1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx

92 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thảo Trang
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Ngọc
Trường học Hochiminh University Of Banking
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 198,12 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (12)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (13)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (13)
      • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (13)
    • 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.6. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI (14)
    • 1.7. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU (16)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (17)
    • 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (17)
      • 2.1.1. Trách nhiệm xã hội (17)
      • 2.1.2. Hiệu quả tài chính của Ngân hàng thương mại (24)
      • 2.1.3. Tác động của trách nhiệm xã hội tới hiệu quả tài chính (26)
    • 2.2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC (27)
      • 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước (27)
      • 2.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới (28)
    • 2.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU (32)
  • CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 3.3. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (39)
    • 3.5. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (41)
      • 3.5.1. Các biến nghiên cứu (41)
      • 3.5.2. Mẫu nghiên cứu (45)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (16)
    • 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ (47)
    • 4.2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH (48)
      • 4.2.1. Kiểm định khuyết tật mô hình 1 và 2 (48)
      • 4.2.2. Lựa chọn mô hình phù hợp (49)
      • 4.2.3. Kết quả ước lượng của thành phần trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính mô hình 1 và 2 (50)
    • 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG (53)
      • 4.3.1. Kiểm định các khuyết tật của mô hình 3 và 4 (53)
      • 4.2.1. Lựa chọn mô hình phù hợp (54)
      • 4.2.2. Kết quả ước lượng của thành phần trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính mô hình 3 và 4 (54)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (16)
    • 5.1. KẾT LUẬN (58)
    • 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH (60)
    • 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (61)

Nội dung

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH HOCHIMINH UNIVERSITY OF BANKING NGUYỄN THỊ THẢO TRANG TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘ[.]

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trách nhiệm xã hội trong những thập kỉ gần đây được các học giả trên thế giới nghiên cứu, nhất là mối quan hệ của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính

Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính, trong đó thành phần trách nhiệm xã hội góp phần quan trong mà nhiều người bỏ qua.

Các NHTMCP có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho nền kinh tế, được các nhà lãnh đạo, các cơ quan quản trị và nhà đầu tư quan tâm Nên ngân hàng cần phải chú trọng những hoạt động có trách nhiệm có trách nhiệm với cộng đồng nhằm nâng cao niềm tin của khách hàng Bởi vì hiệu quả tài chính của ngân hàng nhờ vào sự trung thành của khách hàng Đồng thời ngân hàng còn góp một phần vào nền kinh tế của mỗi quốc gia nên phải luôn có trách nhiệm trong từng hành động của mình Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sang (2022) Chính vì thế các ngân hàng luôn đề cao trách nhiệm xã hội và coi là chính sách dài hạn để tăng danh tiếng thương hiệu cũng như hiệu quả tài chính (Nguyễn Thị Phương Thảo và ctg, 2019).

Những doanh nghiệp có hành động TNXH hợp lý đã phát triển xã hội tích cực và nhận được sự trung thành ngày càng tăng từ cả khách hàng và nhân viên Theo Margolis và Walsh (2001) đã tìm thấy tác động tích cực đáng kể của TNXH đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp Đồng thời, nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp quan tâm đến xã hội và thể hiện các chính sách TNXH tốt sẽ làm nâng cao niềm tin của khách hàng và tăng sức hấp dẫn đầu tư.

Những vấn đề về TNXH được các NHTMCP ở Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây Theo kết quả nghiên cứu Ibrahim và Umeano (2019) phát hiện thấy ngân hàng có trách nhiệm với xã hội sẽ xây dựng được sự ủng hộ của khách hàng, lâu dài tạo nên giá trị cho ngân hàng giúp cải thiện hiệu quả tài chính.

Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” để tiến

2 hành khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu này sẽ đóng góp về lý thuyết và bằng chứng nhằm bổ sung cơ sở nghiên cứu về TNXH, nhằm đưa các giải pháp trong nâng cao trách nhiệm xã hội của các NHTMCP.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá tác động mối quan hệ của trách nhiệm xã hội tới hiệu quả tài chính NHTMCP ở Việt Nam, qua đó đề xuất các khuyến nghị phù hợp để tăng cường hoạt động trách nhiệm với xã hội, cộng đồng cũng như nâng cao hiệu quả tài chính của ngân hàng.

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Đánh giá thực trạng việc thực hiện hoạt động trách nhiệm xã hội của NHTMCP Việt Nam.

Kiểm định những thành phần thuộc TNXH có tác động đến hiệu quả tài chính của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Đánh giá, kiểm định mức tác động của các thành phần TNXH đến hiệu quả tài chính NHTMCP tại Việt Nam. Đề xuất những khuyến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện TNXH của ngân hàng để nâng cao hiệu quả tài chính.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính:

Việc tiến hành các hoạt động có trách nhiệm với xã hội tại NHTMCP Việt Nam trong từ năm 2010 đến năm 2021 diễn ra như thế nào?

Những chỉ tiêu thuộc TNXH nào có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính ngân hàng TMCP Việt Nam?

Mức độ tác động của các yếu tố thuộc TNXH tới hiệu quả tài chính của các ngân hàng TMCP như thế nào?

Trong tương lai làm thế nào để tăng cường các hoạt động có trách nhiệm với xã hội nhằm nâng cao hiệu quả tài chính các NHTMCP Việt Nam?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố thuộc TNXH và ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các NHTMCP Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với 21 NHTMCP tại Việt Nam được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

Thời gian nghiên cứu: Đề tài dùng dữ kiệu thu thập trong giai đoạn 2010-2021

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tác giả sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu là định lượng và định tính cùng phương pháp khác nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu, tăng tính tin cậy kết quả nghiên cứu Trong đó, phương pháp định lượng dùng để tìm mối tương quan giữa các số liệu, còn phương pháp định tính dùng để kiểm chứng kết quả và đối chiếu với kết quả các nghiên cứu trước. Để có số liệu dùng cho bài nghiên cứu, tác giả thu nhập dữ liệu trên các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của NHTMCP, tiếp theo sẽ dùng phương pháp xử lý dữ liệu bằng phần mềm Microsoft Excel và Stata 14.

ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

Tính mới của đề tài

Khác với các nghiên cứu trước đây đo lường trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thương mại bằng một phương pháp (khảo sát bằng bảng câu hỏi và phân tích

4 nội dung), bài viết này sử dụng cả hai phương pháp định lượng và định tính Không giống như các nghiên cứu trước phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thương mại trong một khoảng thời gian ngắn, số lượng ngân hàng được đưa vào mẫu nghiên cứu còn hạn chế Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 21 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong năm qua từ 2010 đến 2021.

Bài viết này cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng trách nhiệm xã hội có tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thông qua các kỹ thuật nghiên cứu định lượng Những phát hiện của nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây được thực hiện ở các thị trường khác nhau trên thế giới Nghiên cứu đề xuất chính sách cho các nhà quản lý các ngân hàng thương mại và kiến nghị với các nhà quản lý nhằm khuyến khích các hoạt động có trách nhiệm với môi trường, nhân viên trong ngành ngân hàng. Ý nghĩa khoa học và lợi ích của đề tài

Dựa trên cơ sở lý luận, bài viết nhằm bổ sung cho các tài liệu nghiên cứu hiện có về đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng từ góc độ một quốc gia đang phát triển kinh tế.

Trên thực tế, kết quả nghiên cứu cho thấy một cái nhìn tổng thể và toàn diện về thực trạng trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2010-2021 Kết quả thực nghiệm trả lời được câu hỏi TNXH có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính ngân hàng Từ các khuyến nghị của đề tài, ban lãnh đạo ngân hàng có thể vận dụng vào thực tiễn để tăng cường các hoạt động TNXH theo chuẩn mực quốc tế của các NHTMCP Việt Nam Dựa vào kết quả nghiên cứu, cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho nhà hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ thiết lập quy định, thực thi chính sách và báo cáo thông tin TNXH, những điều mà các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp cần biết Ngoài ra, nghiên cứu còn đóng vai trò là tài liệu tham khảo về các chủ đề được quan tâm, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng đi sâu tìm hiểu các chủ đề liên quan.

BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được kết cấu gồm năm chương:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.

Trong chương này nêu những vấn đề chung: lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp của nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu

Trình bày cơ sở lý thuyết TNXH của mgân hàng, hiệu quả tài chính NHTMCP, khảo lược các nghiên cứu trước đây về tác động TNXH đến hiệu quả tài chính của ngân hàng.

Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Nêu ra quy trình, phương pháp, mô hình, các giả thuyết dữ liệu nghiên cứu được sử dụng.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Tiến hành thống kê mô tả, kiểm định các khuyết tật của mô hình, khắc phụ những khuyết tật đó và đánh giá ảnh hưởng TNXH đến hiệu quả tài chính NHTMCP.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Trình bày kết quả nghiên cứu rút ra từ chương 4, đưa ra một số khuyến nghị thúc đẩy hoạt động TNXH nhằm nâng cao hiệu quả tài chính ngân hàng Đồng thời nêu các hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trách nhiệm xã hội đã trở thành một chủ đề được quan tâm trong vài thập kỷ qua, vì vậy có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này Theo Carroll (2016), trách nhiệm xã hội là một khái niệm đa diện đã phát triển qua nhiều năm nghiên cứu nhưng không có một định nghĩa nào đồng nhất về trách nhiệm xã hội Trong những tài liệu về trách nhiệm xã hội, các học giả có cách giải thích định nghĩa riêng của họ và nhận thức về thuật ngữ này phụ thuộc một phần vào bối cảnh địa phương và quốc gia (Wood,

2000) Hơn nữa, khái niệm trách nhiệm xã hội là một thuật ngữ mơ hồ và được xem xét dưới góc độ của từng nhà nghiên cứu phù hợp với từng bối cảnh nghiên cứu (Dahlsrud, 2008) Tương tự, Leeuw (2017) lập luận rằng TNXH có thể khác nhau tùy từng thời điểm và rất khó xác định vì mỗi nền văn hóa của các quốc gia khác nhau nhìn nhận nó theo quan điểm riêng.

Theo Bowen (1953), được coi là cha đẻ của trách nhiệm xã hội, khái niệm xuất hiện chính thức trong cuốn sách Trách nhiệm xã hội của doanh nhân Ông tin rằng các tập đoàn lớn có trách nhiệm nhất định đối với xã hội do các hoạt động kinh tế và tác động của họ đối với cuộc sống của con người Do đó, TNXH được định nghĩa là tập hợp các nghĩa vụ và chính sách được thực hiện bởi các ban quản trị để đưa ra quyết định các hành động theo các giá trị của xã hội Định nghĩa này được nhiều học giả trích dẫn trong các nghiên cứu trước (Cho và Young, 2019; Vương Thị Thanh Trì, 2019; Mallin và ctg; 2014).

Theo Amaeshi và ctg (2006) đã định nghĩa trách nhiệm xã hội “là mối quan tâm khách quan đối với phúc lợi của xã hội, giữ hành động của các cá nhân và doanh nghiệp khỏi các hoạt động cuối cùng mang tính hủy hoại bất kể lợi ích trước mắt, đồng thời dẫn đến những hướng tích cực và mang tính xây dựng để cải thiện cộng đồng, quan tâm khách quan đến sự thịnh vượng của xã hội” TNXH thường được định nghĩa là nghĩa vụ của doanh nghiệp vượt ra ngoài kinh tế và pháp lý đối với xã hội (McGuire và ctg, 1988) và các hành động, quyết định của ban quản trị được thực hiện ít nhất một phần ngoài lợi ích kinh tế và kỹ thuật trực tiếp của doanh nghiệp (Davis, 1980).

Theo định nghĩa của Frooman (1997), TNXH được minh họa như sau: "Các hành động mà một công ty chọn thực hiện có tác động đáng kể đến phúc lợi của các bên liên quan trong xã hội có thể được xác định."

Một định nghĩa chung về TNXH cho rằng các công ty tích hợp một cách tự nhiên các mối quan tâm về xã hội và môi trường vào các hoạt động kinh doanh và tương tác với các bên liên quan (Ủy ban Châu u, 2001) Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD, 2001) “ Sự đóng góp của doanh nghiệp vào phát triển bền vững” trách nhiệm xã hội là nền tảng của hoạt động kinh doanh bền vững của doanh nghiệp, nhấn mạnh đến sự kết hợp các mối quan tâm về kinh tế và xã hội và được đưa vào quản trị doanh nghiệp theo một chiến lược bền vững được phát triển dài hạn. Khái niệm hóa về TNXH của (Carroll, 1979, 1991) được nhiều nghiên cứu lựa chọn, phát biểu TNXH phải có các kỳ vọng về kinh tế, pháp luật, đạo đức và tình nguyện của một tổ chức và việc thực hiện các nghĩa vụ mà tổ chức đó mong đợi đối với xã hội.

Do đó, bất chấp những thay đổi về ngôn ngữ và chữ viết trong những năm qua, khái niệm về TNXH ít nhiều vẫn giữ nguyên, nghĩa là làm điều tốt cho xã hội dưới danh nghĩa doanh nghiệp để củng cố mối quan hệ với nhiều bên liên quan (Hou

& Reber, 2011) Vì vậy, mỗi học giả phải lựa chọn một định nghĩa về trách nhiệm xã hội phù hợp với đối tượng và điều kiện để đưa ra một chiến lược phù hợp.

Dựa trên các khái niệm trên, cùng với ngân hàng cũng là một loại hình thức doanh nghiệp Tác giả đưa ra định nghĩa TNXH ngân hàng theo tiêu chuẩn ISO26000: “Trách nhiệm xã hội của ngân hàng dựa trên các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, nhân quyền, tiến hành lao động, môi trường, tuân thủ luật pháp quốc gia, thông lệ quốc tế, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, liên kết quốc gia một cách bền vững”.

2.1.1.2 Các lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội

Gia tăng giá trị thương hiệu và uy tín công ty: Thực hiện TNXH là một công cụ hữu ích để xây dựng hình ảnh thương hiệu (Kurucz và Wheeler, 2008) Sự đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên liên quan làm nâng cao danh tiếng của công ty với tư cách là một công ty có TNXH tốt Nhờ TNXH, công ty có vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực mà công ty hoạt động (Lillywhite và Diviney, 2007) Hầu hết người mua có nhiều khả năng chọn các thương hiệu nổi tiếng về trách nhiệm xã hội, mặc dù họ phải trả giá cao hơn những thương hiệu khác Do đó, TNXH là một chiến lược tốt để gia tăng giá trị danh tiếng và tăng ảnh hưởng của công ty trong ngành (Chong và Tan, 2010).

Tăng lợi nhuận doanh nghiệp: Mối quan hệ giữa môi trường và trách nhiệm xã hội dẫn đến tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải, khiến chi phí của quá trình sản xuất giảm đáng kể, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận Nhiều nhà nghiên cứu (Perry và Towers 2013; Đặng Thái Hưng và cộng sự, 2019; Sprinkle và Maines,

2010) tán thành việc tuân theo các quy tắc TNXH mang lại lợi ích cho các công ty. Ngoài ra, một số chính phủ ưu đãi thuế cho các công ty có trách nhiệm xã hội Điều này dẫn đến phát triển hiệu quả tài chính của các công ty (Księżak, 2016).

Gia tăng sự trung thành và lựa chọn: Tăng lòng trung thành và sự lựa chọn:

Niềm tin của khách hàng là mối quan hệ giữa thái độ tương đối với thương hiệu và hành vi hỗ trợ phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững Thêm vào đó, mức độ ưa thích của khách hàng giữa một doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh là một trong những thách thức quan trọng nhất mà các công ty phải đối mặt, bằng chứng là hành vi mua lặp lại Nếu người tiêu dùng bị thuyết phục và đồng nhất với hoạt động TNXH của công ty, họ sẽ mua lại sản phẩm của công ty đó (Massy và Lodahl, 2018) Hơn nữa,duy trì lòng trung thành được xem là yếu tố then chốt trong đạt hiệu quả tài chính dài hạn vì lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng bởi việc giữ chân khách hàng trong kinh doanh (Bartol và Sharma, 2007) Các nghiên cứu thực nghiệm trước thể hiện sự trung thành thương hiệu có ảnh hưởng tích cực tới lợi nhuận, giảm thiểu chi phí tiếp thị, chi phí giữ chân khách hàng và hiệu quả truyền miệng.

Tiếp cận thị trường và thu hút đầu tư: Đối với những doanh nghiệp ở các thị trường kém phát triển hơn, việc tuân theo các quy định về TNXH giúp họ dễ dàng tiếp cận các thị trường lớn hơn Các nước phát triển thường yêu cầu các công ty muốn giao dịch phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ( Mullerat, 2010) Các trách nhiệm đạo đức của một công ty có thể thu hút các nhà đầu tư muốn góp phần vào sự phát triển và tạo ra lợi nhuận của công ty (Trần Thị Hoàng Yến, 2016; Perry và Towers, 2013).

Gia tăng lợi thế cạnh tranh: Với quyết định triển khai các chính sách

TNXH, các công ty được chính phủ giảm hoặc bỏ các số tiền phạt bị áp đặt sẽ gián tiếp có được lợi thế cạnh tranh thị trường và tạo sự khác biệt cho sản phẩm (Belkaoui,

TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước.

Nghiên cứu về TNXH ở Việt Nam đã nổi lên trong những năm gần đây tập trung chủ yếu vào các khía cạnh đạo đức và từ thiện hơn là bốn khía cạnh lý thuyết của Carroll (1991) Ngoài ra, cơ sở lý thuyết và thực nghiệm ở Việt Nam đã bám sát tình hình thực tế ở trong nước dựa trên cơ sở lý luận của các nghiên cứu ở nước ngoài Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy tầm quan trọng và xu hướng tiến hành các hoạt động xã hội, nhưng chưa phân tích đặc điểm của chúng theo ngành, quy mô và thiếu bằng chứng khoa học để đề xuất các chính sách hợp lý.

Nghiên cứu của Trần Thị Hoàng Yến (2016) về tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của 38 ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2010 đến 2014 cho thấy, trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến ROA và ROE Thiết lập tác động tích cực của TNXH của nhân viên đối với ROA và ROE bằng cách sử dụng dữ liệu nghiên cứu được đo bằng phương pháp khảo sát nhân viên và hiệu quả tài chính.

Ngoài ra, Hoàng Hải Yến và Nguyễn Thị Hồng Nhung (2020) phân tích vai trò của trách nhiệm xã hội đối với ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chỉ ra tác động tích cực đến thương hiệu Nghiên cứu dựa trên số liệu khảo sát thực tế từ khách hàng độ tuổi 22-65 tại TP.HCM Nghiên cứu cho thấy trách nhiệm tài chính và đạo đức ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng của họ, và hai yếu tố này ảnh hưởng gián tiếp đến sự sẵn lòng sử dụng của khách hàng. Đồng thời, theo lý thuyết của Carroll (1991), bốn khía cạnh có tác động tích cực đến lợi nhuận của thương hiệu Theo Lê Phước Hương (2020), mẫu sử dụng cho nghiên cứu là 25 ngân hàng thương mại cổ phần tại đồng bằng sông Cửu Long Kết quả cho thấy trách nhiệm đạo đức có tác động mạnh nhất đến lòng trung thành thương hiệu và trách nhiệm pháp lý có tác động yếu nhất đến các liên tưởng thương hiệu.

Theo nghiên cứu của Đặng Thu Hà (2017), TNXH có tác động tích cực, trung lập và tiêu cực đến hiệu quả tài chính của công ty Việc xem xét các nghiên cứu trước đây về tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và môi trường đối với hiệu quả tài chính được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu Từ đó đã tìm thấy 41 nghiên cứu ảnh hưởng tích cực, 12 nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực và

19 nghiên cứu cho thấy mối quan hệ trung lập giữa TNXH với môi trường và hiệu quả tài chính của các công ty.

2.2.2 Các nghiên cứu trên thế giới.

Theo Taskin (2015), mục đích cơ bản của nghiên cứu này là kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ Nghiên cứu đã dùng phương pháp nội dung để phân tích TNXH và hiệu suất tài chính thông qua phép điều chỉnh và nhận thấy rằng các ngân hàng có điểm hiệu suất TNXH cao hơn có ROA và ROE thấp hơn.

Tuy nhiên, Rahman và Rashid (2014) xem xét mối tương quan giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính trong trường hợp của NH TNHH Yamuna ở Bangladesh Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng và tất cả dữ liệu liên quan đến chi phí/đầu tư và chi tiêu Nghiên cứu cho thấy TNXH không có tác động đáng kể đến lợi nhuận của Yamuna NH Limited tại Bangladesh từ năm 2007 đến năm 2012.

Theo Bidhari và Java (2013) đã thực hiện một nghiên cứu để kiểm tra mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của các ngân hàng Indonesia Có kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện các hoạt động TNXH có tác động đến các chỉ tiêu tài chính ROA và ROE Tương tự, Chowdhury (2018) đã khảo sát các ngân hàng thương mại ở Bangladesh từ năm 2012 đến năm 2016 để xem xét mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính Mô tả mối tương quan tích cực giữa các chỉ số xã hội và hiệu quả tài chính Công nghệ thân thiện tăng lên trong các chi nhánh và trụ sở chính khi tài chính được phê duyệt cho các dự án có hại cho môi trường giảm đi Đồng thời, ba biến độc lập đại diện cho hoạt động xã hội tác động tiêu cực đến ROE và ROA.

Oyewumi và Oboh (2018) đã tiến hành nghiên cứu 21 ngân hàng Nigeria từ năm 2010 đến năm 2014 để xem xét tác động của các biến TNXH đối với hiệu quả tài chính được đo lường bằng ROA Kết quả cho thấy đầu tư công có tác động tiêu cực đến ROA, trong khi công bố thông tin TNXH có tác động tích cực đến ROA Nói cách khác, đầu tư vào TNXH mà không tiết lộ cho các bên liên quan không có tác động tích cực đến ROA, mà các hoạt động TNXH này còn tiêu tốn tài nguyên.

Ngoài ra, Iwata và Okada (2011) sử dụng dữ liệu của các công ty Nhật Bản từ năm 2004 đến 2008 để chỉ ra tác động của các hoạt động môi trường đến hiệu quả tài chính Khi giảm phát thải khí nhà kính, ROE tăng lên, phản ánh hiệu quả tài chính dài hạn Ngoài ra, việc xử lý chất thải công nghiệp bẩn tốn nhiều chi phí hơn do các quy định và rủi ro tiềm ẩn.

Ngược lại, kết quả của Tuhin (2014) phát biểu không có tác động đáng kể nào của chi tiêu TNXH đối với hiệu quả tài chính của các ngân hàng Hồi giáo ở Bangladesh trong giai đoạn 2007-2011.

Một nghiên cứu của Raihan và Islam (2015) cho thấy phân tích tương quan hỗn hợp về chi tiêu quản lý các hoạt động xã hội có tác động tiêu cực đến ROE, nhưng tác động tích cực đến tỷ lệ chi trả cho mỗi nhân viên (DPE) Do đó, có ý kiến cho rằng ban quản lý ngân hàng nên đầu tư vào chi tiêu có trách nhiệm với xã hội để tăng DPE.

Theo Matuszak và ctg (2017) đã sử dụng các phương pháp tiếp cận tuyến tính và phi tuyến tính để đo lường trách nhiệm cộng đồng (ROA, NIM, ROE) của các ngân hàng Ba Lan Kết quả mô hình cho thấy không có mối tương quan giữa trách nhiệm cộng đồng và thước đo hiệu quả tài chính.

Moslemany và Etab (2017) cũng không tìm thấy mối tương quan giữa TNXH với ROA và ROE tại các ngân hàng Ai Cập Hơn nữa, Mosaid và Boutti (2012) đã xem xét các ngân hàng Hồi giáo và không tìm thấy ý nghĩa thống kê nào giữa các chỉ số TNXH với ROA và ROE.

Ashraf và Tariq (2017) đã tiến hành nghiên cứu các ngân hàng ở Pakistan vàBangladesh và thấy rằng TNXH có tác động tích cực đến ROE, nhưng lại có tác động tiêu cực đến ROA, dẫn đến thu nhập trên mỗi cổ phiếu thấp hơn và không có ý nghĩa thống kê Ngược lại, Fayad và Ayoub (2017) đã thực hiện một nghiên cứu tại bảy ngân hàng Lebanon từ năm 2012 đến năm 2015 để xem xét tác động của TNXH đối với ROA và ROE Kết quả cho thấy có tác động tích cực đến ROA nhưng không có tác động đến ROE.

Từ kết quả kiểm định của Madugba và Okafor (2016) nhắm vào các ngân hàng Nigeria từ năm 2010 đến năm 2014, số tiền chi cho từ thiện đóng góp cho xã hội của các ngân hàng, có tương quan nghịch với EPS, nhưng tác động cho thấy mối tương quan nghịch cùng chiều ROE.

Bảng 1 Tổng hợp những nghiên cứu về mối quan hệ TNXH và HQTC

Nghiên cứu Chỉ tiêu đo lường Đối tượng nghiên cứu

Yến (2016) ROA, ROE 38 NHTM VN 2010-2014 +

(2020) ROA, ROE 13 chi nhánh NH

Taskin (2015) ROA, ROE 11 NHTM Thổ

ROI, ROS DN Nhật Bản 2004-2018 +/-

Bangladesh 2007-2011 Không Matuszak và ctg

NIM NH Ba Lan 2008-2015 Không

ROE, EPS NH Ai Cập 2008-2011 Không

Nguồn: Tác giả tổng hợp

KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Sau khi xem xét nghiên cứu trước đó, các tác giả đã tìm thấy một lỗ hổng chưa được nghiên cứu về tác động của TNXH đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng Các lỗ hổng chưa được điều tra và cần được giải quyết là:

Thứ nhất, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối tương quan giữa TNXH và hiệu quả tài chính trong ngành ngân hàng Tuy nhiên, các nhà khoa học sử dụng các phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu khác nhau, dẫn đến kết quả không nhất quán Đồng thời, các nghiên cứu được tiến hành ở các quốc gia khác nhau và vào các thời điểm nghiên cứu khác nhau Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, cần có bằng chứng để thúc đẩy và phát triển các hoạt động xã hội trong ngân hàng.

Thứ hai, các nghiên cứu trên thế giới sử dụng nhiều biến mô tả hiệu quả tài chính, chẳng hạn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), Tobin’s Q,… Tuy nhiên các nghiên cứu về mối liên hệ TNXH và HQTC Việt Nam thường sử dụng biến ROA và ROE.

Cuối cùng, các học giả trong nước chủ yếu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Trần Thị Hoàng Yến (2016) chọn biến độc lập là chỉ số TNXH do các ngân hàng công bố Trong mô hình nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc (2018), mô hình hồi quy bội bao gồm các biến kiểm soát nhưng các biến chỉ đại diện cho tính chất ngân hàng Đồng thời, trong các mô hình nghiên cứu của (Taskin, 2015; Gangi và ctg, 2018; Khan và ctg, 2017), các biến kiểm soát thuộc 3 đặc điểm: ngành ngân hàng, kinh tế vĩ mô và từng ngân hàng.

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội Có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng các tác giả đưa ra định nghĩa về trách nhiệm xã hội của ISO (2010) được coi là đầy đủ nhất Đồng thời, tác giả đưa ra khái niệm và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Dựa trên việc xem xét các nghiên cứu trước đây có liên quan, các tác giả cho rằng các biến trách nhiệm xã hội của ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Biến phụ thuộc được đo lường bằng 2 chỉ tiêu: ROE, ROA Hơn nữa, vẫn còn nhiều lỗ hổng nghiên cứu về tác động của TNXH đối với hiệu quả tài chính của ngân hàng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, các bước nghiên cứu tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định nội dung cần nghiên cứu Tác giả xác định câu hỏi nghiên cứu là trách nhiệm xã hội và tác động của nó đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Bước 2: Đánh giá các nghiên cứu trước đây: Tác giả xem xét các nghiên cứu thực nghiệm toàn cầu và Việt Nam về tác động của trách nhiệm xã hội và các cấu phần trách nhiệm xã hội đối với hiệu quả tài chính của ngân hàng Đồng thời, tác giả nhận ra những lỗ hổng trong việc chỉ ra những hạn chế nghiên cứu cần khắc phục cho nghiên cứu này.

Bước 3: Hình thành phương pháp và mô hình nghiên cứu: Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu có liên quan, tác giả hình thành mô hình, thiết kế các biến và lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp để đánh giá tác động của các nhân tố.

Bước 4: Thu thập và xử lý số liệu: Dữ liệu của các ngân hàng Thương mại Cổ phần dựa trên các báo cáo do ngân hàng công bố trong nhiều năm Dữ liệu kinh tế vĩ mô được thu thập thông qua các báo cáo hàng năm của các nhà nước Sau đó, tác giả sử dụng Excel để tính toán dữ liệu và chạy mô hình nghiên cứu bằng Stata.

Bước 5: Kiểm tra các khuyết tật và kiểm định mô hình nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp định lượng GLS trên phần mềm Stata 14 Đầu tiên tác giả kiểm tra các khuyết tật có tồn tại của mô hình như đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi Khi đã có kết quả mô hình hồi quy, tác giả sử dụng các kiểm định để xác định xem các hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê hay không.

Bước 6: Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận các phát hiện Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố đại diện của hoạt động TNXH ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ số đo lường hiệu quả tài chính của các ngân hàng Việt Nam Ngoài ra, để có cái nhìn tổng quan toàn diện nhất có thể, tiến hành đối chiếu và thảo luận với các nghiên cứu trước đây.

Bước 7: Đưa ra chính sách và các hạn chế chủ đề: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các kết luận chung và khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả tài chính thông qua các hoạt động TNXH Cuối cùng, chúng tôi nêu ra những hạn chế của đề tài để những nghiên cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) Phương pháp này khắc phục những thiếu sót của mô hình FEM hoặc REM. Đầu tiên, kiểm tra lỗi của mô hình Kiểm định Wooldridge để kiểm tra hiện tượng tự tương quan Hệ số VIF kiểm tra đa cộng tuyến Kiểm định White cho mô hình Pooled OLS để suy ra hiện tượng phương sai thay đổi.

Tiếp theo, tính hợp lệ của kết quả kiểm tra được xem xét Tác giả thực hiện kiểm định F để kiểm tra ý nghĩa thống kê của các nhân tố Giá trị p-value chỉ ra rằng các hệ số thống kê giữa các biến phù hợp với một mức độ tin cậy nhất định Đối với giá trị p < 0,01, hệ số tương quan có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%, cũng như ở mức ý nghĩa 5% và 10% Hệ số tương quan (tương quan Pearson) càng lớn và có ý nghĩa thống kê thì tương quan càng mạnh Nếu các biến có tương quan với chính bản thân thì bằng 1.

Sau đó tác giả chạy mô hình FEM để xem xét kiểm định F và lựa chọn mô hình nào tốt hơn giữa mô hình OLS và FEM Với các giá trị p-value < 0,05 thì mô hình FEM tốt hơn mô hình OLS và ngược lại Để lựa chọn mô hình FEM hoặc REM phù hợp nhằm mô tả các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng kiểm định Hausman Nếu giá trị p-value > 5%, giả thuyết H0 bị bác bỏ và mô hình FEM được chọn Ngược lại, giả thuyết H0 được chấp nhận và mô hình REM phù hợp hơn.

Khi chọn một mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu của mình, tiếp đến kiểm tra những khuyết tật mà mô hình có thể gặp phải Để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi, sử dụng lệnh xttest3 nếu chọn mô hình FEM và lệnh xttest0 nếu chọn mô hình REM Tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge cho hiện tượng tự tương quan.Những bệnh này được khắc phục bằng phương pháp GLS sau khi những khuyết tật của mô hình được xác định Cuối cùng, tác giả kết luận bằng cách tóm tắt kết quả của các phương pháp đã sử dụng.

CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước thảo luận về tác động của TNXH đối với hiệu quả tài chính của các ngân hàng, các giả thuyết nghiên cứu sau đây được đề xuất.

Giả thuyết 1: Trách nhiệm xã hội có mối tương quan tích cực/tiêu cực đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Trên cơ sở khảo lược nghiên cứu ở Chương 2, tác giả sử dụng kết quả của Bidhari và Java (2013); Oyewumi và Oboh (2018); Trần Thị Hoàng Yến (2016); Chowdhury (2018).

Giả thuyết 2: Thuế TNDN thực nộp có mối tương quan tích cực đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Một nghiên cứu của Olatunji và Oluwatoyin (2019) đã sử dụng phân tích hồi quy để tiến hành nghiên cứu nhằm xác định tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hiệu quả tài chính của các công ty ở Nigeria từ năm 2007 đến năm 2016. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và hiệu quả tài chính của công ty Kết quả này cũng phù hợp với Ezugwu và Akubo (2014), người cũng điều tra tác động của thuế suất doanh nghiệp đối với lợi nhuận của các tổ chức kinh doanh ở Nigeria Bằng cách quan sát 41 công ty sử dụng phân tích hồi quy, thể hiện ảnh hưởng tích cực giữa thuế suất doanh nghiệp và hiệu quả tài chính.

Giả thuyết 3: Số tiền chi cho nhân viên có mối tương quan tích cực đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Esteban-Sanchez và ctg (2017) tại 22 quốc gia và 154 tổ chức tài chính trong giai đoạn 2005-2010 đã kết luận rằng các ngân hàng có trách nhiệm đối với quan hệ nhân viên có ảnh hưởng tích cực đến ROA và ROE.

Giả thuyết 4: Chi cho các hoạt động từ thiện có mối tương quan tích cực đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu ở Chương 2, nhóm tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu của Iqbal và cộng sự (2014) Madugba và Okafor (2016).

Giả thuyết 5: Chất lượng quản lý có mối tương quan tiêu cực đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Hess và Francis (2004) thực hiện nghiên cứu đã phát hiện có một mối quan hệ ngược chiều giữa chất lượng quản lý và khả năng sinh lời của ngân hàng Tương tự, Gauche et al (2003) cũng phát hiện dường như có mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả tài chính và tỷ lệ chi phí/thu nhập.

Giả thuyết 6: Quy mô của ngân hàng có mối tương quan tích cực đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Theo Taskin (2015), quy mô ngân hàng góp phần không nhỏ vào hiệu quả tài chinhs ngân hàng Các ngân hàng lớn hơn có thể hiệu quả hơn về mặt tài chính và xã hội so với các ngân hàng nhỏ hơn do khả năng tăng sự quan tâm và sự chú ý của công chúng Ngoài ra, các ngân hàng có tài sản lớn hơn có xu hướng sinh lãi nhiều hơn và có hiệu suất TNXH cao hơn.

Giả thuyết 7: Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có mối tương quan tích cực đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

GDP là một chỉ số kinh tế vĩ mô cũng tác động đến hiệu quả tài chính của ngân hàng Khi GDP tăng, nhu cầu tín dụng tăng và hoạt động ngân hàng trở nên sôi động hơn Sự gia tăng này sẽ có tác động tích cực đến kết quả tài chính của ngân hàng (Illo,

2012) Kết quả này được củng cố bởi những phát hiện của Ali và Ahmed (2011) nghiên cứu của ông về các ngân hàng thương mại và Hồi giáo ở Pakistan đã kết luận rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có liên quan tích cực đáng kể đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng Pakistan.

Giả thuyết 8: Tỷ lệ lạm phát có mối tương quan tích cực đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Theo Bourke (1989) đã tìm thấy mối quan hệ mang tính xây dựng giữa việc tăng giá chung do lạm phát và hiệu quả tài chính của các ngân hàng Tỷ lệ lạm phát cao đạt đỉnh làm tăng lãi suất cho các khoản vay, thúc đẩy lợi nhuận ngân hàng.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất

Căn cứ vào các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của Gangi và ctg (2018), Zhou và ctg (2021), Khan và ctg (2017), các mô hình nghiên cứu đề xuất được chia thành hai mô hình ROA và ROE để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính ngân hàng.

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình hồi quy tuyến tính mô tả mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như sau: n m

HQTC it = ^ + ^ ^ TNX H it + ^ ^ BIENKS it + p it Í=1 j=i

HQTC: hiệu quả tài chính của NH

TNXH: các biến đại diện cho TNXH

BIENKS: các biến kiểm soát β i ; β j : các hệ số hồi quy μ it : phần dư của mô hình

Từ mô hình nghiên cứu đề xuất trên, tác giả trình bày 4 nghiên cứu cụ thể dưới đây:

Mô hình 1: ROA it = β 0 + β 1 SALARY it + β 2 TAX it + β 3 CHARITY it + β 4 SIZE it + β 5 CIR it + β 6 GDP it + β 7 INF it + μ it

Mô hình 2: ROE it = β 0 + β 1 SALARY it + β 2 TAX it + β 3 CHARITY it + β 4 SIZE it + β 5 CIR it + β 6 GDP it + β 7 INF it + μ it

Mô hình 3: ROA it = β 0 + β 1 CSRE it + β 4 SIZE it + β 5 CIR it + β 6 GDP it + β 7 INF it + μ it

Mô hình 4: ROE it = β 0 + β 1 CSRE it + β 4 SIZE it + β 5 CIR it + β 6 GDP it + β 7 INF it + μ it

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

THỐNG KÊ MÔ TẢ

Bảng 3 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Variable Obs Mean Std Dev Min Max roa 258 0.009 0.007 0.000 0.055 roe 258 0.106 0.082 0.000 0.820 tax 258 0.279 0.384 0.000 4.243 salary 258 0.334 0.181 0.036 1.884 charity 258 0.011 0.022 0.000 0.195 csre 258 0.208 0.148 0.018 1.457 size 258 18.697 1.170 16.351 21.290 cir 258 0.839 5.344 -0.510 86.302 gdp 258 0.057 0.015 0.026 0.071 inf 258 0.054 0.048 0.006 0.187

Bảng 4 trình bày thống kê mô tả dựa trên mẫu gồm 21 NHTM, thời gian nghiên cứu từ 2010 đến 2021 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), đạt giá trị trung bình là 0.9% Trong khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình của các ngân hàng Việt Nam đạt 10.6%.

Biến SALARY có giá trị trung bình biến của chi phí nhân viên trên thu nhập lãi thuần là 0,334 Đối với biến TAX, có giá trị trung bình của thuế thực nộp một năm là 0,279 Mặt khác, đối với biến CHARITY, giá trị trung bình chi tiêu từ thiện và phi lợi nhuận là 0,011 Đây là biến có giá trị trung bình thấp nhất đối với nhân tố TNXH, chứng tỏ các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không quan tâm nhiều đến trách nhiệm cộng đồng, từ thiện hay quyên góp.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

4.2.1 Kiểm định khuyết tật mô hình 1 và 2

Mô hình 1: ROA it = β 0 + β 1 SALARY it + β 2 TAX it + β 3 CHARITY it + β 4 SIZE it + β 5 CIR it + β 6 GDP it + β 7 INF it + μ it

Mô hình 2: ROE it = β 0 + β 1 SALARY it + β 2 TAX it + β 3 CHARITY it + β 4

SIZE it + β 5 CIR it + β 6 GDP it + β 7 INF it + μ it

Trước khi thực hiện hồi quy, tác giả thực hiện kiểm định để xác định các lỗi mô hình có thể gặp biểu hiện dưới dạng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai thay đổi.

Bảng 4 Kết quả kiểm định các khuyết tật mô hình 1 và 2

Kiểm định Mô hình 1 Mô hình 2 Kết luận

Wooldridge p-value = 0 p-value = 0 Có tồn tại hiện tượng tự tương quan.

VIF VIF < 10 VIF < 10 Không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.

White p-value = 0 p-value = 0 Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Từ kết quả bảng, cho thấy các kiểm định có giá trị p-value = 0 < 0,05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, do đó kết luận cả 2 mô hình có xuất hiện tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.

Giá trị VIF được sử dụng để xác định đa cộng tuyến trong mô hình Nếu hệ số VIF nhỏ thì khả năng xảy ra đa cộng tuyến thấp và ngược lại Với VIF > 10 và các biến độc lập có đa cộng tuyến mạnh (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Từ kết quả này, hệ số VIF < 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến ở cả hai mô hình.

4.2.2 Lựa chọn mô hình phù hợp

Bảng 5 Kết quả kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp

Kiểm định Mô hình 1 Mô hình 2 Kết luận

F p-value = 0 p-value = 0 Chọn mô hình FEM phù hợp hơn OLS

Hausman p-value = 0.5259 p-value = 0.5259 Chọn mô hình REM

REM có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

REM có hiện tượng tự tương quan.

Tác giả xét kiểm định F của mô hình FEM (dòng cuối bên phải mô hình FEM) cho thấy giá trị p-value < 0.05 thì chọn mô hình FEM phù hợp hơn OLS.

Tiếp theo xét kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM, ở cả 2 mô hình đo lường hiệu quả tài chính bằng ROA, ROE đều có giá trị p-value > 0.05, nên chấp nhận giả thuyết H 0 , do đó chọn REM cho mô hình 1 và 2.

Kiểm tra lại mô hình đã lựa chọn có tồn tại những khuyết tật, các kết quả kiểm định đều có giá trị p-value = 0 < 0,05 nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ, do đó REM tồn tại tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục khuyết tật tự tương quan và phương sai sai số thay đổi trong mô hình được chọn nhờ kiểm định Hausman, sử dụng ước lượng GLS mô hình REM.

4.2.3 Kết quả ước lượng của thành phần trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính mô hình 1 và 2

Bảng 6 Kết quả ước lượng của thành phần TNXH đến HQTC mô hình 1 và 2

Biến Mô hình 1 Mô hình 2

Từ kết quả ước lượng ở Bảng 7 trình bày mô hình 1 và mô hình 2 có các biến mang ý nghĩa thống kê lần lượt là 6 và 5 Tiếp theo, tác giả tổng hợp các biến có ý nghĩa thống kê bảng sau:

Bảng 7 Tổng hợp các biến mang ý nghĩa thống kê mô hình 1 và 2

Biến Dấu tương quan Mức ý nghĩa Dấu tương quan nghiên cứu trước

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 1 Mô hình 2

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Từ kết quả tổng hợp các biến có ý nghĩa thống kê trong bảng, tác giả nhận thấy:

Có hai biến đối lập trong kết quả hồi quy mô hình hiệu quả tài chính được đo bằng ROA và ROE, đó là SALARY và CHARITY Các biến có tác động tích cực đến ROA bao gồm CHARITY, CIR, SIZE và INF.

So sánh với kết quả của mô hình sử dụng chỉ tiêu ROA để đại diện cho hiệu quả tài chính, mô hình sử dụng biến phụ thuộc ROE với biến CHARITY không có ý nghĩa thống kê và không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính Mối quan hệ này phù hợp với kết quả của Fayad và Ayoub (2017) đưa ra tác động xã hội tích cực cho ROA, nhưng không phải cho ROE.

Biến TAX trong mô hình 1 và 2 có ý nghĩa thống kê mức 1% và các hệ số đều mang dấu âm nên tác động nghịch chiều đến các biến phụ thuộc ROE và ROA, từ đó bác bỏ giả thuyết nghiên cứu H2 Nói cách khác, thuế TNDN nộp hàng năm tỷ lệ nghịch với hiệu quả tài chính ngân hàng Mối quan hệ này tương thích với nghiên cứu của Junaidu và Hauwa (2018), người đã phát hiện thuế suất doanh nghiệp không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết ở Nigeria Mối liên hệ này giải thích một phần bởi tác động tiêu cực của thuế doanh nghiệp đối với thu nhập khi thuế suất doanh nghiệp được tăng lên mà không có các biện pháp khuyến khích hoặc ưu đãi thuế tương ứng cho doanh nghiệp.

Biến SALARY mang ý nghĩa thống kê trong mô hình 1 và 2 lần lượt là 5% và 1% Điều này chỉ ra rằng biến SALARY có ý nghĩa thống kê lớn hơn trong mô hình ROE là biến phụ thuộc so với trong mô hình HQTC được đo bằng ROA Hơn nữa, hệ số hồi quy của 2 mô hình đều mang dấu âm nên tác động ngược chiều, từ đó bác bỏ giả thuyết nghiên cứu H3 Điều này có nghĩa là tổng chi tiêu của nhân viên càng cao thì hiệu quả tài chính của NHTMCP càng thấp và ngược lại Mối tương quan này tương thích với kết quả trong bảng ma trận hệ số tương quan, dấu hiệu tương tác cùng chiều với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sang (2022).

Với dữ liệu được thu thập từ 17 NHTM Việt Nam được niêm yết trên sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2015 đến 2020 Nghiên cứu dùng dữ liệu bảng và xử lý bằng phần mềm Stata với phương pháp Moment tổng quát hệ thống (SGMM) Kết quả thể hiện trách nhiệm đối với nhân sự đến ROA là ngược chiều Khi ngân hàng tăng những hoạt động hướng đến nhân viên sẽ chi khoản phí nhất định để mang lại giá trị cho ngân hàng, khoản phí này ảnh hưởng đến chi phí chung do đó HQTC ngân hàng giảm.

Biến CHARITY trong mô hình 1 có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Hơn nữa, hệ số hồi quy là 0,0281 có tác động tích cực đến biến phụ thuộc ROA Tác động của biến CHARITY lên ROE là dương nhưng không có ý nghĩa thống kê Điều này có nghĩa là ngân hàng càng chi nhiều tiền cho các hoạt động có trách nhiệm với xã hội thì hiệu quả tài chính càng tốt và ngược lại Quan hệ này phù hợp với nghiên cứu Fayad và Ayoub

(2017), cho thấy hoạt động hướng tới cộng đồng có tác động tích cực đến ROA nhưng không tương quan với chỉ số đo lường hiệu quả tài chính ROE.

Biến CIR của hai mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Hơn nữa, các hệ số hồi quy của mô hình đều mang giá trị dương Nói cách khác, tác giả bác bỏ giả thuyết nghiên cứu H5 vì CIR tác động tích cực đến biến phụ thuộc Kết quả nghịch chiều với nghiên cứu Flamini và ctg (2009) chỉ ra rằng chi phí sẽ được chuyển sang khách hàng khi ngân hàng có quyền lực trong thị trường ít cạnh tranh Vì vậy, có quan hệ thuận chất lượng quản lý ngân hàng và hiệu quả tài chính.

Biến SIZE trong mô hình 1 và 2 có ý nghĩa thống kê tương ứng là 5% và 1%. Hơn nữa, các giá trị hồi quy đều mang dấu dương và mối quan hệ thuận chiều đến các biến phụ thuộc Vì vậy, tác giả chấp nhận giả thuyết nghiên cứu H 6 Kết quả cho thấy quy mô kinh doanh, cơ sở phục vụ khách hàng càng lớn thì việc huy động vốn càng dễ dàng và đạt hiệu quả tài chính càng cao Mối tương quan này phù hợp nghiên cứu thực nghiệm của (Cho và Young, 2019; Gul và ctg, 2011).

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Mô hình kim tự tháp của Carroll - 1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx
Sơ đồ 1. Mô hình kim tự tháp của Carroll (Trang 21)
Bảng 1. Tổng hợp những nghiên cứu về mối quan hệ TNXH và HQTC Nghiên cứu Chỉ tiêu đo - 1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx
Bảng 1. Tổng hợp những nghiên cứu về mối quan hệ TNXH và HQTC Nghiên cứu Chỉ tiêu đo (Trang 31)
Hình 1. Quy trình nghiên cứu - 1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx
Hình 1. Quy trình nghiên cứu (Trang 35)
Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất - 1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx
Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 40)
Bảng 2. Diễn giải các biến trong mô hình - 1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx
Bảng 2. Diễn giải các biến trong mô hình (Trang 44)
Bảng 4. Kết quả kiểm định các khuyết tật mô hình 1 và 2 - 1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx
Bảng 4. Kết quả kiểm định các khuyết tật mô hình 1 và 2 (Trang 48)
Bảng 5. Kết quả kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp - 1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx
Bảng 5. Kết quả kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp (Trang 49)
Bảng 6. Kết quả ước lượng của thành phần TNXH đến HQTC mô hình 1 và 2 - 1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx
Bảng 6. Kết quả ước lượng của thành phần TNXH đến HQTC mô hình 1 và 2 (Trang 50)
Bảng 7. Tổng hợp các biến mang ý nghĩa thống kê mô hình 1 và 2 - 1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx
Bảng 7. Tổng hợp các biến mang ý nghĩa thống kê mô hình 1 và 2 (Trang 50)
Bảng 9. Kết quả kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp - 1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx
Bảng 9. Kết quả kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp (Trang 54)
Bảng 11. Tổng hợp các biến mang ý nghĩa thống kê mô hình 3 và 4 - 1258 Tác Động Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtm Cp Ở Vn 2023.Docx
Bảng 11. Tổng hợp các biến mang ý nghĩa thống kê mô hình 3 và 4 (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w