CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại (Trang 46 - 58)

4.1. Kết quả.

4.1.1. Kết quả nghiên cứu định lượng

Vậy từ giả thuyết trên sau khi phân tích và đánh giá thì giả thuyết được chấp nhận :

Gỉa thuyết Phát biểu Kỳ vọng

H1 Sinh viên càng có phương pháp học tập tốt thì tự học của sinh viên càng tốt

Chấp nhận

Căn cứ vào kết quả của mô hình nghiên cứu, yếu tố Phương pháp học tập Môi,

trường học tập Động cơ học tập, và Nhận thức bản thân là các biến độc lập có tác động cao đến việc tự học nhất, yếu tố Phương pháp giảng dạy là biến độc lập có tác động thấp nhất. Trong đó, tính hữu dụng của Nhận thức bản thân có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc tự học của sinh viên Thương Mại. Thông qua nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích giữa các nhân tố đi đến các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tự học của sinh viên.

Việc tự học là một thuộc tính vốn có của con người, là con đường phát triển khả năng mỗi cá nhân, là động lực chính của giáo dục – đào tạo. Tự học có thể mang đến cho học sinh, sinh viên rất nhiều giá trị tích cực, bao gồm lợi ích và hứng thú của nó. Tự học rèn luyện tính chủ động, chủ động tìm hiểu, học tập, nghiên cứu. Tự học giúp bản thân khám phá thêm nhiều tri thức mới đồng thời củng cố và làm sâu sắc hơn kiến thức đã tiếp thu. Từ đó giúp chúng ta phát triển khả năng độc lập trong tư duy, hành động trong công việc và cuộc sống. Nếu thiếu đi tính tự học thì mỗi sinh viên không thể thực hiện được việc học tập suốt đời, học tập độc lập, không thể giải quyết các vấn đề khi gặp khó khăn thiếu sự giúp đỡ của người khác mà trong khi đó tính tự học không thể tự có được mà được mà chịu sự tác động, ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan, chủ quan mang lại bởi tự học là một quá trình phấn đấu đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực to lớn của bản thân, là chìa khóa quan trọng để mở ra cách cửa thành công cho thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của Việt Nam.

Ngoài ra, vai trò của người dạy học rất cần thiết trong việc hệ thống kiến thức cho sinh viên, đặt ra các vấn đề để sinh viên tự nghiên cứu phát triển các kỹ năng cần thiết giúp học sinh có ý thức và kỹ năng tốt hơn trong việc tự học.

4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính:

Người được phỏng vấn cảm thấy đề tài nghiên cứu là một vấn đề khá cấp thiết đối với các sinh viên nói chung và sinh viên Thương Mại nói riêng. Họ dành từ 2-3 tiếng hằng ngày cho việc tự học và 5-7 tiếng/ngày trong giai đoạn ôn thi hết môn. Với kinh nghiệm của bản thân, sinh viên này đã chia sẻ với các sinh viên rằng tự học là yếu tố quan trọng để có thể có kết quả cao trong học tập cũng như những hiểu biết hơn trong cuộc sống và công việc.

4.2. Kiến nghị

Qua kết quả khảo sát được tại Trường Đại học Thương Mại, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp sau đây:

4.2.1. Đối với sinh viên Thương Mại

- Cần có cái nhìn đa chiều về các yếu tố học tập , nhân thức rõ lợi ích của việc tự học đối với học tập , từ đó có thể lựa chọn cách học tập bổ ích để có kết quả học tập tốt.

- Sinh viên phải xác định sự thành công chủ yếu là sự nỗ lực của bản thân , vì vậy học sinh phải xây dựng cho bản thân các phương pháp học tập hiệu quả . Ngoài những kiến thức đã học trên lớp , hãy dành thời tự học bất cứ thời gian nào có thể .

- Tích cực tham gia các hội thảo , buổi chia sẻ , hoạt động ngoại khóa trong và phạm vi ngoài trường về các cách học tập hiệu quả , từ đó những cách học giúp củng cố kiến thức và đạt kết quả cao.

- Tự mình nâng cao ý thức học một cách hiệu quả nhất , có mục đích , biết quản lý thời gian tự học , tránh gây lãng phí thời gian ảnh hưởng đến sức khỏe .

4.2.2. Đối với nhà trường và giáo viên

- Nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động lành mạnh , phong phú , dự thảo , các câu lạc để học sinh trao đổi kinh nghiệm học tập , thể hiện bản thân, tạo ra những hứng thú trong việc học tập .

- Giảng viên cần tăng cường giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tự học của sinh viên; động viên, khích lệ sinh viên trong tự học; xây dựng phong trào tự học trong sinh viên.

- Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng tự học cho sinh viên.

- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng lấy hoạt động tự học của sinh viên làm trung tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Tiếng Việt

Dương Thị Kim Oanh (2013), Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Ngô Thế Lâm (2020), Một số vấn đề lý luận về tự học và kỹ năng tự học của sinh viên ở trường đại học, Trường ĐH Khánh Hòa.

Nguyễn Ngọc Quang (2000), Bản chất quá trình dạy học, sách GD học ĐH, Hà Nội. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

Nguyễn Hiến Lê (1960), Tự học để thành công (Tự học, một nhu cầu của thời đại), Nxb Hồng Đức.

Nguyễn Hữu Dũng (2015), Yếu tố ảnh hưởng đến tính tự học của sinh viên đại học đào tạo theo tín chỉ, Tạp chí Quản lý Giáo dục.

NguyễnHữu Đặng, Lê Tín, Bùi Diên Giàu, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê Trần Phước Huy, Đặng Thị Ánh Dương và Hồ Hữu Phương Chi (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên: trường hợp của sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Kỳ (1998), Tự học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 07/ 1998.

Nguyễn Kỳ, (2012), Luận văn Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. Trường Đại học An Giang.

Ôkôn (1976), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Petrovxki A. V. (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Phí Đình Khương, Lâm Thùy Dương (2020), Nâng cao biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Khoa học- Thái Nguyên.

Phạm Văn Tuân, Trường Đại học Trà Vinh (2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tự học của sinh viên trường Đại học Trà Vinh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang. Trần Phương (2005), Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức, hội thảo ĐH Huế.

Trần Thị Minh Hằng (2011), Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của sinh viên sư phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam.

Võ Thị Tâm (2010), Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghị quyết TW khóa VIII, 1996.

Weinet F.E. (1983), Các lý thuyết về học tập và mô hình giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Tài liệu nước ngoài

Dimitrios Thanasoulas (2000), What is Learner Autonomy and How Can It Be Fostered?,

The Internet TESL Journal.

Muhammed Yusuf (2011), The impact of self-efficacy, achievement motivation, and self regulated learning strategies on students’ academic achievement, Journals & Books.

Sharma R. C. (1988), Population, resources, environment and quality of life, New Dehlt, India.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.2.1: Thống kê mô tả về yếu tố phương pháp giảng dạy Bảng 3.2.2: Thống kê về yếu tố môi trường

Bảng 3.2.3: Thống kê mô tả về yếu tố động cơ Bảng 3.2.: Thống kê mô tả về yếu tố nhận thức

Bảng 3.2.5: Thống kê mô tả về yếu tố phương pháp học tập Bảng 3.2.6: Thống kê mô tả về yếu tố tự học

Bảng 3.3.1: Thống kê độ tin cậy của yếu tố phương pháp giảng dạy

Bảng 3.3.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố phương pháp giảng dạy Bảng 3.3.3: Thống kê độ tin cậy của yếu tố môi trường

Bảng 3.3.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố môi trường Bảng 3.3.5: Thống kê về độ tin cậy của yếu tố động cơ

Bảng 3.3.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố động cơ Bảng 3.3.7: Thống kê về độ tin cậy của yếu tố nhận thức

Bảng 3.3.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố nhận thức Bảng 3.3.9: Thống kê về độ tin cậy của yếu tố phương pháp học tập

Bảng 3.3.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố phương pháp học tập Bảng 3.3.11: Thống kê về độ tin cậy của yếu tố tự học

Bảng 3.3.12: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố tự học Bảng 3.3.13: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập Bảng 3.3.14: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc

Bảng 3.4.1: Mức độ giải thích của mô hình

Bảng 3.4.2: Mức độ phù hợp của mô hình: phân tích phương sai ANOVA Bảng 3.4.3: Thống kê phân tích các hệ số hồi quy

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 3.1.1: Biểu đồ thống kê phân tích tần số yếu tố tác động lớn nhất đến việc tự học Hình 3.1.2: Biểu đồ thống kê phân tích tần số chuyên ngành

PHỤ LỤC 2:

PHIẾU KHẢO SÁT

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Nhóm chúng mình đang nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại. Mong các anh/chị/em/bạn vui lòng bớt chút thời gian điền vào phiếu khảo sát dưới đây. Xin chân thành cảm ơn!

I. Thông tin

Khoa:... Ngành:... Khóa:... Lớp:...

II. Nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến tự học

Hãy cho biết mức độ đồng ý của bạn bằng cách đánh dấu X vào ô bạn lựa chọn cho các tiêu chí từ 1 đến 5

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý

3. Phân vân 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

STT Các mục hỏi 1 2 3 4 5

Phương pháp giảng dạy 1 2 3 4 5

1 Phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức trên lớp.

2 Giảng viên tổ chức làm bài tập nhóm giúp bạn hứng thú trong học tập, tìm kiếm tài liệu

3 Giảng viên hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về việc tự học trong và ngoài giờ lên lớp.

4 Giảng viên khuyến khích bạn chủ động, sáng tạo trong học tập.

Môi trường học tập 1 2 3 4 5

5 Nhà trường cung cấp cho sinh viên đầy đủ cơ sở vật chất cho việc tự học

6 Nhà trường tổ chức các hoạt động cung cấp và phát triển các kỹ năng tự học cho sinh viên

7 Lịch học trên lớp thuận lợi cho việc tự học của bạn

8 Bạn có nhiều tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tự học của mình

9 Môi trường học tập tích cực thúc đẩy việc tự học của bạn

Nhận thức của bản thân về việc tự học 1 2 3 4 5

10 Bạn coi việc tự học là ưu tiên số một của bản thân 11 Bạn luôn tự học để trau dồi thêm kiến thức và đạt kết quả

cao trong học tập

12 Ý thức tự học cao để giúp việc học trở nên thú vị hơn 13 Bạn luôn khao khát tìm tòi và tự học hỏi thêm kiến thức

Động cơ cho việc tự học 1 2 3 4 5

14 Tự học giúp bạn mở rộng kiến thức

15 Tự học giúp bạn rèn luyện được kỹ năng học tập và nhiều kỹ năng quan trọng khác

16 Tự học giúp bạn giải quyết các vấn đề trong học tập dễ dàng hơn

17 Tự học giúp bạn cải thiện cũng như đạt được kết quả tốt hơn trong học tập

Phương pháp tự học 1 2 3 4 5

18 Bạn có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng để nâng cao chất lượng của hoạt động tự học

19 Bạn nghiên cứu trước bài giảng mới và ghi chép bài tập đầy đủ giúp cho việc tự học

20 Bạn ôn lại bài cũ và hoàn thành đầy đủ bài tập

21 Bạn chủ động đọc và tìm kiếm tài liệu tham khảo , tự tìm tòi và mở rộng kiến thức cho bản thân

22 Bạn luôn tranh luận và thảo luận với bạn bè về vấn đề tự học

Tự học của sinh viên 1 2 3 4 5

23 Tự học giúp bạn có kết quả học tập tốt

24 Tự học giúp bạn thuận lợi xin việc, làm việc ở công ty lớn. 25 Tự học giúp bạn tiết kiệm chi phí tham gia trung tâm, lớp

học bên ngoài nhà trường

26 Bạn muốn khám phá tri thức, mở rộng hiểu biết của bản thân

27 Bạn muốn học theo phương pháp tự học của những người thành công.

* Theo bạn, yếu tố nào tác động lớn nhất đến việc tự học của sinh viên? Phương pháp giảng dạy

◻ Môi trường học tập ◻ Nhận thức của bản thân ◻ Động cơ học tập ◻ Phương pháp học tập ◻

PHỤ LỤC 3:

PHIẾU PHỎNG VẤN

CÁC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

A. GIỚI THIỆU

Tôi tên là……., là thành viên nhóm 3 của lớp học phần: H2101…

Hiện nay, nhóm 3 đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại”, vì vậy, có một số nội dung cần được tham vấn các bạn sinh viên để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cao hơn về lý luận và thực tiễn.

Cuộc phỏng vấn này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và được ghi chép lại đầy đủ; từ đó làm cơ sở để xác định tiêu chí đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới việc tự học của sinh viên tại trường Đại học Thương Mại.

Thông tin người được phỏng vấn:

Họ và tên:... Lớp:...

B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN:

1. Câu hỏi lớn:

a. Theo bạn yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại?

b. Các yếu tố sau đây tác động như thế nào đến việc tự học của bạn? (nhiều hay ít) - Phương pháp giảng dạy

- Môi trường học tập - Động cơ học tập - Nhận thức bản thân - Phương pháp học tập

c. Đâu là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến việc tự học của bạn? 2. Câu hỏi nhỏ:

2.1. Phương pháp giảng dạy

a. Việc tự học trên giảng đường dưới sự hướng dẫn của giảng viên có quan trọng, cần thiết không?

b. Nếu có thì nó quan trọng, cần thiết như thế nào?

c. Giảng viên của bạn thường làm gì để thúc đẩy tinh thần tự học của sinh viên? d. Những thông tin, phương pháp học, nguồn tài liệu tham khảo mà giảng viên đề

xuất giúp đỡ bạn như thế nào trong quá trình tự học của mình?

2.2. Môi trường học tập

a. Bạn nghĩ môi trường sống ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tập trung làm việc, tự học của bạn?

b. Theo bạn đâu là địa điểm tự học thuận lợi nhất?

c. Nhà trường đã thực hiện điều gì để đáp ứng nhu cầu tự học của bạn d. Trong thời gian thi cử thì đâu là địa điểm bạn thường lui tới để tự ôn thi?

2.3. Động cơ học tập

a. Bạn tự học nhằm mục đích gì?

b. Tự học có khả năng cải thiện những kết quả bạn mong muốn như thế nào? c. Thành quả mà bạn gặt hái được qua việc tự học?

2.4. Nhận thức bản thân

a. Bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học của mình?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên trường đại học thương mại (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)