1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích doanh thu tại công ty tnhh nhà nước một thành viên giầy thượng đình

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Doanh Thu Tại Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Giầy Thượng Đình
Tác giả Lê Nguyễn Thu Lý
Người hướng dẫn GVHD: Lê Thị Trâm Anh
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 634 KB

Cấu trúc

  • 2.2.4.1 Phương pháp so sánh (18)
  • 2.2.4.2 Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch (19)
  • 2.2.4.3 Phương pháp cân đối (20)
  • 2.2.4.4 Các phương pháp khác (20)
  • 2.2.5.1 Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu qua các năm (21)
  • 2.2.5.2 Phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh (21)
  • 2.2.5.3 Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và các mặt hàng chủ yếu (21)
  • 2.2.5.4 Phân tích doanh thu theo phương thức bán (22)
  • 2.2.5.5 Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán (22)
  • 2.2.5.6 Phân tích doanh thu theo đơn vị trực thuộc (22)
  • 2.2.5.7 Phân tích doanh thu theo tháng, quý (23)
  • 2.2.5.8 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu (23)
  • 2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về phân tích doanh thu tại các doanh nghiệp thông qua các công trình từ các năm trước. 16 (25)
  • 2.4 Phân định nội dung phân tích doanh thu tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình 18 CHƯƠNG 3 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 19 3.1. Phương pháp nghiên cứu về phân tích doanh thu tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình 19 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 19 (27)
    • 3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 20 (29)
  • 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu 21 (30)
    • 3.2.1 Tổng quan về tình hình công ty 21 (30)
      • 3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty (31)
      • 3.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty (31)
      • 3.2.1.3 Bộ máy tổ chức của công ty (32)
    • 3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình doanh thu của doanh nghiệp 26 .1.Các nhân tố khách quan (35)
      • 3.2.2.2. Các nhân tố chủ quan (36)
  • Biểu 01. Phân tích tốc độ phát triển của DTBH và CCDV qua các năm 32 (0)
  • Biểu 02: Phân tích doanh thu theo các nghiệp vụ kinh doanh 34 (0)
  • Biểu 03: Phân tích DTBH theo nhóm hàng của doanh nghiệp 35 (0)
  • Biểu 04: Phân tích DTBH và CCDV theo thị trường tiêu thụ 36 (0)
  • Biểu 05:Phân tích DTBH và CCDV theo phương thức thanh toán 38 (0)
  • Biểu 06: Phân tích DTBH theo phương thức bán 39 (0)
  • Biểu 07: Phân tích DTBH và CCDV theo quý 41 (0)
  • Biểu 08: Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng và giá bán tới doanh thu bán hàng của công ty 43 (0)
  • Biểu 09: Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động đến DTBH và CCDV 46 (0)

Nội dung

Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác nhằm mục đích thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng Phương pháp so sánh bao gồm:

- So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số định mức để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm (%) hoặc số chênh lệch tăng giảm.

- So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số thực hiện cùng kỳ năm trước hoặc các năm trước để thấy được sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai.

- So sánh giữa số liệu thực hiện của một đơn vị này với một đơn vị khác để thấy được sự khác nhau và mức độ, khả năng phấn đấu của đơn vị

Ngoài ra, người ta thường so sánh giữa doanh thu với chi phí để xác định kết quả kinh doanh hoặc giữa các chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu chung để xác định tỷ trọng của nó trong chỉ tiêu chung.

Sử dụng phương pháp so sánh giúp xác định được mức độ, xu hướng biến động của doanh thu, trên cơ sở đó đánh giá được các măt hiệu quả hay kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng công thức toán học mang tính chất hàm số trong đó khi có sự thay đổi của các nhân tố kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phân tích Ví dụ:

 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng bán và đơn giá bán đến chỉ tiêu doanh thu.

Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x Đơn giá bán

 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động và năng suất lao động đến chỉ tiêu doanh thu.

Doanh thu bán hàng = Tổng số lao động x NSLĐ bình quân

Cụ thể như sau: Để xác định ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá bán đến doanh thu ta dựa vào công thức:

Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x Đơn giá bán

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Q tới M :

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố P tới M :

Tổng ảnh hưởng: ∆M = ∆MQ + ∆MP

Trong thực tế phân tích, phương pháp thay thế liên hoàn còn được thực hiện bằng phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay số chênh lệch của các nhân tố ảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích So với phương pháp thay thế liên hoàn thì phương pháp số chênh lệch đơn giản hơn trong cách tính toán và cho ngay kết quả cuối cùng Tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp đối tượng phân tích liên hệ với nhau chỉ có phép nhân không có phép chia.

Phương pháp cân đối

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối như cân đối giữa vốn và nguồn vốn, cân đối giữa nhu cầu và khả năng thanh toán, cân đối giữa thu và chi, cân đối giữa nhập kho, xuất kho và tồn kho Phương pháp cân đối được sử dụng trong phân tích nhằm đánh giá toàn diện các mối quan hệ cân đối để từ đó phát hiện số mất cân đối cần giải quyết, những hiện tượng vi phạm và các hoạt động tiềm năng cần khai thác

Khi phân tích theo phương pháp cân đối phải thu thập số liệu, tính số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến việc phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hóa.

Các phương pháp khác

Ngoài những phương pháp trên người ta còn sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp tính chỉ số, tỷ lệ, tỷ suất v.v

- Phương pháp dùng biểu đồ, sơ đồ phân tích

- Phương pháp dùng toán kinh tế.

2.2.5 Nội dung phân tích doanh thu trong các doanh nghiệp

Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu qua các năm

Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm (thường là 5 năm), qua đó thấy được sự biến động tăng, giảm và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng, đưa ra thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn.

Nguồn số liệu: các số liệu về doanh thu bán hàng thực tế qua các năm

Phương pháp phân tích: tính toán các chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển bình quân.

Trong trường hợp có sự biến động về giá thì phải sử dụng phương pháp chỉ số giá để loại trừ ảnh hưởng của giá.

Phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh

Phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh nhằm nhận thức và đánh giá chính xác doanh thu, và qua đó xác định kết quả theo từng nghiệp vụ kinh doanh, giúp cho chủ doanh nghiệp có những cơ sở, căn cứ đề ra những chính sách, biện pháp đầu tư thích hợp, trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn số liệu: căn cứ vào số liệu kế hoạch, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết về doanh thu theo các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích chủ yếu là: áp dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số liệu thực hiện với kế hoạch hoặc kì này với kì trước, trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu tỉ lệ phần trăm, số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng nghiệp vụ kinh doanh.

Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và các mặt hàng chủ yếu

Phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp cần phải phân tích chi tiết theo từng nhóm hàng, mặt hàng trong đó có những mặt hàng chủ yếu để qua đó,nhận thức đánh giá một cách toàn diện, chi tiết tình hình doanh thu bán hàng theo nhóm, mặt hàng, thấy được sự biến đổi tăng giảm và xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư theo nhóm mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn số liệu: căn cứ vào những số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng để so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch và số thực hiện kì trước

Phân tích doanh thu theo phương thức bán

Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán, nhằm mục đích đánh giá tình hình và khả năng đa dạng hóa các phương thức bán hàng của doanh nghiệp, qua đó tìm ra những phương thức bán thích hợp cho doanh nghiệp, để đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu.

Nguồn số liệu: phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán sử dụng những số liệu thực tế kì báo cáo và kì trước để tính toán, lập biểu so sánh.

Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán

Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán, nhằm mục đích nghiên cứu, xem xét tình hình biến động của các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và tình hình thu tiền bán hàng Thông qua việc phân tích tình hình doanh thu và thu tiền bán hàng doanh nghiệp tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi tiền bán hàng nhanh chóng và có định hướng hợp lí trong việc lựa chọn phương thức thanh toán trong kì tới.

Nguồn tài liệu: số liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản doanh thu

TK 511, tài khoản phải thu của khách hàng TK131, tài khoản dự phòng phải thu khó đòi TK 139 và các tài khoản có liên quan.

Phương pháp phân tích là so sánh giữa số thực hiện kì báo cáo với kì trước để thấy được sự biến động tăng giảm.

Phân tích doanh thu theo đơn vị trực thuộc

Phân tích doanh thu theo đơn vị trực thuộc nhằm nhận thức và đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc hạch toán kinh tế nội bộ, qua đó thấy được sự tác động ảnh hưởng đến thành tích, kết quả chung của doanh nghiệp.

Từ đó thấy được những ưu nhược điểm và những mặt tồn tại trong việc tố chức và quản lí kinh doanh trong từng đơn vị trực thuộc, để đề ra những chính sách, biện pháp quản lí thích hợp.

Nguồn số liệu: doanh thu kế hoạch, doanh thu thực hiện của các đơn vị trực thuộc, sổ chi tiết TK 511,và các sổ tài khoản khác có liên quan.

Phương pháp là so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch doanh thu của từng đơn vị để thấy được mức độ hoàn thành, số chênh lệch tăng giảm Đồng thời so sánh số chênh lệch tăng giảm của từng đơn vị trực thuộc với kế hoạch chung của công ty, để thấy được mức độ tác động đến tỉ lệ tăng giảm chung của toàn DN.

Phân tích doanh thu theo tháng, quý

Phân tích doanh thu theo tháng, quý để thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch, thấy được sự biến động của doanh thu, qua những thời điểm khác nhau và những nhân tố ảnh hưởng của chúng, để có những chính sách và biện pháp, thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng theo mùa vụ Phân tích doanh thu theo tháng, quý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng mang tính thời vụ.

Nguồn tài liệu: doanh thu theo tháng của doanh nghiệp của kì trước, kì thực hiện, hoặc kì kế hoạch.

Phương pháp phân tích chủ yếu là so sánh giữa số thực tế với số kế hoạch, hoặc số cùng kì năm trước để thấy được mức độ hoàn thành, tăng giảm Đồng thời so sánh doanh thu thực tế theo từng tháng, quý với kế hoạch năm để thấy được tiến độ hoàn thành kế hoạch.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

 Phân tích các nhân tố định tính ảnh hưởng đến doanh thu

Nhân tố định tính là nhân tố ảnh hưởng không thể lượng hóa được bằng các chỉ tiêu kinh tế, gồm hai nhóm: nhóm nhân tố khách quan, nhóm nhân tố chủ quan.

Nhóm nhân tố khách quan: là những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của

DN như: chính sách kinh tế, tài chính; chính sách thương mại; tình hình kinh tế chính trị xã hội trong và ngoài nước; nhu cầu, thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng.

Nhóm nhân tố chủ quan: là nhóm những nhân tố doanh nghiệp có thể kiểm soát và khống chế được như: mẫu mã, chất lượng, giá thành của sản phẩm; cơ sở vật chất kĩ thuật, dây chuyền công nghệ và trình độ cán bộ công nhân viên, uy tín thương hiệu trên thị trường của doanh nghiệp.

 Phân tích các nhân tố định lượng ảnh hưởng đến doanh thu

Nhân tố định lượng là những nhân tố ảnh hưởng có thể tính toán được bằng các chỉ tiêu kinh tế.

 Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và giá bán.

Mối quan hệ của 2 nhân tố này với doanh thu được thể hiện qua công thức: Doanh thu bán hàng = số lượng hàng bán x đơn giá bán.

Ta thấy: nếu số lượng hàng bán và đơn giá tăng doanh thu tăng và ngược lại. Xét về tính chất thì số lượng hàng bán ra là nhân tố chủ quan vì nó phụ thuộc vào những điều kiện tổ chức quản lí kinh tế doanh nghiệp Còn đơn giá là nhân tố khách quan do sự điều tiết của cung cầu.

Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động đến doanh thu bán hàng.

Mối liên hệ đó được phản ánh qua công thức:

Doanh thu Tổng số Năng suất lao động bán hàng lao động bình quân

Phân tích ảnh hưởng của các khâu lưu chuyển hàng hóa đến doanh thu bán hàng.

Việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng còn chịu sự tác động của các chỉ tiêu thuộc khâu lưu chuyển hàng hóa Đó là các chỉ tiêu tồn kho đầu kì và cuối kỳ, mua hàng, và hao hụt hàng hóa

Mối liên hệ được thể hiện bằng công thức:

Tồn kho hàng hóa đầu kỳ

+ Hàng mua vào trong kỳ DTBH trong kỳ (giá vốn)

Tồn kho hàng hóa cuối kỳ Nếu tồn kho hàng đầu kì và mua vào trong kì tăng lên so với kế hoạch thì sẽ ảnh hưởng tăng doanh thu bán hàng ra trong kì theo giá vốn.

Nếu hàng hoá tồn kho đầu kì và hàng mua vào trong kì giảm, hao hụt hàng hoá và tồn kho hàng hoá cuối kì tăng lên thì sẽ ảnh hưởng giảm doanh số bán.

Tổng quan tình hình nghiên cứu về phân tích doanh thu tại các doanh nghiệp thông qua các công trình từ các năm trước 16

Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn em có tham khảo một số tài liệu về phân tích doanh thu trong doanh nghiệp

Thứ nhất là luận văn: “ Phân tích doanh thu của công ty TNHH In Lê Vinh” của Sinh Viên: Đào Thị Hồng Vân - K42D1, trường Đại Học Thương Mại, năm 2010.

Thứ hai là luận văn: “ Phân tích doanh thu bán hàng của công ty cố phần Thương Mại Cầu Giấy” của Sinh Viên Nguyễn Thị Tuyết Mai - K42D1 năm 2010, Trường Đại Học Thương Mại, năm 2010.

Thứ ba là luận văn: “Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Việt” của sinh viên Trần Thu Hương - K42D4, Trường Đại Học Thương Mại, năm 2010.

Thứ tư là luận văn : “Phân tích và dự báo thống kê doanh thu tại công ty trách nhiệm hữu hạn VKX” của sinh viên Bùi Thị Thuý – K42D7, Trường Đại Học Thương Mại, năm 2010.

Sau khi tham khảo các luận văn trên, em xin đưa ra một số nhận xét:

 Các công trình nghiên cứu đã hệ thống hoá được lý luận về doanh thu, các phương pháp phân tích doanh thu

 Hầu hết các công trình nghiên cứu đều có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì các công trình đó đã đưa ra các đề xuất, góp ý cho các nhà quản trị với mục đích giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

 Các công trình nghiên cứu còn nêu ra được những thành tựu mà công ty đã đạt được, và những vướng mắc mà công ty đang gặp phải từ đó đưa ra các giải pháp hết sức rõ ràng và mang tính logic, có những giải pháp khá hay, và có tính thực thi cao.

 Các công trình này còn nêu được rõ ràng các vấn đề mà các bài luận văn nghiên cứu trước đã gặp phải, để từ đó rút kinh nghiệm, hoàn thiện bài luận văn của mình.

 Các công trình nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp thu thập số liệu khác nhau: phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, số liệu sổ sách….Sự đa dạng trong phương pháp thu thập số liệu đã giúp cho các luận văn có được kết quả phân tích một cách sát thực với tình hình thực tế của công ty, tránh được viêc lập lại lý thuyết một cách khuôn mẫu.

 Mặc dù lý luận được nêu ra đầy đủ, rõ ràng nhưng một số luận văn đưa ra một khối lượng lý luận tương đối lớn gây dàn trải cho bài viết.

 Một số luận văn trình bày chưa được khoa học như: Luận văn: “Phân tích và dự báo thống kê doanh thu tại công ty trách nhiệm hữu hạn VKX” của sinh viên Bùi Thị Thuý – K42D7 Cách thức trình bày giải pháp trình bày chưa hợp lí: nên đưa ra lí do giải pháp, nội dung giải pháp, điều kiện thực hiện giải pháp như vậy sẽ thuyết phục hơn

 Một số luận văn phần thực trạng, giải pháp tuy đưa ra khá nhiều nhưng sự thống nhất của hai phần này chưa cao, phần giải pháp mang tính lý thuyết nhiều như luận

 Cách thức thu thập số liệu: hầu hết các luận văn khi thu thập thông tin thông qua phiếu điều tra đều, em nhận thấy đều có một số câu hỏi không phù hợp: Theo Ông ( Bà) công tác phân tích doanh thu có cần thiết không, hay là công tác phân tích doanh thu có được công ty chú trọng không…

 Luận văn “Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Việt” của sinh viên Trần Thu Hương - K42D4 nêu sơ sài về các vấn đề mà các bài luận văn nghiên cứu trước đã gặp phải.

Phân định nội dung phân tích doanh thu tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình 18 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 19 3.1 Phương pháp nghiên cứu về phân tích doanh thu tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình 19 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 19

Phương pháp phân tích dữ liệu 20

Phương pháp này được sử dụng trong phân tích doanh thu để đánh giá sự biến động, mức độ tăng, giảm của doanh thu giữa các năm Đồng thời so sánh tỷ trọng doanh thu của từng nghiệp vụ kinh doanh, từng nhóm hàng, phương thức bán, theo đơn vị trực thuộc….Trong luận văn của mình em sử dụng phương pháp so sánh ở hầu hết các nội dung phân tích.

Các phương pháp so sánh:

Chênh lệch tuyệt đối = Số liệu kỳ phân tích – Số liệu kì gốc

Tỷ lệ phần trăm (%): chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ tăng giảm so với kì trước.

Tỷ lệ Tỷ lệ % tăng (giảm) = DT năm 2010 - Doanh thu 2009 X 100%

Tỷ trọng: chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % của một chỉ tiêu cá thể so với chỉ tiêu

Tỷ trọng (%) = DT bộ phận X 100%

Tỷ lệ % và tỷ trọng được em sử dụng trong hầu hết các bảng tính số liệu phân tích doanh thu của công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình

 Phương pháp bảng biểu phân tích :

Phương pháp biểu phân tích được thiết lập theo các dòng và các cột để ghi chép các số liệu thu thập và tính toán được Việc sử dụng các biểu này để phân tích doanh thu có thể cho người sử dụng thông tin có thể thấy được mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với nhau Tất cả các vấn đề về phân tích doanh thu của công ty đều sử dụng bảng biểu để phân tích.

 Phương pháp thay thế liên hoàn:

Phương pháp thay thế liên hoàn được áp dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty TNHH NN một thành viên Giầy Thượng Đình

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của khối lượng hàng bán và đơn giá bán tới doanh thu bán hàng

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động đến doanh thu bán hàng.

Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu 21

Tổng quan về tình hình công ty 21

Tên công ty: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình Tên giao dịch: ZIVIHA Địa chỉ trụ sở: 277 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại : (04) 8586628 – 8544312 Fax: (04) 8582063

Giấy CN đăng ký kinh doanh số: 0104000224, ngày cấp: 01/09/2005, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên

Vốn đăng ký kinh doanh: 50 tỷ đồng.

Tổng số lao động của công ty: 1440 người

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh XNK giầy dép các loại.

3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

+ Công ty thành lập năm 1957, tiền thân là xưởng X30 thuộc Cục quân nhu – Tổng cục hậu cần – Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Năm 1961: Xí nghiệp X30 được điều chuyển về Sở công nghiệp Hà Nội – UBND thành phố Hà Nội.

+ Năm 1967, xí nghiệp X30 tiếp nhận một số đơn vị khác và đổi tên thành Nhà máy cao su Thuỵ Khuê.

+ Năm 1970, sát nhập với Xí nghiệp giầy vải Hà Nội

+ Năm 1978, hợp nhất với Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình và lấy tên là Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình.

+ Năm 1993, chính thức mang tên Công ty giầy Thượng Đình.

+ Tháng 7/2004, Công ty giầy Thượng Đình thành lập thêm nhà máy Giầy da xuất khẩu Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam.

+ Từ tháng 8/2005, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội.

3.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình có chức năng chính là sản xuất kinh doanh các loại giầy dép từ cao su phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu Ngoài ra Công ty còn có chức năng gia công giầy dép để xuất khẩu. Phạm vi hoạt động kinh doanh XNK của Công ty là:

Xuất khẩu: Các loại giầy dép và mặt hàng công ty sản xuất ra.

Nhập khẩu: Vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty.

Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên của đất nước, đẩy mạnh hoạt động xuất thu ngoại tệ, góp phần vào công việc xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.

Nhiệm vụ của Công ty gồm:

Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với sở công nghiệp Hà Nội, giải quyết các vấn đề vướng mắc.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả đồng vốn, tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, cân đối xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

3.2.1.3 Bộ máy tổ chức của công ty

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình là một đơn vị kế toán độc lập có đặc điểm sản xuất tập trung với quy mô lớn, hoạt động định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nên Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng:

- Hệ thống trực tuyến bao gồm: Ban giám đốc công ty, giám đốc các xí nghiệp và các quản đốc phân xưởng.

- Hệ thống chức năng bao gồm: Các phòng chức năng của công ty,Các phòng ban quản lý, các xí nghiệp, phân xưởng. Đứng đầu Ban Giám đốc là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tiếp theo là trợ lý Giám đốc và 4 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc và tham mưu điều hành các phòng ban còn lại. Ở dưới là các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham gia đề xuất với BanGiám đốc công ty những chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công ty theo quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban, bao gồm.

Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình

Phó giám đốc Kỹ thuật – công nghệ

Phó giám đốc sản xuất-chất lượng

Phó giám đốc thiết bị và an toàn

Phó giám đốc BHXH - VSMT

Phòng kỹ thuật công nghệ

Phòng kế hoạch vật tư

Phòng quản lý chất lượng

Phân xưởng may giầy vải

Phân xưởng may giầy thể thao

Phân xưởng gò, bao gói giầy vải

Phân xưởng gò bao gói giầy thể thao

Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ cung cấp thông tin

Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: Áp dụng quyết định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006 Áp dụng hình thức kế toán: Nhật kí chứng từ

Niên độ kế toán: tính theo năm dương lịch, từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm.

Kỳ kế toán: được xác định (hạch toán) theo tháng. Đơn vị tiền tệ hạch toán: công ty sử dụng đồng Việt Nam trong ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính.

Khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

Phương pháp hạch toán HTK: phương pháp kê khai thường xuyên.

Thuế: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu.

Hệ thống chứng từ: Các chứng từ được xây dựng trên cơ sở chế độ ghi chép ban đầu do liên bộ tổng cục thống kê và Bộ Tài Chính ban hành.

Kế toán TSCĐ, tập hợp CPSX và tính GTSP

Kế toán tiền gửi ngân hàng

Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình doanh thu của doanh nghiệp 26 1.Các nhân tố khách quan

 Nguyên vật liệu đầu và o

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, đây là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, dẫn tới ảnh hưởng đến DT tiêu thụ của sản phẩm

Hiện nay, nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất của công ty được nhập: vải, mút, keo, cao su, hoá chất, chất phụ gia, bao bì Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm Nguyên vật liệu được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau trong đó 80% là thu mua trong nước; 20% còn lại chủ yếu được mua để sản xuất hàng xuất khẩu Như vậy công ty đã thực hiện khai thác triệt để nguồn vật liệu trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất, để giảm giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng DT cho doanh nghiệp.

Hiện nay công ty phải cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp sản xuất giầy dép trong khu vực: công ty giầy Thụy Khê, Công ty giầy Hà Nội, giầy dép Thăng Long, giầy dép Bitis… Hơn nữa sau khi gia nhập WTO thì rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài nhập hàng vào Việt Nam đây là nhưng mặt hàng giá rẻ điều này ảnh hưởng mạnh đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và biểu hiện đó chính là gây khó khăn hơn trong việc tiêu thu sản phẩm dẫn đến ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp.

 Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ

Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật Các DN nếu không bắt kịp với sự thay đổi đó sẽ không thể kinh doanh sẽ bị loại ra khỏi thị trường Công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình luôn coi trọng công tác cải tiến liên tục và đầu tư nâng cao hiệu quả của máy móc thiết bị, áp dụng hài hoà công nghệ sẵn có và công nghệ mới, đa dạng hoá sản phẩm Hiện nay, công ty đang ứng dụng công nghệ sản xuất giầy trên những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.

 Các chính sách kinh tế - xã hội

Do công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình là DNNN nên sẽ chịu nhiều tác động của nhà nước Nhà nước đã ban hành nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, hệ thống công cụ chính sách bên cạnh cơ chế điều hành của chính phủ để điều chỉnh hành vi kinh doanh thậm chí cả tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại…Những ràng buộc đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu để tận dụng những lợi thế và hạn chế những khuyết điểm của doanh nghiệp để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tiêu thụ hàng hóa.

3.2.2.2 Các nhân tố chủ quan

 Mẫu mã chất lượng sản phẩm

Kinh tế phát triển, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm ngày cao, đòi hỏi sản phẩm không những phải có chất lượng tốt mà mẫu mã, kiểu dáng cũng phải phong phú, đa dạng và hiện đại Công ty đã nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã sản phẩm, có thêm nhiều sản phẩm mới đẹp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao giá bán và tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm kết quả cuối cùng là làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty luôn quan tâm chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, trình độ tay nghề cho công nhân. Hàng năm công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo, mời chuyên gia giáo viên bên ngoài về giảng dậy cho cán bộ nhân viên nâng cao nhận thức chuyên môn Từ năm

2002, công ty đã thành lập cơ sở dạy nghề để thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo dạy nghề cho công nhân, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

 Chính sách bán hàng của doanh nghiệp

Chính sách bán hàng là một trong những công cụ nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu cho doanh nghiệp Trong thời gian qua để thu hút khách hàng hàng công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình đã có một số chính sách khuyến mại hấp dẫn như: với những khách hàng đặt mua hàng với khối lượng lớn sẽ được ưu tiên giảm giá, và đối với khách hàng uy tín và lâu năm cũng được hưởng những chính sách hỗ trợ đặc biệt, tổ chức các dịp khuyến mại theo ngày lễ tiêu biểu như: vui sắm Tết cùng Giầy Thượng Đình thu hút được đông đảo khách hàng đến mua gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Thị trường và thị phần tại Việt Nam: Công ty có 01 chi nhánh tại TP- HCM,

03 tổng đại lý tại Miền Bắc, Trung, và Phía nam và 45 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty tại các tỉnh và thành phố Như vậy mạng lưới tiêu thụ của doanh nghiệp rộng khắp cả nước.

Thị trường và thị phần nước ngoài: Từ năm 1961 sản phẩm giầy vải của Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Đông âu (cũ), từ 1985 đến nay thị trường xuất khẩu chính của Giầy Thượng đình là xuất khẩu sang thị trường các nước EU, châu Úc, Châu

Mỹ (Canada, Braxin, USA…) và một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn quốc…

DN có mạng lưới tiêu thụ rất rộng điều này giúp cho việc kinh doanh của DN rất thuận lợi, tăng khả năng tiêu thụ, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhãn hiệu Giầy Thượng Đình đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa thích sử dụng thường xuyên. Nhiều năm liền nhãn hiệu Giầy Thượng Đình luôn được người tiêu dùng bình chọn là một trong những sản phẩm TOPTEN, sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất, giải thưởng Hà Nội vàng, cúp vàng Hà Nội, huy chương vàng, bạc… cho các sản phẩm của Giầy Thượng Đình Điều đó đã chứng tỏ giá trị của nhãn hiệu Giầy

Thượng Đình là vô cùng to lớn, đã chiếm được sự tin dùng và ưa thích nhất của người tiêu dùng.

3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm về tình hình phân tích doanh thu bán hàng tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình

3.3.1 Kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm

Nội dung điều tra Số phiếu

Câu 1: Ông (Bà) đánh giá như thế nào về quy mô doanh thu của công ty với các doanh nghiệp cùng ngành?

Câu 2: Theo Ông (Bà) tốc độ phát triển doanh thu của công ty qua các năm (2006-

Câu 3: Theo Ông (Bà) tốc độ phát triển doanh thu trong các năm (2006-2010) có xứng đáng với tiềm năng của công ty không?

Câu 4: Theo Ông (Bà) phương thức bán nào đem lại doanh thu cao nhất?

Câu 5: Theo Ông (Bà) mặt hàng nào chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất?

Câu 6: Theo Ông (Bà) thị trường tiêu thụ trong nước chủ yếu của công ty là?

Câu 7: Theo Ông (Bà) nhân tố chủ quan nào có mức độ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty?

 Mẫu mã chất lượng sản phẩm 5/5 100

Câu 8: Theo Ông (Bà) nhân tố khách quan nào có mức độ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty?

 Nguyên vật liệu đầu vào 5/5 100

 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ 3/5 60

 Chính sách kinh tế - xã hội 3/5 60

Câu 9: Theo Ông (Bà) giá bán sản phẩm của công ty có cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường?

Câu 10 : Theo Ông (Bà) để tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp nào sau đây?

 Tăng cường mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm 5/5 100

 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường 4/5 80

 Mở rộng mạng lưới tiêu thụ 3/5 60

 Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm 3/5 60

 Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên 2/5 40

Phỏng vấn Ông: Nguyễn Thế Huân – Phó Giám đốc công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình

Thưa Ông: Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của doanh thu và công tác phân tích doanh thu trong doanh nghiệp?

TL: Doanh thu có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi DN Đây là nguồn tài chính lớn nhất giúp doanh nghiệp thanh toán các khoản chi phí, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và người lao động…, phần còn lại chính là lợi nhuận của DN, doanh thu được ví như các mạch máu nuôi sống cơ thể đối với mọi DN Có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của mỗi DN.

Chính vì thế tôi cho rằng công tác phân tích DT là việc làm rất quan trọng, nó là công cụ cung cấp thông tin cần thiết về tình hình DN về điểm mạnh, điểm yếu,những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó Đây là thông tin cơ sở giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác nhất giúp DN tồn tại và đứng vững trong thương trường.

Ngày đăng: 28/08/2023, 11:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình - Phân tích doanh thu tại công ty tnhh nhà nước một thành viên giầy thượng đình
Sơ đồ 01 Bộ máy tổ chức của công ty TNHH nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình (Trang 33)
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty - Phân tích doanh thu tại công ty tnhh nhà nước một thành viên giầy thượng đình
Sơ đồ 02 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w