TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA HỆ THỐNG THÔNG TINH KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬBÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA HỆ THỐNG THÔNG TINH KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên trường Đại học Thương Mại
Giảng viên giảng dạy: Vũ Thị Thùy Linh
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Mã lớp:
2121SCRE0111
Hà Nội - Năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
I.Đặt vấn đề 4
II.Xác lập vấn đề nghiên cứu 4
2.1.Mục đích nghiên cứu 4
2.2.Mục tiêu nghiên cứu 5
2.3.Câu hỏi nghiên cứu 5
III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3.1.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
3.2.Phạm vi nghiên cứu 5
3.2.1.Không gian 5
3.2.2.Thời gian 5
3.2.3.Nội dung 5
IV.Tổng quan nghiên cứu 5
4.1.Đề tài trong nước 5
4.2.Đề tài nước ngoài 6
V.Cơ sở lý thuyết 6
5.1 kết quả học tập của sinh viên 6
5.2.Mô hình và giả thiết nghiên cứu 6
5.2.1 Giả thuyết nghiên cứu 7
Phương pháp giảng dạy 7
Phương pháp học tập 7
Kiên định học tập 7
Động cơ học tập 7
Mục tiêu học tập 8
5.2.2.Mô hình nghiên cứu đề xuất 8
5.2.3.Xây dựng thang đo 9
VI.Phương pháp nghiên cứu 10
VII.Phân tích dữ liệu và kết quả 11
7.1.Thống kê mô tả 11
7.2.Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 11
7.3.Tương quan và quy hồi đa biến 12
7.3.1.Tương quan 13
Trang 37.3.2.Hồi quy đa biến 14
VIII Kết Luận 16
IX.Kiến nghị 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Tóm tắt: Thực tế đã ghi nhận có không ít sinh viên ở Việt Nam chưa bắt kịp tiến độ
trong quá trình học tập tại môi trường đại học.Cùng với sự phát triển của kinh tế ,giáodục Việt Nam đã đổi mới không ngừng để bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu hóa.khôngnằm ngoài xu thế đó ,trường đại học Thương Mại được xem là cơ sở giáo dục có chấtlượng đào tạo uy tín về lĩnh vực kinh tế Mục tiêu của trường là đào tạo nguồn nhân lực
có chất lượng để phục vụ cho nền kinh tế thị trường hiện nay.Và bài viết này được xâydựng với mong muốn phản ánh thực trạng chất lượng của sinh viên hiện nay Thôngqua phân tích định lượng
,nghiên cứu chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên,bao gồm:phương pháp học tập ,kiên định học tập ,động cơ học tập ,mục tiêu học tập ;đồng thời sẽđưa ra một số đề xuất giúp nhà trường nâng cao hơn nữa kết quả cũng như chất lượng họctập của sinh viên
I.Đặt vấn đề
Trong 5 năm trở lại đây, các trường cao đẳng, đại học dần thay đổi phương thức dạy vàhọc, từ niên chế sang tín chỉ.Các triết lý làm nền tảng cho đào tạo theo tín chỉ là cá thểhóa việc học tập nhằm phát huy tối đa khả năng tự học và tư duy sáng tạo của sinhviên.Sinh viên có thể học theo năng lực và điều kiện của riêng mình.Đồng thời buộc sinhviên phải chủ động, không lệ thuộc vào thầy cô trên lớp cũng như khả năng tự thích nghi
và có tinh thần tự học cao.Tuy nhiên, thực tế sinh viên Việt Nam hiện nay không mấymặn mà gì với việc “tự học” mà thay vào đó là “tự chơi” nhiều hơn Theo khảo sát vềviệc làm của sinh viên đã tốt nghiệp trong năm học 2009–2010 do Trung tâm Nghiên cứuchính sách – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong số
3000 người được hỏi, 26,2% cho biết họ vẫn thất nghiệp với đa số không thể tìm đượcviệc làm Trong số những người có việc làm, 61% cho biết họ thiếu kỹ năng làm việc,42% thiếu kinh nghiệm và 32% thiếu kiến thức chuyên môn Kết quả học tập là chỉ tiêuquan trọng để tuyển công nhân viên cho các tổ chức và doanh nghiệp Đặc biệt các tổchức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân có quy mô càng lớn, uy tín càng cao thì yêu cầu kếtquả học tập của ứng viên càng cao Đứng trước thực tế đó chúng tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại HọcThương Mại”với mong muốn chỉ rõ những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến kết quảhọc tập của sinh viên trường Đại học Thương Mại,từ đó để có những đề xuất thiết thựcgóp phần nâng cao chất lượng dạy và học của sinh viên
II.Xác lập vấn đề nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Cải thiện chất lượng kết quả học tập của sinh viên ,từ đó góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo
Trang 52.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên , từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố gì có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Thương Mại ?
Phương pháp giảng dạy ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào?
Phương pháp học tập ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào?
Kiên định học tập ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào?
Động cơ học tập ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào?
Mục tiêu học tập ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào?
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng: các tác nhân làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Khách thể: Sinh viên trường đại học Thương Mại
IV Tổng quan nghiên
cứu 4.1.Đề tài trong nước
Có một số tác giả đã tiếp nối các nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về các yếu tố ảnhhưởng đến kết quả học tập của sinh viên nhưng nó vẫn còn là những vấn đề khá mới mẻ Trong các nghiên cứu của tác giả Võ Văn Việt, Đặng Thị Thu Phương (2017) [11] “Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên” Nghiên cứu của Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Thu Hà (2020) [6] về “Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên tại Học viện Ngân hàng Phân viện Bắc Ninh” Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2013) [5] “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại trường Đại học Phạm Văn Đồng” Nghiên cứu của Dư Thống Nhất ,Nguyễn Thị Nụ (2015)
[4] “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạmKiên Giang” đã khảo sát và phân tích một số yếu tố có tác động đến kết quả học tập củasinh viên
Các nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu mức độ tác động khác nhau của các yếu tố đếnkết quả học tập của sinh viên Nghiên cứu của nhóm tác giả Võ Văn Việt, Đặng Thị ThuPhương cho thấy năng lực trí tuệ, sở thích học tập, động cơ học tập, động cơ của ba mẹ,giảng viên, cơ sở vật chất ,học bổng, cách thức quản lý ,áp lực bạn bè cùng trang lứa ,áplực xã hội, có tác động đến kết quả học tập của sinh viên Còn nghiên cứu của nhóm tácgiả Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Thu Hà cho thấy động cơ của
Trang 6sinh viên tác động mạnh vào động cơ học tập, phương pháp giảng dạy, gia đình xã hội, cơ
sở vật chất, phương pháp học tập Nguyễn Thị Nga [5] nghiên cứu sâu bốn biến tác độnglà: yếu tố học lực, yêu thích ngành học, phương pháp học tập, phương pháp giảng dạy củagiảng viên Các nghiên cứu trên đóng góp đáng kể về lý luận và thực tiễn trong nghiêncứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nhằm nâng cao chất lượngdạy và học ở nước ta
4.2.Đề tài nước ngoài
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên là một trongnhững vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm ở phương Tây Từ những năm nửađầu của thế kỷ XX và cho đến nay một số nhà nghiên cứu phương Tây đã có nhiềucông trinh
Một nghiên cứu của Michail N Giannakos (2013) “Enjoy and learn with educationalgames: Examining factors affecting learning performance” đã chỉ ra ảnh hưởng của cácyếu tố đến kết quả học tập của học sinh Đó là việc tiếp thu kiến thức của học sinh thôngqua việc học bằng các trò chơi có hiệu suất tương đương hoặc cao hơn khi so sánh vớikiến thức tiếp thu trong quá trinh hướng dẫn truyền thống,sự thích thú của học sinh vớicác trò chơi giáo dục có mối quan hệ tích cực với hiệu suất học tập của họ, ý định sửdụng trò chơi giáo dục của học sinh có mối quan hệ tích cực với hiệu suất học tập của họ,hạnh phúc của học sinh với trò chơi giáo dục có mối quan hệ tích cực với hiệu suất họctập của họ
Tác giả P Kostagiolas et al trong đề tài “Phân tích học tập: Dữ liệu khảo sát để đo lườngtác động của sự hài lòng trong nghiên cứu đối với sinh viên ' hiệu quả và hiệu suất họctập” Tác giả đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ở môitrường học tập, thói quen học tập, kỹ năng giáo dục, đặc điểm tính cách
V.Cơ sở lý thuyết
5.1 Kết quả học tập của sinh viên
Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức , ký năng hay nhận thức của người họctrong một lĩnh vực nào đó Hay ,theo PGS.TS Trần Kiều [1] dù hiểu theo nghĩa nào thìkết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu của dạy học ,trong đóbao gồm 3 mục tiêu lớn là: nhận thức , hành động , cảm xúc.Với từng môn học thì cácmục tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu về kiến thức ,kỹ năng, thái độ Trênthực tế , có nhiều quan điểm đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường cao đẳng ,đại học kết quả học tập có thể thông qua điểm tring bình tích lũy toàn bộ khóa học(CGPA).Hay kết quả học tập cũng có thể do sinh viên tự đánh giá sau quá trình học tập
và kết quả tìm kiếm việc làm Trong nghiên cứu này, kết quả học tập được định nghĩa làđánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức và kĩ năng họ thu nhận được trongquá trình học tập các môn học cụ thể tại trường
5.2 Mô hình và giả thiết nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu tại các quốc gia , trường đại học về các yếu tố ảnh hưởng đếnkết quả học tập của sinh viên ,nghiên cứu này thực hiện khảo sát các yếu tố ảnh hưởngđến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương Mại ,các giả thuyết trong bài sẽdựa trên các nghiên cứu trước và chọn lọc những biến được nghiên cứu lặp lại nhiềulần để
Trang 7khảo sát tại trường đại học Thương Mại.Cụ thể ,các biến nghiên cứu có kết quả tác độngđến kết quả học tập và được lặp lại nhiều lần trở lên sẽ được đưa vào nghiên cứu.
5.2.1 Giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp giảng dạy
Theo John G.Geake,Miraca U.M.Gross [2];TS.Phan Quốc Tần[3]; Dư ThốngNhất,Nguyễn Thị Nụ[4]; Nguyễn Thị Nga[5];Phan Thị Hồng Thảo ,Nguyễn HuyềnTrang,Nguyễn Thu Hà[6];Đinh Thị Hóa,Hoàng Thị Ngọc Diệp,Lê Thị Kim Tuyên [7]phương pháp giảng dạy của giảng viên có ảnh hưởng đến việc thu thập kiến thức trongquá trình học tập hay phương pháp tổ chức các môn học của sinh viên Nghiên cứu này sẽ
đề cập đến kiến thức ,khả năng truyền đạt, phương pháp tổ chức môn học có ảnh hưởngđến kết quả học tập của sinh viên
.Như vậy giả thuyết đưa ra là :
Giả thuyết H1:Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập củasinh viên
Gỉa thiết H2: Phương pháp học tập có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên
Kiên định học tập
Kiên định theo từ điển tiếng việt được định nghĩa là giữ vững ý định ,ý chí ,không daođộng trước mọi khó khăn, trở ngại Theo TS Phan Quốc Tấn[3] tính kiên định ảnh hưởngtích cực đến kết quả học tập của sinh viên Các nghiên cứu của Đậu Hoàng Hưng,Nguyễn Thị Thanh Tâm[8]; Võ Thị Tâm[9];Đinh Thị Hóa,Hoàng Thị Ngọc Diệp,Lê ThịKim Tuyên[7] cũng đã chứng minh tính kiên định có ảnh hưởng đến kết quả học tập củasinh viên,giả thiết được đưa ra như sau :
Giả thiết H3:tính kiên định trong học tập ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinhviên như thế nào
Động cơ học tập
Động cơ được hiểu là một biểu hiện tâm lý hoạt động liên quan đến nhu cầu và sự hứngthú.Động cơ học tập của sinh viên được định nghĩa là lòng ham muốn tham dự học tậpnhững nội dung của môn học hay chương trình học Các nghiên cứu Võ Văn Việt ,ĐặngThị Thu Phương[11];Phan Thị Hồng Thảo,Nguyễn Huyền Trang,Nguyễn Thu Hà[6] đãchứng minh dược động cơ học tập có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinhviên
.Ngoài ra Đậu Hoàng Hưng,Nguyễn Thị Thanh [8] cũng tìm ra rằng động cơ học tập ảnh
Trang 8Phương pháp giảng
Phương pháp học
Kiên định học tập
Kết quả học tập
H5.Mục tiêu học tập ảnh hưởng tích cực đến kết quả của sinh viên
5.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 5 biến độc lập được nghiên cứu lặp đi lặp lại có tácđộng đến kết quả học tập của sinh viên ở những nghiên cứu trước phương pháp giảngdạy(1),phương pháp học tập (2),kiên định học tập(3),động cơ học tập(4),mục tiêu học tập(5).Biến phụ thuộc là “kết quả học tập” được định nghĩa trong nghiên cứu này là sự đánhgiá tổng quát của chính sinh viên trường Đại học Thương Mại.Các biến quan sát đượcxây dựng theo thang đo Likert từ 1 đến 5(trong đó 1:Rất không đồng ý ,2:Không đồng ý,3:không ý kiến,4:Đồng ý ,5:Hoàn toàn đồng ý )
Hình 1.Mô hình nghiên cứu của đề tài
Trang 95.2.3 Xây dựng thang đo
*Thang đo “Việc tự học của sinh viên” gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ TH1 đến TH5.TH1 Khả năng tự học là một trong những cách thức đánh giá năng lực của sinh
viên
TH2 Sinh viên đại học cần tự học là chính
TH3 Việc tự học của sinh viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của họ
TH4 Tôi sẽ thay đổi bản thân để việc tự học được cải thiện hơn
TH5 Tôi cảm thấy việc tự học của tôi đang bị chi phối cần có phương
PP4 Khuyến khích sự chủ động và sáng tạo của người học trong học tập
*Thang đo “phương pháp học tập” gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ HT1 đến HT5HT1 Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp giúp sinh sinh nắm bắt kiến thức dễ dàng
nhiều kiến thức đạt hiệu quả học tập cao hơn
HT5 Việc tranh luận với giảng viên giúp sinh viên hiểu bài nắm bắt kiến thức vững
vàng hơn
*Thang đo “kiên định học tập” gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ KĐ1 đến KĐ4
KĐ1 Dù khó khăn đi nữa, tôi luôn cam kết hoàn thành việc học ở trường
KĐ2 Khi cần thiết tôi sẵn sàng làm việc cật lực để đạt được mục tiêu học tập
KĐ3 Khi gặp khó khăn trong học tập , tôi luôn có khả năng giải quyết nó
KĐ4 Tôi luôn kiểm soát được những khó khăn xảy ra đối với tôi trong học tập
*Thang đo “động cơ học tập” gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ ĐC1 đến ĐC5
ĐC1 Luôn dành rất nhiều thời gian cho việc học tập
ĐC2 Coi đầu tư cho việc học tập là ưu tiên số một của tôi
ĐC3 Luôn học tập hết mình để giúp việc học tập của mình đạt kết quả cao hơn
ĐC4 Có ý thức tự học cao để giúp việc học trở nên thú vị hiệu quả hơn
ĐC5 Luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đạt được kết quả học tập cao nhất
*Thang đo “mục tiêu học tập” gồm 4 biến quan sát được mã hóa từu MT1 đến MT4
MT1 Mục tiêu của tôi là có việc làm đúng với ngành nghề của mình đang học sau
khi ra trường
Trang 10MT2 Mục tiêu của tôi là đạt bằng khá sau khi kết thúc học đại học
MT3 Mục tiêu của tôi là hoàn thiện kiến thức thực tế lẫn chuyên môn để phục vụ
cho cuộc sống sau này
MT4 Mục tiêu của tôi là trau dồi được nhiều kĩ năng trong học tập và làm việc suốt
khoảng thời gian học đại học
VI Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng được mở đầu bằng việc xác định các thang đo các kháiniệm chính của nghiên cứu.Thang đo và độ tin cậy của biến quan sát được đánh giá bằng
hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratoryfactor analysis) Yêu cầu để thang đo được chấp nhận là loại bỏ các
biến số có tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 và hệ sốCronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 Bước cuối cùng là kiểm định mô hình bằng phương pháphồi quy đa biến với mức ý nghĩa từ 5% -10% Các phân tích trên được thực hiện với sự
hỗ trợ của phần mềm SPSS.Cuối cùng kết quả từ SPSS được phân tích , giải thích trìnhbày trong báo cáo
Theo Hair và các cộng sự [13] thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá là gấp 5 lần số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp 5 lần số biến quan sát Với nghiên cứu này thì số biến cần ước lượng là 30 , như vậy mẫu nghiên cứu sẽ là 150 sinh viên trường đại học ThươngMại Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập dữ liệu Thang đo Likert với dãy giá trị 1÷5 được sử dụng để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo sát về tác động của 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Riêng thang đocho biến phụ thuộc quyết định các yếu tố tác động có thực sự làm ảnh hưởng đến kết quả học taahp của sinh viên , trong nghiên cứu này, thang đo cho kết quả học tập sẽ là thang
đo Likert 5 điểm tùy vào mức độ mong muốn của sinh viên tự đánh giá năng lực của mình để cho rằng mình hiểu rõ nhất trong các nguyên nhân tác động đến kết quả của mình 1 điểm là “rất không đồng ý”, 2 điểm là “không đồng ý”, 3 điểm là “không ý kiến”, 4 điểm là “đồng ý”, 5 điểm “hoàn toàn đồng ý”
Nguồn cung cấp dữ liệu là dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được tham khảo từ internet, báo chí khoa học ,website của các trường đại học … nhằm cung cấp thông tin dữliệu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên…
Để đảm bảo về chất lượng, nghiên cứu này sẽ phát hơn 200 mẫu khảo theo phương pháp phi xác suất- thuận tiện thông qua kĩ thuật gửi phiếu khảo sát online.Kết quả khảo sát được rà soát kiểm tra tính hợp lệ : trả lời đầy đủ câu hỏi , điền đầy đủ thông tin phù hợp với nghiên cứu Kết quả :khảo sát 265 sinh viên trường Đại học Thương Mại, trong đó có
240 phiếu hợp lệ (chiếm 90,56 %) trả lời đầy đủ điền thông tin đầy đủ phù hợp với yêu cầu nghiên cứu ;9,44% phiếu khảo sát không hợp lệ bị loại bỏ
Trang 11VII Phân tích dữ liệu và kết
quả 7.1.Thống kê mô tả
Theo dữ liệu từ mẫu điều tra thực tế 240 sinh viên học tại trường đại học thương mại Trong
đó, có 172 sinh viên khoa HTTTKT - TMĐT chiếm tỉ lệ 71,6%, có 12 sinh viên khoamarketing chiếm tỉ lệ 5%, có 11 sinh viên khoa tài chính ngân hàng chiếm tỉ lệ 4,58%, có
1 sinh viên khoa tiếng anh chiếm tỉ lệ 0,4%, có 3 sinh viên khoa quản trị kinh doanhchiếm 1,25%, có 1 sinh viên khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế chiếm tỉ lệ 0,4% , có 3sinh viên viện đào tạo quốc tế chiếm tỉ lệ 1,2%, có 10 sinh viên khoa kinh tế - luật chiếm
tỉ lệ 4,16%, có 6 sinh viên khoa khách sạn – du lịch chiếm 2,5%, có 10 sinh viên khoa kếtoán – kiểm toán chiếm tỉ lệ 4,16%, có 3 sinh viên khoa quản trị nhân lực chiếm 1,25%
Qua phiếu khảo sát cho thấy yếu tố ảnh hưởng đến KQHT ở năm nhất chiếm khá cao chiếm 46,3%, năm 2 chiếm 31,9%, năm 3 chiếm 16,8% và năm 4 chiếm 4,6% Đối vớicác khoa như: HTTTKT - TMĐT năm 1 chiếm 55,2%, năm 2 chiếm 25,6% , năm 3
chiếm 16,3%, năm 4 chiếm 2,9% ; khoa marketing năm 1 chiếm 50%, năm 2 chiếm
16,7%, năm 3 chiếm 25%, năm 4 chiếm 8,3% ; khoa tài chính ngân hàng năm 1 chiếm45,5%, năm 2 chiếm 36,4%, năm 3 chiếm 0%, năm 4 chiếm 18,1% ; khoa tiếng anh
100% ở năm 3; khoa quản trị kinh doanh năm 1 chiếm 66,7%, năm 2 chiếm 33,3%; khoakinh tế & kinh doanh quốc tế năm 1 chiếm 18%, năm 2 chiếm 64%, năm 3 chiếm 18% ; viện đào tạo quốc tế 100% ở năm 2 ; khoa quản trị nhân lực năm 1 chiếm 50%, năm 2 chiếm 33,3%, năm 3 chiếm 16,7%, năm 4 chiếm 16,7% ; khoa kinh tế & luật năm nhất chiếm 60%, năm 2 chiếm 30%, năm 4 chiếm 10%; khoa kế toán & kiểm toán năm nhất chiếm 20%, năm 2 chiếm 80%; khoa khách sạn & du lịch năm nhất chiếm 16,7%, năm 2 chiếm 83,3% Bên cạnh đó giới tính được phân làm 2 loại nữ là chiếm số phiếu nhiều nhất (130 phiếu ) chiếm 54% về giới tính nam có 110 phiếu chiếm 46%
Theo kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phục thì phần lớncác biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc với ý nghĩa ở mức chấp nhận(p<0.01 hoặc p<0.05) và có mức tương quan giữa các biến độc lập trong cùng một nhómbiến phụ thuộc quyết định kết qur học tập lớn hơn 0.3.Kết quả này cho thấy mức độ phùhợp của các nhóm yếu tố sẽ được phân tích ở phần tiếp theo
7.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích EFA dùng để rút gọn một biến quan sát K quan sát thànhmột tập F( với F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn trên cơ sở mối quan hệ tuyến tính của cácnhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát ) Đây là phương pháp sử dụng rộng rãitrong nghiên cứu để đánh giá sơ bộ các thang đo