1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại

105 397 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên Đến Chất Lượng Học Tập Của Sinh Viên Trường Đại Học Thương Mại
Người hướng dẫn Th.S Lê Thị Thu
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế - Luật
Thể loại báo cáo thảo luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 3,93 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ - LUẬT BÁO CÁO THẢO LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO THẢO LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến

chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại

Lớp học phần: 2058SCRE0111 Th.S Lê Thị Thu

Hà Nội – 2020

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 2

1.2 Tuyên bố đề tài nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.5 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 4

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu 5

1.7 Thiết kế nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6

2.1 Kết quả của các nghiên cứu trước đó 6

2.2 Cơ sở lý luận 10

2.2.1 Các khái niệm và lý thuyết về hoạt động khoa học 10

2.2.2 Các khái niệm và lý luận về chất lượng học tập của sinh viên 13

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Tiếp cận nghiên cứu 15

3.1.1 Định tính 15

3.1.2 Định lượng 15

3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu 16

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu 16

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 16

3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 18

3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu 18

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ 19

4.1 Nghiên cứu định tính 19

4.1.1 Phân tích kết quả 19

4.1.2 Kết luận: 24

4.2 Nghiên cứu định lượng 24

4.2.1 Thông tin cá nhân 24

4.2.2 Quan điểm về NCKH 27

Trang 3

4.2.3 Phiếu đánh giá 32

4.2.4 Chỉ số Cronbach's Alpha (Độ tin cậy) 54

4.2.5 Phân tích EFA và ma trận xoay 59

4.2.6 Phân tích hồi quy 76

4.2.7 Kết luận 78

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

5.1 Những phát hiện mới của đề tài 80

5.1.1 Những phát hiện mới của đề tài 80

5.1.2 Trả lời những câu hỏi 81

5.1.3 Kiểm định giả thuyết 81

5.2 Giải pháp và đề xuất 82

5.2.1 Giải pháp 82

5.2.2 Đề xuất 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 84

Trang 4

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu 4

Hình 2.1 Lợi ích của NCKH 11

Hình 4.1 Giới tính của bạn là gì? 25

Hình 4.2 Bạn có phải sinh viên trường Đại học Thương Mại ? 26

Hình 4.3 Bạn là sinh viên năm mấy? 27

Hình 4.4 Bạn có đang học môn phương pháp NCKH không? 28

Hình 4.5 Bạn đã từng nghe qua về hoạt động NCKH? 29

Hình 4.6 Bạn đã làm NCKH chưa? 30

Hình 4.7 Bạn đã làm nghiên cứu khoa học dưới hình thức nào? 31

Hình 4.8 NCKH giúp sinh viên tiếp thu thêm nhiều kiến thức khoa học 33

Hình 4.9 NCKH giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy logic khoa học 34

Hình 4.10 NCKH giúp sinh viên mở rộng tầm hiểu biết, chuyên sâu về 1 vấn đề 35

Hình 4.11 NCKH giúp sinh viên có thêm những kĩ năng tra cứu tài liệu, chắt lọc thông tin, biết thêm về những tài liệu nước ngoài 37

Hình 4.12 NCKH giúp sinh viên cải thiện kĩ năng mềm của sinh viên 38

Hình 4.13 NCKH giúp sinh viên có khả năng xử lý dữ liệu , phục vụ, là tiền đề cho khóa luận tốt nghiệp 39

Hình 4.14 NCKH giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận, trao đổi kĩ năng làm báo cáo 40

Hình 4.15 NCKH tốn nhiều thời gian 42

Hình 4.16 Thời gian NCKH ngắn nên sinh viên phải tập trung hoàn thành nhanh chóng 43

Hình 4.17 NCKH giúp sinh viên phân chia được thời gian hợp lý, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu 44

Hình 4.18 NCKH giúp sinh viên coi trọng việc học tập 46

Hình 4.19 NCKH giúp sinh viên hứng thú, hăng hái hơn 47

Hình 4.20 NCKH giúp sinh viên có cơ hội nhận điểm thưởng từ khoa, trường và được cộng điểm vào khóa luận tốt nghiệp 48

Hình 4.21 NCKH giúp sinh viên chủ động hơn trong học tập 49

Hình 4.22 Tôi khá hài lòng với kết quả học tập của mình sau khi làm NCKH 51

Hình 4.23 Tôi thấy kết quả học tập của mình trở nên tốt hơn sau khi làm NCKH 52

Hình 4.24 Tôi sẵn sàng giới thiệu và giúp đỡ các bạn sinh viên khác làm NCKH 53

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu trước đó 10

Bảng 4.1 Giới tính của bạn là gì? 24

Bảng 4.2 Bạn có phải sinh viên trường Đại học Thương Mại ? 25

Bảng 4.3 Bạn là sinh viên năm mấy? 27

Bảng 4.4 Quan điểm về NCKH 28

Bảng 4.5 Bạn có đang học môn phương pháp NCKH không? 28

Bảng 4.6 Bạn đã từng nghe qua về hoạt động NCKH? 29

Bảng 4.7 Bạn đã làm NCKH chưa? 30

Bảng 4.8 Bạn đã làm nghiên cứu khoa học dưới hình thức nào? 31

Bảng 4.9 Phiếu đánh giá 32

Bảng 4.10 NCKH giúp sinh viên tiếp thu thêm nhiều kiến thức khoa học 32

Bảng 4.11 NCKH giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy logic khoa học 33

Bảng 4.12 NCKH giúp sinh viên mở rộng tầm hiểu biết, chuyên sâu về 1 vấn đề 34

Bảng 4.13 Các kỹ năng 36

Bảng 4.14 NCKH giúp sinh viên có thêm những kĩ năng tra cứu tài liệu, chắt lọc thông tin, biết thêm về những tài liệu nước ngoài 36

Bảng 4.15 NCKH giúp sinh viên cải thiện kĩ năng mềm của sinh viên 38

Bảng 4.16 NCKH giúp sinh viên có khả năng xử lý dữ liệu , phục vụ, là tiền đề cho khóa luận tốt nghiệp 39

Bảng 4.17 NCKH giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận, trao đổi kĩ năng làm báo cáo 40

Bảng 4.18 Thời gian 41

Bảng 4.19 NCKH tốn nhiều thời gian 41

Bảng 4.20 Thời gian NCKH ngắn nên sinh viên phải tập trung hoàn thành nhanh chóng 43

Bảng 4.21 NCKH giúp sinh viên phân chia được thời gian hợp lý, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu 44

Bảng 4.22 Lợi ích thu được từ NCKH 45

Bảng 4.23 NCKH giúp sinh viên coi trọng việc học tập 45

Bảng 4.24 NCKH giúp sinh viên hứng thú, hăng hái hơn 46

Bảng 4.25 NCKH giúp sinh viên có cơ hội nhận điểm thưởng từ khoa, trường và được cộng điểm vào khóa luận tốt nghiệp 48

Bảng 4.26 NCKH giúp sinh viên chủ động hơn trong học tập 49

Bảng 4.27 Chất lượng học tập 50

Bảng 4.28 Tôi khá hài lòng với kết quả học tập của mình sau khi làm NCKH 50

Bảng 4.29 Tôi thấy kết quả học tập của mình trở nên tốt hơn sau khi làm NCKH 51

Bảng 4.30 Tôi sẵn sàng giới thiệu và giúp đỡ các bạn sinh viên khác làm NCKH 53

Bảng 4.31 55

Bảng 4.32 56

Bảng 4.33 57

Trang 6

Bảng 4.35 59

Bảng 4.36 Kiểm định KMO và Bartlett 59

Bảng 4.37 61

Bảng 4.38 Eigenvalues và phương sai trích 61

Bảng 4.39 Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Varimax 63

Bảng 4.40 64

Bảng 4.41 Kiểm định KMO và Bartlett 65

Bảng 4.42 66

Bảng 4.43 Eigenvalues và phương sai trích 67

Bảng 4.44 68

Bảng 4.45 69

Bảng 4.46 Kiểm định KMO và Bartlett 69

Bảng 4.47 70

Bảng 4.48 Eigenvalues và phương sai trích 71

Bảng 4.49 72

Bảng 4.50 73

Bảng 4.51 Kiểm định KMO và Bartlett 73

Bảng 4.52 74

Bảng 4.53 Eigenvalues và phương sai trích 74

Bảng 4.54 Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Varimax 75

Bảng 4.55 75

Bảng 4.56 Giá trị R (R Square), R hiệu chỉnh (Adjusted R Square) 77 2 2 Bảng 4.57 Giá trị sig của kiểm định F 77

Bảng 4.58 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B) và hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) 77

Bảng 4.59 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B) và hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) 7

Y

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 NCKH: nghiên cứu khoa học

2 NCKHSV: nghiên cứu khoa học sinh viên

3 ĐHTM: Đại học Thương mại

4 SV: sinh viên

5 PP: phương pháp

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Nghiên cứu khoa học (NCKH) chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống conngười nói chung và trong các hoạt động học thuật, tư duy trong môi trường giáo dục nói riêng Chính vì lý do đó, hoạt động NCKH tại Việt Nam, và đặc biệt là tại các trường Cao đẳng Đại học được chú trọng và khuyến khích phát triển

Trong những năm gần đây, hoạt động NCKH trong SV tại các trường được chú trọng đầu tư nhiều hơn Số lượng đề tài nộp tham gia các giải thưởng như “Tài năng Khoa học trẻ” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, “Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Eureka” do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động, …Qua quá trình tìm hiểm, nhóm nghiên cứu thấy rằng: hoạt động NCKH mang lại rất nhiều lợi ích cho các bạn sinh viên, tuy nhiên hoạt động này còn nhiều hạn chế và cần có được

sự quan tâm nhiều hơn

Vì vậy nhằm nghiên cứu về tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh

viên đến chất lượng học tập, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại” để làm đề tài cho lần nghiên cứu này của

nhóm

Trang 9

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

NCKH chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người nói chung và trong các hoạt động học thuật, tư duy trong môi trường giáo dục nói riêng.Và sau nhiều năm đổi mới đất nước, giáo dục đại học nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Trong đó việc đẩy mạnh NCKH ngày càng được các trường đại học chú trọng phát triển, khuyến khích các nhân tài tham gia Với ý nghĩa và vai trò quan trọng của NCKH, những kết quả từ các công trình nghiên cứu đã đóng góp những thành tựu quan trọng vào công cuộc phát triển chung của toàn xã hội, phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi, khám phá của thế hệ trẻ - tiềm năng của tương lai đất nước NCKH là hoạtđộng có ý nghĩa quan trọng với mỗi một quốc gia nói chung và người tham gia NCKH

có thể là bất kì ai, từ giảng viên đến các nhà nghiên cứu Nhưng NCKH lại có một ý nghĩa đặc biệt là sinh viên, việc nghiên cứu giúp ích cho sinh viên rất nhiều mặt: khả năng tư duy sáng tạo,rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức, tư duy logic và tinh thần cùng nhau làm việc nhóm… Đồng thời giúp sinh viên tăng cường các kĩ năng bổ trợ cần thiết cho công việc cuộc sống sau này Trên cơ sở đó, NCKH tạo những bước đi ban đầu để sinh viên tiếp cận những vấn đề khoa học mà cuộc sống đang đặt ra, gắn với lý luận thực tiễn Tuy nhiên việc NCKH có ảnh hưởng nhất định đến việc học tập

vì ngoài việc nghiên cứu thì sinh viên vẫn phải học tập các môn học khác Vậy hoạt động nghiên cứu khoa học này tác động như thế nào đến chất lượng học tập của sinh viên? Để trả lời cho câu hỏi này, nhóm 2 chúng em sẽ nghiên cứu tìm hiểu về đề tài: “

Nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường ĐH Thương mại”.

1.2 Tuyên bố đề tài nghiên cứu

Đề tài “ Nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường ĐH Thương mại”

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của hoạt động NCKH đến chất lượng học tập của sinh viên trường ĐH Thương mại, thông qua đó đánh giá sự tích cực

và tiêu cực của NCKH ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên ĐHTM Và đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến công tác NCKH sinh viên tại trường

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sẽ giúp trả lời cho các câu hỏi sau:

Trang 10

+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên trường ĐHTM khi thực hiện hoạt động NCKH?

+ Kiến thức có được trong quá trình NCKH có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên ĐHTM hay không?

+ Thời gian làm NCKH có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên ĐHTM hay không?

+ Các kĩ năng có được sau NCKH có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên ĐHTM hay không?

+ Lợi ích thu được từ NCKH có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên ĐHTM hay không?

Trang 11

1.5 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu

CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP

LỢI ÍCH THU ĐƯỢC TỪ NCKH -NCKH giúp sv coi trọng việc học tập -NCKH giúp sv hứng thú, hăng hái hơn

-NCKH giúp sv có cơ hội nhận điểm thưởng từ khoa, trường và được cộng điểm vào khóa luận tốt nghiệp.

-NCKH giúp sv chủ động hơn trong học tập THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

-NCKH tốn nhiều thời gian.

-Thời gian NCKH ngắn nên sv phải tập trung hoàn thành nhanh chóng.

-NCKH giúp sv phân chia được thời gian hợp lý, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu

-NCKH giúp sv có khả năng xử lí dữ liệu, phục vụ, là tiền đề cho khóa luận tốt nghiệp.

-NCKH giúp sv có cơ hội tiếp cận, trao đổi kĩ năng KIẾN THỨC

-NCKH giúp sv tiếp thu thêm nhiều kiến thức khoa học.

-NCKH giúp sv nâng cao khả năng tư duy logic KH.

-NCKH giúp sv mở rộng tầm hiểu biết,chuyên sâu về

NCKH

Trang 12

Các giả thuyết nghiên cứu: Mô hình được xây dựng trên 4 giả thuyết

H1: Kiến thức của hoạt động NCKH sinh viên là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên trường ĐHTM

H2: Kĩ năng của hoạt động NCKH sinh viên là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên trường ĐHTM

H3:Thời gian nghiên cứu của hoạt động NCKH sinh viên là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên trường ĐHTM

H4: Lợi ích thu được từ NCKH của hoạt động NCKH sinh viên là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên trường ĐHTM

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu

Qua bài NCKH này có thể chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng của việc NCKH tới chất lượng học tập của sinh viên trường ĐHTM Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp

để có thể phát triển nghiên cứu khoa học cũng như đẩy mạnh ý thức học tập của sinh viên khi thực hiện nghiên cứu

1.7 Thiết kế nghiên cứu

+ Phạm vi thời gian:khảo sát được tiến hành trong học kì I năm học 2020-2021

+ Phạm vi không gian: nghiên cứu này tiến hành khảo sát cá sinh viên đang theo học tại trường ĐHTM tham gia vào NCKH tại trường

+ Phương pháp nghiên cứu: định tính kết hợp với định lượng

Trang 13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Kết quả của các nghiên cứu trước đó

Phươn

g pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

interrelationships between workload, study time,learning approaches and academic outcomes(1996)

Định tínhĐịnh lượng

Tác giả cho thất các phương pháp tiếp cận

và động cơ học tập, thời gian dành cho việc học trên lớp, học

cá nhân và điểm trung bình ảnh hưởng đến kết quả học tập và thành tích

2 George D Kuh

Assessing What Really Matters to Student Learning Inside The NationalSurvey of Student Engagement (2001)

Định lượng

Tác gi cho thấấy vi c đánh ả ệ giá m c đ mà sinh viên ứ ộ

t i hàng trăm tr ạ ườ ng cao

đ ng và đ i h c h 4 năm ẳ ạ ọ ệ đang tham gia vào các

ho t đ ng giáo d c găấn ạ ộ ụ liêền v i vi c h c t p và ớ ệ ọ ậ phát tri n Bài nêu ra các ể nhấn tốấ tác đ ng vào kêất ộ

qu h c t p nh :”7 ả ọ ậ ư nguyên tăấc th c hành tốất ự trong giáo d c đ i h c, ụ ạ ọ

th i gian h c t p và tham ờ ọ ậ gia các ho t đ ng có m c ạ ộ ụ đích giáo d c khác nh ụ ả

h ưở ng tr c têấp t i chấất ự ớ

l ượ ng h c t p ọ ậ

đến kết quả học tậpcủa sinh viên (2010)

Định tính

Tác giả khảo sát về các tư liệu liên quan

và các nước trước đây

về các yếu tố ảnh

Trang 14

tập của sinh viên Giớithiệu về các mô hình xác định các yếu tố tácđộng tới kết quả học tập.

4 Thạc sĩ Nguyễn Thị

Thảo

Các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế (2008)

Định lượng

Tác giả cho thấy những động cơ học tậpcủa sinh viên, thời gian của sinh viên dành cho việc học, sự đầu tư của sinh viên và

sự tiếp thu của sinh viên

5 Ralph W Adler,

Markus J Milne

Improving the quality of accounting students’ learning through action-oriented learning tasks (1997)

Định tính

Nhà nghiên cứu cho thấy sự tham gia tích cực của sinh viên đượccoi là yếu tố cần thiết cho tất cả việc học và

cả việc phát triển các

kỹ năng Bài nghiên cứu cũng cung cấp phản hồi của học sinh, sinh viên về hiệu quả của các nhiệm vụ học tập trong việc giúp phát triển các thái độ,

kỹ năng và kiến thức

6 Serena Masino What works to

improve…

Định tính

Tác giả cho thấy những điều tác động làm cải thiện kết quả học tập của sinh viên Tác giả nêu ra gồm cơ

sở vật chất, giảng viên… và sự tích cực của sinh viên như thời gian dành cho môn học, thời gian riêng

Trang 15

Định tínhĐịnh lượng

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 nhân tố chính tác động tới kết quả học tập là do bản thân sinh viên và do năng lực giảng viên Đặc biệt là ở nhân tố của bản thân sinh viên như động cơ học tập,

sự tiếp thu kiến thức,

sự tìm tòi khám phá vàkhả năng làm việc của

tự sinh viên

8 Trần Lan Anh

(ĐHQGHN)

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tích cực học tập của sinh viên đại học – Luận văn thạc sĩ (2009)

Định lượngĐịnh tính

Tác giả nghiên cứu chủ yếu về các yếu tố làm ảnh hưởng tới tínhtích cực trong học tập của sinh viên đại học Theo 2 yếu tố là yếu tố

cá nhân và do môi trường, đặc biệt là yếu

tố cá nhân với động cơhọc tập, sự tìm tòi vấn đề

9 Atara Sivan, Roberta

Wong Leung,

Chi-ching Woon, David

Kember

An implementation

of active learning and ít effect on the quality of student learning (2000)

Định lượng, định tính

Tác giả cho thấy việc học tập tích cực đóng góp quý báu vào việc phát triển các kỹ năng học tập với áp dụng kiến thức Các hành động được sử dụng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinhviên bằng cách định hình cách thức học tập

Trang 16

và đáp ứng kết quả học tập mong muốn của sinh viên.

10 A Lozano Diaz

Personal, family, and academic factors affecting low achievement insecondary school (2003)

Định tínhĐịnh lượng

Tác giả cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khảo sát của những nhân tố như là động lực học, các yếu

tố cá nhân và gia đình… bằng phân tích hồi quy và kiểm định ANOVA

11 Merra Evans

School – Leavers, transiton to tertary study: A literature review (1999)

Định lượng, định tính

h c nh là s bêền b nốỗ ọ ư ự ỉ

l c, nh ng kyỗ năng cấền ự ữ thiêất cũng nh là dj đoán ư vêề kêất qu h c t p nói ả ọ ậ chung và các lĩnh v c ự riêng.

12 Nguyễn Thị Thùy

Trang

Khảo sát mối quan

hệ giữa thói quen học và quan niệm học tập của sinh viên đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM (2010)

Định lượng, định tính

Khảo sát mối quan hệ giữa thói quen học tập

và quan niệm học tập với kết quả học tập của sinh viên Các nghiên cứu trên đóng góp đáng kể về lý luận

và thực tiễn trong nghiên cứu về các yếu

tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu trước đó

Trang 17

2.2 Cơ sở lý luận

2.2.1 Các khái niệm và lý thuyết về hoạt động khoa học

 Khái niệm về nghiên cứu, khoa học và nghiên cứu khoa học:

Khái niệm nghiên cứu: là hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm làm giàu tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hóa và xã hội, và sử dụng vốn tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới

Khái niệm khoa học: là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc, và cáchvận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học Thông qua các phương pháp nghiên cứu có kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng

Khái niệm nghiên cứu khoa học: là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên

và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn

 Tính chất của việc nghiên cứu khoa học:

Là quá trình áp dụng các ý tưởng, phương pháp và chuẩn mực để tạo ra kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hoặc dự đoán các sự vật hiện tượng

 Các sản phẩm của nghiên cứu khoa học:

Sản phẩm chính của hoạt động nghiên cứu là kiến thức mới, được sử dụng qua hai cách:

+ Làm lý thuyết nền tảng cho hoạt động nghiên cứu sau và ứng dụng các kiến thức đó vào hoạt động sản xuất, xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước

Cụ thế, các sản phẩm của hoạt động nghiên cứu được thế hiện thông qua: Các báo cáo nghiên cứu, bài báo công bố trên tạp chí khoa học có uy tín, báo cáo tại hội nghị chuyên ngành, các bài báo cáo này thực hiện việc truyền bá kiến thức mới tạo ra từ hoạt động nghiên cứu đến toàn xã hội nói chung và giới khoa học nói riêng

+ Góp phần thúc đẩy ý thức, phát triển hoạt động nghiên cứu của sinh viên, ứngdụng vào trong đời sống, xã hội

 Lợi ích của việc tham gia nghiên cứu khoa học:

Thứ nhất, nghiên cứu khoa học là cách bổ sung những kiến thức mà không

Trang 18

đời sống xã hội để làm giàu vốn sống bản thân Trong quả trình đi khảo sát hay thực tế hiện trường sẽ sử dụng những kỹ năng ít khi dùng đến như kỹ năng phỏng vấn, điều tra, phân tích xử lý số liệu người tham gia sẽ đóng vai như một nhà báo thực thụ mộttrải nghiệm mới cho những ai thích khám phá bản thân.

Thứ tư, là công việc đòi hỏi nhiều công sức do món quà dành cho người bền bỉ

và kiên trì nhất sẽ là những điểm cộng, điểm thưởng vào thành tích học tập cuối năm hay điểm rèn luyện tùy vào thành tích người tham gia đạt được

 Những thuận lợi và khó khăn khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học:

- Thuận lợi

Sinh viên do tuổi đời còn rất trẻ nên rất ham học hỏi, tìm tòi và khám phá cái mới Với sự năng động, linh hoạt cũng như nhạy bén của tuổi trẻ, họ nắm bắt rất nhanhcác nhu cầu của xã hội để từ đó đưa ra các giải pháp đáp ứng các nhu cầu đó Vì vậy

sự say mê nghiên cứu khoa học là một trong những đặc điểm của sinh viên

Trang 19

Các sinh viên đều có trình độ từ đại học trở lên nên họ đã được trang bị các kiếnthức về khoa học và từng làm quen hoặc trực tiếp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoahọc Vậy nên, đa số các sinh viên đều có thể đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức cũng như các phương pháp để hoàn thành một bài nghiên cứu khoa học.

Hiện nay cùng với các nguồn tài liệu từ sách, báo, internet, thì với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm các nguồn tài liệu càng trở nên dễ dàng hơn với số liệu ngày càng phong phú Ngoài ra phần lớn sinh viên hiện nay đều có trình độ ngoại ngữ khá tốt nên bên cạnh nghiên cứu các nguồn tài liệu bằng tiếng việt thì sinh viên còn có thể nghiên cứu bằng các nguồn tài liệu từ nước ngoài

Sự quan tâm, chỉ đạo, khuyến khích cũng như động viên từ phía nhà trường Các trường đại học và cao đẳng hiện nay đều chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, xem đây là một trong các hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường

- Khó khăn:

Tính chủ động của bản thân mỗi bạn sinh viên trong học tập chưa cao, vẫn còn

tư tưởng thụ động Sinh viên chỉ học bài và ôn bài khi chuẩn bị bước vào các kỳ thi, chỉ "xoay quanh" giảng đường với những bài học trên lớp, chưa chủ động nghiên cứu, tìm tòi cơ hội được học tập, nâng cao kiến thức thực tiễn Một bộ phận không nhỏ sinhviên hiện nay thiếu sự đam mê học tập, chưa có mục tiêu phấn đấu rõ ràng và không

có kế hoạch cụ thể

Hiện nay, đa số sinh viên vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện một bài nghiên cứu khoa học Phần lớn các sinh viên đều một hoặc một vài lần thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong quá trình học đại học Đa phần sinh viên vẫn chưa có sự chủ động trong việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học từ đầu đến cuối

Sinh viên không có nhiều thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học Việc ôn luyện, thi cử và học tập đã làm mất rất nhiều thời gian của sinh viên

Hiện nay, nguồn kinh phí của sinh viên để thực hiện một hoạt động nghiên cứu còn khá eo hẹp Thậm chí những sinh viên còn phải tự bỏ tiền túi của mình ra để thực hiện các đề tài nghiên cứu vì chi phí thực hiện là rất lớn

Tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay bên cạnh nhữngthuận lợi thì vẫn còn tồn tài một số khó khăn nhất định Nếu như những khó khăn này được giải quyết thì hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ được phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu thực tế cuộc sống, phát huy được bản thân và vai trò của Nhà trường đối với xã hội

Trang 20

2.2.2 Các khái niệm và lý luận về chất lượng học tập của sinh viên

Chất lượng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các trường đại học Và vấn đề nâng cao chất lượng học tập luôn là nhiệm vụ không chỉ của nhà trường mà nó còn là nhiệm vụ của tất cả các sinh viên

 Khái niệm về chất lượng học tập:

Chất lượng học tập là một khái niệm khá trừu tượng và khá là khó định nghĩa Chất lượng học tập có khá là nhiều định nghĩa nhưng ta có thể hiểu một cách ngắn gọnrằng chất lượng học tập của sinh viên là sự nâng cao về chất lượng học tập, nâng cao ýthức tự giác của sinh viên theo thời gian

 Các tiêu chí đánh giá về chất lượng học tập của sinh viên:

+ Mục đích chủ yếu là đánh giá khả năng sinh viên vận dụng các kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình dạy học Áp dụng những kiến thức đã học giải quyết vấn đề của thực tiễn cuộc sống Và cũng đánh giá xếp hạng giữa những người học với nhau

+ Ngữ cảnh đánh giá: gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của sinh viên (như những kiến thức, kĩ năng, thái độ, ) được học trong nhà trường

+ Nội dung đánh giá:

Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục

và nhiều trải nghiệm của bản thân sinh viên trong cuộc sống xã hội (tập chung vào năng lực thực hiện)

Những kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với một môn học Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học

Quy chuẩn theo mức độ phát triển năng lực của người học

+ Công cụ đánh giá: câu hỏi, nhiệm vụ, bài tập trong tình huống hàn lâm hoặc bối cảnh thực

+ Thời điểm đánh giá: đánh giá ở mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến những thời điểm nhất định trong quá trình dạy, đặc biệt là trước hoặc sau khidạy

+ Kết quả đánh giá: năng lực của người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm

vụ, phụ thuộc vào số lượng câu hỏi hoặc bài tập đã hoàn thành Thực hiện được nhiệm

vụ càng khó, càng phức tạp thì sẽ càng đạt được những đơn vị kiến thức cao hơn và được đánh giá là có năng lực cao hơn

Trang 21

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tiếp cận nghiên cứu

3.1.1 Định tính

Bên cạnh các nhân tố được rút ra từ các lý thuyết thì nhóm còn phỏng vấn thăm

dò đối với các sinh viên của trường Đại học Thương Mại, nhằm tìm ra các nhân tố khác có thể tác động đến chất lượng học tập của sinh viên khi tham gia NCKH

Nhóm tiến hành phỏng vấn gián tiếp qua phiếu phỏng vấn 20 sinh viên của trường Đại học Thương Mại vào tháng 10/2020

Qua nghiên cứu tổng quan sẽ xác định một vài yếu tố tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học đến chất lượng học tập

3.1.2 Định lượng

Đây là cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính định lượng, hiện tượng và được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng được sử dụng chính là phương pháp khảo sát, điều tra bằng bảng câu hỏi Mục đích: đánh giá mức độ nhận thức, thái độ của sinh viên về tác động của hoạt động NCKH đến chất lượng học tập của sinh viên ĐHTM và đo lường các biến số chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương mại Dựa trên số liệu thu nhập được, nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ SPSS để xử lý dữ liệu và xác định mức độ tác động của NCKH đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương mại

Việc tiếp cận nghiên cứu thông qua 2 phương pháp đem hiệu quả tối đa: Nghiêncứu định tính có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra Nghiên cứu định lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu Nghiên cứu định tính có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng bổ sung cho tính chính xác của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý nghĩa của nghiên cứu định lượng

Trang 22

3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu

a Xác định kích thước mẫu

Tổng thể nghiên cứu : 17.000 => Thông thường tỷ lệ lấy mẫu trung bình là 1/10kích thước tổng thể nhưng phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và công cụ phân tích nên nhóm nghiên cứu chọn kích thước mẫu là n = 113 người

b Phương pháp chọn mẫu

+ Phương pháp chọn mẫu thuận tiện

+ Mô tả mẫu: Với 113 bảng hỏi được phát ra, số bảng hỏi thu hồi là 113, trong

đó có 0 bảng hỏi có số lượng ô trống nhiều nên bị loại Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là n=113

Với số câu hỏi là 13 câu và 4 nhân tố biến độc lập thì ta xét

+ Biến độc lập: Là các yếu tố tác động trực tiếp đến KQHT của SV, gồm các biến số thuốc đặc điểm SV (mục đích và tính chất của việc NCKH)

+ Biến phụ thuộc: kết quả học tập của SV

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

a Phương pháp phỏng vấn:

Mục đích phỏng vấn: bổ sung, kiểm tra những thông tin thu thập được thông qua phương pháp bảng hỏi nhằm tìm hiểu về tác động của hoạt động NCKH sinh viên

Trang 23

Khách thể phỏng vấn: 22 sinh viên các khoa của trường ĐHTM

Nội dung phỏng vấn: phỏng vấn đề tình hình tham gia hoạt động NCKH của sinh viên, phỏng vấn về tác động của hoạt động NCKH sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên

Nguyên tắc phỏng vấn: cuộc phỏng vấn được tiến hành dựa trên phiếu phỏng vấn trực tuyến nhằm tạo cho sinh viên có cảm giác thoải mái nhất để có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách tự nhiên

Các bước trong quá trình phỏng vấn: thiết kế bảng hỏi phỏng vấn, phát phiếu phỏng vấn cho đối tượng bất kỳ để có thể thu thập được câu trả lời một cách khách quan nhất có thể Khi làm phiếu phỏng vấn, nhóm nghiên cứu quan tâm đến các nội dung sau:

+ Đối với sinh viên: nhận thức của sinh viên về hoạt động NCKH

+ Động cơ trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH

+ NCKH ra những điều kiện thuận lợi gì cho sinh viên trong quá trình học tập

b Phương pháp khảo sát (sử dụng bảng hỏi):

Quá trình điều tra thông qua việc sử dụng bảng hỏi gồm 3 giai đoạn: giai đoạn thiết kế bảng hỏi, giai đoạn điều tra thử và giai đoạn điều tra chính thức

Giai đoạn thiết kế bảng hỏi:

Mục đích: thu thập thông tin nghiên cứu nhằm hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi

Khách thể thu thập thông tin: 113 sinh viên trường ĐHTM

Nội dung thu thập thông tin nghiên cứu: sử dụng hai nguồn thông tin được chuẩn bị trước đó:

Một: trên cơ sở nghiên cứu tài liệu tổng hợp những nghiên cứu trước đó của những tác giả ở trong nước cũng như nước ngoài về ảnh hưởng của hoạt động NCKH

Trang 24

Hai: tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến về ảnh hưởng của NCKH đến chất lượnghọc tập của sinh viên trường ĐHTM

Tổng hợp từ hai nguồn thông tin trên, nhóm đã xây dựng bảng hỏi cho sinh viêncủa trường ĐHTM

3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp xử lý số liệu bằng bảng thống kê toán học:

+ Mục đích: xử lý các kết quả thu được từ điều tra phiếu phỏng vấn sâu

độ tin cậy hơn

3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu

Kết quả liệu từ phiếu thu thập trên google biểu mẫu, rồi nhập vào Excel Sau đódựa trên phần mềm SPSS, sử dụng các tính năng, thống kê tần số, thống kê mô tả, độ tin cậy cách tính điểm trong bảng hỏi sử dụng thang đo từ 1 đến 5, mỗi thang đo cho các lựa chọn sau:

1-Hoàn toàn không đồng ý

Trang 25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ

4.1 Nghiên cứu định tính

4.1.1 Phân tích kết quả

Giới tính của sinh viên?

Đa số các bạn đều là nữ (19/23) chiếm 82.6%.Vì trường đại học thương mại chủ yếu chiếm đông đảo các sinh viên nữ

Bạn là sinh viên trường gì?

100%(23/23)đối tượng của đề tài hướng đến là sinh viên đại học thương mại nên nhóm nghiên cứu phỏng vấn chủ yếu đều là các bạn trong nhóm,trong khoa và trong trường đại học thương mại

Các bạn là sinh viên năm mấy?

Các bạn chủ yếu là sinh viên năm 2(21/23) chiếm 91.3% Hầu như các bạn sinh viên năm 2 trở đi đều được học tập bộ phương pháp NCKH và được đưa ra các đề tài NCKH đa dạng, phổ biến trong đời sống và môi trường

Bạn đang theo học ngành nào?

Các bạn trong cuộc khảo sát hầu như học ở khoa kinh tế luật(18/23) chiếm 78.3% Khoa kinh tế luật là khoa có nhiều sinh viên đăng ký Sinh viên kinh tế luật rất năng động và chịu khó tìm tòi nghiên cứu các vấn đề mới

Bạn đã học môn phương pháp nghiên cứu khoa học chưa?

100% các bạn sinh viên được phỏng vấn đã và đang học qua môn phương pháp nghiên cứu khoa học Điều đó cho thấy sinh viên ngày càng học tập nghiên cứu chăm chỉ Tích cực sáng tạo những tư duy tạo nên sự thích thú,thích tìm hiểu các điều mới lạcho sinh viên

Trong quá trình làm bài thảo luận,các bạn có cảm nhận chung về môn học như nào?

18/23 phiếu chiếm 78.3% trả lời rằng bộ môn này rất khó với các ban đầu Từ việc tìm các dữ liệu,các cuộc khảo sát, để đưa ra các kết luận Đó cũng là những thử

Trang 26

thách giúp sinh viên phát triển khả năng tìm tòi,tìm hiểu nghiên cứu Qua đó cũng giúpcho việc học tập của sinh viên được tốt hơn.

Bạn gặp những thuận lợi gì ?

Nhóm nghiên cứu nhận thấy trong 23 người được phỏng vấn có đến 9 người, tức là 39% gặp thuận lợi trong quá trình làm việc nhóm Cụ thể, người được phỏng vấn nêu ra những thuận lợi như các thành viên tích cực giúp đỡ nhau, nhiều người nên

dễ phân việc, dễ kết nối các thành viên trong nhóm Ngoài ra, cũng có không ít người cảm thấy việc tìm kiếm nguồn thông tin khá thuận lợi với rất nhiều nguồn kiến thức cóthể tham khảo như Internet, thầy cô, bạn bè (tỉ lệ là 30% trên tổng số người được phỏng vấn) Nguyên nhân là do đối tượng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu chủ yếu làchính những người bạn cùng lớp học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học”, không khí học tập trong các nhóm đều tương đối sôi nổi, các thành viên đều tham gia đóng góp ý kiến tích cực, chủ động tạo nên sự dễ dàng nhất định trong quá trình làm bài Ngoài ra, môn học này có rất nhiều nguồn thông tin do tính cập nhật kiến thức rất

đa dạng trên mạng Internet cũng như các thầy cô rất thoải mái và nhiệt tình giải đáp những thắc mắc của sinh viên

Khi mới tiếp cận việc làm bài, bạn đã gặp phải những vấn đề gì ? Bạn giải quyết những vấn đề ấy như thế nào ?

Qua việc thu thập và xử lý những phiếu phỏng vấn thu về, nhóm nghiên cứu nhận thấy vấn đề lớn nhất mà hầu hết các bạn sinh viên gặp phải khi làm bài đó chính

là sự hiểu biết về đề tài chưa sâu, không biết cách làm bài Số lượng người gặp phải khó khăn này lên đến 65,2% Ngoài ra, một số bạn sinh viên ĐH Thương Mại còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu như không tìm được tài liệu hoặc tìm được nhưng tài liệu đó không như mình mong muốn, phải dịch tài liệu từ Tiếng Anh sang tiếng Việt Một số khác lại gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian như thời gian quágấp, nghiên cứu khoa học tốn nhiều thời gian Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một vài nguyên nhân để lý giải cho những khó khăn mà các bạn sinh viên ĐH Thương Mại gặpphải:

Do đặc điểm của môn học là một môn khá nặng về lý thuyết, có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành có thể gây ra nhầm lẫn cũng như bài nghiên cứu khoa học yêu cầu tương đối cao về tính chính xác của thông tin, các bước trong quá trình nghiên cứu cũng cần có sự thống nhất và đúng thì mới có kết luận chính xác

Về vấn đề tìm kiếm tài liệu, tại sao đây vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn cho quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ? Điều thuận lợi chính là số lượng tài liệu hiện có rất nhiều, và nhiều tài liệu tốt có sẵn trên mạng Internet mà chỉ cần một cú click chuột đã có thể tải về để tham khảo Tuy nhiên, chất lượng của nguồn tài liệu là

Trang 27

yếu tố không được đảm bảo Người nghiên cứu muốn tìm được tài liệu tốt, chính xác

và có ích cần có khả năng tư duy và thực sự hiểu vấn đề Hơn thế nữa, vì tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên Thế giới nên có rất nhiều các nguồn tài liệu bằng Tiếng Anh,

sẽ gây những khó khăn nhất định cho người nghiên cứu

Về vấn đề thời gian, nghiên cứu khoa học không chỉ khó mà còn bao gồm nhiềucông đoạn cần phải tiến hành nên sinh viên cần đầu tư nhiều thời gian là điều dễ hiểu

Cách giải quyết vấn đề chủ yếu của những người được phỏng vấn là dành nhiềuthời gian hơn để nghiên cứu tài liệu, đi học hỏi từ những nguồn thông tin khác như thầy cô, bạn bè, Internet, Nguyên nhân của cách xử lý vấn đề của sinh viên ĐH Thương Mại có thể lý giải như sau: chưa hiểu sâu vấn đề và thiếu kiến thức, kỹ năng thì cách giải quyết tốt nhất chính là bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, học hỏi kinh

nghiệm

Theo mình được biết, bài thảo luận của môn học này cũng được coi như là một bài nghiên cứu khoa học của sinh viên vậy Bạn thấy việc hoạt động nghiên cứu khoa học này có lợi ích gì đối với việc học hiện tại và trong tương lai của bạn ?

Theo kết quả phiếu phỏng vấn mà nhóm nghiên cứu nhận về, 100% số sinh viênđều trả lời đồng tình với việc nghiên cứu khoa học đem lại nhiều lợi ích

Đa số người được phỏng vấn đều đưa ra quan điểm rằng nghiên cứu khoa học đem lại cho họ nhiều kinh nghiệm Cụ thể, kinh nghiệm mà sinh viên nhận được nhiều nhất từ quá trình nghiên cứu đó chính là kĩ năng làm bài, cách tiếp cận vấn đề, các kỹ năng mềm như cách thức tìm tài liệu, sự ứng dụng kĩ năng vào các môn học khác cũngnhư trong cuộc sống, khả năng làm việc nhóm, cách thức sắp xếp thời gian sao cho hợp lý Ngoài ra, tương đối nhiều người được phỏng vấn cho rằng việc nghiên cứu còngiúp họ hiểu sâu vấn đề, tiếp thu được nhiều bài học mới, tăng khả năng sáng tạo, tư duy logic Một số ít người còn đưa ra lợi ích đó chính là được cộng điểm Nguyên nhân mà đa số sinh viên đều cho rằng hoạt động nghiên cứu khoa học đều đem lại nhiều kinh nghiệm đó chính là quá trình nghiên cứu khoa học đòi hỏi sinh viên vận dụng rất nhiều kĩ năng một cách nhuần nhuyễn, cho nên sinh viên có cơ hội rèn luyện những kĩ năng đã có và học hỏi những kĩ năng mới

Bạn có thể nêu ra một vài lợi ích từ hoạt động nghiên cứu khoa học này đối với bạn không?

Nhóm nghiên cứu nhận thấy lợi ích mà đại đa số người được nghiên cứu nhận

về chính là kinh nghiệm Trong đó có kinh nghiệm tìm kiếm tài liệu, làm word,

powerpoint, cách xử lý vấn đề, cách làm bài, khả năng tư duy logic, nâng cao vốn Tiếng Anh Ngoài ra còn một vài lợi ích cũng được đề cập đến như: có kiến thức sâu hơn về bài học, tăng khả năng kết nối với bạn bè, kĩ năng làm việc nhóm và được cộngđiểm

Trang 28

Bạn hãy nêu một vài ví dụ cụ thể để chứng minh cho lợi ích bạn đạt được khi nghiên cứu một đề tài nào đó ?

Nhóm nghiên cứu thấy rằng những ví dụ cụ thể được đưa ra đúng với những gì thuận lợi mà người nghiên cứu đã nêu ra ở câu trả lời phía trên Những câu trả lời rằnglợi ích mà họ nhận được là tăng kinh nghiệm, kỹ năng mềm, kiến thức thực tiễn đưa ranhững ví dụ sau: áp dụng những kinh nghiệm học được vào những môn học khác và thực tế, học được cách thực hiện và trả lời phỏng vấn, biết sử dụng google form, phân tích số liệu bằng SPSS, sắp xếp thời gian hiệu quả, tăng khả năng tìm kiếm tài liệu mộtcách hiệu quả Điều đó chứng minh rằng những lợi ích mà việc nghiên cứu khoa học đem lại đúng với thực tế những gì mà sinh viên ĐHTM đã trả lời phỏng vấn

Bạn có thể kể ra một vài khó khăn mà bạn gặp phải khi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học không ?

Nhóm nghiên cứu thấy rằng 3 vấn đề lớn nhất mà sinh viên ĐHTM gặp phải khithực hiện nghiên cứu khoa học lần lượt là: vấn đề thời gian (tốn nhiều thời gian, khó khăn trong quản lý thời gian, có quá ít thời gian làm bài), vấn đề dữ liệu (yêu cầu nhiều dữ liệu, khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, dữ liệu xấu, không chính xác, không chất lượng, xử lý dữ liệu gặp vấn đề) và không hiểu vấn đề, cách làm bài, nhiều thuật ngữ khó hiểu

So sánh với những khó khăn khi mới tiếp cận làm bài, số lượng người cảm thấykhó khăn trong việc tiếp cận vấn đề, không biết cách làm tuy đã giảm nhưng vẫn còn tương đối nhiều, vẫn còn sinh viên chưa biết cách sắp xếp thời gian hợp lý và chưa biết cách tìm tài liệu sao cho hiệu quả Số lượng người gặp khó khăn với vấn đề thời gian tăng lên đáng kể, ngoài ra, sau quá trình làm bài đã có thêm nhiều người gặp vấn

đề với dữ liệu Nguyên nhân bởi vì chỉ khi bắt tay vào làm bài, đi thu thập dữ liệu và

xử lý dữ liệu, phân tích, tổng hợp, thì mới có nhiều vấn đề phát sinh và nhiều sinh viên gặp khó khăn ở khâu dữ liệu

Khi gặp phải những khó khăn đó, bạn làm thế nào để vượt qua nó và tiếp tục

đề tài của mình ?

Câu trả lời phổ biến nhất mà nhóm nghiên cứu nhận được chính là nghiên cứu

kĩ tài liệu, tự tìm tòi, khám phá trên mạng hoặc yêu cầu sự giúp đỡ từ bên ngoài như họp nhóm, hỏi bạn bè, thầy cô, anh chị khóa trước, Thêm vào đó, một số ý kiến cho rằng họ đã cố gắng, kiên trì và nhẫn nại để tiếp tục nghiên cứu Những sinh viên gặp vấn đề về thời gian có sự sắp xếp lại thời gian logic hơn, dành nhiều thời gian để hoàn thiện bài hơn Những cách giải quyết trên rất hợp lý với những vấn đề khó khăn mà các bạn gặp phải Những đối tượng gặp vấn đề với dữ liệu, với cách làm bài thì tự cải

Trang 29

thiện kiến thức, kỹ năng; những ai gặp khó khăn với thời gian thì sắp xếp thời gian hợp

Theo bạn, là sinh viên thì có nên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học không ? Vì sao ?

Theo kết quả nhóm nghiên cứu thu lại được trong quá trình phỏng vấn, tất cả sinh viên ĐHTM được phỏng vấn đều đồng tình với quan điểm là sinh viên nên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học Đa số lý do được đưa ra đó chính là vì hoạt động nghiên cứu khoa học đem lại nhiều lợi ích, kiến thức và kĩ năng không chỉ cho hiện tại mà còn cả mai sau Điều này có thể dễ dàng lý giải dựa vào những lợi ích

mà hoạt động nghiên cứu khoa học đem lại cho sinh viên ĐHTM khá rõ ràng như đã nêu ở phần trên

Theo bạn, khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học thì cần những lưu ý

đề nào đó, mỗi bước trong quá trình đều không hề dễ mà yêu cầu người nghiên cứu phải thực sự hiểu vấn đề, biết cách làm, ngoài ra đây còn là hoạt động cần sự hợp tác

Trang 30

chặt chẽ của nhiều cá nhân trong nhóm nghiên cứu cũng như sự hợp tác của các đối tượng khảo sát cũng như phỏng vấn Như vậy, không chỉ cần có kiến thức nền vững vềvấn đề nghiên cứu mà người nghiên cứu đồng thời phải cần sự nhẫn nại, kiên trì để thực hiện hết cả quá trình nghiên cứu bao gồm rất nhiều khó khăn đó.

4.1.2 Kết luận:

Qua phân tích kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính thông qua bảng hỏi phỏng vấn, nhóm nghiên cứu thấy rằng:

NCKH có tác động nhiều nhất đối với chất lượng học tập của sinh viên ĐHTM

là về mặt kinh nghiệm (bao gồm các kỹ năng làm bài, tìm kiếm tài liệu, và các kỹ năngmềm như word, excel, )

Sau các vấn đề về mặt kinh nghiệm thì NCKH có tác động nhiều thứ hai đối vớichất lượng học tập của sinh viên NCKH là về mặt kiến thức và tư duy logic Điều đó làbởi vì khi làm NCKH, sinh viên sẽ được tiếp cận với những vấn đề mới và những nguồn dữ liệu mới Từ đó sinh viên có thêm nhiều hiểu biết hơn về chuyên ngành và tăng khả năng xử lý dữ liệu

Ngoài những tác động mà hầu hết các đối tượng được phỏng vấn nhắc tới ở trên, thì cũng có một vài các tác động khác cũng được đề cập đến như khả năng kết nốivới bạn bè trong nhóm, quản lý thời gian,

Mặc dù NCKH mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên khi tham gia nghiên cứu, nhưng nó cũng có một số ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên, nhất là vấn

đề về mặt thời gian Đó là bởi vì sinh viên cũng có rất nhiều các vấn đề khác trong cuộc sống như về việc học trên lớp, làm thêm, tham gia câu lạc bộ,

4.2 Nghiên cứu định lượng

4.2.1 Thông tin cá nhân

4.2.1.1 Giới tính của bạn là gì?

Bảng 4.2 Giới tính của bạn là gì?

Trang 31

Hình 4.3 Giới tính của bạn là gì?

Từ biểu đồ ta thấy được đối tượng của nhóm tham gia khảo sát 113 người có cả

nữ, nam và những người không muốn tiết lộ giới tính Ta có thể dễ dàng thấy được đa

số đối tượng tham gia điền phiếu khảo sát đều là nữ- chiếm tới 76,1% Tiếp đến là lượng nam giới với tỷ lệ 23% và những người không muốn tiết lộ giới tính ( có thể là giới tính thứ 3) chỉ chiếm 0,9 % Nguyên nhân do trường ĐH Thương Mại, đặc biệt chuyên ngành Quản lý kinh tế là ngành học phù hợp với các bạn nữ nên số lượng nữ giới tham gia khảo sát nhiều hơn nam Lượng giới tính nữ chiếm khoảng 3/4 tổng số sinh viên của trường Lượng người không muốn tiết lộ giới tính vẫn có nhưng chiếm rất nhỏ sở dĩ đối tượng này trong xã hội vốn ít hơn những người còn lại, hơn nữa, đây cũng là một phần thông tin cá nhân nhạy cảm mà nhiều người còn ngại không muốn tiết lộ

4.2.1.2 Bạn có phải sinh viên trường Đại học Thương Mại ?

Bảng 4.3 Bạn có phải sinh viên trường Đại học Thương Mại ?

Trang 32

Hình 4.4 Bạn có phải sinh viên trường Đại học Thương Mại ?

Tổng số sinh viên tham gia thực hiện khảo sát gồm 113 người, bao gồm 107 người là sinh viên trường ĐHTM, số còn lại có 6 người không phải là sinh viên của trường Sự chênh lệch phần trăm lớn giữa hai đối tượng này lần lượt là 94,7% đối với sinh viên trường ĐHTM và 5,3% đối với những ai không phải là sinh viên của trường Nguyên nhân đến từ yêu cầu của đề tài nghiên cứu chính là : Tác động của nghiên cứu khoa học đến kết quả học tập của sinh viên ĐHTM Cho nên lượng phiếu khảo sát được gửi đến chủ yếu cho sinh viên trong trường, số còn lại do trong quá trình vận động điền phiếu khảo sát có cả những đối tượng không phải là sinh viên của ĐHTM cũng điền phiếu

4.2.1.3 Bạn là sinh viên năm mấy?

Trang 33

Bảng 4.4 Bạn là sinh viên năm mấy?

Hình 4.5 Bạn là sinh viên năm mấy?

Tổng số người tham gia khảo sát là 113 người, bao gồm cả sinh viên năm nhất, năm hai, năm 3, năm 4 và đối tượng khác Trong đó số lượng sinh viên tham gia khảo sát nhiều nhất là năm thứ hai - chiếm 80,5% trên tổng số người tham gia khảo sát và những người khác ( không phải là sinh viên năm nhất/ năm 2/3/4) chiếm tỉ lệ thấp nhất

là 0,9% Nguyên nhân đối tượng được điều tra dàn trải ở khắp các khóa học là do nhóm nghiên cứu muốn thực hiện điều tra vấn đề trên diện rộng với nhiều nhóm đối tượng khác nhau để có được kết quả bao quát nhất Số lượng sinh viên năm 2 nhiều nhất là do đề tài nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu K55 nên các đối tượng để điều tra khảo sát là các bạn cùng một khóa để thuận tiện cho công việc khảo sát Số lượng người điều tra ít dần từ sinh viên năm 3 đến năm 4 và sinh viên năm nhất

do sự không thuận tiện trong việc vận động gửi mẫu khảo sát

4.2.2 Quan điểm về NCKH

Trang 34

Bảng 4.5 Quan điểm về NCKH 4.2.2.1 Bạn có đang học môn phương pháp NCKH không?

Bảng 4.6 Bạn có đang học môn phương pháp NCKH không?

Hình 4.6 Bạn có đang học môn phương pháp NCKH không?

Từ biểu đồ trên nhóm nghiên cứu cho thấy rằng các đối tượng tham gia khảo sát

có tất cả các đối tượng chưa học, đang học và đã học môn phương pháp nghiên cứu khoa học Trong đó số lượng sinh viên đang học môn phương pháp nghiên cứu khoa học chiếm tỷ trọng lớn nhất với 76,1%, số sinh viên đã học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học chiếm tỷ trọng là 16,8%, còn lại là sinh viên chưa học học phần phương pháp nghiên cứu khoa học chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 7,1% Nguyên nhân có

sự chênh lệch lớn này do đề tài nghiên cứu này do sinh viên khóa 55 thực hiện và hầu hết khóa 55 đều đang học học phần phương pháp nghiên cứu khoa học, nên đối tượng

để nhóm nghiên cứu hầu hết là sinh viên cùng khoa hoặc cùng khóa nhằm thuận tiện cho việc thực hiện khảo sát

Trang 35

4.2.2.2 Bạn đã từng nghe qua về hoạt động NCKH?

Bảng 4.7 Bạn đã từng nghe qua về hoạt động NCKH?

Hình 4.7 Bạn đã từng nghe qua về hoạt động NCKH?

Từ biểu đồ trên nhóm nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các đối tượng tham gia khảo sát đều đã từng nghe qua về hoạt động nghiên cứu khoa học Nhóm đối tượngnày chiếm tỷ trọng lên đến 97,3% và chủ yếu thuộc các khóa 55, 54, 53 và 52 trở đi bởi họ đã được giới thiệu qua về hoạt động nghiên cứu khoa học vào các buổi họp lớp hành chính hoặc thông qua việc học tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm đối tượng chưa từng nghe qua hoặc được giới thiệu qua hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các đối tượng tham gia thực hiện khảo sát (chiếm tỷ trọng 2,9%), họ chủ yếu là những sinh viên năm nhất vừa mới nhập học nên hầu hết không hiểu về các hoạt động này Qua những phân tích biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các sinh viên ĐHTM đều có những hiểu biết nhất định về hoạt động nghiên cứu khoa học này

Trang 37

tập tại trường Với tỷ trọng nhỏ nhất (9,7%) là số đối tượng đã tham gia nghiên cứu khoa học Họ chủ yếu là những đối tượng đã hoàn thành chương trình học tập.

4.2.2.4 Bạn đã làm nghiên cứu khoa học dưới hình thức nào?

Bảng 4.9 Bạn đã làm nghiên cứu khoa học dưới hình thức nào?

Hình 4.9 Bạn đã làm nghiên cứu khoa học dưới hình thức nào?

Với đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của NCKH đến chất lượng học tập của sinhviên ĐHTM thì đa số các bạn được làm NCKH dưới dạng báo các thảo luận bởi vì thảo luận là điều kiện bắt buộc đối với mỗi sinh viên Vì vậy, tỷ lệ sinh viên lựa chọn làm NCKH dưới hình thức một bài thảo luận chiếm tỷ trọng lớn với 61,9% tổng số sinh viên tham gia NCKH Còn lại các sinh viên đã làm NCKH dưới các dạng như NCKH sinh viên, khóa luận, tiểu luận,

Trang 38

4.2.3 Phiếu đánh giá

Bảng 4.10 Phiếu đánh giá 4.2.3.1 Kiến thức khoa học

4.2.3.1.1 NCKH giúp sinh viên tiếp thu thêm nhiều kiến thức khoa học

Bảng 4.11 NCKH giúp sinh viên tiếp thu thêm nhiều kiến thức khoa học

Trang 39

Hình 4.10 NCKH giúp sinh viên tiếp thu thêm nhiều kiến thức khoa học

Với tổng số 113 số phiếu khảo sát mà nhóm nghiên cứu thu được thì có 81,4% người tham gia khảo sát ủng hộ (bao gồm cả rất đồng ý và đồng ý) với ý kiến “NCKH giúp sinh viên tiếp thu thêm nhiều kiến thức khoa học” trong khi đó chỉ có 2,7% số người tham gia không đồng ý với ý kiến mà nhóm nghiên cứu đưa ra Ngoài ra còn có 15,9% số người tham gia đưa ra ý kiến trung lập Từ những ý kiến cá nhân của những người tham gia khảo sát, nhóm nghiên cứu có thể kết luận rằng: NCKH giúp sinh viên tiếp thu thêm nhiều kiến thức khoa học từ đó có những tác động tích cực đến chất lượng học tập của sinh viên

4.2.3.1.2 NCKH giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy logic khoa học

Bảng 4.12 NCKH giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy logic khoa học

Trang 40

Hình 4.11 NCKH giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy logic khoa học

Từ việc thực hiện khảo sát, nhóm nghiên cứu đã cho thấy rằng 80,5% sinh viên tham gia khảo sát thể hiện thái độ tích cực với ý kiến “NCKH giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy logic khoa học” và chỉ có 0,9% số sinh viên tham gia khảo sát không ủng hộ với ý kiến trên Điều đó có nghĩa, hầu hết các sinh viên Thương mại đều đồng

ý rằng từ việc nghiên cứu khoa học, sinh viên đã khả năng tư duy logic tốt hơn để từ

đó nâng cao chất lượng học tập của mình

4.2.3.1.3 NCKH giúp sinh viên mở rộng tầm hiểu biết, chuyên sâu về 1 vấn đề

Bảng 4.13 NCKH giúp sinh viên mở rộng tầm hiểu biết, chuyên sâu về 1 vấn đề

Ngày đăng: 05/12/2022, 06:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.5 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
1.5 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu (Trang 11)
Hình 2.2. Lợi ích của NCKH - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Hình 2.2. Lợi ích của NCKH (Trang 18)
Hình 4.7. Bạn đã từng nghe qua về hoạt động NCKH? - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Hình 4.7. Bạn đã từng nghe qua về hoạt động NCKH? (Trang 35)
Hình 4.8. Bạn đã làm NCKH chưa? - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Hình 4.8. Bạn đã làm NCKH chưa? (Trang 36)
4.2.2.4 Bạn đã làm nghiên cứu khoa học dưới hình thức nào? - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
4.2.2.4 Bạn đã làm nghiên cứu khoa học dưới hình thức nào? (Trang 37)
Bảng 4.13. NCKH giúp sinh viên mở rộng tầm hiểu biết,chuyên sâu về 1 vấn đề - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.13. NCKH giúp sinh viên mở rộng tầm hiểu biết,chuyên sâu về 1 vấn đề (Trang 40)
Bảng 4.18. NCKH giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận, trao đổi kĩ năng làm báo cáo - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.18. NCKH giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận, trao đổi kĩ năng làm báo cáo (Trang 46)
Bảng 4.21. Thời gian NCKH ngắn nên sinh viên phải tập trung hoàn thành nhanh chóng - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.21. Thời gian NCKH ngắn nên sinh viên phải tập trung hoàn thành nhanh chóng (Trang 49)
Bảng 4.22. NCKH giúp sinh viên phân chia được thời gian hợp lý, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.22. NCKH giúp sinh viên phân chia được thời gian hợp lý, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu (Trang 50)
Bảng 4.23. Lợi ích thu được từ NCKH - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.23. Lợi ích thu được từ NCKH (Trang 51)
Bảng 4.25. NCKH giúp sinh viên hứng thú, hăng hái hơn - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.25. NCKH giúp sinh viên hứng thú, hăng hái hơn (Trang 52)
Bảng 4.26. NCKH giúp sinh viên có cơ hội nhận điểm thưởng từ khoa, trường và được cộng điểm vào khóa luận tốt nghiệp - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.26. NCKH giúp sinh viên có cơ hội nhận điểm thưởng từ khoa, trường và được cộng điểm vào khóa luận tốt nghiệp (Trang 54)
Hình 4.23. NCKH giúp sinh viên chủ động hơn trong học tập - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Hình 4.23. NCKH giúp sinh viên chủ động hơn trong học tập (Trang 55)
Bảng 4.30. Tơi thấy kết quả học tập của mình trở nên tốt hơn sau khi làm NCKH - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.30. Tơi thấy kết quả học tập của mình trở nên tốt hơn sau khi làm NCKH (Trang 57)
Hình 4.26. Tôi sẵn sàng giới thiệu và giúp đỡ các bạn sinh viên khác làm NCKH - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Hình 4.26. Tôi sẵn sàng giới thiệu và giúp đỡ các bạn sinh viên khác làm NCKH (Trang 59)
4.2.4.1 Biến độc lập - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
4.2.4.1 Biến độc lập (Trang 61)
Bảng 4.35 - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.35 (Trang 66)
Bảng 4.38 - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.38 (Trang 70)
Bảng 4.39. Eigenvalues và phương sai trích - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.39. Eigenvalues và phương sai trích (Trang 71)
Bảng 4.43 - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.43 (Trang 77)
Bảng 3: Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Varimax: - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 3 Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Varimax: (Trang 78)
Bảng 4.45 - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.45 (Trang 79)
Hình 4.17. NCKH tốn nhiều thời gian - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Hình 4.17. NCKH tốn nhiều thời gian (Trang 82)
Bảng 4.21. Thời gian NCKH ngắn nên sinh viên phải tập trung hồn thành - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.21. Thời gian NCKH ngắn nên sinh viên phải tập trung hồn thành (Trang 83)
Bảng 4.22. NCKH giúp sinh viên phân chia được thời gian hợp lý, hiệu quả - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.22. NCKH giúp sinh viên phân chia được thời gian hợp lý, hiệu quả (Trang 85)
Bảng 4.23. Lợi ích thu được từ NCKH - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.23. Lợi ích thu được từ NCKH (Trang 87)
Bảng 4.26. NCKH giúp sinh viên có cơ hội nhận điểm thưởng từ khoa, trường và được cộng điểm vào khóa luận tốt nghiệp - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.26. NCKH giúp sinh viên có cơ hội nhận điểm thưởng từ khoa, trường và được cộng điểm vào khóa luận tốt nghiệp (Trang 92)
Bảng 4.28. Chất lượng học tập - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.28. Chất lượng học tập (Trang 96)
Bảng 4.30. Tôi thấy kết quả học tập của mình trở nên tốt hơn sau khi làm NCKH - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.30. Tôi thấy kết quả học tập của mình trở nên tốt hơn sau khi làm NCKH (Trang 98)
4. Bạn đã làm nghiên cứu khoa học dưới hình thức nào? - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU nghiên cứu tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học thương mại
4. Bạn đã làm nghiên cứu khoa học dưới hình thức nào? (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w