1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại

58 94 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 4,63 MB

Nội dung

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI



BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC

Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của

sinh viên trường Đại học Thương Mại

Giảng viên giảng dạy: Vũ Thị Thùy Linh

Nhóm thực hiện: 03

Mã lớp: H2101SCRE0111

Hà Nội – Năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1.1Đặt vấn đề 3

1.2Xác lập vấn đề nghiên cứu 3

1.2.1 Mục đích nghiên cứu: 3

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu: 3

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.3.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 4

1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

1.1Các công trình nghiên cứu trong nước 5

1.2Các công trình nghiên cứu nước ngoài 6

2.CHƯƠNG II: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 8

2.1Khung lý thuyết 8

2.1.1 Lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 8

2.1.2 Khái niệm tự học 8

2.2Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 9

2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu 9

2.2.2 Mô hình nghiên cứu 12

2.3Các thang đo 12

2.4Phương pháp nghiên cứu: 16

3 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .19 3.1Thống kê tần suất 19

Trang 3

3.2Thống kê mô tả 21

3.3Độ tin cậy 25

3.3.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc 25

3.3.2 Phân tích nhân tố efa 34

4 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 46

Trang 4

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Ở nước ngoài, tự học và các kỹ năng tự học là một trong những vấn đề mang tínhlịch sử được nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau ngay từ khi giáo dục chưa trở thành một khoa học

Tại Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, các trường đại học, cao đẳng dần thay đổiphương thức dạy học từ niên chế sang tín chỉ Các triết lý làm nền tảng cho đào tạotheo tín chỉ là cá thể hóa việc học tập nhằm phát huy tối đa khả năng tự học, chủ độnglĩnh hội kiến thức và tư duy sáng tạo của sinh viên Việc tự học này không chỉ giúpnâng cao kết quả học tập mà còn có ý nghĩa trong công việc sau khi sinh viên ratrường Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay, sinh viên vẫn rất bối rối trong việc tìm raphương pháp tự học cho mình hay thậm chí là không mặn mà gì với việc “tự học” màthay vào đó là “tự chơi” nhiều hơn Đứng trước thực trạng trên, nhóm 3 chọn đề tài:

“Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường Đại học ThươngMại” với mong muốn chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc tự học của sinhviên trường Đại học Thương Mại, từ đó có những đề xuất thiết thực, góp phần nângcao chất lượng dạy và học của sinh viên

1.2 Xác lập vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu nhằm giúp nhà trường nắm bắt được khả năng, các yếu tố ảnhhưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại đồng thời giúp sinh viên cóthể nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã xác định mục tiêu chính là phải đánh giá đượcthực trạng về việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại và các yếu tố ảnh hưởngđến việc tự học của sinh viên Từ đó nhóm sẽ rút ra các kết luận và giải pháp nhằm tạođiều kiện, khai thác thời gian tự học của sinh viên Cụ thể, nghiên cứu này gồm:

Trang 5

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học ThươngMại.

- Liệt kê và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến việc tựhọc của sinh viên Đại học Thương Mại

- Đưa ra các kết luận và nêu ra một số giải pháp nhằm giúp nâng cao chất lượngcủa việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài này tập trung trả lời cho 3 câu hỏi:

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học ThươngMại?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tự học của sinh viên Đại họcThương Mại?

- Giải pháp giúp nâng cao chất lượng việc tự học của sinh viên Đại họcThương Mại là gì?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng: các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên.

- Khách thể: Sinh viên trường Đại học Thương Mại.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi trường Đại học

Thương Mại

- Thời gian: Từ ngày 28/06/ 2021 đến ngày 5/7 /2021.

- Nội dung: Nghiên cứu đề cập tới thực trạng hoạt động tự học của sinh viên

và chủ yếu quan tâm tới sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tự học

Trang 6

1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.4 Các công trình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, tự học đã trải qua một giai đoạn phát triển nghiên cứu lâu dài cả

về lý luận và thực tiễn, những thành quả nghiên cứu về hoạt động tự học cũng rấtphong phú:

Vấn đề tự học được chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm Trong các tác phẩmcủa Người đã đề cập sâu sắc đến vấn đề tự học, đặc biệt là việc tự học của sinh viên,cán bộ cách mạng Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh được Đảng ta vận dụng trongchương trình Giáo dục - Đào tạo, đặc biệt Nghị quyết TW 4 (khoá VIII) (năm 1996)chỉ rõ: “Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại

để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Từ những năm 1960, nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã xuất bản cuốn sách

Tự học để thành công (sau đổi tựa thành Tự học, một nhu cầu của thời đại) bàn luậnsâu sắc, thấu đáo về ý nghĩa của việc tự học, làm thế nào để tự học tốt và đồng thờikhẳng định không có động cơ và phương pháp học tập thì không thể thành công

Tác giả Trần Thị Minh Hằng (2011) đã dày công tập hợp cơ sở lý luận về tựhọc trong cuốn sách “tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học” Tác giả đã phântích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng tự học của sinh viên sư phạm và

mô tả cụ thể cách tiến hành các kỹ năng tự học cơ bản gồm: Xây dựng kế hoạch tựhọc, đọc sách kèm theo ghi chép, tự kiểm tra - đánh giá

ThS Nguyễn Hữu Dũng (2015) đã chỉ ra khái niệm của “tự học” cũng như vai

trò của tự học trong đào tạo theo chế tín chỉ ở bậc đại học Nghiên cứu cũng chỉ ra cácyếu tố ảnh hưởng đến tính tự học của sinh viên bao gồm: Môi trường học tập; Điềukiện học tập; Động cơ học tập của sinh viên; Phương pháp giảng dạy của giảng viên;Hình thức kiểm tra, đánh giá trên lớp

Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hữu Đặng, LêTín, Bùi Diên Giàu, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê Trần Phước Huy, Đặng ThịÁnh Dương và Hồ Hữu Phương Chi (2014) cho thấy, các yếu tố như điểm đầu vào đại

Trang 7

học, điểm trung bình tích lũy trong thời gian học đại học, bài tập nhóm có ảnh hưởngtích cực đến việc sử dụng thời gian tự học của sinh viên; trong khi đó, các yếu tố như

số lượng tín chỉ đăng ký học, đi làm thêm, học vượt tiến độ làm cho thời gian tự họccủa sinh viên sẽ ít đi Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện, sinh viên chưa khaithác tốt các thiết bị hỗ trợ cho việc tự học

Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tuân (2013) cho thấy các yếu tố chủ quanảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khách quan đến tính tích cực tự học của sinh, trong đó

“hứng thú học tập, hứng thú nghề nghiệp”, “động cơ học tập” là các yếu tố có ảnhhưởng nhiều nhất

Còn tại Đại học An Giang, tác giả Nguyễn Kỳ (2012) đã viết các biến số củaviệc tự học như: Môi trường học và cơ sở vật chất, Sự khen thưởng và khuyến khíchtinh thần tự học, Giáo trình và tài liệu tự nghiên cứu, Thời gian rảnh rỗi Kết quả saucuộc phỏng vấn cho thấy chỉ có yếu tố Giáo trình và tài liệu tự nghiên cứu gây ảnhhưởng lớn đến phương pháp học của sinh viên Ngoài ra, biến số “Thời gian rảnh rỗi”cũng có ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ không cao nên sẽ không quá quan trọng việcquyết định tự học của sinh viên

1.5 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Sharma R C (1982) đã khẳng định: Người ta có thể dạy phương pháp cho sinhviên bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, tùy theo tính chấtđặc thù môn học và nội dung yêu cầu của bài học Dạy phương pháp cho sinh viênphải thực hiện theo 3 giai đoạn sau: (1) GV thiết kế bài tập, chỉ dẫn cụ thể những gìsinh viên phải làm để hoàn thành bài tập (2) GV tổ chức cho sinh viên tự nghiên cứuvới sự hỗ trợ của những thông tin có sẵn (3) GV làm việc với sinh viên trên lớp theohình thức cá nhân hay tập thể

Còn Petrovski A V (1982), ông đã nghiên cứu những mức độ của hoạt độnghọc như: Mức độ nhận thức của việc học, mức độ trí tuệ của việc học, tính chất nhiềumức độ của việc học Từ những mức độ của việc học cho thấy hoạt động học đòi hỏi

phải có tính tự giác độc lập cao, để hoạt động học đạt kết quả thì học sinh phải tự học.

Trang 8

Theo Weiner (1983), việc học tập rèn luyện của người học bị phụ thuộc vàonhững điều kiện như: Nguồn tri thức vốn có; tạo tình huống học tập, rèn luyện; làmxuất hiện, phát huy yếu tố chủ động, tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện Tínhhiệu quả (của việc học tập) hầu như phụ thuộc vào người học và sự khác biệt cá nhâncủa họ.

Ngoài ra, Ôkôn V (1976) khẳng định rằng: “Để tự học có hiệu quả thì ngườihọc phải biết kế hoạch hóa hoạt động tự học, tức là phải có kế hoạch tự học” Theoông, có kế hoạch tự học sẽ giúp người học chủ động trong hoạt động và thể hiện tácphong khoa học của bản thân

Tự học là một quá trình lâu dài Để người học kiểm soát tốt hơn việc tự học của mình,phải giúp họ nhận thức và xác định các chiến lược đã sử dụng và có thể sử dụng Mỗi

người học có sự khác nhau về thói quen học tập, nhu cầu và động lực học tập Vậy

nên, Dimitrios Thanasoulas (2000) và Muhammad Yusuf (2011) đều cho ra kết quả với

3 yếu tố ảnh hưởng là: Năng lực cá nhân, Động lực học tập, Phương pháp học tập.

Trang 9

2 CHƯƠNG II: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1 Khung lý thuyết

2.1.1 Lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

a) Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu định tính là nghiên cứu được đặc trưng bởi mục đích của nghiên cứu

và phương pháp được tiến hành Nghiên cứu thu thập, phân tích những dữ liệu mang tính mô tả như những câu viết, hành vi, xử sự của con người được quan sát Mục đích nghiên cứu là những mặt, những vấn đề của cuộc sống, xã hội, quan tâm đến ý nghĩa của các hiện tượng, tình huống, sự việc

Nghiên cứu định lượng được Burns & Grove định nghĩa: “nghiên cứu định lượng

là một quy trình nghiên cứu chính thức, khách quan và có hệ thống trong đó các dữ liệu số được sử dụng để thu thập thông tin về thế giới” và “đó là một phương pháp

được sử dụng để mô tả và kiểm định các mối quan hệ, liên hệ nhân quả” Phương phápgắn với thu thập và xử lý dữ liệu dưới dạng số, để kiểm định mô hình và các giả thuyếtkhoa học được suy ra từ lý thuyết đã có

b) Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu không có sẵn, bản thân nhà nghiên cứu phải đi thu thập

dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra để kiểm định các mô hình và giả

thuyết nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn, do người khác thu thập, sử dụng cho mục đích nghiên cứu khác Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (dữ liệu thô) hoặc dữ

liệu đã xử lý

c) Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

Là phương pháp chọn mẫu mà các phần tử trong tổng thể không có khả năngngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu Việc chọn mẫu này hoàn toàn phụ

Trang 10

thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của nhà nghiên cứu nên thường mang tính chủquan

Có 4 phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, tuy nhiên, trong bài nghiên cứu,nhóm sử dụng chủ yếu phương pháp chọn mẫu thuận tiện và chọn mẫu quả cầu tuyết

Chọn mẫu thuận tiện: người điều tra lấy mẫu dựa trên sự tiện lợi hay khả năng

tiếp cận đối tượng điều tra ở những nơi mà người điều tra có thể dễ dàng tiếp cận đốitượng

Chọn mẫu quả cầu tuyết: Ban đầu nhà nghiên cứu tiếp cận một vài đối tượng và

nhờ họ chia sẻ, giới thiệu cho nhiều người khác cùng tham gia phỏng vấn cho đến khiđạt được cỡ mẫu cần thiết

Còn với tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (1997) ông cho rằng tự học không chỉ là sựđộng não, suy nghĩ sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích…) và có khi

cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất chính của chính bản thân ngườihọc (tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoahọc) Vì vậy, tự học được coi là quá trình sử dụng cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinhquan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biếnlĩnh vực đó theo sở hữu của mình

Từ các quan điểm của 3 tác giả kể trên, nhóm xin đưa ra khái niệm về tự học.

Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, học với sự tự giác và tích cực ở mức độ cao, là

Trang 11

quá trình người học tự tìm ra ý nghĩa của việc học để làm chủ hoạt động học tập củamình.

Bản chất của tự học là quá trình chủ thể người học cá nhân hóa việc học tự tìm

ra tri thức nhằm thỏa mãn các nhu cầu học tập Nhu cầu tự học phải xuất phát từ mongmuốn làm phong phú sự hiểu biết của bản thân người học để hoàn thiện nhân cách củamình Tự học chỉ được thực hiện thông qua làm việc, tự học có hiệu quả khi người họcbiết cách học, có ý chí học tập, có kỹ năng và biện pháp học và cũng có sự hướng dẫncủa người thầy

2.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng tới việc

tự học của sinh viên, nghiên cứu này thực hiện khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc

tự học của sinh viên Đại học Thương Mại Các giả thuyết trong bài sẽ dựa trên cácnghiên cứu trước và chọn lọc những biến được nghiên cứu lặp lại nhiều lần để khảo sáttại trường Đại học Thương Mại Cụ thể, các biến nghiên cứu có kết quả tác động đếnviệc tự học và được lặp lại nhiều lần sẽ được đưa vào nghiên cứu

2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu

Phương pháp giảng dạy

Phương pháp là cụm từ dùng để chỉ các cách thức hoặc đường lối có tính hệthống đưa ra để có thể giải quyết một vấn đề nào đó Nguyễn Ngọc Quang (1970) đãcho rằng phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phốihợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lựcđạt tới mục đích dạy học Nguyễn Hữu Dũng (2015) đã chỉ ra phương pháp giảng dạycủa giáo viên có ảnh hưởng tới việc tự học của sinh viên, dù học theo chế tín chỉ là lấyngười học làm trung tâm nhưng vai trò của người thầy trên lớp vẫn luôn được khẳngđịnh và có tính định hướng khá lớn với việc tự học của sinh viên Hay đồng tác giả PhíĐình Khương và Lâm Thùy Dương (2020) cũng thực hiện nghiên cứu và cho thấyphương pháp giảng dạy có ảnh hưởng tới thời gian tự học của sinh viên Chính vì vậy

mà nhóm xin đưa ra giả thuyết:

Trang 12

H1: Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đạihọc Thương Mại

Môi trường học tập

Môi trường học tập là tất cả mọi thứ xoay quanh việc học của chúng ta, tập hợpcủa âm thanh xung quanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án,… Các yếu tốnày sẽ góp phần làm cho môi trường học tập trở nên tích cực hoặc tiêu cực, ảnh hưởnglớn tới tâm lý người học Nhóm các tác giả Nguyễn Hữu Đặng, Lê Tín, Bùi Diên Giàu,Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê Trần Phước Huy, Đặng Thị Ánh Dương và HồHữu Phương Chi (2014) đã chỉ ra cơ sở vật chất hỗ trợ tự học là một trong các yếu tốảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Giả thuyết được đưa ra là:

H2: Môi trường học tập có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại họcThương Mại

Động cơ học tập

Động cơ được hiểu là một biểu hiện tâm lý hoạt động liên quan đến nhu cầu và

sự hứng thú Dương Thị Kim Oanh (2013) cho rằng động cơ học tập là yếu tố tâm lýphản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, định hướng, thúcđẩy và duy trì hoạt động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó NguyễnĐình Thọ (2009) dựa theo nghiên cứu của Noe (1986) cho rằng động cơ học tập củasinh viên là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của chương trình học.Nguyễn Hiến Lê (1960) cũng đã bàn luận sâu sắc về vấn đề tự học rằng không có động

cơ và cách tự học thì không thể thành công Muhammed Yusuf (2011) trong bài nghiêncứu của mình đã tìm ra rằng động cơ học tập có ảnh hưởng tới việc tự học của sinhviên Vì vậy, nhóm xin đưa ra giả thuyết:

H3: Động cơ học tập có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại họcThương Mại

Nhận thức của bản thân

Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thôngqua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như tri thức, sự chú ý,trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc

Trang 13

đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ Nhận thức còn được hiểu đơngiản là sự hiểu biết, niềm tin và đánh giá cá nhân về sự vật, sự việc đang diễn ra PhíĐình Khương và Lâm Thùy Dương (2020) đã thực hiện nghiên cứu và chỉ ra khả năngnhận thức có ảnh hưởng tới hoạt động tự học của sinh viên Dimitrios Thanasoulas(2000) cũng chỉ ra tự học là một quá trình lâu dài, để người học kiểm soát tốt hơn việc

tự học của mình, phải giúp họ nhận thức và xác định các chiến lược đã sử dụng và cóthể sử dụng Giả thuyết được đưa ra là:

H4: Nhận thức có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học ThươngMại

Phương pháp học tập

Phương pháp học tập chính là phương thức để đạt được mục đích, nhiệm vụ họctập theo một cách thức nào đó Ngô Thế Lâm (2020) cho rằng phương pháp học tập làyếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động tự học, sinh viên phải

có kế hoạch học tập hợp lý, có sự phân phối thời gian và áp dụng các hình thức tự họcphù hợp Mohammed Yusuf (2011) trong nghiên cứu của mình cũng đã chỉ ra phươngpháp học tập có ảnh hưởng tới việc học của sinh viên Giả thuyết được đưa ra là:

H5: Phương pháp học tập có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại họcThương Mại

Trang 14

2.2.2 Mô hình nghiên cứu

2.3 Các thang đo

1 Thang đo “Phương pháp giảng dạy” được đo lường dựa trên bài nghiên cứu củaNguyễn Hữu Dũng (2010) về ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của giáo viên đếntính tự học của sinh viên đại học Thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từPPGD1 đến PPGD4

PPGD1 Phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp bạn dễ dàng tiếp

thu kiến thức trên lớp

PPGD2 Giảng viên tổ chức làm bài tập nhóm giúp bạn hứng thú trong

học tập, tìm kiếm tài liệu

PPGD3 Giảng viên hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về việc tự học trong và

Trang 15

ngoài giờ lên lớp.

PPGD4 Giảng viên khuyến khích bạn chủ động, sáng tạo trong học

tập

2 Thang đo “Môi trường học tập” được đo lường dựa trên bảng khảo sát “Đặcđiểm, quá trình học tập và cơ sở vật chất hỗ trợ tự học của sinh viên” của nhóm tác giảNguyễn Hữu Đặng, Lê Tín, Bùi Diên Giàu, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, LêTrần Phước Huy, Đặng Thị Ánh Dương và Hồ Hữu Phương Chi (2014) Thang đo gồm

5 biến quan sát được mã hóa từ MT1 đến MT5

MT1 Nhà trường cung cấp cho sinh viên đầy đủ cơ sở vật chất cho

việc tự học

MT2 Nhà trường tổ chức các hoạt động cung cấp và phát triển các

kỹ năng tự học cho sinh viên

MT3 Lịch học trên lớp thuận lợi cho việc tự học của bạn

MT4 Bạn có nhiều tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tự học của

mình

MT5 Môi trường học tập tích cực thúc đẩy việc tự học của bạn

3 Thang đo “Động cơ học tập” được đo lường dựa trên thang đo “Động cơ họctập” của ThS Võ Thị Tâm (2010) Thang đo gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ ĐC1đến ĐC5

ĐC1 Bạn luôn coi việc tự học là ưu tiên số một của bản thân

Trang 16

ĐC2 Bạn luôn tự học để trau dồi thêm kiến thức và đạt kết quả cao

trong học tập

ĐC3 Có ý thức tự học cao để giúp việc học của bạn trở nên thú vị

hơn

ĐC4 Bạn luôn khát khao tìm tòi và tự học hỏi thêm kiến thức

4 Thang đo “Nhận thức của bản thân” được đo lường dựa trên kết quả bảng khảosát “Nhận thức về vai trò của hoạt động tự học đối với các kĩ năng học tập của sinhviên” của Phí Đình Khương và Lâm Thùy Dương (2020) Thang đo gồm 4 biến quansát được mã hóa từ NT1 đến NT4

NT4 Tự học giúp bạn đạt kết quả tốt hơn trong học tập

5 Thang đo “Phương pháp học tập” được đo lường dựa trên thang đo “Phươngpháp học tập của sinh viên” của Võ Thị Tâm (2010) và lý thuyết về phương pháp họctập của Ngô Thế Lâm (2020) Thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ PPHT1đến PPHT4

PPHT1 Bạn có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng cho việc tự học

PPHT2 Bạn thường nghiên cứu trước bài giảng mới và ghi chép bài

Trang 17

tập đầy đủ

PPHT3 Bạn ôn lại bài cũ và hoàn thành bài tập

PPHT4 Bạn tự tìm tòi và mở rộng kiến thức cho bản thân, chủ động

đọc và tìm kiếm tài liệu tham khảo

PPHT5 Bạn luôn tranh luận và thảo luận với bạn bè về vấn đề tự học

6 Thang đo “Việc tự học” gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ TH1 đến TH5

TH1 Tự học giúp bạn có kết quả học tập tốt

TH2 Tự học giúp bạn thuận lợi xin việc, làm việc ở tổ chức bạn

mong muốn

TH3 Tự học giúp bạn tiết kiệm chi phí tham gia trung tâm, lớp học

bên ngoài nhà trường

TH4 Bạn muốn khám phá tri thức, mở rộng hiểu biết của bản thân

TH5 Bạn cảm thấy việc tự học của tôi đang bị chi phối cần có

phương án giải quyết

2.4 Phương pháp nghiên cứu:

2.5.1 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu để thuận tiện kiểm tratrước bảng hỏi nhằm hoàn chỉnh các câu hỏi cũng như ước lượng sơ bộ về đề tàinghiên cứu mà không tốn nhiều chi phí, thời gian

Đối với đề tài nghiên cứu này của nhóm, để đơn giản hóa quá trình thu thập dữliệu, nhóm nghiên cứu tiến hành chọn mẫu phi ngẫu nhiên Cụ thể, nhóm sử dụng

Trang 18

phương pháp quả cầu tuyết đối với học sinh Thương Mại theo từng khóa (sinh viênnăm nhất, sinh viên năm hai, …) và chuyên ngành đào tạo.

Ta có: n = 5 * 21= 105 là số mẫu tối thiểu cần khảo sát.

Đối với phân tích đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là(theo Tabachnick và Fidell, 1996) (Lưu ý: m’ là số lượng nhân tố độc lập, chứ khôngphải là câu hỏi độc lập):

n’ = 50 +8*m’

Ta có: n’ = 50 + 8*m’ = 50+ 8*5= 90 là số phiếu tối thiểu cần khảo sát.

Trang 19

Thông tin phiếu hỏi online nhóm nghiên cứu đưa ra: 200 phiếu (trong đó 154phiếu hợp lệ), phù hợp với số lượng phiếu tối thiểu đã đưa ra như trên.

2.5.4 Quy trình thu thập dữ liệu, thông tin và xử lý số liệu:

Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trướcđây đã từng nghiên cứu về vấn đề tự học của sinh viên Qua đó nhóm sẽ tổng hợp 11

đề tài có liên quan Kế thừa và phát triển các yếu tố ảnh hưởng, từ đó định được cácbiến động lập và biến phụ thuộc Nguồn tài liệu được tham khảo từ các trang web:google, google scholar, …; các bài báo khoa học, thư viện online của trường Đại họcThương Mại

Dữ liệu sơ cấp: Thông tin thu thập thông qua phiếu điều tra khảo sát online bằngbảng hỏi và phỏng vấn sinh viên Trong bảng câu hỏi, nhóm đưa ra thang đo 5 điểm để

đo lường mức đô sinh viên đánh giá nhân tố tác động đến việc tự học của mình 1 điểm(1): hoàn toàn không đồng ý; 2 điểm (2): không đồng ý; 3 điểm (3): phân vân; 4 điểm(4): đồng ý; 5 điểm (5): hoàn toàn đồng ý Ngoài ra, với phỏng vấn sinh viên, nhómlựa chọn hình thức phỏng vấn sâu có cấu trúc với bộ câu hỏi có sẵn

Kết quả khảo sát được rà soát kiểm tra tính hợp lệ: Trả lời đầy đủ câu hỏi, điềnđầy đủ thông tin phù hợp với nghiên cứu Kết quả khảo sát: 200 phiếu hỏi học sinhThương Mại, trong đó 154 phiếu hợp lệ (chiếm 77%) trả lời đầy đủ thông tin phù hợpvới yêu cầu của phiếu hỏi, 23% phiếu khảo sát không hợp lệ bị loại bỏ

Phỏng vấn 3 bạn sinh viên bất kỳ trong lớp học phần H210SCRE0111 qua phầnmềm Messenger

Số liệu được nhóm xử lý thông qua phần mềm hỗ trợ như: Excel, SPSS, …

Trang 20

-Phân tích hồi quy

2.5.5 Phương pháp nghiên cứu cụ thể trong đề tài:

Đề tài sử dụng hỗn hợp hai phương pháp định tính và định lượng Trong đó, nhóm sử dụng 4 phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sử dụng dữ liệu thứ cấp làm cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về thuộc tính và xây dựng mô hình lý thuyết ban đầu

Phương pháp khảo sát (survey): tìm kiếm dữ liệu nghiên cứu phổ biến nhất trên các bảng hỏi (questionnaire), tìm một lượng nhỏ dữ liệu dưới dạng được tiêu chuẩn hóa từ một mẫu tương đối lớn và quá trình chọn mẫu mang tính đại diện

Phương pháp thu thập dữ liệu: Nhóm tìm kiếm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp bằng nhiều hình thức khác nhau

Phương pháp thống kê toán học: Thông qua phần mềm như Excel, SPSS, …

Trang 21

3 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thống kê tần suất

Theo bạn, yếu tố nào tác động lớn nhất đến việc tự học của sinh viên?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Trang 22

Kết quả tổng hợp cho thấy yếu tố có ảnh hưởng nhất đến việc tự học của sinhviên là yếu tố nhận thức của bản thân với 58 phiếu, chiếm 34.12% Theo sau là phươngpháp học tập với 36 phiếu, chiếm 21.18% Tiếp đến là môi trường học tập với 35phiếu, chiếm 20%; động cơ học tập với 33 phiếu chiếm 19.41% Yếu tố ít ảnh hưởngnhất đến việc tự học của sinh viên là phương pháp giảng dạy với 8 phiếu, chiếm4.706% Như vậy, với việc tự học của sinh viên thì yếu tố ảnh hưởng nhất là nhận thứccủa bản thân sinh viên Bản thân sinh viên cần phải có nhận thức rõ về việc tự học, vaitrò của việc tự học để chủ động hơn trong việc học của mình.

Trang 23

Bạn đang là sinh viên thuộc chuyên ngành nào?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent

Valid

và khoa Kinh tế quốc tế Số sinh viên được khảo sát của khoa Marketing là ít nhất với

10 sinh viên trên tổng số 170 sinh viên được khảo sát

Trang 24

Bạn đang là sinh viên năm mấy ?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Trang 25

được khảo sát của năm thứ tư là ít nhất với 10 sinh viên trên tổng 170 sinh viên thamgia khảo sát.

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố Phương pháp giảng dạy có giá trị trung bìnhtương đối cao, từ 3.77 đến 3.95 Biến quan sát PPGD1 và PPGD2 trong bảng đều cógiá trị min 1.00 đến max 5.00 trong khi đó 2 biến quan sát PPGD3 và PPGD4 có giá trịmin 2.00 và max 5.00, độ lệch chuẩn ở đây dao động ở mức trung bình từ 0.64 đếnmức cao 0.96 cho thấy với biến quan sát PPGD1 và PPGD2 sinh viên không đồng nhấtquan điểm với nhau, có người đồng ý nhưng cũng có người rất không đồng ý

Trang 26

Valid N

(listwise) 170

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố Môi trường học tập có giá trị trung bình tươngđối cao, từ 3.70 đến 3.99 Độ lệch chuẩn dao động ở mức trung bình từ 0.58 đến mứccao 1.16 cho thấy với biến quan sát MT3 sinh viên không có sự chênh lệch nhiều vềquan điểm, với các biến quan sát còn lại sinh viên không đồng nhất quan điểm vớinhau, có người rất đồng ý nhưng cũng có người rất không đồng ý

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố Động cơ học tập có giá trị trung bình từ 3.43đến 4.10 Độ lệch chuẩn dao động ở mức trung bình từ 0.58 đến mức cao 1.03 Biếnquan sát ĐC1 và ĐC4 có min là 1.00 và max là 5.00, trong khi đó ĐC2 có giá trị min

là 3.00 và max là 5.00, ĐC 3 có giá trị min là 2.00 và max là 5.00 Điều này cho thấyvới biến quan sát ĐC2 sinh viên không có sự chênh lệch nhiều về quan điểm, sinh viênhầu hết đều phân vân, đồng ý hoặc rất đồng ý với biến quan sát đưa ra Với biến quansát ĐC3 sinh viên cũng có sự chênh lệch về quan điểm nhưng không nhiều như biếnquan sát ĐC1 và ĐC2

Descriptive Statistics

Deviation

Trang 27

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ đánh giá tương đối về nhận thức của bản thânsinh viên về vấn đề tự học là trên trung bình, dao động từ 3.24 đến 4.05 Trong đó,nhận thức vấn đề Tự học giúp bạn đạt kết quả tốt hơn trong học tập có giá trị trungbình cao nhất là 4.05/5.00 Điều này đã nói lên hầu như sinh viên đang có nhận thứcrất rõ về các lợi ích trong việc tự học, việc tự học giúp ích rất nhiều cho kết quả tronghọc tập

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

Kết quả khảo sát cho thấy giá trị trung bình của thang đo Phương pháp học tậpcủa sinh viên là cao, dao động từ 3.68 đến 4.13 Trong đó, phương pháp Bạn luôntranh luận và thảo luận với bạn bè về vấn đề tự học có giá trị trung bình thấp nhất là3.68/5.00 và phương pháp Bạn có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng cho việc tự học có giátrị trung bình cao nhất là 4.13 Điều này đã nói lên việc lên kế hoạch và có mục tiêu rõràng cho việc tự học là rất quan trọng

Descriptive Statistics

Trang 28

N Minimum Maximum Mean Std.

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

Theo kết quả bảng khảo sát, giá trị trung bình của thang đo Việc tự học là từ3.7588 đến 4.0824 Trong đó biến quan sát TH2 - Tự học giúp bạn thuận lợi xin việc,làm việc ở tổ chức bạn mong muốn Biến quan sát TH4 - Bạn muốn khám phá tri thức,

mở rộng hiểu biết của bản thân có giá trị trung bình nhỏ nhất là 3.7588 Trong khi cácbiến TH1, TH2, TH3, TH4 đều có min là 1.00 và max là 5.00 thì TH5 có min là 3.00

và max là 5.00 Điều này cho thấy trong 170 sinh viên được khảo sát, hầu như sinhviên đều phân vân, đồng ý hoặc rất đồng ý với biến quan sát TH5 - Bạn cảm thấy việc

tự học của bản thân đang bị chi phối cần có phương án giải quyết

3.3 Độ tin cậy

3.3.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc

Sử dụng Cronbach’s Alpha để tiến hàng kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏitrong bảng hỏi thông qua các hệ số sau:

- Hệ số Cronbach’s Alpha: Thang đo được chấp nhận khi hệ số tổng thể

> 0,6

- Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) >0.3

- Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted < Hệ số Cronbach’s Alpha tổng

Trang 29

Item-Cronbach'sAlpha if ItemDeleted

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS)

Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.825 >0.6 thỏa mãn điều kiện thang đo và bốnbiến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, thỏa mãn điều kiện đưavào phân tích nhân tố, nên toàn bộ các biến quan sát có thể sử dụng cho lần phân tíchtiếp theo

if ItemDeleted

Corrected Total

Item-Correlation

Cronbach'sAlpha if ItemDeleted

Ngày đăng: 30/03/2022, 22:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.2 Mô hình nghiên cứu - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại
2.2.2 Mô hình nghiên cứu (Trang 14)
2.2.2 Mô hình nghiên cứu - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại
2.2.2 Mô hình nghiên cứu (Trang 14)
2. Thang đo “Môi trường học tập” được đo lường dựa trên bảng khảo sát “Đặc điểm, quá trình học tập và cơ sở vật chất hỗ trợ tự học của sinh viên” của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Đặng, Lê Tín, Bùi Diên Giàu, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê Trần Phước Huy, Đặ - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại
2. Thang đo “Môi trường học tập” được đo lường dựa trên bảng khảo sát “Đặc điểm, quá trình học tập và cơ sở vật chất hỗ trợ tự học của sinh viên” của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Đặng, Lê Tín, Bùi Diên Giàu, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê Trần Phước Huy, Đặ (Trang 15)
4. Thang đo “Nhận thức của bản thân” được đo lường dựa trên kết quả bảng khảo sát “Nhận thức về vai trò của hoạt động tự học đối với các kĩ năng học tập của sinh viên” của Phí Đình Khương và Lâm Thùy Dương (2020) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại
4. Thang đo “Nhận thức của bản thân” được đo lường dựa trên kết quả bảng khảo sát “Nhận thức về vai trò của hoạt động tự học đối với các kĩ năng học tập của sinh viên” của Phí Đình Khương và Lâm Thùy Dương (2020) (Trang 16)
Theo kết quả bảng khảo sát, giá trị trung bình của thang đo Việc tự học là từ 3.7588 đến 4.0824 - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại
heo kết quả bảng khảo sát, giá trị trung bình của thang đo Việc tự học là từ 3.7588 đến 4.0824 (Trang 28)
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập (Trang 37)
Kiểm định tính thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA, thước đo KMO có giá trị = 0.727, thỏa mãn điều kiện (0.5 ≤ KMO ≤ 1) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại
i ểm định tính thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA, thước đo KMO có giá trị = 0.727, thỏa mãn điều kiện (0.5 ≤ KMO ≤ 1) (Trang 40)
 Mô hình hiệu chỉnh - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại
h ình hiệu chỉnh (Trang 41)
Trong mô hình, biến Phương pháp học tâ «p có Sig &lt; 0,05 nên có ý nghĩa và không bị loại bỏ - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại
rong mô hình, biến Phương pháp học tâ «p có Sig &lt; 0,05 nên có ý nghĩa và không bị loại bỏ (Trang 43)
Thông qua bảng Coefficients cho thấy rằng trong tất cả các biến thì X5- “Phươn ga pháp tự học” là biến tác động mạnh nhất mà hầu hết các sinh viên Đại học Thương mại lựa  chọn ( với trọng số 0,694). - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại
h ông qua bảng Coefficients cho thấy rằng trong tất cả các biến thì X5- “Phươn ga pháp tự học” là biến tác động mạnh nhất mà hầu hết các sinh viên Đại học Thương mại lựa chọn ( với trọng số 0,694) (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w