MỤC LỤC
Khóa luận kế thừa nghiên cứu của Ariss (2010), Norman và cộng sự (2017) và một số nghiên cứu liên quan để xây dựng mô hình về tác động của Năng lực cạnh tranh đến lợi nhuận của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngoài ra, khóa luận cũng có đóng góp về mặt thực tiễn, đó là thông qua kết quả nghiên cứu để gợi ý những chính sách để Ngân hàng TMCP Việt Nam thực hiện nâng cao Năng lực cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận và cũng cung cấp những thông tin hữu ích cho những nghiên cứu sâu rộng hơn trong những vấn đề liên quan.
Có nhiều phương pháp đo lường cạnh tranh như: chỉ số cấu trúc dựa trên mô hình Structure – Conduct – Performance (SCP) (1951) và chỉ số phi cấu trúc được đề xuất bởi Tổ chức công nghiệp thực nghiệm mới (New Empoirical Industrial Organization – NEIO). (2011) cũng sử dụng chỉ số thống kê H để đo lường sức cạnh tranh của các NHTM tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2001-2007.
Nghiên cứu của Fernandez de Guevara và Maudos (2007) cho rằng các ngân hàng hiệu quả hơn (các ngân hàng có quản lý đầu vào tốt hơn) có thể được hưởng lợi từ hiệu quả cao hơn và sử dụng nó như một rào cản gia nhập.Vì vậy lợi nhuận tăng được cho rằng là do các ngân hàng hiệu quả hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn mà không phải do các hoạt động cấu kết như mô hình SCP truyền thống đề xuất. Khả năng đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ thể hiện quá trình khuyến khích sự đổi mới liên tục các sản phẩm và dịch vụ trong việc tạo ra giá trị mới cho các doanh nghiệp; nói lên khả năng của doanh nghiệp đề xuất quá trình sản xuất mới, sản phẩm mới hay là ý tưởng mới nhằm làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Damanpour, 1991).
Sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm dịch vụ, khách hàng không nhìn thấy, không chạm tới được sản phẩm, mà chỉ có thể đánh giá sản phẩm qua cách phục vụ, ứng xử của nhân viên, thời gian giao dịch, thủ tục thực hiện giao dịch… Khi chỉ số năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng cao, nghĩa là năng lực quản trị nhân lực của ngân hàng đó tốt. Khi tính toán chỉ số này, các nhà đầu tư có thể đánh giá được doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh: ROAE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông thì lợi nhuận tạo ra chỉ để chi phí lãi vay cho ngân hàng; ROAE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải xem xét doanh nghiệp đã có sử dụng triệt để các lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đáng giá doanh nghiệp này có thể tăng tỷ lệ ROAE trong tương lai hay không.
Giải thích cho điều này, giá trị huy động nhiều nhưng không cho vay được hoặc cho vay ít hoặc ngại cho vay vì khủng hoảng nợ xấu, hoặc cho vay không thu hồi được nợ trong khi đó ngân hàng phải chịu áp lực trả lãi cho người gửi tiền. Nghiên cứu về mối quan hệ nghịch chiều giữa năng lực cạnh tranh và lợi nhuận ngân hàng được tìm thấy trong kết quả nghiên cứu của Alhassan và cộng sự (2016), Coccorese và Pellecchia (2010), Delis và Tsionas (2009), Homma và cộng sự (2014).
Dựa trên đối tượng nghiên cứu và do giới hạn về thu thập dữ liệu nghiên cứu nên khóa luận sẽ tiếp cận đo lường lợi nhuận của ngân hàng theo phương pháp dùng chỉ số tài chính và xem xét thêm yếu tố rủi ro thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam được sử dụng để làm biến phụ thuộc cho mô hình nghiên cứu. Có nhiều nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng mà khóa luận đã chỉ ra ở chương 2 bao gồm: nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng: GDP và tỷ lệ lạm phát, nhóm nhân tố bên trong ngân hàng: tỷ lệ dư nợ, tăng trưởng của ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn, tăng trưởng dư nợ. Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản cao cho thấy ngân hàng đang có nhiều nguồn vốn để kinh doanh từ khoản tiền gửi tiết kiệm, nhưng đồng thời có thể cho thấy ngân hàng đó đang phải trả mức lãi suất cao để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi này, do đó nó có thể làm tăng chi phí hoạt động và làm giảm lợi nhuận thu được của ngân hàng.
Dữ liệu không bao gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng hợp tác xã và các ngân hàng có hoạt động sáp nhập. Dữ liệu có cấu trúc dữ liệu bảng và không cân bằng, với 220 mẫu quan sát để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Bước 5: Kiểm định phương sai sai số thay đổi để kiểm định tính tin cậy của mô hình hồi quy; nếu xảy ra hiện tượng phương sai số thay đổi, kết quả của phương trình hồi quy sẽ không chính xác, làm sai lệch kết quả so với thực tế. Dựa trên kết quả thu được của mô hình FGLS, tác giả trình bày những luận điểm riêng về nghiên cứu đối chiếu với thực tế và trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị cho các ngân hàng nhằm mục tiêu cải thiện lợi nhuận của họ trong tương lai. Khóa luận cũng đưa ra những giả thuyết và xác định một số biến của mô hình cụ thể: biến phụ thuộc (RAROAA, RAROAE), biến giải thích (LERNER, LNTA) và một số biến kiểm soát (L_TA, A_GRO, L_GRO, DP_TA); cũng như là trình bày các phương pháp kiểm định mô hình được sử dụng trong bài nghiên cứu.
Sau khi đã lựa chọn được mô hình FEM phù hợp hơn Pooled OLS, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM (mô hình hồi quy với các đặc điểm riêng tác động đến các biến độc lập cố định) và REM (mô hình hồi quy với các đặc điểm riêng tác động đến các biến độc lập ngẫu nhiên). Mô hình hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật: Để khắc phục khuyết tật của mô hình, tác giả tiến hành thực hiện hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS – Feasible Generalized Least Square và thực hiện theo trường phái White(1980), thêm lựa chọn các lựa chọn để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương. Ở chương 2, khóa luận đã trình bày cách thức đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP tại Việt Nam, cụ thể khóa luận sẽ tập trung xem xét tác động của năng lực cạnh tranh đại diện bởi chỉ số Lerner tới lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Các ngân hàng cần đầu tư nghiêm túc cho quá trình tuyển dụng nhân viên, phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình tuyển dụng để có thể chọn lựa được những nhân viên có chuyên môn giỏi và phẩm chất tốt. Nhà quản trị nên thực hiện hài hòa việc phát triển và ứng dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm dịch vụ hiện đại và việc cung ứng sản phẩm đó đến khách hàng một cách hợp lý. Ngoài ra, nhà quản trị tăng cường năng lực cạnh tranh bằng cách tận dụng thị phần đang nắm giữ, tiếp tục thực hiện mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực tài chính để mở rộng thị trường mới.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có những biện pháp khuyến khích và thúc đẩy và tạo điều kiện cho các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh, minh bạch trong hệ thống ngân hàng. Mở rộng phạm vi nghiên cứu, không chỉ tiếp cận các số liệu của một số ngân hàng TMCP mà còn tiếp cận số liệu của các loại hình ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được, khóa luận đưa ra một số đề xuất kiến nghị cho các nhà quản trị, điều hành của ngân hàng cũng như các nhà quản lý, nhà làm chính sách nhằm gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam thông qua tác động của năng lực cạnh tranh của ngân hàng.