Giới thiệu chung về 6 khâu trong hệ thống tài chính
Tài chính hộ gia đình
Các thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của tài chính.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước đòi hỏi có khối lượng vốn vô cùng lớn và phát triển bền vững Muốn vậy phải có chính sách tài chính quốc gia tiên tiến phù hợp, trong đó ngân sách Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng nhất Ngân sách Nhà nước là công cụ để thực hiện tích lũy và tập trung vốn, phân phối và sử dụng vốn cho quá trình phát triển đất nước.Ngân sách Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội , các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân Ngân sách Nhà nước còn cung cấp kinh phí cho hoạt động của các lĩnh vực không sản xuất vật chất, duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, giữ ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
1.1.1 Kái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính.
+Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
+Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước
+Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau
Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
1.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể:
Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân;
Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp;
Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội;
Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;
Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng;
Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định;
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu
1.1.3.Vai trò của Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.
Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nướcmức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách phf hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế
Quản lí điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp) Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh
Về mặt kinh tế kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động thanh
Về mặt xã hội vai trò điều tiết thu nhập giữa các tần lớp dân cư trong xã hội.Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.
Về mặt thị trường nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
1.1.4 Thu ngân sách nhà nước
Khái niệm thu ngân sách nhà nước Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền
Thực trạng của ngân sách nhà nước từ 2009 đến 2011
Năm 2009
Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế trong nước, làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng đến việc làm và đời sống nhân dân Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã đề ra những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân; các chính sách và giải pháp kích thích kinh tế đề ra đã được thực hiện khẩn trương, đồng bộ và phát huy hiệu quả, giúp thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế Từ quý II/2009, tình hình kinh tế đã có chuyển biến tích cực, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, nâng mức tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,32%, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội
Cùng với sự khởi sắc của tình hình sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu, nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2009 đạt kết quả khả quan.
Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN:
Thu NSNN năm 2009 ước đạt 442.340 tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán; mức động viên thuế và phí đạt 23%GDP[1] Cụ thể:
- Thu nội địa: Ước thực hiện đạt 269.656 tỷ đồng, vượt 15,7% so với dự toán, riêng thu tiền sử dụng đất đạt 36.274 tỷ đồng Không kể thu tiền sử dụng đất, thu nội địa đạt 233.382 tỷ đồng, vượt 10,1% so với dự toán.
- Thu ngân sách từ dầu thô: Ước đạt 60.500 tỷ đồng, bằng 95% so với dự toán, trên cơ sở sản lượng dầu thanh toán đạt 15,4 triệu tấn, giá bán bình quân đạt 58 USD/thùng (dự toán sản lượng là 15,86 triệu tấn, giá bán là 70 USD/thùng).
- Thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu: Tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 143.664 tỷ đồng, tăng 18,5% so với dự toán; sau khi trừ số chi hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 38.000 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 105.664 tỷ đồng, vượt 19,8% so với dự toán.
- Thu viện trợ không hoàn lại: Ước thực hiện đạt 6.520 tỷ đồng.
Thu NSNN năm 2009 đạt kết quả tích cực là nhờ các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Một là: Do tình hình kinh tế đất nước và hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp từ quý II/2009 đã có chuyển biến tích cực Nếu như GDP quý I tăng 3,14%, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số thu nội địa sụt giảm mạnh; thì từ quý II/2009 đà hồi phục của nền kinh tế đã rõ nét hơn (GDP quý II tăng 4,41%, quý III tăng 5,98%, quý IV tăng 6,99%) Nhờ vậy, số thu nội địa hàng tháng cũng từng bước đạt khá hơn Riêng trong quý IV/2009, số thu bình quân mỗi tháng tăng gần 18% so với mức thu bình quân trong 9 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, nhờ biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng thông qua giảm thuế và lệ phí trước bạ, các hoạt động mua bán ô tô, xe máy, giao dịch bất động sản trong những tháng cuối năm 2009 gia tăng (chỉ tính riêng xe ô tô, mức tiêu thụ bình quân tháng trong quý IV/2009 bằng 1,5 lần mức tiêu thụ bình quân 9 tháng đầu năm), cũng tạo điều kiện cho thu NSNN tăng thêm.
- Hai là: Các địa phương đã chỉ đạo khai thác các nguồn thu có khả năng; tập trung đẩy nhanh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án trong những tháng cuối năm 2009, khi thị trường bất động sản phục hồi, qua đó góp phần đưa số thu tiền sử dụng đất năm 2009 đạt mức cao nhất trong những năm gần đây Đồng thời, các địa phương cũng đã tăng cường công tác quản lý thu, đôn đốc xử lý nợ đọng thuế.
- Ba là: Số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm 2009 được cải thiện đáng kể do kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng mạnh (do cả yếu tố tăng sản lượng và giá) Cụ thể: Kim ngạch xuất, nhập khẩu quý IV/2009 tăng mạnh, với tổng giá trị đạt gần 37 tỷ USD, bằng 30,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm và tăng gần 23,1% so với tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân 3 quý đầu năm Bên cạnh đó, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đã được thực hiện quyết liệt, góp phần tăng thu cho NSNN
Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSNN:
Chi NSNN năm 2009 ước thực hiện 584.695 tỷ đồng, tăng 19,0% so với dự toán đầu năm
Trong tổ chức thực hiện, để hạn chế tác động không thuận của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế, tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội (tháng5/2009), Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nguyên tắc điều hành NSNN năm 2009 là không thực hiện cắt giảm tổng mức chi NSNN, nhưng có yêu cầu sắp xếp điều chỉnh các nhiệm vụ chi, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, giảm những khoản chi chưa thực sự cấp thiết; đồng thời sử dụng gói kích thích kinh tế nhằm mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội Trên cơ sở kết quả thực hiện thu, đánh giá kết quả thực hiện chi NSNN theo từng lĩnh vực như sau:
- Chi đầu tư phát triển: Ước đạt 179.961 tỷ đồng, tăng 59,5% so dự toán do được bổ sung nguồn từ gói kích thích kinh tế, nguồn dự phòng NSNN, nguồn được sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
Trong quá trình thực hiện, quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư đã được sửa đổi từ thẩm tra trước sang kiểm tra sau để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn Bên cạnh đó, qua chính sách kích cầu đầu tư, nhất là giải pháp hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng ngân hàng, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng đảm bảo được vốn trong quá trình thực hiện các dự án, do đó việc triển khai các dự án nhìn chung có tiến bộ hơn so với các năm trước
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những yếu kém như phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư bổ sung ở một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn chậm hoặc chưa đúng đối tượng; vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư thấp, năng lực chủ đầu tư và nhà thầu yếu
- Chi trả nợ và viện trợ: kết quả thực hiện 64.800 tỷ đồng, tăng 6.000 tỷ đồng so với dự toán, đảm bảo trả các khoản nợ tăng thêm do tăng huy động vay trong nước để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế; việc thanh toán nợ được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng cam kết.
- Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính: kết quả thực hiện 320.501 tỷ đồng, tăng 4,8% so với dự toán (đã bao gồm cả chi cải cách tiền lương thực hiện trong năm); đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định, đồng thời đã tập trung nguồn lực thực hiện các chính sách về an sinh xã hội để giảm bớt khó khăn về đời sống cho nhân dân, tập trung trước hết cho người nghèo, đồng bào dân tộc, người lao động có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác, góp phần duy trì sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội Nhìn chung các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chi trong phạm vi dự toán được giao, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán
- Chi chuyển nguồn đảm bảo cân đối ngân sách và để tạo nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2010: theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2010, đã dành1.000 tỷ đồng từ nguồn vượt thu NSTW năm 2009 chuyển nguồn sang năm 2010 để đảm bảo cân đối NSNN Bên cạnh đó, theo quy định, các địa phương đã dành 50% nguồn vượt thu so với dự toán của NSĐP năm 2009 (không kể số vượt thu tiền sử dụng đất), cùng với nguồn chi cải cách tiền lương còn dư đến cuối năm 2009, chuyển nguồn sang năm 2010 để tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương Tổng cộng số chuyển nguồn NSNN từ năm 2009 sang năm 2010 là 17.233 tỷ đồng.
Về cân đối ngân sách nhà nước:
Năm 2010
Kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm
2010 Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41% Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%) Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD
Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt.Công nghiệp tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009 và năm 2010 ước tăng 14% so với năm 2009 So với khu vực công nghiệp thì khu vực dịch vụ cũng có sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới những ở mức độ thấp hơn Tốc độ tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm là 7,24% và triển vọng tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm 2010 có thể đạt 7,5%.Đối với lĩnh vực nông nghiệp, năm 2010 gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn hán nghiêm trọng,giữa năm nắng nóng gay gắt, cuối năm mưa lũ lớn kéo dài ở miền Trung và Tây Nguyên.Những khó khăn này đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất vụ mùa, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi Tuy nhiên, do thực hiện nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ hộ nông dân và các doanh nghiệp về vốn, vật tư, tiêu thụ kịp thời, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm đã tăng 2,89% so với cùng kỳ năm 2009, và ước cả năm 2010 tăng khoảng2,8%. Đầu tư
Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009 Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến hết tháng 11, cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, tăng 9,9% Mặc dù vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010 Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu dài các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam
Tốc độ tăng vốn đầu tư cao và nhanh một mặt thể hiện quan hệ tích lũy – tiêu dùng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, nhưng mặt khác lại cho thấy những hạn chế trong hiệu quả đầu tư Nếu như năm 1997, chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8,5%) chúng ta phải đầu tư tới 43,1% GDP Đến năm 2010, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 41% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 6,7% Chỉ số ICOR đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008 Hệ số ICOR của doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân chỉ có 3-4, trong khi đó ICOR của khu vực kinh tế nhà nước và từ đầu tư của nhà nước tới 9-10 1 Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư Những đặc điểm này là đáng báo động về cả trước mắt cũng như lâu dài
Lạm phát và giá cả
Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được
Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam những năm trước vẫn còn Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011
Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10% Đến cuối tháng 11 năm
2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD
Hình 3 cho thấy về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩ mô đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng và tính không ổn định trên thị trường tiền tệ, đòi hỏi cần phải có sự lựa chọn linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ
Năm 2010, tình hình kinh tế trong nước chuyển biến tích cực đã tạo điều kiện để tăng thu ngân sách nhà nước Thu ngân sách nhà nước năm 2010 ước đạt 520.100 tỷ đồng, vượt12,7% so với dự toán, tăng 17,6% so với năm 2009, và đạt tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước là 26,7% Mặc dù tỷ trọng thu nội địa có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không lớn (khoảng60%) Việc chấp hành kỷ luật ngân sách không nghiêm, thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, kể cả thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu còn lớn Số nợ thuế chờ xử lý (chiếm hơn 20% tổng số nợ thuế) tăng khá nhiều Đây là dư địa quan trọng để tăng thu ngân sách và giữ kỷ cương luật pháp về ngân sách nhà nước Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 637.200 tỷ đồng,tăng 9,4% so với dự toán và tăng 9% so với thực hiện năm 2009 Bội chi ngân sách năm 2010 ước khoảng 117.100 tỷ đồng, bằng khoảng 5,95% GDP, giảm so với năm 2009 (6,9%) và cũng giảm so với kế hoạch đề ra (6,2%) Đó là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua cơn suy giảm Tuy nhiên, bội chi ngân sách vẫn còn cao (chưa về mức dưới 5% như đã duy trì trong nhiều năm) và là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng lạm phát Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như không chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách
Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại
Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009 Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm,thuỷ, hải sản, dệt may, da giầy… Hơn nữa, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 82,6 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm
2009 Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu) Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, nhưng do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2010 giảm xuống chỉ còn khoảng 11,8 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết Song mức nhập siêu vẫn còn cao cho thấy việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm
Nếu như năm 2009, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 8,8 tỷ USD, thì năm 2010 đã có sự cải thiện đáng kể Phần thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai năm 2010 trên thực tế có thể được bù đắp hoàn toàn bởi thặng dư trong cán cân tài khoản vốn Tuy nhiên, dự báo cán cân thanh toán năm 2010 vẫn thâm hụt khoảng trên 2 tỷ USD do phần “lỗi và sai sót” trong cán cân tài khoản vốn gây ra Thực tế, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối và việc giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ đô la và vàng Như vậy,việc bố trí lại danh mục đầu tư của doanh nghiệp và người dân sang các loại tài sản bằng ngoại tệ và vàng sẽ tiếp tục gây ra vấn đề “lỗi và sai sót” và thâm hụt trong cán cân thanh toán trong năm 2010 Bên cạnh đó, mặc dù cán cân thanh toán được cải thiện trong năm 2010,lượng dự trữ ngoại hối vẫn không tăng một mặt do Ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá, mặt khác có một lượng ngoại tệ lớn đang lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng
Nợ công Đến năm 2010, nợ nước ngoài của Việt Nam ước khoảng 42,2% GDP và tổng nợ công đã vượt quá 50% GDP Theo phân tích của IMF (2010), Việt Nam vẫn ở mức rủi ro thấp của nợ nước ngoài nhưng cần lưu ý rằng khoản nợ này chưa tính đến nợ của các doanh nghiệp nhà nước không được chính phủ bảo lãnh Hơn nữa, vấn đề ở đây không chỉ là tỷ lệ nợ so với GDP mà cả quy mô và tốc độ của nợ nước ngoài và nợ công của Việt Nam gần đây đều có xu hướng tăng mạnh Nếu năm 2001, nợ công đầu người là 144 USD thì đến năm 2010 lên tới
600 USD, tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 18% Nợ công tăng nhanh trong khi thâm hụt ngân sách lớn và hiệu quả đầu tư công thấp đặt ra những lo ngại về tính bền vững của nợ cả trong ngắn hạn và dài hạn Điều này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết của việc cần tăng cường quản lý và giám sát nợ công một cách chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ở Việt Nam.
Năm 2011
Theo đó, các giải pháp tài chính - ngân sách nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ được triển khai thực hiện khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ, bước đầu đã tạo được chuyển biến tích cực.
Vượt qua những khó khăn, thách thức của chính bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước; dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo nhất quán, kịp thời và kiên quyết của Chính phủ, cùng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân trong triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 tiếp tục đạt được những kết quả bước đầu tích cực Trong đó, hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2011 đã đã được những kết quả khá khả quan.
Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 327.820 tỷ đồng
Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước tháng 6 ước đạt 46.740 tỷ đồng Lũy kế thu 6 tháng đạt 327.820 tỷ đồng, đạt 55,1% dự toán, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2010, gồm: Thu nội địa ước đạt 202.540 tỷ đồng, bằng 53% dự toán; không kể thu tiền sử dụng đất (21.800 tỷ đồng)
Các lĩnh vực thu lớn nhìn chung đạt khá, trong đó: thu từ kinh tế quốc doanh đạt 50,8% dự toán; thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 51,8%; thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 48%; thuế thu nhập cá nhân đạt 63,7% dự toán Đã có 55/63 địa phương thu đạt 50% dự toán được giao trở lên, song cũng còn 8/63 địa phương thu đạt dưới 45% dự toán do nguyên nhân khách quan
Trong điều kiện kinh tế không thuận lợi (lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng và tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh, hoạt động sản xuất - kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp gặp khó khăn ), kết quả thu ngân sách nhà nước đạt được nêu trên là rất tích cực, chủ yếu do tăng trưởng của nền kinh tế từ năm 2010 kéo sang những tháng đầu năm 2011, từ đó tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước cộng với một số khoản thu chuyển nguồn từ năm 2010 sang năm
2011 theo chế độ đạt khá Thêm vào đó, nỗ lực của cơ quan quản lý thu và sự phối kết hợp chặt chẽ, hiệu quả của các lực lượng chức năng trong việc chống buôn lậu, gian lận thuế và xử lý nợ đọng thuế Ngoài ra, việc giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng cũng là yếu tố làm cho doanh thu chịu thuế tăng, dẫn đến số thu nộp ngân sách tăng.
Bên cạnh kết quả đạt được, những khó khăn về kinh tế vĩ mô phát sinh trong thời gian gần đây; tác động cộng hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá, tăng giá xăng dầu, giá điện theo cơ chế thị trường và thực thi các chính sách kiềm chế lạm phát đã khiến cho hoạt động sản xuất
- kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp khó khăn và giảm nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước.Một số sắc thuế lớn (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt ) có xu hướng giảm dần.
Chi ngân sách nhà nước 6 tháng: Ước 355.600 tỷ đồng
Tổng chi ngân sách nhà nước tháng 6 ước đạt 53.570 tỷ đồng; lũy kế chi 6 tháng đầu năm ước 355.600 tỷ đồng, đạt 49,0% dự toán, trong đó: chi đầu tư phát triển: ước đạt 77.467 tỷ đồng, bằng 51,0% dự toán; trong đó, ngân sách nhà nước đã thực hiện cấp bù lãi suất tín dụng nhà nước cho Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 53,3% dự toán; cấp chuyển vốn cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cho vay hộ đồng bào nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 57,3% dự toán; chi bổ sung dự trữ quốc gia đạt 62,5% dự toán góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội
Riêng đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), ngân sách nhà nước đã chuyển cấp phát và ứng chi theo chế độ cho các dự án đạt 50,8% dự toán; vốn thực giải ngân đến các chủ đầu tư ước đạt 44% dự toán, trong đó: vốn do ngân sách trung ương quản lý đạt khoảng 39% dự toán, vốn do địa phương quản lý đạt khoảng 45% dự toán Bên cạnh vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ giải ngân ước đạt 66,4% dự toán năm, trong đó: vốn do ngân sách trung ương quản lý đạt khoảng 70% dự toán, vốn do địa phương quản lý đạt khoảng 57% dự toán
Chi trả nợ và viện trợ: ước đạt 45.900 tỷ đồng, bằng 53,4% dự toán,đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ nợ đến hạn của ngân sách nhà nước, không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh tiền lương): ước đạt 232.233 tỷ đồng, bằng 49,5% dự toán; đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ theo dự toán được giao và tiến độ thực hiện, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chính trị (kinh phí cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 ) và các nhu cầu phát sinh về đảm bảo an ninh - quốc phòng, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh
Có thể thấy, trong 6 tháng đầu 2011, ngân sách nhà nước đã đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã bố trí dự toán đầu năm và các nhiệm vụ phát sinh trong quá trình điều hành, như: thực hiện việc chi trả tiền lương, lương hưu và trợ cấp xã hội theo mức tiền lương tối thiểu mới 830.000 đồng/người/tháng từ ngày 1/5/2011; trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn; nâng mức tiền ăn cho chiến sỹ lực lượng vũ trang, nâng mức cho học sinh sinh viên vay để học tập; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo (30.000 đồng/hộ/tháng) Bên cạnh đó, xuất dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói kịp thời cho nhân dân trong vùng bị khó khăn do thiên tai gần 56.200 tấn gạo và xuất cấp các vật tư, thiết bị thiết yếu với tổng giá trị khoảng 512 tỷ đồng.
Bội chi ngân sách nhà nước 6 tháng ở mức thấp
Bội chi ngân sách nhà nước tháng 6 ước 6.830 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng ước 27.780 tỷ đồng, bằng 23% mức bội chi cả năm Quốc hội quyết định và được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước và ngoài nước theo quy định
Việc tổ chức thực hiện huy động vốn trong nước cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và cho đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế trong 5 tháng đầu năm gặp khó khăn, nhưng sang tháng 6 tình hình đã có chuyển biến tích cực hơn, khối lượng huy động tăng lên và lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ giảm (kỳ hạn 5 năm đã được điều chỉnh giảm từ 13,2% xuống còn 12,7%) Đến hết ngày 20/6/2011 đã huy động được 32.336 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, bằng khoảng 34% nhiệm vụ huy động trái phiếu Chính phủ cả năm.
Tóm lại, tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2011 nhìn chung vẫn duy trì được tiến độ khá so với dự toán Các giải pháp tài chính - ngân sách nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ được triển khai thực hiện khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ, bước đầu đã tạo được chuyển biến tích cực Công tác điều hành chính sách tài khóa đã quán triệt nghiêm túc chủ trương thắt chặt, tiến độ thu ngân sách đạt cao hơn tiến độ chi ngân sách, góp phần làm cho bội chi ngân sách nhà nước 6 tháng ở mức thấp Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, tạo niềm tin của xã hội vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ
Giải pháp của ngân sách nhà nước
Về dự toán chi NSNN năm 2012 : Ưu tiên đầu tư cho con người và thực hiện chính sách an sinh xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; nâng cao chất lượng và hiệu quả của chi đầu tư phát triển; tiếp tục thực hiện giảm chi tiêu công ở mức hợp lý để góp phần kiềm chế lạm phát, phấn đấu đưa lạm phát về mức một con số như mục tiêu đề ra.
180.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển
Tổng chi cân đối NSNN 2012, đa số các ý kiến trong UB Tài chính- ngân sách thống nhất với các khoản mục chi lớn Đối với chi đầu tư phát triển, UB này đồng ý với Chính phủ về dự kiến bố trí 180.000 tỷ đồng, tăng 18,4% so dự toán năm 2011, chiếm 19,9% tổng chi NSNN Nếu tính yếu tố trượt giá, số tăng này không cao.
So với giai đoạn trước, tỷ trọng chi đầu tư phát triển của NSNN so với GDP và so với tổng đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm mạnh Vì vậy, UB Tài chính- ngân sách đề nghị, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho tái cơ cấu nền kinh tế, cần tập trung đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia thực hiện xã hội hóa đầu tư theo các hình thức BOT, PPP nhằm bù đắp phần giảm đầu tư theo tỷ trọng của NSNN Đồng thời tập trung bố trí vốn cho các dự án về giao thông trọng điểm quốc gia, thủy lợi quan trọng, cấp bách, mang tính đột phá.
Về chi cải cách tiền lương, Chính phủ dự toán là 59.300 tỷ đồng UB Tài chính- ngân sách nhất trí với Chính phủ về phương án tăng lương tối thiểu lên mức 1.050.000 đồng và phụ cấp công vụ ở mức 25% Một số ý kiến cho rằng, so với Đề án cải cách tiền lương, đến nay, việc thực hiện còn chậm, mức lương tối thiểu và phụ cấp công vụ còn ở mức thấp, chưa đảm bảo được yêu cầu của cải cách tiền lương Đồng thời, đề nghị Chính phủ có phương án tách bạch giữa công chức, viên chức, cán bộ nghỉ hưu để có lộ trình tăng lương phù hợp.
Dự toán bội chi bằng 4,8% GDP
Theo UB Tài chính- ngân sách, chi NSNN phải được nỗ lực cân đối để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh kinh tế đứng trước nhiều khó khăn Do vậy, việc cắt giảm bội chi, giảm đầu tư công đột ngột có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết các chính sách an sinh xã hội Đa số các ý kiến trong UB đều tán thành với Chính phủ mức bội chi NSNN 2012 là 140.200 tỷ đồng, bằng 4,8% GDP.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến lưu ý rằng, nếu tính thêm phần vốn trái phiếu Chính phủ (45.000 tỷ đồng) vào bội chi NSNN thì tỷ lệ bội chi năm 2012 sẽ là 6,3% Theo phương án tăng trưởng bình quân 6,5% trong kế hoạch tài chính 5 năm Chính phủ trình, bội chi NSNN năm 2015 dự kiến là 202.500 tỷ đồng, nếu tính cả trái phiếu Chính phủ năm 2015 (45.000 tỷ đồng) thì bội chi là 247.500 tỷ đồng, bằng 5,5% GDP (dự kiến GDP đến năm 2015 là 4.500 nghìn tỷ đồng) Do đó, để thực hiện đúng Nghị quyết Đại hội Đảng XI, Chính phủ cần có lộ trình giảm bội chi quyết liệt hơn.
Ngoài ra, theo phương án của Chính phủ trình, dư nợ Chính phủ đến cuối năm 2012 ước khoảng 46,1% GDP; nợ nước ngoài của quốc gia ước khoảng 44,2% GDP; dư nợ công ước khoảng 58,4% GDP Có ý kiến lưu ý rằng, các chỉ tiêu an toàn nợ là tham chiếu có ý nghĩa quan trọng, vì vậy cần thiết phải quy định ngưỡng giới hạn trần nợ công trong trung hạn để tránh cho tài chính quốc gia không lâm vào tình trạng khó khăn trước những nguy cơ biến động khó lường của nền kinh tế thế giới.
Tăng thu ngân sách nhà nước năm 2012 cao hơn Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ rà soát lại các nguồn thu, có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, tăng cường chống chuyển giá, chống thất thu trong khu vực DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong quản lý đất đai, tài nguyên, xem xét lại chính sách thu từ đất và có kế hoạch lập dự toán thu từ đất sát với thực tế từng năm, tránh tình trạng vượt dự toán quá lớn, xem xét lại các khoản thu đối với tập đoàn, tổng công ty nhà nước… nhằm phấn đấu tăng thu cao hơn Ủy ban TCNS nhất trí với Chính phủ về việc phải cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng: ưu tiên đầu tư cho con người và thực hiện chính sách an sinh xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; nâng cao chất lượng và hiệu quả của chi đầu tư phát triển; tiếp tục thực hiện giảm chi tiêu công ở mức hợp lý để góp phần kiềm chế lạm phát, phấn đấu đưa lạm phát về mức một con số như mục tiêu đề ra
Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, thu chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi, việc phân bổ ngân sách trung ương năm 2012 phải được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên chi đầu tư cho con người, bảo đảm chi cho an sinh xã hội và các đối tượng chính sách xã hội, quan tâm đến các tỉnh nghèo, khó khăn có nguồn thu ngân sách thấp ở 3 vùng trọng điểm: Tây Bắc, TâyNguyên, Tây Nam Bộ và 62 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa; các tỉnh bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ; vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đồng thời, bố trí vốn đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên cho các dự án công trình hoàn thành năm 2012, các dự án, công trình giao thông, thủy lợi cấp bách, công trình chuyển tiếp có khối lượng thực hiện và giải ngân tốt; hạn chế tối đa các công trình mới;tiếp tục thực hiện cắt giảm đầu tư công trên cơ sở các tiêu chí cụ thể để đánh giá, chọn lọc hiệu quả; quan tâm đầu tư cho các vùng kinh tế động lực có khả năng thu ngân sách lớn; ưu tiên cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các tỉnh có khả năng bứt phá để tự cân đối ngân sách.