý thuyết ổn định ngân hàng

Mặc dù có nhiều nghiên cứu đưa ra các khái niệm về ổn định ngân hàng nhưng chưa có một định nghĩa nào chính xác về ổn định tài chính và cuộc tranh luận vẫn còn tiếp tục Theo Jahn & Kick (2011) cho rằng “sự ổn định tài chính của ngân hàng chính là sự ổn định mà khi đó ngân hàng thực hiện hiệu quả các chức năng của nó như phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân phối thu nhập” Crockett (1997) đã cân nhắc sự ổn định tài chính trong các ngân hàng lại liên quan đến việc không có mặt sự căng thẳng tài chính, điều mà có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế dẫn đến sự phá sản ở các ngân hàng nhỏ hơn hay tổn thất ở các ngân hàng lớn hơn.

Ngân hàng Trung ương Đức cho rằng ổn định tài chính là khả năng vận hành tốt các chức năng chính của hệ thống tài chính, kể cả trong thời kỳ kinh tế căng thẳng và thời kỳ điều chỉnh cơ cấu nhằm giúp phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn lực và rủi ro tài chính cũng như tạo nền tảng hạ tầng tài chính hiệu quả.

Ngân hàng Trung ương Úc lại cho rằng ổn định hệ thống tài chính là một trạng thái mà trong đó các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính phân bổ tốt các luồng vốn giữa tiết kiệm và đầu tư, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phương pháp đolường

3.1.1 Phương pháp ổn định ngân hàng thương mại

Do ổn định ngân hàng còn là một khái niệm phức tạp, điều này dẫn đến hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong cách đo lường sự ổn định của các NHTM Một số nhà nghiên cứu đề xuất đo lường sự ổn định của hệ thống ngân hàng thông qua một chỉ tiêu đơn giản là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng, một cách khác để đo lường rủi ro trong hoạt động ngân hàng là tính toán mức độ biến động của lợi nhuận để đánh giá mức độ ổn định trong hoạt động cũng như khả năng sinh lợi của ngân hàng Một chỉ tiêu phổ biến khác để đo lường ổn định hoạt động ngân hàng là hệ số Z-score.

Chỉ số này bắt nguồn từ nghiên cứu của Roy (1952) trong việc đo lường khả năng ngân hàng bị mất thanh khoản, tình trạng này xảy ra khi tổn thất trong hoạt động kinh doanh vượt quá VCSH của ngân hàng Chỉ số Z-score được đo lường thông qua công thức: t A t z — score t = _" t c ơ(ROA) t

Trong đó: z — score t : hệ số Z - score năm t

ROA t : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của các ngân hàng năm t ơ(ROA') t : độ lệch chuẩn ROA của ngân hàng trong ba năm tại thời điểm năm t

-7: tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng tài sản ngân hàng năm t.

Với giả định lợi nhuận của NHTM có dạng phân phối chuẩn, do vậy, Z- score nghịch đảo có thể được dùng để ước lượng khả năng vỡ nợ của một ngân hàng (Jiménez & cộng sự, 2013) Một ngân hàng sẽ bị xem là vỡ nợ khi dự trữ vốn của họ bị sử dụng hết do tổn thất, nghĩa là khi lợi nhuận của ngân hàng bị âm ở mức đủ lớn dẫn tới ROA < E/A, khi đó, ngân hàng sẽ bị xem là phá sản Z-score cao hơn

(1) nghĩa là ngân hàng ổn định hơn Hệ số này đã đồng thời xem xét ổn định ngân hàng ở cả ba khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm mức an toàn vốn (đo lường thông quản VCSH/TTS), hiệu quả hoạt động (thông qua chỉ số ROA) và mức biến động hoạt động ngân hàng (thông qua độ lệch chuẩn của ROA) (Leaven & Levine, 2009).

Một số phiên bản khác của chỉ số Z-score ước tính độ lệch chuẩn của ROA chỉ trên một phần thời gian của mẫu, 3 năm hoặc 5 năm để làm chỉ số này trở nên nhạy hơn (Anginer & cộng sự, 2012) Tuy nhiên, theo Niu (2012) thì để đảm bảo tiêu chí số lượng quan sát được nhiều nhất có thể, giá trị độ lệch chuẩn ROA nên được tính toán trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu.

Như vậy, trong đề tài này tác giả sẽ sử dụng hệ số Z-score làm biến đại diện cho ổn định của hệ thống ngân hàng Ngoài ra, tác giả còn sử dụng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ để xem xét rủi ro tín dụng ngân hàng để từ đó đánh giá sử ổn định của một NHTM.

3.1.2 Phương pháp ước lượng mức độ tập trung thị trường Để đo lường mức độ tập trung thị trường, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các chỉ số giải thích mức độ cạnh tranh của cấu trúc thị trường được phát triển bởi Dickson (1980) Phương pháp phổ biến trong đo lường mức độ tập trung của ngân hàng là thông qua chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman), đây là chỉ số được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khi đề cập đến mức độ tập trung và cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Bikker & Haaf, 2002) Chỉ số này được xác định thông qua công thức:

S i : Thị phần ngân hàng thứ i; n: Số lượng ngân hàng trong hệ thống

Chỉ số HHI có giá trị từ 1/n đến 1, HHI càng cao thì mức độ tập trung ngành càng lớn, cụ thể mức độ tập trung thị trường dựa trên cơ sở sau:

HHl < 0.01: Thị trường không mang tính tập trung.

0.01 < HHl 0 0.59

Xác suất {NPL:HHI_TD} < 0 0.63

Nguồn: Tính toán của tác giả3

Bảng 4.6 thể hiện xác suất tác động của các biến độc lập đến ổn định các ngân hàng thương mại Theo đó, mức độ tập trung ngân hàng được đo lường thông qua chỉ số HHI có tác động cải thiện ổn định tài chính khi nó làm tăng chỉ số Zscore và làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các NHTM, tuy nhiên, mức độ tác động này là không đáng kể khi xác suất tác động của HHI đối với Zscore chỉ là 59,3% và đối với nợ xấu chỉ là 63,7% Thực tế, trước năm 2011, các NHTM Việt Nam đua nhau mở rộng quy mô hoạt động, với làn sóng thành lập ngân hàng mới và đặc biệt là trào lưu chuyển đổi lên ngân hàng thành thị từ ngân hàng nông thôn Với làn sóng chuyển đổi này, mức độ tập trung ngành ngân hàng trong giai đoạn này đã giảm xuống với số lượng NHTM tăng trưởng nóng, ở thời kỳ cao nhất Việt Nam có 35 NHTM Do số lượng ngân hàng tăng mạnh, làm giảm mức độ tập trung đã gây ra áp lực cạnh tranh rất lớn, đẩy các ngân hàng vào một cuộc đua trong huy động và cho vay Tuy nhiên, do phát triển quá nóng, nền tảng tài chính của các ngân hàng này không thật sự vững chắc, cộng với khả năng quản trị yếu kém, và vô trách nhiêm trong việc điều hành hoạt động kinh doanh, nợ xấu của ngân hàng đã tăng vọt, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, điều này đã làm cho sự ổn định của hệ thống ngân hàng bị suy giảm một cách nghiêm trọng Đối mặt với thách thức này, NHNN đã tiến hành hàng loạt biện pháp mạnh tay nhằm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, một trong số đó là giảm mức độ phân tán của ngân hàng, tiến hành sát nhập các ngân hàng yếu kém, tăng mức độ tập trung ngành Cùng với các giải pháp hiệu quả khác mà tiêu biểu là công cụ trần tăng trưởng tín dụng được NHNN thực thi từ năm

2012, theo đó, các ngân hàng sẽ được phân loại thành 4 nhóm tùy vào tình hình hoạt động và năng lực tài chính mà mức trần tăng trưởng sẽ lần lượt là 17%, 15%, 8% và 0% Với các giải pháp mạnh tay này, hệ thống NHTM dần vượt qua khó khăn Sau khi các ngân hàng yếu kém được xử lý, năng lực tài chính của các ngân hàng được cải thiện, nhiều NHTM Việt Nam được tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín tăng hạng tín nhiệm, lúc này, nhiều ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, mức độ cạnh tranh ngành giảm, tuy nhiên với các chính sách được điều hành đúng đắn, cùng với việc giám sát năng lực tài chính của các NHTM diễn ra một cách chặt chẽ, sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng vẫn được giữ vững, điều này đã giải thích cho việc mức độ tập trung ngành giảm nhưng sự ổn định của các ngân hàng vẫn được duy trì, nên tác động của tập trung ngành đến ổn định ngân hàng là tương đối mờ nhạt trong giai đoạn này.

Chỉ số Lerner có tác động cải thiện mức độ ổn định của các NHTM rất rõ nét khi xác suất tác động của biến này đối với Zscore chạm ngưỡng 100% và tác động làm giảm nợ xấu của chỉ số này đạt gần 95% Theo Phong (2010), ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao sẽ tạo ra cơ sở để ngân hàng có thể duy trì và phát triển lợi thế của mình, củng cố và mở rộng thị trường, tạo ra nền tảng để ngân hàng có khả năng đương đầu với các cú sốc kinh tế, những biến động bất lợi của kinh tế vĩ mô Kazarenkova

(2006) cũng nhận định rằng năng lực cạnh tranh giúp các ngân hàng nâng cao tiềm năng khởi tạo và phát triển những sản phẩm đột phá mang tính cạnh tranh cao trên thị trường, giúp tạo dựng một thương hiệu uy tín, đáng tin cậy trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà còn góp phần nâng cao sức kháng cự của ngân hàng trước các biến động vĩ mô.

Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh & Đặng Bửu Kiếm (2016) cho hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006-2014 đã cung cấp bằng chứng về việc nâng cao năng lực cạnh tranh giúp các ngân hàng giúp nâng cao và duy trì sự ổn định trong việc tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, nghĩa là cải thiện sự ổn định của ngân hàng thương mại Dựa trên bộ dữ liệu của các NHTM tại 12 quốc gia Châu Á, Sodarmono

& cộng sự (2011) cũng xác nhận rằng sức mạnh cạnh tranh các ngân hàng càng lớn khi mức độ an toàn vốn cao, điều này sẽ giúp các ngân hàng nâng cao khả năng đối phó với rủi ro lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, giúp giảm thiểu rủi ro phá sản của các ngân hàng Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu của De Nicoló (2001), Uhde & Heimeshoff (2009), Anginer & cộng sự (2014), Tabak & cộng sự (2015).

Tỷ lệ VCSH trên TTS (CAP) là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của các ngân hàng thương mại, theo đó các ngân hàng có tỷ lệ VCSH trên TTS lớn thì nợ xấu của ngân hàng thấp hơn với xác suất là 86,9% trong khi tác động cải thiện của yếu tố này đối với hệ số Zscore chạm ngưỡng 100%, điều này phù hợp với các giả thuyết đặt ra ban đầu Các ngân hàng có tỷ lệ VCSH cao sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền cũng như các nhu cầu khác cao hơn, do vậy họ có khả năng kháng chịu trước những cỳ sốc tốt hơn (Anginer & Demirgỹỗ-Kunt, 2014) Nghiờn cứu của Allen & cộng sự

(2011) và Mehran & Thakor (2011) cũng đã cung cấp bằng chứng về việc các ngân hàng có tỷ lệ VCSH cao sẽ giúp họ vượt qua vấn đề người đại diện phát sinh do bất cân xứng thông tin Các tác giả này nhận định, các ngân hàng có tỷ lệ VCSH cao sẽ có nhiều động cơ hơn trong việc ra quyết định và giám sát các khoản vay, họ có tỷ lệ sống sót cao hơn Ngoài ra, các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao cũng sẽ có mức độ tín nhiệm cao hơn, chi phí huy động vốn của họ thấp hơn, giúp họ gia tăng lợi nhuận biên và duy trì lợi nhuận một cách ổn định. Đối với quy mô ngân hàng (SIZE) kết quả phân tích Bayes hậu nghiệm cho thấy, quy mô ngân hàng càng lớn, tính ổn định của các ngân hàng này càng cao Cụ thể, xác suất tác độ của biến size đến NPL là 76,6%, mặc dù xác suất tác động này không rõ nét, nhưng tác động tích cực của size đối với Zscore lên đến 97,7%; do vậy chúng ta có đủ bằng chứng để kết luận quy mô ngân hàng giúp cải thiện sự ổn định ngân hàng, điều này phù hợp với giả thuyết đặt ra ban đầu Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của De Haan & Poghosyan (2012) khi tác giả này cho rằng các ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ làm giảm sự biến động trong lợi nhuận qua đó làm giảm rủi ro của ngân hàng Nghiên cứu của Adusei (2015) tại Ghana cũng cung cấp bằng chứng cho thấy việc tăng quy mô tài sản của các ngân hàng nông thôn tại quốc gia này giúp tăng tính ổn định của ngân hàng.

Yếu tố đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NITA), được đo lường thông qua thu nhập ngoài lãi có tác động nghịch chiều đối với hệ số Zscore, nghĩa là nó làm giảm mức độ ổn định của ngân hàng, tuy nhiên mối quan hệ này tương đối mờ nhạt khi xác suất tác động của nó chỉ đạt 63,8%, trong khi đó xác suất mà biến số NITA giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng lên đến 99,7%, do vậy, có thể nhận định rằng, đa dạng hóa hoạt động ngân hàng giúp nâng cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng Odesanmi & Wolfe (2007) khẳng đinh rằng việc nâng cao thu nhập ngoài lãi sẽ giúp các ngân hàng ít phụ thuộc hơn vào hoạt động tín dụng, điều này giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động, đặc biệt là rủi ro tín dụng, do vậy nợ xấu của các ngân hàng này sẽ giảm xuống Các tác giả này cũng cho rằng việc gia tăng thu nhập ngoài lãi sẽ giúp thu nhập của ngân hàng ổn định hơn, ít chịu biến động hơn khi có sự thay đổi trong chính sách tiền tệ.

Lãi suất chính sách (IRP) tăng lên cải thiện hệ số Zscore, tuy nhiên tác động này là rất mờ nhạt khi xác suất tác động của biến số này chỉ là 67,7%, trong khi đó khi lãi suất chính sách tăng làm nợ xấu của các ngân hàng tăng lên với xác suất 83,5%, do vậy có thể kết luận rằng lãi suất chính sách tăng thì rủi ro của hệ thống ngân hàng có khuynh hướng gia tăng Nguyễn Trần Xuân Linh & cộng sự (2020) nhận định rằng, về mặt lý thuyết, khi lãi suất chính sách được duy trì ở mức thấp trong thời gian dài, sự ổn định của hệ thống tài chính sẽ bị xói mòn rủi ro bị tích lũy Tuy nhiên, CSTT chỉ có thể được nới lỏng trong thời gian dài khi lạm phát được duy trì ở mức thấp, ổn định qua thời gian, điều này không phù hợp với điều kiện của những quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi lạm phát thường xuyên biến động và có những năm tăng mạnh như năm 2011 lạm phát lên đến 18,13% hoặc năm 2012 là 9,21% Đối mặt với lạm phát cao, NHNN buộc phải thắt chặt CSTT khiến lãi suất tăng mạnh, điều này làm tăng chi phí của những người vay tiền, nhất là tại Việt Nam, các khoản vay thường là các khoản vay thả nổi Lãi suất tăng không những làm tăng gánh nặng cho người vay vốn mà còn làm tăng chi phí hoạt động nền kinh tế, làm giảm giá trị ròng của các tài sản đảm bảo và làm giảm khả năng trả nợ của những người vay vốn, hậu quả là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng mạnh Đây là những gì đã xãy ra trong năm 2011-2012, buộc NHNN phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống NHTM nhằm làm lành mạnh hệ thống ngân hàng.

Một kết quả đáng ngạc nhiên là lạm phát (INF) có xu hướng cải thiện sự ổn định các ngân hàng khi nó có xu hướng làm tăng Zscore với xác suất 83,2% và làm giảm nợ xấu với xác suất 82,6% Hà Văn Dũng & cộng sự (2020) giải thích rằng, Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh, để đạt được thành quả này, các chính sách kinh tế vĩ mô thường hướng tới tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là CSTT thường được nới lỏng để hướng tới mục tiêu này Khi CSTT được nới lỏng, lãi suất chính sách sẽ giảm xuống, điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng lạm phát cũng sẽ tăng lên Tuy nhiên, khi lạm phát tăng quá cao, NHNN sẽ thực hiện các biện pháp thắt chặt để làm giảm lạm phát, lãi suất chính sách lúc này sẽ có xu hướng tăng lên khiến nợ xấu trong nền kinh tế tăng mạnh như đã giải thích ở phần trên.

Kết luận của nghiên cứu

Hệ thống NHTM được xem là huyết mạch của hệ thống tài chính nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung Sự phát triển bền vững và ổn định của hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra nền tảng vững chắc hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề khác trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững và ổn định. Hơn thế nữa, tại các nước đang phát triển, hệ thống ngân hàng càng giữ một vai trò then chốt khi dòng vốn đầu tư trong nền kinh tế chủ yếu được huy động qua nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Kinh tế Việt Nam đã có một giai đoạn phát triển bùng nổ đặc biệt là những năm 2006-2007, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, đặc biệt là làn sóng thành lập ngân hàng mới và chuyển đổi ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị, số lượng ngân hàng đã có sự tăng trưởng nóng trong giai đoạn này Tuy nhiên, do sự tăng trưởng quá nhanh về quy mô và số lượng các ngân hàng đã dẫn tới những trục trặc trong hệ thống ngân hàng Các ngân hàng Việt Nam trong những năm 2011-2012 lớn về số lượng nhưng nhiều ngân hàng trong số đó có năng lực tài chính hạn chế, năng lực quản trị yếu kém đã làm xói mòn sự ổn định của hệ thống ngân hàng Trước tình hình này, NHNN đã tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với mục tiêu giảm số lượng ngân hàng, tăng tính tập trung và tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, hệ thống tài chính mà cụ thể là các ngân hàng trong nước đã từng bước hội nhập sâu rộng vào hệ thống tài chính quốc tế thì việc tái cơ cấu, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM càng có ý nghĩa quan trọng Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, trong bối cảnh hội nhập kinh tế tài chính toàn cầu ngày càng sâu rộng, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và NHNN phải có những hướng đi đúng đắn để duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, nâng cao sức kháng cự của hệ thống tài chính trước các cú sốc vĩ mô xảy ra ngày càng thường xuyên trên thế giới.

Nghiên cứu này được thực hiện để cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tập trung, cạnh tranh ngành và sự ổn định của các NHTM để làm thông tin tham khảo cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách để duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, tạo ra nền tảng để đảm cho nền kinh tế có thể tăng trưởng một cách bền vững.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã tóm lược các cơ sở lý thuyết về tập trung ngành, cạnh tranh ngành và tác động của hai yếu tố này đến sự ổn định của ngân hàng, ngoài ra tác giả cũng đề xuất cách thức đo lường phù hợp về sự ổn định ngân hàng, tập trung ngành và cạnh tranh ngành Cụ thể, để đo lường sự ổn định của ngân hàng, tác giả sử dụng hệ số Zscore và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Đối với tập trung ngành, tác giả sử dụng chỉ số HHI; và chỉ số Lerner được dùng làm biến đại diện cho năng lực cạnh tranh của NHTM.

Thông qua dữ liệu được thu thập từ 27 NHTM được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy theo cách tiếp cận Bayes để đánh giá tác động của tập trung ngành và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng Kết quả phân tích Bayes hậu nghiệm cho thấy, sự tập trung ngành không có vai trò quá lớn trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống NHTM, trong khi đó năng lực cạnh tranh của các ngân hàng giữ một vị trí quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của các NHTM Nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của quy mô ngân hàng, tỷ lệ VCSH và đa dạng hóa thu nhập trong việc cải thiện sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, lãi suất chính sách có tác động tiêu cực đến ổn định ngân hàng, trong khi đó lạm phát lại có xu hướng cải thiện sự ổn định của hệ thống tài chính, tuy nhiên, tác động này chỉ đúng trong ngắn hạn Các yếu tố còn lại tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng GDP và đại dịch Covid-19 có tác động tương đối mờ nhạt đối với ổn định tài chính.

Hàm ý chính sách

Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày, đề tài đưa ra gợi ý rằng để cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng thì nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng giữ một vai trò then chốt khi xác suất tác động của biến Lerner trong việc cải thiện hệ số Z-score chạm ngưỡng 100% và xác suất giảm thiểu nợ xấu của Lerner lên đến gần 95% Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách sau:

Về phía các ngân hàng thương mại

Hệ thống NHTM Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế trước những đòi hỏi ngày càng cao về ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững Chính vì vậy, các NHTM Việt Nam có thể cân nhắc một vài chính sách vừa đảm bảo sự hoạt động của mình, vừa duy trì sự cạnh tranh, tập trung cần thiết đồng thời vẫn đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng như sau:

- Cần thu hút nhiều hơn đối tác nước ngoài, các nhà đầu tư chiến lược tham gia quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng, từ đó hiện đại hóa ngân hàng, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM.

- Các NHTM cần xác định cạnh tranh là xu thế tất yếu, nhất là trong giai đoạn hiện nay, các NHTM không chỉ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài, đặc biệt là sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) càng làm cho sự cạnh tranh này khốc liệt hơn Các NHTM cần phải có chiến lược, đào tạo hoặc huy động nhân sự chất lượng cao để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Fintech tránh để mình trở nên lạc hậu và bị nhấn chìm trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ Các ngân hàng cũng có thể hợp tác với các công ty Fintech, tận dụng thế mạnh lẫn nhau, để cung ứng các dịch vụ, giải pháp tài chính ngân hàng tốt hơn, an toàn và thuận tiện cho người sử dụng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.

- Duy trì, nâng cao tiêu chuẩn hoạt động cho vay hiệu quả và đặc biệt phải đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Basel II về tỷ lệ an toàn vốn tối thiều hoặc cao hơn. Bởi vì an toàn vốn là điều kiện quan trọng cần thiết để đảm bảo sự ổn định của hệ thống.

- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng quy mô ngân hàng có tác động đến sự ổn định của ngân hàng Ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng cần quản lý tốt chất lượng tài sản, tăng tỷ trọng thu nhập các hoạt động phi tín dụng để giảm hao hụt tài sản.

- Các NHTM Việt Nam cần tách bạch rõ quyền hạn, trách nhiệm của các phòng ban, tăng cường phối hợp giữa các ban, các chi nhánh trong toàn hệ thống trong việc phát tiển dịch vụ phi tín dụng Xây dựng những qui trình cụ thể nhằm hình thành hoạt động quản trị chiến lược chuyên nghiệp, nâng cao công tác dự báo, nghiên cứu thị trường phục vụ cho công tác quản trị, điều hành nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng Việc đổi mới mô hình quản trị, nâng cao năng lực quản trị cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, sử dụng các công cụ quản lý rủi ro thị trường, tác nghiệp theo chẩn mực và thông lệ quốc tế.

Cạnh tranh hiện nay cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng đa dạng hóa các hoạt động của mình trong đó việc đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi cũng có thể là một phương án tối ưu đối với các NHTM có ít thị phần hơn Các ngân hàng cần tìm thế mạnh riêng của mình để có thể đa dạng hóa các khoản thu nhập ngoài lãi để khi có rủi ro xảy ra xẽ ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, từ đó đảm bảo sự ổn định cảu hệ thống.

- NHNN cần tăng cường giám sát hoạt động của các ngân hàng, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh sự cạnh tranh quá mức, có thể dẫn đến sự suy yếu của hệ thống ngân hàng, bởi vì cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn hiện nay ngày càng khốc liệt, đặc biệt là trong bối cảnh các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước càng nhiều Ví dụ cụ thể cho nhận định này là vào năm 2012, nhiều ngân hàng đã xé rào tham gia vào cuộc đua lãi suất, khiến lãi suất cho vay trong nền kinh tế tăng mạnh, điều này đã làm giảm bớt tác động kỳ vọng của NHNN trong việc điều hành CSTT Cần lưu ý, theo kết quả nghiên cứu, lãi suất tăng cũng là một yếu tố gây ra bất ổn hệ thống ngân hàng khi nó có thể làm tăng nợ xấu với xác suất lên đến gần 84%.

- Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM, NHNN cần khuyến khích các ngân hàng mở rộng sang các nghiệp vụ phi lãi, nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này không chỉ giúp các NHTM cải thiện được năng lực cạnh tranh, mà hoạt động phi lãi còn là một yếu tố cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng khi nó giúp giảm nợ xấu lên đến 99%.

- Trong bối cảnh công nghệ ngày càng thâm nhập sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực, NHNN cần tạo ra hành lang pháp lý, khuyến khích các ngân hàng đầu tư về công nghệ, từng bước chuyển đổi sang ngân hàng số, giúp thuận tiện các giao dịch của khách hàng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM.

Thực tế, tại Việt Nam lĩnh vực tài chính - ngân hàng chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của Nhà nước vì đây vốn là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, có tác động to lớn đối với nền kinh tế Tuy nhiên, đối với hoạt động của Fintech thì vẫn chưa có hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ để điều chỉnh hành vi các công ty này Cần phải nhận định rằng, sự phát triển Fintech là tất yếu, do vậy NHNN và cơ quan quản lý cần học tập kinh nghiệm các nước, tham vấn các chuyên gia nhằm nhanh chóng xây dựng một hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho sự phát triển cũng như nắn hoạt động lĩnh vực này đi vào khuôn khổ, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế thay vì tạo ra những rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính.

- Tiếp tục rà soát và sát nhập các ngân hàng nhỏ, không đủ tiềm lực tài chính để có thể trụ vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng Việc khuyến khích sự gia tăng tập trung trong hệ thống bằng các biện pháp như mua bán, hợp nhất hay cho phép phá sản các ngân hàng hoạt động không hiệu quả sẽ góp phần lành mạnh hoạt động hệ thống ngân hàng cũng như tăng niềm tin với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân giúp hệ thống ngân hàng vận hành hiệu quả hơn.

- NHNN cần phải đẩy nhanh quá trình nâng vốn pháp định, thúc đẩy các NHTM nhanh chóng đáp ứng các tiêu chí về an toàn vốn theo tiêu chí của Basel II và hướng tới chạm ngưỡng Basel III Vì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải có tiềm lực tài chính lớn, đặc biệt là nguồn vốn tự có Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ VCSH trên TTS (CAP) đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của các NHTM khi xác suất giảm tỷ lệ nợ xấu của biến này đạt 87% trong khi xác suất các ngân hàng có tỷ lệ VCSH/TTS cao hơn có giá trị Z-score cao hơn chạm mức 100%.

- NHNN cần tạo điều kiện thuận lợi hơn để các ngân hàng 100% vốn nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh vững mạnh hơn, vì chỉ khi cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn về tài chính, công nghệ, tốt hơn về năng lực quản trị thì các NHTM Việt Nam mới chuyển mình tốt hơn.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đề tài đã có những đóng góp về mặt thực tiễn, tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như sau:

Thứ nhất, ngoài việc xem xét tác động của tập trung và cạnh tranh ngành thì nghiên cứu chỉ mới đề cập đến một vài nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng như chính sách tiền tệ mà đại diện là biến lãi suất chính sách, hoặc các yếu tố thuộc về nội tại ngân hàng như quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa hoạt động, được đo lường thông qua thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ VCSH/TTS… Tuy nhiên,sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến chính sách an toàn vĩ mô, nhưng trong nghiên cứu này, nhưng nghiên cứu này đã bỏ sót yếu tố này Do vậy, trong những nghiên cứu tiếp theo, cần phải đánh giá chính sách an toàn vĩ mô tại Việt

Nam đang được thực thi như thế nào và ảnh hưởng của nó đến ổn định tài chính ra sao.

Thứ hai, đề tài chưa xem xét đến yếu tố công nghệ, cụ thể là sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính, hoặc việc áp dụng công nghệ trong tài chính (Fintech) ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các ngân hàng như thế nào, do vậy trong nghiên cứu tiếp theo, để đánh giá một cách toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính như thế nào thì cần phải xem xét đến yếu tố Fintech.

Thứ ba, nghiên cứu chỉ mới xem xét tác động của cạnh tranh, tập trung ngân hàng, các yếu tố nội tại của ngân hàng và yếu tố vĩ mô đến ổn định ngân hàng trong ngắn hạn, do vậy, trong những nghiên cứu tiếp theo, cần phải áp dụng những kỹ thuật kinh tế lượng mới có thể đánh giá tác động của các yếu tố đến ổn định ngân hàng không chỉ trong ngắn hạn mà cả trung và dài hạn, để có thể đề xuất các chính sách toàn diện hơn trong việc duy trì sự ổn định hệ thống ngân hàng.

Chương 5 của luận văn đã trình bày các kết quả nghiên cứu chính mà đề tài đã đạt được, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các hàm ý chính sách giúp cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày những điểm hạn chế và đề xuất các hướng nghiên cứu cho những đề tài tiếp theo. i

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan - 1254 Tác Động Của Cạnh Tranh Và Tập Trung Ngành Đến Ổn Định Nh Nghiên Cứu Tại Vn 2023.Docx
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan (Trang 29)
Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mô hình - 1254 Tác Động Của Cạnh Tranh Và Tập Trung Ngành Đến Ổn Định Nh Nghiên Cứu Tại Vn 2023.Docx
Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mô hình (Trang 46)
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình - 1254 Tác Động Của Cạnh Tranh Và Tập Trung Ngành Đến Ổn Định Nh Nghiên Cứu Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình (Trang 59)
Bảng 4.2. Kết quả phân tích nhân tố Bayes - 1254 Tác Động Của Cạnh Tranh Và Tập Trung Ngành Đến Ổn Định Nh Nghiên Cứu Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.2. Kết quả phân tích nhân tố Bayes (Trang 62)
Bảng 4.3. Kết quả phân tích Bayes hậu nghiệm - 1254 Tác Động Của Cạnh Tranh Và Tập Trung Ngành Đến Ổn Định Nh Nghiên Cứu Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.3. Kết quả phân tích Bayes hậu nghiệm (Trang 63)
Hình 4.1. Biểu đồ chuẩn đoán hội tụ - 1254 Tác Động Của Cạnh Tranh Và Tập Trung Ngành Đến Ổn Định Nh Nghiên Cứu Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.1. Biểu đồ chuẩn đoán hội tụ (Trang 65)
Hình 4.2. Đồ thị Cusum - 1254 Tác Động Của Cạnh Tranh Và Tập Trung Ngành Đến Ổn Định Nh Nghiên Cứu Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.2. Đồ thị Cusum (Trang 69)
Bảng 4.5. Kết quả mô phỏng Bayes - 1254 Tác Động Của Cạnh Tranh Và Tập Trung Ngành Đến Ổn Định Nh Nghiên Cứu Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.5. Kết quả mô phỏng Bayes (Trang 71)
Bảng 4.6. Xác suất hậu nghiệm Bayes - 1254 Tác Động Của Cạnh Tranh Và Tập Trung Ngành Đến Ổn Định Nh Nghiên Cứu Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.6. Xác suất hậu nghiệm Bayes (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w