MỤC LỤC
Luận văn nghiên cứu các quy định về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015, có so sánh đối chiếu với các quy định về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu trong các văn bản trước đó để chỉ ra sự thay đổi phù hợp hay không phù hợp. Thứ tư, đưa ra một số định hướng nhằm chi tiết hơn các quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Bộ luật Dân sự năm 2015 và định hướng mở rộng các quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005.
“bảo lưu quyền sở hữu” nhằm bảo đảm tính tương thích với hợp đồng mua bán hàng hóa theo hình thức mua chậm, trả dần, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giao dịch mua bán hàng hóa hết sức đa dạng, phong phú và sôi động của các chủ thể trong giai đoạn hiện nay. Thông qua những đánh giá này, luận văn đã xây dựng được một hệ thống các kiến nghị hoàn thiện quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và mở rộng quy định trong Luật Thương mại năm 2005 về bảo lưu quyền sở hữu.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn, trên cơ sở các tài liệu đã phân tích, so sánh, tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp, khái quát lại những vấn đề đã nêu ra, làm cơ sở đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Trên cơ sở thực tế áp dụng quy định bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa đã và đang diễn ra thực tế, kết hợp cơ sở lý luận khoa học pháp lý cùng sự dẫn chiếu các quy định của pháp luật liên quan đến đề tài, từ đó đưa ra các bình luận, diễn.
Phương pháp này còn được sử dụng để so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước và điều ước quốc tế về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Phương pháp khảo sát được sử dụng ở chương 2 để khảo sát một số tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa đối với bảo lưu quyền sở hữu để làm căn cứ thuyết phục đưa ra kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về nội dung này của đề tài.
Về bảo lưu quyền sở hữu, cuốn sách chỉ điểm qua những nét khái quát nhất dựa theo những điều luật cụ thể, trong đó khẳng định rằng3: (i) để bảo vệ quyền lợi của bờn bỏn, cỏc bờn cần phải ghi rừ trong hợp đồng mua bán hoặc xác lập hợp đồng riêng về bảo lưu quyền sở hữu và đăng ký biện pháp bảo lưu quyền sở hữu; (ii) mua trả chậm, trả dần chỉ khả dụng với vật không tiêu hao. Mặc dù bài viết này được tác giả viết trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành nhưng căn cứ vào Điều 461 Bộ luật Dân sự năm 2005 về mua trả chậm, trả dần và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; tác giả đã nêu lên bản chất pháp lý của thỏa thuận điều khoản trả chậm, trả dần là một biện pháp bảo đảm trong hợp đồng mua bán tài sản.
Công ước Viên năm 1980 chỉ loại trừ (không áp dụng) đối với việc mua bán một số loại hàng hóa như chứng khoán, giấy bảo đảm chứng từ và tiền lưu thông, điện năng, phương tiện vận tải đường thủy, đường không, phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu… Theo pháp luật Hoa Kỳ, hàng hóa bao gồm mọi thứ có thể dịch chuyển được (quyền sở hữu) vào thời gian xác định theo hợp đồng mua bán hàng hoá, hàng hóa có thể là hàng hóa đã có ở hiện tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai (future good)11. Xuất phát từ tính chất của quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại, có thể thấy những điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm: đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm giao nhận hàng, và đặc biệt để tránh phát sinh những sự cố, tranh chấp do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra, điều khoản trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp hay nói cách khác là điều khoản chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng và nơi giải quyết tranh chấp là một trong những điều khoản cơ bản các bên phải thỏa thuận trước với nhau và đưa vào trong hợp đồng mua bán hàng hóa của mình.
Pháp luật quy định cho cá nhân là chủ sở hữu hoặc không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt về tài sản, tuy nhiên để có quyền định đoạt thì phải đáp ứng những điều kiện nhất định về năng lực hành vi và các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định: (1) về năng lực hành vi, việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật; (2) về trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về định đoạt tài sản: trong trường hợp pháp luật có quy định về trình tự, thủ tục định đoạt thì cần phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục đó. 21 Theo Điều 167 Bộ luật Dân sự năm 2015: Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Thông thường, đối tượng của biện pháp bảo đảm bằng tài sản không trùng với đối tượng của hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm (Ví dụ đối tượng của hợp đồng vay thường là một khoản tiền, đối tượng của biện pháp cầm cố hoặc thế chấp thường là một loại vật hoặc quyền sử dụng đất). Tuy nhiên, đối tượng của cầm giữ tài sản không thuộc sở hữu của bên cầm giữ (bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ) mà lại thuộc sở hữu của bên có tài sản bị cầm giữ (bên có nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm giữ) hoặc của người thứ ba (bên cho thuê, cho mượn tài sản).
Trong Bộ luật Dân sự Pháp27, tại Điều 2372 có quy định: “Quyền sở hữu được bảo lưu sẽ trở thành quyền đòi nợ của bên có nghĩa vụ đối với bên mua lại hoặc đối với số tiền bảo hiểm thay thế cho tài sản”, nhưng dựa vào quy định này không thể xác định được các vấn đề liên quan đến hiệu lực đối kháng với người thứ ba của bảo lưu quyền sở hữu như điều kiện phát sinh, thời điểm phát sinh, quyền của bên được bảo lưu quyền sở hữu khi tài sản được chuyển giao cho người thứ ba, … Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan 199528 chỉ có quy định liên quan đến hiệu lực đối kháng của biện pháp thế chấp tại Điều 722 mà không có quy định chung cho tất cả các loại biện pháp bảo đảm. Do đó, để hạn chế rủi ro, chủ động báo về quyền lợi của mình (người bán tài sản), thì người bán nếu đã có thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu phải tiến hành đăng ký biện pháp bảo đảm. Việc bảo lưu quyền sở hữu chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi đã đăng ký biện pháp bảo đảm. Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với. người thứ ba là thời điểm biện pháp bảo đảm được đăng ký. Khi người mua đã tham gia trong quan hệ bảo đảm là bảo lưu quyền sở hữu trong quan hệ mua bán trước đó mà chuyển giao tài sản đã mua cho người thứ ba thì phải thông báo cho người nhận chuyển giao biết về tình trạng pháp lý của tài sản. Trừ trường hợp các giao dịch bảo đảm đều đăng ký biện pháp bảo đảm thì thực hiện quyền ưu tiên thanh toán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015 là: “a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng”.
Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro cho người thứ ba, dưới góc độ quản lý nhà nước, vấn đề mấu chốt là phải thực hiện công khai tất cả các trường hợp đã đăng ký biện pháp bảo đảm bằng nhiều hình thức (công khai trên mạng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm luôn sẵn sàng hỗ trợ cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu; cơ quan cấp giấy chứng nhận ghi trong giấy chứng nhận về quyền bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, chỉ khi bên mua chứng minh đã thực hiện xong nghĩa vụ và yêu cầu bỏ phần ghi chú đó thì cơ quan cấp giấy chứng nhận mới xoá phần ghi chú đó). Tức là khi đó, dù bên mua không thanh toán tiền mua tài sản đúng hạn thì bên bán cũng chỉ có thể khởi kiện yêu cầu thanh toán chứ không thể đòi lại được tài sản từ bên mua (trừ trường hợp bên bán chứng minh được các bên đã thỏa thuận về mua trả chậm, trả dần theo quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì bên bán được đòi lại tài sản khi bên mua không thanh toán hết tiền trong thời hạn thỏa thuận).
Theo quy định, quyền này phát sinh và có hiệu lực trong thời hạn của bảo lưu quyền sở hữu, nên quyền này không đối ứng với bất cứ nghĩa vụ nào của bên bán, mà đối ứng với chính nghĩa vụ của bên mua trong việc chịu chi phí liên quan đến hao mòn tài sản trong quá trình sử dụng nếu bên bán đòi lại tài sản. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc xác định chủ thể chịu rủi ro đối với tài sản trong hợp đồng mua bán đã được quy định tại khoản 1 Điều 441 Bộ luật Dân sự năm 2015 (bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản) và nguyên tắc chịu rủi ro về tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 162 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Tương tự như vậy, quy định về bảo lưu quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự Đức không có sự tách biệt với quy định về hợp đồng mua bán, nên quyền và nghĩa vụ của các bên cũng được quy định cụ thể trong các trường hợp mua bán chứ không tách riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, bảo lưu quyền sở hữu còn có thể chấm dứt trong các trường hợp khác như: tài sản bảo lưu quyền sở hữu không còn, bảo lưu quyền sở hữu được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác, … Mỗi trường hợp làm chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu đều có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là bên bán, nên các bên có thể thỏa thuận lựa chọn căn cứ chấm dứt phù hợp nhằm.
Nhưng rừ ràng, việc quy định như Bộ luật Dõn sự năm 2015 hiện nay cho thấy: (i) Trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần, bảo lưu quyền sở hữu được xác lập tự động khi các bên lựa chọn phương thức thanh toán là trả chậm, trả dần (không cần có điều khoản hay văn bản riêng về bảo lưu quyền sở hữu); (ii) Với tính chất là một biện pháp bảo bảo đảm lưu quyền sở hữu không được xác lập một cách tự động mà các bên buộc phải lập văn bản thỏa thuận cụ thể về bảo lưu quyền sở hữu hoặc phải thiết lập một điều khoản riêng về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán. Trong Chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lưu quyền sở hữu như: các vấn đề liên quan đến hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu như: điều kiện có hiệu lực, thời điểm có hiệu lực, hiệu lực đối kháng với người thứ ba của bảo lưu quyền sở hữu; các quy định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu; các trường hợp chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu cũng như các hệ quả pháp lý có thể gắn liền với mỗi căn cứ làm chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu.
Căn cứ vào tình tiết của vụ án và tài liệu chứng cứ thu thập được, Tòa án nhân dân huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã ra phán quyết “Buộc ông Châu Công S có nghĩa vụ trả cho ông Lê Minh C số tiền là 76.500.000 (bảy mươi sáu triệu năm trăm nghìn) đồng. Ở đây, tác giả bổ sung việc thực hiện hợp đồng mua bán bằng lời nói (bằng miệng) thì việc điều khoản bảo lưu giữa các chủ thể phải có hai người làm chứng, vì trong thực tế không phải lúc nào các chủ thể xác lập hợp đồng mua bán cũng bằng văn bản nên việc sửa đổi, bổ sung như vậy là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Tuy nhiên, nguyên đơn không cung cấp được tài liệu chứng minh là chiếc xe này đã được nguyên đơn đăng ký quyền sở hữu do Công ty T đứng tên theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Dân sự; trong khi đó giấy đăng ký xe lại thể hiện nội dung đăng ký lần đầu ngày 21/8/2015 do ông Lê Trọng H đứng tên nên về mặt pháp lý thì đến thời điểm này ông H vẫn là chủ sở hữu, chỉ khi nào các bên đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục sang tên hoàn tất thì khi đó mới chuyển quyền sở hữu cho người khác hoặc được xác định bởi một bản án đã có hiệu lực pháp luật về việc tranh chấp hợp đồng mua bán giữa Công ty T và ông H. Tại giấy thỏa thuận mua bán xe trả góp được ký kết giữa Công ty T với ông Lê Trọng H ngày 13/8/2015 cú nội dung thể hiện rừ “… nếu ụng H khụng thực hiện nghĩa vụ đúng như thỏa thuận thì bên bán có quyền lấy lại xe mà không hoàn trả lại bất kỳ một khoản tiền nào bao gồm tiền đưa trước và tiền góp hàng tháng, số tiền đó được trừ vào tiền khấu hao; bên mua chưa trả hết tiền cho bên bán thì nghiêm cấm mọi hành vi cầm cố, thế chấp, trao đổi, mua bán chiếc xe nêu trên…”.
Vậy, quy định về nghĩa vụ của bên bán cần phải được sửa đổi theo hướng bổ sung cụm từ “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, cụ thể như sau: “Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Đồng thời, cần quy định chế tài xử lý đối với chủ thể dùng một tài sản thực hiện nhiều giao dịch bảo đảm khác nhau, có thể xử lý hình sự vì đây thực chất là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ đó làm giảm rủi ro pháp lý cho người thứ ba khi xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản này và thể hiện tính răn đe của pháp luật.
Đồng thời, Điều 62 Luật Thương mại năm 2005 quy định về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa như sau: “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”. Do đó, tác giả cho rằng việc sửa đổi, hoàn thiện Luật Thương mại năm 2005 để quy định rừ về việc bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bỏn hàng húa là cần thiết nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
Tạm bỏ qua các trường hợp bên mua có dấu hiệu vi phạm luật hình sự, như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…, bên bán còn phải đối mặt với khá nhiều nguy cơ không được thanh toán như: bên mua lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong khi tài sản trong kho không còn, bên mua thế chấp, cầm cố tài sản để xoay vốn, dẫn đến tài sản bị xử lý nợ… Trong khi đó, trường hợp các hợp đồng này có áp dụng bảo lưu quyền sở hữu, các nhà cung cấp có căn cứ để bảo lưu quyền sở hữu nếu chưa nhận đầy đủ tiền hàng, có quyền đòi lại tài sản và tránh khỏi nguy cơ rơi vào vị trí chủ nợ không bảo đảm trong trường hợp bên mua mất khả năng thanh toán, có thứ tự ưu tiên thanh toán cao hơn bên nhận thế chấp thứ ba, do hợp đồng có bảo lưu quyền sở hữu có thể phát sinh hiệu lực đối kháng với các chủ nợ khác, kể cả các tổ chức tín dụng hoặc người mua lại nông sản. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu tài sản, tác giả cũng đã chỉ ra những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu như: kiến nghị có liên quan đến hình thức của bảo lưu quyền sở hữu; các vấn đề liên quan đến việc hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong bảo lưu quyền sở hữu; quy định thủ tục đăng ký giao dịch biện pháp bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp tranh chấp với người thứ ba; kiến nghị sửa đổi quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 trong trong tương lai.
Đoàn Thế Hùng và các đồng chù biên Bùi Kim Hiếu, Nguyễn Ngọc Huân, Phạm văn Hãi, Nguyễn Ngọc Anh Đàũ.