1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xăng dầu bắc sơ

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 419 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN (2)
    • 1.1/ Khái niệm (3)
    • 1.2/ Nguyên tắc (3)
    • 1.3/ Tài khoản sử dụng (4)
    • 2.1/ Thủ tục và sổ sách kế toán (4)
    • 2.2/ Kế toán tình hình biến động tiền Việt Nam (5)
      • 2.2.1/ Kế toán các nghiệp vụ tăng tiền mặt (6)
      • 2.2.2/ Kế toán các nghiệp vụ giảm tiền mặt (7)
    • 2.3/ Kế toán tình hình biến động ngoại tệ (12)
    • 2.4/ Kế toán nhập, xuất vàng bạc, đá quý (0)
      • 2.4.1/ Nguyên tắc kế toán vàng, bạc, đá quý (17)
      • 2.4.2/ Phương pháp kế toán (17)
    • 3.1/ Nguyên tắc kế toán (18)
    • 3.2/ Phương pháp kế toán (18)
  • PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN (3)
    • 1.1/ Giới thiệu tổng quan về Công ty xăng dầu Bắc Sơn (26)
      • 1.1.1/ Sự ra đời và phát triển của Công ty xăng dầu Bắc Sơn (26)
      • 1.1.2/ Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm chung của Cty xăng dầu Bắc Sơn (0)
    • 1.2/ Tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty xăng dầu Bắc Sơn (27)
    • 2.1/ Mô hình tổ chức công tác kế toán (29)
    • 2.2/ Về hình thức sổ kế toán (32)
      • 2.2.1/ Hệ thống chứng từ kế toán (32)
      • 2.2.2/ Hệ thống sổ kế toán (33)
    • 2.3/ Về phương pháp tính thuế GTGT (0)
    • 2.4/ Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán (34)
      • 2.4.1/ Chế độ báo cáo kế toán (34)
      • 2.4.2/ Chế độ kiểm tra kế toán (35)
    • 2.5/ Hệ thống tài khoản Công ty đang sử dụng (36)
    • 3.1/ Sơ đồ hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn (37)
    • 3.2/ Kế toán tiền mặt (38)
      • 3.2.1/ Chứng từ ban đầu (38)
      • 3.2.2/ Tài khoản sử dụng (38)
      • 3.2.3/ Trình tự hạch toán (38)
    • 3.3/ Kế toán tiền gửi ngân hàng (48)
      • 3.3.1/ Chứng từ ban đầu (48)
      • 3.3.2/ Tài khoản sử dụng (49)
      • 3.3.3/ Trình tự hạch toán (49)
  • PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN (26)
    • 1.1/ Về công tác kế toán (58)
    • 1.2/ Về sổ sách kế toán (0)
    • 2.2/ Về tổ chức hạch toán kế toán (0)
  • KẾT LUẬN……………………………………………………………………….64 (61)

Nội dung

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN

Khái niệm

Tiền của Doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi (tại Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) và các khoản tiền đang chuyển (kể cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim loại quý, đá quý).

Nguyên tắc

Việc kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước sau đây:

- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phản ánh (VND)

- Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có và tình hình thu, chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ, từng loại vàng bạc, đá quý (theo số lượng trọng lượng, quy cách, độ tuổi, kích thước, giá trị,…)

- Nguyên tắc quy đổi tỷ giá hối đoái: Mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ ngoài việc theo dõi chi tiết theo ngoại tệ còn phải được quy đổi về “đồng ViệtNam” để ghi sổ Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Với những ngoại tệ mà Ngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra “đồng Việt Nam” thì thống nhất quy đổi thông qua USD.

Tài khoản sử dụng

Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm vốn bằng tiền, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

* TK 111 “Tiền mặt”: Phản ánh các loại tiền mặt của Doanh nghiệp, chi tiết làm 3 tiểu khoản:

- TK 1113 “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý”

* TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”: Theo dõi toàn bộ các khoản tiền Doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng, các trung tâm tài chính khác TK 112 chi tiết thành:

- TK 1123 “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý”

*TK 113 “Tiền đang chuyển”: Dùng để theo dõi các khoản tiền của Doanh nghiệp đang trong thời gian làm thủ tục TK 113 chi tiết thành:

Các tài khoản này có kết cấu chung như sau:

Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tiền của Doanh nghiệp.

Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tiền của Doanh nghiệp.

Dư Nợ: Phản ánh số tiền hiện có (đầu kỳ hoặc cuối kỳ)

Thủ tục và sổ sách kế toán

Theo chế độ hiện hành, các đơn vị được phép giữ lại một số tiền mặt trong hạn mức qui định để chi tiêu cho những nhu cầu thường xuyên Mọi khoản thu, chi tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và phải có đủ chữ ký của người thu, người nhận, người cho phép nhận, xuất quỹ (giám đốc hoặc người uỷ quyền và kế toán trưởng) Sau khi đó thu, chi tiền, thủ quỹ đóng dấu “đã thu tiền” hoặc “đã chi tiền” vào chứng từ Cuối ngày, thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ thu, chi để ghi vào sổ quỹ và lập báo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi để chuyển cho kế toán tiền mặt ghi sổ.

Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quỹ tại quỹ Hàng ngày, thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế, tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ, sổ kế toán Nếu có chênh lệch, thủ quỹ và kế toán phải tự kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp giải quyết Với vàng, bạc, đá quý nhận ký cược, ký quỹ trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đo, đong, đếm, số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng và tiến hành niêm phong có xác nhận của người ký cược, ký quỹ trên dấu niêm phong.

Kế toán tiền mặt sau khi nhận được báo cáo quỹ (có kèm theo các chứng từ gốc) do thủ quỹ chuyển đến phải kiểm tra chứng từ và cách ghi chép trên báo cáo quỹ rồi tiến hành định khoản Sau đó mới ghi vào sổ kế toán tiền mặt theo trình tự phát sinh của các khoản thu, chi (nhập, xuất) tiền mặt, tính ra số tồn quỹ vào cuối ngày.

SỔ QUỸ TIỀN MẶT KIÊM BÁO CÁO QUỸ

Số hiệu TK đối ứng

Kế toán tình hình biến động tiền Việt Nam

Tiền Việt Nam tăng, giảm do nhiều nguyên nhân và được theo dõi trên tiểu khoản 1111 “Tiền Việt Nam” Kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ cụ thể để ghi sổ cho phù hợp.

2.2.1/ Kế toán các nghiệp vụ tăng tiền mặt:

Tăng do thu tiền bán hàng nhập quỹ:

Nợ TK 111 (1111): Số tiền nhập quỹ theo tổng giá thanh toán

Có TK 511, 512: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra.

Tăng do thu tiền từ các hoạt động tài chính, hoạt động khác:

Nợ TK 111 (1111): Số tiền nhập quỹ theo tổng giỏ thanh toỏn

Có TK 515: Doanh thu từ hoạt động tài chính.

Có TK 711: Thu nhập hoạt động khác

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra.

Tăng do rút tiền gửi Ngân hàng nhập quỹ:

Nợ TK 111 (1111): Số tiền nhập quỹ tăng thêm

Có TK 112: Rút tiền gửi Ngân hàng Tăng do thu hồi tạm ứng thừa:

Nợ TK 111 (1111): Số thu hồi nhập quỹ.

Có TK 141: Thu tiền tạm ứng thừa.

Tăng do thu từ người mua (kể cả tiền đặt trước của người mua):

Nợ TK 111 (1111): Số tiền nhập quỹ.

Có TK 131: Thu tiền của người mua.

Tăng do các nguyên nhân khác (thu hồi các khoản thu nội bộ, thu hồi các khoản đầu tư cho vay, thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ…):

Nợ TK 111 (1111): Số thu hồi nhập quỹ.

Có TK 136: Các khoản thu từ nội bộ.

Có TK 138: Thu hồi các khoản phải thu khác.

Có TK 144: Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn.

Có TK 338 (3388): Các khoản thu hộ, giữ hộ, các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn…

Có TK 128, 228: Thu hồi các khoản cho vay, thu hồi vốn góp liên doanh ngắn hạn.

Có TK 338 (3381): Số kiểm kê thừa chưa rõ nguyên nhân Phiếu thu tiền mặt:

TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN

Mã đơn vị: ………. Đơn vị: ……… Nội dung: ………

Stt Ghi chú TK Nợ TK Có Số tiền

GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỸ

2.2.2/ Kế toán các nghiệp vụ giảm tiền mặt:

Giảm do chi mua vật tư, hàng hóa, tài sản thanh toán trực tiếp:

Nợ TK 151, 152, 153, 156: Mua vật tư, hàng hóa (theo phương pháp kê khai thường xuyên)

Nợ TK 611: Mua vật tư, hàng hóa (theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Nợ TK 211, 213, 241: Chi XDCB, mua sắm TSCĐ.

Nợ TK 133 (1331, 1332): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Có TK 111 (1111): Số chi tiêu thực tế (tổng giỏ thanh toán) Giảm do chi trực tiếp cho hoạt động SXKD:

Nợ TK liên quan (6278, 6418, 6428…): Tập hợp các khoản chi tiêu.

Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).

Có TK 111 (1111): Tổng số chi tiêu thực tế Giảm do các nguyên nhân khác:

Nợ TK 112: Gửi tiền vào TK tại Ngân hàng

Nợ TK 331: Đặt trước hoặc trả nợ cho người cung cấp.

Nợ TK 136: Chi hộ, ứng trước hay cấp cho đơn vị nội bộ.

Nợ TK 144: Xuất ký cược, ký quỹ ngắn hạn

Nợ TK 138: Các khoản cho vay, cho mượn tạm thời, các khoản tiền thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.

Nợ TK 141: Tạm ứng cho CNV.

Nợ TK 311, 315: Thanh toán tiền nợ, vay đến hạn

Nợ TK 333: Nộp thuế và các khoản khác.

Nợ TK 334: Thanh toán cho người lao động

Có TK 111 (1111): Số tiền mặt thực xuất quỹ.

Sơ đồ kế toán tiền mặt (VND)

Doanh thu bán hàng Chi mua sắm vật tư, tài sản

(chưa thuế GTGT) (giá chưa thuế GTGT)

Thu HĐTC&HĐ khác Thuế GTGT đầu vào

Thuế GTGT đầu ra Chi thanh toán

Thu khác Nộp vào TK tiền gửi

TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN

Mã đơn vị: ……… Đơn vị: ……… Nội dung: ………

Stt Ghi chú TK Nợ TK Có Số tiền

Số tiền: ……… Bằng chữ: ……… Kèm theo: ………

GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN NGƯỜI NHẬN

Cuối ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ để vào sổ chứng từ tiền mặt: Chứng từ thu trước, sau đó đến chứng từ chi.

Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Công ty xăng dầu Bắc Sơn

SỔ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Chứng từ Ghi chú Nợ Có TKDU

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

Sau khi đó vào hết số liệu, kế toán vào Sổ Cái TK 1111:

Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Công ty xăng dầu Bắc Sơn

Nợ: Có: Đơn vị tính: VND

Phát sinh Nợ Có TKDU

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán tình hình biến động ngoại tệ

Về nguyên tắc, khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, Doanh nghiệp phải quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế để ghi nhận nghiệp vụ.Mặt khác, khi sử dụng ngoại tệ, Doanh nghiệp có thể dùng 1 trong các phương pháp như phương pháp bình quân gia quyền; phương pháp nhập trước, xuất trước;phương pháp nhập sau xuất trước để xác định trị giá ngoại tệ xuất dùng Tuy nhiên,qua kinh nghiệm thực tế, nếu Doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ mà sử dụng tỷ giá thực tế để phản ánh số ngoại tệ tăng thêm và sử dụng một trong các phương pháp nêu trên để phản ánh số ngoại tệ giảm thì sẽ tốn rất nhiều công sức và hết sức phức tạp Hơn nữa, ngoại tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, khác với hàng hóa thông thường, bởi vì, ngoại tệ vừa có thể sử dụng để bán lại vừa sử dụng để thanh toán nên cách ghi chép như trên theo chúng tôi là không phù hợp Bởi vậy, chúng tôi cho rằng, với các Doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, kế toán cần sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ, tên các tài khoản phản ánh tiền bằng ngoại tệ, các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ. Đối với giá trị tài sản, hàng hóa, vật tư hay các khoản chi phí cho các hoạt động kinh doanh cùng với số doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và thu hoạt động khác bằng ngoại tệ, theo chế độ quy định, kế toán phải ghi sổ theo tỷ giá thực tế của ngoại tệ tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái thực tế và tỷ giá hạch toán của ngoại tệ sẽ được ghi tăng chi phí hoặc doanh thu hoạt động tài chính (trừ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB trước hoạt động được luỹ kế tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.

Bên cạnh việc phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào các tài khoản trong

Bảng cân đối kế toán, số ngoại tệ từng loại (tăng, giảm, hiện có) còn được kế toán phản ánh vào TK 007 “Ngoại tệ các loại”, chi tiết theo từng ngoại tệ và theo từng địa điểm cất giữ ngoại tệ (tại quỹ, tại Ngân hàng, tại trung tâm tài chính…) TK

007 ghi đơn, số tăng ghi vào bờn Nợ, số giảm ghi vào bờn Có Để đơn giản, trong các nghiệp vụ dưới đây, khi ngoại tệ biến động, không đề cập đến TK 007 Việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ trong các Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán như sau:

- Thu tiền bán hàng bằng ngoại tệ:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Tổng giá thanh toán tính theo tỷ giá hạch toán.

Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá thực tế > tỷ giá hạch toán

Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá thực tế < tỷ giá hạch toán.

Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng theo tỷ giá thực tế

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra.

- Thu hồi các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Số ngoại tệ ghi tăng theo tỷ giá hạch toán.

Có TK liên quan (131, 136, 138, 144, 331….): Số nợ gốc đó thu theo tỷ giá hạch toán.

Trường hợp nợ gốc bằng tiền Việt Nam nhưng thu bằng ngoại tệ:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Số ngoại tệ ghi tăng theo tỷ giá hạch toán.

Nợ TK 635 (hoặc Cú TK 515): Phần chênh lệch tỷ giá.

Có TK liên quan (131, 136, 138, 144, 331….): Số nợ gốc đó thu theo tỷ giá hạch toán.

- Khi thu mua vật tư, hàng hóa, tài sản,… trả bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211, 213, 641, 642…): Giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản, đơn vị đó mua tính theo tỷ giá thực tế.

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

Nợ TK 635 (hoặc Có TK 515): Phần chênh lệch tỷ giá.

Có TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Số ngoại tệ chi mua vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ tính theo tỷ giá hạch toán.

- Khi dùng tiền Việt Nam để mua ngoại tệ:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Số ngoại tệ ghi tăng theo tỷ giá hạch toán.

Nợ TK 635: Khoản chênh lệch tỷ giá thực tế > hạch toán hoặc

Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá thực tế < tỷ giá hạch toán.

Có TK liên quan (1111, 1121, 331…): Giá mua tính theo tỷ giá thực tế đó trả hay phải trả.

- Khi xuất bán ngoại tệ:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Giá bán ngoại tệ tính theo theo tỷ giá thực tế.

Nợ TK 635: Khoản chênh lệch tỷ giá thực tế > hạch tóan hoặc

Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá hạch tóan < tỷ giá thực tế

Có TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Số ngoại tệ xuất bán theo tỷ giá hạch tóan.

- Khi thanh toán các khoản nợ gốc ngoại tệ:

Nợ TK liên quan (311, 315, 331, 341, 342…): Số nợ gốc đó trả tính theo giá hạch toán.

Có TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Số ngoại tệ dùng thanh toán theo tỷ giá hạch toán.

- Trường hợp dùng ngoại tệ để trả khoản nợ có gốc nội tệ:

Nợ TK liên quan (311, 315, 331, 341, 342…): Số nợ gốc đó trả tính theo giá thực tế.

Nợ TK 635 (hoặc Có TK 515): Phần chênh lệch tỷ giá.

Có TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Số ngoại tệ dùng thanh toán theo tỷ giá hạch toán.

- Cuối kỳ hạch toán, điều chỉnh lại số dư ngoại tệ hiện có:

+ Nếu tỷ giá thực tế > hạch toán, khoản chênh lệch ghi:

Nợ TK 111 (1112): Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Cú TK 413 (4131): Khoản chênh lệch tỷ giá + Nếu tỷ giá thực tế < tỷ giá hạch toán, ghi ngược lại.

Số chênh lệch tỷ giá của ngoại tệ do đánh giá lại cuối kỳ được tính vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính. Đối với các Doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, nếu phát sinh ít nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, để đơn giản, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế Tuy nhiên, trước khi phản ánh nghiệp vụ phát sinh vào sổ kế toán của các tài khoản tiền và công nợ bằng ngoại tệ, kế toán phải điều chỉnh lại số dư của các tài khoản này theo tỷ giá giao dịch thực tế rồi sau đó mới ghi nhận nghiệp vụ phát sinh Nhìn chung, kế toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ trong các Doanh nghiệp này cũng tương tự như các Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán Chẳng hạn:

- Thu tiền bán hàng bằng ngoại tệ:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Tổng giá thanh toán tính theo tỷ giá giao dịch thực tế.

Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng theo tỷ giá thực tế.

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra.

- Thu hồi các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Tổng giá thanh toán tính theo tỷ giá giao dịch thực tế.

Có TK liên quan (131, 136, 138, 144, 331…): Số nợ gốc đó thu theo tỷ giá thực tế.

- Trường hợp nợ gốc bằng tiền Việt Nam nhưng thu bằng ngoại tệ:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Tổng giá thanh toán tính theo tỷ giá giao dịch thực tế.

Có TK liên quan (131, 136, 138, 144, 331…): Số nợ gốc đó thu theo tỷ giá thực tế.

- Khi mua vật tư, hàng hóa, tài sản… trả bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211, 213,…): Giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản, đơn vị đó mua tính theo tỷ giá thực tế.

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Số ngoại tệ chi dựng tính theo tỷ giá thực tế.

- Khi dùng tiền Việt Nam để mua ngoại tệ:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Số ngoại tệ tăng tính theo tỷ giá thực tế

Có TK liên quan (1111, 1121, 331…): Giá mua thực tế.

- Khi xuất bán ngoại tệ, ghi theo tỷ giá thực tế:

Nợ TK liên quan (1111, 1121, 131…): Giá bán thực tế.

Có TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Số ngoại tệ giảm theo tỷ giá thực tế.

- Khi thanh toán các khoản nợ có gốc ngoại tệ:

Nợ TK liên quan (311, 315, 331, 341, 342…): Số nợ gốc đó trả tính theo tỷ giá thực tế

Kế toán nhập, xuất vàng bạc, đá quý

- Trường hợp dùng ngoại tệ để trả khoản nợ có gốc nội tệ:

Nợ TK liên quan (311, 315, 331, 341, 342…): Số nợ gốc đó trả tính theo giá thực tế.

Có TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Số ngoại tệ giảm theo tỷ giá thực tế.

- Cuối kỳ hạch toán, điều chỉnh lại số dư ngoại tệ hiện có:

+ Nếu tỷ giá thực tế cuối kỳ > tỷ giá thực tế trong kỳ, khoản chênh lệch ghi:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 113 (1132): Khoản chênh lệch tỷ giá thực tế

Có TK 413 (4131): Khoản chênh lệch tăng tỷ giá.

+ Nếu tỷ giá thực tế cuối kỳ < tỷ giá thực tế trong kỳ, kế toán ghi ngược lại.

2.4/ Kế toán nhập, xuất vàng bạc, kim loại, đá quý

2.4.1/ Nguyên tắc kế toán vàng, bạc, đá quý.

Trong các đơn vị SXKD, các nghiệp vụ liên quan dến vàng bạc, kim loại, đá quý thì không phản ánh ở tài khoản này mà phản ánh ở tài khoản 156 (theo chế độ quy định, các Doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, kim loại, đỏ quý tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) Giá của vàng bạc, kim loại, đá quý được tính theo giá thực tế (giá hóa đơn hoặc giá được thanh toán) Các loại vàng, bạc, đá quý nhập theo giá nào thì xuất theo giá đó Khi tính giá xuất, có thể sử dụng giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ hay giá thực tế từng lần nhập (nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trước) Tuy nhiên, do vàng bạc, kim loại, đá quý có giá trị cao và thường có tính tách biệt nên tốt nhất là sử dụng phương pháp đặc điểm riêng Theo phương pháp này, khi mua vàng, bạc, đỏ quý cần có các thông tin như ngày mua, số tiền trả, tên người bán, đặc điểm vật chất.

- Đối với các nghiệp vụ tăng vàng, bạc, đá quý, ghi:

Nợ TK 111 (1113): Số vàng, bạc, đỏ quý tăng theo giá thực tế.

Có TK 111 (1111), 112 (1121): Số tiền chi mua thực tế.

Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng thực tế.

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra tương ứng.

Có TK 144, 138: Thu hồi tiền ký cược, ký quỹ, cho vay.

Có TK 711: Nhận biếu, tặng, viện trợ.

Có TK 411: Nhận gúp vốn liên doanh, nhận cấp phát…

- Đối với các nghiệp vụ giảm vàng, bạc, đá quý:

Nợ TK liên quan (1111, 1112, 112, 311, 331, 128, 228,…): Giá bán hay giá thanh toán thực tế của vàng, bạc, đá quý.

Nợ TK 412 (hoặch Có): Phần chênh lệch giữa giá gốc với giá thanh toán.

Có TK 111 (1113): Giá gốc vàng, bạc, đá quý dùng thanh toán hay nhượng bán.

3/ KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG:

Nguyên tắc kế toán

Theo quy định, mọi khoản tiền nhàn rỗi của Doanh nghiệp phải gửi vào Ngân hàng (hoặc Kho bạc hay Công ty tài chính) Khi cần chi tiêu, Doanh nghiệp phải làm thủ tục rút tiền hoặc chuyển tiền Kế toán tiền gửi Ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý). Chứng từ sử dụng để ghi sổ kế toán các khoản tiền gửi là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc, chuyển khoản,…) Hàng ngày, khi nhận được chứng từ do Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Mọi sự chênh lệch giữa số liệu kế toán với số liệu của Ngân hàng phải thông báo kịp thời để đối chiếu Nếu cuối tháng vẫn chưa xác định được nguyên nhân thì lấy số liệuNgân hàng làm chuẩn, phần chênh lệch tạm thời chuyển vào bên Nợ TK 138 (1381 hoặc 1388) hay bên Có TK 338 (3381 hoặc 3388) Sang tháng sau, sau khi đối chiếu Ngân hàng, tìm được nguyên nhân sẽ điều chỉnh.

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN

Giới thiệu tổng quan về Công ty xăng dầu Bắc Sơn

1.1.1/ Sự ra đời và phát triển của Công ty xăng dầu Bắc Sơn:

Công ty xăng dầu Bắc Sơn tiền thân là “Trạm bán buôn xăng dầu Bắc

Giang”, chính thức khởi công xây dựng năm 1956 và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 12 tháng 6 năm 1957 theo quyết định số 204/NTN-TCCB của Bộ thương nghiệp (nay là Bộ thương mại)

Theo quyết định 338 của HĐBT (nay là Chính phủ) về việc sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty xăng dầu Hà Bắc (nay là Công ty xăng dầu Bắc Sơn) được thành lập theo QĐ số 352/TM-TCCB ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ thương mại.

Công ty xăng dầu Bắc Sơn là Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Bộ thương mại) Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng Công thương Bắc Giang, Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Giang.

1.1.2/ Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm chung của Công ty xăng dầu Bắc Sơn:

Công ty xăng dầu Bắc Sơn có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh xăng dầu chính và các sản phẩm hóa dầu Hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh xăng dầu chính và các sản phẩm hóa dầu, dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo quản, giữ hộ hàng hóa Nguồn hàng kinh doanh nhập chủ yếu từ Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.

Tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty xăng dầu Bắc Sơn

Văn phòng trụ sở chính của Công ty đóng tại Số 38 đường Châu Xuyên – Phường Lê Lợi – Thành phố Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang Công ty có Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn, 01 kho Trung tâm tại Thành phố Bắc Giang với sức chứa 4.400m 3 xăng dầu các loại, 01 kho xăng dầu Mai Pha tại Lạng Sơn với sức chứa 500m 3 xăng dầu các loại.

01 Đội xe vận chuyển xăng dầu gồm 18 xe sitéc

50 Cửa hàng xăng dầu bán lẻ và cửa hàng kinh doanh gas dầu mỡ nhờn, trên

100 điểm Đại lý bán lẻ xăng dầu phân phối trên hầu hết các Huyện, Thị, khu dân cư, trục đường giao thông thuộc 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn

Tổ chức bộ máy quản lý: Đứng đầu là Giám đốc Công ty, giúp việc cho

Giám đốc là các Phó Giám đốc (có 01 phó Giám đốc tại Văn phòng Công ty, 01 Phó giám đốc trực tiếp làm Giám đốc Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn).

Có 04 phòng nghiệp vụ thuộc Văn phòng Công ty:

- Phòng Tổ chức – Hành chính

- Phòng Kế toán – tài chính

- Phòng Quản lý - Kỹ thuật

S ơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:

GIÁM ĐỐC CNXD LẠNG SƠN

Phòng Kế toán tài chính

Phòng Quản lý kỹ thuật

Phòng Tổ chức hành chính

Phòng Kế toán tài chính

Phòng Quản lý kỹ thuật

Phòng Tổ chức hành chính Đội xe 26 cửa hàng bán lẻ Đội xe

2/ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦUBẮC SƠN:

Mô hình tổ chức công tác kế toán

Như đã nêu trên, Công ty xăng dầu Bắc Sơn là một Doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập với quy mô và địa bàn hoạt động liên tỉnh (02 tỉnh) Phía sau Công ty là một Chi nhánh trực thuộc hạch toán phụ thuộc, cửa hàng hạch toán báo sổ, khối lượng công việc kế toán phát sinh nhiều và liên tục trên tất cả hệ thống mạng lưới kinh doanh của Công ty Để phản ánh, kiểm tra, kiểm soát và kế toán kịp thời quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đó lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán theo hình thức hỗn hợp (vừa tập trung, vừa phân tán)

Tại Văn phòng Công ty có phòng Kế toán – Tài chính với nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ, tổng hợp quyết toán toàn Công ty và trực tiếp làm kế toán khối văn phòng Công ty Tại Chi nhánh trực thuộc, có thành lập phòng Kế toán – Tài chính với nhiệm vụ kế toán toàn bộ nghiệp vụ kế toán phát sinh thuộc địa bàn kinh doanh của Chi nhánh Lập báo cáo quyết toán khu vực Chi nhánh theo phân cấp của Công ty, tổ chức lưu trữ sổ sách, chứng từ phát sinh tại Chi nhánh Tại mỗi kho, đội, cửa hàng đều bố trí các cán bộ thống kê làm nhiệm vụ thống kê các hoạt động của đơn vị mình, tập hợp hệ thống hóa đơn, chứng từ phát sinh nộp về phòng kế toán Công ty (hoặc Chi nhánh) theo quy định của Công ty.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Tại phòng kế toán Công ty có 08 đồng chí: 8/8 đồng chí có trình độ Đại học chuyên ngành kế toán - tài chính Việc phân công nhiệm vụ tại phũng Kế toán - tài chính Công ty như sau:

Kế toán vốn bằng tiền, công nợ và các nghiệp vụ thanh toán

Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán

Kế toán doanh thu chi phí và các hoạt động sản xuất kinh doanh

Kế toán kho hàng hóa NVL, CC lao động, TSCĐ

Nhân viên thống kê đội xe và các cửa hàng, kho Trưởng phòng kế toán

Các bộ phận kế toán CN

Nhân viên thống kê các cửa hàng thuộc CNXDLạng Sơn

- Đ/c trưởng phòng kế toán: Chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc

Công ty, Tổng Công ty và các cơ quan chức năng về các mặt công tác kế tóan tài chính Doanh nghiệp trong phạm vi toàn Công ty.

Giúp việc cho đồng chí trưởng phòng kế toán là 01 đồng chí phó phòng và

- Đ/c phó phòng: Phụ trách bộ phận kế toán tổng hợp, trực tiếp làm kế toán tổng hợp, kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và giá thành các hoạt động dịch vụ Chịu trách nhiệm kiểm tra các bộ phận kế toán và lập các báo cáo kế toán tổng hợp và báo cáo chi tiết có liên quan.

- Chuyên viên 1: Làm kế tóan công nợ với người mua (1311), chịu trách nhiệm trước phòng về việc hạch toán chi tiết công nợ, theo dõi đôn đốc thu hồi công nợ, lập báo cáo chi tiết công nợ theo yêu cầu quản trị kinh doanh của Cty.

- Chuyên viên 2: Làm kế toán kho, hàng, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, lập thẻ kho, bảng kê nhập – xuất – tồn kho hàng hóa, NVL, CCDC chi tiết cho từng kho hàng và toàn Công ty Chịu trách nhiệm quản lý và hạch toán sự biến động của công cụ lao động trong kho cũng như đang dùng Lập báo cáo có liên quan đến phần công việc được phân công.

- Chuyên viên 3: Làm kế toán thanh toán, công nợ nội bộ ngành, theo dõi và hạch toán tình hình biến động của quỹ tiền mặt Lập các bảng kê, các sổ chi tiết có liên quan tới tiền mặt Định kỳ, lập báo cáo kế toán có liên quan đến phần hành công việc được giao Đối chiếu công nợ nội bộ ngành.

- Chuyên viên 4: Làm kế toán tiêu thụ hàng hóa, đầu tư xây dựng cơ bản và theo dõi công nợ nội bộ Công ty và kế toán thuế GTGT Có trách nhiệm lập báo cáo tiêu thụ hàng hóa, lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, kiểm tra đôn đốc công nợ trong nội bộ Công ty.

- Chuyên viên 5: Làm kế toán ngân hàng, theo dõi về tiền gửi ngân hàng,tiền đang chuyển Lập các bảng kê, sổ chi tiết có liên quan tới tiền gửi ngân hàng,tiền đang chuyển Định kỳ lập báo cáo liên quan đến phần hành được giao.

- Chuyên viên 6: Làm thủ quỹ có trách nhiệm thu, chi tiền mặt, lập sổ quỹ cân đối thu chi tiền mặt và làm nhiệm vụ nộp tiền mặt vào ngân hàng hàng ngày,lĩnh tiền từ ngân hàng khi có nhu cầu, chấp hành việc kiểm kê quỹ tiền mặt hàng tháng theo yêu cầu của trưởng phòng.

Về phương pháp tính thuế GTGT

TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN

1/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN

1.1/ Giới thiệu tổng quan về Công ty xăng dầu Bắc Sơn:

1.1.1/ Sự ra đời và phát triển của Công ty xăng dầu Bắc Sơn:

Công ty xăng dầu Bắc Sơn tiền thân là “Trạm bán buôn xăng dầu Bắc

Giang”, chính thức khởi công xây dựng năm 1956 và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 12 tháng 6 năm 1957 theo quyết định số 204/NTN-TCCB của Bộ thương nghiệp (nay là Bộ thương mại)

Theo quyết định 338 của HĐBT (nay là Chính phủ) về việc sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty xăng dầu Hà Bắc (nay là Công ty xăng dầu Bắc Sơn) được thành lập theo QĐ số 352/TM-TCCB ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ thương mại.

Công ty xăng dầu Bắc Sơn là Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Bộ thương mại) Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng Công thương Bắc Giang, Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Giang.

1.1.2/ Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm chung của Công ty xăng dầu Bắc Sơn:

Công ty xăng dầu Bắc Sơn có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh xăng dầu chính và các sản phẩm hóa dầu Hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh xăng dầu chính và các sản phẩm hóa dầu, dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo quản, giữ hộ hàng hóa Nguồn hàng kinh doanh nhập chủ yếu từ Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.

1.2/ Tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty xăng dầu Bắc Sơn:

Văn phòng trụ sở chính của Công ty đóng tại Số 38 đường Châu Xuyên – Phường Lê Lợi – Thành phố Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang Công ty có Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn, 01 kho Trung tâm tại Thành phố Bắc Giang với sức chứa 4.400m 3 xăng dầu các loại, 01 kho xăng dầu Mai Pha tại Lạng Sơn với sức chứa 500m 3 xăng dầu các loại.

01 Đội xe vận chuyển xăng dầu gồm 18 xe sitéc

50 Cửa hàng xăng dầu bán lẻ và cửa hàng kinh doanh gas dầu mỡ nhờn, trên

100 điểm Đại lý bán lẻ xăng dầu phân phối trên hầu hết các Huyện, Thị, khu dân cư, trục đường giao thông thuộc 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn

Tổ chức bộ máy quản lý: Đứng đầu là Giám đốc Công ty, giúp việc cho

Giám đốc là các Phó Giám đốc (có 01 phó Giám đốc tại Văn phòng Công ty, 01 Phó giám đốc trực tiếp làm Giám đốc Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn).

Có 04 phòng nghiệp vụ thuộc Văn phòng Công ty:

- Phòng Tổ chức – Hành chính

- Phòng Kế toán – tài chính

- Phòng Quản lý - Kỹ thuật

S ơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:

GIÁM ĐỐC CNXD LẠNG SƠN

Phòng Kế toán tài chính

Phòng Quản lý kỹ thuật

Phòng Tổ chức hành chính

Phòng Kế toán tài chính

Phòng Quản lý kỹ thuật

Phòng Tổ chức hành chính Đội xe 26 cửa hàng bán lẻ Đội xe

2/ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN:

2.1/ Mô hình tổ chức công tác kế toán:

Như đã nêu trên, Công ty xăng dầu Bắc Sơn là một Doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập với quy mô và địa bàn hoạt động liên tỉnh (02 tỉnh) Phía sau Công ty là một Chi nhánh trực thuộc hạch toán phụ thuộc, cửa hàng hạch toán báo sổ, khối lượng công việc kế toán phát sinh nhiều và liên tục trên tất cả hệ thống mạng lưới kinh doanh của Công ty Để phản ánh, kiểm tra, kiểm soát và kế toán kịp thời quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đó lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán theo hình thức hỗn hợp (vừa tập trung, vừa phân tán)

Tại Văn phòng Công ty có phòng Kế toán – Tài chính với nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ, tổng hợp quyết toán toàn Công ty và trực tiếp làm kế toán khối văn phòng Công ty Tại Chi nhánh trực thuộc, có thành lập phòng Kế toán – Tài chính với nhiệm vụ kế toán toàn bộ nghiệp vụ kế toán phát sinh thuộc địa bàn kinh doanh của Chi nhánh Lập báo cáo quyết toán khu vực Chi nhánh theo phân cấp của Công ty, tổ chức lưu trữ sổ sách, chứng từ phát sinh tại Chi nhánh Tại mỗi kho, đội, cửa hàng đều bố trí các cán bộ thống kê làm nhiệm vụ thống kê các hoạt động của đơn vị mình, tập hợp hệ thống hóa đơn, chứng từ phát sinh nộp về phòng kế toán Công ty (hoặc Chi nhánh) theo quy định của Công ty.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Tại phòng kế toán Công ty có 08 đồng chí: 8/8 đồng chí có trình độ Đại học chuyên ngành kế toán - tài chính Việc phân công nhiệm vụ tại phũng Kế toán - tài chính Công ty như sau:

Kế toán vốn bằng tiền, công nợ và các nghiệp vụ thanh toán

Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán

Kế toán doanh thu chi phí và các hoạt động sản xuất kinh doanh

Kế toán kho hàng hóa NVL, CC lao động, TSCĐ

Nhân viên thống kê đội xe và các cửa hàng, kho Trưởng phòng kế toán

Các bộ phận kế toán CN

Nhân viên thống kê các cửa hàng thuộc CNXDLạng Sơn

- Đ/c trưởng phòng kế toán: Chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc

Công ty, Tổng Công ty và các cơ quan chức năng về các mặt công tác kế tóan tài chính Doanh nghiệp trong phạm vi toàn Công ty.

Giúp việc cho đồng chí trưởng phòng kế toán là 01 đồng chí phó phòng và

- Đ/c phó phòng: Phụ trách bộ phận kế toán tổng hợp, trực tiếp làm kế toán tổng hợp, kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và giá thành các hoạt động dịch vụ Chịu trách nhiệm kiểm tra các bộ phận kế toán và lập các báo cáo kế toán tổng hợp và báo cáo chi tiết có liên quan.

- Chuyên viên 1: Làm kế tóan công nợ với người mua (1311), chịu trách nhiệm trước phòng về việc hạch toán chi tiết công nợ, theo dõi đôn đốc thu hồi công nợ, lập báo cáo chi tiết công nợ theo yêu cầu quản trị kinh doanh của Cty.

- Chuyên viên 2: Làm kế toán kho, hàng, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, lập thẻ kho, bảng kê nhập – xuất – tồn kho hàng hóa, NVL, CCDC chi tiết cho từng kho hàng và toàn Công ty Chịu trách nhiệm quản lý và hạch toán sự biến động của công cụ lao động trong kho cũng như đang dùng Lập báo cáo có liên quan đến phần công việc được phân công.

- Chuyên viên 3: Làm kế toán thanh toán, công nợ nội bộ ngành, theo dõi và hạch toán tình hình biến động của quỹ tiền mặt Lập các bảng kê, các sổ chi tiết có liên quan tới tiền mặt Định kỳ, lập báo cáo kế toán có liên quan đến phần hành công việc được giao Đối chiếu công nợ nội bộ ngành.

- Chuyên viên 4: Làm kế toán tiêu thụ hàng hóa, đầu tư xây dựng cơ bản và theo dõi công nợ nội bộ Công ty và kế toán thuế GTGT Có trách nhiệm lập báo cáo tiêu thụ hàng hóa, lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, kiểm tra đôn đốc công nợ trong nội bộ Công ty.

- Chuyên viên 5: Làm kế toán ngân hàng, theo dõi về tiền gửi ngân hàng,tiền đang chuyển Lập các bảng kê, sổ chi tiết có liên quan tới tiền gửi ngân hàng,tiền đang chuyển Định kỳ lập báo cáo liên quan đến phần hành được giao.

Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán

2.4.1/ Chế độ báo cáo kế toán:

Là một doanh nghiệp kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, Công ty xăng dầu Bắc Sơn luôn thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chế độ báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước và yêu cầu của cơ quan chủ quản (Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam) cũng như các cơ quan chức năng khác.

Bảng tổng hợp chi tiếtThẻ và sổ KT chi tiếtBảng kê

* Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty gồm:

- Phụ biểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Phụ biểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thương mại

- Phụ biểu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất và dịch vụ

- Phụ biểu báo cáo chi phí nghiệp vụ kinh doanh

- Phụ biểu báo cáo tiêu thụ

- Báo cáo Nhập – Xuất – Tồn

- Báo cáo chi tiết công nợ Thời gian: Báo cáo được lập vào cuối quý, năm

* Hệ thống báo cáo tài chính:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính.

Thời gian: Báo cáo hoàn thành 14 ngày sau mỗi quý và 25 ngày sau 1 năm.

* Hệ thống báo cáo nhanh:

- Báo cáo tình hình tài chính

- Báo cáo tình hình lưu chuyển tiền tệ.

Thời gian: Báo cáo lên Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam vào ngày 5,10, 15, 20, 25, 30 hàng tháng.

2.4.2/ Chế độ kiểm tra kế toán:

Do mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế với nhiều hoạt động liên quan đến nhiều đối tượng, trong khi toàn bộ công tác hạch toán đều được tiến hành, xứ lý trên máy tính nối mạng cục bộ cho nên Công ty rất nghiêm ngặt trong công tác kiểm trả kế toán nhằm đảm bảo tính chính xác trung thực của số liệu sổ báo cáo kế toán và thông tin kịp thời cho các đối tượng có liên quan.

Việc kiểm tra kế toán được thường xuyên thực hiện trong phòng Kế toán – tài chính Công ty xăng dầu Bắc Sơn như: Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa kế toán thanh toán và kế toán công nợ, giữa kế toán chi phí và thủ quỹ về các khoản thu, chi tiền mặt, nộp tiền vào Ngân hàng, rút tiền gửi Ngân hàng, thanh toán nội bộ, kiểm tra đối chiếu số liệu với Phòng kinh doanh.

Không chỉ kiểm tra tình hình hạch toán, phòng kế toán tài chính định kỳ kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách, chế độ thể lệ kế toán tài chính mà Nhà nước đó ban hành nhằm làm cho công tác kế toán của Công ty luôn được gắn với các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.

Từ công tác kiểm tra kế toán tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả của hệ thống kế toán, qua đó rút ra được những kết luận về tính chính xác, độ tin cậy của hệ thống kế toán và các số liệu, thông tin từ hoạt động kinh doanh của đơn vị và đề ra được phương hướng hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả trong thời kỳ tiếp theo.

Hệ thống tài khoản Công ty đang sử dụng

Hiện nay, Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản của Bộ tài chính ban hành để phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác trong Doanh nghiệp Các tài khoản chi tiết căn cứ vào hệ thống kế toán Ngành xăng dầu do Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam ban hành để áp dụng.

3/ KẾ TOÁN CÁC LOẠI VỐN BẰNG TIỀN TẠI CTY XDẦU BẮC SƠN:

Hạch toán vốn bằng tiền đảm nhiệm hệ thống thông tin có ích cho các hoạt động, các quyết định kinh tế, nên Hạch toán vốn bằng tiền rất cần thiết và thiết thực với các hoạt động tài chính của Doanh nghiệp.

Công ty xăng dầu Bắc Sơn là một Công ty có đồng tiền ra, vào rất lớn,bidnh quân 1 tháng khoảng 70 tỷ đồng Vì vậy, Công ty rất quan tâm đến công tác quản lý và hạch toán vốn bằng tiền.

Kế toán vốn bằng tiền ở Công ty sử dụng các TK sau:

TK 112 “Tiền gửi Ngân hàng”

Việc hạch toán vốn bằng tiền được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn

Doanh thu bán hàng Chi mua NVL, HH và CCDC

Rút TGNH về nhập quỹ Chi mua sắm TSCĐ

Hoặc chi quỹ gửi vào NH và CP XDCB

Thu hồi nợ Chi thanh toán các khoản nợ

(phải nộp và phải trả)

TK 141 Chi tạm ứng cho CBNV

TK 154, 641 Chi phí bằng tiền

TK 113 Tiền gửi đã chuyển đang trên đường

Kế toán tiền mặt

Mọi khoản thu, chi tiền mặt phải có phiếu thu, chi hoặc chứng từ nhập, xuất, có đủ chữ ký của người giao, người nhận, thủ quỹ, giám đốc, kế toán thanh toán, kế toán trưởng Căn cứ để lập phiếu thu, phiếu chi là các chứng từ gốc như: Hóa đơn GTGT, Bảng thanh toán lương…

TK 111 “Tiền mặt”: Phản ánh các loại tiền mặt của Doanh nghiệp, chi tiết:

Khách hàng có nhu cầu mua xăng, dầu, gas, bếp gas… đến viết hóa đơn GTGT tại Phòng Kinh doanh Công ty Hóa đơn được in thành 3 liên:

Liên 1: Liên gốc, lưu tại Phòng Kinh doanh Công ty

Liên 2: Liên đỏ, giao cho khách hàng

Liên 3: Dùng để thanh toán, lưu kế toán

Trong tháng 4 năm 2008, Công ty TNHH Tuyết Ly có mua của Công ty xăng dầu Bắc Sơn một xe dầu Diezel 0,25%S với dung tích 13.266 lít Số tiền là 181.876.860 đồng.

Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ phát hành hóa đơn GTGT cho khách hàng:

HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 2: Giao khách hàng Ngày 01 tháng 4 năm 2008

Ký hiệu: BS/2007T 0049581 Đơn vị bán hàng: Công ty xăng dầu Bắc Sơn Địa chỉ: 38 – Châu Xuyên – Lê Lợi – Bắc Giang

Số tài khoản: 43110000000506 – Ngânn hàng đầu tư & phát triển tỉnh Bắc Giang Điện thoại: 0240.855.371 MST: 2400112897

Họ tên người mua: Nguyễn Thị Ly

Tên đơn vị: Công ty TNHH Tuyết Ly Địa chỉ: Phường Trần Phú – TP Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang

Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 2400300065

Stt Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giỏ Thành tiền

Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 16.172.448

Số tiền viết bằng chữ: Một trăm tám mươi mốt triệu, chín trăm bảy mươi chín nghìn, tám trăm sáu mươi đồng./.

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, đúng dấu, ghi rõ họ tên)

Sau khi khách hàng viết hóa đơn GTGT xong, kế toán viết phiếu thu tiền trên máy vi tính và in thành 2 liên Liên 1 giao cho khách hàng, liên 2 nộp tiền mặt tại quỹ.

TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN

Căn cứ: HĐ bán hàng

Họ tên: Nguyễn Thị Ly

Mã đơn vị: 21780505 Đơn vị: Công ty TNHH Tuyết Ly

Nội dung: Nộp tiền mua hàng

Stt Ghi chú TK Nợ TK Có Số tiền

Bằng chữ: Một trăm tám mươi mốt triệu, chín trăm bảy mươi chín nghìn, tám trăm sáu mươi đồng./.

GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỸ

Khi khách hàng nộp tiền xong, thủ quỹ đúng dầu “Đã thu tiền” vào 1 liên gửi cho khách hàng, còn 1 liên lưu cùng chứng từ gốc, hết ngày đối chiếu với sổ chứng từ kế toán do kế toán in ra hàng ngày.

Khi chi tiền mặt: Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán, các hóa đơn nhập, xuất hàng hóa… để viết phiếu chi trên máy tính Phiếu chi được in ra 01 liên. Khi người nhận tiền giao phiếu chi cho thủ quỹ, nhận tiền xong thì thủ quỹ giữ lại

“Phiếu chi” để hết ngày đối chiếu với sổ chứng từ kế toán do kế toán in ra hàng ngày.

* Giấy đề nghị thanh toán:

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN

Kính gửi: Giám đốc Công ty xăng dầu Bắc Sơn

Ngày 31 tháng 03 năm 2008, Phòng Kinh doanh chi tiếp khách Công ty TNHH Quỳnh Mai Chi phí tiếp khách hết 550.000 đồng (Một trăm năm mươi nghìn đồng)

Vậy đề nghị Công ty cho thanh toán số tiền trên.

Bắc Giang, ngày 01 tháng 04 năm 2008

GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

Căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán, kế toán viết phiếu chi

TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN

Căn cứ: Giấy đề nghị TT, HĐ

Họ tên: Trương Thị Ngọc Hà

Mã đơn vị: 11006003 Đơn vị: Công ty xăng dầu Bắc Sơn

Nội dung: Chi tiếp khách Cty TNHH Quỳnh Mai

Stt Ghi chỳ TK Nợ TK Có Số tiền

Bằng chữ: Năm trăm năm mươi nghìn đồng chẵn

Kèm theo: 02 chứng từ gốc

GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN NGƯỜI NHẬN

Trong ngày 01 tháng 4 năm 2008 có các nghiệp vụ phát sinh về thu, chi tiền mặt sau:

+ Phiếu thu số 3778: Công ty TNHH Tuyết Ly nộp tiền mua hàng số tiền: Số tiền: 181.876.860 đồng (Một trăm tám mươi mốt triệu, chín trăm bảy mươi chín nghìn, tám trăm sáu mươi đồng)

+ Phiếu thu số 3779: Cửa hàng xăng dầu Trần Phú nộp tiền bán hàng theo ca số tiền: 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng chẵn)

+ Phiếu thu số 3780: Công ty TNHH Quỳnh Phương nộp tiền mua hàng số tiền: 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng chẵn)

+ Phiếu chi số 2212: Phòng Kinh doanh Công ty chi tiếp khách hàng số tiền là: 550.000 đồng (Năm trăm năm mươi nghìn đồng chẵn)

+ Phiếu chi số 2213: Lấy tiền mặt tại quỹ nộp vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang số tiền 700.000.000 đồng (Sáu trăm triệu đồng chẵn)

Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi trên kế toán vào sổ chứng từ kế toán in ra hàng ngày để đối chiếu với thủ quỹ Sau khi đó đối chiếu thấy số liệu chính xác, thủ quỹ sẽ bàn giao chứng từ cho kế toán, kế toán thanh toán kiểm tra, chuyển kế toán trưởng duyệt, để hết quý sắp xếp vào kho lưu trữ của Công ty.

Các loại sổ sử dụng được lập hàng ngày trên máy vi tính:

- Sổ chứng từ kế toán

- Sổ chi tiết phát sinh công nợ

Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Công ty xăng dầu Bắc Sơn

SỔ QUỸ TIỀN MẶT KIÊM BÁO CÁO QUỸ

THỦ QUỸ KẾ TOÁN TRƯỞNG

Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Công ty xăng dầu Bắc Sơn

SỔ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Từ ngày 01/04/2008 đến 01/04/2008 Tài khoản 1111 “Tiền mặt”

Chứng từ Ghi chú Nợ Có TKDU

TM1 3778 01/4 Cty Tuyết Ly NTH 181.876.860 1311

TM1 3779 01/4 CHXD Trần Phú NTH 50.000.000 1312

TM2 2212 01/4 P.KD chi tiếp khách 500.000 64111

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Công ty xăng dầu Bắc Sơn

SỔ CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ

TK cụng nợ 1312: Phải thu của cửa hàng trực thuộc Chi tiết nợ: 11006126 CHXD Trần Phú

Chứng từ Diễn giải Số tiền nợ Số tiền có

Mã Số Ngày HĐ VAT

TM1 3779 01/4 CHXD Trần Phú NTH 50.000.000

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

Sau khi đó vào sổ chứng từ kế toán xong, máy tính tự động cập nhật vào sổ cái tài khoản 1111 như sau:

Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Công ty xăng dầu Bắc Sơn

Phát sinh Nợ Có TKDU

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

Căn cứ vào các sổ liệu ở trên, kế toán vào “Nhật ký chứng từ số 1”:

Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Công ty xăng dầu Bắc Sơn

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1

Có Tài khoản: 131 Phải thu của khách hàng

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN

Về công tác kế toán

Việc tổ chức bộ máy kế toán đã căn cứ vào khối lượng công tác kế toán và các phần hành kế toán cũng như đặc điểm của Công ty để tổ chức theo mô hình hỗn hợp, do vậy nên rất hợp lý Đội ngũ Phòng Kế toán – Tài chính có 8 người, được phân công một cách hợp lý, đảm bảo công bằng cũng như năng suất công việc kế toán đạt kết quả cao.

Về lập chứng từ kế toán: Bộ phận kế toán của Công ty đã lập chứng từ kế toán bằng máy vi tính và đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán.

Tất cả các chứng từ kế toán do Doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều đã được tập trung vào bộ phận kế toán Doanh nghiệp Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đo và chỉ sau khi đã kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dung chứng từ đó để ghi sổ kế toán.

1.2/ Về số sách kế toán:

Việc chọn hình thức sổ “Nhật ký chứng từ” cũng là phù hợp với quy mô của Công ty và với trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán Mặt khác, rất thích hợp cho việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán, nhờ đó đã giảm bớt được khối lượng công việc tổng hợp cuối kỳ, lập báo cáo được nhanh chóng, đúng hạn Sổ dung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các khoản của các nghiệp vụ đó Số liệu trên Nhật ký đã phản ánh được tổng số phát sinh bên

Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở Công ty.

Sổ Nhật ký đã phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ

- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

Công ty đã sử dụng Sổ Cái để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và từng niên độ kế toán theo các tài khoản đã được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng trong các Doanh nghiệp Sổ liệu trên Sổ Cái đã phản ánh tổng hợp tình hình Tài sản cố định của Công ty xăng dầu Bắc Sơn.

Sổ Cái đã phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ

- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên

Có của Tài khoản đó.

1.3/ Về công tác tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền:

Khi có các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm, Công ty đều phản ánh đúng đắn và kịp thời theo đúng chế độ kế toán hiện hành Hàng tháng, Công ty đều vào sổ chứng từ, bảng kê một cách chính xác cho từng từng đơn vị sử dụng Qua đó, Công ty quản lý chặt chẽ tình hình biến động của đồng vốn.

2/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN:

Trong thời gian thực tập tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để Công ty quản lý, kinh doanh, hạch toán và quản lý tốt vốn bằng tiền của Doanh nghiệp.

2.1/ Về tổ chức kinh doanh: Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thu được lợi nhuận, nâng cao đời sống CBCNV, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì Công ty đề ra các biện pháp cụ thể nhằm giữ vững và mở rộng thị trường kinh doanh, tăng cường công tác tiếp thị Thực hiện đa dạng hoá mặt hàng và đa dạng hoá loại hình kinh doanh Đồng thời luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan cấp trên và chính quyền địa phương tại địa bàn Công ty quản lý để tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ khách hàng. Đầu tư thêm nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào việc mua sắm, sửa chữa và đổi mới các trang thiết bị phục vụ cho quản lý sản xuất kinh doanh, giảm những chi phí không cần thiết để giảm phí.

Cần mở rộng thị trường bán lẻ, xây dựng thêm một số cửa hang bán lẻ ở các Huyện trong Tỉnh Bắc Giang cũng như thị trường ở tỉnh Lạng Sơn.

Thường xuyên phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh của Công ty, có chính sách thưởng, phạt đích đáng trong quản lý, sản xuất.

1.2/ Về tổ chức hạch toán kế toán:

Bảo toàn vốn cố định là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, trước hết bằng việc bảo toàn vốn cố định là một việc có tầm quan trọng chiến lược về hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả Do vậy, Doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng hợp lý với sự phát triển của khao học kỹ thuật vào tình hình thực tế của đơn vị nhằm thu hồi vốn nhanh phục vụ nhu cầu đổi mới trang thiết bị.

3/ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN:

Công ty xăng dầu Bắc Sơn có bộ máy quản lý cũng như bộ máy kế toán gọn nhẹ, không kồng kềnh Sự xắp sếp phân công công việc cho từng chuyên viên

Về tổ chức hạch toán kế toán

Hệ thống sổ sách chứng từ được cập nhật thường xuyên, liên tục hàng ngày. Cùng với sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Giám đốc Công ty tới các phòng ban đặc biệt là Phòng Kế toán – tài chính về vấn đề kế toán vốn bằng tiền cũng như các vấn đề tài chính khác nên Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch của Tổng Công ty giao.

Lãnh đạo phòng Kế toán – tài chính thường xuyên hướng dẫn, chỉ bảo cho anh chị em trong phòng làm đúng nghiệp vụ theo đúng quy định của Ngành cũng như của Nhà nước ban hành.

Thực hiện đúng chế độ báo cáo định kỳ với Tổng Công ty xăng dầu ViệtNam.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý  của Công ty: - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xăng dầu bắc sơ
Sơ đồ t ổ chức bộ máy quản lý của Công ty: (Trang 28)
Bảng tổng hợp chi tiếtThẻ và sổ KT chitiếtBảng kê - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xăng dầu bắc sơ
Bảng t ổng hợp chi tiếtThẻ và sổ KT chitiếtBảng kê (Trang 34)
BẢNG KÊ NHẬP NỘI BỘ NGÀNH Từ ngày 01/4/2008 đến 15/4/2008 (Trích) - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xăng dầu bắc sơ
ng ày 01/4/2008 đến 15/4/2008 (Trích) (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w