1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

196 80 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Tác giả Tạ Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn PGS.TS. Đặng Thái Hùng, PGS.TS. Trần Văn Thuận
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 1,49 MB

Cấu trúc

  • LỜI CAM ĐOAN

    • Người hướng dẫn

    • Nghiên cứu sinh

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

  • DANH MỤC PHỤ LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án

      • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

      • 2.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án:

      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

    • 4. Kết cấu luận án

  • CHƯƠNG 1

  • 1.1. Tổng quan nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính

    • 1.1.1. Sự khác biệt về nội dung thông tin TNXH DN

    • 1.1.2. Sự khác biệt đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp

      • Nghiên cứu đo lường HQTC DN theo giá trị thị trường

      • Nghiên cứu đo lường hiệu quả DN theo số liệu kế toán

  • 1.2. Khoảng trống nghiên cứu

  • Kết luận chương 1

  • CHƯƠNG 2

  • CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

  • 2.1. Lý luận chung về trách nhiệm xã hội và công bố thông tin trách nhiệm xã hội

    • 2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    • 2.1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội

      • 2.1.2.1. Bản chất công bố thông tin trách nhiệm xã hội

      • 2.1.2.2. Phương thức công bố thông tin trách nhiệm xã hội

      • 2.1.2.3. Các tiêu chuẩn công bố thông tin trách nhiệm xã hội

        • Bảng 2.1: Mười nguyên tắc thực hành trách nhiệm xã hội của UNGC được yêu cầu trình bày trong COP

        • Bảng 2.2: Danh mục các nội dung thông tin trách nhiệm xã hội theo GRI4

        • Bảng 2.3: Các vấn đề trách nhiệm xã hội theo ISO 26000:2010

    • 2.1.3. Đo lường công bố thông tin trách nhiệm xã hội

      • Trong đó :

  • 2.2. Hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính

    • 2.2.1. Hiệu quả tài chính

    • 2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính

  • 2.3. Cơ sở lý thuyết mối quan hệ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính doanh nghiệp

    • 2.3.1. Lý thuyết các bên liên quan

      • Hình 2.1: Mô hình TNXH của Freeman

    • 2.3.2. Lý thuyết hợp pháp

      • Bảng 2.4: Nhóm các bên liên quan trọng yếu của DN

    • 2.3.3. Lý thuyết tín hiệu

      • Hình 2.2: Mối quan hệ giữa CBTT TNXH và HQTC DN

  • Kết luận chương 2

  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

  • 3.2. Mô hình nghiên cứu

    • Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

      • Xác định biến CBTT TNXH (CSRD)

      • Xác định biến HQTC DN (HQTC DN)

      • Các biến kiểm soát

  • 3.3. Xây dựng phương trình nghiên cứu định lượng

  • 3.4. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu

    • 3.4.1. Biến công bố thông tin trách nhiệm xã hội

      • Bảng 3.1: Bảng danh sách kiểm tra thông tin TNXH khảo sát thử

      • Bảng 3.2: Bảng danh sách kiểm tra thông tin TNXH khảo sát

    • 3.4.2. Đo lường biến hiệu quả tài chính

      • Lợi nhuận trước thuế

      • Tổng tài sản bình quân trong kỳ

      • Giá thị trường VCSH + Giá sổ sách nợ phải trả

      • Giá sổ sách tổng tài sản

    • 3.4.3. Đo lường các biến kiểm soát

  • 3.5. Dữ liệu nghiên cứu

    • Mẫu nghiên cứu

    • Dữ liệu nghiên cứu

  • 3.6. Phương pháp hồi quy thực hiện trong nghiên cứu

    • 3.6.1. Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng

      • Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS)

      • Phương pháp hồi quy tác động cố định (Fixed effects model_ FEM)

      • Phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (Remdom effects model _REM)

      • Phương pháp hồi quy bình quân tối thiểu tổng quát (Generalized Least Square _GLS)

      • Phương pháp hồi quy hai giai đoạn 2SLS

      • Phương pháp hồi quy GMM (Generalized method of moment_GMM)

    • 3.6.2. Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng

      • 3.6.2.1. Phân tích thống kê mô tả

      • 3.6.2.2. Phân tích tương quan

      • 3.6.2.3. Phân tích hồi quy

        • Kiểm tra hiện tượng nội sinh:

        • Kết luận chương 3

  • CHƯƠNG 4

  • CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

  • 4.1. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

    • 4.1.1. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam

      • Hình 4.1: Diễn biến thị trường giai đoạn 2000 – 2016

    • 4.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

      • Bảng 4.1: Tổng tài sản của các ngành niêm yết 2012 - 2016

      • Bảng 4.2: ROA của các ngành niêm yết giai đoạn 2012 - 2016

    • 4.1.3. Hoạt động công bố thông tin và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

      • Hình 4.2: DN niêm yết đạt chuẩn CBTT 2012 - 2017

  • 4.2. Thống kê mô tả dữ liệu

    • 4.2.1. Thống kê kết quả công bố thông tin trách nhiệm xã hội

      • 4.2.1.1. Thống kê kết quả công bố thông tin trách nhiệm xã hội tổng thể mẫu

        • Bảng 4.3: Thống kê kết quả CBTT trung bình cuả các DN 2006 - 2016

        • Hình 4.3: Mức độ CBTT TNXH trung bình theo thành phần thông tin của DN năm 2006 - 2016

        • Bảng 4.4: Thống kê kết quả CBTT TNXH

        • Hình 4.4: DN niêm yết thực hiện CBTT TNXH riêng biệt 2006- 2016

      • 4.2.1.2. Thống kê kết quả công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp sản xuất và phi sản xuất

        • Hình 4.5: Mức độ CBTT TNXH tại DN sản xuất và DN phi sản xuất 2006- 2016

        • Hình 4.6: Mức độ CBTT môi trường tại DN SX và DN phi SX 2006 - 2016

        • Hình 4.7: Mức độ CBTT lao động tại DN sản xuất và DN phi sản xuất 2006- 2016

        • Hình 4.8: Mức độ CBTT cộng đồng tại DN sản xuất và DN phi sản xuất 2006- 2016

        • Hình 4.9: Mức độ CBTT sản phẩm tại DN SX và DN phi SX 2006- 2016

    • 4.2.2. Thống kê mô tả các biến ROA và TBQ

      • Hình 4.10: TBQ và ROA trung bình của DN niêm yết năm 2006 - 2016

  • 4.3. Phân tích tương quan

    • Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến

  • 4.4. Phân tích hồi quy

    • 4.4.1. Lựa chọn mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA

      • Bao gồm các mô hình:

      • Bảng 4.6: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA

    • 4.4.2. Lựa chọn mô hình phù hợp với biến phụ thuộc TBQ

      • Bao gồm các mô hình:

      • Bảng 4.7: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy biến phụ thuộc TBQ

    • 4.4.3. Kiểm định kết quả hồi quy

      • Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

      • Bảng 4.8: Kết quả kiểm định VIF với biến phụ thuộc ROA

      • Bảng 4.9: Kết quả kiểm định VIF với biến phụ thuộc TBQ

      • Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

      • Bảng 4.10: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi các mô hình

      • Kiểm định hiện tượng tự tương quan.

      • Bảng 4.11: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan các mô hình

      • Kiểm tra hiện tượng nội sinh của các biến

      • Bảng 4.12: Kết quả kiểm định hiện tượng nội sinh các mô hình

      • Bảng 4.13: Bảng tổng hợp khuyết tật các mô hình

    • 4.4.4. Kết quả hồi quy các phương trình

      • Mô hình số 1 và số 3 với biến phụ thuộc ROA:

      • Mô hình số 4 với biến phụ thuộc TBQ

      • Bảng 4.15: Kết quả hồi quy GLS mô hình 4 biến phụ thuộc TBQ

        • Mô hình số 2 với biến phụ thuộc TBQ

      • Bảng 4.16: Kết quả hồi quy mô hình giữa biến công cụ và biến nội sinh

      • Bảng 4.17: Kết quả hồi quy hai giai đoạn 2SLS mô hình 2

        • Mô hình số 5 với biến phụ thuộc ROA

      • Bảng 4.18: Kết quả hồi quy GMM mô hình 5 với biến phụ thuộc ROA

        • Mô hình số 6 với biến phụ thuộc TBQ

      • Bảng 4.19: Kết quả hồi quy 2SLS mô hình 6 với biến phụ thuộc TBQ

  • Kết luận chương 4

  • CHƯƠNG 5:

  • 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

    • 5.1.1. Thảo luận về xây dựng chỉ mục báo cáo trách nhiệm xã hôi

    • 5.1.2. Thảo luận thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội

    • 5.1.3. Thảo luận về tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp

      • Bảng 5.1: Bảng tổng hợp và so sánh kết quả với giả thuyết

    • 5.1.4. Thảo luận ảnh hưởng của pháp luật và chất lượng kiểm toán đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội

  • 5.2. Kiến nghị

    • 5.2.1. Đối với Nhà nước

    • 5.2.2. Đối với DN niêm yết

    • 5.2.3. Đối với các nhà đầu tư

    • 5.2.4. Đối với các bên quan khác của DN

  • 5.3. Những đóng góp mới của luận án

    • 5.3.1. Về mặt khoa học và lý luận

    • 5.3.2. Về mặt thực tiễn

  • 5.4. Hạn chế nghiên cứu

  • 5.5. Hướng nghiên cứu trong tương lai

  • Kết luận chương 5

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

    • Phụ lục 1: Bằng chứng ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội tới giá trị thị trường doanh nghiệp

    • Phụ lục 2: Bằng chứng ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội tới hiệu quả tài chính - theo số liệu kế toán

    • Phụ lục 4: Bảng danh sách doanh nghiệp lựa chọn khảo sát thử

    • Phụ lục 5: Danh sách doanh nghiệp trong mẫu khảo sát chính thức

    • PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH 1 – ROA

    • FEM mô hình 1 – ROA

    • Kiểm tra phương sai thay đổi- mô hình 1

    • Kiểm tra hiện tượng nội sinh của biến CSRD trong mô hình 1

    • PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH 3 – ROA

    • FEM mô hình 3 –ROA

    • Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi mô hình 3 – ROA

    • - Kiểm tra hiện tượng nội sinh của biến csrd trễ 1 trong mô hình 3

    • mô hình 3 điều chỉnh bằng GMM khi có hiện tượng nội sinh của biến LEV

    • PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH 2 – TBQ

    • FEM mô hình 2 – TBQ

    • kiểm tra phương sai thay đổi mô hình 2 – TBQ

    • kiểm tra hiện tượng nội sinh của biến CSRD trong mô hình 2

    • Kiểm tra biến công cụ

    • REM biến công cụ

    • FEM mô hình 4 – TBQ

    • kiểm tra hiện tượng nội sinh

    • mô hình 4 :điều chỉnh bằng mô hình GLS khi có hiện tượng tự tương quan, có hiện tượng phương sai thay đổi

    • mô hình 5 điều chỉnh bằng GMM khi có hiện tượng nội sinh của biến LEV

    • mô hình 6 điều chỉnh bằng 2SLS khi có hiện tượng nội sinh của biến CSRD

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG

Tổng quan nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính

1.1.1 Sự khác biệt về nội dung thông tin TNXH DN

TNXH là một phạm trù rộng, đa dạng về các tiêu chuẩn hướng dẫn TNXH trên thế giới Vậy nên các nghiên cứu về vấn đề này cũng có sự khác biệt về nội dung thông tin TNXH DN Đa số các nghiên cứu chọn bốn nội dung thông tin chủ yếu TNXH DN: lao động, sản phẩm, cộng đồng và môi trường như nghiên cứu của (Mustaruddin Saleh và cộng sự (2011), Jitaree (2015), Nagib Salem Bayoud và cộng sự (2012), Mohammed Nma Ahmed và cộng sự (2016) Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu lựa chọn thành phần thông tin khác như Khlif và cộng sự (2015) lựa chọn: môi trường và xã hội, Makni và cộng sự (2009) lựa chọn thành phần thông tin: cộng đồng và xã hội, quản trị DN, khách hàng, lao động, môi trường và quyền con người hay Nina karina Karim và cộng sự (2013) với mẫu là các DN kinh doanh dịch vụ niêm yết trên TTCK Indonesia chọn những tiêu chí TNXH theo hướng dẫn của GRI 3.1 đó là những thông tin về kinh tế, môi trường, xã hội Tại Việt Nam, những nghiên cứu về ảnh hưởng CBTT TNXH đến HQTC cũng có sự khác biệt trong lựa chọn thành phần thông tin TNXH Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2015), Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh (2017) lựa chọn bốn thành phần thông tin chính là môi trường, lao động, sản phẩm, cộng đồng và Ho Ngoc Thao Trang và Liafisu Sina

Yekini (2014) ngoài bốn thành phần thông tin đó còn tìm hiểu thành phần thông tin về năng lượng và các vấn đề khác thuộc TNXH DN dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đó Khác biệt hẳn với các nghiên cứu này Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện (2016) lại lựa chọn tiêu chuẩn TNXH của tổ chức sáng tạo toàn cầu GRI (GRI4) để thực hiện nghiên cứu bao gồm 3 thành phần thông tin TNXH: kinh tế, môi trường, xã hội.

Sự khác nhau về các nội dung thông tin TNXH công bố giữa các nghiên cứu là do vẫn còn những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về TNXH DN ở những thời điểm khác nhau Song về cơ bản quan niệm và nhận thức về thông tin TNXH trong các nghiên cứu này cũng đã có sự tương đồng theo thông lệ quốc tế tập trung vào các nội dung thông tin về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.

1.1.2 Sự khác biệt đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Tổng quan nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu sử dụng hai nhóm chỉ tiêu đo lường HQTC DN đó là: nhóm chỉ tiêu đo lường HQTC DN theo giá trị thị trường và nhóm chỉ tiêu đo lường HQTC theo số liệu kế toán

Nghiên cứu đo lường HQTC DN theo giá trị thị trường

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện để xem xét ảnh hưởng của CBTT TNXH đến giá trị thị trường DN thông qua các chỉ số đo lường như: giá cổ phiếu

(Belkaoui (1976), Robert (1978), Edmund và cộng sự (1997), Clarkson và cộng sự

(2013), Klerk (2015), Murray và cộng sự (2005), Freedman and Stagliano (1991), Verbeeten và cộng sự (2016)), lợi nhuận trên cổ phiếu EPS (Jitaree (2015), Mohammed và cộng sự (2016)), giá trị vốn hóa (Berthelot và cộng sự (2012)), phản ứng thị trường – mô hình CAR (Blacconiere and Patten (1994), Hassel và cộng sự

(2005)), giá trị doanh nghiệp Tobin’Q (Saleh và cộng sự (2011), Cahan và cộng sự

(2015), Khlif và cộng sự (2015), Jitaree (2015)), tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị ghi sổ PBV (Dewi và Monalisa (2016)) Kết quả về mối quan hệ này rất đa dạng có thể chia thành 3 nhóm như sau:

Nhóm 1: Có mối quan hệ thuận giữa CBTT TNXH với giá trị thị trường DN

Có nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng thực hành và CBTT TNXH làm tăng giá cổ phiếu DN Những nghiên cứu này cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào những DN thực hiện báo cáo về những vấn đề về môi trường hơn là những DN không báo cáo Belkaoui (1976) thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng thông tin môi trường đến sự biến động giá cổ phiếu của DN với số liệu được khảo sát từ báo cáo thường niên của 50 DN của Mỹ năm 1970 Bằng kỹ thuật tính trung bình phần dư giá cổ phiếu các

DN này của các tháng trước khi công bố và sau khi công bố, kết quả cho thấy rằng sau khi CBTT kết quả hoạt động của cổ phiếu của DN trên thị trường tốt hơn Kết quả nghiên cứu tương tự Frankle và Anderso (1980) thực hiện nghiên cứu về CBTT xã hội tự nguyện đến thị trường vốn của DN của 500 công ty trong danh sách Fortune dựa trên báo cáo thường niên tháng 7/1972 đến tháng 8/1973 thông qua kỹ thuật t-test phân tích mức biến động giá của cổ phiếu so với mức biến động chung của toàn thị trường. Bên cạnh những nghiên cứu về CBTT môi trường, một số nghiên cứu với phạm vi thông tin TNXH DN rộng hơn như Robert (1978) tìm hiểu nội dung thông tin liên quan đên môi trường, công bằng trong kinh doanh, sức khỏe và an toàn lao động cho nhân viên, thông tin hỗ trợ cộng đồng, thông tin về sản phẩm.Thông qua khảo sát 287

DN trong số 500 DN xếp hạng của tạp chí Fortune theo báo cáo thường niên từ 1970 –

1976, kết quả cho thấy rằng nội dung thông tin TNXH DN tiết lộ có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu DN.

Bên cạnh đó, một số tác giả thực hiện nghiên cứu gắn liền với các sự kiện về môi trường xã hội cũng cho thấy mối tương quan tích cực giữa CBTT TNXH với giá cổ phiếu DN Martin Freedman and Stagliano (1991) kiểm tra CBTT môi trường ở 27

DN trong ngành công nghiệp dệt của Mỹ sau sự kiện tòa án tối cao Mỹ ra quy định thắt chặt phát thải khói bụi cotton Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trước khi có quy định thắt chặt phát thải khói bụi cotton của tòa án tối cao Mỹ, những DN mà không CBTT hoặc chỉ công bố những thông tin chung chung đánh giá những tác động tiềm ẩn của quy định này thì giá cổ phiếu này bị giảm tương đối so với những DN có những CBTT định lượng về đánh giá những tác động của nó Điều này cho thấy rằng một trong những nhân tố tác động đến thị trường đó chính là nội dung và mức độ của những thông tin trước đó đã công bố liên quan đến tiêu chuẩn mới ra đời Giải thích điều này tác giả cho rằng với những DN CBTT định lượng về những chi phí liên quan đến xử lý khói bụi thì nhà đầu tư có phản ứng ít tiêu cực hơn đối với các DN không công bố hoặc công bố chung chung Một nghiên cứu khác cũng gắn với một sự kiện lớn tại Ấn Độ, Blacconiere and Patten (1994) thực hiện kiểm tra phản ứng của TTCK của 47 DN hóa chất của Mỹ (ngoài công ty đa quốc gia Union Carbide) sau thảm họa rò rỉ hóa chất ở Bhopal, Ấn Độ do công ty Union Carbide gây ra Bằng chứng chỉ ra rằng các DN có công bố rộng rãi về thông tin môi trường trong báo cáo tài chính của họ trước khi bị rò rỉ hóa học đã trải qua một phản ứng tiêu cực ít hơn so với các công

K ty CBTT ít hơn Giải thích điều này tác giả cho rằng các nhà đầu tư đã nhìn thấy tín hiệu về khả năng đối mặt của DN với rủi ro sau sự cố ở Bhopal thông qua những thông tin được công bố trước đó Kết quả này là một bằng chứng cho thấy nếu DN tiết lộ những “tin tốt” thì có thể trấn áp được những tin xấu liên quan đến những tai tiếng sau sự cố về môi trường.

Nhằm giải thích rõ hơn về mức độ tương quan giữa biến CBTT TNXH và HQTC, nhiều nghiên cứu đã xây dựng phương trình hồi quy chỉ ra tương quan tích cực giữa hai biến số này (Berthelot và cộng sự (2012), Clarkson và cộng sự (2013), Klerk và cộng sự (2015), Cahan và cộng sự (2015)) Với bối cảnh nghiên cứu khác nhau các nghiên cứu này sử dụng phương pháp đo lường khác nhau để xác định mức độ CBTT TNXH nhưng kết quả giống nhau về mối tương quan tích cực giữa CBTT TNXH với giá trị DN (Tobin’Q) Berthelot và cộng sự (2012) với nghiên cứu DN niêm yết trên thị trường Toronto, Canada cho thấy lập báo cáo bền vững ảnh hưởng tích cực đến giá trị vốn hóa thị trường của các DN Ở bối cảnh khác Clarkson và cộng sự (2013) kiểm tra ở DN nhạy cảm với môi trường ở Mỹ thấy rằng mức độ CBTT TNXH theo chuẩn GRI có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu của các DN này Nghiên cứu ở tầm quốc tế có xét đến khía cạnh đặc thù quốc gia và đặc tính của DN, Cahan và cộng sự (2015) kiểm tra 676 công ty từ 22 quốc gia khác nhau với dữ liệu về TNXH được khảo sát bởi KPMG thông qua phương pháp hồi quy hai giai đoạn tác giả thấy rằng ở những quốc gia quốc gia thuộc trường phái kế toán Anglo - Saxon linh hoạt và xét đoán nghề nghiệp cao, có các tổ chức quốc tế lớn thì ảnh hưởng của thông tin TNXH đến giá trị doanh nghiệp Tobin’Q là lớn hơn so với các quốc gia khác Tương tự, Mohammed và cộng sự (2016) trong bối cảnh nước đang phát triển ở Nigenia với dữ liệu báo cáo thường niên (2001-2012) của 10 doanh nghiệp cũng đã được tìm thấy ảnh hưởng CBTT TNXH ảnh hưởng tích cực đến HQTC của DN thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) thông qua hồi quy OLS.

Nhóm 2: Có mối quan hệ nghịch hoặc không có mối tương quan giữa CBTT TNXH với giá trị thị trường DN

Bên cạnh những nghiên cứu cho kết quả tích cực thì cũng có những nghiên cứu cho kết quả tiêu cực hoặc không mối tương quan giữa hai biến số Edmund và cộng sự

(1997) thực hiện kiểm tra 64 DN quốc phòng của Mỹ năm 1986 theo 2 nhóm: 25 DN có ký vào bản ghi nhớ sáng kiến công nghiệp quốc phòng về đạo đức và hành xử trong kinh doanh (DII) và 39 DN không kí DII Kết quả chỉ ra thị trường phản ứng tiêu cực tất cả DN nhưng phản ứng là tiêu cực hơn với nhưng DN ký DII Giải thích điều này, tác giả cho rằng thị trường phản ứng với DII bởi các nhà đầu tư coi việc các DN ký DII là một sự thừa nhận về hành vi phi đạo đức và khi đó việc giám sát các DN này sẽ được chú trọng hơn khiến cho cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của các DN này bị giảm sút. Ở một bối cảnh khác ở quốc gia phát triển Hassel và cộng sự (2005) kiểm tra 71 DN niêm yết trên TTCK Stockholm Thụy điển, năm 1998 – 2000 Tác giả xây dựng 23 tiêu chí về môi trường và gán điểm 0-3 để đánh giá mức độ CBTT môi trường Mô hình OLS của nghiên cứu cho kết quả về ảnh hưởng tiêu cực của CBTT môi trường đến giá trị thị trường Giải thích cho kết quả đó tác giả cho rằng có hai nguyên nhân: thứ nhất, thị trường là ngắn hạn và các nhà đầu tư không xem xét thông tin TNXH có lợi ích lâu dài để quyết định đầu tư, thứ hai, các nhà đầu tư nhận thấy rằng các hoạt động về TNXH làm tăng chi phí của DN khiến các nhà đầu tư phản ánh tiêu cực vì lợi nhuận dự kiến giảm mà rủi ro không giảm tương ứng Kết quả là tương tự với ảnh hưởng ngược chiều của thông tin về sản phẩm và môi trường đến giá trị thị trường DN Tobin’Q trong nghiên cứu của Mustaruddin Saleh và cộng sự (2011) trong bối cảnh Malaysia – một quốc gia đang phát triển với mẫu là 200 doanh nghiệp vốn hóa thị trường cao nhất trong thời gian 1999-2005.

Khoảng trống nghiên cứu

Như vậy, thông qua nghiên cứu tổng quan nước ngoài và trong nước đã trình bày tác giả nhận thấy vẫn khoảng trống của các nghiên cứu trước:

Thứ nhất, Các nghiên cứu trên thế giới có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu: tác động xấu, tác động tốt và tác động không rõ ràng (tức là không làm tăng hay không làm giảm HQTC) Trong bối cảnh Việt Nam đa số các nghiên cứu cho thấy công bố thông tin trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn có những nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng này, ví dụ như Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện (2016) không thấy ảnh hưởng này ở những doanh nghiệp có chất lượng báo cáo thấp, Hồ Thị Vân Anh

(2018) không thấy ảnh hưởng của CBTT TNXH đến TBQ Sự khác biệt này là do có sự khác biệt ở số lượng mẫu trong mỗi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng hồi quy đa biến thông thường (OLS, FEM, REM) để tìm hiểu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN mà chưa giải quyết hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu do biến CBTT TNXH và HQTC có thể có mối quan hệ tương quan hai chiều Điều này có nghĩa cần thực hiện phương pháp hồi quy bổ sung để có thể khác phục hiện tượng nội sinh có thể xảy ra trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp.

Thứ hai, Các nghiên cứu đa số đo lường mức độ CBTT TNXH dựa trên phương pháp phân tích nội dung Tuy nhiên, cách thực hiện có sự khác biệt giữa các nghiên cứu và còn có nhiều bàn cãi về độ tin cậy của thang đo Tại Việt Nam các nghiên cứu thường sử dụng phương pháp phân tích nội dung các báo cáo của DN để đo lường mức độ CBTT TNXH Một số nghiên cứu thực hiện đếm từ, đếm câu liên quan đến TNXH được công bố trong báo cáo thường niên của các doanh ngiệp (Ho Ngoc Thao Trang and Liafisu Sina Yekini, 2014; Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự, 2015) Cách làm này là đơn giản và dễ thực hiện đối với các nhà nghiên cứu Tuy nhiên thực hiện đếm từ, đếm câu có thể gặp phải sai sót do có sự khác biệt trong kích thước phông chữ,hình ảnh báo cáo và đồ họa trong báo cáo của DN Ngoài ra, có những nghiên cứu kiểm tra sự có vặt hay vắng mặt của các mục thông tin được các doanh nghiệp cung cấp trong báo cáo thường niên dựa trên các mục TNXH trong danh sách kiểm tra mà tác giả tự xây dựng (Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh, 2017; Hồ Thị Vân Anh, 2018).Cách làm này đơn giản nhưng có thể là thiếu sót khi mà chỉ kiểm tra việc có mặt hay vắng mặt của chỉ mục thông tin trong danh sách TNXH mà không xét đến lượng thông tin cung cấp đối với từng chỉ mục bởi giữa các DN có sự khác biệt khá lớn về lượng thông tin cung cấp ở từng khoản mục TNXH Điều này có nghĩa cần phải hoàn thiện việc đo lường CBTT TNXH trong bối cảnh Việt Nam để ngoài việc đánh giá được toàn diện các khía cạnh của các thông tin TNXH còn đo lường được lượng thông tin của từng nội dung mà DN công bố.

Thứ ba, Sự đa dạng trong việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính cũng khiến cho những kết luận về ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp là không đồng nhất Trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu sử dụng cả hai nhóm chỉ tiêu này Vì vậy, để có cái nhìn rộng hơn về ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN đòi hỏi cần nghiên cứu bổ sung sử dụng cả hai nhóm chỉ tiêu (nhóm chỉ tiêu dựa trên cơ sở giá trị kế toán và nhóm chỉ tiêu dựa trên cơ sở giá trị thị trường) để đo lường HQTC DN Thước đo tài chính dựa trên cơ sở kế toán cho biết hiệu quả của DN trong quá khứ còn thước đo tài chính dựa trên giá trị thị trường cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Việc sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu này là cần thiết bởi lợi ích của CBTT TNXH có thể không nhận ra ngay trong ngắn hạn

Thứ tư, như đã phân tích ở trên bối cảnh và thời gian nghiên cứu có thể là nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC

DN bởi sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mỗi thời điểm hay nhận thức của các bên liên quan đối với DN Với bối cảnh Việt Nam - một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển – áp lực từ phía các bên liên quan đối với các doanh nghiệp ngày càng cao, môi trường CBTT được hoàn thiện theo thời gian nhưng các nghiên cứu về vấn đề chưa xét đến sự thay đổi của thực hành và công bố thông tin TNXH theo thời gian Điều này đòi hỏi cần có một nghiên cứu bổ sung để khẳng định chiều ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN và xem xét ảnh hưởng này trong bối cảnh thực hành TNXH và môi trường công bố thông tin ở Việt Nam được hoàn thiện dần theo thời gian.

Từ những lý do trên, tác giả thấy rằng cần phải mở rộng các nghiên cứu trước đây về CBTT TNXH để có cái nhìn toàn diện hơn và đáng tin cậy hơn về ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính doanh ngiệp Tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2006 – 2016 Năm 2006 thời gian được xem là thời điểm bùng nổ và phát triển của TTCK Việt Nam với những DN có đặc thù khác nhau như quy mô, tỷ lệ vốn chủ, tỷ lệ tăng trưởng, ngành nghề kinh doanh và đặc biệt là có sự thay đổi về quy định về pháp luật liên quan đến CBTT TNXH trong thời gian này để thấy được ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN.

Trong chương này tác giả tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu Các nghiên cứu có sự khác biệt nội dung thông tin TNXH và khác biệt trong chỉ tiêu đo lường HQTC DN Trong phần này tác giả tập trung giới thiệu các nghiên cứu có ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực và kết quả hỗn hợp về ảnh hưởng CBTT TNXH đến HQTC DN Từ kết quả của các nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích nguyên nhân có sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu của luận án.

CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

TNXH được tiếp cận theo nhiều cách hiểu khác nhau Khái niệm trách nhiệm được hình thành trong những năm 50 của thế kỷ trước được đề cập trong cuốn sách Social Responsibilities of the Businessmen của Howard Rothmann Bowen (1953) TNXH là lòng từ thiện của DN để bù đắp những thiệt hại do DN gây ra làm tổn hại cho xã hội Cùng với sự phát triển của xã hội thì ngày nay quan niệm về TNXH cũng thay đổi và nó ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng DN trên phạm vi toàn cầu với rất nhiều bộ quy tắc ứng xử về TNXH DN được đưa ra bởi các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ như Ngân hàng thế giới – WB, Hội đồng DN thế giới về phát triển bền vững - WBCSD, Liên hiệp quốc – UNGC, Tổ chức hợp tác và phát triển thế giới – OECD, Sáng kiến báo cáo toàn cầu GRI…

Theo định nghĩa của WordBank (2003) TNXH là những cam kết của DN đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống người lao động và cho gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội theo cách có lợi nhất cho doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội.

Quan điểm rộng hơn TNXH, tổ chức lớn nhất thế giới là Liên hiệp quốc cũng đưa ra 10 nguyên tắc chung cho việc thực hiện TNXH theo bốn chủ đề nhân quyền, lao động, môi trường, chống tham nhũng tại các DN Bao gồm: DN cần hỗ trợ và tôn

K trọng tuyên ngôn quốc tế quyền bảo vệ con người; DN đảm bảo rằng họ không phải là đồng lõa trong vụ lạm dụng nhân quyền; DN cần duy trì quyền tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể; DN loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức và bắt buộc, bãi bỏ lao động trẻ em; DN xoá bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp;

DN cần nỗ lực thực hiện phương pháp phòng ngừa sự thay đổi của môi trường; thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy trách nhiệm với môi trường nhiều hơn; khuyến khích sự phát triển và phổ biến công nghệ thân thiện môi trường; DN cần hành động để chống lại tất cả các hình thức tham nhũng, bao gồm cả tống tiền và hối lộ.

Từ một góc nhìn khác, tổ chức hợp tác và phát triển thế giới (OECD, 2010) đã đưa ra quan niệm về TNXH với những nội dung tương tự như trên, song nhấn mạnh vấn đề các chính sách quản lý của DN, vấn đề minh bạch thông tin, việc làm và quan hệ với nhân viên, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng, bảo vệ người tiêu dùng, phát triển khoa học kỹ thuật, cạnh tranh lành mạnh, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế, coi đó là các vấn đề các DN đặc biệt là các DN đa quốc gia phải thực hiện Theo OECD, ngoài các nội dung đã đề cập, các DN đa quốc gia cần có chính sách quản lý DN và các hành động cụ thể đảm bảo: đóng góp vào phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường, tôn trọng quyền con người, phát triển năng lực địa phương, phát triển nhân lực, tránh tìm kiếm các nhượng bộ liên quan đến môi trường, sức khỏe, an toàn, lao động, thuế, quản trị tốt DN, phát triển mối quan hệ với cộng đồng, tạo nhận thức chung cho nhân viên, tránh phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khuyến khích các đối tác và các nhà cung ứng cùng tham gia, không tham gia vào các hoạt động chính trị.

Như vậy, có thể thấy TNXH là một phạm trù phức tạp và được định nghĩa theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau Tuy nhiên, dù cách thể hiện hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau song nội hàm phản ánh TNXH về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng DN phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội.

Trong khuôn khổ nghiên cứu này tác giả ủng hộ quan điểm về trách nhiệm xã hội của ngân hàng thế giới Wordbank làm cơ sở lý luận chính Theo đó, trách nhiệm xã hội được hiểu là “những cam kết của DN đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống người lao động và cho gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội theo cách có lợi nhất cho doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội” Theo quan điểm này trách nhiệm xã hội là phương tiện để doanh nghiệp giải quyết mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan trong quá trình hoạt động, bao gồm: người lao động, khách hàng, đối tác kinh doanh, cộng đồng, môi trường, nhà đầu tư.

Công bố thông tin trách nhiệm xã hội

2.1.2.1 Bản chất công bố thông tin trách nhiệm xã hội

Công bố thông tin doanh nghiệp được định nghĩa là sự truyền đạt thông tin từ bên trong của doanh nghiệp tới đối tượng quan tâm, chủ yếu là bên ngoài doanh nghiệp (Etienne Farvaque và cộng sự, 2011) Các doanh nghiệp có thể công bố thông tin thông qua báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo, báo cáo đánh giá của ban giám đốc hoặc các báo cáo theo quy định khác Ngoài ra các doanh nghiệp có thể công bố tự nguyện thông tin thông qua các phương tiện truyền thông khác như: hội nghị, báo chí, trang web, áp phích Theo Etienne Farvaque và cộng sự (2011) những thông tin mà doanh nghiệp công bố không chỉ là những thông tin đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và cổ đông của doanh nghiệp mà còn là những thông tin khác (đặc biệt là những thông tin về chính sách môi trường và xã hội của doanh nghiệp) theo yêu cầu của các bên liên quan khác

Công bố thông tin trách nhiệm xã hội là một phần của công bố thông tin doanh nghiệp Nó bắt nguồn từ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cùng với sự thay đổi trong cách tiếp cận thông tin theo lý thuyết cổ đông (Shareholders Theory) sang lý thuyết các bên liên quan (Stakeholders Theory) đã thúc đẩy doanh nghiệp cần có trách nhiệm thông báo những thông tin tới các bên liên quan về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với môi trường xã hội Rob Gray và cộng sự (1995) cho rằng CBTT TNXH là quá trình cung cấp thông tin về những ảnh hưởng đến môi trường và xã hội do những hoạt động kinh tế của doanh nghiệp tới các đối tượng quan tâm trong xã hội.

2.1.2.2 Phương thức công bố thông tin trách nhiệm xã hội

Cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị xã hội, CBTT TNXH ngày càng phát triển và đang trở thành xu hướng trên toàn cầu vì những lợi ích của nó Có rất nhiều phương thức để các DN thực hiện công bố các thông tin tới các bên liên quan chẳng hạn như: gặp gỡ hay đối thoại với các bên liên quan; trao đổi thông tin về các dự án trách nhiệm xã hội với các bên liên quan; trao đổi thông tin giữa nhà quản trị và

K người lao động trong doanh nghiệp để nâng cao nhận thức chung và hỗ trợ trách nhiệm xã hội; trao đổi thông tin về nhu cầu mua sắm liên quan đến trách nhiệm xã hội với nhà cung cấp, trao đổi thông tin với người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm… Để thực hiện những hoạt động này doanh nghiệp có thể sử dụng các phương tiện truyền tin như: thông qua các cuộc họp, các sự kiện công cộng, diễn đàn, báo cáo, bản tin, tạp chí, áp phích, quảng cáo, thư điện tử, thư thoại, video, trang web, podcast, blog, chèn lên nhãn sản phẩm, hoặc có thể thông qua các thông cáo báo chí, phỏng vấn, các bài báo…

Mỗi phương tiện công bố thông tin trên có lợi thế và bất lợi riêng Phương thức trao đổi thông tin của doanh nghiệp với các bên liên quan (đặc biệt là người tiêu dùng) thông qua phương tiện quảng cáo thông qua truyền hình, báo chí, băng rôn… được nhiều DN chọn lựa Phương thức công bố này mang lại hiệu ứng tốt và nhanh đến với các bên liên quan tuy nhiên chi phí cho công bố theo hình thức này là tốn kém, không chứa đựng được nhiều thông tin cần công bố và các bên liên quan khó có thể lưu trữ các tài liệu thông tin DN công bố Phương thức trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và các biên liên quan thông qua các báo cáo của DN là hình thức phổ biến được các

DN thực hiện định kỳ đặc biệt là những DN niêm yết trên TTCK do những quy định bắt buộc của pháp luật Hình thức công bố này không gây tốn kém cho DN, chứa đựng được nhiều thông tin cần công bố và giúp các độc giả lưu trữ được các tài liệu mà DN công bố Chính vì vậy CBTT TNXH thông qua các báo cáo của DN được xem là kênh thông tin đáng tin cậy và đầy đủ nhất đối với các bên liên quan Theo khảo sát của Hội đồng DN vì sự Phát triển Bền vững Thế giới trình bày trong “Báo cáo hiện trạng 2013” thì CBTT TNXH ở các quốc gia trên thế giới được các DN được thể hiện trong các báo cáo khác nhau với các tên gọi: Báo cáo thường niên, Báo cáo phát triển bền vững, Báo cáo trách nhiệm DN, Báo cáo TNXH của DN và Báo cáo công dân Những báo cáo này được xem là bức tranh cung cấp trung thực và đầy đủ về thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

2.1.2.3 Các tiêu chuẩn công bố thông tin trách nhiệm xã hội

Thứ nhất, Hiệp ước toàn cầu của Liên hiệp quốc (United Nations Global Compact - UNGC)

Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC) là sáng kiến lớn nhất trên thế giới về phát triển DN bền vững đã được lãnh đạo các cộng đồng DN thông qua năm 2000 nhằm thúc đẩy vai trò của khối DN tư nhân trong quá trình phát triển UNGC cung cấp một định hướng nền tảng cho các DN để xây dựng, thực hiện và CBTT về các chính sách và hành động có trách nhiệm và bền vững UNGC mong muốn cộng đồng các DN lồng ghép trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình theo10 nguyên tắc do UNGC đưa ra và các DN cũng như các tổ chức thành viên được yêu cầu hàng năm lập một Báo cáo Tiến bộ (COP - Communication of Progress) trình bày các hoạt động thực tế mà DN đã thực hiện hoặc có kế hoạch thực hiện 10 nguyên tắc của UNGC Các báo cáo tiến bộ của các DN được công khai trên trang Web của UNGC cung cấp cho các bên liên quan thông tin để đưa ra các quyết định lợp lý về các DN mà họ tương tác và các bên liên quan có thể đánh giá rủi ro dựa trên những thông tin công bố công khai.

Bảng 2.1: Mười nguyên tắc thực hành trách nhiệm xã hội của UNGC được yêu cầu trình bày trong COP

Nhân quyền Lao động Môi trường Chống tham nhũng

1 Các DN cần hỗ trợ và tôn trọng tuyên ngôn quốc tế quyền bảo vệ con người

2 Đảm bảo rằng DN không phải là đồng lõa trong vụ lạm dụng nhân quyền

3 Các DN cần duy trì quyền tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể

4 Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức và bắt buộc

5 Bãi bỏ lao động trẻ em

7 Các DN cần nỗ lực thực hiện phương pháp phòng ngừa sự thay đổi của môi trường

8 Thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy trách nhiệm với môi trường nhiều hơn;

10.Các DN cần hành động để chống lại tất cả các hình thức tham nhũng, bao gồm cả tống tiền và hối lộ

6 Xoá bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp

9.Khuyến khích sự phát triển và phổ biến công nghệ thân thiện môi trường

Nguồn: United Nations Global Compact (2014) Thứ hai, Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI)

GRI là một bộ tiêu chuẩn quốc tế vê lập báo cáo phát triển bền vững được phát hành bởi Ủy ban tiêu chuẩn bền vững quốc tế (Global Sustainability Standards Board). GRI đưa ra những hướng dẫn áp dụng tự nguyện báo cáo phát triển bền vững cho tất cả các loại hình DN Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc báo cáo và các chỉ số báo cáo về kinh tế, môi trường và xã hội Trong phiên bản gần nhất G4 được phát hành năm 2013 GRI đưa ra hướng dẫn CBTT chia theo 3 nhóm kinh tế, môi trường và xã hội với các nội dung như sau:

Bảng 2.2: Danh mục các nội dung thông tin trách nhiệm xã hội theo GRI4

Kinh tế Môi trường Xã hội

- Hiệu quả hoạt động kinh tế

- Sự hiện diện trên thị trường

- Ảnh hưởng gián tiếp về kinh tế

- Nước thải và chất thải

- Thông tin và nhãn sản phẩm/dịch vụ

- Đánh giá của nhà cung cấp về vấn đề môi trường

- Cơ chế khiếu nại về môi trường

Tiểu mục: Cách đối xử với người lao động và việc làm bền vững Việc làm

- Mối quan hệ quản lý/lao động

- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

- Giáo dục và đào tạo nghề

- Đa dạng hóa và cơ hội bình đẳng

- Thù lao công bằng cho nam và nữ

- Đánh giá của nhà cung cấp về cách đối xử với người lao động

- Cơ chế khiếu nại về cách đối xử với người lao động.

Xã hội Tiểu mục: Bảo đảm quyền con người

Tiểu mục: Xã hội Tiểu mục: Trách nhiệm với sản phẩm

- Không phân biệt đối xử

- Quyền tự do lập hội và thỏa ước tập thể

- Các phương thức bảo vệ quyền tài sản

- Quyền của người bản địa

- Đánh giá của nhà cung cấp về quyền con người

- Cơ chế khiếu nại về quyền con người

- Hành vi hạn chế cạnh tranh

- Đánh giá của nhà cung cấp về tác động đối với xã hội

- Cơ chế khiếu nại về tác động đối với xã hội

- Sự an toàn và sức khỏe của khách hàng

- Thông tin và nhãn sản phẩm và dịch vụ

- Bảo đảm quyền riêng tư của khách hàng

Thứ ba, Bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 26000 (International Standards Organization – ISO 26000:2010)

Bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 26000 đưa ra những hướng dẫn thực hành trách nhiệm xã hội tự nguyện tất cả các tổ chức ở mọi loại hình, cả ở lĩnh vực công cộng lẫn tư nhân, tại các nước phát triển và đang phát triển, cũng như các nền kinh tế chuyển đổi Bộ tiêu chuẩn này xác định các mục tiêu cốt lõi của TNXH DN trong 7 nhóm vấn đề: quản trị DN, nhân quyền, thực hành lao động, môi trường, thực hành công bằng, các vấn đề của người tiêu dùng, tham gia và phát triển cộng đồng

Bảng 2.3: Các vấn đề trách nhiệm xã hội theo ISO 26000:2010

Quản trị DN Quyền con người Thực hành lao động Môi trường

Nỗ lực thích đáng Tình huống rủi ro về quyền con người

Tránh đồng lõa Giải quyết khiếu nại Phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương Quyền dân sự và chính trị Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

Các nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc

Việc làm và mối quan hệ với việc làm Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội Đối thoại xã hội Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc Phát triển con người và đào tạo nơi làm việc

Phòng ngừa ô nhiễm Sử dụng nguồn lực bền vững

Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu

Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên

Thực tiễn kinh doanh công bằng Vấn đề người tiêu dùng Tham gia và phát triển cộng đồng Chống tham nhũng

Tham gia chính trị có trách nhiệm

Thúc đẩy TNXH trong chuỗi giá trị

Tôn trọng quyền sở hữu

Thực hành marketing công bằng, thông tin xác thực, không định kiến và thực hành hợp đồng công bằng Bảo vệ sức khỏe và an toàn người tiêu dùng

Tiêu dùng bền vững Dịch vụ hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết tranh chấp khiếu nại

Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng Tiếp cận các dịch vụ thiết yếu Giáo dục và nhận thức

Giáo dục và văn hóa Tạo việc làm và phát triển kỹ năng

Phát triển và tiếp cận công nghệ

Tạo ra của cải và thu nhập Sức khỏe

Nguồn: The International Organization for Standardization (2010)

Thứ tư, Hội đồng Báo cáo Tích hợp quốc tế (International integrated reporting Council - IIRC)

Hội đồng báo cáo tích hợp quốc tế (IIRC) là một liên minh toàn cầu của các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các DN, các chuyên gia kế toán, hiệp hội chuẩn mực quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nhằm xây dựng khuôn khổ toàn cầu đối với Báo cáo Tích hợp IIRC được hình thành xuất phát từ lời kêu gọi của Giáo sư Mervyn King- Chủ tịch GRI từ diễn đàn Kế toán vì sự phát triển bền vững có tiêu đề "Nhu cầu cấp thiết thành lập một khuôn khổ báo cáo kết nối và tích hợp nhằm đáp ứng quy định và yêu cầu quản trị” Sau đó, Paul Druckman - chủ tịch của dự án kế toán vì sự phát triển bền vững kêu gọi thành lập Ủy ban báo cáo tích hợp quốc tế và và đưa ra một khuôn khổ báo cáo tích hợp được chấp nhận trên toàn cầu vàIIRC đã được thành lập vào tháng 9 năm 2012 IIRC đã công bố dự thảo Khuôn khổNguyên mẫu đối với Báo cáo Tích hợp hướng dẫn phương pháp và nguyên tắc lập báo cáo tích hợp Báo cáo tích hợp xây dựng nhằm cung cấp thông tin định hướng kinh doanh cho DN, phân bổ nguồn lực kinh doanh hiệu quả, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững Báo cáo tích hợp được xây dựng trên cơ sở báo cáo tài chính có sẵn, kết hợp với các chỉ tiêu phi tài chính DN có thể lựa chọn việc công bố báo cáo bền vững một cách độc lập và/hoặc được lồng ghép về nội dung trong báo cáo thường niên Thông qua việc tích hợp thông tin tài chính và thông tin bền vững, DN cung cấp bức tranh toàn diện hơn và ý nghĩa hơn về mô hình và hoạt động kinh doanh của mình đối với nhà đầu tư và bên liên quan.

Đo lường công bố thông tin trách nhiệm xã hội

Các tài liệu nghiên cứu về CBTT TNXH cho thấy có nhiều cách thức đo lường khác nhau Trong thực tế, không đơn giản để đo lường việc CBTT TNXH vì đây là một khái niệm đa hướng bao gồm nhiều nội dung thuộc các vấn đề khác nhau Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nội dung báo cáo của DN để thực hiện đo lường CBTT TNXH của DN Tuy nhiên, cách thức thực hiện và và đơn vị đo lường được các tác giả sử dụng là khác nhau. Đo lường mức độ CBTT TNXH bằng số ký tự, số từ, số câu, số trang Đo lường mức độ CBTT TNXH bằng việc tính số lượng thông tin thông qua đếm số ký tự, số từ, số câu, số trang, và tỷ lệ lượng thông tin TNXH so với tổng thông tin DN công bố trên các báo cáo (Blacconiere and Patten, 1994; Verbeeten và cộng sự, 2016, Deegan and Gordon, 1996; ClodiaVurro and Francesco Perrini,

2011; Stevie Dobbs and Chris van Staden, 2016) Cách làm này dễ thực hiện, tuy nhiên việc tính toán có thể gặp phải sai sót do có sự khác biệt trong kích thước phông chữ, kích thước của hình ảnh và đồ họa trong các báo cáo của DN Thêm nữa, việc chỉ đo lường khối lượng thông tin như vậy không thể hiện đầy đủ được những hoạt động TNXH DN, nhà nghiên cứu có thể bỏ qua những thông tin không được trình bày dưới dạng tường thuật mà được trình bày dưới dạng hình ảnh hay bảng xếp hạng Jitaree (2015) cho rằng phương pháp đo lường này có thể cho kết quả không đánh tin cậy và không rõ ràng bởi đếm từ, đếm câu không thể hiện được ý nghĩa của ngữ cảnh. Đo lường mức độ CBTT TNXH thông qua xây dựng chỉ số CBTT TNXH

Khắc phục hạn chế phương pháp trên, nhiều tác giả thực hiện đo lường CBTT TNXH thông qua xây dựng chỉ số CBTT TNXH Theo đó, các nhà nghiên cứu xây dựng một danh sách kiểm tra các khía cạnh khác nhau của hoạt động TNXH để có được bức tranh đầy đủ về thực hành TNXH của DN Danh sách kiểm tra này được các nhà nghiên cứu xây dựng trên lý thuyết về TNXH Chẳng hạn như một số nhà nghiên cứu dựa trên những tiêu chuẩn CBTT nhất định như GRI để đưa ra danh sách các chỉ mục thông tin TNXH (Nina karina Karim & cộng sự, 2013; Klerk, 2014; Yingjun Lu & cộng sự, 2015) hay thậm chí các tác giả tự xây dựng danh sách kiểm tra thông tin TNXH công bố phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của mình dựa trên những nghiên cứu trước đó (ví dụ như Branco and Rodrigues, 2006; Mustaruddin Saleh và cộng sự, 2011; Olivia Tjia and Lulu Setiawati, 2012; Nagib Salem Bayoud, 2012; Jitaree, 2015; Khlif và cộng sự, 2015; Mohammed Nma Ahmed và cộng sự, 2016; Belkaoui, 1976; Frankle and Anderso, 1980; Hassel và cộng sự, 2005; Clarkson và cộng sự, 2013; Khlif và cộng sự, 2015; Dewi and Monalisa, 2016) Dựa trên cơ sở danh sách kiểm tra, các nhà nghiên cứu tiến hành tính toán chỉ số CBTT TNXH của các DN trong mẫu thông qua việc chấm điểm thông tin công bố của DN. Theo đó, một số tác giả tính chỉ số này thông qua gán điểm số 1 hoặc 0 cho các chỉ mục thông tin TNXH được công bố thông qua việc tìm sự có mặt hay vắng mặt của thông tin TNXH trong các báo cáo của DN (Branco and Rodrigues, 2006; Nagib Salem Bayoud, 2012; Jitaree, 2015; Elena Platonova và cộng sự, 2016…) Cụ thể, nếu một DN CBTT một chỉ mục trong danh sách kiểm tra do nhà nghiên cứu xây dựng trong báo cáo của nó, chỉ mục đó sẽ được gán điểm "1", nếu không công bố được gán là "0" Các điểm công bố được cộng lại, và cuối cùng chỉ số đo lường công bố thông tin TNXH được tính toán theo công thức như sau:

CSRDj: Chỉ số CBTT của DN j

Xjj = 1 nếu chỉ mục thông tin i được CB ở DN j

= 0 nếu chỉ mục thông tin i không được CB ở DN j nj = số lượng mục thông tin mà DN có thể CB ở DN j

Việc tính toán chỉ số như vậy giúp các nhà nghiên cứu kiểm tra được đầy đủ các khía cạnh thông tin TNXH mà DN công bố Tuy nhiên cách gán điểm như vậy chưa phản ánh được tầm quan trọng lượng thông tin được công bố bởi mức độ ở mỗi mục thông tin ở các DN là khác nhau Để phản ánh được đầy đủ lượng thông tin TNXH mà

DN công bố Al-Tuwajiri và cộng sự (2004), Khlif và cộng sự (2015), Mustaruddin Saleh và cộng sự (2011), Yingjun Lu và cộng sự (2015) đề xuất gán điểm cho mỗi chỉ mục trong danh sách kiểm tra theo điểm số như sau: gán điểm số 1 với thông tin được công bố định tính chung chung, gán điểm số 2 cho chỉ mục thông tin được công bố định tính mà được chi tiết về hoạt động TNXH cụ thể, gán điểm số 3 cho chỉ mục thông tin TNXH được công bố định lượng và định tính mà được chi tiết về hoạt động TNXH Các điểm công bố được cộng lại, và cuối cùng chỉ số đo lường CBTT TNXH được tính toán bằng việc tổng cộng số điểm công bố:

CSRDj: Chỉ số CBTT TNXH của DN j xjj = 0 nếu chỉ mục thông tin TNXH i không được công bố ở DN j

= 1 nếu chỉ mục thông tin TNXH thứ i được công bố ở DN j là định tính chung chung

= 2 nếu chỉ mục thông tin TNXH thứ i được công bố ở DN j là định tính nhưng được chi tiết về hoạt động cụ thể

= 3 nếu chỉ mục thông tin TNXH i được công bố ở DN j là định tính nhưng được chi tiết về hoạt động cụ thể và kèm theo những thông tin định lượng

Việc đo lường mức độ CBTT TNXH thông qua chỉ số như vậy giúp cho các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra được các khía cạnh khác nhau và phản ánh được đầy đủ hơn mức độ CBTT của các mục thông tin TNXH mà DN công bố Theo cách làm này tài liệu kiểm tra là có sẵn và dễ dàng với các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, độ tin cậy của chỉ số công bố phụ thuộc vào quá trình mã hóa thông tin định tính thành định lượng thông qua việc chấm điểm Để đảm bảo độ tin cậy việc mã hóa thông tin định tính thành định lượng Krippendor (1980) đã chỉ ra rằng quá trình đo lường mã hóa thông tin phải thỏa mãn: tính ổn định, tính lặp lại và độ chính xác Tính ổn định đề cập đến kỹ năng của người hiểu biết thực hiện mã hóa dữ liệu theo cách tương tự ở thời điểm khác nhau Tính lặp lại ý nói đến mã thu được như nhau khi những người mã hóa khác nhau cùng tham gia Độ chính xác, đề cập đến đánh giá hiệu quả của mã so với một tiêu chuẩn định trước được thiết lập bởi một nhóm các chuyên gia hoặc được biết đến từ các nghiên cứu trước đó. Đo lường mức độ CBTT TNXH dựa trên dữ liệu đánh giá CBTT của bên thứ ba

Ngoài phương pháp phân tích nội dung kể trên, một số nghiên cứu sử dụng dữ liệu đánh giá CBTT của bên thứ ba để đánh giá mức độ CBTT TNXH của DN ví dụ như Perkins Cheung and Wilson Mak (2010) và Grigoris Giannarakis (2014) sử dụng chỉ số ESG được cung cấp bởi dữ liệu trực tuyến của Blommbeg hay Tzu- Kuan Chiu and Yi-Hsin Wang (2015) dựa trên bảng xếp hạng 100 Best Corporate Citizens hay Carmelo Reverte (2009) dựa trên chỉ số IBEX35của OSCR (Observatory on corporate social responsibility) về mức độ CBTT TNXH DN hay Lin Zheng and cộng sự (2014) dựa trên cơ sở dữ liệu báo cáo TNXH bởi Rating Rankins CSR (RKS) ở Trung Quốc, Alan Murray (2005) sử dụng dữ liệu công bố về xã hội và môi trường được lưu trữ tại Trung tâm Nghiên cứu Kế toán Xã hội và Môi trường (CSEAR) 100 công ty hàng đầu Vương quốc Anh Các tác giả lựa chọn dữ liệu được cung cấp từ bên thứ ba bởi sự tiện lợi do dữ liệu là sẵn có và được công bố công khai Tuy nhiên nguồn dữ liệu này bị giới hạn số lượng DN nghiên cứu, bởi chỉ có một số ít DN nằm trong danh sách được đánh giá và thường thì ở các nước phát triển mới có những đánh giá xếp hạng của các tổ chức như vậy Ví dụ như chỉ số IBEX35 của OSCR chỉ báo cáo và xếp hạng 35 DN niêm yết có vốn hóa thị trường lớn nhất tại TTCK Tây Ban Nha.

Như vậy, tùy thuộc mục đích nghiên cứu và bối cảnh cụ thể mà các nghiên cứu có thể lựa chọn thước đo phù hợp để đo lường mức độ CBTT TNXH vì với mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng Thực hiện phương pháp phân tích nội dung các báo cáo của DN là tiện lợi và đơn giản Nhưng nhà nghiên cứu cũng có thể gặp khó khăn khi thực hiện phân tích nội dung của nhiều loại báo cáo khác

K nhau của DN do mỗi năm DN có thể xuất bản số lượng lớn các loại báo cáo đặc biệt là những DN lớn Ngoài ra nhà nghiên cứu cũng có thể gặp khó khăn khi thu thập dữ liệu vì có thể những báo cáo chuyên biệt về TNXH DN không còn được lưu trữ tại DN tại thời điểm tiến hành nghiên cứu Để tiện lợi và giảm thiểu chi phí nghiên cứu cũng như thời gian nghiên cứu các tác giả thực hiện lấy dữ liệu đánh giá mức độ CBTT TNXH từ bên thứ ba, tuy nhiên nếu thực hiện nghiên cứu với quy mô mẫu lớn thì thực hiện phương pháp này khó khả thi do không phải DN nào cũng nằm trong danh sách của các tổ chức thực hiện xếp hạng.

Hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là một khái niệm rộng và phức tạp Mặc dù có nhiều nghiên cứu sử dụng hiệu quả tài chính như là một biến số phụ thuộc nhưng chưa có một định nghĩa và thước đo nhất quán trong các nghiên cứu này Vì vậy để xem xét bản chất của hiệu quả tài chính doanh nghiệp (financial performance) trước hết cần hiểu rõ bản chất của từ hiệu quả (performance).

Performance: hiệu quả theo từ điển Anh – Anh được định nghĩa là hoạt động hay quá trình thực hiện hoặc hoàn thành nhiệm vụ, công việc cụ thể Phạm trù hiệu quả được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội (từ sản xuất kinh doanh đến y tế, giáo dục, quốc phòng…) nó phản ánh trình độ của con người sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia trong các hoạt động để đạt được kết quả với mục đích của mình.

Trong hoạt động kinh doanh, Venkatraman and Ramanujam (1987) lập luận hiệu quả doanh nghiệp là thành phần trong tổng thể hiệu suất của doanh nghiệp Xét trên phạm vi hẹp hiệu quả doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính đầu ra phản ánh việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp Các chỉ tiêu này Venkatraman và Ramanujam gọi là hiệu quả tài chính (financial performance) Những chỉ tiêu này có thể là những chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh thu, khả năng sinh lợi (ROA, ROE, ROI), thu nhập trên cổ phiếu EPS… hay là những chỉ tiêu đo lường thông qua giá thị trường như giá cổ phiếu, giá thị trường so với giá sổ sách (market to book) hay là các chỉ tiêu biến thể của nó.

2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính

Khi tiến hành đánh giá HQTC DN việc xác định chỉ tiêu đo lường là rất quan trọng Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính được nhóm thành hai chỉ tiêu chính:nhóm chỉ tiêu cổ điển và nhóm chỉ tiêu hiện đại.

Nhóm thứ nhất, nhóm chỉ tiêu tài chính cổ điển

Các thước đo truyền thống thường được sử dụng để đánh giá HQTC thường được tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu của kế toán Theo tổng hợp của Nguyễn Thị Thanh Hải (2013) có bốn nhóm chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của tài sản, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và nhóm chỉ tiêu đánh giá vốn hoạt động.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được sử dụng để đo lường khả năng tại ra lợi nhuận của tài sản, nguồn vốn doanh thu Bởi vậy đây là những chỉ tiêu được các doanh nghiệp quan tâm bởi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất mà doanh nghiệp hướng tới Các chỉ tiêu thuộc nhóm này bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI), tỷ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn (ROCE)…

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của tài sản để đánh giá chất lượng quản lý và sử dụng tài sản Các chỉ tiêu thuộc nhóm này gồm: số lần luân chuyển tài sản, số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn, số lần luân chuyển tài sản dài hạn, số lần luân chuyển hàng tồn kho, thời gian luân chuyển hàng tồn kho…

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán cho biết mức độ đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp Chỉ tiêu thuộc nhóm này gồm: hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời…

Nhóm chỉ tiêu đánh giá vốn hoạt động dùng để đo lường chất lượng quản lý và sử dụng vốn Các chỉ tiêu thuộc nhóm này gồm: số vòng quay của vốn chủ sở hữu, sức hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần, sức hao phí của vốn chủ so với lợi nhuận sau thuế…

Trên đây là những chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nhưng trong đó những chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được nhiều nghiên cứu sử dụng nhất để thực hiện đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bởi đây được xem là chỉ tiêu dễ thu thập, tính toán và được các doanh nghiệp quan tâm bởi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất mà doanh nghiệp hướng tới.

Nhóm thứ hai, nhóm chỉ tiêu tài chính hiện đại

Mặc dù các chỉ tiêu bên trên là dễ tính toán nhưng theo Nguyễn Thế Hùng

(2012) những chỉ tiêu này được tính toán dựa trên số liệu quá khứ theo giá trị ghi sổ mà chưa tính đến giá trị thị trường, không thể hiện được dự báo về những lợi ích trong

K tương lai và những rủi ro và DN phải đối mặt Nhằm khắc phục những hạn chế của những thước đo trên một số nghiên cứu đã đưa ra các thước đo mới đo lường HQTC

DN dựa trên giá trị thị trường như: thu nhập trên cổ phiếu (EPS), giá trị kinh tế gia tăng (EVA), chỉ số giá trên thu nhập (P/E), giá trị thị trường gia tăng (MVA), giá trị thị trường Tobin’Q Đây là những chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm nhiều bởi những chỉ tiêu này thường liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư để đưa ra các quyết định mua cổ phiếu hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác

Trong những nghiên cứu về ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm đến hiệu quả tài chính thì các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính cũng được phân thành hai nhóm như vậy: Nhóm chỉ tiêu sử dụng dữ liệu kế toán và nhóm chỉ tiêu sử dụng giá thị trường Nhóm chỉ tiêu dựa vào số liệu kế toán: Các tác giả thường sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời để phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) (McGuire và cộng sự (1988),Waddock and Graves (1997), Mahoney and Roberts (2007), McWilliams and Siegel (2000), Simpson and Kohers (2002), Elena Platonova và cộng sự (2016), Perkins Cheung and Wilson Mak (2010), Khlif và cộng sự (2015), Dewi and Monalisa (2016), Mustaruddin Saleh và cộng sự (2011)) Những chỉ số này là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà DN đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua nó đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của DN Bên cạnh những nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời để đo lường hiệu quả tài chính, các nghiên cứu về chủ đề này còn sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường doanh nghiệp: Chỉ tiêu thu nhập trên cổ phiếu (EPS), giá trị kinh tế gia tăng (EVA), chỉ số giá trên thu nhập (P/E), giá trị thị trường gia tăng (MVA), giá trị Tobin’Q Cách làm này đã được thực hiện bởi Blacconiere and Patten (1994), Moneva and Cuellar (2009), Kleck và cộng sự (2015), Olivia Tjia and Lulu Setiawati (2012), Belkaoui (1976), Robert (1978), Freedman and Stagliano (1991), Blacconiere and Patten (1994),Edmund và cộng sự (1997), Hassel and cộng sự (2005); Murray và cộng sự (2005); Clarkson & cộng sự (2013); Cahan & cộng sự (2015); Khlif & cộng sự (2015); Mustaruddin Saleh và cộng sự (2011), Jitaree

(2015) Ngoài ra, cũng có những nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai nhóm chỉ tiêu trên để đo lường HQTC như Saleh (2009), Jitaree (2015) để có thể đưa ra kết quả thể hiện sự đa dạng hóa với các công cụ đo lường HQTC.

Cơ sở lý thuyết mối quan hệ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Dưới góc độ học thuật, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu cơ sở lý thuyết để giải thích cho mối quan hệ giữa thực hành và CBTT TNXH với HQTC DN trong các bối cảnh khác nhau bao gồm thuyết hợp pháp (legitimacy theory), thuyết các bên liên quan (stakeholder theory), thuyết hợp đồng xã hội (social contract theory), thuyết tín hiệu (signalling theory)… Dưới đây là nội dung một số lý thuyết giải thích cho mối quan hệ CBTT TNXH và HQTC DN

2.3.1 Lý thuyết các bên liên quan

Freeman, người đề xuất ban đầu của lý thuyết các bên liên quan (RE.Freeman,

1983) Freeman cho rằng lợi nhuận là kết quả hoạt động của DN chứ không phải là mục tiêu của DN Ông cho rằng nếu như DN chỉ quan tâm đến lợi ích của các cổ đông mà không quan tâm đến nhu cầu của các bên liên quan - những người có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được mục đích của DN thì DN có thể sẽ phải đóng cửa Freeman kết luận rằng mục tiêu của DN là đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, tức là bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi quyết định của công ty, nếu thực hiện được điều này lợi nhuận của DN sẽ được tạo ra.

Hình 2.1: Mô hình TNXH của Freeman

Freeman thừa nhận các bên liên quan là một yếu tố quan trọng trong TNXH của DN Các bên liên quan bao gồm cổ đông, các nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh, các nhà hoạt động xã hội, truyền thông, các nhà lập pháp, các học giả, người dân bản địa, tổ chức lao động, chính quyền địa phương và chính phủ. Áp dụng lý thuyết các bên liên quan giải thích mối quan hệ CBTT TNXH và HQTC DN

Dựa trên nền tảng lý thuyết của Freeman, nhiều nghiên cứu sử dụng làm cơ sở giải thích cho mối quan hệ CBTT TNXH và HQTC DN.

Dưới giác độ quản trị DN, các tác giả cho rằng một DN có chính sách TNXH tốt cùng với hành vi thích hợp của nhà quản trị sẽ cổ động tinh thần người lao động, thu hút khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan khác từ đó có thể gia tăng hình ảnh và uy tín cho DN góp phần nâng cao giá trị cho DN (McGuire và cộng sự, 1988; Donaldson and Preston, 1995; Jones, 1995; Servaes and Tamayo, 2013; Kruger, 2015; Edmans, 2013; Rodriguez-Fernandez, 2016) Edmans (2013) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa sự hài lòng của nhân viên và lợi nhuận DN Một nghiên cứu khác của Deng và cộng sự (2013) kiểm tra ảnh hưởng của thực hành TNXH đến hiệu quả hoạt động của các DN sáp nhập tại Hoa Kỳ Kết quả cho thấy rằng những DN bị thâu tóm có TNXH tốt thì mang lại nguồn thu về cổ phiếu cao hơn cho DN mua lại Servaes và Tamayo (2013) cho thấy TNXH làm tăng giá trị cho các DN mà có khách hàng có nhận thức cao Kruger (2015) cho thấy các nhà đầu tư có phản ứng mạnh mẽ tới các hoạt động vô trách nhiệm DN đặc biệt là những hoạt động có liên quan đến môi trường và xã hội chính vì vậy những thông tin về TNXH tích cực được xem là động thái của các nhà quản lý bù đắp những hoạt động vô trách nhiệm trước đó.

Dưới giác độ kế toán, thuyết các bên liên quan được ứng dụng như là cơ sở giải thích cho hành vi CBTT TNXH của DN Theo Deegan và cộng sự (2000) các bên liên quan có quyền được đối xử công bằng và các nhà quản trị phải điều hành DN vì lợi ích của tất cả các bên Điều này cho thấy tất cả các bên liên quan có quyền được cung cấp thông tin về những hoạt động của DN ảnh hưởng đến họ Các bên liên quan cần phải biết tất cả các thông tin, bao gồm cả thông tin về chất thải độc hại, ô nhiễm nguồn nước, hỗ trợ xã hội Theo đó các DN sẽ cung cấp thông tin nhắm đến những mối quan tâm và kỳ vọng của các bên liên quan.

Như vậy, theo quan điểm của thuyết các bên liên quan động lực để các DN thực hành và báo cáo thông tin TNXH là để thực hiện trách nhiệm của mình với các bên liên quan, thể hiện rằng DN đáp ứng được những nhu cầu của các bên liên quan với kỳ vọng lợi nhuận DN sẽ được tạo ra Việc cung cấp thông tin TNXH làm giảm sự bất đối xứng thông tin và mang lại cho các bên liên quan một sân chơi bình đẳng, đổi lại DN kỳ vọng thông qua đó sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho DN như cải thiện hình ảnh/uy tín, thu hút các nhà đầu tư và cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan để có được sự hỗ trợ và chấp thuận từ các bên liên quan.

Thuyết hợp pháp có nguồn gốc từ các khái niệm về tính hợp pháp của tổ chức, đã được định nghĩa bởi Dowling and Pfeffer (1975) “Một thực thể có thể tồn tại khi mà hệ thống giá trị của nó phù hợp với hệ thống giá trị của hệ thống xã hội lớn hơn mà thực thể đó nằm trong Khi tồn tại những chênh lệch trong thực tế hay tiềm năng giữa hai hệ thống giá trị thì tính hợp pháp của thực thể đó sẽ bị đe dọa”.

Kế thừa và phát triển thuyết hợp pháp hóa, Guthrie and Parker (1989) cho rằng thuyết hợp pháp hóa liên quan đến sức mạnh của xã hội Ông cho rằng DN kinh doanh trong xã hội phải kí kết một hợp đồng xã hội mà nhà quản lý phải thực hiện theo một số yêu cầu của xã hội để đạt được các mục tiêu của mình Các điều khoản của hợp đồng này có thể nhận thấy rõ chẳng hạn như quy định của pháp luật nhưng cũng có thể là những điều khoản chưa được xác định rõ điều này còn phụ thuộc vào kỳ vọng của cộng đồng xã hội với DN Theo Craig Deegan và cộng sự (2002) DN và xã hội có mối quan hệ vòng tròn và gắn kết với nhau, ví dụ, các DN có được nguồn nhân lực, nguyên liệu từ xã hội và ngược lại DN cũng cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho xã hội thậm chí cả những chất độc hại, phế phẩm, ô nhiễm từ quá trình sản xuất của DN cũng thải ra ngoài xã hội Hybels (trích dẫn trong Tilling, 2004) chỉ ra 4 nhóm bên liên quan trọng yếu có ảnh hưởng lớn đến nguồn lực của DN.

Bảng 2.4: Nhóm các bên liên quan trọng yếu của DN

Bên liên quan Nguồn lực

Nhà nước Hợp đồng, trợ cấp, luật, quy định, thuế

Dân chúng Khách hàng, lao động

Tổ chức tài chính Đầu tư

Truyền thông Rất ít "nguồn lực trực tiếp"; tuy nhiên, có thể ảnh hưởng đáng kể các quyết định của các bên liên quan khác

Nguồn: Tilling (2004) Áp dụng lý thuyết hợp pháp giải thích mối quan hệ CBTT TNXH và HQTC DN

Thuyết hợp pháp thường được sử dụng trong các nghiên cứu để giải thích mối liên hệ giữa CBTT TNXH với HQTC DN (Jitaree, 2015).Theo giải thích của Toukabri

Mohamed và cộng sự (2014) lý thuyết hợp pháp giải thích cho hành vi CBTT TNXH của DN có hai khía cạnh cơ bản đó là DN cần hợp pháp hóa các hoạt động của mình và quá trình thực hiện các hoạt động hợp pháp mang lại lợi ích cho DN Những lợi ích về hành vi có trách nhiệm với môi trường cũng đã được Lopin Kuo and Vivian Yi-Ju Chen (2013) chỉ ra thông qua những dẫn chứng cụ thể từ những nghiên cứu như: DN có thể tiếp cận nguồn lực dễ dàng hơn, thu hút người lao động nhiều hơn và cải thiện các điều kiện trao đổi với các đối tác, hấp dẫn người tiêu dùng, hạn chế những rủi ro bị phạt do vi phạm môi trường, chi phí vốn rẻ hơn do có những thuận lợi về huy động vốn trên TTCK Chính vì vậy sự tồn tại hợp pháp thông qua các hoạt động TNXH đã giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy HQTC DN.

Như vậy, có thể nói rằng thuyết hợp pháp giải thích cho việc thúc đẩy các tổ chức/DN thực hành và báo cáo các hoạt động TNXH đó là nhằm mục đích có được, duy trì hay gây dựng lại sự tồn tại hợp pháp của họ.Theo đó, CBTT TNXH được xem như là động lực để DN đạt được mong muốn hợp pháp hóa các hoạt động và từ những hoạt động hợp pháp đó mang lại lợi ích cho DN Khi các nhà quản lý DN bị thúc đẩy bởi động cơ này thì họ sẽ tiến hành các hành động mà họ cho là cần thiết để bảo vệ hình ảnh kinh doanh hợp pháp của họ Chính vì vậy để cải thiện tính hợp pháp các DN thường thực hiện cải chính những thông tin tiêu cực không tốt liên quan đến họ, đưa ra những lời giải thích về những thông tin không lành mạnh trên phương tiện truyền thông đại chúng có liên quan đến họ và tăng những thông tin TNXH tích cực bằng nhiều kênh thông tin khác nhau như báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững hoặc qua các kênh truyền thông khác Điều này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu của Freedman and Stagliano (1991), Blacconiere and Patten (1994) gắn với các sự kiện về môi trường Kết quả của nghiên cứu mang hàm ý nếu DN tiết lộ những “tin tốt” thì có thể trấn áp được những tin xấu liên quan đến những tai tiếng sau sự cố về môi trường.

Lý thuyết tín hiệu được Michael Spence giới thiệu năm 1974 trong bối cảnh thị trường không hoàn hảo và tồn tại bất cân xứng về thông tin Sự bất cân xứng thông tin nảy sinh giữa những người nắm giữ thông tin và những người có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn nếu họ có những thông tin này Nội dung của lý thuyết này diễn tả hai bên tiếp cận thông tin khác nhau, phía người nắm giữ thông tin phải lựa chọn nội dung thông tin và phương thức truyền thông chuyển tải còn về phía người sử dụng thông tin phải tìm cách để hiểu các thông tin Xét dưới góc độ quản trị doanh nghiệp lý thuyết tín hiệu chỉ ra cách thức phát tín hiệu nhằm giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin cho đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp Những tín hiệu này liên quan đến việc doanh nghiệp truyền tải những thông tin chất lượng và giá trị chẳng hạn như những thông tin công bố tự nguyện, bảo hành sản phẩm hoặc các chỉ số tài chính. Áp dụng lý thuyết tín hiệu giải thích mối quan hệ CBTT TNXH và HQTC DN

Giải thích cho hành vi công bố thông tin tự nguyện doanh nghiệp, thuyết tín hiệu giải thích rằng các nhà quản trị doanh nghiệp mong đợi sự tăng trưởng trong tương lai thông qua việc cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư để giúp đỡ họ trong việc ra quyết định đầu tư Thật vậy nhiều nghiên cứu về công bố thông tin cho thị trường tài chính cho thấy doanh nghiệp có hiệu quả tốt sẽ đạt được lợi ích bằng việc phát tín hiệu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên các báo cáo của doanh nghiệp Chẳng hạn như nghiên cứ của Verrecchia (1983) bằng việc phân tích 160 báo cáo xã hội được công bố bởi 80 doanh nghiệp thấy rằng doanh nghiệp có hiệu quả xã hội cao thì có mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội cao hơn và ngược lại Hay Trueman (1986) kết luận rằng việc các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những thông tin dự báo giúp cho nhà đầu tư có những thông tin về năng lực của nhà quản trị trong việc đánh giá những thay đổi của môi trường kinh tế và điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp Những thông tin dự báo này có thể giúp giá trị thị trường của doanh nghiệp cao hơn Miller (2002) tìm thấy sự gia tăng công bố thông tin trong thời gian thu nhập tăng và thị trường phản ứng tích cực với tất cả các loại thông tin công bố của doanh nghiệp và có xu hướng đi kèm với các thông tin về thu nhập Tuy nhiên, vận dụng thuyết tín hiệu nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các nhà đầu tư (người sử dụng thông tin) đưa ra quyết định kinh tế của họ dựa trên các chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp (Gibson, 1987; Matsumoto và cộng sự, 199, Gomes và cộng sự, 2004) bởi đây được xem là chỉ số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Như vậy lý thuyết tín hiệu giải thích cho việc thúc đẩy công bố thông tin của doanh nghiệp nói chung và thông tin tự nguyện (bao gồm thông tin trách nhiệm xã hội) nói riêng nhằm mục đích truyền tải cho các đối tượng bên ngoài hiểu rõ hơn về tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp giúp người sử dụng đánh giá đúng tác động của doanh nghiệp đến môi trường, kinh tế và xã hội.

Trên đây là ba lý thuyết được các nhà nghiên cứu sử dụng chủ yếu để giải thích cho lý do tại sao các nhà quản lý DN lại lựa chọn chiến lược thực hành và CBTT TNXH tự nguyện Xét khía cạnh chi phí và lợi ích có thể khi thực hiện các hoạt động TNXH và truyền tải những thông tin về những hoạt động này DN sẽ phải chịu một số chi phí nhất định nhưng những lợi ích mà nó mang lại là dài lâu và có giá trị Cụ thể,

DN có thể đạt được những lợi ích:

Tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ

CBTT TNXH được xem là công cụ DN truyền tải thông tin về những hoạt động của DN vì lợi ích của cộng đồng xã hội Điều này giúp DN có thể tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ hơn khi trở thành đối tượng ít rủi ro trên thị trường Các nhà đầu tư chấp nhận tỷ suất lợi tức đầu tư hay tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn với những DN có những hỗ trợ xã hội phù hợp với mối quan hệ và mong đợi của họ Chẳng hạn như sự xuất hiện của những quỹ đầu tư Xanh chuyên đầu tư vào các DN tư nhân có những hoạt động giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội Do đó, các DN có uy tín về các hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường sẽ có cơ hội huy động vốn chủ sở hữu với chi phí thấp hơn do các nhà đầu tư bị thu hút bởi các DN như vậy Về vấn đề này, Dhaliwal và cộng sự (2011) đã cung cấp bằng chứng cho thấy việc CBTT xã hội và môi trường làm giảm chi phí vốn cổ phần Trong trường hợp DN đi vay vốn các DN cũng có thể nhận được tiền từ các chủ nợ với chi phí đi vay thấp hơn Chẳng hạn, ngân hàng xác định lãi suất cho DN vay gắn với những rủi ro trong tương lai gồm những chi phí có thể phát sinh bất lợi trong tương lai do chính phủ và các bên liên quan khác áp đặt Nếu DN tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội và môi trường và tiết lộ thông tin liên quan đến những vấn đề này các chủ nợ sẽ coi đây là một cơ chế tự điều hành do DN thực hiện để giảm những tác động của những chi phí có thể phát sinh ảnh hưởng đến luồng tiền trong tương lai của DN Trong trường hợp này, các chủ nợ sẽ đánh giá thấp rủi ro mặc định và do vậy đòi hỏi chi phí cho vay thấp hơn Orens và công sự (2010) cũng đã kiểm tra mối quan hệ giữa thông tin xã hội và môi trường tiết lộ với chi phí đi vay và xác nhận sự liên kết thực nghiệm tiêu cực giữa cả hai biến số.

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Lý thuyết các bên liên quan, thuyết hợp pháp và thuyết tín hiệu cho thấy rằng

DN thực hành và CBTT TNXH có thể góp phần nâng cao hiệu quả tài chính DN thông qua niềm tin cho các bên liên quan, tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới, gia tăng sự chấp thuận sản phẩm của khách hàng, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, thu hút nhà đầu tư trên TTCK, giảm những xung đột với các bên liên quan, tránh được những rắc rối về pháp lý Tuy nhiên như đã trình bày ở phần tổng quan mối quan hệ giữa CBTT TNXH và HQTC DN là hỗn hợp, có những nghiên cứu cho kết quả là tích cực có những nghiên cứu cho kết quả là tiêu cực hoặc không có ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN Câu hỏi đặt ra là nên hay không nên thực hành và CBTT TNXH Liệu rằng những lợi ích mà DN thu được có đủ đề bù đắp những chi phí mà

DN đã bỏ ra để thực hành và CBTT TNXH hay không Dựa trên thuyết các bên liên quan, thuyết hợp pháp và thuyết tín hiệu cùng với tham khảo kết quả nghiên cứu của Frankle and Anderso (1980), Robert (1978), Freedman and Stagliano (1991), Blacconiere and Patten (1994), Berthelot và cộng sự (2012), Clarkson và cộng sự

(2013), Klerk (2015), Mustaruddin Saleh and cộng sự (2011), Mahoney and Roberts

(2007) tác giả dự đoán rằng CBTT TNXH sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực đến HQTC

DN Vì vậy, tác giả xây dựng giả thuyết:

H1: Công bố thông tin trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Mô hình nghiên cứu

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp định lượng để kiểm tra tác động của CBTT TNXH với các biến kiểm soát quy mô, đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng của DN

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Xác định biến CBTT TNXH (CSRD)

Như đã đề cập ở chương 2 có nhiều tiêu chuẩn về thực hành TNXH và CBTT TNXH trên thế giới Các tiêu chuẩn hướng dẫn đưa ra những nội dung hướng dẫn chứa đựng theo nhiều tiêu chí khác nhau để nhằm thông báo cho các bên liên quan những hoạt động TNXH của DN Các tiêu chuẩn này có thể được các DN vận dụng linh hoạt phù hợp với hệ thống pháp luật, bối cảnh xã hội và đặc thù kinh doanh của DN Tại Việt Nam, nội dung thông tin công bố của các doanh nghiêp Việt Nam không theo một khuôn khổ chung do thiếu hướng dẫn và chế tài từ cơ quan quản lý Nhà nước Chỉ đến năm 2015 Bộ Tài chính mới ban hành thông tư 155/2015/TT- BTC đưa ra một số tiêu chí cụ thể về thông tin môi trường và xã hội mà DN niêm yết trên TTCK Việt Nam cần phải công bố Vì vậy, để thuận lợi cho việc thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu trong khoảng thời gian từ trước năm 2015 đối với các

DN niêm yết trên TTCK Việt Nam, thông tin TNXH được tác giả lựa chọn là cộng hợp của 4 thành phần thông tin TNXH đặc trưng, phổ biến nhất và được quan tâm nhiều nhất đối với các bên liên quan tại Việt Nam về TNXH gồm: Thông tin về trách nhiệm môi trường (ENV), Thông tin về trách nhiệm với lao động (EMP), Thông tin về trách nhiệm với cộng đồng xã hội (COM), Thông tin về trách nhiệm với người tiêu dùng (CUS).

Xác định biến HQTC DN (HQTC DN)

Như đã đề cập ở chương trước có hai nhóm chỉ tiêu chính đo lường HQTC DN: chỉ tiêu tài chính truyền thống và chỉ tiêu tài chính hiện đại để thể hiện sự đa dạng hóa

K công cụ đo lường vừa phản ánh theo giá trị kế toán vừa phản ảnh theo giá thị trường. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn hai chỉ tiêu đại diện cho hai nhóm đó là: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), giá trị doanh nghiệp (Tobin’Q) để thể hiện sự đa dạng về chỉ tiêu đo lường Hệ số Tobin’s Q cho biết hiệu quả tương lai của DN bởi chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của DN trong tương lai (phản ánh qua giá thị trường của cổ phiếu) còn tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA là chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh quá khứ Lý do tác giả lựa chọn hai chỉ tiêu này là do: (1) Hai chỉ tiêu này là thước đo được thực hành nhiều nhất để kiểm tra ảnh hưởng của thực hành và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính mà các kết quả của các nghiên cứu trước là có sự khác biệt khi sử dụng các chỉ tiêu này, (2) Hai chỉ tiêu này là đại diện cho hai nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp: theo số liệu kế toán và theo giá trị thị trường được nhiều nghiên cứu sử dụng.Theo Gentry and Weishen (2010) hai nhóm chỉ tiêu này là không thể thay thế nhau bởi vẫn còn những tranh cãi về mối quan hệ giữa hai nhóm chỉ tiêu này, có những nghiên cứu cho thấy quan hệ là tích cực, nghiên cứu khác lại cho mối quan hệ tiêu cực, có những nghiên cứu lại không thấy mối liên hệ

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Là thước đo tài chính cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của DN Nhiều nghiên cứu sử dụng ROA là thước đo HQTC để kiểm tra mối quan hệ giữa CBTT TNXH và HQTC DN (Mahoney and Roberts, 2007; Makni và cộng sự, 2009; Elena Platonova và cộng sự, 2016; Perkins Cheung và Wilson Mak, 2010; Jitaree, 2015; Mohammed Nma Ahmed và cộng sự, 2016; Nagib Salem Bayoud và cộng sự, 2012; Dewi and Monalisa, 2016; Guler Aras và cộng sự, 2010; Dragomir 2010) Đa số các kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tích cực giữa CBTT TNXH với ROA Tuy nhiên, một số nghiên cứu không thấy mối liên hệ này đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển (Guler Aras và cộng sự, 2010; Dragomir,

2010) Dragomir (2010) lưu ý rằng mối quan hệ giữa TNXH và hoạt động tài chính trong một năm có thể rất yếu nhưng lại có mối liên hệ trong thời gian dài chẳng hạn như khoảng năm hoặc mười năm Tại Việt Nam ảnh hưởng của CBTT TNXH và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA đã được chỉ ra (Ho Ngoc Thao Trang and Liafisu SinaYekini, 2014; Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh, 2017; Hồ Thị Vân Anh, 2018) tuy nhiên một nghiên cứu trong khoảng thời gian dài nhiều hơn 5 năm với số lượng quan sát lớn hơn và các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng hồi quy đa biến thông thường (OLS, FEM, REM) để tìm hiểu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến ROA mà chưa giải quyết hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu do biến CBTT

TNXH và ROA có thể có mối quan hệ tương quan hai chiều chưa được nghiên cứu.

Do vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến ROA với số lượng quan sát lớn hơn bằng một phương pháp kiểm định bổ sung khắc phục khuyết tật mô hình để kết quả ước lượng mô hình tin cậy hơn là điều cần thiết.

Giá trị doanh nghiệp Tobin’Q (TBQ) TBQ là một thước đo tài chính hiện đại được James Tobin giới thiệu vào năm 1971 phản ánh giá trị thị trường của tổng tài sản so với giá trị tổng tài sản theo sổ sách kế toán (Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện, 2016) Chỉ số này được nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa CBTT TNXH và HQTC sử dụng làm thước đo HQTC Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa CBTT TNXH và TBQ là đa dạng Khlif và cộng sự (2015) với mẫu nghiên cứu là các DN ở hai nước Nam Phi và Maroc thì không thấy mối liên hệ giữa hai biến này tuy nhiên kiểm định kết quả các DN ở Nam Phi lại thấy ảnh hưởng tích cực và ở Maroc là ảnh hưởng tiêu cực Tại Việt Nam nghiên cứu tìm kiếm mối quan hệ này cũng đã được thực hiện và kết quả cũng rất đa dạng Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2015) tìm thấy mối liên hệ tích cực thông tin môi trường đến TBQ năm sau nhưng lại không thấy các mối liên hệ giữa các thông tin TNXH đến TBQ năm hiện tại Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện (2016) tìm thấy mối liên hệ tích cực thông tin TNXH đến TBQ với nhóm DN có chất lượng báo cáo tài chính cao nhưng lại không có mối quan hệ này với mẫu là các DN có chất lượng báo cáo tài chính thấp, Hồ Thị Vân Anh (2018) lại không tìm thấy ảnh hưởng của CBTT TNXH đến TBQ Từ sự khác biệt về kết quả nghiên cứu này cần thiết cần có sự kiểm tra cụ thể hơn về mối quan hệ CBTT TNXH với TBQ ở Việt Nam.

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các biến quy mô DN (SIZE), đòn bẩy tài chính (LEV) và tăng trưởng doanh thu (GRW) biến kiểm soát của mô hình bởi đây là các biến được nhiều tác giả sử dụng khi phân tích ảnh hưởng của thực hành và CBTT TNXH đến HQTC của DN Theo các tác giả mối quan hệ giữa CBTT TNXH và HQTC bị chi phối bởi các đặc thù khác nhau của DN như quy mô DN (Murray và cộng sự, 2005; Mustaruddin Saleh và cộng sự, 2011; Nagib Salem Bayoud và cộng sự 2012; Klerk, 2015; Nma Ahmed Mohammed và cộng sự, 2016; Jitaree, 2015), đòn bẩy tài chính (Mustaruddin Saleh và cộng sự, 2011; Jitaree, 2015; Klerk, 2015; Nma Ahmed

Mohammed và cộng sự, 2016), tỷ lệ tăng trưởng (Mustaruddin Saleh và cộng sự, 2011; Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự, 2015; Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện, 2016) Do vậy, trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn các biến này để đưa vào

K mô hình nghiên cứu tìm hiểu động của CBTT TNXH đến HQTC với những DN có quy mô, mức độ nợ và mức độ tăng trưởng là khác nhau.

Quy mô DN (SIZE) Quy mô DN là biến kiểm soát được được nhiều tác giả sử dụng khi nghiên cứu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN (Murray và cộng sự, 2005; Mustaruddin Saleh và cộng sự, 2011; Nagib Salem Bayoud và cộng sự 2012; Klerk và cộng sự, 2015; Nma Ahmed Mohammed và cộng sự, 2016; Jitaree, 2015). Nagib Salem Bayoud (2012) lập luận rằng những DN có quy mô lớn là những DN có khả năng kiếm được lợi nhuận nhiều hơn so với những DN quy mô nhỏ Tuy nhiên, cũng có lập luận rằng các DN quá lớn hoặc quá nhỏ có thể gặp trở ngại về quản lý nên giảm hiệu quả hoạt động DN (Admassie và Matambalya, 2002) Bởi vậy kết quả về ảnh hưởng của quy mô DN đến HQTC còn có sự khác biệt trong nghiên cứu Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho rằng quy mô DN cũng là yếu tố chi phối đến mức độ CBTT TNXH DN bởi DN quy mô càng lớn thì càng chịu nhiều áp lực của các bên liên quan (Ullmann,1985) Do đó, trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn biến quy mô DN là biến kiểm soát khi xem xét mối quan hệ CBTT TNXH và HQTC DN Theo Mesut Doğan

(2013) để đo lường quy mô DN các nghiên cứu thường dùng logarit tổng tài sản, logarit doanh thu hoặc logarit tổng lao động Trong nhiên cứu này, tác giả đo lường quy mô DN logarit tổng tài sản. Đòn bẩy tài chính (nợ vay/vốn) (LEV) Đòn bẩy tài chính cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là biến kiểm soát để kiểm tra mối quan hệ giữa CBTT TNXH vàHQTC DN (Mustaruddin Saleh & cộng sự, 2011; Jitaree, 2015; Klerk, 2015; NmaAhmedMohammed và cộng sự, 2016) Các tác giả cũng lập luận rằng khi DN chịu sự chi phối của các chủ nợ thì khi đó HQTC của DN cũng có thể bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ minh bạch của thông tin.Ở các thị trường phát triển mức độ minh bạch thông tin tốt hơn nên các chủ nợ có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh của DN nên đòn bẩy tài chính có tương quan dương với hiệu quả kinh DN.Ngược lại, đối với các quốc gia mà hoạt động vay vốn chủ yếu từ các khoản vay của ngân hàng thương mại (Việt Nam là một điển hình), việc phê duyệt khoản vay có thể không xuất phát từ chính hiệu quả hoạt động của DN, mà còn chịu sự chi phối lớn từ nhiều yếu tố khác thì tỷ lệ vốn vay có thể tăng tại chính các DN mà hiệu quả hoạt động không cao (Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm, 2017) Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn biến đòn bẩy tài chính là biến kiểm soát trong mô hình để thấy được ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN với những DN có đặc thù về vốn khác nhau Đòn bẩy tài chính được các nghiên cứu đo lường bằng tỷ lệ nợ/ vốn hoặc tỷ lệ nợ/ tổng tài sản Tuy nhiên cũng có nghiên cứu đo lường bằng tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản (Elena Platonova và cộng sự (2016), Nma AhmedMohammed và cộng sự (2016)) Trong nghiên cứu này tác giả đo lường đòn bẩy tài chính bằng tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn.

Tăng trưởng doanh thu (GRW) Tỷ lệ tăng trưởng cũng được Mustaruddin Saleh và cộng sự (2011), Nguyen Thi Bich Ngoc và cộng sự (2015), Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện (2016) đưa vào là biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN.Trong nghiên cứu của Zeitun (2014) về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động DN ở các quốc gia vùng vịnh cho thấy tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng rất tích cực đến hiệu quả DN Theo lý giải của tác giả DN có tỷ lệ tăng trưởng cao sẽ có kết quả tốt hơn do họ có thể có nhiều cơ hội đầu tư và lợi nhuận nhiều hơn.

Xây dựng phương trình nghiên cứu định lượng

Để kiểm tra giả thuyết CBTT TNXH ảnh hưởng tích cực đến HQTC tác giả xây dựng phương trình hồi quy như sau

Mô hình 1: ROAi,t= βo + β1CSRDi,t + β2SIZEi,t + β3LEVi,t+ + β4GRWi,t+ ui,t

Mô hình 2: TBQi,t= βo + β1CSRDi,t + β2SIZEi,t + β3LEVi,t + β4GRWi,t+ ui,t

Bên cạnh đó thuyết các bên liên quan, thuyết hợp pháp và thuyết tín hiệu cũng đã khẳng định rằng việc doanh nghiệp thực hành và công bố thông tin trách nhiệm xã hội sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định và lợi ích đó doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai Bằng chứng thực tế một số nghiên cứu cũng đã cho thấy CBTT TNXH mang lại những tín hiệu tích cực đối với các bên liên quan góp phần cải thiện hình ảnh của DN chính nhờ đó có thể nâng cao HQTC trong tương lai cho DN (Makni và cộng sự (2009), Elena Platonova và cộng sự (2016), Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện (2016), Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2016), Hồ Thị Vân Anh (2018)) Do vậy để cung cấp thêm hiểu biết về ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN, tác giả bổ sung thêm độ trễ (t-1) đối với biến CBTT TNXH vào mô hình nhằm kiểm tra thêm có sự tác động CBTT TNXH trong quá khứ đến HQTC DN. Tác giả chọn độ trễ (t-1) mà không phải là độ trễ (t-2) hay (t-3) hay nhiều năm sau nữa là do: (1) Tác giả xem xét mức độ ảnh hưởng của những thực hành và CBTT TNXH mà doanh nghiệp đã thực hiện ở năm trước (quá khứ) đến HQTC ở hiện tại, (2) Mẫu nghiên cứu của tác giả là dữ liệu bảng có số lượng doanh nghiệp là nhỏ thời gian

K nghiên cứu dài vì vậy khi càng đưa nhiều độ trễ thì càng mất nhiều quan sát khiến cho độ mạnh của kiểm định giảm đi do số lượng quan sát là ít (Hồ Thị Vân Anh, 2018). Các mô hình hồi quy (1), (2) bổ sung thêm độ trễ (t-1) của biến CBTT TNXH được ước lượng ở dạng như sau:

Mô hình 3: ROAi,t= βo + β1CSRDi,t -1+ β2SIZEi,t + β3LEVi,t+ β4GRWi,t+ ui,t

Mô hình 4: TBQi,t = βo + β1CSRDi,t -1+ β2SIZEi,t + β3LEVi,t+ β4GRWi,t+ ui,t

Ngoài ra, như đã phân tích ở phần tổng quan, bối cảnh và thời gian nghiên cứu có thể là nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN Với bối cảnh Việt Nam - một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển thực hành TNXH XH và môi trường CBTT được hoàn thiện theo thời gian và giai đoạn 2006-2016 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 khiến cho hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng đi xuống vào những năm sau đó Thuyết tín hiệu cho thấy rằng các nhà đầu tư (người sử dụng thông tin) đưa ra quyết định kinh tế của họ dựa trên những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp và chủ yếu là những thông tin về lợi nhuận của doanh nghiệp (Gibson, 1987; Matsumoto và cộng sự, 199, Gomes và cộng sự, 2004) Bởi vậy tác giả nghi ngờ rằng những ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp có sự khác biệt trong khoảng thời gian khác nhau trong bối cảnh Việt Nam Do đó nhằm tìm hiểu liệu CBTT TNXH có ảnh hưởng đến HQTC trong khoảng thời gian khác nhau hay không, trong nghiên cứu này tác giả bổ sung thêm biến giả D, D có giá trị =0 nếu năm nghiên cứu là năm 2006 và năm 2007, D có giá trị là 1 nếu năm nghiên cứu là năm 2008 trở đi để tìm hiểu liệu rằng có sự thay đổi gì về CBTT TNXH ảnh hưởng đến HQTC trong thời gian trước năm 2008 và sau năm 2008 không Lý do tác giả lựa chọn năm 2008 là do: (1) Năm 2008 là năm được xem là dấu mốc quan trọng thay đổi nhiều về nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam sau sự kiện công ty Vedan xả thải ô nhiễm ra môi trường Vì vậy giai đoạn sau 2008 áp lực của các bên liên quan đối với doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam ngày càng gia tăng (2).Năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính toàn cầu làm chao đảo nền kinh tế thế giới suốt nhiều năm qua và Việt Nam không nằm ngoài sự ảnh hưởng này Kinh tế ViệtNam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm Trong khi thời gian năm 2006 và 2007Việt Nam luôn được coi là điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu mà kể từ khi

2008 GDP của Việt Nam ngày càng đi xuống Do vậy khoảng thời gian sau năm

2008 ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC doanh nghiệp có thể có sự khác biệt so với năm 2007 và năm 2008.

Các mô hình hồi quy (1), (2) có tính đến sự thay đổi theo thời gian được ước lượng như sau:

Mô hình 5: ROAi,t= βo+β1CSRDi,t+β2CSRDi,t*Di,t + β3SIZEi,t + β4LEVi,t+β5GRWi,t+ ui,t

Mô hình 6: TBQi,t= βo+β1CSRDi,t+β2CSRDi,t*Di,t + β3SIZEi,t + β4LEVi,t+β5GRWi,t+ ui,t

Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu

3.4.1 Biến công bố thông tin trách nhiệm xã hội

Như đã trình bày ở phần tổng quan có nhiều nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN và các kết quả không nhất quán ở các nghiên cứu Tổng quan nghiên cứu về những hạn chế của những nghiên cứu trước cho thấy vẫn còn có sự khác biệt và nhiều bàn cãi về đo lường CBTT TNXH đặc biệt ở các nước đang phát triển không có hệ thống báo cáo TNXH tiêu chuẩn Đầu tiên, theo các tác giả việc đo lường CBTT TNXH bằng việc đếm số ký tự, số từ, số câu, số trang, và tỷ lệ khối lượng thông tin TNXH so với tổng thông tin DN công bố trên các báo cáo là dễ thực hiện, tuy nhiên việc tính toán có thể gặp phải sai sót do có sự khác biệt trong kích thước phông chữ, kích thước của hình ảnh và đồ họa trong các báo cáo của DN và không thể hiện đầy đủ được những hoạt động TNXH DN, nhà nghiên cứu có thể bỏ qua những thông tin không được trình bày dưới dạng tường thuật mà được trình bày dưới dạng hình ảnh hay bảng xếp hạng Jitaree (2015) cho rằng phương pháp đo lường này có thể cho kết quả không đánh tin cậy và không rõ ràng bởi đếm từ, đếm câu không thể hiện được ý nghĩa của ngữ cảnh.Thứ hai, nhiều tác giả thực hiện đo lường CBTT TNXH thông qua phân tích nội dung các báo cáo của DN để xác định chỉ số CBTT TNXH bằng việc gán điểm các thông tin TNXH mà DN công bố Tuy nhiên lại không có một tiêu chuẩn toàn cầu thống nhất về các nội dung thông tin TNXH điều này gây khó khăn cho các nghiên cứu khi thực hiện gán điểm các thông tin định tính thành định lượng Thứ ba, các nghiên cứu sử dụng dữ liệu đánh giá CBTT của bên thứ ba để đánh giá mức độ CBTT TNXH của

DN Phương pháp này được xem là thuận tiện và đáng tin cậy bởi nhất bởi việc các chỉ số CBTT TNXH thường được các tổ chức có uy tín đánh giá Tuy nhiên các chỉ số này đôi lúc lại giới hạn số lượng DN được khảo sát, bởi chỉ có một số ít DN nằm trong danh sách được đánh giá và thường thì ở các nước phát triển mới có những đánh giá xếp hạng của các tổ chức như vậy.

Tại Việt Nam, do thiếu vắng tiêu chuẩn chung về TNXH cũng như các chỉ số xếp hạng DN thực hiện TNXH nên các nghiên cứu khi thực hiện nghiên cứu về CBTT TNXH cũng gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện đo lường mức độ CBTT này của DN Một số nghiên cứu thực hiện đếm từ, đếm câu liên quan đến TNXH được công bố trong báo cáo thường niên của các doanh ngiệp (Ho Ngoc Thao Trang and Liafisu Sina Yekini, 2014; Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự, 2015) hay có những nghiên cứu dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước để xây dựng danh sách kiểm tra TNXH rồi kiểm tra sự có vặt hay vắng mặt của các mục thông tin được xây dựng trong danh sách kiểm tra (Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh, 2017; Hồ Thị Vân Anh,

2018) Cách làm này là đơn giản và dễ thực hiện đối với các nhà nghiên cứu, tuy nhiên giữa các DN có sự khác biệt khá lớn về mức độ cung cấp thông tin ở từng khoản mục, bởi vậy có thể là thiếu sót khi bỏ qua việc đánh giá lượng thông tin với từng mục thông tin mà DN cung cấp Trong nghiên cứu của Tạ Thị Thúy Hằng và Bùi Thị Ngọc (2017) đã khắc phục được nhược điểm này khi thực hiện đo lường mức độ CBTT TNXH của từng chỉ mục trên danh sách kiểm tra đó là với những thông tin DN công bố chung chung tác giả gán là 1 còn những thông tin DN công bố chi tiết tác giả gán là 2 Khác biệt hoàn toàn với các nghiên cứu này Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện (2016) sử dụng các danh mục và lĩnh vực trong Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững phiên bản 4 được phát hành bởi Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu GRI (Global Reporting Initiative) để làm cơ sở kiểm tra mức độ CBTT bằng việc tìm kiếm thông tin TNXH theo các chỉ mục thông tin theo hướng dẫn của GRI4 trong báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững của DN. Nếu không tìm thấy các thông tin liên quan thì chỉ tiêu đó sẽ có điểm số là 0 Nếu các thông tin liên quan được tìm thấy thì tác giả sẽ ghi nhận mức độ CBTT phát triển bền vững của công ty theo từng chỉ tiêu theo điểm số từ 1 đến 4, cụ thể như sau: Công bố vừa định lượng, vừa định tính gán điểm số là 4, chỉ công bố định tính, không có thông tin định lượng gán điểm số là 3, thông tin định lượng (dưới dạng tiền tệ, kích thước, khối lượng, quy mô,…) nhưng không có thông tin định tính gán điểm số 2, thông tin định lượng về mặt giá trị tiền tệ, không có thông tin định tính gán là 1.Tuy nhiên, với cách làm này tác giả gặp phải khó khăn rất lớn khi thực hiện kiểm tra thông tin TNXH DN công bố do tiêu chuẩn hướng dẫn về CBTT TNXH tại ViệtNam chưa đầy đủ, các DN Việt Nam thực hiện công bố không theo một tiêu chuẩn thống nhất nào và sự phức tạp bởi thang đo lường các chỉ số thông tin TNXH theo tiêu chuẩn GRI4 Những khó khăn này dẫn đến việc đo lường CBTT TNXH cho kết quả không đồng nhất trong quá trình mã hóa thông tin công bố thành những điểm số định lượng ở những thời điểm khác nhau hay người thực hiện kiểm tra là khác nhau.

Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả đề xuất sử dụng phương pháp phân tích nội dung các báo cáo có CBTT TNXH của DN (báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững) từ đó xác định mức độ CBTT TNXH DN bằng cách chuyển đổi những thông tin định tính thành những điểm số định lượng có tính đến sự khác biệt về mức độ cung cấp thông tin TNXH giữa các DN ở từng khoản mục Việc tác giả lựa chọn hai loại báo cáo: báo cáo thường niên và báo báo phát triển bền vững để tiến hành phân tích là bởi vì đối với DN niêm yết hai loại báo cáo này có độ tín nhiệm cao đồng thời đây cũng là tài liệu được DN phát hành thường xuyên và dễ thu thập nhất Tuy nhiên, trong thực tế tại Việt Nam có rất nhiều DN thực hiện phát hành báo cáo cả hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt Để thuận lợi cho quá trình thu thập thông tin tác giả khảo sát thông tin về trách nhiệm xã hội của DN dựa trên phiên bản tiếng Việt.

Các bước cụ thể của quy trình phân tích nội dung các báo cáo của DN được tác giả tiến hành qua các bước:

Bước 1: Xây dựng một danh sách kiểm tra tạm thời các chỉ mục thông tin TNXH DN Để tiến hành tính điểm CBTT TNXH DN, tác giả tiến hành xây dựng một danh sách kiểm tra TNXH Cách làm này cũng đã được nhiều nghiên cứu thực hiện trên thế giới (Branco and Rodrigues, 2006; Gunawan và cộng sự, 2008; Mustaruddin Saleh và cộng sự, 2011; Olivia Tjia and Lulu Setiawati, 2012; Nagib Salem Bayoud, 2012; Jitaree, 2015; Khlif và cộng sự, 2015; Mohammed Nma Ahmed và cộng sự,

2016) bởi TNXH là một phạm trù phức tạp và có nhiều tiêu chuẩn hướng dẫn Tại Việt Nam chỉ đến năm 2015 thông tư 155/2015/TT – BTC có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 có những quy định bắt buộc các DN đại chúng phải công bố một số thông tin về môi trường xã hội Tuy nhiên, những nội dung thông tin yêu cầu đó chưa phản ánh đầy đủ thực tế thực hành TNXH tại các DN Việt Nam Do đó để đảm bảo việc thu thập số liệu đầy đủ về mức độ công bố trong khoảng thời gian dài, nghiên cứu này tác giả phác họa một danh sách tạm thời các các chuyên mục, chỉ mục thông tin TNXH đặc trưng mà

DN thường công bố theo 4 nhóm thông tin bao gồm: Thông tin về trách nhiệm môi trường (ENV), Thông tin về trách nhiệm với lao động (EMP),Thông tin về trách nhiệm với cộng đồng xã hội (COM), Thông tin về trách nhiệm với khách hàng (CUS) Các yếu tố thông tin TNXH này được tác giả xây dựng dựa kết quả nghiên cứu của Gunawan (2007) (được trích trong Gunawan và cộng sự (2008) và Jitaree (2015) thực hiện gần đây nhất với bối cảnh Indonesia và Thái Lan một đất nước nằm trong khu vực

K Đông Nam Á có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam đồng thời tham khảo thêm các vấn đề TNXH theo 3 tại liệu tại Việt Nam: một là, hướng dẫn lập báo cáo phát triển bền vững 2012 (BCBV 2012) của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổ chức Tài chính Quốc tế phát hành Hai là thông tư 155/2015/TT- BTC (TT 155) ban hành ngày 06/10/2015 về hướng dẫn CBTT trên TTCK Ba là, nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chi (2016) với nghiên cứu “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam” Sau khi tham khảo các tài liệu trên tác giả đã lựa chọn được 35 chỉ mục thông tin theo 4 nhóm: Thông tin về trách nhiệm môi trường - ENV (10 chỉ mục), Thông tin về trách nhiệm với lao động - EMP (11 chỉ mục), thông tin về trách nhiệm với cộng đồng xã hội COM

(6 chỉ mục), Thông tin về trách nhiệm với khách hàng CUS (3 chỉ mục) Theo đó bảng danh sách kiểm tra các chỉ mục thông tin trách nhiệm tạm thời được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Bảng danh sách kiểm tra thông tin TNXH khảo sát thử

Ký hiệu Chỉ mục (Biến quan sát) Thảo khảo

ENV I Thông tin về trách nhiệm với môi trường

ENV 1 DN tuân thủ quy định và luật pháp về chống ô nhiễm môi trường (bao gồm cả số lần và số tiền bị xử phạt do không tuân thủ pháp luật và các quy định về môi trường)

(2008), Jitaree (2015), Nguyễn Thị Kim Chi

ENV 2 Thông tin hoạt động kiểm soát ô nhiễm trong quá trình kinh doanh/ Báo cáo chỉ ra rằng hoạt động gây ô nhiễm của DN đã và sẽ giảm

ENV 3 Thông tin về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ví dụ như sử dụng vật liệu tái chế, thủy tinh tái chế, kim loại, dầu, nước, giấy tái chế…

ENV 4 Thông tin ngăn chặn và khắc phục hậu quả gây ra cho môi trường từ quá trình sản xuất hay khai thác tài nguyên thiên nhiên, ví dụ cải tạo đất hoặc tái trồng rừng…

(2008), Jitaree (2015), Nguyễn Thị Kim Chi

ENV 5 Thông tin về những chiến lược, hành động hỗ trợ của DN cho các hoạt động bảo vệ môi trường/ làm đẹp cho môi trường

Ký hiệu Chỉ mục (Biến quan sát) Thảo khảo

ENV 6 Thông tin về những thiết kế cơ sở vật chất hài hòa với môi trường

(2008), Jitaree (2015) ENV 7 Báo cáo những thông tin về khí thải Jitaree (2015), BCBV 2012 ENV 8 Báo cáo thông tin xả nước Jitaree (2015), BCBV 2012 ENV 9 Báo cáo thông tin xử lý chất thải rắn Jitaree (2015), BCBV 2012

Báo cáo những thông tin về giải thưởng bảo vệ môi trường

EMP II Thông tin về trách nhiệm với người lao động

EMP 1 Thông tin DN tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn và điều kiện làm việc cho người lao động

EMP 2 Thông tin chăm sóc sức khỏe cho người lao động Gunawan và cộng sự

EMP 3 Thông tin về tập huấn, đào tạo lao động hay hỗ trợ về tài chính cho các khóa học cho người lao động

Gunawan & cộng sự (2008) Jitaree (2015), TT 155

EMP 4 Thông tin về các hoạt động giải trí tiện ích cho người lao động

EMP 5 Thông tin về hộ trợ nhà trọ hay kế hoạch sở hữu nhà, thực phẩm và các lợi ích khác cho người lao động

EMP 6 Thông tin về những chế độ phúc lợi cho người lao động, nghỉ thai sản, nghỉ lễ, nghỉ mát

EMP 7 Thông tin về những chính sách thù lao cho người lao động

EMP 8 Thông tin về kế hoạch cho người lao động mua cổ phần

EMP 9 Thông tin về bằng cấp và kinh nghiệm của người lao động

Ký hiệu Chỉ mục (Biến quan sát) Thảo khảo

Thông tin về sự ổn định trong công việc của người lao động hiện tại và tương lai

Thông tin về mối quan hệ của DN với tổ chức công đoàn hay người lao động

COM III Thông tin về trách nhiệm với cộng đồng xã hội

COM 1 Thông tin về những hoạt động từ thiện bằng tiền, sản phẩm/ dịch vụ hoặc người lao động DN tham gia các hoạt động, các sự kiện cộng đồng như hoạt động thể thao, văn hóa nghệ thuật

COM 2 Thông tin về việc tạo cơ hội việc làm cho sinh viên vào mùa hè hay bán thời gian

COM 3 Thông tin tài trợ dự án vì sức khỏe cộng đồng và truyền thông tin liên quan đến sức khỏe tới cộng đồng/ Hỗ trợ nghiên cứu y khoa

COM 4 Thông tin về tạo lập các quỹ khuyến học hay học bổng hay các hội nghị giáo dục

COM 5 Thông tin về hỗ trợ các nạn nhân thiên tai (bằng tiền hoặc sản phẩm…)

COM 6 Thông tin hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp tại địa phương

CUS IV Thông tin về trách nhiệm với khách hàng

CUS 1 Thông tin về mức độ an toàn của sản phẩm DN Gunawan và cộng sự

CUS 2 Thông tin về chất lượng sản phẩm Gunawan và cộng sự

CUS 3 Thông tin về sản xuất và phát triển sản phẩm Gunawan và cộng sự

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bước 2: Tiến hành khảo sát thử để xây dựng một danh sách kiểm tra thông tin TNXH hoàn chỉnh

Dữ liệu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được tác giả lựa chọn là những DN phi tài chính niêm yết trên TTCK từ năm 2006 đến năm 2016 Sở dĩ tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu từ 2006 là vì năm 2006 được đánh giá là năm bùng nổ TTCK với việc có thêm trung tâm giao

K dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 3/2005 Số lượng các DN niêm yết tăng mạnh đến 31/12/2006, đã có 193 DN niêm yết trên cả hai sàn (106 DN niêm yết tại TTGDCK TPHCM và 87 DN niêm yết tại TTGDCK Hà Nội) Các DN tài chính, tín dụng ngân hàng được loại bỏ vì những thông tin được cung cấp của các DN này có sự khác biệt đáng kể so với các loại hình DN khác Thông tin tài chính được tác giả thu thập trực tiếp từ các báo cáo tài chính của DN và thông tin TNXH được thu thập từ cáo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững của những DN được khảo sát Tổng số DN niêm yết trong giai đoạn 2006 – 2016 là 193 DN Mẫu nghiên cứu nghiên cứu cuối cùng của tác giả là 43 DN niêm yết trên TTCK Việt Nam do loại bỏ những DN tài chính, tín dụng, những DN hủy bỏ niêm yết trong thời gian nghiên cứu và những DN tác giả không thu thập được báo cáo thường niên hay báo cáo phát triển bền vững Như vậy với 43 DN được khảo sát trong 11 năm, tác giả được toàn bộ dữ liệu bảng cân bằng với tổng số quan sát là 43 x11 = 473 Các DN trong mẫu được tác giả chia làm 2 nhóm: 27 DN sản xuất và 16 DN phi sản xuất Các doanh nghiệp phi sản xuất trong mẫu được tác giả tập hợp theo tiêu chí là những doanh nghiệp kinh doanh vận tải và kho bãi, kinh doanh bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, và hoạt động kinh doanh khách sạn Bảng danh sách DN trong mẫu khảo sát chính thức được trình bày ở phụ lục số 5.

Dữ liệu tài chính phục vụ tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu của luận án được thu thập trực tiếp từ các Báo cáo tài chính của DN Cụ thể như sau:

- Tổng Tài sản được lấy ở chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” trên Bảng cân đối kế toán

- Tổng nợ được lấy ở chỉ tiêu “Nợ phải trả” trên bảng cân đối kế toán

- Tổng Nguồn vốn được lấy ở chỉ tiêu “Tổng cộng nguồn vốn” trên bảng cân đối kế toán của DN

- Doanh thu được lấy ở chỉ tiêu” doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “doanh thu hoạt động tài chính” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN

- Số lượng cổ phiếu lưu hành, tác giả thu thập từ mục “Thông tin cổ phần” trên báo cáo thường niên của DN

- Giá cổ phiếu, là giá đóng cửa vào 31/12 của từng loại cổ phiếu tác giả thu thập từ trang http://cafef.vn/

Dữ liệu về CBTT TNXH được tác giả thu thập trực tiếp thông qua phân tích nội dung báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững phiên bản tiếng Việt của các

DN trong mẫu được thu thập từ trang http://finance.vietstock.vn/

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong chương 4 này tác giả tập trung giới thiệu 2 phần chính: phần thứ nhất tác giả giới thiệu đặc điểm TTCK Việt Nam và các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam. Phần tiếp theo tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC tại các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam.

4.1 Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4.1.1 Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam

TTCK Việt Nam trải qua 17 năm xây dựng và phát triển (từ năm 2000 – 2017) đã từng bước khẳng định vai trò của nó như là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế.

Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000 và ngày 28/7/2000 trở thành mốc quan trọng đầu tiên với sự đăng ký của 2 chứng khoán (REE và SAM) niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và ngày 14/7/2005 cũng là mốc quan trọng đầu tiên với sự đăng ký 3 chứng khoán niêm yết tại sở GDCK Hà Nội Tốc độ tăng trưởng đăng ký niêm yết chứng khoán trên cả hai sở GDCK tăng mạnh bắt đầu từ năm 2005 sau khi Luật Chứng khoán 2005 ra đời trên cơ sở khung pháp lý của hoạt động TTCK đã được hoàn thiện và khẳng định tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam phát triển Nhận thức được việc niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán tập trung là kênh huy động vốn có hiệu quả, các DN nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM tăng đều qua các năm Năm 2006, TTCK phát triển mạnh mẽ, số lượng DN niêm yết tăng vượt trội Tính đến tháng 11/2017 đã có 726 chứng khoán được niêm yết trên 2 sở GDCK của Việt Nam (sàn HOSE là 342 DN và sàn HNX là

384 DN) Mặc dù TTCK Việt Nam có thời điểm cực kỳ khó khăn chưa lần nào bị đổ vỡ đến mức phải đóng cửa Dưới đây là sơ đồ diễn biến thị trường từ khi mở cửa cho đến nay 2000 -2016

Hình 4.1: Diễn biến thị trường giai đoạn 2000 – 2016

Nguồn: Báo cáo thường niên UBCKNN

Giá trị vốn huy động qua TTCK từ khi khai trương hoạt động đến năm 2016 đã đạt trên 2 triệu tỷ đồng TTCK ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ, các

DN huy động vốn cho đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, trở thành kênh phân phối chính của hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ huy động vốn cho ngân sách Nhà nước.

4.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo quy định Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 DN niêm yết là những

DN đại chúng đăng ký niêm yết chứng khoán trên các sang giao dịch chứng khoán

TP Hồ Chí Minh hoặc Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội Theo số liệu thống kê nhóm ngành của trang http://www.cophieu68.vn toàn bộ các DN niêm yết được phân chia thành 25 ngành Số lượng các DN niêm yết trong từng ngành có sự thay đổi theo thời gian, dẫn đến các chỉ tiêu về quy mô như tổng tài sản, vốn đầu tư cho ngành có sự thay đổi Dưới đây là bảng tổng hợp tài sản của các ngành niêm yết trong giai đoạn 2012 - 2016

Bảng 4.1: Tổng tài sản của các ngành niêm yết 2012 - 2016

Ngân hàng - bảo hiểm 1.652.711.262 2.184.092.947 2.513.900.891 2.868.340.856 3.622.830.254 1.776.504.667 Bất động sản 187.300.273 221.251.818 240.740.891 287.808.012 415.455.899 186.511.162 Nhóm dầu khí 164.568.447 155.179.261 171.200.468 177.738.107 231.928.143 123.701.270 Thực phẩm 81.082.767 86.498.267 99.078.850 108.232.815 181.582.406 75.436.950 Xây dựng 62.581.262 64.988.786 59.561.424 64.491.888 72.304.709 52.442.318 Ngành thép 48.447.993 49.779.578 68.202.467 88.963.904 86.755.802 48.985.963 Năng lượng Điện/Khí 36.015.658 37.224.960 58.088.233 62.940.612 101.569.980 44.197.957 Vật liệu xây dựng 46.170.836 46.484.208 47.123.284 59.112.021 59.055.523 41.021.749 Chứng khoán 34.467.433 30.198.921 37.592.999 33.251.461 63.906.027 33.834.199 Đầu tư xây dựng 31.725.290 32.412.493 34.252.718 43.214.948 56.550.726 28.717.792

Công nghệ viễn thông 25.487.599 24.603.499 28.377.616 34.367.180 47.786.073 25.222.573 Sản xuất kinh doanh 25.802.799 26.603.613 27.582.622 30.880.937 37.966.492 24.245.920 Thủy Sản 26.413.780 28.332.097 32.873.707 28.598.792 36.469.457 23.524.583 Thương mại 24.177.857 24.287.272 28.457.649 34.373.628 39.889.538 22.829.795 Khoáng sản, 14.990.196 16.623.727 17.190 229 20.603.915 61.420.939 18.104.784

Cao su 11.993.034 14.589.486 17.384.355 36.236.542 50.573.539 17.297.420 Phân bón 14.347.777 14.914.674 17.415.049 36.783.326 37.221.615 17.177.233 Hàng không 165.788 155.575 475.044 2.718.616 136.802.752 15.606.793

- Hóa chất 13.688.912 15.453.126 18.952.003 23.633.125 26.184.232 13.798.618 Đầu tư phát triển 9.932.283 14.967.836 13.800.314 17.817.108 31.624.341 12.309.541 Nhựa - Bao bì 9.133.180 9.755.232 10.839.937 13.569.675 15.971.795 8.775.590 Dịch vụ - Du lịch 5.737.949 6.545.516 7.951.931 9.351.580 13.377.686 5.579.463 Giáo dục 2.189.484 2.162.949 2.167.247 2.361.072 3.999.296 2.109.167

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trang http://www.cophieu68.vn/

Qua bảng trên thấy rằng quy mô các ngành của các ngành niêm yết tăng dần đều theo thời gian Ngành có quy mô cao nhất đó là Ngân hàng - bảo hiểm, sau đó đến ngành bất động sản rồi kế tiếp lần lượt là dầu khí, thực phẩm, xây dựng Nhóm ngành có quy mô nhỏ nhất đó là ngành dịch vụ công ích và giáo dục Tuy quy mô của các

DN niêm yết tăng dần theo các năm nhưng hiệu quả hoạt động của các ngành lại không ổn định.

Xét về hiệu quả sử dụng tài sản của các ngành, ngành phân bón và ngành thực phẩm có ổn định và có tỷ lệ cao nhất, ngành có hiệu quả thấp nhất là ngành ngân hàng bảo hiểm và chứng khoán Nhìn tổng thể ROA của các ngành có dấu hiệu đi xuống theo các năm

Bảng 4.2: ROA của các ngành niêm yết giai đoạn 2012 - 2016

Dược phẩm- Y tế - Hóa chất 11% 10% 8% 6% 7%

Xây dựng 1% 2% 3% 4% 4% Đầu tư phát triển 4% 7% 8% 7% 5% Đầu tư xây dựng 2% 1% 3% 4% 3%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trang http://www.cophieu68.vn/

4.1.3 Hoạt động công bố thông tin và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hoạt động CBTT của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam

CBTT là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các DN niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam Đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của các DN niêm yết với cộng đồng đầu tư nói chung và các cổ đông nói riêng Theo báo cáo khảo sát CBTT trên TTCK Việt Nam năm 2017 do Vietstock cùng kết hợp với Báo Tài chính và Cuộc sống kết quả khảo sát 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ 01/07/2012 - 21/12/2015 khảo sát tuân theo quy định về CBTT của thông tư 52/2012/TT-BTC và giai đoạn 2 từ 01/01/2016-30/06/2016 khảo sát tuân theo quy định về CBTT của thông tư 155/2016/TT-BTC cho thấy mức độ tuân thủ đúng và đầy đủ về nghĩa vụ CBTT trên TTCK Việt Nam còn rất thấp tuy nhiên có xu hướng tăng đều qua các năm Riêng đến năm 2017 với các yêu cầu CBTT khắt khe hơn của Thông tư 155/2015/TT-BTC thì việc số lượng và tỷ lệ các DN đạt chuẩn CBTT năm 2017 sụt giảm là điều có thể hiểu được.

Hình 4.2: DN niêm yết đạt chuẩn CBTT 2012 - 2017

Nguồn: Báo cáo khảo sát CBTT năm 2017của Vietstock và Báo Tài chính và Cuộc sống

Hoạt động CBTT TNXH của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam

Tại Việt Nam thực hành và công bố thông tin trách nhiệm xã hội vẫn còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp bởi khung pháp lý về vấn đề này vẫn chưa thực sự hoàn thiện Nội hàm TNXH mặc dù đã được đề cập ở nhiều quy định pháp luật khác nhau, ví dụ như luật bảo vệ môi trường, các văn bản pháp luật của Bộ Lao động, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật DN, luật cạnh tranh, luật quảng cáo nhưng chưa đồng bộ Quy định về CBTT TNXH cũng chỉ mang tính hướng dẫn và chưa hoàn thiện Chỉ đến năm

2012, xuất phát từ thực tế các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam chưa có đầy đủ các thông tin rõ ràng về môi trường và xã hội hoặc các hoạt động đảm bảo tính bền vững cho các nhà đầu tư Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cùng với các chuyên gia tư vấn của DN kiểm toán Price water house Coopers (PwC) đã hợp tác và xuất bản cuốn “Hướng dẫn lập Báo cáo phát triển bền vững” cho các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là tài liệu mang tính hướng dẫn cho các DN có nhu cầu cung cấp thông tin tự nguyện về các vấn đề môi trường xã hội, bởi vậy sự đồng nhất và tuân thủ trong CBTT TNXH không được nhiều DN quan tâm Chính vì vậy với mục đích thúc đẩy các DN có ý thức hơn trong thực hành và CBTT TNXH của các DN đại chúng và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế năm 2015 Việt Nam đã chính thức có quy định yêu cầu bắt buộc các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam phải công bố những thông tin liên quan đến những tác động liên quan đến môi trường và xã hội

Theo khảo sát của Hội đồng DN vì sự Phát triển Bền vững (VBCSD) –VCCI

150 DN tiêu biểu, đại diện cho các ngành như năng lượng, ngành chuyên sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam về chủ đề “Phát triển bền vững” thực hiện vào năm 2014 cho thấy 38.73% số người được hỏi cho rằng DN của họ đã thực hiện CBTT về trách nhiệm xã hội, tuy nhiên với xác suất tin cậy nhỏ hơn 10.0%, điều đó cho thấy chỉ có khoảng 3.90% số DN được hỏi là thực sự đang sử dụng báo cáo bền vững. Tuy nhiên, số lượng báo cáo có nội dung phát triển bền vững ngày càng tăng ở các

Thống kê mô tả dữ liệu

4.2.1 Thống kê kết quả công bố thông tin trách nhiệm xã hội

4.2.1.1 Thống kê kết quả công bố thông tin trách nhiệm xã hội tổng thể mẫu

Thông qua số liệu khảo sát về mức độ CBTT TNXH của 43 DN niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016 tác giả nhận thấy rằng mức độ CBTT TNXH trung bình tăng đều trong các năm từ năm 2006- 2016 điều này cho thấy các

DN ngày càng quan tâm đến việc thực hành và CBTT trách nhiêm xã hội Tuy nhiên xét theo tỷ lệ điểm CBTT TNXH trung bình các DN đã thực hiện hàng năm so với mức điểm tối đa mà mỗi DN có thể đạt được (70 điểm) thì mức độ CBTT TNXH của các DN Việt Nam còn ở mức thấp, cao nhất là năm 2016 đạt 32,2%

Bảng 4.3: Thống kê kết quả CBTT trung bình cuả các DN 2006 - 2016

Year Tổng điểm CBTT TNXH trung bình hàng năm

Tỷ lệ điểm CBTT TNXH trung bình hàng năm so với điểm CBTT tối đa

Nguồn: Tác giả tính toán

Kết quả này phản ánh thực tế ở Việt Nam thực hành và công bố thông tinTNXH của doanh nghiệp ngày càng tăng bởi áp lực từ phía các bên liên quan đối với doanh nghiệp ngày càng tăng Những áp lực có thể là: ý thức và trình độ dân trí Việt

Nam ngày càng tăng, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp tuân theo những quy định của quốc tế và những quy định có bắt buộc doanh nghiệp phải thực hành và công bố thông tin trách nhiệm xã hội chẳng hạn như sự ra đời của thông tư 155/2015/T T-BTC với những yêu cầu bắt buộc các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam phải báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của DN tạo một lực đẩy rất lớn đối với hành vi CBTTTNXH của các DN Việt Nam

Kiểm tra chi tiết về mức độ CBTT trung bình TNXH theo các thành phần thông tin trách nhiệm môi trường (ENV), trách nhiệm với lao động (EMP), trách nhiệm với cộng đồng (COM), trách nhiệm với khách hàng (CUS) tác giả thấy rằng mức độ CBTT về môi trường là thấp nhất Điều này có nghĩa DN Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm đối môi trường Những hoạt động về xả thải, kiểm soát ô nhiễm trong quá trình kinh doanh, những chiến lược hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường vẫn chưa được các DN quan tâm đúng mức Đây chính là sự khác biệt của Việt Nam với các nước phát triển ở Châu Âu, ở đó, các DN tập trung vào CBTT về môi trường, năng lượng, tái chế, ô nhiễm do những áp lực từ phía khách hàng, từ những nhà đầu tư về những hành động bảo vệ môi trường của DN.

Hình 4.3: Mức độ CBTT TNXH trung bình theo thành phần thông tin của DN năm 2006 - 2016

Nguồn: Tác giả tính toán

Cụ thể hơn, tác giả tiến hành thống kê theo từng loại chỉ mục thông tin TNXH trong tổng số 473 quan sát (11 năm x 43 DN) tác giả thấy rằng những thông tin về lương, thưởng, thông tin về sản xuất và phát triển sản phẩm là những chỉ mục thông tin được các DN công bố nhiều nhất Thông tin được công bố ít nhất đó là thông tin liên quan đến ngăn chặn và khắc phục hậu quả gây ra cho môi trường từ sản xuất Dưới đây là bảng thống kê số quan sát được của các chỉ mục thông tin được công bố nhiều nhất và ít nhất trong từng chuyên mục thông tin TNXH.

Bảng 4.4: Thống kê kết quả CBTT TNXH

Lĩnh vực Giá trị quan sát Tên chỉ mục thông tin

Nhiều nhất 206 DN tuân thủ quy định và luật pháp về chống ô nhiễm môi trường Ít nhất 43

Thông tin ngăn chặn và khắc phục hậu quả gây ra cho môi trường từ quá trình sản xuất hay khai thác tài nguyên thiên nhiên

Nhiều nhất 402 Thông tin về lương, thưởng và các chế độ khác cho người lao động Ít nhất 51 Thông tin phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp Thông tin hỗ trợ các nạn nhân thiên tai, gia đình

Thông tin hỗ trợ cộng đồng

Nhiều nhất 206 chính sách, nạn nhân chất độc màu da cam, đóng góp quỹ từ thiện đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ trẻ em khuyết tật, mồ côi Ít nhất 43

Thông tin về cơ hội việc làm cho sinh viên, cho những người đặc biệt như dân tộc thiểu số, con thương binh liệt sĩ, những người tàn tật, chất độc màu da cam và những người có hoàn cảnh khó khăn

Nhiều nhất 346 Thông tin về sản xuất và phát triển sản phẩm với khách Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thu nhận hàng, sản Ít nhất 207 những đóng góp và giải quyết những khiếu nại phẩm của khác hàng

Nguồn: Tác giả tính toán Ở một khía cạnh khác, tác giả tiến hành kiểm tra 43 DN trong mẫu về mức độ quan tâm đến CBTT TNXH thông qua hoạt động lập báo cáo Kết quả cho thấy từ

2006 – 2016 số lượng DN thực hiện CBTT TNXH thành một mục riêng biệt trong báo cáo còn rất ít Với năm 2006 chỉ có 2 DN (FPT và VNM) thực hiện CBTT TNXH riêng biệt và chỉ đến năm 2012 thì mới có 1 DN thực hiện lập báo cáo phát triển bền vững Tuy nhiên số lượng các DN lập báo cáo phát triển bền vững hay báo cáo thông tin TNXH riêng biệt được tăng dần đều qua các năm Đáng chú ý là 2014 số lượng DN lập báo cáo phát triển bền vững tăng lên đáng kể so với năm 2013 với số lượng là 10

DN Số lượng các DN CBTT TNXH riêng biệt cũng đã tăng lên từ 5% đến 42% trong tổng số DN được khảo sát.

Hình 4.4: DN niêm yết thực hiện CBTT TNXH riêng biệt 2006- 2016

Nguồn: Tác giả tính toán

4.2.1.2 Thống kê kết quả công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp sản xuất và phi sản xuất

Thực hiện kiểm tra mức độ CBTT TNXH ở DN sản xuất và DN phi sản xuất tác giả thấy rằng mức độ CBTT TNXH ở DN sản xuất và DN phi sản xuất có sự khác biệt khá lớn Trong khi mức điểm thực hành CBTT TNXH ở DN sản xuất ở mức thấp nhất năm 2006 là 10,3 điểm với tỷ lệ tỷ lệ điểm CBTT TNXH trung bình năm so mức điểm tối đa mà mỗi DN có thể đạt được là 14,8% và cao nhất năm 2016 là 25,6 điểm với tỷ lệ 36,6% thì chỉ số này ở DN phi sản xuất là 7,06 điểm với tỷ lệ 10,1% vào năm 2006 và cao nhất là 17,3 với tỷ lệ 24,7% vào năm 2016 Điều này cho thấy mặc dù mức độ CBTT TNXH ở cả hai loại hình DN này đều có xu hướng tăng dần đều qua các năm nhưng vẫn luôn tồn tại mức chênh lệch về mức độ CBTT TNXH ở hai loại hình DN.

Hình 4.5: Mức độ CBTT TNXH tại DN sản xuất và DN phi sản xuất 2006- 2016

Nguồn: Tác giả tính toán

Sự khác biệt giữa CBTT TNXH ở DN sản xuất và DN phi sản xuất nhận thấy rõ ràng nhất ở thông tin về môi trường Ở DN sản xuất vấn đề trách nhiệm đối với môi trường được coi trọng hơn những DN khác bởi những DN này được xem là có tác động nhiều hơn đến môi trường xã hội nhiều hơn Ở các chuyên mục thông tin khác mức độ CBTT tại DN sản xuất cũng được tìm thấy nhiều hơn DN phi sản xuất nhưng mức độ chênh lệch là không nhiều Dưới đây là những sơ đồ cho thấy sự khác biệt giữa các chuyên mục thông tin giữa hai loại hình DN này.

Hình 4.6: Mức độ CBTT môi trường tại DN SX và DN phi SX 2006 - 2016

Nguồn: Tác giả tính toán

Sự khác biệt về mức độ CBTT môi trường ở DN sản xuất và phi sản xuất có thể nhìn thấy khá rõ qua sơ đồ trên Trong khi mức điểm CBTT môi trường năm 2006 của

Phân tích tương quan

Tác giả thực hiện phân tích tương quan để thấy được mối quan hệ giữa các biến trong mô hình thông qua hệ số tương quan r Hệ số r nằm trong khoảng [-1,1]

Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến

Nguồn: Tác giả tính toán từ STATA

Xét về mối quan hệ giữa biến ROA và các biến độc lập cùng với biến kiểm soát trong mô hình biến ROA là biến phụ thuộc:

ROA có tương quan mạnh cùng chiều với biến độc lập CSRD và ngược chiều với biến kiểm soát LEV Điều này cho thấy mức độ CBTT TNXH cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của DN là lớn, DN có tỷ lệ nợ cao thì hiệu quả giảm

Xét về mối quan hệ giữa biến TBQ và các biến độc lập cùng với biến kiểm soát trong mô hình biến TBQ là biến phụ thuộc:

TBQ có tương quan mạnh cùng chiều với biến độc lập CSRD còn lại hệ số tương quan với các biến số khác đều rất nhỏ Điều này có nghĩa DN có mức độ CBTTTNXH cao thì giá trị thị trường của DN là lớn.

Ngày đăng: 22/12/2022, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w