1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập đoàn thạch bàn sang thị trường mỹ

96 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Sản Phẩm Gạch Granite Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn Sang Thị Trường Mỹ
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Thương mại và Kinh tế quốc tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,18 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ KINH NGHIỆM (10)
    • 1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN (10)
    • 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY (12)
      • 1.2.1. Giai đoạn 1: 1959-1990 (13)
      • 1.2.2. Giai đoạn 2 : 1991-1998 (13)
      • 1.2.3. Giai đoạn 3: 1999-2003 (14)
      • 1.2.4. Giai đoạn 4: 2004 đến nay (15)
      • 1.2.5. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (21)
    • 1.3. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC (22)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm (22)
      • 1.3.2. Bài học (28)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠCH GRANITE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (29)
    • 2.1. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MỸ (29)
      • 2.1.1. Tổng quan thị trường Mỹ (29)
      • 2.1.2. Thị hiếu của người Mỹ (30)
      • 2.1.3. Các đối thủ cạnh tranh chính tại Mỹ (35)
    • 2.2. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠCH THẠCH BÀN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ (42)
      • 2.2.1. Khâu nhập nguyên liệu sản xuất và vận chuyển (43)
      • 2.2.2. Khâu tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn (48)
      • 2.3.1. Khách quan (49)
      • 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan (60)
  • CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI (61)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠCH GRANITE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (61)
    • 3.2. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠCH GRANITE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (62)
      • 3.2.1. Lựa chọn mức tồn kho (62)
      • 3.2.2. Hoàn thiện chuỗi cung ứng (64)
      • 3.2.3. Tăng cường hệ thống dự báo (66)
      • 3.2.4. Tích hợp chuỗi cung ứng (67)
      • 3.2.5. Cải thiện dịch vụ khách hàng (76)
      • 3.2.6. Giảm đáng kể số lượng các nhà cung cấp (77)
      • 3.2.7. Sử dụng ngoại lực (77)
      • 3.2.8. Dịch chuyển chéo (78)
      • 3.2.9. Vận chuyển trực tiếp (79)
      • 3.2.10. Gia tăng quan tâm về môi trường (79)
      • 3.2.11. Xây dựng chiến lược hậu cần linh hoạt (80)
    • 3.3. KIẾN NGHỊ (81)
      • 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ (81)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (82)
      • 3.3.3. Kiến nghị đối Công ty cổ phần tập đoàn Thạch (82)
  • PHỤ LỤC.............................................................................................................81 (88)

Nội dung

GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ KINH NGHIỆM

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN

Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn (Thạch Bàn) tiền thân là một đơn vị sản xuất gạch ngói được thành lập từ năm 1959 Trải qua hơn 50 năm hoạt động, cùng với sự trưởng thành không ngừng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng cả nước, xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã phát triển thành doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, Tổng công ty Viglacera và sau đó được chuyển đổi hình thức sở hữu thành Công ty cổ phần từ tháng 1/2005.

Tập đoàn Thạch Bàn hiện có 12 đơn vị thành viên hoạt động trên địa bàn cả nước và với nhiều đối tác nước ngoài Sản phẩm chủ yếu: Gạch ốp lát Granite,gạch ceramic,gạch ngói đất sét nung, gạch bán dẻo; xây lắp chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng dân dụng; bất động sản. Trong tiến trình đổi mới đất nước, Tập đoàn Thạch Bàn luôn đi tiên phong trong mọi lĩnh vực hoạt động, phát triển bền vững và toàn diện, góp phần tích cực vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại ngành sản xuất VLXD Việt Nam

Các sản phẩm mang thương hiệu Thạch Bàn rất có uy tín trên thương trường và được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới Tập đoàn đã được Nhà nước và Bộ Xây dựng tặng thưởng nhiều huân, huy chương và danh hiệu cao quý.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty:

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất; sản phẩm cơ khí và các loại vật liệu khác;

- Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng;

- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành vật liệu xây dựng;

- Tư vấn đầu tư, giám sát, thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi;

- Khai thác và kinh doanh khoáng sản;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu các lĩnh vực: vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia, hoá chất, thiết bị, phụ tùng, khoáng sản và các mặt hàng khác;

- Đầu tư và kinh doanh bất động sản; Khai thác và chế biến nguyờn nhiờn vật liệu. Ý nghĩa logo Công ty

Nguồn: Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn

Hình 1.1: Logo Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn

- Mầu Xanh Cô ban dịu dàng, mềm mại và trẻ trung thể hiện cho sức trẻ đầy sáng tạo, thanh xuân và tương lai tươi sáng của một thế giới hoà bình.

- Mầu Đỏ thắm được mô phỏng từ mầu đỏ ngọn lửa nung gạch đang rực cháy, thể hiện sự đam mê, khát vọng chiến thắng và niềm tin vào thắng lợi huy hoàng.

Ngôi Nhà Việt được mô phỏng từ ngôi nhà xây bằng gạch khụng trỏt với mái ngói đỏ tươi mang dáng dấp kiến trúc truyền thống của đỡnh chựa cổ với mái cong và hình mặt trời trên đỉnh Hai hoạ tiết này đã làm cho Logo thêm mềm mại và duyên dáng.

Mái nhà hình tam giác mang hình tượng Kim Tự Tháp có đỉnh nhọn vươn lên trời cao để tiếp nhận năng lượng vũ trụ, tăng cường và phát huy nội lực củaCông ty.

Ngôi nhà vững chãi cùng với hai chữ Thạch Bàn đậm, chắc, khỏe (kiểu chữ VnArialH) đã thể hiện được ý tưởng Slogan của Công ty: Thạch Bàn vững như Bàn Thạch Thương hiệu Thạch Bàn sẽ vững vàng trường tồn theo năm tháng Ngôi nhà còn là ngôi nhà chung cho toàn bộ thành viên tập đoàn Thạch Bàn chung sức đồng lòng cùng phát triển. Đường nét của Ngôi nhà là những đường kẻ thẳng, rõ ràng, khúc triết thể hiện tính minh bạch, sự mạnh mẽ, quyết liệt trong quản lý điều hành và khẳng định đẳng cấp của Công ty trên thương trường.

- í nghĩa Tâm linh, phong thuỷ

Logo được trình bày trong một hình vuông tượng trưng cho Trái đất theo ý tưởng từ ngàn xưa: Trời tròn Đất vuông Cũng là thể hiện tính Toàn Cầu trong tầm nhìn của doanh nghiệp trên con đường hội nhập, quyết tâm đưa thương hiệu Thạch Bàn vươn ra và đứng vững trên thị trường Quốc tế. Đất còn là Đất Mẹ, có nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất gạch ngói và thể hiện ý tưởng Đi lên từ Đất của doanh nghiệp.

- Thiết kế Logo đã thể hiện một hình ảnh toàn vẹn về Tập đoàn Thạch Bàn, chuyển tải tâm huyết của doanh nghiệp với sự nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và vững bước trên con đường phát triển trong tương lai.

Mầu sắc cùng với thiết kế giản dị, dễ hiểu nhưng độc đáo, ấn tượng, dễ nhớ, dễ nhận biết, dễ thể hiện Qua đó tăng thêm cơ hội khẳng định uy tín, vị thế cho thương hiệu Thạch Bàn.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn tiền thân là công ty Thạch Bàn. Công ty Thạch Bàn được thành lập năm 1959 Trong những năm đầu thành lập, quy trình công nghệ lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả.

Trong thời gian chưa tách khỏi Công ty Thạch Bàn, Công ty thuộc BộXây Dựng Sau khi tách khỏi và hình thành nên Công ty cổ phần gạch ngóiThạch Bàn, Công ty có 100% là vốn cổ đông đóng góp.

Ngày 15 tháng 2 năm 1959, Uỷ ban hành chính Thành Phố Hà Nội ra quyết định thành lập “ Công trường gạch Thạch Bàn” thuộc công ty sản xuất vật liệu kiến trúc Hà Nội Thời kỳ sơ khởi này, cỏc khõu sản xuất trên công trường hoàn toàn là lao động thủ công, mỗi nhóm thợ làm việc trên một mảnh sõn riờng Quy trình công nghệ kỹ thuật lạc hậu thô sơ, chủ yếu là lao động chân tay. Quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 3-4 triệu viên một năm.

Năm 1964, hội thi năng suất cao trong ngành xây dựng do Bộ xây dựng tổ chức như một luồng gió làm chuyển biến hoạt động sản xuất ở xí nghiệp gạch Thạch Bàn Từ đõy cỏc công cụ lao động được cải tiến thêm một bước, đội ngũ cán bộ quản lý và gần 700 công nhân trưởng thành về tổ chức sản xuất và trình độ kỹ thuật

Cảnh đồng gạch thủ công với công cụ khuôn – mai- kéo trở thành dĩ vãng: giải phóng đôi vai người lao động là những băng chuyền vận chuyển gạch ra vào lũ; cỏc xe lơ bánh lốp thay thế cho quang gánh đưa gạch mộc thô đến chân băng tải và xếp gạch chín ra bãi thành phẩm

Quy trình sản xuất gạch ngói của xí nghiệp Thạch Bàn mang tính công nghiệp Bằng những nỗ lực phấn đấu và trưởng thành trong thời kỳ chiến tranh ác liệt xí nghiệp đạt được sản lượng cao (23 triệu viên một năm) đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể Xí nghiệp xây dựng nhà 3 tầng với 96 căn hộ và nhiều nhà cấp 4 đáp ứng nhu cầu ở cho cán bộ công nhân viên, cảnh đèn dầu đã được thay thế bằng ánh sáng điện Phát huy truyền thống xuất sắc trong lao động và chiến đấu, năm 1980, Nhà nước tặng thưởng cán bộ công nhân Công ty Huân chương Lao động hạng nhất và cờ luân lưu của Chính phủ.

Cơ chế quản lý của Nhà nước bắt đầu có sự đổi mới tạo điều kiện cho DN chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh đồng thời cũng buộc người lãnh đạo phải năng động hơn trong công tác, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề trong hoạt động của đơn vị, không dựa dẫm ỷ lại vào cấp trên và biết cách vượt qua khó khăn của buổi ban đầu nền kinh tế thị trường Để phù hợp với môi trường hoạt động mới, công ty chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, lắp đặt đồng bộ dây chuyền từ máy chế biến tạo hình đến cỏng kớnh phơi gạch và hệ số lò sấy Tuynel liên hoàn công nghệ Bungari. Với một đội ngũ cán bộ khoa học và hàng trăm công nhân có trình độ kỹ thuật tay nghề cao, công ty Thạch Bàn đã chuyển giao công nghệ và mở rộng hoạt động sản xuất trong lĩnh vực xây lắp góp phần thay đổi tận gốc nghề làm gạch ở Việt Nam Sản lượng của Công ty đã đạt 38, 5 triệu viên một năm, với nhiều loại sản phẩm đa dạng, chất lượng cao.

Từ tháng 1/199 Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn chính thức đi vào hoạt động Sản lượng tăng lên 4 triệu viên /năm,đa dạng hóa chủng loại sản phẩm,doanh thu đạt 15 tỷ đồng /năm, lãi khoảng 2 tỷ đồng, chia lãi cổ tức hàng năm từ 30-40%, sau 5 năm hoạt động công ty quyết định đầu tư thêm dây chuyền sản xuất với công suất 15 triệu viên /năm.

Hoạt động thành công với Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn tạo tiền đề cho việc phát triển mô hình công ty mẹ công ty con Công ty Thạch Bàn thực hiện đa dạng hóa phương thức thu hút vốn kinh doanh thông qua việc bán cổ phần và đa dạng hóa ngành nghề,phỏt triển địa bàn hoạt động Trong vòng 3 năm từ năm 2001-2003 hình thành thờm cỏc công ty:

- Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn số 2 tại huyện Đan Phượng-Hà Nội thành lập 2/2002

- Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn số 3 tại huyện Tõn Uyờn-Tỉnh Bỡnh Dương thành lập 11/2002

- Công ty Cổ phần Đá mài Đụng Đụ tại xó Kiờu Kỵ-huyện Gia Lõm-Hà Nội thành lập 11/2002

- Công ty Cổ phần gạch ngói Thạc Bàn số 4 tại huyện Ứng Hũa-Hà Nội thành lập vào tháng 10/2003

- Công ty Cổ phần gạch Mozaic tại Thạch Bàn –Hà Nội tháng 5/2003

- Công ty TNHH Thạch Bàn-Sụnikụ tại tỉnh Tula-Liờn Bang Nga-khởi công xây dựng giữa năm 2004.

Năm 2004 khởi đầu bằng việc chỉ số giá tiêu dùng nhiều mặt hàng tăng đột biến đặc biệt là vật liệu xây dựng, thêm vào đó là nhu cầu và tốc độ xây dựng chững lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ của Công ty. Trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát xuất hiện nhiều đói thủ cạnh tranh mới làm thị trường trở nên phức tạp, sức tiêu thụ giảm sút công ty được Bộ Xây Dựng cho phép cổ phần hóa vào năm 2004 Năm 2005 năm đầu tiên sau cổ phần hóa, không còn được trợ cấp của Nhà nước công ty đã phải tự lo về nguồn nguyên liệu đầu vào sao cho vứa đảm bảo chất lượng vừa đảm bao giá cả hợp lý, lo vay vốn…Trong bối cảnh đó công ty đã tìm cho mình một hướng đi mới: xuất khẩu kỹ thuật, Thạch Bàn đã ký kết hợp đồng với tập đoàn CCI Groupe, đưa kỹ sư, công nhân kỹ thuật sang làm viờc tại nhà máy C.Gres tại Angiờri.

Năm 2005, thành lập Công ty Cp Thạch Bàn miền Bắc và Công ty Thạch Bàn miền Trung chủ yếu hoạt động trong lĩnh vự kinh doanh xuất nhập khẩu.

Năm 2006 bắt đầu đẩy mạnh hoạt động của mô hình Công ty Mẹ-Con trong đó Công ty Thạch Bàn là công ty ty mẹ,cỏc công ty thành viên là 8 công ty con: Thạch Bàn 1 (hà Nội), Thạch Bàn 2 (Hà Tây), Thạch bàn 3 (Bình Dương) , Thạch Bàn miền Bắc (Hà Nội), Xây lắp Thạch Bàn (Hà Nội), Thạch Bàn miền Trung (Đà Nẵng), Đá mài Đụng Đụ, Mozaic (Hà Nội) và một chi nhánh công ty mẹ tại thành phố HCM

Tháng 5-2007 Tổng công ty bán nốt phần vốn Nhà nước, Công ty Thạch Bàn trở thành công ty cổ phần với 100% vốn điều lệ do các cổ đông là thể nhân nắm giữ

- 2006: Thành lập Công ty cổ phần xây lắp Thạch Bàn Tính đến nay, Công ty đã xây lắp chuyển giao công nghệ hơn 120 nhà máy gạch Tuynen trong cả nước.

- 2007: Bắt đầu triển khai Dự án di dời Công ty đến địa điểm mới tại Bắc Giang để đầu tư một khu đô thị mới tại Thạch Bàn và Tổ hợp Thương mại, dịch vụ, văn phòng tại 455 đường Nguyễn Văn Linh.

- 2009: Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Công ty tại nhà hát Thành phố.Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và NN đã đến chúc mừng với Công ty.

- 2010: Thành lập thêm nhiều công ty thành viên mang tên Thạch Bàn trong đó Thạch Bàn Yên Hưng tại Quảng Ninh đang xây dựng Nhà máy gạch bán dẻo công suất 60 triệu viên /năm đầu tiên tại Việt Nam.

- 6/2011: Đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn để phù hợp với quy mô tổ chức và tầm hoạt động.

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

2 Giá vốn hàng bán Tr.đ 14.695 16.025 18.787

5 Chi phí bán hàng Tr.đ 1.047 1.095 1.379

6 Chi phí quản lý Tr.đ 1.399 1.850 1.974

7 Chi phí tài chính Tr.đ 513 430 360

9 Các khoản nộp ngân sách Tr.đ 1.628 1.860 2.700

10 Số người lao động Người 390 360 360

Nguồn :Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn

Bảng 1.2 : Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007 và năm 2008 Một số danh hiệu đạt được

1 Danh hiệu thi đua cấp Nhà nước:

- 1973: Huân chương Kháng chiến hạng Ba.

- 1977: Huân chương Lao động hạng Nhì.

Huân chương Lao động hạng Ba (Tổng Giám đốc).

- 1995: Huân chương Chiến công hạng Ba.

- 1999: Huân chương Độc lập hạng Ba.

2 Danh hiệu hàng hoá: Gạch ốp lát Granite Thạch Bàn

- 1998 đến 2007: Liên tục được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao

- 2002 đến 2011: Cúp vàng thương hiệu ngành Xây dựng Việt Nam Vietbuild.

- Chủ tịch HĐQT - TGĐ Tập đoàn: Kỹ sư Nguyễn Thế Cường

- Phó chủ tịch HĐQT, Phó TGĐ Tập đoàn: Thạc sĩ Phạm Đức Phú

+ Thạc sĩ Nguyễn Trọng Kiờn , Phú TGĐ Tập đoàn, TGĐ Công ty

+ Cử nhân Đỗ Đình Thảo, Giám đốc Công ty CP Thạch Bàn Đan Phượng.

4 Mô hình tổ chức Công ty

KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC

1.3.1.1 Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng gạch của Tổng Công Ty Thủy Tinh và Gốm xây dựng Viglacera Được thành lập năm 1974, trải qua trên 35 năm phát triển, từ những đơn vị sản xuất đất sét nung thủ công, Tổng Công Ty Thủy Tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) đã trở thành Tổng công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam và có những bước tiến táo bạo trong lĩnh vực phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và kinh doanh bất động sản

Viglacera là bạn hàng của nhiều hãng cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ nổi tiếng thế giới trong công nghiệp vật liệu xây dựng từ các nước CHLB Đức, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Mỹ, và các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Cỏc tên tuổi lớn này đã góp phần đáng kể cho công cuộc đổi mới công nghệ , nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa thương hiệu Viglacera trở thành thương hiệu mang tầm vóc quốc tế.

Viglacera không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực:

-Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.

- Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất

- Chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật.

- Hợp tác sản xuất kinh doanh dưới các hình thức liên doanh, hợp doanh, cổ phần.

- Xuất khẩu vốn, công nghệ, chuyên gia, công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát ceramic, sứ vệ sinh và gạch ngói đất sét nung cao cấp.

- Xây dựng và kinh doanh siêu thị vật liệu xây dựng, các trung tâm thương mại Để học hỏi kinh nghiệm và cập nhật những tiến bộ kỹ thuật mới, Viglacera thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm tổ chức hàng năm ở trong nước và quốc tế về chuyên ngành máy móc, công nghệ và sản phẩm vật liệu xây dựng; tham gia tài trợ chính thức cho các sự kiện văn hóa thể thao lớn.

Viglacera luôn chú trọng phát triển tăng thị phần, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm mũi nhọn như: Kính xây dựng, Sứ vệ sinh, Gạch ốp lát Ceramic, Granite và cotto, Gạch ngói đất sét nung chất lượng cao, đồng thời xây dựng cỏc kờnh phân phối sản phẩm ở các khu vực thị trường trọng điểm và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình tại các nước: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nga, Ucraina, các nước Đông Âu, Nhật, Hàn Quốc, Australia, Mỹ và một số nước trong khu vực Châu Á.

Trong quá trình phát triển của mình, Viglacera luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển để ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phát triển các loại sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao Chính chiến lược nghiên cứu - phát triển đúng đắn đó giỳp Viglacera không ngừng tăng trưởng ổn định và đang trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành ở Việt Nam và trong khu vực.

Tổng công ty Viglacera tới đây sẽ khởi công xây dựng nhà máy gạch Clinker tại Quảng Ninh, như một bước đi tiếp theo cho việc phát triển thị trường vật liệu cao cấp, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của ngành xây dựng nước nhà. Nhà máy này được đầu tư công nghệ mới để sản xuất những vật liệu sạch hơn, trỏnh phỏt thải ra môi trường.

Các tính năng vượt trội của gạch ốp lát và ngói lợp Clinker Viglacera:

- Độ bền vững cao bởi sản phẩm được nung ở chế độ nhiệt cao nên bảo phẩm chỉ từ 0 đến dưới 3% (trong khi gạch ốp lát và ngói lợp hiện nay trên thị trường có độ hút nước từ trên 5% đến 14%) nên không bao giờ bị rêu mốc, chống được trơn trượt.

- Chịu được mọi môi trường cực kỳ khắc nghiệt như môi trường a xít, muối, sốc nhiệt; có độ giãn nở cực thấp nên không bị bong tróc khỏi bề mặt sàn, tường …

- Chịu được lực uốn lớn hơn bất kỳ mọi loại gạch thông thường, sản phẩm có độ dày cũng phải dày hơn theo từng chủng loại kích cỡ.

- Giữ màu sắc tự nhiên, không bị mất màu, mất chất.

- Chống trơn trượt do sần hơn trong khi bề mặt vẫn không bị rạn, ngấm bẩn do đã được thủy tinh hóa tốt hơn và cũng giúp sản phẩm dễ lau chùi, làm sạch mà không cần dùng hóa chất.

Dây chuyền mới cho phép Công ty tái sử dụng toàn bộ chất thải rắn. Công nghệ khí đốt than nguội được áp dụng các công nghệ lọc, xử lý mới không thải khí độc ra môi trường Công ty cũng áp dụng những chuẩn cao nhất để kiểm soát hệ thống.

Chiến lược nghiên cứu và phát triển của Viglacera: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000 trong sản xuất kinh doanh.Nghiờn cứu ứng dụng và làm chủ công nghệ tiên tiến trong sản xuất kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát ceramic và granite, vật liệu chịu lửa cao nhôm, gạch cotto. Đầu tư sản xuất các loại sản phẩm mới thay thế hàng nhập khẩu và đang mở rộng thị trường xuất khẩu: kính nổi, gương, kớnh cỏn và kính mài, vật liệu chịu lửa xốp tỷ trọng thấp, các loại gạch ốp lát ceramic, granite, cotto, sứ vệ sinh.

Chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung chất lượng cao, gạch ceramic, sứ vệ sinh. Để hiện thực hóa chiến lược nghiên cứu phát triển của mình, Viglacera đã mở rộng hợp tác về kỹ thuật và công nghệ với cỏc hóng của Italia, Đức, Anh,

Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Viglacera Liên kết với các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

1.3.1.2 Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng gạch của Công ty cổ phần Đồng Tâm

Ngày 25 tháng 6 năm, thương hiệu Đồng Tâm ra đời tại Phú Định, Quận

6, Sài Gòn, do ụng Vừ Thành Lân sáng lập, với sản phẩm ban đầu là gạch bông sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống.

Tại Công ty Đồng Tâm, sản phẩm gạch men & gạch granite luôn đa dạng về kích thước và màu sắc với những nhiều mẫu mã sáng tạo độc đáo Hiểu rõ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, sản phẩm gạch Đồng Tâm còn được thiết kế đồng bộ thành những bộ sưu tập từ gạch ốp tường đến lát nền, kết hợp với gạch len – viền – góc – điểm Bên cạnh đó Công ty còn sản xuất các sản phẩm gạch cắt thủy lực với hình ảnh đa dạng, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao nhất của khách hàng cho các công trình công cộng, khách sạn, phũng khỏch… Đó là nền tảng giúp Công ty luôn đáp ứng tốt nhất thị hiếu và nhu cầu sử dụng của khách hàng cho bất kỳ nhu cầu sử dụng gạch trong trang trí nội thất và ngoại thất.

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠCH GRANITE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MỸ

2.1.1.Tổng quan thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn đối với các sản phẩm gạch,cựng với đó là những yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm Theo số liệu của Bộ Thương Mại Mỹ doanh số bán của các sản phẩm lát sàn nói chung tại Mỹ năm 2010 là 17,13 tỷ USD tăng 3,1% so với năm 2009 với con số là 17,12 tỷ USD giảm mạnh so với năm 2008 ở mức 21,28 tỷ USD Thị phần tính theo diện tích của các sản phẩm lát sàn tại Mỹ được thống kê như sau,đứng đầu là thảm với 59,9%, tiếp sau là các tấm chất dẻo tổng hợp với 17,1%, gạch lát tường và sàn ceramic là 11,2 %, gỗ cứng là 4,6%, sàn nhiều lớp là 5,4 %, sàn đỏ (đỏ tự nhiên và đá nhân tạo) là 1,5 %, sàn cao su là 0,3 %, tương ứng với con số thị phần về mặt doanh thu là 54,7% với thảm, các tấm chất dẻo tổng hợp với 12,1%, sàn ceramic với 11,6%,gỗ cứng là 9,4%, sàn nhiều lớp là 5,1%, sàn đá là 6,2 %, sàn cao su là 0,9 %.

Theo số liệu của Bộ Thương Mại Mỹ năm 2010 doanh số bản sản phẩm gạch ceramic đạt 2,015 tỷ USD tăng 9,2% so với năm 2009, trong khi đó năm

2009 doanh thu chỉ đạt 1,85 tỷ USD giảm đến 25,8 % so với năm 2008 với doanh thu 2,48 tỷ USD Tính theo diện tích thì năm 2010 bán được với diện tich hơn 185 triệu m2 tăng 6,9 % so với năm 2009 với diện tích đạt gần 172 triệu m2, tuy nhiên năm 2009 lại giảm tới 18,2 % so với năm 2008 với diện tích gần

210 triệu m2 Gạch ceramic vẫn là vật liệu lát sàn cứng được ưa chuộng nhất tại

Mỹ về cả doanh số lẫn diện tích với thị phần lên đến 24,9% ( bao gồm doanh số, nhân công, lắp đặt sản phẩm ) trong năm 2010, tăng 3,75% so với năm 2009. Chi phí trung bình cho mỗi m2 gạch ceramic tại Mỹ năm 2008 là 1.08 USD/m2, tuy nhiên giảm 5,9% vào năm 2009 với 1,00 USD/m2 và tăng trở lại vào năm

2010 với 1,01 USD/m2 Nhìn chung giá trung bình gạch ceramic tại Mỹ biến động không lớn trong khoảng thời gian từ 1997-2010 mức giá dao động trong khoảng 0,92-1,08 USD Đối với sản phẩm sàn đá doanh thu năm 2009 là 6 tỷ USD giảm 30 % so với năm 2008,năm 2007 doanh thu đạt 8 tỷ USD,trong các sản phẩm sàn đá granite là sản phẩm được ưa chuộng nhất chiếm 53,9 % doanh thu sản phẩm sàn đá năm 2009, so với con số 49,9 % năm 2008, giá trung bình mỗi m2 sàn đá là 7,04 USD giảm so với năm 2008 là 7,33 USD, năm 2009 giá trị sàn đá nhập khẩu là 2,12 tỷ USD giảm 37% so với năm 2008 là 3,37 tỷ USD chiếm 42 % doanh thu toàn thị trường

Với sản phẩm thảm doanh thu tiêu thụ của sản phẩm này năm 2010 đạt 8,533 tỷ USD giảm 11,6 % so với năm 2009 là 8,633 tỷ USD, giảm đến 15,36 % so với năm 2008 với 10.081 tỷ USD.

Với sản phẩm chất dẻo tổng hợp doanh thu tiêu thụ của sản phẩm này năm 2010 đạt 2.930tỷ USD.

Với sản phẩm sàn gỗ doanh thu tiêu thụ của sản phẩm này năm 2010 đạt 0,787 tỷ USD Với sản phẩm sản nhiều lớp doanh thu tiêu thụ của sản phẩm này năm 2010 đạt 0,873 tỷ USD.

Mặc dù số nhà mới xây giảm 14,2 % so với năm 2009 Thống kê cho thấy số lượng nhà mới xây trong năm 2010 giảm đến 74% so với năm 2005 là mức nhỏ nhất trong vòng 7 năm, diện tích nhà trung bình thì giảm 10%

2.1.2 Thị hiếu của người Mỹ

Có thể nói người tiêu dùng Mỹ vừa là người tiêu dùng dễ tính nhất vừa là người tiêu dùng khó tính nhất Khó tính nhất vì đây là một trong những thị trường khó tính hàng đầu về chất lượng không những xuất phát từ phía người tiêu dùng, họ có thể tẩy chay đồng loạt các sản phẩm lát sàn nếu hàng hóa có chất lượng kém có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, mà còn từ phía chính phủ Mỹ họ quy định rất chặt chẽ về chất lượng sản phẩm lát sàn Các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn có thể bị phạt rất nặng như phạt tiền mà số tiền đôi khi còn lớn hơn cả giá trị lô hàng hoặc có thể bị cấm nhập khẩu, đánh thuế.Nhưng một khi đã vượt qua những yêu cầu về chất lượng thì thị trường Mỹ lại thuộc loại dễ tính nhất, nếu như ở các thị trường lớn khác như Trung Quốc,Hàn

Quốc hay Châu Á nói chung khác hàng thường có tinh thần dân tộc có phần vị kỷ làm họ thường ưu tiên dùng hàng trong nước thay vì dùng hàng nước ngoài mặc dù họ biết chất lượng không thể bằng và giá cả cũng không chênh lệch nhau bao nhiêu Bảng 2.1 dưới đây sẽ cho thấy rõ điều đó.

Các yếu tố hàng đầu quyết định đến việc tiêu dùng sản phẩm lát sàn của người Mỹ đó là yêu cầ về bảo dưỡng, bảo hành, yêu cầu về sự thoải mái khi sử dụng, yêu cầu về việc tăng giá trị ngôi nhà của họ chiếm từ 46-62 % số lượng khác hàng Trong khi yêu cầu về tên tuổi thương hiệu chỉ chiếm khoảng 10%.

Rõ ràng đây là một thị trường mở có tính cạnh tranh cao, và có đầy cơ hội cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành

Bảng 2.1: Các nhân tố quyết định việc sử dụng vật liệu sàn của người Mỹ.

Hơn 60 % quyết định mua hàng của khách hàng Mỹ được thực hiện tại các cửa hàng bán sản phẩm lát sàn Flooring stores và 35% thông qua Home center, gần 5% còn lại được thực hiện qua cỏc kờnh khỏc, và một đặc điểm nữa cần lưu ý là hơn 75 % số khách hàng tìm hiểu vầ sản phẩm trên mạng trước khi họ đưa ra quyết định cuối cùng, các hệ thống tìm kiếm khách hàng Mỹ hay sử dụng nhất đó là Google, Yahoo và Bing

Ngoài ra các mạng xã hội như Facebook,Twitter, LinkedIn cũng có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mua sản phẩm lát sàn của người tiêu dùng Mỹ,thông qua các mạng xã hội này các ý kiến về tất cả các ưu nhược điểm của sản phẩm sẽ được nêu lên, những điều này còn giá trị hơn cả những mẩu tin nhắn quảng cáo hay việc quảng cáo trên ti vi.

Blog cũng là một nhân tố khá quan trọng cần được nhắc đến, thông tin về sản phẩm sẽ trở nên khách quan và đáng tin cậy hơn, sâu sắc hơn nếu khách hàng tìm thấy chỳng trờn cỏc blog cá nhân

Nguồn: Báo cáo điều tra bán lẻ tại Mỹ

Biểu đồ 2.2: Thị phần các sản phẩm lát sàn thông qua cỏc kờnh bán lẻ.

2.1.2.1.Thảm Đây là loại vật liệu người Mỹ ưa chuộng nhất để lát sàn Có hai loại thảm chính tại Mỹ là thảm làm bằng tay,được làm từ các loại sợi thiên nhiên như sợi bông, lụa, len được làm theo phong cách cổ xưa hoặc hiện đại, còn loại thảm dệt bằng máy được sản xuất ở quy mô lớn với phần lớn vật liệu cũng là sợi tự nhiên tuy nhiên còn kết hợp them các loại sợi nhân tạo như nylon, olefin.

Thị hiếu về thảm của người Mỹ có thể được phân chia theo nguồn gốc xuất xứ của thảm:

Thảm Ba Tư: Một chiếc thảm Ba Tư(ngày nay là Iran) thực thụ phải cú cỏch thắt nút đặc trưng của loại thảm này mà không một loại thảm nào có được, đường viền rộng với những họa tiết chính được nhấn mạnh, cú trên 50 loại thảm

Ba Tư Hiện nay loại thảm này có thể bắt nguồn từ Trung Quốc, Ấn Độ,Pakistan, thậm chí là một số nước Châu Âu.

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠCH THẠCH BÀN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

Hình vẽ dưới đây mô tả chuỗi cung ứng gạch Granite của Thạch Bàn sang thị trường Mỹ

Chiều đi của luồng sản phẩm

Chiều đi của luồng thông tin và luồng tiền

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Mô hình 2.7: Chuỗi cung ứng gạch Granite của Thạch Bàn sang thị trường

Một chuỗi cung ứng đầy đủ sẽ bao gồm 5 khâu dưới đây, tuy nhiên chuỗi cung ứng của Thạch Bàn chỉ gồm 3 khâu từ nhà cung ứng đến nhà máy sản xuất gạch cuối cùng là nhà phân phối

2.2.1 Khâu nhập nguyên liệu sản xuất và vận chuyển

Trước hết là nhận thức của công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn về nguyên liệu đầu vào chưa đúng mức, đã thả lỏng khâu chế biến nguyên liệu đầu vào dẫn đến quá trình sản xuất sản phẩm chịu những tác động không tốt, hiệu quả sản xuất thấp Nguyên nhân là do sự phát triển nhỏ lẻ và phân tán Ở các cường quốc sản xuất gạch gốm ốp lát trên Thế giới như: Tây Ban Nha, Italia, Trung Quốc họ đã xây dựng những khu chế biến nguyên liệu lớn như: Castlon (Tây Ban Nha), Sasuolo (Italya) hoặc Phật Sơn (Trung Quốc) với rất nhiều nhà máy chế biến nguyên liệu công suất lớn, cung cấp bột xương cho rất nhiều nhà máy trong khu vực Mức độ chuyên môn hoá sản xuất ở các nước này rất cao, có nhiều nhà máy chuyên môn nung các xương gốm, các nhà máy chuyên môn tráng men và nung theo từng cấp độ trang trí bề mặt Việt Nam cần đi theo khuynh hướng này mới nâng cao được năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu

STT Chủng loại Ký hiệu Địa danh Ghi chú

1 Thạch anh TB2 Thanh Hóa

2 Cao lanh bán phong hóa TB4b Phú Thọ

4 Đá vôi TB10 Hà Nam

5 Đất sét TB11 Trúc Thôn

6 Cao lanh PT TB22G1 Phú Thọ

7 Cao lanh TB22G2 Yên Bái

8 Fenspat TB4cn Yên Bái

9 Oxit kẽm TB37 Oxit kỹ thuật

10 Oxit Magie TB36 Oxit kỹ thuật

13 Cao lanh bán phong hóa TB4c Phú Thọ

14 Fenspat TB34 Phú Thọ Làm men

Nguồn: Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn

Bảng 2.8: Danh mục các nguyên liệu dùng trong sản xuất gạch ốp lát của

Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn

Dễ dàng nhận thấy là hầu hết nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất gạch Granite đều từ miền Bắc của Việt Nam (ngoại trừ thạch anh là từ Thanh Hóa) Đặc điểm chung của các nhà cung ứng các nguyên liệu trên là hầu hết sử dụng công nghệ khai thác của Trung Quốc hoặc thậm chí có nhà cung ứng đá vôi vẫn còn sử dụng công nghệ khai thác có từ thời Pháp thuộc Công nghệ cũ làm cho việc khai thác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thêm vào đó hiệu quả khai thác là không lớn,những công nghệ có từ thời Pháp thuộc sử dụng để khai thác đá vôi chỉ cho hiệu suất 50% tức là cứ khai thác được một cục đá vôi ta lại để mất một cục khác

Nguồn nguyên liệu của Thạch Bàn khá hạn chế về phạm vi địa lý cũng như số lượng,chất lượng của nhà cung cấp Về phạm vi địa lý có thể thấy rằng việc nguyên liệu hầu hết ở miền Bắc Việt Nam làm cho khả năng mở rộng sản xuất của Thạch Bàn bị hạn chế rất nhiều.

Ngoại trừ các công ty CP Thạch Bàn Đà Nẵng, công ty CP Thạch Bàn Đồng Nai hiện vẫn trong giai đoạn thi công tất cả các công ty con còn lại củaThạch Bàn hiện đang ở miền Bắc, xây dựng hệ thống công ty con kiểu nàyThạch bàn đang tự kìm hãm khả năng phát triển của mình, thứ nhất việc tập trung các công ty con vào cùng một khu vực như thế này làm các công ty con cạnh tranh chính với nhau về thị trường trong nước cụ thể là miền Bắc trong khi thống đại lý của Thạch Bàn đã trải rộng khắp cả nước thỡ đõy vẫn là điểm yếu từ bên trong của tập đoàn

Nguồn: Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn

Mô hình 2.9: Mô hình liên kết các Công ty thành viên công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn

Về số lượng và chất lượng các nhà cung ứng, ngoài số lượng 8 nhà cung ứng trong nước cung ứng các nguyên liệu trên, Thạch Bàn cũn cú 2 nhà cung ứng của Trung Quốc và Italia cung ừng các nguyên liệu đất sét BF-015, bột màu đen, coral, trắng, menfrit, các hà cung ứng trong nước của Thạch Bàn trong nước khá ổn định gần như không thay đổi số lượng phù hợp để tạo ra sự cạnh tranh cần thiết giữa các nhà cung ứng, trong khi đó các nhà cung ứng nước ngoài khá không ổn định năm nay có thể là nhà cung ứng này nhưng năm sau có thể là nhà cung ứng khác điều này làm cho Thạch Bàn khó kiểm soát nguồn đầu vào từ những nhà cung ứng này, số lượng không quá đáng ngại vấn đề các nhà cung ứng ở đây là chất lượng đặc biệt là các nhà cung ứng trong nước các sản phẩm họ khai thác hầu hết là những sản phẩm gây ô nhiễm cao không những trong quá trình khai thác mà cả còn trong qỳa trỡnh sản xuất gạch Granite, trong khi các nhà sản xuất tại tị trường Mỹ hầu hết đang cố gắng chuyển sang công nghệ sản xuất sạch hơn, ít tiêu hao nhiên liệu,tiết kiện chi phí hơn, điều này chứng tỏ các nhà cung ứng không bị áp lực cạnh tranh nhiều.

Như trên mô hình chuỗi cung ứng của Thạch Bàn ta có thể thấy luồng thông tin và luồng tiền đi ngược lại từ phía người tiêu dùng trở lại nhà cung ứng, việc các nhà cung ứng không có sự cải tiến về công nghệ chứng tỏ luồng chảy của thông tin và tiền không được vận hành trôi chảy và hiệu quả.

Luồng thông tin ta thấy có vấn đề ngay từ bước đầu tiên tại Nhà phân phối, không chỉ các nhà phân phối tại Mỹ mà cũn cỏc nhà phân phối khỏc trờn thế giới nói chung Hầu hết thông tin nhu cầu của thị trường đều do các nhà phân phối này cung cấp tuy nhiên do lượng đặt hàng của các nhà phân phối này khá nhỏ nên không phản ánh được đúng nhu cầu, thị hiếu, sự cạnh tranh đối với sản phẩm gạch Granite của Thạch Bàn Từ đó làm cho các nhà cung ứng cũng nhận được những thông tin sai lệch về thị trường, họ không nhận được áp lực từ những người khách hàng tiêu dùng đang ngày càng muốn có những sản phẩm thõn thiờn với môi trường.

Thạch Bàn không nhận đủ thông tin cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành để tạo áp lực cần thiết buộc các nhà cung ứng phải thay đổi công nghệ khai thác nhằm giảm thiểu giá thành nguyên liệu

Sau khi nguyên liệu được khai thác sẽ phải được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất tuy nhiên việc kiểm tra này khá thủ công chủ yếu dựa vào cảm quan của nhân viên kiểm tra mặc dù đó cú hợp đồng quy định chất lượng của nguyên liệu giữa Thạch Bàn và nhà cung ứng.

Nhiên liệu dùng để sản xuất có 2 loại nhiên liệu chính: Khí hóa lỏng (LPG),dầu diezen dùng cho lò nung và lò sấy đứng, dầu diezen,dầu FO dùng cho sấy phun giúp giảm giá thành về trước mắt nhưng về lâu dài đây sẽ là nhân tố làm giá thành sản phẩm tăng.

Bộ phận nghiên cứu thị trường của mỗi doanh nghiệp sẽ quyết định hướng đi kinh doanh của mỗi doanh nghiệp tuy nhiên tại Thạch Bàn bộ phận này vẫn còn thiếu chuyên nghiệp

Như trên hình vẽ 1.2 chúng ta có thể thấy bộ phận thị trường phải đảm nhận vai trò trong tất cả cỏc phũng ban của Công ty cổ phần Tập đoàn ThạchBàn, điều này làm cản trở vai trò chính của bộ phận này là tìm hiểu về thị trường, bộ phận nay tại Thạch Bàn chỉ có khoảng 10 người nhưng lại phải đảm chung cựng phũng ban với bộ phận bốc xếp và nghiệp vụ điều này làm vai trò của bộ phận này giảm xuống, thêm vào đó tính độc lập giảm đồng nghĩa với sự hiệu quả trong việc nghiên cứu thị trường giảm, khoảng cách giữa bộ phận nghiên cứu thị trường với người ra quyết định cuối cùng là khá xa (Tổng giám đốc) điều này làm luồng thông tin về thị trường thiếu đi sự thông suốt Đối với các đối thủ cạnh tranh của Thạch Bàn tại Mỹ, chúng ta dễ dàng nhận ra họ đầu tư rất lớn vào việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, điều mà Thạch Bàn vẫn chưa làm được Các mẫu thiết kế hiện nay của Thạch Bàn đã trở nên khá cũ kỹ, ngay cả việc cạnh tranh với sản phẩm xuất xứa từ Trung Quốc cũng đã rất khó khăn

Phòng tiêu chuẩn kỹ thuật (TCKT) đồng thời là phòng thiết kế mẫu mã của sản phẩm nhiệm vụ này đáng ra thuộc về bộ phận kinh doanh, hơn nữa phòng ban này nhận được ít sự hỗ trợ của bộ phận kinh doanh làm cho các sản phẩm thiết kế ra không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về mặt thẩm mỹ của khách hàng

Hiện nay, công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn thường nhập khẩu thiết bị đồng bộ của cỏc hóng Italia: Nasseti và Trung Quốc Suất đầu tư cho thiết bị sản xuất gạch gốm ốp lát trước năm 2000 khoảng 50 tỷ đồng / 1 triệu m2, giai đoạn

2000 – 2005 khoảng 30 tỷ đồng/ 1 triệu m2, từ năm 2005 đến nay khoảng 20 tỷ đồng/ 1 triệu m2

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI

ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠCH GRANITE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Việc gia nhập những tổ chức kinh tế lớn tạo ra cho Việt Nam những cơ hội tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng Song điều đó cũng có nghĩa cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước sẽ gay gắt hơn, quyết liệt hơn, do đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của Thạch Bàn Vì vậy, để thích nghi với tình hình , Công ty cần đặt ra định hường cụ thể để xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite nói riêng và các sản phẩm gạch nói chung sang thị trường Mỹ Cụ thể như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng, đặt mục tiêu trong vòng từ 10-15 năm nữa sẽ hoàn thiện được chuỗi cung ứng sang thị trường Mỹ.

- Tăng cường việc áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu tối đa chi phí quản lý, chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển,…

- Cải thiện chăm sóc, quan hệ với khách hàng như đào tạo bài bản cách ứng xử của nhân viên đối với khách hàng, xây dựng chính sách bảo hành, hỗ trợ khách hàng, giảm thời gian vận chuyển sản phẩm cho khỏch…

- Cùng với tiến trình hội nhập, cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ lớn hơn bao giờ hết, Công ty cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức thương mại quốc tế, luật, thông lệ quốc tế cho cán bộ để xây dựng chuỗi cung ứng một cách hoàn chỉnh và đồng nhất

Trong tương lai không xa, Công ty sẽ phải cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp sản xuất gạch nước ngoài , những đối thủ nặng ký hơn hẳn về danh tiếng, lịch sử phát triển, công nghệ, vốn, chất lượng dịch vụ và cả trình độ nhõn viờn…Vỡ vậy, Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn đang đứng trước sức ép cạnh tranh buộc phải chuyển đổi mô hình theo hướng hiện đại hóa Đây quốc tế nhiều hơn Vì vậy yêu cầu đào tạo đang được đặt ra cấp bách với cỏc phũng ban của Công ty, phải chủ động nêu những vấn đề cần nghiên cứu học hỏi để phòng hành chính mở lớp cho các nhân viên Trước mắt chi nhánh cần nhanh chóng phổ cập kiến thức tin học, ngoại ngữ tạo sự chuyển biến tích cực để phát huy tốt nguồn nhân lực mỗi cá nhân trong nghiệp vụ chuyên môn

- Tích cực đưa ra các sản phẩm gạch mới mới, chú trọng phát triển các sản phẩm then thiện với môi trường, sử dụng các vật liệu tái chế.

- Xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến với các khách hàng đặt hàng qua mạng, cũng như xây dựng lại website nhằm tạo sự thân thiện và thoải mái cho khách hàng

Chuỗi cung ứng là một hệ thống mà từng bộ phận trong đó được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, chỉ cần một bộ phận nào đó của chuỗi này hoạt động không hiệu quả sẽ làm cả hệ thống bị ảnh hưởng tiêu cực ngay tức thì. Chuỗi cung ứng của Thạch Bàn cũng không phải ngoại lệ, đặc biệt khi mà chuỗi cung ứng của Thạch Bàn sang thị trường Mỹ vẫn chưa hoàn thiện, chúng ta cần có những giải pháp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng.

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GẠCH GRANITE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Quản trị hàng tồn kho luôn là một việc phức tạp không chỉ với Thạch Bàn mà với tất cả các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế thị trường, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn hiện nay, nếu quản trị không tốt hoàn toàn có thể bị phá sản.

3.2.1 Lựa chọn mức tồn kho

Hiện nay mức độ tồn kho các doanh nghiệp hay áp dụng nhất thường là 2 loại sau: Mức tồn kho cao và mức tồn kho thấp.

Cho dù là 2 loại tồn kho khác nhau thì vẫn có những đặc điểm sau:

+) Chi phí đặt hàng: Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí của một loạt các hoạt động như, tiếp thị, nghiên cứu thị trường… do vậy với một lượng hàng lớn hơn trên cùng một chi phí thì tồn kho mức cao lợi thế hơn tồn kho mức thấp

+) Chi phí vận hành : Là sự kết hợp giữa chi phí vận hành mỏy múc,chi phớ thay đổi máy móc và chi phí thay đổi năng suất lao động, chi phí này cũng được tính tương tự như chi phí đặt hàng, sản phẩm càng nhiều chi phí trên mỗi sản phẩm càng thấp

+) Chiết khấu theo số lượng : Đõy là một đặc trưng không thể nhầm lẫn của tồn kho ở mức cao, với lượng tồn kho lớn các nhà sản xuất muốn quay còng cốn, tái sản xuất nhanh họ phai nhanh trong thúc đẩy tiêu thụ hàng tồn kho, và khi bán với số lượng lớn, chiết khấu là điều hiển nhiên Với mức tồn kho thấp chiết khấu cũng có nhưng không đáng kể

+) Nguồn cung ứng không mong muốn: Điều này xuất phát chủ yếu từ chất lượng không mong muốn của nguyên liệu, tuy nhiên trong một số trường hợp người quản lý vẫn phải tiếp nhận để đảm bảo nguồn cung

+) Chi phí lưu kho: Bao gồm các chi phí như chi phí bảo quản, thuế, lãi suất mức tồn kho càng cao chi phí càng lớn

Vậy hình thức tồn kho nào phù hợp với Thạch Bàn? Mức tồn kho cao chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô, có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, nguồn vốn lớn giúp họ có thể mở rộng thị phần tốt, với Thạch Bàn một doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, mạng lưới tiêu thụ chưa hoàn chỉnh thỡ nờn lựa chọn mức tồn kho thấp, thông thường khoảng từ 15-30 % mức tồn kho thấp nhất, tuy nhiên với Thạch Bàn nên từ 20-40% mức nhỏ nhất, bởi ở mức tồn kho 15-30 % nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc đáp ứng những đơn hàng tăng đột biến của khách hàng, điều này làm giảm uy tín của họ, hơn nữa tuy rằng nên kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới khó khăn nhưng bắt đầu có những tín hiệu lạc quan cảu sự phục hồi do vậy tăng mức tồn kho lên là để đảm bảo nhu cầu trong tương lai gần, điều này tuy làm giảm chi phí lưu kho nhưng sẽ làm giảm chất lượng dịch vụ đến khách hàng, tăng thời gan đặt hàng

Ngoài ra Thạch Bàn cũng nên quản lý hàng tồn kho theo phương thức danh mục ABCD, đây là phương thức quản lý hàng tồn kho phổ biến nhất hiện nay tại Mỹ Như có thể thấy ở hình phương thức quản lý này được 35 % số doanh nghiệp lựa chọn để quản lý hàng tồn kho của mình do chung không quá phức tạp, rất phù hợp với Thạch Bàn Theo phương thức quản lý danh mục tất cả các sản phẩm doanh thu cao và chiếm tới 80% doanh thu hàng năm và đại diện khoảng 20% các đơn vị lưu trữ tồn kho Các chi tiết loại B bao gồm những sản phẩm chiếm khoảng 15% doanh thu hàng năm, trong khi loại C là những sản phẩm doanh thu thấp và giá trị thấp hơn 5% doanh thu Bởi vì các chi tiết loại A là chi tiết quan trọng vì đó là sản phẩm kinh doanh chính, chính sách xem xét tồn kho định kỳ thường xuyên hơn là thích hợp trong trường hợp này

Tương tự, chính sách xem xét định kỳ được áp dụng để kiểm soát sản phẩm loại B, mặc dầu mức độ thường xuyên không cao bằng sản phẩm loại A. Cuối cùng, lệ thuộc vào giá trị sản phẩm, doanh nghiệp hoặc là không lưu trữ tồn kho loại C giá thành lớn hoặc giữ tồn kho cao các sản phẩm loại C giá trị thấp

Biểu đồ 3.1: Các phương thức quản lý hàng tồn kho phổ biến

3.2.2.Hoàn thiện chuỗi cung ứng

Hoàn thiện chuỗi cung ứng của Thạch Bàn ở đây không chỉ là xây dựng chuôi cung ứng đầy đủ với 5 thành tố, mà còn cải thiện những vấn đề cốt lõi của hệ thống đó.

Trước hết Thạch Bàn cần hoàn thiện chuỗi tiêu thụ của mình:

+) Thúc đẩy sự nhận biết nhu cầu của khách hàng: Đõy cũng là bước đầu tiên trong chuỗi quyết định mua sản phẩm của một khách hàng, thông thường một ngôi nhà mới, chỉnh sửa căn hộ của mình Vậy làm sao thúc đẩy nhu cầu này xảy ra nhanh hơn, cách đơn giản và phổ biến nhất là quảng cáo, nêu bật được sự nổi trội của sản phẩm gạch granite của Thạch Bàn làm cho khách hàng cảm thấy rằng các sản phẩm lát sản hiện giờ của gia đình nên được thay thế bằng các sản phẩm khác

+) Tìm kiếm thông tin, lựa chọn sản phẩm : Ngày nay với công nghệ thông tin khách hàng có thể tìm kiếm mọi thông tin về sản phẩm mình định mua qua mạng Nhiệm vụ của Thạch Bàn giờ đây không chỉ là đợi khách hàng tìm kiếm mình mà phải đưa thông tin về sản phẩm của công ty đến với khách hàng. Điều này không quá khó ở thị trường Mỹ, hơn 75 % số khách hàng tìm hiểu về sản phẩm lát sàn trên mạng trước khi họ đưa ra quyết định cuối cùng, các hệ thống tìm kiếm khách hàng Mỹ hay sử dụng nhất đó là Google, Yahoo và Bing.

Ngoài ra các mạng xã hội như Facebook,Twitter, LinkedIn cũng có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mua sản phẩm lát sàn của người tiêu dùng Mỹ,thụng qua các mạng xã hội này các ý kiến về tất cả các ưu nhược điểm của sản phẩm sẽ được nêu lên, những điều này còn giá trị hơn cả những mẩu tin nhắn quảng cáo hay việc quảng cáo trên ti vi

Blog cũng là một nhân tố khá quan trọng cần được nhắc đến,thụng tin về sản phẩm sẽ trở nên khách quan và đáng tin cậy hơn,sõu sắc hơn nếu khách hàng tìm thấy chỳng trờn cỏc blog cá nhân

+) Đặt hàng,vận chuyển : Khi khách hàng đặt hàng họ luôn muốn nhận được sản phẩm một cách nhanh nhất Khách hàng đặt hàng qua mạng thông tin cần phải đươc chuyển ngay đến nhà bán lẻ, thông tin này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua công ty Thạch Bàn, hoặc qua nhà phân phối lệnh đạt hàng tiếp tục qua bộ phận kế toán để lập hóa đơn và qua bộ phận vân chuyển để chuyển sản phẩm cho khách hàng Việc đặt hàng qua mạng phải được nâng cấp ngay.Website của Thạch Bàn hiện nay cũng có chế độ đặt hàng qua mạng nhưng gần như không hoạt động, bộ phận tiếp xúc khách hàng không túc trực để trả lời khách hàng, điều này phải thay đổi ngay trong thời gian tới vì thực ra việc thay đổi này không có gì khó khăn, việc vận chuyển chắc chắn sẽ do nhà bán lẻ đảm nhiệm để đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng sớm nhất

+) Thanh toán, lắp đặt và bảo hành : Thanh toán là khâu kém nhất không chỉ của Thạch Bàn mà còn của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vốn từ trước đến nay quen với việc thanh toán trực tiếp Việc thanh toán qua ngân hàng hầu hết được thực hiện khi buôn bán với khách hàng nước ngoài, và được thực hiện trong khi thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương, trong khi đó người dân Mỹ là những người sử dụng các hình thức thanh toán qua mạng nhiều nhất thế giới.

KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ

Xây dựng chuỗi cung ứng bao gồm nhứng quy trình rất phức tạp, việc này hiện nay còn khá mới tại Việt Nam Vì thế đòi hỏi phải có hành lang pháp lý chặt chẽ điều chỉnh để xây dựng chuỗi cung ứng được hiệu quả, tránh những thiệt hại không đáng có

Chúng ta cũng cần xây dựng quy chế riêng hướng dẫn việc hỗ trợ pháp lý, định này không chỉ cho các doanh nghiệp sản xuất mà còn liên quan đến nhiều cơ quan hữu quan như Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam… Do đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ nhằm tạo ra tính nhất quán trong việc ban hành cũng như áp dụng và thi hành Quy chế này không nên đối nghịch với thông lệ và tập quán trong thanh toán quốc tế nhưng phải phù hợp với các bộ luật của Việt Nam, để một mặt có thể giảm bớt các vụ tranh chấp, mặt khác khi đó cú tranh chấp xảy ra thỡ đó cú những căn cứ pháp lý để điều chỉnh, giải quyết.

3.3.2 Kiến nghị với Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam

Trước hết hiệp hội phải đóng vai trò trong việc kết nối các doanh nghiệp Việt Nam lại với nhau cũng như là cầu nối cho việc vận tải từ Việt Nam ra thế giới.

Cỏc khâu như vận tải, lưu kho, thủ tục hải quan… Hiệp hội không những cần hỗ trợ về mặt pháp lý cho doanh nghiệp mà còn cần hỗ trợ về đào tạo, kiến thức và công nghệ quản lý mới nhằm tiếp cận trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới Đặc biệt là vận tải và lưu kho của các doanh nghiệp Việt Nam, khâu vận tải hiện nay chưa có tính đồng nhất Các doanh nghiệp thường không có ý thức đưa ra những tuyến đường tối ưu cho việc vận chuyển của mình, điều này vô hình chung làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Và điểm đặc biệt yếu của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam nói chung chính là vấn đề kho bãi, phương thức quản lý cũ, thiếu nhất quán làm việc bảo quản, bốc dỡ hàng, hạch toán khó khăn và gây thất thoát.

3.3.3 Kiến nghị đối Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn

Nói chung, Thạch Bàn đang gặp khó khăn ở tất cả cỏc khõu trong chuỗi cung ứng của mình, hơn thế nữa chuỗi cung ứng vẫn chưa hoàn thiện Do vậy Thạch Bàn vẫn cần phải rất nỗ lực trong việc xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của mình.

Trước hết trong khâu vận tải Thạch Bàn không nên tự mình thực điều này đảm bảo rằng Thạch Bàn có điều kiện đẻ tập trung vào việc sản xuất của mình Với khâu sản xuất Thạch Bàn nên áp dụng các công nghệ sản xuất mới thân thiện với môi trường, sử dụng các vật liệu tái chế nhằm giảm thiểu chi phí cũng như đánh vào tâm lý ngày càng ưu chuộng sản phẩm xanh của khách hàng Hệ thống chăm sóc khách hàng cũng cần được chú ý đặc biệt, cần đào tạo bài bản cách ứng xử của nhận viên với khách hàng, tránh những thiệt hại về lòng tin nơi khách hàng Và nhất là cần cải thiện ngay khâu quản trị của Thạch Bàn,tinh giảm các bộ phận một cách tối đa để luồng thông tin được lưu chuyển tốt giữa các phòng ban cũng như giữa các phòng ban với ban lãnh đạo từ đó việc ra quyết định được thực hiện chính xác Có như vậy việc xây dựng chuỗi cung ứng gach granite của Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn mới thành công.

Chuyên đề đã giải quyết được những vấn đề qua từng chương như sau:

Chương 1 cho thấy một cái nhìn tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn từ quá trình hình thành, phát triển cho tới cơ cấu tổ chức và cuối cùng là những kết quả kinh doanh nổi bật trong những năm qua giúp nhận định được những lợi thế và hạn chế của Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn trong việc xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite sang thị trường Mỹ Ngoài ra, chương 1 cũn đỳc rút được những kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng gạch sang thị trường Mỹ của Tập đoàn Prime, Công ty Viglacera, Công ty cổ phần Đồng Tâm những hãng sản xuất gạch hàng đầu Việt Nam hiện nay, hiện đại hóa hệ thống sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm xanh, có thể áp dụng cho Công ty nhằm xây dựng chuỗi cung ứng

Chương 2 đi sâu vào phân tích thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng gạch granite của Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn sang thị trường Mỹ trong thời gian qua, từ đó thấy được Công ty đang từng bước hoàn thiện chuỗi cung ứng gạch granite sang thị trường Mỹ, công nghệ sản xuất từng bước hiện đại hóa tiệm cận với thị trường … Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như một số khâu trong chuỗi cung ứng như quản lý nguyên vật liệu, vận tải, tồn kho, quan hệ khách hàng, mẫu mã sản phẩm… Những hạn chế đú cú nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty và cả nguyên nhân khách quan nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian qua Từ những nguyên nhân và hạn chế đó, các giải pháp được đưa ra nhằm xây dựng chuỗi cung ứng

Chương 3 nêu lên những giải pháp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite sang thị trường Mỹ trong thời gian tới như tuyển chọn các nhà cung ứng, giảm thiểu hàng tồn kho, lựa chọn phương pháp quản lý hàng tồn kho một cách tối ưu, nâng cao quản lý quan hệ khách hàng, xây dựng chiến lược trường … Từ các giải pháp trên trong tương lai không xa chuỗi cung ứng gạch granite của Công ty cổ phần tập đoàn Thạc Bàn sang thị trường Mỹ sẽ được hoàn thiện.

Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đó có bước phát triển đáng kể. Bước sang thế kỷ 21,hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ,Việt Nam cần phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại hơn nữa, từng bước nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trước yêu cầu đổi mới này, đòi hỏi Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn cần phải xây dựng chuỗi cung ứng dựa trên nhân tố khách hàng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đạt được mục đích đề ra Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các đối thủ cạnh tranh không chỉ xuất phát từ trong nước mà còn từ nước ngoài với công nghệ, trình độ quản lý,kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng đi trước Thạch Bàn hàng chục, hàng trăm năm làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt Chính vì vậy, xây dựng hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite sang thị trường Mỹ là yêu cầu cấp bách với Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn

Những giải pháp nêu trên trong chuyên đề sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn để xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gach granite của mình hiện tại và trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

1 Alexandre Dolgui and Jean Marie Proth, Supply Chain Engineering

Useful Methods and Techniques, Stringer (2010)

2 Dongling Chen, Kenneth W.Clements, World consumption economics, World scientific (2010)

3 Dilek Onkal and Emel Aktas, Supply Chain Management - Pathways for research and Practice, InTech (2011)

4 AberdeenGroup, Supply Chain Inventory Strategies, Benchmark Report (2004)

5 David Lascelles, How Supply Chains Create Shareholder Value, University Campus (2001)

9 Donald J.Bowersox, David J.Closs and M.Bixby Cooper, Supply Chain

Logistics management, McGraw-Hill/Irwin (2007)

10 Sanda Reko, Supply Management- New Reperspectives, Intech (2011)

11 David Burt, Sheila Petcavage, Richard Pinkerton, Supply Management, McGraw-Hill/Irwin (2007)

12 Jay Heizer, Barry Render, Operations Management, Prentice Hall (2005)

13 Michael H.Hugos, Essentials of Supply Chain Management, John Wiley & Sons (2011)

14 John T.Mentzer, Matthew B.Myers, Theodore P.Stank, Handbook of global supply chain management, McGraw-Hill Professional (2007)

15 Shoshanah Cohen, Joseph Roussel, Strategic Supply Chain Management:

The Five Disciplines for Top Performance, McGraw-Hill Professional (2004)

16 David Simchi-Levi, Philip Kaminsky, Designing and managing the

17 Reza Zanjirani Farahani, Nasrin Asgari, Hoda Davarzani, Supply Chain and Logistics in National, International and Governmental Environment: Concepts and Models, Springer (2009)

18 Birgit Dam Jespersen, Tage Skjott Larsen, Supply chain management: in theory and practice, Copenhagen Business School Press DK (2005)

19 Joel D.Wisner, Keah-Choon Tan, G Keong Leong, Principles of Supply

Chain Management, Copenhagen Business School Press DK (2011)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1 Micheal.E.Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ (2011)

2 Lờ Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ,Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2011và Triển vọng 2012-2015(2011)

3 Lê Kim Sa, Nhìn lại kinh tế toàn cầu năm 2011:Khó khăn tích lũy và tương lai ảm đạm (2011)

DANH MỤC WEBSITE THAM KHẢO

1 Christine B Whittemore, How Consumers Purchase Flooring: In-

Store, Online , b log.floorcoveringinstitute.com/search/label/Flooring

2 CTASC, Ceramic Tile Statistics, http://www.ctasc.com/.docs/pg/332

3 Thomas Walgium, Supply Chain Management Definition and Solutions,www.cio.com/article/40940/Supply_Chain_Management_Definition_and_Soluti ons#scm_abc

Ngày đăng: 28/08/2023, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Logo Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn - Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập đoàn thạch bàn sang thị trường mỹ
Hình 1.1 Logo Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn (Trang 11)
Bảng 1.2 : Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007 và năm 2008 Một số danh hiệu đạt được - Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập đoàn thạch bàn sang thị trường mỹ
Bảng 1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007 và năm 2008 Một số danh hiệu đạt được (Trang 16)
Biểu đồ 2.3: Bảng so sánh độ cứng của các loại gỗ trước và sau khi - Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập đoàn thạch bàn sang thị trường mỹ
i ểu đồ 2.3: Bảng so sánh độ cứng của các loại gỗ trước và sau khi (Trang 39)
Hình 2.4: So sánh khả năng xử lý mùi thuốc lá và động võt của loại - Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập đoàn thạch bàn sang thị trường mỹ
Hình 2.4 So sánh khả năng xử lý mùi thuốc lá và động võt của loại (Trang 40)
Hình 2.6: Các công nghệ được áp dụng trên sản phẩm của American - Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập đoàn thạch bàn sang thị trường mỹ
Hình 2.6 Các công nghệ được áp dụng trên sản phẩm của American (Trang 41)
Hình vẽ dưới đây mô tả chuỗi cung ứng gạch Granite của Thạch Bàn sang thị trường Mỹ - Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập đoàn thạch bàn sang thị trường mỹ
Hình v ẽ dưới đây mô tả chuỗi cung ứng gạch Granite của Thạch Bàn sang thị trường Mỹ (Trang 42)
Bảng 2.8: Danh mục các nguyên liệu dùng trong sản xuất gạch ốp lát của - Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập đoàn thạch bàn sang thị trường mỹ
Bảng 2.8 Danh mục các nguyên liệu dùng trong sản xuất gạch ốp lát của (Trang 44)
Bảng 2.10: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm gạch của công ty cổ phần Tập - Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập đoàn thạch bàn sang thị trường mỹ
Bảng 2.10 Giá trị xuất khẩu các sản phẩm gạch của công ty cổ phần Tập (Trang 49)
Bảng 2.12: Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2010-2012 - Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập đoàn thạch bàn sang thị trường mỹ
Bảng 2.12 Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2010-2012 (Trang 51)
Bảng 2.14: So sánh tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2006-2011 - Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của công ty cổ phần tập đoàn thạch bàn sang thị trường mỹ
Bảng 2.14 So sánh tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2006-2011 (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w