1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch

103 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Sở Giao Dịch
Trường học Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (10)
    • 1.1 Tổng quan về dịch vụ thẻ (10)
      • 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ thẻ (10)
      • 1.1.2 Khái niệm dịch vụ thẻ (13)
      • 1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ thẻ (13)
      • 1.1.5 Lợi ích của dịch vụ thẻ (16)
      • 1.1.6 Rủi ro trong dịch vụ thẻ (19)
    • 1.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại (21)
      • 1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ (21)
      • 1.2.2 Nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại (23)
      • 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại (30)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 (35)
      • 2.1 Một số nét về thị trường thẻ việt nam (35)
      • 2.2 Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sở giao dịch 1 (41)
        • 2.2.1 Vài nét về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở (41)
      • 2.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng đầu từ và phát triển việt nam – chi nhánh sở giao dịch 1 (46)
        • 2.3.3 Hoạt động quản lý rủi ro trong dịch vụ thẻ (56)
      • 2.4 Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sở giao dịch 1 (68)
        • 2.4.1 Những kết quả đạt được (68)
        • 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân (72)
    • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 (77)
      • 3.1 Định hướng dịch vụ thẻ việt nam trong thời gian tới (78)
      • 3.2 Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sở giao dịch 1 (79)
      • 3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại (82)
        • 3.3.1 Giải pháp về công nghệ kỹ thuật (82)
        • 3.3.2 Giải pháp về chất lượng nguồn nhân lực (84)
        • 3.3.3 Giải pháp về hoạt động Marketing (86)
        • 3.3.4 Đa dạng hóa sản phẩm thẻ gắn liền với phát huy tính tiện ích của dịch vụ thẻ một cách hiệu quả (95)
        • 3.3.5 Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ (96)
      • 3.4 Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ (98)
        • 3.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (98)
        • 3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Hội sở chính (99)
  • KẾT LUẬN......................................................................................................94 (34)

Nội dung

TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tổng quan về dịch vụ thẻ

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ thẻ

Kinh tế ngày càng phát triển, hàng hóa sản xuất và lưu thông của các quốc gia trên thế giới càng lớn thì thanh toán tiền mặt càng bộc lộ mặt trái của nó: Chi phí cao, khó khăn trong quản lý Trước tình hình đó, một yêu cầu đặt ra cần có một phương thức thanh toán có thể khắc phục những nhược điểm của thanh toán tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng và chính xác, đảm bảo an toàn, tiết kiệm cho các nhà sản xuất kinh doanh và hỗ trợ tốt cho các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, dự báo cho nền kinh tế. Chính vì vậy, dịch vụ thẻ thanh toán (phương thức thanh toán không dùng tiền mặt) ra đời. Để có được các sản phẩm đa dạng như hiện nay, lĩnh vực thẻ ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và phát triển.

Thẻ thanh toán ra đời từ đầu thế kỷ XX, đầu tiên là tại Mỹ Thẻ thanh toán được hình thành từ thói quen cho khách hàng mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ trên cơ sở uy tín của khách đối với cửa hàng Nhưng vốn của các chủ tiệm thường không đủ lớn, dần dần họ nhận thấy mình không có đủ khả năng cho khách hàng nợ và trả tiền sau liên tục như vậy Điều này đã góp phần giúp các tổ chức tài chính hình thành ý tưởng về sản phẩm thẻ Với năng lực về tài chính, khả năng quay vòng vốn và kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, các tổ chức ngân hàng tài chính có đủ khả năng cung cấp cho khách hàng những khoản vay miễn lãi trong một thời gian nhất định.

Năm 1946: Thẻ ngân hàng đầu tiên ra đời do John Biggins giới thiệu đến những người hàng xóm của ông tại Brooklyn với tên là “Charg-It” Bất cứ khi nào người ta mua hàng ở một thương gia địa phương thì khoản phí đó được chuyển tiếp đến Biggins’ bank Tại đó các thương gia sẽ được thanh toán từ khách hàng của họ Đó là phương thức thanh toán tương đối đơn giản và tất cả các chủ thẻ “Charg-It” đều có tài khoản tại ngân hàng.

Năm 1951: New York’s Franklin National Bank giới thiệu thẻ tín dụng đầu tiên và nó chỉ có thể được sử dụng bởi chủ tài khoản ngân hàng Và trong những thập kỷ sau đó nhiều ngân hàng tương tự cũng đã chấp nhận thanh toán thẻ với các thương nhân nhất định mà họ đã chọn.

Năm 1955: Diners Club đã cho phép sử dụng thẻ để thanh toán cho các bữa ăn tại các nhà hàng hạng sang tại thành phố New York và hơn 200.000 chủ thẻ được sử dụng để mua bán tại các cửa hàng ở hơn chục quốc gia.

Năm 1958: Ngân hàng Mỹ phát hành thẻ BankAmericard xanh, trắng và vàng cung cấp cho người sử dụng lựa chọn trả tiền trong tài khoản dưới hình thức trả góp

Năm 1959: Các tổ chức tài chính giới thiệu các tùy chọn về việc duy trì số dư quay vòng phụ thuộc và chi phí tài chính tạo điều kiện linh hoạt hơn cho khách hàng trong việc mua bán và quản lý tài chính

16/08/1966: InterBank Card Association (ICA) đã được một nhóm các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng liên kết thành lập Đó là dấu mốc hình thành một hệ thống thẻ tín dụng quốc gia Không giống như những tổ chức khác,InterBank Card Association (nay là tổ chức MasterCard) không bị chi phối bởi một ngân hàng duy nhất Ủy ban được thành lập để điều hành tổ chức:Thiết lập quy tắc, chuẩn hóa quy trình thanh toán, tiếp thị, xử lý lừa đảo, đảm bảo an ninh và InterBank Card Association cũng phát triển một hệ thống mạng thanh toán nhằm thực hiện việc trao đổi tiền.

Năm 1968: InterBank Card Association bắt đầu thực hiện liên kết với các tổ chức khác: Banco Nacional ở Mexico, với Châu âu, Nhật bản và sau đó là nhiều quốc gia khác Để phản ánh được sự phát triển tầm quốc tế, InterBank Card Association đã đổi tên thành MasterCard.

Năm 1970, liên minh ngân hàng tại Mỹ liên kết lại và thiết lập National BankAmericard, Inc., một thành viên giám sát hoạt động của chương trình BankAmercard tại Mỹ Vào năm 1977, National BankAmericard, Inc thành lập Visa, một tên thương hiệu đơn giản, dễ nhớ, có thể phát âm gần như giống nhau trong tất cả ngôn ngữ Cái tên Visa nhận được sự đồng tình ở mức độ rộng cùng với tính linh động của nó Vào thời gian khởi đầu của tên Visa, công ty hiểu rằng giá trị lâu dài của thương hiệu không bị giới hạn bởi tên thương hiệu hoặc đặc điểm gắn liền với từ “card” (thẻ) Tầm nhìn xa so với thời điểm đó khi mà các hình thức thanh toán có thể được mở rộng nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện mới đã giúp cho Visa theo kịp với những thay đổi trong lối sống và phương thức làm việc.

Năm 1980: MaserCard dẫn đầu về phí phát triển thanh toán thẻ, và trong thời gian này là tổ chức đầu tiên mua và sử dụng máy thanh toán tự động (ATM) và số nhận dạng cá nhân.

Năm 1988: Mã PIN (Mã số nhận dạng cá nhân) và chữ ký ghi nợ đầu tiên được sự dụng giao dịch.

Cho đến ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và sự an toàn,tiện lợi, nhanh chóng, dịch vụ thẻ đã phát triển ở phạm vi toàn cầu Tại ViệtNam: ngân hàng đầu tiên thực hiện dịch vụ thanh toán Thẻ là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) Năm 1990, lần đầu tiênVCB nhận làm đại lý thanh toán cho Ngân hàng BFCE của Singapore Vào năm 1991 có thêm Master Card của tổ chức tài chính MBFCS của Malaysia,sau đó là các loại thẻ JCB của Nhật, AMEX của Mỹ Cho đến nay hầu hết các ngân hàng thương mại đã cung cấp dịch vụ thẻ đến khách hàng với khá đầy đủ chủng loại và tính năng cùng với hàng nghìn điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc và hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới.

1.1.2 Khái niệm dịch vụ thẻ

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại, không dùng tiền mặt mà người sở hữu thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các máy ATM (Automated teller machine), các quầy dịch vụ của ngân hàng, đồng thời có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ (có thiết bị đọc thẻ Imprinter- máy chà tay hoá đơn hoặc máy POS- Point of sale).

1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ thẻ

- Dịch vụ thẻ phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của khách hàng và đặc điểm của từng đối tượng khách hàng: đặc điểm về thu nhập, cách thức chi tiêu, nhận thức, và các yếu tố về tâm lý

- Dịch vụ thẻ là sản phẩm chứa đựng nhiều yếu tố khoa học, kĩ thuật ứng dụng, vì vậy nó đỏi hỏi đối tượng sử dụng phải là người có 1 trình độ nhất định để không bị hạn chế và khó khăn cho quá trình chuyển giao công nghệ, quản lý, vận hành và giải quyết và vấn đề phát sinh.

Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại

1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ

Cùng với sự phát triển, hội nhập của nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động của các ngân hàng thương mại từng bước đổi mới đáp ứng ngày càng cao đòi hỏi của khách hàng, của nền kinh tế và của tiến trình đổi mới, hội nhập Các dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng phát triển về mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của nền kinh tế - xã hội như: nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán điện tử đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ như mở tài khoản và nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, dịch vụ tư vấn khách hàng, dịch vụ kiều hối Ngoài những dịch vụ truyền thống, các ngân hàng thương mại trong nước không ngừng mở rộng các dịch vụ khác mang tính hiện đại trong đó có dịch vụ thẻ, một dịch vụ đang được coi là cơ hội mới cho các ngân hàng với số lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Dịch vụ thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu thanh toán, vay tiền, gửi tiền một cách an toàn, nhanh chóng và chính xác, được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở những nước có nền kinh tế phát triển Mỗi ngân hàng có những chiến lược riêng để chiếm lĩnh thị trường và phát triển thương hiệu dịch vụ thẻ của mình Sự cạnh tranh phát triển dịch vụ thẻ của các ngân hàng hiện nay đã khiến cho nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng được đáp ứng và thị trường dịch vụ thẻ cũng trở nên sôi động Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ có vai trò rất quan trọng và cần thiết

Hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển về cả số lượng và quy mô hoạt động, cùng với nó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và ứng dụng những thành tựu đó vào trong cuộc sống đã tạo tiền đề cho sự phát triển của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là dịch vụ thẻ đã trở nên ngày càng phổ biến ở các nước trên thế giới

Ngày nay, bên cạnh các nước phát triển là các nước đang và kém phát triển, hoạt động thanh toán bằng tiền mặt vẫn đang còn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động phạm pháp diễn ra như trì hoãn hay trốn thực hiện nghĩa vụ với nhà nước,với ngân hàng, hoạt động rửa tiền, tham nhũng Hoạt động thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn ẩn chứa nhiều rủi ro; Bên cạnh đó, việc sử dụng và lưu thông tiền mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động in ấn và lưu hành tiền giả, điều này có ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của một nền kinh tế.

Như vậy việc nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ là một động lực giúp hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế trở nên phổ biến và phát huy tốt vai trò của nó: An toàn, nhanh chóng, chính xác và quản lý hiệu quả.

1.2.2 Nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại.

1.2.2.1 Quan niệm về chất lượng dịch vụ thẻ

Chất lượng dịch vụ thẻ nói riêng và chất lượng dịch vụ ngân hàng nói chung được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu Nhưng nhìn chung có thể hiểu chất lượng dịch vụ thẻ là khả năng của tập hợp các đặc tính (đặc điểm, tính năng) của dịch vụ thẻ để đáp ứng yêu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng

Xét một cách tổng thể, chất lượng dịch vụ thẻ bao gồm các đặc điểm sau:

- Tính tạo ra giá trị: Rõ ràng, chất lượng dịch vụ thẻ gắn liền với các giá trị được tạo ra nhằm phục vụ khách hàng Giá trị mà dịch vụ thẻ đem lại cho khách hàng càng cao thì chất lượng càng lớn.Thông thường, khách hàng đón nhận những giá trị dịch vụ mang lại và so sánh chúng với những gì họ mong đợi sẽ nhận được Chất lượng dịch vụ cao là dịch vụ tạo ra các giá trị không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn vượt hơn hẳn các mong muốn của khách hàng và làm cho ngân hàng trở nên nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh Do đó, tính tạo ra giá trị là đặc điểm cơ bản và là nền tảng cho việc xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng.

- Tính thỏa mãn nhu cầu: Dịch vụ thẻ được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng Do đó, chất lượng dịch vụ thẻ nhất thiết phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng và lấy yêu cầu của khách hàng làm căn cứ để cải thiện chất lượng dịch vụ

- Tính đặc trưng của dịch vụ thẻ: Chất lượng dịch vụ thẻ là tổng thể các đặc điểm, tính năng tạo nên tính đặc trưng của sản phẩm dịch vụ này Vì vậy, dịch vụ thẻ có chất lượng cao sẽ hàm chứa nhiều “đặc trưng vượt trội” hơn so với dịch vụ cấp thấp Sự phân biệt này gắn liền với việc xác định các thuộc tính vượt trội hữu hình hay vô hình của sản phẩm dịch vụ Chính nhờ những đặc trưng này mà khách hàng có thể nhận biết chất lượng dịch vụ của ngân hàng khác với các đối thủ cạnh tranh

- Tính cung ứng: Chất lượng dịch vụ thẻ gắn liền với quá trình thực hiện, chuyển giao dịch vụ thẻ đến khách hàng Do đó, việc triển khai dịch vụ, phong thái phục vụ và cách cung ứng dịch vụ sẽ quyết định chất lượng dịch vụ tốt hay xấu Đây là yếu tố bên trong phụ thuộc vào sự biểu hiện của các ngân hàng Chính vì thế, để nâng cao chất lượng dịch vụ, ngân hàng trước tiên cần phải biết cải thiện yếu tố nội tại này để tạo thành thế mạnh lâu dài của chính mình trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại

* Các chỉ tiêu định tính:

- Gia tăng số lượng thẻ phát hành: thông qua số lượng thẻ cho thấy mức độ tăng trưởng thông qua các thời điểm Từ đó một phần giúp cho nhà quản trị điều hành có thể quản lý được chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong hiện tại và hoạch định chiến lược cho tương lai.

- Gia tăng số dư trên tài khoản thanh toán và tài khoản thẻ: tất cả các loại thẻ đều được gắn với một tài khoản ngân hàng nhất định Khi khách hàng thực sự tin tưởng và được giới thiệu đầy đủ tính năng của thẻ, khách hàng sẽ không dùng tiền mặt và để lại một số dư lớn trên tài khoản tại ngân hàng Đây là nguồn vốn ổn định, chi phí thấp cho ngân hàng kinh doanh.

-Gia tăng thị phần khách hàng: điều này thể hiện sự thay đổi vị trí, năng lực cạnh tranh của ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.-Gia tăng doanh số giao dịch: cho thấy hiệu quả của dịch vụ thẻ mang lại với khách hàng và ngân hàng Doanh số thanh toán càng tăng chứng tỏ hoạt động thanh toán thẻ ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng và ngược lại.

-Gia tăng thu phí dịch vụ: Kết quả mang lại và là mục tiêu cuối cùng của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình bên cạnh những mục tiêu khác Thể hiện hiệu quả của dịch vụ thẻ mang lại cho ngân hàng.

-Mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ: Đối tượng khách hàng phục vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động dịch vụ thẻ Ngày nay, các sản phẩm thẻ thường có xu hướng phân hóa theo các đối tượng khách hàng với thu nhập, thị hiếu, cách thức tiêu dùng khác nhau Với việc phân hóa sản phẩm như vậy nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng tại phân đoạn đó, tăng sự hài lòng của khách hàng

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU

TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ

2.1 MỘT SỐ NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ VIỆT NAM

Hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam bắt đầu từ những năm 90 trong bối cảnh nền kinh tế xã hội của đất nước có những thay đổi cơ bản Năm 1996, VCB phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên Cũng vào năm này, Hội Các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam được thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm VCB, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và First Vinabank Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký ban hành ngày 10/4/1993, qui định “Thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”.

Với mục tiêu phát triển dịch vụ thanh toán thẻ qua ngân hàng và tiến tới đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 3113/QĐ- NHNN ngày 31/12/2007 phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất và giao các đơn vị liên quan trong Ngành ngân hàng khẩn trương triển khai

Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng đều chú trọng trong cung cấp và phát triển dịch vụ thẻ trong hệ thống các sản phẩm dịch vụ của mình.

Qua 15 năm, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt đến nay đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng Đến cuối năm

2010 đã có 49 tổ chức phát hành thẻ với tổng cộng gần 32 triệu thẻ với hơn

200 thương hiệu thẻ khác nhau Các ngân hàng cũng tăng cường mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ, có gần 12.000 máy ATM và khoảng 53.000 máy POS, các máy đạng nhắm đến các phân khúc thị trường khác nhau đã góp phần tăng doanh số sử dụng thẻ trên 600.000 tỷ VNĐ Đến 31/12/2011, mặc dù nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động nhưng thị trường thẻ trong nước vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định

(Đơn vị tính: Triệu thẻ)

(Nguồn: Báo cáo hội nghị thường niên hội thẻ Ngân hàng Việt Nam 2009, 2010, 2011)

Biểu 2.1: Số lượng thẻ phát hành trên thị trường thẻ Việt

Nếu như năm 2006, toàn thị trường mới có khoảng gần 5,1 triệu thẻ và khoảng 70 thương hiệu thẻ các loại thì đến 31/12/2011 con số đó đã lên tới hơn 40 triệu thẻ, cao gấp 8 lần so với năm 2006, tăng 190% so với năm 2009

(19 triệu thẻ) Đây là một mức tăng trưởng rất lớn, trong đó hơn 93.4% là thẻ ghi nợ nội địa.

Song song với quá trình phát hành các loại thẻ ghi nợ nội địa chủ yếu giao dịch tại hệ thống ATM, dịch vụ phát hành thẻ quốc tế đã được các ngân hàng thực sự quan tâm, trong đó tiên phong là các ngân hàng như: Vietcombank, Techcombank, ACB, Sacombank… Tính đến 31/12/2011 tổng số thẻ quốc tế chiếm 6,6% Tuy còn chưa đồng đều về tỷ trọng, song điều này cho thấy lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và có một số dư tiền gửi nhất định trong đó.

Bảng 2.1: Số lượng máy ATM và POS toàn thị trường Việt

% tăng so với năm trước

% tăng so với năm trước

(Nguồn: Báo cáo hội nghị thường niên hội thẻ Ngân hàng Việt Nam 2009, 2010, 2011)

Trong những năm gần đây, hoạt động mở rộng mạng lưới ATM và đơn vị chấp nhận thẻ - POS đã có sự tăng trưởng đáng kể Có thẻ nói hoạt động phát triển hệ thống ATM và POS phụ vụ cho hoạt động thanh toán đã được các ngân hàng đầu tư lớn cả về số lượng và chất lượng tạo cơ sơ hạ tầng tốt cho hoạt động thanh toán thẻ.

Về phát triển mạng lưới ATM: Năm 2009 trên toàn thị trường mới chỉ có 9.273 máy ATM thì đến hét năm 2011 đa lên tới 12.958 máy ATM.Bên cạnh các dịch vụ cơ bản như: rút tiền mặt, chuyển khoản, gửi tiết kiệm quaATM…các ngân hàng không phát triển thêm các dịch vụ mới như: thanh toán tiền điện, tiền nước, vé máy bay, mua bảo hiểm, nạp tiền điện thoại… đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng và giúp giảm thiểu tỷ trọng của tiền mặt trong thanh toán

Về phát triển mạng lưới POS: Nếu năm 2006 chỉ mới có 11.000 POS, thì đến năm 2009 lên tới 36.620 POS và đến cuối năm 2011 POS đạt tới con số: 68.589 Trong 3 năm gần đây, các ngân hàng đã tích cực mở rộng phạm vi phân phối, lắp đặt mạng lưới chấp nhận thẻ, chú trọng các ngành kinh doanh bán lẻ, các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng ngày như taxi, bán vé tàu… Đồng thời các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động hợp tác, kết nối ATM, POS để chủ thẻ có thể thực hiện các giao dịch rút tiền, in sao kê, vấn tin số dư hay thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ… tại mạng lưới ATM/POS rộng khắp của tất cả các ngân hàng thay vì chỉ được phép thực hiện giao dịch tại các máy ATM/ POS của một số ngân hàng nào đó trong nội bộ hệ thống của mình.

Biểu 2.2: Thị phần thẻ nội địa năm 2011

Biểu 2.3: Thị phần thẻ quốc tế năm 2011

(Nguồn: Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Trong cơ cấu thị phần tổng số lượng thẻ phát hành:

-Đối với thẻ ghi nợ nội địa năm 2011 (biểu 2): Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam đứng thứ 6 với 2,7 triệu thẻ, chiếm 9,39% thị phần Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương đứng đầu chiếm 20,86%

- Đối với thẻ tín dụng (biểu 3): Tổng số thẻ quốc tế đạt trên 2,2 triệu thẻ, trong đó có hơn 1,35 triệu thẻ ghi nợ quốc tế và hơn 800 nghìn thẻ tín dụng quốc tế Thẻ trả trước cũng đã xuất hiện trong một vài năm gần đây với kết quả tính đến tháng 6/2011 là gần 1,03 triệu thẻ,chiếm 2,8% tổng số thẻ toàn thị trường Về cơ cấu thị phần Ngân hàng Ngoại thương đứng đầu với 33,05% thị phần Trong khi đó BIDV phát hành đạt 44000 thẻ và chỉ chiếm 2% thị phần và đứng thứ 8.

Doanh số sử dụng toàn thị trường thẻ Việt Nam tính đến 31/12/2011 đạt 672 nghìn tỷ đồng tăng 22% so với 550 nghìn tỷ đồng năm 2010 Trong tổng doanh số sử dụng thẻ toàn thị trường, thẻ tín dụng quốc tể chỉ đạt 2.700 triệu USD tương đương 8% tổng doanh số sử dụng thẻ, tăng 97% so với 1.368 triệu USD năm 2010, thẻ ghi nợ nội địa 506 nghìn tỷ đồng, tương đương 75% Như vậy doanh số thẻ ghi nợ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn

Các ngân hàng luôn có sự đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hệ thống quản lý, trang bị phần mềm từ xa, thành lập bộ phận trực 24/24 nhằm theo dõi, phát hiện sự cố Chất lượng dịch vụ thẻ ngày càng được cải thiện thể hiện tỷ lệ thành công trên toàn hệ thống ATM luôn đạt ở mức cao (trung bình 99,6 – 99,7%)

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm phí còn cung cấp đến khách hàng nhiều dịch vụ gia tăng phù hợp với từng đối tượng khách hàng Các dịch vụ thẻ ngoài chức năng truyền thống , các ngân hàng còn gia tăng thêm nhiều tiện ích như tặng bảo hiểm, dịch vụ thanh toán trực tuyến cho thẻ ghi nợ nội địa, nhờ đó khách hàng có thể thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa qua mạng, đặt vé máy bay, du lịch , thấu chi 24 phút, thanh toán thẻ sử dụng thiết bị không dây

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 Mô hình hoạt động Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 - Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch
Sơ đồ 2.1 Mô hình hoạt động Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 (Trang 42)
Bảng 2.2: Tỷ trọng khách hàng sử dụng dịch vụ ATM - Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch
Bảng 2.2 Tỷ trọng khách hàng sử dụng dịch vụ ATM (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w