BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH HỮU HẢI TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2.1 Khái niệm Lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại
Lợi nhuận là khoản chênh lệch được xác định bởi tổng doanh thu phát sinh trong kỳ trừ đi tổng các khoản chi phí về nghiệp vụ kinh doanh phát sinh trong kỳ. Mục tiêu chính của mọi doanh nghiệp đều là tạo ra lợi nhuận, do đó lợi nhuận sẽ là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú (2013): “Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý, hợp lệ Một trong những mục tiêu quan trọng mà các NHTM hướng tới là tối đa hóa lợi nhuận Lợi nhuận NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của NHTM, là nguồn tích lũy quan trọng, bổ sung vốn chủ sở hữu để thực hiện việc mở rộng hoạt động kinh doanh”
Lợi nhuận của NHTM xét theo nghĩa hẹp đó chính là chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Có 3 loại lợi nhuận chính: lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận ròng – tất cả các chỉ tiêu này có thể thu thập được trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Mỗi loại lợi nhuận có thể cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều thông tin về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong việc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
2.2.2 Đo lường Lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại
Lợi nhuận của ngân hàng có thể được xác định thông qua 2 chỉ tiêu tuyệt đối: lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận trước thuế: là chênh lệch giữa tổng thu nhập phát sinh trong kỳ và tổng chi phí phát sinh trong kỳ
Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
Thu nhập của NHTM bao gồm: thu nhập từ hoạt động tín dụng, thu nhập lãi tiền gửi từ các TCTD, thu nhập từ đầu tư chứng khoán, thu nhập phí dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ các tài sản sinh lời khác.
Chi phí của NHTM bao gồm: chi phí lãi và các chi phí tương tự, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phi hoạt động khác, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế: là chênh lệch lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Lợi nhuận của ngân hàng còn được thể hiện thông qua tỷ suất sinh lời Thông thường các nhà nghiên cứu thường lựa chọn các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lời trên Tổng tài sản bình quân (ROAA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROAE) để làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM.
Tỷ suất sinh lời của tài sản
Suất sinh lời của tài sản (ROA – Returns On Assets) hay tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA – Returns On Average Assets) phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở ngân hàng, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA) là tỷ lệ đo lường thu nhập ròng được tạo ra bởi tổng tài sản trong một giai đoạn bằng cách so sánh thu nhập ròng với tổng tài sản trung bình ROAA đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng.
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bĩnh quần
Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROAA bởi vì tất cả các tài sản đều được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu hoặc nợ Chỉ số này giúp các nhà quản trị và nhà đầu tư thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập ròng từ tài sản Tỷ lệ ROAA càng cao thì càng tốt vì cho thấy rằng ngân hàng đang quản lý tài sản hiệu quả hơn và kiếm được lợi nhuận cao hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE – Return On Average Equity) là một tỷ số quan trọng đối với các cổ đông Tỷ số ROAE đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ đông thường Tỷ số này được xác định bằng cách chia thu nhập ròng cho vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quản
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu vừa liên quan đến chi phí lãi vay, vừa liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, nên ROAE được xem là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tác động của đòn bẩy tài chính. Khi tính toán chỉ số này, các nhà đầu tư có thể đánh giá được doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh: ROAE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông thì lợi nhuận tạo ra chỉ để chi phí lãi vay cho ngân hàng; ROAE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải xem xét doanh nghiệp đã có sử dụng triệt để các lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đáng giá doanh nghiệp này có thể tăng tỷ lệ ROAE trong tương lai hay không Trị số của ROAE càng cao thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng trong đầu tư, cho vay càng hiệu quả và ngược lại.
Ngoài ra, khi xem xét đến thêm yếu tố rủi ro thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro
ROAE = của các NHTM Việt Nam (ký hiệu là RAROAA, RAROAE) được tính bằng tỷ lệ giữa ROA với độ lệch chuẩn của ROA hoặc tỷ lệ giữa ROE với độ lệch chuẩn của ROE Theo nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), Ariss
(2010) hai chỉ tiêu này được đo lường cụ thể:
ROAA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình ROAE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình δ ROAA : Độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời trên tài sản trung bình δ ROAE : Độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng
2.2.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng
Tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người (GDP)
Trong một nền kinh tế, lĩnh vực ngân hàng có mức độ liên quan mật thiết đến hầu hết các ngành nghề hay lĩnh vực trong đời sống, do đó mọi sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội đều sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Tốc độ tăng trưởng GDP cao là minh chứng cho sự phát triển của nền kinh tế, từ đó cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của ngân hàng Hay có thể nói, GDP có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng Theo Usman Dawood (2014) nghiên cứu GDP có mối quan hệ đồng biến với lợi nhuận của các ngân hàng TMCP.
Nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đều tồn tại tỷ lệ lạm phát nhất định, lạm phát tăng cao sẽ làm thay đổi mức giá chung trong nền kinh tế Điều đó, cũng tác động sâu sắc đến ngân hàng cụ thể trong các hoạt động huy động vốn, doanh thu, chi phí và cả lợi nhuận của ngân hàng Theo Ong Tze San và cộng sự (2013) đã đưa ra nhận định về lạm phát có tác động cùng chiều với lợi nhuận của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến trái chiều, cho rằng lạm phát tác động ngược chiều với ROA và ROE, là hai chỉ số đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng (May Wahdan và cộng sự 2017).
2.2.3.2 Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở kế thừa từ những nghiên cứu trước đây, tác giả tham khảo mô hình nghiên cứu Ariss(2010) với đề tài “On the implications of market power in banking: Evidence from developing countries”, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa Năng lực cạnh tranh của ngân hàng và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam có dạng như sau:
Y = f (Năng lực cạnh tranh, Các đặc trưng của ngân hàng)
Biến phụ thuộc Y: đại diện cho lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng Biến Y bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình điều chỉnh theo rủi ro (RAROAA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình điều chỉnh theo rủi ro (RAROAE)
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng: tác giả sử dụng chỉ số Lerner để đo lường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
Các đặc trưng của ngân hàng bao gồm: tỷ lệ dư nợ của ngân hàng (L_TA), tăng trưởng của ngân hàng (A_GRO), tăng trưởng dư nợ (L_GRO), tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng (DP_TA).
RAROAA = P Oi + P i LERNER it + P 2 L_TA it + P 3 A_GRO it + P 4 L_GRO it +
RAROAE = p Oi + p 1 LERNER it + P 2 L_TA it + P 3 A_GRO it + p 4 L_GRO it + P 5 DP_TA it
GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BIẾN
Phương pháp đo lường lợi nhuận qua các chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến vì dễ thực hiện và dễ hiểu Trong điều kiện dữ liệu thị trường hạn chế thì cách tiếp cận này là lựa chọn phổ biến trong các nghiên cứu về lợi nhuận của ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu áp dụng các phương pháp đo lường khác nhau có thể dẫn đến những kết quả khác nhau nhưng chưa có lý thuyết nào xác định phương pháp tiếp cận nào là tối ưu để đo lường lợi nhuận của ngân hàng.
Dựa trên đối tượng nghiên cứu và do giới hạn về thu thập dữ liệu nghiên cứu nên khóa luận sẽ tiếp cận đo lường lợi nhuận của ngân hàng theo phương pháp dùng chỉ số tài chính và xem xét thêm yếu tố rủi ro thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam được sử dụng để làm biến phụ thuộc cho mô hình nghiên cứu.
Biến phụ thuộc Y: đại diện cho lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng, được đại diện bởi tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình điều chỉnh theo rủi ro (RAROAA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình điều chỉnh theo rủi ro (RAROAE) Cụ thể:
ROAA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình ROAE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình δ ROAA : Độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời trên tài sản trung bình δ ROAE : Độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình
3.2.2.1 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Có nhiều nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng mà khóa luận đã chỉ ra ở chương 2 bao gồm: nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng: GDP và tỷ lệ lạm phát, nhóm nhân tố bên trong ngân hàng: tỷ lệ dư nợ, tăng trưởng của ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn, tăng trưởng dư nợ.
Cụ thể hơn ở trong Chương 2, tác giả cũng đã đưa ra 3 chỉ số để đo lường
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đồng thời cũng đưa ra ưu điểm của chỉ số Lerner, dễ dàng tính toán cho mỗi ngân hàng theo từng năm và có thể ước lượng năng lực cạnh tranh cho mỗi loại hình ngân hàng khác nhau.
Chính vì thế, khóa luận này sẽ xem xét tác động của năng lực cạnh tranh, đại diện bởi chỉ số Lerner đến lợi nhuận của ngân hàng TMCP.
Theo phương pháp Lerner (Lerner, A.P, 1934), chỉ số Lerner được thể hiện dưới dạng toán học như sau:
P: giá của tổng tài sản ngân hàng – được tính bằng tổng thu nhập chia cho tổng tài sản
Chi phí biên MC của ngân hàng không thể quan sát trực tiếp được, nên chi phí biên được xác định dựa trên hàm số của tổng chi phí ngân hàng Theo Norman và cộng sự (2017), hàm chi phí được xây dựng như sau:
LNTC lt = ô + P i LNTA it + P 2 (LNTA„f- + P 3 LNW1 lt + P 4 LNW2 t t
+ P 3 LNW3 U + P ( ,LNTA i t LNW1 i t + P 7 LNTA U LNW2 U
+ p e LNTA i t LNW3 i t + p g (LNWl l t ) 2 + P io (LNW2 l t ) 2 + p ii (LNW3 it ) + P i2 LNW1 it LNW2 u + P i 3 LNW2 u LNW3 it + puLNW1 it LNW3 it + e u
Hàm sẽ được ước lượng dựa trên phương pháp hồi quy dữ liệu bảng tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM)
Trong đó: i và t : ngân hàng i vời thời điểm t
W i : chi phí lao động Wi = —T7—-7 ■ Tong tài sản
, , Chi phí quản lý và cấc chi phí hoạt động khấc
Từ đó chi phí biên MC, được xác định như sau:
"Cu = Ĩ Ị C T = TC ĩý lP i + 2P 2 LNTA t t + P 6 LNW1 U + P 7 LNW2 t t + ơỉ A it TA i t
Hai giả thuyết Hiệu suất cấu trúc thị trường và Cấu trúc thị trường hiệu quả được trình bày ở chương 2 tìm cách giải quyết mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng Trên nền tảng các giả thuyết trên, khóa luận đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau: Có tồn tại tương quan cùng chiều giữa năng lực cạnh tranh và lợi nhuận của ngân hàng TMCP Việt Nam Giả thuyết này ủng hộ cho giả thuyết cấu trúc thị trường hiệu quả.
W 2 : chi phí vốn W2 = Chi phí từ lẵi huy động
Giả thuyết 1: Năng lực cạnh tranh của ngân hàng đại diện bởi chỉ số Lerner tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.
Theo lý thuyết kinh tế về lợi thế quy mô (Economies of scale theory), quy mô ngân hàng càng lớn thì chi phí trong dài hạn giảm do đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Theo các giả thuyết thì có tồn tại tương quan cùng chiều giữa quy mô tổng tài sản và lợi nhuận của ngân hàng TMCP Việt Nam
LNTA = LOG(TỖNG TÀI SẢN)
Giả thuyết 2: Năng lực cạnh tranh của ngân hàng đại diện bởi quy mô ngân hàng tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.
3.2.3.1 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản – L_TA
Tham khảo nghiên cứu của Fernandez de Guevara và cộng sự (2005), khóa luận sử dụng biến L_TA để kiểm soát rủi ro vỡ nợ của ngân hàng.
Theo giả thuyết, tồn tại tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng.
Giả thuyết 3: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.
3.2.3.2 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản – A_GRO
Tham khảo nghiên cứu Lee và cộng sự (2014), khóa luận đưa tỷ lệ này vào mô hình để kiểm soát các tác động của các chiến lược mở rộng nhanh chóng đến khả năng tạo lợi nhuận cũng như nguy cơ phá sản của ngân hàng.
Theo giả thuyết, tồn tại tương quan cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và lợi nhuận của ngân hàng TMCP Việt Nam
L_TA = Tổng dư nợ cho vay
Tổng tài sản năm t — Tổng tài sản năm (t — 1)
Giả thuyết 4: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.
3.2.3.3 Tốc độ tăng trưởng cho vay – L_GRO
Chỉ số tốc độ tăng trưởng cho vay được xem xét trong mô hình để kiểm soát khả năng tạo ra lợi nhuận và rủi ro phá sản ngân hàng.
Theo giả thuyết, tồn tại tương quan cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng cho vay và lợi nhuận của ngân hàng TMCP Việt Nam.
L GRO Dư nợ cho vay năm t — Dư nợ cho vay năm (t — 1)
L - GRO = -Dư nợ cho vay năm (t — 1) -
Giả thuyết 5: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.
3.2.3.4 Tỷ lệ huy động – DP_TA
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản cao cho thấy ngân hàng đang có nhiều nguồn vốn để kinh doanh từ khoản tiền gửi tiết kiệm, nhưng đồng thời có thể cho thấy ngân hàng đó đang phải trả mức lãi suất cao để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi này, do đó nó có thể làm tăng chi phí hoạt động và làm giảm lợi nhuận thu được của ngân hàng.
Theo giả thuyết, tồn tại mối tương quan nghịch chiều với lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Tổng nguồn vốn huy động
Giả thuyết 6: Tỷ lệ huy động của ngân hàng tác động ngược chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.
Bảng 3.1: Mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu
Biến Giải thích Tính toán Kỳ vọng ảnh hưởng Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của ngân hàng
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình điều chỉnh theo rủi ro
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình điều chỉnh theo rủi ro
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng
LERNER Chỉ số Lerner r P-MC
LNTA Quy mô ngân hàng LNTA = ln(Tổng tài sản) + Đặc trưng ngân hàng
L_TA Tỷ lệ dư nợ cho vay trên Tổng tài sản
Tổng dư nợ cho vay Tổng tài sản +
A_GRO Tốc độ tăng trường tổng tài sản
[Tổng tài sản năm t – Tổng tài sản năm (t-1)] / Tổng tài sản năm (t-1) +
L_GRO Tốc độ tăng trưởng cho vay
[Dư nợ cho vay năm t – Dư nợ cho vay năm (t-1)] / Dư nợ cho vay năm (t-1) +
DP_TA Tỉ lệ huy động Tổng nguồn vồn huy động
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính hàng năm của 20 Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020, trong đó bao gồm: 1 ngân hàng thương mại nhà nước và 19 ngân hàng thương mại cổ phần Thông tin cần thiết cho nghiên cứu thu tập từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, báo cáo thường niên, thuyết minh báo cáo tài chính hằng năm Dữ liệu không bao gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng hợp tác xã và các ngân hàng có hoạt động sáp nhập Dữ liệu có cấu trúc dữ liệu bảng và không cân bằng, với 220 mẫu quan sát để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Bảng 3.2: Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu
STT Tên ngân hàng Mã ngân hàng
1 Ngân hàng TMCP An Bình ABB
2 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB
3 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BID
4 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CTG
5 Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh HDB
6 Ngân hàng TMCP Kiên Long KLB
7 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LPB
8 Ngân hàng TMCP Quân đội MBB
9 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam MSB
10 Ngân hàng TMCP Nam Á NAB
11 Ngân hàng TMCP Quốc dân NVB
12 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex PGB
13 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SSB
14 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB
15 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB
16 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TCB
17 Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPB
18 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB
19 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB
20 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
Bảng 4.1 cho thấy các biến trong mô hình tác động năng lực cạnh tranh của ngân hàng đến lợi nhuận các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam một cách tổng quát nhất Thống kê mô tả được trình bày theo nhưng tiêu chí sau đây: số quan sát, giá trị trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất từ 20 ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong 11 năm từ năm 2010 đến năm 2020.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Biến Số quan sát Giá trị trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
( Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp)
Bảng 4.1 trình bày số liệu thống kê của 220 mẫu quan sát, tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản trung bình điều chỉnh theo rủi ro có giá trị trung bình là 1.947922, RAROAA thấp nhất có giá trị -2.689571 (TPB – 2011) và đạt giá trị cao nhất là 6.225810 (BID – 2010) Tương tự, tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu trung bình điều chỉnh theo rủi ro có giá trị trung bình là2.141058, RAROAE thấp nhất -2.517226 (TPB – 2011) và đạt giá trị cao nhất là 6.937328 (BID– 2010) Có thể thấy cả hai giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của RAROAA và RAROAE là những giá trị biến động bất thường trong một năm và không duy trì vùng giá trị này trong những năm tiếp theo. Đối với biến LERNER đo lường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, giá trị lớn nhất của LERNER là 0.233893 và giá trị nhỏ nhất là -0.820577 cho thấy sự chênh lệch về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, nhưng giá trị trung bình của LERNER là 0.032942 và độ lệch chuẩn 0.101700 cho thấy sự chênh lệch này là không nhiều.
Về quy mô của ngân hàng, biến đại diện là LNTA có giá trị trung bình là 18.71560, với giá trị nhỏ nhất là 16.35141 thuộc về ngân hàng Kiên Long (KLB) vào năm 2010 và giá trị lớn nhất đạt 21.13979 của ngân hàng BIDV (BID) năm 2020 Các NHTMCP Việt Nam được nghiên cứu có quy mô khác nhau qua từng năm trong giai đoạn 2010 – 2020.
Tỷ lệ huy động (DP_TA) cũng có kết luận tương tự
Các biến còn lại như Tỷ lệ dư nợ cho vay trên Tổng tài sản (L_TA) có giá trị trung bình là 0.540591, độ lệch chuẩn 0.135446, đã cho thấy không có sai biệt quá lớn giữa các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Các biến như Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (A_GRO), Tốc độ tăng trưởng cho vay (L_GRO) cũng có kết luận tương tự.
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
4.2.1 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
Nhìn vào ma trận tương quan giữa các biến trình bày trong bảng 4.2 cho thấy những mối quan hệ giữa biến phụ thuộc, biến giải thích và biến kiểm soát trong mô hình
Bảng 4.2: Ma trận tương quan các biến trong mô hình
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp)
Bảng trình bày hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình Các hệ số tương quan giữa các biến được dùng để kiểm tra khả năng xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình Kết quả này cho thấy không có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng trong mô hình hồi quy giữa các biến độc lập vì hầu hết các hệ số tương quan giữa các biến đều khá nhỏ Theo Hoàng (2008), khi tương quan cặp giữa các biến giải thích cao (lớn hơn 0,5) thì có thể xảy ra đa cộng tuyến.
4.2.2 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy và lựa chọn mô hình
Tại phần này, tác giả đã sử dụng ba phương pháp bao gồm hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) để đánh giá tác động của các biến trong mô hình Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng, mức ý nghĩa của từng hệ số và mức độ giải thích của mô hình đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tuy nhiên, đối với dữ liệu bảng thì mô hình Pooled OLS thường không được sử dụng vì rất dễ vi phạm các khuyết tật của mô hình hồi quy tuyến tính như phương sai thay đổi và tự tương quan Kết quả mô hình hồi quy theo 3 phương pháp sẽ được trình bày chi tiết ở phụ lục Tuy nhiên để đảm bảo được tính vững, không chệch và hiệu quả thì phải thực hiện lựa chọn mô hình và kiểm định mô hình sau khi lựa chọn.
Thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp trong 3 mô hình Pooled OLS, FEM,REM cụ thể thực hiện như sau: Đầu tiên, giữa hai mô hình Pooled OLS và FEM, tác giả lựa chọn dựa trên kiểm định F Với giả thiết H 0 : tất cả các hệ số tung độ gốc các biến trong mô hình đều bằng nhau và bằng một hằng số, hay nói cách khác mô hình Pooled OLS phù hợp Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa 5%, giả thiết H 0 bị bác bỏ hay nói cách khác mô hình FEM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS.
Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.3 và trình bày chi tiết ở phụ lục 8.
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định F
Kết quả kiểm định (mức ý nghĩa
Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro ngân hàng
F(19,194).97 Prob > F=0.0000 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Eviews)
Sau khi đã lựa chọn được mô hình FEM phù hợp hơn Pooled OLS, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM (mô hình hồi quy với các đặc điểm riêng tác động đến các biến độc lập cố định) và REM (mô hình hồi quy với các đặc điểm riêng tác động đến các biến độc lập ngẫu nhiên) Giả thiết H0: không có sự tương quan giữa sai số ngẫu nhiên của các đơn vị chéo với các biến độc lập trong mô hình (mô hìnhREM phù hợp hơn mô hình FEM) Kết quả được tập hợp ở bảng 4.4 và trình bày chi tiết ở phụ lục 9.
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman
Kết quả kiểm định (mức ý nghĩa 5%)
Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro ngân hàng
Năng lực cạnh tranh (đại diện bởi)
Mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM
Mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM
Mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM
Mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM
Mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM
Mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Eviews)
Từ kết quả Bảng 4.3 và Bảng 4.4 , kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu với các biến phụ thuộc là RAROAA, RAROAE
Ghi chú: Các giá trị trong bảng được bôi xám là p-value Kí hiệu *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa là 10%, 5%, 1%.
(Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả từ Eviews)
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo các mô hình
RAROAA (1) RAROAA (2) RAROAA (3) RAROAE (4) RAROAE (5) RAROAE (6)
4.2.2.2 Một số kiểm định và lựa chọn mô hình
Thực hiện kiểm định khuyết tật mô hình thông qua điểm định Heteroskedasticity Test: White để xác định hiện tượng phương sai sai số thay đổi và kiểm định Breusch- Godfrey Serial Correlation LM Test để xác định hiện tượng tự tương quan Kết quả kiểm định trình bày trong bảng 4.6 và trình bày chi tiết ở phụ lục 10 và phụ lục 11.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phương sai và tự tương quan
Kết quả kiểm tra phương sai
Kết quả kiểm tra tự tương quan Giả thiết kiểm định:
Ho: Không có tự tương quan bậc nhất
Kết quả kiểm định: chi2(20)= 21.31 Prob < chi2 = 0.3791 Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình có tự tương quan bậc 1
Kết quả kiểm định: chi2(20)= 52.18 Prob > chi2 = 0.0000 Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình có tự tương quan bậc 1
Kết quả kiểm định: chi2(27)27.81 Prob < chi2 = 0.4210 Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Prob > F = 0.0000 Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình có tự tương quan bậc 1
Kết quả kiểm định: chi2(20)32.34 Prob > chi2 = 0.0398 Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình có tự tương quan bậc 1
Kết quả kiểm định: chi2(20)32.90 Prob > chi2 = 0.0346 Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình có tự tương quan bậc 1
Kết quả kiểm định: chi2(27)46.01 Prob > chi2 = 0.0127 Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình có tự tương quan bậc 1
Như vậy, sau khi thực hiện kiểm định khuyết tật mô hình thông qua kiểm tra điều kiện phương sai thay đổi và tự tương quan của mô hình, mô hình tồn tại khuyết tật cần khắc phục.
Mô hình hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật: Để khắc phục khuyết tật của mô hình, tác giả tiến hành thực hiện hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS – Feasible Generalized Least Square và thực hiện theo trường phái White(1980), thêm lựa chọn các lựa chọn để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan trong mô hình FEM, REM Kết quả mô hình hồi quy theo FGLS với các lựa chọn nhằm khắc phục khuyết tật trong mô hình như Bảng 4.6
Năng lực cạnh tranh đại diện bởi chỉ số Lerner có mối quan hệ đồng biến với lợi nhuận được điều chỉnh bởi rủi ro của ngân hàng Chỉ số Lerner càng lớn, năng lực cạnh tranh càng tăng thì lợi nhuận ngân hàng càng tăng Cụ thể, hệ số hồi quy của biên chỉ số Lerner đều có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao ở các mô hình có biến phụ thuộc là lợi nhuận ngân hàng như RAROAA(1), RAROAA(3), RAROAE(4), RAROAE(6).
Tiếp đó, tác giả sử dụng biến quy mô (LNTA) như là một tiêu chí khác đại diện cho năng lực cạnh tranh của ngân hàng thì kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa quy mô và lợi nhuận ngân hàng (đại diện bởi RAROAA và RAROAE) Quy mô ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng tăng, nhưng mức độ tăng vừa phải Cụ thể, hệ số hồi quy của LNTA có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cao ở các mô hình như RAROAA(2), RAROAA(3), RAROAE(5), RAROAE(6).
Một số biến kiểm soát như Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (L_TA), Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (A_GRO), Tỷ lệ huy động (DP_TA) đều có tác động tới biến phụ thuộc RAROAA, RAROAE với ở mức độ tin cậy cao (dao động từ 90% - 99%) Riêng với biến Tốc độ tăng trưởng cho vay (L_GRO) không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo FGLS
Biến RAROAA(1) RAROAA(2) RAROAA(3) RAROAE(4) RAROAE(5) RAROAE(6) Kỳ vọng dấu
Ghi chú: Kí hiệu *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa là 10%, 5%, 1%.
(Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả từ Eviews.Mô hình hồi quy cụ thể được viết lại như sau:
RAROAA = 0.6123 + 4.4711*LERNER + 2.3845*L_TA + 0.9966*A_GRO - 0.2092*DP_TA
RAROAE = 3.9372*LERNER + 3.4005*L_TA + 1.2508*A_GRO – 0,3028*DP_TA
RAROAE = -8.6185 + 0.4855*LNTA + 2.7297L_TA + 1.5285*A_GRO – 0.1901*DP_TA
RAROAE = -11.3042 + 5.7044*LERNER + 0.6565*LNTA + 1.3316*L_TA + 1.3461*A_GRO Ở chương 2, khóa luận đã trình bày cách thức đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP tại Việt Nam, cụ thể khóa luận sẽ tập trung xem xét tác động của năng lực cạnh tranh đại diện bởi chỉ số Lerner tới lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam Vì thế, mô hình hồi quy cụ thể được viết lại như sau:
RAROAA = 0.6123 + 4.4711*LERNER + 2.3845*L_TA + 0.9966*A_GRO - 0.2092*DP_TA + ε (1)
RAROAE = 3.9372*LERNER + 3.4005*L_TA + 1.2508*A_GRO –0,3028*DP_TA + ε (2)
KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
KẾT QUẢ
Với mục tiêu phân tích tác động của năng lực cạnh tranh đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam trên cơ sở dữ liệu bảng thu nhập từ Báo cáo tài chính đã kiểm toán và Báo cáo thường niên của 20 ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2010 –
2020, nghiên cứu đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về tác động của năng lực cạnh tranh đến lợi nhuận của NHTM Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được mô hình định lượng phù hợp và đáng tin cậy nhất để giải tích mối qua hệ giữa năng lực cạnh tranh, đại diện bởi chỉ số Lerner với lợi nhuận của ngân hàng TMCP đại diện bởi RAROAA, RAROAE.
Các biến có ý nghĩa thống kê với mô hình biến phụ thuộc RAROAA và RAROAE gồm: chỉ số năng lực cạnh tranh (LERNER), tỷ lệ dư nợ của ngân hàng (L_TA), Tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng (A_GRO), Tỷ lệ huy động vốn (DP_TA) Bên cạnh đó, vẫn chưa tìm thấy mối quan hệ giữa Tăng trưởng dư nợ của ngân hàng (L_GRO) và lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Dựa trên kết quả của mô hình hồi quy bình phương bé nhất tổng quát (FGLS), mô hình kinh tế được thiết lập như sau:
RAROAA = 0.6123 + 4.4711*LERNER + 2.3845*L_TA + 0.9966*A_GRO - 0.2092*DP_TA + ε
RAROAE = 3.9372*LERNER + 3.4005*L_TA + 1.2508*A_GRO – 0,3028*DP_TA + ε
Kết quả của mô hình cho thấy rằng năng lực cạnh tranh là một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động đến lợi nhuận của ngân hàng Mối quan hệ giữa 2 biến đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh của ngân hàng (LERNER) và lợi nhuận của ngân hàng (RAROAA, RAROAE) có quan hệ cùng chiều Hay nói cách khác khi chỉ số năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng tăng sẽ dẫn tới gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến đặc trưng của ngân hàng như tỷ lệ dư nợ của ngân hàng, tăng trưởng tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Thông qua kết quả nghiên cứu ở Chương 4 cho thấy, sự gia tăng năng lực cạnh tranh có tác động tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam Vì vậy, các đề xuất kiến nghị dưới đây nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP.
5.2.1 Đối với các nhà quản trị, ban điều hành của ngân hàng Đối với nhà quản trị của ngân hàng, để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng cần tăng cường lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Để nâng cao khả năng cạnh tranh thì ngân hàng cần gia tăng mức độ hiệu quả của các yếu tố đầu vào như nhân lực, vốn và công nghệ Ngân hàng cần kiểm soát tốt các chi phí và doanh thu để gia tăng năng lực cạnh tranh Phân tích sự thay đổi của cơ cấu chi phí đầu vào để các nhà quản trị có thể xác định chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tiếp theo, nhân lực là một yếu tố đầu vào quan trọng, nhà quản trị cần quan tâm để có thể gia tăng năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác Các ngân hàng cần đầu tư nghiêm túc cho quá trình tuyển dụng nhân viên, phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình tuyển dụng để có thể chọn lựa được những nhân viên có chuyên môn giỏi và phẩm chất tốt Đồng thời, ngân hàng cần nâng cao khả năng quản trị điều hành và quản lý rủi ro nhằm giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn, hiệu quả Những quy trình, chính sách, kỹ thuật nghiệp vụ cần tuân thủ chặt chẽ theo quy định của quốc gia và phải bám sát hội nhập với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Ảnh hưởng của 4.0 càng rõ rệt ở Việt Nam, nên các ngân hàng cần phải có chiến lược phát triển công nghệ và triển khai đồng bộ trên hệ thống Xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ hiện đại và chính sách bảo mật tốt Hơn nữa, ngân hàng cũng cần quan tâm đến việc cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính một cách hiệu quả. Nhà quản trị nên thực hiện hài hòa việc phát triển và ứng dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm dịch vụ hiện đại và việc cung ứng sản phẩm đó đến khách hàng một cách hợp lý.
Ngoài ra, nhà quản trị tăng cường năng lực cạnh tranh bằng cách tận dụng thị phần đang nắm giữ, tiếp tục thực hiện mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực tài chính để mở rộng thị trường mới Nâng cao năng lực tài chính bằng cách huy động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất.
5.2.2 Đối với các nhà quản lý, nhà làm chính sách
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có những biện pháp khuyến khích và thúc đẩy và tạo điều kiện cho các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh, minh bạch trong hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng tín dụng, giám sát rủi ro, khuyến khích nâng cao chất lượng, cập nhật xu hướng công nghệ.Việc phát triển công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng không những đòi hỏi sự cố gắng của các ngân hàng mà còn phải nhờ vào sự giúp đỡ của Chính phủ.
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 58 1 Hạn chế của đề tài
5.3.1 Hạn chế của đề tài
Song song với những kết quả đạt được, khóa luận tốt nghiệp vẫn còn một vài hạn chế nhất định:
(i) Việc tiếp cận và thu thập dữ liệu còn bị hạn chế về mặt thời gian và dữ liệu thực tế nên mẫu nghiên cứu chỉ gồm 20 ngân hàng TMCP Việt Nam chưa đầy đủ tất cả các NHTM Việt Nam, cũng như chưa bao gồm các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài.
(ii) Mẫu dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2010 – 2020 là khá ngắn so với các nước phát triển có hệ thống tài chính phát triển lâu đời.
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Mở rộng phạm vi nghiên cứu, không chỉ tiếp cận các số liệu của một số ngân hàng TMCP mà còn tiếp cận số liệu của các loại hình ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Ngoài ra, có thể mở rộng ra các quốc gia đang phát triển gần với Việt Nam như Thái Lan, Indonesia,… để mang lại hiệu quả cao cho việc phân tích nghiên cứu
Trong chương 5, tác giả nêu ra một số kết luận tóm tắt cho vấn đề nghiên cứu từ mô hình tìm được ở chương 4 Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được, khóa luận đưa ra một số đề xuất kiến nghị cho các nhà quản trị, điều hành của ngân hàng cũng như các nhà quản lý, nhà làm chính sách nhằm gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng TMCPViệt Nam thông qua tác động của năng lực cạnh tranh của ngân hàng Bên cạnh đó,khóa luận cũng trình bày một số mặt hạn chế và thiếu sót của đề tài nhằm để xuất các hướng bổ sung và hướng nghiên cứu trong tương lai. i