1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích doanh thu chi phí lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất thép và các sản phẩm từ thép hòa phát trong giai đoạn 2019 2023

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA LIÊN KẾT QUỐC TẾ ----THẢO LUẬNHỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔĐỀ TÀI:“PHÂN TÍCH DOANH THU CHI PHÍ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆPSẢN XUẤT THÉP

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA LIÊN KẾT QUỐC TẾ 

THẢO LUẬNHỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI:

“PHÂN TÍCH DOANH THU CHI PHÍ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆPSẢN XUẤT THÉP VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ THÉP HÒA PHÁT TRONG GIAI

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn thầy Vũ Ngọc Tú đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong suốt thời gian môn học Nhờ vào những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của thầy, nhóm em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài tiểu luận.

Tiếp đến, em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô trường Đại học Thương Mại – Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp em có được nền tảng tốt như ngày hôm nay Ngoài ra, không thể không nhắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã là hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần của em trong thời gian qua Sự thành công của bài luận không thể không kể đến công ơn của mọi người Nhưng sau tất cả, em nhận thức ra rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản than sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót không đáng có Kính mong quý thầy cô thông cảm và góp ý để nhóm em ngày càng hoàn thiện hơn.

Hà nội, ngày 2 tháng 3 năm 2024 Nhóm nghiên cứu

Nhóm 3

Trang 3

II PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

3 Giới thiệu kết cấu đề tài 4

III CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦADOANH NGHIỆP .4CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DOANH THU TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 7

I GIỚI THIỆU 7

1 Tên doanh nghiệp: Tập đoàn thép Hòa Phát 8

2 Ngành sản xuất: 8

3 Giai đoạn phân tích: 8

II PHÂN TÍCH DOANH THU 8

1 Xu hướng doanh thu 8

IV PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 15

1 xu hướng lợi nhuận 15

2 Tỷ suất lợi nhuận 16

3 Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lợi nhuận của thép Hòa Phát 17

V ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP HÒA PHÁT 18

1 Điểm mạnh 18

2 Điểm yếu 18

VI KẾT LUẬN 18

VII TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

VIII BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 19

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾTI ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố cạnh tranh được đặc biệt chú ý Các doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành chỗ đứng trên thị trường và cùng nhau đạt đến một mục tiêu là doanh thu và lợi nhuận Doanh thu và lợi nhuậnlà đòn bảy kinh tế, là những yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệpvà chúng luôn là động cơ để các doanh nghiệp phấn đấu Mặt khác, doanh thu và lợi nhuận được tạo ra là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, đó là sựkết hợp hài hoà giữa các yếu tố đầu vào, là sản phẩm của sự tìm tòi, sáng tạo và mạo hiểm Nó đòi hỏi ở mỗi nhà kinh doanh những kỹ năng toàn diện khả năng tư duy nhạy bén và sự năng động Vì thế nghiên cứu về đầu chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận giúp cho những người có tham vọng về kinh doanh và quản lý, bước đầu tìm hiểu về thực tiễn để có cái nhìn toàn diện hơn trong công việc kinh doanh sau này Dựa vào những vấn đề nêu trên, nhóm 3 chúng em xin trình bày đề tài “Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn thép Hòa Phát trong giai đoạn 2019-2023”

II PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Không gian và đối tượng nghiên cứu

 Do trình độ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên trong phần phân tích nội bộ của Tập đoàn thép hòa phát em chỉ tập trung đi vào phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận là chủ yếu

2 Thời gian

 Phân tích số liệu giai đoạn từ năm 2019-2023.

3 Giới thiệu kết cấu đề tài

 Lời mở đầu

 Chương I: Cơ sơ lý luận của chi phí, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp  Chương II: Phân tích thực trạng chi phí, doanh thu, lợi nhuận của doanh

 Chi phí sản xuất là toàn bộ phí tổn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong một thời kì nhất định

a.1 Chi phí sản xuất ngắn hạn

Trang 6

 Chi phí sản xuất trong ngắn hạn là các chi phí mà doanh nghiệp gánh chịu trong giai đoạn mà trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất không thay đổi.

- Chi phí cận biên trong ngắn hạn là sự thay đổi trong tổng chi phí khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

a.2 Chi phí sản xuất dài hạn

 Tổng chi phí sản xuất trong dài hạn Tổng chi phí dài hạn bao gồm những phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiếnhành sản xuất kinh doanh các hàng hóa hay dịch vụ trong điều kiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều có thể điều chỉnh

 Chi phí trong dài hạn là chi phí ứng với khả năng sản xuất trong ngắn hạn tốt nhất (có chi phí trong ngắn hạn là thấp nhất) cộng với từng mức sản lượng đầu ra).

 Chi phí bình quân và chi phí cận biên trong dài hạn 5

 Chi phí bình quân dài hạn (LAC) là mức chi phí bình quân tính trên mỗi đơn vị sản phẩm trong dài hạn

 Chi phí cận biên dài hạn (LMC) là sự thay đổi trong tổng chi phí dài hạn khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

b Ý nghĩa của phân tích chi phí

 Một trong những mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là sử dụng chi phí một cách có hiệuquả để có điều kiện tăng lợi nhuận Khi phân tích tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu chi phí để doanh nghiệp xác định được nguyên nhân làm tăng giảm chi phí và từ đó có biện pháp khắc phục

 Nhằm kiểm tra xem chi phí thực tế phát sinh tại doanh nghiệp tăng hay giảm so với kế hoạch và so với năm trước qua đó tìm ra các giải pháp làm giảm chi phí, làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2 Cơ sở lý luận về doanh thu a Khái niệm

Trang 7

 Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kì kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp

b Vai trò

Đối với doanh nghiệp

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân

Doanh thu giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, thu hồi vốn, thực hiện giá trị thặng dư.Nâng cao doanh thu là biện pháp căn bản để tăng lợi nhuận doanh nghiệp, nâng cao uy

tín và khả năng chiếm lĩnh thị trường

Đối với doanh nghiệp ngoại thương, doanh thu là nguồn thu ngoại tệ góp phần ổn định cán cân thanh toán

Doanh thu tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và góp phần tích lũy thúc đẩy nền sản xuất xã hội

Nghiên cứu doanh thu mang lại nhà đầu tư cơ sở để lựa chọn đối tác kinh doanh.Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độtổ chức, chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

=> Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tài liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao đông Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật định…Vì vậy việc thực hiện doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.

c Ý nghĩa của phân tích doanh thu

 Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận về mặt khối lượng, chất lượng, giá trị sử dụng, giá cả phù hợp với thị hiếu của thị trường

 Doanh thu là nguồn tài chính quanh trọng để doanh nghiệp bù đắp, trang trải các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh như : nguyên vật liệu, tiền lương, nộp thuế…và mặt hàng giúp cho các nhà quản lí thấy được các ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể phát hiện các nhân tố làm tăng, giảm doanh thu Từ đó hạn chế các nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh các nhân tố tích cực nhằm phát huy thế mạnh của doanh nghiệp.

 Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu càng lớn, lợi nhuận càng cao Bởi vậy, chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi, lỗ sau một quátrình sản xuất kinh doanh Do đó, doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu

3 cơ sở lý luận về lợi nhuận a Khái niệm

Trang 8

 Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra

b Vai trò

 Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh nghiệp có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại

 Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị…mở rộng quy mô hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại phát triển vững vàng trên thương trường, làm cơ sở để doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng

 Chỉ tiêu lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự, năng lực về tài chính, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

 Lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, tạo hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao nhất khả năng của nhân viên trong doanh nghiệp,là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo

c Ý nghĩa của lợi nhuận

 Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, vật tư, tài sản…  Thực hiện được doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau (là nguồn tích lũy để tái sản xuất mở rộng)

 Lợi nhuận là đòn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

 Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp

(Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DOANH THU TẬP ĐOÀN HÒA PHÁTI GIỚI THIỆU

 Tập đoàn thép Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thép tại Việt Nam Dưới đây là một phân tích tổng quan về Tập đoàn thép Hòa Phát:

Trang 9

1 Tên doanh nghiệp: Tập đoàn thép Hòa Phát

2 Ngành sản xuất:

 Tập đoàn thép Hòa Phát hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép như thép cán nguội, thép cán nóng, thép ống, thép xây dựng, và các sản phẩm liên quan khác.

3 Giai đoạn phân tích:

a Lịch sử:

 Tập đoàn thép Hòa Phát được thành lập vào năm 1992 tại Việt Nam Từ khi thành lập, Hòa Phát đã trải qua một quá trình phát triển ấn tượng, từ việc thành lập những nhà máy sản xuất nhỏ đến trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thép tại Việt Nam và khu vực.

b Phát triển:

 Trải qua các giai đoạn phát triển, Hòa Phát không chỉ mở rộng quy mô sản xuất mà còn đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ Họ đã đầu tư vào công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường hiệu suất sản xuất.

c Thị trường:

 Hòa Phát không chỉ tập trung vào thị trường nội địa mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế Việc xuất khẩu sản phẩm thép của họ đang ngày càng có sự tăng trưởng, đồng thời, với quy mô sản xuất lớn, Hòa Phát cũng đóng góp tích cực vào việc cung cấp thép cho các dự án quan trọng trong nước.

d Chiến lược:

 Hòa Phát luôn duy trì một chiến lược phát triển bền vững, tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quy trình sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ Họ cũng chú trọng vào việc đổi mới công nghệ để tiếp tục đứng vững trên thị trường cạnh tranh.

Tóm lại, Tập đoàn thép Hòa Phát đã khẳng định được vị thế của mình không chỉ trong lĩnh vực sản xuất thép tại Việt Nam mà còn trên thị trường quốc tế thông qua sự phát triển liên tục và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.

II PHÂN TÍCH DOANH THU1 Xu hướng doanh thu

 Kết thúc năm 2019, Tập đoàn Hòa Phát đạt gần 65.000 tỷ đồng doanh thu và hơn 7.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 13% kế hoạch lợi nhuận năm

Trang 10

2019 Trong đó, nhóm sản phẩm sắt thép đóng góp lớn nhất với trên 80% doanh thu và lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn

 Lũy kế cả năm 2020, Hòa Phát ghi nhận mức doanh thu là 91.279 tỉ đồng, tăng 41% so với năm 2019 Còn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt mức 13.500 tỉ đồng, tăng 80%

 Tập đoàn Hòa Phát đạt 45.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 73% cùng kỳ năm trước Lợi nhuận sau thuế 7.400 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước Lũy kế năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu 150.800 tỷ đồng, tăng 65% so với 2020 Lợi nhuận sau thuế lần đầu cán mốc 34.520 tỷ đồng, vượt 92% kế hoạch năm và tăng 1,56 lần với năm trước.

 Theo báo cáo của ban giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG), năm 2022, Hòa Phát đạt 142.770 tỉ đồng doanh thu, giảm 5% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 8.444 tỉ đồng, chỉ bằng 24% của năm 2021.

 Lũy kế cả năm 2023, doanh thu của Hòa Phát đạt 120.355 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước Lợi nhuận sau thuế đạt 6.800 tỷ đồng, hoàn thành 85% kế hoạch năm Năm 2023, Hòa Phát đã sản xuất 6,7 triệu tấn thép thô, giảm 10% so với năm 2022

2 Yếu tố ảnh hưởng

 Về yếu tố chính trị-pháp luật pháp chính là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần xem xét.Nếu thiếu đi sự ổn định thì sự phát triển dài hạn, bên vững của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Luật pháp và cơ chế ngành có thể tạo nên ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức Tập đoàn Hòa Phát có sự ôn định chính trị nhất định cùng với hệ thông văn bản pháp luật hoàn thiện Ngoài ra, công ty cũng đưa ra những chính sách thuế, luật lao động, các quy định vê an toàn đê bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường Các quy tăc thương mại cũng đặc biệt được chú ý và sát sao, thê hiện hiện sự chủ động, tích cực.

 Về yếu tố kinh tê Môi trường kinh tế là những đặc điêm của hệ thông kinh tê mà các doanh nghiệp hoạt động trong đó Các yêu tô của môi trường kinh tê cân xem xét đánh giá bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chu kỳ kinh tế, mức độ tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái Những yếu tố này ảnh hưởng lớn tới hoạt động và cách ra quyết định của doanh nghiệp  Về yếu tố văn hóa xã hội Văn hóa xã hội ảnh hưởng nhiều tới thói quen tiêu

dùng, cách thức ứng xử, sở thích của khách hàng cũng như giúp tạo nên văn hóa bên trong doanh nghiệp và ảnh hưởng tới cách thức doanh nghiệp cư

Trang 11

xử,giao tiếp với bên ngoài.Các yêu tố văn hóa xã hội tác động lên tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

 Chi phí đầu vào tăng cao Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh Hòà Phát trong giai đoạn này Theo đó, giá nguyên liệu cao trong quý 2/2022 đã được phản ánh vào giá thành sản xuất thép của quý 3 vừa qua, đẩy giá vốn tồn kho tăng cao.

III PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CHI PHÍ1 Cấu trúc chi phí:

Nguyên vật liệu: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí (trên 70%).

Bao gồm quặng sắt, than cốc, phôi thép, vôi, đá vôi,

Chi phí sản xuất: Bao gồm chi phí nhân công, khấu hao tài sản cố định, chi

phí năng lượng, chi phí sửa chữa,

Chi phí bán hàng và quản lý: Bao gồm chi phí tiếp thị, bán hàng, chi phí

quản lý doanh nghiệp,

a Biến động chi phí:

Nguyên vật liệu: Giá nguyên vật liệu biến động mạnh theo thị trường quốc

tế, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất: Tăng nhẹ do giá nhân công, giá năng lượng tăng.

Khấu hao tài sản cố định: Tăng do doanh nghiệp đầu tư vào máy móc,

thiết bị mới.

Chi phí năng lượng: Tăng do giá năng lượng tăng.

Chi phí sửa chữa: Tăng do máy móc, thiết bị cũ hỏng cần sửa chữa nhiều

Chi phí bán hàng và quản lý: Tăng do mở rộng thị trường, tăng cường

hoạt động marketing.

b Phân tích chi phí nhân công:

Tỷ trọng: Chi phí nhân công chiếm khoảng 10-15% trong cơ cấu chi phí.

Biến động:

Mức lương: Tăng theo mức tăng lương tối thiểu vùng và năng suất

lao động.

Số lượng lao động: Tăng theo quy mô sản xuất.

Giải pháp giảm chi phí nhân công:

○ Nâng cao năng suất lao động.

○ Tự động hóa một số công đoạn sản xuất.

○ Đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:05

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w