1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại

94 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Tác giả Ths. Mai Ngọc Anh, Ths. Nguyễn Thị Linh
Trường học Đại học Thương mại
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 10,05 MB

Nội dung

Đặc biệt hiện nay, việc tập luyện ngoại khoá môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại chưa mang lại hiệu quả cao: hoạt động tập luyện ngoại khoá chưa có phương pháp phù hợp,

Trang 2

Chủ nhiệm đề tài

Mai Ngọc Anh

Hà Nội, tháng 3/2021

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGD-ĐT CLB

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bàng 2.1 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, tập luyện của Đại học Thương mại 23Bàng 2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tại Đại học Thương mại 24Bàng 2.3 Nội dung chương trình môn GDTC của trường Đại học Thương mại 26Bàng 2.4 Thực trạng kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên 27Bàng 2.5 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập môn cầu lông của sinh viên 27Bàng 2.6 Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên trường Đại học Thương mại (n=250) 29Bàng 2.7 Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về hoạt động ngoại khóa môn cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại (n=11) 30Bàng 2.8 Nhu cầu tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương mại

33Bàng 2.9 Kết quả phỏng vấn về các yếu tố liên quan để tổ chức tập luyện ngoại khóa cho sinh viên (n=200) 37 Bảng 3.1 Đánh giá kết quả học tập môn Cầu lông của nhóm ĐC và nhóm TN……45Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 46Bảng 3.3 Kết quả phân loại thể lực nam và nữ sinh viên trước thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực HS - SV 47Bảng 3.4 Kết quả đánh giá thể lực trước và sau thực nghiệm của các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 48Bảng 3.5 Kết quả phân loại thể lực nam và nữ sinh viên sau thực nghiệm của hai

nhóm ĐC và TN theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực HS - SV.(  2= 5,99) 52

Bảng 3.6 Số lượng các giải đấu thể thao và số lượng VĐV tham gia thi đấu trước và sau thực nghiệm 53

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Diễn biến sự thay đổi thành tích nằm ngửa gập bụng của nam và nữ sinh viên trước TN và sau TN 50Biểu đồ 3.2 Diễn biến sự thay đổi thành tích bật xa tại chỗ của nam và nữ sinh viên trước TN và sau TN 50Biểu đồ 3.3 Diễn biến sự thay đổi thành tích chạy 30m của nam và nữ sinh viên trước

TN và sau TN 51Biểu đồ 3.4 Diễn biến sự thay đổi thành tích chạy tùy sức 5 phút của nam và nữ sinh viên trước TN và sau TN 51Biểu đồ 3.5 Diễn biến sự thay đổi thành tích chạy con thoi 4x10m của nam và nữ sinh viên trước TN và sau TN 52

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2

4.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam 2

4.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Thế giới 4

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 6

5.1 Cách tiếp cận Error! Bookmark not defined 5.2 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined 6 Ý nghĩa của nghiên cứu: Error! Bookmark not defined. 7 Kết cấu báo cáo nghiên cứu đề tài 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12

1.1 Một số khái niệm về GDTC trong trường học 12

1.1.1 Tầm quan trọng của công tác GDTC trong trường học 12

1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC trong trường đại học 12

1.1.3 Hình thức GDTC trong trường học 13

1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động thể thao ngoại khóa trong trường học 14

1.2.1 Vị trí, ý nghĩa của hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường học 14

1.2.2 Nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa 14

1.2.3 Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa 15

1.2.4 Hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường học 15

1.3 Cơ sở lý luận về môn Cầu lông 19

1.3.1 Lịch sử và xu thế phát triển môn Cầu lông trên Thế giới 19

1.3.2 Lịch sử và xu thế phát triển môn Cầu lông ở Việt Nam 20

1.3.3.Tác dụng của Cầu lông 21

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDTC VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN CẦU LÔNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC THƯƠNG MẠI 23

2.1 Thực trạng công tác GDTC của trường Đại học Thương mại 23

2.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất của trường Đại học Thương mại 23

2.1.2 Thực trạng đội ngũ Giảng viên GDTC trường Đại học Thương mại 24

2.1.3 Thực trạng đội ngũ sinh viên trường Đại học Thương mại 25

2.1.4 Thực trạng chương trình GDTC trường Đại học Thương mại 25

2.1.5 Thực trạng kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại 26 2.1.6 Xếp loại thể lực của sinh viên theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT 28

2.2 Phân tích thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại 30

2.2.1 Thực trạng tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương mại 30 2.2.2 Nhu cầu, động cơ tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông cũng như các môn thể thao khác 32

2.2.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại 36

2.2.2.1 Thực trạng thời gian, thời điểm và địa điểm tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại 36

2.2.2.2 Những khó khăn và lợi thế của Nhà trường trong việc tổ chức hoạt động ngoại hóa môn cầu lông cho sinh viên 39

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA THÔNG QUA ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẬP LUYỆN MÔN CẦU LÔNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 42

3.1 Đề xuất phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại 42

Trang 8

3.2 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa

môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại 44

3.2.1.Tổ chức thực nghiệm 44

3.2.2 Đánh giá kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên 45

3.2.3 Đánh giá kết quả kiểm tra trình độ thể lực của sinh viên trước và sau thực nghiệm 45

3.2.3.1 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 45

3.2.3 Đánh giá thành tích thi đấu, số lượng sinh viên tham gia tập luyện và thi đấu môn Cầu lông 53

3.2.4 Đánh giá hiệu quả ứng dụng phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại 54

3.2.4.1 Đánh giá tác dụng của phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa môn cầu lông đối với người tập luyện 54

3.2.4.2 Đánh giá về sự phát triển của phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa môn cầu lông 54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

PHỤ LỤC 59

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ở Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của tập luyện TDTT đã được thể hiện qua lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho

cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe” Thấm nhuần lời dạy của Người, toàn dân tộc Việt Nam, trong đó có lực lượng sinh viên đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Giáo dục và phát triển giáo dục trong Nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người Đồng thời góp phần nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước Hiện nay, các trường Đại học và Cao đẳng đều có xu hướng phát triển về quy mô và đa dạng hóa loại hình đào tạo Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên đã đặt chất lượng giáo dục, trong đó có giáo dục thể chất trước một thử thách

to lớn Công tác GDTC được Bộ Giáo dục và đào tạo cũng như các trường Đại học - Cao đẳng hết sức quan tâm: thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình GDTC khoa học, cải tạo và nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ Một số trường đã được đầu tư xây dựng và cải thiện nhiều công trình TDTT lớn phục vụ tốt cho việc giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa, phong trào hoạt động thể thao quần chúng và các giải thi đấu thể thao của sinh viên

Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế và Thương mại ở Việt Nam và trong khu vực Hơn năm mươi năm qua, trường đã đào tạo hàng trăm nghìn các cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế cho ngành Thương mại, du lịch và các ngành kinh tế quốc dân khác thuộc tất cả các thành phần kinh tế Góp phần xây dựng trường Đại học Thương mại trở thành trường Đại học trọng điểm

Công tác Giáo dục thể chất của trường Đại học Thương mại đã được nhà trường quan tâm, đầu tư như cải tạo, nâng cấp, xây dựng sân bãi, trang thiết bị tập luyện phục

vụ cho công tác giảng dạy nội khoá và ngoại khoá cho sinh viên Tuy nhiên, do sinh

Trang 10

viên chưa có nhận thức đúng về việc tập luyện và học tập nội khoá, phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá chưa hợp lý, nội dung tập luyện chưa phong phú nên hiệu quả Giáo dục thể chất chưa cao Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Giáo dục thể chất trong trường học, thì bên cạnh giờ giảng chính khoá phải thực hiện đồng thời có hiệu quả các hình thức hoạt động ngoại khoá và chỉ có hoạt động ngoại khóa mới là yếu tố làm thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện thể chất của sinh viên trong quá trình đào tạo

Qua điều tra ban đầu cho thấy tại trường Đại học Thương mại, môn Cầu lông là một trong số các môn học tự chọn trong hệ thống môn học GDTC của trường và được nhiều sinh viên yêu thích, hào hứng tham gia tập luyện Bên cạnh đó, Nhà trường cũng

tổ chức giải thi đấu Cầu lông cho sinh viên hàng năm, cử đội tuyển tham dự các giải thi đấu trong khu vực và đạt được một số thành tích Tuy nhiên, hiệu quả trong thành tích thi đấu, học tập môn Cầu lông của sinh viên vẫn chưa cao Đặc biệt hiện nay, việc tập luyện ngoại khoá môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại chưa mang lại hiệu quả cao: hoạt động tập luyện ngoại khoá chưa có phương pháp phù hợp, nội dung ngoại khoá chưa phong phú, hình thức tổ chức, quản lý chưa chặt chẽ, không hấp dẫn, vấn đề tự giác tích cực tự học, tự rèn luyện của sinh viên chưa cao… Vấn đề đặt ra

ở đây là phải đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá TDTT trong

đó có môn Cầu lông để mang lại hiệu quả thiết thực, giúp sinh viên nhận thức đúng về tác dụng của tập luyện ngoại khoá, thu hút đông đảo các em sinh viên tham gia tập luyện

từ đó nâng cao chất lượng GDTC của sinh viên trường Đại học Thương mại

Nhận thức được việc tiến hành hoạt động TDTT ngoại khoá trong đó có môn Cầu lông là cần thiết, đã có nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng các công trình nghiên cứu chỉ tập trung đổi mới và lựa chọn nội dung, hình thức thể thao ngoại khoá, có rất ít tác giả nghiên cứu về phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá môn Cầu lông và chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng Vận động viên Đặc biệt tại trường Đại học Thương mại chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề này

Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên

cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại”

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam

Trang 11

Một số tài liệu có liên quan đến vấn đề đề tài nghiên cứu: Nguyễn Toán - Phạm

Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội Vũ Đức Thu, Trương Anh Tuấn (1998), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB TDTT Hà Nội Đồng Văn Triệu (2003), TDTT trường học, NXB TDTT Hà Nội…với nội dung:

GDTC trong các trường đại học phải được tiến hành bằng các hình thức sau đây:

- Giờ học chính khóa TDTT

- Bài tập thể dục vệ sinh, bài thể dục phát triển chung, các môn thể thao

- Các hình thức hoạt động thể thao quần chúng trong nhà trường, ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các đội đại biểu từng môn thể thao, tham gia các cuộc thi đấu thể thao ở trong và ngoài trường

- Giờ tự luyện tập của sinh viên

Ngày 9 tháng 10 năm 2000, Ủy Ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh TDTT, số 28/2000/PL-UBTVQH, Pháp lệnh đã nêu rõ: “TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt động thể thao ngoại khóa cho người học GDTC cho người học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành

và bồi dưỡng nhân cách đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học Nhà nước khuyến khích thể thao ngoại khóa trong nhà trường”

Chỉ thị 133/TTG (07/03/1995) về quy hoạch phát triển ngành TDTT về GDTC trường học đã chỉ rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy thể dục - thể thao nội khoá, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học; có quy chế bắt buộc các trường, nhất là các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập thể dục - thể thao;

có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục - thể thao, đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học

Ngoài ra, đề tài còn tham khảo một số tài liệu của các tác giả:

Nghiên cứu của các tác giả Trần Thùy Linh (2000) về hiệu quả hình thức tập luyện thể dục ngoại khóa bắt buộc phát triển thể chất cho nữ sinh viên trường đại học Sư Phạm Huế [43]; Phạm Khánh Ninh (2001) về cải tiến tổ chức và quản lý các hoạt động TDTT ngoại khoá để nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất[45]; Nguyễn Trường Sơn Chấn Hải (2003) về tổ chức hoạt động ngoại khóa các môn thể thao như một biện pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường đại học Sư Phạm Hà Nội 2 [34], đã đưa ra các biện pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá dưới hình thức bắt

Trang 12

buộc và tự chọn cho sinh viên gồm: Tổ chức theo mô hình CLB; Tổ chức theo mô hình các đội tuyển thể thao; Tổ chức theo mô hình các lớp học nâng cao với các môn thể thao

tự chọn Các mô hình tập luyện ngoại khoá đều có các giáo viên, HLV phụ trách trực tiếp Nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức, hướng dẫn các em sinh viên tập luyện đúng phương pháp nhằm đạt được mục đích và yêu cầu đề ra, cũng như nâng cao hiệu quả học tập các môn học trong chương trình GDTC cho sinh viên

Các tác giả Nguyễn Quốc Huy (2008), Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức hoạt

động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực chung cho sinh viên trường đại học Ngoại Ngữ - đại học Quốc Gia Hà Nội [38]; Lương Phúc Thành (2010), Nghiên cứu tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa để nâng cao thể lực cho sinh viên năm thứ

3, thứ 4 trường đại học Thương Mại [52]; Tôn Thanh Hải (2011), Nghiên cứu biện pháp

tổ chức hoạt động ngoại khóa nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất trong trường đại học Văn Hóa Hà Nội [36] đi theo hướng nghiên cứu các đặc điểm chung của công tác GDTC

của từng trường đại học sau đó áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa TDTT theo định hướng mở có nội dung, hình thức và thời gian phù hợp với nguyện vọng của sinh viên và phù hợp với điều kiện của nhà trường Nhưng hình thức hoạt động vẫn do giáo viên giữ vai trò chủ đạo, định hướng, tư vấn cho sinh viên trong các hoạt động

Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đều là những tư liệu hết sức đáng quý trong lĩnh vực GDTC cho sinh viên nói chung và cách thức tổ chức tập luyện ngoại khóa cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng nói riêng phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng nhu cầu của sinh viên hiện nay

2.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Thế giới

Nôvicốp A.D, Mátvêép L.P (1976), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, tập

1 và 2, (Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm dịch), NXB TDTT, Hà Nội

Mátvêép L.P, Nôvicốp A.D khái niệm rằng “Giáo dục thể chất là một quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dục – giáo dưỡng nhất định mà đặc điểm của quá trình này là có tất cả các dấu hiệu chung của quá trình sư phạm, hoặc là được thực hiện dưới hình thức tự giáo dục”

K.A Vôrônôva (1978), Các biện pháp cải tiến quản lý phong trào TDTT, NXB

Thể dục thể thao Hà Nội [Bản tiếng việt]

Cugiơnhetxôp (1973), TDTT trong trường học, Nxb Giáo dục

Trang 13

Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, (Phạm Ngọc Trâm dịch)

NXB TDTT, Hà Nội

Các tài liệu đều đề cập tới GDTC và TDTT trường học Nêu các hình thức, kế hoạch tập luyện khoa học đem lại hiệu quả GDTC, nâng cao trình độ thể lực và hiệu quả tập luyện của người tập

Để đánh giá sự phát triển thể lực: Các tác giả thường sử dụng các chỉ tiêu đánh giá năng lực vận động và trình độ tập luyện để đánh giá trình độ tập luyện của các đối tượng nghiên cứu, như đánh giá sức nhanh, sức mạnh, sức bền thông qua các test thể lực: Nhiều tác giả đã sử dụng từ 3 đến 5 chỉ tiêu để đánh giá TĐTL thường theo hình thức mỗi một trình độ tập luyện, thì sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá Vôncốp V.I (1987) sử dụng chỉ tiêu chạy 100m, chạy 1000m và bật xa tại chỗ (đối với nam); chạy 100m, chạy 500m và bật xa tại chỗ ( đối với nữ) để đánh giá trình độ thể lực chung của nam và nữ lứa tuổi

17 Ở Tiệp Khắc (1987), đã sử dụng 4 test để đánh giá trình độ thể lực của nhân dân từ

6 – 60 tuổi bao gồm: nằm ngửa ngồi dậy, bật xa tại chỗ, nằm sấp co duỗi tay và test Cooper Ở Nhật Bản (1993) đã quy định test kiểm tra thể lực cho mọi người từ 4 đến 64 tuổi bao gồm: Bật xa tại chỗ, ngồi gập thân trong 30 giây, nằm sấp co duỗi tay, chạy con thoi cự ly 5 m trong 15 giây và chạy 5 phút tính quãng đường

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động TDTT ngoại khóa và thực trạng tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại Từ đó, xây dựng phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tập luyện ngoại khóa, phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại

Trang 14

khóa môn Cầu lông thông qua đề xuất một số phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại

 Về không gian: Các yếu tố thuộc về hoạt động thực tiễn và xây dựng phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương

mại

Về thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp tham khảo và tổng hợp, phân tích các tài liệu có liên quan:

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm Phương pháp này, cho phép chúng tôi hệ thống hóa các kiến thức

có liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu, tạo cơ sở xây dựng nội dung tập luyện, hình thành cơ sở lý luận về thống nhất phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông cho sinh viên, xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này còn cho phép chúng tôi thu thập số liệu tính toán và kiểm chứng, phân tích hiệu quả sau một thời gian áp dụng phương pháp tổ chức tập luyện

Các tài liệu tham khảo gồm có:

- Một số văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Ngành thể dục thể thao

và Ngành giáo dục đào tạo về công tác GDTC trường học

- Các sách giáo khoa, Giáo trình giảng dạy cho sinh viên Đại học Thể dục thể thao;

sách chuyên môn về môn Cầu lông

- Các kỷ yếu hội nghị khoa học của hai trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh

và trường Đại học Thể dục Thể thao TP HCM, tuyển tập nghiên cứu của trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn, Bắc Ninh

- Các đề tài khoa học của Học viên Cao học, một số luận án Tiến sĩ Giáo dục học

có liên quan đến Giáo dục thể chất, hoạt động ngoại khóa Giáo dục thể chất, hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn cầu lông của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp

- Một số tạp chí khoa học của viện khoa học Thể dục thể thao, Tổng cục Thể dục thể thao

Tổng số lượng tài liệu tham khảo gồm tên sách và tài liệu được trình bày ở cuối

đề tài khoa học theo trình tự quy định

Trang 15

5.2 Phương pháp phỏng vấn:

Chúng tôi đưa ra phương pháp này nhằm thu thập những thông tin liên quan đến

đề tài cần nghiên cứu Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng phỏng vấn gián tiếp thông qua mẫu phiếu câu hỏi sẵn có

Để nắm rõ thực trạng cơ sở vật chất, thực trạng giảng dạy và tập luyện môn GDTC, thực trạng nhu cầu, động cơ và số lượng sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã phát phiếu phỏng vấn đến các hướng dẫn viên và người tham gia luyện tập là các sinh viên tại trường Đại học Thương mại Các số liệu thu thập được giúp chúng tôi có thêm độ tin cậy lựa chọn phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá để nâng cao hiệu quả học tập và tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại Đối tượng phỏng vấn gồm 2 loại:

Loại 1: là sinh viên tham gia học tự chọn môn Cầu lông

- Điều kiện đảm bảo Giáo dục thể chất cho sinh viên

- Tình trạng thể lực của sinh viên trường Đại học Thương mại

- Lựa chọn tiêu chí và tố chất đánh giá trình độ thể lực của sinh viên

- Vấn đề tập luyện ngoại khóa của sinh viên

Các phiếu hỏi được trình bày ở phần phụ lục của đề tài khoa học

5.3 Phương pháp quan sát sư phạm

Việc sử dụng phương pháp quan sát sư phạm nhằm trực tiếp theo dõi nội dung tập luyện môn cầu lông trong giờ chính khóa và ngoại khoá của sinh viên Trường Đại học Thương mại bằng cách: Ghi số lượng các bài tập, số lượng sinh viên tham gia, cách thức tổ chức, hướng dẫn giờ học, thời gian tiến hành cho mỗi nội dung tập luyện, các hình thức bài tập được sử dụng, số lần lặp lại bài tập

Bằng phương pháp này, đề tài đã quan sát được quá trình học tập và tập luyện

Trang 16

của sinh viên Trường Đại học Thương mại Từ đó, giúp cho công tác đánh giá thực trạng việc sử dụng các phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá môn Cầu lông cho sinh viên Trường Đại học Thương mại Hình thành một phương án thực nghiệm mang tính khả thi

5.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Các test mà đề tài sử dụng chủ yếu được lựa chọn từ bộ tiêu chuẩn đánh giá thể lực áp dụng mới nhất cho sinh viên Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp

a/ Nằm ngửa gập bụng (lần/30s): để đánh giá sức mạnh cơ bụng

- Đối tượng điều tra (ĐTĐT) ngồi trên sàn (ghế băng, trên cỏ), bằng phẳng, sạch

sẽ Chân co 900 ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo nhau, lòng bàn tay áp chặt vào sau đầu, khuỷu tay chạm đùi Người thứ hai hỗ trợ bằng cách ngồi lên

mu bàn chân, đối diện với đối tượng điều tra, hai tay giữ ở phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân ĐTĐT tách ra khỏi sàn

- Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, ĐTĐT ngả người nằm ngửa ra, hai bả vai chạm sàn sau đó gập bụng thành ngồi, hai khuỷu tay chạm đùi, thực hiện động tác gập dao động đến 900 Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần Điều tra viên (ĐTV) thứ nhất

ra lệnh “bắt đầu”, bấm đồng hồ, đến giây thứ 30, hô “kết thúc” ĐTV thứ hai đém số lần gập bụng Yêu cầu làm đúng kỹ thuật và cố gắng thực hiện được số lần cao nhất trong

30 giây

b/ Bật xa tại chỗ (cm): để đánh giá sức mạnh bột phát của chân

- ĐTĐT thực hiện bật xa tại chỗ trên thảm cao su, trên thảm đặt thước đo để tính

độ dài bật xa Thước đo là một thanh hợp kim dài 3m, rộng 3cm Kẻ vạch xuất phát, mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát

- ĐTĐT đứng hai chân song song, ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cói, hai tay hạ xuống dưới, ra sau; phối hợp duỗi thân, chân bật mạnh về phía trước, đồng thời hai tay cũng vung mạnh ra trước

Chú ý: Khi bật nhảy và khi tiếp đất, hai chân tiến hành đồng thời cùng một lúc

Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm), chiều dài lần nhảy được tính bằng đơn vị cm, Thực hiện hai lần nhảy, lấy thành tích lần xa nhất

c/ Chạy 30m xuất phát cao (s): để đánh giá sức nhanh

Trang 17

- Đường chạy có chiều dài thẳng ít nhất 40m, bằng phẳng, chiều rộng ít nhất 2m, cho hai người cùng chạy mỗi đợt, nếu rộng hơn có thể cho ba đến bốn người chạy Kẻ hai đường giới hạn xuất phát và đích, ở hai đầu đường chạy đặt cọc tiêu

- Đối tượng điều tra chạy bằng chân không hoặc bằng giầy, không chạy bằng dép, guốc Khi có hiệu lệnh “vào chỗ”, ĐTĐT tiến vào sau vạch xuất phát, đứng chân trước, chân sau, cách nhau 30-40cm, trọng tâm hơi đổ về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái Khi nghe hiệu lệnh “sẵn sàng”, hạ thấp trọng tâm, dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷu, đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ

về trước, đầu hơi cói, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý, đợi lệnh xuất phát Khi có lệnh

“chạy”, ngay lập tức lao nhanh về trước, thẳng tiến tới đích và băng qua đích

- Đối với người bấm giờ, đứng ngang vạch đích, tay cầm đồng hồ, đặt ngón tay trỏ vào nút bấm, nhìn về vạch xuất phát, khi thấy cờ bắt đầu hạ, lập tức bấm đồng hồ Khi ngực hoặc vai của người chạy chạm mặt phẳng đích thì bấm dừng Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây

d/ Chạy con thoi 4 x 10m (s), tính thời gian, để đánh giá khả năng phối hợp

- Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m, bốn gốc có vật chuẩn và hai đường giới hạn hai đầu, cách nhau 10m để quay vòng Đường chạy bằng phẳng, không trơn, tốt nhất trên nền đất khô Để an toàn, hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất 2m Dụng cụ gồm: đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốn vật chuẩn đánh dấu bốn góc

- ĐTĐT thực hiện theo khẩu lệnh “vào chỗ - sẵn sàng - chạy”, giống như thao tác

đã trình bày trong chạy 30m XPC Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, lập tức nhanh chóng quay lại, về vạch xuất phát, đến khi một chân chạm vạch thì quay lại Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số hai vòng với ba lần quay

e/ Chạy tùy sức 5 phút (tính quãng đường, m): để đánh giá sức bền chung

- Đường chạy tối thiểu dài 50m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng chống ít nhất là 1m, để chạy quay vòng Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng Trên đoạn 50m, đánh dấu từng đoạn 10m để xác định phần lẻ quãng đường (±5m) sau khi hết thời gian chạy

- Khi có lệnh “chạy” ĐTĐT chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn, chạy lặp lại trong vòng thời gian 5 phút; nên chạy từ từ ở những phút đầu, phân phối đều và tùy theo sức của mình mà tăng tốc dần Nếu mệt, có thể chuyển thành đi bộ cho đến hết giờ Mỗi ĐTĐT có một số đeo ở ngực và tay cầm tích

Trang 18

kê có số tương ứng Khi có lệnh dừng chạy, lập tức thả ngay tích kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất, để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy, sau đó chạy chậm dần hoặc

đi bộ thả lỏng để hồi phục Đơn vị quãng đường chạy là mét (m)

5.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo hình thức so sánh song song giữa nhóm thực nghiệm sinh viên không tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông và nhóm đối chiếu (đối chứng) tham gia tập luyện ngoại khóa môn cầu lông theo phương pháp tổ chức tập luyện mà đề tài đề xuất

Mỗi nhóm thực nghiệm hay đối chiếu đều gồm 25 sinh viên, tổng số gồm 50 người Trước thực nghiệm, cả 2 nhóm sinh viên được kiểm tra thể lực gồm 5 bài thử ( 5 test) của 5 tố chất: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo và sự khéo léo Các số liệu ban đầu được ghi lại vào các biên bản kiểm tra, được xử lý bằng toán học thống kê để làm

rõ sự khác biệt về trình độ thể lực trước thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm diễn ra trong thời gian 3 tháng, 12 tuần từ tháng 8/2020 đến tháng 12 năm 2020 Mỗi tuần sinh viên các nhóm thử nghiệm và đối chứng được 2 buổi/tuần Tổng số buổi tập là 24 Hai buổi tập đầu và cuối Thực nghiệm sư phạm dành cho kiểm tra trình độ thể lực của sinh viên các nhóm tham gia thực nghiệm

Sự khác biệt giữa các nhóm tập là ở phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa

Cuối thực nghiệm, đề tài đã tiến hành kiểm tra lần cuối trình độ thể lực của cả 2 nhóm sinh viên Kết quả cũng được ghi vào các biên bản chuyên môn, được xử lý bằng phương pháp toán thống kê để làm rõ sự khác biệt tin cậy sau so với trước thực nghiệm sư phạm giữa từng nhóm sinh viên

5.6 Phương pháp toán học thống kê:

Để xử lý các số liệu thu thập được, chúng tôi đã sử dụng phần mềm MS Excel trong Microsolf Office để tính toán:

a/ Số trung bình hay giá trị trung bình, là tỷ số giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số các cá thể của đám đông

n x

Xi

b/ Độ lệch chuẩn: Ký hiệu x, là căn bậc hai của phương sai, nói lên sự phân tán của các trị số Xi xung quanh giá trị trung bình

Trang 19

Công thức:

n x

x i x

n n x x

hay 1/1000

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và phụ lục, báo cáo nghiên cứu đề tài bao gồm các chương sau:

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng công tác GDTC và hoạt động tập luyện ngoại khoá môn cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại

Chương 3: Xây dựng phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại

Trang 20

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Công tác Giáo dục thể chất trong trường học

1.1.1 Tầm quan trọng của công tác Giáo dục thể chất trong trường học

GDTC là một lĩnh vực TDTT xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước TDTT trường học là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước

Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “ Đẩy mạnh các hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động

và phát triển sự nghiệp TDTT Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên Làm tốt công tác GDTC trong trường học ”

Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 1-12-2011 của Bộ Chính trị cũng khẳng định: “Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh ” và “ cần quan tâm đúng mức TDTT trường học với vị trí là bộ phận quan trọng của phong trào TDTT;

là một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên ”

1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung Giáo dục thể chất trong trường đại học

a, Mục tiêu của GDTC trong trường Đại học

Phát triển TDTT và nâng cao thể lực cho sinh viên chính là mục tiêu quan trọng, nhằm tạo ra con người đầy đủ trí và lực, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Những năm gần đây, công tác GDTC và hoạt động TDTT đã có những bước tiến

bộ, việc dạy và học GDTC từ phổ thông đến ĐH - CĐ đã tạo điều kiện thuận lợi thành lập các đội tuyển ở nhiều môn thể thao tham gia thi đấu các giải thể thao do Bộ GD&ĐT tổ chức Không dừng ở đó, Sinh viên Việt nam đã có mặt tại Đại hội TDTD Sinh viên Đông Nam Á Đã có nhiều công trình khoa học được báo cáo góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và chăm sóc sức khỏe cho SV

b, Nhiệm vụ của GDTC trong các trường Đại học

Chương trình giáo dục thể chất trong trường Đại học nhằm giải quyết các nhiệm

Trang 21

vụ sau:

- Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ Tổ quốc

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp luyện tập TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện nói trên để tự rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT ở cơ

sở

- Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của sinh viên, phát triển cơ thể một cách hài hoà, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu trong cuộc sống, nhằm đạt hiệu quả tốt trong quá trình học tập và đạt những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng và năm học trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi

- Giáo dục óc thẩm mỹ cho sinh viên và tạo điều kiện để nâng cao trình độ thể thao của VĐV, sinh viên

c, Nội dung chương trình GDTC trong các trường ĐH – CĐ

Chương trình học gồm có hai phần: Nội dung cơ bản và nội dung tự chọn, trong đó kiểm tra đánh giá thành tích môn học Giáo dục thể chất là một bộ phận cấu thành nhằm đánh giá công tác TDTT trường học và hiệu quả giáo dục toàn diện với học sinh

Căn cứ vào cơ sở lý luận đánh giá chất lượng giáo dục, mục đích yêu cầu của chương trình GDTC theo quyết định 203/QĐ TDTT ngày 23/01/1989 của Bộ Đại học - trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (nay là Bộ giáo dục và đào tạo), đánh giá chất lượng GDTC của HS - SV tiến hành theo các nội dung:

- Kiến thức lý luận về GDTC được quy định theo chương trình

- Kỹ năng thực hiện kỹ thuật các môn thể thao

- Thực hiện các chỉ tiêu thể dục theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể

- Tính chuyên cần và hứng thú tập luyện, thi đấu thể thao

1.1.3 Hình thức Giáo dục thể chất trong trường học Giờ học chính khóa:

Là hình thức cơ bản nhất của GDTC được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho HS - SV là nhiệm vụ cần

Trang 22

thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối

hợp vận động cho HS - SV Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT

Giờ học ngoại khóa – tự tập:

“Giờ học ngoại khóa là hình thức GDTC quan trọng, có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho giờ học GDTC chính khóa, nhằm giúp cho sinh viên tiếp tục luyện tập và hoàn thiện

kỹ thuật các môn thể thao theo yêu cầu của chương trình”

Tác dụng của GDTC và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, gìn giữ và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của HS - SV trong suốt thời

kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể

lực chuyên môn phù hợp những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai

1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động thể thao ngoại khóa trong trường học

1.2.1 Vị trí, ý nghĩa của hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học

Hoạt động TDTT ngoại khóa là tổ chức những hoạt động trong thời gian nhàn rỗi của các em học sinh được lành mạnh, giáo dục những hiểu biết và những kiến thức sử dụng một cách tự giác các phương tiện giáo dục TDTT khác nhau trong đời sống và hoạt động hàng ngày Những buổi tập ngoại khóa có nội dung khác nhau giúp cho học sinh nắm được nội dung trong chương trình học tập về TDTT, chuẩn bị cho họ tham gia thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, ngoài ra còn giúp cho việc hoàn thiện các môn thể thao tự chọn Giáo dục TDTT ngoại khóa giúp cho các em hình thành được những phẩm chất đạo đức tốt, những phẩm chất về ý chí có tác dụng giúp cho việc phát triển những

kỹ năng chung và giáo dục tinh thần trách nhiệm với việc học tập ở nhà trường Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của HS, SV dưới sự hướng dẫn của GV TDTT hay hướng dẫn viên

Giữa hình thức tập luyện chính khóa và ngoại khóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Tập luyện ngoại khóa giữ vị trí là bổ sung và củng cố hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường, góp phần tạo nếp sống mới lành mạnh, sôi động, phong phú, tươi vui, lạc quan, loại bỏ được cuộc sống trống rỗng, vô vị, chơi bời, lêu lổng của HS, SV trong thời gian nhàn dỗi Việc kết hợp giữa tập luyện TDTT nội khóa với ngoại khóa giúp con người có sức khỏe tốt tạo điều kiện nâng cao thành tích học tập

1.2.2 Nội dung hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa

Nội dung thể thao ngoại khóa là bao gồm các bài tập phát triển chung, hoạt động

Trang 23

tập luyện và hoạt động thi đấu các môn thể thao riêng lẻ, hoặc phối hợp đa dạng nhiều môn thể thao khác nhau Nội dung của thể thao ngoại khóa đi sâu vào chuyên môn hẹp nhưng lại phong phú và đa dạng vượt ra ngoài những qui định của chương trình TDTT, không bị chương trình hạn chế so với buổi tập nội khóa

Các môn thể thao theo sở thích của từng cá nhân (điền kinh, thể dục, các môn bóng, cầu lông, đá cầu, cờ, võ, vật, bơi lội, khiêu vũ ) Nội dung kiểm tra đánh giá thể lực, các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Hội khoẻ Phù Đổng, Đại hội thể thao sinh viên và các chương trình hoạt động giáo dục thể chất của ngành giáo dục Tổ chức cho học sinh, sinh viên tập luyện các môn thể thao dân tộc, trò chơi vận động theo điều kiện của từng địa phương

1.2.3 Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa

Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa là các phương thức rèn luyện ngoài giờ của cá nhân, nhóm hay tập thể nhằm mục đích duy trì và phát triển tâm thể

Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa trong nhà trường rất đa dạng, linh hoạt, có thể tiến hành nhiều cấp độ, quy mô toàn trường, toàn khóa, ngành, lớp hoặc theo đội, nhóm và cá nhân nên thỏa mãn yêu cầu khác nhau của đối tượng học sinh, sinh viên Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá theo kế hoạch của nhà trường và được phân cấp tổ chức tập luyện với các hình thức tập theo tập thể (tổ, đội, nhóm, lớp, khối) và tập có hướng dẫn Thành lập các CLB thể thao, trung tâm thể thao của nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của học sinh, sinh viên tham gia tập luyện và thi đấu Tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao giao lưu và trao đổi, phổ biến những kiến thức về tập luyện thể thao, giữ gìn sức khoẻ để tăng cường sự hợp tác,

giúp đỡ lẫn nhau “Tổ chức các giải thể thao hoặc Hội thi thể thao ít nhất một năm một

lần; Đại hội thể dục thể thao (cho sinh viên, học sinh chuyên nghiệp) hoặc Hội khoẻ Phù Đổng (cho học sinh) hàng năm tại các nhà trường” (Điều 2,3,4 Quyết định số

72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1.2.4 Hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học

Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của HS - SV, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT, hướng dẫn viên Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện

Trang 24

tập của HS - SV, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt

a, Hoạt động ngoại khóa Giáo dục thể chất

Theo các nhà giáo dục và lý luận TDTT nước ngoài như: Tư Gia Kiệt, Dương Vọng Hiếu (Trung Quốc); Kely (Mỹ) thì tất cả các hoạt động TDTT của HS, SV có tổ chức hoặc không có tổ chức tiến hành ngoài giờ lên lớp chính khóa được coi là hoạt động ngoại khóa TDTT

Thể thao ngoại khóa là các hoạt động TDTT được triển khai ngoài giờ lên lớp chính khóa của nhà trường là một biện pháp có hiệu quả để củng cố và nâng cao tri thức

kỹ năng đã học được trong giờ TD, đồng thời tạo ra thói quen tập luyện TDTT để làm phong phú cuộc sống văn hóa ngoài giờ, rèn luyện ý chí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động

Thi đấu thể thao trong các trường ĐH, CĐ có thể dùng đơn vị lớp, khối, khóa, khoa Các trường dùng đơn vị lớp, khối làm đơn vị tổ chức kéo co, nhảy dây, các môn bóng… Mỗi học kỳ nên sắp xếp 2, 3 lần thi đấu Huấn luyện đội tuyển các trường trên

cơ sở rèn luyện TDTT của các lớp và các khoa, các khóa của toàn trường chọn ra một

số SV có tố chất thể lực và kỹ thuật tốt để đưa vào đội tuyển, có kế hoạch huấn luyện ngoài giờ hàng năm, có thể đại diện cho nhà trường tham gia thi đấu giữa các trường, khu vực và toàn quốc Đồng thời làm cho các em trở thành người cán bộ cốt cán của hoạt động TDTT quần chúng của nhà trường

b, Các bài tập TDTT ngoại khóa:

Tập luyện ngoại khóa với bài tập mà GV cho trước được gọi là bài tập TD ngoại khóa, bài tập giúp đỡ SV có thể tạo thành thói quen tập luyện TDTT Thầy, cô giáo giúp

đỡ SV có thể tạo thành thói quen tập luyện TDTT tốt đẹp, củng cố và nâng cao tri thức

kỹ thuật và kỹ năng đã học trên lớp mà bố trí một số bài tập đơn giản để phát triển một

số bài tập phát triển thể lực Cũng theo nhà khoa học giáo dục học TDTT thì yêu cầu cơ bản đối với hoạt động ngoại khóa này là:

Một là: Làm cho SV có thể tiến hành tập luyện một cách có hiệu quả các giờ

ngoại khóa, thầy cô cần dạy cho SV phương pháp tập luyện chính xác cũng như phương pháp bảo hiểm và tự bảo hiểm để tránh xảy ra các sự cố ngoài ý muốn

Hai là: Các bài tập TD ngoại khóa bố trí yêu cầu không được quá cao, nên xuất

Trang 25

phát từ tình hình thực tế của SV

Ba là: Cố gắng hết sức tăng cường sự chỉ đạo của người thầy đối với các bài tập

TD ngoại khóa của SV, kịp thời phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề ngoại khóa của

SV để tránh rơi vào chủ nghĩa hình thức

Bốn là: Bài tập thể dục ngoại khóa nên kết hợp với việc rèn luyện TDTT chính khóa ở

tổ, lớp

c, Những yếu tố cần chú ý khi tổ chức hoạt động ngoại khoá trong công tác GDTC

Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến công tác GDTC trong các trường Đại học, thể hiện qua việc thường xuyên ban hành các nội dung chương trình môn học thể dục cho các trường với các quy định về nội khoá và ngoại khoá Những yêu cầu đối với chương trình ngoại khóa như: Luôn cải tiến chương trình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng trường, từng địa phương và của đất nước; thường xuyên tổ chức các giải phong trào cũng như tham gia các phong trào học sinh, SV của khu vực và thế giới

để động viên và khích lệ SV tham gia tập luyện

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hội nhập, các nhà trường cần phải có sự đầu tư, trang bị những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy và

tập luyện ngoại khoá, cũng như rèn luyện thể thao "Từng trường có định mức kinh phí

phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động văn hoá thể thao của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục Từng trường phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu các phương tiện, dụng cụ phục vụ việc giảng dạy và học TDTT của nhà trường" "Các trường Đại học phải có sân bãi, phòng tập thể dục thể thao"

Cơ cấu tổ chức và công tác chỉ đạo ngành: Vụ Công tác HS - SV là lãnh đạo trực tiếp công tác GDTC và phong trào thể thao trong nhà trường các cấp, đồng thời chỉ đạo, quản lý chương trình môn học thể dục trong nhà trường, tổ chức quản lý các hoạt động thể thao học sinh, SV cũng như phát triển tài năng thể thao SV và tăng cường quan hệ quốc tế thể thao học sinh SV Công tác cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý phong trào TDTT trong các trường Đại học là nhân tố quyết định chất lượng công tác GDTC nhà trường

Giáo viên TDTT: Có nghĩa vụ lập kế hoạch giảng dạy và dạy theo chương trình

đã được Bộ quy định, tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khoá và huấn luyện các đội tuyển tham gia các hoạt động chung của ngành, địa phương và toàn quốc Ngoài ra phải phối hợp cho SV để có biện pháp tập luyện riêng, nhất là những SV có năng khiếu

Trang 26

d, Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá bao gồm: Lớp học có giáo GV hướng dẫn,

hướng dẫn viên, tự tập luyện, tập ở đội tuyển thể thao của lớp, trường và các hoạt động giao lưu với các đơn vị khác do đoàn thanh niên và hội SV tổ chức, tập ở CLB ở trong và ngoài nhà trường, tự tập luyện

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngoại khoá gồm:

 Số người tham gia hoạt động ngoại khoá

 Số lượng CLB, tổ chức tập luyện có tổ chức

 Ý thức của người tham gia ngoại khoá

 Kinh phí huy động được cho các giải thi đấu

 Điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất cho tập luyện

 Số giải thi đấu thể thao

e, Các nhân tố chi phối hiệu quả hoạt động ngoại khóa của các trường Cao đẳng và Đại học

Tính phương hướng của hoạt động ngoại khóa

Tính phương hướng chỉ là việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cần có phương hướng hoạt động xã hội rõ rệt, cần kết hợp chặt chẽ tình hình thực tế của đất nước mình

để khích lệ tình hình chính trị, nâng cao giác ngộ tư tưởng đồng thời phải luôn luôn kiên trì công tác giáo dục tư tưởng chính trị đến việc giáo dục lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa và không nên thả lỏng buông trôi để cho học sinh phát triển một cách tự nhiên không định hướng

Tính tri thức ảnh hưởng tới hoạt động ngoại khóa

Tính tri thức là chỉ hoạt động ngoại khóa cần cung cấp cho học sinh kỹ năng tri thức nhất định để làm cho học sinh có thu hoạch nhất định, đuơng nhiên nó không giống giảng dạy trên lớp mà chỉ là sự lồng ghép thêm tri thức vào trong hoạt động, để

Trang 27

trong hoạt động có thể tiếp thu được tri thức giáo dục, nội dung của hoạt động phải phù hợp với đặc điểm của học sinh

Tính tích cực

Tính tích cực cũng là sự yêu cầu của SV tham gia mọi hoạt động ngoại khóa phải lấy tư cách người chủ để tổ chức và tham gia tự nguyện, tự giác và tự động Việc phát huy tính chủ động về tính tích cực của SV phụ thuộc rất lớn vào hình thức và nội dung hoạt động, bởi vậy nội dung và hình thức hoạt động ngoại khóa phải làm sao cho học sinh động não và hành động trong hoạt động

1.3 Cơ sở lý luận về môn Cầu lông

1.3.1 Lịch sử và xu thế phát triển môn Cầu lông trên Thế giới

Hiện nay trên thế giới vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc xuất

xứ của môn Cầu lông, song nhiều ý kiến cho rằng môn này đã được chơi ở Ai Cập, Hy Lạp và Trung Quốc trước công nguyên như một trò chơi của trẻ em Những đứa trẻ chia thành cặp đánh quả cầu qua lại cho nhau bằng vợt gỗ nhỏ Thế rồi môn thể thao này du nhập vào Ấn Độ và ở đây nó có tên “Poona”

Giữa thế kỷ 18, quân nhân Anh đồn trú ở Ấn Độ tiếp thu trò “Poona” và mang về lại chính quốc Năm 1873, lần đầu tiên cầu lông xuất hiện ở Anh tại một buổi tiệc do Công tước Beaufort tổ chức ở Badminton, Gloucestershire Từ đó, môn này được gọi là

“badminton” Từ năm 1873 đến 1887, người Anh chơi cầu lông theo luật của Ấn Độ

Đến năm 1887, một nhóm người đã thành lập “CLB cầu lông Bath” và đặt ra luật chơi cho riêng mình Luật này nhanh chóng được áp dụng rộng rãi Đến năm 1895, người Anh lập ra Liên đoàn đầu tiên của nước Anh và cũng là của thế giới Họ đã tiếp thu luật chơi của CLB Bath và phát triển thêm, tạo nên hệ thống luật thi đấu đang áp dụng toàn thế giới ngày nay Giải đầu tiên ở Anh (và cũng là của thế giới) là giải toàn Anh (All

Trang 28

England) tổ chức vào năm 1899 Năm 1934, Liên đoàn Cầu lông quốc tế (The International Badminton ýederation – IBF) được thành lập, trụ sở chính ở Luân Đôn Từ

đó các cuộc thi đấu quốc tế ngày càng được mở rộng

Cầu lông trở thành môn thể thao chuyên nghiệp từ những năm 1980, khi IBF tổ chức hệ thống thi đấu quốc tế Grand Prix Tuy nhiên, cho đến năm 1992 thì môn cầu lông mới được chính thức đưa vào thi đấu ở các kỳ đại hội Olympic với các nội dung đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đến kỳ Olympic sau (1996) nội dung đôi nam nữ mới đựơc thi đấu

Cho đến nay Liên đoàn cầu lông thế giới vẫn thường xuyên tổ chức theo định kỳ một số giải thi đấu quốc tế lớn như: Cúp Thomas, Cup Uber, Cup Xudiman, Giải cầu lông vô địch thế giới

1.3.2 Lịch sử và xu thế phát triển môn Cầu lông ở Việt Nam

Cầu lông được du nhập vào VN theo 2 con đường: thực dân hóa và việt kiều về nước

Mãi đến năm 1960 mới xuất hiện 1 vài câu lạc bộ ở các TP lớn như HN, Sài gòn Đến năm 1961 Hà Nội tổ chức thi đấu giao hữu giữa các thành viên lần đầu tiên tại vườn Bách thảo Hà Nội song số người tham gia còn ít, trình độ chuyên môn còn ở mức thấp

Những năm sau đó do đất nước bị chiến tranh nên phong trào không được nhân lên mà còn tạm thời bị lắng xuống

Đến năm 1975 sau khi đất nước thống nhất, phong trào tập luyện cầu lông mới thực sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Từ năm 1977 đến năm 1980 phong trào chủ yếu phát triển ở các thành phố, thị xã như Tp HCM, Hà Nội, Hải Phòng, An giang, Cửu Long, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lai Châu…Để lãnh đạo phong trào đúng hướng, Tổng cục TDTT (nay là Ủy ban TDTT) đã thành lập Bộ môn Cầu lông vào năm 1977

Năm 1980 giải vô địch cầu lông toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội đã đánh dấu 1 bước ngoặt của cầu lông Việt Nam trên đà phát triển theo hướng phong trào sâu rộng và nâng cao thành tích thể thao Từ đó đến nay mỗi năm một lần giải được tổ chức luân phiên tại các địa phương trong toàn quốc Ngoài giải vô địch toàn quốc Ủy ban thể dục thể thao còn tổ chức thêm nhiều giải thi đấu như: Giải vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc, giải người cao tuổi, giải học sinh các trường phổ thông, giải sinh viên cầu lông toàn quốc, dựa vào chương trình thi đấu chính thức trong đại hội thể dục thể thao toàn quốc, hội khỏe Phù Đổng

Tháng 10/1990 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập (VBF)

Trang 29

Năm 1993 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính thức của liên đoàn cầu lông Châu Á “ABF” (nay là BAC)

Năm 1994 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông TG “IBF” (nay là BWF)

Trong nhiều năm trở lại đây môn thể thao này đã trở thành một trong những môn có tốc

độ phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức tập luyện, phù hợp với nhiều đối tượng, lứa tuổi, thực sự là môn thể thao mang tính quần chúng cao, được phổ cập tới đông đảo mọi người, góp phần nâng cao sức khỏe cho mọi tầng lớp nhân dân

Ngày nay môn cầu lông vẫn là môn thể thao được rất nhiều người tham gia tập luyện

và thi đấu các giải cầu lông trong nước được diễn ra thường xuyên liên tục như giải cầu lông trẻ toàn quốc, giải đôi nam nữ phối hợp toàn quốc, giải cầu lông của các ban nghành trong toàn quốc Qua các giải thi đấu thì trình độ của các vận động viên ngày càng được nâng lên đưa cầu lông Việt Nam có một vị thế mới trong trường quốc tế

Bên cạnh đó phong trào cầu lông cũng phát triển rộng khắp trong cả nước nó len loi vào mọi tầng lớp nhân dân, thấy được tầm quan trọng của môn cầu lông và nhu cầu tập luyện trong học sinh sinh viên, Đảng và Nhà nước đã đưa cầu lông vào trong chương trình học của môn thể dục trong các trường học các cấp

1.3.3 Tác dụng của Cầu lông

Trong lĩnh vực TDTT phong trào, cầu lông được coi là một trong những môn thể thao phổ biến nhất Với dụng cụ và sân bãi tập luyện đơn giản, dễ tập, cầu lông phù hợp với mọi lứa tuổi giới tính, mọi tầng lớp nhân dân lao động Môn Cầu lông yêu cầu người chơi hoạt động toàn diện cả chân, tay, thân người… tiêu thụ nhiều năng lượng nên rất tốt cho cơ thể người tập

- Đối với thế hệ trẻ: (thanh thiếu niên và nhi đồng) có tác dụng phát triển toàn diện các năng lực thể chất, các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sức khóe léo

và các năng lực chuyên môn, ngoài ra còn có tác dụng rèn luyện phẩm chất đạo đức, tâm lý, nhân cách con người

- Đối với người cao tuổi: Có tác dụng tăng cường sức khỏe, chống sự già nua và thoái hóa của các bộ phận cơ thể, tham gia tập luyện có thể phòng chống một số bệnh như:

suy nhược cơ thể, bệnh cao huyết áp

- Đối với người làm việc trí óc (các công chức cán bộ nhà nước) sau thời gian lao động căng thẳng mệt mỏi, việc tập luyện cầu lông có tác dụng thay đổi trạng thái từ mệt mỏi

Trang 30

sang hưng phấn, tạo được cảm giác thoải mái dễ chịu, bớt căng thẳng sau một ngày làm việc

- Đối với người dân lao động: tập luyện Cầu lông có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng cường sức mạnh cơ bắp, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt, chuẩn bị cho cơ thể bước vào lao động đạt hiệu quả cao

Tóm lại, tập luyện ngoại khóa giữ vị trí là bổ sung và củng cố hiệu quả công tác GDTC

trong nhà trường, góp phần tạo nếp sống mới lành mạnh, sôi động, phong phú, tươi vui, lạc quan, loại bỏ được cuộc sống trống rỗng, vô vị, chơi bời, lêu lổng của HS, SV trong thời gian nhàn dỗi Việc kết hợp giữa tập luyện TDTT nội khóa với ngoại khóa giúp con người có sức khỏe tốt tạo điều kiện nâng cao thành tích học tập

Cầu lông có một vị trí quan trọng trong giáo dục cho sinh viên, là một môn học trong

hệ thống GDTC trong các trường Đại học nhằm đào tạo con người có phẩm chất đạo đức

tư cách tốt và có sức khỏe phục vụ cho nghề nghiệp cũng như sức khỏe cá nhân

Muốn phát triển thể chất phải nắm vững và vận dụng được các quan điểm khoa học thể chất, phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc, phương pháp GDTC Phải vận dụng nghiêm túc sáng tạo các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng chương trình môn học nội khóa và ngoại khóa, đưa ra các giải pháp pháp phát triển nâng cao hoạt động tập luyện ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN CẦU LÔNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

2.1 Thực trạng công tác Giáo dục thể chất của trường Đại học Thương mại

2.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất của trường Đại học Thương mại

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập mặc dù đã được Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm đầu tư và nâng cấp Nhưng với số lượng sinh viên tăng lên nhanh chóng theo hàng năm (khoảng 14.816 sinh viên hiện nay) thì hiện tại còn thiếu thốn rất nhiều Diện tích đất, công trình thể thao phục vụ cho tập luyện ngoại khoá ở ký túc xá còn hạn chế Mật độ giảng dạy cao, dẫn đến sân bãi dụng

2 Sân tập Bóng

3 Sân tập Cầu lông

Nguồn: Điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu

Qua kết quả ở bảng 2.1 cho thấy: Nhà trường hiện mới chỉ có sân tập ở ngoài trời dùng được cho môn giáo dục thể chất Bộ môn đã sử dụng dạy các phân môn nhỏ như:

Thể dục (thể dục tay không), Bóng chuyền, bóng ném và cầu lông Tuy nhiên chưa có

Trang 32

nhà tập nên những ngày thời tiết không thuận lợi như trời nắng quá hoặc bị mưa sân ướt thì thầy và trò không thể tham gia tập luyện được

Với diện tích đất hạn hẹp nhưng được sự quan tâm của Đảng Ủy, Ban Giám hiệu

đã tạo điều kiện cho cải tạo sân nhà E thành sân Thể thao đa năng đảm bảo tiêu chuẩn dành cho giảng dạy một số học phần GDTC: Bóng ném, Bóng rổ, Thể dục tay không;

kẻ và cải tạo sân CD thành 03 sân Bóng chuyền; kẻ và cải tạo sân AB thành 06 sân Cầu lông

Từ thực trạng về cơ sở vật chất như vậy chúng tôi nhận thấy việc tập luyện các môn thể thao tự chọn (Bóng ném, Cầu lông, Bóng chuyền, Bóng bàn, Cờ vua) của sinh viên là phù hợp với điều kiện nhà trường hiện nay Tuy nhiên, đối với môn Cầu lông có gặp hạn chế do điều kiện tập luyện ngoài trời gây khó khăn như mưa, nắng và gió ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả tập luyện của sinh viên

2.1.2 Thực trạng đội ngũ Giảng viên Giáo dục thể chất trường Đại học Thương mại

Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, đội ngũ giảng viên có vai trò hết sức quan trọng Trong những năm qua nhà trường thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng, giáo dục và chăm lo cho đội ngũ giảng viên nói chung trong đó có đội ngũ giảng viên Giáo dục thể chất về cả số lượng và chất lượng thể hiện tại bảng 2.2

Bảng 2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tại Đại học Thương mại

Nguồn: Điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu

Qua bảng 2.2 cho thấy: Thực trạng giáo viên bộ môn có 9 giảng viên là nam giới chiếm 82%; nữ có 2 chiếm 18%; Trình độ giảng viên có trình độ thạc sĩ 11/11 như vậy

đã đảm bảo 100% giáo viên đạt tiêu chuẩn cho công việc giảng dạy ở bậc đại học Thâm niên công tác của giáo viên đều trên 5 năm như vậy là đây là đội ngũ giảng viên đã có thâm niên và kinh nghiệm Trong đó 2 giảng viên chuyên ngành môn Võ, 2 giảng viên chuyên ngành môn Cầu lông, 01 giảng viên chuyên ngành môn Bóng chuyền, 01 giảng

Trang 33

viên chuyên ngành môn Quần vợt, 01 giảng viên chuyên ngành môn Bóng rổ, 01 giảng viên chuyên ngành môn Bóng bàn, 01 giảng viên chuyên ngành môn Bóng ném, 01 giảng viên chuyên ngành môn Bơi lội, 01 giảng viên chuyên ngành môn Bóng đá Các giảng viên đều có thể kiêm nhiệm được tất cả các môn đang tiến hành giảng dạy

2.1.3 Thực trạng đội ngũ sinh viên trường Đại học Thương mại

Số lượng sinh viên trường Đại học Thương mại càng ngày càng tăng Hiện nay,

số lượng sinh viên nhập học lên đến hơn 4.000 sinh viên Trong đó số lượng nữ chiếm tới 80 – 90% tổng số sinh viên Phần lớn là sinh viên có độ tuổi từ 18 đến 24, là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang trưởng thành về phương diện xã hội

Ở lứa tuổi này thế giới quan tự ý thức, tính cách, đặc biệt hướng về tương lai đầy

đủ nhu cầu sáng tạo mong muốn cho cuộc sống tốt đẹp Hứng thú đã phát triển rõ rệt và hoàn thiện mang tính chất bền vững, sâu sắc, phong phú Hứng thú rất năng động sẵn sàng đi vào lĩnh vực mình ưa thích do thái độ tự giác tích cực trong cuộc sống hình thành động cơ đúng đắn Tình cảm đi đến hoàn thiện, biểu hiện các nét yêu quý tôn trọng mọi người, cư xử đúng mực, biết kính trên nhường dưới…Trí nhớ phát triển hoàn thiện, đảm bảo nhớ một cách có hệ thống, logic tư duy chặt chẽ Đây cũng là giai đoạn SV chuẩn

bị tích lũy năng lực và phẩm chất, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập ở trường, thực hiện

kỹ năng làm việc mà xã hội giao phó (sau khi ra trường)

Trong những năm qua, trường ĐHTM tổ chức cho sinh viên tham gia nhiều hoạt động Thể dục – Thể thao, đặc biệt là hoạt động TDTT ngoại khóa, coi đó là cách giải trí

có hiệu quả và tạo động lực cho Sinh viên học tập tốt hơn, giảm những căng thẳng sau những giờ học tập trên lớp, tích lũy được năng lực, phẩm chất đạo đức, thể lực tốt hơn

2.1.4 Thực trạng chương trình Giáo dục thể chất trường Đại học Thương mại

Trong công tác GDTC ở trường học thì nội dung chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy rất quan trọng Là yếu tố cốt lõi giữ vai trò quyết định đến chất lượng của mặt giáo dục này Nội dung phong phú đa dạng và thích hợp sẽ thu hút và kích thích được sinh viên tham gia vào các hoạt động thể thao một cách hứng khởi, tự giác Bên cạnh đó cần phải đảm bảo được thời gian học tập thì mới phát triển được thể chất cho sinh viên

Với tầm quan trọng đó, chương trình môn GDTC của trường Đại học Thương mại đã được giảng viên trường nghiên cứu và xây dựng khung chương trình cũng như nội dung chương trình sao cho phù hợp với nhu cầu thiết yếu của sinh viên, phát huy

Trang 34

được tính tích cực tự giác luyện tập TDTT trong sinh viên và đặc biệt phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường Trong thời gian qua thực hiện chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ của nhà trường quy định phân bổ về số lượng tín chỉ, cách thức tổ chức giảng dạy trong các học kỳ cho sinh viên Đồng thời căn cứ vào quy định khung chương trình giảng dạy GDTC dành cho tào tạo hệ Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ môn Giáo dục thể chất của trường Đại học Thương mại đã thiết kế nội dung chương trình giảng dạy GDTC như ở bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3 Nội dung chương trình môn GDTC của trường Đại học Thương mại

STT Tên học phần Mã học

phần

Số tín chỉ Số giờ

Loại giờ tín chỉ

Lý thuyết

Thực hành Tự học

Nguồn: Chương trình môn học GDTC theo Đề cương mẫu số 4

2.1.5 Thực trạng kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại

Qua điều tra đề tài đã thu thập được các kết quả học tập môn cầu lông của SV lớp tự chọn môn cầu lông học kì 2 năm học 2019-2020 của Trường Đại học Thương mại Kết quả được trình bày ở bảng 2.4

Trang 35

Bảng 2.4 Thực trạng kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên

trường Đại học Thương mại (n = 250)

Nguồn: Điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu

Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại vẫn chưa cao, không có sinh viên nào có kết quả xuất sắc, tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi chỉ chiếm 8%, khá 13,2% còn lại là trung bình và yếu, kém, tỷ lệ trung bình chiếm đa số chiếm tới 58% Trong đó tỷ lệ yếu, kém đã chiếm từ 6,8-14%

Đây là vấn đề cần quan tâm để cải thiện tình hình học tập môn Cầu lông và tình hình học tâp môn giáo dục thể chất của sinh viên Để làm sáng rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên đề tài đã tiến hành điều tra, phỏng vấn sinh viên nhà trường, kết quả phỏng vấn thu được thể hiện qua bảng 2.5

Bảng 2.5 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập môn cầu lông của sinh viên

trường Đại học Thương mại (n =250)

204 81,6 26 10,4 20 8

3 Do ảnh hưởng của điều kiện sân bãi đến tập luyện (mưa, nắng, gió ) 226 90,4 16 6,4 8 3,2

Trang 36

4 Sinh viên không có điều kiện tập

5 Do đây là môn không tính vào điểm trung bình toàn khóa học 227 90,8 18 7,2 5 2

Nguồn: Phỏng vấn, điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu

Qua khảo sát ý kiến của sinh viên ta thấy tới 78% là sinh viên chưa có tinh thần tích cực tự giác học tập cũng như tập luyện nội khóa, ngoại khóa Đây thể hiện hạn chế của sinh viên trong việc ý thức, hiểu biết của mình về việc tập luyện

81,6% cho rằng, việc tập luyện ngoại khóa không có người hướng dẫn, tập luyện chỉ mang tính tự phát, không có kế hoạch đã không đem lại hiệu quả tập luyện, dẫn tới kết quả học tập chưa cao

90,4% cho rằng hạn chế về điều kiện sân bãi cũng làm ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập và tập luyện môn cầu lông (trời gió, nắng, mưa ảnh hưởng tới thành tích của người tập)

90 % sinh viên không có điều kiện tập luyện ngoại khóa do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là dành rất ít thời gian cho việc tập luyện ngoại khóa vì sinh viên chưa hiểu hết tác dụng của thể thao mang lại và nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục toàn diện đối với sinh viên đặc biệt trong giai đoạn đào tạo hiện nay

Nhưng nguyên nhân chủ yếu là sinh viên không có ý thức do đây là môn học không quan trọng vì nó không tính điểm vào trung bình trung học tập toàn khóa và số lượng sinh viên không ý thức và nhận thức được tầm quan trọng của rèn luyện sức khỏe chiếm tới 90,8%

Để có cách nhìn nhận khái quát về thực trạng học tập và tập luyện môn GDTC nói chung cũng như tập luyện ngoại khóa môn cầu lông nói riêng của sinh viên trường Đại học Thương mại, đề tài còn tiến hành đánh giá thể lực chung của sinh viên, xếp loại thể lực của sinh viên theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT

2.1.6 Xếp loại thể lực của sinh viên theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT

Để đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên, đề tài sử dụng các test đánh giá về thể lực theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ GDĐT (Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 19/08/2008) với các test kiểm tra: Nằm ngửa gập bụng (lần); Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 30m xpc (s); Chạy 5 phút tùy sức (m); Chạy

Trang 37

con thoi 4x10m (s)

Sau khi lựa chọn các test đặc trưng để đánh giá thể lực của sinh viên trường Đại học Thương mại đề tài đã tiến hành kiểm tra sơ bộ đối với đối tượng nghiên cứu là 250 sinh viên của trường Kết quả kiểm tra được thể hiện tại bảng 2.6 Đây là đánh giá bước đầu năng lực thể chất của sinh viên trường Đại học Thương mại

Bảng 2.6 Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên trường Đại học Thương mại

(n=250)

T

T Nội dung kiểm tra

2 Bật xa tại chỗ(cm) 209 21822.3 38 76 155 160.2±12.6 123 61.5

3 Chạy 30mXPC(s) 5.56 5.090.72 27 54 6.6 5.96±0.82 142 71

4 Chạy con thoi 4 x 10m (s)  12.3 11.65±2.02 28 56 12.9 12.23±1.43 130 65

5 Chạy tùy sức 5p'(m)  960 1045±75.64 37 74 890 882±37.2 139 69.5

Nguồn: Điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu

Qua kết quả kiểm tra 5 test đánh giá được lựa chọn ở trên cho thấy với kết quả của

50 sinh viên nam và 200 sinh viên nữ tham gia kiểm tra trong đó với test nằm ngửa gập bụng có 39 sinh nam đạt chiếm 78% số lượng sinh viên nam tham gia kiểm tra và nữ là

112 trên 200 người đạt 56% Bật xa tại chỗ nam có 38 người đạt chiếm 76%và nữ là 123 chiếm 61.5% Khi tiến hành kiểm tra test chạy 30mXPC nam đạt 54% số người tham gia kiểm tra và nữ chiếm 71% Với test chạy con thoi 4 x 10m thì số sinh viên nam đạt 28/ 50 SV chiếm 56%, nữ đạt chiếm 65% Với test kiểm tra cuối cùng thi số sinh viên nam đạt yêu cầu là 37 đạt 74% và nữ là 139 chiếm 69.5% số người tham gia phỏng vấn Bên cạnh đó ở bảng số liệu trên cho thấy thể chất của sinh viên của trường Đại học Thương mại vẫn ở mức chưa cao ở một số test thể lực, số lượng sinh viên chưa đạt vẫn còn ở mức trung bình chiếm khoảng 30% - 40% Đây là con số không hề nhỏ cho chúng

ta thấy về thực trạng thể chất của sinh viên trường Đại học Thương mại Đây là vấn đề

mà cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên trong nhà trường quan tâm và tìm ra nguyên nhân và phương án khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên

Trang 38

của trường

2.2 Phân tích thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại

2.2.1 Thực trạng tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương mại

Như chúng ta đã biết hoạt động ngoại khóa là hoạt động do ý thức tự tập luyện của người tập là chính Ngoại khóa có hai hình thức đó là tự tập luyện và tham gia các câu lạc

bộ, dù ở bất cử hình thức nào thì tập luyện ngoại khóa đều nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, nâng cao kĩ năng kĩ xảo động tác

Theo điều tra, tìm hiểu phong trào tập luyện ngoại khóa môn cầu lông cũng như các môn thể thao khác của nhà trường cho ta thấy hiệu quả tập luyện ngoại khóa của sinh viên chưa cao kết quả này thể hiện qua kết quả phỏng vấn sinh viên của trường và nhận định của các chuyên gia về hoạt động ngoại khóa môn cầu lông cũng như các môn thể thao khác của sinh viên nhà trường

Theo đánh giá của các chuyên gia cho thấy hoạt động ngoại khóa của nhà trường không có sự phát triển, hình thức tập luyện ngoại khóa tự do là chính nếu không chỉ là các câu lạc bộ nhỏ không có giáo viên hướng dẫn và tập luyện theo ý thích là chính nên kết quả tập luyện cũng chưa cao, các ý kiến nhận định của chuyên gia được thể hiện qua bảng số liệu

Bảng 2.7 Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về hoạt động ngoại khóa môn cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại (n=11)

0

5

6

0 45.45 54.54

3 Ý thức tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên

Trang 39

Bình thường Chưa tích cực

6

3 54.54 27.27

4

Nội dung tập sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa môn cầu lông

Theo nội dung của giờ học chính khóa

Nội dung được xây dựng riêng với sự hướng dẫn của giáo viên

Nội dung tự do

3

2

6 27.27 18.18 54.54

5

Nhu cầu của người tập tham gia hoạt động ngoại khóa

Cao Bình thường Không có nhu cầu

7

3

1 63.63 27.27 9.1

6

Môn cầu lông là môn thể thao được sinh viên yêu thích và phù hợp để phát triển

Đồng ý Không đồng ý

Có ý kiến khác

9

0

2 81.81

0 18.18

10

1

0 90.90 9.1

0

Nguồn: Phỏng vấn, điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu

Theo sự đánh giá của các chuyên gia thì hoạt động ngoại khóa môn cầu lông của sinh viên trường đại học Thương mại chưa tốt Số chuyên gia đánh giá chưa tốt chiếm 54.54% số chuyên gia còn lại đánh giá hoạt động ngoại khóa của sinh viên nhà trường

ở mức trung bình không có chuyên gia nào đánh giá tốt hoạt động ngoại khóa của nhà trường

Có 72.72% số chuyên gia cho rằng hoạt động ngoại khóa của sinh viên là do tự tập luyện là chính, có 2 người cho rằng số lượng sinh viên tập luyện theo hình thức các câu lạc bộ chiếm 18.18% số còn lại thì cho rằng hình thức tập luyện có giáo viên hướng dẫn chiếm 9.1% qua đây ta thấy số các chuyên gia đánh giá sinh viên trường Đại học Thương mại chủ yếu là hình thức tự tập luyện không tham gia vào CLB nào

Trang 40

hay là các lớp tập luyện có giáo viên hướng dẫn tập luyện Chính vấn đề này làm giảm

đi chất lượng của hoạt động ngoại khóa

Trong khi các chuyên gia nhận thấy nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại định là khá cao Có 06 người cho rằng nhu cầu tập luyện ngoại khóa cầu lông của sinh viên nhà trường chiếm 63.63% và 27.27%

số chuyên gia cho rằng nhu cầu của sinh viên nhà trường là bình thường trong việc tập luyện ngoại khóa môn cầu lông, số còn lại thì cho rằng sinh viên nhà trường không có nhu cầu về tập luyện ngoại khóa môn cầu lông chiếm 9.1%

Có trên 50% các chuyên gia nhận định chủ yếu chất lượng tập luyện không tốt là

do ý thức của sinh viên trong việc tham gia tập luyện ngoại khóa, hình thức tự tập luyện

là chính và nội dung tập luyện tự do không có nội dung cụ thể và hệ thống thiếu sự

hướng dẫn của giáo viên

Qua thực trạng trên vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng một chương trình ngoại khóa hợp

lý Mà trong đó có 81.81 % chuyên gia nhân định môn cầu lông là môn thể thao được sinh viên yêu thích và mong muốn tập luyện và các chuyên gia nhận định giảng viên của nhà trường có thể đáp ứng được việc xây dựng và giảng dạy chương trình ngoại khóa cho sinh viên nhà trường Vì vậy có 100% số chuyên gia cho rằng rất cần thiết và cần thiết phải xây dựng được chương trình ngoại khóa môn cầu lông khoa học, hình thức và nội dung tập luyện ngoại khóa hợp lý cho sinh viên trường Đại học Thương mại, giúp sinh viên có thể tìm hiểu hơn và đạt kết quả tập luyện như ý về môn thể thao mình yêu thích

2.2.2 Nhu cầu, động cơ tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông cũng như các môn thể

thao khác

Nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn cầu lông cũng như các môn thể thao khác của sinh viên trong trường là rất lớn Do số lượng tiết học trong chương trình học chính khóa không nhiều, sinh viên nắm được kĩ thuật mà không thể rèn luyện kĩ thuật thành kĩ năng

kĩ xảo Ngoài ra sinh viên có nhu cầu tập luyên ngoại khóa để nâng cao sức khỏe đáp ứng được điều kiện nghề nghiệp Tìm hiểu nhu cầu tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương mại, đề tài tiến hành điều tra thực trạng về việc tập luyện ngoại khóa thông qua hình thức phiếu phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn đề tài là sinh viên lớp học phần tự chọn môn cầu lông của trường (số phiếu phát ra là 250 phiếu số phiếu thu

về là 250 phiếu)

Ngày đăng: 21/10/2022, 09:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua điều tra thực trạng cho thấy ở bảng 2.1 dưới đây thì việc nhà trường cần đầu tư sân bãi và dụng cụ là rất cần  thiết - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
ua điều tra thực trạng cho thấy ở bảng 2.1 dưới đây thì việc nhà trường cần đầu tư sân bãi và dụng cụ là rất cần thiết (Trang 31)
Bảng 2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tại Đại học Thương mại - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tại Đại học Thương mại (Trang 32)
Bảng 2.3. Nội dung chương trình mơn GDTC của trường Đại học Thương mại - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 2.3. Nội dung chương trình mơn GDTC của trường Đại học Thương mại (Trang 34)
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại vẫn chưa cao, khơng có sinh viên nào có kết quả xuất sắc, tỷ lệ  sinh viên đạt loại giỏi chỉ chiếm 8%, khá  13,2% còn lại là trung bình và yếu, kém, tỷ lệ   - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
ua bảng số liệu trên ta thấy kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại vẫn chưa cao, khơng có sinh viên nào có kết quả xuất sắc, tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi chỉ chiếm 8%, khá 13,2% còn lại là trung bình và yếu, kém, tỷ lệ (Trang 35)
Bảng 2.4. Thực trạng kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại (n = 250)  - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 2.4. Thực trạng kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại (n = 250) (Trang 35)
Bảng 2.6. Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên trường Đại học Thương mại (n=250)  - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 2.6. Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên trường Đại học Thương mại (n=250) (Trang 37)
Bảng 2.7. Ýkiến đánh giá của các chuyên gia về hoạt động ngoại khóa mơn cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại (n=11)  - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 2.7. Ýkiến đánh giá của các chuyên gia về hoạt động ngoại khóa mơn cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại (n=11) (Trang 38)
Bảng 2.8. Nhu cầu tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương mại - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 2.8. Nhu cầu tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương mại (Trang 41)
Bảng 2.9. Kết quả phỏng vấn về các yếu tố liên quan để tổ chức tập luyện ngoại khóa cho sinh viên (n=250)  - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 2.9. Kết quả phỏng vấn về các yếu tố liên quan để tổ chức tập luyện ngoại khóa cho sinh viên (n=250) (Trang 45)
Từ kết quả thu được ở bảng 2.9 cho thấy - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
k ết quả thu được ở bảng 2.9 cho thấy (Trang 46)
Bảng 3.1. Đánh giá kết quả học tập mơn Cầu lơng của nhóm ĐC và nhóm TN - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 3.1. Đánh giá kết quả học tập mơn Cầu lơng của nhóm ĐC và nhóm TN (Trang 53)
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm Đc và nhóm TN - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm Đc và nhóm TN (Trang 54)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu về tố chất vận động ban đầu được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là khơng có ý nghĩa  ở ngưỡng xác suất p>0.05 - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
t quả kiểm tra các chỉ tiêu về tố chất vận động ban đầu được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là khơng có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p>0.05 (Trang 54)
Bảng 3.3. Kết quả phân loại thể lực nam và nữ sinh viên trước thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực HS - SV  - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 3.3. Kết quả phân loại thể lực nam và nữ sinh viên trước thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực HS - SV (Trang 55)
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá thể lực trước và sau thực nghiệm của các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá thể lực trước và sau thực nghiệm của các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (Trang 56)
Bảng 3.5. Kết quả phân loại thể lực nam và nữ sinh viên sau thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực HS - SV.(  2 = 5,99)  - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 3.5. Kết quả phân loại thể lực nam và nữ sinh viên sau thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực HS - SV.(  2 = 5,99) (Trang 60)
TT CÁC TEST KIỂM TRA (Nam)  - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
am (Trang 60)
Bảng 3.6. Số lượng các giải đấu thể thao và số lượng VĐV tham gia thi đấu trước và sau thực nghiệm  - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Bảng 3.6. Số lượng các giải đấu thể thao và số lượng VĐV tham gia thi đấu trước và sau thực nghiệm (Trang 61)
Qua bảng 3.5 cho thấy: Sau 2 học kỳ thực nghiệm, kết quả kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt so với trước thực nghiệm ở cả nam và nữ sinh viên  đều có x2 > x2  bang = 5,99  ở ngưỡng xác ngưỡng xác suất p  < 0,05  - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
ua bảng 3.5 cho thấy: Sau 2 học kỳ thực nghiệm, kết quả kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt so với trước thực nghiệm ở cả nam và nữ sinh viên đều có x2 > x2 bang = 5,99 ở ngưỡng xác ngưỡng xác suất p < 0,05 (Trang 61)
Từ kết quả của bảng 3.6 cho thấy số lượng giải, nội dung thi đấu cầu lông của trường Đại học Thương mại cũng như số lượng vận động viên tham gia tăng lên rõ rệt với nhịp tăng  trưởng từ 40 đến 100% cho thấy rõ biện pháp mà chúng tôi lựa chọn và đưa vào th - (Luận văn Đại học Thương mại) Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
k ết quả của bảng 3.6 cho thấy số lượng giải, nội dung thi đấu cầu lông của trường Đại học Thương mại cũng như số lượng vận động viên tham gia tăng lên rõ rệt với nhịp tăng trưởng từ 40 đến 100% cho thấy rõ biện pháp mà chúng tôi lựa chọn và đưa vào th (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w