1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tieu luan mon cong tac tu tuong cua dang trong giai doan hien nay công tác văn hoá, văn nghệ của đảng và thực trạng xây dựng văn hoá công sở ở trường chính trị sóc trăng hiện nay

33 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Tác Văn Hóa, Văn Nghệ Của Đảng Và Thực Trạng Xây Dựng Văn Hóa Công Sở Ở Trường Chính Trị Sóc Trăng Hiện Nay
Tác giả
Trường học Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Tác Tư Tưởng Của Đảng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Sóc Trăng
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 553 KB
File đính kèm Tieu luan mon cong tt cua Dang.rar (242 KB)

Nội dung

Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Ngay từ khi chưa giành chính quyền, Đảng Cộngsản Việt Nam đã nhận thức được sự cần thiết phải gắn kết phát triển văn hóa với xây dựng, phát triển kinh tế xã hội; phải xây dựng văn hóa trong Đảng, trong hệ thống chính trị, trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống và đời sống văn hóa trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.Trong Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng ta đã khẳng định: “Quan hệ giữa vǎn hóa và kinh tế, chính trị...vǎn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, vǎn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động”. Trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”.Kế thừa những quan điểm đó, từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, tư duy lý luận của Đảng về xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã đánh dấu sự đổi mới toàn diện tư duy lý luận của Đảng, trong đó có vấn đề phát triển văn hóa, xây dựng con người. Vấn đề văn hóa biểu hiện cụ thể, gồm: sự nghiệp giáo dục, hoạt động văn hóa, văn nghệ. Mặc dù chưa thể hiện rõ quan điểm xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, nhưng Đại hội đã đặt vấn đề hiệu quả của hoạt động văn hóa trong mọi hoạt động xã hội, trong đó có chính trị và kinh tế. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội chỉ rõ: “Mỗi hoạt động văn hoá, văn nghệ đều phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động tốt đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân”.Tư tưởng đổi mới tư duy lý luận về phát triển văn hóa của Đảng đề ra đúng vào lúc UNESCO phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988 1997) với định hướng lớn là văn hóa vì sự phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa và đa dạng văn hóa. Sự thay đổi cách nhìn về vai trò của văn hóa là cực kỳ quan trọng, thể hiện tầm nhìn, tầm tư duy bắt nhịp với xu thế thời đại. Tại Hội Trung ương 4 khóa VII (năm 1993), Đảng đã nhìn nhận vai trò quan trọng của văn hóa, coi “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Xuất phát từ yêu cầu phát triển một nền văn hoá, văn nghệ đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng về lĩnh vực văn hoá. Đồng thời cũng là nhiệm vụ cơ bản của từng ngành, từng đơn vị đối với lĩnh vực văn hoá của xã hội, xây dựng văn hoá công sở là rất cần thiết. Vì vậy, qua việc học tập môn Công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, người viết lựa chọn đề tài “Công tác văn hoá, văn nghệ của Đảng và thực trạng xây dựng văn hoá công sở ở Trường Chính trị Sóc Trăng hiện nay” để làm bài tiểu luận điều kiện.

Trang 1

TIỂU LUẬN (Điều kiện) MÔN: CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ CỦA ĐẢNG VÀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG SỞ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

SÓC TRĂNG HIỆN NAY

Họ và tên học viên: Lê ………

Mã số học viên: MP22………

Lớp: Cao học XDĐ&CQNN ………

ST – 202

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa của đề tài 3

6 Kết cấu tiểu luận 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ CỦA ĐẢNG 4

1.1 Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của văn hoá – văn nghệ trong đời sống xã hội 4

1.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác văn hoá, văn nghệ trong thời kỳ đổi mới đất nước 10

CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ SÓC TRĂNG HIỆN NAY 16

2.1 Khái quát về Trường Chính trị Sóc Trăng 16

2.2 Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của xây dựng văn hoá công sở tại Trường Chính trị Sóc Trăng 17

2.3 Phương hướng và giải pháp góp phần xây dựng văn hoá công sở Trường Chính trị Sóc Trăng trong thời gian tới 22

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài

Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế được Đảng ta và Chủ tịch HồChí Minh quan tâm từ rất sớm Ngay từ khi chưa giành chính quyền, Đảng Cộngsản Việt Nam đã nhận thức được sự cần thiết phải gắn kết phát triển văn hóa vớixây dựng, phát triển kinh tế xã hội; phải xây dựng văn hóa trong Đảng, trong hệthống chính trị, trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống và đời sốngvăn hóa trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, trong cán bộ,đảng viên, công chức, viên chức

Trong Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng ta đã khẳng định:

“Quan hệ giữa vǎn hóa và kinh tế, chính trị vǎn hóa là một trong ba mặt trận

(kinh tế, chính trị, vǎn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động” Trong Thư

gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh

cũng khẳng định: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thểđứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”

Kế thừa những quan điểm đó, từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diệnđất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhậpquốc tế, tư duy lý luận của Đảng về xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tếngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI của Đảng (năm 1986) đã đánh dấu sự đổi mới toàn diện tư duy lý luậncủa Đảng, trong đó có vấn đề phát triển văn hóa, xây dựng con người Vấn đềvăn hóa biểu hiện cụ thể, gồm: sự nghiệp giáo dục, hoạt động văn hóa, văn nghệ.Mặc dù chưa thể hiện rõ quan điểm xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế,nhưng Đại hội đã đặt vấn đề hiệu quả của hoạt động văn hóa trong mọi hoạtđộng xã hội, trong đó có chính trị và kinh tế Báo cáo chính trị của Ban Chấphành Trung ương Đảng tại Đại hội chỉ rõ: “Mỗi hoạt động văn hoá, văn nghệđều phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động tốt đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm,nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân”

Trang 4

vào lúc UNESCO phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988 - 1997)

với định hướng lớn là văn hóa vì sự phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa và đa

dạng văn hóa Sự thay đổi cách nhìn về vai trò của văn hóa là cực kỳ quan trọng,

thể hiện tầm nhìn, tầm tư duy bắt nhịp với xu thế thời đại Tại Hội Trung ương 4khóa VII (năm 1993), Đảng đã nhìn nhận vai trò quan trọng của văn hóa, coi

“Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”

Xuất phát từ yêu cầu phát triển một nền văn hoá, văn nghệ đáp ứng đờisống tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng về lĩnh vực văn hoá.Đồng thời cũng là nhiệm vụ cơ bản của từng ngành, từng đơn vị đối với lĩnh vựcvăn hoá của xã hội, xây dựng văn hoá công sở là rất cần thiết Vì vậy, qua việchọc tập môn Công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, người viết

lựa chọn đề tài “Công tác văn hoá, văn nghệ của Đảng và thực trạng xây

dựng văn hoá công sở ở Trường Chính trị Sóc Trăng hiện nay” để làm bài

tiểu luận điều kiện

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài làm rõ những nội dung lý luận cơ bản về công tác văn hoá, văn nghệcủa Đảng ta Đồng thời liên hệ với thực trạng xây dựng văn hoá công sở ở đơn

vị cụ thể hiện nay là Trường Chính trị Sóc Trăng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác văn hoá, văn nghệ của Đảng;vấn đề xây dựng văn hoá công sở ở Trường Chính trị

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống cơ sở lý luận về công tác vănhoá, văn nghệ của Đảng và liên hệ công tác này với xây dựng văn hoá công sởcủa Trường Chính trị Sóc Trăng hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài dưa trên cơ sở lý luận là phương pháp luận duy vật biện chứng củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương củaĐảng Cộng sản Việt Nam công tác văn hoá, văn nghệ Đảng

Trang 5

tích, thống kê, tổng hợp….

5 Ý nghĩa của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài giúp người học nắm rõ vị trí, vai trò của văn hoá,văn nghệ trong đời sống xã hội, các vấn đề lý luận công tác văn hoá, văn nghệcủa Đảng, cũng như quan điểm, chủ trương của Đảng trong xây dựng nền vănhoá ở nước ta Đồng thời với đó, đề tài làm rõ thực trạng của công tác này tạiđơn vị Trường Chính trị Sóc Trăng với công tác xây dựng văn hoá công sở

6 Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận được kết cấu thành 2 chương

Trang 6

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC VĂN HOÁ,

Lịch sử loài người đã khẳng định rằng, con người có hai nhu cầu lớn nhất:

nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, và con người luôn luôn lao động, đấu tranh,

sáng tạo để thỏa mãn các nhu cầu đó của mình Song, đặc trưng riêng biệt nhất

của con người chính là nhu cầu tinh thần, là khát vọng đạt tới sự phong phú,

cao đẹp của thế giới tinh thần, tâm hồn, vươn lên theo lý tưởng chân, thiện, mỹ

Đối với đời sống một con người, từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cuộc đời, văn

hóa luôn luôn có mặt, trở thành nhu cầu sâu xa, thường xuyên, hàng ngày Đối

với cả loài người, con người luôn luôn sống và phát triển trong hai cái nôi vĩ

đại, đó là đại tự nhiên, là môi trường văn hóa do chính con người xây đắp và

sáng tạo cho mình

Văn hóa là lĩnh vực sản xuất tinh thần như nhận định của C.Mác, tạo ra

những giá trị văn hóa, những tác phẩn và công trình nghệ thuật làm giàu đẹp thêm

Trang 7

cho cuộc sống con người Khác với lĩnh vực sản xuất vật chất, lĩnh vực sản xuất

tinh thần tạo ra các giá trị đặc biệt, khi được nhân dân khẳng định, nó trở thành

những công trình có sức sống lâu dài, trường tồn với thời gian, không bị cũ, lạc

hậu mà giữ gìn, bảo tồn, khai thác và phát huy mãi mãi, là sự thể hiện bản sắc đặc

trưng, những vẻ đẹp độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc

1.1.1.2 Văn hóa - văn nghệ là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa là nền

tảng tinh thần của đời sống ấy Vì vậy, hai lĩnh vực kinh tế và văn hóa luôn

luôn giữ vị trí quan trọng, quyết định đối với thực trạng, sự vận động và phát

triển của xã hội đó Chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn và quán triệt quan

điểm này trong chỉ đạo, tổ chức thực tiễn, nhất là trong công tác lãnh đạo, quản

lý mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt khi xử lý mối quan hệ giữa kinh tế với văn

hóa, đảm bảo vị trí, vai trò tương xứng của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã

hội; khắc phục tình trạng coi nhẹ văn hóa, đối xử với văn hóa như một lĩnh vực

phụ, “phi sản xuất” hoặc coi trọng văn bản, nghị quyết, lời nói, nhưng coi nhẹ

trong thực tiễn và việc làm cụ thể

Trang 8

Một dân tộc sáng tạo ra văn hóa của mình, và đến lượt nó, chứa đựng

trong nền văn hóa đó là sức sống, tiềm năng, bản lĩnh, sức sáng tạo và bản sắc

của chính dân tộc đó Bằng văn hóa và thông qua văn hóa, dân tộc đó, qua các

thế hệ, xây dựng cho mình những chuẩn mực sống, lao động, đấu tranh, sáng

tạo và các quan hệ cộng đồng Những chuẩn mực này được truyền bá, lưu giữ,

chắt lọc, bổ sung và phát triển trong tiến trình lịch sử; trở thành một hệ thống

các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, tạo nên nền tảng tinh thần của dân tộc đó

Vì thế, “Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội

Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt

mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không

thể phát triển kinh tế - xã hội bền vững”

Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa có

khả năng to lớn khơi dậy, nhân lên mọi tiềm năng, sức sáng tạo của con người,

tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển của đời sống xã hội Đặc biệt,

trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự giàu có và phát triển toàn diện của

một đất nước không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật, mà yếu tố

ngày càng trở nên quyết định chính là nguồn lực con người, là tiềm năng và

Trang 9

năng lực sáng tạo của con người

Nền kinh tế tri thức thời kỳ mới của sự phát triển xã hội hiện nay bắt

nguồn từ chính đặc điểm này Tiềm năng, năng lực của con người không nằm ở

đâu khác mà nằm ngang trong văn hóa và do chính văn hóa trực tiếp tạo nên

trong trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh, sự thành thạo, tài năng của

mỗi cá nhân và cả cộng đồng

Chính sự khẳng định văn hóa là động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp xây

dựng chủ nghĩa xã hội nên trong những năm đổi mới, vượt qua những hạn chế,

thiếu sót xảy ra trước đây (chỉ nhấn mạnh một trong hai yếu tố đó hoặc không

biết kết hợp chúng với nhau), Đảng ta đã thường xuyên nhấn mạnh vai trò của

cả hai động lực: kinh tế và tinh thần, chỉ ra yêu cầu phải biết kết hợp động lực

kinh tế với động lực tinh thần để tạo ra phong trào phấn đấu vì mục tiêu dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì cả sự tăng trưởng

kinh tế và sự phát triển văn hóa – xã hội

Là động lực của sự phát triển, văn hóa còn thể hiện ở khả năng điều tiết,

điều chỉnh các khuynh hướng, chiều hướng phát triển của xã hội và con người

Hướng sự vận động tới cái tích cực, thoái hóa, biến chất, đem tối…dẫn tới sự

Trang 10

kìm hãm và thậm chí sự tàn phá, xuống cấp của một xã hội, đặc biệt trong

những điều kiện mới của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Vai trò

điều tiết, điều chỉnh này thông qua các chuẩn mực mà văn hóa đã xác định,

bằng việc định hướng giá trị đối với con người và cộng đồng

Trong sự liên hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau giữa các hoạt động rất đa

dạng của đời sống, chúng ta cần phải hiểu rằng, văn hóa vừa là một thành tố

gắn bó khăng khít, vừa là thước đo trình độ phát triển của các lĩnh vực khác của

toàn xã hội Do đó, với tư cách là mục tiêu của sự phát triển, văn hóa thể hiện

trình độ phát triển ngày càng cao của con người và của xã hội

Trong các lý thuyết về phát triển, một quan niệm được khẳng định hiện

nay là coi mục tiêu phát triển phải thể hiện ở sự nâng cao chất lượng sống của

con người với việc đảm bảo sự hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần,

giữa mức sống cao với lối sống và nếp sống đẹp, không chỉ cho thiểu số mà

phải cho đại đa số quần chúng và người lao động Để đạt mục tiêu đó, nhất

thiết phải có sự phát triển cao về kinh tế, về cơ sở vật chất – kỹ thuật

Song như thế chưa đủ và sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu chỉ lo tăng trưởng

kinh tế, coi tăng trưởng là sự phát triển xã hội và làm tất cả với bất kỳ giá nào

Trang 11

vì tăng trưởng đó, dù phải hy sinh về mặt văn hóa, xã hội, hy sinh và phá hoại

sự phát triển phẩm giá con người Trong những trường hợp như thế, có tăng

trưởng nhưng không có phát triển, mà trái lại là sự “phản phát triển”

Từ vị trí của văn hóa là mục tiêu của sự phát triển, chúng ta cần phải nắm

chắc mối quan hệ giữa kinh tế với văn hóa, văn hóa với kinh tế, trong đó đặc

biệt chú ý luận điểm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII: “Xây

dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng,

văn minh, con người phát triển toàn diện” Sự kết hợp kinh tế với văn hóa, văn

hóa với phát triển đang là yêu cầu bức xúc của tất cả các quốc gia, dân tộc hiện

nay Theo nhận định của F.Mayor – nguyên Tổng giám đốc UNESCO: “Hễ

nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường

văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh

tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”

1.1.1.3 Văn hóa – văn nghệ giữ vai trò cực kỳ quan trọng và trực tiếp trong nhiệm vụ xây dựng con người mới

Mục tiêu cao nhất của sự sản xuất tinh thần, lĩnh vực đặc thù của văn hóa,

là xây dựng nên hệ thống các giá trị làm chuẩn mực cho con người vươn tới, noi

Trang 12

theo Khi các chuẩn mực, các giá trị đó được tiếp nhận, được thấm sâu vào từng

con người và từng cộng đồng thì đó chính là quá trình hình thành và phát triển

các phẩm chất trong con người Tổng hợp các phẩm chất tốt đẹp đã được hình

thành trong con người chính là nhân cách Như vậy, nếu sản xuất vật chất tạo ra

nhiều của cải cho con người thì sản xuất tinh thần, mục tiêu cuối cùng của nó là

nhằm tạo ra những phẩm giá, những giá trị trong nhân cách con người Khi nói,

văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát

triển kinh tế - xã hội thì cần phải hiểu rằng, các vai trò đó bao giờ và chủ yếu

thông qua nhiệm vụ xây dựng con người của văn hóa

Con người là chủ thế sáng tạo văn hóa và đến lượt mình, văn hóa có chức

năng trực tiếp nuôi dưỡng, xây đắp và góp phần phát triển con người, đặc biệt

và trước hết là những phẩm chất tinh thần – tâm hồn của con người Chủ tịch

Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh thiên chức đặc biệt của văn hóa, văn

nghệ là bám sát đời sống con người, miêu tả và khám phá con người, bảo vệ và

khẳng định, góp phần trực tiếp xây dựng con người mới đang hình thành trong

cuộc chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ và vĩ đại vì sự ra đời, chiến thắng của xã

hội mới: quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với

Trang 13

thời đại vẻ vang của chúng ta, những tác phẩm ca tụng chân thật những người

mới, việc mới không những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay mà còn

để giáo dục con cháu ta đời sau

Chính do vị trí, vai trò đặc biệt của văn hóa trong đời sống xã hội, đồng

thời do văn hóa luôn luôn có mặt trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của xã hội

và con người, nên cần phải biết phát huy tối đa sức mạnh của văn hóa, làm cho

các nhân tố văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào mọi lĩnh vực, mọi

phương diện của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tư tưởng và công tác tư

tưởng

1.1.2 Nhiệm vụ của công tác văn hoá, văn nghệ trong đời sống xã hội

Nhiệm vụ trung tâm của công tác văn hoá, văn nghệ của Đảng là góp

phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm,

lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự nghiệp

đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.Trong những năm trước

mắt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các hoạt động văn hoá, văn nghệ phải được

phát triển lành mạnh, phong phú, đa dạng, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu

về đời sống tinh thần của nhân dân; phấn đấu có nhiều tác phẩm tốt về công

Trang 14

cuộc đổi mới, phản ánh những hiện tượng, những nhân tố, những xu hướng

tích cực trong cuộc sống; lấy việc xây dựng và sáng tạo những giá trị mới,

việc bồi dưỡng, bảo vệ và phát huy mọi tài năng làm mục tiêu lớn nhất Mặt

khác, công tác văn hóa văn nghệ phải kiên quyết phê phán những hiện tượng

tiêu cực, những khuynh hướng lệch lạc, đấu tranh chống mọi hành động và

luận điệu thù địch với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã

hội đang phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc

Nền văn hoá, văn nghệ mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn

hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Cần nắm vững các tư tưởng chỉ đạo sau

đây:

- Vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cốt lõi tư tưởng trong văn hoá,

văn nghệ nước ta Sự nghiệp văn hoá, văn nghệ là bộ phận khăng khít của sự

nghiệp đổi mới Thấm nhuần và thực hiện quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí

Minh: "Văn hoá, nghệ thuật cũng là một mặt trận Anh chị em văn nghệ sĩ là

chiến sĩ trên mặt trận ấy"

- Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sự sáng tạo và hoạt động văn hoá, vun

đắp các tài năng, đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước công

Trang 15

chúng, dân tộc và thời đại.

- Phát triển văn hoá dân tộc đi liền với mở rộng giao lưu văn hoá với nước

ngoài, tiếp thụ những tinh hoa của nhân loại, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá

Việt Nam Ngăn chặn và đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá

độc hại, bảo vệ nền văn hoá dân tộc

- Nâng cao tính chiến đấu của các hoạt động văn hoá và văn học, nghệ

thuật, khẳng định mạnh mẽ và sâu sắc những nhân tố mới, những giá trị cao

đẹp của dân tộc ta, khắc phục những gì cản trở quá trình đi lên của đất nước

Phê phán cái sai, lên án cái ác, cái xấu là để hướng con người tới cái đúng, cái

tốt, cái đẹp Đấu tranh không khoan nhượng chống các luận điệu độc hại của

các thế lực thù địch

- Văn hoá, văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội Phát triển các hoạt động

văn hoá văn nghệ của nhà nước, tập thể và cá nhân theo đường lối của Đảng và sự

quản lý của Nhà nước Khắc phục tình trạng "hành chính hoá" các tổ chức văn

hoá, nghệ thuật và xu hướng "thương mại hoá" trong lĩnh vực này

Đại hội XI, nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa được Đảng đúc kết cô

đọng hơn, cụ thể hơn, tập trung vào 4 nội dung quan trọng:

Trang 16

Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,

phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc

cưới, việc tang, lễ hội…; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam

góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, còn

người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ

Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá

trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng Theo đó, tiếp tục phát triển

nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu

chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời

sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái

đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác Hoàn thiện và thực hiện

nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy

giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Xây dựng và thực

hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất,

tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học,

nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật

Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức

Ngày đăng: 24/05/2022, 21:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đạihội VI, VII, VIII, IX)
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI
Nhà XB: Nxb Sự thật
3. Trường Chinh: Đổi mới chính là đòi hỏi bức thiết của đất nước, của thời đại, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chính là đòi hỏi bức thiết của đất nước, của thờiđại
Nhà XB: Nxb. Sự thật
4. Hội đồng Lý luận Trung ương, “Những điểm mới trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, Nxb Lý luận chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021, tr 83, 84; 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm mới trong các Văn kiệnĐại hội XIII của Đảng”
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị quốc gia sự thật
6. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, Tạp chí Cộng sản, số 949 (9-2020), tr. 10 - 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hộiXIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”
7. Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t. 7, tr.504 - 505 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Tài liệu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ và tương đương quản lý (Đối tượng 3). Nxb Lý luận Chính trị - Hà Nội 2021 Khác
9. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Giáo trình Công tác tư tưởng của Đảng, phục vụ lớp cao học Khác
10. UBND tỉnh Sóc Trăng - Kế hoạch số 03 ngày 05/01/2021: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 Khác
11. Tỉnh ủy Sóc Trăng: Đề án Tổng thể phát triển Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w