1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931

94 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Các Hình Thức Trả Lương Tại Công Ty Cổ 203931
Tác giả Phạm Chiến Hữu
Trường học Khoa KT & QLNNL
Chuyên ngành QTNL
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 148,03 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (7)
  • 3. Phạm vi nghiên cứu (7)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • 5. Nội dung nghiên cứu (7)
  • Chương I Lý luận chung về tiền lương và các hình thức trả lương cho người lao động (7)
    • 1. Khái niệm và bản chất của tiền lương (9)
      • 1.1. Một số khái niệm về tiền lương (9)
      • 1.2. Bản chất tiền lương (10)
    • 2. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương (10)
    • 3. Chức năng của tiền lương (13)
      • 3.1. Chức năng thước đo giá trị (13)
      • 3.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động (13)
      • 3.3. Chức năng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động 13 3.4. Chức năng bảo hiểm tích luỹ (13)
    • 4. Vai trò của tiền lương trong Doanh nghiệp (13)
    • 1. Hình thức trả lương theo thời gian (14)
      • 1.1. Các chế độ trả lương theo thời gian (15)
        • 1.1.1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản (15)
        • 1.1.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng (15)
    • 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm (16)
      • 2.1. Các chế độ trả lương theo sản phẩm (16)
        • 2.1.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân (17)
        • 2.1.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể (18)
        • 2.1.3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp (19)
        • 2.1.4. Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng (19)
        • 2.1.5. Chế độ trả lương khoán (20)
        • 2.1.6. Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến (20)
    • 1. Mục đích và yêu cầu của chính sách tiền lương trong doanh nghiệp22 Mục đích (22)
      • 1.2. Yêu cầu của chính sách tiền lương (22)
    • 2. Căn cứ xây dựng chính sách tiền lương (22)
      • 2.1. Những quy định của nhà nước (22)
      • 2.2. Chiến lược phát triển của Doanh nghiệp (23)
      • 2.3. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (23)
      • 2.4. Thị trường lao động (23)
    • 3. Nội dung cơ bản của chính sách tiền lương (23)
      • 3.1. Mức lương tối thiểu (23)
      • 3.2. Hệ thống thang bảng lương của nhà nước (24)
      • 3.3. Quy chế trả lương trong doanh nghiệp (25)
  • Chương II Phân tích thực trạng các hình thức trả lương của công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin (7)
    • 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (27)
    • 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần may Bắc Hà – Young shin (29)
    • 3. Một số đặc điểm về Công ty Cổ phần may Bắc Hà – Youngshin (0)
      • 3.1. Đặc điểm về loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty (31)
      • 3.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ (31)
      • 3.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị (33)
      • 3.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất (35)
      • 3.5. Đặc điểm về lao động của công ty (36)
      • 3.6. Đặc điểm về bộ máy quản lý (39)
    • 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (45)
    • II. Thực trạng các hình thức trả lương đang được áp dụng tại công ty cổ phần may Bắc Hà – Young shin (0)
      • 1. Các quy định trong tính lương (46)
      • 2. Sử dụng quỹ tiền lương của công ty (47)
      • 3. Các hình thức trả lương (49)
        • 3.1. Trả lương theo thời gian (50)
        • 3.2. Trả lương theo sản phẩm (56)
          • 3.2.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cho công nhân may của công ty (0)
          • 3.2.2. Chế độ trả lương khoàn sản phẩm tập thể cho công cho công nhân may (0)
          • 3.2.3. Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp cho tổ cắt (0)
      • 1. Đối với hình thức trả lương theo thời gian (78)
      • 2. Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm (79)
        • 2.1. Đối với chế độ trả lương trực tiếp cá nhân (79)
        • 2.2. Đối với chế độ trả lương khoán sản phẩm tập thể (80)
        • 2.3. Đối với chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp cho tổ cắt (80)
  • Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin (7)
    • 1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới (81)
    • 2. Giải pháp hoàn thiện các hình thức trả lương (83)
      • 2.1. Hoàn thiện các hình thức trả lương theo sản phẩm (0)
        • 2.1.1. Hoàn thiện phương pháp xác định tiền đơn giá lương (83)
        • 2.1.3. Thống kê , kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chính xác chặt chẽ.76 2.1.4. Thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề, giáo dục nội quy quy chế (85)
        • 2.1.5. Hoàn thiện các hình thức tính thưởng và phụ cấp (87)
      • 2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian (87)
  • KẾT LUẬN...................................................................................................82 (91)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................83 (92)
    • 5. Bảng 5 : Các loại quỹ lương của công ty (0)
    • 6. Bảng 6: Bảng chấm công: Ví ụ bảng chấm công của của quản lý xưởng vào tháng 4 năm 2008 (0)
    • 7. Bảng 7: Bảng thanh toán tiền lương tháng 4 năm 2008 bộ phận quản lý xưởng công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin (0)
    • 8. Bảng 8: Bảng chấm công tháng 4 năm 2008 bộ phận tổ 1 công ty cổ phần (0)
    • 9. Bảng 9: Bảng thanh toán tiền lượng tháng 4 năm 2008 tổ 1 công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin (0)
    • 10. Bảng 10 : Phiếu nhiệm thu sản phẩm hoàn thành 4/2008 (0)
    • 11. Bảng 11: Bảng quy trình công nghệ (0)
    • 12. Bảng 12 : Nghiệm thu khối lượng công việc (0)
    • 13. Bảng 13: phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành theo từng dây (0)
    • 14. Bảng 14: Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2008 cho tổ cắt công (0)

Nội dung

Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống lại các vấn đề lý thuyết liên quan đến các hình thức trả lương

- Đánh giá thực trạng công tác trả lương tại Công ty Cổ phần may Bắc

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện các hình thức trả lương tạiCông ty Cổ - phần may Bắc Hà - Youngshin

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này em sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp thống kê,so sánh

Nội dung nghiên cứu

Nội dung của chuyên đề được trình bày trong các phần chính sau:

Lý luận chung về tiền lương và các hình thức trả lương cho người lao động

Khái niệm và bản chất của tiền lương

1.1 Một số khái niệm về tiền lương

- Tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch tập trung:

+ Tiền lương không phải là giá trị sức lao động vì trong điều kịên đó tiền lương không phải là giá cả sức lao động.

+ Tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối tuân thủ các nguyên tắc phân phối dưới chủ nghĩa xã hội.

+ Tiền lương được phân phối công bằng theo, số lượng, chất lượng lao động của công nhân viên chức đã hao phí và được kế hoạch từ cấp trung ương đến cơ sở và được Nhà Nước thông nhất quản lý

- Tiền lương trong nền kinh tế thị trường:

+ Trong hoạt động kinh doanh, tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất – kinh doanh Do đó tiền lương luôn cần được tính toán và quản lý chặt chẽ Đối với người lao động tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, là phần thu nhập chủ yếu và có ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống của đại đa số lao động trong xã hội Tiền lương cao tạo động lực cho người lao động nâng cao trình độ và khả năng lao động của mình.

+ Trong nền kinh tế thị trường với sự hoạt động sôi nổi của thị trường lao động trong đó sức lao động là hàng hoá, do đó tiền lương là giá cả của sức lao động

+ Tiền lương trước hết là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động - đó là quan hệ kinh tế của tiền lương Do tính chất đặc biệt của loại hàng hóa sức lao động, mà tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế

0 mà còn là một vấn đề xã hội rất quan trọng, liên quan đến đời sống và trật tự xã hội - đó là quan hệ xã hội

Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động thông qua hợp đồng thoả thuận giữa hai bên theo quy định của pháp luật Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc…của họ ngay trong quá trình lao động.

Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ.

Tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động muốn mua Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện thông qua công thức sau

ILTT: Chỉ số tiền lương thực tế

ILDN: Chỉ số tiền lương danh nghĩa

IP : Chỉ số giá cả

- Tiền lương mang bản chất kinh tế xã hội

+ Bản chất kinh tế của tiền lương được thể hiện ở chỗ tiền lương phải được tính toán vì nó là thước đo giá trị là đơn vị của chi phí kinh doanh

+ Tiền lương gắn với con người và cuộc sống vì vậy tiền lương mang bản chất xã hội

Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương

* Nguyên tắc 1: “ Trả lương ngang nhau cho lao động ngang nhau” Đây là nguyên tắc cơ bản trong phân phối theo lao động “ Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.Theo Nguyên tắc này thì bất kỳ ai dù có khác nhau về tuổi tác, dân tộc, màu da, trình độ, giới tính mà có sự đóng góp về sức lao động như nhau thì phải công bằng được trả lương như nhau Đối với những công việc khác nhau, phải đánh giá đúng mức phải có sự phân biệt đảm bảo công bằng khi trả lương. Đây là nguyên tắc được coi là quan trọng vì khi thực hiện nguyên tắc này giúp cho người lao động yên tâm cống hiến, yên tâm công tác ở vị trí của mình và nguyên tắc này luôn đảm bảo sự công bằng do đó mà nó khuyến khích người lao động.

* Nguyên tắc 2: “Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động”

Tiền lương tăng là do trình độ tổ chức và quản lý lao động ngày càng hiệu quả hơn Đối với năng suất lao động, ngoài các yếu tố gắn liền nâng cao kỹ năng làm việc và trình độ tổ chức quản lý lao động, tăng năng suất lao động còn do các nguyên nhân khác như đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật trong lao động khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thiên nhiên….Mặt khác năng suất là cái làm ra để thu lợi nhuận còn tiền lương là chi phí mà muồn sản xuất có lợi nhuận, hiệu quả cao thì cái tạo ra phải lớn hơn cái chí phí điều đó có nghĩa là tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tiền lương bình quân.

Mối quan hệ giữa năng suất lao động, tiền lương và giá thành sản phẩm như sau:

Z: Phần trăm tăng hoặc giảm giá thành do: Tỷ trọng tiền lương trong giá thành

I : Chỉ số tiền lương bình quân

IW: Chỉ số năng suất lao động

Ta thấy nếu năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tiền lương bình quân sẽ làm giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh tạo điều kiên tăng tiền lương cũng như thu nhập cho người lao động, tạo sự gắn bó người lao động với doanh nghiệp.

* Nguyên tắc 3: “Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành, các vùng và giữa các đối tượng trả lương khác nhau”

Nguyên tắc này bổ xung cho nguyên tắc 1 : Trả lương khác nhau cho lao động khác nhau.Khi lao động có số lượng và chất lượng khác nhau thì tiền lương phải được trả khác nhau Chất lượng lao động khác nhau thường được thể hiện:

- Trình độ lành nghề bình quân khác nhau điều này cho thấy cùng một bậc thợ như nhau ở các ngành nghề khác nhau Sự khác nhau này cần phải được phân biệt trong trả lương qua đó khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, trình độ.

- Điều kiện lao động khác nhau Các doanh nghiệp khác nhau có điều kiện lao động khác nhau do đó mà năng suất lao động khác nhau có nghĩa là tiêu hao hao phí sức lao động khác nhau do đó tiền lương phải khác nhau để bù đắp sức lao động khác nhau đó

- Vị trí quan trọng của từng ngành trong nền kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn của sự phát triển kinh tế thì ứng với nó mỗi ngành có một vị trí quan trọng thì tiền lương cao để thu hút lao động, tạo điều kiện tốt để ngành đó phát triển.

- Sự khác nhau giữa các vùng và điều kiện sống( khí hậu, đi lại, giá cả sinh hoạt…) Các vùng khác nhau có điều kiện sống có thể khác nhau, có những vùng thuận lợi về đi lại, giá rẻ, khí hậu thời tiết thuận hoà nhưng có những vùng không thuận lợi về đi lại, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, giá cả đắt đỏ sự khác nhau này dẫn đến mức chi phí khác nhau và người lao động

3 không muốn đến những vùng không thuận tiện về đi lại, khí hậu và giá cả đắt đỏ Vì thế để tái sản suất sức lao động như nhau tiền lương phải khác nhau.

Sự khác nhau về tiền lương thường được thể hiện thông qua phụ cấp khu vực,phụ cấp đắt đỏ.

Chức năng của tiền lương

3.1 Chức năng thước đo giá trị

Chức năng này là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động bao gồm cả giả cả sức lao động

3.2 Chức năng tái sản xuất sức lao động

Thực hiện chức năng này nhằm duy trì năng lực lâu dài, ổn định có hiệu quả trên cơ sở tiền lương đảm bảo bù đắp được sức lao động đã hao phí cho người lao động

3.3 Chức năng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động

Chức năng này đảm bảo cho người lao động làm việc có hiệu quả thì tiền lương cũng phải tăng lên và ngược lại

3.4 Chức năng bảo hiểm tích luỹ

Chức năng này đảm bảo cho người lao động không những duy trì được cuộc sống hàng ngày mà còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc gặp bất trắc , rủi ro.

Vai trò của tiền lương trong Doanh nghiệp

 Tái sản xuất sức lao động: Sức lao động là yếu tố quan trọng của sản xuất kinh doanh Khi mà khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu, công nghệ mới được ứng dụng nhanh chóng vào sản xuất, với mức độ cơ khí hoá và tự động hoá tối đa, thì lao động vẫn giữ vai trò nhất định Đó là sức mạnh trí tuệ con người trong việc sáng chế ra kỹ thuật, công nghệ có mục đích sản xuất Vì vậy tiền lương có đảm bảo cho tái sản xuất sức lao động thì người lao động mới có thể tiếp tục cống hiến sức lực và trí tuệ của mình để làm được

4 việc nhỏ nhất là làm việc tốt hơn đến việc quan trọng hơn như phát minh được công nghệ mới phục vụ cho sản suất.

 Kích thích vật chất: Vai trò này ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần làm việc của người lao động vì khi được đáp ứng về vật chất người lao động sẽ có tinh thần thoải mái hơn để làm việc và tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao hơn, Do vậy chủ doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò này để sử dụng sức lao động hiệu quả hơn, không chỉ để nâng cao thu nhập cho công nhân mà còn tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

 Đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình người lao động: Khi mà mức lương đảm bảo về cuộc sông của minh người lao động sẽ chu tâm vào công việc mà họ được giao, từ đó nâng cao chất lượng công việc.

 Đảm bảo cho chi phí học tập và nâng cao trình độ: Trong nền kinh tế thị trường nếu người lao động không ngừng nâng cao trình độ của mình thì họ sẽ bị đào thải Đây là một việc làm tất yếu đối với mỗi người lao động trong thời kỳ mới do đó vai trò này của tiền lương trong thời kỳ đổi mới là hết sức quan trọng vì nó đã gián tiếp thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế đất nước nói chung cũng như của doanh nghiệp sản xuất nói riêng.

II CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Hình thức trả lương theo thời gian

Áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, những người làm các công việc theo dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, và những công việc trả lương theo thời gian có hiệu quả hơn các hình thức trả lương khác

- Ưu điểm : Tạo động lực làm việc cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý của họ.

- Nhược điểm : Không ngắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động mà họ đã làm ra Mang tính chất bình quân chủ nghĩa, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc

1.1 Các chế độ trả lương theo thời gian

1.1.1 Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản Áp dụng khi khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác

Lương theo thời gian có thưởng phụ thuộc vào lương cấp bậc, chức vụ, và thời gian làm việc thực tế.

Trong đó: Ltg : Tiền lương trả theo thời gian đơn giản

LCB : Tiền lương cấp bậc

T : Thời gian làm việc thực tế.

- Ưu điểm: Cách tính đơn giản, dễ dàng

- Nhược điểm : Mang tính bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu.

1.1.2.Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng

Là sự kết hợp của chế độ trả lương theo thời gian đơn giản cộng với tiền thưởng. Áp dụng đối với những công nhân làm những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng, hoặc những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá và tự động hoá cao.

Lth : Lương tính theo thời gian có thưởng

L : Lương tính theo thời gian đơn giản

Tiền thưởng căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, thâm niên, kỹ năng kinh nghiệm đã được tích luỹ

- Ưu điểm: tạo động lực làm việc cho người lao động, gắn thời gian làm việc thực tế với thành tích công việc của người lao động Phản ánh đúng trình độ thành thạo, khả năng, kinh nghiệm của người lao đông.

- Nhược điểm : Việc tính toán tiền thưởng phải hợp lý tránh gây tình trạng tăng chi phí tiền lương.

Hình thức trả lương theo sản phẩm

2.1 Các chế độ trả lương theo sản phẩm

Tiền lương theo sản phẩm căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng và chất lượng sản phẩm mà người công nhân làm ra. Ưu điểm :

+ Làm tăng năng suất lao động của người lao động vì nó căn cứ vào số sản phẩm mà họ tạo ra.

+ Khuyến khích người lao động nâng cao được trình độ tay nghề, rèn luyện kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm, sáng tạo để nâng cao năng suất lao động.

+ Hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ của người lao động. Nhược điểm:

+ Chỉ quan tâm tới số lượng sản phẩm làm ra mà không quan tâm tới chất lượng của sản phẩm

+ Công nhân chỉ quan tâm tới sản phẩm làm, cốt làm cho thật nhiều sản phẩm do đó không có ý thức về tiết kiệm vật tư, nguyên liệu.

Do đó để hình thức trả lương theo sản phẩm thật sự phát huy tác dụng, các doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:

+ Xây dựng các định mức lao động có căn cứ khoa học Là cơ sở để tính toán đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch quỹ lương.

+ Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc.

+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra theo đúng chất lượng đã quy định.

+ Giáo dục tốt ý thức trách nhiệm của người lao động.

2.1.1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Đối tượng áp dụng là người lao động trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tình độc lập tương đối, có thể định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể rõ ràng.

- Tính đơn gía tiền lương.

Là số tiền trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một công việc nhất định ĐG = LCBCV / Q

Trong đó: ĐG : Đơn gía tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm

LCBCV : Lương cấp bậc của công nhân trong kỳ

Q : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ

T : Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm Tiền lương trong kỳ của một công nhân

Trong đó : L1 : Tiền lương công nhân được nhận

Q1 : Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành

+ Dễ dành tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ

+ Tạo động lực làm việc cho người lao động để nâng cao năng suất lao động từ đó tăng tiền lương một cách trực tiếp.

+ Chỉ quan tâm tới số lượng mà ít quan tâm tới chất lượng.

+ Ít quan tâm tới tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hay sử dụng kém hiệu quả máy móc thiết bị.

2.1.2 Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể Đối tượng áp dụng là một nhóm người khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định mà những sản phẩm này đòi hỏi nhiều người cùng tham gia, công việc của mỗi cá nhân có liên quan tới nhau

- Tính đơn gía tiền lương

+ Nếu tổ hoàn thành nhiều sản phẩm trong kỳ: ĐG = TLCBi /Q0

+ Nếu tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ: ĐG = TLCBi * T0

Trong đó : ĐG : Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tổ

TLCBi : Tổng tiền lương cấp bậc của cả tổ

LCBi : Lương cấp bậc của công việc bậc i n : Số công việc trong tổ i = 1,n

Q : Mức sản lượng của cả tổ

T0 : Mức thời gian của sản phẩm

L1 : Tiền lương tổ nhận được

Q1 : Sản lượng thực tế tổ hoàn thành

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân trong tổ

Việc xác định lương của các thành viên trong tổ gặp nhiều khó khăn Đôi khi chia theo bình quân trong tổ nên ít khuyến khích tăng năng suất cá nhân

2.1.3 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp

- Tính đơn giá tiền lương. ĐG = L / ( M*Q) Trong đó : ĐG : Đơn gía tiền lương

L : Lương cấp bậc của công nhân phụ

M : Số máy phục vụ cùng loại

Q : Mức sản lượng của công nhân chính

Trong đó : L1 : Tiền lương của công nhân phụ

Q1 : Mức sản lượng của công nhân chính

Nâng cao năng suất lao động của công nhân chính

Tiền lương phụ thuộc vào công nhân chính do đó nhiều khi không phản ánh được sự đóng góp của công nhân phụ làm giảm động cơ làm việc.

2.1.4 Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng

Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng là sự kết hợp của chế độ trả lương sản phẩm theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành, với tiền thưởng được tính dựa vào trình độ hoàn thành.

Tiền thưởng = L*(m*h)/100 + Tiền lương sản phẩm có thưởng:

Lth = L + L*(m*h) / 100 Trong đó: Lth : Tiền lương sản phẩm có thưởng

L : Tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định

0 m : Tỷ lệ phần trăm tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng h : Tỷ lệ phần trăm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng

- Ưu điểm: Khuyến khích công nhân làm việc hoàn thành vượt mức sản lượng

- Nhược điểm: Khó xác định được các chỉ tiêu tính thưởng dễ dẫn tới tình trạng làm tăng chi phí tiền lương.

2.1.5 Chế độ trả lương khoán

Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào khối lượng chất lượng sản phẩm được giao

L = ĐGK * Q Trong đó : L : Tiền lương công nhân nhận được ĐGK : Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay một công việc

Q : Số lượng sản phẩm hoàn thành

- Ưu điểm: Tạo cho người lao động tích cực phát huy sáng kiến và cải tiến lao động để hoàn thành nhanh chóng và đảm bảo điều kiện công việc được giao

- Nhược điểm: Khó xác định được đơn gía giao khoán một cách chính

2.1.6 Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến Áp dụng cho những khâu có ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ quá trình sản xuất.

Thường dùng hai loại đơn giá : Đơn gía cố định và đơn gía luỹ tiến cho những sản phẩm vượt mức.

+ Đơn gía cố định ĐGtt = L/Q = L*T Trong đó : ĐGtt : Đơn gía sản phẩm trực tiếp

L : Tiền lương theo cấp bậc công việc của công nhân

Q : Mức sản lượng của công nhân

T : Mức thời gian + Đơn gía luỹ tiến ĐGlt = ĐGtt( 1+k ) Trong đó : ĐGlt : Đơn giá sản phẩm luỹ tiến k : Tỷ lệ tăng đơn gía k = (dcđ*tc) / dtl

Trong đó: dcđ : Tỷ trọng chi phí sản xuất, cố định trong giá thành sản phẩm tc : Tỷ lệ của số tiền tiết kịêm về chi phí sản xuất gían tiếp dùng để tăng đơn giá dl : Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong gía thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng đã giao

Trong đó: Llt : Tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến

Q1 : Mức sản phẩm hoàn thành thực tế

Q0 : Tổng sản lượng đạt mức khởi điểm -Ưu điểm : khuyến khích công nhân tích cực làm việc để tăng năng suất lao động

- Nhược điểm : khó xác định được một cách chính xác tỷ lệ tăng đơn gía, dễ làm cho tốc độ tăng của tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động của những khâu được áp dụng.

- Cách khắc phục để áp dụng hiệu quả:

+ Thời gian trả lương: không nên quy định quá ngắn số ngày trả lương, nên trả theo một thời gian cố định.

+ Tuỳ theo mức độ quan trọng của bộ phận sản xuất mà đưa ra đơn gía sản phẩm luỹ hợp lý.

+ Cần phải dựa vào nhiệm vụ sản xuất phải hoàn thành, không thể chỉ dựa vào khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm

+ Không nên áp dụng một cách tràn lan.

III – CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

Mục đích và yêu cầu của chính sách tiền lương trong doanh nghiệp22 Mục đích

- Đảm bảo cho người lao động có thể mua được những hàng hoá thiết yếu từ khoản tiền lương nhận được nhằm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

- Tạo động lực khuyến khích người lao động tích cực sáng tạo và nâng cao năng suất lao động

1.2 Yêu cầu của chính sách tiền lương

- Chính sách tiền lương phải rõ ràng và dễ hiểu

- Chính sách tiền lương phải có tình và có lý

- Chính sách tiền lương phải được ban hành đúng lúc và sửa đổi một cách kịp thời

- Chính sách tiền lương của doanh nghiệp phải được xây dựng, công bố và triển khai áp dụng một cách công khai trong phạm vi toàn doanh nghiệp

- Chính sách tiền lương phải đảm bảo tạo ra sự công bằng

Căn cứ xây dựng chính sách tiền lương

2.1 Những quy định của nhà nước

Chính sách tiền lương của doanh nghiệp trước hết phải đáp ứng được các quy định của nhà nước về đảm bảo quyền lợi cho người lao động để không vi phạm pháp luật của nhà nước Trên thế giới thông thường mỗi quốc gia đều có những quy định riêng về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động những đối tượng được coi là yếu hơn trong tương quan so với người sử dụng lao động Những quy định này được thể hiện dưới dạng văn bản về mức lương tối thiểu, hệ thống

3 thang bảng lương và các quy chế trả lương cho người lao động áp dụng, cho các đối tượng khác nhau làm việc ở các khu vực khác nhau.

2.2 Chiến lược phát triển của Doanh nghiệp

Chiền lược phát triển của doanh nghiệp là mục tiêu mà mọi chính sách đều hướng tới trong đó có chính sách tiền lương Một chính sách tiền lương hợp lý sẽ là cơ sở để thực hiện được các mục tiêu của chiến lược phát triển doanh nghiệp Muốn làm được điều đó thì chính sách tiền lương phải tạo ra động lực mạnh mẽ và khuyến khích mọi thành viên làm việc tích cực để được hưởng mức lương cao đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu và những thách thức của chiến lược

2.3 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Vì tiền lương là bộ phận thu nhập của doanh nghiệp phân phối cho người lao động, nguồn tiền lương do doanh nghiệp tự tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh, chính vì vậy chính sách tiền lương phải được xây dựng trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi mà chính sách hướng người lao động đến việc nâng cao hiệu quả công việc của bản thân để được mức lương cao và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì chính sách đó được gọi là thành công.

Trong nền kinh tế thị trường sức lao động được coi là hàng hoá còn tiền lương được coi là giá cả sức lao động thì chính sách tiền lương của doanh nghiệp cần phải được xây dựng trên cơ sở thị trường lao động Muốn duy trì lượng lao động hiện có và thu hút thêm lao động có tay nghề cao thì chính sách tiền lương phải luôn bám sát với thị trường.

Phân tích thực trạng các hình thức trả lương của công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần may Bắc Hà – YOUNGSHIN, tên giao dịch bằng tiếng anh: Bac Ha Import – export and production company có trụ sở chính tại xã Thanh Hà – Huyện Thanh Liêm – Tỉnh Hà Nam và có công ty chi nhánh (công ty con) đại diện số 262T đường Thuỵ Khê – Quận Tây Hồ - Hà Nội.

Tiền thân của công ty là công ty Ngoại thương Thanh Liêm được thành lập vào thàng 10 năm 1989 chuyên thu mua hàng nông sản xuất khẩu.

Năm 1990 sau khi có Nghị Quyết Đại Hội Đảng toàn Quốc lầm thứ VI về đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kinh tế kế hoạch sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chính vì lý do đó mà công ty cần được tổ chức lại để phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế của cả nước Đồng thời căn cứ luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) và Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) (đã được xửa đổi) được Quốc Hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994, Căn cứ luật doanh nghiệp Nhà nước đã được chính phủ ban hành Tại Quyết Định số 1194/QĐ – UB ngày 12 tháng 8 năm

1996 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam đã chuyển công ty Ngoại thương Thanh Liêm thành công ty sản xuất hàng xuất nhập khẩu Bắc Hà hoạt động theo cơ chế Doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc ngoài ra còn sản xuất về dệt sợi, tre đan và nhiều mặt hàng phụ khác.

Năm 2002 sau khi Chính phủ ban hành Nghị Định số 49/2002/NĐ –

CP ngày 24 tháng 4 năm 2002 về việc giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê

Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN), Căn cứ Quyết Định số 1943/QĐ – UB ngày 18 tháng 12 năm 2002 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam về việc cho phép chuyển đổi hình thức xắp xếp Doanh Nghiệp Nhà Nước từ cổ phần hoá sang bán Doanh Nghiệp Nhà Nước(DNNN) đối với công ty sản xuất xuất nhập khẩu Bắc Hà.

Xét phương án xin mua Doanh Nghiệp Nhà Nước của tập thể cán bộ công nhân viên công ty sản xuất xuất nhập khẩu Bắc Hà ngày 28/12/2002, xét đề nghị của sở kế hoạch và đầu tư tại tờ trình số 816/TT – KHDN ngày 30 tháng 12 năm 2002 UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt phương án bán Doanh Nghiệp Nhà Nước: Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Bắc Hà cho tập thể cán bộ công nhân viên của công ty.

Ngày 15 tháng 10 năm 2003 công ty cổ phần may Bắc Hà chính thức ra đời với số vốn điều lệ là:12.800.000.000 Việt Nam đồng

Trong đó: + Vốn cố định là: 10.000.000.000 Việt Nam đồng

+ Vốn lưu động là: 2.800.000.000 Việt Nam đồng Đây là một bước ngoặt quan trọng tạo ra vị thế mới cho công ty , tạo tiền đề cho công ty phát triển và trưởng thành. Để thuận tiện cho việc kinh doanh và gây dựng thương hiệu của công ty ngày 21 tháng 9 năm 2006 Công ty Cổ phần may Bắc Hà đổi tên thành Công ty Cổ phần may Bắc Hà – YOUNGSHIN Việc Đổi tên không phải là việc chuyển đổi vể mặt hình thức

Qua 18 năm kể tư ngày thành lập lực lượng còn mỏng , cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phạm vi hoạt động còn hạn chế , đến nay công ty cổ phần may Bắc Hà- YOUNGSHIN đã trưởng thành , ổn định về tổ chức, đội ngũ cán bộ có trình độ ngày càng được tăng cường, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được tăng cường

Công nghệ ngày càng được trang bị tiên tiến, trang bị bổ xung thêm nhiều trang thiết bị hiện đại như: Máy Kansai 13 kim, máy thùa khuy đầu bằng LBH 781, máy dập cúc, máy cắt vải…….Đồng thời Công ty còn xây dựng và thực hiện được hệ thống quản lý chất lượng ISO901-2000.

Công ty cổ phần may Bắc Hà – Young Shin là một thành viên trong cụm khu Công nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Hà Nam Nhận thức được tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam đó là tiếp giáp với nhiều tỉnh bạn như: Hà Tây, Ninh Bình, Hưng Yên , Nam Định, lại giáp thủ đô Hà Nội và có đường giao thông đi lại thuận tiện Chính vì những lý do trên mà công ty đã sớm mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà còn sang thị trường nước ngoài Công ty không những giới thiệu và chào bán các mặt hàng may mặc,vải dệt, hàng mỹ nghệ, mây tre đan do chính công ty sản xuất ra mà còn nhận các đơn đặt hàng từ các tỉnh trong nước đến các nước bạn như: Tiệp, HànQuốc , Nhật, Mỹ,… Sau vài năm tìm hiểu thị trường, Công ty đã gặt hái được nhiều thành công và đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước, tạo được uy tín trên thị trường nước ngoài.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần may Bắc Hà – Young shin

Công ty được chủ động sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế theo luật của doanh nghiệp trên cơ sở chức năng đã được quy định trong giấy phép và quyết định thành lập của công ty đó là:

- Thực hiện việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc

- Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc

- Thực hiện hạch toán kinh doanh có hiệu quả, có tài khoản, có con dấu riêng để thực hiện việc giao dịch theo đúng quy định pháp luật

- Mở các cửa hàng, đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm, đặt chi nhánh văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước

- Trên cơ sở được sự hướng dẫn của các công ty may đi trước, công ty tổ chức điều tra, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường nội địa và thị trường nước ngoài cũng như năng lực sản xuất của công ty để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty duyệt và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiên kế hoạch đã được duyệt.

- Tổ chức khai thác các loại vật tư, thiết bị máy móc kỹ thuật và các nguyên vật liệu một cách có hiệu quả

- Tăng cường khai thác năng lực sản xuất, đổi mới mặt hàng nâng cao năng lực quản lý, trình độ tay nghề cán bộ công nhân viên, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất ra thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước và tổ chức các hoạt động dịch vụ cho sản xuất may mặc

- Quản lý cán bộ công nhân viên theo sự phân cấp của công ty Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, nâng cao trình độ quản lý và trình độ tay nghề của người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty

- Chấp hành tốt các chính sách , chế độ về quản lý kinh tế tài chính quy định của công ty Quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất trang thiết bị máy móc, nguốn vốn tự có cũng như nguồn vốn huy động ở bên ngoài.

- Tổ chức gia công hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết đầu tư với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước theo các phương án được công ty duyệt.

Một số đặc điểm về Công ty Cổ phần may Bắc Hà – Youngshin

3 Một số đặc điểm của công ty cổ phần may Bắc Hà - Youngshin 3.1 Đặc điểm về loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty cổ phần may Bắc Hà – Young Shin chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu do khách hàng mang đến để phục vụ cho các đơn hàng thuê gia công ( tỷ trọng khối lượng nguyên vật liệu do khách hàng mang tới chiếm khoảng 70%) phần còn lại do công ty tự sản xuất ra như dệt vải để phục vụ cho khâu may mặc, ngoài ra công ty còn tiến hành mua ngoài phục vụ cho các lô hàng theo hình thức mua “Mua đứt – bán đoạn”

Sản phẩm của Công ty tạo ra chủ yếu là: Áo sơ mi nam, áo sơ mi nữ- quần âu, váy, vỏ chăn- ga trải giường, túi các loại, Quần sooc, Quần áo trẻ em, Áo choàng , khăn quàng…

Số lượng, thể loại, mẫu mã của sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng thể hiện trên các hợp đồng kinh tế được ký kết.Các sản phẩm do công ty sản xuất ra thì đến 90% trong số đó xuất khẩu ra nước ngoài, chỉ một phần nhỏ là tiêu thụ trong nước

3.2 Đặc điểm về quy trình Công nghệ

Công ty cổ phần may Bắc Hà – Young shin lấy ngành may là ngành tạo lợi nhuận chính của công ty nên ở đây chúng ta sẽ đề cập đến quy trình may Quy trình sản xuất của các sản phẩm chính đều theo dây truyền sản xuất liên tục, từ khâu đưa vải vào cắt đến khi ra thành phẩm chỉ trong một thời gian ngắn Để đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm trước khi ký hợp đồng mua nguyên vật liệu phải kiểm tra phân tích hết sức chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu.

Quy trình công nghệ của sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần may Bắc Hà – Young Shin qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: chuẩn bị vải theo đúng yêu cầu để sản xuất ra sản phẩm.

Kho nguyên vật liệu Cắt Kho Phụ

Thêu Giặt Đóng gói Bao bì

- Giai đoạn 2: Cắt vải theo mẫu để chuyển sang giai đoạn sau.

- Giai đoạn 3: Sau khi vải đã được cắt ra thành các bộ phận theo đúng yêu cầu kỹ thuật thì được các tổ máy có nhiệm vụ may chúng lại với nhau.

- Giai đoạn 4: Còn gọi là giai đoạn hoàn thiện sản phẩm áp dụng cho những sản phẩm cần thêu, trang trí thêm hoa văn, họa tiết.

- Giai đoạn 5: Sau khi đã hoàn thiện chúng sẽ được chuyển đến bộ phận giặt là, ở giai đoạn này bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS) sẽ lấy mẫu kiểm tra chất lượng thành phẩm, nếu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, sản phẩm sẽ được gián nhãn mác, đóng gói để trả cho khách hoặc nhập kho chờ tiêu thụ.

Sơ đồ biểu diễn quy trình may như sau:

3.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị

Trong thực tế chúng ta có thế nói máy móc thiết bị là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của người lao động Nếu máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu thì dù các yếu tố về lao động, trình độ về quản trị, có cao đến đâu thì cũng sẽ không thể làm chất lượng và hiệu quả hoạt động tăng theo một cách tương ứng được Máy móc thiết bị có đồng bộ và hiện đại thì sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân cũng như chất lượng sản phẩm và nhất là đáp ứng được kịp thời thời hạn giao hàng mà khách hàng đã đặt ra.

Trong thời kỳ đầu khi mà Doanh nghiệp mới chuyển tư doanh nghiệp nhà nước sang cổ phần hoá thì máy móc thiết bị của xí nghiệp may Bắc Hà - Youngshin rất lạc hậu, thêm vào đó đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề còn yếu do đó ma hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp.

Hiện nay xí nghiệp may Bắc Hà có hệ thống máy móc các loại tương đối hiện đại, máy móc còn mới, tỷ lệ khấu hao chưa đáng kể, khả năng sử dụng còn dài, tổng số 1129 máy trong đó có trên 80% là máy nhập của Nhật bản Với hệ thống máy móc hiện đại cùng với trình độ quản lý và tay nghề của người lao động đã được nâng cao chính điều này tạo điều kiện cho công ty hoàn thiện công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm, làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, chất lượng sản phấm cũng được cải thiện chính vì vậy mà công ty ngày càng có chữ tín trên thị trường, tạo được nòng tin của khách hàng , đơn đặt hàng ngày càng nhiều và hiệu quả và kết quả kinh doanh ngày càng được nâng cao.

Mốt số máy móc của công ty tính đến cuối năm 2008 đầu năm 2009:

Bảng 1: Cơ cấu máy móc của công ty may Bắc Hà – Youngshin đầu năm 2009

TT Tên thiết bị Nước sản xuất

1 Máy thùa khuy đầu tròn Mỹ 8 80%

3 Bàn hút hơi có tay phụ Nhật 6 70%

9 Máy may xén 1 kim Nhật 5 70%

12 Máy cuốn ốp Juki Nhật 7 90%

13 Máy thêu đầu bằng Nhât 46 70%

14 Máy ép mex Nhât, đức 9 80%

15 Máy cắt vòng Nhật, đức 13 55%

16 Máy may 2 kim Juki nhật 50 90%

17 vắt sổ, 3, 4, 5 chỉ Nhât, đức 90 80%

18 Máy cắt đẩy tay Nhật 30 50%

20 Máy cắt KM Nhật bản 5 805

21 Nồi hơi naomato Nhật bản 2 505

22 Máy làm mềm nước Nhật bản 1 705

23 Bàn hút chân không naomato

24 Máy lộn cổ Fiblon Hong kong 3 60%

25 Máy vắt gấu tuki nhật bản 6 70%

Nguồn: công ty may Bắc Hà - Youngshin

3.4 Cơ cấu tổ chức sản xuất

Từ những yêu cầu của sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trên, Công ty tổ chức ra một xí nghiệp sản xuất ra sản phẩm, đứng đầu xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp chịu sự chỉ đạo của cấp trên, chịu trách nhiệm quản lý, bảo toàn tài sản, nguồn vốn khác do công ty giao Xí nghiệp sản xuất này được tổ chức thành các bộ phận và tổ phục vụ cho sản xuất Số lượng công nhân 800 người được bố trí như sau:

- Bộ phận cắt: Có nhiệm vụ cắt vải ra thành các bộ phận theo đúng yêu cầu của các sản phẩm, đảm bảo độ chính xác về chỉ tiêu kỹ thuật.

- Bộ phận may: Gồm có 14 tổ may chịu trách nhiệm may các bộ phận vải do bộ phận cắt chuyển đến thành sản phẩm hoàn chỉnh.

- Bộ phận phụ trợ: Gồm các thợ phụ có nhiệm vụ giúp bộ phận may trong khâu hoàn thiện sản phẩm.

- Bộ phận cơ điện: Làm nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị khi máy có sự cố về kỹ thuật, ngoài ra theo định kỳ có nhiệm vụ bảo dưỡng máy móc thiết bị.

- Kho: Là nơi cất giữ hàng tồn kho như : Nguyên vật liệu, sản phẩm hoàn thiện chờ tiêu thụ, phế phẩm…

Bộ máy sản xuất của Công ty được minh hoạ qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2 : Sơ đồ quản lý sản xuất

3.5 Đặc điểm về lao động của Công ty

Tổng công ty cổ phần may Bắc Hà – Young Shin ngày càng mở rộng về quy mô, cũng như ngày càng đa dạng hoá về các loại sản phẩm kéo theo nhu cầu về máy móc công nghệ và nguồn lao động cũng phải thay đổi theo Do đặc điểm của Tổng công ty có các nhà máy sản xuất dệt và may mặc nên nhu cầu công nhân hay lực lượng lao động là rất lớn và biến động thường xuyên Hiên nay theo thống kế năm 2008 thì riêng số công nhân sản xuất đã lên tới 800 người và kể cả tổng công ty là

842 người Xu hướng tăng lao động là một tất yếu của tổng công ty khi mà quy mô sản xuất càng mở rộng và phù hợp với đặc điểm ngành dệt may của toàn công ty

Bảng 2: Cơ cấu lao động theo tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn năm 2008

Ngành nghề Số lượng Trình độ chuyên môn Ngoại ngữ Độ tuổi

Cán bộ chuyên môn nv, kỹ thuật

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Nhìn vào bảng biểu trên ta nhận thấy cơ cấu về giới trong tổng số CBCNV có sự tương đối đồng đều ( nữ chiếm 52,3%), điều này tạo ra sự hài hoà giữa hai giới trong môi trường công việc Nhìn chung về chuyên môn cán bộ công nhân viên ở trình độ cao: Đại học chiếm 9,3% ( cán bộ quản lý), 30% ( cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật), thấp nhất là trung cấp Tổng công ty đã có sự trẻ hoá đội ngũ lãnh đạo cấp cao( 1 giám đốc < 35 tuổi), cán bộ chuyên môn kỹ thuật (

Ngày đăng: 28/08/2023, 06:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ biểu diễn quy trình may như sau: - Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931
Sơ đồ bi ểu diễn quy trình may như sau: (Trang 32)
Bảng 1: Cơ cấu máy móc của công ty may Bắc Hà – Youngshin đầu - Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931
Bảng 1 Cơ cấu máy móc của công ty may Bắc Hà – Youngshin đầu (Trang 34)
Sơ đồ 2: Sơ đồ quản lý sản xuất - Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931
Sơ đồ 2 Sơ đồ quản lý sản xuất (Trang 36)
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn - Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931
Bảng 2 Cơ cấu lao động theo tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn (Trang 37)
Bảng 5: Các loại quỹ lương - Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931
Bảng 5 Các loại quỹ lương (Trang 48)
Bảng 7:  Bảng thanh toán tiền lương tháng 4 năm 2008 bộ phận quản lý xưởng công ty cổ phần may Bắc Hà – - Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931
Bảng 7 Bảng thanh toán tiền lương tháng 4 năm 2008 bộ phận quản lý xưởng công ty cổ phần may Bắc Hà – (Trang 53)
BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 4 năm 2008 - Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931
h áng 4 năm 2008 (Trang 58)
Bảng 11: Bảng quy trình công nghệ - Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931
Bảng 11 Bảng quy trình công nghệ (Trang 67)
Bảng 12 : Nghiệm thu khối lượng công việc  Đối với mã 915 - Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931
Bảng 12 Nghiệm thu khối lượng công việc Đối với mã 915 (Trang 70)
Bảng 13: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành  theo từng dây chuyền như sau: - Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931
Bảng 13 Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành theo từng dây chuyền như sau: (Trang 73)
Bảng 14:  Bảng thanh toán tiền lương tháng 11 năm 2008 cho tổ cắt công ty cổ phần may Bắc Hà - Youngshin - Hoan thien cac hinh thuc tra luong tai cong ty co 203931
Bảng 14 Bảng thanh toán tiền lương tháng 11 năm 2008 cho tổ cắt công ty cổ phần may Bắc Hà - Youngshin (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w