6. Kết cấu tiểu luận
2.3. Phương hướng và giải pháp góp phần xây dựng văn hoá công sở
VĂN HÓA CÔNG SỞ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN TỚI
2.3.1. Phương hướng
Trong thời gian tới, việc xây dựng VHCS của Trường Chính trị Sóc Trăng được giữ vững và tiếp tục phát huy thì cần quán triệt các phướng hướng sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc học tập và làm theo Bác theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với các chuyên đề học tập hàng năm.
Thứ hai, quán triệt và triển khai vận dụng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIV của tỉnh Đảng bộ Sóc Trăng vào công việc của cơ quan, đặc biệt là trong giảng dạy chương trình của Nhà trường; triển khai soạn và giảng dạy chương trình trung cấp lý luận chính trị theo chương trình và giáo trình mới.
Thứ ba, chấp hành nghiêm túc chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Nhà trường, trong đó có quy chế về xây dựng văn hóa công sở gắn với chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 230 của Chính phủ.
Thứ tư, từng giảng viên, cán bộ, công chức phải không ngừng ra sức học tập, rèn luyện chuyên môn, bản lĩnh chính trị, giữ vững tư tưởng, đạo đức, lối sống, giữ gìn kỷ luật phát ngôn, góp phần xây dựng Chi - Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng và trong toàn đơn vị; có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, “tương thân tương ái” trong công việc và cuộc sống. Chủ động, tích cực trong giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan, tài sản công của Nhà trường.
Để tiếp tục phát huy hơn nữa phong trào xây dựng văn hóa công sở của Nhà trường theo phương hướng như trên, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa công sở trong Nhà trường.
Nhà trường nên triển khai một phong trào xây dựng văn hóa công sở như tổ chức cuộc thi “Nét đẹp văn hoá công sở” lồng ghép vào trong các chương trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn... Nhà trường cần xem văn hóa công sở là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình.
Thứ hai, Nhà trường cần bổ sung, phát triển Quy chế văn hóa công sở vào Quy chế của đơn vị trong tình hình mới.
Quy chế văn hóa công sở phải có nội dung cụ thể, chi tiết, rõ ràng, mang tính khả thi cao, công khai để làm căn cứ cho cán bộ, giảng viên thực hiện. Đồng thời phải có bản cam kết thực hiện của mỗi khoa, phòng, có kiểm tra, tổng kết, đánh giá định kỳ, quy định về thưởng, phạt đúng mức đối với những cán bộ, giảng viên làm tốt và chưa tốt.
Thứ ba, bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức của đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường.
Hiện nay hầu hết cán bộ các cấp tỉnh, huyện và chủ chốt cơ sở đều tốt nghiệp đại học và ngày càng nhiều người có trình độ sau đại học. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ giảng viên Trường Chính trị phải có trình độ cao và kiến thức thực tiễn, có năng lực sư phạm, phẩm chất chính trị, đạo đức.
Việc tuyển chọn giảng viên đã khó, việc đào tạo, rèn luyện để đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy cũng không kém phần khó khăn và mất nhiều thời gian. Do đó cần có kế hoạch và triển khai thực hiện cho cán bộ, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là việc tập huấn tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
Thứ tư, cần khuyến khích giảng viên tham gia các đề tài khoa học các cấp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời, tăng cường tổ chức đi thực tế
để học tập kinh nghiệm giảng dạy, quản lý ở các trường tỉnh bạn trong phạm vi cả nước; khi có điều kiện cần cho cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
Thứ năm, mỗi cán bộ, công chức, giảng viên là một nhân tố tích cực, chủ động trong việc giữ gìn cảnh quang, vệ sinh môi trường, tự giác làm những phần việc lao động cá nhân qua đó giúp cho Nhà trường ngày càng sanh - sạch - đẹp; vì một môi trường cây xanh mát, không chất thải nhựa, không khói thuốc lá…
KẾT LUẬN *
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cùng với sự đổi mới trong tư duy kinh tế và chính trị, Đảng ta cũng đã có những đổi mới quan trọng trong tư duy lý luận về vai trò của văn hóa trong chính trị và kinh tế. Đây là sự nhận thức sâu sắc của Đảng về mối quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong chính trị và kinh tế. Từ chỗ nhấn mạnh xây dựng văn hóa trong cộng đồng, Đảng ta nhấn mạnh đến phát huy vai trò của văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế và công tác xây dựng Đảng, đặc biệt chú trọng nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử của thanh niên, thiếu niên, chống những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa. Đây là những thành tựu lý luận có ý nghĩa to lớn trong chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
Trong tình hình hiện nay, để phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sức mạnh con người Việt Nam, để vấn đề này thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước. Để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc theo quan điểm, chủ trương quan trọng của Đảng về văn hoá, con người trong Nghị quyết Đại hội XIII thì đòi hỏi các cấp các ngành, cả hệ thống chính trị và toàn dân tộc ra ra sức phát huy những giá trị truyền thống về văn hoá, con người Việt Nam. Sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, cùng chung tay xây dựng cơ đồ của dân tộc.
Trên cơ sở tầm quan trọng và tính thiết thực như trên đề tài đã làm sâu sắc hơn trong công tác xây dựng văn hoá công sở tại Trường Chính trị Sóc Trăng hiện nay với các nội dung cụ thể như đánh giá thực trạng, đề ra phương hướng, giải pháp thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO *
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2005.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 2011.
3. Trường Chinh: Đổi mới chính là đòi hỏi bức thiết của đất nước, của thời đại, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 66
4. Hội đồng Lý luận Trung ương, “Những điểm mới trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, Nxb Lý luận chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021, tr 83, 84; 27.
5. Văn kiện ĐH XIII, Tập I, NXB CTQG ST, HN 2021.
6. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, Tạp chí Cộng sản, số 949 (9-2020), tr. 10 - 11.
7. Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t. 7, tr. 504 - 505.
8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Tài liệu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ và tương đương quản lý (Đối tượng 3). Nxb Lý luận Chính trị - Hà Nội 2021.
9. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Giáo trình Công tác tư tưởng của Đảng, phục vụ lớp cao học.
10. UBND tỉnh Sóc Trăng - Kế hoạch số 03 ngày 05/01/2021: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025.
11. Tỉnh ủy Sóc Trăng: Đề án Tổng thể phát triển Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030.