Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Tác động của năng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tính cấp thiết của đề tài
Bản chất năng động của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng và phát triển các năng lực của mình để đáp ứng sự thay đổi ngày càng nhanh chóng của khách hàng [1]–[3] Bởi vậy, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với những thách thức về cạnh tranh (giữa các doanh nghiệp), thay đổi (công nghệ và xu hướng thị trường), và các cuộc khủng hoảng bất định
[4] Tại Việt Nam cũng vậy, cùng với sự mở cửa kinh tế và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên Theo báo cáo sách trắng doanh nghiệp Việt Nam hàng năm có hơn 130 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 2018 – 2021 và hiện tại có hơn 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng gần 70% doanh nghiệp có báo cáo kết quả kinh doanh và có đến gần 50% doanh nghiệp báo cáo lỗ [5] Ngoài ra có đến hơn 25 nghìn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hàng năm (riêng năm 2020 do đại dịch COVID 19 tăng lên đến hơn 45 nghìn doanh nghiệp) và khoảng trên 15 nghìn doanh nghiệp làm các thủ tục giải thể [5] Những thông tin này cho thấy yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp phải xác định, nuôi dưỡng và phát triển những năng lực của mình tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn đến từ sự bất định của thị trường xuất phát từ các vấn đề vĩ mô Tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiềm ẩn nhiều bất định, khó dự đoán cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Chẳng hạn, cuộc thương chiến Mỹ - Trung gây xáo trộn nhiều hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu Ngay sau thương chiến Mỹ
- Trung là sự lan rộng của đại dịch cúm COVID 19 gây ảnh hưởng lớn đến nhiều nền kinh tế trong đó có Việt Nam và gây ra nhiều hệ quả bất lợi cho các doanh nghiệp Chỉ riêng năm 2020 với ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đã làm tăng số doanh nghiệp đóng của thêm khoảng 20 nghìn doanh nghiệp so với trung bình hàng năm [5] Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh do Nga phát động chống lại Ukraine từ tháng 3/2022 cũng dẫn đến các lệnh trừng phạt hà khắc đối với các chủ thể từ Nga mà các doanh nghiệp Việt Nam có các hoạt động kinh doanh quốc tế không thể bỏ qua Điều đó, cho thấy các doanh nghiệp cần thiết xây dựng, điều chỉnh các dạng năng lực của mình để thích ứng với thị trường và phản ứng với những thay đổi bất định.
Hiện nay, để xác định, thiết lập các lợi thế cạnh tranh để sống sót và phát triển của các doanh nghiệp thường được dựa trên nền tảng của các lý thuyết cạnh tranh truyền thống [6]–[8].
Cụ thể, sự thống trị của lý thuyết tổ chức ngành (Indusrial Organization) với mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter [9], [10] trong thiết lập các chiến lược doanh nghiệp Mặc dù trở thành một trường phái thống trị trong quản trị chiến lược nhưng lý thuyết tổ chức ngành cũng bị chỉ trích là không hoàn toàn thích hợp trong bối cảnh thị trường nhiều thay đổi [8], [11], [12].Nhiều nghiên cứu chỉ trích quan điểm của lý thuyết tổ chức ngành chỉ dựa trên các yếu tố bên ngoài và xem xét thị trường ở trạng thái cân bằng [7], [13] Giả định về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xuất phát từ đặc điểm ngành kinh doanh cũng không đứng vững ở các nghiên cứu thực nghiệm [14] Một số nghiên cứu cho thấy lợi thế ngành có ảnh hưởng ít hơn đến kết quả kinh doanh so với việc doanh nghiệp sở hữu các nguồn lực đặc biệt [14]–[16] Điều này dẫn đến một quan điểm mới về thiết lập lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp (Resource based view - RBV) Theo quan điểm của RBV doanh nghiệp nên thiết lập chiến lược dựa trên việc sở hữu các nguồn lực hay tài sản [17], [18] Giả định của lý thuyết nguồn lực là các doanh nghiệp khác nhau sở hữu các nguồn lực khác nhau [17] Thành công của doanh nghiệp là việc dựa trên sử dụng hiệu quả các nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu [18]–[20] Mặc dù đã trở thành một trường phái trong thiết lập chiến lược phổ biến nhưng quan điểm về tạo lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực cũng gặp những chỉ trích nhất định RBV bị chỉ trích là thiếu khả năng thích ứng với những bối cảnh thay đổi Nhiều học giả cho rằng chỉ đơn thuần sở hữu và kiểm soát các nguồn lực không làm các doanh nghiệp thành công hay đạt được lợi thế cạnh tranh [21] RBV không giải thích được đẩy đủ cách thức và lý do tại sao các doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh trong những tình huống thay đổi nhanh chóng và không thể đoán định [6], [22] RBV có thể là lý thuyết hiệu quả khi các doanh nghiệp hoạt động ở các thị trường ổn định Tuy nhiên ở các thị trường năng động, có tốc độ thay đổi nhanh thì việc chỉ dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp không thể phát triển và có xu hướng sụp đổ [6] Hệ quả là các doanh nghiệp chỉ dựa vào những nguồn lực sẵn có thể không thành công ở những thị trường năng động.
Những chỉ trích đối với lý thuyết tổ chức ngành và lý thuyết nguồn lực còn được củng cố bởi thực tế nhiều doanh nghiệp lớn thất bại mặc dù họ ở vị thế tốt trên thị trường và sở hữu nguồn lực lớn nhưng không thích ứng kịp thời với sự thay đổi từ thị trường Chẳng hạn, Compaq, Nokia hay Toshiba đều từng có vị thế lớn trong lĩnh vực của mình và sở hữu nguồn lực lớn nhưng không tránh khỏi các thất bại thị trường và sụp đổ Những chỉ trích lý thuyết này đã dẫn đến quan điểm mới trong quản trị chiến lược – quan điểm về năng lực động từ những năm 1990 [8], [23] Lý thuyết năng lực động doanh nghiệp được phát triển bởi Teece được xem như hệ quả mở rộng của lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường động tích hợp với các khía cạnh trong lý thuyết tổ chức ngành và kinh tế học tiến hóa (môi trường năng động), lý thuyết tổ chức học hỏi (quá trình thay đổi của tổ chức) [8] Theo Teece và cộng sự(1997)[8] năng lực động đề cập đến khả tích hợp, xây dựng và định dạng lại những nguồn lực bên trong và bên ngoài để đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh Theo cách diễn giải của lý thuyết năng lực động những năng lực là những năng lực liên quan đến các quá trình tổ chức và quản lý bao gồm nhận dạng các cơ hội và nguy cơ (sensing), nắm bắt các cơ hội(seizing), và cấu trúc hay định dạng lại các nguồn lực (reconfiguration) để quán lý các mối đe dọa và thay đổi [3], [11] Theo quan điểm về năng lực động chỉ những năng lực cốt lõi (có giá trị, hiếm, khó bắt chước, khó thay thế - VRIN) nhằm đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh mới được xem là năng lực động [6].
Cách tiếp cận xác định nguồn gốc tạo ra lợi thế cạnh tranh của lý thuyết năng lực động đã bổ sung và khắc phục được các hạn chế của các lý thuyết cạnh tranh truyền thống dựa trên nền tảng lý thuyết tổ chức ngành và lý thuyết nguồn lực [8], [11] Mặc dù vậy, các nghiên cứu về lý thuyết năng lực động vẫn tồn tại nhiều tranh cãi chưa thống nhất của các học giả Những nghiên cứu lý thuyết đầu tiên tập trung vào làm rõ khái niệm về năng lực động, đặc điểm của năng lực động [6], [8], [11], [24], [25] Vượt qua những tranh luận về khái niệm của năng lực động là việc xác định đánh giá hay đo lường năng lực động [26]–[29] Mặc dù còn những tranh luận và có cách tiếp cận khác nhau trong việc đánh giá năng lực động và quan hệ của năng lực động với kết quả kinh doanh nhưng xu hướng xem xét năng lực động như các dạng năng lực cụ thể thõa mãn những tiêu chí nhất định được các học giả sử dụng phổ biến [6], [30]–[33] Đây cũng là cách tiếp cận chính của luận án này trong việc đánh giá ảnh hưởng của các dạng năng lực động đến kết quả kinh doanh.
Nghiên cứu về năng lực động và kết quả kinh doanh đã trở thành một trong những dòng nghiên cứu chính trên thế giới về chiến lược kinh doanh [34] Có nhiều nỗ lực khác nhau để xác định những dạng năng lực cụ thể là năng lực động của doanh nghiệp và kiểm chứng các ảnh hưởng của năng lực động với kết quả kinh doanh [7], [27], [28], [32], [33], [35]–[37] Theo cách tiếp cận xem xét những năng lực cụ thể được xác định là năng lực động (thõa mãn tiêu chí VRIN, và hướng tới đáp ứng sự thay đổi của thị trường) có thể xem nhiều năng lực cụ thể khác nhau của doanh nghiệp là năng lực động Các dạng năng lực phổ biến được đề cập như các dạng năng lực động trong các nghiên cứu trước đây như năng lực định hướng kinh doanh [30],
[32], [38]–[41]; năng lực định hướng học hỏi [35], [40]–[44]; năng lực marketing [31], [40], [45]–[49]; năng lực tiếp thu [50]–[53]; năng lực thích nghi [50], [54]–[57]; hay năng lực định hướng thị trường [58]–[60].
Tại Việt Nam cũng vậy, quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế và tham gia ngày càng nhiều vào các hợp tác thương mại quốc tế vừa đem lại những cơ hội nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Một trong những thách thức lớn nhất là mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên khi các rào cản kinh doanh được bãi bỏ, các doanh nghiệp quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam ngày càng tăng lên Hệ quả là số doanh nghiệp mới gia tăng nhanh chóng với dự báo Việt Nam có thể đạt 1.5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 [61] Đồng thời với số doanh nghiệp gia tăng là làn sóng đóng cửa và phá sản doanh nghiệp cũng tăng theo, đặc biệt khi có các cú sốc kinh tế như đại dịch COVID 19 vừa qua với trung bình hơn 40 nghìn doanh nghiệp đóng cửa hoặc phá sản hàng năm Thực tế tại Việt Nam trong phân tích cạnh tranh các doanh nghiệp phần lớn vẫn dựa trên lý thuyết tổ chức ngành với các kiểu chiến lược dựa trên vị thế của ngành (khả năng sinh lời) và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt hoá và chiến lược tập trung) [9], [10] Trong các tuyên bố về chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam thường liên quan đến chiến lược khác biệt hoá (Vingroup, Viettel, Thế giới di động, FPT), hoặc chiến lược dẫn đầu về thị trường (Vinamilk, Hoà Phát, Viettel) [62]–
[66] Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp thiết lập chiến lược dựa trên quan điểm của lý thuyết nguồn lực như trường hợp Viettel Năm 2009, Tổng giám đốc Viettel ông Nguyễn Mạnh Hùng trong trao đổi với các lãnh đạo của FPT cho rằng “chiến lược chỉ học được nhau về mặt tư tưởng, nhận thức chứ bắt chước nhau là khó” [67] Bên cạnh những ví dụ thành công trên thị trường dựa vào những chiến lược từ lý thuyết tổ chức ngành hay lý thuyết nguồn lực thị trường cũng chứng kiến các trường hợp gặp khó khăn của các doanh nghiệp theo đuổi các chiến lược như vậy khi thị trường thay đổi Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi thị trường thay đổi như trường hợp các doanh nghiệp taxi truyền thống do thay đổi nhanh chóng của công nghệ, hay những khó khăn do các cú sốc kinh tế với nhóm các doanh nghiệp bất động sản (sốc do chính sách tài khoá, sốc do chính sách tiền tệ) Trong khi đó, mặc dù được thừa nhận như một lý thuyết bổ sung cho các hạn chế của trường phái lý thuyết cạnh tranh truyền thống nhưng lý thuyết về năng lực động vẫn chưa được giới thiệu phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy, việc ứng dụng và phát triển lý thuyết này tại Việt Nam có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận dạng và phát triển các dạng năng lực động để thúc đẩy cải thiện kết quả kinh doanh của họ.
Như vậy, mặc dù đã tồn tại nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của các dạng năng lực động [3], [11], [24], [33], [35], [68], [69], và xác nhận tồn tại quan hệ giữa các nhân tố tạo thành năng lực động và kết quả kinh doanh [7], [28], [33], [35], [36], [50], [70] Tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn xem xét ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh trong những ngành kinh doanh cụ thể nên ít xem xét ảnh hưởng của các khía cạnh về biến động của môi trường kinh doanh đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh [30], [32], [33],
[35] Ngoài ra, chưa có các nghiên cứu kiểm chứng việc sở hữu các năng lực động khác nhau có giúp cho doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với các cú sốc kinh tế lớn hay không, mặc dù đã có một số nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của biến động thị trường [37] Bên cạnh đó, do là một lý thuyết mới nên tại Việt Nam các nghiên cứu về năng lực động còn rất khiêm tốn Một số nghiên cứu dừng lại ở các tổng hợp lý thuyết [35], [71] hoặc tập trung vào các doanh nghiệp ở một vài địa phương nhất định [7], [72], hoặc tập trung vào xem xét ở một doanh nghiệp cụ thể
[31], [35] Bởi vậy, các học giả cũng đề nghị cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để khám phá những nhân tố năng lực động mới và kiểm chứng các quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh cũng như quan hệ giữa các dạng năng lực động này với nhau [6], [7], [33], [69],
[73] Do đó, trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay, tại Việt Nam cần thiết thực hiện các nghiên cứu để làm rõ (i) những nhóm năng lực cụ thể nào có thể xem xét là năng lực động, (ii) ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh như thế nào; (iii) những yếu tố về môi trường kinh doanh và các cú sốc kinh tế lớn (ví dụ: COVID 19) ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh; và (iv) làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam có thể nuôi dưỡng và phát triển các dạng năng lực động để nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện kết quả kinh doanh Xuất phát từ những lý do này, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là làm rõ tiêu chí xác định các dạng năng lực cụ thể có thể xem là năng lực động, đánh giá tác động của các thành phần năng lực động tới kết quả kinh doanh, xem xét vai trò của các yếu tố môi trường kinh doanh (nhiễu động thị trường, cường độ cạnh tranh) đến quan hệ giữa các thành phần năng lực động và kết quả kinh doanh Ngoài ra, luận án còn xem xét ảnh hưởng của cú sốc kinh tế (qua sự kiện COVID 19) đến quan hệ giữa các thành phần năng lực động và kết quả kinh doanh Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
Thứ nhất, luận án tập trung làm rõ khái niệm về năng lực động và những tiêu chí để xác định các dạng năng lực cụ thể của doanh nghiệp có thể xem là năng lực động tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, luận án thiết lập một khung phân tích (mô hình) đánh giá ảnh hưởng của các thành phần năng lực động đến kết quả kinh doanh có xem xét ảnh hưởng điều tiết của các yếu tố môi trường kinh doanh như nhiễu động thị trường, cường độ cạnh tranh cũng như sốc kinh tế.
Thứ ba, luận án tập trung đánh giá mức độ tác động của các thành phần năng lực động đến kết quả kinh doanh và quan hệ điều tiết của nhiễu động thị trường và cường độ cạnh tranh đến quan hệ giữa các nhân tố năng lực động và kết quả kinh doanh Ngoài ra, luận án cũng đánh giá tác động của cú sốc kinh tế (qua sự kiện COVID 19) đến ảnh hưởng của năng lực động và sự thay đổi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ tư, luận án đưa ra các gợi ý, đề xuất một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt
Nam nhằm phát triển các dạng năng lực động để cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận án tiếp cận tích hợp sử dụng phương pháp hỗn hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Các nghiên cứu định tính được sử dụng các phương pháp văn bản học, tổng hợp tài liệu để đánh giá tổng quan nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý thuyết trong luận án Tiếp theo phương pháp chuyên gia được sử dụng để đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu đo lường các biến nghiên cứu trong giai đoạn phát triển thang đo nghiên cứu cho mô hình nghiên cứu xây dựng được của luận án Phương pháp phỏng vấn chuyên gia cũng được sử dụng sau nghiên cứu định lượng để có thông tin giải thích tốt hơn về các kết quả phân tích định lượng thu được ở giai đoạn thảo luận/diễn giải các kết quả nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn đánh giá sơ bộ thang đo và phân tích, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra bằng các phân tích dữ liệu đa biến Các biến nghiên cứu được đánh giá tính tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, hệ số tin cậy tổng hợp, hệ số rho_A và phương sai trích trung bình Tính thích hợp của các thang đo được đánh giá qua mô hình đo lường (các biến đa hướng) và mô hình tới hạn (tất cả các biến đa hướng và đơn hương) để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biên nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu.
Mô hình cấu trúc ước lượng bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS – SEM) được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Các biến kiểm soát được phân tích bằng phương pháp biến giả Các quan hệ điều tiết được ước lượng bằng bổ sung biến tích chuẩn hóa trong mô hình ước lượng Các ảnh hưởng trung gian được đánh giá bằng hệ số tác động gián tiếp trong mô hình Để đánh giá ảnh hưởng của cú sốc kinh tế tới quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh luận án sử dụng phân tích bằng mô hình hồi quy logistic Đánh giá hiện trạng của các dạng năng lực động và kết quả kinh doanh được thực hiện bằng điểm đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn Những khác biệt theo đặc điểm doanh nghiệp được đánh giá bằng kiểm định t hoặc phân tích phương sai (ANOVA) Các kết quả được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, SmartPLS và R.
Đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu của luận án mang lại những đóng góp cả về mặt lý luận, khoa học và thực tiễn Cụ thể:
Về mặt lý luận, khoa học
Thứ nhất thông qua tổng quan đánh giá các tài liệu nghiên cứu vê chủ đề năng lực động, luận án đã làm rõ được khái niệm về năng lực động, đặc điểm của năng lực động và xác định một cách rõ ràng ba nhóm tiêu chí xem xét một năng lực cụ thể có thể xem là năng lực động bao gồm (i) dạng năng lực cốt lõi (thoả mãn tiêu chí VRIN), (ii) dạng năng lực giúp doanh nghiệp nhận biết các cơ hội kinh doanh và các nguy cơ (sensing), nắm bắt được các cơ hội kinh doanh (seizing), và tổ hợp, định dạng lại những nguồn lực của doanh nghiệp (reconfiguring); và (iii) dạng năng lực hướng tới sự đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Thứ hai, luận án đã đề xuất được một mô hình đánh giá ảnh hưởng của các nhóm năng lực động chính tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam Mô hình nghiên cứu đề xuất đã mở rộng đánh giá quan hệ giữa các dạng năng lực động tới kết quả kinh doanh trong bối cảnh thị trường biến động (quan hệ điều tiết của các nhân tố môi trường) và ảnh hưởng của năng lực động đến khả năng phản ứng của doanh nghiệp với các cú sốc kinh tế lớn (thông qua xem xét ảnh hưởng của đại dịch COVID 19).
Thứ ba, luận án cũng đã phát triển và hiệu chỉnh được một bộ công cụ đo lường (thang đo) để đo lường các nhân tố năng lực động, kết quả kinh doanh và sự biến động của môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam Các kết quả kiểm định cho thấy các thang đo xây dựng được là tin cậy và thích hợp có thể sử dụng tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai về chủ đề này.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cung cấp những hàm ý quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp để phát hiện, nuôi dưỡng và phát triển các dạng năng lực động hướng tới tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững Cụ thể, thông qua phân tích dữ liệu định lượng khảo sát được và phỏng vấn định tính sau nghiên cứu định lượng, luận án đề xuất các doanh nghiệp nên tập trung vào cải thiện những năng lực giúp họ nhận biết cơ hội và nguy cơ của thị trường (sesing), nắm bắt các cơ hội (seizing) và định dạng lại các nguồn lực (reconfiguring) để duy trì lợi thế cạnh tranh Các gợi ý cụ thể đối với doanh nghiệp bao gồm (i) tăng cường năng lực định hướng kinh doanh; (ii) cải thiện năng lực định hướng thị trường và năng lực marketing; (iii) xây dựng doanh nghiệp như một tổ chức học hỏi; (iv) cải thiện khả năng thích nghi với những biến động thị trường.
Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được trình bày với kết cấu gồm 05 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về năng lực động và kết quả kinh doanh Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực động và quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh doanh
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận và các hàm ý nghiên cứu
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ
Tổng quan nghiên cứu về năng lực động
1.1.1 Nguồn gốc lý thuyết năng lực động
Quan điểm về năng lực động doanh nghiệp được khởi xướng ban đầu từ những năm 1990 [8], [12]. Theo Teece và cộng sự (1997) nguồn gốc khái niệm năng lực động bắt đầu từ những năm 1930 với lý thuyết kinh tế học tiến hóa [74], [75] Nền tảng chính (nguồn gốc) của quan điểm năng lực động trong doanh nghiệp xuất phát và tích hợp từ các lý thuyết tổ chức ngành (IO), lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp và lý thuyết về tổ chức học hỏi [3], [8], [11], [12] Dựa trên đánh giá các lý thuyết về cạnh tranh truyền thống và đưa ra những phê phán chúng thiếu toàn diện cho môi trường động Chẳng hạn, lý thuyết tổ chức ngành với đại diện là các nghiên cứu của Porter đựa trên phân tích năm lực lượng cạnh tranh đựa trên giả định các ngành kinh doanh khác nhau là khác nhau, doanh nghiệp tận dụng lợi thế ngành để thiết lập các chiến lược kinh doanh khác nhau Lý thuyết tổ chức ngành bị phê phán chỉ dựa vào phân tích các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và ở trạng thái thị trường cân bằng [7], [13] Ngược lại, lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp lại cho rằng các doanh nghiệp nên thiết lập chiến lược dựa trên việc sở hữu những nguồn lực đặc trưng khác nhau Thành công của doanh nghiệp là việc dựa trên sử dụng hiệu quả các nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu [16], [18]–[20] Cả lý thuyết tổ chức ngành và lý thuyết nguồn lực đều có những hạn chế trong việc giải thích sự thất bại của các doanh nghiệp khi sự thay đổi của thị trường đang diễn ra nhanh chóng Bởi vậy, quan điểm về năng lực động trở thành một lý thuyết mới bổ sung cho các lý thuyết về cạnh tranh truyền thống giải thích ảnh hưởng của các nguồn lực, năng lực động đến việc tạo ra kết quả kinh doanh [11] Hình 1.1 mô tả các nền tảng hình thành lý thuyết năng lực động.
Thuyết tiến hóa kinh tế
(Doanh nghiệp thay đổi theo thời gian như thế nào)
Doanh nghiệp làm thế nào để đổi mới nguồn lực trong thị trường động Teece và cộng sự (1997); (2007)
Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp (RBV)
Tại sao doanh nghiệp khác nhau Wernerfelt (1984), Barney (1991)
(Doanh nghiệp học hỏi và thay đổi như thế nào) Argyris & Schon (1978)
Lý thuyết tổ chức ngành
Hình 1.1 Nguồn gốc lý thuyết năng lực động doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ nghiên cứu của Teece & Pisano (1994), Teece và cộng sự (1997), Teece và cộng sự (2007)
Như thảo luận ở trên, lý thuyết năng lực động không phải một lý thuyết được phát triển độc lập với các lý thuyết khác mà là một lý thuyết bổ sung cho các lý thuyết cạnh tranh truyền thống trong bối cảnh thị trường ngày càng nhiều biến động Cụ thể, các lý thuyết hình thành lý thuyết năng lực động được trình bày ở dưới đây.
1.1.1.1 Lý thuyết tổ chức ngành
Lý thuyết tổ chức ngành (Industrial Orgainization – IO) được bắt nguồn từ mô hình cấu trúc (structure) – vận hành (conducts) – kết quả (performance) (SCP) [9], [10], [76]–[78] Mô hình SCP cho rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào hành vi của doanh nghiệp trong các vấn đề như chính sách giá cả, R&D, và chính sách đầu tư Hành vi của doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm cơ cấu của ngành như mức độ tập trung, các rào cản gia nhập hay tốc độ tăng trưởng của ngành IO cho rằng các đặc điểm khách quan của ngành ảnh hưởng đến hành vi (ví dụ: chiến lược) của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của họ [15], [78] Điều này dẫn đến nhận định lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc chính vào cấu trúc ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động Cấu trúc ngành ảnh hưởng đến cách chọn những chiến lược có sẵn
Thuyết phát triển sản phẩm (Doanh nghiệp thay đổi theo thời gian như thế nào
Clark & Fujomoto (1991) cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cụ thể cũng như các quy tắc cạnh tranh của trò chơi kinh doanh [8].
Lý thuyết đại diện và thống trị trong phân tích cạnh tranh của lý thuyết tổ chức ngành là mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter Theo Porter (1980)[9] doanh nghiệp có thể đạt được và duy trì khả năng cạnh tranh bằng cách xác định và vô hiệu hóa những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài Lập luận của Porter là các doanh nghiệp có thể tự hành động để bảo vệ mình trước các lực lượng cạnh tranh để đạt được và duy trì khả năng cạnh tranh Mô hình năm lực lượng cạnh tranh (đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, khách hàng, nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh hiện tại) là một công cụ rất hữu ích cho phân tích chiến lược hay môi trường kinh doanh trong ngành, nó cung cấp thông tin cho việc các công ty có thể tạo ra vị thế trên thị trường và tự bảo vệ mình trước các lực lượng cạnh tranh Theo Porter, doanh nghiệp có để đạt được năng lực cạnh tranh nếu thuộc một ngành hấp dẫn với cơ cấu trạnh tranh thuận lợi.
Lợi thế xuất phát từ vị thế độc quyền cho các doanh nghiệp hoạt động Doanh nghiệp tạo lợi nhuận nếu họ có thể cản trở các lực lượng cạnh tranh và có xu hướng đẩy lợi nhuận về mức không [79].
Cơ cấu ngành đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chiến lược mà các doanh nghiệp ở những thị trường cụ thể có thể áp dụng [79].
Một số ngành hấp dẫn hơn những ngành khác vì chúng có những trở ngại cấu trúc nhất định đối với khả năng cạnh tranh, mang lại cho họ cơ hội tốt hơn để phát triển và duy trì khả năng cạnh tranh [8], [9].
Lợi nhuận chủ yếu được tạo ra ở cấp ngành hoặc cấp phân ngành hơn là cấp doanh nghiệp [8].
Trường phái tiếp theo của lý thuyết tổ chức ngành là lý thuyết tiến hóa kinh tế [74], [75], tập trung vào cách các doanh nghiệp thay đổi theo thời gian Lý thuyết tiến hóa kinh tế cho rằng các doanh nghiệp không giống nhau và hoạt động trong môi trường thay đổi liên tục Do đó, các doanh nghiệp xây dựng năng lực của mình trong những bối cảnh thể chế và chính sách nhất định Theo quan điểm này, doanh nghiệp được coi là một thực thể tìm kiếm lợi nhuận có hoạt động chính là xây dựng và khai thác các tài sản tri thức có giá trị [3]. Trường phái nghiên cứu về lý thuyết phát triển sản phẩm [80] cũng giải thích rằng các doanh nghiệp phát triển nhưng khả năng mà đối thủ khó bắt chước thông qua việc đổi mới các sản phẩm/dịch vụ.
Mặc dù là một khuôn khổ lý thuyết được sử dụng rộng rãi và đã xuất hiện những nhận định cho rằng ngành quan trọng hơn doanh nghiệp trong việc đạt được khả năng hay hiệu suất doanh nghiệp [81] Tuy nhiên,những nhận định này bị chỉ trích bởi các học giả khác cho rằng các yếu tố cụ thể của doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn vào hoạt động của công ty là các ảnh hưởng ở cấp độ ngành [14], [15], [18] Từ những năm 1990 nghiên cứu của Rumelt (1991)[14] đã cung cấp bằng chứng cho thấy các nhân tố cấp doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hơn yếu tố ngành.
Việc sử dụng mô hình IO không nhận ra các nguồn lực hay năng lực cụ thể của doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn là cấu trúc ngành đã khiến mô hình IO trở thành một mô hình tĩnh không thể phát triển mạnh trong các thị trường thay đổi nhanh chóng Điều này lại đặt ra một vấn đề lý thuyết mới trong quản trị chiến lược nhằm giải thích những yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Cách tiếp cận thứ hai về chiến lược không xuất phát từ mô hình IO là quan điểm dựa trên nguồn lực doanh nghiệp (RBV) Theo cách tiếp cận này lợi nhuận hay kết quả hoạt động của doanh nghiệp được tạo ra do doanh nghiệp sở hữu các nguồn lực và năng lực khan hiếm cụ thể hơn là thu được từ vị thế thị trường trong ngành [8] RBV không giống mô hình IO chỉ nhấn mạnh đến môi trường ngành về khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai mà còn cả tầm quan trọng của sự đổi mới sáng tạo của người quản lý [17], [82] RBV giải thích việc đạt được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tích lũy như thế nào từ việc mua lại và kiểm soát các nguồn lực không giống nhau có giá trị giữa các doanh nghiệp.
Theo cách tiếp cận của lý thuyết nguồn lực, các doanh nghiệp sở hữu các nguồn lực và năng lực không giống nhau tạo ra các lợi thế với những khả năng cụ thể và riêng biệt để tích lũy, phát triển và triển khai nhưng năng lực đó vào thực hiện các chiến lược tạo ra giá trị [3], [83], [84] Do đó lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp giải thích kết quả của doanh nghiệp là việc dựa vào hiệu quả của các nguồn lực và năng lực chứ không phải dựa vào vị thế thị trường (cấu trúc ngành) để đạt được khả năng cạnh tranh.
Khởi thủy của lý thuyết nguồn lực được xem như bắt đầu từ thời của học giả Chamberlain (1933) [86] cho rằng tài sản và khả năng đặc biệt của doanh nghiệp (bằng sáng chế, nhãn hiệu hay bí quyết kĩ thuật) là những nhân tố quan trọng dẫn đến lợi nhuận siêu ngạch Penrose (1959) [87] cho rằng sự không giống nhau về việc sở hữu các nguồn lực và tạo ra sự đặc biệt của doanh nghiệp Mặc dù lập luận của Chamberlain (1933) và Penrose (1959) đã xác lập tầm quan trọng của việc sở hữu các nguồn lực với doanh nghiệp nhưng các ý tưởng này không có nhiều tiến triển cho đến những năm 1980 và 1990 khi nó được tiếp tục phát triển bởi Wernefelt,
[17], [83], Prahalad & Hamel (1990) [88], Rumelt (1991) [14], Peteraf (1993) [84], và
Wernerfelt (1984) [16] định nghĩa các nguồn lực của doanh nghiệp là những tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp và những nguồn lực này có mối quan hệ với khả năng sinh lời của doanh nghiệp Tiếp theoBarney (1991) đưa ra quan điểm chi tiết hơn với lập luận rằng các doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách thực hiện các chiến lược khai thác sức mạnh bên trong của họ thông qua phản ứng với các cơ hội từ môi trường trong khi trung hòa các mối đe dọa từ bên ngoài và tránh các điểm yếu bên trong [17].
Lý giải của lý thuyết RBV là những nguồn lực giúp doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh không phải có ở bất kỳ dạng nguồn lực nào mà chỉ có ở những dạng nguồn lực/năng lực cốt lõi Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc sở hữu và kiểm soát những năng lực cốt lõi này [17] Những nguồn lực/năng lực phải thõa mãn tiêu chí bao gồm có giá trị, hiếm, khó bắt chước, khó thay thế (tiêu chí VRIN) mới được xem là những năng lực cốt lõi của doanh nghiệp [17].
Mặc dù RBV là một cách tiếp cận và khung phân tích có ảnh hưởng lớn trong quản trị chiến lược trong việc giải thích hiệu quả doanh nghiệp Tuy vậy, lý thuyết nguồn lực cũng hứng chịu những chỉ trích của nhiều học giả cho rằng nó thiếu tính thực tiễn trong các cơ sở quản lý [89] Cách tiếp cận RBV nêu rõ những khó khăn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc dự đoán độ dài của các lợi thế hiện tại và các nguồn lợi thế trong tương lai. RBV giả định tăng trưởng của doanh nghiệp là kết quả của việc tích lũy và triển khai chọn lọc các nguồn lực, các yếu tố chiến lược và sự không hoàn hảo của thị trường [90] Để đạt được sự tăng trưởng trong doanh nghiệp, RBV cho rằng các nhà quản lý chỉ nên nuôi dưỡng các nguồn lực cốt lõi (thõa mãn tiêu chí VRIN). Những giả định này dẫn đến gợi ý rằng các nhà quản lý khi tìm kiến sự tăng trưởng của doanh nghiệp phải (i) xác định và phân loại các nguồn lực của doanh nghiệp, (ii) so sánh các nguồn lực này có giá trị như thế nào so với các nguồn lực và điểm yếu của đối thủ, (iii) đánh giá khả năng tạo ra lợi ích tiềm năng của các nguồn lực, và (iv) lựa chọn một chiến lược khai thác tốt nhất các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp so với các cơ hội bên ngoài [8], [13], [91], [92] Quá trình này trông khá đơn giản nhưng nó có thể khá khó thực hiện trong thực tế
Tổng quan nghiên cứu về kết quả kinh doanh
1.2.1 Quan điểm về kết quả kinh doanh Đánh giá kết quả kinh doanh là một vấn đề quan trọng trong nền kinh tế được sự chú ý của cả các nhà quản lý thực hành và các học giả hàn lâm Nhìn chung, các nhà nghiên cứu và quản lý chia sẻ nhau quan niệm về kết quả kinh doanh là việc đạt được các kết quả đầu ra từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [41], [117]–[119] Tuy nhiên, đứng ở các góc độ quản trị hay vận hành khác nhau đưa trên quan niệm về đánh giá kết quả kinh doanh khác nhau Trong các tài liệu nghiên cứu liên quan đến kết quả kinh doanh có hai quan điểm chính để đánh giá kết quả kinh doanh: (i) quan điểm đánh giá kết quả kinh doanh dưới góc độ tài chính, kế toán, và (ii) quan điểm đánh giá kết quả kinh doanh dưới quan điểm kinh doanh hay quản trị chiến lược [7], [32],
[119] Trong đó: Ở quan điểm đánh kết quả kinh doanh dưới góc độ của tài chính, kế toán xem xét việc đo lường kết quả kinh doanh bằng các chỉ số tài chính doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, thị phần, năng suất và nhiều chỉ tiêu kế toán khác [118], [119] Quan điểm đánh giá kết quả kinh doanh dưới góc độ tài chính, kế toán được xem là cách đánh giá khách quan về kết quả kinh doanh [119] Các chỉ tiêu kế toán, tài chính cung cấp dữ liệu khách quan về kết quả đạt được của doanh nghiệp Hệ quả là các chỉ tiêu kế toán, tài chính được sử dụng rất phổ biến để đánh giá các ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh trong các nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp Mặc dù là phương pháp đánh giá khách quan và thuận tiện trong đo lường hoạt động thực tế nhưng quan điểm đo lường bằng các chỉ tiêu tài chính, kế toán cũng gặp những chỉ trích Thứ nhất, việc thu thập dữ liệu khách quan có thể gặp những khó khăn do các quy định về kế toán, đặc biệt là những doanh nghiệp không phải công ty đại chúng. Thứ hai, kết quả tích cực, tiêu cực về kế toán không hoàn toàn đồng nghĩa với ý nghĩa kết quả kinh doanh tiêu cực hay tích cực Chẳng hạn, trong giai đoạn thâm nhập thị trường doanh nghiệp có thể chấp nhận một mức lỗ kỳ vọng nhất định, mức lỗ này không phản ánh kết quả tiêu cực theo quan điểm kinh doanh bởi nó được hiểu như một khoản đầu tư Bởi vậy, dưới quan điểm kinh doanh các nhà nghiên cứu đề xuất một cách đánh giá khác theo quan điểm đánh giá chủ quan về kết quả kinh doanh. Ở quan điểm đánh giá kết quả kinh doanh theo quan điểm kinh doanh hay quản trị chiến lược là cách tiếp cận đánh giá kết quả kinh doanh theo quan điểm chủ quan Khi đó, kết quả kinh doanh được định nghĩa là doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đặt ra [33], [119], [120] Với quan điểm này đánh giá kết quả kinh doanh tốt hay xấu phụ thuộc vào so sánh giữa kết quả đạt được và kỳ vọng của doanh nghiệp Nó cũng được định nghĩa như việc đạt được các mục tiêu kỳ vọng của các cổ đông (nhà đầu tư) [7], [32], [41] Quan điểm này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu kinh doanh, khắc phục được những hạn chế theo cách đánh giá khách quan từ quan điểm đo lường của kế toán, tài chính Trong nghiên cứu này, luận án cũng tiếp cận đánh giá theo quan điểm này đo lường kết quả kinh doanh dưới giác độ chủ quan về việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp mà không phải các chỉ tiêu tài chính, kế toán doanh nghiệp.
1.2.2 Các hướng nghiên cứu đánh giá kết quả kinh doanh Đo lường kết quả kinh doanh cũng có hai cách tiếp cận khác nhau; (i) cách tiếp cận đo lường khách quan và (ii) đo lường quan điểm chủ quan [117]–[119], [121] Cách tiếp cận đo lường khách quan dựa trên đánh giá bằng các chỉ tiêu tài chính khách quan và được xem là cách tiếp cận theo hướng kế toán Các chỉ tiêu tài chính phổ biến sử dụng trong đo lường kết quả kinh doanh có thể bao gồm ty lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), doanh thu, lợi nhuận hay tốc độ tăng trưởng Ngược lại, cách tiếp cận đo lường chủ quan dựa trên quan điểm cho rằng đo lường khách quan có thể không hiệu quả trong một số tình huống như giai đoạn thâm nhập thị trường doanh nghiệp có thể chấp nhận một mức độ lỗ kỳ vọng, mặc dù vậy kết quả kinh doanh không phải là tiêu cực như phản ánh qua các chỉ tiêu khách quan Ngoài ra, đo lường khách quan cũng gây khó khăn trong việc thu thập dữ liệu trong quá trình nghiên cứu Bởi vậy, dưới quan điểm kinh doanh cách tiếp cận đo lường chủ quan dựa trên cách đánh giá kết quả kinh doanh so với các mục tiêu tài chính và phi tài chính của tổ chức [32], [33], [41], [122] Theo cách này, đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng việc đánh giá việc đạt được các mục tiêu về tài chính và phi tài chính của tổ chức
[32], [41] Thực tế, đã có một số nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về mối tương quan khá lớn giữa kết quả đo lường chủ quan và kết quả đo lường khách quan [117], [118] Đo lường chủ quan phản ánh toàn diện hơn và thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và thu thập dữ liệu Điều đó, giải thích tại sao đo lường kết quả chủ quan tồn tại phổ biến hơn trong các nghiên cứu kinh doanh Sự khác biệt giữa đo lường khách quan và đo lường chủ quan được mô tả như tại bảng 1.2.
Bảng 1.2 Sự khác biệt giữa đo lường kết quả kinh doanh khách quan và chủ quan
Khía cạnh khác biệt Đo lường chủ quan Đo lường khách quan
Khía cạnh đánh giá Tập trung vào kết quả tổng thể Tập trung vào đo lường bằng các chỉ tiêu tài chính cụ thể Tiêu chuẩn đánh giá
Người đánh giá được hỏi về kết quả tương đối của doanh nghiệp họ với mục tiêu (hoặc đối thủ, trung bình ngành)
Người đánh giá được hỏi về dữ liệu tài chính tuyệt đối của doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, …)
Thang đánh giá Đánh giá theo thang đo nhận định như “rất kém” “rất tốt”, “rất thấp”, “rất cao”, “rất không đồng ý” “hoàn toàn đồng ý”
Không sử dụng thang đo nhận định mà sử dụng dữ liệu thực tế
Nguồn: Tham khảo từ Zulkiffli & Perera (2011) [119]
Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu
Từ việc tổng hợp và hệ thống các dòng lý thuyết chính về năng lực động như thảo luận ở trên cho thấy vẫn còn những khoảng trống cả về lý thuyết và thực nghiệm đối với lý thuyết này.
Thứ nhất, vẫn tồn tại một danh giới mờ để có thể xác định một dạng năng lực cụ thể của doanh nghiệp được xem là năng lực động Diễn giải ban đầu của Teece và cộng sự cho rằng năng lực động liên quan đến quá trình xây dựng, tích hợp các năng lực để đáp ưunsg sự thay đổi của thị trường Các lập luận của các học giả tiếp theo là năng lực động phải xuất phát từ các năng lực cốt lõi thảo mãn tiêu chí VRIN [6], [17] Tuy nhiên, theo định nghĩa được phát biểu của năng lực động phải là dạng năng lực liên quan đến khả năng đáp ứng sự thay đổi của môi trường, khách hàng [3], [11] trong khi đó không phải dạng năng lực cốt lõi nào cũng giúp doanh nghiệp đáp ứng lại sự thay đổi của môi trường kinh doanh Bởi vậy, năng lực cốt lõi chỉ là điều kiện cần để xác định một dạng năng lực cụ thể có thể xem là năng lực động hay không Do đó, vẫn tồn tại những tranh luận chưa thống nhất để xác định một dạng năng lực cụ thể có thể xem là năng lực động doanh nghiệp hay không.
Thứ hai, do không thống nhất với nhau về các xác định một dạng năng lực cụ thể như thế nào là năng lực động dẫn đến cách đánh giá hay đo lường năng lực động trong các nghiên cứu cũng khác nhau Không có nghiên cứu nào thống nhất với nhau về các dạng năng lực động của doanh nghiệp Bởi vậy, dẫn đến nhận định của các học giả cho rằng cần xem xét, xác định nhiều dạng năng lực động khác nhau có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh [7], [33].
Thứ ba, các nghiên cứu về quan hệ giữa các dạng năng lực động và kết quả kinh doanh thường được thực hiện trong một ngành nhất định có sự tương đồng về môi trường kinh doanh Điều này lại dẫn đến một hệ quả là không có nhiều nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của các dạng năng lực động đến kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp có môi trường kinh doanh khác nhau Do đó, vẫn tồn tại một khoảng trống về những nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của những dạng biến động thị trường đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh.
Xuất phát từ những khoảng trống nghiên cứu này, luận án xác định có bốn câu hỏi nghiên cứu chính cần được trả lời trong nghiên cứu này:
Một là, dạng năng lực như thế nào được xem là năng lực động đối với các doanh nghiệp Việt Nam, những tiêu chí nào để tham chiếu đánh giá một dạng năng lực cụ thể là năng lực động.
Hai là, các dạng năng lực động được đo lường như thế nào? Có những dạng năng lực cụ thể nào có thể xem là những năng lực động chính đối với doanh nghiệp Việt Nam?
Ba là, các dạng năng lực động cụ thể được xem xét trong luận án có ảnh hưởng với nhau như thế nào và ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh có xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh.
Bốn là, làm thế nào để nuôi dưỡng, phát triển các dạng năng lực động của doanh nghiệp để cải thiện kết quả kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh mức độ cạnh tranh ngày cào cao như hiện nay.
Trong chương này luận án tập trung vào đánh giá nền tảng hình thành lý thuyết năng lực động, quan điểm về năng lực động trong quản trị chiến lược Ngoài ra, chương này cũng đánh giá một cách hệ thống các hướng nghiên cứu hiện nay về năng lực động Cuối cùng dựa trên đánh giá tổng quan các nghiên cứu luận án chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu và xác định các câu hỏi nghiên cứu chính cho luận án.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC ĐỘNG VỚI KẾT QUẢ KINH DOANH
Nguồn lực và năng lực động
Một cách thông thường nguồn lực được hiểu là tất cả những gì doanh nghiệp/tổ chức sở hữu phục vụ cho các hoạt động của nó Định nghĩa về nguồn lực của doanh nghiệp được đề cập từ những năm 1950s từ Penrose là “những dạng vật chất mà một doanh nghiệp mua, thuê hoặc sản xuất để sử dụng với những điều kiện để chúng trở thành một phần hiệu quả của doanh nghiệp”[87] Một định nghĩa rộng hơn bắt nguồn từ lý thuyết nguồn lực (RBV) cho rằng nguồn lực bao gồm tất cả những tài sản, khả năng, quy trình của tổ chức, các thuộc tính của công ty, thông tin và và kiến thức [17] Nói một cách ngắn gọn, nguồn lực được xem là tất cả những gì thuộc sở hữu của doanh nghiệp có thể chuyển hóa giúp doanh nghiệp đạt được các lợi ích.
Tồn tại nhiều dạng nguồn lực khác nhau tùy theo quan điểm của từng học giả Chẳng hạn, một số nghiên cứu phân loại nguồn lực trong doanh nghiệp thành ba loại (i) nguồn lực vật chất hay các nguồn lực hữu hình như thiết bị, nhà xưởng, máy móc; (ii) nguồn lực con người như chuyên môn, kinh nghiệm hay các mối quan hệ, và (iii) tổ chức (lực lượng bán hàng, cấu trúc, khả năng lập kế hoạch, hệ thống điều phối) [16]– [18],
[83] Cách phân loại này cũng trở lên phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu về doanh nghiệp, đặc biệt các nghiên cứu về lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp [91], [92] Nhìn chung, các học giả khá thống nhất với nhau về quan điểm như thế nào là nguồn lực và xác định nguồn lực là nguồn gốc của các năng lực cụ thể của doanh nghiệp.
Năng lực phản ánh khả năng chuyển đổi những nguồn lực của doanh nghiệp thành những hành động cụ thể phục vụ hoạt động của doanh nghiệp [91], [92] Bởi vậy, năng lực bao gồm những kiến thức và kỹ năng tích lũy được gắn liền với các quy trình và thói quen của tổ chức [45] Dưới quan điểm của lý thuyết nguồn lực, năng lực của một doanh nghiệp là động lực nội bộ chính cho kết quả của nó [8], [11], [17] Điều đó có nghĩa là việc sở hữu những năng lực đặc biệt có thể giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh hơn các đối thủ cạnh tranh mà không sử hữu những dạng năng lực đó [11].
Mặc dù quan điểm sở hữu các năng lực cụ thể có thể dẫn đến cải thiện kết quả kinh doanh được chấp nhận rộng rãi Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng không phải dạng năng lực nào của doanh nghiệp cũng giúp tạo lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy cải thiện kết quả kinh doanh [3], [11] Trong điều kiện thị trường biến động nhanh chóng thì chỉ có những dạng năng lực đặc biệt (năng lực động) mới tạo ra lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy cải thiện kết quả kinh doanh [6], [11] Bởi vậy, gần đây quan điểm về năng lực động đã trở thành một chủ đề nghiên cứu phổ biến về chiến lược kinh doanh và kinh doanh quốc tế [3].
Quan điểm về năng lực động được khởi xướng bởi Teece và cộng sự đã được chia sẻ bởi nhiều học giả. Tồn tại một vài quan điểm phổ biến về năng lực động như năng lực động là quá trình sử dụng nguồn lực để tích hợp, định dạng và giải phóng năng lực cụ thể đáp ứng với thị trường [6]; năng lực động là khả năng thay đổi định hướng giúp doanh nghiệp tái triển khai, định dạng lại các nguồn lực cơ bản để đáp ứng sự phát triển nhu cầu của khách hàng và đối thủ [123]; năng lực động là khả năng học hỏi và ổn định các hoạt động của hệ thống tổ chức, thông qua đó thay đổi thói quen hoạt động để theo đuổi các hoạt động cải thiện hiệu quả [25] Dưới đây là một danh sách các định nghĩa về năng lực động doanh nghiệp từ các học giả khác nhau được tổng hợp bởi Zahra và cộng sự, (2006) [24].
Bảng 2.1 Các định nghĩa về năng lực động
Là tập hợp của những năng lực/khả năng cho phép công ty tạo ra những sản phẩm mới, quy trình mới và khả năng đáp ứng những thay đổi của bối cảnh thị trường.
Năng lực động là khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh.
Là quá trình doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực - đặc biệt là quá trình tích hợp, định dạng lại để đạt được và giải phóng các nguồn lực để phù hợp với hoặc thậm chí tạo ra sự thay đổi của thị trường Do đó năng lực động là thói quen tổ chức và (thực thi) chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả về các nguồn lực mới như tạo lập thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, phân chia, phát triển và lụi tàn.
Là nguồn lực mới hơn của lợi thế cạnh tranh trong khái niệm làm thế nào các doanh nghiệp có thể ứng phó với những biến đối của môi trường (kinh doanh).
Năng lực động thể hiện ở hai mức độ phát triển (của doanh nghiệp): Ở mức độ vi mô là "nâng cấp năng lực quản lý của doanh nghiệp", ở mức độ vĩ mô là "định dạng lại năng lực thị trường".
Năng lực động là khả năng thay đổi định hướng giúp các doanh nghiệp tái triển khai và định dạng lại các nguồn lực cơ bản của họ để đáp ứng sự phát triển của nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Năng lực động là khả năng học hỏi và ổn định các hoạt động của tổ chức, thông qua đó hệ thống của tổ chức thay đổi thói quen trong hoạt động của mình, theo đuổi các hoạt động cải thiện hiệu quả.
Nguồn: Zahra và cộng sự (2006)
Mặc dù có sự đa dạng trong cách phát biểu định nghĩa năng lực động, tuy nhiên có thể thấy phần lớn các học giả có quan điểm cho rằng năng lực động là dạng năng lực giúp doanh nghiệp đáp ứng sự thay đổi của thị trường [8] Do là một lý thuyết còn khá mới trong phân tích cạnh tranh nên các nghiên cứu về năng lực động ở dạng nghiên cứu lý thuyết còn khá phổ [6], [8], [11], [24], [25], [68], một số nghiên cứu đã tập trung vào các thành phần đo lường năng lực động [7], [32], [33], [50], [128]–[130] Nhiều nhà nghiên cứu cũng kêu gọi cần có nhiều nghiên cứu hơn về năng lực động để khám phá những nhân tố mới tạo ra năng lực động cho doanh nghiệp để có cái nhìn rộng hơn về năng lực động doanh nghiệp [7], [33], [73] Tiếp tục sự kêu gọi thực hiện các nghiên cứu về năng lực động và tiếp cận xem xét năng lực động như những dạng năng lực cụ thể, luận án định nghĩa “Năng lực động là những dạng năng lực cụ thể giúp doanh nghiệp xây dựng, tích hợp và định dạng lại những nguồn lực bên trong và bên ngoài hướng tới cải thiện khả năng đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường”.
Tiêu chí xác định năng lực động và các tiếp cận đo lường năng lực động
2.2.1 Tiêu chí xác định năng lực động
Như thảo luận ở trên, năng lực của doanh nghiệp là khả năng chuyển hóa các nguồn lực thành các hoạt động mà doanh nghiệp có thể thực hiện được [91] Nhưng không phải năng lực thông thường nào cũng có thể trở thành năng lực động Năng lực động là những dạng năng lực giúp doanh nghiệp đáp ứng sự thay đổi của thị trường mà không phải bất kỳ dạng năng lực nào của doanh nghiệp cũng hướng tới sự đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh Những đề xuất đầu tiên xem xét những năng lực cốt lõi (thoả mãn tiêu chí VRIN) là năng lực động dựa trên quan điểm của lý thuyết nguồn lực Tuy nhiên, năng lực VRIN có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng nó không nhất thiết giúp doanh nghiệp phản ứng lại sự thay đổi từ thị trường Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể có năng lực tổ chức tốt để thay đổi các thói quen, quy trình nội bộ nhưng chỉ phục vụ vận hành thông thường mà không giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của thị trường thì cũng không thể xem là năng lực động Dựa trên tổng hợp từ các nghiên cứu và xuất phát từ quan điểm về năng lực động. Luận án đề xuất ba tiêu chí để xác định một dạng năng lực cụ thể của doanh nghiệp có thể được xem là năng lực động bao gồm (i) năng lực động phải là dạng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp [6], (ii) năng lực động phải là những năng lực liên quan đến khả năng giúp doanh nghiệp nhận biết các cơ hội từ thị trường, nắm bắt các cơ hội, và định dạng lại các nguồn lực để chuyển hóa thành các hành động tạo ra lợi thế cạnh tranh [3], [11], và (iii) năng lực động phải là các dạng năng lực hướng tới đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh, thị trường hay khách hàng [6], [8] Cụ thể:
Thứ nhất, năng lực động là dạng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp Năng lực động là những dạng năng lực hướng tới việc đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh Bởi vậy, năng lực động phải là những năng lực cốt lõi tạo ra lợi thế cạnh tranh Xuất phát từ lý thuyết nguồn lực (RBV) năng lực cốt lõi là những năng lực đem lại lợi ích, hiếm, khó bắt chước và khó thay thế (thỏa mãn tiêu chí VRIN
- Valuable, Rare, Inimitable, Non–substitutable) [6], [17] Cụ thể:
Nguồn lực có giá trị (valuable): Các nguồn lực của doanh nghiệp được coi là lợi thế cạnh tranh bền vững khi chúng đem lại giá trị hay lợi ích cho doanh nghiệp Barney (1991) [17] lập luận rằng các nguồn lực có giá trị khi chúng cho phép doanh nghiệp thực hiện các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Do đó, các nguồn lực doanh nghiệp phải làm gia tăng lợi ích cho phép doanh nghiệp khai thác các cơ hội và vô hiệu hóa những mối đe dọa.
Nguồn lực hiếm (rare): Ngoài việc mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp nó phải đủ hiếm để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ Điều này xuất phát từ thực tế là các doanh nghiệp nếu có các nguồn lực giống nhau sẽ khai thác các nguồn lực đó theo cách giống nhau Do đó, tất cả sẽ thực hiện cùng một chiến lược chung không mang lại lợi thế trong cạnh tranh [17].
Nguồn lực khó bắt chước (inimitable): Để một nguồn lực trở thành lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp thì nguồn lực đó phải khó bị bắt chước bởi đối thủ cạnh tranh Nói cách khác, nếu một doanh nghiệp hiểu được mối liên hệ giữa các nguồn lực và lợi thế của nó họ có thể tìm hiểu về mối liên kết đó, tìm cách có được các nguồn lực cần thiết và thực hiện các chiến lược tương tự Hệ quả là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể bị mất đi không thể duy trì được[17].
Nguồn lực khó thay thế (non-substittutable): Nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh ranh phải khó hay không bị thay thế bởi nguồn lực khác Bởi nếu các nguồn lực dễ dàng thay thế cho nhau dẫn đến các doanh nghiệp dễ dàng sao chép chiến lược của nhau mà không cần phải sở hữu những nguồn lực riêng bởi nó có thể được thay thế bởi các dạng khác.
Thứ hai, năng lực động phải là những năng lực giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng nhận biến cơ hội và nguy cơ (sensing), nắm bắt các cơ hội (seizing), và tổ hợp hay định dạng lại các nguồn lực (reconfiguring) của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh [3], [11], [27], [28] Bởi vì khả ăng nhận biết cơ hội và nguy cơ phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể nhận biết lợi ích và rủi ro từ thị trường và khách hàng Khả năng nắm bắt cơ hội lại phản ánh việc lựa chọn và chuyển hoá từ những nhận biết cơ hội thành những hoạt động kinh nhằm đáp ứng sự thay đổi của thị trường Khả năng tổ hợp hay định dạng lại các nguồn lực phản ánh việc kết hợp các nguồn lực để tạo ra những năng lực đáp ứng sự thay đổi của thị trường Sự kết hợp này có thể tạo ra dưới các dạng năng lực cụ thể khác nhau.
Thứ ba, năng lực động của doanh nghiệp phải là những dạng năng lực cụ thể giúp hướng tới việc đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh, thay đổi của khách hàng Xuất phát từ định nghĩa của năng lực động là những khả năng của doanh nghiệp nhằm phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Bởi vậy, ngay cả những năng lực cốt lõi nhưng không hướng tới việc đáp ứng yêu cầu của thị trường, khách hàng (ví dụ: năng lực máy móc, nhân lực) cũng không được xem là năng lực động.
2.2.2 Các cách tiếp cận đo lường năng lực động
Với nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau dẫn tới các cố gắng đo lường năng lực động khác khau và không thống nhất giữa các nghiên cứu [27]–[29], [32], [33], [131] Tồn tại hai dòng quan điểm chính về đo lường năng lực động: (i) đo lường năng lực động như một dạng năng lực khác biệt với những năng lực khác(tổng hợp) và (ii) đo lường năng lực động như các năng lực cụ thể khác nhau thỏa mãn những tiêu chí để xem là năng lực động. Ở dòng nghiên cứu thứ nhất xem xét năng lực động như một năng lực tổng hợp Xuất phát từ các quan điểm của Teece và cộng sự (1997), Martin & Eisenhardt (2001), Teece (2007) [6], [8], [11] cho rằng năng lực động là những năng lực được thể hiện qua
(1) khả năng nhận biết các cơ hội và các mối đe dọa (sensing), (2) nắm bắt các cơ hội (seizing) và (iii) kết hợp và định dạng lại các nguồn lực để duy trì khả năng cạnh tranh (Teece, 2007), các nghiên cứu đã cố gắng thiết kế những chỉ tiêu đo lường cụ thể Trong dòng nghiên cứu này cũng tồn tại hai cách đo lường năng lực động khác nhau là đo lường đơn hướng và đo lường đa hướng Ở cách đo lường đơn hướng năng lực động có thể được đánh giá qua các khả năng học hỏi, tích hợp các nguồn lực, định dạng lại các nguồn lực và khả năng, và khả năng thay đổi với sự thay đổi của thị trường [20], [29], [131] Ở cách đo lường đa hướng xem năng lực động qua các thang đo về nhận biết (sensing), học hỏi (learning) và cấu hình lại (reconfiguring) [27], [28]; hoặc các năng lực nhận dạng, điều phối, học hỏi, tích hợp và định dạng lại [26], [112], hay các năng lực điều phối (coordination), học hỏi (learning) và phản ứng với cạnh tranh (competitive response) [111] Thậm chí có nghiên cứu của Makkonen và cộng sự (2014) [132] đánh giá năng lực động qua sáu nhân tố bao gồm: nhận biết và nắm bắt cơ hội (sensing and seizing); năng lực tạo tri thức (knowledge creation), năng lực tích hợp (intergration), định dạng lại các nguồn lực/năng lực (reconfiguration), năng lực sử dụng đòn bẩy từ nhân viên (Leveraging), và năng lực học hỏi (learning). Ở dòng nghiên cứu thứ hai cho rằng có thể có nhiều dạng năng lực cụ thể khác nhau trong doanh nghiệp có thể xem là năng lực động Tiêu chuẩn để xác định đâu là năng lực động cũng dựa trên quan điểm của Teece
(2007) [11] cho rằng những năng lực có thể giúp doanh nghiệp (1) cảm nhận và định hình các cơ hội và nguy cơ; (2) giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội; và (3) duy trì khả năng cạnh tranh thông qua việc định dạng hay kết hợp các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp Chỉ những năng lực nào thõa mãn tiêu chí VRIN và hướng tới đáp ứng sự thay đổi của môi trường mới được xem là năng lực động [6] Dựa trên những tiêu chuẩn này các nghiên cứu đã xem xét nhiều dạng năng lực doanh nghiệp khác nhau có thể được xem là năng lực động như:
(1) năng lực định hướng kinh doanh [7], [30], [32], [33], [35], năng lực định hướng học hỏi [35],
[113], năng lực marketing [7], [33], [35], [36], [59], năng lực tiếp thu [50], [59], năng lực thích nghi [31], [35],
[57], và năng lực định hướng thị trường [36], [58] Cách tiếp cận này phổ biến hơn và cũng dễ giải thích hơn việc xây dựng một năng lực tổng hợp để đo lường năng lực động của doanh nghiệp.
Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu đo lường năng lực động
STT Nghiên cứu Cách đo lường Biến quan sát/thành phần
(i) Khả năng thích hợp nguồn lực; (ii) khả năng hoc hỏi và (iii) khả năng phản ứng nhanh với đối thủ cạnh tranh
STT Nghiên cứu Cách đo lường Biến quan sát/thành phần
(i) Năng lực tích hợp nguồn lực; (ii) năng lực học hỏi; (iii) khả năng phản ứng nhanh với đối thủ cạnh tranh và (iv) tái định dạng các nguồn lực để duy trì lợi thế cạnh tranh
3 Monteiro và cộng sự (2019) [20] Đơn hướng
Năng lực động được đo lường bằng bốn biến quan sát như của Wu & Wang (2007)
(i) Năng lực nhận biết cơ hội; (ii) năng lực nắm bắt cơ hội và (iii) năng lực định dạng lại các nguồn lực
(i) năng lực nhận biết cơ hội; (ii) năng lực học hỏi, và (iii) năng lực tái định dạng lại các nguồn lực.
(i) Năng lực nhận biết cơ hội; (ii) năng lực học hỏi; (iii) năng lực tích hợp và (iv) năng lực điều phối.
(i) Năng lực điều phối; (ii) năng lực học hỏi; và (iii) phản ứng cạnh tranh
(i) Năng lực nhận biết cơ hội; (ii) năng lực điều phối; (iii) năng lực học hỏi; (iv) năng lực tích hợp và (v) năng lực định dạng lại các nguồn lực 9
(i) Năng lực nhận biết và nắm bắt cơ hội; (ii) năng lực tạo tri thức; (iii) năng lực thích hợp; (iv) năng lực định dạng lại các nguồn lực, (v) năng lực sử dụng đòn bày từ nhân viên, và (v) năng lực học hỏi.
(i) Năng lực định hướng kinh doanh; (ii) năng lực thu nhận thông tin, và (iii) năng lực sử dụng thông tin
Năng lực cụ thể (i) Năng lực định hướng thị trường, và (ii) năng lực marketing 12
Najafi-Tavani và cộng sự (2016)
(i) Năng lực marketing; (ii) năng lực định hướng thị trường; và (iii) năng lực tiếp thu
(i) Năng lực định hướng kinh doanh; (ii) năng lực marketing;
(iii) năng lực sáng tạo; (iv) năng lực thích nghi 14
(i) Năng lực định hướng kinh doanh; (ii) năng lực sáng tạo và (iii) năng lực marketing
(i) Năng lực định hướng kinh doanh; (ii) năng lực thích nghi;
(iii) năng lực sáng tạo; (iv) năng lực định hướng học hỏi và (v) danh tiếng doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Các nhân tố hình thành năng lực động của doanh nghiệp
Dựa trên cách tiếp cận từ định nghĩa năng lực động là khả năng xây dựng, định dạng và tái cấu trúc các nguồn lực để đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh được đề xuất ban đầu của Teece và cộng sự
(1997) [8], nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nhiều dạng năng lực cụ thể khác nhau có thể tạo thành năng lực động thỏa mãn ba tiêu chí: (i) là dạng năng lực cốt lõi (thõa mãn tiêu chí VRIN); (ii) là dạng năng lực giúp doanh nghiệp nhận biết các cơ hội và nguy cơ, nắm bắt các cơ hội, và định dạng, cấu hình lại những nguồn lực sẵn có; và (iii) để đáp ứng sự thay đổi của thị trường Những năng lực động phổ biến được xem xét từ các nghiên cứu bao gồm: (1) năng lực định hướng kinh doanh; (2) năng lực định hướng thị trường; (3) năng lực định hướng học hỏi; (4) năng lực tiếp thu; (5) năng lực thích nghi và (6) năng lực marketing.
2.3.1 Năng lực định hướng kinh doanh
Năng lực định hướng kinh doanh (entrepreneurial orientation) liên quan đến quản trị cấp cao trong các doanh nghiệp [30] được xem như một dạng năng lực động phổ biến [32], [33], [35], [36] Năng lực định hướng kinh doanh được định nghĩa là khả năng về tính chủ động, chấp nhận mạo hiểm hay năng lực tấn công đối thủ và năng lực sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [39] để theo đuổi các mục tiêu kinh doanh
[30], [32], [39], [133]–[135] Năng lực định hướng kinh doanh nhấn mạnh vào sự chủ động, chấp nhận rủi ro và sáng tạo để giải quyết các vấn đề của thị trường mới, phụ thuộc vào đội ngũ lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp [30], [136] Năng lực định hướng kinh doanh được đánh giá qua ba thành phần là năng lực chủ động (proactiveness), khả năng chấp nhận rủi ro (risk – taking) và năng lực sáng tạo (innovativeness) [30], [32], [39],
Năng lực chủ động: Phản ánh mức độ sẵn sàng của lãnh đạo doanh nghiệp để thống trị đối thủ cạnh tranh như việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới trước đối thủ, thực hiện các hành động tiên phong để tạo ra thị trường trong tương lai thúc đẩy sự thay đổi và định hình môi trường [32], [138] Năng lực chủ động cũng phản ánh mức độ chủ động trước các tình thế thị trường của doanh nghiệp để nhận biết các cơ hội, tận dụng các cơ hội hay chủ động kết hợp các nguồn lực để tạo ra những tri thức, năng lực mới đáp ứng lại sự thay đổi của thị trường và thông qua đó thu được các lợi ích cho doanh nghiệp.
Khả năng mạo hiểm: Thể hiện khả năng chấp nhận rủi ro kinh doanh liên quan đến việc sẵn sàng cam kết sử dụng các nguồn lực để khai thác các cơ hội hoặc tham gia các chiến lược kinh doanh có thể không có mức chắc chắn cao [30], [32], [39], [135] Khả năng mạo hiểm của doanh nghiệp phụ thuộc vào cấp lãnh đạo cao nhất [30] phản ánh mức sẵn sàng theo đuổi các dự án kinh doanh có rủi ro cao nhằm hướng tới thu được các lợi ích lớn [39].
Năng lực sáng tạo Phản ánh quá trình liên quan đến việc hỗ trợ các thử nghiệm và các ý tưởng mới trong doanh nghiệp Năng lực sáng tạo cũng bao gồm thúc đẩy sử dụng các ý tưởng mới từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để thiết lập các phương thức sản xuất hay phân phối mới đưa các sản phẩm/dịch vụ mới tra thị trường hoặc đưa các sản phẩm/dịch vụ hiện có vào thị trường mới [30], [32], [139], [140] Năng lực sáng tạo được xem là một khía cạnh quan trọng của năng lực định hướng kinh doanh bởi nó hướng tới tạo ra các quá trình đổi mới để đáp ứng sự thay đổi của thị trường.
Năng lực định hướng kinh doanh được xem là một dạng năng lực động bởi nó thoả mãn các tiêu chí để xác định là một dạng năng lực động của doanh nghiệp.
Thứ nhất, năng lực định hướng kinh doanh là một dạng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp (thõa mãn tiêu chí VRIN) Tính chủ động, chấp nhận mạo hiểm và sáng tạo trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tăng khả năng nhận biết các cơ hội, nắm bắt cơ hội và khai thác các cơ hội khi có thể để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu cho thấy năng lực định hướng kinh doanh tác động tích cực đến kết quả kinh doanh
[32], [33], [35], [36] Năng lực định hướng kinh doanh liên quan đến đội ngũ lãnh đạo cao nhất [30] tập trung vào các khả năng chủ động với thị trường, sẵn sàng mạo hiểm để khai thác các cơ hội kinh doanh và thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo để đáp ứng sự thay đổi của khách hàng và thị trường [32] Điều đó hàm ý rằng doanh nghiệp có năng lực định hướng kinh doanh mạnh luôn hướng tới việc phát hiện các cơ hội, nắm bắt cơ hội kinh doanh và sử dụng hay tổ hợp các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được vị thế thị trường mong muốn Điều đó cho thấy năng lực định hướng kinh doanh đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Năng lực định hướng kinh doanh liên quan đến đội ngũ lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp nên nó khó bị bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh khác bởi mỗi doanh nghiệp sở hữu các nhà kinh doanh có kiến thức, kinh nghiệm khác nhau và không dễ dàng bắt chước được Năng lực định hướng kinh doanh cũng liên quan đến tầm nhìn của doanh nghiệp những thứ thuộc về đội ngũ lãnh đạo cao nhất Bởi vậy, nó cũng được xem là một dạng năng lực hiếm của doanh nghiệp và khó thay thế Mỗi doanh nghiệp để tồn tại cần một tầm nhìn khác nhau để phù hợp với các nguồn lực và vị thế thị trường của mình mà không thể sao chép từ các doanh nghiệp khác.
Thứ hai, năng lực định hướng kinh doanh liên quan đến khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường và khách hàng Những doanh nghiệp sở hữu năng lực định hướng kinh doanh mạnh là các doanh nghiệp luôn theo dõi thị trường để trở thành những doanh nghiệp tiên phong trong việc phục vụ khách hàng và phản ứng với sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh [39], [141] Năng lực định hướng kinh doanh của doanh nghiệp cũng thường kích thích quá trình tạo ra tri thức và sử dụng tri thức trong doanh nghiệp [33] Bởi vậy, năng lực định hướng kinh doanh thúc đẩy quá trình tiếp thu tri thức để đáp ứng sự thay đổi của môi trường hay nói cách khác năng lực định hướng kinh doanh thúc đẩy sự hiểu biết về mong đợi của thị trường [70], [142] Hệ quả là năng lực định hướng kinh doanh tạo ra khả năng về sự chuẩn bị và có những lựa chọn cân nhắc với sự thay đổi của môi trường từ doanh nghiệp.
Thứ ba, năng lực định hướng kinh doanh thể hiện sử chủ động, chấp nhận mạo hiểm và năng lực sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định cơ hội kinh doanh, nắm bắt các cơ hội và kết hợp hay tái tổ chức (định dạng lại) những nguồn lực và tài sản của doanh nghiệp để đáp ứng sự thay đổi của thị trường.
Tóm lại, dựa trên quan điểm của lý thuyết năng lực động doanh nghiệp, năng lực định hướng kinh doanh có thể xem là một dạng năng lực cốt lõi (thõa mãn tiêu chí VRIN), hướng tới việc đáp ứng sự thay đổi của thị trường, liên quan đến các khả năng về nhận biết các cơ hội kinh doanh, nắm bắt các cơ hội, và kết hợp các dạng nguồn lực để đáp ứng sự thay đổi của thị trường và giữ được lợi thế cạnh tranh Hay nói cách khác, năng lực định hướng kinh doanh là một dạng năng lực động của doanh nghiệp.
2.3.2 Năng lực định hướng thị trường
Năng lực định hướng thị trường (market orientation) được xem như cách thức tổ chức và nhận thức về những hoạt động liên quan đến thị trường của doanh nghiệp như nhận thức về hệ thống thông tin thị trường để xác định nhu cầu hiện tại và tương lai, sự truyền đạt các thông tin tình báo thị trường qua các phòng ban trong doanh nghiệp và khả năng phản ứng của doanh nghiệp với các thông tin thị trường [143] Năng lực định hướng thị trường phản ánh mức độ mà doanh nghiệp xem xét tạo ra sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu khách hàng như một nguyên tắc của tổ chức [144] Bởi vậy, các doanh nghiệp có năng lực định hướng thị trường là những doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu vào việc bám sát thị trường và tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng [145],
[146] Hay nói cách khác, năng lực định hướng thị trường thể hiện khả năng theo dõi, bám sát và thúc đẩy việc đáp ứng sự thay đổi đến từ thị trường Một số nghiên cứu cho rằng năng lực định hướng thị trường không chỉ là quá trình hay các hoạt động mà còn thể hiện như một thành phần cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp [147]. Trong thị trường có nhiều biến động và tính quốc tế hóa cao năng lực định hướng thị trường được nhấn mạnh như một dạng năng lực quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp [148], [149] Những doanh nghiệp có năng lực định hướng thị trường mạnh là những doanh nghiệp nhấn mạnh vào việc theo dõi khách hàng và đối thủ tìm ra các cách thức để cải thiện sự hài lòng của khách hàng Doanh nghiệp có định hướng thị trường cũng là những doanh nghiệp có định hướng vào khách hàng, thực hiện các cải tiến dựa trên sự tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng để đáp ứng họ.
Quan hệ giữa năng lực động, lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh
2.4.1 Năng lực động và lợi thế cạnh tranh
Quan điểm của Porter (1985) [10] cho rằng khả năng tạo ra giá trị vượt quá chi phí liên quan thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một quan điểm được chấp nhận rộng rãi Tạo ra giá trị cho khách hàng là hệ quả của việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực, khả năng của mình để đạt các mục tiêu mong muốn
[82] Việc tạo ra lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào việc kết hợp các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp
[158] Các nghiên cứu cũng tìm thấy việc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn hoặc tạo ra những dạng năng lực mới [159] Các lập luận này cho thấy việc sử dụng các nguồn lực để theo đuổi cạnh tranh như kết hợp các năng lực lại để đáp ứng thị trường là một dạng năng lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Như vậy có thể xem việc định dạng, kết hợp các nguồn lực (một dạng biểu hiện của các dạng năng lực động) là nguồn gốc tạo ra lợi thế cạnh tranh Điều này cũng được nhấn mạnh rằng năng lực động cho phép doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm/dịch vụ hay quy trình mới cho phép họ đáp ứng với các điều kiện thay đổi của thị trường [160].
Thực tế, thông qua quá trình phát triển các doanh nghiệp có thể đạt được năng lực hay lợi thế cạnh tranh trong một thời gian nhất định Tuy nhiên, trong các thị trường năng động ngày nay với sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu, công nghệ những lợi thế cũ có thể trở thành những cạm bẫy với doanh nghiệp Điều này lại dẫn đến yêu cầu phát triển các dạng năng lực động để định hình lại lợi thế cạnh tranh Như vậy, có thể xem các dạng năng lực động là nguồn gốc cho việc tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn bởi nó liên tục đòi hỏi việc cấu hình lại các nguồn lực để đáp ứng sự thay đổi của thị trường.
2.4.2 Quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh
Như đã thảo luận ở trên những dạng năng lực động liên quan đến khả năng nhận dạng các cơ hội, nắm bắt các cơ hội có được, tích hợp, định dạng lại những nguồn lực để duy trì các lợi thế cạnh tranh trong thị trường nhiều biến động [3], [11] Bởi vậy, năng lực động giúp doanh nghiệp làm mới các nguồn lực của mình trong một môi trường năng động để cải thiện lợi thế cạnh tranh và cải thiện hiệu quả [68], [161] Hay nói cách khác, các dạng năng lực động trong trong nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Quan hệ giữa các dạng năng lực động đến kết quả kinh doanh bởi vì các dạng năng lực động giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của môi trường [6], [8], [11] Khi doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường phức tạp, nhiều biến động các dạng năng lực giúp doanh nghiệp thích ứng tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn các dạng năng lực khác và thúc đẩy đạt được kết quả kinh doanh Một số nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp khó đạt được hiệu quả nếu không sử dụng các năng lực động khác nhau [162].
Năng lực động cũng bao hàm những dạng năng lực giúp doanh nghiệp nhận dạng tận dụng các cơ hội thị trường trong bối cảnh thanh đổi Những dạng năng lực như vậy thường liên quan đến các quá trình và quy trình được triển khai để tìm kiếm cơ hội từ môi trường bên trong và bên ngoài và cũng kéo theo những tinh chỉnh hay sắp xếp lại các nguồn lực để đạt được hiệu quả cao hơn Bởi vậy, liên quan đến khía cạnh này (nhận dạng và tận dụng các cơ hội) được xem như nhân tố ban đầu để thúc đẩy đạt được kết quả kinh doanh.
Năng lực động cũng liên quan đến việc tích hợp các nguồn lực hiện có hoặc mua lại các nguồn lực mới và phát triển các khả năng mới để nắm bắt các cơ hội thị trường có giá trị nhất [163] Việc định dạng lại các nguồn lực có thể tạo ra sự khác biệt thông qua các hoạt động đổi mới cho phép công ty hướng tới những khách hàng mới đem lại những lợi thế cho người đi đầu, bởi vì khả năng nhận dạng các xu hướng và nắm bắt cơ hội trước các đối thủ có thể làm cho các doanh nghiệp được đánh giá cao hơn [27], nhờ đó kết quả kinh doanh có thể được cải thiện [35], [58], [114], [164].
Trong các nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động đến kết quả kinh doanh cũng xác nhận tồn tại quan hệ giữa các thành phần năng lực động và kết quả kinh doanh [32], [33], [35] Ngoài ra, các nghiên cứu cũng xác nhận có sự tồn tại về quan hệ giữa các nhân tố năng lực động với nhau Dưới quan điểm xem xét các nhân tố khác nhau có thể tạo thành năng lực động và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh tồn tại nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động đến kết quả kinh doanh Dưới đây, tác giả giới thiệu tóm tắt một số mô hình đánh giá ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh phổ biến trong những năm gần đây.
Bảng 2.3 Tóm tắt các nghiên cứu về quan hệ giữa các dạng năng lực động cụ thể tới kết quả kinh doanh
Bối cảnh và quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh
(1999) The synergistic effect of market orientation and learning orientation on organizational performance
Journal of the academy of marketing science, 27(4), 411-427.
Nghiên cứu tại 411 doanh nghiệp tại nhiều quốc gia
Hai năng lực động chính được xem xét có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh là (i) định hướng thị trường và (ii) định hướng học hỏi
Kết quả cho thấy cả đinh hướng thị trường và định hướng học hỏi đều có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh Định hướng học hỏi còn giữ vai trò điều tiết trong quan hệ giữa định hướng thị trường và kết quả kinh doanh
The effects of entrepreneurial orientation and marketing information on the performance of
SMEs Journal of business venturing, 22(4), 592-
Nghiên cứu tại 294 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Singapore
Các năng lực động bao gồm (i) năng lực định hướng kinh doanh;
(ii) năng lực thu nhận thông tin; (iii) năng lực tận dụng thông tin
Kết quả cho thấy cả ba dạng năng lực định hướng kinh doanh, năng lực thu nhận thông tin, năng lực tận dụng thông tin đều có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bối cảnh và quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh
Market orientation, marketing capabilities, and firm performance Strategic management journal, 30(8), 909-920.
Nghiên cứu tại 230 doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ tại Mỹ
Hai năng lực được phản ánh qua hai dạng năng lực cụ thể
(i) năng lực định hướng thị trường, và (ii) năng lực marketing
Ngoài ra nghiên cứu xem xét ảnh của cường động cạnh tranh, đặc điểm doanh nghiệp (quy mô)
Năng lực marketing có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh đo lường cả ở khía cạnh đo lường chủ quan và khách quan Tồn tại ảnh hưởng tương tác giữa năng lực marketing và định hướng thị đến kết quả kinh doanh nhưng không tìm thấy bằng chứng ảnh hưởng rõ ràng của cường độ cạnh tranh tới kết quả kinh doanh
The WTO, marketing and innovativeness capabilities of
Nghiên cứu được thực hiện tại 323 doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
Ba nhóm năng lực động được xem xét ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh là (i) kỳ vọng hội nhập WTO, (ii) năng lực marketing và (iii) năng lực sáng tạo
Kết quả cho thấy các dạng năng lực động đều có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và có ảnh hưởng với nhau
Market orientation, marketing capability, and new product performance:
The moderating role of absorptive capacity Journal of business research, 69(11), 5059-
Nghiên cứu được thực hiện tại 188 doanh nghiệp tại Thuỵ Điển
Ba nhóm năng lực động cụ thể được xem xét trong nghiên cứu là (i) năng lực định hướng thị trường; (ii) năng lực marketing và (iii) năng lực tiếp tu
Ngoài ra nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng tương tác của năng lực tiếp thu đến các quan hệ giữa các thành phần năng lực động khác với kết quả kinh doanh
Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng trực tiếp của năng lực định hướng thị trường, năng lực marketing và năng lực tiếp thu đến kết quả kinh doanh Nghiên cứu cũng cho thấy có ảnh hưởng điêu tiết của năng lực tiếp thu đến các dạng năng lực khác trong mô hình nghiên cứu
(2013) Firm innovativeness and business performance: The joint moderating effects of market turbulence and competition Industrial
Nghiên cứu tại 154 doanh nghiệp trong ngành công nghệ cao tại Đài Loan
Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của đổi mới sáng tạo (một thành phần của định hướng kinh doanh) đến kết quả kinh doanh
Nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của cường độ cạnh tranh và nhiễu động thị trường như các biến điều tiết
Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả
Quan điểm về năng lực động nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng các nguồn lực để đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh Điều này cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, bối cảnh đến việc hình thành và sử dụng các dạng năng lực động của doanh nghiệp Mặc dù vậy, nghiên cứu xem xét bối cảnh hay những biến về môi trường đến quan hệ của các dạng năng lực động cụ thể và kết quả kinh doanh không phải là phổ biến Tồn tại một ngầm định trong nhiều nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh trong bối cảnh của thị trường nhiều biến động Các đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh doanh ít được xem xét trong các mô hình Các học giả có thể dễ dàng đồng thuận với nhau về cơ chế ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh nhưng rất hiếm nghiên cứu đặt ra câu hỏi các yếu tố môi trường sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ của các năng lực động cụ thể đến kết quả kinh doanh Bởi vậy, trong luận án này xem xét cả những khía cạnh về môi trường kinh doanh đến quan hệ của năng lực động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh Hai nhân tố quan trọng từ môi trường kinh doanh thường được xem xét trong các nghiên cứu là (1) cường độ cạnh tranh (phản ánh mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ) và (2) nhiễu động thị trường (phản ánh sự thay đổi nhanh hay chậm về yêu cầu, nhu cầu của khách hàng với doanh nghiệp).
2.5.1 Ảnh hưởng của cường độ cạnh tranh
Cường độ cạnh tranh phản ánh mức độ canh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành [144], [165]–
[167] Cường độ cạnh tranh phát sinh trong các thị trường có nhiều hơn một nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất phát từ việc hạn chế về các nguồn lực của doanh nghiệp, sự tồn tại của nhiều đối thủ cạnh tranh và thiếu cơ hội phát triển trong tương lai [165] Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tăng lên dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng lớn hơn giữa các doanh nghiệp trong một ngành có thể làm giảm ảnh hưởng của việc sử dụng một số dạng năng lực đến kết quả kinh doanh Các học giả cho rằng trong những tình huống môi trường kinh doanh có mức cạnh tranh thấp, các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng đến khả năng suy giảm hoạt động Điều này thường nằm trong tình huống khách hàng ít có sự lụa chọn thay thế về sản phẩm/dịch vụ giữa các doanh nghiệp sẵn sàng cung cứng [168] Ngược lại, ở các thị trường cạnh tranh cao mức độ cao, khách hàng có nhiều tự do lựa chọn hơn đối với các sản phẩm/dịch vụ của nhiều nhà cung cấp, những công ty đáp ứng tốt với hơn các yêu cầu của khách hàng so với đối thủ trên thị trường có khả năng gia tăng đáng kể hiệu quả kinh doanh của họ [37] Điều này cũng ngụ ý rằng khi so sánh với những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường ít cạnh tranh, các công ty hoạt động trong môi trường cạnh tranh có khả năng đạt được kết quả tốt hơn.
2.5.2 Ảnh hưởng của mức nhiễu động thị trường
Nhiễu động thị trường phản ánh mức độ thay đổi của nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp, nó liên quan đến sở thích, thị hiếu của khách hàng trong những ngành hàng khác nhau [144],
[169] Nhiễu động thị trường thường được đề cập đến tốc độ thay đổi của thị trường hoặc công nghệ trong từng ngành kinh doanh [144] Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có những khách hàng tiềm năng khác nhau với những đòi hỏi nhu cầu khác nhau Những người ra quyết định trong các thị trường không đầy đủ thường phải chịu các áp lực và coi các dự án kinh doanh của họ là rất quan trọng Hệ quả là, các doanh nghiệp có thể không thu thập được thông tin cập nhật và đẩy đủ trong các nỗ lực thu hút khách hàng mới hoặc thâm nhập thị trường mới [170] Điều này cho thấy mức độ nhiễu động thị trường ảnh hưởng đến cách thức doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực để đáp ứng khách hàng, hay nó có tính chất điều tiết các quan hệ này.Chẳng hạn, mức nhiễu động thị trường được tìm thấy có vai trò điều tiết quan hệ giữa năng lực sáng tạo và kết quả kinh doanh [37], định hướng học hỏi và kết quả kinh doanh [171].
Sốc kinh tế và tác động của sốc kinh tế tới hoạt động doanh nghiệp
Sốc kinh tế (economic shock hay macroeconomic shock) thường được định nghĩa như sự thay đổi đột ngột trong điều kiện kinh tế vĩ mô [172] thể hiện những biến động liên quan đến tỷ giá [173], lạm phát [174], và lãi suất [175] Nhìn chung, sốc kinh tế là một ngoại ứng có thể ảnh hưởng đến tổng cung (AS) hay tổng cầu(AD) của nền kinh tế làm dịch chuyển tổng cung hoặc tổng cầu khỏi trạng thái cân bằng của nền kinh tế [176].Mặc dù về mặt lý thuyết tồn tại cả những cú sốc tích cực (positive shock) và sốc tiêu cực (negative shock) nhưng phần lớn thực tế các cú sốc mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Các cú sốc làm thay đổi toàn bộ hay một phần của hệ thống kinh tế, gây ra các biến động kinh tế vĩ mô như sụp giảm GDP, tăng tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát tăng hay cân bằng thương mại trong quan hệ thương mại quốc tế bị thay đổi Kinh tế vĩ mô thường phân loại sốc kinh tế thuộc về phía cung hay phía cầu gọi là sốc cung hay sốc cầu.
Sốc cung: Sốc cung là cú sốc kinh tế có nguyên nhân từ phía cung khi một loại hàng hoá, các yếu tố đầu vào của nền kinh tế bị một lý do nào đó có sự thay đổi đột ngột dẫn đến mất cân bằng giữa cung và cầu Cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970 khi các nước OPEC cắt giảm sản lượng dẫn đến khan hiếm và gia dầu tăng cao ảnh hưởng tới hệ thống sản xuất toàn cầu là một ví dụ điển hình về sốc cung Ngoài sốc do thay đổi giá nhiên liệu (hàng hoá đầu vào quan trọng) thì các cú sốc khác các sự kiện thiên tai, dịch bệnh dẫn đến nguồn cung hàng hoá, dịch vụ thay đổi cũng được xem là các cú sốc cung Chẳng hạn gần đây đại dịch COVID 19 dẫn đến các khó khăn trong việc huy động hàng hoá và con người dẫn đến suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia. Hoặc cuộc chiến tranh Nga – Ukraine dẫn đến nguồn cung lúa mì trên thế giới bị giảm cũng được xem là những cú sốc cung đối với nhiều nền kinh tế Các nguyên nhân chính dẫn đến sốc cung có thể do tăng lương cơ bản; tăng giá nguyên vật liệu đầu vào; thay đổi thuế suất theo hướng tăng lên, xoá bỏ các trợ cấp, sự thay đổi tỷ giá hối đoái bất lợi hay sự thụt lùi về công nghệ, chiến tranh thương mại dẫn đến chi phí tăng doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng hoặc nhập khẩu Theo chiều ngược lại cũng có những ngoại ứng ảnh hưởng theo hướng tích cực.
Sốc cầu: Sốc cầu là cú sốc kinh tế có nguyên nhân từ phía cầu của nền kinh tế do sự biến động lớn như sụt giảm tổng cầu dẫn đến mất cân bằng cung – cầu trên thị trường Sốc cầu có nguyên nhân đa dạng như sự sụt giảm tính lạc quan của người tiêu dùng như trong giai đoạn suy thoái khi người lao động đối mặt với triển vọng kém hơn về việc làm và thu nhập Hệ quả là họ tìm cách cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm hơn dẫn đến tổng cầu của nền kinh tế có thể bị suy giảm Ngoài ra các nguyên nhân khác như suy thoái kinh tế toàn cầu, sự tăng thuế của chính phủ, tăng lãi suất, vỡ bong bóng tài sản hay chiến tranh thương mại, thay đổi tỷ giá… có thể dẫn đến những suy giảm tiêu cực từ phía tổng cầu.
Một cách phân loại sốc kinh tế theo các nguyên nhân cụ thể ở khía cạnh vĩ mô được Ramsey (2016)
[177] đề xuất gồm 03 nhóm sốc: (i) sốc từ chính sách tiền tệ; (ii) sốc do chính sách tài khoá; và (iii) sốc do thay đổi công nghệ Trong đó:
Sốc chính sách tiền tệ: Sốc chính sách tiền tệ có nguồn gốc từ các chính sách của ngân hàng trung ương của các quốc gia liên quan đến các chính sách về cung tiền, kiểm soát tỷ giá trong mục tiêu về kiểm soát lạm phát Những chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương có thể dẫn đến sự thay đổi lớn về lạm phát hay tăng trưởng kinh tế.
Sốc chính sách tài khoá: Sốc chính sách tài khoá là các cú số kinh tế có nguồn gốc trong chính sách tài khoá của chính phủ của các quốc gia liên quan đến các chính sách chi tiêu của chính phủ Các cú sốc tài khoá diễn ra thường xuyên hơn so với các cú sốc về chính sách tiền tệ liên quan đến các vấn đề về thuế và chi tiêu của chính phủ Các chính sách thuế và chi tiêu chính phủ là các ngoại ứng có thể tác động đến tổng cung hay tổng cầu dẫn đến sự thay đổi về tổng cung hay tổng cầu của nền kinh tế.
Sốc do thay đổi công nghệ: Sốc do thay đổi công nghệ thường là các cú sốc xuất phát từ các tiến bộ công nghệ dẫn đến cải thiện năng suất lao động của nền kinh tế dẫn đến thay đổi từ phía tổng cung hoặc tổng cầu. Các cú sốc thay đổi công nghệ không liên quan đến chính sách tài khoá hay tiền tệ mà xuất phát từ những thay đổi về mặt công nghệ trong nền kinh tế Thường các cú sốc công nghệ mang đến hiệu ứng tích cực nhiều hơn cho nền kinh tế.
2.6.2 Tác động của sốc kinh tế tới hoạt động doanh nghiệp
Bất kể có nguyên nhân từ đâu bản chất các cụ sốc kinh tế đều dẫn đến việc mất cân bằng cung cầu hàng hoá trên thị trường thuộc về các trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt Các nhà kinh tế tin tưởng rằng các cú sốc kinh tế đem đến những tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế trong đó có các doanh nghiệp Một logic đơn giản là các doanh nghiệp tham gia trên thị trường hoặc thuộc về phía cung (khi cung cấp hàng hoá dịch vụ) hoặc thuộc về phía cầu (mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất, cung cấp hàng hoá dịch vụ) đều chịu ảnh hưởng bởi những biến động đột ngột này Đối với đại dịch COVID 19 vừa qua là sốc cung vừa là sốc cầu tuỳ thuộc vào lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động Chẳng hạn với các ngành khách sạn, du lịch đại dịch dẫn đến sự sụt giảm đáng kể khách hàng do những quy định y tế và giãn cách hay phong toả Sốc cầu này lan toả đến các ngành khác cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho ngành khách sạn, du lịch Tại một số ngành khác các quy định với người lao động có thể làm giảm số nhân công làm việc dẫn đến sụt giảm sản lượng sản phẩm/hàng hoá có thể cung ứng dẫn đến thiếu hụt từ phía cung Các suy giảm cầu hay thiếu hụt cung có nguyên nhân từ đại dịch COVID
19 đều ảnh hưởng tới các doanh nghiệp phần lớn theo hướng tiêu cực.
Chương này tập trung vào hệ thống hoá cơ sở lý luận về năng lực động và kết quả kinh doanh Các nội dung chính bao gồm cung cấp định nghĩa về năng lực động, tiêu chí xác định năng lực động, tiếp cận đo lường năng lực động Định nghĩa về kết quả kinh doanh và đo lường kết quả kinh doanh Ngoài ra chương này cũng cung cấp giải thích về mối quan hệ giữa năng lực động, lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh Cuối cùng dựa trên hệ thống hoá cơ sở lý luận và đánh giá các tài liệu nghiên cứu luận án đề xuất một mô hình nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của năng lực động, các yếu tố môi trường kinh doanh và kết quả kinh doanh.
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Như đã thao luận ở trên, luận án này tiếp cận đo lường năng lực động thông qua các năng lực cụ thể Các chỉ dẫn lý thuyết cho thấy có thể có nhiều năng lực khác nhau được xem là năng lực động, các năng lực này có ảnh hưởng tới nhau và tới kết quả kinh doanh Ngoài ra, các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng năng lực động đến kết quả kinh doanh thường ngầm định tồn tại sự biến động về môi trường kinh doanh mà ít xem xét ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến quan hệ giữa các dạng năng lực động và kết quả kinh doanh Mặt khác, do thực tế các cú sốc kinh tế lớn có thể xảy ra bất định cũng ít được chú ý trong các nghiên cứu về năng lực động và kết quả kinh doanh Bởi vậy, luận án này đề xuất một mô hình nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của các dạng năng lực động với nhau và với kết quả kinh doanh có tính đến yếu tố môi trường kinh doanh Thêm vào đó, thời gian nghiên cứu xuất hiện một cú sốc kinh tế lớn là đại dịch COVID diễn ra bất ngờ Cú sốc kinh tế này cũng tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế và các doanh nghiệp không phải là một ngoại lệ Theo lập luận của lý thuyết năng lực động giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với các biến động từ thị trường Bởi vậy, luận án cũng xem xét việc sở hữu các dạng năng lực động có giúp các doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hơn đối với các phản ứng do sốc kinh tế gây ra hay không Mô hình được phát triển mở rộng từ lý thuyết năng lực động của Teece và cộng sự (1997), Teece và cộng sự (2007) và các nghiên cứu thực nghiệm của Tapanainen và cộng sự
(2022), Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Bùi Quang Tuyến (2017) [7], [8], [11], [33], [35]. Các nhân tố chính được xem xét trong mô hình bao gồm các năng lực cụ thể đã được kiểm chứng có quan hệ với kết quả kinh doanh như năng lực marketing [40], [46], [178], [179], năng lực tiếp thu [38], [50], năng lực thích nghi [50], [57], [180], năng lực định hướng kinh doanh [30]–[32], [38], [40], [41]; năng lực định định hướng học hỏi [40], [41], [43], [122], kết hợp với yếu tố về nhiễu động thị trường và cường độ cạnh tranh [37].
Mô hình nghiên cứu được mô tả như hình 3.4 Mối quan hệ và các cơ chế ảnh hưởng giữa các biến nghiên cứu được diễn giải chi tiết trong phần phát biểu các giả thuyết nghiên cứu.
Năng lực định hướng kinh doanh Năng lực định hướng thị trường
Biến kiểm soát Năng lực định hướng học hỏi
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất
Các giả thuyết liên quan đến năng lực định hướng kinh doanh Định hướng kinh doanh đề cập đến tính chủ động, chấp nhận mạo hiểm và đổi mới sáng tạo để gia tăng khả năng chủ động, quyết tâm theo đuổi các mục tiêu kinh doanh [30], [32], [39], [134], [135] Định hướng kinh doanh được phản ánh qua ba thành phần cốt lõi bao gồm chấp nhận rủi ro, tính chủ động và đổi mới [30], [32], [39], [129]. Các nghiên cứu trước đây đã xác nhận mối liên kết giữa định hướng kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp [30], [32] Do đặc điểm nhấn mạnh vào sự chủ động, chấp nhận rủi ro và sáng tạo để giải quyết các vấn đề của thị trường mới [181] được thúc đẩy và phát triển bởi đội ngũ lãnh đạo cao nhất [30], [136] Tính chủ động phản ánh sự sẵn sàng của doanh nhân để thống trị đối thủ cạnh tranh như việc giới thiệu sản phẩm mới, dịch vụ mới trước đối thủ cạnh tranh, thực hiện các hành động tiên phong để tạo ra thị trường trong tương lai thúc đẩy sự thay đổi và định hình môi trường [32], [138] Chấp nhận rủi ro liên quan đến việc sẵn sàng cam kết sử dụng các nguồn lực để khai thác các cơ hội hoặc tham gia các chiến lược kinh doanh mà kết quả có thể không có mức chắc chắn cao [30],
[32], [39], [135], [182] Cuối cùng, tính đổi mới bao gồm một quá trình sáng tạo hỗ trợ các thử nghiệm và các ý tưởng mới, có thể dẫn đến việc thiết lập các phương pháp sản xuất hay phân phối đưa các sản phẩm mới ra thị trường hoặc đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường mới [30], [32], [139], [140] Những doanh nghiệp có định hướng kinh doanh cao làm tăng khả năng nâng cao những năng lực cốt lõi của họ [46], [183], và năng lực marketing giữ một vai trò quan trọng [33], [114] Các nghiên cứu trước đây tìm thấy bằng chứng cho thấy định hướng kinh doanh cao giúp làm gia tăng các năng lực marketing của doanh nghiệp như giúp làm gia tăng chất lượng mối quan hệ với các đối tác hay hệ thống kênh [41] Doanh nghiệp có định hướng kinh doanh cao cũng luôn theo dõi thị trường để trở thành những doanh nghiệp tiên phong phục vụ khách hàng, phản ứng với đối thủ cạnh tranh [39], [141] Bởi vậy, trong luận án đề xuất giả thuyết về mối quan hệ giữa định hướng kinh doanh và năng lực marketing như sau:
H1a: Năng lực định hướng kinh doanh có tác động tích cực đến năng lực marketing của doanh nghiệp.
Năng lực định hướng kinh doanh cũng thường kích thích quá trình tạo ra tri thức và sử dụng tri thức [33].Hay nói cách khác nó thúc đẩy quá trình tiếp thu tri thức để đáp ứng với sự thay đổi của thị trường hay thúc đẩy sự thích nghi của doanh nghiệp với các thay đổi Tăng định hướng kinh doanh thúc đẩy sự hiểu biết hơn về những mong đợi của thị trường qua khả năng thích ứng [70], [142] Mức độ chủ động của doanh nghiệp cũng cho phép họ chuẩn bị và có những lựa chọn có cân nhắc với sự thay đổi của thị trường Điều này đưa đến suy đoán rằng gia tăng định hướng kinh doanh sẽ dẫn đến cải thiện khả năng thích nghi của doanh nghiệp Do đó, luận án đề xuất giả thuyết về mối quan hệ giữa định hướng kinh doanh và năng lực thích nghi như sau:
H1b: Năng lực định hướng kinh doanh có tác động tích cực đến năng lực thích nghi của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có định hướng kinh doanh cao cũng là những doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thị trường để tiên phong phục vụ khách hàng [184] Định hướng kinh doanh giúp cải thiện khả năng nhận thức và nhận ra các cơ hội thị trường trước các đối thủ [185] Một số học giả cho rằng định hướng kinh doanh và định hướng thị trường như một cặp song sinh [58] Điều này dẫn đến suy đoán những doanh nghiệp có năng lực định hướng kinh doanh mạnh sẽ tập trung theo dõi thị trường mạnh mẽ hơnm hay nói cách khác thúc đẩy định hướng thị trường của doanh nghiệp Do đó, luận án này đề xuất giả thuyết:
H1c: Năng lực định hướng kinh doanh có tác động tích cực đến năng lực định hướng thị trường.
Doanh nghiệp có định hướng kinh doanh mạnh cũng là những doanh nghiệp có xu hướng cở mở, chấp nhận ý tưởng từ bên ngoài hay có định hướng học hỏi [151] Định hướng kinh doanh liên quan đến đội ngũ lãnh đạo cao nhất [30] và ảnh hưởng tới việc phát triển và giữ trọng tâm của tổ chức [45] và mang lại cho các thành viên ý thức về mục đích và định hướng [186] Hay nói cách khác định hướng kinh doanh điều hướng nhận thức về quá trình học hỏi trong tổ chức Bởi vậy, luận án đề xuất giả thuyết:
H1d: Năng lực định hướng kinh doanh có tác động tích cực đến năng lực định hướng học hỏi.
Năng lực định hướng kinh doanh được xem là có vai trò quan trong để thúc đẩy năng lực tiếp thu trong tổ chức Bởi vì, những doanh nghiệp sẵn sàng tiếp thu những tri thức từ bên ngoài thường đi kèm với việc chấp nhận rủi ro cao và lợi nhuận không thể đoán trước được[187] Những doanh nghiệp sẵn sàng cao với việc chấp nhận rủi ro có nhiều khả năng khai thác được những tri thức từ bên ngoài và sẵn sàng cho việc tiếp thu các tri thức mới hơn
[188] Tương tự như vậy, doanh nghiệp có mức độ chủ động với thị trường cao thường có xu hướng tập trung vào những nỗ lực thay đổi hiện trạng, điều này dẫn đến hỏi hỏi phải tìm kiếm và khai thác các tri thức từ bên ngoài [187]. Điều này cho phép suy đoán năng lực định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến năng lực tiếp thu của doanh nghiệp Do đó, luận án đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1e: Năng lực định hướng kinh doanh có tác động tích cực đến năng lực tiếp thu
Giả thuyết về năng lực định hướng thị trường
Năng lực định hướng thị trường phản ánh khả năng hướng tới việc xác lập các hệ thống thông tin, truyền đạt các thông tin tình báo thị trường cho các bộ phận để đưa ra các phản ứng thích hợp [143], [144] Năng lực thị trường phản ánh mức độ doanh nghiệp xem xét việc đáp ứng khách hàng, thõa mãn khác hàng như các nguyên tắc của tổ chức [144] Năng lực định hướng thị trưởng thể hiện khả năng nhận thức về định hướng khách hàng trong hành động của doanh nghiệp Khác với năng lực marketing thể hiện khả năng làm việc với thị trường và đáp ứng khách hàng Năng lực định hướng thị trường đặt ưu tiên hàng đầu cho việc bám sát thị trường để tạo ra những giá trị vượt trội cho khách hàng [145], [146] Bởi vậy, năng lực định hướng thị trường cung cấp cơ sở thông tin để phục vụ khách hàng mục tiêu tốt hơn Hay nói cách khác doanh nghiệp có năng lực định hướng thị trường mạnh sẽ thúc đẩy các bộ phận thực hiện các hành động nhằm đáp ứng khách hàng, thiết lập các mối quan hệ tốt với khách hàng và các bên liên quan, cũng như thực hiện các hành động thu thập và xử lý dữ liệu thị trường là những thành phần của năng lực marketing [33] Do đó, trong luận án này suy đoán về ảnh hưởng của năng lực định hướng thị trường (liên quan đến nhận thức) tới năng lực marketing (hành động) Bởi vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H2a: Năng lực định hướng thị trường có tác động tích cực đến năng lực marketing của doanh nghiệp.
Năng lực định hướng thị trường ngày càng trở nên quan trọng trong các thị trường có nhiều biến động và có tính quốc tế hóa cao [149] Năng lực định hướng thị trường dẫn dắt doanh nghiệp cần luôn chú ý đến người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh [189], điều chỉnh các quy trình nội bộ cho phù hợp với những thông tin được tạo ra Bởi vậy, năng lực định hướng thị trường thúc đẩy doanh nghiệp đáp ứng khách hàng và thu được lợi ích từ đó Nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy năng lực định hướng thị trường có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh [58], [150], [190] Do đó, luận án này đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
H2b: Định hướng thị trường có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giả thuyết liên quan đến năng lực định hướng học hỏi Định hướng học hỏi hướng tới việc tạo ra tri thức và sử dụng tri thức để nâng cao kết quả kinh doanh [42],
[44] Doanh nghiệp có định hướng học hỏi mạnh sẽ là những tổ chức thúc đẩy quá trình học hỏi trong tổ chức và ứng dụng nó để thay đổi các thói quan hay quy trình Năng lực định hướng học hỏi cũng phản ánh nhận thức của chủ doanh nghiệp về hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp như các khoản đầu tư [50], [113] Bởi vậy, những doanh nghiệp có định hướng học hỏi mạnh sẽ khuyến khích người lao động, các phòng ban tham gia quá trình học hỏi cả bên trong và bên ngoài tổ chức để chuyển hóa kiến thức cá nhân, kiến thức từ bên ngoài thành các tri thức của tổ chức Hay nói cách khác, doanh nghiệp có định hướng học hỏi mạnh sẽ thúc đẩy người lao động, các phòng ban tự cải thiện khả năng học hỏi hay tiếp thu của mình Do đó, trong luận án này đề xuất giả thuyết:
H3a: Định hướng học hỏi có tác động tích cực đến năng lực tiếp thu của doanh nghiệp.
Năng lực định hướng học hỏi liên quan đến việc diễn giải các thông tin và phản ứng với các thông tin thu thập được [101], [113] Doanh nghiệp có định hướng học hỏi mạnh cũng làm gia tăng năng lực marketing của doanh nghiệp [35] Bởi nó làm gia tăng chất lượng các mối quan hệ kinh doanh thông qua khả năng kết nối liên tục với thị trường [41], [101] Bởi vậy, trong luận án này đề xuất giả thuyết:
H3b: Năng lực định hướng học hỏi có tác động tích cực đến năng lực marketing của doanh nghiệp.
Quy trình nghiên cứu
Quy trình thực hiện luận án qua các bước bao gồm: (1) xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu; (2) xem xét cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu tiên nghiệm; (3) xây dựng mô hình nghiên cứu; (4) phát triển các thang đo nháp cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu; (5) đánh giá sơ bộ thang đo, (6) hiệu chỉnh thang đo; (7) đánh giá chính thức thang đo; (8) kiểm định giả thuyết và các hiệu ứng và (9) thảo luận và trình bày kết quả (hình 3.2).
NC chính thức Đánh giá chính thức thang đo (n = 508)
Kiểm định giả thuyết và các hiệu ứng
Thảo luận và trình bày kết quả (n = 5)
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tham khảo từ (Kothari, 2001) [198]
Bước 1 Xác định vấn đề nghiên cứu Dựa trên phân tích tổng quan các nghiên cứu và tình hình thực tiễn tại
Việt Nam tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu chính cho luận án để lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu Các mục tiêu cụ thể được xác định bao gồm (i) làm rõ định nghĩa về năng lực động và xác định tiêu chuẩn xem xét một dạng năng lực cụ thể trở thành năng lực động của doanh nghiệp; (ii) phát triển mô hình phân tích mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh; (iii) đánh giá ảnh hưởng của các cú số kinh tế đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh và (iv) đề xuất các khuyến nghị nhằm nuôi dưỡng, phát triển các nguồn lực trở thành năng lực động cho doanh nghiệp.
Bước 2 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu tiên nghiệm Tại bước này tác giả đánh giá các lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu Đánh giá hệ thống các nghiên cứu đã được xuất bản về cùng chủ đề để xây dựng cơ sở cho việc thiết lập mô hình nghiên cứu của luận án nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
Bước 3 Xây dựng mô hình Dựa trên đánh giá hệ thống lý thuyết về chủ đề nghiên lực động đến kết quả kinh doanh trong điều kiện các yếu tố môi trường thay đổi Cụ thể, mô hình nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của định hướng kinh doanh, năng lực marketing, định hướng học hỏi, định hướng thị trường, năng lực tiếp thu và năng lực thích nghi Hai yếu tố về sự thay đổi của môi trường kinh doanh là cường độ cạnh tranh và mức độ nhiễu động thị trường cũng được xem xét trong mô hình.
Bước 4 Phát triển các thang đo nghiên cứu Để đo lường các biến nghiên cứu trong mô hình luận án phát triển một bộ công cụ đo lường cho từng biến nghiên cứu Các công cụ đo lường được tham khảo từ các nghiên cứu đã xuất bản và điều chỉnh qua một nghiên cứu định tính với 10 chuyên gia từ doanh nghiệp và các trường đại học. Kết thúc bước này tác giả phát triển được một bảng khảo sát sơ bộ để tiến hành đánh giá sơ bộ và hiệu chỉnh các chỉ tiêu đo lường sử dụng trong mô hình nghiên cứu.
Bước 5 Đánh giá sơ bộ thang đo Bộ câu hỏi sơ bộ được tiến hành khảo sát thử nghiệm với một mẫu nhỏ
(n = 86) để đánh giá tính tin cậy của các thang đo nghiên cứu Tiêu chuẩn đánh giá sơ bộ sử dụng hệ số Cronbach Alpha để đánh giá tính nhất quán nội tại, hệ số tương quan biến tổng để loại biến rác và phân tích khám phá nhân tố với từng biến tiềm ẩn để đánh giá giá trị hội tụ của các thang đo đã phát triển Kết quả đánh giá sơ bộ làm căn cứ để xây dựng bảng hỏi chính thức cho điều tra chính thức.
Bước 6 Hiệu chỉnh thang đo chính thức Kết quả đánh giá sơ bộ giúp tác giả loại đi những biến quan sát không thích hợp và xem xét lại một lần nữa cách diễn đạt các câu hỏi điều tra cho thích hợp Các thang đo được giữ lại tiếp tục được đánh giá, hiệu chỉnh về cách diễn đạt để phục vụ cho điều tra chính thức Kết thúc bước này luận án thu được bảng câu hỏi chính thức sau khi đã điều chỉnh và loại đi những chỉ tiêu không thích hợp.
Bước 7 Đánh giá chính thức thang đo Bảng câu hỏi chính thức sau hiệu chỉnh được tiến hành điều tra mẫu lớn cho nghiên cứu chính thức Dữ liệu chính thức được điều tra với hơn 500 doanh nghiệp trên toàn quốc (n 508) Điều tra được thực hiện bằng cả hai phương pháp điều tra trực tiếp và điều tra online Điều tra trực tiếp được thực hiện thông qua mạng quan hệ của tác giả và điều tra online thông qua một hợp đồng điều tra với một doanh nghiệp khảo sát chuyên nghiệp Kết quả dữ liệu thu được được phân tích bằng phân tích khẳng định nhân tố để đánh giá tính tin cậy và thích hợp của các thang đo đã thu thập được qua dữ liệu chỉnh thức.
Bước 8 Kiểm định giả thuyết và các hiệu ứng Dữ liệu sau khi được thu thập được tiến hành phân tích bằng các kỹ thuật phân tích đa biến để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Phương pháp mô hình cấu tuyến tính từng phần (PLS-SEM), phân tích hồi quy logistics được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Bước 9 Thảo luận và trình bày kết quả Các kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu được trình bày theo các chủ đề chính của luận án Các kết quả cũng được thảo luận về ý nghĩa và so sánh sự tương đồng/khác biệt với các nghiên cứu khác Tại bước này tác giả cũng sử dụng các thảo luận sâu với một số chuyên gia (n = 5) là các nhà quản lý doanh nghiệp và cơ quan quản lý đầu tư để làm rõ hơn các kết quả khám phá từ kết quả khảo sát.
Thiết lập thang đo ban đầu
Hiệu chỉnh, bổ sung thang đo Đánh giá sơ bộ thang đo
Thiết lập thang đo chính thức
Thiết kế nghiên cứu
3.3.1 Phát triển thang đo Để phát triển các chỉ tiêu đo lường (biến quan sát) cho từng biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu đề xuất, luận án đã tham khảo thang đo từ các nghiên cứu cùng chủ đề trong các xuất bản trước đây và tiến hành hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu thông qua nghiên cứu định tính Quy trình phát triển và hiệu chỉnh các thang đo đánh giá các biến nghiên cứu được mô tả trong hình 3.3.
Hình 3.3 Quy trình phát triển thang đo
Bước 1 Thiết lập thang đo ban đầu Các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng sử dụng để đo lường cho các biến nghiên cứu được tác giả tham khảo từ các nghiên cứu xuất bản trước đây [30], [35], [199], [200] [32], [58], [114],
[141], [201] [41], [113], [202], [203] Các câu hỏi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và sử dụng phương pháp dịch ngược để đảm bảo quá trình dịch không làm thay đổi ý nghĩa ban đầu của các câu hỏi Đầu tiên, tác giả tự dịch các câu hỏi đo lường cho các biến quan sát từ những nghiên cứu đã xuất bản về cùng chủ đề nghiên cứu trên các tạp chí nghiên cứu uy tín Các tạp chí tham khảo được lựa chọn trong phân vị phần tư thứ nhất theo phân loại các tạp chí trong danh mục Scopus (top 25% tạp chí xuất sắc nhất trong chuyên ngành, tạp chí Q1) được tra cứu của năm 2020 trên website www.scimagojr.com Tiếp theo, những câu hỏi đã được dịch sang tiếng Việt tiếp tục được dịch ngược lại sang tiếng Anh bởi một chuyên gia thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt (một giảng viên tại Trường Đại học Phenikaa) Sau đó, tác giả và chuyên gia đối chiếu hai bản câu hỏi tiếng Anh gốc và dịch ngược để xem xét quá trình dịch có làm thay đổi ý nghĩa ban đầu hay không và điều chỉnh cách diễn đạt trong tiếng Việt cho thích hợp Sau hiệu chỉnh ban đầu, nghiên cứu thu được
60 câu hỏi (biến quan sát) tiềm năng sử dụng để đo lường cho 09 biến tiềm ẩn trong mô hình nghiên cứu, chi tiết các câu hỏi được trình bày trong phụ lục 01.
Bước 2 Hiệu chỉnh, bổ sung thang đo Mặc dù các câu hỏi được thiết lập ở bước 1 có thể xem đạt giá trị nội dung (content validity), tuy nhiên có thể chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam Bởi vậy, các thang đo tiềm năng này tiếp tục được hiệu chỉnh và bổ sung các khía cạnh mới thông qua một nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn chuyên gia Các chuyên gia được lựa chọn từ hai nhóm: (i) các nhà nghiên cứu về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp thuộc các trường đại học và học viện; (ii) lãnh đạo các doanh nghiệp, lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư, phát triển doanh nghiệp Các chuyên gia đều có học vị từ thạc sỹ trở lên và có kinh nghiệm nghiên cứu hay quản lý trên 5 năm Cụ thể có 10 chuyên gia tham gia thu quá trình hiệu chỉnh từTrường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Phenikaa, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Các khu Công nghiệp Hà Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Công ty Cổ phần Phân tích Định lượng Toàn cầu, và Công ty Du lịch Đất nước Việt Danh sách chuyên gia được mã hóa và mô tả như trong phụ lục 02 Các chuyên gia được đề nghị đánh giá mức độ phù hợp của các thang đo ban đầu ở bước 1 và đề nghị hiệu chỉnh hoặc bổ sung những khía cạnh mới họ cho là cần thiết Các thang đo ban đầu (được tham khảo và dịch từ nghiên cứu trước) và các khía cạnh bổ sung được đánh giá mức độ phù hợp trên thang điểm 10 với 1 là hoàn toàn không phù hợp và 10 là hoàn toàn phù hợp Điểm lựa chọn giữ lại của từng chỉ tiêu đo lường phải đạt tối thiểu 6/10 Kết quả, sau đánh giá của chuyên gia bổ sung thêm 06 biến quan sát (phụ lục 03) nâng tổng số chỉ tiêu đo lường các biến lên 66 biến quan sát tiềm năng sử dụng cho đánh giá sơ bộ (phụ lục 04).
Bước 3 Đánh giá sơ bộ thang đo Các thang đo sau hiệu chỉnh và bổ sung ở bước 2 tiếp tục được đánh giá sơ bộ tính tin cậy và giá trị hội tụ với một nghiên cứu định lượng sơ bộ Với mục đích đánh giá sơ bộ về tính tin cậy và thích hợp của những biến quan sát sử dụng nên không đòi hỏi về tính đại diện trong khảo sát Do đó, luận án sử dụng phương pháp khảo sát thuận tiện tại các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong các khu công nghiệp tại tỉnh Hà Nam với sự hỗ trợ của lãnh đạo Phòng Quản lý đầu tư Kết quả sau khi phát đi 100 phiếu điều tra thu được 86 phiếu điều tra hợp lệ để tiến hành đánh giá tính tin cậy sơ bộ Luận án sử dụng hệ số Cronbach Alpha, hệ số tương quan biến tổng để đánh giá tính tin cậy, hệ số tải nhân tố của phân tích khám phá nhân tố (EFA) để đánh giá giá trị hội tụ Tiêu chuẩn phân tích được lựa chọn là hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 [204] Phân tích khám phá nhân tố với mẫu nhỏ ban đầu được thực hiện theo phương pháp tuần tự với tiêu chuẩn hệ số KMO lớn hơn 0.5, p-value của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0.05, tổng phương sai giải thích lớn hơn 50% và các hệ số tải nhân tố (factor loadings) lớn hơn 0.5 [204] Kết quả với 86 phiếu điều tra hợp lệ trong điều tra sơ bộ cho thấy các biến nghiên cứu đều đạt tính nhất quán nội tại (hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3), và các thang đo bậc nhất đều đạt giá trị hội tụ (các hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5) Tóm tắt kết quả đánh giá sơ bộ thang đo được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nghiên cứu
Nhân tố Số biến quan sát Hệ số Cronbach
Khoảng biến thiên hệ số TQBT Hệ số
Khoảng biến thiên hệ số tải nhân tố
Năng lực đáp ứng khách hàng 6 0.894 0.526-0.824 0.862 0.631-0.898 67.662
Khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô 5 0.919 0.719-0.851 0.849 0.817-0.912 75.500
Năng lực thiết lập mối quan hệ 4 0.890 0.682-0.803 0.769 0.815-0.898 75.389
Năng lực phản ứng với đối thủ cạnh tranh 6 0.891 0.579-0.839 0.861 0.693-0.902 65.849
Năng lực định hướng kinh doanh
Năng lực chấp nhận mạo hiểm 3 0.768 0.570-0.669 0.689 0.806-0.866 69.436
Năng lực định hướng thị trường 7 0.896 0.570-0.813 0.873 0.660-0.883 62.906
Năng lực định hướng học hỏi 5 0.879 0.696-0.786 0.824 0.722-0.857 67.724
Mức nhiễu động thị trường 3 0.827 0.667-0.714 0.720 0.850-0.879 74.634
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
Bước 4 Thang đo chính thức Bảng câu hỏi nháp ban đầu sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ cho thấy đạt tính tin cậy cần thiết và có thể sử dụng cho khảo sát chính thức Tuy nhiên, tác giả vẫn tiến hành đánh giá ngữ nghĩa và cách diễn đạt của các câu hỏi ở những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ để hiệu chỉnh. Bảng câu hỏi cũng được tham khảo từ đánh giá của các đối tượng điều tra tiềm năng là các doanh nghiệp đang hoạt động Bảng câu hỏi được gửi tới năm (05) lãnh đạo doanh nghiệp (giám đốc hoặc phó giám đốc) bằng phương pháp mạng quan hệ của tác giả để đánh giá tính thích hợp trong cách diễn đạt các câu hỏi Các thang đo được hiệu chỉnh một lần nữa trước khi tiến hành điều tra chính thức Các biến quan sát của các thang đo trong mô hình nghiên cứu được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm Mỗi câu hỏi được diễn đạt bằng một phát biểu nhận định về doanh nghiệp, người trả lời lựa chọn theo mức độ đồng ý của mình với từng phát biểu đưa ra với 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý. Đối với các câu hỏi liên quan đến tác động của đại dịch COVID 19 đến hoạt động của doanh nghiệp cũng được tham khảo từ ý kiến các chuyên gia tại các vòng phỏng vấn hiệu chỉnh thang đo Các chuyên gia là nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, phát triển doanh nghiệp được đề nghị đưa ra những nhóm khó khăn cụ thể và hành động của doanh nghiệp để ứng phó trong giai đoạn xảy ra đại dịch. Những ý kiến này được đánh giá, sàng lọc để lựa chọn các khía cạnh về khó khăn và phản ứng của doanh nghiệp trong bảng khảo sát Ngoài ra, để đánh giá ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến kết quả kinh doanh, luận án theo các chỉ dẫn về đo lường kết quả kinh doanh chính xem xét sự thay đổi trên ba khía cạnh: doanh thu, lợi nhuận và thị phần Cuối cùng, các đặc điểm của doanh nghiệp (lĩnh vực, khu mô lao động, quy mô doanh thu, thị trường, loại hình doanh nghiệp) cũng được thu thập qua các biến định danh và thứ bậc Bảng câu hỏi sử dụng cho điều tra chính thức được trình bày trong phụ lục 05.
3.3.2 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu
Tổng thể của nghiên cứu là các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động Khảo sát được thực hiện thông qua lấy ý kiến của chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên ban lãnh đạo doanh nghiệp là những người am hiểu về hoạt động của doanh nghiệp (giám đốc hoặc phó giám đốc điều hành) Phương pháp điều tra chọn mẫu được thực hiện vì không thể thực hiện việc điều tra tổng thể do những giới hạn về nguồn lực và thời gian. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, điều tra được thực hiện ở cả ba khu miền Bắc, miền Trung và miền Nam Các địa phương lựa chọn điều tra tập trung chủ yếu vào 15 tỉnh/thành phố có số lượng doanh nghiệp và mật độ doanh nghiệp cao nhất cả nước theo công bố của Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam
2021 Cụ thể, ở khía Bắc điều tra được thực hiện ở các tỉnh thuộc tam giác kinh tế phía Bắc là vùng kinh tế năng động và tập trung nhiều doanh nghiệp đang hoạt động, điều tra được thực hiện tại các tỉnh/Thành phố: Hà Nội,Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Khu vực miền Trung điều tra ở hai tỉnh lớn nhất là Thanh Hoá, Nghệ An và thành phố Đà Nẵng nơi tập trung nhiều doanh nghiệp đang hoạt động Khu vực phía Nam khảo sát cũng tập trung vào tam giác kinh tế phía Nam và phụ cận, các doanh nghiệp được khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, và Bà Rịa – Vũng Tàu Theo quy mô doanh nghiệp (số lao động, doanh thu) nghiên cứu tập trung vào các nhóm doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn và một phần doanh nghiệp siêu nhỏ Bởi vậy, cơ cấu điều tra theo quy mô doanh nghiệp lấy tỷ lệ cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng 50%), doanh nghiệp lớn khoảng hơn 30% (được điều chỉnh từ tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ sang) và khoảng dưới 15% cho các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Cỡ mẫu nghiên cứu được xác định theo các quy tắc lấy mẫu xác suất và phi xác suất để đảm bảo tính tin cậy trong phân tích Cỡ mẫu đạt tính tin cậy là một chủ đề tranh luận và không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu và phụ thuộc vào các kỹ thuật thống kê sử dụng trên dữ liệu Chẳng hạn, theo Black và cộng sự
(2005) cỡ mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu định lượng là 100 (Black và cộng sự, 2005) Đối với những nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy Tabachnick & Fidell (2007) đưa ra công thức lấy mẫu tối thiểu là: n >= 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu, p là số biến độc lập Comrey & Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = kém, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời Các nghiên cứu khảo sát sử dụng phân tích nhân tố có thể sử dụng quy tắc nhân 5 hoặc nhân 10, tức là cỡ mẫu tối thiếu phải lớn hơn số biến quan sát nhân 5 hoặc nhân 10 Trong phạm vi của nghiên cứu này dựa trên cân nhắc giữa các quy tắc lấy mẫu khác nhau tác giả lựa chọn theo quy tắc của Comrey & Lee (1992) ở cỡ mẫu là 500 đạt mức rất tốt Cỡ mẫu này cũng đảm bảo hầu hết các quy tắc khác cho các phương pháp phân tích dữ liệu dự kiến sử dụng trong nghiên cứu (ví dụ như quy tắc nhân 5). Điều tra được thực hiện bằng cả hai phương pháp: (i) điều tra trực tiếp và (ii) điều tra online Các bảng khảo sát được gửi tới các giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách kinh doanh với sự hỗ trợ của Ban Quản lý các khu Công nghiệp tỉnh tại Hà Nam, Bắc Ninh và Hải Phòng, các địa phương còn lại dựa trên mạng quan hệ của tác giả Kết quả sau khi phát đi 400 phiếu điều tra thu về được 245 phiếu điều tra hợp lệ, tỷ lệ phản hồi hợp lệ đạt 61% Điều tra online được thực hiện thông qua một hợp đồng điều tra dữ liệu với công ty khảo sát thị trường chuyên nghiệp RUNSYSTEM JSC (GMO- Z.com) được thực hiện chủ yếu tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với 263 phiếu điều tra hợp lệ Đường link khảo sát online có sẵn tại: https://cpanel.infoq.vn/surveys/purpose/survey_id:fc079b513d9f7d65.html Dữ liệu điều tra trực tiếp được thực hiện từ tháng 6.2021 đến tháng 12.2021 Điều tra online được thực hiện trong tháng 8.2022 Tổng số phiếu hợp lệ sử dụng cho phân tích dữ liệu chính thức là 508 đạt cỡ mẫu cần thiết cho phân tích.
3.3.3 Đánh giá thiên lệch phương pháp thông thường và không phản hồi
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nên hiện tượng thiên lêch phương pháp thông thường (common method bias) có thể xảy ra ảnh hưởng tới tính thích hợp của nghiên cứu
[208] Bởi vậy, để hạn chế hiện tượng thiên lệch ảnh hưởng tới kết quả này theo đề xuất của [208], nghiên cứu sử dụng điều tra ẩn danh để thu thập dữ liệu, đảm bảo tính trung thực của khảo sát Các câu hỏi điều tra cũng được thiết kế cẩn thận để tránh những câu hỏi mơ hồ khó trả lời với người được khảo sát Dữ liệu sau khi thu thập sử dụng kiểm định Harman để đánh giá xem có tồn tại thiên lệch phương pháp thông thường không Nếu kết quả cho thấy sử dụng cố định duy nhất một nhân tố cho các biến quan sát trong mô hình cho thấy tổng phương sai giải thích nhỏ hơn 50% (30.124%) Điều này cho thấy hiện tượng thiên lệch phương pháp thông thường không ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu từ các phân tích thống kê dữ liệu khảo sát.
Hiện tượng không phản hồi trong khảo sát cũng ảnh hưởng tới tính đại diện của nghiên cứu Để xác định hiện tượng không phản hồi có ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu hay không, nghiên cứu sử dụng kiểm định t- test so sánh giữa kết quả giữa những doanh nghiệp trả lời giai đoạn đầu và giai đoạn cuối chia theo tỷ lệ 70:30 của các địa điểm khảo sát nếu không có sự khác biệt về điểm trung bình giữa hai giai đoạn (p-value
> 0.05) [209] thì có thể kết luận hiện tượng không phản hồi không ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu của khảo sát chính thức được phân tích bằng các phương pháp phân tích dữ liệu đa biến để phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề xuất Với mô hình nghiên cứu bao gồm nhiều quan hệ phức tạp cách tiếp cận sử dụng mô hình cấu trúc (SEM) là thích hợp [204], [210], [211] Có hai cách tiếp cận sử dụng mô hình cấu trúc có thể được sử dụng là mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên hiệp phương sai (CB – SEM) và mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên tối thiểu hóa phương sai từng phần (PLS – SEM) Mặc dù CB – SEM là phương pháp đã thống trị trong các phân tích nghiên cứu trong các ngành khoa học xã hội trong một vài thập kỷ gần đây nhưng nó lại đòi hỏi những giả định khắt khe về phân phối của dữ liệu (phân phối chuẩn) mà phần lớn các dữ liệu khảo sát khó có thể đáp ứng [204] Bởi vậy, cách tiếp cận bằng phương pháp PLS – SEM là cách tiếp cận thích hợp thay thế với các nghiên cứu có dữ liệu không có phân phối chuẩn [211]. Phương pháp PLS – SEM không đòi hỏi giả định về phân phối chuẩn của dữ liệu có thể được sử dụng cho nhiều dạng phân phối khác nhau của dữ liệu [210], [211] PLS – SEM cũng có lợi thế có thể sử dụng với cả cỡ mẫu nhỏ và lớn (không nhất thiết đòi hỏi cỡ mẫu lớn như trong phương pháp CB – SEM) [204], sử dụng cho các nghiên cho mục đích dự báo và kiểm định [204], [210], [211] Bởi vậy, trong nghiên cứu này với dữ liệu khảo sát khó thỏa mãn tiêu chuẩn về phân phối dữ liệu nên cách tiếp cận sử dụng PLS-SEM là phù hợp Trình tự phân tích dữ liệu chính thức của luận án như sau:
Dữ liệu chính thức sau khi được làm sạch sẽ tiến hành phân tích bằng các thống kê mô tả với bảng phân phối tần suất và tần suất phần trăm (tỷ lệ) với các biến phân loại Thống kê mô tả này được sử dụng để mô tả những đặc điểm của doanh nghiệp khảo sát như lĩnh vực kinh doanh, số lao động, doanh thu bình quân hàng năm, số năm hoạt động, cũng như mô tả những ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 và những ứng phó của doanh nghiệp trong thời gian đại dịch xảy ra.
3.4.2 Đánh giá sự tin cậy và thích hợp thang đo
Các thang đo trong mô hình nghiên cứu phần lớn được kế thừa và hiệu chỉnh từ các nghiên cứu trước đây bởi vậy cần đánh giá sự tin cậy và thích hợp của chúng trong bối cảnh của nghiên cứu này Để đánh giá tính tin cậy và thích hợp của thang đo luận án sử dụng phân tích khẳng định nhân tố với mô hình đo lường và mô hình tới hạn [204], [210] Mô hình đo lường được đánh giá cho các thang đo đa hướng trong mô hình bao gồm: năng lực marketing và năng lực định hướng kinh doanh Mô hình tới hạn/bão hòa được sử dụng để đánh giá tính tin cậy và thích hợp của các thang đo khi xem xét mối quan hệ giữa tất cả các thang đo đơn hướng và thang đo đa hướng sử dụng trong mô hình nghiên cứu Để đánh giá tính tin cậy (tính nhất quán nội tại) của các thang đo bậc nhất (bao gồm cả các thang đo bậc nhất của các thang đo đơn hướng) nghiên cứu sử dụng các hệ số Cronbach Alpha, hệ số rho_A, hệ số tin cậy tổng hợp (CR) với tiêu chuẩn lớn hơn 0.7 [204], [211], hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 [204], và phương sai trích trung bình (AVE) lớn hơn 0.5 [204], [210], [212] Để đánh giá giá trị hội tụ của các nhân tố trong mô hình sử dụng tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố của các biến quan sát lớn hơn 0.7 [204] Để đánh giá giá trị phân biệt giữa các thành phần đơn hướng trong thang đo đa hướng, và giữa các nhân tố trong mô hình (đơn hướng và đa hướng) luận án sử dụng tiêu chuẩn được đề xuất bởi Fornell
& Larcker (1981) [213] Cụ thể, nếu căn bậc hai của phương sai trích trung bình của các thang đo lớn hơn các hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu thì có thể xem các khái niệm nghiên cứu trong mô hình là đạt giá trị phân biệt [213] Các tiêu chuẩn phân tích này được áp dụng cho cả mô hình đo lường và mô hình tới hạn.
3.4.3 Mô hình cấu trúc và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính đề xuất trong mô hình luận án sử dụng phân tích đường dẫn của mô hình cấu trúc PLS- SEM Hiệu lực của mô hình được xem xét qua sức mạnh giải thích của mô hình qua hệ số xác định (R 2 ), vấn đề đa cộng tuyến cũng được xem xét với tiểu chuẩn hệ số phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 3 [204] Mức ý nghĩa thống kê để kết luận bác bỏ hay chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu lấy theo thông lệ là 5%.
3.4.4 Phân tích với biến giả và kiểm định giả thuyết với các biến kiểm soát
Mô hình nghiên cứu đề xuất có xem xét ảnh hưởng của các biến kiểm soát như phân loại theo số lao động, doanh thu bình quân hàng năm, số năm hoạt động và thị trường kinh doanh chủ yếu Đây là những biến phân loại ở dạng biến định danh hoặc thứ bậc Bởi vậy, kỹ thuật mã hóa thành các biến giả (dummy variables) được sử dụng để tiến hành phân tích Mức ý nghĩa thống kê để kết luận chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết cũng lấy theo thông lệ ở mức 5%.
3.4.5 Đánh giá quan hệ với các biến điều tiết
Trong mô hình nghiên cứu xem xét hai nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh tác động đến các mối quan hệ giữa các thành nhân tố năng lực động và kết quả kinh doanh, chúng giữ vai trò như các biến điều tiết trong mô hình Để phân tích các quan hệ này luận án sử dụng phân tích hiệu ứng điều tiết cho hai biến: nhiễu động thị trường, và cường độ cạnh tranh với kỹ thuật biến tích chuẩn hóa trung tâm Mức ý nghĩa thống kê cho các phân tích này được lấy ở mức 5%.
3.4.6 Phân tích bằng mô hình hồi quy logistics để ước lượng ảnh hưởng của cú sốc COVID 19 tới quan hệ giữa năng lực động và sự thay đổi kết quả kinh doanh Để xem xét ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp luận án đã khảo sát ảnh hưởng này ở ba khía cạnh: (1) thay đổi doanh thu; (2) thay đổi lợi nhuận, và (3) thay đổi thị phần so với trước đại dịch Để đánh giá tác động của việc sở hữu các năng lực động đến những thay đổi này bị gây ra bởi cú sốc COVID 19, luận án sử dụng các mô hình phân tích hồi quy logistics Các mức thay đổi của doanh thu, lợi nhuận và thị phần được chia làm hai nhóm: nhóm 1 là những doanh nghiệp giữ nguyên được mức doanh thu, lợi nhuận, thị phần hoặc tăng thuộc nhóm thích ứng tốt với đại dịch được mã hóa là 1; nhóm 2 là những doanh nghiệp trả lời có mức doanh thu, lợi nhuận, thị phần có mức suy giảm được xem là những doanh nghiệp có mức thích ứng kém hơn được mã hóa là 0 Các biến đo lường cho các nhân tố phản ánh năng lực động của doanh nghiệp được lấy bằng trung bình của các biến quan sát trong từng nhân tố Các giá trị chỉ số OR (odds ratio/tỷ số chênh), khoảng tin cậy 95% được sử dụng để đánh giá xác suất chống đỡ với cú sốc kinh tế của các doanh nghiệp có năng lực động cụ thể cao hay thấp.
2.4.7 Đánh giá sự khác biệt về các dạng năng lực động theo đặc điểm doanh nghiệp Để đánh giá sự khác biệt về các dạng năng lực động theo đặc điểm doanh nghiệp, luận án sử dụng các kỹ thuật phân tích khác biệt theo nhóm Cụ thể, phân tích bằng kiểm định t (T-test) được sử dụng để đánh giá sự khác biệt với biến phân loại thành hai nhóm như lĩnh vực hoạt động (doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực hay nhiều lĩnh vực) Đối với các dạng đặc điểm phân loại nhiều hơn hai nhóm (quy mô doanh nghiệp theo
tới quan hệ giữa năng lực động và sự thay đổi kết quả kinh doanh
Cảm nhận của doanh nghiệp với kết quả kinh doanh và các nhân tố tạo thành năng lực động
Để đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp về kết quả kinh doanh của họ và các nhân tố tạo thành năng lực động luận án sử dụng điểm đánh giá trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95% của giá trị trung bình để phản ánh Những chỉ tiêu này phản ánh mức độ đạt được tự thân của các doanh nghiệp tham gia khảo sát.
Các phân tích được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS (đánh giá sơ bộ, thống kê mô tả), phần mềm SmartPLS (đánh giá chính thức và các mô hình cấu trúc PLS - SEM) và R (gói Likert, ggplot2 để vẽ các đồ thị stucked bar).
Trong chương này luận án tập trung vào trình bày quy trình và cách thức cụ thể triển khai nghiên cứu của luận án Đầu tiên quy trình hay trình tự thực hiện nghiên cứu được giới thiệu Tiếp theo, cách thức thiết kế nghiên cứu được trình bày để làm rõ việc phát triển chỉ tiêu đo lường (thang đo), cách chọn mẫu và phương pháp tiền hành khảo sát dữ liệu Cuối cùng, các phương pháp phân tích dữ liệu và các tiêu chuẩn thống kê cho từng kỹ thuật phân tích sử dụng trong luận án cũng được trình bày.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bối cảnh môi trường kinh doanh và tình hình phát triển doanh nghiệp Việt Nam
Kể từ thời điểm mở cửa nền kinh tế năm 1986 từ hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, thay đổi Từ việc không thừa nhận nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, thành phần kinh tế tư nhân bị coi là bất hợp pháp đến việc thừa nhận và hình thành một cộng đồng doanh nghiệp năng động là một bước tiến dài của kinh tế Việt Nam Quá trình mở cửa cũng đã giúp Việt Nam thoái khỏi tình trạng một nước nghèo để gia nhập các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp với khoảng hơn 3500 USD/năm
[214] Cùng với việc gia tăng thu nhập của cư dân là các cơ hội kinh doanh và một nền kinh tế năng động thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác Nhìn chung theo các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Việt Nam là một điểm sáng về thoát nghèo và phát triển kinh tế ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Quá trình mở cửa kinh tế, cải cách thể chế tham gia hội nhập ngày càng sâu vào hệ thống kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy Việt Nam thực hiện nhiều cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư Trong những năm gần đây báo cáo của Ngân hàng Thế giới về chỉ số môi trường kinh doanh (Doing Business report) cho thấy các chỉ số về môi trường kinh doanh Việt Nam liên tục được cải thiện Mặc dù xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam thuộc nhóm trung bình trong bảng xếp hạng toàn cầu, nhưng nhiều chỉ số xếp hạng thuộc nhóm tốt nhất trong các nước ASEAN Chẳng hạn, trong báo cáo của WB năm 2020 xếp hạng 190 nền kinh tế Việt Nam đang đứng thứ 70 với điểm trung bình (DB score) là 69.8/100 (Doing Business report 2020). Trong đó, chỉ tiêu về khởi tạo kinh doanh (starting a bussness) đạt 85.1/100 và chỉ đứng sau Thái Lan ở khu vực Đông Nam Á và đứng trên Malaysia (83.3) và Indonesia (81.2); xử lý giấy phép xây dựng (dealing with construction permits) đạt 79.3/100 chỉ đứng sau Malaysia (89.9) và đứng trên Thái Lan (77.3); tiếp cận/kết nối hạ tầng (điện) (getting electricity) đạt 82.2/100 đứng thứ ba ở Đông Nam Á sau Malaysia (99.3) và Thái Lan (98.7); đăng ký tài sản (registering property) đạt 71.1/100 chỉ đứng sau Malaysia (79.5) và đứng trên Thái Lan (69.6); đặc biệt với chỉ tiêu điểm tín nhiệm kinh tế (getting credit) đạt 80/100 đứng đầu khu vực Đông Nam Á
[215] Ngoài ra xếp hạng được cải thiện thì trong những năm gần đây tất cả các chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam có xu hướng được cải thiện so với năm trước đó Điều đó cho thấy Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn ở khu vực Đông Nam Á thu hút các nhà đầu tư quốc tế.
Cùng với những thuận lợi trong việc cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư thì trong giai đoạn gần đây kinh tế thế giới cũng gặp phải những biến động bất thường ảnh hưởng đến Việt Nam Tháng 3 năm 2018, chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung bắt đầu và ngày càng gia tăng dẫn đến nhiều hoạt động kinh tế bị chững tại, đầu tư và thương mại toàn cầu giảm dẫn đến mất động lực tăng trưởng Đến năm 2019, các hoạt động kinh tế toàn cầu vẫn ở mức yếu. Theo nhận định của IMF động lực chính trong các hoạt động chế biến, chế tạo đã suy yếu đáng kế, những căng thẳng thương mại đã làm gia tăng tính không chắc chắn của hệ thống thương mại toàn cầu gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu (IMF, 2019) Ngay tiếp sau sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì cuối năm 2019 đại dịch COVID 19 diễn ra đầu tiên ở Trung Quốc và nhanh chóng lan ra toàn thế giới và trở thành một vấn đề nghiêm trọng toàn cầu Các hoạt động thương mại, đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến nhiều nền kinh tế lớn ghi nhận sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng ở mức âm (Mỹ, Nhật Bản và các nước EU) Sau đại dịch COVID 19 các nước bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục thì cuộc chiến tranh Nga – Ukraine do Nga phát động lại đẩy thế giới vào những bất ổn mới về địa chính trị và kinh tế. Giá năng lượng tăng cao đã tạo ra lạm phát chi phí đẩy ở hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia EU có mức phụ thuộc năng lượng vào Nga lớn Những biến động này đã gây khó khăn lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng dẫn đến sụt giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế so với trước đây (năm 2020 chỉ đạt xấp xỉ 3%).
Trong giai đoạn những năm gần đây (2016 – 2021) những khó khăn và thuận lợi đan xen nhau Bên cạnh những bất lợi từ những biến động toàn cầu như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đại dịch COVID 19 và gần đây là chiến tranh Nga – Ukraine, nền kinh tế Việt Nam cũng có những thuận lợi nhất định khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại thế hệ mới cùng với hình thành cộng đồng ASEAN từ năm
2015 Những cải cách của Việt Nam và những biến động toàn cầu không chỉ mang lại những thách thức mà còn cả những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Ở khía cạnh tích cực, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến việc bùng nổ số doanh nghiệp cao nhất trong lịch sử Liên tục trong nhiều năm số doanh nghiệp hoạt động theo đăng ký liên tục tăng (trung bình mỗi năm tăng khoảng hơn 50.000 doanh nghiệp) và tính đến năm 2020 Việt Nam đã hơn 850.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Hình 4.1 Số doanh nghiệp hoạt động tính đến ngày 31.12 hàng năm giai đoạn 2016 – 2020
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021
80 Đông Nam BộĐồng bằngBắc Trung BộĐồng bằngTrung du vàTây Nguyên sông Hồngvà duyên hải sông Cứu Long miền núi phía miền TrungBắc
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sảnCông nghiệp và xây dựng
Phân bổ doanh nghiệp hoạt động cũng không đồng đều trên cả nước, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ (41.2%), đồng bằng sông Hồng (31.5%) các khu vực khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
Hình 4.2 Tỷ lệ doanh nghiệp phân bố theo vùng kinh tế
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021
Cơ cấu theo ngành cũng cho thấy tỉ lệ các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 1.5%, lớn nhất là ngành dịch vụ với tỷ trọng số doanh nghiệp là 67 %, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng 31.5%.
Hình 4.3 Tỷ lệ số doanh nghiệp phân bố theo lĩnh vực hoạt động
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021 Ngoài số doanh nghiệp đang hoạt động gia tăng liên tục thì số doanh nghiệp hoạt động có báo cáo kết quả kinh doanh cũng chiếm tỷ trọng khá lớn với hơn 85% doanh nghiệp hoạt động có báo cáo kết quả kinh doanh Cụ thể tính đến năm 2020 có gần 700.000 doanh nghiệp có báo cáo kết quả kinh doanh.
Hình 4.4 Số doanh nghiệp hoạt động có báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020
Số doanh nghiệp đăng ký mới cũng liên tục tăng trong ba năm từ 2017 đến 2019 và chỉ giảm xuống trong giai đoạn dịch COVID 19 bùng phát trong năm 2020 và 2021 Tuy nhiên, mức đăng ký doanh nghiệp mới vẫ giữ ở mức trên 100.000 doanh nghiệp mỗi năm.
Hình 4.5 Số doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 2017 – 2021
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021
Bên cạnh việc chứng kiến sự gia tăng số doanh nghiệp hoạt động và doanh nghiệp đăng ký hàng năm thì số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể cũng liên tục tăng Cụ thể trong hai năm 2018 và 2019 số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động khoảng gần 30.000 doanh nghiệp mỗi năm, con số này tiếp tục tăng đột biến hơn 50% lên trên
45.000 doanh nghiệp mỗi năm cho hai năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19.
Hình 4.6 Doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động giai đoạn 2018 - 2021
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021 Số doanh nghiệp giải thể cũng chứng kiến sự gia tăng liên tục trong suốt giai đoạn 2018 – 2021 và đặc biệt tăng cao trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19.
Hình 4.7 Số doanh nghiệp giải thể giai đoạn 2018 – 2021
Như vậy, nhìn chung bối cảnh vĩ mô có nhiều bất định ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Bên cạnh những khó khăn thì cũng có những thuận lợi về cải thiện môi trường kinh doanh dẫn đến sự gia tăng liên tục của số doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế Sự gia tăng số doanh nghiệp cũng làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn làm cho số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể liên tục gia tăng trong những năm gần đây.
Thống kê mô tả mẫu điều tra
Kết quả điều tra chính thức thu được 508 phiếu điều tra hợp lệ từ các doanh nghiệp tham gia khảo sát. Các đặc điểm phân loại doanh nghiệp khảo sát cụ thể như sau:
Về số lao động: Kết quả khảo sát cho thấy có 13.6 % số doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ dưới 10 lao động, gần 50% số doanh nghiệp thuộc nhóm nhỏ và vừa (từ 10 đến dưới 100 lao động) và 37.6% doanh nghiệp thuộc nhóm có lao động lớn hơn 100 lao động.
Về doanh thu hàng năm: Tương tự phân phối theo số lao động doanh thu hàng năm của doanh nghiệp tập trung nhiều vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 50% số doanh nghiệp (doanh thu từ 10 đến dưới 100 tỷ đồng/năm), 25% doanh nghiệp khảo sát có doanh thu trên 100 tỷ đồng/năm và hơn 20% doanh nghiệp có doanh thu thấp hơn 10 tỷ đồng/năm.
Về số năm hoạt động: Số năm hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các nhóm khá đều nhau trong khảo sát Tỷ lệ dao động trong mỗi nhóm khảo sát từ 15 đến khoảng 20% (chia thành 6 nhóm) Tỷ lệ này khá tương đồng với tỷ lệ được công bố trong sách trắng doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về thị trường chủ yếu: Các doanh nghiệp khảo sát có gần 45% chỉ hoạt động trên thị trường nội địa,
20% chủ yếu hoạt động tại thị trường xuất khẩu và khoảng 35% doanh nghiệp hoạt động trên cả hai thị trường nội địa và xuất khẩu.
Về loại hình doanh nghiệp: Hình thức đăng ký kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp khảo sát dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn hơn 50%, tiếp theo là công ty cổ phần chiếm gần 30%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 16% ngoài ra có một lượng không đáng kể các hình thức khác (công ty hợp danh).
Bảng 4.1 Đặc điểm doanh nghiệp khảo sát
Phân loại doanh nghiệp Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Số lao động Từ 11 đến 50 lao động 172 33.9
Doanh thu hàng năm < = 10 tỷ đồng/năm 113 22.2
Phân loại doanh nghiệp Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Trên 10 đến 50 tỷ đồng/năm 176 34.6
Trên 50 đến đến 100 tỷ đồng/năm 98 19.3
Sản xuất hàng công nghiệp Thương mại – dịch vụ
Xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng Các lĩnh vực khác Công nghệ thông tin – truyền thông Sản xuất hàng tiêu dùng phi nông nghiệp Sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
Dịch vụ tài chính – bảo hiểm
Số năm hoạt động Trên 5 năm đến 7 năm 97 19.1
Thị trường chủ yếu Thị trường xuất khẩu 91 17.9
Công ty TNHH một thành viên 167 32.9
Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên 97 19.1
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
Về lĩnh vực kinh doanh: Kết quả khảo sát cho thấy nhóm doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 43.4%, tiếp theo là các nhóm ngành thương mại dịch vụ với gần 30 %, xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng gần 16%, công nghệ thông tin – truyền thông 10%, sản xuất hàng tiêu dùng phi nông nghiệp chiếm 7.2%, sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp gần 6% và khoảng hơn 5% dịch vụ tài chính – bảo hiểm (hình 4.8).
Hình 4.8 Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp khảo sát Để đánh giá ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến các hoạt động của doanh nghiệp, khảo sát được tiến hành ở ba khía cạnh (i) những khó khăn gặp phải của doanh
Tăng chi phí đầu vào Rủi ro ngừng hoạt động do lẫy nhiễm Khó khăn cho tiếp cận thị trường Gián đoạn hoạt động do đứt gãy chuỗi cung ứng Tăng hiện tượng khách hàng chiếm dụng vốn qua mua… Không thuê được lao động cho hoạt động sản xuất kinh…
Tăng lượng tồn kho Khó khăn khác
Thực hiện sản xuất ba tại chỗ 61.3%
Tăng cường sử dụng các kênh online để làm việc,… 58.6%
Tìm thêm các nguồn cung đầu vào mới 58.0%
Cho nhân viên làm việc tại nhà 45.4%
Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới cho các khách… 40.3%
Thu hẹp quy mô sản xuất/cung ứng dịch vụ 25.4%
Chuyển đổi mô hình kinh doanh 15.9%
Tái cấu trúc doanh nghiệp 15.7%
Sai thải bớt lao động 12.8%
Khác 4% nghiệp; (ii) phản ứng điều chỉnh của doanh nghiệp trong đại dịch và (iii) những thay đổi về kết quả của doanh nghiệp trong đại dịch Kết quả cụ thể như sau: Đối với khía cạnh những khó khăn của doanh nghiệp gặp phải khi xảy ra đại dịch, kết quả khảo sát cho thấy đại dịch đã dẫn đến những khó khăn lớn cho doanh nghiệp Cụ thể, có hơn 88% doanh nghiệp gặp khó khăn do chi phí đầu vào tăng, 77.6% gặp rủi ro ngừng hoạt động do lây nhiễm, khó khăn tiếp cận thị trường là 74.1%, 57.6 % khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng, 55% doanh nghiệp gặp khi khách hàng tăng chiếm dụng vốn qua mua chịu, gần 50% doanh nghiệp gặp khó khăn về thuê mướn lao động, và gần 50% doanh nghiệp khặp khó khăn do tăng lượng tồn kho (hình 4.9).
Hình 4.9 Những khó khăn phổ biến gặp phải của doanh nghiệp trong đại dịch Đối mặt với các thách thức khó khăn do đại dịch xảy ra, các doanh nghiệp cũng đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó Cụ thể, có hơn 60% doanh nghiệp trả lời thực hiện sản xuất ba tại chỗ, 58.6% doanh nghiệp tăng cường sử dụng các kênh online để làm việc, bán hàng, 58 % doanh nghiệp tìm them các nguồn cung đầu vào mới, gần một nửa số doanh ngheiepj cho nhân viên làm việc tại nhà (45.4%), hơn 40% doanh nghiệp điều chỉnh cỏc sản phẩm/dịch vụ cho khỏch hàng cũ và mới và cũng cú đến hơn ẳ số doanh nghiệp thu hẹp quy mụ sản xuất/cung ứng dịch vụ (hình 4.10).
Hình 4.10.Các hành động phản ứng của doanh nghiệp trong đại dịch
Doanh thu tăng Giảm từ >= 0 đến 10%
Giảm từ > = 10 đến 20 % Giảm từ > đến 30%
Lợi nhuận tăng Giảm từ >= 0 đến 10%
Giảm từ > = 10 đến 20 % Giảm từ > đến 30%
71; 15% Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Trong khảo sát của luận án xem xét ba khía cạnh (i) thay đổi doanh thu;
(ii) thay đổi lợi nhuận, và (iii) thay đổi thị phần.
Kết quả khảo sát cho thấy ở khía cạnh doanh thu của doanh nghiệp chỉ có khoảng 29% doanh nghiệp tăng doanh thu trong giai đoạn đại dịch xảy ra với 133/454 doanh nghiệp và 16% doanh nghiệp quy mô doanh thu giảm trên 30%, ngoài ra các doanh nghiệp có mức giảm từ 30% đến dưới 10% (hình 4.11).
Hình 4.11 Thay đổi quy mô doanh thu của doanh nghiệp trong đại dịch COVID 19 Đối với khía cạnh lợi nhuận cũng có kết quả tương tự có đến 32% (145 doanh nghiệp) ghi nhận tăng lợi nhuận và gần 70% số doanh nghiệp còn lại suy giảm lợi nhuận trong đại dịch, đặc biệt có đến 15% (71 doanh nghiệp) có mức suy giảm lợi nhuận trên 30% (hình 4.12)
Hình 4.12 Thay đổi quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp trong đại dịch COVID 19 Đối với chỉ tiêu thị phần kết quả khảo sát cũng cho thấy cũng chỉ có hơn 30% doanh nghiệp ghi nhận gia tăng thị phần (144 doanh nghiệp), có đến gần 70% doanh
9% nghiệp trả lời mức thị phần kinh doanh của họ giảm, trong đó có đến gần 10% giảm trên 30% (hình 4.13).
Hình 4.13 Thay đổi quy mô thị phần của các doanh nghiệp do đại dịch COVID 19
Đánh giá tính tin cậy và thích hợp của thang đo nghiên cứu
Để đánh giá tính tin cậy và thích hợp của các khái niệm nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu, luận án sử dụng phân tích bằng mô hình đo lường (measurement model) và mô hình tới hạn/bão hòa (saturated model) với các thang đo đa hướng và tất cả các thang đo trong mô hình Mô hình đo lường được đánh giá lần lượt với hai thang đo đa hướng là năng lực marketing và (năng lực) định hướng kinh doanh để đánh giá tính tin cậy, giá trị hội tụ của từng thành phần đơn hướng và giá trị phân biệt giữa các thành phần đơn hướng trong Mô hình tới hạn để đánh giá tin cậy, giá trị hội tụ của các thang đo đơn hướng còn lại và giá trị phân biệt giữa các thang đo đơn hướng và đa hướng Kết quả cụ thể như sau:
4.3.1 Kết quả đánh giá mô hình đo lường
4.3.1.1 Mô hình đo lường của thang đo năng lực marketing
Năng lực marketing trong mô hình nghiên cứu của luận án là một thang đo đa hướng với bốn thành phần bao gồm: Khả năng đáp ứng khách hàng, chất lượng mối quan hệ, khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô và khả năng phản ứng với đối thủ cạnh tranh Kết quả phân tích cho thấy các hệ số Cronbach Alpha, hệ số rho_A và hệ số tin cậy tổng hợp lớn hơn 0.7, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong từng thành phần đo lường đều lớn hơn 0.3, và phương sai trích trung bình (AVE) của từng nhân tố lớn hơn 0.5 (bảng4.2) Điều đó cho thấy các thành phần đơn hướng đo lường năng lực marketing đạt tính tin cậy cần thiết và là các thang đo tốt phản ánh khái niệm năng lực marketing.
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá tin cậy thang đo với các thành phần của thang đo năng lực marketing
Khoảng biến thiên tương quan biến tổng rho_A CR AVE
Khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô 0.855 0.620-0.697 0.852 0.894 0.627
Chất lượng mối quan hệ 0.889 0.688-0.886 0.900 0.928 0.764
Khả năng phản tứng với đối thủ cạnh tranh 0.872 0.625-0.768 0.877 0.904 0.613
Khả năng đáp ứng khách hàng 0.844 0.504-0.706 0.847 0.889 0.617
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và SmartPLS Để đánh giá giá trị hội tụ của các thành phần đo lường trong thang đo năng lực marketing luận án sử dụng đánh giá thông qua các hệ số tải nhân tố (factor loadings) từ phân tích nhân tố tiếp cận bằng phương pháp PLS – SEM Kết quả cho thấy, các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong từng thành phần đều lớn hơn 0.7 (bảng 4.3) Điều đó cho thấy các biến quan sát sử dụng để đo lường cho các thành phần đơn hướng của thang đo năng lực marketing đạt giá trị hội tụ.
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá giá trị hội tụ của các thành phần đơn hướng trong thang đo năng lực marketing
Mã biến Nội dung Hệ số tải nhân tố
Khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô
ME1 Công ty thường xuyên thu thập thông tin về sự thay đổi của môi trường vĩ mô 0.751
ME2 Công ty phân tích, đánh giá kỹ lưỡng môi trường vĩ mô khi đưa ra các quyết định kinh doanh 0.813
ME3 Công ty tiến hành những thảo luận về ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới doanh nghiệp giữa các bộ phận trong công ty 0.798
ME4 Công ty thường thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường vĩ mô 0.821
ME5 Công ty sẵn sàng thay đổi các kế hoạch do những thay đổi của môi trường vĩ mô 0.776
Chất lượng mối quan hệ
QA1 Công ty thiết lập được mối quan hệ tốt với các khách hàng của mình 0.855 QA2
Công ty có mối quan hệ tốt với các nhà phân phối sản phẩm/dịch vụ của công ty 0.868
Công ty có quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền địa phương trong quá trình kinh doanh 0.832
Mã biến Nội dung Hệ số tải nhân tố
Nhìn chung, Công ty có quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh và cơ quan chính quyền trên địa bàn của mình 0.938
Khả năng phản ứng với đối thủ cạnh tranh
RC1 Công ty thường xuyên thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn kinh doanh 0.723
RC2 Các thông tin về đối thủ cạnh tranh được các bộ phần chuyển tới các cấp cao hơn trong công ty 0.785
RC3 Các thông tin về các đối thủ cạnh tranh chính được phân tích thường xuyên để đưa ra các phản ứng thích hợp 0.863
RC4 Công ty biết rõ về sản phẩm/dịch vụ và điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh chính 0.794
Công ty có phân quyền cho các đơn vị cấp thấp hơn chủ động phản ứng với những thay đổi của đối thủ cạnh tranh trước khi báo cáo lên cấp cao hơn
RC6 Công ty nhanh chóng điều chỉnh các hoạt động khi có sự thay đổi quan trọng từ các đối thủ cạnh tranh chính 0.748
Khả năng đáp ứng khách hàng
RS1 Nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để biết các nhu cầu của họ về sản phẩm/dịch vụ cung cấp từ công ty 0.726
RS2 Công ty hiểu biết rõ về các nhu cầu của khách hàng 0.780
RS4 Công ty nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của khách hàng 0.826
RS5 Các thành viên trong Công ty thường xuyên thảo luận với nhau về cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng 0.797
RS6 Công ty thực hiện nhanh chóng các điều chỉnh phục vụ khách hàng nếu chúng không đem lại hiệu quả mong đợi 0.795
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS
Kết quả phân tích sử dụng tiêu chuẩn căn bậc hai của phương sai trích trung bình so sánh với các hệ số tương quan của các thành phần đơn hướng trong thang đo đa hướng cho thấy, các hệ số căn bậc hai của phương sai trích trung bình đều lớn hơn các hệ số tương quan giữa các thành phần (bảng 4.4) Điều đó cho thấy, các thang đo đơn hướng đạt giá trị phân biệt giữa các thành phần đo lường trong thang đo đa hướng.
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá giá trị phân biệt giữa các thành phần đơn hướng trong thang đo năng lực marketing
Khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô (1) 0.792
Chất lượng mối quan hệ (2) 0.514 0.874
Khả năng phản ứng với đối thủ cạnh tranh (3) 0.631 0.468 0.783
Khả năng đáp ứng khách hàng (4) 0.644 0.563 0.546 0.785
Ghi chú: Đường chéo chính (in đậm) là giá trị căn bậc hai của các phương sai trích trung bình Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS
4.3.1.2 Mô hình đo lường thang đo năng lực định hướng kinh doanh
Thang đo định hướng kinh doanh cũng là một thang đo đa hướng với ba thành phần (i) năng lực chủ động, (ii) khả năng chấp nhận mạo hiểm, và (iii) năng lực sáng tạo Kết quả phân tích dữ cho thấy các hệ số Cronbach Alpha của các thành phần đều lớn hơn 0.7, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.3, hệ số rho_A và hệ số tin cậy tổng hợp đều lớn hơn 0.7, phương sai trích trung bình của các thành phần đo lường đều lớn hơn 0.5 (bảng 4.5) Điều đó cho phép kết luận các thành phần đo lường thang đo định hướng kinh doanh đạt tính nhất quán nội tại và là những thang đo tốt có thể sử dụng trong mô hình.
Bảng 4.5.Kết quả đánh giá tính tin cậy của các thành phần đo lường định hướng kinh doanh
Khoảng biến thiên hệ số TQBT rho_A CR AVE
Khả năng chấp nhận rủi ro 0.905 0.762-0.841 0.907 0.941 0.841
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và SmartPLS Để đánh giá giá trị hội tụ của các biến quan sát đo lường các thành phần của định hướng kinh doanh luận án tiếp tục sử dụng hệ số tải nhân tố của phân tích nhân tố (khẳng định) Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.7 (bảng 4.6) Điều đó cho thấy các biến quan sát sử dụng để đo lường cho các thành phần đa hướng trong thang đo định hướng kinh doanh đạt giá trị hội tụ.
Bảng 4.6 Kết quả đánh giá giá trị hội tụ của các thành phần đo lường trong thang đo định hướng kinh doanh
Mã biến Nội dung Hệ số tải nhân tố
IN1 Công ty khuyến khích các bộ phận và nhân viên đưa ra các sáng kiến/ý tưởng mới vào hoạt động kinh doanh 0.763
IN2 Công ty tích cực giới thiệu các hoạt động cải tiến và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình 0.858
IN3 Công ty luôn tìm kiếm các cách thức mới để thực hiện các công việc của mình 0.843
IN4 Công ty khuyến khích thu hút các sáng kiến/ý tưởng từ bên ngoài cho các hoạt động của mình 0.773
IN5 Công ty sẵn sàng đưa vào kinh doanh thử nghiệm các sản phẩm/dịch vụ mới 0.804
Mã biến Nội dung Hệ số tải nhân tố
Khi đối phó với các đổi thủ cạnh tranh, Công ty thường chủ động đưa ra các hành động của mình hơn là thụ động phản ứng với những hoạt động từ họ
Khi đối phó với đổi thủ cạnh tranh, Công ty thường là doanh nghiệp khởi xướng việc đưa ra sản phẩm/dịch vụ/công nghệ hay quy trình quản lý, vận hành mới trong ngành 0.866
PR3 Khi đối phó với đối thủ cạnh tranh, Công ty thích việc cạnh tranh đối đầu trực tiếp hơn là các chiến lược tránh đụng độ với các đối thủ trong ngành 0.785
PR4 Nhìn chung, công ty luôn sẵn sàng chủ động cạnh tranh với các đối thủ khác 0.827
Khả năng chấp nhận rủi ro
RIS1 Công ty sẵn sàng thực hiện các hoạt động kinh doanh có tính rủi ro cao 0.892 RIS2 Công ty sẵn sàng chấp nhận những khó khăn với thị trường mới với các sản phẩm/dịch vụ mới để đạt được mục tiêu kinh doanh 0.940
RIS3 Công ty sẵn sàng mạo hiểm để thực hiện các hoạt động kinh doanh để tận dụng các cơ hội trước các đối thủ cạnh tranh khác 0.919
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS
Kết quả phân tích cũng cho thấy giá trị căn bậc hai của các hệ số phương sai trích trung bình của các thành phần đơn hướng đều lớn hơn các hệ số tương quan giữa các thành phần trong thang đo đa hướng (bảng 4.7) Do đó, có thể kết luận các thành phần đơn hướng đạt giá trị phân biệt giữa các thành phần đơn hướng của thang đo đa hướng định hướng kinh doanh.
Bảng 4.7 Kết quả đánh giá giá trị phân biệt giữa các thành phần trong thang đo đa hướng định hướng kinh doanh
Khả năng chấp nhận rủi ro (3) 0.510 0.623 0.917
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS 4.3.2 Kết quả đánh giá mô hình tới hạn Để đánh giá tính tin cậy và thích hợp của các thang đo đơn hướng trong mô hình và giá trị phân biệt giữa các thang đô đơn hướng và đa hướng trong mô hình luận án sử dụng phân tích nhân tố với mô hình tới hạn Kết quả phân tích cho thấy các thang đo đơn hướng trong mô hình đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.7, các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, hệ số rho_A và hệ số tin cậy tổng hợp của các thang đo đơn hướng và đa hướng đều lớn hơn 0.7, phương sai trích trung bình lớn hơn 0.5 (bảng 4.8). Điều đó cho thấy các thang đo đơn hướng còn lại trong mô hình đạt tính nhất quán nội tại và là những thang đo tốt sử dụng được trong mô hình.
Hình 4.8 Kết quả đánh giá tính tin cậy của các thang đo đơn hướng và đa hướng trong mô hình
Khoảng biến thiên tương quan biến tổng rho_A CR AVE
Cường độ cạnh tranh 0.872 0.714-0.795 0.873 0.912 0.723 Định hướng kinh doanh - -
Kết quả kinh doanh 0.952 0.713-0.909 0.954 0.962 0.808 Định hướng học hỏi 0.883 0.673-0.753 0.884 0.914 0.681
Năng lực marketing - - Định hướng thị trường 0.857 0.575-0.710 0.860 0.894 0.585
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và SmartPLS
Kết quả phân tích cho thấy các thang đo đơn hướng còn lại trong mô hình có các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.7 (bảng 4.9) Điều này cho thấy các biến quan sát sử dụng để đo lường cho các thang đo đơn hướng trong mô hình nghiên cứu đạt giá trị hội tụ.
Bảng 4.9 Kết quả đánh giá giá trị hội tụ các thang đo đơn hướng trong mô hình
Mã biến Nội dung Factor loadings
AB1 Công ty có thể tiếp nhận những kiến thức mới, tiên tiến nhất từ bên ngoài trong lĩnh vực hoạt động của mình 0.814
AB2 Công ty có năng lực và các kỹ năng cần thiết để phân tích các kiến thức bên ngoài mới 0.830
AB3 Công ty có năng lực quản lý để thu nhận những kiến thức mới từ bên ngoài 0.811
AB4 Công ty có sự phân định rõ ràng về vai trò và trách nhiệm để phân tích các kiến thức phù hợp mới từ bên ngoài 0.816
AB5 Công ty có khả năng khai thác kiến thức bên ngoài mới để đạt được các mục tiêu kinh doanh 0.819
AD1 Công ty sẵn sàng điều chỉnh các sản phẩm/dịch vụ từ nhu cầu của khách hàng 0.794
Mã biến Nội dung Factor loadings
AD2 Công ty sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thay đổi về giá
0.815 sản phẩm/dịch vụ từ khách hàng
AD3 Công ty khuyến khích các thành viên thay đổi cách thức làm việc, các truyền thống đã lạc hậu 0.700
AD4 Công ty được tổ chức một cách linh hoạt để phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường 0.766
AD5 Khả năng thích nghi với các thay đổi của thị trường được công ty nhìn nhận như một sự ưu tiên 0.815
CO1 Trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty tồn tại các cuộc chiến vị thế thị trường giữa các doanh nghiệp trong ngành 0.838
Trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty các sản phẩm của các doanh nghiệp dễ dàng được cung cấp thay thế bởi các nhà cung cấp khác
CO3 Cạnh tranh về giá là một trong những đặc điểm nổi bất trong lĩnh vực kinh doanh của công ty 0.830
CO4 Nhìn chung, lĩnh vực kinh doanh của công ty có mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là khá lớn 0.876
Kết quả kinh doanh (trong vòng 3 năm)
FP1 Đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng 0.926
FP2 Đạt được doanh thu như kỳ vọng 0.916
FP3 Đạt được thị phần kinh doanh như kỳ vọng 0.896
FP4 Đạt được hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng 0.916
FP5 Đảm bảo được công việc cho người lao động 0.791
FP6 Nhìn chung, Công ty đạt được các kết quả kinh doanh như mong đợi 0.940 Định hướng học hỏi
Mô hình cấu trúc và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính
Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính (ảnh hưởng của các thành phần năng lực động đến kết quả kinh doanh) luận án sử dụng phân tích đường dẫn bằng mô hình cấu trúc với phương pháp ước lượng tổng bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS – SEM) Các hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các nhân tố trong mô hình khá nhỏ nằm trong khoảng từ 1 đến 2.426 trong các cấu trúc ước của mô hình cấu trúc Điều đó cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không phải là một vấn đề của mô hình ước lượng Các hệ số xác định của các cấu trúc (R 2 ) nằm trong khoảng 0.402 – 0.656 cho thấy các biến độc lập trong từng cấu trúc giải thích khá tốt các biến phụ thuộc trong các cấu trúc mô hình Kết quả ước lượng ba mô hình cấu trúc sau khi loại đi lần lượt các quan hệ không có ý nghĩa thống kê được mô tả như trong bảng 4.11.
Bảng 4.11 Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc (chuẩn hóa)
Các quan hệ Model 1a Model 1b Model 1c
Beta PValues Beta P Values Beta.Std P Values
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực marketing 0.341 < 0.001 0.341 < 0.001 0.341 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực thích nghi 0.405 < 0.001 0.405 < 0.001 0.406 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi 0.678 < 0.001 0.678 < 0.001 0.678 < 0.001 Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng thị trường 0.485 < 0.001 0.486 < 0.001 0.486 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu 0.661 < 0.001 0.661 < 0.001 0.661 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực marketing 0.167 < 0.001 0.167 < 0.001 0.167 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực định hướng thị trường 0.351 < 0.001 0.35 < 0.001 0.350 < 0.001
Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi 0.456 < 0.001 0.456 < 0.001 0.455 < 0.001
Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing 0.133 0.006 0.132 0.004 0.132 0.005
Năng lực định hướng thị trường -> Năng lực marketing 0.265 < 0.001 0.265 < 0.001 0.265 < 0.001
Năng lực định hướng thị trường -> Kết quả kinh doanh 0.118 0.035 0.136 0.025 0.139 0.013
Năng lực marketting -> Kết quả kinh doanh 0.357 < 0.001 0.371 < 0.001 0.376 < 0.001
Năng lực thích nghi -> Kết quả kinh doanh 0.173 0.008 0.189 0.006 0.196 < 0.001
Năng lực tiếp thu -> Kết quả kinh doanh 0.006 0.925 0.016 0.814 - -
Năng lực định hướng học hỏi -> Kết quả kinh doanh 0.067 0.235 - - - -
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS
Kết quả ước lượng sau đi loại đi lần lượt các quan hệ không có ý nghĩa thống kê (model 1a và model 1b) cho thấy phần lớn các giả thuyết trong mô hình đều được chấp nhận (model 1c) Cụ thể, kết quả cho thấy có hai quan hệ không được chấp nhận bao gồm ảnh hưởng trực tiếp của năng lực định hướng học hỏi đến kết quả kinh doanh (p – value = 0.235 > 0.05), và ảnh hưởng trực tiếp của năng lực tiếp thu đến kết quả kinh doanh (p- value = 0.841 > 0.05) Năng lực định hướng kinh doanh có tác động tích cực đến năng lực marketing (β = 0.341
> 0, p-value < 0.001); năng lực thích nghi (β = 0.406
> 0, p-value < 0.001); năng lực định hướng học hỏi (β = 0.678 > 0, p-value < 0.001); năng lực định hướng thị trường (β = 0.486 > 0, p-value < 0.001) Năng lực định hướng học hỏi có tác động tích cực đến năng lực tiếp thu (β = 0.661 > 0, p-value < 0.001); năng lực marketing (β = 0.176, p-value < 0.001), và năng lực định hướng thị trường (β 0.350 > 0, p-value < 0.001) Năng lực tiếp thu có tác động tích cực đến năng lực thích nghi (β = 0.455 > 0, p- value < 0.001) Năng lực thích nghi có tác động tích cực đến năng lực marketing (β = 0.132 > 0, p-value = 0.005
< 0.05), và kết quả kinh doanh (β =0.196, p-value < 0.001) Năng lực định hướng thị trường có tác động tích cực đến năng lực marketing (β = 0.256, p-value < 0.001), và kết quả kinh doanh (β = 0.139, p-value 0.013 < 0.05) Năng lực marketing có tác động trực tiếp tích cực đến kết quả kinh doanh (β = 0.376, p-value 0.05) Đối với biến số năm hoạt động (model 2c), kết quả cho thấy có sự khác biệt nhất định về kết quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp có số năm hoạt động khác nhau Cụ thể, xu thế cho thấy doanh nghiệp có thời gian hoạt động ngắn có xu hướng có kết quả kinh doanh kém hơn (β < 0) Đối với thị trường hoạt động(model 2d) cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm doanh nghiệp tập trung thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu Cụ thể, nhóm doanh nghiệp tập trung vào thị trường xuất khẩu có kết quả kinh doanh chủ quan kém hơn các doanh nghiệp tập trung vào thị trường trong nước hoặc kết hợp cả hai thị trường (β < 0, p-value = 0.008 Năng lực thích nghi 0.455 < 0.001 0.455 < 0.001 0.455 < 0.001 0.455 < 0.001
Năng lực thích nghi -> Kết quả kinh doanh 0.189 < 0.001 0.193 0.001 0.202 0.001 0.192 < 0.001
Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing 0.132 0.007 0.132 0.007 0.132 0.005 0.132 0.004
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực thích nghi 0.406 < 0.001 0.406 < 0.001 0.406 < 0.001 0.406 < 0.001 Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi 0.678 < 0.001 0.678 < 0.001 0.678 < 0.001 0.678 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực marketing 0.341 < 0.001 0.341 < 0.001 0.341 < 0.001 0.341 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng thị trường 0.486 < 0.001 0.486 < 0.001 0.486 < 0.001 0.486 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu 0.661 < 0.001 0.661 < 0.001 0.661 < 0.001 0.661 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực marketing 0.167 < 0.001 0.167 0.001 0.167 < 0.001 0.167 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực định hướng thị trường
Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.408 < 0.001 0.385 < 0.001 0.370 < 0.001 0.395 < 0.001
Năng lực định hướng thị trường -> Kết quả kinh doanh 0.122 0.043 0.138 0.02 0.117 0.053 0.117 0.049
Năng lực định hướng thị trường -> Năng lực marketing 0.265 < 0.001 0.265 < 0.001 0.265 < 0.001 0.265 < 0.001
Biến kiểm soát quy mô lao động
Labor1 -> Kết quả kinh doanh 0.079 0.049
Labor2 -> Kết quả kinh doanh 0.102 0.004
Labor3 -> Kết quả kinh doanh 0.032 0.399
Biến kiểm soát quy mô doanh thu
Revenue1 -> Kết quả kinh doanh 0.028 0.520
Revenue2 -> Kết quả kinh doanh 0.041 0.357
Revenue3 -> Kết quả kinh doanh 0.045 0.274
Biến kiếm soát số năm hoạt động
Quan hệ các biến Model 2a Model 2b Model 2c Model 2d
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS Ghi chú: Quy mô lao động (Labor 1 = 1: < 10 lao động; Labor2 = 1: 10 – 50 lao động, Labor 3 = 1: 50 – 100 lao động), doanh thu
(Revenue1 = 1: < 10 tỷ/năm; Revenue2 = 1: 10 – 50 tỷ/năm; Revenue3 = 1: 50 – 100 tỷ/năm), số năm hoạt động (Year1 = 1; 1- 3 năm; Year2 =
1: 3 – 5 năm; Year3 = 1; 5 – 7 năm; Year4 = 1: 7 – 10 năm; Year 5 = 1: 10 - 15 năm), thị trường (Market1 =1: thị trường trong nước; Market2
Beta P Values Beta P Values Beta pValues Beta P Values
Year1 -> Kết quả kinh doanh -0.183 < 0.001
Year2 -> Kết quả kinh doanh -0.08 0.042
Year3 -> Kết quả kinh doanh -0.033 0.433
Year4 -> Kết quả kinh doanh -0.077 0.096
Year5 -> Kết quả kinh doanh -0.042 0.306
Biến kiểm soát thị trường hoạt động
Market1 -> Kết quả kinh doanh 0.060 0.083
Market2 -> Kết quả kinh doanh -0.108 0.009
Đánh giá vai trò trung gian của các biến trong mô hình và hệ số tác động tổng hợp
Mô hình nghiên cứu thiết lập bao gồm một mạng quan hệ giữa các nhân tố tạo thành năng lực động và kết quả kinh doanh Ngoài những quan hệ trực tiếp của các năng lực động đến kết quả kinh doanh, các năng lực động còn tác động lẫn nhau và lan truyền tác động gián tiếp đến kết quả kinh doanh Để ước lượng các ảnh hưởng như vậy, luận án sử dụng phân tích vai trò trung gian của các biến trong mô hình bằng hệ số tác động gián tiếp trong mô hình cấu trúc Kết quả ước lượng từ dữ liệu khảo sát của các doanh nghiệp cho thấy tất cả các nhân tố trong mô hình đều có tác động gián tiếp tới kết quả kinh doanh thông qua các biến khác Ngoài ra, kết quả ước lượng cũng cho thấy các biến còn lại cũng tồn tại các quan hệ ảnh hưởng gián tiếp tới nhau Hay nói cách khác, tồn tại các quan hệ gián tiếp hay các biến trong mô hình giữ vai trò trung gian truyền ảnh hưởng của các dạng năng lực khác nhau tới kết quả kinh doanh Kết quả ước lượng cụ thể được trình bày trong bảng 4.13.
Bảng 4.13 Kết quả ước lượng tác động trung gian của các biến nghiên cứu trong mô hình
Quan hệ các biến Hệ số tác động gián tiếp P Values
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi-> Năng lực tiếp thu 0.448 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi 0.301 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu-> Năng lực thích nghi 0.204 < 0.001
Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi -> Kết quả kinh doanh 0.089 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi -> Kết quả kinh doanh 0.059 < 0.001 Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi -> Kết quả kinh doanh 0.040 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực thích nghi -> Kết quả kinh doanh 0.079 0.004
Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.023 0.011 Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing ->
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.010 0.017
Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.050 0.007
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.020 0.016
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.128 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.063 0.003
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.043 0.004
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng thị trường -> Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.048 < 0.001
Năng lực định hướng thị trường -> Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.099 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực định hướng thị trường -> Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.035 < 0.001
Quan hệ các biến Hệ số tác động gián tiếp P Values
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực định hướng thị trường
-> Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.024 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng thị trường -> Kết quả kinh doanh 0.068 0.028
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực định hướng thị trường -> Kết quả kinh doanh 0.049 0.024
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực định hướng thị trường
Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing 0.060 0.007
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing 0.040 0.010 Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing 0.027 0.012
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực thích nghi-> Năng lực marketing 0.054 0.011
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực marketing 0.113 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng thị trường -> Năng lực marketing 0.129 < 0.001 Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng thị trường-> Năng lực marketing 0.093 < 0.001 Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi-> Năng lực định hướng thị trường -
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực marketing 0.237 < 0.001
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS
Mô hình nghiên cứu xác nhận các quan hệ trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố trong mô hình tới kết quả kinh doanh và ảnh hưởng giữa các nhân tố với nhau trong mô hình Để ước lượng độ lớn của ảnh hưởng này luận án sử dụng hệ số tác động tổng hợp trong mô hình cấu trúc để đánh giá Kết quả đánh giá cho thấy mặc dù không có quan hệ trực tiếp nhưng định hướng kinh doanh có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh (γ = 0.493, p-value < 0.001), tiếp theo là ảnh hưởng của năng lực marketing (γ = 0.376, p-value < 0.001), năng lực thích nghi (γ = 0.245, p-value < 0.001), năng lực định hướng thị trường (γ = 0.239, p-value < 0.001); năng lực định hướng học hỏi (γ = 0.220, p-value
< 0.001), năng lực thích nghi (γ = 0.204, p-value < 0.001), định hướng thị trường (γ = 0.132, p-value < 0.001), và cuối cùng là năng lực tiếp thu (γ = 0.112, p-value < 0.001) Kết quả ước lượng ảnh hưởng tổng hợp của các biến với nhau và với kết quả kinh doanh được trình bày trong bảng 4.14.
Bảng 4.14 Hệ số tác động tổng hợp của các biến trong mô hình
Quan hệ các biến Hệ số tác động tổng hợp P Values
Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi 0.455 < 0.001
Năng lực tiếp thu -> Kết quả kinh doanh 0.112 < 0.001
Năng lực tiếp thu -> Năng lực marketing 0.060 0.007
Năng lực thích nghi -> Kết quả kinh doanh 0.245 < 0.001
Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing 0.132 0.004
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực tiếp thu 0.448 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực thích nghi 0.610 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Kết quả kinh doanh 0.493 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi 0.678 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực marketing 0.727 < 0.001
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng thị trường 0.723 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu 0.661 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu 0.301 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Kết quả kinh doanh 0.220 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực marketing 0.300 < 0.001
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực định hướng thị trường 0.350 < 0.001
Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.376 < 0.001
Năng lực định hướng thị trường -> Kết quả kinh doanh 0.239 < 0.001
Năng lực định hướng thị trường -> Năng lực marketing 0.265 < 0.001
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS
Hiệu ứng quan hệ điều tiết của nhiễu động thị trường và cường độ cạnh tranh
Để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đến quan hệ giữa các nhân tố năng lực động và kết quả kinh doanh, luận án sử dụng ước lượng biến điều tiết qua biến tương tác (interaction) giữa các cặp quan hệ Hai biến phản ánh khía cạnh về môi trường kinh doanh bao gồm (i) cường độ cạnh tranh, (ii) nhiễu động thị trường được xem xét như các biến điều tiết trong mô hình Hai mô hình ước lượng với tích số của các giá trị chuẩn hóa của biến điều tiết và giá trị chuẩn hóa của các biến độc lập có có ý nghĩa thống kê (năng lực marketing, định hướng thị trường, và năng lực thích nghi) được thêm vào mô hình để kiểm định quan hệ này Ở model 3a, kết quả ước lượng cho thấy, tồn tại quan hệ điều tiết giữa cường độ cạnh tranh với quan hệ giữa năng lực thích nghi và kết quả kinh doanh, cụ thể ở những doanh nghiệp cảm nhận mức độ cạnh tranh cao hơn có xu hướng ảnh hưởng của năng lực thích nghi đến kết quả kinh doanh mạnh hơn
(β = 0.075, p-value = 0.088 < 0.1) Trong khi đó cường độ cạnh tranh không điều tiết quan hệ giữa năng lực marketing với kết quả kinh doanh và định hướng thị trường với kết quả kinh doanh (p-value > 0.05) Ở model
3b, kết quả ước lượng cho thấy không có quan hệ điều tiết được ghi nhận giữa mức độ nhiễu động thị trường với quan hệ của các biến năng lực marketing, định hướng thị trường và năng lực thích nghi (p-value > 0.05).
Hay nói cách khác, chấp nhận giả thuyết H9c và bác bỏ các giả thuyết H8a, H8b, H8c, H8d, H9a, H9c và H9d.
Kết quả ước lượng cụ thể quan hệ điều tiết được trình bày trong bảng 4.15.
Bảng 4.15 Kết quả ước lượng quan hệ điều tiết của các biến môi trường đến
Quan hệ các biến Model 3a Model 3b
Năng lực tiếp thu -> Năng lực thích nghi 0.455 < 0.001 0.455 < 0.001
Năng lực thích nghi -> Kết quả kinh doanh 0.218 < 0.001 0.114 0.044
Năng lực thích nghi -> Năng lực marketing 0.132 0.005 0.132 0.003
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực thích nghi 0.406 < 0.001 0.406 < 0.001 Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng học hỏi
Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực marketing 0.341 < 0.001 0.341 < 0.001 Năng lực định hướng kinh doanh -> Năng lực định hướng thị trường
Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực tiếp thu 0.661 < 0.001 0.661 < 0.001 Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực marketing 0.167 < 0.001 0.167 < 0.001 Năng lực định hướng học hỏi -> Năng lực định hướng thị trường
Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.441 < 0.001 0.37 < 0.001
Năng lực định hướng thị trường -> Kết quả kinh doanh 0.142 0.018 0.091 0.124
Năng lực định hướng thị trường -> Năng lực marketing 0.265 < 0.001 0.265 < 0.001 Ảnh hưởng điều tiết của cường độ cạnh tranh
Cường độ cạnh tranh -> Kết quả kinh doanh -0.074 0.116
Cường độ cạnh tranh*Năng lực thích nghi -> Kết quả kinh doanh
Cường độ cạnh tranh*Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.029 0.535
Cường độ cạnh tranh*Năng lực định hướng thị trường -> Kết quả kinh doanh 0.012 0.813 Ảnh hưởng điều tiết của nhiễu động thị trường
Nhiễu động thị trường -> Kết quả kinh doanh 0.210 < 0.001
Nhiễu động thị trường*Năng lực thích nghi -> Kết quả kinh doanh 0.019 0.722
Quan hệ các biến Model 3a Model 3b
Nhiễu động thị trường*Năng lực marketing -> Kết quả kinh doanh 0.050 0.417
Nhiễu động thị trường*Năng lực định hướng thị trường -> Kết quả kinh doanh -0.050 0.435
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự trợ giúp của phần mềm SmartPLS
Hiệu ứng tác động của đại dịch COVID 19 đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh
doanh Để ước lượng ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến quan hệ giữa các nhân tố năng lực động và kết quả kinh doanh luận án sử dụng phân tích hồi quy logistics Ba mô hình hồi quy logistics được ước lượng với ba biến phụ thuộc lần lượt là thay đổi về doanh thu (Q1), thay đổi về lợi nhuận (Q2) và thay đổi về thị phần (Q3) Cụ thể ở model 4a, biến phụ thuộc được mã hóa như sau, những doanh nghiệp không bị suy giảm doanh thu hoặc tăng doanh thu được mã hóa là 1, những doanh nghiệp suy giảm doanh thu mã hóa là 0 Tương tự như vậy với các thay đổi về lợi nhuận và thị phần Các biến độc lập được lấy theo quy tắc trung bình trung tâm chia thành hai nhóm nhỏ hơn hoặc bằng trung bình thuộc nhóm 0 (năng lực thấp) và trên trung bình thuộc nhóm 1 (năng lực cao) Kết quả ước lượng cụ thể được trình bày trong bảng 4.16.
Kết quả ước lượng ở model 4a cho thấy tồn tại ảnh hưởng của các dạng năng lực động tới sự thay đổi của kết quả kinh doanh Cụ thể, các nhóm năng lực liên quan nhiều đến thị trường (các thành phần của năng lực marketing) có ảnh hưởng dương đến khả năng doanh nghiệp có kết quả doanh thu tốt hơn trong đại dịch (OR >
1, p-value < 0.05) Ngược lại những nhóm năng lực liên quan đến định hướng kinh doanh (chủ động, chấp nhận rủi ro, sáng tạo) lại làm giảm khả năng doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt trong đại dịch (OR < 1, p- value < 0.05) Ở model 4b và model 4c, cũng cho kết quả tương tự, những năng lực liên quan đến thị trường có ảnh hưởng dương đến khả năng doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận và thị phần tốt hơn trong đại dịch (OR> 1,p-value < 0.05) Ngược lại những nhân tố về tính chủ động hay chấp nhận rủi ro lại có ảnh hưởng âm đến khả năng có kết quả lợi nhuận và thị phần tốt trong đại dịch (OR< 1, p-value < 0.05).
Bảng 4.16 Kết quả ước lượng tác động của đại dịch COVID 19 đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh
Biến độc lập Model 1 (Q1) Model 2 (Q2) Model 3 (Q3)
OR 95%CI OR 95%CI OR 95%CI
Khả năng đáp ứng khách hàng 3.126** 1.114 ÷ 8.771 3.059** 1.156÷8.093 5.982** 1.855÷19.284
Khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô 1.137 552÷2.342 948 477÷1.883 869 427÷1.769
Chất lượng mối quan hệ 3.244* 877÷11.995 2.238 725÷6.911 1.934 595÷6.286
Khả năng phản ứng với đối thủ cạnh tranh 1.783* 903÷5.520 2.165** 1.115÷4.202 2.725** 1.349-5.508
Năng lực định hướng kinh doanh
Khả năng chấp nhận rủi ro 567* 294÷1.092 550* 299÷1.011 527** 284-0.978
Thang đo đơn hướng Định hướng học hỏi 4.290** 1.359÷13.545 4.074** 1.380÷12.024 3.835** 1.226÷12.00 Định hướng thị trường 569 161÷2.014 558 167÷1.864 1.027 277÷3.802
Ghi chú: ** p < 0.05, * p< 0.1, OR là odds ratio/tỷ số chênh, 95%CI là khoảng tin cậy 95% của OR
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
Đánh giá sự khác biệt về năng lực động theo đặc điểm doanh nghiệp
Các kết quả phân tích bằng T-test và ANOVA cho thấy tồn tại sự khác biệt về năng lực động giữa các doanh nghiệp trong khảo sát của luận án Chi tiết các khác biệt được trình bày trong bảng 4.17
Bảng 4.17 Kết quả phân tích sự khác biệt về năng lực động theo đặc điểm doanh nghiệp
Phương pháp phân tích Các kết quả chính
(1 = kinh doanh đơn ngành, 2 kinh doanh đa ngành)
Kết quả cho thấy các doanh nghiệp đa ngành có xu hướng đánh gía các dạng năng lực động của mình cao hơn so với các doanh nghiệp đơn ngành ở hầu hết các dạng năng lực khảo sát Tuy nhiên, có một vài dạng năng lực không có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu ở một ngành và các doanh nghiệp đa ngành như khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô trong năng lực marketing, năng lực chủ động và năng lực sáng tạo trong năng lực định hướng kinh doanh, năng lực định hướng học hỏi và năng lực tiếp thu
Phân tích phương sai (ANOVA)
Kết quả đánh giá bằng điểm trung bình nhóm cho thấy có xu hướng đánh giá điểm các dạng năng lực động tăng dần theo quy mô lao động Nghĩa là các doanh nghiệp có quy mô lao động lớn hơn có xu hướng đánh giá sở hữu các dạng năng lực động mạnh hơn Tuy nhiên, kiểm định phân tích hậu định cho thấy khác biệt thực sự có ý nghĩa thống kê chỉ xảy ra ở các nhóm năng lực đáp ứng khách hàng, chất lượng mối quan hệ ở năng lực marketing, năng lực chấp nhận rủi ro ở định hướng kinh doanh (p-value < 0.05), trong khi đó các nhóm năng lực khác không có sự khác biệt đáng kể theo quy mô lao động.
Quy mô doanh thu hàng năm
Phân tích phương sai (ANOVA)
Kết quả đánh giá bằng điểm trung bình theo nhóm doanh nghiệp có quy mô doanh thu khác nhau cũng cho thấy tồn tại xu hướng đánh giá điểm năng lực động tăng dần theo quy mô doanh thu Tuy nhiên, kiểm định hậu định cho thấy sự khác biệt thực sự chỉ xảy ra ở các nhóm năng lực thuộc thành phần năng lực marketing và năng lực tiếp thu (p- value < 0.05), trong khi đó không có sự khác biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp có quy mô quy mô doanh thu khác nhau đối với các dạng năng lực động khác.
Phân tích phương sai (ANOVA)
Kết quả phân tích cho thấy có một xu hướng khác biệt nhỏ (tăng) điểm đánh giá về các dạng năng lực động của doanh nghiệp theo thời gian hoạt động. Theo đó, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động nhiều hơn có xu hướng đánh giá có năng lực động cao hơn Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ tìm thấy ở thích ứng với thay đổi vĩ mô và chất lượng mối quan hệ ở năng lực marketing, năng lực chủ động trong năng lực định hướng kinh doanh, định hướng thị thị trường và năng lực thích nghi (p-value < 0.05) Trong
109 khi đó các dạng năng lực khác không tìm thấy có sự khác biệt đáng kể nào.
Thị trường kinh doanh chính
Phân tích phương sai (ANOVA)
Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt đáng kể ở phần lớn các dạng năng lực động khảo sát giữa các doanh nghiệp kinh doanh chính tại thị trường Việt Nam, thị trường quốc tế hay cả hai thị trường. Tuy nhiên, kiểm định hậu định cho thấy có khác biệt ở các năng lực: Khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô trong năng lực marketing và khả năng mạo hiểm (p-value < 0.05) Ở khía cạnh năng lực thích nghi với môi trường vĩ mô các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu ở thị trường quốc tế có xu hướng đánh giá cao hơn so với các doanh nghiệp có kinh doanh ở thị trường nội địa Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh tại thị trường nội địa hoặc cả hai có mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn với doanh nghiệp chỉ kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
Đánh giá của các doanh nghiệp về năng lực động và kết quả kinh doanh
Để đánh giá nhận thức của doanh nghiệp với các dạng năng lục động cụ thể và kết quả kinh doanh đạt được như thế nào, luận án sử dụng điểm đánh giá trung bình, độ lệch chuẩn và phân bố tỷ lệ các kết quả trả lời cho từng nhân tố trong dữ liệu khảo sát Cụ thể như sau:
4.10.1 Về kết quả kinh doanh
Kết quả phân tích cho thấy nhìn chung các doanh nghiệp cho thấy trong điều kiện không có những cú sốc bất ngờ (đại dịch COVID 19) kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được đánh giá ở mức trung bình khá với phần lớn điểm đánh giá cao hơn 3 điểm trong thang đo Likert 5 điểm Cụ thể, doanh nghiệp đánh giá cao nhất ở chỉ tiêu đảm bảo công việc cho người lao động (M = 3.69, SD = 0.876) và thấp nhất ở chỉ tiêu đạt được thị phần như kỳ vọng (M = 3.33, SD = 0.955) Tuy vậy, mức độ khác biệt giữa các chỉ tiêu cũng không chênh lệnh lớn và độ dao động trong các kết quả cũng không lớn (độ lệch chuẩn nhìn chung không quá lớn) (bảng 4.18).
Bảng 4.18 Đánh giá của doanh nghiệp về kết quả kinh doanh đạt được
Chỉ tiêu đánh giá Trung bình
(M) Độ lệch chuẩn (SD) Đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng 3.40 1.009 Đạt được doanh thu như kỳ vọng 3.44 981 Đạt được thị phần kinh doanh như kỳ vọng 3.33 955 Đạt được hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng 3.37 886 Đảm bảo được công việc cho người lao động 3.69 876
Nhìn chung, Công ty đạt được các kết quả kinh doanh như mong đợi 3.47 895
Nguồn: Tính toán của tác giả vớ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
Sử dụng đồ thị phân bố tỷ lệ kết quả cũng cho thấy có khoảng trên dưới 50% doanh nghiệp trả lời hài lòng với kết quả họ đạt được về các chỉ tiêu kinh doanh trong khảo sát (hình 4.15) Kết quả này cũng khá nhất
110 quán dữ liệu công bố của Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam với khoảng hơn 50% doanh nghiệp báo cáo có lợi nhuận hàng năm (Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, 2021).
Hình 4.15 Biểu đồ tỷ lệ đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
4.10.2 Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực marketing
4.10.2.1 Đánh giá của doanh nghiệp về khả năng đáp ứng khách hàng
Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát cho thấy các chỉ tiêu đánh giá khá năng đáp ứng khách hàng từ các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho thấy điểm đánh giá khá tốt với điểm trung bình phần lớn hơn 3.5 Tuy nhiên, khía cạnh đánh giá về việc sử dụng nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin khách hàng còn đánh giá thấp (M = 3.36, SD = 0.809) Chỉ tiêu được đánh giá cao nhất là nhân viên tiếp xúc thường xuyên với khách hàng để biết nhu cầu sản phẩm dịch vụ của họ (M = 3.90, SD = 0.786).
Bảng 4.19 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về năng lực đáp ứng khách hàng
Chỉ tiêu đánh giá Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
Nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để biết các nhu cầu của họ về sản phẩm/dịch vụ cung cấp từ công ty 3.90 786
Công ty hiểu biết rõ về các nhu cầu của khách hàng 3.85 710
Công ty sử dụng các nghiên cứu thị trường đề thu thập thông tin về khách hàng 3.36 809
Công ty nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của khách hàng 3.64 747 Các thành viên trong Công ty thường xuyên thảo luận với nhau về cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng 3.75 736
Công ty thực hiện nhanh chóng các điều chỉnh phục vụ khách hàng nếu chúng không đem lại hiệu quả mong đợi 3.61 701
Nguồn: Tính toán của tác giả vớ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
Kết quả sử dụng biều đồ phân bố tỷ lệ cũng cho thấy với khảo sát hiện tại các doanh nghiệp dường như khá tự tin vào khả năng đáp ứng khách hàng của mình, phần lớn các chỉ tiêu có trên 50% doanh nghiệp đánh giá ở mức đạt tốt (đồng ý) và rất tốt (hoàn toàn đồng ý) Các doanh nghiệp cũng đánh giá khả năng nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin từ thị trường còn là một điểm yếu của họ với khoảng 40% doanh nghiệp cảm thấy hài lòng với khả năng thu thập thông tin thị trường của họ (hình 4.16).
Hình 4.16 Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá khả năng đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp
4.10.2.2 Đánh giá của doanh nghiệp với khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô
Kết quả khảo sát cho thấy điểm đánh giá của các doanh nghiệp về khả năng thích ứng với mô trường vĩ mô khá biến động giữa các chỉ tiêu Trong khi các chỉ tiêu đánh giá về thu thập thông tin vĩ mô và những phân tích vĩ mô khá cao (trên 3.5) Trong khi đó các chỉ tiêu về hoạt động thảo luận ảnh hưởng của môi trường vĩ mô và khả năng thích ứng môi trường vĩ mô cũng như mức sẵn sàng thay đổi kế hoạch do các yếu tố vĩ mô lại thấp hơn (bảng 4.20).
Bảng 4.20 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô
Chỉ tiêu đánh giá Trung bình
Công ty thường xuyên thu thập thông tin về sự thay đổi của môi trường vĩ mô 3.88 771
Công ty phân tích, đánh giá kỹ lưỡng môi trường vĩ mô khi đưa ra các quyết định kinh doanh 3.55 746
Công ty tiến hành những thảo luận về ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới doanh nghiệp giữa các bộ phận trong công ty 3.43 717
Công ty thường thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường vĩ mô 3.39 700
Công ty sẵn sàng thay đổi các kế hoạch do những thay đổi của môi trường vĩ mô 3.41 710
Nguồn: Tính toán của tác giả vớ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
Kết quả phân tích với biểu đồ phân bố tỷ lệ trả lời cũng cho có 3/5 chỉ tiêu có tỷ lệ đánh giá ở mức đồng ý và hoàn toàn đồng ý dưới 50% Xu hướng cho thấy doanh nghiệp ít có những thảo luận về ảnh hưởng vĩ mô đến hoạt động kinh doanh và mức thích ứng thấp Trong khí đó, việc thu thập và xử lý thông tin về sự thay đổi của môi trường vĩ mô được chú ý hơn (dễ hơn).
Hình 4.17 Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá khả năng thích ứng với môi trường vĩ mô của doanh nghiệp
4.10.2.3 Đánh giá của doanh nghiệp với năng lực thiết lập mối quan hệ
Kết quả đánh giá về năng lực thiết lập mối quan hệ (chất lượng mối quan hệ) cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng tự đánh giá khá cao khả năng thiết lập các mối quan hệ của mình trong hoạt động kinh doanh (khách hàng và chính quyền) Tất cả các chỉ tiêu khảo sát đều ở trên mức điểm 4 trong thang đo Likert 5 điểm.
Bảng 4.21 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với năng lực thiết lập mối quan hệ
Chỉ tiêu đánh giá Trung bình (M) Độ lệch chuẩn (SD)
Công ty thiết lập được mối quan hệ tốt với các khách hàng của mình 4.10 728
Công ty có mối quan hệ tốt với các nhà phân phối sản phẩm/dịch vụ của công ty 4.04 771
Công ty có quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền địa phương trong quá trình kinh doanh 4.03 771
Nhìn chung, Công ty có quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh và cơ quan chính quyền trên địa bàn của mình 4.06 685
Nguồn: Tính toán của tác giả vớ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
Kết quả đánh giá bằng biểu đồ phân bố tỷ lệ cũng cho thấy có trên 80% số doanh nghiệp đánh giá các khả năng thiết lập mối quan hệ của mình ở mức điểm 4/5 trở lên (hình 4.18)
Hình 4.18 Biểu đồ tỷ lệ phân bố đánh giá năng lực thiết lập mối quan hệ
4.10.2.4, Đánh giá của doanh nghiệp về khả năng phản ứng với đối thủ cạnh tranh
Về khả năng phản ứng với đối thủ cạnh tranh, kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp có mức đánh giá khá khác biệt về các chỉ tiêu khác nhau Cụ thể các nhóm chỉ tiêu về khả năng thay đối trước các động thái cạnh tranh của đối thủ thấp hơn là các chỉ tiêu về thu thập thông tin của đối thủ Trong đó, đánh giá cao nhất ở chỉ tiêu thường xuyên thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn kinh doanh (M = 3.96, SD 0.770) và thấp nhất ở chỉ tiêu công ty phân quyền cho các cấp thấp hơn phản ứng với đối thủ trước khi báo cáo lên cấp cao hơn (M = 3.20, SD = 0.721) (bảng 4.22).
Bảng 4.22 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về khả năng phản ứng với đối thủ cạnh tranh
Chỉ tiêu đánh giá Trung bình
Công ty thường xuyên thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn kinh doanh 3.96 770
Các thông tin về đối thủ cạnh tranh được các bộ phần chuyển tới các cấp cao hơn trong công ty 3.65 696
Các thông tin về các đối thủ cạnh tranh chính được phân tích thường xuyên để đưa ra các phản ứng thích hợp 3.41 700
Công ty biết rõ về sản phẩm/dịch vụ và điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh chính 3.35 680
Công ty có phân quyền cho các đơn vị cấp thấp hơn chủ động phản ứng với những thay đổi của đối thủ cạnh tranh trước khi báo cáo lên cấp cao hơn 3.20 721
Công ty nhanh chóng điều chỉnh các hoạt động khi có sự thay đổi quan trọng từ các đối thủ cạnh tranh chính 3.31 678
Nguồn: Tính toán của tác giả vớ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
Kết quả đánh giá bằng biểu đồ phân bố tỷ lệ cũng cho thấy chỉ có khoảng 30 đến 40% số doanh nghiệp trả lời ở mức đồng ý và hoàn toàn đồng ý với các chỉ tiêu phản ánh tính chủ động và phân quyền trong việc phản ứng lại đối thủ cạnh tranh Trong khí đó có đến hơn 50% đến hơn 70% tự đánh giá cao khả năng thu thập thông tin về hành động của đối thủ cạnh tranh (hình 4.19)
Hình 4.19 Biểu đồ phân bố tỷ lệ đánh giá khả năng phản ứng với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
4.10.3 Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực định hướng kinh doanh
THẢO LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý NGHIÊN CỨU
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện tại ở mức rất cao và có xu hướng gia tăng Số doanh nghiệp đăng ký mới liên tục tăng và sắp chạm ngưỡng 1 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế Mức độ cạnh tranh cao còn thể hiện tỷ lệ doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tích cực chỉ chiếm hơn một nửa số doanh nghiệp hoạt động, gần một nửa còn lại báo cáo kết quả lỗ Số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, đóng cửa cũng ghi nhận gia tăng liên tục trong suốt những năm gần đây [5] Kết quả này cũng nhất quán với kết quả khảo sát của luận án, các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho thấy đánh giá cường độ cạnh tranh ở mức cao xấp xỉ điểm 4 trong thang đo Likert 5 điểm, và điểm đánh mức độ nhiễu động thị trường cũng ở mức khá lớn Điều này cũng hàm ý rằng thị trường Việt Nam rất năng động, nhiều hấp dẫn nhưng có mức cạnh tranh lớn và xu hướng càng ngày càng gia tăng Điều này cũng đồng nhất với nhận định của nhiều tổ chức cho rằng thị trường Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, có nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh nhiều hiệp định tự do thương mại mới với các đối tác lớn đã được ký kết.
Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận ảnh hưởng khá rõ ràng của các dạng năng lực động đến kết quả kinh doanh (trực tiếp hoặc gián tiếp) Kết quả nghiên cứu ghi nhận có ba nhân tố năng lực động ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh: năng lực marketing, năng lực định hướng thị trường và năng lực thích nghi; ba nhân tố ảnh hưởng gián tiếp: năng lực định hướng kinh doanh, năng lực định hướng học hỏi, và năng lực tiếp thu Anh hưởng tổng hợp của các nhân tố năng lực động đến kết quả kinh doanh cũng khác nhau trong đó mạnh nhất là năng lực định hướng kinh doanh, năng lực marketing, năng lực thích nghi, năng lực định hướng thị trường, năng lực định hướng học hỏi và năng lực tiếp thu Kết quả nghiên cứu này vừa có sự tương đồng nhưng cũng có sự khác biệt với một số nghiên cứu trên thế giới Chẳng hạn, trong một số nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về quan hệ trực tiếp giữa năng lực định hướng kinh doanh, năng lực định hướng học hỏi và năng lực tiếp thu đến kết quả kinh doanh[30], [32], [59] Tuy nhiên, trong nghiên cứu này những tác động này chỉ là tác động gián tiếp mà không phải những tác động trực tiếp Sự khác biệt này có thể do các lý do về bối cảnh môi trường kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp khác trên thế giới Có thể trong các mô hình quản trị có mức độ phản ứng nhanh của các doanh nghiệp ở các nước phát triển, những quyết định từ lãnh đạo cấp cao dễ dàng được thực hiện và phản ánh trực tiếp vào kết quả kinh doanh Trong khí đó, tại Việt Nam năng lực định hướng kinh doanh từ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mà nó làm thay đổi hay điều chỉnh các năng lực khác của doanh nghiệp (ví dụ vận hành) từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.
1 Luận án sử dụng phỏng vấn sâu với 5 chuyên gia để giải thích các kết quả nghiên cứu
Mặc dù năng lực định hướng kinh doanh không phải là năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong khảo sát này Tuy nhiên, ảnh hưởng tổng hợp của năng lực định hướng kinh doanh là lớn nhất trong những nhân tố được xem xét trong mô hình Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của năng lực định hướng kinh doanh với tổ chức Điều này cũng có nghĩa rằng trong thị trường cạnh tranh năng động sự thành công của doanh nghiệp (đạt kết quả kinh doanh tốt) phụ thuộc rất lớn vào tầng lớp lãnh cao nhất trong tổ chức. Bởi vì năng lực định hướng kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào tầng lớp lãnh đạo cao nhất [30]. Nghiên cứu cho thấy năng lực định hướng kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh thông qua các dạng năng lực khác và là nguồn gốc của nhiều dạng năng lực động khác trong doanh nghiệp Điều này có thể được giải thích để triển khai các nguồn lực chuyển hóa thành các dạng năng lực để đáp ứng sự thay đổi từ thị trường cần đến ý kiến hay vai trò của lãnh đạo cấp cao trong tổ chức Doanh nghiệp có năng lực định hướng kinh doanh mạnh là những năng lực sở hữu đội ngũ lãnh đạo có tinh thần doanh nhân cao [32], [39], chủ động với thị trường, có mức độ mạo hiểm cao và thúc đẩy năng lực sáng tạo trong tổ chức [30], [32], [33], [39] Điều này cũng ngụ ý rằng doanh nghiệp có thể cải thiện kết quả kinh doanh thông qua việc thúc đẩy năng lực định hướng kinh doanh cao trong tổ chức qua việc thuê mướn những lãnh đạo từ bên ngoài có nhiều tinh thần doanh nhân, hoặc phát triển đội ngũ lãnh đạo cấp cao có nhiều tinh thần doanh nhân để cải thiện kết quả kinh doanh. Bởi việc sở hữu đội ngũ lãnh đạo cấp cao có tinh thần doanh nhân cao thường là những doanh nghiệp có mức độ chủ động cao với thị trường, chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội mới, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để thực hiện các dự án kinh doanh nhằm thu được các lợi ích lớn Doanh nghiệp có năng lực định hướng kinh doanh cao cũng là những doanh nghiệp có định hướng đổi mới sáng tạo, khuyến khích việc ứng dụng các ý tưởng mới vào việc thay đổi hành vi hay quy trình bên trong tổ chức để cải thiện hiệu suất hoạt động Những kết quả này cũng khá nhất quán với phỏng vấn định tính với các chủ doanh nghiệp và lãnh đạo cơ quan quản lý về hoạt động đầu tư tại một số địa phương Các kết quả phỏng vấn nhất quán cho rằng vai trò lãnh đạo cấp cao rất quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến kết quả kinh doanh hay sự tồn tại của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phát triển hay muốn đạt được vị thế mong muốn cần chủ động, sáng tạo và chấp nhận cả những mạo hiểm, rủi ro kinh doanh bởi không chấp nhận rủi ro xác suất bỏ qua cơ hội kinh doanh tốt cũng sẽ lớn.
“Tôi cho rằng sự thành công của các doanh nghiệp phần lớn đến từ đội ngũ lãnh đạo cấp cao bởi họ là những người đưa ra các quyết định quan trọng, có ảnh hưởng lớn và lâu dài Chẳng hạn, tại doanh nghiệp của tôi nếu tôi không quyết định mạo hiểm đầu tư vào cải thiện hệ thống dây chuyền mới và đầu tư cho R&D để cải tiến sản phẩm thì tôi không chắc tình trạng của công ty mình hiện tại như thế nào Mặc dù nó thực sự là một dự án nhiều rủi ro và mình cần phải liều trong những quyết định như vậy” (POS1)
“Với kinh nghiệm quan sát của tôi trong nhiều năm làm việc tại Ban quản lý các khu công nghiệp Hà Nam, tôi nhận thấy những doanh nghiệp lãnh đạo theo sát thị trường, có nhiều đổi mới sáng tạo trong quản lý, linh hoạt và thường xuyên đưa ra các sản phẩm mới là những doanh nghiệp thường có kết quả kinh doanh tốt và hay mở rộng quy mô hình doanh” (POS5).
Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận ảnh hưởng rõ ràng và mạnh mẽ của các nhân tố năng lực động hướng tới thị trường như năng lực marketing và định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Điều này cho thấy trong các thị trường nhiều cạnh tranh và năng động việc theo dõi thị trường, thực hiện hiệu quả các kết hoạch marketing mix là rất quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn thành công cần theo dõi thị trường (thông qua năng lực định hướng thị trường), cung cấp các sản phẩm dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng, thiết lập được mối quan hệ tốt nhà cung cấp, hệ thống kênh cũng như chính quyền địa phương, theo dõi và thích ứng với những thay đổi vĩ mô và chủ động trong việc phản ứng với đối thủ cạnh tranh để giành lợi thế Kết quả này cũng được ủng hộ bởi các lập luận và kết quả từ các nghiên cứu trước đây cho thấy năng lực marketing và năng lực định hướng thị trường là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh [33], [114], [141], [157] Kết quả này cũng xác nhận rằng trong môi trường cạnh tranh nhiều biến động việc theo dõi thị trường và nhanh chóng tích hợp các nguồn lực để triển khai các hoạt động marketing, luôn có định hướng vào khách hàng là một trong những cách thức quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh và cải thiện hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp Vai trò quan trọng của năng lực marketing và liên tục theo dõi thị trường cũng được xác nhận bởi các lãnh đạo cấp cao được phỏng vấn từ nghiên cứu của luận án Các nhà quản lý cấp cao cho rằng trong bối cảnh mức độ cạnh tranh cao và sự thay đổi nhanh chóng về nhu cầu của khách hàng thì việc liên tục theo dõi thị trường để tiến hành những thay đổi, thực hiện các hoạt động marketing chủ động là một trong những chìa khóa quan trọng đối với doanh nghiệp để cải thiện kết quả thị trường của họ.
“Tôi nghĩ rằng việc theo dõi thị trường thường xuyên là rất quan trọng Bởi hiện nay nhu cầu của khách hàng thay đổi nhanh chóng Sự chậm trễ trong việc phản ứng với sự thay đổi của khách hàng có thể phải trả giá rất đắt, mất thị phần vào tay đổi thủ và rất khó để thiết lập lại vị thế cũ” (POS1).
“Vai trò của hoạt động marketing rất quan trọng với chúng tôi Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, chúng tôi phụ thuộc vào hệ thống kênh và các hoạt động marketing để duy trì hoạt động kinh doanh Bởi vậy, việc theo dõi thị trường, thiết lập mối quan hệ tốt với đối tác, khách hàng và chính quyền quyết định đến sự thành công của chúng tôi” (POS2).
“Theo dõi thị trường là rất quan trọng, chúng tôi luôn phải theo dõi các biến động vĩ mô để điều chỉnh hoạt động kinh doanh bởi doanh nghiệp của tôi có thị trường xuất khẩu là chủ yếu Chẳng hạn như các biến động như tỷ giá có thể không gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp chỉ làm ăn trong thị trường trong nước, nhưng với chúng tôi là một câu chuyện lớn Ngoài ra, để giữ được thị phần và đạt kết quả kinh doanh tốt thì cần phải linh hoạt và nhanh chóng điều chỉnh trước những động thái của các đối thủ cạnh tranh” (POS3).
Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận ảnh hưởng khá lớn của các nhân tố phản ánh năng lực tổ chức học hỏi Cụ thể, năng lực định hướng học hỏi và năng lực tiếp thu đều có ảnh hưởng gián tiếp tới kết quả kinh doanh Điều đó cho thấy trong bối cảnh nhiều thay đổi như hiện nay nhận thức về đào tạo, học hỏi và khả năng tiếp thu tri thức, nội hóa tri thức để cải tiến, thay đổi thói quen và quy trình để cải thiện hiệu quả hoạt động giữ vai trò quan trọng Kết quả này cũng được ủng hộ bởi nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy định hướng học hỏi và năng lực tiếp thu là những yếu tố quan trọng thúc đẩy cải tiến trong tổ chức và cải thiện hiệu suất hoạt động [44], [113] Một số học giả còn đi xa hơn khi nhấn mạnh vai trò học hỏi trong tổ chức trong bối cảnh thay đổi và cho rằng việc học nhanh hơn đối thủ là lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất [153] Kết quả nghiên cứu này cũng ngụ ý rằng để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, tạo ra kết quả kinh doanh cao doanh nghiệp cần thiết phải thiết lập như một tổ chức học hỏi Nhận thức về vai trò quan trọng của học hỏi trong tổ chức cần được thực hiện ở cấp lãnh đạo, và được cam kết thực hiện bởi lãnh đạo cao nhất và lan tỏa đến các phòng/ban và người lao động Thiết lập tổ chức như một tổ chức mở sẵn sàng cho các thảo luận cũng như chấp nhận các tri thức từ bên ngoài vào và chuyển hóa nó thành các tri thức của tổ chức. Những quá trình này liên quan đến việc xây dựng văn hóa học hỏi, thiết lập môi trường học hỏi và thúc đẩy quá trình học hỏi, chuyển giao tri thức bên trong tổ chức ở cả cấp độ cá nhân, nhóm và toàn doanh nghiệp Nhận thức về vai trò quan trọng của xây dựng tổ chức học hỏi cũng được ghi nhận bởi các lãnh đạo trong nghiệp trong thảo luận sâu về những khía cạnh ảnh hưởng tới vận hành doanh nghiệp và thành công của tổ chức Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy có xu hướng xem xét việc đầu tư cho học hỏi của nhân viên như các khoản đầu tư, tạo ra môi trường và chuyển hóa kiến thức học được vào thay đổi các quy trình được khuyến khích bởi các doanh nghiệp.
“Tôi cho rằng việc đào tạo của doanh nghiệp là rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của tổ chức Hoạt động học hỏi phải xuất phát từ cam kết của lãnh đạo cấp cao Chỉ khi các lãnh đạo cấp cao cam kết thúc đẩy việc đó thì hệ thống mới có thể vận hành còn ở cấp độ cá nhân người lao động thì rất khó thay đổi Ở doanh nghiệp của tôi, chúng tôi tin rằng tạo hoạt động đào tạo cho người lao động hay đội ngũ quản lý là một khoản đầu tư cho tương lai của công ty Doanh nghiệp của tôi là doanh nghiệp sản xuất đặc thù những vị trí kỹ thuật quan trọng rất khó tuyển dụng có thể làm việc ngày nên việc đào tạo và giữ người là vô cùng quan trọng” (POS1).
“Thúc đẩy đào tạo hay trả tiền cho nhân viên tham gia các khóa học hay mời chuyên gia huấn luyện cho nhân viên không nên xem là chi phí Doanh nghiệp cần phải xem nó như khoản đầu tư bởi nó mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, không phải là các chi phí trước mắt Tuy nhiên, đào tạo cũng cần phải được áp dụng trong thực tế Do đó, ở công ty của tôi đặt ra KPI cho từng cấp khác nhau về việc học tập và kết quả học tập Chẳng hạn, cá nhân đề xuất nội dung học hỏi để đáp ứng công việc, nhưng cũng đòi hỏi việc báo cáo, đánh giá đưa những kiến thức học hỏi vào quá trình làm việc Anh học xong cần có những đề xuất thay đổi quy chế, quy trình liên quan đến công việc hiện tại để thực hiện công việc tốt hơn, nhanh hơn Mặc dù không phải đề xuất nào cũng được áp dụng như cách làm này tạo ra một áp lực cho người học cần thực học và chuyển hóa nó thành giải quyết các vấn đề cụ thể, không phải chỉ học cho biết” (POS4).
Nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng rõ ràng của năng lực thích nghi tới kết quả kinh doanh Điều này cho thấy trong bối cảnh nhiều cạnh tranh và thay đổi từ môi trường kinh doanh thì khả năng linh hoạt, khả năng thay đổi hay chuyển hóa các nguồn lực để thích ứng với thị trường là rất quan trọng Kết quả này cũng nhất quán với các phát hiện trước đây cho thấy năng lực thích nghi là một trong những dạng năng lực quan trọng ảnh hưởng tới khả năng đạt được các kết quả thị trường [33], [192] Điều này có thể được giải thích khi các doanh nghiệp có năng lực thích nghi cao tức là những doanh nghiệp có mức độ linh hoạt lớn với thị trường, và đồng thời họ cũng là những doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thị trường, theo dõi các biến động về xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng để có thể có những phản ứng kịp thời Điều này cũng ngụ ý rằng với thị trường nhiều biến động, khả năng thích nghi của doanh nghiệp là một trong những chìa khóa để đảm bảo doanh nghiệp sống sót và phát triển Doanh nghiệp muốn phát triển phải có mức độ linh hoạt nhất định, theo dõi chặt chẽ thị trường và có khả năng kết hợp, chuyển hóa những các nguồn lực, tài sản của mình thành những hành động cụ thể phản ứng với những thay đổi của thị trường Kết quả phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp cũng cho thấy tính linh hoạt, khả năng ứng biến là một trong những khía cạnh quan trọng và được xem là ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của họ.
“Thị trường thay đổi rất nhanh, không linh hoạt thì rất dễ thất bại Nhưng cũng cần hiểu linh hoạt của doanh nghiệp không phải là chỉ tập trung vào những sự vụ Nếu chỉ xoay theo sự vụ mà không có chiến lược, kế hoạch rõ ràng thì cũng không thể phát triển lớn được” (POS3).
“Chúng tôi cũng phải thường xuyên cập nhật yêu cầu của khách hàng, cũng phải chuyển đổi khi thị trường yêu cầu. Khách hàng vẫn là đối tượng quan trọng nhất với doanh nghiệp, cần phải đáp ứng họ Chủ động thay đổi để đáp ứng họ chứ không phải thụ động chờ khi thị trường thay đổi mới bắt đầu tìm cách thay đổi thì đã quá muộn” (POS1).
Các hàm ý nghiên cứu
Dựa trên quan điểm của lý thuyết năng lực động về mặt tổng thể doanh nghiệp để cải thiện kết quả kinh doanh, duy trì lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh cần tập trung vào cải thiện các năng lực liên quan đến (1) gia tăng khả năng nhận dạng các cơ hội và nguy cơ từ thị trường; (ii) gia tăng khả năng nắm bắt các cơ hội xuất hiện từ thị trường; và (iii) gia tăng khả năng tích hợp, định dạng lại những nguồn lực, tài sản sẵn có để duy trì lợi thế cạnh tranh trước các biến động của thị trường Trong luận án này, dựa trên kết quả phân tích từ các doanh nghiệp khảo sát cho thấy tất cả các nhân tố đều liên quan đến những năng lực này và có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau và cơ chế ảnh hưởng khác nhau Dựa trên hiệu ứng ảnh hưởng tổng hợp, tác giả đề xuất để phát triển và nuôi dưỡng các năng lực động của doanh nghiệp nhằm cải thiện lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung vào xây dựng những năng lực cụ thể như sau:
5.2.1 Tăng cường định hướng kinh doanh trong doanh nghiệp
Kết quả phân tích của luận án cho thấy định hướng kinh doanh có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách gián tiếp Định hướng kinh doanh có đặc điểm nhấn mạnh vào sự chủ động, khả năng chấp nhận rủi ro và sáng tạo để giải quyết các vấn đề của thị trường mới, được thúc đẩy và phát triển bởi đội ngũ lãnh đạo cao nhất (Basco và cộng sự, 2020; Poon và cộng sự., 2006) Bởi vậy để thiết lập định hướng kinh doanh mạnh cho doanh nghiệp cần thay đổi từ nhận thức của lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp Điều này có thể được thực hiện thông qua việc lựa chọn từ bên trong doanh nghiệp hoặc thuê từ bên ngoài những lãnh đạo có tinh thần doanh nhân cao Bởi vì, những nhà kinh doanh có định hướng kinh doanh cao luôn chủ động tấn công vào thị trường, sẵn sàng chấp nhận những mạo hiểm trong kinh doanh Bởi vậy, họ là những người có thể tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp phải thể hiện mong muốn, nỗ lực và quyết tâm xây dựng doanh nghiệp với tính chủ động cao trong các hoạt động kinh doanh Thứ nhất, dựa trên hệ thống thông tin về đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp nên chủ động trong việc đưa ra các hành động đề phòng trước các phản ứng của đối thủ Trong nhiều tình huống cần trở thành người quyết định trò chơi kinh doanh ở thế chủ động hơn là đơn giản thụ động chờ đợi những hành động của đối thủ cạnh tranh và phản ứng lại Đối với các hoạt động kinh doanh trong một môi trường nhiều cạnh tranh doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn nhiều kịch bản để đối phó với những thay đổi từ đối thủ Thứ hai, doanh nghiệp cũng nên chú trọng vào việc tối ưu hóa các hoạt động của mình liên quan đến việc khởi xướng các quy trình đưa sản phẩm ra thị trường, thay đổi công nghệ hay cung cách quản lý và vận hành mới hoặc thậm chí thay đổi mô hình kinh doanh khi cần thiết Thứ ba, tinh thần kinh doanh mạnh của lãnh đạo ở khía cạnh chủ động còn bao hàm việc họ trở thành những nhà lãnh đạo ưa thích các thách thức của đối thủ cạnh tranh hơn là lảng tránh trước các hoạt động tấn công thị trường của đối thủ Lãnh đạo doanh nghiệp nên chấp nhận quan điểm cạnh tranh của đối thủ vừa là thách thức nhưng cũng trợ giúp doanh nghiệp trong nghiệp cải thiện bản thân và tạo ra “tiếng ồn thị trường” thu hút khách hàng. Ở khía cạnh thứ hai, lãnh đạo doanh nghiệp cũng thể hiện tinh thần mạo hiểm trong kinh doanh. Doanh nghiệp nên sẵn sàng thực hiện những dự án có tính rủi ro cao nhưng bù lại có khả năng thu được các lợi ích lớn Thứ hai, doanh nghiệp cần sẵn sàng chấp nhận những khó khăn của thị trường, sẵn sàng tham gia các mảng kinh doanh và thị trường mới với tham vọng cao từ lãnh đạo doanh nghiệp Thứ ba, cần thể hiện tinh thần sẵn sàng chấp nhận khả năng rủi ro có thể xảy ra với những dự án kinh doanh mới để tận dụng các cơ hội trước đối thủ Mặc dù khả năng chấp nhận rủi ro là một đặc tính cần thiết với các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp nhưng cũng cần lưu ý về khả năng quản trị rủi ro hay các ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp Chấp nhận rủi ro doanh nghiệp không có nghĩa là kinh doanh một cách liều lĩnh Điều đó cũng hàm ý rằng việc chấp nhận rủi ro hay thực hiện các hoạt động kinh doanh mạo hiểm là cần thiết nhưng cũng cần có cơ chế bảo hiểm hay thành lập các quỹ dự phòng rủi ro cho các dự án kinh doanh có tính mạo hiểm cao. Ở khía cạnh thứ ba của định hướng kinh doanh, doanh nghiệp cần thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Để phát triển năng lực sáng tạo trong tổ chức có thể được thúc đẩy thông qua các chính sách khuyến khích sáng tạo và quan trọng hơn xây dựng một tổ chức sáng tạo Điều kiện cần là xây dựng các chính sách khuyến khích, khen thưởng với các hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Ví dụ chính sách chia sẻ lợi ích từ giá trị làm lợi của các sáng tạo giữa doanh nghiệp và người lao động Có chính sách thu hút những sáng kiến, ý tưởng từ bên ngoài (đối tác, khách hàng) trong quá tình cung cấp sản phẩm/dịch vụ Bên cạnh chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo cần tạo ra môi trường chấp nhận văn hóa sáng tạo (chấp nhận sự khác biệt) thông qua ủy quyền, trao quyền kèm theo trách nhiệm giải trình của các bộ phận Xây dựng văn hóa cải tiến liên tục với tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp.
5.2.2 Cải thiện năng lực định hướng thị trường và năng lực marketing
Những năng lực liên quan đến thị trường trong nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh Bởi vậy, việc duy trì lợi thế của những năng lực này và cải thiện nó để thúc đẩy nâng cao hiệu suất tổ chức là rất quan trọng Hai nhân tố quan trọng liên quan đến thị trường và định hướng thị trường và năng lực marketing. Ở khía cạnh thứ nhất, các doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng định hướng thị trường mạnh Ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp tham gia một thị trường không có cấu trúc độc quyền hoàn toàn nên việc phải cạnh tranh với các đối thủ cùng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tương tự là không tránh khỏi Điều này dẫn đến yêu cầu phải chú trọng vào khách hàng, định hướng vào khách hàng và thị trường để liên tục đáp ứng yêu cầu ngày càng thay đổi của họ Để làm được điều này doanh nghiệp cần thực hiện Thứ nhất, cần luôn dành sự chú ý theo dõi cả khách hàng và đối thủ cạnh tranh để tìm ra các cách thức mới cải thiện sự hài lòng của họ với sản phẩm/dịch vụ của mình Thứ hai, lãnh đạo doanh nghiệp và các bộ phân phải thể hiện quyết tâm cam kết và có định hướng phục vụ khách hàng như một tôn chỉ quan trọng của doanh nghiệp Thứ ba, doanh nghiệp nên có hoạt động đánh giá việc đáp ứng khách hàng một cách định kỳ để cải tiến dịch vụ Thứ tư, nên sử dụng các cơ chế thu thập thông tin về người dùng và thảo luận giữa các bộ phận để cải tiến dịch vụ thõa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Ở khía cạnh thứ hai, doanh nghiệp cần cải thiện năng lực marketing của mình qua
(i) nâng cao khả năng đáp ứng khách hàng với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; (ii) nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường vĩ mô; (iii) duy trì chất lượng mối quan hệ với đối tác và các bên liên quan, và (iv) nâng cao khả năng phản ứng nhanh với đối thủ cạnh tranh Cụ thể:
Khả năng đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp có thể được cải thiện thông qua phát triển và duy trì một cơ chế thu thập thông tin khách hàng thường xuyên Tùy theo mức độ khác nhau công ty có thể sử dụng các nghiên cứu thị trường định kỳ theo hình thức tự làm hoặc thuê các tổ chức chuyên nghiệp Các phòng ban trong doanh nghiệp thường xuyên có những chia sẻ và thảo luận với nhau về cách đáp ứng khách hàng tốt nhất. Tiến hành các điều chỉnh dựa trên thông tin phản hồi của khách hàng để thu hút khách hàng Các khía cạnh doanh nghiệp cần quan tâm để tăng cường khả năng đáp ứng khách hàng có thể bao gồm (i) tăng cường các tiếp xúc giữa khách hàng và nhân viên để hiểu biết nhu cầu và sự thay đổi nhu cầu của họ về sản phẩm dịch vụ; (ii) tiến hành các phân tích để hiểu biết rõ ràng nhu cầu thực sự của khách hàng để sử dụng các phương thức marketing mix thích hợp; (iii) sử dụng các nghiên cứu thị trường chuyên sâu để có thông tin về khách hàng; (iv) tiến hành các điều chỉnh về sản phẩm, giá, kênh phân phối hay xúc tiến để đáp ứng sự thay đổi của khách hàng; (iv) xây dựng văn hóa mở trong việc thảo luận cách thức đáp ứng nhu cầu khách hàng ở các bộ phận trong doanh nghiệp;
(v) điều chỉnh cung cách phục vụ nếu chúng không mang lại những hiệu quả như mong đợi.
Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường vĩ mô Theo khảo sát các doanh nghiệp hiện tại có khả năng thu thập thông tin về sự thay đổi vĩ mô khá tốt Tuy nhiên, các phân tích về ảnh hưởng vĩ mô và những thảo luận cũng như phản ứng của doanh nghiệp trước các biến động vĩ mô có xu hướng bị chậm Điều đó cho thấy tồn tại một thực tế việc sử dụng dữ liệu cho ra quyết định còn hạn chế Thông tin được thu thập cũng chưa được phân tích kỹ lưỡng do thiếu các kỹ năng hoặc chưa hình thành văn hóa ra quyết định dựa trên dữ liệu Bởi vậy, trong doanh nghiệp cần hình thành thói quen xem xét các thay đổi vĩ mô và có những đánh giá cẩn trọng về khả năng ảnh hưởng tới doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời Các khía cạnh cần quan tâm để nâng cao khả năng thích với sự thay đổi vĩ mô bao gồm (i) có cơ chế và bộ phận phụ trách thu thập thông tin về sự thay đổi của các yếu tố vĩ mô định kỳ; (ii) tiến hành các đánh giá, phân tích kỹ lưỡng về những biến động vĩ mô đang xảy ra có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; (iii) những biến động vĩ mô sau khi được phân tích cần được thảo luận ở các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp; (iv) luôn chuẩn bị các phương án phản ứng khác nhau thậm chí thay đổi các kế hoạch trước những biến động vĩ mô xảy ra. Ở khía cạnh cải thiện chất lượng mối quan hệ, kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam tự đánh giá khía cạnh này ở mức cao, đặc biệt liên quan đến các quan hệ với chính quyền địa phương Bởi vậy, trước khi nghĩ đến cải thiện khía cạnh này các doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ ở mức tốt như hiện tại. Những khía cạnh về thiết lập quan hệ tốt cần hướng nhiều hơn đến khía cạnh có tính thị trường bên cạnh những khía cạnh về mặt “thân hữu” Để cải thiện chất lượng mối quan hệ các doanh nghiệp có thể cần chủ động ở các khía cạnh (i) chủ động thiết lập kênh thông tin trao đổi với khách hàng và đối tác, điều này có thể thực hiện qua các chương trình như chương trình khách hàng thân thiết…; (ii) thiết lập mối quan hệ tốt với các kênh phân phối; (iii) duy trì quan hệ tốt với chính quyền địa phương.
Cuối cùng ở năng lực marketing là khả năng phản ứng với đổi thủ cạnh tranh Để nâng cao năng lực này doanh nghiệp cần quay lại với cơ chế thu thập thông tin thị trường của mình Thực tế khảo sát cho thấy cũng giống như với thông tin khách hàng và thông tin về môi trường vĩ mô các doanh nghiệp tự đánh giá khả năng thu thập ở mức khá tốt những các thông tin được phân tích và chuyển thành các hành động nhanh chóng lại khiêm tốn hơn Bởi vậy, để nâng cao khả năng phản ứng nhanh chóng với đối thủ cạnh tranh bên cạnh việc thu thập thông tin tốt còn liên quan đến việc xử lý thông tin và cơ chế phản hồi ra quyết định của cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp Các khía cạnh chính doanh nghiệp cần quan tâm để nâng cao năng lực phản ứng với đối thủ cạnh tranh bao gồm (i) thiết lập cơ chế thường xuyên thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh trên địa bàn kinh doanh; (ii) có cơ chế chuyển các thông tin của đối thủ lên các cấp cao hơn một cách nhanh chóng; (iii) những thay đổi của đối thủ cần được xem xét nghiêm túc và kịp thời; (iv) chủ động thực hiện các phân quyền trong việc ra quyết định liên quan đến thị trường theo các cấp độ khác nhau; (v) thực hiện nhanh chóng các điều chỉnh và khuyến khích cho phép điều chỉnh dựa trên việc phân quyền.
5.2.3 Xây dựng doanh nghiệp như một tổ chức học tập
Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy cả định hướng học hỏi và năng lực tiếp thu là những nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh Bởi vậy, việc xây dựng doanh nghiệp như một tổ chức học hỏi là cần thiết với các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay Để xây dựng doanh nghiệp như một tổ chức học tập doanh nghiệp cần quan tâm đến các khía cạnh (i) thay đổi nhận thức và cam kết học hỏi của tổ chức từ lãnh đạo cao nhất; (ii) xây dựng năng lực học hỏi ở các cấp độ khác nhau trong tổ chức; (iii) thiết lập tính hệ thống và văn hóa học tập trong tổ chức và
(iv) xây dựng văn hóa mở, thúc đẩy chuyển giao và nội hóa tri thức.
Thứ nhất, thay đổi nhận thức và cam kết học hỏi của tổ chức từ lãnh đạo cao cất Lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp phải thay đổi nhận thức từ việc chỉ khai thác tri thức sẵn có sang đầu tư phát triển các tri thức nội bộ thông qua các hoạt động khuyến khích học hỏi của nhân viên Làm cho các thành viên trong doanh nghiệp hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học tập và tham gia tích cực vào quá trình đó Cho phép nhân viên tham gia vào việc ra quyết định, coi chi phí cho việc học tập của nhân viên như một khoản đầu tư hơn là chi phí, coi trọng năng lực học tập của người lao động và thực hiện các khen thường cho những sáng kiến, sáng tạo.
Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng năng lực học tập ở các cấp độ khác nhau Có ba cấp độ năng lực học hỏi trong tổ chức bao gồm: cấp độ cá nhân, cấp độ nhóm (phòng/ban), và cấp độ toàn tổ chức Ở cấp độ cá nhân, doanh nghiệp luôn là một tập hợp của các cá nhân khác nhau Bởi vậy, để xây dựng tổ chức học tập phải bao gồm những cá nhân có tính học hỏi Điều này hàm ý rằng doanh nghiệp nên khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình tự đào tạo của họ một cách chủ động như một khía cạnh văn hóa doanh nghiệp Các cá nhân có tính học hỏi cao sẽ giúp cho các tri thức ẩn (tri thức của cá nhân) được chuyển hóa thành tri thức hiện (tri thức hỗ trợ công việc) có thể được lưu trữ, phân phối, khai thác và chuyển giao trong doanh nghiệp Ở cấp độ nhóm, doanh nghiệp khuyến khích việc học tập theo phân cấp phòng/ban hình thành những nhóm học tập trong tổ chức Ở cấp độ tổ chức liên quan đến cơ chế, chính sách về xây dựng tổ chức học tập của doanh nghiệp như chính sách đào tạo.
Thứ ba, doanh nghiệp cần thiết lập tính hệ thống về tổ chức học tập Tính hệ thống ở đây liên quan đến các quy trình để hình thành tổ chức học tập Trong doanh nghiệp phải thúc đẩy (i) tiếp nhận thông tin, tri thức; (ii) lưu trữ thông tin, tri thức; và
(iii) phân phối và sử dụng thông tin, tri thức Ở bước đầu tiên thu nhận tri thức hoặc thông tin là quá trình doanh nghiệp chuyển những tri thức có sẵn từ tổ chức hoặc từ người lao động qua kinh nghiệm, kiến thức học tập từ bên ngoài hay mang từ tổ chức khác sang Những thông tin, tri thức này được tiếp nhận bởi người lao động và có thể chuyển hóa thành những lợi ích cụ thể ở cấp độ cá nhân hoặc tập thể Ở bước tiếp theo là quá trình lưu trữ tri thức, đây là quá trình chuyển hóa những tri thức cá biệt từ các cá nhân thành dạng lưu trữ tri thức chung của doanh nghiệp chẳng hạn như các quy trình văn bản, các kinh nghiệm… được hình thành như các sổ tay hướng dẫn cho người mới được lưu trữ dưới dạng văn bản hoặc điện tử Tiếp theo, các dạng tri thức này được mã hóa phân phối theo phân cấp tiếp cận khác nhau để khai thác, sử dụng.
Thứ tư, xây dựng văn hóa mở, chấp nhận thử nghiệm và thúc đẩy chuyển giao và nội hóa tri thức. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần phải xây dựng một môi trường tổ chức có tính sẵn sàng cao trong việc chấp nhận các ý tưởng, quan điểm mới ở cả bên trong và bên ngoài cho pháp tri thức cá nhân của từng người lao động được xem xét và cải thiện liên tục Để đạt được điều này doanh nghiệp cần có các cam kết trước sự đa dạng văn hóa, sẵn sàng cho việc chấp nhận các ý kiến, kinh nghiệm và học tập từ những ý kiến, kinh nghiệm này Ở khía cạnh thúc đẩy chuyển giao và nội hóa tri thức liên quan đến việc mở rộng kết nối nội bộ giữa các thành viên trong tổ chức thông qua và chuyển hóa những tri thức học tập thông qua các cá nhân từ bên ngoài thành những tri thức nội bộ của doanh nghiệp để tiếp tục quá trình thu nhận, lưu trữ, phân phối và khai thác tri thức bên trong doanh nghiệp.
5.2.4 Cải thiện năng lực thích nghi của doanh nghiệp
Năng lực thích nghi cũng là một nhân tố quan trọng trong những dạng năng lực động có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh Để cải thiện năng lực thích nghi doanh nghiệp cần chú ý đến các khái cạnh: (i) tăng cường tính sẵn sàng điều chỉnh các sản phầm/dịch vụ từ sự thay đổi nhu cầu của khách hàng; (ii) sẵn sàng điều chỉnh liên quan đến giá sản phẩm/dịch vụ cho những nhóm khách hàng khác nhau; (iii) khuyến khích nhân viên thay đổi cách thức làm việc, các truyền thống đã lạc hậu bằng những cách thức mới; (iv) thiết lập một bộ máy tổ chức linh hoạt, và (v) chấp nhận sự thay đổi của thị trường và nhìn nhận khả năng thích nghi như một sự ưu tiên.
Các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nhìn chung, luận án cơ bản đã đạt được các mục tiêu ban đầu đặt ra Tuy nhiên, giống như các nghiên cứu khác luận án này cũng tồn tại những hạn chế nhất định Thứ nhất, mặc dù là một nghiên cứu điều tra rộng đầu tiên ở Việt Nam về chủ đề này, tuy nhiên, khảo sát của tác giả mới dừng lại ở một số nhóm tỉnh nhất định. Ngoài ra, một phần lấy mẫu của nghiên cứu dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện có thể làm giảm tính đại diện của mẫu nghiên cứu Thứ hai, mặc dù đã xem xét cẩn trọng các nhân tố có thể tạo thành năng lực động doanh nghiệp nhưng luận án cũng mới dừng lại ở một số nhóm nhân tố cụ thể dựa trên các căn cứ lý thuyết. Thực tế có thể tồn tại nhiều dạng năng lực khác có thể xem là năng lực động doanh nghiệp cần khám phá ở các nghiên cứu tiếp theo Thứ ba, nghiên cứu của luận án sử dụng phương pháp khảo sát là một phương pháp nghiên cứu cắt ngang nên các suy diễn kết quả cần cẩn trọng Xuất phát từ những hạn chế nghiên cứu này, tác giả đề xuất rằng các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này nên tập trung: (1) mở rộng hơn nữa cỡ mẫu cũng như lựa chọn các phương pháp lấy mẫu xác suất để gia tăng tính đại diện cho nghiên cứu; (2) mở rộng mô hình nghiên cứu xem xét thêm nhiều nhân tố khác nhau có thể tạo thành năng lực động dựa trên tiêu chí xác định các năng lực cụ thể được xem xét là năng lực động từ luận án này, và (3) các nghiên cứu có thể xem xét phát triển như một nghiên cứu theo thời gian để gia tăng mức độ chắc chắn của các kết luận.
Chương này tập trung vào các thảo luận từ kết quả nghiên cứu định lượng với mẫu thu thập được và các phỏng vấn định tính để giải thích rõ hơn các kết quả định lượng Các hàm ý nghiên cứu cũng được đề xuất,trình bày trong chương này dựa trên các kết quả phân tích ở chương 4 Cuối cùng, các hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương laic ho chủ đề nghiên cứu cũng được đề xuất ở chương này.