Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam chúng ta, là chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, là danh nhân văn hoá thế giới. Lúc sinh thời, Người đã gắn sự giàu có, thịnh vượng của nông dân, nông nghiệp với sự giàu có, thịnh vượng của đất nước. Người đã coi nông nghiệp và nông dân là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sự giàu có của đất nước ta.Ngày nay, nền kinh tế của Việt Nam gồm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ nhưng nông nghiệp là ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế. Nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu; đồng thời, sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như: nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng, bảo hiểm... Ngoài ra, nông nghiệp còn liên quan mật thiết đến sức mua của dân cư và sự phát triển thị trường trong nước. Với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị xã hội của đất nước.
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN MÔN: CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Đề tài: “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ CỦA ĐẢNG TA” Sinh viên thực hiện: Huỳnh Văn Dũng Lớp Kinh tế chính trị, khóa 32 Sóc Trăng, tháng 11 năm 2014 I- Lời Mở Đầu: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam chúng ta, là chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, là danh nhân văn hoá thế giới. Lúc sinh thời, Người đã gắn sự giàu có, thịnh vượng của nông dân, nông nghiệp với sự giàu có, thịnh vượng của đất nước. Người đã coi nông nghiệp và nông dân là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sự giàu có của đất nước ta. Ngày nay, nền kinh tế của Việt Nam gồm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ nhưng nông nghiệp là ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế. Nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu; đồng thời, sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như: nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng, bảo hiểm Ngoài ra, nông nghiệp còn liên quan mật thiết đến sức mua của dân cư và sự phát triển thị trường trong nước. Với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Nhận định đúng đắng tầm quan trọng của sự phát triển nền kinh tế nước ta, hơn 20 năm đổi mới, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nền kinh tế nông nghiệp và đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Để tiếp tục vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách linh hoạt, sáng tạo trong việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta củng như phục vụ thực tế cho địa phương nơi em đang công tác. Em xin chọn Đề tài “Tư tưởng Hồ Chí 2 Minh về phát triển nền nông nghiệp Việt Nam và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta” để viết Tiểu luận hết môn Các chuyên đề kinh tế. Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên Tiểu luận sẽ không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự góp ý và dạy bảo thêm của quí thầy, quí cô để Tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Xinh chân thành cảm ơn! 3 II- Nội dung: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền nông nghiệp Việt Nam và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta”: 1) Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam: Là một nhà hoạt động lý luận - thực tiễn sâu sắc, Hồ Chí Minh sớm nhận thức vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nói theo ngôn ngữ ngày nay là quan điểm về “tam nông”. Ba nội dung đó liên quan chặt chẽ, tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Khi đọc các bài nói và viết của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy một điều là, vấn đề nông nghiệp và đằng sau nó là vấn đề đời sống nông dân, vấn đề phát triển kinh tế nông thôn là niềm trăn trở thường xuyên trong tư tưởng của Hồ Chí Minh từ khi ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi Người về cõi vĩnh hằng. Tư tưởng của Người về nông nghiệp thể hiện rất rõ trong các vấn đề về vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, về những giải pháp để phát triển nông nghiệp. Phải nói rằng, trong tư duy của Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng. Người khẳng định, đối với nền kinh tế nước ta nông nghiệp lại là gốc, là chính, là quan trọng nhất, là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn giải quyết mọi vấn đề xã hội; xuất phát từ mục tiêu hàng đầu của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống của nhân dân và nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, nguyên liệu cần thiết nhất cho đời sống của nhân dân, đồng thời là một nguồn xuất khẩu và "là bộ phận cực kỳ quan trọng trong kế hoạch kinh tế của Nhà nước" (Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr.5). 4 Sau ngày đất nước giành được độc lập, trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 11/4/1946, Hồ Chí Minh đã viết: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh". Người đã gắn sự giàu có, thịnh vượng của nông dân, nông nghiệp với sự giàu có, thịnh vượng của đất nước. Người đã coi nông nghiệp và nông dân là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sự giàu có của đất nước ta. Sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, trong lời kêu gọi nông dân thi đua sản xuất và tiết kiệm năm 1956, Người vẫn nhắc: Khôi phục "sản xuất nông nghiệp là chủ yếu". Sau khi công cuộc khôi phục kinh tế kết thúc thành công, sản xuất trở lại bình thường, đời sống nhân dân bước đầu ổn định. Ngay trong bài nói chuyện tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa III), Hội nghị chuyên đề bàn về phát triển công nghiệp, Hồ Chí Minh lại nói về nông nghiệp, nhấn rất mạnh vai trò của nông nghiệp. Người nói: “"Việt Nam có câu tục ngữ "có thực mới vực được đạo"” (Hồ Chí Minh. Sđd., t.10, tr.543-544). Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyết vấn đề ăn, rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác “ Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. làm cho dân có ăn, 2. làm cho dân có mặc, 3. làm cho dân có chổ ở, 4. làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi dến 4 điều đó. Đi đến để dân ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập” (Hồ Chí Minh. Sđd., t.4, tr.52). Người còn dạy "Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được" (Hồ Chí Minh. Sđd., t.7, tr. 346, 347). 5 Muốn giải quyết tốt vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lương thực. Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng". Khi coi nông nghiệp có vai trò nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã thể hiện phẩm chất một nhà lãnh đạo hiểu sâu sắc thực tiễn của đất nước mình, nhuần nhuyễn lý luận và thực tiễn, không câu nệ như những lý thuyết gia thông thường! Những điều kiện trên cho thấy, trước mỗi giai đoạn mới của phát triển đất nước, Hồ Chí Minh đều có những chỉ dẫn định hướng, trong đó nhấn mạnh vai trò cực kỳ quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta. Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp và để phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta thì cần phải thực hiện tốt các nội dung: một là, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện; hai là tiến hành hợp tác hoá và xã hội hóa nông nghiệp và ba là, gắn nông nghiệp với các ngành kinh tế khác: a) Về phát triển một nền nông nghiệp toàn diện: Để nông nghiệp làm cơ sở cho sự phát triển của công nghiệp và các ngành kinh tế khác, bản thân nó phải là một nền nông nghiệp toàn diện, lấy việc cung cấp lương thực làm trọng tâm để giải quyết trước hết vấn đề ăn của nhân dân. Vì lương thực có vai trò quan trọng đối với bất cứ một quốc gia nào (ngày nay ta gọi là an ninh lương thực). Người ta chỉ có thể nói đến một nền kinh tế phát triển vững chắc khi nền kinh tế đó tự giải quyết được cơ bản vấn đề lương thực. Là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị thực dân Pháp đô hộ hàng trăm năm, người dân Việt Nam đã từng ở mức tận cùng của sự đói khổ. Nạn đói năm 1945 làm chết 2 triệu người là nỗi ám ảnh của mọi người dân Việt Nam, cũng là nỗi lo hàng ngày của người lãnh đạo. Vì thế, sau Cách mạng Tháng Tám (1945), công cuộc kiến quốc được Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đặt ngang với nhiệm vụ kháng 6 chiến, bảo vệ thành quả Cách mạng vừa mới giành được. Tháng 1/1946, trong Bài phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: "Lúc này chúng ta có hai nhiệm vụ là kháng chiến và kiến quốc". Người chỉ rõ: "Chúng ta được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ". Để kiến quốc thắng lợi, trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, nông nghiệp được xem là "mặt trận hàng đầu". Theo Hồ Chí Minh, thực hiện nền nông nghiệp toàn diện bao gồm các ngành trồng trọt (trồng cây lương thực đi đôi với trồng cây công nghiệp) gắn với chăn nuôi; hải sản và các ngành kinh tế gắn với biển, làm muối; bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng, khai thác lâm, thổ sản và những nguồn lợi kinh tế từ rừng nhưng phải chú ý đến hậu quả của việc khai thác rừng không đúng hoặc lợi dụng việc khai thác để phá rừng; các ngành kinh tế khác ở nông thôn (nghề phụ gia đình ở nông thôn). Phát triển nông nghiệp toàn diện không dừng lại ở quy mô, ở số lượng, mà phải chú ý đến mặt năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Muốn vậy, "phải đẩy mạnh thâm canh", "muốn thâm canh tăng năng suất phải chú ý cả nước, phân, giống"; tiến hành "tổ đổi công, tiến lên hợp tác xã, nông dân ta mới có thêm sức để cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất"; "phải tổ chức tốt các đội thuỷ lợi"; "có quy hoạch của một nền kinh tế hàng hóa phát triển theo quy mô phù hợp với đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa" (Nguyễn Khánh Bật - chủ biên: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, Nxb Nông nghiệp, H.2001, tr.164); động viên khuyến khích nông dân hăng hái "tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm"; công nghiệp phải giúp đỡ nông nghiệp, vì "công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển"; "phải mạnh dạn tiến vào khoa học, kỹ thuật nông nghiệp" để xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật trong nông nghiệp , từng bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ 7 nghĩa, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, làm tốt công tác quản lý. b) Tiến hành hợp tác hoá và xã hội hóa nông nghiệp Xuất phát là một nước nông nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, vì vậy, làm hợp tác xã như quy luật tất yếu. Bởi hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn là chiếc cầu nối đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, đưa nông dân từ chỗ làm ăn phân tán, manh mún lên chỗ làm ăn tập thể, tập trung thống nhất, hình thành và phát triển hợp tác xã không chỉ là một biện pháp quan trọng để đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống đồng bào nông dân, phát triển nền sản xuất nông nghiệp một cách vững chắc, mà còn là một tất yếu khách quan trên con đường đấu tranh cách mạng, xóa bỏ áp bức bóc lột, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Mục đích của việc hợp tác hoá là "tập trung lực lượng tiến công vào nghèo nàn và lạc hậu, là đoàn kết chặt chẽ, sản xuất tốt, thu nhập cao, vệ sinh tốt, là học hành chăm "( Hồ Chí Minh. Sđd., t.10, tr.474-475) để cải thiện đời sống nông dân, làm cho nông dân được no ấm, mạnh khoẻ, được học tập, làm cho dân giàu, nước mạnh; "là làm cho thu nhập chung của xã và thu nhập riêng của xã viên ngày càng tăng" (Hồ Chí Minh. Sđd., t.10, tr.318), "đó là mục đích riêng và mục đích chung của việc xây dựng hợp tác xã" (Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr.537). Nếu đưa nông dân vào hợp tác xã mà sản xuất không phát triển, thu nhập của xã viên lại kém đi, là không đạt mục tiêu, cần phải điều chỉnh lại phương pháp, bước đi và cách làm cải tạo xã hội chủ nghĩa của ta. Về bước đi và quy mô của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở nước ta cần phải từng bước đưa nông dân vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp bằng những hình thức, bước đi thích hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ 8 tổ chức và quản lý của cán bộ cũng như sự nhận thức và giác ngộ của nông dân, phải trải qua hình thức tổ đổi công để giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Nhưng trước hết phải bắt đầu từ chỗ xây dựng và phát triển rộng khắp tổ đổi công, với các hình thức như tổ đổi công từng vụ, từng việc, tổ đổi công thường xuyên. Sau này tổ đổi công thường xuyên đã rộng khắp và có nền nếp rồi, mới tiến lên xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ thấp đến cao. Không được vội tổ chức hợp tác xã ngay. Phát triển từng bước, vững chắc tổ đổi công và hợp tác xã thì hợp tác hóa nông nghiệp nhất định sẽ thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Phải tổ chức tổ đổi công là hình thức thấp nhất, rồi tiến lên hợp tác xã nông nghiệp, từ hợp tác xã nhỏ phát triển thành hợp tác xã to, dùng máy móc trong nông nghiệp" ( Hồ Chí Minh. Sđd. , t.8, tr.345). Ở đây Người đã quan tâm đến cả lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất chứ không phải chỉ nhằm cải tạo quan hệ sản xuất. Nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là: Tuần tự; Tự nguyện; Bình đẳng, cùng có lợi, thiết thực; Dân chủ; Có sự lãnh đạo - tổ chức hợp tác xã với sự hướng dẫn, giúp đỡ về tài chính của Nhà nước. Nghĩa là, làm từ nhỏ đến lớn; khéo tổ chức, khéo lãnh đạo theo nguyên tắc tự giác, tự nguyện để cho các tổ viên ai cũng hăng hái làm việc, ai cũng được hưởng lợi, được phân phối công bằng, hợp lý; cán bộ lãnh đạo phải chí công vô tư, phải dân chủ, tránh quan liêu mệnh lệnh; phải ra sức thực hiện khẩu hiệu cần kiệm xây dựng hợp tác xã. Phương châm tiến hành là: Tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu lưu, làm ẩu. Phải thiết thực đi từng bước, phải tính toán những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể. Không được đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế. Mỗi vấn đề phải có một kế hoạch cụ thể, phải đi thật sâu để giải quyết cho kỳ được… Không được để kế hoạch phình ra, cũng như tình trạng mình lại tự lừa mình; Qui mô không nên quá to, quá to thì khó quản lý. Cũng không nên quá nhỏ, quá nhỏ thì sức người ít, khó phát triển. Nên tùy theo điều kiện của mỗi địa phương; Việc xây dựng hợp tác xã cần chú trọng đến chất lượng, không nên chạy 9 theo số lượng. . Cần phải nêu cao tính chất hơn hẳn của hợp tác xã bằng những kết quả thiết thực là làm cho thu nhập của xã viên được tăng thêm, làm cho xã viên sau khi vào hợp tác xã thu hoạch nhiều hơn hẳn khi còn ở ngoài. Như thế thì xã viên sẽ phấn khởi, sẽ gắn bó chặt chẽ với hợp tác xã của mình. Đó là phương pháp tuyên truyền thuyết phục tốt nhất để khuyến khích nông dân vào hợp tác xã. Nếu xã, huyện nào cũng có hợp tác xã, mà hợp tác xã không hơn gì các tổ đổi công và gia đình làm ăn riêng lẻ, thì có tốn công tuyên truyền bao nhiêu cũng ít người muốn vào hợp tác xã. Chìa khoá quan trọng để phát triển mạnh nông nghiệp là: Chỉnh đốn các ban quản trị hợp tác xã cho thật tốt. Ban quản trị tốt thì hợp tác xã tốt. Hợp tác xã tốt thì nông nghiệp nhất định phát triển tốt. Và để tránh tình trạng lương thực gặp khó khăn, các cấp uỷ từ tỉnh đến huyện và xã cần phải cấp tốc đến tận nơiđộng viên và hướng dẫn đồng bào nông dân và các cơ quan, bộ đội trồng đủ và chăm bón tốt ngô, khoai, sắn, quyết tâm thu một vụ hoa màu thắng lợi. Phát triển hợp tác hóa phải đi liền với công tác thủy lợi hóa, coi thủy lợi là biện pháp hàng đầu của việc canh nông phát triển tốt nông nghiệp. Bởi khí hậu nước ta không kém phần khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều hay gây hạn hán, lũ lụt, làm tốt công tác thủy lợi sẽ điều hòa được nước tưới tiêu, góp phần khắc phục thiên tai. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, "giặc LỤT là tiên phong của giặc ĐÓI. Nó là đồng minh của giặc NGOẠI XÂM. Nó mong làm cho dân ta đói kém, để giảm bớt sức kháng chiến của chúng ta" (Hồ Chí Minh. Sđd., t.7, tr.96). Do đó, "phòng lụt, chống lụt như là mộtchiến dịch lớn, trên một mặt trân dài, trong một thời gian khá lâu. Toàn thể đồng bào và cán bộ phải có quyết tâm, vượt mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ đắp đê và giữ đê, phòng lụt và chống lụt" (Hồ Chí Minh. Sđd., t.7, tr.559). 10 [...]... là chính" Khi có sự giúp đỡ của các nước XHCN, Người cũng luôn nhắc không được ỷ lại Người nói: "Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng của ta Song nhân dân và cán bộ ta tuyệt đối chớ vì bạn ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ lại" 2) Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam: Tư tưởng. .. 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với ý nghĩa chiến lược, toàn diện về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đã chỉ rõ: "Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn" 15 Nhờ vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng của Hồ Chí Minh về phát triển. .. tư ng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp đã được Đảng ta kế thừa và vận dụng suốt trong quá xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng, tháng 8 - 1955 đã nhấn mạnh “Sản xuất nông nghiệp là mấu chốt của việc khôi phục kinh tế quốc dân, mấu chốt của toàn bộ công tác kinh tế tài chính của chúng ta Phải đặc biệt chú trọng việc khôi phục sản xuất nông nghiệp, ... cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa" (Hồ Chí Minh Sđd., t.10, tr.405, 406) Thứ ba, Hồ Chí Minh coi trọng nông nghiệp còn xuất phát từ tư tưởng tự lực cánh sinh mà suốt đời Người quán triệt và nhắc nhở mọi người quán triệt Theo Người, muốn... hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn; Sáu là, đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân; Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân 17 III- Kết luận: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. .. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI, X - Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, H.2008, tr.125-126 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, Nxb Nông nghiệp do Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) - Các trang báo điện tử: + Tạp chí Đảng Cộng sản Việt Nam + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Vụ Kế hoạch + Báo điện tử trang Liên minh HTX Quảng Nam + Tuyên giáo... nghiệp phát triển đầy đủ, nông dân thật sự ấm no, giàu có, hạnh phúc thì phải làm cho nông nghiệp xã hội hóa, nghĩa là phát triển nông nghiệp hàng hóa, mở rộng thị trường nông sản trong và ngoài nước; tập trung sản xuất, biến nông dân thành công nhân nông nghiệp; nông dân được tự do cư trú; giảm dần tỷ lệ dân cư làm nghề nông, tăng các trung tâm công nghiệp; thay đổi bộ mặt tinh thần của nông thôn và tính... phát triển công nghiệp nặng Mặc dù sau này có thêm câu “trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”, nhưng trên thực tế đã coi nhẹ nông nghiệp Vì vậy, mà nước ta lâm vào tình trạng thiếu lương thực triền miên, buộc phải bán gạo theo tem phiếu Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tháng 3 năm 1982, đã phát hiện thiếu sót nói trên và đề ra chủ trương: tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, ... tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện" (Hồ Chí Minh Sđd., t.10, tr.589) Với các thành phần kinh tế công thương nghiệp tư bản tư doanh và đối với tư sản dân tộc, căn cứ vào sự phân tích khoa học những đặc điểm kinh tế tư bản chủ nghĩa và thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc ở nước ta. .. mặt tinh thần của nông thôn và tính chất của người sản xuất nông nghiệp c) nông nghiệp có vai trò phát triển các ngành kinh tế khác: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò nòng cốt của nông nghiệp trong việc đảm bảo đời sống của nhân dân, nhưng không tuyệt đối hoá vai trò của nông nghiệp mà luôn đặt nó trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành kinh tế khác và rất chú trọng vấn đề cải tạo các thành . HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN MÔN: CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Đề tài: “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ. bảo thêm của quí thầy, quí cô để Tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Xinh chân thành cảm ơn! 3 II- Nội dung: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền nông nghiệp Việt Nam và sự vận dụng tư tưởng đó của. trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nói theo ngôn ngữ ngày nay là quan điểm về “tam nông”. Ba nội dung đó liên quan chặt chẽ, tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu