GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng chủ yếu Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của một ngân hàng, từ đó quyết định sự phát triển hay thất bại của tổ chức, nền kinh tế của quốc gia Hoạt động tín dụng luôn đối mặt với các rủi ro tín dụng nói chung và tình trạng nợ xấu nói riêng Giai đoạn 2011-2021, tăng trưởng tín dụng bình quân ở Việt Nam là 26,56% nhưng tăng trưởng nợ xấu có mức tăng gấp hai lần, cụ thể là 51% Ɖỉnh điểm là năm 2012, khi mà nợ xấu tăng đột biến, được đánh giá là mối đe dọa an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia Do đó, nghiên cứu nợ xấu đang là một đề tài nóng bỏng tại Việt Nam và trên toàn Thế giới.
Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới kết luôn nợ xấu của ngân hàng ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: bên trong và bên ngoài ngân hàng (Fofack; 2005, Messai và Jouini; 2013, Farhan và các cộng sự; 2012) Yếu tố bên trong là các chỉ tiêu tài chính mà ngân hàng có thể kiểm soát, yếu tố bên ngoài là điều kiện của môi trường kinh tế vĩ mô Thì đã có nhiều nghiên cứu riêng biệt với tác động của 2 yếu tố trên đến nợ xấu các ngân hàng. Dựa vào những bài học và kinh nghiệm rút ra từ Thế giới, nghiên cứu này tập trung phân tích ảnh hưởng cả yếu tố vi mô và vĩ mô đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam năm 2011-2021.
Theo Khemraj và Pasha (2009), dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, nợ xấu có mối tương quan với sự thất bại của ngân hàng và các cuộc khủng hoảng tài chính Nó trở thành một nguyên nhân gây ra lỗ hổng tài chính do chất lượng tài sản suy yếu.
Ta rút ra từ việc tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng trên thế giới tăng lên nhanh chóng sau cục khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 bắt nguồn từ Hoa Kỳ Và kết luận này càng chứng tỏ, khi môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn, hệ thống tài chính sẽ gặp vấn đề nói chung, và nợ xấu tăng cao ở các ngân hàng thương mại nói riêng.
Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu trên Thế giới thực hiện, như nghiên cứu củaJimenez và Saurina (2006) kết luận môi trường kinh tế vĩ mô được coi là yếu tố ngoại sinh đang có tác động đến hiệu suất hoạt động ngân hàng Các ngân hàng dự đoán khi
2 nền kinh tế bất ổn, suy thoái xảy ra, doanh nghiệp và hộ gia đình gặp phải tình trạng thiếu thanh khoản, do đó làm tăng khả năng trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Nghiên cứu của Fofack (2005) cũng đưa ra bằng chứng cho thấy khi tăng trưởng kinh tế , tăng tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực góp phần làm tăng nợ xấu Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu mối quan hệ này như: Das và Ghosh (2007), Al-Smadi và Ahmad
Nợ xấu ở Việt Nam vẫn cứ tiếp tục ở mức độ cao và kéo dài thì các chi phí bỏ ra về mặt hữu hình và vô hình được xử lý nợ xấu càng lớn Về mặt hữu hình là việc các tài sản cầm cố tại ngân hàng sau ngày càng bị hao mòn, hư hỏng, giá trị và giá trị sử dụng sẽ mất dần, nếu nợ xấu được xử lý nhanh thì các tài sản này sẽ được đem ra sử dụng nhanh chóng, tạo nên giá trị và giá trị thặng dư cho nền kinh tế Về mặt vô hình khi qua trình xử lý nợ xấu kéo dài, duy trì được mức tín nhiệm như hiện nay, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư Việc thực trạng kinh tế hiện nay, yêu cầu giải quyết ngay bài toán nợ xấu đang rất cấp bách Bởi nợ xấu đang trở thành gánh nặng không chỉ cho hoạt động ngân hàng, doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế.
Từ vấn đề nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực ngân hàng đã đặt ra các nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu cũng như đánh giá tác động của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng đã và đang được nghiên cứu Xuất phát từ lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình
Từ kết quả của nghiên cứu này, phần nào sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng có cái nhìn bao quát, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp, lâu dài để giảm thiểu nợ xấu, tổn thất và nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam mở cửa.
Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên lý do và vấn đế nghiên cứu, đề tài này được thực hiện được những mục tiêu như sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam.
- Ɖánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến nợ xấu của các NHTM ở Việt
Sau khi làm rõ vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiếp tục đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Các yếu tố vĩ mô và vi mô nào tác động đến nợ xấu của Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam?
- Mức độ tác động của các yếu tố này ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam như thế nào?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, được lấy từ các báo cáo tài chính được kiểm toán và công bố hằng năm của các ngân hàng. Ɖối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021.
1.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Phương pháp chính của nghiên cứu này là phương pháp định lượng, cho nên tác giả sử dụng các dữ liệu bảng được thu thập từ nhiều ngân hàng khác nhau để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Có hai phương pháp phổ biến trên cơ sở dữ liệu bảng để xác định các yếu tố chính là phương pháp OLS, FEM, REM Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng trên các phương pháp OLS, FEM, REM sau đó sử dụng các kiểm định để lựa chọn phương pháp phù hợp Tiếp theo, tác giả sẽ kiểm tra các mô hình như hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi.
Dữ liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ các số liệu ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2021 Thông tin thu thập bao gồm các biến vi mô được sử dụng trong mô hình nghiên cứu như tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ chi phí trên thu nhập (OPE), suất sinh lợi tài sản (ROA), Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LA), dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu (LLP), quy mô ngân hàng (lnSIZE), được thu thập từ báo cáo tài chính của ngân hàng công bố Và các yếu tố
Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Phương pháp chính của nghiên cứu này là phương pháp định lượng, cho nên tác giả sử dụng các dữ liệu bảng được thu thập từ nhiều ngân hàng khác nhau để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Có hai phương pháp phổ biến trên cơ sở dữ liệu bảng để xác định các yếu tố chính là phương pháp OLS, FEM, REM Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng trên các phương pháp OLS, FEM, REM sau đó sử dụng các kiểm định để lựa chọn phương pháp phù hợp Tiếp theo, tác giả sẽ kiểm tra các mô hình như hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi.
Dữ liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ các số liệu ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2021 Thông tin thu thập bao gồm các biến vi mô được sử dụng trong mô hình nghiên cứu như tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ chi phí trên thu nhập (OPE), suất sinh lợi tài sản (ROA), Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LA), dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu (LLP), quy mô ngân hàng (lnSIZE), được thu thập từ báo cáo tài chính của ngân hàng công bố Và các yếu tố
4 bên ngoài như tăng trưởng GDP (GrGDP), tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ lệ thất nghiệp (UNE),lãi suất cho vay trung bình (AWPR) được thu thập từ số liệu công bố của ngân hàng Thế giới.
Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học, nghiên cứu góp phần hoàn thiện các nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường kinh tế vi mô và vĩ mô đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Ɖề tài đưa ra các bằng chứng thực nghiệm giúp kiểm nghiệm và bổ sung kết quả cho các nghiên cứu trước.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu là cơ sở tham khảo cho các nhà quản trị ngân hàng Nghiên cứu đã đưa ra được chịu hưởng ảnh hưởng của yếu tố thuộc môi trường vĩ mô cũng như các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Ɖiều này góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung trong bối cảnh Việt Nam.
Bố cục khoá luận
Khoá luận sẽ được trình bày trong năm chương, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Trong chương này, tác giả đã giới thiệu về tính cấp thiết đề tài nghiên cứu, mục tiêu của đề tài cũng như xác định được phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên chứ và kết cấu khóa luận.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Nợ xấu của ngân hàng thương mại
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nợ xấu, nợ xấu “Non-performing loan” (NPL) được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể bị quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ của khách hàng.
Một số quan điểm về nợ xấu: Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả đầy đủ (người vay phá sản) Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho đến thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi khoản thay thế (IMF’s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators, 2004).
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS): Chuẩn mực kế toán về ngân hàng thường đề cập các khoản nợ bị giảm giá trị (Impairred) thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu (NPL) Chuẩn mực kế toán IAS 39 công bố tháng 12 năm 1999 và sau 2 lần chỉnh sửa (lần 1 vào tháng
12 năm 2000 và lần 2 đầu tháng 12 năm 2003) được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005 chỉ ra rằng cần phải có bằng chứng khách quan để xếp hạng một khoản vay có dấu hiệu bị giảm giá trị.
Trong trường hợp nợ bị giảm giá trị thì tài sản được ghi nhận sẽ bị giảm xuống do những tổn thất chất lượng nợ xấu gây ra Về cơ bản IAS 39 chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn Phương pháp này để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và là phương pháp phân tích dòng tiền trong tương lai hoặc xếp hạn khoản vay Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn Theo Ủy ban basel về giám sát Ngân hàng (BCDS): Trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định việc các khoản nợ được cho là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai sự kiện sau đây xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày (Basel committee on banking Supervision, 2002) BCDS cũng đề cập tới các khoản vay bị giảm giá trị sẽ xảy ra khi khả năng thu hồi các khoản thanh toán từ khoản vay là không thể Giá trị tổn thất sẽ được ghi nhận bằng cách giảm trừ giá trị khoản vay thông qua một khoản dự phòng và sẽ được phản ánh trên báo cáo thu nhập của ngân hàng Như vậy, lãi suất của các khoản vay này sẽ không được cộng dồn và sẽ chỉ xuất hiện dưới dạng tiền mặt thực tế nhận được.
Tại Việt Nam, theo thông tư số 11/2021/TT-NHNN ra ngày 30/07/2021 “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” đã thay thế Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung các khái niệm nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) Các khoản dư nợ đã quá hạn từ 90 ngày trở lên; (ii) Khả năng trả nợ của khách hàng được xếp vào loại nghi ngờ về khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ Trong bài nghiên cứu tác giả tính toán tỷ lệ nợ xấu là những khoản nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 trên tổng dư nợ NHTM.
2.1.2 Phân loại nợ và phương pháp đánh giá nợ xấu
Theo Ɖiều 10 thông tư số 11/2021/TT-NHNN thông tư số 11/2021/TT-NHNN về việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
– Khoản nợ trong hạn và và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
– Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn
– Khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Ɖiều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
– Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định tại điểm a (ii) Khoản này, khoản 3 Ɖiều này.
– Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Ɖiều này.
– Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Ɖiều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
– Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Ɖiều này.
– Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Ɖiều này.
– Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Ɖiều này.
– Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Ɖiều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).
– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Ɖiều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Ɖiều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).
– Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
– Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
– Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Ɖiều này.– Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Ɖiều 8 Thông tư này. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
– Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Ɖiều này.
– Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Ɖiều này.
– Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Ɖiều này.
– Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Ɖiều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
– Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được.
– Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở mô hình OLS, nghiên cứu xây dựng mô hình dựa trên tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các nghiên cứu trước đây:
Kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đã chọn tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ làm biến phụ thuộc đại diện cho nợ xấu của NHTM Biến độc lập là những yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM, gồm các yếu tố vi mô là tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng tín dụng và các yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát.
Mô hình nghiên cứu được thể hiện như sau:
Y là biến phụ thuộc đại diện cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong thời gian t , trong bài nghiên cứu này sử dụng NPL
X là vecto các đặc trưng riêng của từng ngân hàng β là vecto hệ số tương ứng cho từng đặc trưng £ là sai số ngẫu nhiên
Tỷ lệ nợ xấu (NPL): Tại Việt Nam, theo quy định của NHNN, nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn Trong đó, nợ xấu được phân loại theo hai tiêu chí là định lượng và định tính.
H: Nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến nợ xấu của ngân hàng
Tăng trưởng GDP: Chỉ số GDP chính là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi của kinh tế và có thể dùng nó để đánh giá lạm phát. Pasiouras và Kosmidou (2007) cho rằng, lạm phát có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng Và tác động ngược chiều đến nợ xấu.
H1: GDP có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Chỉ số CPI chính là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá, sự thay đổi của mức giá và có thể dùng nó để đánh giá lạm phát. Pasiouras và Kosmidou (2007) cho rằng, lạm phát có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng.
H2: Lạm phát có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Tỷ lệ thất nghiệp (Une): Khi thất nghiệp xảy ra, thu nhập của người đi vay sẽ giảm, do đó khả năng hoàn trả nợ gốc cũng như lãi vay của họ sẽ giảm, điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên (Filip, 2015).
H3: Tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Lãi suất cho vay trung bình: Lãi suất cho vay trung bình đo lường khả năng chi trả của khách hàng đối với khaorn vay.
H4: Lãi suất cho vay trung bình có ảnh hưởng tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (OPE): CIR được tính bằng chi phí hoạt động chia cho thu nhập hoạt động Elouali Jaouad và Oubdi Lahsen (2018) đưa ra kết luận về sự tác động nghịch chiều của tỷ lệ này đối với hiệu quả hoạt động, tuy nhiên Tze San và Teh Boon Heng (2013), Võ Minh Long (2019) lại có những kết luận ngược lại.
H5: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập tác động cùng chiều đối với nợ xấu của ngân hàng
Suất sinh lợi tài sản (RET): Tadesse và Enyew (2019), Rina và Yovin (2016), Mumtaz và Sajjad (2017), Hoàng Phạm Ɖình Vũ (2014) đã chỉ ra rằng ROA là yếu tố đáng tin cậy được sử dụng để đánh giá lợi nhuận của NHTM do ROA không chịu ảnh hưởng bởi tác động tài chính cao ROA bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân.
H6: Suất sinh lợi tài sản có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (Loans): Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
H7: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng
Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu: Việc đề phòng Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu cao giúp cho việc luẩn chuyển vốn dễ dàng, góp phần gia tăng lợi nhuận của ngân hàng Sử dụng ước lượng GMM và số liệu từ 20 ngân hàng Thương mại tại Việt Nam từ năm 2007 đến 2012, (Nguyễn T T., 2013) cho thấy nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản thì lợi nhuận càng tăng.
H8: Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu có ảnh hưởng tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Quy mô ngân hàng (SIZE): Mashayekhi và Bazaz (2008), Azeez (2015) và Olokoyo
(2013) chỉ ra rằng quy mô công ty có liên quan tích cực đến hiệu quả hoạt động của công Ngược lại, Klapper & Love (2004) lại cho rằng công ty lớn hơn có thể hoạt động kém hiệu quả dẫn đến hoạt động kém hiệu quả Ong & Teh (2013) không tìm thấy ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động Quy mô được tính bằng logarit tổng tài sản. H9: Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đối với nợ xấu của ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu năm trước (NPL n-1): Tại Việt Nam, theo quy định của NHNN, nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn Trong đó, nợ xấu được phân loại theo hai tiêu chí là định lượng và định tính.
H10: Tỷ lệ nợ xấu năm trước ảnh hưởng tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng Chương này trình bày phương pháp và dữ liệu nghiên cứu được thực hiện nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu được thực hiện qua các bước lựa chọn mô hình nghiên cứu, thu thập dữ liệu.
Biến nghiên cứu
Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu
STT TÊN BIẾN GIẢI THÍCH
Tỷ lệ nợ xấu NHTM
Báo cáo tài chính của NHTM 2011- 2021
3 Inflation Tỷ lệ lạm phát Ngân hàng Thế giới 2010- 2020
4 Unemployment Tỷ lệ thất nghiệp - Ngân hàng Thế giới 2010- 2020
Lãi suất cho vay trung bình
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập
+ Báo cáo tài chính của NHTM 2011- 2021
7 Return on Assets Suât sinh lợi tài sản
- Báo cáo tài chính của NHTM 2011- 2021
8 Loans to Assets Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản
- Báo cáo tài chính của NHTM 2011- 2021
9 Loan loss provisions Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu
+ Báo cáo tài chính của NHTM 2011- 2021
10 Bank size Quy mô ngân hàng - Báo cáo tài chính của NHTM 2011- 2021
11 Non-performing loans of the previous year
Tỷ lệ nợ xấu năm trước
+ Báo cáo tài chính của
Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của của các ngân hàng thương mại Việt Nam, các kết quả nghiên cứu thực chứng trong và ngoài nước, tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H1: GDP có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Giả thuyết H2: Lạm phát có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng Giả thuyết H3: Tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Giả thuyết H4: Lãi suất cho vay trung bình có ảnh hưởng tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Giả thuyết H5: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập tác động cùng chiều đối với nợ xấu của ngân hàng Giả thuyết H6: Suất sinh lợi tài sản có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Giả thuyết H7: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Giả thuyết H8: Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu có ảnh hưởng tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Giả thuyết H9: Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đối với nợ xấu của ngân hàng
Giả thuyết H10: Tỷ lệ nợ xấu năm trước ảnh hưởng tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Bảng 0.2: Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết
Nội dung Cách lấy số liệu
MÃ HÓA Dấu kỳ vọng
GDP có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Lạm phát có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Lãi suất cho vay trung bình có ảnh hưởng tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Báo cáo tài chính (Sàn Hose)
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập tác động cùng chiều đối với nợ xấu của ngân hàng
Báo cáo tài chính (Sàn Hose)
Suất sinh lợi tài sản có ảnh hưởng tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng
Báo cáo tài chính (Sàn Hose)
Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu có ảnh hưởng tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng
Báo cáo tài chính (Sàn Hose)
Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đối với nợ xấu của ngân hàng
Báo cáo tài chính (Sàn Hose)
Tỷ lệ nợ xấu năm trước ảnh hưởng tiêu cực đến nợ xấu của ngân hàng
Báo cáo tài chính (Sàn Hose)
Nợ xấu của ngân hàng Báo cáo tài chính (Sàn Hose)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
4.1.1 Sự hình thành hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngày 06/05/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, chính thức hình thành một ngành kinh tế trọng yếu – ngành Ngân hàng, với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý các hoạt động tín dụng bằng biện pháp hành chính, quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ Ɖại hội Ɖảng lần thứ 6 đã đề ra đường lối đổi mới cho đất nước, dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ của ngân hàng: Từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng và là ngân hàng Trung Ương, hệ thống Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Sau thời gian phát triển “nóng”, hệ thống ngân hàng bộc lộ những điểm yếu lớn trong đó nổi bật là sở hữu chéo và nợ xấu đe dọa đến sự an toàn của hệ thống Ɖầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 254 về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng Từ đó đến nay, việc thực hiện quá trình tái cơ cấu các ngân hàng dù còn chậm và chưa được như kỳ vọng, nhưng cũng đã đạt được những kết quả khá rõ nét. Ɖó là giữ ổn định hệ thống, ổn định thị trường, đưa lãi suất về mức thực dương, giảm dần tỷ lệ nợ xấu về mức 3%
Quá trình phát triển của nền kinh tế gắn liền quá trình phát triển của ngành ngân hàng Từ nghiệp vụ đầu tiên cơ bản nhất là huy động vốn và cho vay vốn, dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ, ngành ngân hàng đã đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, từ giao dịch thủ công tại quầy khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại nhà thông qua mạng internet, hoặc thông qua hệ thống auto banking (rút, gửi tiền tự động) Ɖồng thời, để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng được phát triển bền vững việc giám sát chặt chẽ hoạt động và hiệu quả vận hành của hệ thống tín dụng, ngân hàng cần được ưu tiên hàng đầu Sự theo dõi sát sao từ các cơ quan quản lý, các bên liên quan sẽ giúp ngân hàng kịp thời điều chỉnh, đồng thời hạn chế khả năng truyền tác động khi buộc phải loại bỏ một mắt xích của dây chuyền.
Năm 2021 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP đạt 2,91%.
Hình 4.1 GDP của Việt Nam (2011-2021)
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2021 có sự thay đổi mạnh mẽ từ lạm phát 2 con số trong năm 2011 xuống lạm phát 1 con số và giữ ổn định ở mức 4% trong giai đoạn 2016 - 2021.
Hình 4.2 Tình hình lạm phát của Việt Nam (2011 – 2021)
Tỷ lệ lạm phát Việt Nam Năm 2011 có tỷ lệ lạm phát là 18.58%, cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2021 và cao thứ 2 (chỉ sau năm 2008) trong giai đoạn 2000 – 2021. Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2021 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn được giữ ổn định ở mức 4%.
Tỷ lệ lạm phát một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng Nhờ việc theo dõi và thống kê tỷ lệ lạm phát mà chúng ta có thể biết được tình hình nền kinh tế và có chính sách phản ứng phù hợp để đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Nguồn: NHNN Nguồn: SSI tổng hợp
Hình 4.3 Tỷ lệ thất nghiệp (2011-2020)
Theo báo cáo tình hình lao động việc làm tại Việt Nam mới nhất của Tổng cục Thống kê (GSO), tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng 10 năm qua, trong đó tỉ lệ thất nghiệp tăng nhiều nhất ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp
Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong quí II năm 2020 là 2,73%, trong đó, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị là 4,46%, cao nhất trong vòng
10 năm qua, cao hơn 1,36 điểm % so với cùng kì năm trước.
Hình 4.4 Lãi suất huy động vốn (2019-2020)
Tài liệu trình bày của một ngân hàng mới đây cung cấp những số liệu tổng quan về hoạt động ngân hàng 9 tháng đầu năm.
Nguồn: CTCK Rồng Việt Nguồn: NHNN, CTCK Rồng Việt
Tăng trưởng tín dụng tiếp tục thấp hơn kỳ vọng, đạt 7,3% từ đầu năm so với mục tiêu của NHNN là 12- 14%/năm Gần đây mục tiêu này còn được nhắc đến với con số thấp hơn, khoảng 10%.
Nguyên nhân của tăng trưởng tín dụng thấp vẫn là tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường bất động sản chưa phục hồi dẫn đến những khó khăn trong việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng.
Hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Vietcombank còn được kỳ vọng sẽ bứt phá hơn nữa nhờ vào hoạt động dịch vụ bancassurance khi thực tế ngân hàng này dù đang có cơ sở dữ liệu khách hàng lớn nhất nhưng chưa triển khai mạnh nguồn thu từ bán bảo hiểm Ɖược biết, hiện nay, Vietcombank đang công khai tìm kiếm đối tác bảo hiểm với tổng giá trị lên tới 1 tỷ USD. Ɖầu tiên, thống kê mô tả các biến số được thực hiện với kết quả như Bảng 2 trong báo cáo thị trường mới đây, CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết, tính đến hết tháng 9, tăng trưởng tín dụng ước đạt 9% so với đầu năm, thấp hơn 10,3% cùng kỳ năm trước So với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2019, dư địa có thể tăng lên tới 5%.
Hình 4.5 Tăng trưởng tín dụng ngân hàng (01/2015-09/2019)
Dựa theo tình hình tăng trưởng tín dụng tại các NHTM niêm yết, VDSC ước tính với tốc độ tăng trưởng hiện tại và trần tín dụng cho từng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 có thể chỉ đạt 13,2% so với đầu năm "Ɖây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong thập kỷ qua tại Việt Nam", VDSC nhận định.
Theo VDSC, kết quả tăng trưởng tín dụng thấp hiện tại chủ yếu đến từ khối NHTM quốc doanh gồm BIDV, VietinBank và Agribank trong khi thành tích tại các NHTMCP tư nhân khác vẫn rất ấn tượng Cụ thể, như VIB, TPBank, VPBank hay
MB đang dần cạn dư địa khi tiến sát mức trần tín dụng cho phép của NHNN Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của BIDV và VietinBank chỉ đạt 8,6% và 3,2% so với đầu năm, cách xa mục tiêu đầu năm, lần lượt 12% và 7%.
4.2.2 Thu thập và xử lý dữ liệu
Mục tiêu của mô hình trong đề tài này là nhằm lý giải các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM Việt Nam hiện nay Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu mẫu gồm 25 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2011 đến 2021 Tiêu chí chọn mẫu: những ngân hàng được chọn là những ngân hàng đa dạng về quy mô, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động NHTMCP Việt Nam, đồng thời các báo cáo tài chính ngân hàng đầy đủ từ năm 2011 đến 2021 Dữ liệu các biến phụ thuộc: Tỷ lệ nợ xấu được tính toán từ báo cáo tài chính hàng năm của mỗi ngân hàng Biến độc lập: Các biến đặc trưng của NHTM được tính toán từ báo cáo tài chính thường niên của mỗi NHTM, các báo cáo của NHNN Việt Nam Ɖối với biến các yếu tố vĩ mô như GDP, INF được thu thập từ dữ liệu trong báo cáo của WB Ɖể xác định các nhân tố ảnh hưởng nợ xấu của các NHTM tác giả sử dụng dữ liệu dạng bảng Dữ liệu bảng bao gồm dữ liệu
4 1 chuỗi thời gian và dữ liệu chéo.
Phân tích tương quan
Hiện tượng đa cộng tuyến là vấn đề không thể loại bỏ hoàn toàn trong thống kê, tuy nhiên sự đa cộng tuyến càng ở mức thấp càng tốt Kết quả nghiên cứu từ bảng 4.2 có thể thấy rằng hệ số tương quan giữa các biến đa phần tương đối thấp, vì vậy có thể dự đoán không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các biến độc trong mô hình do các hệ số tương quan có giá trị khá thấp so với chuẩn so sánh theo Farrar và Glauber (1967) là 0.8.
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
NPL gdp inf un OPER
Nguồn: Tác giả thống kê từ Eview
Kiểm tra đa phương thức
Dùng VIF (nhân tử phóng đại phương sai) cho mỗi biến độc lập để kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến quả kiểm tra VIF theo từng biến độc lập Vì tất cả các biến độc lập có VIF