1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng á châu chi nhánh hưng yên acb hưng yên

75 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng TMCP Á Châu – Chi Nhánh Hưng Yên
Người hướng dẫn TS. Cao Ý Nhi
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 346,5 KB

Cấu trúc

  • 1.3.3.1. Các nhân tố khách quan (17)
  • 1.3.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng (18)
  • 1.3.3.3. Các nhân tố thuộc Ngân hàng (20)
  • 2.1. Giới thiệu chung ACB – Hưng Yên 24 1. Quá trình hình thành và phát triển của ACB – Hưng Yên 24 2. Cơ cấu tổ chức của ACB – Hưng Yên. 25 3. Phạm vi quản lý của ACB – Hưng Yên.31 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – Hưng Yên trong những năm vừa qua 31 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB – Hưng Yên 34 2. Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại ACB – Hưng Yên. 34 2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng ACB – Hưng Yên theo: 37 2.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn (24)
    • 2.2.2.2. Hoạt động cho vay trung, dài hạn (42)

Nội dung

Các nhân tố khách quan

Các NHTM hoạt động không thể tránh được những ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế - xã hội Môi trường kinh tế - xã hội ổn định cũng là

1 yếu tố thuận lợi dẫn đến thành công của ngân hàng Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường kinh tê – xã hội là hoạt động không thể thiếu của ngân hàng thương mại Xem xét môi trường kinh tế - xã hội cần xem xét các yếu tố sau:

- Môi trường kinh tế : Việc hoạt động trong một môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế đều đang hoạt động tốt, lợi nhuận cao, nhu cầu sử dụng lớn sẽ góp phần tạo nên sự thành công chi ngân hàng Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những vấn đề dễ bị thay đổi trong môi trường kinh tế như: thay đổi về lãi suất, những biến động về tỷ giá, nhu cầu thị trường, chu kỳ kinh tế Việc ngăn chặn những biến đổi này là không thể, tuy nhiên ngân hàng có thể nghiên cứu, dự báo được những biến đổi này và tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời nhằm bảo đảm chất lượng của hoạt động tín dụng.

- Môi trường pháp lý : Là 1 chủ thể hoạt động trong nền kinh tế,NHTM cũng phải tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật của NhàNước Môi trường pháp lý là hệ thống luật và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng Sự thay đổi của hệ thống pháp luật cuãng gây ảnh hưởng rất đến hoạt động của NHTM Khi chủ trương chính sách thay đổi cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của DN cũng như nhu cầu sử dụng vốn của DN Hoặc việc quản lý các DN còn sơ hở thiếu xót, Nhà nước quản lý thiếu chặt chẽ làm cho nhiều DN được sản xuất kinh doanh vượt quá trình độ năng lực của DN dẫn đến tình trạng thua lỗ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng Như vậy, việc hoạt động trong môi trường pháp lý ổn định, đầy đủ và đồng bộ sẽ giúp các ngân hàng thương mại dễ dàng hơn trong việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh dài hạn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM.

- Môi trường Chính trị - Xã hội : Việc được tham gia hoạt động trong môi trường chính trị-xã hội ổn định sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và ngân hàng cũng có thể mạnh dạn mở rộng hoạt động tín dụng của mình.Điều này giúp cho ngân hàng có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động tín dụng.Tác động của môi trường chính trị-xã hội tới chất lượng hoạt động tín dụng không thường xuyên,nhưng khi có những biến động về chính trị thì tác động của nó tới các ngân hàng là vô cùng lớn Một sự thay đổi hệ thống chính trị có thể làm cho các ngân hàng mất phần lớn hoặc toàn bộ các khoản tín dụng của mình,điều này sẽ đẩy các ngân hàng đến bờ vực của sự phá sản.

Các nhân tố thuộc về khách hàng

Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, một yếu tố rất quan trọng là việc nghiên cứu và phân tích khách hàng của ngân hàng Việc nghiên cứu kỹ vầ khách hàng sẽ giúpNHTM có những chính sách cũng như ưu đãi thích hợp để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của NHTM, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng Khi nghiên cứu khách hàng, cần lưu ý đến các yếu tố sau:

- Quy mô nhu cầu vốn của khách hàng Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có vốn để thực hiện công việc này Và khi nhu cầu vay vốn của họ cao cũng chính là thời điểm tốt để ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng của mình Nhu cầu về quy mô vay vốn của DN càng cao thì khả năng mở rộng thị trường của ngân hàng càng lớn.

- Khả năng đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng Để bảo đảm an toàn của mình nên khi cho vay, các ngân hàng thường phải có một số điều kiện bắt buộc các DN phải tuân thủ để tránh rủi ro không đáng có, và không phải bất cứ DN nào cũng đáp ứng được những điều kiện này Và như vậy, chỉ có những khách hàng đáp ứng được các điều kiện này mới có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng Những điều kiện tín dụng của các ngân hàng khác nhau có thể khác nhau nhưng thông thường các ngân hàng sẽ quan tâm đến một số vấn đề như: năng lực tài chính, mục đích sử dụng vốn, khả năng hoàn vốn, Như vậy, với những điều kiện tín dụng được đưa ra, ngân hàng phần nào hạn chế được những rủi ro tín dụng và đồng thời với đó là ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng.

- Năng lực tài chính của khách hàng Năng lực tài chính của khách hàng thể hiện ở tỷ trọng vốn tự có trên tống nguồn vốn mà DN đang sử dụng Năng lực tài chính thể hiện khả năng hoàn lại số vốn vay từ ngân hàng của DN Năng lực tài chính của DN càng cao thì khả năng hoàn vốn là càng lớn Đối với Ngân hàng Thương mại thì việc cho các khách hàng có năng lực tài chính cao vay vốn sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

- Năng lực sản xuất của DN Tiêu chí này thể hiện ở chỗ DN vay vốn khả năng sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cách thức phân phối các sản phẩm và đặc biệt giá thành hợp lý Một DN có khả năng sản xuất tốt xứng đáng là khách hàng của Ngân hàng vì họ khả năng hoàn trả vốn vay đúng hạn, sử dụng vốn tốt, nâng cao chất lượng tín dụng và đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Năng lực quản lý của DN Một doanh nghiệp có vận hành tốt và thực hiện được các mục tiêu do mình đặt ra hay không? Có khả năng vận hành hoạt động kinh doanh để hoàn trả vốn vay ngân hàng hay không? Phụ thuộc khá nhiều vào năng lực quản lý của cấp lãnh đạo

DN Bôm máy quản lý tốt đưa ra được những kế hoạch, định hướng kinh doanh phù hợp với thị trường sẽ ngày càng đưa DN tốt lên. Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và đảm bảo thời gian hoàn vốn cho ngân hàng.

- Tài sản đảm bảo : Việc có những tài sản đảm bảo phù hợp và có giá trị đủ lớn của khách hàng sẽ giúp hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không còn khả năng thanh toán khoản vay của ngân hàng.

Các nhân tố thuộc Ngân hàng

Khi nghiên cứu các yếu tố chủ quan của ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng thì cần lưu ý đến các vấn đề sau:

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng : Ngân hàng cũng như các chủ thể khác của nền kinh tế, muốn tồn tại và ngày càng phát triển thì phải đặt được ra cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn.Chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn nhàn rỗi và sử dụng chúng hiệu quả mang lại hiệu quả cao không những cho ngân hàng mà còn cho khách hàng của ngân hàng cũng như mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế.

- Năng lực trong công tác thẩm định

+ Bất cứ một ngân hàng nào trước khi quyết định cho khách hàng vay vốn đều phải thực hiện công tác thẩm định.

+ Thẩm định dự án: giúp ngân hàng xác định được tính khả thi của dự án vay vốn, điều này tác động trực tiếp đến việc cá hay không chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng.

+ Thẩm định khách hàng: việc này cung cấp cho ngân hàng các thông tin liên quan đến khách hàng như: năng lực tài chính, năng lực sản xuất, kinh doanh, năng lực quản lý và khả năng đáp ứng các nhu cầu tín dụng của ngân hàng Việc thẩm định và cung cấp thông tin chính xác về khách hàng cho ngân hàng là công việc không thể thiếu trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

+ Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng: đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng bằng cách thanh lý các tài sản cầm cố của khách hàng khi họ không còn khả năng trả nợ đúng hạn.

+ Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán phức tạp.Do công việc này là cơ sở để quyết định có cấp tín dụng hay không nên chất lượng của công tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt động tín dụng Nếu chất lượng của công tác thẩm định không cao,tức là nhân viên tín dụng không xác định được thực chất dự án có hiệu quả hay không thì những khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp sẽ gặp những rắc rối trong việc thu hồi các món nợ của mình Chính vì vậy,công tác thẩm định đòi hỏi những nhân viên thẩm định có trình độ cao và sự kết hợp một cách có hiệu quả giữa các phòng ban trong ngân hàng.

- Chính sách tín dụng của ngân hàng : Ngân hàng muốn hoạt động của mình thuận lợi và ngày càng phát triển thì phải đặt ra cho mình một chính sách tín dụng phù hợp Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc hạn chế hay khuyến khích tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu của NHTM trong từng thời kỳ Như vậy, chính sách tín dụng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô,tính chất của các khoản tín dụng cũng như phương thức hoạt động tín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng không những phụ thuộc vào mục tiêu của bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chính sách của chính phủ và của các cơ quan quản lý Như vậy việc đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn,nó giúp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Chất lượng đội ngũ nhân sự.

+ Thực tế đã chứng minh rằng, muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực nào thì yếu tố con người là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động rất phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con người càng quan trọng. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự “nhạy cảm” hay” kinh nghiệm” của đội ngũ cán bộ tín dụng Do vậy vấn đề nhân sự là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong dó nổi bật lên hai vấn đề: chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự Chất lượng nhân sự ở đây không chỉ đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao của cán bộ, trong một chừng mực nhất định có thể giúp ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó ngân hàng có thể tồn tại và phát triển cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật mạnh hơn Bên cạnh chất lượng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ không phải cứ có cán bộ tín dụng giỏi là có chất lượng tín dụng cao Mỗi cán bộ tín dụng đều có những điểm mạnh và yếu riêng, điều quan trọng là phải biết bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong một guồng máy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung là nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.

+ Bên cạnh những yếu tố được nêu và phân tích trên cũng cần chú ý đến một số khía cạnh khác nữa khi xem xét đến chủ quan Ngân hàng Đó là các yếu tố như: hệ thống thông tin của ngân hàng, trình độ áp dụng khoa học lỹ thuật trong hoạt động của ngân hàng, uy tín của ngân hàng trên thị trường hoạt động.Tất cả các yếu tố này đều cần được Ngân hàng quan tâm nghiên cứu và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hoạt động của thị trường, có như thế Ngân hàng mới có thể phát triển theo đúng định hướng đã đề ra.

Giới thiệu chung ACB – Hưng Yên 24 1 Quá trình hình thành và phát triển của ACB – Hưng Yên 24 2 Cơ cấu tổ chức của ACB – Hưng Yên 25 3 Phạm vi quản lý của ACB – Hưng Yên.31 4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – Hưng Yên trong những năm vừa qua 31 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB – Hưng Yên 34 2 Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại ACB – Hưng Yên 34 2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng ACB – Hưng Yên theo: 37 2.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn

Hoạt động cho vay trung, dài hạn

 Tình hình hoạt động cho vay trung, dài hạn tại ACB - Hưng Yên trong những năm qua.

Trong hoạt động tín dụng nói chung của hệ thống Ngân hàng nói chung và của ACB nói riêng trong đó gồm cả ACB - Hưng Yên đều không thể thiếu được hoạt động cho vay trung, dài hạn Để hiểu về hoạt động cho vay trung, dài hạn tại ACB - Hưng Yên và kết quả đạt được qua các năm, cụ thể ở bảng dưới đây.

Bảng 2.6: Tình hình cho vay trung, dài hạn trên tổng mức cho vay Đơn vị tính: VND

Năm Tổng số tiền cho vay Tỷ lệ tăng giảm

Nguồn: Báo cáo thu nhập chi phí tổng hợp của ACB - Hưng Yên

Biểu đồ 2.6: Tình hình cho vay trung, dài hạn tại ACB - Hưng Yên qua các năm.

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy cho vay trung, dài hạn tại ACB - Hưng Yên trong các năm qua có sự tăng trưởng tương đối ổn định, cụ thể:

- Năm 2006 và 2007 cho vay trung dài hạn tại ACB - Hưng Yên đạt được khoảng 30.000 triệu đồng Trong 2 này tỷ lệ tăng trưởng đối với cho vay trung, dài hạn tại ACB - Hưng Yên ít có chuyển biến Với lý do: Vì cho vay trung, dài hạn là cho vay chủ yếu để đâu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị… Trong thời gian trên ACB - Hưng Yên ít có các dự án lớn đã giải ngân mà chủ yến những dự án lớn đang trong quá trính chuẩn bị thực hiện nên mức độ tăng trưởng đối với lĩnh vực cho vay này hầu như không có chuyển biến mấy.

- Sang năm 2008 cho vay trung dài hạn tại ACB - Hưng Yên có mức phát triển đáng kể đạt tới con số 88.470 triệu đồng tăng hơn xấp xỉ 3 lần năm 2007 Tuy tình hình kinh tế nói chung gặp phải khó khăn và các chính sách hạn chế tín dụng nói chung nhưng hoạt động cho vay trung, dài hạn của ACB - Hưng Yên vẫn có mức tăng trưởng đáng kể và đạt được con số như trên đó là sự nỗ lực lớn của đội ngũ nhân viên và sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc ACB - Hưng Yên đồng thời các dự án lớn về đầu tư xây dựng cơ bản bắt đầu đi vào thực hiện.

- Đến 6 tháng năm 2009 tổng chức cho vay trung, dài hạn của ACB - Hưng Yên đạt được là 125.021 triệu đồng Để đạt được con số như trên do trong khoảng thời gian trên các dự án cũ vẫn đang trong quá trình đầu tư, thi công đồng thời từ đầu năm 2009 tình hình kinh tế dần ổn định và phục hồi sau suy thoái nên nhu cầu vốn ngày càng gia tăng (trong đó vốn trung, dài hạn) vì xuất hiện thêm nhiều nhà máy mới và các nhà máy cũ sau thời kì khó khăn cũng cần bổ sung thêm vốn để đầu tư (đầu tư vào cải tiến công nghệ, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất…) Mặt khác sau khi kinh tế phục hồi nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng (cụ thể như nhu cầu vay mua nhà, mua ôtô,… tăng) cũng góp phần làm tăng quy mô cho vay đối với hoạt động cho vay trung, dài hạn tại ACB - Hưng Yên.

 Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng mức cho vay tại ACB - Hưng Yên. Để tìm hiều rõ được vị trí và tỷ trọng của hoạt động cho vay trung, dài hạn tại ACB - Hưng Yên quan các năm trên ta đi vào phân tích tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trên tổng mức cho vay của ACB - Hưng Yên

Bảng 2.7: Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tại ACB - Hưng Yên qua các năm Đơn vị tính: VND

Năm Cho vay trung, dài hạn Tổng mức cho vay Tỷ lệ (%)

Nguồn: Báo cáo thu nhập chi phí tổng hợp của ACB - Hưng Yên

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trên tổng mức cho vay tại ACB - Hưng Yên qua các năm.

Cho vay trung, dài hạn Năm

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng mức cho vay tại ACB - Hưng Yên là không đồng đều qua các năm:

- Năm 2006 tỷ lệ này là khoảng 29% nhưng sang năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn lại là khoảng 11% (về mặt tỷ lệ tương đối giảm nhưng về số lượng cho vay ra không giảm nhiều) lý do, trong năm 2007 tỷ lệ phát triển của cho vay ngắn hạn phát triển mạnh mặt khác tốc độ phát triển của hoạt động cho vay trung, dài hạn là rất chậm Nhưng sang năm 2008 thì tốc độ tăng trưởng của cho vay trung, dài hạn tăng mạnh cả về tỷ trọng lẫn số lượng cho vay ra

- Hết 6 tháng đầy năm 2009 tỷ lệ cho vay trung, dài hạn chiếm khoảng 51% trong tổng mức cho vay (tăng cả về tỷ trọng lẫn số lượng cho vay ra) Vì khoảng thời gian trên nhu cầu vốn của thị trường tương đối lớn và chất lượng dịch vụ, uy tín và vị trí của ACB tại Hưng Yên đã có những thay đổi lớn trong tâm trí khách hàng Đây cũng là một trong những yếu tố tác động tới sự tăng trưởng tín dụng tại ACB - Hưng Yên nói chung và cho vay trung, dài hạn nói riêng.

Ngoài các hoạt động cho vay ra trong hoạt động tín dụng tại ACB -Hưng Yên nói riêng và ACB nói chung còn một số hoạt động khác.

- Hoạt động bảo lãnh và hoạt động thanh toán quốc tế: Cùng với sự tăng nhanh về uy tín của ngân hàng trên thị trường, các hoạt động bảo lãnh và hoạt động động thanh toán quốc tế của Ngân hàng luôn có sự tăng trưởng khá, đảm bảo an toàn và có hiệu quả Do quy mô nhỏ nên khi tốc độ phát triển tương đối nhanh nhưng kết quả vẫn còn nhỏ bé so với các hoạt động khác trong Ngân hàng Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng mức thu thập của Ngân hàng nhưng đây là một bộ phận không thể thiếu vì nó góp phần duy trì các mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng (chủ yếu là các khách hàng doanh nghiệp).

- Hoạt động hỗ trợ tín dụng: Đây là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động tín dụng, tuy hoạt động này không mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng đây là hoạt động giúp nhân viên Ngân hàng tiếp xúc, tiếp thị, giải quyết các vướng mắc của khách hàng trong khi sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng nói chung và các dịch vụ từ hoạt động tín dụng mang lại cho khách hàng Mặt khác đây còn là bộ phận duy trì mọi liên lạc, phản hồi của khách hàng và cung cấp các thông tin cần thiết từ phía Ngân hàng cho khách hàng.

Cũng như các tổ chức tín dụng (ngân hàng) khác hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng ACB - Hưng Yên cũng không tránh khỏi tình trạng nợ xấu (nợ quá hạn) Nợ xấu cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng tại các tổ chức tín dụng.Chính vì đây là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng tại các ngân hàng, do đó ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra khuyến cáo đối với toàn hệ thống ngân hàng về tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ thấp hơn5% là chấp nhận được.

Tình hình nợ quá hạn ở ngân hàng ACB - Hưng Yên diễn ra như sau:

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu/ tổng số tiền cho vay qua các năm tại ACB - Hưng Yên. Đơn vị: %

Năm Tổng số tiền cho vay Nợ xấu Tỷ lệ

Nguồn: Báo cáo tổng kết tại ACB - Hưng Yên.

Biều đồ 2.8: Tỷ lệ nợ xấu/ tổng số tiền cho vay qua các năm tại ACB

Qua bảng số liệu ta nhận thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng mức cho vay tại ACB - Hưng Yên là rất thấp (các năm đều nhỏ hơn 1%), cụ thể như sau: năm 2008 là 0.54% và 06 tháng đầu năm 2009 là 0.73% Tuy tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng qua các năm thì đều có xu hướng tăng.

- Năm 2006: Tổng số nợ xấu chỉ khoảng 20 trđ trên tổng mức cho vay khoảng 62.605 trđ, tương đương với tỷ lệ khoảng 0.03%

- Năm 2007: Tổng nợ xấu chiếm tỷ lệ khoảng 0.18% trên tổng dư nợ, tương đương khoảng 250 tr đ trên 141.196 tr đ Qua 2 năm 2006 và

2007 tỷ nợ phát sinh nợ xấu tại ACB - Hưng Yên đều thấp hơn 0.5% đây là con số hoàn toàn chấp nhận được và nó cũng thể hiện được phần nào chất lượng tín dụng tại ACB - Hưng Yên.

- Sang năm 2008: Tỷ lệ nợ xấu tăng nên khá cao so với quy định của hệ thống ACB và đã vượt 0.5% là 0.54% (tương đương khoảng 1.000 tr đ nợ xấu trên tổng mức cho vay khoảng 184.296 tr đ). Nguyên nhân nợ xấu năm 2008 tăng nên khá cao so với năm 2007 và 2006 là do ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế Do nền kinh tế rơi vào suy soát dẫn tới nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân,… sử dụng vốn không có hiệu quả, mặt khác lãi suất Ngân hàng liên tục tăng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tổ chức sử dụng vốn => nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cả các cá nhân,… rơi vào tình trạng phá sản, vỡ nợ,… từ đó không có khả năng thanh toán các khoản nợ trong đó có một phần là của các Ngân hàng trong đó không loại trừ ACB và ACB - Hưng Yên.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh chung của ACB - Hưng Yên qua các năm 2006, 2007 và 2008 - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng á châu chi nhánh hưng yên acb hưng yên
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của ACB - Hưng Yên qua các năm 2006, 2007 và 2008 (Trang 32)
Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại ACB - Hưng Yên. - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng á châu chi nhánh hưng yên acb hưng yên
Bảng 2.3 Tình hình cho vay tại ACB - Hưng Yên (Trang 34)
Bảng 2.4: Tình hình cho vay ngắn hạn tại ACB - Hưng Yên qua các năm - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng á châu chi nhánh hưng yên acb hưng yên
Bảng 2.4 Tình hình cho vay ngắn hạn tại ACB - Hưng Yên qua các năm (Trang 37)
Bảng 2.5: Tình hình cho vay ngắn hạn trên tổng mức cho vay - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng á châu chi nhánh hưng yên acb hưng yên
Bảng 2.5 Tình hình cho vay ngắn hạn trên tổng mức cho vay (Trang 41)
Bảng 2.6: Tình hình cho vay trung, dài hạn trên tổng mức cho vay - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng á châu chi nhánh hưng yên acb hưng yên
Bảng 2.6 Tình hình cho vay trung, dài hạn trên tổng mức cho vay (Trang 42)
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu/ tổng số tiền cho vay qua các năm tại ACB - -Hưng Yên. - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng á châu chi nhánh hưng yên acb hưng yên
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng số tiền cho vay qua các năm tại ACB - -Hưng Yên (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w