1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Tác giả Hàn Thị Xuân Liên
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Quỳnh Anh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 161,83 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI (14)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (15)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (15)
    • 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (15)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (16)
      • 1.5.1 Dữ liệu (16)
      • 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (17)
    • 1.8 BỐ CỤC BÀI NGHIÊN CỨU (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (19)
    • 2.2 CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (20)
      • 2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổngtàisản cóbình quân (20)
      • 2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủsởhữu (20)
      • 2.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (21)
    • 2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH (21)
    • 2.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM (23)
      • 2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài (23)
      • 2.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam (26)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (33)
    • 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (36)
    • 3.5 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH:26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 (37)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU (17)
    • 4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN GIAI ĐOẠN 2010-2021 (41)
      • 4.1.1 Quy mô ngân hàng và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) (41)
      • 4.1.2 Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản (43)
      • 4.1.3 Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và tổng thu nhập hoạt động (44)
    • 4.2 PHÂN TÍCH MÔ TẢ THỐNG KÊ VÀ MA TRẬN TƯƠNG QUAN (44)
      • 4.2.1 Thống kê mô tả các biến (44)
      • 4.2.2 Phân tích tương quan giữa các biến (46)
    • 4.3 KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH ĐỐI VỚI MÔ HÌNH (49)
      • 4.3.1 Kết quả hồi quy của mô hình (49)
      • 4.3.2 Kết quả hồi quy mô hình nghiêncứu theo phương pháp GMM (51)
    • 4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (53)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HĐKD CÁC NHTMCP VIỆT NAM (17)
    • 5.1 KẾT LUẬN (58)
    • 5.2 KIẾN NGHỊ (58)
      • 5.2.1 Quản trị chi phí hoạt động (58)
      • 5.2.2 Mở rộng quy mô ngân hàng (59)
    • 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI (59)
  • KẾT LUẬN ............................................................................................................51 (62)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................52 (63)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH HÀN THỊ XUÂN LIÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NG[.]

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngân hàng là một trong các loại hình trung gian tài chính của nền kinh tế và cũng là loại trung gian tài chính quan trọng nhất Vì vậy, hệ thống ngân hàng được ví là mạch máu của nền kinh tế với vai trò huy động và cung cấp nguồn vốn phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Mặt khác, hệ thống ngân hàng còn góp phần trong việc giữ ổn định và điều tiết kinh tế vĩ mô của một quốc gia.

Nhận thấy được tầm quan trọng này nên ngành ngân hàng luôn tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó nâng cao tính cạnh tranh, vị thế của mình và mở rộng thị phần trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng Dù đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã đề cập tới vấn đề này, tuy nhiên các nghiên cứu được thực hiện ở từng quốc gia khác nhau với các giai đoạn cũng khác nhau Đặc biệt, bài nghiên cứu trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra hết sức nghiêm trọng tác động tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế và ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ và việc. Theo Tổng cục Thống kê về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội (năm 2019 và 2020) cho biết vào năm 2020, GDP ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm đạt 6.7%, tuy nhiên do tác động của dịch bệnh nên đã thấp hơn nhiều so với mức 8.62% của năm 2019 Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng năm 2020 đạt 10.14% cũng vì tác động của dịch bệnh nên thấp hơn rất nhiều so với mức 12.14% của năm 2019 Mặt khác với sự biến động liên tục của nền kinh tế, sự cạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác cũng gây ra những cản trở nhất định cho các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu hóa.

Vì vậy, thông qua việc tìm hiểu và xác định các nhân tố nào có ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD sẽ hỗ trợ các NHTM tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả HĐKD của ngân hàng Từ đó, việc phân tích, đánh giá hiệu quả HĐKD của các ngân hàng là quan trọng và ý nghĩa trong việc các nhà quản trị hoạch định các chính sách, cải thiện hệ thống tổ chức quản lí để vừa hạn chế, ngăn ngừa các rủi ro trong quá trình kinh doanh vừa thu được lợi nhuận cao để mở rộng, phát triển các ngân hàng hoạt động

2 kinh doanh một cách có hiệu quả hơn và đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Xuất phát từ sự cần thiết thực tiễn và nhận thấy hiệu quả HĐKD của các ngân hàng thương mại có tác động đáng mạnh mẽ kể đến sự phát triển của nền kinh tế Chính vì vậy, nghiên cứu “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Khóa luận được thực hiện nhằm xác định các nhân tố và đo lường mức tác động của các nhân tố đó đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2010–2021, từ đó đưa ra các kiến nghị giúp các NHTM có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2021.

Thứ hai, đo lường mức độ tác động của nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn 2010-2021.

Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cácNHTMCP Việt Nam.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2021?

Thứ hai, mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2021?

Thứ ba, những đề xuất, giải pháp nào cần được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng là hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.

Mẫu nghiên cứu gồm 28 ngân hàng TMCP tại Việt Nam được niêm yết và có báo cáo tài chính đã được kiểm toán minh bạch, đầy đủ số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu Cụ thể là nghiên cứu hiệu quả lợi nhuận từ các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HSX), sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn UpCom.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu cho nghiên cứu này được tổng hợp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 28 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2021 đã được kiểm toán. Ngoài ra dữ liệu còn được thu nhập từ website của các NHTMCP được đưa vào nghiên cứu, từ website http://finance.vietstock.vn, http://cafef.vn, Tổng cục thống kê, Bộ tài chính…

Các phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm thống kê mô tả, phân tích tương quan và phương pháp hồi quy được sử dụng trong khóa luận Phần mềm sửu dụng để phân tích dữ liệu là excel và Stata16.

Sử dụng mô hình hồi quy kiểu dữ liệu bảng bảng bao gồm mô hình hồi quy tối thiểu gộp (Pooled OLS), mô hình hồi quy các tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy các tác động ngẫu nhiên (REM) dùng để ước lượng về chiều hướng tác động giữa các biến số, phương pháp hồi quy GMM để khắc phục hiện tượng tự tương quan,phương sai sai số thay đổi, và biến nội sinh xuất hiện trong mô hình.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung của khóa luận bao gồm:

- Hệ thống cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn 2010-2021.

- Phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.

- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

4 các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam Và mô hình chỉ ra các nhân tố như hệ số chi phí hoạt động quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế GDP và lạm phát có tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam, từ đó đề xuất các kiến nghị cho các nhà quản lí trong ngành ngân hàng Việt Nam.

BỐ CỤC BÀI NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp và nội dung nghiên cứu; Đóng góp của đề tài.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

Trình bày các lý thuyết có liên quan đến khóa luậnvà kết quả của các nghiên cứu trước Đây là nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày cách lựa chọn nguồn dữ liệu, lựa chọn và mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khóa luận sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả, phân tích mối quan hệ giữa các biến và phân tích kết quả hồi quy để xác định tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý

Chương này sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu, nêu ra những hạn chế của mô hình và sau đó đưa ra các kiến nghị để cải thiện.

Chương này đã tìm hiểu tổng quan về tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh ngân hàng đối với nền kinh tế Xuất phát từ thực tiễn này mà tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các ngân hàng là vô cùng cần thiết.

Từ đó, giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu về một số nội dung như lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu đề tài, đối tượng, phạm vi, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, và nêu ý nghĩa đóng góp của bài nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Theo Ngân hàng trung ương Châu Âu (European Central Bank –ECB) (2010), hiệu quả hoạt động là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững Lợi nhuận thu được đầu tiên dùng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế về vốn, rồi cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lai thông qua đầu tư từ các khoản lợi nhuận giữ lại.

Nguyễn Khắc Minh (2004) thì hiệu quả hoạt động được hiểu là “mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bố các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước”.

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo Peter S.Rose (2004), về bản chất NHTM cũng là một tập đoàn kinh doanh tổ chức vì một mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận được Các ngân hàng cần có sự gắn kết hài hòa giữa mục tiêu tăng lợi nhuận với hạn chế rủi ro Khả năng sinh lời là mục tiêu quan trọng hơn vì thu nhập cao sẽ giúp bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần thu hút vốn đầu tư- đây chính là yếu tố cung cấp cơ sở cho sự sống còn và tăng trưởng trong tương lại của NHTM.

Theo Shorouq Tomar & Adel Bino (2007) thì đã định nghĩa như sau: “hiệu quả hoạt động là kết quả cuối cùng của hoạt động đó” khi xét về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Còn theo Nguyễn Thị Cành (2015), hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng là sự ổn định, phát triển của các NHTM trên cả về số lượng thể hiện qua việc mở rộng mạng lưới kinh doanh và chất lượng thể hiện qua quy mô tài sản tăng, lợi nhuận tăng và rủi ro giảm.

Tóm lại, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, tùy theo mục đích nghiên cứu mà khái niệm này có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Với bài nghiên cứu, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP là các ngân hàng hoạt động vừa thu được lợi nhuận cao, vừa hạn chế được rủi ro trong kinh doanh để không ngừng mở rộng quy mô, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh với điều kiện Thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu hóa.

CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2010) để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, các chuyên gia phân tích thường sử dụng chỉ tiêu suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA – Return on assets, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE – Return on Equity, hiệu suất sử dụng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM – Net Interest Margin được mô tả như sau:

2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có bình quân (ROA – Return on Assets)

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản Có trung bình của một ngân hàng.

Lợі nhuận sau thuế Тổng tài ѕản Có bình quânổng tài ѕản Có bình quânản Có bình quân Ý nghĩa của ROA là cho biết một đồng tài sản Có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận su thuế, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong ngân hàng Chỉ tiêu ROA cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có trong ngân hàng thương mại Tài sản có sinh lời càng lớn, càng có điều kiện để gia tăng các khoản thu nhập, đây cũng là biện pháp để gia tăng lợi nhuận ngân hàng Các ngân hàng có cùng quy mô tài sản có, ngân hàng nào có tỷ suất ROA cao, chứng tỏ ngân hàng có chính sách kinh doanh và đầu tư hiệu quả. ROA càng lớn cho thấy công tác quản trị tài sản Có tốt và ngược lại Nếu ROA > 0 thì ngân hàng tạo ra lãi, vì vậy ROA càng cao thì ngân hàng hoạt động càng hiệu quả và ngược lại ROA còn được gọi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi kinh tế - để có thể so sánh với nhau giữa các ngân hàng trong cùng một lĩnh vực.

2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng so với vốn tự có bình quân của một ngân hàng.

Lợi nhuận ròng Тổng tài ѕản Có bình quânổng vốn chủ ѕản Có bình quânở hữu bình quân Ý nghĩa của ROE là với một đồng vốn chủ sở hữu, ngân hàng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Chính vì vậy mà ROE còn được gọi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời tài chính ROE là chỉ tiêu được dùng để đánh giá suất sinh lời tài chính, hệ số càng lớn khả năng sinh lời tài chính

ROE = (2.2) càng lớn Chính vì lí do đó, ROE được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại.

2.2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (Net Interest Margin – NIM)

Tỷ lệ này còn gọi là tỷ lệ lãi ròng biên tế và được xác định theo công thức sau: Тổng tài ѕản Có bình quânhu nhậр lãi - Chi phí lãi Тổng tài ѕản Có bình quânổng tài ѕản Có bình quânản có ѕản Có bình quâninh ã

Tỷ lệ này giúp nhà quản trị thấy được khả năng sinh lời và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, qua đó có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản có sinh lời, tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp, đồng thời có chính sách tăng giảm giải suất một cách hợp lí.

> Tuy có nhiều nhân tố để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng như ROA, ROE, NIM… Tuy nhiên trong bài nghiên cứu đã lựa chọn lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) là một yếu tố thúc đẩy HQHĐ của ngân hàng (Aslam và ctg 2015) Dựa trên các nghiên cứu trước đây của các tác giả Ilhomovich,Saidov Elyor (2009); Kaneza, Carelle (2016); Phạm Ánh Tuyết (2017), NguyễnThị Thanh Bình và ctg (2021) về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì điều kiện tiên quyết đó là hoạt động phải có hiệu quả Ngân hàng muốn muốn hoạt động hiệu quả lại phụ thuộc vào yếu tố khác nhau Có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã chỉ ra có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bài nghiên cứu đề cập tới hai nhóm nhân tố đó là nhóm nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng và nhóm nhân tố chủ quan bên trong ngân hàng.

Các nhân tố chủ quan là nhóm các nhân tố chủ quan trong bài nghiên cứu chủ yếu là các nhân tố liên quan đến nội tại của một ngân hàng:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Tỷ lệ an toàn vốn được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại (Nguyễn Đăng Dờn, 2012) Theo thông tư số 41/2016/TT-NHNN Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam ban hành về quy định tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng Theo đó, cách thức xác định tỷ lệ an toàn vốn áp dụng theo chuẩn Ủy ban Basel II:

Vốn tự có cấp 1 + Vốn tự có cấp 2 Тổng tài ѕản Có bình quânỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = (2.4) Тổng tài ѕản Có bình quânổng tài ѕản Có bình quânản Có rủi ro

Hệ số này càng cao chứng tỏ mức độ về an toàn vốn của ngân hàng càng cao từ đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng cao và ngược lại.

Hệ số chi phí hoạt động

Hệ số chi phí hoạt động cho biết một đồng thu nhập tạo ra thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí hoạt hoạt động Theo Nguyễn Thị Cành (2015) một tỉ lệ cao chi phí trên tổng thu nhập có thể cho thấy các định chế tài chính hoạt động không hiệu quả.

Chi phí hoạt động Нệ ѕố chi phí hoạt động =ệ ѕản Có bình quânố chi phí hoạt động = (2.5) Тổng tài ѕản Có bình quânhu nhập hoạt động

Chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng sử dụng nhiều chi phí hoạt động thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng và ngược lại.

Quy mô ngân hàng là một yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Theo nghiên cứu Peter S Rose (2004), các ngân hàng lớn sẽ có thể hoạt động với chi phí thấp hơn các ngân hàng nhỏ vì các tổ chức lớn thông thường hoạt động trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ hơn và từ đó hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có quy mô lớn thường cao hơn Các ngân hàng có quy mô càng lớn thì sẽ có hiệu quả HĐKD càng cao.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng:

Là khoản chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất và sử dụng để xử lí các khoản nợ xấu, theo nghiên cứu Wall và Hasan (2003) đo lường theo công thức sau:

Dự phòng các khoản cho vay khó đòi Тổng tài ѕản Có bình quânỉ lệ rủi ro tín ԁụng =ụng = (2.6) Тổng tài ѕản Có bình quânổng các khoản vay

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, NHTM buộc phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay theo quy định của NHNN, các khoản này sẽ đưa vào chi phí điều này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng Từ đó, có thể nói khi tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng giảm và ngược lại.

Nhân tố khách quan mà bài nghiên cứu đưa vào là tỉ lệ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát:

Tỷ lệ tăng trưởng (GDP)

GDP được đo lường thông qua tốc độ tăng trưởng GDP thực hằng năm, là một chỉ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu

Xây dựng và thiết kế biến

Bước 2: Kiểm định mô hình hồi quy

Bước 3: Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu

Bước 4: Gợi ý các ý nghĩa về mặt chính sách và hạn chế của đề tài

Xử lý dữ liệu Phân tích hồi quy

Nguồn: tác giả tổng hợp

Trước khi tiến hành nghiên cứu, tác giả đã lược khảo lý thuyết nền và các nghiên cứu trước có liên quan Dựa trên các nghiên cứu đó, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và chọn phương pháp nghiên cứu, sau đó đặt giả thuyết kì vọng cho từng biến Sau đó, thu thập dữ liệu và xử lí dữ liệu bằng phần mềm excel và sử dụng phần mềm stata để phân tích:

- Thống kê mô tả các biến.

- Kiểm định tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.

- Chạy mô hình hồi quy và thực hiện các kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp nhất.

Cuối cùng, dựa vào kết quả mô hình nghiên cứu đã xây dựng hoàn chỉnh tiến hành thảo luận và đưa ra kết luận.

3.2 NGUỒN DỮ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU

^ Nguồn dữ liệu được thu thập và tổng hợp của 28 NHTMCP tại Việt Nam, thời gian nghiên cứu trong 11 năm từ năm 2010 đến hết năm 2021 từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các NHTMCP Việt Nam được công bố hằng năm trên website chính của ngân hàng và sở giao dịch chứng khoán HSX, HNX

^ Các dữ liệu mang yếu tố vĩ mô được thu thập thông qua website của IMF, The Wold Bank và Tổng cục thống kê Việt Nam.

^ Cơ sở việc lựa chọn mẫu 28 NHTMCP như sau:

- Bao gồm các NHTMCP trên lãnh thổ Việt Nam ngoại trừ các NHLD, CNNHNN đang hoạt động ở Việt Nam.

- Các số liệu về BCTC, Báo cáo thường niên được công bố công khai trên các website trong thời gian 2010-2021.

Cuối cùng, bài nghiên cứu thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 28 NHTMCP đang hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2021 tại Việt Nam và tổng là 330 quan sát.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập dữ liệu: phát triển khung nghiên cứu, thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu Để có dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp bằng cách lấy các số liệu được công bố trên website của 28 Ngân hàng TMCP như báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được công bố trên các Website của các ngân hàng trong giai đoạn 2010-2021.

Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tính toán thành các biến phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel. Sau đó, các biến này được xử lý thông qua việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng (Pooled OLS, FEM, REM, GMM) trên phần mềm thống kê STATA16 để xác minh các yếu tổ tác động đến hiệu quả hoạt đông kinh doanh của các NHTMCP.

Phương pháp phân tích dữ liệu: Với những ưu điểm của dữ liệu bảng phù hợp cho sự thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo sẽ giúp nghiên cứu những mô hình phức tạp Vì vậy bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng do đã không thu thập được số liệu năm 2010 của 3 ngân hàng Trình tự các bước phân tích của bài nghiên cứu:

Bước 1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng các câu lệnh trong phần mềm STATA16 để hỗ trợ phân tích thống kê mô tả, phân tích các chỉ tiêu: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tóm tắt các dữ liệu.

Bước 2: Kiểm định các giả định của mô hình:

Một mô hình hồi quy đảm bảo tính vững, hiệu quả và tin cậy khi các giả định của nó được thỏa mãn Việc kiểm tra các giả định này đưuọc thực hiện thông qua kiểm tra các khuyết tật của mô hình: Kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi,kiểm định tự tương quan, khắc phục hiện tượng nội sinh.

Bước 3: Lựa chọn mô hình phù hợp

Trong hồi quy dữ liệu bảng, người ta thường dùng ba phương pháp cơ bản sau:phương pháp bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled OLS), phương pháp hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model – FEM) và phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên (RandomEffects Model – REM).

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Từ việc tham khảo các nghiên cứu trước đây, các nhóm yếu tố và các biến đã được trích xuất để phát triển một mô hình chuẩn và qua đó có thể kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Cổ Phần Việt Nam Qua việc lược khảo đó, mô hình bài nghiên cứu đề xuất như sau:

ROA it = β 0 + β 1 CAP it + β 2 CIR it + β 3 BSZ it + β 4 LLP it + β 5 GDP it + β 6 INL it + e it

+ CAP, CIR, BSZ, LLP, GDP, INL: Biến độc lập

+ β 0 : Hằng số khi tất cả biến độc lập bằng 0.

+ β 0 , β 1 …, β 6 : Hệ số tác động của các biến độc lập.

+ eit: Phần dư của mô hình hồi quy

ROA là một tỉ lệ được tính theo công thức 2.1, bằng cách lấy chia lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản ROA đo lường lợi nhuận thu được trên mỗi đồng tài sản.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản - CAP

Do hạn chế về việc thu thập số liệu và dựa vào các nghiên cứu trước đây, tỉ lệ CAP sẽ không tính bằng công thức (2.4), thay vào đó bài nghiên cứu dùng đo lường là khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu từ đó đo lường mức độ an toàn vốn của ngân hàng, theo công thức sau:

Vốn chủ ѕản Có bình quânở hữu Тổng tài ѕản Có bình quânổng tài ѕản Có bình quânản

Hệ số chi phí hoạt động (CIR)

CIR được tính bởi chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động.

Chi phí hoạt động Тổng tài ѕản Có bình quânhu nhập hoạt động

Quy mô ngân hàng (BSZ)

Biến quy mô ngân hàng được nhiều học giả lựa chọn để đưa vào mô hình nghiên cứu, tuy nhiên để thuận lợi cho việc chạy mô hình và sự thống nhất giữa các biến vì vậy quy mô tài sản được đo lường bằng cách lấy Logarit tự nhiên của tổng tài

BSZ = Log(Тổng tài ѕản Có bình quânổng tài ѕản Có bình quânản) (3.3)

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP)

Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là tỷ số giữa chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng cho vay, được tính theo công thức (2.6).

Tỷ lệ tăng trưởng (GDP)

GDP được đo lường thông qua tốc độ tăng trưởng GDP thực hằng năm, là một chỉ số tương đối thuận tiện để đánh giá tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Được tổng hợp từ Website The World Bank.

Tỷ lệ lạm phát (INL)

Là sự gia tăng của giá cả trong nền kinh tế, bài nghiên cứu tổng hợp dữ liệu từWebsite The World Bank.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN GIAI ĐOẠN 2010-2021

4.1.1 Quy mô ngân hàng và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Hình 4.1: Quy mô ngân hàng và ROA

Nguồn: tổng hợp từ BCTC và xử lí qua phần mềm excel

ROA bình quân của các ngân hàng khá cao trong giai đoạn từ năm 2010-2011, cao nhất là năm 2010 với 1.51% và sau đó có xu hướng giảm liên tục chỉ còn 0.45% vào năm 2015, đến năm 2016 có xu hướng tăng lên 0,54% Năm 2016 nhận thấy các NHTMCP đã có chuyển biến tích cực khi ROA có xu hướng tăng liên tục đến mức 1.2% vào năm 2021 Do thu nhập ròng sau thuế tăng trong khi tổng tài sản giảm cho nên chỉ tiêu sinh lợi của tổng tài sản có chiều hướng tăng liên tục.

Nhìn vào hình 4.1 cho thấy quy mô tổng tài sản của các NHTMCP có xu hướng

7,4000 tăng liên tục trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu Với quy mô thấp nhất là vào năm

2010 và quy mô cao nhất là năm 2021 Điều này có thể cho thấy các ngân hàng giải thích rằng do NHNN yêu cầu tăng vốn dẫn đến tăng quy mô tài sản của các ngân hàng. Bên cạnh đó cũng có nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập các NHTM hoạt động yếu kém làm cho hệ thống ngân hàng ngày càng lành mạnh hơn, hiệu quả hơn.

Theo Peter.S Rose (2004) cho rằng các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ lại có tỷ lệ ROA cao nhất và ngược lại Điều này thể hiện rõ khi vào năm 2010 ngân hàng có quy mô bình quân thấp nhất với 7.69 tỷ đồng tuy nhiên lại đạt giá trị ROA cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu Và giai đoạn 2010-2015 ROA bị sụt giảm một cách nhanh chóng,sau năm 2015 ROA đang dần cải thiện tuy quy mô ngân hàng cũng tăng liên tục Giải thích cho điều này, các ngân hàng đã có những biện pháp cải thiện ROA Theo NguyễnMinh Phong (2017) nhận định “tình hình kinh tế Việt Nam vào năm 2016 chịu nhiều tác động tiêu cực từ bên ngoài đó là hạn hán và thiên tai, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự báo” Và giai đoạn 2020-2021 sự xuất hiện của dịch covid đã tác động không nhỏ đến các NHTM Thế nhưng ROA vẫn tăng trưởng đều trong khoảng thời gian 2016-2021, đạt được điều này là do các NHTM đã đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung và dài hạn để cân đối nguồn vốn trước những khó khăn, theo Tổng cục Thống kê vào năm 2016 huy động vốn của các TCTD tăng 16.88% (cùng kỳ năm 2015 tăng13.59%) Các chính sách của NHNN cũng được nới lỏng, đồng bộ các giải pháp giảm lãi suất cho vay và có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

4.1.2 Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

Hình 4.2: Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

Tỉ lệ VCSH/TTS của các NHTMCP nhận thấy trong giai đoạn nghiên cứu tăng trưởng không đồng đều Năm 2010-2012 có sự tăng trưởng mạnh từ 11.54% lên đến12.11% Tuy nhiên lại giảm mạnh trong các năm còn lại, thấp nhất là vào năm 2017 với7.48% Việc biến động là do mức tăng của tổng tài sản cao hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu, khi tổng tài sản của các ngân hàng tăng là do dư nợ cho vay tăng lên điều này dễ dẫn đến rủi ro cho các NHTM Tỷ lệ VCSH/TTS giảm báo hiệu nguy cơ rủi ro và kém lành mạnh về tài chính Vì vậy mà từ năm 2017 trở, các ngân hàng đã có những chính sách điều chỉnh mở rộng quy mô tổng tài sản, việc này đã giúp tỉ lệ này khởi sắc hơn và tăng liên tục, từ 7.48% lên đến 10.25% Điều này đã góp phần giúp phần lớn các NHTM hoàn thành chỉ tiêu về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN là 9%.

4.1.3 Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và tổng thu nhập hoạt động

Hình 4.3: Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và tổng thu nhập hoạt động

Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn 2010- 2021 Về cơ bản, nếu tỉ lệ này càng thấp thì cho thấy ngân hàng hoạt động càng hiệu quả vì tốn ít chi phí hơn để tạo ra một đồng doanh thu Nhìn vào hình 4.3 cho thấy vào năm 2011 có tỉ lệ này thấp nhất là 1.81% Nhận thấy giai đoạn 2020- 2021 là khoảng thời gian dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, thế nhưng hiệu quả chi phí lại giảm từ 7.94% vào năm 2020 xuống còn 5.81% vào năm 2021 Điều này có thể giải thích rằng, việc giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều địa phương đã khiến cho các hoạt động trực tiếp truyền thống giảm và quá trình chuyển đổi số ngày càng được cải thiện giúp thay thế hoạt động của con người đã giúp các ngân hàng có thể cắt giảm một số chi phí như chi lương, chi phí văn phòng, bảo hiểm, các khoản phí (điện, nước, …).

PHÂN TÍCH MÔ TẢ THỐNG KÊ VÀ MA TRẬN TƯƠNG QUAN

Bài nghiên cứu thực hiện mô tả khái quát về các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu của bài luận bằng cách phân tích các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến được thể hiện trong bảng 4.1 Tất cả các biến trong bảng đều có mẫu là 330 cho thấy bộ dữ liệu không bị thiếu sót.

Bảng 4.1: Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình

Biến Mẫ u Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Nguồn: Trích xuất dữ liệu từ phần mềm STATA16

Kết quả trong bảng 4.1 cho thấy rằng hiệu quả kinh doanh được đại diện bởi biến ROA có giá trị trung bình là 0.0088, ngụ ý rằng các NHTMCP được phân tích trong mẫu nghiên cứu tạo ra được 0.88% lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản mà các ngân hàng đang nắm giữ Mức lợi nhuận này tương đối thấp so với tiềm năng các ngân hàng nhưng vẫn cao hơn một số ngân hàng, cụ thể Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) có ROA bằng -5.99% vào năm 2011 cùng thời gian đó Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) ROA bằng 6.91%.

Biến CAP đại diện cho hệ số an toàn vốn có giá trị trung bình là 9.23% với độ lệch chuẩn 4.05% đã chỉ ra rằng hệ thống NHTMCP nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHNN Biên độ nằm giao động từ 2.7% đến 25.64%, giá trị nhỏ nhất của ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vào năm 2020 và giá trị lớn nhất thuộc về ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2010.

Biến tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập CIR có giá trị trung bình 0.6857 cho thấy rằng các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu nhìn chung đang có chi phí hoạt động chiếm 68.57% so với thu nhập mà các ngân hàng đạt được Độ lệch chuẩn là 0.6994 tương đương với 69.94% cho thấy hiệu quả chi phí hoạt động của các ngân hàng trong mẫu có sự khác biệt cao trong giai đoạn nghiên cứu Bên cạnh đó, ngân hàng TCMP Tiên Phong (TPB) có giá trị thấp nhất vào năm 2011 là -8.1 ngược lại ngân hàng có giá trị lớn nhất là ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) năm 2010 với mức 5.77.

Quy mô ngân hàng được đại diện bởi biến BSZ có giá trị trung bình đạt 8.05 tỷ đồng và độ lệch chuẩn là 50.84% cho thấy sự không tương đồng cao về quy mô giữa cácNHTMCP, vì vậy mà các ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô hoạt động Biên độ giao động từ giá trị nhỏ nhất 6.92 tỷ đồng tới giá trị lớn nhất là 9.24 tỷ đồng.

Biến tỷ lệ dự phòng rủi ro (LLP) có giá trị trung bình là 0.0125, chỉ số này cho thấy các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu trích lập dự phòng 1.25% cho các khoản vay khó đòi so với các khoản vay mà ngân hàng đang cấp tín dụng Các ngân hàng có khoản trích lập dự phòng nhỏ nhất cũng là ngân hàng duy nhất trong mẫu nghiên cứu mang giá trị âm trong giai đoạn nghiên cứu là ngân hàng TMCP Kiên Long với - 0.01% vào năm

2020 đây, giá trị âm ở đây thể hiện trong năm này ngân hàng không phát sinh trích lập dự phòng mà ngược lại còn được hoàn dự phòng do các khoản và ngân hàng có giá trị lớn nhất với 23.45% là ngân hàng.

Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP có giá trị trung bình 5.71% mức trung bình này khá cao so với mặt bằng chung của thế giới, dao động từ giá trị nhỏ nhất là 2.6% đến giá trị lớn nhất là 7.1% Vì Việt Nam thuộc nhóm các nước có nền kinh tế đang phát triển nên tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức khá cao.

Biến lạm phát INL có giá trị trung bình là 0.0263 tương ưng với mức 2.63%, giao động trong khoảng giá trị nhỏ nhất là 1.4% đến giá trị lớn nhất là 4.8%.

4.2.2 Phân tích tương quan giữa các biến

Tiếp theo luận văn xem xét mức độ tương quan giữa các cặp biến số trong mô hình để phân tích chiều hướng ảnh hưởng của các biến độc lập so với biến phụ thuộc, sau đó sẽ xem xét vấn đề đa cộng tuyến Kết quả phân tích tương quan được thể hiện trong bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa hoạt động kinh doanh và các biến

Biến ROA CAP CIR BSZ LLP GDP INL

Nguồn: Trích xuất dữ liệu từ phần mềm STATA16

Theo kết quả nhận được ở bảng 4.2 cho thấy, vấn đề tương quan biến phụ thuộc ROA, cho thấy các biến có tương quan dương với hiệu quả HĐKD được đo lường bởi ROA là biến tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là CAP với giá trị 0.3150, biến quy mô các ngân hàng thương mại cổ phần BSZ là 0.1493 và biến lạm phát INF với giá trị 0.2243 Các biến chi phí hoạt động trên thu nhập CIR, tăng trưởng kinh tế GDP, biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LLP là tương quan âm với hiệu quả HĐKD được đo lường bởi ROA lần lượt mang các giá trị -0.0619, -0.1345, -0.0172.

Về vấn đề đa cộng tuyến, bảng ma trận hệ số tương quan tuyến tính ở bảng 4.2 cho thấy hệ số tương quan không lớn, không có cặp biến nào có giá trị tương quan lớn hơn 0.7 Theo Hoàng Ngọc Nhậm (2008) khi tương quan giữa các cặp biến giải thích cao (>0.5) thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến do đó tác giả sử dụng kiểm định VIF để kiểm tra xem hiện tượng đa cộng tuyến có xảy ra không Nếu giá trị VIF >10 ta kết luận mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng và phải bỏ biến đó ra khỏi mô hình Ở bài nghiên cứu nhận thấy các hệ số tương quan giữa các biến độc lập nhìn chung là không quá cao, ngoại trừ mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn với hệ số tương quan là -0.6231(các cặp hệ số tương quan từ +/-0.5 đến +/-

1) vì vậy bài nghiên cứu có thể nghi ngờ có đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu. Để tăng tính vững chắc cho vấn đề này bài nghiên cứu đã sử dụng hệ số VIF để kiểm tra.Kết quả kiểm định đa cộng tuyến được trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến

Nguồn: Trích xuất dữ liệu từ phần mềm STATA16

Nhìn vào bảng có thể thấy hệ VIF lớn nhất là 1.72 và nhỏ nhất là 1.00, giá trị trung bình 1.28 nhỏ hơn 10, có nghĩa không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong các phương trình nghiên cứu.

KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH ĐỐI VỚI MÔ HÌNH

4.3.1 Kết quả hồi quy của mô hình

Sau khi thực hiện hồi quy mô hình với biến phụ thuộc ROA theo các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM thu được kết quả như bảng 4.4, sau đó tiến hành một số kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp.

Bảng 4.4: Bảng tổng hợp kết quả mô hình hồi quy Biến

Nguồn: Trích xuất dữ liệu từ phần mềm STATA16

Kết quả kiểm định F trong việc lựa chọn mô hình phù hợp giữa Pooled OLS và FEM: Bài nghiên cứu so sánh giữa hai mô hình Pooled và tác động cố định FEM bằng kiểm định Likelihood chi tiết ở với giả thuyết đặt ra:

H0: mô hình Pooled hiệu quả hơn FEM

H1: ngược lại, mô hình FEM hiệu quả hơn

Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng 4.4 Từ kết quả cho thấy giá trị p.value (Prob>F = 0.0000F 0.0000chi2 = 0.0003 FEM

Phương sai sai số thay đổi Chi2 = 982.16 Prob>chi2 = 0.0000 YES

Tự tương quan F = 25.651 Prob>F =0.0000 YES

Nguồn: Trích xuất dữ liệu từ phần mềm STATA16

(Ghi chú: YES, NO lần lượt biểu thị cho có khuyết tật và không có khuyết tật)

Qua kết quả kiểm định ở từng phần trên, ta thấy mô hình không có khuyết tật đa cộng tuyến Kiểm định hiện tượng PSSSTĐ, kết quả kiểm định cho thấy giá trị kiểm định chi2 có p-value 0.05 nên ghi nhận không tồn tại nội sinh trong mô hình; kết quả kiểm định AR2 có p.value=0.238> 0.05 nên phần dư trong mô hình GMM không tồn tại hiện tượng tự tương quan Biến công cụ trong mô hình đã thỏa mãn các kiểm định, như vậy mô hình đã giải quyết được vấn đề nội sinh.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Diệu Anh, Lê Thị Hiệp Hương, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Võ Thị Thanh Nga (2013), Hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động kinh doanh ngân hàng
Tác giả: Bùi Diệu Anh, Lê Thị Hiệp Hương, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Võ Thị Thanh Nga
Nhà XB: NXB Phương Đông
Năm: 2013
4. Lâm Mỹ Tuyết 2017, Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củacác ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
5. Lê Tiến Trung 2019, Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngânhàng thương mại
6. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh 2012, “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam giai đoạn 2006-2009”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (21a), 148-157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt namgiai đoạn 2006-2009”. "Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
8. Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại
Tác giả: Nguyễn Đăng Dờn
Nhà XB: NXB PhươngĐông
Năm: 2012
9. Nguyễn Đoàn Kim Thanh 2020, Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động củacác ngân hàng thương mại tại Việt Nam
2. Đặng Thị Minh Nguyệt, Phạm Thu Trang và Nguyễn Bích Ngọc 2021, Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Ngân hàng Khác
3. Hoàng Ngọc Nhậm và ctg 2008, Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Lao động – Xã hội, TP. HCM Khác
7. Ngân hàng Nhà nước (2016). Thông tư số 41/2016/NHNN, ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khác
10. Nguyễn Đức Trung và Lê Đình Hạc, Hiệp ước Basel từ qui định đến thực tiễn Việt Nam, NXB Lao động, TP. HCM Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình FEM là phù hợp nhất với nghiên cứu các yếu tố tác động tới hiệu quả kinh doanh với biến phụ thuộc ROAA, mô hình REM là phù hợp nhất với nghiên cứu các yếu tố tác động tới hiệu quả kinh doanh với biến phụ thuộc ROEA - 1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
nh FEM là phù hợp nhất với nghiên cứu các yếu tố tác động tới hiệu quả kinh doanh với biến phụ thuộc ROAA, mô hình REM là phù hợp nhất với nghiên cứu các yếu tố tác động tới hiệu quả kinh doanh với biến phụ thuộc ROEA (Trang 28)
Hình 4.1: Quy mô ngân hàng và ROA - 1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.1 Quy mô ngân hàng và ROA (Trang 41)
Hình 4.2: Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản - 1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.2 Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản (Trang 43)
Hình 4.3: Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và tổng thu nhập hoạt động - 1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.3 Tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và tổng thu nhập hoạt động (Trang 44)
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa hoạt động kinh doanh và các biến - 1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa hoạt động kinh doanh và các biến (Trang 46)
Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến - 1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến (Trang 47)
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp kết quả mô hình hồi quy Biến - 1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp kết quả mô hình hồi quy Biến (Trang 49)
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp kiểm tra TTQ và PSSSTĐ Các kiểm định - 1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp kiểm tra TTQ và PSSSTĐ Các kiểm định (Trang 50)
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu ROA theo GMM - 1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu ROA theo GMM (Trang 52)
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Biến độc - 1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả nghiên cứu Biến độc (Trang 53)
Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình: - 1273 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng m ô tả các biến sử dụng trong mô hình: (Trang 69)
w