1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1290 Pháp Luật Về Bảo Lưu Quyền Sở Hữu Tài Sản Trong Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá 2023.Docx

113 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 651,4 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (11)
    • 2.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
      • 2.2.1. Phạm vi nội dung (11)
      • 2.2.2. Phạm vi không gian (11)
      • 2.2.3. Phạm vi thời gian (11)
  • 3. Mục tiêu của đề tài (11)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (12)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Đóng góp của đề tài (14)
  • 7. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (14)
  • 8. Bố cục của đề tài (17)
  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (17)
    • 1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa (17)
      • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa (0)
      • 1.1.2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa (0)
    • 1.2. Khái quát về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa (21)
      • 1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu (21)
      • 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của bảo lưu quyềnsở hữu (23)
      • 1.2.3. Bản chất pháp lý của bảo lưu quyền sở hữu (30)
      • 1.2.4. Sự cần thiết của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu (33)
      • 1.2.5. Các lý thuyết về bảo lưu quyền sở hữu (36)
    • 2.1. Đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu theo pháp luật việt nam (41)
    • 2.2. Căn cứ phát sinh (xác lập) biện pháp bảo lưu quyền sở hữu (46)
    • 2.3. Thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu (46)
      • 2.3.1. Các điều kiện có hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu (46)
      • 2.3.2. Thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu (47)
      • 2.3.3. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của bảo lưu quyền sở hữu (50)
    • 2.4. Hình thức của bảo lưu quyền sở hữu theo pháp luật việt nam (56)
    • 2.5. Nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu (60)
      • 2.5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán tài sản (60)
      • 2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản (62)
    • 2.6. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu (64)
    • 2.7. Những ưu điểm, hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam về bảolưu quyền sở hữu (66)
      • 2.7.1. Ưu điểm của quy định pháp luật Việt Nam về bảolưu quyền sở hữu (66)
      • 2.7.2. Những điểm hạn chế quy định pháp luật Việt Nam vềbảo lưu quyền sở hữu (67)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (41)
    • 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức của bảo lưu quyền sở hữu (70)
    • 3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hưởng lợi từ tài sản trong bảo lưu quyền sở hữu (71)
    • 3.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục đăng ký (78)
    • 3.4. Kiến nghị mở rộng quy định về bảo lưu quyền sở hữu hàng hóa trong Luật Thương mại (79)
    • 3.5. Đánh giá khả năng áp dụng pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong thực tiễn hợp đồng mua bán hàng hóa nước ta (80)
  • PHỤ LỤC ...................................................................................................................................v (92)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRƯƠNG VĂN TÀI PHÁP LUẬT VỀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Chuyên[.]

Tính cấp thiết của đề tài

Pháp luật về hợp đồng ở nước ta có quá trình phát triển qua từng giai đoạn, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Trong đó một trong những mốc lịch sử quan trọng là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, đại hội đã thành công và thổi một làn gió mới vào tư duy kinh tế của chúng ta bằng việc đề ra công cuộc đổi mới nền kinh tế Từ đó hàng loạt các văn bản pháp luật mới được ra đời nhằm điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng.

Sự phát triển sôi nổi trong lĩnh vực hợp đồng, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa, đa số các bên sẽ thỏa thuận phương thức thanh toán trả chậm, trả nhiều lần mặc dù bên bán đã giao hàng cho bên mua Vấn đề đặt ra là làm sao để bảo vệ quyền lợi của bên bán khi hàng đã giao nhưng vẫn chưa được nhận hoặc chưa nhận đầy đủ tiền bán hàng? Để giải quyết vấn đề trên, bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm mới, lần đầu tiên được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại chế định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên mua tài sản Theo đó bảo lưu quyền sở hữu tài sản được hiểu là trong hợp đồng mua bán thì bên bán có thể được bảo lưu quyền sở hữu đối với đối tượng của hợp đồng cho đến khi bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán Việc bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán và không chỉ có hiệu lực đối với bên bán, bên mua mà còn phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản và bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi giá trị hao mòn tài sản do sử dụng Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự mới được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 Với quy định mới tại Điều 331 Bộ luật Dân sự năm

2015 về bảo lưu quyền sở hữu, khi xác lập quan hệ mua bán, mặc dù các bên đã thực hiện nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua, bên mua đã nhận vật nhưng quyền sở hữu vật vẫn thuộc về bên bán Chỉ khi bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán thì bên bán mới thực hiện các thủ tục để chuyển quyền sở hữu cho bên mua Nếu bên mua không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán thì bên bán vẫn có quyền sở hữu tài sản. Việc quy định biện pháp bảo bảo đảm lưu quyền sở hữu giúp cho bên mua khi nhận được tài sản phải sử dụng tài sản đó một cách hiệu quả và có trách nhiệm thanh toán tiền cho bên bán khi đến hạn Còn bên bán được bảo đảm quyền lợi được thanh toán đầy đủ giá trị hàng hóa khi giao hàng hóa cho bên mua.

Với vị trí là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các vấn đề liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu đã được quy định một cách rõ ràng, chi tiết Đây là cơ sở quan trọng cho các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt là bên bán có căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cơ sở pháp lý cụ thể để có thể giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tế Tuy nhiên, các quy định liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015 lại được ghi nhận trong cả hai chế định (chế định hợp đồng và chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự), và đặc biệt khi nghiên cứu quy định này, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề pháp lý cần phải được giải quyết như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi nhận trong hợp đồng mua bán”, vì thế hình thức bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng có ghi nhận điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc được ghi nhận là điều khoản trong hợp đồng mua bán Tuy nhiên, ở điểm này, luật chưa rõ ràng hợp đồng mua bán hàng hóa trong trường hợp này có bắt buộc phải bằng văn bản không? Trong khi nếu là một thỏa thuận riêng thì buộc phải bằng văn bản còn nếu nằm trong hợp đồng mua bán thì không bắt buộc phải bằng văn bản.

Thứ hai, bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại khoản 3, Điều 331 Bộ luật Dân sự năm 2015 Trên thực tế, có thể có bên thứ ba có quyền lợi liên quan đến đối tượng của hợp đồng mua bán khi hàng hoá này đã được chuyển giao cho bên mua Như vậy, bên bán phải lưu ý để là bên có quyền lợi đối với tài sản bảo đảm thì phải tiến hành đăng ký tài sản bảo đảm là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá này.

Thứ ba, trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận, theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên bán có quyền đòi lại tài sản Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn do sử dụng Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, pháp luật hiện nay chưa hướng dẫn rõ cách tính giá trị hao mòn do sử dụng hoặc tính giá trị bồi thường trong các trường hợp theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thứ tư, về quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản, tại Điều 333 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên mua tài sản có quyền “Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực; chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Quy định này cho thấy bên mua tài sản là bên bảo đảm trong giao dịch bảo bảo đảm lưu quyền sở hữu Khi nhận được tài sản mua bán, bên mua tài sản có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực Nếu việc khai thác, sử dụng tài sản mua bán làm hư hỏng, mất tài sản thì trong trường hợp bên mua không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán thì bên mua phải chịu rủi ro trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu Bên mua phải có nghĩa vụ phải bồi thường các thiệt hại nếu xảy ra thiệt hại đối với tài sản mua bán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận là bên mua sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với những rủi ro về tài sản mua bán đó.

Thứ năm, theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì

“mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,chuyển 2 quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận” Đồng thời, Điều 62 Luật Thương mại năm 2005 quy định về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa như sau: “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao” Như vậy, bên mua và bên bán có thể thỏa thuận về quyền sở hữu hàng hóa, tuy nhiên Luật Thương mại năm 2005 chưa quy định rõ về việc bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Những vấn đề pháp lý đặt ra ở trên cho thấy quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu còn nhiều bất cập cần phải hoàn thiện, do đó tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa” làm luận văn thạc sĩ của mình.

Mục tiêu của đề tài

Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, các tài liệu và thực tiễn áp dụng biện pháp bảo bảo đảm lưu quyền sở hữu trong thời gian qua, người viết đặt ra cho mình mục tiêu nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, giải quyết một số vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa, thỏa thuận phương thức thanh toán trả chậm, trả nhiều lần trong hợp đồng mua bán hàng hóa mặc dù đã giao tài sản cho người mua và biện pháp bảo bảo đảm lưu quyền sở hữu tài sản.

Thứ hai, phân tích các quy định pháp luật liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu

Thứ ba, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thứ tư, đưa ra một số định hướng nhằm chi tiết hơn các quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Bộ luật Dân sự năm 2015 và định hướng mở rộng các quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005.

Câu hỏi nghiên cứu

Bảo lưu quyền sở hữu không phải là một vấn đề mới trong Bộ luật Dân sự năm

2015 Nội dung pháp lý này đã được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng với tư cách là một điều khoản trong hợp đồng mua bán tài sản nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng Tuy nhiên, với tính chất “bảo đảm” nên biện pháp này gần như rất ít được biết đến trong thực tiễn Vì vậy, việc sử dụng điều khoản này để dự phòng cho việc không thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ khá hạn chế trên thực tế.

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bảo lưu quyền sở hữu là một trong số 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 292 và được quy định cụ thể từ Điều 331 đến Điều 334 Bộ luật Dân sự năm 2015. Để đạt được những tiêu chí đó chúng ta phải đặt ra những vấn đề cần giải đáp; với đề tài “Pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa” được tiến hành nghiên cứu để trả lời câu hỏi chính là “Pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa” thì khung pháp luật nước ta về vấn đề trên có những ưu điểm và hạn chế gì?

Từ câu hỏi nghiên cứu tổng quát trên, luận văn có hai câu hỏi nghiên cứu cụ thể, như sau:

Câu hỏi nghiên cứu số 1: Khái niệm bảo lưu quyền sở hữu được xây dựng trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ bản nào?

Các nội dung giải quyết cho câu hỏi 1:

Thứ nhất, có liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và những nhận định của tác giả về bảo lưu quyền sở hữu nói riêng hay không?

Thứ hai, việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán như thế nào?

Trong Bộ luật Dân sự năm 2015, biện pháp “Bảo lưu quyền sở hữu” được quy định tại tiểu mục 5, Mục 3 Chương XV, Phần thứ ba, bao gồm 04 điều (từ điều 331 đến

334) Theo đó bảo lưu tài sản được hiểu là trong hợp đồng mua bán thì bên bán có thể được bảo lưu quyền sở hữu đối với đối tượng của hợp đồng cho đến khi bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán Việc bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán và không chỉ có hiệu lực đối với bên bán, bên mua mà còn phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký Trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản và bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi giá trị hao mòn tài sản do sử dụng Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy có thể hiểu rằng bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự gắn với hợp đồng mua bán hàng hóa, mà cụ thể là hợp đồng mua bán hàng hóa theo hình thức mua chậm, trả dần (dân gian thường gọi là hợp đồng mua bán trả góp) được quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác” Việc quy định biện pháp bảo đảm

“bảo lưu quyền sở hữu” nhằm bảo đảm tính tương thích với hợp đồng mua bán hàng hóa theo hình thức mua chậm, trả dần, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giao dịch mua bán hàng hóa hết sức đa dạng, phong phú và sôi động của các chủ thể trong giai đoạn hiện nay.

Câu hỏi nghiên cứu số 2: Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa?

Các nội dung giải quyết cho câu hỏi 3:

Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa?

Thông qua những đánh giá này, luận văn đã xây dựng được một hệ thống các kiến nghị hoàn thiện quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và mở rộng quy định trong Luật Thương mại năm 2005 về bảo lưu quyền sở hữu Những kiến nghị này có giá trị tham khảo trong việc áp dụng quy định về bảo lưu quyền sở hữu trong thời gian tới và việc sửa đổi quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 trong trong tương lai.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Trong từng chương tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

Phương pháp logic, lịch sử được sử dụng chủ yếu ở chương 1 Trên cơ sở tham khảo những công trình nghiên cứu khoa học trước đó, đề tài hệ thống hóa các lý luận dựa trên các quy định của pháp luật, giáo trình, sách chuyên khảo và bài viết được đăng trên một số báo và tạp chí chuyên ngành Từ đó, người viết làm rõ các khái niệm, cơ sở lý luận và mở rộng hơn các vấn đề liên quan đến pháp luật bảo lưu quyền sở hữu tài sản.

Phương pháp phân tích, được tác giả sử dụng trong toàn bộ 03 chương của luận văn Tại chương 1 tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích những khái niệm, đặc trưng pháp lý của bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa và phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở chương 2 Trong chương 2 khi nghiên cứu về những bất cập của pháp luật hiện hành về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ hơn những vướng mắc này Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về vấn đề này tại chương 3 Trong chương 3, tác giả đã dùng phương pháp phân tích để phân tích để giải thích những cơ sở mà tác giả đưa ra kiến nghị, đồng thời phân tích rõ những đề nghị của tác giả nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu

6 tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để so sánh quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở Bộ luật Dân sự năm 2015 Phương pháp này còn được sử dụng để so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước và điều ước quốc tế về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn, trên cơ sở các tài liệu đã phân tích, so sánh, tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp, khái quát lại những vấn đề đã nêu ra, làm cơ sở đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Phương pháp khảo sát được sử dụng ở chương 2 để khảo sát một số tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa đối với bảo lưu quyền sở hữu để làm căn cứ thuyết phục đưa ra kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về nội dung này của đề tài.

Phương pháp diễn giải, bình luận chủ yếu được sử dụng ở chương 2 và chương

3 Trên cơ sở thực tế áp dụng quy định bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa đã và đang diễn ra thực tế, kết hợp cơ sở lý luận khoa học pháp lý cùng sự dẫn chiếu các quy định của pháp luật liên quan đến đề tài, từ đó đưa ra các bình luận, diễn giải với mục đích đánh giá các quy định của pháp luật có liên quan, đánh giá tình hình chung, nêu lên những thực trạng cũng như kiến nghị một số giải pháp để biện pháp bảo bảo đảm lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện có hiệu quả và đúng pháp luật.

Đóng góp của đề tài

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, làm tài liệu, luận cứ cho việc nghiên cứu và hội thảo khoa học.

Nghiên cứu này giúp rà soát và đánh giá các quy định còn thiếu sót của pháp luật Việt Nam về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa Đồng thời, việc chỉ ra những bất cập trong thực tiễn làm cơ sở để tác giả đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Mặc dù, thỏa thuận phương thức thanh toán trả chậm, trả nhiều lần mặc dù bên bán đã giao hàng cho bên mua trong hợp đồng mua bán đã diễn ra từ rất lâu trên thực tế Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chế định bảo lưu quyền sở hữu tài sản mới được cụ thể hóa thành một biện pháp bảo đảm Theo sự tìm hiểu của người viết thì

“bảo lưu quyền sở hữu” đã được đề cập qua những bài viết được đăng trên nhiều tạp chí, bài báo khoa học cũng như các công trình nghiên cứu khoa học khác Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu như sau:

- Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (2015), “Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, nhà xuất bản Dân trí Đây là cuốn sách nghiên cứu tổng thể các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và một số quy định trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi Trong đó, bảo lưu quyền sở hữu đối với vật bán được đề cập như sau 1 : (i) Bảo lưu quyền sở hữu đối với vật bán được đặt ra trong các hợp đồng mua bán mà bên mua trả chậm, trả dần tiền mua tài sản; (ii) quyền của bên bán là quyền kiểm soát lưu thông tài sản và là quyền pháp định và chỉ được giải trừ khi có sự thỏa thuận khác giữa các bên; (iii) Thực tiễn đời sống cho thấy, việc bảo lưu quyền sở hữu đối với vật bán chỉ có ý nghĩa là một biện pháp bảo đảm cho việc trả tiền mua trong các giao dịch mua trả chậm, trả dần những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.

- Nguyễn Minh Tuấn (2016), “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015”, nhà xuất bản Tư pháp Cuốn sách này đưa ra những phân tích, bình luận tổng thể các quy định trong Bộ luật Dân sự năm

2015 Trong đó, liên quan đến vấn đề bảo lưu quyền sở hữu, cuốn sách này khẳng định 2 : “Xét về bản chất, bảo lưu quyền sở hữu là việc ghi nhận quyền sở hữu cho chủ thể bán mặc dù tài sản đã được đưa vào giao dịch, thậm chí đã giao toàn bộ cho bên mua”.

1 Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (2015), “Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, nhà xuất bản Dân trí, trang 9-11.

2 Nguyễn Minh Tuấn (2016), “Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

- Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Huệ (2017), “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nhà xuất bản Công an nhân dân Đây là công trình khoa học đồ sộ, trong đó đưa ra những bình luận, đánh giá về tất cả các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 Về bảo lưu quyền sở hữu, cuốn sách chỉ điểm qua những nét khái quát nhất dựa theo những điều luật cụ thể, trong đó khẳng định rằng 3 : (i) để bảo vệ quyền lợi của bên bán, các bên cần phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán hoặc xác lập hợp đồng riêng về bảo lưu quyền sở hữu và đăng ký biện pháp bảo lưu quyền sở hữu; (ii) mua trả chậm, trả dần chỉ khả dụng với vật không tiêu hao.

- Bài viết “Lập pháp, nhìn từ quy định bảo lưu quyền sở hữu tài sản” của tác giả Bùi Đức Giang 4 Trong bài viết này, tác giả cho rằng, quy định về bảo lưu quyền sở hữu là quy định nữa vời, không thể xác định rõ ràng các bên trong quan hệ bảo đảm cũng như nghĩa vụ được bảo đảm Tác giả cũng cho rằng, quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã vô tình tước đi quyền hưởng biện pháp bảo đảm của bên bán thông qua việc đặt nghĩa vụ cho bên bán phải hoàn trả bên mua số tiền đã nhận thanh toán từ bên này Đặc biệt tác giả cho rằng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu như được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 không phản ánh được bản chất của một biện pháp bảo đảm

- Bài viết “Bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản với các thỏa thuận đặc biệt” của tác giả Đoàn Thị Phương Diệp 5 Mặc dù bài viết này được tác giả viết trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành nhưng căn cứ vào Điều 461 Bộ luật Dân sự năm 2005 về mua trả chậm, trả dần và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; tác giả đã nêu lên bản chất pháp lý của thỏa thuận điều khoản trả chậm, trả dần là một biện pháp bảo đảm trong hợp đồng mua bán tài sản.

- Bài viết “Cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự năm 2015” của tác giả Đoàn Thị Phương Diệp đăng tại Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp ngày 22/02/2017 6 Theo bài viết này, tác giả đã phân tích một số điểm mới về bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Bài viết “Tài sản có bảo lưu quyền sở hữu: ngân hàng có được nhận thế chấp không?” của các tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào và Nguyễn Đức Tỉnh đăng tại Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, ngày 16/09/2020 7 Bài viết đã nêu lên một số quan điểm trái chiều về việc “Ngân hàng có quyền nhận thế chấp đối với tài sản bảo lưu quyền sở hữu” (quan điểm thứ nhất) hay “Ngân hàng không có quyền nhận thế chấp đối với tài sản bảo lưu quyền sở hữu” (quan điểm thứ hai) Tại đây, các tác giả cũng phân tích, đưa ra những lập luận theo hướng đồng ý với quan điểm thứ hai.

Từ bài viết của các tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào và Nguyễn Đức Tỉnh nêu ở

3 Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Huệ (2017), “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nhà xuất bản Công an nhân dân, trang 105-107.

4 Bùi Đức Giang (2016), “Lập pháp, nhìn từ quy định bảo lưu quyền sở hữu tài sản”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, xem tại [http://www.thesaigontimes.vn/153622/Lap-phap-nhin-tu-quy-dinh-bao-luu-quyen-so-huu-tai-san.html], (ngày truy cập 05/2/2022).

5 Đoàn Thị Phương Diệp (2014), “Bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản với các thỏa thuận đặc biệt”,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02+03 (258+259), tháng 2/2014, trang 69-73.

6 Đoàn Thị Phương Diệp (2017), “Cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ Luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17(345)-tháng 9/2017.

7 Nguyễn Ngọc Anh Đào và Nguyễn Đức Tỉnh (2020), “Tài sản có bảo lưu quyền sở hữu: Ngân hàng có được nhận thế chấp không?”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, xem tại [https://tapchitoaan.vn/ngan-hang-co-duoc- nhan- the-chap-doi-voi-tai-san-co-bao-luu-quyen-so-huu-khong], (ngày truy cập: 16/09/2020). trên, có một số độc giả có ý kiến trái chiều Theo đó, tác giả Phạm Thị Thúy có bài viết

“Trao đổi về vấn đề Ngân hàng nhận thế chấp đối với tài sản có bảo lưu quyền sở hữu” đăng tại Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, ngày 26/09/2020 8 Tại đây, tác giả Phạm Thị Thúy đồng tình với quan điểm của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào và Nguyễn Đức Tỉnh và trao đổi thêm một số nội dung với độc giả.

Bố cục của đề tài

Đề tài “Pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa” được thực hiện gồm ba phần gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận Ở phần nội dung, luận văn cấu trúc gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hợp đồng mua bán hàng hóa và bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam; Chương 2: Quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa; Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng hóa thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ tài sản Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp và có hiệu quả trong việc bảo đảm sự vận động của hàng hoá - tiền tệ Ngày nay, phần lớn các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng hợp đồng Vai trò và vị trí của chế định hợp đồng ngày càng được khẳng định trong mọi hệ thống pháp luật Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, pháp luật về hợp đồng giữ vị trí vô cùng quan trọng Vai trò trung tâm của hợp đồng trong hệ thống kinh tế và pháp luật không phải là ngẫu nhiên, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, nơi mà mọi hàng hoá, dịch vụ phải được tự do lưu thông trên thị trường thì vai trò của hợp đồng ngày càng được thể hiện rõ hơn, bởi lẽ trong các quan hệ hợp đồng thì ý chí của các bên mang tính quyết định.

1.1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những loại hợp đồng dân sự thông dụng nhất trong lĩnh vực thương mại và dân sự Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận Hợp đồng mua bán hàng hoá có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán Luật Thương mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa song có thể xác định bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản Từ đó cho thấy hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản 9 Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về

“Hợp đồng mua bán tài sản”, theo đó: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

1.1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

Như đã nói ở trên, hợp đồng mua bán hàng hoá là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản, nên nó có những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản như:

+ Là hợp đồng ưng thuận: hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.

+ Có tính đền bù: bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.

+ Là hợp đồng song vụ: mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán.

Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hoá có những đặc điểm riêng nhất định, xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa:

+ Thứ nhất, về chủ thể hợp đồng: hợp đồng mua bán hàng hoá được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Thương nhân là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) Tuy nhiên, có một số trường hợp, hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết đòi hỏi cả hai bên chủ thể của hợp đồng phải là thương nhân như các tổ chức, cá nhân Theo khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại năm 2005, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật Thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật Thương mại 10

+ Thứ hai, về hình thức: Điều 24 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá” trong đó:

+ 1 Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

+ Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”

Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản.

Ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

+ Thứ ba, về đối tượng: hợp đồng mua bán hàng hoá có đối tượng là hàng hóa.

Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa: “Hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai.”

Như vậy, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.

Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc tế (như Hiệp định GATT, Hiệp định thành lập khối thị trường chung châu Âu, Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa, …), hàng hóa là đối tượng của mua bán thương mại được hiểu bao gồm những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản là: (i) Có thể đưa vào lưu thông và (ii) Có tính chất thương mại Công ước Viên năm 1980 chỉ loại trừ (không áp dụng) đối với việc mua bán một số loại hàng hóa như chứng khoán, giấy bảo đảm chứng từ và tiền lưu thông, điện năng, phương tiện vận tải đường thủy, đường không, phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu… Theo pháp luật Hoa Kỳ, hàng hóa bao gồm mọi thứ có thể dịch chuyển được (quyền sở hữu) vào thời gian xác định theo hợp đồng mua bán hàng hoá, hàng hóa có thể là hàng hóa đã có ở hiện tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai (future good) 11

Khái quát về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa

1.2.1 Khái niệm quyền sở hữu

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.

13 Điều 4 Luật Thương mại năm 2005.

Thứ nhất, về quyền chiếm hữu thì Điều 179 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1 Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản; 2 Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu không phải là chủ sở hữu Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này”.

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ghi nhận và tách quyền chiếm hữu thành một điều luật độc lập, thể hiện cách tiếp cận mới và đặc biệt tiến bộ của các nhà làm luật Theo đó, chế định chiếm hữu được xem là một chế định độc lập so với chế định sở hữu Việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản là sự chiếm hữu tài sản thực tế kết hợp với ý chí của người chiếm hữu.

Thứ hai, về quyền sử dụng Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”. Đối với quyền sử dụng của chủ sở hữu, chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Đồng thời, người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, về quyền định đoạt Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản” Pháp luật quy định cho cá nhân là chủ sở hữu hoặc không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt về tài sản, tuy nhiên để có quyền định đoạt thì phải đáp ứng những điều kiện nhất định về năng lực hành vi và các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định: (1) về năng lực hành vi, việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật; (2) về trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về định đoạt tài sản: trong trường hợp pháp luật có quy định về trình tự, thủ tục định đoạt thì cần phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục đó.

Về chủ thể có quyền định đoạt, Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định chủ thể có quyền định đoạt là chủ sở hữu và người không phải chủ sở hữu.

Một là, tại Điều 194 có quy định về quyền định đoạt đối với chủ sở hữu như sau: “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu huỷ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”.

Hai là, quyền định đoạt đối với người không phải chủ sở hữu được quy định tại Điều 195: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật”.

Bên cạnh đó thì Bộ luật Dân sự cũng quy định những hạn chế cơ bản của quyền định đoạt, điều đó được thể hiện cụ thể tại Điều 196 Bộ luật Dân sự năm 2015: “1.

Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định; 2 Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua; Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó”.

Quyền định đoạt có vai trò rất quan trọng đối với chủ sở hữu, nên pháp luật quy định như vậy là hợp lý để bảo vệ những quyền vốn có của chủ sở hữu.

Tóm lại, chế định quyền sở hữu được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 là sự kế thừa chế định tài sản trong các Bộ luật Dân sự trước đó, đồng thời cũng đã sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề quan trọng thể hiện sự phát triển của chế định này trong lịch sử xây dựng pháp luật về dân sự và “Quyền sở hữu là quyền dân sự, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”.

1.2.2 Khái niệm, đặc điểm pháp lý của bảo lưu quyền sở hữu

1.2.2.1 Khái niệm bảo lưu quyền sở hữu

Hiện nay, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu Một số công trình nghiên cứu như tác giả đã đề cập trong phần tình hình nghiên cứu cũng chỉ đưa ra một vài nhận xét về bảo lưu quyền sở hữu chứ chưa có công trình nào xây dựng khái niệm về bảo lưu quyền sở hữu Trong đó, mỗi công trình đều thể hiện sự nhìn nhận khác nhau về bảo lưu quyền sở hữu Theo đó, bảo lưu quyền sở hữu chỉ là điều khoản trì hoãn việc chuyển quyền sở hữu cho đến khi bên mua thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản 14 Hay bảo lưu quyền sở hữu đối với vật bán chỉ có ý nghĩa là một biện pháp bảo đảm cho việc trả tiền mua trong các giao dịch mua trả chậm, trả dần những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu 15 Đặc biệt có quan điểm lại không thừa nhận bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm khi cho rằng “biện pháp bảo lưu quyền sở hữu như được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 không phản ánh được bản chất của một biện pháp bảo đảm” 16 Như vậy, mặc dù còn tồn tại nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau về bảo lưu quyền sở hữu Nhưng dưới góc độ pháp lý, bảo lưu quyền sở hữu đã được ghi nhận là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, mục đích của bảo lưu quyền sở hữu là cho phép bên bán được tạm hoãn việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho đến khi nào bên mua thanh toán hết tiền mua theo thời hạn đã thỏa thuận Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mục đích này chỉ thực sự có tính thực tiễn nếu tài sản mua bán là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu Bởi vì, khi bên mua không trả hết tiền theo thời hạn đã thỏa

14 Nguyễn Mạnh Bách (1997), Luật dân sự Việt Nam lược giải - Các hợp đồng dân sự thông dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 32.

15 Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (2015), Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Nxb Dân trí,

16 Bùi Đức Giang (2016), “Lập pháp, nhìn từ quy định của bảo lưu quyền sở hữu tài sản”, Thời báo Kinh tế Sài gòn online, xem tại [http://www.thesaigontimes.vn/153622/Lap-phap-nhin-tu-quy-dinh-bao-luu-quyen-so-huu- tai-san.html], (ngày truy cập 05/2/2022).

Đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu theo pháp luật việt nam

Đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu là tài sản (động sản, bất động sản) Khi nào mà quyền sở hữu đối với tài sản vẫn thuộc về bên bán thì họ vẫn có toàn quyền quyết định đối với tài sản Cái mà bên mua hướng đến cũng chính là quyền sở hữu tài sản một cách hợp pháp. Đúng như tên gọi của biện pháp, sau khi tài sản được giao cho người mua (mua trả góp, mua trả chậm, trả dần…), cho đến khi người bán nhận đủ tiền thanh toán thì quyền sở hữu đối với tài sản vẫn thuộc về người bán Bên mua có quyền chiếm hữu, quyền đưa tài sản vào khai thác công dụng Quyền sở hữu chỉ được chuyển giao cho người mua sau khi thanh toán xong tiền.

Tài sản trong các hợp đồng mua bán có áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thông thường là những tài sản có giá trị lớn và có đăng ký quyền sở hữu, như ô tô, xe máy, nhà ở, quyền sử dụng đất…Dưới góc độ pháp lý, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu cũng chính là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản nên các điều kiện đối với tài sản mua bán cũng chính là các điều kiện được áp dụng đối với tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu Cụ thể như sau:

Thứ nhất, phải là tài sản được phép giao dịch Để có thể trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán nói chung, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng, tài sản phải thuộc loại được phép lưu thông Tài sản đó có thể là tài sản tự do hoặc hạn chế lưu thông, thậm chí lưu thông theo những điều kiện khắt khe nhưng không thuộc trường hợp bị cấm lưu thông.

Hiện nay, quy định về đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản còn gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học pháp lý Tại khoản 1 Điều 431 Bộ luật Dân sự năm 2015 về đối tượng của hợp đồng mua bán có quy định: “ … Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó” Quy định này dẫn đến hai cách hiểu khác nhau về đối tượng của hợp đồng mua bán nói chung, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng.

Cách hiểu thứ nhất cho rằng, quy định tại khoản 1 Điều 431 Bộ luật Dân sự năm

2015 phải được hiểu theo hướng khi đã có văn bản luật quy định danh mục các tài sản cấm hoặc hạn chế chuyển nhượng thì khi các bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng các loại tài sản đó phải tuân theo quy định của văn bản luật đã quy định danh mục này Tức là các bên không thể xác lập hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đối với các tài sản đã bị cấm giao dịch nếu việc xác lập giao dịch phù hợp với quy định đó Tức là theo cách hiểu này, có thể tài sản nhất định thuộc loại cấm giao dịch theo một văn bản luật cụ thể, nhưng trong trường hợp đặc biệt theo một văn bản luật khác, tài sản đó vẫn có thể được đưa vào chuyển nhượng.

Tác giả cho rằng cách hiểu thứ nhất là phù hợp với lý luận, bởi vì mỗi loại tài sản được tạo ra đều có những lợi ích nhất định Bên cạnh những lợi ích mà tài sản mang lại, việc cho phép lưu thông, khai thác, sử dụng tài sản trên thực tế cũng có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, an ninh quốc phòng hoặc nền kinh tế quốc dân Do đó, việc đưa ra quy định về các loại tài sản cấm giao dịch là cần thiết để nhà nước có thể kiểm soát các hoạt động có liên quan đến loại giao dịch đó Về lý luận, việc nhà nước đã đưa ra quy định về tài sản cấm chuyển nhượng rồi lại ban hành một quy định khác cho phép chuyển nhượng loại tài sản đó là không thực tế. Thậm chí, nếu thực tế tồn tại những quy định mâu thuẫn như vậy thì quy định đó sẽ khó có thể được thi hành và sớm muộn cũng sẽ phải sửa đổi cho phù hợp Cho dù quy định của luật còn gây ra nhiều tranh cãi, nhưng trên thực tế, việc thi hành một quy định phải bảo đảm sự phù hợp với các quy định khác và phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Với những phân tích này, tác giả cho rằng tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán nói chung, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng phải là tài sản được phép giao dịch.

Thứ hai, tài sản phải thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

Bản chất của hợp đồng mua bán tài sản là việc bên bán chuyển quyền sở hữu cho bên mua Việc chuyển quyền sở hữu này chính là việc bên bán thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình Quyền định đoạt là một trong ba quyền năng thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm

2015, nên về nguyên tắc chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản Do đó, tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán nói chung, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng phải thuộc sở hữu của bên bán.

Thứ ba, tài sản phải được xác định cụ thể

Trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu, tài sản phải được xác định cụ thể về số lượng, chất lượng, chủng loại, mô tả chi tiết đặc điểm hình dáng, màu sắc,… của tài sản Đây là việc cần thiết, bởi nó là yếu tố quyết định xem quan hệ hợp đồng có được xác lập hay không Đồng thời, việc xác định cụ thể tài sản mua bán sẽ ảnh hưởng đến việc xác định bên bán có thực hiện nghĩa vụ giao tài sản đúng theo thỏa thuận hay không Trong bảo lưu quyền sở hữu, việc xác định cụ thể về tài sản bảo lưu sẽ giúp cho bên bán có thể thực hiện quyền đòi lại tài sản một cách dễ dàng hơn trong trường hợp bên mua không thanh toán hết tiền mua tài sản.

Thứ tư, không phải là tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu

Tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu thì không thể xác định được tài sản đó có thuộc sở hữu của bên bán hay không Nếu một bên cố tình bán tài sản khi chưa xác định được quyền sở hữu tài sản thuộc về mình hay thuộc về bên kia tranh chấp thì khó có thể bảo đảm được quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán 22 Hợp đồng được xác lập trong trường hợp này sẽ vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự đó là nguyên tắc trung thực Đồng thời, điều này có thể khiến cho bên mua trở thành bên bị lừa dối trong hợp đồng mua bán Tất cả những sự vi phạm này đều có thể dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng Việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng có thể khiến cho không chỉ quyền và lợi ích của các bên bị ảnh hưởng mà nhà nước cũng phải bỏ ra các chi phí để giải quyết các yêu cầu của mỗi bên Do đó, để ngăn chặn những hậu quả này, việc cấm mua bán tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu là một quy định phù hợp cả về lý luận và thực tiễn.

Thứ năm, không phải là tài sản đang bị kê biên để chờ thi hành án hoặc để thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đối với trường hợp kê biên tài sản để thi hành án thì mục đích là nhằm bảo đảm quyền lợi ích người phải thi hành án Đối với tài sản thuộc diện chờ thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chờ thực hiện quyết định thu hồi giải phóng mặt bằng) thì mục đích thường là hướng tới các lợi ích quốc gia hoặc lợi ích công cộng. Việc bán tài sản đang bị kê biên sẽ dẫn tới mục đích của việc kê biên không đạt được khiến cho quyền lợi của chủ thể hoặc quyền và lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng bị ảnh hưởng Do đó, việc cấm mua bán tài sản đang bị kê biên là quy định phù hợp cả về lý luận và thực tiễn.

Thứ sáu, không phải là đối tượng của các biện pháp bảo đảm khác

Tài sản là đối tượng của các biện pháp bảo đảm (như cầm cố, thế chấp) thì bên bảo đảm không được bán tài sản bảo đảm đó, trừ trường hợp được bên nhận bảo đảm đồng ý hoặc luật có quy định khác 23 Như vậy, một tài sản đang là đối tượng của biện pháp bảo đảm (cầm cố, thế chấp) chỉ có thể trở thành đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu nếu như bên nhận bảo đảm trước đó đã đồng ý hoặc luật có quy định cho phép chủ sở hữu được bán tài sản bảo đảm.

Ngoài những điều kiện chung của tài sản mua bán như đã phân tích ở trên, tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu phải thỏa mãn điều kiện riêng: Nếu tài sản mua bán là vật thì phải là vật không tiêu hao mới có thể xác lập bảo lưu quyền sở hữu Bởi vì vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu 24 Khi bên mua đã sử dụng tài sản thì tài sản sẽ không còn tồn tại hoặc không còn nguyên vẹn như ban đầu Do đó, nếu xác lập bảo lưu quyền sở hữu đối với vật tiêu hao mà bên mua không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả tiền mua tài sản nhưng đã sử dụng tài sản là vật tiêu hao thì quyền lợi của bên bán sẽ không được bảo đảm Tức là quyền yêu cầu hoàn trả tài sản mua bán sẽ không được thực hiện trên thực tế Điều đó cho thấy, việc bảo lưu quyền sở hữu không thể xác lập đối với đối tượng là vật tiêu hao. Đồng thời, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu có những đặc trưng cơ bản sau:

Một là, tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu không thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

Mặc dù trong Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể về tư cách của các bên trong quan hệ bảo đảm bằng bảo lưu quyền sở hữu (Bộ luật Dân sự vẫn sử dụng các cụm từ bên mua và bên bán để chỉ các bên trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu) Song, là một biện pháp bảo đảm, bảo lưu quyền sở hữu cũng bao gồm hai bên là bên nhận bảo đảm (bên bán) và bên bảo đảm (bên mua) Thông thường, khi biện pháp bảo đảm bằng tài sản được xác lập, bên bảo đảm sẽ chuyển giao tài sản (hoặc giấy tờ liên quan đến tài sản) của mình cho bên nhận bảo đảm Tức là tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm Nếu theo nguyên lý này, tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên mua (bên bảo đảm) thì mới phù hợp Tuy nhiên, tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu không thuộc sở hữu của bên bảo đảm (bên mua) mà lại thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm (bên bán) Điều này đã được khẳng định tại khoản 1 Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 25 Đặc điểm này thể hiện sự khác biệt cơ bản của bảo lưu quyền sở hữu so với các biện pháp bảo đảm khác.

Hai là, thường là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu

Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định cụ thể về đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu là tài sản phải đăng ký hay không phải đăng ký quyền sở hữu Tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng mua bán tài sản, bên bán thường chỉ chấp nhận cho bên mua được trả chậm, trả dần và bảo lưu quyền sở hữu đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu Bởi vì nếu tài sản này thuộc loại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán thường gặp nhiều bất lợi ở chỗ khi hết thời hạn bảo lưu, nếu bên mua không thanh toán được tiền mua tài sản đồng thời có hành vi tẩu tán tài sản thì việc đòi lại tài sản của bên bán hầu như không thể thực hiện được Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, bên bán hoàn toàn có quyền quyết định phương thức mua bán làm phát sinh bảo lưu quyền sở hữu đối với loại tài sản nào là phù hợp nhất.

Căn cứ phát sinh (xác lập) biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm được xác lập trên cơ sở thoả thuận của các bên khi giao kết hợp đồng mua bán Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiếp cận theo nguyên lý này khi quy định căn cứ phát sinh (xác lập) biện pháp bảo lưu quyền sở hữu giữa hai bên (bên bán và bên mua) là hợp đồng mua bán hàng hóa Tuy nhiên, về loại hình hợp đồng mua bán, quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 lại có sự chưa thống nhất Cụ thể, theo quy định của khoản 1 Điều 453, bảo lưu quyền sở hữu là nội dung (điều khoản) mà các bên có thể thoả thuận khi giao kết hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần Tuy nhiên, tại Điều 331 quy định biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm trong hợp đồng mua bán Điều này dẫn đến trên thực tế có cách hiểu cho rằng,

“bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự gắn với hợp đồng mua bán tài sản, mà cụ thể là hợp đồng mua bán tài sản theo hình thức mua chậm, trả dần được quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015”.

Về lý thuyết, khái niệm hợp đồng mua bán đương nhiên có ngoại diên rộng hơn khái niệm hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần Trả chậm hoặc trả dần chỉ là phương thức thanh toán khoản tiền đã mua tài sản Trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận, phương thức thanh toán này có thể được các bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán nói chung hoặc hợp đồng mua trả chậm, trả dần nói riêng và thoả thuận này có thể đi kèm hoặc không đi kèm thoả thuận về bảo lưu quyền sở hữu Trên nguyên tắc này, căn cứ Điều 331 Bộ luật Dân sự năm 2015, cần phải hiểu bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm được xác lập trên cơ sở thoả thuận của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung (hoặc bằng văn bản riêng), trong đó bao gồm cả hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần.

Mặc dù bảo lưu quyền sở hữu phát sinh từ thoả thuận của các bên trên nền tảng của lý thuyết về tự do hợp đồng nhưng điều này không đồng nghĩa, bảo lưu quyền sở hữu là hợp đồng mua bán tài sản Tuy nhiên, cách thiết kế các điều luật của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo lưu quyền sở hữu đã dẫn đến cách hiểu đồng nhất này Cụ thể, về kĩ thuật lập pháp, việc Bộ luật Dân sự năm 2015 vừa quy định bảo lưu quyền sở hữu ở Mục “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” với tư cách là biện pháp bảo đảm, đồng thời,trong phần nội dung quy định về hợp đồng mua bán tài sản, bảo lưu quyền sở hữu vẫn được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định dưới góc độ đó là điều khoản của hợp đồng mua trả chậm, trả dần giống cách tiếp cận của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã dẫn đến lúng túng trong việc nhận diện bảo lưu quyền sở hữu với tư cách là biện pháp bảo đảm với hợp đồng mua trả chậm, trả dần có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu.

Thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu

2.3.1 Các điều kiện có hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu

Theo quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Dân sự năm 2015, bảo lưu quyền sở 38 hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng mua bán theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán Do đó, xét về bản chất, thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu chính là một loại giao dịch dân sự (một loại hợp đồng).

Bộ luật Dân sự không có quy định riêng về về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung, hợp đồng bảo đảm nói riêng Do đó, để xác định các điều kiện có hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu, cần phải căn cứ vào quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 Theo đó, bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực khi có đầy đủ bốn điều kiện sau:

Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của các bên trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu phải phù hợp với hợp đồng mua bán tài sản Theo đó, nếu các bên chủ thể không đủ điều kiện về năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng mua bán tài sản thì cũng không đủ điều kiện về năng lực chủ thể để thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu Bởi vì, bảo lưu quyền sở hữu gắn liền với hợp đồng mua bán tài sản, và mục đích của bảo lưu quyền sở hữu là bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản Hơn nữa, chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản cũng chính là chủ thể của bảo lưu quyền sở hữu.

Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện Sự tự nguyện khi giao kết giao dịch dân sự thể hiện ở chỗ khi giao kết giao dịch, phải có sự thống nhất giữa ý chí và sự bày tỏ ý chí của các bên Nghĩa là khi các bên phải có mong muốn và bày tỏ được mong muốn về bảo lưu quyền sở hữu ra bên ngoài Sự tự nguyện của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu cũng hoàn toàn là sự tự nguyện của các bên khi giao kết hợp đồng mua bán tài sản Theo đó, khi giao kết hợp đồng mua bán, một bên sẽ không được coi là tự nguyện nếu thuộc một trong các trường hợp như: có sự giả tạo trong giao kết; bị nhầm lẫn; bị lừa dối; bị đe dọa hoặc cưỡng ép; không nhận thức và làm chủ được hành vi tại thời điểm xác lập giao dịch.

Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015,

“Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”, còn “Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” Trong trường hợp hợp đồng mua bán được xác lập mà vi phạm một trong hai yếu tố hoặc là vi phạm điều cấm của luật, hoặc là trái đạo đức xã hội thì hợp đồng mua bán đương nhiên vô hiệu mà không cần yêu cầu của bất cứ chủ thể nào Khi đó, bảo lưu quyền sở hữu cũng sẽ vô hiệu theo.

2.3.2 Thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu

Trong Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm phát sinh hiệu lực của biện pháp bảo đảm nói chung, thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng không39

4 0 được quy định cụ thể Tuy nhiên, như những phân tích đã chỉ ra, bảo lưu quyền sở hữu được xác lập theo thỏa thuận, nên giao dịch về bảo lưu quyền sở hữu chính là một loại hợp đồng bảo đảm cụ thể Do vậy, thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu được xác định theo thời điểm phát sinh của hợp đồng nói chung.

Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác” Theo quy định này, hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực tại một trong ba thời điểm khác nhau, nên cần phải xác định thứ tự ưu tiên của các thời điểm này Căn cứ quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung, và các quy định liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu nói riêng có thể thấy, Bộ luật Dân sự năm

2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan không có quy định riêng về thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu Do đó, thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu chỉ có thể là thời điểm các bên thỏa thuận hoặc thời điểm giao kết.

* Về thời điểm do các bên thỏa thuận

Dưới góc độ lý luận, luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân theo phương pháp đặc thù Đó là ghi nhận cho các chủ thể được tự do trong việc cam kết, thỏa thuận về tất cả các nội dung liên quan đến quan hệ mà mình tham gia (trong đó bao gồm cả quyền tự do trong việc xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của quan hệ) Hơn nữa, một trong những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đó là “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” 26 Do đó, thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên Theo đó, nếu trong văn bản về bảo lưu quyền sở hữu, các bên có thỏa thuận xác định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu thì thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu là thời điểm các bên đã xác định Tuy nhiên, các bên không thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu là thời điểm trước khi các bên giao kết hợp đồng mua bán tài sản cũng như trước khi các bên giao kết hợp đồng về bảo lưu quyền sở hữu Bởi vì, về lý luận thì một hợp đồng chưa được giao kết thì không thể có hiệu lực pháp luật và các bên không buộc phải thi hành Hơn nữa, mục đích của bảo lưu quyền sở hữu là bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản của bên mua đối với bên bán, nên nếu hợp đồng mua bán tài sản chưa phát sinh hiệu lực, đồng nghĩa với việc nghĩa vụ thanh toán chưa phát sinh, khi đó việc tồn tại của bảo lưu quyền sở hữu là không có ý nghĩa.

Trên thực tế, các bên có thể thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu theo hai cách:

Thỏa thuận trực tiếp: Đây là trường hợp các bên xác lập văn bản riêng về bảo lưu quyền sở hữu hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán tài sản Theo đó, trong văn bản thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu, nếu các bên thiết lập một điều khoản cụ thể về

26 Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015. thời điểm có hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu thì thời điểm có hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu sẽ được xác định theo thỏa thuận của các bên Nếu các bên không xác định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu trong văn bản này thì thời điểm có hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu sẽ là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản Với cách thỏa thuận trực tiếp này, thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu có thể trùng hoặc không trùng với thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng mua bán.

Thỏa thuận gián tiếp: Đây là trường hợp các bên không thiết lập văn bản riêng về bảo lưu quyền sở hữu mà các bên lựa chọn cách ghi nội dung bảo lưu quyền sở hữu vào hợp đồng mua bán tài sản Lúc này, bảo lưu quyền sở hữu chính là một hoặc một số điều khoản của hợp đồng mua bán Trong trường hợp này, các bên không cần thỏa thuận cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu mà chỉ cần thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng mua bán Đương nhiên, bảo lưu quyền sở hữu với tư cách là một điều khoản của hợp đồng mua bán cũng sẽ phát sinh hiệu lực tại thời điểm các bên thỏa thuận Với cách thỏa thuận này, thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu hoàn toàn trùng với thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng mua bán tài sản.

* Về thời điểm giao kết

Như đã phân tích ở phần trên, trước hết thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu phải xác định theo thỏa thuận của các bên Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu mới xác định theo thời điểm giao kết hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu Theo quy định tại khoản

Hình thức của bảo lưu quyền sở hữu theo pháp luật việt nam

Hình thức của giao dịch dân sự nói chung, các giao dịch dân sự cụ thể nói riêng(ví dụ như giao dịch bảo đảm, hợp đồng, …) được quy định thống nhất tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015, và giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức được quy định thống nhất tại Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 Sự thống nhất này bảo đảm cho các bên có thể áp dụng pháp luật một cách dễ dàng, cụ thể hơn, đồng thời các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có thể có căn cứ thống nhất giải quyết các tranh chấp về hình thức của giao dịch dân sự.

Về nguyên tắc, biện pháp bảo đảm cũng là một trong các loại giao dịch dân sự nên cũng tuân theo quy định tại Điều 119 và 129 về hình thức của giao dịch cũng như sự vô hiệu do vi phạm về hình thức của giao dịch dân sự Tuy nhiên, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là một trong hai biện pháp bảo đảm đặc biệt mà Bộ luật Dân sự có quy định riêng về hình thức xác lập Theo đó, tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Dân sự năm

2015 quy định: “Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng mua bán”.

Sở dĩ Bộ luật Dân sự quy định bảo lưu quyền sở hữu phải xác lập bằng văn bản bởi vì bảo lưu quyền sở hữu là một trường hợp đặc biệt của hợp đồng mua bán Sự đặc biệt này thể hiện ở chỗ thời điểm chuyển quyền sở hữu không phải là thời điểm chuyển giao tài sản hay thời điểm đăng ký mà lại là thời điểm bên mua trả hết tiền mua tài sản. Theo quy định thì bảo lưu quyền sở hữu phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán Nếu các bên có thỏa thuận về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thì bên bán có thể yêu cầu bên mua trả lại tài sản nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán Tức là khi đó, quyền sở hữu đối với tài sản mua bán không thuộc sở hữu của bên mua Nếu các bên không thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu và bên mua không thanh toán tiền đúng hạn thì quyền sở hữu tài sản có thể đã thuộc về bên mua, và bên bán sẽ không được quyền đòi lại tài sản mà chỉ có thể yêu cầu phải thanh toán tiền mua tài sản Thậm chí, nếu các bên thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu nhưng không xác lập bằng văn bản thì khi tranh chấp xảy ra, bên bán cũng khó có thể chứng minh sự thỏa thuận đó là có thực Chính điều này có thể dẫn đến trong việc đánh giá giá trị của sự thỏa thuận của Tòa án (nếu không quy định bắt buộc thì có trường hợp sẽ chấp nhận thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu, có trường hợp sẽ không chấp nhận thỏa thuận đó). Việc giải quyết tranh chấp mà không có căn cứ có thể dẫn đến sự tùy tiện trong đánh giá sự việc, dẫn đến ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên Do đó, trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì bằng chứng để chứng minh các bên đã thỏa thuận về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu chính là văn bản thể hiện sự thỏa thuận đó.

Trên thực tế, có ý kiến cho rằng việc quy định bắt buộc hình thức xác lập bảo lưu quyền sở hữu bằng văn bản là sự vi phạm nguyên tắc tự do đã được quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 Theo đó đã vô tình tước đi quyền tự do trong việc lựa chọn hình thức của các bên Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc quy định hình thức của bảo lưu quyền sở hữu phải bằng văn bản không vi phạm nguyên tắc tự do, và cũng không tước đi quyền tự do của các bên khi xác lập bảo lưu quyền sở hữu Bởi vì, bất cứ sự tự do nào cũng có giới hạn nhất định và phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật Hơn nữa, khi giao kết hợp đồng mua bán tài sản, các bên được tự do trong việc thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng, trong đó có cả tự do trong việc lựa chọn phương thức thanh toán cũng như biện pháp bảo lưu quyền sở hữu Đặc biệt, khi các bên giao kết hợp

5 0 đồng, các bên hoàn toàn có quyền tìm hiểu các quy định pháp luật áp dụng với từng sự lựa chọn, nên các bên hoàn toàn có quyền lựa chọn hay không lựa chọn áp dụng quy định đó Khi các bên lựa chọn biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, các bên có thể đã biết được quy định về hình thức của sự thỏa thuận phải bằng văn bản, nhưng các bên vẫn chấp nhận quy định đó Do đó, việc lựa chọn hay không lựa chọn biện pháp bảo lưu quyền sở hữu cũng chính là quyền tự do của các bên.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Dân sự năm 2015, các bên có thể thỏa thuận xác lập văn bản riêng về bảo lưu quyền sở hữu (giao dịch về bảo lưu quyền sở hữu là giao dịch độc lập với hợp đồng mua bán), hoặc ghi vào trong hợp đồng mua bán (bảo lưu quyền sở hữu là một hoặc một số điều khoản của hợp đồng mua bán). Theo những nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng việc thiết lập một văn bản riêng hay một điều khoản về bảo lưu quyền sở hữu không làm thay đổi bản chất và giá trị của bảo lưu quyền sở hữu Đặc biệt là hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu trong hai trường hợp này cũng sẽ không có sự khác biệt và vẫn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng mua bán Nếu hợp đồng mua bán bị tuyên vô hiệu thì dù bảo lưu quyền sở hữu được xác lập văn bản riêng hay là một điều khoản trong hợp đồng mua bán thì cũng đều không có giá trị Bởi vì, bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên mua đối với bên bán, nên khi hợp đồng mua bán bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh từ thời điểm giao kết, khi đó sự tồn tại của bảo lưu quyền sở hữu là không có ý nghĩa.

Một vấn đề cũng cần làm rõ là trường hợp khi giao kết hợp đồng mua bán, các bên có thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu nhưng không xác lập bằng văn bản thì quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 có áp dụng với trường hợp này hay không? Theo quan điểm của tác giả, quy định tại Điều 129 vẫn có giá trị áp dụng nhưng để xác định giá trị của hợp đồng mua bán và giá trị của bảo lưu quyền sở hữu thì cần đặt ra các trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất, bên bán chưa giao tài sản và bên mua chưa trả tiền hoặc các bên đã thực hiện hợp đồng nhưng chưa đến hai phần ba nghĩa vụ thì hiệu lực của hợp đồng mua bán và hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu được xác định cụ thể như sau:

Nếu hợp đồng mua bán tài sản bắt buộc phải được xác lập bằng văn bản thì việc mua bán của các bên sẽ bị vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Theo đó, bảo lưu quyền sở hữu cũng vô hiệu theo.

Nếu hợp đồng mua bán tài sản không bắt buộc xác lập bằng văn bản thì hợp đồng mua bán vẫn có hiệu lực, còn bảo lưu quyền sở hữu sẽ không có hiệu lực.

Trường hợp thứ hai, bên bán đã giao tài sản hoặc bên mua đã trả tiền tương ứng với hai phần ba số tiền phải trả thì hợp đồng mua bán và thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu vẫn có giá trị Tuy nhiên, nếu tranh chấp xảy ra, việc chứng minh thỏa thuận về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là vấn đề khó khăn Theo quan điểm của tác giả, nếu bên bán chứng minh được thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu thì quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo quy định về bảo lưu quyền sở hữu theo quy định từ Điều 331 đến Điều 334 Bộ luật Dân sự năm 2015 Nếu bên bán không thể chứng minh thỏa thuận về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu mà chỉ chứng minh được đã có việc giao tài sản và trả tiền thì quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo các quy định chung về mua bán từ Điều 430 đến Điều 450 Tức là khi đó, dù bên mua không thanh toán tiền mua tài sản đúng hạn thì bên bán cũng chỉ có thể khởi kiện yêu cầu thanh toán chứ không thể đòi lại được tài sản từ bên mua (trừ trường hợp bên bán chứng minh được các bên đã thỏa thuận về mua trả chậm, trả dần theo quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì bên bán được đòi lại tài sản khi bên mua không thanh toán hết tiền trong thời hạn thỏa thuận).

Nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia cho thấy, mỗi hệ thống pháp luật đều có quy định khác nhau về hình thức của hợp đồng mua bán nói chung, hình thức của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng Trong đó, pháp luật của Pháp khá tương đồng với pháp luật Việt Nam khi quy định rằng “Việc bảo lưu quyền sở hữu phải được thỏa thuận bằng văn bản” 29 mà không cần thiết đối tượng của mua bán có bảo lưu quyền sở hữu là động sản hay bất động sản và giá trị của tài sản đó là bao nhiêu Trong khi đó, pháp luật Thái Lan 30 không quy định cụ thể về hình thức của bảo lưu quyền sở hữu mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng mua bán nói chung, đồng thời hình thức của hợp đồng là văn bản hay bằng miệng lại phụ thuộc vào loại tài sản và giá trị của tài sản mua bán. Theo đó, những hợp đồng mua bán bất động sản hoặc động sản có giá trị từ 500 bạt trở lên thì phải thực hiện bằng văn bản và được đăng ký bởi viên chức có thẩm quyền 31 , và tất nhiên, bảo lưu quyền sở hữu cũng phải tuân thủ điều kiện về hình thức như vậy. Như vậy, việc quy định hình thức của mua bán nói chung, của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng ở mỗi quốc gia không giống nhau Sự khác biệt này không phải là yếu tố đánh giá sự phát triển của hệ thống pháp luật, mà nó chỉ thể hiện sự ảnh hưởng của các yếu tố cả chủ quan và khách quan vào quá trình lập pháp như: nền văn hóa đất nước, sự nhận định của cơ quan lập pháp, … và thậm chí có thể ảnh hưởng bởi ý thức tuân thủ pháp luật của người dân tại quốc gia đó.

29 Điều 2371 Bộ Luật Dân Sự Pháp (bản dịch tiếng Việt của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) xuất bản năm 2018.

30 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31 Điều 456 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu

Trong Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền của bên bán tài sản (bên bảo lưu) được quy định cụ thể trong Điều 332, Điều luật này quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán với tư cách là bên nhận bảo đảm trong bảo lưu quyền sở hữu Tức là quyền và nghĩa vụ này không phát sinh từ hợp đồng mua bán, mà chỉ gắn với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu Đặc biệt, theo quy định của Bộ luật Dân sự, các quyền và nghĩa vụ này chỉ được thực hiện khi bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận.

* Về quyền của bên bán

Thứ nhất, quyền đòi lại tài sản Đây là quyền cơ bản nhất của bên bán trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu Về lý luận, quyền này phát sinh khi thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, trên thực tế quyền này chỉ được thực hiện khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận Nếu bên mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán thì bên bán không được thực hiện quyền này Bởi vì khi đó, quyền sở hữu đã thuộc về bên mua tài sản.

Bộ luật Dân sự không quy định loại tài sản có thể trở thành đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu là động sản hay bất động sản, tài sản phải đăng ký hay không phải đăng ký Do đó, thực tế có thể xảy ra nhiều trường hợp bên bán không thể đòi lại tài sản từ bên mua, bởi có thể bên mua đã tẩu tán tài sản là động sản hoặc bán cho người thứ ba ngay tình mà bảo lưu quyền sở hữu lại chưa xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba Thậm chí, có nhiều trường hợp bên bán không đòi lại được tài sản bởi có thể xảy ra trường hợp tài sản không còn do đã bị mất hoặc bị tiêu hủy Những thực tế này cho thấy, quyền quan trọng nhất của bên bán trong bảo lưu quyền sở hữu lại không được bảo đảm bởi bất cứ biện pháp bảo đảm nào Bởi vậy, ngay cả khi các bên đã thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu thì bên bán vẫn có thể phải gánh chịu thiệt hại do sự vi phạm của bên mua Đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho biện pháp bảo lưu quyền sở hữu trở thành một biện pháp bảo đảm trên lý thuyết Do đó, ngay cả khi

Bộ luật Dân sự đã thừa nhận đây là một biện pháp bảo đảm thì bên bán cũng khó có thể lựa chọn áp dụng biện pháp này Nếu có lựa chọn biện pháp này, bên bán cũng sẽ phải cân nhắc áp dụng với từng loại tài sản cho phù hợp, đặc biệt là bất động sản và những loại động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

Thứ hai, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua phải bồi thường thiệt hại giá trị tài sản bị mất hoặc chi phí khắc phục hư hỏng đối 52 với tài sản Thông qua việc nghiên cứu, tác giả cho rằng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên bán có thể đặt ra trong hai trường hợp cụ thể như sau:

Tài sản bị mất hoặc bị hư hỏng đến mức không thể khắc phục, sửa chữa Đây là trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn đối với tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu Do vậy, bên mua sẽ phải bồi thường cho bên bán giá trị của tài sản Vấn đề đặt ra là bên mua phải bồi thường theo giá trị tại thời điểm nhận tài sản hay bồi thường giá trị còn lại tại thời điểm xảy ra thiệt hại với tài sản? Theo quan điểm của tác giả, bên mua phải bồi thường theo giá trị tại thời điểm nhận tài sản chứ không thể chỉ bồi thường giá trị còn lại tại thời điểm xảy ra thiệt hại Bởi vì, từ thời điểm nhận tài sản cho đến khi tài sản bị thiệt hại, bên mua là bên có quyền được sử dụng tài sản, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 333 Bộ luật Dân sự năm 2015 Nên bên mua phải chịu phần chênh lệch giữa giá trị ban đầu và giá trị còn lại (trừ các hao mòn tự nhiên) Đây chính là giá trị hao mòn do sử dụng tài sản.

Tài sản bị hư hỏng nhưng có thể sửa chữa được Đây là trường hợp bên bán có thể đòi lại tài sản từ bên mua, nhưng tài sản bị hỏng trong quá trình bên mua sử dụng.

Do đó, bên mua phải chịu chi phí sửa chữa tài sản bị hư hỏng Việc bồi thường chi phí sửa chữa này có thể thực hiện bằng cách khấu trừ vào số tiền mà bên mua đã trả cho bên bán hoặc bên mua sẽ phải trả một khoản tiền cụ thể khi trả lại tài sản cho bên bán hoặc bên mua sẽ phải thanh toán chi phí sửa chữa tài sản.

Trên thực tế, cũng không có cơ sở nào khẳng định chắc chắn rằng bên mua sẽ bồi thường cho bên bán giá trị tài sản bị thiệt hại Thực tế, có thể bên mua không có khả năng hoặc có khả năng mà không chịu bồi thường Khi đó, bên bán lại phải thông qua con đường tố tụng để có thể yêu cầu bên mua phải bồi thường Thậm chí, ngay cả khi lựa chọn phương thức này, cũng chưa chắc bên mua đã có thể bồi thường được cho bên bán, bởi có thể bên mua không có khả năng để thực hiện Trong trường hợp này, rõ ràng bên bán sẽ phải gánh chịu rủi ro Như vậy, cũng giống như quyền đòi lại tài sản, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng là một quyền không có bảo đảm mặc dù quyền này cũng là quyền phát sinh từ quan hệ bảo đảm bằng bảo lưu quyền sở hữu.

* Về nghĩa vụ của bên bán

Theo quy định tại Điều 332 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên bán có nghĩa vụ hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng Nghĩa vụ này được thực hiện khi bên mua đã trả lại tài sản cho bên bán Tuy nhiên, bên bán sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ này nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:

Bên mua không hoàn trả tài sản cho bên bán Mặc dù Bộ luật Dân sự không quy định về việc bên bán có quyền giữ lại số tiền này, nhưng có thể nhận thấy việc bên mua không hoàn trả tài sản sẽ khiến cho bên bán bị thiệt hại Do đó, việc bên bán không hoàn trả số tiền này khi chưa nhận được tài sản là hoàn toàn hợp lý Ngoài ra, tuy Bộ luật Dân 53

5 4 sự không quy định về điều kiện để bên bán phải trả lại số tiền bên mua đã thanh toán. Nhưng rõ ràng, việc quy định thứ tự quyền và nghĩa vụ của bên bán cũng cho thấy, chỉ khi bên bán lấy lại được tài sản thì mới xác định được giá trị hao mòn sau quá trình sử dụng của bên mua để có thể xác định số tiền còn lại phải hoàn trả là bao nhiêu Tức là có thể coi việc bên mua hoàn trả tài sản là điều kiện để bên bán trả lại số tiền bên mua đã thanh toán.

Tài sản bị thiệt hại mà số tiền bồi thường bên mua phải chịu lớn hơn hoặc bằng với số tiền bên mua đã trả cho bên bán Trong trường hợp tài sản bị thiệt hại do bị mất hoặc hư hỏng thì bên bán không phải hoàn trả số tiền bên mua đã thanh toán cho đến khi xác định được mức thiệt hại là bao nhiêu Nếu mức thiệt hại bằng với số tiền bên mua đã thanh toán thì coi như các bên thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ theo quy định tại Điều 378 Bộ luật Dân sự năm 2015 Nếu mức thiệt hại lơn hơn số tiền bên mua đã trả thì bên mua còn phải trả thêm phần chênh lệch.

Giá trị hao mòn do sử dụng tài sản lớn hơn hoặc bằng với số tiền bên mua đã trả cho bên bán Về nguyên tắc, tài sản sẽ được khấu hao thông qua thời gian sử dụng, nên bên mua phải chịu giá trị hao mòn trong thời gian sử dụng Khi bên bán nhận lại tài sản sẽ xác định giá trị hao mòn để bù trừ nghĩa vụ trả lại tiền cho bên mua Nếu giá trị hao mòn lớn hơn hoặc bằng với số tiền bên mua đã trả thì bên bán không phải trả số tiền này cho bên mua, thậm chí có thể được yêu cầu thanh toán tiền chênh lệch.

Về nghĩa vụ hoàn trả số tiền cho bên mua, có quan điểm cho rằng “việc đặt ra nghĩa vụ cho bên bán phải hoàn trả cho bên mua số tiền đã nhận thanh toán từ bên này vô tình tước đi quyền hưởng biện pháp bảo đảm của bên bán” Theo quan điểm này, có lẽ rằng Bộ luật Dân sự không nên đặt ra cho bên bán nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà bên mua đã thanh toán cho mình, bởi vì chính bên mua là bên đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận Lý giải cho sự bất cập của quy định này, tác giả cho rằng “điều này có thể dẫn tới việc bên mua muốn trả lại tài sản và đòi lại số tiền đã thanh toán thì chỉ việc không thanh toán số tiền đã thỏa thuận” 32

Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

Theo quy định tại Điều 334 Bộ luật Dân sự năm 2015 bảo lưu quyền sở hữu có thể chấm dứt theo một trong ba trường hợp sau:

Thứ nhất, bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp bên mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán Đây là trường hợp bên mua đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận Việc chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp này phù hợp với ý chí của các bên khi giao kết hợp đồng mua bán Tuy nhiên, khi nghĩa vụ thanh toán đã được hoàn thành, bên bán có phải thực hiện nghĩa vụ với bên mua hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

Nếu tài sản mua bán là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì việc hoàn thành nghĩa vụ thanh toán là thời điểm phát sinh quyền sở hữu của bên mua, đồng thời bên bán không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ gì Khi đó, hợp đồng sẽ được coi là hoàn thành và chấm dứt cùng thời điểm chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu.

Nếu tài sản mua bán là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, thì khi bên mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, bên bán có thể sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua nếu các bên có thỏa thuận Nhưng ít nhất, nếu không phải trực tiếp thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, bên bán cũng phải giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản để bên mua có thể thực hiện việc đăng ký sang tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đó.

33 Bộ Luật Dân Sự Pháp (bản dịch tiếng Việt của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam), xuất bản năm 2018.

34 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Thứ hai, bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu

Việc bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu xảy ra trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản Việc chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp này gắn liền với việc hợp đồng mua bán không hoàn thành như mong muốn của các bên hoặc một bên Theo quy định tại Điều 332, khi bên bán đòi lại tài sản thì cũng phải trả lại cho bên mua số tiền mà bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi hao mòn trong quá trình sử dụng Như vậy, hậu quả của việc chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp này chính là việc các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Hậu quả này giống với hậu quả của hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị tuyên bố vô hiệu Khi đó, tình trạng của hợp đồng mua bán được xác định như thế nào?

Rõ ràng Bộ luật Dân sự không có quy định liên quan đến tình trạng của hợp đồng mua bán khi bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt Tuy nhiên, việc bên bán nhận lại tài sản, bên mua nhận lại số tiền đã thanh toán chính là yếu tố cho thấy hợp đồng mua bán đã mặc nhiên chấm dứt. Đối với các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, thế chấp, … nếu bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ xử lý tài sản bảo đảm để bù trừ với nghĩa vụ bị vi phạm Theo đó, quyền lợi của bên có quyền sẽ luôn được bảo đảm thông qua biện pháp bảo đảm Tuy nhiên, với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, dường như sự vi phạm của bên có nghĩa vụ sẽ buộc bên bán phải chấp nhận một cách xử lý duy nhất đó đòi lại tài sản và trả lại tiền Chính quy định về việc xử lý khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán đã khiến cho bảo lưu quyền sở hữu “không phản ánh được bản chất của một biện pháp bảo đảm”.

Thứ ba, bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt theo thỏa thuận của các bên Đây là trường hợp bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt theo ý chí của các bên Việc chấm dứt này có thể xảy ra trong cả trường hợp bên mua đã thanh toán hay chưa thanh toán hết tiền mua tài sản, thậm chí là đã hết thời hạn bảo lưu quyền sở hữu hay chưa. Việc chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu theo thỏa thuận có thể là: (i) Các bên đồng thời chấm dứt hợp đồng mua bán và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Bên bán nhận lại tài sản, bên mua nhận lại số tiền đã thanh toán cho bên bán; (ii) Bên bán miễn việc thực hiện nghĩa vụ trả số tiền mua tài sản còn lại cho bên mua Khi đó, tài sản sẽ thuộc về bên mua mặc dù nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản chưa hoàn thành; (iii) Tài sản thuộc sở hữu của bên mua và bên mua tiếp tục thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho bên bán theo thỏa thuận;

Mặc dù Bộ luật Dân sự chỉ quy định về ba trường hợp chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu Tuy nhiên, trên thực tế, bảo lưu quyền sở hữu còn có thể chấm dứt trong các trường hợp khác như: tài sản bảo lưu quyền sở hữu không còn, bảo lưu quyền sở hữu được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác, … Mỗi trường hợp làm chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu đều có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là bên bán, nên các bên có thể thỏa thuận lựa chọn căn cứ chấm dứt phù hợp nhằm

5 8 bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức của bảo lưu quyền sở hữu

Tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán” Và cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì hình thức hợp đồng sẽ áp dụng tương tự hình thức của giao dịch dân sự Điều 119: “1 Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản 2 Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.

Cùng với đó, Điều 24 Luật Thương mại năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá: “1 Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể 2 Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”.

Căn cứ các quy định trên, trong trường hợp hợp đồng mua bán pháp luật không buộc phải xác lập bằng văn bản, khi đó các bên sẽ có hai lựa chọn Lựa chọn thứ nhất, xác lập hợp đồng mua bán bằng văn bản (mặc dù luật không yêu cầu) và tương ứng với hợp đồng này là điều khoản hay hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu, khi đó bảo lưu quyền sở hữu sẽ có hiệu lực pháp luật Lựa chọn thứ hai chấp nhận tình trạng hợp đồng mua bán lập bằng miệng nhưng hợp đồng (hay điều khoản) bảo lưu quyền sở hữu lại xác lập bằng văn bản, khi đó bảo lưu quyền sở hữu cũng sẽ có hiệu lực pháp luật Nhưng cũng có trường hợp, hợp đồng mua bán lập bằng miệng và bảo lưu quyền sở hữu cũng được xác lập bằng miệng hoặc được giữa các bên ngầm hiểu “nếu bên mua không thanh toán đủ tiền thì bên bán có quyền đòi tiền hoặc tài sản”, khi đó đương nhiên bảo lưu quyền sở hữu sẽ không có hiệu lực, mặc dù điều khoản bảo lưu quyền sở hữu đã được xác lập trong hợp đồng bằng miệng giữa các bên Nhưng trên thực tế Tòa án xét xử lại căn cứ vào tình tiết và tài liệu chứng cứ thu thập được để phán quyết Ví dụ: tại Bản án số:12/2019/DS-ST, ngày 11-02-2019 của Tòa án nhân dân huyện Giồng Trôm, tỉnh BếnTre về việc “tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản”, có nội dung như sau:

“Vào ngày 06/9/2017, ông Châu Công S có mua của ông Lê Minh C một bộ âm thanh sân khấu với trị giá là 110.000.000 (một trăm mười triệu) đồng, hai bên thỏa thuận hợp đồng miệng, không thỏa thuận thời hạn thanh toán Ông S đã trả tiền cho ông

C là 22.000.000 (hai mươi hai triệu) đồng Đến ngày 19/5/2018, ông S lập giấy nợ số tiền là 88.000.000 (tám mươi tám triệu) đồng hẹn đến ngày 19/6/2018, ông S sẽ trả hết nợ cho ông C Sau đó, ông S có giao trả cho ông C một số thiết bị đã mua để trừ nợ trị giá là 11.500.000 (mười một triệu năm trămnghìn) đồng Như vậy, ông S đã trả được số tiền là 33.500.000 (ba mươi ba triệu năm trăm nghìn) đồng và còn nợ ông C số tiền là 76.500.000 (bảy mươi sáu triệu năm trăm nghìn) đồng nhưng đến nay ông S không trả cho ông C nên đã vi phạm hợp đồng Nay ông Lê Minh C yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết buộc ông Châu Công S trả số tiền là 76.500.000 (bảy mươi sáu triệu năm trăm nghìn) đồng và không yêu cầu tính lãi suất đối với số tiền trên”.

Căn cứ vào tình tiết của vụ án và tài liệu chứng cứ thu thập được, Tòa án nhân dân huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã ra phán quyết “Buộc ông Châu Công S có nghĩa vụ trả cho ông Lê Minh C số tiền là 76.500.000 (bảy mươi sáu triệu năm trăm nghìn) đồng Ghi nhận việc ông Lê Minh C không yêu cầu ông Châu Công S trả lãi suất đối với số tiền trên”.

Do đó, để khắc phục hạn chế trên, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 301 theo 02 hướng như sau:

Hướng thứ nhất sửa đổi, bổ sung: “Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc phải được ghi trong hợp đồng mua bán bằng văn bản” Ở đây, tác giả bổ sung thêm từ “phải” và từ “bằng văn bản” để khẳng định tính hình thức của bảo lưu quyền sở hữu, để khẳng định rằng bảo lưu quyền sở hữu chỉ có hiệu lực khi được ghi trong hợp đồng mua bán bằng văn bản Còn mọi trường hợp xác lập bằng miệng đương nhiên không có giá trị.

Hướng thứ hai sửa đổi, bổ sung: “Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán (nếu hợp đồng mua bán thực hiện bằng lời nói thì thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu phải có hai người làm chứng)”. Ở đây, tác giả bổ sung việc thực hiện hợp đồng mua bán bằng lời nói (bằng miệng) thì việc điều khoản bảo lưu giữa các chủ thể phải có hai người làm chứng, vì trong thực tế không phải lúc nào các chủ thể xác lập hợp đồng mua bán cũng bằng văn bản nên việc sửa đổi, bổ sung như vậy là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hưởng lợi từ tài sản trong bảo lưu quyền sở hữu

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 333 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản, theo đó bên mua có quyền “Sử dụng tài sản và

6 5 quy định này đã khẳng định người mua có quyền hưởng lợi từ tài sản trong bảo lưu quyền sở hữu Nghiên cứu khái niệm về quyền sử dụng tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 cho thấy “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản” Tức là quyền sử dụng sẽ bao gồm hai nội dung chính là khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 333 lại quy định bên mua có “quyền sử dụng tài sản” và “hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản” là không hợp lý Bởi vì, về lý luận quyền sử dụng tài sản đã bao hàm trong đó cả nội dung của quyền hưởng hoa lợi, lợi tức Mặc dù đây có thể chỉ là sai sót về mặt kỹ thuật, nhưng rõ ràng điều này cũng làm giảm giá trị của quy định luật Theo đó, tác giả kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 333 như sau: “Khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực”.

Mặc khác, theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “1 Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại; 2 Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản” Từ quy định này, có thể có 02 trường hợp xảy ra:

Một là, tài sản bảo lưu quyền sở hữu ở đây là động sản hay bất động sản nhưng trong hợp đồng có điều khoản bảo lưu là người mua gửi lại tài sản cho người bán chăm sóc, quản lý trong một thời gian nhất định, trong thời gian này, tài sản phát sinh hoa lợi, lợi tức thì người mua có được hưởng hoa lợi, lợi tức đó không? Theo quy định của bảo lưu quyền sở hữu tức nhiên thì người mua được quyền hưởng hoa lợi, lợi tức nếu như bên mua đã nhận tài sản bảo lưu nhưng trong trường hợp này bên mua chưa nhận được tài sản bảo lưu, do đó sẽ phát sinh tranh chấp giữa người bán và người mua.

Hai là, tài sản bảo lưu quyền sở hữu ở đây là động sản, bất động sản, thì bên mua được quyền hưởng hoa lợi, lợi tức Nhưng để hưởng được lợi tức thì bên mua phải khai thác tài sản Vậy khai thác tài sản ở đây được quy định như thế nào? Người mua có được cho thuê mướn lại hay không, hay cầm, cố hay không? Nếu trong thời gian người mua chậm thanh toán tiền cho người bán và người bán kiên quyết đòi lại tài sản, trong khi tài sản đang được người mua cho thuê lại hoặc cầm cố thì sẽ phát sinh vấn đề pháp lý mới.

Ví dụ: tại Bản án số 94/2017/DS-ST ngày 19/01/2017 của Tòa án nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương về việc tranh chấp kiện đòi tài sản, có nội dung cụ thể sau:

“Vào ngày 13/8/2015 Công ty TNHH một thành viên xe máy T và ông Lê Trọng ký giấy thỏa thuận có nội dung: Ông Lê Trọng H mua trả góp của Công ty T 01 xe gắn máy hiệu Honda Vision, màu sơn đỏ, số khung 5806EY223088; số máy JF58E0222015; trị giá 47.500.000 đồng; ông H trả trước cho Công ty T số tiền 8.000.000 đồng và hẹn tháng sau góp 5.000.000 đồng để lấy biển số xe; số tiền còn lại ông H phải trả góp trong vòng 13 tháng; ngày 21/8/2015 Công ty T đã giao xe cho ông

H và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký xe do ông H đứng tên; tính đến nay ông

H mới trả góp cho Công ty T được 13.000.000 đồng rồi ngưng không thanh toán; ngày 26/8/2016 ông H đã mang xe cầm tại tiệm vàng cầm đồ của ông Đ để lấy số tiền 11.000.000 đồng; ông H thừa nhận chữ ký và chữ viết “đã lấy rồi” trong hợp đồng cầm đồ ngày 26/8/2016 là của ông Xét, đây là tình tiết sự kiện không phải chứng minh theo Điều 92 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Nguyên đơn khởi kiện cho rằng xuất phát từ quan hệ mua bán trả góp giữa Công ty T với ông H, sau đó ông H vi phạm thỏa thuận, không thực hiện nghĩa vụ trả tiền góp hàng tháng cho Công ty T mà lại mang xe đi cầm cho tiệm vàng cầm đồ của ông Đ; hiện nay nguyên đơn đang giữ tờ liên 2 (được ký kết giữa ông Đ và ông H về việc cầm cố chiếc xe) nên nguyên đơn xác định chiếc xe bán trả góp cho ông H vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty T Do nhiều lần nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả xe, nhưng bị đơn không trả nên nguyên đơn khởi kiện yêu cầu kiện đòi buộc bị đơn trả xe.

Xét thấy, tại Khoản 2 Điều 439 Bộ luật Dân sự quy định “đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó” Như vậy, ngày 21/8/2015 Công ty T đã giao xe cho ông H và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký xe do ông H đứng tên thì ông H đã là chủ sở hữu đối với chiếc xe này Tại Khoản 1 Điều 461 Bộ luật Dân sự quy định “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền” Tuy nhiên, nguyên đơn không cung cấp được tài liệu chứng minh là chiếc xe này đã được nguyên đơn đăng ký quyền sở hữu do Công ty T đứng tên theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Dân sự; trong khi đó giấy đăng ký xe lại thể hiện nội dung đăng ký lần đầu ngày 21/8/2015 do ông Lê Trọng H đứng tên nên về mặt pháp lý thì đến thời điểm này ông H vẫn là chủ sở hữu, chỉ khi nào các bên đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục sang tên hoàn tất thì khi đó mới chuyển quyền sở hữu cho người khác hoặc được xác định bởi một bản án đã có hiệu lực pháp luật về việc tranh chấp hợp đồng mua bán giữa Công ty T và ông H Như vậy, nguyên đơn căn cứ vào thỏa thuận mua bán xe trả góp và tờ liên 2 mà cho rằng chiếc xe đang tranh chấp trong vụ án này thuộc quyền sở hữu của nguyên đơn là không có căn cứ Mặt khác, nguyên đơn, bị đơn đều thừa nhận giữa hai bên từ trước đến nay không có bất cứ quan hệ, giao dịch nào và bị đơn có ý kiến chỉ đồng ý trả xe cho ông H là người đứng tên trên giấy đăng ký xe và cũng là người trực tiếp mang cầm chiếc xe cho bị đơn để lấy số tiền 11.000.000 đồng và hiện nay bị đơn đã trả xe cho người cầm xe là ông Lê Trọng H (bị đơn không nhớ ngày tháng trả xe), nhưng bị đơn cung cấp cho Tòa án 01 hợp đồng cầm đồ ngày 26/8/2016 có chữ ký và chữ viết “đã lấy rồi” của ông Lê Trọng H Tại biên bản đối chất ngày 19/12/2016 ông H thừa nhận chữ ký và chữ viết “đã lấy rồi” là của ông, nhưng ông ký để nhận một chiếc xe khác (hợp đồng cầm xe đối với chiếc xe này ông đã bỏ đi vì nghĩ không cần thiết), việc ông chưa lấy xe được thể hiện qua cuộc nói chuyện mà ông tự ghi âm bằng điện thoại tại tiệm vàng cầm đồ của ông Đ, chứng cứ này ông sẽ cung cấp cho Tòa án trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày 19/12/2016 Tuy nhiên, đến nay ông H không cung cấp

6 7 chứng cứ này cho Tòa án và có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt trong suốt quá trình tố tụng Hơn nữa, vào ngày 05/01/2017 Tòa án kết hợp với chính quyền địa phương cùng sự chứng kiến của bà N, là người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn đến xác minh tại tiệm vàng cầm đồ của ông Đ thì kết quả không tìm thấy chiếc xe nêu trên Do đó, không có đủ căn cứ xác định hiện nay ông Đ vẫn là người đang quản lý xe để tuyên buộc ông Đ trả xe theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Tại giấy thỏa thuận mua bán xe trả góp được ký kết giữa Công ty T với ông Lê Trọng H ngày 13/8/2015 có nội dung thể hiện rõ “… nếu ông H không thực hiện nghĩa vụ đúng như thỏa thuận thì bên bán có quyền lấy lại xe mà không hoàn trả lại bất kỳ một khoản tiền nào bao gồm tiền đưa trước và tiền góp hàng tháng, số tiền đó được trừ vào tiền khấu hao; bên mua chưa trả hết tiền cho bên bán thì nghiêm cấm mọi hành vi cầm cố, thế chấp, trao đổi, mua bán chiếc xe nêu trên…” Do ông H chưa thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền mà lại mang xe đi cầm cố cho người khác là đã vi phạm hợp đồng nên Công ty T có quyền khởi kiện về việc tranh chấp hợp đồng mua bán đới với ông H Tuy nhiên, quá trình tố tụng Tòa án đã nhiều lần giải thích cho nguyên đơn, nhưng nguyên đơn không có yêu cầu gì đối với ông H nên không có căn cứ để Tòa án xem xét, giải quyết trong vụ án này.

Từ những phân tích nêu trên, không có cơ sở để Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc buộc ông Phạm Văn Đ – Chủ doanh nghiệp tư nhân T trả chiếc xe hiệu Honda Vision, màu sơn đỏ, số khung 5806EY223088; số máy JF58E0222015 do ông Lê Trọng H đứng tên trên giấy đăng ký xe và tuyên vô hiệu đối với hợp đồng cầm đồ số 0986108206 ngày 26/8/2016 giữa ông Lê Trọng H và ông Phạm Văn Đ – Chủ doanh nghiệp tư nhân T”.

Qua ví dụ trên, tác giả thấy tài sản bảo đảm là động sản, có đăng ký quyền sử dụng nhưng lúc này trong giấy đăng ký quyền sử dụng lại thể hiện tài sản thuộc bên mua và tài sản cũng không được đăng ký biện pháp bảo đảm nên bên mua đã sử dụng tài sản để cầm cố tài sản Trong khi đó bên mua không thực hiện tốt nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận, từ đó làm phát sinh vấn đề pháp lý.

Ba là, khi xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, bên bán hoàn toàn có thể đưa ra đề xuất thỏa thuận về việc bên mua không được sử dụng tài sản cho đến khi thanh toán hết tiền mua tài sản Đây là nội dung không bị luật cấm nên các bên có thể thỏa thuận tại thời điểm xác lập bảo lưu quyền sở hữu Và khi đó quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản bảo lưu quyền sở hữu của bên mua sẽ không thực hiện được.

Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục đăng ký

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 331 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký” Khoản

2 Điều 4 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP liệt kê cụ thể các biện pháp bảo đảm được đăng ký khi có yêu cầu, trong đó có quy định: “… (iii) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;…; (v) Mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu”.

Quy định trên, có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc công khai, minh bạch hóa thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản Bởi lẽ, trong trường hợp bán có bảo lưu quyền sở hữu, tài sản mặc dù do bên mua trực tiếp nắm giữ và sử dụng, khai thác những lợi ích có được cũng như tính năng, công dụng của tài sản, nhưng về mặt pháp lý, tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán Do vậy, nếu không có cơ chế công khai hóa thông tin 71 thông qua phương thức đăng ký, thì bên thứ ba sẽ không thể biết được tình trạng pháp lý (chủ sở hữu) thực sự của tài sản bán có bảo lưu quyền sở hữu, nên dễ dẫn đến những rủi ro pháp lý cho người thứ ba khi xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản này Ví dụ: Khi khách hàng không trả nợ, ngân hàng quyết định xử lý tài sản bảo đảm là một lô hàng hóa - đây là một tình huống quen thuộc đối với ngân hàng Nhưng chưa kịp bán lô hàng này, ngân hàng nhận được thông báo đòi lại hàng từ một bên thứ ba, tự xưng là chủ tài sản Kèm theo thông báo, bên thứ ba xuất trình một văn bản thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu Thỏa thuận trên ghi nhận nội dung quyền sở hữu vẫn thuộc về bên bán cho đến khi bên mua thanh toán hết tiền cho bên bán Ngân hàng nhận được thông báo vẫn đinh ninh rằng mình đã đăng ký giao dịch bảo đảm cho việc nhận thế chấp lô hàng nên yên tâm về quyền được xử lý lô hàng này Tuy nhiên, sau đó, ngân hàng mới ngã ngửa khi biết rằng, thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu của bên xưng là chủ tài sản đã được đăng ký giao dịch bảo đảm còn sớm hơn ngân hàng.Vậy là ngân hàng mất quyền xử lý lô hàng thế chấp Tại sao vậy? Bởi vì bảo lưu quyền sở hữu là một biện pháp bảo đảm mới được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 Hay từ ví dụ tại mục 2.5 ta thấy giao dịch bảo lưu quyền sở hữu tài sản “xe máy” không được đăng ký và công khai nên người mua đã sử dụng để thực hiện một giao dịch khác mà người giao dịch thứ hai cũng không biết được thực trạng của tài sản từ đó làm nảy sinh vấn đề pháp lý mới.

Mặt khác, Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP liệt kê cụ thể các biện pháp bảo đảm được đăng ký khi có yêu cầu: “…v) Mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu” là chưa bảo đảm, chưa toàn diện, gây khó hiểu cho người thực hiện giao dịch dân sự, bởi các chủ thể thực hiện giao dịch dân sự không thể xác định được động sản nào khi thực hiện hợp đồng mua bán phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

Từ thực trạng trên, tác giả đề xuất hai vấn đề sau:

Một là, cần có cơ chế công khai hóa thông tin các tài sản đã được đăng ký giao dịch bảo đảm để bên thứ ba biết được tình trạng pháp lý (chủ sở hữu) thực sự của tài sản bán Bên nhận tài sản bảo đảm cũng cần có cơ chế kiểm tra tình trạng pháp lý của tài sản một cách chặt chẽ, nhất là các hệ thống ngân hàng Đồng thời, cần quy định chế tài xử lý đối với chủ thể dùng một tài sản thực hiện nhiều giao dịch bảo đảm khác nhau, có thể xử lý hình sự vì đây thực chất là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ đó làm giảm rủi ro pháp lý cho người thứ ba khi xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản này và thể hiện tính răn đe của pháp luật.

Hai là, cần có hướng dẫn cụ thể tài sản là động sản nào khi giao kết hợp đồng mua bán cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm để người dân và cán bộ tư pháp dễ thực hiện trong thực tế.

Kiến nghị mở rộng quy định về bảo lưu quyền sở hữu hàng hóa trong Luật Thương mại

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì “mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh

7 3 toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Đồng thời, Điều 62 Luật Thương mại năm 2005 quy định về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa như sau: “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”.

Như vậy, có thể hiểu rằng bên mua và bên bán có thể thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu hàng hóa, tuy nhiên Luật Thương mại năm 2005 chưa quy định rõ về việc bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Mặc dù những hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 4 Luật Thương mại năm 2005) Tuy nhiên, với tính chất là một biện pháp bảo đảm nên “bảo lưu quyền sở hữu” gần như rất ít được biết đến trong thực tiễn giao dịch mua bán hàng hóa Do đó, tác giả cho rằng việc sửa đổi, hoàn thiện Luật Thương mại năm 2005 để quy định rõ về việc bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa là cần thiết nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới Cụ thể, tác giả kiến nghị sửa đổi Điều 62 Luật Thương mại năm 2005 theo hai phương án như sau:

“Điều 62 Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá

1 Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.

2 Bên bán và bên mua có thể thỏa thuận về việc bảo lưu quyền sở hữu hàng hóa theo quy định của Bộ luật dân sự.”

“Điều 62 Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá

1 Quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2 Bên bán và bên mua có thể thỏa thuận thời điểm chuyền sở hữu hàng hóa khác thời điểm hàng hóa được chuyển giao theo quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm việc bên bán và bên mua thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu hàng hóa theo quy định của

3 Trường hợp pháp luật có quy định khác về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa thì áp dụng theo quy định của pháp luật đó.”

Đánh giá khả năng áp dụng pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong thực tiễn hợp đồng mua bán hàng hóa nước ta

3.5.1 Tập quán ký gửi nông sản

Việt Nam là nước nông nghiệp, trong số các tập quán mua bán nước ta, phải nhắc đến tập quán ký gửi nông sản Theo đó, sau khi thu hoạch nông sản, nông dân không bán ngay mà tiến hành gửi nông sản (cà phê, hạt điều, mía…) vào kho của các đại lý thu mua nông sản Nếu không có điều kiện sơ chế, nông dân chỉ cần mang quả tươi đến, đại lý sẽ tiến hành các công đoạn còn lại như: phơi, sấy, bảo quản Vào thời điểm này, giá bán nông sản chưa được thanh toán ngay, nông dân sẽ chốt giá bán và nhận thanh toán vào thời điểm mà họ tin rằng giá của nông sản ở mức cao nhất trong năm Tuy nhiên, trong thời gian gửi kho, họ có thể ứng trước một khoản tiền nhằm phục vụ cho việc mua phân bón, hạt giống… cho mùa vụ sau Trong thời gian gửi kho, các đại lý có thể sử dụng nông sản để chế biến thành các sản phẩm mới, bán lại nông sản hoặc thế chấp kho để xoay vòng vốn và thanh toán tiền mua nông sản khi người dân chốt giá Có thể thấy, việc gửi kho nông sản mang lại nhiều tiện ích như: nông dân có cơ hội đợi bán với giá cao nhất mà không cần phải tốn chi phí cất trữ, bảo quản nông sản, không cần đi vay mượn nơi khác mà nếu cần vẫn có tiền trang trãi cho chi phí trồng trọt mùa vụ sau Ngoài ra, nông sản thường dưới dạng nguyên liệu thô, như cà phê chưa rang xay, mía chưa nấu thành đường… chưa trở thành sản phẩm có thể tiếp cận đến thị trường tiêu dùng, trong khi đó những người trồng trọt nói chung thường không nắm trong tay công nghệ chế biến, cũng không có nhiều cơ hội tiếp cận với các nhà máy chế biến, trong khi đa số các nông sản lại khó bảo quản trong thời gian dài Vì vậy đại lý thu mua là nơi phù hợp mà người dân thường hướng tới, đây là một khâu trung gian để lưu thông hàng hóa trên địa bàn, tạo đầu ra cho người dân, giảm bớt nhiều khâu không sinh ra lời luận như phơi, quản lý nông sản sau thu hoạch Một số ví dụ điển hình về tập quán này là hình thức gửi cà phê nhân, tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng… gửi mía, dừa tại các tỉnh miền Tây như: Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh…

Với đại lý hoặc doanh nghiệp, số lượng nông sản họ nhận vào có giá trị lớn gấp hàng trăm lần số tiền bỏ ra ứng trước, chưa kể nhiều nông dân không cần ứng trước. Với kinh nghiệm thương trường, doanh nghiệp sẽ bán hết nông sản của nông dân nếu nhận thấy giá đã chạm đỉnh, không thể lên cao hơn nữa Sau đó, nếu giá hạ xuống như dự đoán thì cuối vụ nông dân buộc phải chốt bán Ngoài ra, nông sản của nông dân không đơn thuần là hàng hóa, mà còn là nguồn thanh khoản lớn và ngay lập tức cho doanh nghiệp Các doanh nghiệp, đại lý cũng có thể bán nông sản ký gửi để lấy tiền trả nợ đối tác, đáo hạn các khoản vay, đầu tư việc khác, ký gửi nông sản đôi khi bị biến tướng thành hình thức huy động vốn của doanh nghiệp.

Như vậy, ký gửi nông sản là hoạt động tiềm ẩn rủi ro Thứ nhất là doanh nghiệp có thể nhận ký gửi nông sản để bán, chứ không phải để cất cho nông dân Nếu họ bán giá thấp do nhận định thị trường sai, do cần tiền trả nợ…thì đến khi giá cao nông dân ồ ạt chốt bán, họ không còn khả năng thanh toán, một phần do lỗ nặng, phần khác đã dùng tiền bán cà phê cho việc khác thì dẫn đến phá sản Thứ hai là không ít doanh nghiệp, đại lý làm ăn thua lỗ, đã vỡ nợ từ trước nhưng giấu giếm thông tin Nông dân gửi nông sản đến đâu, họ bán hết đến đó rồi tuyên bố phá sản Trong trường hợp này, thực chất là doanh nghiệp lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Có thể thấy, dù tồn tại dưới hình thức gửi kho, nhưng loại hình này mang bản

7 5 chất của hợp đồng mua trả chậm, trả dần Tuy nhiên, trong thực tế, loại hợp đồng này được bảo đảm khá mong manh giữa các bên bằng giấy biên nhận, không quy định cụ thể về việc chủ đại lý ký gửi có được bán cà phê hay chỉ bảo quản tại kho Tuy vậy, từ lâu đã tồn tại một sự thỏa thuận ngầm về việc đại lý có quyền sử dụng nông sản, xuất phát từ việc một số nông sản có hạn chế về thời gian và điều kiện bảo quản, ngoài ra, việc chế biến hay bán lại nông sản đôi khi là nguồn thu duy nhất để các đại lý trả tiền cho người dân Việc chủ đại lý ký gửi bán nông sản để kinh doanh trong điều kiện không có quy định ràng buộc trách nhiệm giữa các bên đã dẫn đến thực trạng hàng loạt đại lý phá sản, khiến người dân mất trắng Trong vòng 10 năm trở lại đây, đã có gần

100 doanh nghiệp, đại lý, hộ kinh doanh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên đã và đang vỡ nợ hàng nghìn tỷ đồng, một số vụ vỡ nợ điển hình như: Năm 2017, cơ sở thu mua nông sản của ông Phạm Quốc Trung xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Đắk Lắk tuyên bố vỡ nợ với số tiền 20 tỷ đồng; doanh nghiệp thu mua nông sản Sáu Đào xã Ia Giai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tuyên bố vỡ nợ với số tiền 50 tỷ đồng; Năm 2018, Công ty TNHH MTV Hoàng Sang ở tổ dân phố 1, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai tuyên bố vỡ nợ 60 tỷ đồng 35

Một trong các vụ tranh chấp cà phê ký gửi lớn ở Tây Nguyên có thể kể đến vụ tranh chấp hơn 18.000 tấn cà phê ký gửi giữa bà Võ Thị Kim Ngọc ở thôn 10, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột và Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên với giá trị tài sản lên tới hàng trăm tỉ đồng, được giải quyết tại Bản án số 12/2018/KDTM-PT ngày 08/11/2018 36 của Toà án tỉnh Đắk Lắk về việc tranh chấp hợp đồng ký gửi cà phê Theo bản án trên, nguyên đơn là bà Võ Thị Kim Ngọc là doanh nghiệp thu mua cà phê, bị đơn là Công ty cổ phần Đầu tư Xuất Nhập Khẩu cà phê Tây Nguyên Năm 2010 bà Ngọc ký gửi 18.356.476 kg cà phê nhân, đợi thời điểm giá cao chốt bán Vào thời điểm này, công ty Tây Nguyên Căn cứ vào hóa đơn mà bà Ngọc đã xuất, công ty thanh toán một khoản tiền cho bà Ngọc Tính đến ngày 09/22/2010 bà Ngọc đã ứng hơn 513 tỉ đồng của công ty và tiền lãi suất hơn 132 tỉ đồng Công ty Tây Nguyên dùng hóa đơn đó để thế chấp vay ngân hàng Năm 2011, giá cà phê tăng nhưng hai bên không thoả thuận được giá chốt bán nên bà Ngọc khởi kiện đòi lại cà phê ký gửi Tuy nhiên, phía công ty Tây Nguyên từ chối trả hàng vì cho rằng cà phê vốn đã được “mua đứt, bán đoạn” thông qua việc bà Ngọc đã xuất hóa đơn tạm tính Sau quá trình giải quyết, ngày 08/11/2018, tòa án tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định buộc công ty Tây Nguyên trả lại lô hàng 18.356.476 kg cà phê nhân cho bà Ngọc Tuy nguyên đơn đã thắng kiện nhưng cũng đã đối mặt với khá nhiều tổn thất, do giá cà phê tại thời điểm 2018 rơi xuống thấp, trong khi tiền lãi suất của số tiền 513 tỉ đồng lại

35 Theo Báo Công an nhân dân ngày 02/06/2019, bài viết “Gửi nông sản cho đại lý, phập phồng nỗi lo mất trắng” Tác giả: Quốc Dũng, xem tại http://congan.com.vn/doi-song/ki-gui-nong-san-phap-phong-noi-lo-mat- cua_75093.html.

36 Xem tại http://banan.thuvienphapluat.vn/. không ngừng tăng lên Ngoài ra, vụ án đã dấy lên làn sóng dư luận về dấu hiệu lừa đảo tài sản của công dân trong kinh doanh thương mại.

Qua vụ án trên, có thể thấy, tập quán gửi kho và nhận thanh toán chậm như hiện nay khiến người bán có nguy cơ gặp khá nhiều rủi ro trong giao dịch Tạm bỏ qua các trường hợp bên mua có dấu hiệu vi phạm luật hình sự, như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…, bên bán còn phải đối mặt với khá nhiều nguy cơ không được thanh toán như: bên mua lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong khi tài sản trong kho không còn, bên mua thế chấp, cầm cố tài sản để xoay vốn, dẫn đến tài sản bị xử lý nợ… Trong khi đó, trường hợp các hợp đồng này có áp dụng bảo lưu quyền sở hữu, các nhà cung cấp có căn cứ để bảo lưu quyền sở hữu nếu chưa nhận đầy đủ tiền hàng, có quyền đòi lại tài sản và tránh khỏi nguy cơ rơi vào vị trí chủ nợ không bảo đảm trong trường hợp bên mua mất khả năng thanh toán, có thứ tự ưu tiên thanh toán cao hơn bên nhận thế chấp thứ ba, do hợp đồng có bảo lưu quyền sở hữu có thể phát sinh hiệu lực đối kháng với các chủ nợ khác, kể cả các tổ chức tín dụng hoặc người mua lại nông sản.

3.5.2 Tại các hợp đồng kinh doanh, thương mại

Từ các phân tích về ý nghĩa của bảo lưu quyền sở hữu, thì biện pháp này có tính chất như một loại hình thế chấp đặc biệt trong giao dịch thương mại Thông qua việc ký kết loại giao dịch bảo đảm này, bên bán đã cấp một “nguồn vốn” cho bên mua, giúp bên mua có cơ hội đầu tư, phát triển, kiếm lời thông qua việc sử dụng khai thác giá trị tài sản, và đây cũng là nguồn thu mà bên mua sử dụng để thanh toán cho bên bán Trong thực tiễn giao dịch thương mại ở các nước khác, người ta thường biết đến các hợp đồng mà người bán cung cấp hàng hóa luân chuyển cho khách hàng của họ theo các điều khoản tín dụng, điển hình tại Anh như: Hợp đồng mua bán giấy nhôm trong vụ án Romalpa 37 giữa công ty cung cấp giấy nhôm Hà Lan Vaasen và nhà máy sản xuất nhôm Anh Romalpa; Hợp đồng mua bán sợi vải trong vụ án Clough Mill 38 giữa nhà máy sợi Clough Mill và công ty sản xuất vải Martin, hay Hợp đồng vận chuyển dầu trong vụ án Indian Oil 39 giữa tập đoàn dầu khí Ấn Độ và công ty vận chuyển Greenstone.

Tại Việt Nam, mua trả chậm, trả dần là loại hình hợp đồng khá phổ biến trong giao dịch thương mại Một số bản án trong những năm gần đây như: Bản án số 01/2017/KDTM-ST ngày 08/03/2017 40 của Tòa án nhân dân thành phố Điện Biên Phủ về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Doanh nghiệp tư nhân Ngọc H và Doanh nghiệp tư nhân VA về thanh toán số tiền nợ 2.349.254.972 đồng do thực hiện việc mua bán hàng hóa trong nhiều lần từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2015 Tòa án đã ban hành quyết định buộc bên mua trả chậm là người đại diện Doanh nghiệp tư nhân

VA hoàn lại cho nguyên đơn số tiền còn thiếu cho Doanh nghiệp tư nhân Ngọc H Hay tại Bản án số 04/2019/KDTM-ST ngày 17/01/2019 41 của Tòa án nhân dân quận Tân

37 Xem tại https://www.revolvy.com/page/Aluminium-Industrie-Vaassen-BV-v-Romalpa- Aluminium-Ltd

38 Xem tại https://swarb.co.uk/clough-mill-ltd-v-martin-ca-1984/

39 Xem tại https://swarb.co.uk/indian-oil-corporation-v-greenstone-shipping-sa-1988/

40 Xem tại https://banan.thuvienphapluat.vn/

41 Xem tại http://congbobanan.toaan.gov.vn/

Bình, Thành phố Hồ Chí Minh về giải quyết việc tranh chấp hợp đồng mua bán bao bì giữa Tổng Công ty Công nghiệp - In - Bao bì L và Công ty TNHH I Theo đó nguyên đơn yêu cầu Công ty TNHH I thanh toán số tiền 34.667.368 đồng nợ gốc và tiền lãi của số tiền nợ gốc là 67.377.368 đồng Kết quả là Tòa án đã tuyên buộc Công ty TNHH I có trách nhiệm thanh toán cho Tổng Công ty Công nghiệp - In - Bao bì L.

Tại phần phân tích và nhận định trong các bản án trên, đa phần Tòa án đã căn cứ các quy định của Luật Thương mại về nghĩa vụ thanh toán lãi suất chậm thanh toán. Mặc dù các phán quyết bảo đảm tính công bằng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong giao dịch thương mại, tuy nhiên trong thực tế, từ kết quả phán quyết của tòa án đến kết quả thi hành án vẫn còn một khoảng cách khá xa, nhất là trong trường hợp bên mua trả chậm mất khả năng thanh toán Đặt trường hợp bên mua còn giữ tài sản trong kho, với hợp đồng mua trả chậm thông thường không có áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, bên bán sẽ không có căn cứ để tác động vào các hàng hóa đã bán và hàng hóa còn trong kho của bên mua, mà chỉ có quyền yêu cầu bên mua thanh toán Trong khi đó, cùng với quy định về đòi lại tài sản và hiệu lực đối kháng với người thứ ba, thì các quyền này sẽ được thực thi cho bên bán trong trường hợp hợp đồng có áp dụng bảo lưu quyền sở hữu.

Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế thông qua việc ký kết các hiệp định đối tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Công Thương về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng năm 2018 và 5 tháng đầu năm 2019, nền kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực, các nhóm ngành về lĩnh vực kinh doanh đã không ngừng tăng cao Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước Tiếp đến là thị trường EU đạt 17,3 tỷ USD, tăng 1,9% Trung Quốc đạt 13,4 tỷ USD, giảm 2,6% Thị trường ASEAN đạt 10,6 tỷ USD, tăng 5,2% Hàn Quốc đạt 7,9 tỷ USD, tăng 8,9% Nhật Bản đạt 7,7 tỷ USD, tăng 4,4% 42

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w