1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội

67 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Truyền Hình Hà Nội
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 5,42 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (6)
    • 1.1 Khái quát chung về thương hiệu (7)
      • 1.1.1 Khái niệm về thương hiệu, phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu (7)
      • 1.1.2. Chức năng của thương hiệu (8)
      • 1.1.3. Giá trị thương hiệu (Brand value) (9)
    • 1.2 Xây dựng thương hiệu (Branding) (11)
      • 1.2.1 Khái quát về xây dựng thương hiệu (11)
      • 1.2.2 Phân tích thông tin xây dựng thương hiệu (12)
      • 1.2.3 Hệ thống nhận diện thương hiệu (14)
      • 1.2.4. Chiến lược phát triển thương hiệu (20)
    • 1.3. Chiến lược phát triển thương hiệu (25)
      • 1.3.1. Mở rộng thương hiệu (25)
      • 1.3.2. Củng cố thương hiệu (25)
      • 1.3.3. Nhóm dịch vụ truyền thông (25)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI (6)
    • 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (HiTV) (27)
      • 2.1.1. Thông tin chung về Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (HiTV) (27)
      • 2.1.2. Lịch sử hình thành Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (HiTV) (28)
      • 2.1.3. Tầm nhìn và mục tiêu của công ty (31)
      • 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (HiTV) (32)
      • 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban (38)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Truyền Hình Hà Nội (HiTV) (44)
      • 2.2.1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (HiTV) (44)
      • 2.2.2. Xây dựng thương hiệu HiTV (56)
      • 2.2.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu (59)
      • 2.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu hiệu Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Truyền Hình Hà Nội (60)
  • CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI (7)
    • 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (61)
      • 3.1.1. Chính sách phát triển công ty trong thời gian tới (61)
    • 3.2. Giải pháp (63)
      • 3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về thương hiệu và phát triển thương hiệu cho cán bộ công nhân viên Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Truyền Hình Hà Nội (63)
      • 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (64)
      • 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ (65)
      • 3.2.4. Giải pháp chính sách giá (66)
  • KẾT LUẬN...........................................................................................................62 (67)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

Khái quát chung về thương hiệu

1.1.1 Khái niệm về thương hiệu, phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Thương hiệu là một tên gọi, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng, thiết kế hay là sự kết hợp giữa chúng nhằm định dạng hàng hóa, dịch vụ của mỗi người bán hay một nhóm người bán để phõn biệt chúng đối thủ cạnh tranh (Hiệp hội marketing

=>Thương hiệu mang tính vật chất, hữu hình,

Thương hiệu là một tập hợp những liên tưởng (associations) trong tâm trí người tiêu dung, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Những liên kết này phải độc đáo (sự khác biệt), mạnh (nổi bật) và tích cực (đáng mong muốn) (Keller).

=>Nhấn mạnh đến đặc tính vô hình của thương hiệu, yếu tố quan trọng đem lại giá trị cho tổ chức.

* Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Bảng 1: Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

- Là dấu hiệu riêng của cơ sở sản xuất.

- Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác.

- Là hình tượng của doanh nghiệp.

- Cụ thể - Trừu tượng, có ý nghĩa rộng hơn nhãn hiệu.

- Người chủ có thể tạo ra và kiểm soát - Người chủ không thể kiểm soát hoàn toàn.

- Được pháp luật bảo hộ (nếu có đăng ký) - Pháp luật không thể bảo hộ hoàn toàn.

Nhãn hiệu là dấu hiệu riờng dựng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với các tổ chức, cá nhân khác Còn nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi là thương hiệu phần hồn, còn nhãn hiệu hàng hóa là phần xác.

1.1.2 Chức năng của thương hiệu

Nhằm phân đoạn thị trường: Thương hiệu đóng vai trò tích cực trong chiến lược phân đoạn thị trường Các công ty đưa ra một tổ hợp những thuộc tính lý tưởng về các thế mạnh, lợi ích và đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho chúng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể Do đó, công ty sẽ phải tạo ra những dấu hiệu và sự khác biệt nhất định trên sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của những khách hàng tiềm năng Một thương hiệu phải trả lời được các câu hỏi sau: “Sản phẩm hoặc dịch vụ có những thuộc tính gì?, sản phẩm hoặc dịch vụ tượng trưng cho cỏi gỡ?” Việc trả lời chính xác các câu hỏi trên đây sẽ làm cho thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên có ý nghĩa phù hợp với thị hiếu và kỳ vọng của đối tượng khách hàng mục tiêu

Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm:

Các thương hiệu khác sẽ bị cuốn theo cạnh tranh nếu họ không muốn đánh mất mỡnh trờn thị trường, lúc này thương hiệu đóng vai trò như một tấm lá chắn, bảo hộ cho sự đổi mới - dưới dạng bảo hộ sở hữu trí tuệ Như vậy thương hiệu sẽ bảo vệ cho những người đi tiên phong dám chấp nhẩn rủi ro trong công cuộc cải tiến sản phẩm và đương nhiên sẽ gặt hái những thành công về tiền bạc Đó là sự khác biệt rất lớn giữa các sản phẩm tưởng chừng giống nhau Do vậy thương hiệu không thể chỉ đơn thuần như một tên gọi hay một biểu tượng, hình minh họa trên sản phẩm mà còn biểu hiện cho sự năng động, sang tạo không ngừng đổi mới Những nỗ lực đổi mới này sẽ làm cho thương hiệu trở nên có ý nghĩa, có nội dung và cú cỏc đặc điểm khác biệt Như vậy, tạo dựng một thương hiệu đòi hỏi phải có thời gian và sự khác biệt Sản phẩm có thể tiếp tục tồn tại hay mất đi nhưng thương hiệu thì vẫn còn sống mãi với thời gian. Đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng: Phần hồn của một thương hiệu chỉ có thể cảm nhận qua sản phẩm và các chương trình quảng cáo về nó Nội dung của một sản phẩm sẽ được khách hàng biết và cảm nhận thông qua các hoạt động này với điều kiện nó phải được truyền tải một cách nhất quán với cùng một thông điệp Do đó việc nhận biết một thương hiệu ngày hôm nay sẽ vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta về những sản phẩm trong tương lai Nhân tố hồi ức là một minh chứng cho sức sống lâu dài của thị hiếu cá nhân Một số người thuộc thế hệ nào đó 20 năm sau có thể vẫn liên tục ưa chuộng những thương hiệu mà họ đã từng yêu mến khi còn ở tuổi 17, 18.

Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm: Thương hiệu phải chứa đựng trong nó những thông tin về sản phẩm Một thương hiệu lớn ngoài việc thiết lập một thông điệp của sản phẩm tới các khách hàng còn phải có khả năng thích ứng với thời đại và thay đổi linh hoạt theo thị hiếu của khách hàng cũng như tiến bộ công nghệ Do đó chương trình phát triển thương hiệu phải được xây dựng và điều chỉnh hằng ngày nhưng vẫn phải đảm bảo tính nhất quán đối với ý nghĩa của sản phẩm Một thương hiệu lớn phải truyền tải được nội dung, phương hướng chiến lược và tạo được danh tiếng trên mọi thị trường.

Là một cam kết giữa nhà sản xuất với khách hàng: Cùng với thời gian và những nỗ lực không ngừng, thương hiệu ngày càng trở nên có uy tín trên thị trường Những chương trình quảng bá thương hiệu thực sự được xem như một cam kết và đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm thì chắc chắn thương hiệu sẽ nhận được những cảm nhận tốt đẹp và sự trung thành từ phía khách hàng Bất cứ sản phẩm mới nào mà thương hiệu đó giới thiệu cũng nhận được sự quan tâm và chú ý của khách hàng Những cam kết qua lại này chính là một lợi thế bảo đảm những thương hiệu đưa ra mang tính định tính, nó thỏa mãn những ước muốn và kỳ vọng của khách hàng và chỉ có khách hàng là người cảm nhận và đánh giá Những cam kết có thể mang đến cho khách hàng sự thoải mái và tự tin (Kotex), sự sảng khoái (coca-cola), sang trọng và thành đạt (Mescerdes), sự quyến rũ (enchanter) … hay chúng ta có thể nói phụ nữ họ không mua thỏi son mà họ mua vẻ đẹp

1.1.3 Giá trị thương hiệu (Brand value)

Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu này Có 6 lợi ích chính là: Cú thêm khách hàng mới, gia duy trì khách hàng trung thành, đưa chính sách giá cao, mở rộng kênh phân phối, tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh:

Thứ nhất: công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trình tiếp thị.

Một ví dụ là khi có một chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích mọi người sử dụng thử hương vị mới hoặc công dụng mới của sản phẩm thì số người tiêu dùng hưởng ứng sẽ đông hơn khi họ thấy đây là một thương hiệu quen thuộc Lý do chính là người tiêu dùng đã tin tưởng vào chất lượng và uy tín của sản phẩm.

Thứ hai: Sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được những khách hàng cũ trong tài sản thương hiệu là: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu và các yếu tố sở hữu khác Chất lượng cảm nhận và thuộc tính thương hiệu cộng thêm sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ tạo thêm niềm và lý do để khách hàng mua sản phẩm, cũng như những thành phố này sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng Gia tăng sự trung thành về thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng khi mà các đối thủ cạnh tranh luôn sáng tạo và có những sản phẩm vượt trội Sự trung thành thương hiệu là một thành tố trong tài sản thương hiệu nhưng cũng bị tác động bởi tài sản thương hiệu Sự trung thành thương hiệu là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại cho công ty

Thứ ba: Tài sản thương hiệu sẽ giúp cho công ty thiết lập một chính sách giá cao và ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi Trong những trường hợp khác nhau thỡ cỏc thành tố của tài sản thương hiệu sẽ hỗ trợ công ty trong việc thiết lập chính sách giá cao Trong khi với những thương hiệu có vị thế không tốt thì thường phải sử dụng chính sách khuyến mãi nhiều để hỗ trợ bán hàng Nhờ chính sách giá cao mà công ty càng cú thờm được lợi nhuận.

Thứ tư: Tài sản thương hiệu sẽ tạo mụt nền tảng cho sự phát triển thông qua việc mở rộng thương hiệu.

Ví dụ: Sony là một trường hợp điển hình, công ty đã dựa trên thương hiệu Sony để mở rộng sang lĩnh vực máy tính xách tay với thương hiệu Sony Vaio, hay sang lĩnh vực game như Sony Play Station….Một thương hiệu mạnh sẽ làm giảm chi phí truyền thông rất nhiều khi mở rộng thương hiệu.

Thứ năm: Tài sản thương hiệu cũn giỳp cho việc mở rộng và tận dụng tối đa kờnh phõn phối Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng sẽ e ngại hơn khi phân phối những sản phẩm không nổi tiếng Một thương hiệu mạnh sẽ hỗ trợ trong việc có được một diện tích trưng bày lớn trên kệ Bên cạnh đó thương hiệu lớn sẽ dễ dàng nhận được hợp tác của nhà phân phối trong các chương trình tiếp thị.

Xây dựng thương hiệu (Branding)

1.2.1 Khái quát về xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như vô hình với mục đích để khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ hoặc tập đoàn một cách thức thú vị, có ý nghĩa và hấp dẫn.

* Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu?

Trước hết xây dựng thương hiệu là nói đến việc tạo dựng một biểu tượng, một hình tượng về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng qua sự nhận biết về nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi của doanh nghiệp, tên xuất xứ của sản phẩm và chỉ dẫn địa lý cũng như bao bì hàng hóa

Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp, bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hóa cho doanh nghiệp.

Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp.

Như vậy sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.

* Các bước xây dựng thương hiệu Để có thể xây dựng thương hiệu phát triển bền vững trong dài hạn, các doanh nghiệp có thể tham khảo năm bước sau:

(1) Xác định cấu trúc nền móng thương hiệu

(3) Xây dựng chiến lược thương hiệu

(4) Xây dựng chiến lược truyền thông

(5) Đo lường và hiệu chỉnh.

1.2.2 Phân tích thông tin xây dựng thương hiệu

1.2.2.1 Phân tích ma trận SWOT

Phân tích SWOT giúp bạn phát huy tất cả tài năng và tận dụng mọi cơ hội đến với bạn trên con đường nghề nghiệp SWOT là viết tắt của 4 chữ Strength (Thế mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội) và Threat (Thách thức)

SWOT cũn giỳp bạn khám phá ra những cơ hội tiềm ẩn giúp bạn tiến nhanh đến thành công nhưng cũng không lơ là những thách thức cản trở sự phát triển của bạn Còn chần chừ gì mà không cầm bút lên và làm ngay bài phân tích SWOT của mình Điểm mạnh (S)

• Thế mạnh nào chỉ riêng bạn cú cũn những người khác thỡ khụng? (ví dụ về kĩ năng, bằng cấp, học vấn hoặc các mối quan hệ)

• Bạn làm việc gì tốt hơn những người khác?

• Bạn có thể đạt được những năng lực cá nhân nào?

• Đâu là những điểm mạnh mà mọi người (kể cả sếp) nhận thấy ở bạn?

• Bạn tự hào nhất về những thành tích nào của mình?

• Những giá trị nào bạn tin rằng những người khác không thể hiện được?

• Bạn có phải là một phần của một hệ thống mà không ai khác được tham gia vào? Nếu thế, mối liên hệ giữa bạn với những người có ảnh hưởng là gì? Điểm yếu (W)

• Những việc nào bạn thường xuyên phải từ chối vì không đủ tự tin để thực hiện?

• Đâu là những điểm yếu mà những người xung quanh sẽ đánh giá về bạn?

• Bạn có hoàn toàn tự tin với trình độ học vấn và các kĩ năng của mình? Nếu không, nhược điểm lớn nhất của bạn nằm ở đâu?

• Những thói quen không tốt trong công việc của bạn là gì?

• Những tính cách nào cản trở bạn trong công việc?

• Những công nghệ mới nào có thể hỗ trợ bạn? Bạn có thể tìm được sự giúp đỡ từ người khác nhờ Internet không?

• Ngành nghề của bạn có đang phát triển không? Nếu có, bạn sẽ tận dụng cơ hội từ thị trường hiện tại bằng cách nào?

• Bạn có xây dựng cho mình một mạng lưới những đầu mối liên lạc chiến lược – những người có thể trợ giúp bạn hoặc cho bạn những lời khuyên hữu ích?

• Trong công ty bạn hiện đang có những xu hướng nào (về quản lý hoặc những lĩnh vực khác), và bạn có thể tận dụng cơ hội từ chỳng khụng?

• Có đối thủ nào của bạn vừa thất bại trong một nhiệm vụ quan trọng nào đó? Nếu thế, bạn có tận dụng được cơ hội từ sai lầm của họ không?

• Trong công ty hay trong lĩnh vực mà bạn đang làm việc, có nhu cầu nào đó phát sinh nhưng chưa ai có thể đáp ứng không?

• Khách hàng có điều gì than phiền về công ty của bạn không? Nếu có, liệu bạn có thể tự tạo cho mình một cơ hội bằng cách đề ra một giải pháp?

• Những trở ngại nào trong công việc mà bạn đang phải đương đầu?

• Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh với bạn về dự án hay vị trí trong công việc không?

• Công việc của bạn (hay nhu cầu thị trường đối với công việc của bạn) có thay đổi không?

• Sự thay đổi công nghệ có đe dọa vị trí hiện tại của bạn không?

• Có điểm yếu nào của bạn có khả năng dẫn đến nguy cơ không?

1.2.2.2 Thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm

 Thương hiệu công ty là thương hiệu bao trùm lên mọi sản phẩm hay dịch vụ của công ty

 Thương hiệu dịch vụ là thương hiệu của những dịch vụ được tạo ra bởi các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Đối với những công ty chuyên cung cấp dịch vụ, thương hiệu dịch vụ chính là thương hiệu công ty

Ví dụ như thương hiệu Vietnam Airlines là thương hiệu của Tổng công ty hàng không Việt Nam, là thương hiệu dịch vụ hàng không Vietname Airline vừa là thương hiệu công ty, vừa là thương hiệu dịch vụ Khác với thương hiệu sản phẩm, khách hàng có thể trải nghiệm thương hiệu dịch vụ thông qua rất nhiều điểm tiếp xúc Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc hình thành một thương hiệu dịch vụ chính là yếu tố con người, bởi con người là lực lượng chủ yếu tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ, đó là lực lượng quyết định đến chất lượng dịch vụ, sự nhất quán của dịch vụ và việc giữ lời hứa của thương hiệu dịch vụ.

 Đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm, thương hiệu sản phẩm có thể hầu như không liên quan gì đến thương hiệu của công ty đú Chớnh vì thế, người ta hay sử dụng thuật ngữ "nhãn hiệu sản phẩm" khi nói về thương hiệu cho sản phẩm Điều này sẽ giúp chúng ta phân biệt giữa thương hiệu công ty và thương hiệu của những sản phẩm do công ty đó sản xuất ra.

1.2.3 Hệ thống nhận diện thương hiệu

Các yếu tố nhận diện thương hiệu: Các yếu tố nhận diện hữu hình: Cơ sở bảo vệ thương hiệu trước pháp luật (có thời hạn)

1.2.3.1.Các nhận biết cơ bản của thương hiệu

 Tên thương hiệu (Naming): Đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất trong đảm bảo sự tồn tại và phát triển thương hiệu.

Yếu tố quan trọng nắm bắt chủ đề trung tâm hay những liên tưởng then chốt của một sản phẩm.

6 tiêu chuẩn chọn tên thương hiệu:

+ Có ý nghĩa (liên tưởng mạnh đến loại sản phẩm hay lợi ích sản phẩm) + Được ưa thích (hài hước hay hấp dẫn)

+ Có thể chuyển đổi (có tiềm năng sáng tạo, có thể chuyển đổi sang chủng loại sản phẩm hoặc địa lý khác)

+ Có tính thích ứng (ý nghĩa bền vững và thích hợp với thời gian).

+ Có thể được bảo vệ (chống lại cạnh tranh và vi phạm bản quyền)

Tên thương hiệu phải đảm bảo sự nhận thức thương hiệu:

+ Đơn giản, dễ phát âm (coca-cola, Honda…)

+ Quen thuộc và có ý nghĩa (Neon, Ocean

+ Độc đáo (Apple Computer, Toys ”R” Us)

Tên thương hiệu phải củng cố những liên tưởng lợi ích hay thuộc tính quan trọng tạo nên định vị cho sản phẩm:

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI

Khái quát về Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (HiTV)

2.1.1 Thông tin chung về Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (HiTV)

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội Tờn tiếng Anh: Hanoi Television Development Investment Joint Stock Company

Tên viết tắt: HiTV Địa chỉ trụ sở: Số 30 - Phố Trung Liệt - Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại: 043.537.9999

Tại Ngân hàng: NH Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn - CN Tam Trinh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH HN-HiTV

30 Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội

2.1.2 Lịch sử hình thành Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (HiTV)

Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (viết tắt là HiTV) được thành lập vào ngày 17/7/2007, HiTV là một doanh nghiệp trẻ của Việt Nam, xây dựng và trưởng thành hơn 3 năm trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình, phát sóng quảng cáo các chương trình trên Đài Phát thanh và Truyền hình

Hà Nội, kênh Thông tin Kinh tế-Văn hóa -Xã hội Hà Nội (kênh HiTV)

Sơ đồ 2: Quỏ trình phát triển của công ty

(Nguồn: phòng hành chính tổ chức)

Bề dày kinh nghiệm của Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội kết hợp với tiềm lực tài chính của công ty là một trong những điểm mạnh để kênh truyền hình HiTV nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong thị trường truyền thông tại Việt Nam.

Với đội ngũ cán bộ nhân viên sáng tạo, chuyên nghiệp, yêu nghề và đầy nhiệt huyết, Công ty luôn tin tưởng vào năng lực và khả năng kiến tạo những giá trị mới mang đến những lợi ích to lớn đến với khách hàng, đối tác và xã hội.

Với phương châm “luôn lắng nghe, nắm bắt những nhu cầu của khách hàng”, biến những ý tưởng thành sản phẩm dịch vụ mang lại sự hài lòng nhất về chất lượng là tôn chỉ hoạt động của chúng tôi Chính vì vậy Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội luôn mong muốn được lắng nghe những đóng góp đầy thiện chí của Quý khách hàng Sự tin tưởng và hợp tác kinh doanh lâu dài của khách hàng chính là thước đo uy tín của Công ty.

Khởi đầu từ một công ty thương mại chuyên về lĩnh vực marketing, thương mại điện tử, quảng cáo truyền thông, truyền hình và đào tạo các ngành nghề, HiTV đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những công ty dẫn đầu về cung cấp các lĩnh vực trên tại địa bàn Hà Nội.

Năm 2007, công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính là quảng cáo truyền thông và thương mại điện tử Trụ sở chính của công ty đặt tại số 30 phố Trung Liệt, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Năm 2008 chỉ sau 1 năm hoạt động công ty đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực thương mại điện tử và đã được nhận giải thưởng Sao Khuờ…, đồng thời đã triển khai thành công lĩnh vực phát sóng quảng cáo cho các đối tác, khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ trên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, đội ngũ nhân sự cũng đã được tăng cường đáng kể với trên

50 cán bộ nhân viên Bên cạnh đó, với việc thành lập Trường trung cấp nghềThông tin và Truyền thông Hà Nội đã góp phần không nhỏ vào lĩnh vực đào tạo của Nhà nước.

Năm 2009 đánh dấu một bước ngoặt của công ty với một loạt thay đổi quan trọng: bổ sung thêm thành viên trong Ban Gớam đốc (nhằm tăng cường trong quản lý điều hành và mở rộng một số lĩnh vực kinh doanh), thành lập các đơn vị thành viên phù hợp với định hướng mới là công ty không chỉ kinh doanh quảng cáo mà còn mở rộng sang lĩnh vực đầu tư và sản xuất chương trình, thúc đẩy mạnh hơn lĩnh vực phát sóng quảng cáo các chương trình trên Đài Truyền hình Hà Nội.Đặc biệt với sự ra mắt của kênh truyền hình thông tin kinh tế-Văn húa-Xó hội Hà Nội (kênh HiTV) đã khẳng định thương hiệu của HiTV trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình và tổng nhân sự đã tăng lên 120 cán bộ nhân viên. Khách hàng và đối tác đến với HiTV không chỉ bó hẹp ở phía Bắc mà đã mở rộng và liên kết ở các tỉnh phía Nam.

Trong giai đoạn năm 2010, cùng với việc lờn súng kênh truyền hình Kinh tế-Văn húa-Xó hội Hà Nội (kênh HiTV), việc mở rộng hoạt động quảng cáo, truyền thông thì cũng phải kể đến sự tham gia các dự án truyền thông do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ.Với đội ngũ cán bộ nhân viên có tâm huyết, yêu công việc đã triển khai thành công dự án: Gameshow truyền hình “Sứ giả 1000 năm”,” Phim tư liệu về các hoạt động và công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội”, ”Vệ sinh an toàn thưc phẩm”, ”18 video clip về hào hoa Thăng Long” đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của khán giả quan tâm, theo dõi.

HiTV đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng về Công nghệ và Truyền thông như: Bằng khen của chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội 2009; Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2010; Cúp vàng trong lĩnh vực Công nghệ và Thương mại điện tử Năm 2006; Giải thưởng Sao Khuê trong lĩnh vực thương mại điện tử năm 2007 và nhiều giải thưởng có giá trị khác.

=> Qua 4 năm hoạt động, công ty đã không ngừng tăng trưởng cả về quy mô lẫn hiệu quả, mức tăng trưởng doanh thu cao Uy tín và vị thế của công ty ngày càng được khẳng định.

2.1.3 Tầm nhìn và mục tiêu của công ty

 Tầm nhìn của công ty

“ Mong muốn đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng HiTV không ngừng nghiên cứu và giới thiệu khách hàng các lĩnh vực hoạt động của Công ty. Tiêu chí hàng đầu mà chúng tôi luôn hướng tới là thân thiện với môi trường hơn, đẹp hơn và tốt hơn”.

 Mục tiêu của công ty

- Không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm: Để trở thành một công ty hàng đầu về lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, truyền hình, phỏt súng các chương trình và đào tạo trong một thị trường sôi động và luôn luôn biến đổi không ngừng, chúng tôi luôn luôn chú trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm cũng như hoàn thiện hệ thống công nghệ máy móc thiết bị sản xuất.

- Luôn luôn hướng tới khách hàng:

 Luôn mang tới khách hàng những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất và nhanh nhất.

 Đáp ứng đa dạng các nhu cầu của khách hàng bằng các dịch vụ gia tăng.

 Thiết lập một mối quan hệ thõn thiết, bền vững với khách hàng.

- Năng động, sáng tạo: Đây là mục tiêu luôn được chú trọng khuyến khích và phát huy ở HiTV.Chúng tôi hiểu rằng, tự do đổi mới và năng động sáng tạo là yếu tố tiên quyết để giúp HiTV trở thành công ty có uy tín trên thị trường Môi trường năng động và cởi mở ở HiTV luôn khuyến khích và tiếp nhận những cá nhân sáng tạo và năng động.

- Hợp tác, chia sẻ, tin cậy:

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI

Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1 Chính sách phát triển công ty trong thời gian tới

Triển khai kế hoạch kinh doanh:

Căn cứ trên đánh giá về môi trường kinh doanh năm 2011, dự báo thị trường truyền thông, truyền hình Việt Nam năm 2011, năng lực cạnh tranh của Công ty và các đơn vị thành viên; kết quả kinh doanh năm 2011 của từng lĩnh vực, định hướng kinh doanh của Công ty là:

- Duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn Công ty ở mức 50%, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở mức 30%.

- Duy trì tăng trưởng cao trong lĩnh vực book sóng quảng cáo trờn kờnh HiTV, mở rộng phát triển mảng thị trường với các đối tác lớn, các đơn vị có tiềm lực kinh tế.

- Đẩy mạnh khai thác các dự án đầu tư trờn kờnh HiTV thông qua việc phát triển thị trường và mở rộng hệ thống khách hàng hiện có nhằm tăng lợi nhuận trong năm 2012.

- Đẩy mạnh hoạt động đầu tư trên một số lĩnh vực bất động sản (đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái), kênh truyền hình (TH thiếu nhi), và cho ra đời sàn giao dịch hàng hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty

- Hoàn thành doanh thu năm 2012 là 39 tỷ Trong đó:

- Tập trung bảo đảm ổn định và nâng cấp chất lượng chương trình, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng.

- Kế hoạch triển khai của Trường HiMC

+ Đạt chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012-2013: khoảng 420 đến 490 sv

- Kế hoạch triển khai của Kênh HiTV:

+ Sản xuất ổn định các chương trình trờn kờnh H1, H2 và kênh HiTV; nâng cao chất lượng các chương trình.

+ Thành lập kênh phát thanh Joy FM

+ Xây dựng đội ngũ nhân sự có năng lực và kinh nghiệm làm việc hiệu quả.

 Củng cố tổ chức bộ máy hoạt động:

Củng cố tổ chức bộ máy:

- Củng cổ tổ chức bộ máy của công ty thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định.

- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ CBNV của từng vị trí và từng đơn vị, bố trí sắp xếp lao động hợp lý để phát huy hiệu quả làm việc.

- Công tác phát triển nhân sự:

- Tuyển chọn đầu vào trước khi phỏng vấn:

+ Trình độ: Đại học chính quy đúng chuyên ngành tuyển dụng

+ Kinh nghiệm: đó có kinh nghiệm ở vị trí tuyển dụng

+ Khả năng làm việc: nhanh nhẹn, linh hoạt, xử lý công việc tốt.

Tuyệt đối không tuyển dụng:

+ Trình độ dưới đại học

+ Chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí tuyển dụng

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên theo từng thời điểm.

- Xây dựng quy chế quản lý nhân sự hiệu quả.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện và hậu kiểm:

- Bổ sung, sửa đổi các quy chế, nguyên tắc làm việc chuẩn mực phự hợp với tổ chức bộ máy.

- Căn cứ vào quy chế, nguyên tắc ban hành, cỏc phũng ban nghiệp vụ phát huy tối đa vai trò thanh tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của công ty,nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.

Công tác quản trị doanh nghiệp:

- Từng bước nâng cao công tác quản lý điều hành trong BGĐ về các mặt hoạt động của Công ty.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh năm đối với các đơn vị, phòng ban: khối kinh doanh dịch vụ, khối phục vụ, khối sản xuất (kênh HiTV, trường HiC).

- Xây dựng và triển khai các kế hoạch đầu tư;

- Xây dựng và ban hành các quy chế quản lý.

Năm 2011 vừa qua chúng ta đã có nhiều cố gắng, đã đạt được những kết quả tích cực, tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong những năm tiếp theo

Ban Giám đốc Công ty hoan nghênh và đề nghị các đơn vị trong Công ty và các công ty bạn đó cú hợp đồng hợp tác với HiTV phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2011, khắc phục những thiếu sót, tồn tại, thực hiện những biện pháp tích cực, cụ thể Trên đây là toàn bộ báo cáo về tình hình hoạt động năm 2011 và kế hoạch triển khai năm 2012 của toàn Công ty Đề nghị các đơn vị đưa ra ý kiến đóng góp nhằm rút kinh nghiệm những mặt còn tồn tại và đưa ra phương hướng xây dựng Công ty phát triển hơn nữa.

Giải pháp

3.2.1 Giải pháp nâng cao nhận thức về thương hiệu và phát triển thương hiệu cho cán bộ công nhân viên Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Truyền Hình Hà Nội

Mỗi thành viên trong công ty phải được trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, vai trò và vị trí không thể thiếu của thương hiệu, những kỹ năng thực hành cơ bản về xây dựng và quản lý thương hiệu.

Trước tiên cần đặt kế hoạch nâng cao nhận thức về thương hiệu cho các nhân viên trong kế hoạch chung về đào tạo nhân lực của Công ty Việc đào tạo này phải được lập kế hoạch lâu dài và bài bản chứ không như thực tế thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sử dụng việc đào tạo như một phương thuốc giải quyết những vướng mắc tậm thời của mình.

Tiếp đến Công ty nên tham khảo cách đào tạo của các Công ty nước ngoài, các doanh nghiệp lớn khác nhất là các Công ty trong lĩnh vực lắp máy và xây dựng và nên hoàn thiện trung tâm đào tạo của Công ty Hiện nay trung tâm đào tạo của Công ty chỉ mới đạt được mục tiêu dạy nghề cơ khí chứ chưa có các khóa đào tạo về quản lý nói chung và về phát triển thương hiệu nói riêng Mục đích phải đạt được là mỗi nhân viên phải ý thức rõ rằng trên thương trường, thương hiệu đối với sản phẩm của mình cũng mật thiết như môi với răng, cần phải được lưu tâm và bảo vệ như nhau.

Muốn vậy thì trước hết ban lãnh dạo Công ty phải được trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, và những kiến thức này phải thường xuyên được cập nhật qua đào tạo, nghiên cứu, qua các chuyến công du nước ngoài… Muốn toàn Công ty hiểu và phát triển thương hiệu thì ban giám đốc phải đi đầu, gương mẫu thực hiện các quy trình chung về xây dựng và phát triển thương hiệu.

Nhận thức đứng cỏi mỡnh đang làm và sẽ làm luôn là mấu chốt của mọi thành công Nếu công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội nhận thức tốt về vấn đề thương hiệu thì việc đi sai hướng hay thất bại sẽ được hạn chế đi rất nhiều.

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội

Từ nhận thức đúng đắn về vấn đề thương hiệu, Công ty cần đầu tư nhân lực, tài chính, thời gian… một cách xứng đáng hơn cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình Nhiều doanh nghiệp có xu hướng gắn việc xây dựng thương hiệu với sự thành công của quảng cáo, hoặc cứ nghĩ rằng cứ làm cho mọi người biết đến tên của Công ty mình là đạt được mục tiêu, hay chỉ chăm chú vào sản xuất với suy nghĩ mình làm ra sản phẩm tốt là mọi người sẽ đến mua Nhưng mọi việc không đơn giản như thế bởi thương hiệu là một khái niệm phức tạp và luôn được cập nhật bằng những thực tiễn diễn ra trên thị trường.

Vị thế của công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội cần phải xây dựng cho mình một chiến lược tổng lực dài hơi với một tầm nhìn xa.

Việc tham khảo các chiến lược toàn cầu rất cần thiết đối với Công ty khi hoạch định các chiến lược thương hiệu của mình Cần hoạch định thương hiệu ở quy mô quốc tế ngay từ khi phác thảo những bước đi đầu tiên: từ việc đặt tên nhãn hiệu, định nghĩa sản phẩm (product concept), các lợi ích (product benifits), giá trị (brand values), chiến lược phân phối hay xuất khẩu, thị trường mục tiêu và tổ hợp phân khúc - định vị ở quy mô quốc tế.

Ngoài ra Công ty cũng có thể sử dụng các nguồn lực bên ngoài trong việc hình thành và thực hiện chiến lược thương hiệu.

Chiến lược bao giờ cũng đóng vai trò quyết định trong kinh doanh Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội nói riêng, vì thiếu kinh nghiệm trên trường quốc tế nên việc thiết lập một thương hiệu phù hợp còn nhiều khó khăn Song nếu toàn công ty từ trên xuống dưới đều có sự đồng lòng, nhất trí cùng quyết tâm thực hiện thì vấn đề thương hiệu sẽ được thực hiện một cách tốt đẹp.

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ

Vấn đề chất lượng sản phẩm và dịch vụ được tạo ra phải được ưu tiên hàng đầu như tôn chỉ từ trước tới nay mà Công ty vẫn theo đuổi Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng để không chỉ khách hàng đến với sản phẩm của Công ty mà quan trọng hơn cả là giữ được khách hàng Thương hiệu của sản phẩm không thể xây dựng trên nền tảng của những sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng Chất lượng cao, ổn định định, đồng đều sẽ tạo cho khách hàng thêm tin tưởng với Công ty Xét về chất lượng để tạo ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu đòi hỏi nhiều yếu tố:

- Thứ nhất, con người là yếu tố quyết định định chất lượng sản phẩm nói riêng và sự phát triển của Công ty nói chung Vì vậy muốn nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì Công ty phải đầu tư thích đáng cho con người nhằm nâng cao trình độ tổ chức quản lý điều hành cũng như tay nghề cho cán bộ công nhân viên Công ty thường xuyên nen tổ chức các cuộc thi tay nghề cho công nhân nhằm thúc đẩy việc trau dồi kĩ năng nghề nghiệp của công nhân, phát hiện ra những kỹ năng còn yếu của công nhân để từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Thứ hai, trong quá trình hội nhập, sản phẩm muốn có chỗ đứng trên thị trường thì việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình của hệ thống qủn lý chất lượng ISO 9000 và quy định về an toàn môi trường ISO 14000 là điều không thể thiếu. Để đạt được yêu cầu đó Công ty cần phải đổi mới mạnh mẽ trong đầu tư như mở rộng nhà xưởng, tăng cường hiện đại hóa thiết bị chuyên dụng, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và quản lý.

- Thứ ba, cần chú ý hơn đến chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra lựa chọn cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất.

3.2.4 Giải pháp chính sách giá Đứng trước việc phải đối mặt với sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế như: Internet, báo chí, đài …So với các đối thủ đó sản phẩm của công ty đang có giá cao hơn Trong thời gian tới công ty phải nghiên cứu, tìm mọi biện pháp cải tiến quy trình sản xuất hạ giá thành dịch vụ. Đối vơi từng khách hàng cũng như từng đơn hàng cũng cần phải có chính sách giá hợp lý sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận cho họ vừa đảm bảo giá tới người tiêu dùng cuối cùng vẫn là hợp lý

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Tiến trình đặt tên thương hiệu - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Sơ đồ 1 Tiến trình đặt tên thương hiệu (Trang 16)
Bảng 2: Xu hướng thiết kế logo thương hiệu - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Bảng 2 Xu hướng thiết kế logo thương hiệu (Trang 17)
Sơ đồ 2: Quỏ trình phát triển của công ty - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Sơ đồ 2 Quỏ trình phát triển của công ty (Trang 28)
Hình ảnh 1: (minh họa) - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
nh ảnh 1: (minh họa) (Trang 28)
Hình ảnh 2: (minh họa) - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
nh ảnh 2: (minh họa) (Trang 36)
Hình ảnh 3:(minh họa) - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
nh ảnh 3:(minh họa) (Trang 37)
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Sơ đồ 4 Sơ đồ tổ chức (Trang 39)
Sơ đồ 5: Hệ thống công ty - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Sơ đồ 5 Hệ thống công ty (Trang 43)
Bảng 3 : Ma trận SWOT Điểm mạnh (S) - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Bảng 3 Ma trận SWOT Điểm mạnh (S) (Trang 44)
Bảng 4: Doanh thu của công ty năm 2011 - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Bảng 4 Doanh thu của công ty năm 2011 (Trang 46)
Hình ảnh 4: Các đối tác của HiTV - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
nh ảnh 4: Các đối tác của HiTV (Trang 48)
Hình ảnh 5: Các chương trình đặc sắc trờn kờnh HiTV - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
nh ảnh 5: Các chương trình đặc sắc trờn kờnh HiTV (Trang 49)
Bảng 4: Các chương trình đã sản xuất và phát sóng trong năm 2011 - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Bảng 4 Các chương trình đã sản xuất và phát sóng trong năm 2011 (Trang 50)
Bảng 5 : Báo giá dịch vụ sản xuất TVC - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Bảng 5 Báo giá dịch vụ sản xuất TVC (Trang 51)
Bảng 6: Bảng giá quảng cáo băng hình - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Bảng 6 Bảng giá quảng cáo băng hình (Trang 53)
Sơ đồ 6: Quy trình sản xuất TVC và phóng sự giới thiệu doanh nghiệp - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Sơ đồ 6 Quy trình sản xuất TVC và phóng sự giới thiệu doanh nghiệp (Trang 53)
Bảng 7: Bảng giá phát sóng chương trình doanh nghiệp tự giới thiệu - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Bảng 7 Bảng giá phát sóng chương trình doanh nghiệp tự giới thiệu (Trang 54)
Bảng 9: Phát sóng thông tin kinh tế-văn húa-xó hội - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Bảng 9 Phát sóng thông tin kinh tế-văn húa-xó hội (Trang 55)
Bảng 8: Biểu giá quảng cáo logo, popup, băng chữ chạy - Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình hà nội
Bảng 8 Biểu giá quảng cáo logo, popup, băng chữ chạy (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w